Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản tự sự cho học sinh trường THPT lang chánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.77 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU
VĂN BẢN TỰ SỰ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH

Người thực hiện: Phạm Thị Dung
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực: Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2018


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu

2
2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2


1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

2. NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lý luận: lý thuyết hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản
tự sự
3
2.1.1. Khái niệm đọc hiểu
3
2.1.2. Khái niệm tác phẩm tự sự

3

2.1.3. Đặc trưng của tác phẩm tự sự

3

2.2. Thực trạng dạy đọc hiểu văn bản tự sự ở trường THPT Lang Chánh

4

2.3. Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản tự sự ở
trường THPT Lang Chánh
2.4. Hiệu quả của đề tài

5
11

3. KẾT LUẬN


16

Tài liệu tham khảo

17

Danh sách SKKN đã được Hội đồng Sở GD&ĐT đánh giá

18

1


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
1.1 Lí do chọn đề tài:
Từ xưa đến nay, việc dạy và học văn trong nhà trường bao giờ cũng hết sức quan
trọng, nó góp phần hoàn thiện tâm hồn và nâng cao nhân cách cho các thế hệ học sinh.
Làm sao để học sinh (HS) có thể đọc hiểu và rung động trước những áng văn hay? Đó
là vấn đề đã được đặt ra từ lâu trong thực tiễn dạy học văn nói chung và dạy học văn ở
trường THPT Lang Chánh nói riêng.
Chúng ta đang bước vào ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, thời đại mà thế giới đã và
sẽ chứng kiến tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ. Do đó, không
quá khó hiểu khi giới trẻ hiện nay có xu hướng tìm đến Ngoại ngữ, Tin học và các môn
khoa học tự nhiên như là một sự bảo đảm cho tương lai. Có thể đây mà một trong
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS ngày nay không quan tâm nhiều đến văn
học, kỹ năng đọc hiểu, cảm thụ văn học rất yếu.
Gần đây, trong xu hướng phát triển của quan điểm dạy học hiện đại, vai trò chủ
thể của HS được đề cao, HS chính là chủ thể cảm thụ nghệ thuật. Do đó, xây dựng hệ

thống bài tập là một trong những biện pháp có có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong
quá trình phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS; đồng thời, cũng là một trong những
biện pháp nhằm đảm bảo nguyên tắc tích hợp trong dạy học văn ở trường THPT hiện
nay. Vì những lí do trên mà trong năm học 2017 – 2018 tôi đã mạnh dạn nghiên cứu
vấn đề về “Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản tự sự cho
học sinh trường THPT Lang Chánh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Thông qua hệ thống bài tập để HS tìm tòi, suy nghĩ và chiếm lĩnh tri thức,
đồng thời tăng cường tính thực hành trong quá trình dạy và học.
- Xây dựng hệ thống bài tập trong quá trình dạy học là một trong những biện
pháp góp phần hình thành và rèn luyện kỹ đọc hiểu văn bản văn học cho HS, giúp học
sinh có được những kỹ năng cơ bản khi đọc hiểu và tiếp nhận văn học. Từ đó, HS sẽ
không còn cảm thấy lúng túng, khó khăn khi đứng trước một tác phẩm văn học, tự bản
thân các em sẽ biết cách khám phá và cảm nhận thế giới muôn màu muôn vẻ của văn
chương.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Xây dựng và nghiên cứu hệ thống bài tập nhằm rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn
bản tự sự cho học sinh. (Ngữ văn 11, 12,Chương trình cơ bản)
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Điều tra khảo sát ban đầu, điều tra khảo
sát sau thực nghiệm. Kết quả điều tra khảo sát có phân tích, đánh giá và so sánh.
- Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức thực thực nghiệm và đối chứng tại hai lớp
11A7 và lớp 11A8.
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2


2.1. Cơ sở lí luận: Lý thuyết về hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng đọc hiểu
văn bản tự sự
2.1.1. Khái niệm đọc hiểu:

Khái niệm đọc hiểu đã thoát khỏi nghĩa thông thường với hai thao tác đọc và
hiểu mà đã trở thành một thuật ngữ của phương pháp dạy học bộ môn và có nội hàm
khoa học phong phú, gắn với lí luận dạy học văn, lí thuyết tiếp nhận tác phẩm, lí
thuyết giao tiếp, thi pháp học... Nó được hiểu như là phương thức đọc văn nhằm mục
đích cảm thụ và hiểu biết chính xác, cặn kẽ tác phẩm văn chương, khám phá và chiếm
lĩnh những giá trị văn chương. Theo Giáo sư Trần Đình Sử “Đọc hiểu văn bản như một
khâu đột phá trong việc đổi mới dạy học và thi môn Ngữ văn, là yêu cầu bức thiết đối
với việc đào tạo nguồn nhân lực mới cho đất nước tiến theo các nước tiên tiến” [2,
tr.56]
Có thể nói, đọc hiểu là một hình thức hoạt động có tính chất đặc thù của nhận
thức về văn học. Giữa đọc và hiểu tác phẩm có mối quan hệ biện chứng: do hiểu đúng
mà đọc đúng, nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hơn. Đầu tiên là đọc để nắm bắt được văn
bản, làm cơ sở cho việc tìm hiểu văn bản. Hiểu nội dung tức là người đọc đã phát hiện
ra các thông tin mà tác giả gửi gắm trong văn bản tác phẩm, kể cả việc nhận diện các
yếu tố nghệ thuật đã được sử dụng nhằm chuyển tải thông tin tới người đọc một cách
ấn tượng. Như vậy, hiểu là việc chạm tới nội dung bề mặt của ngôn từ nghệ thuật (còn
gọi là hiển ngôn), để từ đó có thể hiểu rung cảm trước những gì mà ngôn từ gợi ra để
nhận thức được chiều sâu ý nghĩa của văn bản (còn gọi là hàm ngôn).
Trong chương trình Ngữ văn bậc THPT hiện nay, đọc - hiểu được xem như một
khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy văn.
2.1.2. Khái niệm về tác phẩm tự sự:
Tự sự là thể loại văn học phản ánh cụ thể hiện thực đời sống một cách khách
quan bằng cách kể lại sự việc, sự kiện, miêu tả tính cách nhân vật, chi tiết... có đầu có
đuôi thông qua cốt truyện tương đối hoàn chỉnh và được kể lại bởi một người kể
chuyện nào đó (truyện có thể được kể ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ 3).
2.1.3. Đặc trưng của tác phẩm tự sự:
Tình tiết là dấu hiệu đặc trưng đầu tiên của truyện. Tình tiết là sự việc, là biến
cố đang vận động, đang phát triển. Tình tiết làm cho những sự việc ngẫu nhiên hằng
ngày kết tinh ngưng đọng lại thành truyện. Dù biến hoá trăm màu nghìn vẻ, tình tiết
luôn luôn tồn tại trong truyện. Tình tiết truyện có khi đơn tuyến, có khi đa tuyến, có

