Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN tích hợp kiến thức biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai vào bài 42 trong môn công nghệ 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.86 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÍCH HỢP KIẾN THỨC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ
PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀO BÀI 42
TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 10

Người thực hiện: Lê Thị Ngoan
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực : Công nghệ

THANH HOÁ NĂM 2017


Mục lục
Nội dung

Trang
1. MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................... 1
1.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 2
a) Phương pháp nghiên cứu lý thuyết........................................................................... 2
b)
Phương
pháp
lấy


ý
kiến
chuyên
2
gia ..............................................
c)Phương
pháp
thực
nghiệm

2
phạm ..............................................
d)
Phương
pháp
xử


thống

toán
2
học .....................................
2. NỘI DUNG.............................................................................................................................. 2
2.1. Cơ sở lý luận....................................................................................................................... 2
2.1.1. Cơ sở lý thuyết................................................................................................................ 2
2.1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................................... 4
2.2. Thực trạng vấn đề.......................................................................................................... 4
2.3. Giải pháp thực hiện…………………………………………..
5

2.4. Tổ chức thực hiện........................................................................................................... 6
Bước 1: Xác định các nội dung giáo dục kiến thức BĐKH và
6
phòng chống thiên tai vào môn Công nghệ 10 ...............................
Bước 2: Xây dựng mục tiêu dạy học trong đó có mục tiêu giáo dục
9
BĐKH và phòng chống thiên tai trong bài học……………………
Bước 3: Lựa chọn các phương pháp dạy học và phương tiện phù
9
hợp với từng bài học…………………………………………….. ....
Bước 4: Tiến hành dạy học cụ thể…………………………………
9
Bước 5: Điều chỉnh và cập nhật bài giảng…………………………
9
2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
17
dục, với bản thân ..............................................................................
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................................................... 18
3.1. Kết luận............................................................................................................................... 18
3.2. Đề nghị................................................................................................................................. 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………….
20

1


1. MỞ ĐẦU
1. 1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn
nhất đối với nhân loại ở thế kỷ 21. BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản

xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực
nước biển dâng gây lũ lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông
nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong
tương lai. Ở Việt Nam trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm tăng
0,5 0 C – 0,7 0 C, mực nước biển đã dâng 20cm. BĐKH đã làm cho thiên tai, đặc
biệt bão, lũ lụt, hạn hán ngày càng diễn ra ác liệt. [4], [10]
Môn công nghệ là môn khoa học ứng dụng các kiến thức của các môn
khoa học cơ bản như: Vật lý, Hóa học, Sinh học... và là cầu nối giữa khoa học
cơ bản với thực tiễn. Môn Công nghệ có nhiều kiến thức, nội dung liên quan đến
các vấn đề môi trường, năng lượng, BĐKH và phòng chống thiên tai. Giữa môn
Công nghệ 10 và giáo dục BĐKH, phòng chống thiên tai có sự giao thoa về mục
tiêu, nội dung cũng như cách thực hiện. Nội dung môn Công nghệ 10 gồm kiến
thức về nông, lâm, ngư nghiệp và tạo lập doanh nghiệp, trong đó có nhiều nội
dung liên quan đến việc ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai. Việc học
môn Công nghệ tạo cơ hội cho học sinh vận dụng các kiến thức của các môn
khoa học cơ bản và những hiểu biết về ứng phó với BĐKH và giảm nhẹ rủi ro
thiên tai của các môn học này vào thực tiễn học tập, sinh hoạt và lao động sản
xuất. Do vậy, khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng chống
thiên tai thông qua môn Công nghệ 10 là thuận lợi và phù hợp.
Là Giáo viên dạy Công nghệ tôi luôn có suy nghĩ muốn tích hợp giáo dục
kiến thức về BĐKH và phòng chống thiên tai vào môn học để giúp học sinh
phần nào hiểu được BĐKH và phòng chống thiên tai để vận dụng kiến thức đó
vào thực tiễn đời sống và sản xuất. Đặc biệt tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn tích hợp kiến thức BĐKH
và phòng chống thiên tai trong dạy học Công nghệ 10. Nhằm giúp các em học
sinh phần nào hiểu biết về kiến thức BĐKH và phòng chống thiên tai từ đó có ý
thức, thái độ đúng đắn hơn trong bảo vệ môi trường sống. Sau đây tôi xin giới
thiệu cùng bạn bè đồng nghiệp sáng kiến của mình " Tích hợp kiến thức Biến
đổi khí hậu và phòng chống thiên tai vào bài 42 trong môn Công nghệ 10".
Rất mong được quý Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp góp ý để đề tài được hoàn

thiện hơn! Xin chân thành cám ơn!
1. 2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu "Tích hợp kiến thức BĐKH và phòng chống thiên tai vào
bài 42 trong môn Công nghệ 10" nhằm góp phần giúp học sinh phần nào hiểu
2


biết về BĐKH và phòng chống thiên tai, tạo sự hứng thú trong học tập, phát huy
tích tích cực trong quá trình học tập của học sinh.
- Biết cách phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do BĐKH và phòng chống
thiên tai gây ra cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
- Trân trọng những giá trị của thiên nhiên có những hành động thiết thực
bảo vệ môi trường thiên nhiên như: tiết kiệm nước, tiết kiệm điện....
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 10B1 và học sinh lớp 10B2 Trường THPT Triệu Sơn 5 trong
năm học 2016 – 2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu tài liệu và các công trình nghiên cứu đổi mới dạy học theo
hướng tích cực hóa việc học của học sinh.
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến kiến thức BĐKH và phòng chống
thiên tai.
- Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung, chuẩn kiến thức chương trình Công
nghệ 10. Đặc biệt là Bài 42 - Bảo quản lương thực, thực phẩm.
b) Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Gặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các Thầy cô cùng các bạn đồng
nghiệp để tham khảo ý kiến làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
c)Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực hiện sư phạm ở Trường THPT Triệu Sơn 5: lớp 10B1 và lớp 10B2.
d) Phương pháp xử lý và thống kê toán học

Cho học sinh làm bài kiểm tra, chấm điểm và tổng hợp xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1 Cơ sở lý thuyết
a) Khái niệm:
Chúng ta hiểu “BĐKH Trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm
khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai với
các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo”. “BĐKH là những ảnh hưởng có hại của
biến đổi khí hậu” là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra
những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh
sản của các hệ sinh thái tự nhiên, đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội
hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”. (Theo công ước chung của LHQ
về biến đổi khí hậu).
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc
xác định nội dung học ở trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn
học ở nhiều nước trên Thế giới. Dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ sở
những quan điểm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. [6], [8], [9]
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực để
giải quyết vấn đề cuộc sống hiện tại. Tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc, là
3


quan điểm hiện đại trong giáo dục. Đối với Việt Nam hiện nay việc hiểu đúng và
vận dụng phù hợp quá trình tích hợp có thể đem lại những hiệu quả cụ thể trong
từng phân môn trong trường phổ thông. [6], [8], [9], [10]
Trong dạy học tích hợp là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học
trong các lĩnh vực học tập khác nhau hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào
những nội dung vốn có của môn học.
b) Ý nghĩa, tác dụng của tích hợp giáo dục kiến thức BĐKH và phòng
chống thiên tai

