Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA HỆ SỢI NẤM POLYPORES TRONG MỘT SỐ MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 50 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2020 - 2021

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
CỦA HỆ SỢI NẤM POLYPORES TRONG
MỘT SỐ MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY

Thuộc nhóm ngành khoa học:
Khoa học kỹ thuật và công nghệ


2

HÀ NỘI, THÁNG 7 – 2020


3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2020 - 2021


NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
CỦA HỆ SỢI NẤM POLYPORES TRONG
MỘT SỐ MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY
Nhóm sinh viên thực hiện: Vũ Thị Thùy Dung
Nguyễn Minh Đức
Đào Việt Hà
Nguyễn Thị Thuyết
Dân tộc: Kinh

Lớp: DH7M1

Khoa:Môi trường Năm thứ: 3/4 Ngành học: Công nghệ kĩ thuật môi trường
Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Thanh Huyền


4
HÀ NỘI, THÁNG 7 – 2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT N
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của hệ sợi nấm Polypores trong một
số môi trường nuôi cấy.
- Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Vũ Thị Thùy Dung

2. Nguyễn Minh Đức
3. Đào Việt Hà
4. Nguyễn Thị Thuyết
- Lớp: DH7M1 Khoa: Môi trường
- Năm thứ: 03 Số năm đào tạo: 04
- Người hướng dẫn: TS. Lê Thanh Huyền
2. Mục tiêu đề tài
1. Đánh giá được các điều kiện môi trường đến quá trình sinh trưởng và phát
triển của hệ sợi nấm lớn Polypores.
2. Lựa chọn điều kiện môi trường tối ưu và theo dõi sự phát triển của hệ sợi
nấm lớn Polypores phục vụ cho việc lưu giữ và bảo quản hệ sợi nấm lớn.
3. Tính mới và sáng tạo
- Đây là đề tài nghiên cứu về điều kiện môi trường tối ưu cho hệ sợi nấm phát
triển tốt phục vụ cho việc lưu giữ và bảo quản hệ sợi nấm cho các nghiên cứu cho
khu vực nghiên cứu đồng thời bổ sung cho nghiên cứu về tìm loài nấm có giá trị
trong thực tiễn cho y dược.
4. Kết quả nghiên cứu
- Nhóm đã thu được môi trường phù hợp thích nghi cho hệ sợi nấm lớn
Polypores phát triển tốt nhất , và duy trì giống nấm trên môi trường đĩa thạch.
- Môi trường thích ứng nhất đó là PDA, PGA


5
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng
và khả năng áp dụng của đề tài
Góp phần bổ sung vào đa dạng sinh học, phát hiện và làm nền tảng nghiên cứu
chuyên sâu hơn về khả năng kháng khuẩn của một số Nấm lớn, góp phần tìm ra thành
phần môi trường phù hợp đối với loài nấm lớn Polypores . Nhằm tạo ra các sản phẩm
mới hơn vào đa dạng sinh học các chủng nấm đang thích nghi với môi tường và phát
triển hơn . Điều đó có giá trị rất lớn trong ngành Y học nói chung và ngành Sinh học

nói riêng .
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên
tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả
nghiên cứu (nếu có): không
Hà Nội, Ngày tháng năm 2019
Sinh viên chịu trách nhiệm
chính thực hiện đề tài
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Vũ Thị Thùy Dung


6
Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh
viên thực hiện đề tài
Nhóm sinh viên thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của hệ
sợi nấm Polypores trong một số môi trường nuôi cấy” đã nghiên cứu, theo dõi được
3 mẫu nấm có hệ sợi phát triển tốt ở các điều kiện môi trường PDA, MCM,
PGA,TH và YMA. Bước đầu đã nghiên cứu được những mẫu có khả năng phát
triển tốt ở điều kiện môi trường PDA, PGA.
Nhóm sinh viên có kỹ năng đọc và tham khảo tài liệu tốt, trao đổi nghiên cứu
với giáo viên hướng dẫn khi gặp khó khăn. Tuy nhiên do thời gian và chi phối bởi
học tập do vậy còn có một số sơ suất trong thao tác phân tích. Tuy nhiên nhóm sinh
viên do Dung làm trưởng nhóm đã hoàn thành tốt yêu cầu của nhóm đặt ra. Có thể
nói đây là nhóm sinh viên chăm chỉ và có ý thức kỷ luật tốt, luôn luôn trao dồi kỹ
năng đọc và làm viêc nhóm tốt. Tôi đánh giá nhóm sinh viên đã thực hiện đề tài tốt,
hoàn thành nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Ngày
Xác nhận của trường đại học


tháng

năm 2019

Người hướng dẫn
(Ký, ghi rõ họ và tên)

TS. Lê Thanh Huyền


7


8
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: " Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của
hệ sợi nấm Polypores trong một số môi trường nuôi cấy”. Chúng em đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất của các quý thầy cô giáo
trong khoa Môi trường và các quý thầy cô giáo trong ban giám hiệu Trường Đại
học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Chúng em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân
thành về sự giúp đỡ đó.
Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất đến:
TS. Lê Thanh Huyền - giảng viên khoa Môi trường- Trường Đại học Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội- cô đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho chúng em trong suốt
quá trình hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Cô đã tận tình chỉ bảo cho chúng em
những kiến thức lý thuyết và những thực nghiệm quý báu cùng với đó là những lời
động viên.
Tiếp theo, chúng em xin được cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ, ân cần chỉ bảo và
nhiệt tình giảng dạy của các thầy cô tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường

Hà Nội. Những kiến thức mà thầy cô truyền đạt chính là nền tảng cho chúng em
thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Cuối cùng, để có được kết quả như ngày hôm nay, chúng em xin được gửi lời
cảm ơn và lòng biết ơn đến những người thân, bạn bè của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Nhóm sinh viên thực hiện
Vũ Thị Thùy Dung
Nguyễn Minh Đức
Đào Việt Hà
Nguyễn Thị Thuyết


9

MỤC LỤC


10
DANH MỤC BẢNG
Trang


11
DANH MỤC HÌNH
Trang


12
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu về nấm lớn

* Đặc điểm về cây nấm:

Hình 1 Cấu tạo của nấm
* Điều kiện sống của nấm
Nấm phân bố khắp nơi trên thế giới, ký sinh và hoại sinh rộng khắp ở các loài
cây lá rộng đến lá kim, thậm chí ở các tre trúc, dừa, cau, cọ dừa và nho. Nấm tiết ra
các men phân giải màng tế bào endopolygalacturonase (endo – PG) và endopectin
methyl – translinase (endo – PMTE) có tác dụng làm nhũn tế bào thực vật rất mạnh
gây nên tình trạng các loại gỗ và rễ cây bị mùn ra.
Bảng 1.1: Điều kiện môi trường cần thiết cho sự phát triển nấm


13
Nấm lớn là một thành phần quan trọng trong hệ sinh thái có giá trị kinh tế và
khoa học cao. Nấm là quả thể được biết đến với hai dạng: nấm ăn được và nấm độc.
Nấm ăn được sử dụng rộng rãi làm thực phẩm, dược phẩm chúng có thể sử dụng trong
rất nhiều món ăn, ở nhiều nền ẩm thực khác nhau. Nấm là thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao, có độ đạm cao và ít chất béo, chứa nhiều vitamin nhóm B và C. Nấm là
loại thực phẩm được xếp vào loại rau sạch rất giàu dinh dưỡng, có thể thay thế thịt cá
và là nguồn dược liệu quý. Bên cạnh đó nấm lớn còn có công dụng phòng ung thư,
tăng cường sức khoẻ, nhiều loại nấm quý còn vừa là món ăn ngon vừa là mỹ phẩm
thiên nhiên không tác dụng phụ giúp chống lão hoá, dưỡng tóc, đẹp da, đặc biệt một số
loài còn có công dụng trong ngành công nghiệp và y học. Tuy có nhiều công dụng như
vậy, nhưng các nghiên cứu về nấm lớn tại Việt Nam hiện nay còn rất ít, chủ yếu là về
các hoạt chất của nấm, các nghiên cứu về phân loại nấm và đánh giá độ đa dạng của
chúng vẫn chưa có nhiều. Bên cạnh đó, tính đa dạng nấm lớn ở các rừng quốc gia ngày
một giảm xuống do không có sự bảo tồn các loài nấm quý hiếm và chưa có nhận thức
đúng đắn cho việc bảo tồn chúng. Đây là một tổn thất rất lớn trên tất cả các phương
diện kinh tế, khoa học, môi trường, và nhân văn. Chính vì lí do đó, nhóm chúng em
đã chọn đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của hệ sợi nấm Polypores trong

một số môi trường nuôi cấy”.
2. Mục tiêu
1. Đánh giá được các điều kiện môi trường nuôi cấy ảnh hưởng đến quá trình
sinh trưởng và phát triển của hệ sợi nấm lớn Polypores.
2. Lựa chọn điều kiện môi trường nuôi cấy tối ưu và theo dõi sự phát triển của
hệ sợi nấm lớn Polypores phục vụ cho việc lưu giữ và bảo quản hệ sợi nấm lớn.
3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1. Khảo sát thực tế các điều kiện môi trường đến quá trình sinh trưởng
và phát triển của hệ sợi nấm lớn
+ Nghiên cứu hệ sợi nấm lớn thích hợp phát triển trên các môi trường: PDA,
PGA,TH và YMA
+ Xác định điều kiện môi trường thích hợp cho sự phát triển của loài nấm lớn
Nội dung 2 : Nuôi cấy và theo dõi sự phát triển để giữ giống hệ sợi nấm lớn
Polypores trong điều kiện Phòng thí nghiệm
+ Nghiên cứu khảo sát môi trường tối ưu thích hợp cho sự sinh trưởng và phát
triển của nấm lớn Polypores


14
+ Giữ giống và theo dõi ở các điều kiện đã xác định được
Nội dung 3: Đề xuất môi trường tối ưu để phục vụ cho biện pháp bảo tồn đa dạng
sinh học của nấm lớn
+ Đưa ra điều kiện môi trường tối ưu nhằm phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học của
nấm lớn