khi một chiều, có khi nhiều chiều.
Nhưng trung tâm của sự việc, của biến cố là con người, trung tâm của tình tiết
là nhân vật. Đối tượng chủ yếu của văn học là những con người với cuộc sống bên
trong và cuộc đời bên ngoài của họ. Truyện không phải chỉ kể về các sự việc, các biến
cố mà còn kể về con người, về vận mệnh của những con người.
3


Đã là truyện thì phải có lời kể chuyện. Lời kể là một yếu tố rất quan trọng của
truyện. Cốt truyện, nhân vật, toàn bộ hình tượng của truyện được dệt nên qua lời kể
đó. Lời kể một mặt là phương tiện để phản ánh cuộc sống thành hình tượng trong
truyện, mặt khác cũng lại là phương tiện để biểu hiện thái độ, tình cảm, tư tưởng, sự
đánh giá của tác giả đối với cuộc sống.
Một tác phẩm tự sự tất nhiên cũng giống như bất kì một tác phẩm nào khác, đòi
hỏi phải được phân tích toàn diện cặn kẽ và đúng phương hướng. Điều đặc biệt ở tác
phẩm thuộc thể truyện là cấu tạo hình tượng tác phẩm dựa vào ba yếu tố: Tình tiết,
nhân vật và lời kể như đã nêu. Cho nên khi phân tích cấu tạo hình tượng của truyện,
không thể không lưu tâm đến ba yếu tố đó. Đó cũng là nét phân biệt cấu tạo một tác
phẩm truyện với một bài thơ trữ tình hay một bài văn chính luận.
2.2. Thực trạng dạy đọc hiểu văn bản tự sự ở trường THPT Lang Chánh:
Đọc hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của văn bản thông qua
khả năng tiếp nhận của học sinh. Đọc hiểu là tiếp xúc với văn bản, hiểu được nghĩa
hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thông hiểu các thông điệp tư
tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật. Tuy nhiên,
từ thực tế giảng dạy tôi nhận thấy hoạt động đọc hiểu văn bản tự sự của học sinh
Trường THPT Lang Chánh chưa thực sự hiệu quả.
2.2.1. Về phía GV phổ biến và cũng là một trong những nhược điểm lớn cần
khắc phục trong dạy học văn bản tự sự hiện nay là GV “áp đặt” những kiến thức cách
hiểu văn chương của mình cho HS. Trong khi lẽ ra, GV phải là người bạn đọc lớn tuổi
có kinh nghiệm, người bắc cầu cho quá trình đối thoại giữa nhà văn và học sinh, tổ

chức, định hướng để tự HS từng bước chiếm lĩnh tác phẩm và tự phát triển dần.
Hiện nay, không ít GV chỉ “chạy” theo khối lượng kiến thức có trong sách giáo
khoa, dạy sao cho đủ, cho đúng phân phối chương trình, cho kịp thời gian, mà không
quan tâm đến việc tìm ra những biện pháp tác động đến quá trình nhận thức của HS,
rèn luyện cho các em những kỹ năng cơ bản để đọc - hiểu, cảm thụ văn bản.
2.2.2. Về phía học sinh: Thực trạng dạy học văn bản tự sự ở trường THPT
Lang Chánh đã cho chúng ta thấy được hầu hết HS chỉ đến với tác phẩm văn chương
thông qua bài giảng của thầy cô. HS lâu nay chỉ được coi như một khách thể, một đối
tượng tiếp thụ của GV, GV truyền đạt như thế nào thì HS hiểu như thế ấy theo kiểu áp
đặt. HS không cần thiết phải nói lên cách hiểu, cách nghĩ của mình trước một tác
phẩm. Hơn nữa, các em chạy theo mốt học các môn phục vụ cho khối thi, chọn ngành
nghề tương lai nên có thái độ thờ ơ, không yêu thích học môn Văn.
Phần lớn HS hiện nay kỹ năng đọc hiểu văn bản tự sự rất yếu nên các em cảm
thấy lúng túng, khó khăn khi tự mình đọc - hiểu, tiếp nhận văn bản. Một bộ phận HS
dù rất thích, nhưng lại không có những phương pháp, những kỹ năng cơ bản để tìm
hiểu văn bản tự sự nên các em cũng không thể khám phá và hiểu sâu sắc được cái hay,
4