Giáo dục là giải pháp quan trọng nhất trong quá trình thay đổi nhận thức,
hành vi, thái độ của học sinh đối với BĐKH toàn cầu. Mục đích giáo dục về
BĐKH là giúp học sinh có những hiểu biết và nhận thức về BĐKH; có ý thức
trách nhiệm cao và có các hành động cụ thể, sáng tạo để cải thiện môi trường,
ứng phó với BĐKH. Trong phạm vi sáng kiến này, tôi tập trung vào giáo dục
BĐKH và phòng chống thiên tai trong dạy học Công nghệ 10 ở trường THPT
Triệu Sơn 5, đặc biệt giới thiệu bài soạn thực nghiệm trong bài 42 – Bảo quản
lương thực, thực phẩm. Cách thức tích hợp giáo dục BĐKH trong dạy học Công
nghệ 10 với mục tiêu giúp các em học sinh có điều kiện để phát huy tính tích
cực sáng tạo và chủ động trong quá trình tiếp cận và tìm hiểu về BĐKH.
c) Nguyên tắc tích hợp
Dạy học tích cực là người học có thể sử dụng kiến thức, kỹ năng của
nhiều môn học khác nhau để giải quyết vấn đề đặt ra trong quá trình dạy học.
Thực hiện dạy học tích hợp mang lại nhiều lợi ích trong việc hình thành và phát
triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Công nghệ là
môn khoa học ứng dụng thực nghiệm, là cầu nối giữa khoa học cơ bản với thực
tiễn. Việc học môn Công nghệ tạo cơ hội cho học sinh vận dụng các kiến thức
của các môn khoa học cơ bản và những hiểu biết về ứng phó với BĐKH và giảm
nhẹ rủi ro thiên tai vào thực tiễn học tập, sinh hoạt và lao động sản xuất. [4]
Phương pháp tích hợp giáo dục là cách thức, là con đường để đạt được
các mục tiêu giáo dục ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai thông qua môn
Công nghệ 10. Tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai
trong môn Công nghệ phải dựa vào mối quan hệ vốn có, tự nhiên giữa mục tiêu
nội dung của môn Công nghệ với mục tiêu và nội dung của giáo dục ứng phó
BĐKH và phòng chống thiên tai để tránh sự gò ép, quá tải cho học sinh.
d) Yêu cầu khi tích hợp nội dung BĐKH và phòng chống thiên tai vào
môn Công nghệ 10 [4], [6], [8]
- Nội dung tích hợp ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai phải phù
hợp với nội dung bài dạy, tránh gượng ép làm cho việc tiếp thu kiến thức của
các em học sinh gặp khó khăn.

- Mức độ tích hợp các kiến thức ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai
phải đảm bảo phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Điều này có nghĩa là,
với vốn hiểu biết của mình và qua kiến thức đã được học, học sinh có thể liên hệ

4


để hiểu được các nội dung giáo dục BĐKH và phòng chống thiên tai trong các
bài học môn Công nghệ 10.
- Tăng cường sử dụng các câu hỏi vận dụng liên quan đến kiến thức ứng
phó BĐKH và phòng chống thiên tai, phát huy tính tích cực của học sinh trong
quá trình tham gia học tập.
- Phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và hướng dẫn điều chỉnh nội
dung dạy học môn Công nghệ 10 để tránh làm quá tải đối với học sinh khi dạy
tích hợp.
- Giáo viên có thể tổ chức các hình thức dạy học khác nhau để tìm hiểu về
ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai trên cơ sở các kiến thức được học vận
dụng vào điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.
e) Mức độ tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai
vào môn công nghệ 10 [4]
Tích hợp là sự kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức giáo dục
BĐKH và phòng chống thiên tai với kiến thức môn học thành một nội dung
thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên những mối quan hệ về lý luận và
thực tiễn được đề cập trong bài học. Sự tích hợp kiến thức giáo dục BĐKH và
phòng chống thiên tai vào môn Công nghệ 10 có thể phân thành các mức sau:
- Dạng tích hợp: Ở mức độ này, kỹ năng giáo dục BĐKH và phòng chống
thiên tai đã có trong chương trình, sách giáo khoa môn Công nghệ và trở thành
nội dung của môn Công nghệ. Các kiến thức về giáo dục kiến thức BĐKH và
phòng chống thiên tai có thể nằm trong một số bài hoặc một vài mục trong bài
môn Công nghệ.

- Dạng lồng ghép: Ở mức độ này, một phần của bài học Công nghệ có
mục tiêu và nội dung gắn với giáo dục BĐKH và phòng chống thiên tai, giáo
viên có điều kiện bổ sung các kiến thức, kỹ năng giáo dục BĐKH và phòng
chống thiên tai để làm phong phú thêm nội dung bài học và mở rộng kiến thức
thì giáo viên thực hiện hoạt động lồng ghép.
- Dạng liên hệ: Ở mức độ này, các kiến thức BĐKH và phòng chống thiên
tai không thể hiện rõ trong bài học công nghệ, nhưng các kiến thức trong bài có
điều kiện để giáo viên liên hệ một cách lôgic chặt chẽ với các kiến thức, kỹ năng
của giáo dục BĐKH và phòng chống thiên tai.
2.1.2 Cơ sở thực tiễn
Trong công tác giáo dục thì giáo dục BĐKH và phòng chông thiên tai là
nhiệm vụ quan trọng. Giáo dục BĐKH là nội dung được tích hợp trong một số
môn học ở trường phổ thông. Môn Công nghệ 10 là môn học có “môi trường”
phù hợp và thuận lợi để thực hiện giáo dục BĐKH và phòng chống thiên tai. Nội
dung môn Công nghệ 10 gồm kiến thức về nông, lâm, ngư nghiệp và tạo lập
doanh nghiệp, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến việc ứng phó với
BĐKH và phòng chống thiên tai. Việc học môn Công nghệ 10 tạo cơ hội cho
học sinh vận dụng các kiến thức của các môn khoa học cơ bản và những hiểu

5


biết về ứng phó với BĐKH và giảm nhẹ rủi ro thiên tai của các môn học này vào
thực tiễn học tập, sinh hoạt và lao động sản xuất.
2.2. Thực trạng vấn đề
2.2.1 Đối với Giáo viên
Trong quá trình dạy học, một số giáo viên còn có tâm lý sợ thiếu, sợ sơ
sài chưa sâu kiến thức nên còn quá ôm đồm trong việc tích hợp nhiều thông tin
về BĐKH và phòng chống thiên tai trong một nội dung bài học. Làm mất nhiều
thời gian gây nên sự quá tải trong tiếp thu kiến thức của học sinh.