15
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU


1.1. Tình hình nghiên cứu nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota,
Basidiomycota trên thế giới
Nấm được con người biết đến cách đây hơn 3000 năm, trong suốt thời gian dài,
trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về nấm lớn.
Trong thế kỷ XIX, ngành Myxomycota được biết đến từ De Bary A., năm 1887
tại London với công trình “Comparative morphology and biology of the fungi,
Mycetozoa and bacteria”, đã so sánh đặc điểm hình thái và sinh học của nấm, động vật
và vi khuẩn [7]. Năm 1893 Čelakovský L., nghiên cứu về Myxomycetes “Ueber die
Aufnahme lebender und todter verdaulicher Körper in die Plasmodien der
Myxomyceten” tại Đức [8]. Năm 1884, Strasburger E. nghiên cứu về loài Trichia
fallax [9]. Trong thế kỷ này chưa có công trình nghiên cứu nấm ngành Asomycota và
Basidiomycota nổi bật. Ở thế kỷ XX, ngành Myxomycota tiếp tục được nhiều nhà
khoa học quan tâm: Constantineanu JC., năm 1907 tại Berlin, đã giới thiệu sự phát
triển của ngành 7 Myxomycota [10]. Năm 1930 tại Mỹ Kamby P., nghiên cứu màu sắc
plasmic của các loài thuộc lớp Myxomycetes [11].
Lúc này nghiên cứu nấm ngành Basidimycota bắt đầu bởi Rea C., nghiên cứu
nấm Đảm tại Anh “British Basidiomysetes” năm 1922 [12]. Năm 1953 tại Hoa Kỳ,
Overholts L.O., cho ra đời công trình “The Polyporaceae of the United States, Alaska,
Canada” đã phân tích tỉ mĩ về nấm lỗ [13].
Sau 1960, ngành nấm Myxomycota chỉ còn ít tác giả nghiên cứu: Wollman C.,
Alexopoulos CJ., năm 1964 nghiên cứu bào tử Myxomycetes trong sự phát triển trên
môi trường thạch [14]. Trong khi đó việc nghiên cứu nấm ngành Ascomycota và
Basidiomycota phát triển mạnh mẽ. Tại New Zealand, Cunningham G.H., năm 1965
công bố họ nấm lỗ với tên đề tài “The Polyporaceae of New Zealand”, ông đã cho biết
tại New Zealand có 550 loài nấm lỗ [15]. Corner E.J.H., dày công nghiên cứu về nấm
lỗ ở châu Âu với công trình “Ad Polyporaceas II” đã mô tả hình thái hiển vi, cấu trúc
sợi, khóa định loại của các loài thuộc họ Polypocraeae ở các chi Polyporus,
Mycobonia, Echinochaete tại Anh. Tiếp tục ở phần “Ad Polyporaceas III” ông phân
tích các chi như Piptoporus, Buglossoporus, Laetipory Meripilus, bondarzewia. Phần
“Ad Polyporaceas IV” ông phân tích hình thái và khóa định loại các chi như



16
Daedalea, Flabellophora, Flavodon, Gloeophyllum, Heteroporus, Irpex, Lenzites,
Microporellus, Nigrofomes, Nigroporus, Oxyporus, Paratrichaptum, Rigidoporus,
Scenidium, Trichaptum, Vanderbylia, and Steccerinum [16]. Nghiên cứu về nấm sống


đất



Hanns

Kreisel

năm

1967,

trong

công

trình

“Taxonmisch-

Pflanzegeographische Monographie Der Gattung Bovista” của mình, ông đã mô tả đặc
điểm hình thái, cấu trúc sợi nấm, định loại 45 loài nấm thuộc chi Bovista [17]. Donk

M.A., năm 1967 ông đã mô tả, định loại các loài nấm lỗ ở Châu Âu công trình “Notes
on European Polypores II Notes on poria” [18].
Năm 1970, Teng S.C., cho ra đời tác phẩm “Fungi of China” ông mô tả đến 2400
loài, 601 chi thuộc các lớp: Myxomycetes (5 bộ), Phycomycetes (6 bộ),
Ascomycetes (16 bộ), Basidiomycetes (12 bộ), Deuterommycetes (4 bộ) [19].
Olive (1975) phân chia nấm thành bảy lớp: Protosteliomycetes, Ceratomyxomycetes,
Dictyosteliomycetes, Acrasiomycetes, Myxomycetes, Plasmodiophoromycetes và
Labrinthulomycetes. Sau đó, Ông đã nâng các lớp phụ như Protosteliomycete.
Trong thời gian này nghiên cứu về nấm ngành Basidiomycota có tác giả Rolf Singer,
năm 1986 với “The Agaricales in modern taxonomy” đã mô tả tỉ mĩ về hình thái, cấu
trúc và bào tử 17 họ, 230 chi và hàng trăm loài thuộc bộ Agaricales [22]. Zhao Ji-Ding,
năm 1989, trong cuốn “The Ganodermataceae in China” ông mô tả hệ sợi, bào tử và
định loại cho 64 loài thuộc chi Ganoderma, 20 loài thuộc chi Amauroderma, Chi
Haddowia có 1 loài, chi Humphreya 1 loài [23]. Năm 1994 tác giả Pegler D.N.,
Spooner B., nghiên cứu đề tài “The mushroom identifier” đã mô tả 341 loài nấm lớn ở
Anh [24]. Tại Đài Loan năm 1998, Chec-Jen Chen nghiên cứu đề tài “Morphological
and molecular phylogenies in the genus Tremella”, hình thái và cấu trúc của các loài
thuộc chi Tremella. đã được phân tích tỉ mĩ [25]. Năm 1999, Alexadra M. Gotlieb và
Jorge E. Wright nghiên cứu “Taxanomy of Ganoderma from southern south america:
Subgenus Elfvingia” đã phân tích hình thái hệ sợi nấm, mô tả và bằng hiển vi điện tử
bào tử của các loài G. lipsiense, G. lobatum, G. testaceum, G. tornatum, chú trọng đặc
biệt loài G. amazonensis, G. annulare, G. chilense, G. phillippi ở Nam Mỹ [26].
Sang thế kỉ XXI các công trình nghiên cứu nấm ngành Myxomycota,
Ascomycota và Basidiomycota phát triển nhanh chóng: đầu năm 2000 Abe T., cùng
đồng sự, nghiên cứu về Physarum polycephalum [33]. Năm 2000, Johannesson H., đã
nghiên cứu 5 loài thuộc chi Daldinia của bắc Âu là: D. concentrica, D. fissa, D.