cái đẹp của văn bản, cũng như những thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm đến bạn
đọc. Giờ học văn bản tự sự vì thế vẫn chưa thu hút được sự chú ý của người học.
Trong năm học 2017-2018, tôi đã tiến hành cho học sinh 3 lớp khối 11 làm bài
khảo sát về khả năng làm bài tập đọc hiểu văn bản tự sự và đã thi được kết quả ban
đầu như sau:
2.2.3 Kết quả khảo sát ban đầu:
Đối tượng
đối chứng
11A8
11A9
11A10



số
37
37
37

Giỏi
SL
0
0
0

Khá
%
0
0
0

SL
12
7
6

%
32,4
18,9
16,2

Trung bình

SL
%
24
64,9
25
67,6
23
62,2

Yếu
SL
1
5
7

%
2,7
13,5
18,9

Từ kết qủa khảo sát ban đầu cho thấy rằng:
- Số lượng và tỉ lệ % học sinh đạt loại giỏi ở 3 lớp 11A8, 11A9, 11A10 là không
có.
- Số lượng học sinh đạt loại khá ở 3 lớp trên đang còn rất thấp : Lớp 11A8 là
12/37 học sinh chiếm 32,4%; Lớp 11A9 và 11A10 thì chỉ có 6-7/37 học sinh chiếm tỉ
lệ thấp từ 16,2-18,9%.
- Số lượng và tỉ lệ học sinh trung bình ở 3 lớp trên đang còn rất cao chiếm hơn
60%. Đặc biệt là tỉ lệ học sinh yếu đang còn, nhiều nhất là lớp 11A10 chiếm 18,9%.
Từ thực trạng dạy và học, kết quả khảo sát việc đọc hiểu văn bản tự sự của học
sinh Trường THPT Lang Chánh như trên tôi nhận thấy cần đặt ra vấn đề rèn luyện kỹ

năng đọc hiểu văn bản tự sự cho HS. Đó là một trong những vấn đề cần được quan tâm
hơn cả trong qúa trình dạy học văn hiện nay để giúp các em có thể hiểu, cảm nhận
được cái hay, cái đẹp của văn chương và đi sâu vào lí giải được các tầng ý nghĩa tác
giả gửi gắm trong tác phẩm.
2.3. Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản tự sự ở
trường THPT Lang Chánh:
Hệ thống bài tập trước hết giúp HS hiểu đúng, cảm thụ đúng các văn bản tự sự
trong nhà trường, bổ sung những hạn chế mà thời lượng của một giờ đọc - hiểu không
cho phép giáo viên mở rộng.
Hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản tự sự sẽ hỗ trợ GV với tư
cách là người bạn đường tin cậy giúp HS hiểu đúng, cảm thụ đúng cái hay, cái đẹp của
văn bản. Bên cạnh đó, bài tập còn giúp GV mở rộng, bổ sung những hạn chế trong giờ
dạy chính khóa để HS chẳng những có thể hiểu đúng, cảm thụ đúng, còn có thể đánh
giá những vấn đề thuộc về tác phẩm một cách tinh tế, sâu sắc.
Hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản tự sự góp phần định hướng,
giúp HS phát hiện ra điểm sáng thẩm mỹ ấy. Nó là cơ sở giúp giải mã văn bản, khám
phá cái đẹp tiềm tàng, cũng như dụng ý nghệ thuật mà nhà văn gửi gắm thông qua lớp
vỏ ngôn từ của văn bản ấy.
5


Thông qua hệ thống bài tập, tăng cường tính thực hành cho học sinh trong quá
trình dạy học vănvăn bản tự sự, giúp học sinh nhận thức vai trò của việc đọc hiểu văn
bản trong quá trình làm văn.
Một trong những tín hiệu có thể đem đến cho người đọc những thông tin phong
phú về tác phẩm là những chi tiết nghệ thuật. Chi tiết “là tiểu tiết của tác phẩm mang
sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng” .Chi tiết ấy có thể là một lời nói, một cử chỉ,
một hành động của nhân vật, hoặc một sự vật, một hình ảnh thiên nhiên, một nét chân
dung… Chi tiết càng có sức biểu hiện càng góp phần nâng cao giá trị tác phẩm. Do đó,
tìm hiểu tác phẩm phải luôn xuất phát từ chi tiết nghệ thuật, nhất là các chi tiết quan