Dự án “ Giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai” mới
được Bộ Giáo Dục tổ chức biên soạn thành cuốn riêng biệt, chưa lồng ghép vào
trong hệ thống sách giáo khoa công nghệ 10. Trong quá trình dạy học đa số giáo
viên chỉ mới khai thác kiến thức trong sách giáo khoa mà quên phần quan trọng
trong nội dung cần tích hợp. [6]
Thời lượng một tiết dạy chỉ diễn ra trong 45 phút, trong khi đó nội dung
kiến thức một số bài học rất nhiều. Để hoàn thành một tiết dạy theo chuẩn kiến
thức kỹ năng và có tích hợp kiến thức BĐKH thì giáo viên chỉ chú trọng một số
học sinh khá giỏi mà học sinh yếu kém không có cơ hội phán ánh và chia sẽ
những điều mình cảm nhận được (Vì để tất cả các em thể hiện chia sẻ tâm tư,
kiến thức thì không có thời gian).
2.2.2 Đối với Học sinh
Dự án “ Giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai” mới
được Bộ Giáo Dục tổ chức biên soạn thành cuốn riêng biệt, chưa lồng ghép vào
trong hệ thống sách giáo khoa công nghệ 10. Trong khi đó, một số học sinh vẫn
cho rằng nội dung bài học là nằm trong sách giáo khoa. Giáo viên có mở rộng
thêm thì học sinh cũng chỉ coi là nội dung bên ngoài, chỉ để tham khảo, chưa tập
trung chú ý tìm hiểu để liên hệ, cập nhật kiến thức.
Trong qua trình học tập, một số học sinh vẫn chưa nhận thấy vai trò quan
trọng của môn Công nghệ 10 nên các em còn hời hợt, chưa tập trung để tiếp cận
kiến thức, luôn có tư tưởng là môn phụ, không thi tốt nghiệp nên lơ là.
2.3. Giải pháp thực hiện
Nhiều lần trăn trở với mong muốn là làm thế nào để vừa truyền đạt kiến
thức bài học trong sách giáo khoa đồng thời vừa hướng dẫn học sinh liên hệ, mở
rộng, đào sâu kiến thức, tích hợp nội dung BĐKH và phòng chống thiên tai
trong chương trình công nghệ 10, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau:
2.3.1 Đối viến giáo viên
- Thứ nhất: Các mục tiêu và nội dung công nghệ 10, giáo dục BĐKH rất
phong phú và đa dạng. Tuy nhiên trong khuôn khổ thời gian một tiết học với
điều kiện dạy học cụ thể. Giáo viên xây dựng nội dung giảng dạy bài học vừa

đảm bảo được vừa tính sức cho học sinh vừa tạo sự hấp dẫn cho học sinh để
phát huy tính tích cực và chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp
nhận tri thức của mình.

6


- Thứ hai: Giáo viên phải chuẩn bị công phu và chu đáo giáo án, dự kiến
những tình huống có thể diễn ra trong tiết dạy và những kiến thức liên quan tới
BĐKH, phòng chống thiên tai.
- Thứ ba: Đôi khi chỉ là những liên hệ nhỏ qua nội dung nhưng không
được bỏ qua mà phải thực hiện thường xuyên liên tục, đặc biệt cần nhấn mạnh
đến những nhận thức và hành động thiết thực nhằm bảo vệ môi trường.
- Thứ tư: Tăng cường trang bị và sử dụng các thiết bị dạy học bộ môn, đặc
biệt các thiết bị dạy học hiện đại. Bài học về BĐKH rất cần những hình ảnh, âm
thanh sống động trong thực tiễn hàng ngày. Ví dụ như vi deo clip, tranh ảnh…
- Thứ năm: Kiến thức về BĐKH và phòng chống thiên tai cũng có thể tổ
chức được ở nhiều hình thức dạy học khác nhau như: hoạt động nhóm, cặp, cá
nhân. Giáo viên cần sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học nhưng vẫn
phải đảm bảo đúng thời gian quy định.
- Thứ sáu: Giáo viên cần đưa nội dung BĐKH và phòng chống thiên tai
vào việc kiểm tra đánh gía kết quả học tập của các em học sinh: kiểm tra bài cũ,
15 phút, 1 tiết.
2.3.2 Đối với học sinh
- Thứ nhất: Để học tốt môn Công nghệ và có kỹ năng thích ứng trong
cuộc sống, ứng xử tốt với môi trường xung quanh. Bên cạnh việc học tập từ giáo
viên, các thông tin trong sách giáo khoa, học sinh cần phải thường xuyên cập
nhật các thông tin về môi trường, khí hậu từ nhiều nguồn khác nhau. Có như vậy
các em học sinh mới hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu độc lập và tư duy
sáng tạo.

- Thứ hai: Các em phải chủ động trong việc nghiên cứu, tìm hiểu kiến
thức có liên quan đến nội dung tích hợp BĐKH từ dễ tới khó, từ lý thuyết tới
thực tiễn.
2.4. Tổ chức thực hiện [4], [6]
Bước 1: Xác định các nội dung giáo dục BĐKH và phòng chống thiên
ai cần tích hợp vào môn công nghệ 10
Căn cứ vào mối liên hệ giữa kiến thức môn học và các nội dung giáo dục
BĐKH và phòng chống thiên tai, giáo viên lựa chọn địa chỉ và phương án tích
hợp. Cụ thể cần trả lời câu hỏi: Tích hợp nội dung nào là hợp lý? Liên kết các
kiến thức về BĐKH và phòng chống thiên tai và giáo dục bảo vệ môi trường
như thế nào? Thời lượng bao nhiêu?....
Việc xác định địa chỉ tích hợp đúng và chính xác không chỉ tránh tình
trạng quá tải của học sinh mà còn làm phong phú thêm nội dung bài học.
Sau đây tôi xin giới thiệu bảng một số địa chỉ tích hợp “ Giáo dục BĐKH
và phòng chống thiên tai” trong dạy học công nghệ 10
Bài
2

Địa chỉ tích hợp
II.1 Thí nghiệm so
sánh giống

Nội dung tích hợp
Chọn tạo các giống có năng suất cao,
phẩm chất tốt nhưng phải có khả năng