17
grandis, D. loculata, D. petriniae [34]. Năm 2004 Clark J, Haskins EF, Stephenson

SL., nghiên cứu về quá trình sinh sản của 11 loài nấm thuộc Mycetozoa [35]. Còn Mao
Xiaolan và cộng sự, xuất bản cuốn “The Macro fungi in China”, ở tại Trung Quốc
trong đó mô tả hình thái, cấu tạo sợi nấm, bào tử, ... với nhiều hình ảnh, bằng tiếng
Trung Quốc và đã ghi tên loài bằng tiếng Latin [36]. Lorelei L. Norvell và Scott A.
Redhead, đã nghiên cứu đề tài “Stropharia albivelata and its basionym Pholiota
albivelata”, dựa trên cơ sở phân tích bào tử và cấu trúc phân tử, ông đã thay đổi loài
Pholiota albivelata thành loài Stropharia following và loài Stropharia earlei thành loài
Pholiota cubensis [37].
Trong đề tài “Life history strategies of corticolor myxomycetes: the life cycle,
plasmodial types, fruiting bodies, and taxonomic orders” Everhart S.E., và Keller
H.W., cho biết năm 2001 họ tìm thấy ở ngành Myxomycota có 5 bộ: bộ Trichiales 156
loài, bộ Licales 135 loài, bộ Stemonitales 175 loài, bộ Physarales 382 loài, bộ
Echinosteliales 19 loài. Đến năm 2008 hai tác giả này tìm ra 46 loài mới trong đó: bộ
Trichiales 8 loài, bộ Licales 11 loài, bộ Stemonitales 9 loài, bộ Physarales 14 loài, bộ
Echinosteliales 4 loài [38]. Năm 2003, Sheng-Hua Wu, Xiaoqing Zhang, nghiên cứu
đề tài “The Finding of three Ganodermataceae species in Taiwan” đã tìm ra 3 loài mới
là cho Taiwan là Ganoderma densizomatum, G. rotundatum, Tomophagus colossus
[39]. Vellinga EC., Else C. năm 2003 nghiên cứu đề tài “Chlorophyllum and
Macrolepiota (Agaricaeae) in Australia” đã mô tả và định loại 4 loài thuộc chi
Chlorophyllum và 3 loài thuộc chi Macrolepiota [40]. Năm 2005, K. Heikki cùng đồng
sự tại miền nam Ural của Nga đã phân tích, mô tả và định loại 139 loài nấm lỗ trong
công trình “Polypore (Aphyllophorales, Basidiomycetes) studies in Russia. 1. South
Ural” [41]. Tan, Y.S., và cộng sự, năm 2007 đã nghiên cứu loài thuộc chi Marasmius
từ Malaysia, đã xác định được 3 loài mới: M. acerosus, M. nummulariodes, M.
selangorensis phân tích cấu trúc DNA được 6 loài M. abundans var. aurantiacus, M.
acerosus, M. haematocephalus, M. luteomarginatus, M. nummulariodes, M.
selangorensis, [42]. Takami H. và Harold. W. K năm 2008 nghiên cứu nấm ngành
Myxomycota đã sử dụng SEM cho biết trong 40 loài nghiên cứu thuộc chi Badhamia
thì 14 loài phân tích có bào tử rất bé khoảng 0,2-0,4µm, một số loài bào tử đạt 0,20,3µm, thậm chí chỉ 0,1-0,2µm [43]. Sanmee, R., và đồng sự năm 2008 tại Thái Lan đã
nghiên cứu đề tài “Studies on Amanita”, đã xác định 25 loài thuộc chi Amanita trong



