Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN xây dựng cảnh quan môi trường nhằm rèn luyện kĩ năng sống, nâng cao hiệu quả giáo dục nhân cách đạo đức học sinh tại trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.63 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NÔNG CỐNG


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
"XÂY DỰNG CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN NHẰM
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG VÀ GIÁO DỤC NHÂN CÁCH ĐẠO
ĐỨC CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THCS VẠN THIỆN"

--------

Người thực hiện : Ðinh Thị Én
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị :Trường THCS Vạn Thiện – Nông Cống
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lí


NÔNG CỐNG NĂM 2018

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của CNTT. Đặc biệt là cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật 4.0 đang từng ngày, từng giờ làm thay đổi bộ mặt kinh tế, chính
trị, xã hội của toàn cầu. Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Có thể nói cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật 4.0 đã, đang và sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho các quốc
gia song cũng không ít thách thức lớn mà toàn cầu phải đối mặt. Vậy làm thế nào
để giải quyết được vấn đề đó? Sự phát triển và hưng thịnh của một Quốc gia hoàn
toàn phụ thuộc vào nguồn nhân lực của Quốc gia đó. Yếu tố con người có vai trò
quyết định đến vận mệnh của đất nước. Việt Nam đang trong thời kì công nghiệp


hóa, hiện đại hóa, Đảng và nhà nước ta hết sức coi trọng đến nguồn lực con người.
Trong nhiều kì Đại hội Đảng ta luôn khẳng định " Giáo dục là Quốc sách hàng
đầu"; Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Sản phẩm của giáo dục là
một thực thể sống của xã hội, đó là "con người". Nếu giáo dục đi đúng hướng sẽ
tạo ra những con người có đạo đức, tri thức, kỹ năng, được coi là điều kiện tiên
quyết thúc đẩy xã hội phát triển, kinh tế tăng trưởng một cách bền vững và rõ ràng.
Đặc biệt trong thời kì đổi mới và hội nhập hiện nay, giáo dục và đào tạo lại
càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 8 BCH
TW khóa XI ( Nghị quyết số 29 - NQ?TW) đã nhấn mạnh " Đổi mới căn bản toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế". Mục tiêu cụ thể: " Đổi mới giáo
dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực
phát triển và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo
đức, lối sống". Vì vậy, môi trường học đường là vô cùng quan trọng. trong quá
trình hình thành nhân cách của một con người. Từ một môi trường giáo dục trong
lành sẽ tạo nên những tình cảm trong sáng, phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh,
sự gần gủi, thân thiện giữa con người với con người, hình thành nhân cách sống
theo chiều hướng tích cực. Mục tiêu là ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái đạo đức
trong thế hệ trẻ đang có chiều hướng gia tăng, khó kiểm soát hiện nay.
Mặt khác sống trong xã hội phát triển, con người cần phải sớm được trang bị
những kĩ năng cần thiết để hòa nhập với cộng đồng, với xu thế toàn cầu hóa. Rèn kĩ
năng sống lại càng cần thiết đối với thế hệ trẻ vì các em là những chủ nhân tương
1


lai của đất nước. Giáo dục kĩ năng sống sẽ góp phần giáo dục toàn diện cho học
sinh. Kĩ năng sống sẽ giúp học sinh vững vàng đối diện với nghịch cảnh, là chìa
khóa để các em mở ra cánh cửa thành công. Rèn kĩ năng sống cho học sinh cũng
đòi hỏi một quá trình lâu dài và liên tục.

Hội nhập, ngoài mặt tích cực còn làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần
quan tâm đó là: Bản sắc dân tộc bị đe dọa, những sản phẩm đồi trụy, phản nhân
văn, gieo rắc lối sống tự do tư sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong
mĩ tục của dân tộc. Hiện nay, một bộ phận lớn thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút
nghiệm trọng về đạo đức, thiếu kĩ năng sống, nhu cầu cá nhân phát triển mạnh, kém
ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, không có tính tự
chủ, dễ bị lôi kéo, kích động lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội, những việc làm xấu
vv...Điều này làm ảnh hưởng rất xấu đến môi trường học đường và xã hội.
Một trong những nhiệm vụ cấp bách của giáo dục và đào tạo hiện nay là tăng
cường giáo dục đạo đức cho học sinh được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, luật
giáo dục và các văn bản của Bộ giáo dục & đào tạo. Điều 23 Luật giáo dục đã xác
định " Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách
con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công
dân...". Có thể nói, chưa bao giờ, vấn đề giáo dục đạo đức được đặt ra có tính cấp
thiết và có ý nghĩa quan trọng và rộng lớn như hiện nay. Chăm lo cho sự phát triển
đạo đức và đời sống tinh thần lành mạnh của cộng đồng xã hội là chăm lo tới tiềm
lực phát triển lâu bền của cả một dân tộc.
Trong nhà trường phổ thông nói chung và các trường THCS nói riêng. Học
sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu
biết, thích tìm tòi, muốn khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn
thiếu kinh nghiệm sống nên dễ bị lôi kéo, kích động, hoặc dễ học theo, bắt chước
một số thói hư, tật xấu du nhập từ thế giới bên ngoài, từ Internet...Vì vậy một thực
tế cho thấy số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng. Tình trạng học
sinh lập các nhóm bạo hành trong trường học đáng được báo động. Một số khác lại
tỏ ra bất cần trong học tập, điểm số không có ý nghĩa gì . Một bộ phận lại ăn chơi,
đua đòi, thể hiện đẳng cấp trong tình cảm, yêu đương nhố nhăng, ghen tuông vô
cớ....
Vậy làm thế nào để ngăn chặn và giảm thiểu có hiệu quả tình trạng suy thoái
về mặt đạo đức trong thế hệ trẻ hiện nay? Làm thế nào để giúp các em rèn luyện