Mức độ
tích hợp
Tích hợp


7


6

III. Quy trình công
nghệ nhân giống
bằng phương pháp
nuôi cấy mô tế bào

7

III. Độ phì
của đất

9

I. 1. Nguyên nhân
hình thành đất xám
bạc màu
II. 2. Nguyên nhân
hình thành đất xói
mòn mạnh trơ sỏi
đá

12

I. Một số loại phân
bón thường dùng
trong nông nghiệp


13

II.3 Phân vi sinh vật
phân giải chất hữu


15

II. Điều kiện khí
hậu đất đai

nhiêu

chịu nóng, chịu hạn, chịu úng, chịu
mặn… phù hợp với từng vùng sinh thái
khác nhau.
- Tăng cường áp dụng công nghệ nuôi
cấy mô tế bào tạo các giống có năng
suất cao, phẩm chất tốt nhưng phải có
khả năng chịu nóng, chịu hạn, chịu
úng, chịu mặn…
- Quá trình nuôi cấy mô tế bào không
hợp lý có thể gây ảnh hưởng tới môi
trường: bóng đèn sợi đốt, sử dụng điều
hòa, phát thải khí nhà kính → gây
BĐKH.
- Các thiên tai: lũ lụt, hạn hán, xói
mòn.. làm đất bị thoái hóa → ý thức
bảo vệ đất trồng, bảo vệ rừng và môi

trường sống.
- Tăng cường độ phì nhiêu đất → cây
sinh trưởng tốt, khỏe → thích ứng với
BĐKH.
- Do các thiên tai như mưa to, xói mòn
mạnh → Biện pháp cải tạo: xây dựng
hệ thống mương máng, ruộng bậc
thang, phủ xanh đất trống đồi núi trọc,
trồng rừng và bảo vệ rừng.
→ hướng dẫn học sinh, gia đình gần
vùng sạt lở, xói mòn cần cẩn thận khi
mưa lũ về.
- Sử dụng các loại phân bón hợp lý →
hạn chế BĐKH.
- Phân hữu cơ cần ủ hoai mục → bảo
vệ môi trường, phòng dịch bệnh, giảm
phát thải khí nhà kính góp phần giảm
nhẹ BĐKH.
- Khi có thiên tai: luc lụt, bão qua đi
cần sử dụng phân VSV phân giải chất
hữu cơ → thúc đẩy quá trình phân giải
chất hữu cơ bảo vệ môi trường.
- Diễn biến thất thường của thời tiết:
nắng nóng, mưa bão, lũ lụt… làm xuất
hiện nhiều sâu bệnh hại khó tiêu diệt
→ tăng cường sử dụng các loại thuốc
bảo vệ thực vật → ô nhiễm môi trường

Liên hệ


Liên hệ

Tích hợp

Liên hệ

Liên hệ

Liên hệ

8


19 II. Ảnh hưởng xấu
của thuốc hóa học
BTTV
đến môi
trường
III. Biện pháp hạn
chế ảnh hưởng xấu
của thuốc hóa học
BTTV
20 Ứng
dụng công
nghệ vi sinh sản
xuất thuốc BTTV
40 III. Ảnh hưởng của
môi
trường đến
nông lâm thủy sản

trong quá trình bảo
bảo

41 I. Bảo
giống
II. Bảo
giống

quản hạt
quản

củ

42 I.1.a Các dạng kho
bảo quản
II.2 bảo quản rau,
hao, quả tươi bằng
phương pháp lạnh

sống.
- Sử dụng thuốc bừa bãi, không hợp lý
→ Ô nhiễm môi trường, gây bệnh hiểm
nghèo cho con người → giảm khả năng
ứng phó với BĐKH và thiên tai.
- Cần tuân thủ nghiêm ngặt khi sử dụng
thuốc → hạn chế những tác động xấu
của thuốc → hs cần tuyên truyền cho
người thân ảnh hưởng xấu để góp phần
bảo vệ môi trường sống trong lành →
giảm thiểu BĐKH.

Sản xuất thuốc trừ sâu bệnh sinh học
→ bảo vệ môi trường, không gây độc
cho con người → dần thay thế thuốc
hóa học →giảm thiểu tác động đến
BĐKH.
- Điều kiện môi trường tác động mạnh
đến chất lượng nông lâm thủy sản như
nắng mưa, gió bão, lũ lụt, hạn hán…
(thiên tai)→ gây thiệt hại đến chất
lượng nông thủy sản.
- Khi bảo quản cần có các phương án
ứng phó BĐKH nhất là các hiện tượng
khí hậu cực đoan → đảm bảo an ninh
lương thực.
- Do ảnh hưởng của BĐKH (lượng CO2
tăng quá cao, lượng O2 giảm quá thấp
→ giảm sức sống của hạt và củ giống.
- Sử dụng hệ thống kho lạnh, lạnh đông
→ phát thải khí nhà kính nhiều → gây
BĐKH.
- Khi xây dựng hệ thống bảo quản cần
có phương án ứng phó những thiên tai
có thể xảy ra.
- Xây dựng kho bảo quản cần phù hợp
với từng vùng miền → ứng phó kịp
thời những diễn biến biến BĐKH và
thiên tai → đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia.
- Sử dụng hệ thống kho lạnh, lạnh đông
→ phát thải khí nhà kính nhiều → gây

BĐKH.
- Xây dựng kho cần sử dụng vật liệu

Liên hệ

Tích hợp

Tích hợp

Liên hệ

Liên hệ

9


chống nóng, có độ cách nhiệt tốt để tiết
kiệm năng lượng, giảm hiệu suất của
máy làm lạnh → giảm phát thải các
chất gây hiệu ứng nhà kính như CFC
trong máy lạnh.
50 I. Kinh doanh hộ - Nhà kinh doanh cần nâng cao kỹ năng Liên hệ
gia đình và doanh ứng phó khi có thiên tai xảy ra → hạn
nghiệp nhỏ
chế tổn thất về người và tài sản.
51 III. Lựa chọn lình Những vùng thưởng xảy ra thiên tai → Liên hệ
vực kinh doanh
lựa chọn các mặt hàng thiết yếu: nước
sạch, phao, áo mựa, túi chống thấm…
→ ứng phó nhanh và kịp thời.