trọng. Muốn khám phá những chi tiết ấy cần bám sát văn bản ngôn từ và thế giới hình
tượng của tác phẩm, chú ý giọng điệu, kết cấu tác phẩm.
2.3.1. Bài tập đọc hiểu chi tiết nghệ thuật về nhan đề của văn bản tự sự:
Nhan đề là yếu tố đầu tiên của văn bản mà người đọc được tiếp xúc, là yếu tố
thể hiện tập trung nhất, cô đọng nhất dụng ý nghệ thuật của nhà văn muốn gửi gắm.
Nhan đề là một trong những tín hiệu nghệ thuật quan trọng, nhưng một số giáo
viên vẫn còn coi nhẹ, bỏ qua hai yếu tố này. Từ thực trạng trên, chúng tôi xây dựng bài
tập đọc hiểu chi tiết nghệ thuật về nhan đề, lời đề từ của văn bản tự sự qua một số ví
dụ sau:
1. Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, Kim Lân đã xây dựng một tình huống oái ăm:
Tràng - một người dân của xóm ngụ cư, nhà nghèo, xấu xí, ngờ nghệch, bấy lâu có
nguy cơ “ế vợ”, nay bỗng dưng nhặt được vợ chỉ nhờ mấy câu hò đùa và bốn bát bánh
đúc.
Theo như tình huống truyện, lẽ ra nhan đề truyện ngắn phải là “nhặt vợ”, tại sao
nhà văn lại đặt nhan đề cho truyện của mình là “Vợ nhặt”?
2. Tái hiện lại hình ảnh dân làng Xô – Man trong công cuộc đấu tranh chống lại
kẻ thù xâm lược, Nguyễn Trung Thành có thể đặt tên cho tác phẩm là “Làng Xô-man”
hay “Tnú” – theo tên nhân vật chính, nhưng nhà văn lại chọn nhan đề cho truyện ngắn
của mình là “Rừng xà nu”.
Theo anh (chị), tại sao Nguyễn Trung thành lại chọn nhan đề cho truyện ngắn
của mình như vậy?
 Bài tập cảm thụ chi tiết nghệ thuật về nhan đề của văn bản tự sự mà chúng
tôi xây dựng góp phần khêu gợi trí tò mò và mong muốn khám phá của người đọc.
Đây là một cách hay để tạo sự chú ý, kích thích hứng thú của các em.
2.3.2. Bài tập đọc hiểu chi tiết nghệ thuật về hình tượng nhân vật trong văn bản
tự sự:
Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong văn bản. Nhân vật
văn học có thể có tên riêng( Tấm, Cám…), cũng có thể không có tên riêng( thằng bán
tơ trong Truyện Kiều)…Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính
cách của con người.Vì tính cách là kết tinh của môi trường nên nhân vật văn học dẫn

6


dắt người đọc vào các môi trường khác nhau của đời sống. “Nhân vật văn học còn
thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người. Vì thế,
nhân vật luôn gắn liền với củ đề tác phẩm”. [1, Tr.236]
Bài tập đọc hiểu về hình tượng nhân vật mà chúng tôi xây dựng cũng dựa trên
cơ sở khai thác các chi tiết nghệ thuật về những biểu hiện đã nêu
♦ Kiểu 1: Chi tiết nghệ thuật về tên nhân vật
Tên nhân vật là một tín hiệu nghệ thuật mà nhà văn hết sức chú ý vì nó góp
phẩn phản ánh tính cách của nhân vật, không khí tác phẩm cũng như phong cách của
tác giả. Tuy nhiên, có một số trường hợp, nhà văn không đặt tên, mà gọi nhân vật của
mình bằng những danh từ, đại từ phiếm định. Cách gọi như vậy cũng nhằm thể hiện
dụng ý nghệ thuật riêng của tác giả.
Tìm hiểu chi tiết nghệ thuật về tên nhân vât, chúng tôi định hướng học sinh dựa
trên các bài tập như sau:
1. Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu:
- Theo anh (chị) tại sao tác giả không đặt tên cho nhân vật nữ chính, mà gọi
bằng một cụm từ phiếm định “người đàn bà hàng chài”?
- Có phải ngẫu nhiên không khi Nguyễn Minh Châu đặt cho nhân vật của mình
những cái tên như Phùng, Đẩu, Phác?
2. Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân có ba nhân vật chính, nhưng tác giả chỉ
đặt tên cho hai nhân vật là Tràng và bà cụ Tứ, còn người phụ nữ vợ Tràng - cô ta thậm
chí không có tên, lúc được gọi là “thị”, là “cô ả”, lúc là “người đàn bà”.
Theo anh (chị) tại sao nhà văn không đặt cho nhân vật, cách gọi tên nhân vật
của Kim Lân gợi anh (chị) suy nghĩ gì về số phận con người?
3. Trong truyện ngắn “Chí Phèo”, Nam Cao có ngụ ý gì khi đặt tên cho hai cha
con địa chủ, cường hào cùa làng Vũ Đại là (Bá) Kiến và (Lí) Cường?
 Các bài tập trên đây góp phần hình thành cho học sinh kỹ năng tìm hiểu về
ý nghĩa của tên nhân vật khi gắn nó với cuộc đời số phận của nhân vật trong quá trình

tìm hiểu văn bản tự sự, từ đó, hiểu được dụng ý nghệ thuật của nhà văn qua việc đặt
tên cho nhân vật.
♦ Kiểu 2: Chi tiết nghệ thuật về ngoại hình nhân vật
Trong văn bản tự sự, miêu tả ngoại hình chính là một biện pháp của nhà văn
nhằm hé mở tính cách nhân vật. Nhà văn thường khắc họa nhân vật bằng cách miêu tả
vẻ bề ngoài như: cử chỉ, tác phong, diện mạo. đồ dùng, cách ăn mặc, nói năng của
nhân vật.
Các bài tập cảm thụ về ngoại hình nhân vật mà chúng xây dựng dựa trên những
chi tiết trên.
1. Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” Nguyễn Minh Châu đã miêu tả
nhân vật người đàn bà hàng chài như sau:
7


“Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của người đàn
bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi
sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ” [4, Tr.71].
Vẻ bề ngoài ấy gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc đời, số phận nhân vật.
2. Suy nghĩ của anh (chị) về sự thay đổi ngoại hình của Chí Phèo - nhân vật
trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao - sau khi ra tù qua đoạn trích sau:
“Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc
như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà
rất câng câng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần áo nái đen với áo
Tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông thày
tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!” [3, Tr.146].
♦ Kiểu 3: Chi tiết nghệ thuật về ngôn ngữ nhân vật
Trong các văn bản tự sự nói chung, lời nói của nhân vật thường chiếm tỉ lệ ít
hơn so với ngôn ngữ người kể chuyện nhưng lại có khả năng thể hiện sinh động và
khơi gợi cho người đọc hình dung về bản chất, tính cách của nhân vật. Qua lời ăn tiếng
nói của một người, chúng ta có thể nhận ra trình độ văn hoá, nhận ra tính cách của

người ấy.
1. Đọc đoạn trích sau trong tác phẩm Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân và trả lời câu hỏi
nêu bên dưới:
“Rồi đến một hôm, quản ngục mở khóa cửa buồng kín, khép nép hỏi ông Huấn:
- Ðối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là một người
có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều. Miễn là ngài giữ kín cho. Sợ đến tai lính
tráng họ biết, thì phiền lụy riêng cho tôi nhiều lắm. Vậy ngài có cần thêm gì
nữa xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất.
Ông đã trả lời quản ngục:
- Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân
vào đây” [3, Tr.111].
Theo anh (chị), tại sao Huấn Cao lại nói với viên quản ngục như vậy trong khi
viên quản ngục đã biệt đãi ông?
2. Suy nghĩ của anh chị về câu nói của chị Tí trong tác phẩm “ Hai đứa trẻ” của
Thạch Lam:
“Trời nhá nhem tối, bây giờ chị em Liên mới thấy thằng cu bé xách điếu đóm
và khiêng hai cái ghế trên lưng ở trong ngơ đi ra; chị Tí, mẹ nó, theo sau, đội cái
chỏng trên đầu và tay mang không biết bao nhiêu là đồ đạc: tất cả cái cửa hàng của
chị.
- Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế?
Chị Tí để chỏng xuống đất, bày biện các bát uống nước mãi rồi mới chép
miệng trả lời Liên:
- Ối chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì” [3, Tr.96].
8


 Kiểu bài tập trên đây rèn luyện cho HS kỹ năng khi phân tích nhân vật ta
cần đặc biệt chú ý phân tích ngôn ngữ nhân vật. Khi tiếp xúc với văn bản tự sự, các em
không lướt qua ngôn ngữ nhân vật như trước đây nữa, mà dừng lại suy ngẫm, từ đó
hiểu và cảm nhận một cách toàn diện về con người nhân vật.

♦ Kiểu 4: Chi tiết nghệ thuật về nội tâm nhân vật
Thế giới nội tâm của con người rất sâu kín, phong phú, phức tạp. Ngòi bút của
nhà văn có khả năng miêu tả được những ngõ ngách xâu kín của nội tâm con người từ
những điều thuộc phạm vi ý thức đến những điều trong cõi tiềm thức, vô thức. Qua đó
ta có thể xét đoán được tính cách nhân vật.
Bài tập rèn luyện kỹ năng cảm thụ ngôn ngữ của nhân vật mà chúng tôi xây
dựng cũng chú ý khai thác khía cạnh trên.
1. Đọc đoạn trích sau trong tác phẩm “Vợ nhặt” – Kim Lân và trả lời câu hỏi nên bên
dưới:
“Hắn nhổ vu vơ một bãi nước bọt, cười tủm tỉm một mình. Nhìn thị ngồi ngay
giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi
đấy ư? Hà! Sự việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn cũng chỉ tầm phơ, tầm phào
đâu có hai bận, ấy thế mà thành vợ thành chồng…” [4, Tr.26].
Theo anh (chị), tại sao ngay cả khi người phụ nữ kia đã vào trong nhà mình,
đang ngồi trên giường mình, nhân vật Tràng vẫn tự hỏi: “Ra hắn đã có vợ rồi đấy
ư?”?
♦ Kiểu 5: Chi tiết nghệ thuật về mối quan hệ giữa nhân vật với các nhân vật
khác
Trong quá trình xây dựng nhân vật, nhà văn còn khắc họa tính cách nhân vật
thông qua sự va chạm, cọ xát với những nhân vật khác, những tính cách khác. Chính
mối quan hệ với nhân vật khác sẽ giúp người đọc có cái nhìn đúng đắn về con người
của nhân vật.
Các bài tập mà chúng tôi xây dựng dưới đây hướng HS khai thác các chi tiết
nghệ thuật về mối quan hệ giữa các nhân vật:
- Chi tiết nghệ thuật về hình tượng không gian:
Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật. Không
gian nghệ thuật không những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn
ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy những quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của
tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính
độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật. Vì vậy không

thể tách hình tượng ra khỏi không gian mà nó tồn tại.
Bài tập về hình tượng không gian mà chúng tôi xây dựng dưới đây sẽ góp phần
rèn luyện cho HS kỹ năng phát hiện và nắm bắt được hình tượng không gian trong văn
bản tự sự.
9