18
đó có 18 loài mới cho Thái Lan [44]. Năm 2009 tại Thái Lan các tác giả Wannathes, và
cộng sự nghiên cứu chi Marasmius (Basidiomycota) họ đã mô tả hình thái, phân tích
cấu trúc hiển vi xác định được 57 loài thuộc chi Marasmius ở vùng bắc Thái Lan,
trong đó có 17 loài mới cho khoa học được phân tích trình tự DNA [45]. Tan, Y.S., và
cộng sự tiếp tục nghiên cứu chi Marasmius trong đề tài “Marasmius sensu stricto in
Peninsular Malaysia” họ đã xác định được 43 loài thuộc chi Marasmius trong đó: 9
loài mới cho khoa học: M. angustilamellatus, M. diminutivus, M. distantifolius, M.
iran, M. kanchigansis, M. kuthubuttheenii, M. musicolor, M. ochroboides, M.
olivascens, 19 loài mới cho vùng Peninsular Malaysia, 36 loài phân tích được trình tự
DNA [46]. Clark. J., năm 2010, đánh giá hệ thống sinh sản của Myxomycetes [47].
Tại Ấn độ, Bhosle S., cùng đồng sự, nghiên cứu về khóa phân loại và đa dạng chi
nấm Ganoderma ở phía tây của Maharashtra (Ấn Độ), nghiên cứu này đã mô tả hình
dạng quả thể, phân tích bào tử của 15 loài và 3 chi. Họ cho biết Ganoderma lucidum là
dược liệu quan trọng và nhiều loài trong chi Ganoderma đều là nấm dược liệu [48].
Năm 2012, Ivan V. Zmitrovich, OlegN. Ezhov, Solomon P. Wasser đã “Species of
genus Trametes Fr.” nghiên cứu phân tích các loài thuộc chi Trametes, mô tả hình thái
hiển vi và đưa ra khóa định loại được 63 loài nấm thuộc chi Trametes [49].
Năm 2013, Kamila Tomoko YUYAMA, Jadergudson PEREIRA, Cristina Sayuri
MAKI, Noemia Kazue ISHIKAWA nghiên cứu loài Daldinia eschscholtii với đề tài
“Daldinia eschscholtii (Ascomycota, Xylariaceae) isolated from the Brazilian
Amazon: taxonomic features and mycelia growth conditions” đã nghiên cứu hình thái
và cấu trúc phân tử của loài Daldinia eschscholtii họ đã tiến hành nuôi cấy và phân lập
ở các điều kiện nhiệt độ 20, 25, 30, 35 độ C ở môi trường (MEPA), (MEP), (PD) và
(MM) [50]. Marisa Campos-Santana, cùng đồng sự nghiên cứu, mô tả và xây dựng
khóa định loại 6 loài mới Amaunoderma camerarium, A. brasiliense, A. intermedium,
A. omphalodes, A. schomburgkii, A.sprucei, với đề tài “Species of Amauroderma
(Ganodermatacea) in Santa Catarina State Southern Brazil” [51].


1.2. Tình hình nghiên cứu nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota,
Basidiomycota ở Việt Nam.
Nghiên cứu nấm lớn trên lãnh thổ Việt Nam ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX có
những công trình tiêu biểu như: nhà nấm học Pháp Patouillard, N.M. đã có những
công trình nghiên cứu nấm ở Việt Nam được công bố vào những năm 1890- 1928 có


19
235 loài được mô tả thì chỉ có 44 loài được thừa nhận [52, 53, 54]. Ngoài ra
Patouillard và một số tác giả nước ngoài khác nghiên cứu về nấm lớn Việt Nam được
công bố: năm 1909 với đề tài “Quelques champignons de l’Annam” [55], năm 1923
với đề tài “Contributions a l’etude des champignons de l’Annam” [56], nghiên cứu đề
tài “Nouvelle contribution a la flore mycologique de l’Annam et du Laos” ông công bố
178 loài nấm lớn cho Việt Nam [57]. Năm 1968, Joly P., trên cao nguyên Lang-Bian,
đã mô tả, xác định 20 loài nấm thuộc chi Xylaria [68]. Năm 1986, Parmasto E., thống
kê được 310 loài thuộc bộ Aphyllophorales và họ Polyporaeae s.str ở Việt Nam và
tổng kết trong “Danh mục bước đầu về các loài nấm Aphyllophorales và Polyporaeae
s.str. Việt Nam” [59].
Các nhà nghiên cứu nấm Việt Nam có Trịnh Tam Kiệt năm 1978, công bố
“Những dẫn liệu về hệ nấm sống trên gỗ vùng Nghệ An”, 90 loài nấm sống trên gỗ đã
được mô tả [60]. Năm 1981 Trịnh Tam Kiệt công bố công trình “Nấm lớn ở Việt Nam
tập 1”, đã mô tả 116 loài nấm thường gặp ở Việt Nam [61]. Trần Văn Mão năm 1984
đã xác định được 239 loài phá gỗ qua đề tài “Góp phần nghiên cứu thành phần loài và
đặc điểm sinh học của một số nấm lớn phá hoại gỗ ở vùng Thanh- Nghệ-Tỉnh” [62].
Trịnh Tam Kiệt và Phan Huy Dục đã xác định được 29 loài nấm mực thuộc họ
Coprinaeae rose vùng Hà Nội [63].
Năm 1991, Ngô Anh xác định được 104 loài nấm lớn ở thành phố Huế [64]. Phan
Huy Dục, công bố 56 loài trong bộ Agaricales qua “Kết quả bước đầu điều tra bộ
Agaricales Clements trên một số địa điểm thuộc đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam” [65].