Sau khi đã xác định địa chỉ tích hợp BĐKH vào trong từng bài thì giáo
viên tiến hành chi tiết hóa các nội dung đó vào trong bài giảng một cách cụ thể
dựa trên nguyên tắc của giáo dục tích hợp.
Bước 2: Xây dựng mục tiêu dạy học trong đó có mục tiêu giáo dục
BĐKH và phòng chống thiên tai trong bài học
Ví dụ: Khí xác định địa chỉ tích hợp ở bài 42: Bảo quản lương thực, thực
phẩm. Đối với bài này xây dựng tích hợp ở mức độ liên hệ là phù hợp. Vì nội
dung BĐKH chưa có trong sách giáo khoa nhưng nội dung bài học có liên quan
đến BĐKH và phòng chống thiên tại.
Bước 3: Lựa chọn các phương pháp dạy học và phương tiện phù hợp
với từng bài học
Ví dụ: Để tích hợp phần I bài 42 – Bảo quản lương thực thực phẩm
- Cho học sinh quan sát hình ảnh trực quan về các hiện tượng thời tiết cực
đoan như mưa bão, hạn hán, lũ lụt…
- Học sinh làm việc cá nhân để nêu ra hậu quả của hiện tượng đó.
- Ứng phó bằng cách xây dựng hệ thống kho bảo quản hợp lý với từng
vùng, từng miền → đảm bảo an ninh lương thực.
Bước 4: Tiến hành dạy học cụ thể
Bước 5: Điều chỉnh và cập nhật bài giảng. Dựa vào các nhận xét và
đánh giá trong quá trình thử nghiệm giáo viên tiến hành điều chỉnh nội dung bài
giảng cho phù hợp với từng lớp, từng học sinh.
BÀI SOẠN THỰC NGHIỆM SÁNG KIẾN [1], [2], [3], [5], [7], [11], [12]
Ngày soạn: 20/01/2017
Tiết 25 – Bài 42: BẢO QUẢN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
1. Về kiến thức:
- Kể tên các dạng kho bảo quản lương thực và nêu đặc điểm của mỗi dạng
kho để bảo quản lương thực.
10



- Nêu các bước của quy trình bảo quản thóc, ngô ở nước ta.
- Nêu các phương pháp bảo quản rau, hoa, quả tươi và quy trình bảo quản
rau hoa quả tươi phù hợp.
- Nêu pp bảo quản một số loại lương thực, thực phẩm ở gia đình; nhận xét
ưu, nhược điểm các cách bảo quản đó.
- Bảo quản lương thực, thực phẩm có ảnh hưởng đến BĐKH và phòng
chống thiên tai.
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện được kĩ năng quan sát hình ảnh trực quan, phân tích.
- Vận dụng vào thực tiễn cuộc sống để góp phần giảm thiểu BĐKH và
phòng chống thiên tai.
3. Về thái độ:
- Rèn luyện tư duy so sánh khi so sánh quy trình bảo quản sắn lát khô và
quy trình bảo quản khoai lang tươi.
- Có ý thức áp dụng kiến thức được học vào bảo quản, chế biến lương
thực, thực phẩm của gia đình.
- Ý thức tiết kiệm năng lượng như tiết kiệm điện, tiết kiệm nước ở trường
và ở gia đình cũng như tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện.
II. Phương tiện
- Tranh ảnh có liên quan đến công tác bảo quản lương thực, thực phẩm.
- Tranh ảnh về các hiện tượng cực đoan như: hạn hán, lũ lụt,
- Sơ đồ các quy trình bảo quản thóc, ngô, khoai, sắn, rau, hoa, củ, quả
phóng to.
III. Phương pháp
- Vấn đáp gợi mở
- Thảo luận nhóm, làm việc cá nhân.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Em hãy nêu điểm khác nhau giữa quy trình bảo quản hạt giống
và quy trình bảo quản củ giống?
3. Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu bảo quản lương thực
- GV: Cho HS quan sát hình ảnh về hiện I. Bảo quản lương thực
tượng miền trung và miền tây bị hạn hán 1. Bảo quản thóc, ngô:
và xâm nhập mặn ( hình ảnh phần phụ
a. Các dạng kho bảo quản:
lục trang 16, 17)→ Yêu cầu hãy cho biết
hậu quả của hiện tượng này?
- HS: Thiếu lương thực, thực phẩm/
Thiếu nước sinh hoạt và sản xuất/ Gây ra
các dịch bệnh cho con người và vật nuôi,
cây trồng...
11


- GV: Đây là do BĐKH gây ra, vậy
chúng ta cần làm gì để hạn chế hậu quả
này?
- HS: Xây dựng kho dự trữ lương thực/
Xây dựng hệ thống đê biển ngăn nước
biển xâm nhập, Sử dụng tiết kiệm nguồn
nước...
- GV: Quan sát hình 42.1 SGK và nghiên
cứu SGK cho biết: kho bảo quản lương
thực có đặc điểm như thế nào và có

những loại kho nào?
- GV: Đặc điểm thiết kế của kho bảo
quản thóc, ngô ở VN?
- GV: Xây kho bằng gạch, tường dày có
mục đích gì?
- HS: dựa vào SGK trả lời
- GV: Gầm thông gió có tác dụng gì?
- GV: Ngày nay BĐKH đang diễn ra rất
phức tạp như nước biển dâng, nhiệt độ
tăng, lũ lụt, hạn hán... Vậy khi xây dựng
kho tại các vùng, các vùng, các miền
(vùng ven biển, miền núi có lũ quét, lũ
ống) đó ntn để thích ứng với điều kiện
đó?
- HS: Xây dựng các kho bảo quản lương
thực thích ứng với từng vùng miền nông
thôn khác nhau như ven biển xây đê
biển, miền múi xây kho xa sông suối...
Khi xây dựng nên chọn các vật liệu mới
nhẹ, cách nhiệt, chịu được nước, chịu
nóng...
- GV: Mục đích xây dựng kho bảo quản
là gì?
- HS: Đảm bảo an ninh lương thực quốc
gia
GV tổng kết: Như vậy, trong tình hình
BĐKH phức tạp như hiện nay Đảng nhà
nước ta đã có chiến lược xây dựng nhà
kho, kho silo kiên cố hiện đại để đảm
bảo an ninh lương thực quốc gia đề

phòng sự BĐKH cực đoan như hiện nay.
Trong năm 2016 vừa qua BĐKH diễn ra
rất phức tạp, vùng đồng bằng sông cửu
long khô hạn, nước biển xâm nhập mặn,
miền

- Kho thường:
+ Xây bằng gạch, tường dày
+ Dưới sàn có gầm thông gió
+ Có trần cách nhiệt
+ Cửa ra vào thuận tiện cho cơ giới
hóa, vận chuyển.
- Kho silô: hình trụ, hình vuông,
được xây bằng gạch, bê tông cốt
thép hay thép.
Chú ý: Khi xây dựng kho cần chọn
các vật liệu xây dựng mới, nhiên liệu
tái tạo để thích ứng với BĐKH,
phòng chống thiên tai xảy ra. Tùy
từng vùng chọn địa điểm xây dựng
thích hợp.