Ví dụ: Cảm nhận của anh (chị) về dụng ý nghệ thuật của Tô Hoài khi nhà văn
miêu tả căn buồng Mị ở khi về làm dâu nhà thống lý Pá Tra qua đoạn văn sau:
“Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay.
Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng” [4,Tr.6].
- Chi tiết nghệ thuật về hình tượng thời gian:
Ví dụ: Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, bối cảnh câu chuyện được Thạch Lam
tổ chức theo đúng trình tự thời gian: bắt đầu từ lúc chiều tàn, đến lúc trời nhá nhem tối
rồi kết thúc là thời điểm phố huyện lúc đêm khuya:
- “Chiều, chiều rồi (…)”
- “Trời nhá nhem tối (…)”
- “Trời bắt đầu đêm (…)”
- “(…) chỉ còn đêm khuya (…)”
Theo anh “(chị), tại sao Thạch Lam lại chọn bối cảnh thời gian như vậy để tái
hiện lại khung canh thiên nhiên và cuộc sống con người nơi phố huyện?
2.3.3. Bài tập đọc hiểu chi tiết nghệ thuật mở đầu, kết thúc văn bản tự sự:
Một tác phẩm văn chương hoàn chỉnh về mặt nội dung và hình thức bao giờ
cũng phải có mở đầu và kết thúc. Mở đầu tác phẩm thường là sự phát hiện, chi tiết mở
đầu một tác phẩm luôn mang đến cho người đọc những khám phá thú vị. Còn kết thúc
tác phẩm là những gì sẽ đọng lại nhiều nhất trong tâm trí người đọc. Dựa vào cơ sở
trên, chúng tôi xây dựng các bài tập đọc hiểu chi tiết nghệ thuật mở đầu và kết thúc
văn bản tự sự qua ví dụ sau:
Mở đầu truyện ngắn “Chí Phèo”, Nam Cao viết:
“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu

hắn chửi trời”.“…Rồi hắn chửi đời”.“…Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ
Đại”,“…hắn chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn”,“…hắn cứ thế mà chửi, hắn
cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo” [3 ,Tr.146].
Nhưng cuộc đời Chí Phèo lại bắt đầu bằng chi tiết: Một người đi thả ống lươn
nhặt được Chí Phèo “trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên cái lò
gạch bỏ không”.
Theo anh (chị), Nam Cao có dụng ý gì khi mở đầu truyện bằng tiếng chửi của
Chí Phèo chứ phải bằng chính lai lịch của nhân vật?
Tóm lại, hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản tự sự mà tôi xây
dựng trên đây nhằm mục đích hình thành và phát triển kỹ năng cảm thụ đọc hiểu cho
học sinh THPT Lang Chánh, tạo cho các em những phản xạ có điều kiện, những kĩ
năng khi tiếp xúc với tác phẩm văn chương.
2.4. Hiệu quả của đề tài:
10


2.4.1. Mô tả thực nghiệm:
- Mục đích: Tôi triển khai thực nghiệm hệ thống bài tập trên để có được những
cơ sở bước đầu nhằm kiểm tra tính khả thi và khẳng định hiệu quả hệ thống bài tập bổ
trợ rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản tự sự mà đề tài xây dựng.
- Đối tượng và phạm vi thực nghiệm: Khi triển khai vận dụng một số bài tập
theo phương án mà đề tài đề xuất vào thực tiễn giảng dạy, tôi chọn 2 lớp ở khối 11 tại
trường THPT Lang Chánh.
- Thời gian: tôi tiến hành thực nghiệm trong năm học 2017-2018
2.4.2. Nội dung và quy trình thực nghiệm:
- Tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm theo hướng: cho HS làm những bài tập
đọc hiểu theo phương án mà đề tài xây dựng
- Cách thức tiến hành:
+ Bước 1: Chọn 2 lớp khối 11, lớp thực nghiệm là 11A7, lớp đối chứng là 11A8
Trường THPT Lang Chánh

+ Bước 2: Cho HS lớp thực nghiệm làm bài. Kiểm tra chất lượng bài của HS
sau khi thực nghiệm
+ Bước 3: Thống kê, xử lý kết quả phiếu khảo sát, bài kiểm tra của HS và rút ra
kết luận.
2.4.3. Cách thức đánh giá:
Kiểm tra 90 phút như hình thức kiểm tra định kỳ của học sinh nhằm đánh giá
khả năng hiểu hình tượng nhân vật thông qua các chi tiết nghệ thuật đã học trong văn
bản.
- Đề kiểm tra: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong
truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao.
- Yêu cầu cần đạt.

Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
CỤC

Mở
bài
Thân
bài

1.5

Giới thiệu khái quát về tác giả Nam Cao, tác phẩm “ Chí
Phèo” và nhân vật “Chí Phèo”.
1

Sự xuất hiện độc đáo của Chí Phèo
- Hắn say rượu, vừa đi vừa chửi

- Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo

1.0
0.25
0.75

2

Quá trình tha hoá của Chí Phèo
- Từ người nông dân hiền lành, lương thiện trở thành thằng
lưu manh
+ Chí Phèo trước khi đi tù

2.0
1.0

7.0

11


 Thân phận mồ côi, không cha không mẹ, sống và làm
thuê cho nhiều người, 20 tuổi làm canh điền cho Bá Kiến.
 Giàu lòng tự trọng: cảm thấy nhục khi bà ba Bá Kiến
sai làm “những việc không chính đáng”.
 Hiền lành, từng “ao ước có một gia đình nho nhỏ.
Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải.”
+ Chí Phèo sau khi đi tù về
 Nhân hình: hình dáng của một thằng lưu manh.
 Nhân tính: hung hăng, liều lĩnh, hành động và lời nói

của Chí Phèo là của một tên đầu bò chính cống: uống rượu,
chửi, rạch mặt, ăn vạ.
- Từ thằng lưu manh trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại
1.0
 Bị Bá Kiến lừa gạt, lợi dụng, biến thành tay sai
 Triền miên trong những con say, phá tan bao cơ
nghiệp, đạp nát bao cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh
phúc, làm chảy máu và nước mắt bao nhiêu người lương
thiện.
2.0
3 Quá trình hồi sinh của Chí Phèo
1.0
- Từ tỉnh rượu tới tỉnh ngộ
 Gặp Thị Nở, lần đầu tiên tỉnh rượu, nhận thấy những
âm thanh cuộc sống xung quanh, ý thức được sự tồn tại của
mình.
 Nhớ lại quá khứ xa xôi với những ước mơ bình dị như
bao người dân quê khác
 Nghĩ đến hiện tại ốm đau, nghĩ về tương lai cô độc
với tuổi già, hắn thấy lo sợ.
- Từ ngạc nhiên, xúc động đến khao khát hoàn lương và 1.0
mong ước hạnh phúc
 Ăn cháo hành của Thị Nở, lần đầu tiên được chăm sóc
bởi một bàn tay đàn bà.
 Ngạc nhiên, xúc động, vừa vui vừa buồn, ăn năn, hối
hận, muốn trở lại làm người – một người nông dân hiền
lành, lương thiện.
 Khát khao hạnh phúc và một mái ấm gia đình bên Thị
Nở
2.0