nhân cách đạo đức và kĩ năng sống để trở thành những chủ nhân tương lai của đất
nước sau này mà không cần áp đặt bằng những nội qui, qui chế hay những hình
2


phạt cứng nhắc ....? Đó là điều khiến nhiều nhà lãnh đạo, nhiều nhà quản lí, các bậc
cha mẹ, các tổ chức chính trị, xã hội....đang ngày đêm trăn trở. Đặc biệt là những
người làm công tác giáo dục, những người thầy đã, đang và sẽ cống hiến trọn đời
mình cho công việc " Trồng người".
Là một nhà quản lí tại một trường THCS trong quá trình công tác, qua học tập
và thực tiễn, tôi nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác giáo dục, rèn luyện
nhân cách đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh là vô cùng cấp thiết trong giai
đoạn hiện nay. Xuất phát từ cơ sở đó đồng thời với mong muốn đóng góp một phần
nhỏ công sức, sự hiểu biết của mình về lĩnh vực này, tôi mạnh dạn chọn đề tài:
"Xây dựng cảnh quan môi trường nhằm rèn luyện kỹ năng sống và nâng cao
hiệu quả giáo dục nhân cách đạo đức cho học sinh trường THCS Vạn Thiện"
2.Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Giúp học sinh phát triển toàn diện hình thành nhân cách con người trong
một quốc gia phát triển theo định hướng XHCN, ngoài iệc đẩy mạnh hoạt động dạy
học nhằm truyền thụ cho học sinh những tri thức khoa học cơ bản và có hệ thống
còn phải đẩy mạnh hoạt động giáo dục nhằm hình thành cho học sinh về ý thức và
niềm tin, về thái độ ứng xử đúng đắn trong các quan hệ giao tiếp hàng ngày, về
hành vi và các kĩ năng hoạt động, biết yêu lao động, quý trọng sức lao động, yêu
thiên nhiên, thưởng thức cái đẹp, gìn giữ môi trường vv...tạo cơ sở để học sinh bổ
sung và hoàn thiện những tri thức đã học trên lớp.
- Giúp học sinh biết xử lí những tình huống một cách đúng đắn, linh hoạt,
sáng tạo có văn hóa để thích ứng với cuộc sống hiện tại, với những tác động của tự
nhiên và xã hội. Thu hút các em tham gia vào các hoạt động cộng đồng, phát huy
nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực, xây dựng môi trường sống thân thiện,
sống vì cộng đồng, sống biết yêu thương, chia sẻ, sống có trách nhiệm với chính

bản thân mình.
- Giúp giáo viên và học sinh có được một số biện pháp tạo môi trường hấp
dẫn thu hút sự chú ý của học sinh trong việc rèn luyện nhân cách đạo đức, ý thức
trách nhiệm, rèn luyện kĩ năng sống trong việc xây dựng môi trường thiên nhiên "
Xanh, sạch, đẹp" đáp ứng với mục tiêu mà Bộ giáo dục và Đào tạo đã đề ra: "Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"
- Giúp các nhà quản lí giáo dục, đặc biệt là BGH của các trường phổ thông
nói chung, các trường THCS nói riêng nhìn nhận và quan tâm đúng mức đến công
tác giáo dục nhân cách đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Phải coi đây
là nhiệm vụ cấp thiết trong quá trình đổi mới giáo dục hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3


a. Phạm vi nghiên cứu:
- 15 phút sinh hoạt đầu giờ, tiết sinh hoạt vào ngày thứ 7
- Các tiết học trên lớp, giờ ra chơi của học sinh
- Các tiết học ngoại khóa, các buổi lao động của học sinh và giáo viên
- Các hoạt động cộng đồng
b. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh trường THCS Vạn Thiện- Nông Cống.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp sau:
a. Phương pháp nghiên cứu lí luận
b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
c. Phương pháp quan sát
d. Phương pháp phân tích thuyết phục
e. Phương pháp thúc đẩy
f. Phương pháp tổng hợp