12


trung thì hạn hán nhiều địa phương
không có mưa trong nhiều tháng, gây
thiếu nước sinh hoạt và sản xuất → Diện
tích đất canh tác bị thu hẹp nên sản
lượng nông sản bị giảm sút nghiêm

trọng
→ Cần dự trữ lương thực để ứng phó kịp
thời khi có các thiên tai bất thường xảy
ra.
- GV: Vì sao kho silô có năng suất bảo
quản lớn hơn kho thường? Ưu điểm lớn
nhất của kho silô so với kho thường là
gì?
- GV: quan sát hình 42.2, 42.3 có các
phương pháp bảo quản nào?
- GV: Trong trường hợp nào thì cần dùng
cào đảo và vì sao?
- HS: Do kho thường không có các thiết
bị điều khiển các điều kiện nhiệt độ, độ
ẩm nên phải dùng cào; để đảm bảo phân
bố đều nhiệt độ và điều hòa độ ẩm cho
thóc, ngô.
- GV: Chia lớp thành các tổ hoạt động
các nhóm theo bàn trong thời gian 10
phút:
+ Tổ 1: Nghiên cứu SGK các bàn thảo
luận theo nhóm và hoàn thành phiếu học
tập số 1 với nội dung liên quan quy trình
bảo thóc, ngô.
Phiếu học tập số 1:
Bước
1
2
3


Nội dung

Mục
đích

Thu hoạch
Tuốt, tẻ hạt
Làm sạch và phân
loại
4
Làm khô
5
Làm nguội
6
Phân loại theo chất
lượng
7
Bảo quản
8
Sử dụng
Câu hỏi: Trong các bước đó, bước nào

b. Một số phương pháp bảo quản:
- Bảo quản trong kho:
+ Đổ rời có cào đảo +
Đóng bao
- Phương pháp truyền thống: chum,
vại, thùng phuy…

c. Quy trình bảo quản thóc, ngô:

Thu hoạch → Tuốt, tẻ hạt → Làm
sach và phân loại → làm khô → làm
nguội → phân loại theo chất lượng
→ bảo quản → sử dụng

13


quan trọng nhất, vì sao?
+ Tổ 2 và 3: Nghiên cứu bảng 1 và trả lời
câu hỏi sau:
Bảng 1: Quy trình bảo quản sắn lát khô
và khoai lang tươi
Bước Sắn lát khô
Khoai lang
2. Bảo quản sắn lát khô, khoai
tươi
lang:
a. Quy trình bảo quản sắn lát khô:
1
Thu hoạch
Thu hoạch
Thu hoạch → chặt cuống, gọt vỏ →
2
Chặt cuống,
Hong khô
làm sạch → Thái lát → Làm khô →
gọt vỏ
Đóng gói → BQ kín, nơi khô ráo →
3

Làm sạch
Xử lý chất
sử dụng
chống nấm
4
Thái lát
Hong khô
5
Làm khô
Xử lý chất
chống nảy
mầm
6
Đóng gói
Phủ cát khô
7
Bảo quản kín
Bảo quản
8
Sử dụng
Sử dụng
Câu hỏi:
1) Trong từng quy trình trên, bước nào
b. Quy trình bảo quản khoai lang
quan trọng nhất? vì sao?
2) Hai quy trình trên căn bản khác nhau ở tươi:
Thu hoạch → Hong khô → Xử lý
điểm nào?
3) Ưu điểm của Bảo quản sắn lát khô so chất chống nấm → Hong khô → Xử
lý chất chống nảy mầm → phủ cát

với bảo quản khoai lang tươi là gì?
4) Vì sao trong bảo quản khoai lang tươi khô → BQ → Sử dụng
cần xử lý chất chống nấm và chống nảy
mầm? Khi xử lý cần chú ý gì?
- HS: các nhóm trong trả lời câu hỏi.
Nhận xét và bổ sung câu trả lời của các
bạn
- GV: nhận xét, tổng kết các phần hướng
dẫn HS kiến thức các phần đó.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bảo quản rau, hoa, quả tươi
+ Tổ 4: Nghiên cứu SGK phần phương
II. Bảo quản rau, hoa, quả tươi
pháp bảo quản rau, hoa, quả tươi và trả
1. Một số phương pháp bảo quản
lời câu hỏi:
rau, hoa, quả tươi:
1) Có những phương pháp bảo quản rau, - Bảo quản thường
hoa, quả tươi nào?
- Bảo quản lạnh
2) Trong các phương pháp đó, phương
- Bquản trong môi trường khí biến
pháp nào được dùng phổ biến? vì sao?
đổi
14


- HS: các tổ 4 trả lời câu hỏi. Nhận xét và
bổ sung câu trả lời của các bạn
- GV: nhận xét, tổng kết hướng dẫn học
sinh kiến thức phần các phương pháp bảo

quản rau, hoa, quả tươi.
- GV nêu vấn đề: Do phương pháp bảo
quản lạnh là phương pháp dùng phổ biến
nhất vì có thể áp dụng trên quy mô lớn
hoặc quy mô nhỏ trong hộ gia đình. Vậy
phương pháp bảo quản rau, hoa, quả tươi
bằng phương pháp lạnh ntn, chúng ta
sang phần 2.
- GV: vậy quy trình BQ rau, củ quả bằng
pp lạnh ntn?
- HS: trả lời quy trình dựa vào kiến thức
SGK.
- GV: Trước khi đưa rau quả vào bảo
quản trong tủ lạnh thường làm gì? Tác
dụng?
- GV: Để bảo quản lạnh với số lượng
lớn, người ta dùng kho lạnh. Vậy khi xây
dựng kho lạnh cần chọn vật liệu ntn để
giảm tác động đến BĐKH?
- HS: vật liệu chống nóng, có độ cách
nhiệt tốt để tiết kiệm năng lượng, giảm
hiệu suất của máy làm lạnh → giảm
phát thải các chất gây hiệu ứng nhà kính
như CFC trong máy lạnh.
GV tổng kết và liên hệ BĐKH: Trong
phương pháp bảo quản lạnh thực phẩm
quy mô lớn cũng như gia đình cần đặt
chế độ bảo quản lạnh phù hợp để hạn chế
tiêu thụ điện năng. Tủ lạnh thường xuyên
thải ra ga lạnh chứa Flo, Clo, CFC... có

hại cho môi trường - Phá hủy tầng ozon
→ Nên chọn tủ lạnh có chất lượng tốt,
hiện đại để thải ra ít ga lạnh gây hại môi
trường. Nên cắt thịt cá thành khúc nhỏ
vừa nhu cầu chế biến của gia đình để bớt
thời gian làm lạnh của tủ lạnh →tiết kiệm
điện năng.

- Bquản bằng hóa chất
- Bquản bằng tia chiếu xạ

2. Quy trình bảo quản rau, hoa,
quả tươi bằng phương pháp lạnh:
Thu hái → Chọn lựa → làm sạch →
làm ráo nước → bao gói → bảo quản
lạnh → sử dụng

4. Củng cố kiến thức:
1
5


- Kể những đặc điểm ưu việt nhất của kho silô so với kho thường?
- Vì sao bảo quản lạnh là phương pháp phổ biến để bảo quản rau, hoa,
quả tươi? Vì sao khi sử dụng máy lạnh, kho lạnh lại ảnh hưởng đến BĐKH?
5. Nhiệm vụ về nhà:
:- Liên hệ thực tiễn, trình bày cụ thể một quy trình bảo quản lương thực
phẩm ở gia đình. So sánh với quy trình được học để rút ra ưu, nhược điểm?