4 Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo
1.0
- Thất vọng và đau đớn
 Khi bị Thị Nở từ chối, hắn ngẩn người ra, sửng sốt,
không nói nên lời, khi Thị Nở về hắn gọi thị lại, níu lại 
khao khát yêu thương, tha thiết muốn làm người lương thiện
 Uống rượu, càng uống càng tỉnh, thấm thía bi kịch 
12


Kết
luận

đau khổ
- Phẫn uất và tuyệt vọng
 Xách dao đến giết Bá Kiến và tự sát  tuyệt vọng,
khủng hoảng, bế tắc
- Hình tượng nhân vật Chí Phèo
+ Là hình tượng điển hình cho người nông dân bị lưu manh
hoá
+ Thể hiện giá trị hiện thực của tác phẩm và tình cảm nhân

1.0

1.5

đạo của nhà văn.
+ Thể hiện tài năng nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí của
nhà văn.


Tuy nhiên, đáp án trên đây khá chi tiết, do đó, cũng cần cân nhắc, linh hoạt
không nên quá nguyên tắc, cứ dựa trên đáp án, đếm đầy đủ các ý để đánh giá bài làm
của HS.
2.4.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm:
- Kết quả bài kiểm tra cảm nhận của HS về hình tượng nhân vật Chí Phèo
Đối tượng
Số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
lượng SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Lớp thực
nghiệm
37
2
5,4
15
40,5
20
54,1
0
0

11A7
Lớp đối
chứng
37
0
0
12
32,4
24
64,9
1
2,7
11A8
Căn cứ vào kết quả tổng hợp ở bảng trên, so sánh kết quả bài làm của HS lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
- Tỉ lệ HS hiểu sâu sắc các chi tiết nghệ thuật tiêu biẻu, hiểu hình tượng nhân
vật Chí Phèo của các lớp thực nghiệm (5,4%) cao hơn lớp đối chứng (0%).
- Tỉ lệ HS nắm bắt các chi tiết nghệ thuật tiêu biẻu, hiểu hình tượng nhân vật
Chí Phèo của các lớp thực nghiệm (40,5%) cao hơn lớp đối chứng (32,4%).
- So với lớp đối chứng, tỉ lệ HS hiểu chưa sâu sắc, mức độ trung bình ở lớp
thực nghiệm có giảm từ 2,7% xuống 0%..
Trên đây là những kết luận được rút ra dựa trên kết quả bài làm của HS hai lớp
thực nghiệm và hai lớp đối chứng. Nếu như căn cứ vào từng bài làm cụ thể của HS
trong quá trình chấm bài, chúng tôi có một số nhận xét như sau:
HS ở lớp đối chứng, các em chủ yếu tái hiện lại đúng kiến thức đã học về hình
tượng nhân vật Chí Phèo, chỉ có một số HS khá giỏi mới nêu những suy nghĩ, cảm
13


nhận riêng của bản thân về các yếu tố có liên quan đến quá trình tái hiện hình tượng

nhân vật, hoặc cảm nhận chung về hình tượng đó. Trong quá trình làm bài, nhiều HS
vẫn làm theo kiểu nhớ gì, viết đó, thậm chí sa vào việc kể lại câu chuyện về nhân vật
chứ không phải cảm nhận về hình tượng nhân vật như đề yêu cầu. Bên cạnh đó, phần
nhiều học sinh chưa có kỹ năng chọn lọc những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu quan trọng
để khai thác, làm sáng rõ hình tượng.
HS ở lớp thực nghiệm, các em biết chọn lọc những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu,
quan trọng, có liên quan đến nhân vật cũng như quá trình phát triển tính cách nhân vật
để bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của bản thân. Các em có thể hiểu và lí giải các vấn đề
có lên quan đến hình tượng nhận vật một cách toàn diện, sâu sắc hơn.
Cùng cảm nhận chi tiết nghệ thuật về ngoại hình nhân vật “Chí Phèo”, phần lớn
HS lớp đối chứng chỉ dừng lại ỏ mức độ tái hiện lại hình tượng nhân vật.
Ví du:
Khi đi ơ tu vê Chi Pheo đa bi biên đôi vê ngoai hinh “cai đầu thì troc lốc, cái
răng cao trăng hơn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm” , trông
măt hăn không khác gì môt con vât la. Chi Pheo tư môt ngươi lương thiên đa bi biên
thanh lưu manh quy dư mât hêt tính người.
Trong khi đó, nhiều HS trong lớp thực nghiệm, ngoài việc tái hiện lại hình
tượng nhân vật, còn bày tỏ những cảm nhận, đánh giá của bản thân.
Ví dụ:
Sau khi ra tù, Chí Phèo đã thay đổi hẳn. “Trông hắn đặc như thằng săn đá! Cái
đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt
gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực
phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy”. Chí Phèo
trông rất ghê rợn và đáng sợ. Có thể nói, Chí Phèo đã mang theo bên mình tất cả
những gì mà nhà tù thực dân đã chạm khắc vào cơ thể. Ta không thể tìm thấy hình ảnh
một anh canh điền hiền lành, lương thiện, biết hy vọng, biết ước mơ mà thay vào đó là
hình hài của một con quỷ dữ. Bằng ngòi bút miêu tả bậc thầy, Nam Cao đã lên án chê
độ thực dân phong kiến, chính sự đàn áp, bắt bớ một cách phi lý, vô tội vạ đã đẩy
người nông dân vào con đường tù tội, rồi bị tha hoá mất hết tính người.
Từ thực tế tham gia dự giờ tiết dạy tác phẩm “Chí Phèo” ở hai lớp thực nghiệm