II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Theo một số quan niệm cho rằng: Kĩ năng sống là năng lực ứng xử tích cực
của mỗi người đối với tự nhiên, xã hội và chính mình. Là khả năng tâm lí xã hội
của mỗi cá nhân trong các hành vi tích cực, để xử lí hiệu quả những đòi hỏi, thách
thức của cuộc sống. Nó có tác động lớn đến việc hình thành nhân cách đạo đức của
mỗi một con người.
Đạo đức là một vấn đề được các nhà tư tưởng và triết học đề cập đến từ lâu,
được xã hội mọi thời đại quan tâm và coi trọng. Sinh thời Bác Hồ của chúng ta đã
từng nói: "Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có tài mà không có
đức thì là người vô dụng."
Theo tổ chức Y tế thế giới kĩ năng sống là khả năng để có những hành vi
thích ứng và tích cực trong các tình huống xảy ra trong đời sống mỗi con người.
Rèn kĩ năng sống là giúp cho mỗi cá nhân có thể ứng xử có hiệu quả trước các nhu
cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày....
Mặt khác bước ở tuổi thiếu niên, độ tuổi từ 12 đến 16 học tại trường THCS
các em bắt đầu muốn tự mình xem xét các sự việc, không muốn có sự can thiệp của
người khác, kể cả bố mẹ. Sự phát triển " tự ý thức" thôi thúc các em muốn thoát
khỏi mối quan hệ phụ thuộc để trở thành một cá thể độc lập...Nhưng giữa những
mong muốn mang tính chủ quan, cá nhân và thách thức của cuộc sống đôi lúc
không có sự tương ứng. Vì vậy các em dễ rơi vào trạng thái mất cân bằng, không
4


kìm chế, không kiểm soát được những hành vi của mình, dẫn đến nhiều hệ lụy như:
Thái độ phản kháng, bất hợp tác, lì lợm, hung hãn, bất cần .vv...
Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh THCS thực sự có tác dụng tốt đến việc
giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường, không những giúp các em có được
những kĩ năng ứng xử, giáo tiếp mà còn tạo thành những thói quen biết phân tích,
đánh giá tình hình, xử lí các tình huống một cách hợp lí. Tạo điều kiện cho các em

nói lên những suy nghĩ, bày tỏ những ý kiến, giải bày tâm tư nguyện vọng, giải
thích nguyên nhân lí do dẫn đến những việc làm chưa đúng, chưa phù hợp với
những chuẩn mực đạo đức của người học sinh. Việc giáo dục đạo đức , hình thành
các kĩ năng sống tối thiểu đã được lồng ghép trong chương trình học tập, được tích
hợp trong các bộ môn, được trãi nghiệm qua thực tế. Từ đó thu hút các em trong
việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức, các em có được những nhận thức đúng đắn trong
việc tự giác thực hiện nội quy quy chế của nhà trường. Đó cũng là cơ sở để hình
thành nhân cách của người học sinh trong một xã hội phát triển.
2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Hầu hêt các trường THCS hiện nay chủ yếu vẫn chỉ cung cấp tri thức để hình
thành nhận thức, thái độ, chưa coi trọng đúng mức đến rèn luyện phẩm chất đạo
đức, thẩm mĩ, rèn luyện các kĩ năng, trau dồi những tình cảm, cảm xúc của học
sinh. Ông Phạm Minh Hạc đã từng đánh giá: "Ngành giáo dục Việt Nam có phần
lệch về dạy chữ, ít dạy nghề, không chú trọng dạy người".Việc dạy người mới
thật là cơ bản cho tương lai của dân tộc. Bởi vì không coi trọng "dạy người" sẽ làm
cho một bộ phận học sinh giảm sút về đạo đức, nhân cách, bị lôi cuốn vào lối sống
thực dụng và các tệ nạn xã hội.
Một tình trạng hết sức lo ngại hiện nay trong các trường THCS nói chung và
trường THCS Vạn Thiện nói riêng: Học sinh thiếu ý thức trách nhiệm với cộng
đồng, môi trường, xã hội và với chính bản thân mình. Học sinh thường hay vi phạm
nội quy, quy chế, còn có những học sinh vô lễ với thầy cô, bố mẹ.... nhưng các em
không dễ dàng nhận ra, thầy cô phải nhiều lần vặn hỏi, thậm chí còn phải sử dụng
những hình thức kỉ luật: Cảnh cáo, đình chỉ học vv... song vẫn không làm thuyên
giảm số lượng học sinh xếp loại hạnh kiểm TB. Các em cho rằng việc vi phạm nội
quy, quy chế là chuyện bình thường. Đặc biệt những đối tượng học sinh cá biệt uy
tín của thầy cô, bố mẹ sẽ không có hiệu lực bằng uy tín của những kẻ cầm đầu đàn
anh đàn chị mà chúng hay gọi là:" Đại ca". Vì vậy các em dễ dàng rơi vào những
cạm bẫy, làm theo sự sai khiến của các đàn anh, đàn chị một cách vô điều kiện. Và
cũng từ đây đã hình thành nên những nhóm trốn học đi chơi game, tổ chức gây gỗ
đánh nhau, gây rối mất trật tự an ninh, an toàn xã hội. Hầu hết học sinh khi thấy