- Tìm hiểu các phương pháp bảo quản thịt, trứng, cá, sữa ở gia đình

và địa phương?
- So sánh khác nhau giữa bảo quản thịt và cá theo phương pháp lạnh?
PHỤ LỤC BÀI GIẢNG
Phiếu học tập số 1:
Bước
Nội dung
1
Thu hoạch
2
Tuốt, tẻ hạt
3
Làm sạch và phân loại
4

Làm khô

5
6
7

Làm nguội
Phân loại theo chất lượng
Bảo quản

8

Sử dụng

Mục đích
Thu hoạch thóc, ngô đã chín về nhà

Tách hạt lúa ra khỏi bông lua
Loại bỏ những rác, rơm, chất bẩn trong
thóc, ngô
Giảm lượng nước trong hạt để bảo quản dễ
dàng và lâu hơn
Tránh cho hạt bị vô hơi trở lại
Để dễ dàng trong quá trình sử dụng
Hạn chế những tổn thất về số lượng và
chất lượng
Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho
con người.

Bảng 1: Quy trình bảo quản sắn lát khô và khoai lang tươi
Bước
1
2
3
4
5
6
7
8

Sắn lát khô
Thu hoạch
Chặt cuống, gọt vỏ
Làm sạch
Thái lát
Làm khô
Đóng gói

Bảo quản kín
Sử dụng

Khoai lang tươi
Thu hoạch
Hong khô
Xử lý chất chống nấm
Hong khô
Xử lý chất chống nảy mầm
Phủ cát khô
Bảo quản
Sử dụng

16


Một số hình ảnh về hiện tượng hạn hán và xâm nhập mặn ở miền trung và
đồng bằng sông cửu long [12]

Ruộng đồng nứt nẻ

Cá nuôi chết trắng kênh do nhiễm mặn

Cây trồng bị chết cháy do gặp hạn hán
2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục a) Đối với học sinh
Trong quá trình dạy học khi áp dụng sáng kiến – Tích hợp kiến thức
BĐKH và thiên tai trong dạy học công nghệ 10 tôi thấy:
- Tạo được sự hấp dẫn, sôi nổi và hứng thú cho học sinh với những kiến
thức trong sách giáo khoa kết hợp với kiến thức BĐKH và thiên tai.

- Với những hình ảnh thực tế sinh động, kiến thức phong phú đã phát huy
tính tích cực, khả năng sáng tạo, kích thích tư duy, nâng cao trí tưởng tượng
phong phú của học sinh.
Để thấy rõ tính hiệu quả, trong năm học 2016 - 2017 tôi đã tiến hành thử
nghiệm giảng dạy ở 2 lớp 10B1 và lớp 10B2 trường THPT Triệu Sơn 5 (Trường
mà tôi đang công tác). Với lớp 10B 1 tôi giảng dạy theo thiết kế bài giảng có tích
hợp giáo dục kiến thức về BĐKH và phòng chống thiên tai. Lớp 10B 2 giảng dạy
theo thiết kế bài giảng với kiến thức chỉ có trong sách giáo khoa. Sau các bài

17


giảng đó tôi cho học sinh làm câu hỏi nhanh liên quan đến BĐKH và phòng
chống thiên tai trong bảo quản lương thực, thực phẩm.
Sau khi tổng hợp phiếu trả lời của học sinh tôi nhận được kết quả sau:
Lớp
10B1

Tổng Giỏi
số
SL %
39
6
15,38 %

10B2 44

0

0%


Khá
Trung bình
SL %
SL %
30 76,92% 3
7,70%
5

11,36% 15

Yếu
SL %
0
0%

34,09% 24

54,54%

Từ bảng kết quả trên và thái độ của các em trong tiết học tôi nhận thấy khi
giảng dạy lớp 10B2 với kiến thức chỉ có trong sách giáo khoa, đa số các em học
sinh không hào hứng, hăng say trong tiết học, chỉ có một số ít các em học sinh
cảm thấy hứng thú trong tiết học. Nên tiết học diễn ra ở lớp 10B 2 trầm hơn, ít sôi
nổi hơn. Và kết quả khi kiểm tra nhanh về kiến thức BĐKH và phòng chống
thiên tai liên quan đến bài học đa số các em đều không trả lời được, chỉ có một
số rất ít các em (5 học sinh) đạt mức độ khá. Ngược lại, ở lớp 10B 1 khi bài giảng
có lồng ghép kiến thức BĐKH và phòng chống thiên tai thì đại đa số các em học
sinh rất hứng thú, sôi nổi, hăng say trong tiết học. Khi kiểm tra nhanh về kiến
thức BĐKH và phòng chống thiên tai liên quan đến bài học thì các em đã vận

dụng rất tốt thể hiện sự hiểu biết của các em về BĐKH và phòng chống thiên tai.
Từ bảng số liệu trên thấy được rằng, việc lồng ghép kiến thức BĐKH và
phòng chống thiên tai mà tôi áp dụng vào giảng dạy cho học sinh là có hiệu quả
nhất định, điều đó thể hiện sự hứng thú, sôi nổi và hăng say trong tiết học phần
nào giúp cho các em học sinh hứng thú học môn Công nghệ hơn.
Ngoài ra, tôi nhận thấy ở lớp 10B 2 do không được giáo dục kiến thức về
BĐKH và phòng chống thiên tai nên đại đa số các em (gần 60%) không biết đến
kiến thức BĐKH và phòng chống thiên tai. Chỉ có rất ít các em có kiến thức về
BĐKH và phòng chống thiên tai này. Vì vậy việc tích hợp giáo dục kiến thức về
BĐKH và phòng chống thiên tai trong nhà trường là rất quan trọng và cấp thiết.
Từ đó giáo dục các em có ý thức và thái độ đúng đắn với hiện tượng BĐKH và
phòng chống thiên tai đang diễn ra ngày càng phức tạp và nguy hiểm ảnh hưởng
đời sống chúng ta hiện nay.
Sau khi tích hợp giáo dục kiến thức về BĐKH và phòng chống thiên tai
vào bài giảng các em đã có ý thức hơn trong hoạt động và hành vi của mình
như: biết sử dụng tiết kiệm điện (tắt các thiết bị điện quạt, đèn khi ra khỏi phòng
học), sử dụng tiết kiệm nguồn nước trong nhà trường. Bước đầu đã thể hiện sự
thay đổi trong hành vi và thói quen sinh hoạt của các em học sinh.
b) Đối với giáo viên
Ngoài thăm dò ý kiến học sinh, tôi còn tham khảo sự góp ý của đồng
nghiệp thông qua dự giờ, nhận xét, đánh giá giờ dạy. Tất cả các giáo viên dự giờ
đều đánh giá cao việc sử dụng các kiến thức BĐKH và thiên tai tích hợp trong
18