và đối chứng cùng với kết quả bài làm của HS, chúng tôi nhận thấy, dù sử dụng câu
hỏi, bài tập đọc hiểu trong sách giáo khoa, hay sử dụng kết hợp cả câu hỏi, bài tập
trong sách giáo khoa và bài tập theo phương án mà luận văn đề xuất, GV bộ môn vẫn
đảm bảo đúng yêu cầu cần đạt của bài học về mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ. Tuy
14


nhiên, kết quả bài làm của HS lại có sự chênh lệch. Sự chênh lệch ấy là do khi HS lớp
thực nghiệm tham gia giải quyết các bài tập đọc hiểu, các em chủ động tìm tòi suy
nghĩ, mạnh dạn thể hiện chính kiến của bản thân, sau đó được GV và các bạn cùng lớp
nhận xét, bổ sung thiếu sót, giúp các em khắc sâu kiến thức hơn. Hơn nữa, những bài
tập đọc hiểu giúp các em biết chú trọng đến những chi tiết nghệ thuật quan trọng, lướt
qua những tiết không quan trọng. Chính điều này đã góp phần định hướng cho HS
trong quá trình làm bài văn nghị luận.
Mặc dù, kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng chênh lệch không
nhiều, nhưng nó giúp chúng tôi có cơ sở để bước đầu khẳng định hiệu quả của hệ
thống bài tập rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản tự sự cho HS THPT. Tuy nhiên, như
đã nói ở trên, mục đích thực nghiệm của chúng tôi không phải là chỉ qua một vài tiết
dạy để khẳng định ưu thế của hệ thống bài tập bổ trợ mà đề tài xây dựng. Rõ ràng, để
đánh giá kết quả một giờ dạy cũng như thẩm định hiệu quả thực tiễn của hệ thống bài
tập bổ trợ không phải là chuyện đơn giản, thực hiện trong một sớm một chiều, cũng
không phải chỉ dựa vào các con số định lượng trên bảng thống kê.
Kết quả thực nghiệm nhằm giúp chúng tôi bước đầu đánh giá, kiểm chứng tính
khả thi và hiệu quả của hệ thống bài tập bổ trợ từ đó rút kinh nghiệm để hoàn thiện đề
tài nhằm tạo ra một phương án mới cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy và rèn
luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản tự sự cho HS.
3. KẾT LUẬN
Hệ thống bài tập mà đề tài xây dựng có tính khả thi cao và có thể vận dụng nó
vào thực tiễn giảng dạy văn học ở trường THPT Lang Chánh. Tuy nhiên, đây cũng chỉ
là kết quả ban đầu, mặc dù có khả quan nhưng để tránh sự lý tưởng hoá tôi cho rằng hệ

thống bài tập đó cần có nhiều thời gian để thực tế kiểm nghiệm và cần nhiều sự đóng
góp chân thành từ nhiều phía trong thời gian gần nhất hệ thống bài tập mà đề tài xây
dựng thật sự là một phương án thiết thực, mang tính sư phạm và có giá trị thực tiễn
cao.
Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm bước đầu mà tôi đã đúc rút, thực hiện trong
quá trình dạy tác phẩm tự sự. Mặc dù bản thân áp dụng sáng kiến này đã đạt hiệu quả
ở mức độ nhất định song chắc chắn vẫn còn những thiếu sót như nội dung chưa thật
đầy đủ, trình bày chưa thực sự khoa học… Bởi vậy tôi luôn đặt cho mình nhiệm vụ
không ngừng học hỏi, nghiên cứu để hoàn thành tốt mục đích đề ra trong sáng kiến.
Kính mong được hội đồng khoa học nhà trường, Ban giám hiệu và các đồng nghiệp
giúp đỡ, góp ý, bổ sung cho sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn để có thể phổ
biến rộng rãi trong nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
15


XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI THỰC HIỆN

Phạm Thị Dung

16


1.

2.
3.
4.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Bá Hán - Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), Từ điển thuật
ngữ văn học, NXB GD, 2004.
Trần Đình Sử (1998), Thi pháp học trung đại Việt Nam, NXB GD.
Sách giáo khoa Ngữ Văn 11, NXB GD, 2011.
Sách giáo khoa Ngữ Văn 12, NXB GD, 2011.

DANH MỤC
17


CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phạm Thị Dung
Chức vụ và đơn vị công tác:

Giáo viên Trường THPT Lang Chánh

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại (Phòng,
Sở, Tỉnh...)


Kết quả đánh
giá xếp loại (A,
B, hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

1.

Dạy bài “Chuyện chức phán
sự đền Tản Viên”
của
Nguyễn Dữ theo đặc
trưng
thể loại truyện truyền kì

Sở GD&ĐT
Thanh hóa

C

2014-2015

18




×