Năm 1992, Phan Huy Dục đã khẳng định Nấm Linh Chi là nguồn dược liệu quý hiếm
cần được bảo vệ và nuôi trồng [66]. Năm 1993, Phan Huy Dục tiếp tục với cánh rừng
phía Bắc với đề tài “Nấm phá hoại gỗ thường gặp trong rừng nhiệt đới miền Bắc Việt
Nam” đã xác định được 39 loài nấm phá hoại gỗ [67]. Ba loài nấm ăn Volvariella
volvacea, Auricularia polytricha và Pleurotus florida, được Ngô Anh báo cáo trong
thông tin khoa học Thừa Thiên Huế [68]. Năm 1994, Phan Huy Dục xác định 16 loài
nấm hoang dại được dùng làm thực phẩm ở Việt Nam khi nghiên cứu đề tài “Một số
loài nấm hoang dại được dùng làm thực phẩm ở Việt Nam” [69]. Phan Huy Dục báo
cáo về công dụng dược liệu của nấm Linh chi ở Việt Nam, tại hội Đại học Y Khoa Bắc
Kinh, Trung Quốc [68]. Trịnh Tam Kiệt, Lê Xuân Thám nghiên cứu đề tài “Những
nghiên cứu về họ nấm Linh Chi Ganodermataceae Donk ở Việt Nam” đã cho biết năm


20
1994 ở Việt Nam họ Ganodermataceae gồm 43 loài, và ghi nhận mới 10 loài cho nấm
lớn Việt Nam [69]. Hai tác giả này tiếp tục nghiên cứu trong “Chuyên san nấm Linh
Chi Ganodermataceae” và cho biết các loài trong họ Ganodermataceae là một nguồn
dược liệu quý [70].
Vào thế kỷ XXI, nhiều công trình nghiên cứu nấm lớn trong cả nước xuất hiện:
đi suốt từ bắc vào nam, có những công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
Nghiên cứu nấm ở miền Bắc bắt đầu từ năm 2000, Trong đề tài “Những dẫn liệu
bổ sung về thành phần loài và hóa các hợp chất tự nhiên của khu hệ nấm lớn Việt
Nam”, Trịnh Tam Kiệt, Ngô Anh, U. Grafe và J. Dӧrfelt đã báo cáo 65 loài mới cho
khu hệ nấm lớn ở Việt Nam, 25 loài nghiên cứu hợp chất tự nhiên và phát hiện hơn 10
hợp chất tự nhiên mới [71,72]. Phan Huy Dục, năm 2001 công bố 41 loài, 17 họ trong
2 lớp Ascomycetes và Basidiomycetes trong hội thảo quốc tế Sinh học [73].
Hà Nội trong bài báo “Nấm lớn (Macromycetes) ở vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh
Phú” [73]. Cùng năm 2001, Trịnh Tam Kiệt và Heirich Dorfelt, đã công bố 9 loài mới
và ý nghĩa sinh thái của chúng cho Việt Nam [74], chi mới Macrocybe và loài mới
Macrocybe gigantean được Trịnh Tam Kiệt, Ngô Anh công bố [75].

Năm 2008, Lê Thị Hoàng Yến, cùng đồng nghiệp, thực hiện đề tài “Nghiên cứu
tính đa dạng sinh học khu hệ nấm đất rừng quốc gia Cúc Phương”, đã phân lập được
256 chuẩn nấm sợi, bằng phương pháp phân loại và so sánh hình thái, 51 chi nấm đất
được tìm thấy, trong đó có 13 chi mới cho Việt Nam [76]. Thành phần loài nấm dược
liệu của Việt Nam được Trịnh Tam Kiệt, Trịnh Tam Bảo, đưa ra danh lục 210 loài nấm
trong đó có 203 loài thuộc về ngành nấm Đảm và 7 loài thuộc về ngành nấm Túi [77].
Đoàn Văn Vệ, Trịnh Tam Kiệt, nghiên cứu thành phần nấm Auricularia của Việt Nam,
phân loại được 7 loài mộc nhĩ [78]. Trong đề tài “Poisonous mushrooms of Viet Nam”
Trịnh Tam Kiệt đã cho biết có 30 loài nấm độc gây độc thần kinh, độc tiêu hóa và gây
ảo giác ở Việt Nam [79]. Chi Cookeina Kuntze thường có những loài nấm đẹp được
Trịnh Tam Kiệt, Phan Văn Hợp nghiên cứu thành phần loài (5 loài) và đặc điểm sinh
học của chúng [80]. Tại hội nghị Khoa học về Sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ
4 năm 2011 ở Hà Nội, tác giả Dương Minh Lam, cùng đồng nghiệp đã nghiên cứu
thành phần loài Xylaria ở vườn quốc gia Cúc Phương, công bố 5 loài mới ghi nhận cho
khu hệ nấm Túi Việt Nam, nâng tổng số loài thuộc chi Xylaria hiện biết tại Việt Nam
lên 40 loài [81].


21
Ở miền Trung, năm 2001, trong báo cáo “Sự đa dạng về công dụng của khu hệ
nấm lớn ở Thừa Thiên Huế” Ngô Anh đã công bố 326 loài nấm lớn ở Thừa Thiên Huế.
[82]. Đến năm 2003, Ngô Anh trong luận án tiến sĩ của mình, tác giả xác định được: ở
Thừa Thiên Huế có 4 lớp, 28 bộ, 55 họ, 134 chi, 346 loài, và ghi nhận mới: 1 họ
Gomphidiaceae, 7 chi và 39 loài cho khu hệ nấm lớn Việt Nam [83]. Năm 2008, Phan
Văn Hợp, Trịnh Tam Kiệt tại Pù Mát Nghệ An đã xác định được 129 loài, 59 chi, 23
họ, 16 bộ, 3 lớp, 3 ngành nấm lớn sống trên gỗ, trong đó 2 chi mới là Meruliopsis
thuộc họ Meruliaceae và chi Xeromphalina thuộc họ Tricholomataceae, 12 loài ghi
nhận mới cho Việt Nam [84].
Từ sau năm 2003 đến nay, tiến sĩ Ngô Anh cùng học trò của mình đã nghiên cứu
nhiều đề tài về nấm như: năm 2013, Ngô Anh, Nguyễn Thị Kim Cúc, nghiên cứu “Đa