dạy học, giờ học trở nên sôi nổi, nhẹ nhàng và đem lại hiệu quả cao. Với việc
vận dụng tích hợp vào giảng dạy môn Công nghệ 10 đã góp phần đổi mới
phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy năng
lực người học.
Đối với bản thân, khi tích hợp kiến thức giáo dục BĐKH và phòng chống

thiên tai tôi thấy học sinh có hứng thú hơn, sôi nổi hơn, nhiệt tình hơn trong học
tập, nên có thêm động lực, niềm tin để tìm hiểu thêm về kiến thức BĐKH và
phòng chống thiên tai từ đó vận dụng, tích hợp kiến thức đó vào bài giảng khác
trong môn công nghệ. Mặt khác, vì học sinh luôn có tư tưởng môn Công nghệ là
môn phụ, môn không thi nên thường thờ ơ, không hứng thú, vì vậy khi tích hợp
hoặc đưa các kiến thức thực tiễn vào bài học giúp học sinh hứng thú, hăng say
hơn trong học tập từ đó giúp tôi có thêm nghị lực, tình cảm và gắn bó với công
việc, niềm đam mê của tôi trong nghề mà tôi đã chọn.
c) Khả năng ứng dụng và triển khai sáng kiến kinh nghiệm.
Sáng kiến " Tích hợp kiến thức Biến đổi khí hậu và phòng chống thiên
tai vào bài 42 trong môn Công nghệ 10". có thể ứng dụng và triển khai sâu
rộng và có hiệu quả hơn khi áp dụng đối với nhiều bài học môn Công nghệ 10 ở
cấp THPT.
Thực tế những kinh nghiệm trên đã được bản thân Tôi sử dụng và đem lại
hiệu quả giáo dục cao, đó là sự thực hiện quan điểm của Bộ giáo dục về dạy học
tích hợp, và tương lai không xa chương trình giáo dục THPT học sinh không
phải học nhiều môn học nữa, giáo viên cũng không còn bị phân biệt đối xử giữa
môn chính và môn phụ, mà giáo viên có thể dạy học theo chuyên đề, chủ điểm,
để học sinh phát huy năng lực tư duy tổng hợp, sáng tạo trên nhiều lĩnh vực,
nhiều môn học.
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
3.1. Kết luận
Từ việc so sánh giữa việc giảng dạy chỉ kiến thức SGK và giảng dạy có
tích hợp kiến thức giáo dục BĐKH và phòng chống thiên tai cho chúng ta thấy
sự hiệu quả rõ rệt. Qua đây chúng ta nhận thấy rằng: những môn học như môn
Công nghệ, mỗi thầy cô giáo muốn thành công trong tiết giảng dạy của mình,
ngoài việc luôn luôn thay đổi phương pháp, tư duy còn phải luôn tìm tòi, học
hỏi, cập nhật những kiến thức thực tiễn gắn liền với đời sống hàng ngày để giúp
học sinh hứng thú hơn, có tư duy lôgic và phát huy tính tích cực, sáng tạo trong
học tập và trong cuộc sống.

Ngoài ra, giúp học sinh trân trọng những giá trị thiên nhiên có những
hành động thiết thực như sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng như tiết kiệm
điện, tiết kiệm nước trong nhà trường và ở gia đình. Biết quan tâm, chia sẻ cảm
thông những khu vực bị ảnh hưởng của BĐKH và thiên tai. Từ đó, có hành động
thiết thực đó là Cán bộ Giáo viên, công nhân viên và các em học sinh trong nhà
trường Triệu Sơn 5 đã ủng hộ đồng bào miền trung bị hạn hán, đồng bào đồng
bằng sông cửu long bị xâm nhập mặn trong học kỳ II năm học 2015 – 2016.
19


Năm 2016 tất cả cán bộ giáo viên và học sinh đã ủng hộ 4 tỉnh miền trung bị cá
chết hàng loạt do ô nhiễm môi trường.
Đề tài của tôi cũng mới dừng lại ở một góc độ rất nhỏ và do thời gian có
hạn cũng như đây chỉ là kiến thức chủ quan của tôi nên không tránh được những
thiếu sót. Rất mong Quý Thầy Cô và các bạn đồng nghiệp đọc, cho ý kiến, ủng
hộ tôi để chúng ta có thể cùng nhau tạo ra những bài giảng hay hơn, mang lại sự
hứng thú học tập cho các em học sinh, góp một phần nhỏ bé của mình vào sự
nghiệp trồng người trong thời kỳ mới hiện nay.
3.2. Đề nghị
- Kính đề nghị các cấp lãnh đạo tạo điều kiện thường xuyên để các thầy
cô giáo đồng môn có nhiều thời gian giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy
với nhau.
- Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa có nhiều chính sách hơn nữa
nhằm động viên, khuyến khích thầy cô giáo chuyên tâm chuyên môn, tự tìm tòi,
sáng tạo nhằm tạo ra nhiều sáng kiến hay, có chiều sâu.
- Đối với Trường, các tổ chuyên môn nghiên cứu nội dung môn học từng
bài có nội dung phù hợp với kiến thức BĐKH và phòng chống thiên tai để có thể
lồng ghép vào bài học, không chỉ trong môn Công nghệ mà còn trong các bộ
môn khác góp phần bồi dưỡng thêm kiến thức về BĐKH và phòng chống thiên
tai cho học sinh giúp học sinh có kiến thức về BĐKH và phòng chống thiên tai

một cách hệ thống hơn, lôgic hơn. Từ đó có thái độ, ý thức hơn trong việc bảo
vệ môi trường, giảm thiểu hậu quả của BĐKH và thiên tai gây ra.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 30 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi
viết, không sao chép của người khác
Ký và ghi rõ họ tên

Lê Thị Ngoan

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đỗ Ngọc Hồng và các tác giả, Giới thiệu giáo án công nghệ 10, NXB
Hà nội, 2006.
[2]. Nguyễn Văn Khôi và các tác giả, Công nghệ 10, NXB Giáo dục,
2006.
[3]. Nguyễn Văn Khôi, Sách giáo viên Công nghệ, NXB Giáo dục , 2006.
[4]. Đặng Văn Nghĩa và các tác giả, Tài liệu giáo dục ứng phó vơi biến
đổi khí hậu và phòng chống thiên tai ở cấp trung học phổ thông môn công nghệ,
Hà nội, 2014.
[5]. Nguyễn Đức Thành, Phương pháp dạy học kỹ thuật nông nghiệp ở
trường THCS tập 2, NXB Giáo dục, 2001.
[6]. />[7]. />[8]. />[9]. />[10]. />[11]. www.wikipeda.org
[12].
/>
21




×