bạn bè đánh nhau ngay trong lớp, trong trường, phá phách bàn ghế, các trang thiết
5


bị.... không can ngăn, không phản ứng, lảng tránh và vô cảm, không chuyện trò,
giao tiếp với các bạn khác lớp, thường xuyên bắt nạt các em lớp dưới, ra đường thì
thờ ơ khi gặp một cụ già hay em nhỏ bị ngã
Trường THCS Vạn Thiện nằm trên địa bàn của Xã Vạn Thiện - Huyện Nông
Cống , ngay sát trục đường 512, tiếp giáp với Thị Trấn Nông Cống. Có nhiều điều
kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa.... song cũng đặt ra nhiều
thách thức trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt là môi trường giáo dục
trong các nhà trường.
Phần lớn học sinh học tại trường điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, bố
mẹ chủ yếu làm nông nghiệp, trình độ nhận thức hạn chế, một bộ phận khác thì đi
làm ăn xa thiếu quan tâm đến con cái, phó mặc cho nhà trường, một bộ phận nữa
kinh tế khá hơn, nuông chiều con quá mức vv...
Một số giáo viên chưa nắm được cách xây dựng kế hoạch, các phương pháp
cơ bản, cách tổ chức quy trình giáo dục theo đường hướng giao tiếp, không biết
cách lồng ghép vào các tiết học trên lớp để động viên các hoạt động rèn luyện kĩ
năng sống. Do vậy không khí học tập trong lớp thường buồn tẻ, thiếu sinh động và
kém hấp dẫn. nhiều học sinh thường làm việc riêng, không chú ý nghe giảng vv...
- Thực trạng vấn đề rèn luyện đạo đức của học sinh tại trường THCS Vạn
Thiện khi chưa thử nghiệm:
Khối 6 :

Lớp
6A
6B

Sĩ số


Tốt

Khá

TB

28
28

20
18

8
8

0
2

Sĩ số

Tốt

Khá

TB

30
28


25
18

3
6

0
4

Khối 7 :

Lớp
7A
7B

Khối 8:
Lớp
Sĩ số
Tốt
Khá
TB
8A
26
20
6
0
8B
24
14
7

3
Khối 9:
Lớp
Sĩ số
Tốt
Khá
TB
9A
34
24
8
2
9B
33
20
10
3
Là một người quản lí tại trường THCS Vạn Thiện, qua thực trạng ở trường
và thực tế đã triển khai thực hiện, tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến nhỏ này, mong ngành
6


Giáo dục & Đào tạo Nông Cống nói chung và các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp
tham khảo và đóng góp ý kiến.
3. Các giải pháp giải quyết vấn đề
Ngay từ đầu năm học lãnh đạo nhà trường đã xác định rõ mục tiêu nhiệm vụ
và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống cho học
sinh là cấp thiết, đồng thời đưa ra một số giải pháp mang tính chiến lược trong quá
trình thực hiện mục tiêu.
a. Lập kế hoạch xây dựng môi trường học đường thật sự trong lành