dạng nấm lớn ở khu bảo tồn thiên nhiên Phong điền Tỉnh Thừa Thiên Huế”, và xác
định có 162 loài thuộc 63 chi, 30 họ, 18 bộ thuộc 2 ngành Ascomycota và
Basidiomycota, đặc biệt xác định 21 loài ghi nhận mới cho khu hệ nấm Việt Nam [85].
Tại Rú Lịnh tỉnh Quảng Trị Nguyễn Thị Thanh Hiền, Ngô Anh đã ghi nhận 14 loài
thuộc 3 chi thuộc họ nấm Xylariaceae [86]. Ngô Thị Thùy Trang, Ngô Anh, nghiên
cứu họ Coriolaceae tại Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, đã xác định được 34 loài
thuộc 12 chi, họ Coriolaceae trong đó chi Trametes chiếm ưu thế với 14 loài và ghi
nhận mới cho khu hệ nấm lớn Việt Nam là: Gloeoporus croceo- pallens, Perenniporia
tenuis var. pulchella, Trametes obstinate, T. socotrata [87].
Năm 2015, Ngô Anh, Nguyễn Thị Chi Lê, tại Cam Lộ Tỉnh Quảng Trị đã công
bố 159 loài, 80 chi, 36 họ, 22 bộ, 3 lớp thuộc 3 ngành Myxomycota, Ascomycota và
Basidiomycota [88]. Ngô Anh, Nguyễn Thị Phượng nghiên cứu đề tài “Đa dạng nấm
lớn huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế”, đã xác định được 168 loài thuộc 73
chi, 34 họ, 22 bộ, 3 lớp trong 3 ngành Myxomycota, Ascomycota và Basidiomycota,
và đã ghi nhận 14 loài mới cho Việt Nam [89].
Gần đây nhất, năm 2017, Ngô Anh cùng với Phan Thị Ái Linh trong đề tài “Đa
dạng thành phần loài nấm lớn ở thành phố Huế” đã xác định được 305 loài, thuộc 92
chi, 43 họ, 23 bộ, 3 lớp trong 3 ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota,
trong đó phát hiện và bổ sung 42 loài mới ghi nhận cho khu hệ nấm lớn Việt Nam.
Trong 305 loài có 42 loài nấm ăn được, 48 loài nấm dược liệu, 9 loài cộng sinh có lợi,
47 loài hoại sinh trên đất, 87 loài kí sinh gây bệnh thực vật và 168 loài hoại sinh phá


22
hủy gỗ [90]. Ngô Anh cùng Trần Hữu Khôi, tại Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng
ghi nhận nơi đây gồm 168 loài, 51 chi, 26 họ, 20 bộ, 3 lớp, 3 ngành trong đó 23 loài
mới ghi nhận cho khu hệ nấm lớn Việt Nam [91].
Vùng núi Tây nguyên có các nhà khoa học nghiên cứu về nấm tiêu biểu:
Năm 2001, Lê Bá Dũng xuất bản sách “Khu hệ nấm lớn Tây Nguyên” trong đó
giới thiệu một số kiến thức cơ bản về nấm học, các phương pháp nghiên cứu nấm

ngoài thiên nhiên, trong phòng thí nghiệm. Mô tả chi tiết đặc điểm hình thái và cấu
trúc hiển vi của gần 300 loài nấm phân bố tại Tây Nguyên [92]. Và đề tài “Thành phần
loài của chi Hexagonia Fr. ở vùng Tây Nguyên” đã xác định có 5 loài thuộc chi
Hexagonia, trong đó loài Hexagonia rigida Berk. ghi nhận mới cho khu hệ nấm lớn
Việt Nam [93]
Bên cạnh đó, tác giả đã mô tả 3 ngành Myxomycota (3 loài), Ascomycota (17
loài) và Basidiomycota (192 loài) với 319 hình ảnh hình thái, cấu trúc hiển vi minh
họa [94]. Ở tập 2 (2012) tác giả tiếp tục phân tích sinh thái và phương thức sống, sự
mọc và hình thành quả thể, sự hấp thụ và vận chuyển các chất của nấm, mô tả các loài
nấm 4 ngành Myxomycota (23 loài), Glomeromycota (4 loài) Ascomycota (135 loài)
và Basidiomycota (632 loài) với 549 hình ảnh hình thái, cấu trúc hiển vi minh họa
[95]. Ở tập 3 (2013) các nhóm nấm ăn, nắm độc và nấm dược liệu được tác giả phân
tích thành phần công thức hóa học một số dược chất, độc chất đồng thời hướng dẫn kỹ
thuật nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu. Tác giả đã mô tả 977 loài nấm lớn trong các
bộ Agaricales, Cortinariales, Russulales, Boletales, Geastrales, Phallales với 626 hình
ảnh minh họa [96].
Tóm lại, ở Việt Nam, việc nghiên cứu khu hệ nấm lớn đã có nhiều nhà khoa học
quan tâm, tuy nhiên, ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam, vùng rừng núi nguyên sinh,
chưa có ai nghiên cứu đến. Vì vậy, việc nghiên cứu khu hệ nấm lớn ở núi Ngọc Linh,
tỉnh Quảng Nam là nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết nhằm phát hiện và góp phần
bảo vệ sự đa dạng thành phần loài nấm, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên,
đồng thời góp phần bảo vệ nguồn gen quý hiếm, tăng thêm tính đa dạng cho khu hệ
nấm Việt Nam.


23
 Ngành nấm Đảm (BASIDIOMYCOTA)

 Ngành phụ PUCCINIOMYCOTINA
Lớp PUCCINIOMYCETES: Bộ Septobasidiales: họ Septobasidiaceae


 Ngành phụ USTILAGOMYCOTINA
Lớp USTILAGOMYCETES: Bộ Ustilaginales: họ Ustilaginaceae
Lớp EXOBASIDIMYCETES: Bộ Exobasidiales: họ Exobasidiaceae.

 Ngành phụ AGARICOMYCOTINA
Lớp TREMELLOMYCETES: Bộ Tremellales: họ Aporpiaceae, Exidiaceae,
Tremellaceae, Sirobasidiaceae; Bộ Atractiellales: họ Chionosphaeraceae, Phleogenaceae
Lớp DACRYMYCETES: Bộ Dacrymycetales: họ Dacrymycetaceae
Lớp AGARICOMYCETES: Bộ Auriculariales: họ Auriculariaceae; Bộ
Platygloeales: họ Platygloeaceae; Bộ Ceratobasidiales: họ Ceratobasidiaceae; Bộ
Corticiales: họ Corticiaceae; Bộ Thelephorales: họ Bankeraceae, Thelephoraceae; Bộ
Cantharellales: họ Cantharellaceae, Craterellaceae, Hydnaceae, Aphelariaceae,
Typhulaceae, Clavariaceae, Clavulinaceae, Clavariadelphaceae; Bộ Gomphales: họ
Gomphaceae, lentariaceae, Ramariaceae;
Bộ Hymenochaetales: họ Repetobasidiaceae, Schizoporaceae, Asterostromaceae,
Hymenochaetaceae
Bộ Trechisporales: Họ Hydnodontaceae
Bộ Polyporales: họ Phanerochaetaceae,
Meruliaceae,Grammothellaceae,Ganodermataceaae, Fomitopsisdaceae, Polyporaceae,
Meripilaceae
Bộ Gloeophyllales: họ Gloeophyllaceae
Bộ Atheliales: họ Atheliaceae; Bộ Agaricales: họ Pterulaceae, Fistulinaceae,
Cyphellaceae, Schizophylaceae, pterulaceae, Hygrophoraceae, Pleurotaceae, Niaceae,
Marasmiaceae,

Omphalotaceae,

Tricholomataceae,


Mycenaceae,

Entolomataceae,

Physalacriaceae,

Lyophyllaceae,

Hydnangiaceae,

Amanitaceae,

Agaricaceae,

Pluteaceae, Psathyrellaceae, Strophariaceae; Bộ Cortinariales: họ Cortinariaceae,
Inocybaceae
Bộ

Russulales:

họ

Stereaceae,

Lachnocladiaceae,

Peniophoraceae,

Auriscapiaceae, Albatrellaceae, Hericiaceae, Bondarzewiaceae, Russulaceae; Bộ
Boletales:

Boletaceae,

họ

Coniophoraceae,

Xerocomaceae,

Diplocytidiaceae

Serpulaceae,

Gomphidiaceae,

Strobilomycetaceae,

Paxillaceae,

Gyroporaceae,
Tabinellaceae,


24


25
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỀU KIỆN
VỀ PH VÀ NHIỆT ĐỘ
1 . Đối tượng nghiên cứu

Hệ sợi nấm lớn Polypores ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến , xã Thượng
Tiến, huyện Kim Bôi , tỉnh Hòa Bình
Bảng 2.1 Kết quả thu mẫu tại Kim Bôi, Hòa Bình (5 mẫu thuần sử dụng)
STT

Mẫu
nấm

Đặc điểm

Ngày, địa điểm
khu vực thu mẫu

hình dạng
Rộng

6-7cm,



màu trắng; cuống

1

HB19.0
1

nấm rất ngắn gần

Ngày 21/10/2018


như không có; mũ

Nơi thu mẫu rừng

nấm dày độ 2mm,

Thượng Tiến tại

hình bán nguyệt,

huyện Kim Bôi,

mặt trên có các

Hòa Bình

vòng, mặt dưới có
lỗ li ti nằm sát nhau
Màu nâu đất, khá

2

HB19.0
6

nặng;

cuống


rất

ngắn,

gần

như

không có; mũ nấm

Ngày 21/10/2018

rộng

dày

Nơi thu mẫu Cửu

1.5cm, mặt dưới có

Thác Tú Sơn tại

màu

đoạn

huyện Kim Bôi,

vào


Hòa Bình

cuống

18cm,
trắng;
bám

thân cây gỗ có lớp
lông
nâu

nhung

màu

Ghi chú tọa độ


×