Đối với Ban giám hiệu:
- Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ngay từ đầu năm học
- Nắm bắt tình hình đạo đức của học sinh các khối lớp, học sinh cá biệt
- Bố trí lựa chọn đội ngũ GVCN phải là những người có đầy đủ năng lực,
phẩm chất đạo đức, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, yêu trẻ, có kiến thức hiểu
biết về tâm sinh lí lứa tuổi
- Xây dựng kế hoạch" Xã hội hóa giáo dục", đầu tư ngân sách để tạo nguồn
kinh phí cải tạo cảnh quan môi trường văn hóa học đường cũng như môi trường
thiện nhiên trong khuôn viên nhà trường.
- Thiết kế xây các bồn hoa, trồng các loại hoa, cây cảnh phù hợp với khuôn
viên nhà trường, nhưng không phá vỡ không gian học đường.
- Xây dựng kế hoạch, phân công tổ chức lao động cho từng khối, lớp một
cách phù hợp, cụ thể.
- Hàng tuần có đánh giá, biểu dương các tập thể, cá nhân vào sáng thứ 2
- Môi trường thiên nhiên: Cảnh quan môi trường xung quanh
- Thường xuyên tổ chức phát động các phong trào thi đua
Đối với giáo viên chủ nhiệm
- GVCN trước hết phải là những người chuẩn mực trong mọi lĩnh mực công
tác cũng như trong đời sống thường ngày. Thầy cô phải là những tấm gương sáng
cho học sinh noi theo.
- GVCN phải lập kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh hàng tuần, hàng tháng,
tổ chức triển khai thực hiện mọi hoạt động của nhà trường đến từng lớp, từng học
sinh, là lực lượng nòng cốt, là người trực tiếp và sát sao nhất trong công tác giáo
dục, rèn luyện đạo đức tác phong của người học sinh
- GVCN phải là người vừa có tinh thần trách nhiệm cao vừa phải có tình
thương, sự bao dung, độ lượng nhưng đồng thời cũng phải thật sự công tâm khi
nhận xét, đánh giá, xếp loại học sinh hay khi xử lí các tình huống, các vi phạm của
học trò tránh thiên vị, đối xử không công bằng.
7



- GVCN phải là chiếc cầu nối với hội cha mẹ học sinh, phải nắm chắc hoàn
cảnh của từng học sinh trong lớp của mình. Thường xuyên lắng nghe tâm tư
nguyện vọng và những đề xuất kiến nghị của học sinh để phản ánh, trao đổi với
lãnh đạo nhà trường kịp thời điều chỉnh, đưa ra những giải pháp phù hợp mang tính
khả thi hơn.
Đối với giáo viên bộ môn, đặc biệt là giáo viên dạy môn Giáo dục công
dân
Phải xác định rõ: Giáo dục Đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là
nhiệm vụ và trách nhiệm của cả hội đồng sư phạm nhà trường. Mỗi một giáo viên
cần có tinh thần trách nhiệm cao trong việc lập kế hoạch lồng ghép giáo dục đạo
đức nhân cách, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh vào các tiết dạy thuộc môn học
của mình.
Đối với Đoàn Đội
Phối kết hợp một cách chặt chẽ với anh chị phụ trách, Ban chỉ huy liên đội,
Đoàn thanh niên, hội đồng Đội huyện, xã, các thôn.
Đối với Hội cha mẹ học sinh
- Sau khi họp thống nhất với kế hoach của nhà trường, BCH hội phụ huynh
lập kế hoạch hoạt động của hội thông qua BGH, Đoàn Đội, GVCN lớp
- Giữ mối liên hệ thường xuyên với BGH, giáo viên tất cả các bộ môn, đặc
biệt là giáo viên chủ nhiệm thông qua sổ liên lạc điện tử
- Hội phụ huynh cũng thường xuyên liên lạc với Thôn trưởng, Bí thư chi bộ,
Bí thư Đoàn thanh niên thôn để kịp thời thông tin đến nhà trường tình hình học sinh
nơi cư trú nếu có những dấu hiệu khác thường để kịp thời phối kết hợp trong việc
giáo dục rèn luyện đạo đức cho con em họ
b. Nắm bắt tình hình thực tế của học sinh tại địa phương
Phân công các nhóm giáo viên xuống các thôn tìm hiểu hoàn cảnh thực tế gia
đình học sinh thông qua bí thư chi bộ, thôn trưởng, nắm bắt việc tham gia các hoạt
động của học sinh tại nơi cư trú qua Bí thư Đoàn thanh niên.
Nắm bắt việc rèn luyện kĩ năng sống, rèn luyện đạo đức tác phong của học

sinh trong các giờ học, giờ chơi, các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt dưới
cờ, hoạt động ngoại khóa, tổ chức các trò chơi dân gian, giải bóng đá Mini, các
cuộc thi TDTT, thi cám hoa.vv... vào các ngày lễ trong năm học, để tìm ra các giải
pháp tác động đến học sinh, giúp các em hình thành các nhóm nhận thức.
c. Điều tra kĩ năng sống của học sinh THCS Vạn Thiện
Đưa ra một số câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm vào các buổi sinh hoạt 15
phút đầu giờ
- Trước khi đi học em có chào ông bà cha mẹ không?
8


- Đi chơi em có xin phép gia đình không?
- Khi ngồi vào bàn ăn em có mời ông bà bố mẹ không?
- Trong lớp em, có bao nhiêu bạn thuộc hộ nghèo?
- Em đã từng giúp đỡ các bạn nghèo bao giờ chưa?
- Em có hay chia sẻ, tâm sự với các bạn trong lớp không?
- Giờ ra chơi em thường làm gì?
- Đã có lần nào em mắng bạn hay có những hành vi thô bạo với bạn trong
lớp chưa?
- Em có chơi với các bạn khác lớp không?
- Em đã từng bắt nạt các em lớp dưới chưa?
- Em đã lần nào nói dối bố, mẹ, thầy cô chưa?
- Ở nhà em có hay làm công việc nhà giúp đỡ bố mẹ không?
- Em có thường cùng mẹ chăm bón vườn rau nhà em không?
- Em có thích tham gia các hoạt động như: Lao động VSMT, trồng, chăm
bón bồn hoa, cây cảnh.....không?
- Em thấy cảnh quan môi trường trường mình thế nào?
- Em có thích môi trường thiên nhiên không?
Dùng các phiếu điều tra để phân tích, đánh giá tổng hợp, so sánh với các hành vi,
các tình huống thực tế của học sinh tại trường, từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp

cho từng nhóm đối tượng học sinh của từng lớp.
d. Hoạt động trãi nghiệm
Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động cộng đồng
- Lao động dọn vệ sinh lớp học, sân trường, cổng trường, xung quanh khu
vực dân cư nơi trường đóng cùng với các hộ dân trong thôn.
- Thường xuyên dọn vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ của xã
- Làm đất trồng hoa, chăm sóc hoa, cây cảnh, các bồn hoa trong khuôn viên
nhà trường, khu vực lớp, tổ nhóm đã được nhà trường và lớp phân công.
- Tham gia các cuộc thi: Cắm hoa vào ngày 20/11
Bày cổ trong Lễ hội Trung thu
Hội diễn văn nghệ
Ca múa hát sân trường
Thể thao: Bóng đá Mini, Cầu lông, Đá cầu, các trò
chơi dân gian .vv...
Mâm cỗ đạt giải nhất cuộc thi " Đêm hội trăng rằm"
Hội thi cắm hoa Chào mừng ngày 20/11
9


Giải bóng đá Mini chào mừng ngày 26/3
Học sinh chăm sóc vườn hoa sau giờ học
Chính từ những hoạt động trãi nghiệm này đã giúp học sinh nâng cao ý thức
trách nhiệm. biết cách làm việc nhóm, biết kết hợp với nhau để hoàn thành công
việc nhanh và hiệu quả
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
- Học sinh trường THCS Vạn Thiện đã nhận thức tốt hơn về mối quan hệ
thầy trò, thể hiện trong giao tiếp, các em đã nói có chủ ngữ, biết cách xưng hô, thưa
gửi, biết thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với thầy cô giáo, với khách, với người lớn
tuổi. Mối quan hệ bạn bè trong lớp, trong trường đã hòa đồng hơn, gần gủi, thân
thiện, đoàn kết hơn, các em biết nhường nhịn nhau, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau

khi gặp khó khăn, hoạn nạn, biết chia sẻ nhưng cũng biết mạnh dạn chỉ ra những
khuyết điểm khi bạn mắc phải. Đồng thời các em đã biết kìm chế, không gây gỗ
đánh nhau, không xúc phạm bạn. Sẵn sàng bảo vệ các em nhỏ ở những lớp dưới.
- Số lượng học sinh vi phạm nội quy, quy chế đã giảm hẳn. Cảnh quan môi
trường thực sự đã trở thành những người bạn gắn bó với các em, với từng lớp học.
Tính tích cực và sáng tạo của học sinh đã được phát huy trong lao động cũng như
trong học tập ngày càng rõ ràng hơn. Học sinh sống hòa nhã và thân thiện hơn với
tất cả mọi người. Các em tự ý thức trách nhiệm trong việc chăm sóc, bảo vệ vườn
hoa, cây cảnh, mà không cần có sự nhắc nhở, đôn đốc của thầy cô. Tính thẩm mĩ
của học sinh được thể hiện rõ nét hơn trong cách ăn mặc, trang phục, đầu tóc gọn
gàng hơn, sạch sẽ hơn, đẹp mất hơn nhưng không phá vỡ và vi phạm nội quy điều
lệ trường THCS.
-Tập thể hội đồng sư phạm nhà trường đã thực sự ý thức trách nhiệm cao, tự
giác rèn luyện cả về phẩm chất đạo đức cả về chuyên môn nghiệp vụ. Thông qua
các tiết dạy học tích hợp, lồng ghép vào môn học của mình các thầy cô đã sử dụng
được nhiều kênh thông tin, các trang thiết bị, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào soạn giảng giáo án điện tử, sự tương tác giữa thầy và trò ngày cáng
thân thiện, gần gủi hơn. Từ đó mà thầy cô hiểu trò nhiều hơn, giúp các thầy cô có
những biện pháp giáo dục học sinh hiệu quả hơn.
-Việc phối kết hợp của phụ huynh với nhà trường, các thầy cô giáo đã
thường xuyên hơn. Phụ huynh đã quan tâm hơn đên việc rèn luyện đạo đức cũng
như việc học tập của con em mình. Họ sẳn sàng lắng nghe và hợp tác với thầy cô
10


và nhà trường trong mọi hoàn cảnh với mong muốn con em chăm ngoan, biết cách
"làm người".
- Đã có một số đơn vị bạn trong và ngoài huyện đến thăm quan mô hình và
học tập kinh nghiệm của trường THCS Vạn Thiện.
Không gian nhà trường như một công viên thu nhỏ với đầy những sắc hoa,

thiên nhiên thực sự đã tràn ngập vào từng lớp học. Ngắm nhìn những khóm hoa, tán
lá đang thi nhau đua sắc trong những chiều hoàng hôn mới thấy hết được giá trị
nhân văn của một công trình nghệ thuật đem thiên nhiên đến với con người và cũng
chính thiên nhiên đã làm thay đổi và lay động tình cảm, hình thành nhân cách của
mỗi con người. Đây là một thành công lớn của trường trong năm học 2016-2017 và
2017-2018.
Kết quả xếp loại hạnh kiểm năm học 2016-2017
Khối 6
Lớp
6A
6B
Khối 7
Lớp
7A
7B
Khối 8
Lớp
8A
8B
Khối 9
Lớp
9A
9B
Khối 6

Sĩ số
30
30

Tốt

29
28

Khá
1
2

TB
0
0

Sĩ số
32
34

Tốt
31
32

Khá
1
1

TB
0
0

Sĩ số
28
28


Tốt
27
26

Khá
1
2

TB
0
0

Sĩ số
Tốt
Khá
26
22
4
24
18
6
Kết quả xếp loại hạnh kiểm học kì I năm học 2017-2018

Lớp
Sĩ số
6A
29
6B
29

Khối 7
Lớp
Sĩ số
7A
32
7B
28
Khối 8

TB
0
0

Tốt
28
28

Khá
1
1

TB
0
0

Tốt
32
27

Khá

0
1

TB
0
0

11


Lớp
Sĩ số
Tốt
Khá
TB
8A
34
33
1
0
8B
32
30
2
0
Khối 9
Lớp
Sĩ số
Tốt
Khá

TB
9A
28
26
1
0
9B
29
27
2
0
Môi trường thiên nhiên thực sự đã trở thành niềm vui và hứng thú học tập
của học sinh trường THCS Vạn Thiện. So với những năm học trước, chất lượng
ngày một nâng lên đáng kể. Đặc biệt năm học 2016 – 2017 và kì I năm học 20172018. Đó là tín hiệu, là niềm vui của tất cả các thầy, cô giáo và cũng là kết quả
bước đầu khi xây dựng môi trường " xanh - sạch - đẹp". Tôi tin tưởng rằng một
ngày không xa chất lượng toàn diện ở trường THCS Vạn Thiện Nông Cống sẽ sánh
ngang tầm với các trường chuẩn quốc gia theo đúng nghĩa của thời kì hội nhập và
phát triển.

III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc tạo môi trường thiên nhiên, cỏ cây hoa lá, gần gủi thân thiện với môi
trường là hết sức quan trọng và cần thiêt trong việc rèn luyện nhân cách đạo đức,
hình thành những kĩ năng sống tối thiểu và cơ bản của người học sinh trong các
trường THCS. Môi trường thiên nhiên luôn " xanh, sạch, đẹp" mới thu hút được sự
chú ý của học sinh, giúp các em tìm tòi. sáng tạo, yêu thích, gần gủi, tự tay chăm
sóc, vun trồng và thưởng thức chính thành quả mà mình tạo ra đã giúp các em biết
quý trọng công sức lao động của chính mình cũng như của bạn bè, thầy cô, cha
me.. Từ đó giúp các em tự tin hơn, sống có trách nhiệm hơn với cộng đồng, môi
trường, xã hội và với chính bản thân mình.

Môi trường đã giáo dục cho học sinh ý thức rèn luyện đạo đức tác phong,
làm cho các em hiểu thiên nhiên đã mang lại cho chúng ta sự sống. Để rồi hàng
ngày các em biết bảo vệ cảnh quan môi trường, gần gủi nhau hơn, thân thiện, hòa
đồng, sống có trách nhiệm hơn. Mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui. Đó
là điều mà tôi tâm đắc nhất tại trường THCS Vạn Thiện bây giờ. Và đây là những
bồn hoa, cây cảnh được chính các em và thầy cô sưu tầm, trồng và chăm sóc chúng.

12


mình và phạm vi áp dụng còn khiêm tốn phần nào sẽ giúp các đồng chí làm quản lí,
các thầy, cô giáo ở trường THCS nói chung có được một vài phương pháp lôi cuốn
và thu hút học sinh yêu thích thiên nhiên và tự ý thức trong việc rèn luyện đạo đức
tác phong để trở thành những chủ nhân tương lai "Giỏi" về tri thức khoa học,
"Hồng" về phẩm chất đạo đức, "Năng động" trong xử lí tình huống, rèn luyện kĩ
năng sống đáp ứng với yêu cầu đất nước trong hội nhập và phát triển.
Chắc chắn rằng sẽ còn nhiều điều cần phải bàn bạc và thảo luận. Tôi rất
mong nhận được sự góp ý chân thành của các quý ban, quý thầy cô và bạn bè đồng
nghiệp để mỗi trường học của chúng ta thực sự trở thành một môi trường lí tưởng,
một công viên thiên nhiên thu nhỏ, một môi trường xanh, sạch, đẹp để " Mỗi ngày
đến trường của các em là một ngày vui" theo đúng nghĩa của nó.
2. Kiến nghị
- Là một nhà quản lí tại trường THCS, tôi mong rằng ngành Giáo dục & Đào
tạo cần quan tâm hơn nữa tới việc xây dựng cảnh quan, môi trường trong các đơn
vị trường học. Đặc biệt là hàng năm cần có các cuộc khảo sát đánh giá một cách
nghiêm túc, nhân rộng thành các phong trào xây dựng " trường học thân thiện" theo
đúng nghĩa của nó. Môi trường thiên nhiên thực sự tràn ngập trong không gian của
các trường học trong huyện.
- Các đông chí trong BGH các trường cần xác định rõ vị trí và tầm quan
trọng của công tác giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là nhiệm

vụ cấp thiết trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay.
- Mỗi một cán bộ, giáo viên, nhân viên trong ngành giáo dục hãy thực sự
sống có trách nhiệm hơn, sẵn sàng đối diện với thực tại học sinh thời hiện đại,
chúng ta hãy mở lòng, hãy tôn trọng, hãy lắng nghe và bình tĩnh suy ngẫm, phân
tích các hành vi, thái độ của học trò để có những biện pháp, giải pháp giáo dục phù
hợp với tâm sinh lí lứa tuổi từng cấp học, bậc học.
- Với ý kiến nhỏ này, tôi mong rằng sẽ nhận được sự góp ý chân thành của
các quý ban, quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp trên mọi phương diện để giúp tôi
có được một phương pháp, một mô hình thích hợp hơn, hoàn thiện hơn, mang tính
hiệu quả cao hơn, giúp học sinh ngày càng hứng thú hơn trong việc tự rèn luyện
đạo đức tác phong, rèn luyện kĩ năng sống ngày càng tốt hơn. Đó là những hành
trang cần thiết giúp các em tự tin tiếp tục trên con đường hướng tới tương lai.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn!
13


XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Nông Cống, ngày 12 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Người viết SKKN

Đinh Thị Én

-

Mục lục

14


TT
I
1
2
3
4
II
1
2
3
4
III
1
2

TT

1
2
3
4
5
6
7
8

Tên mục

PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu.
PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
Các giải pháp giải quyết vấn đề.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tên tài liệu
Kĩ năng quản lí giáo dục đạo đức
Phương pháp giáo dục đạo đức
trong trường trung học
Giáo dục giá trị và kĩ năng sống
cho học sinh THCS
Hướng dẫn và rèn luyện kĩ năng

Trang
1
3
4
4
5

5
7
12
14
17

Tác giả
Nhóm tác giả
Nhóm tác giả

Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia HN
Đại học Quốc gia HN

Nhóm tác giả

Đại học Quốc gia HN

Nhóm tác giả

Giáo dục Việt Nam

sống cho học sinh THCS

Thông tư số 12/ Điều lệ trường
Nguyễn Minh Hiển BộGD&ĐT
THCS
Xây dựng môi trường trường học Nhóm tác giả
Giáo dục Việt Nam
trong tương lai


Nghiệp vụ quản lí giáo dục đạo
đức học sinh
Nghiệp vụ quản lí trường THCS

Nhóm tác giả

Giáo dục Việt Nam

Nguyễn Đình Hằng Trường quản lí giáo
dục TP Hồ Chí Minh

15


16



×