Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

các quan điểm tiếp cận và khái niệm về phong cách chính luận báo chí TL NNBC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.56 KB, 32 trang )

Anh (chị) hãy nêu các quan điểm tiếp cận và khái niệm
về phong cách chính luận báo chí
Đặc sắc ngôn ngữ chính luận của nhà báo Hoàng Tùng
giai đoạn từ 1995 đến 2010
MỤC LỤC
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU.......................................................................................4
1. Tính cấp thiết:..............................................................................................4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:...............................................................5
2.1. Mục đích nghiên cứu:...........................................................................5
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:...........................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :...............................................................5
3.1. Đối tượng nghiên cứu:.............................................................................5
3.2. Phạm vi nghiên cứu:................................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................6
5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn:..........................................................................6
5.1. Ý nghĩa lí luận:......................................................................................6
5.2. Ý nghĩa thực tiễn:..................................................................................6
6. Kết cấu của bài tiểu luận :.............................................................................6
PHẦN HAI: NỘI DUNG......................................................................................7
Chương 1: Quan điểm tiếp cận và khái niệm về phong cách chính luận báo chí 7
1. Khái quát chung về báo chí:.....................................................................7
2. Một số khái niệm cơ bản về phong cách chính luận:...............................8
2.1. Phong cách..........................................................................................8
2.2. Chính luận...........................................................................................8
2.3. Phong cách chính luận..........................................................................9
2.4. Phong cách chính luận báo chí............................................................10
3. Đặc điểm phong cách chính luận báo chí...............................................10
3.1. Sơ lược về sự ra đời của phong cách báo chí chính luận ......................10


3.2. Chức năng của phong cách chính luận và nhận diện phong cách chính


luận trong tác phẩm báo chí chính luận:.............................................11
3.2.1. Chức năng của phong cách chính luận:.....................................11
3.2.2. Nhận diện tác phẩm báo chí chính luận:....................................11
3.3. Hoàn cảnh xuất hiện tác phẩm báo chí chính luận:...............................12
3.4. Vai trò của tác phẩm báo chí chính luận trong đời sống báo chí và đời
sống xã hội ......................................................................................12
3.5. Những đặc điểm của phong cách chính luận .......................................13
3.5.1. Đặc điểm....................................................................................13
3.6. Phân loại chính luận...........................................................................14
3.7. Đặc trưng của phong cách chính luận..................................................14
3.8. Chức năng và đặc điểm của ngôn ngữ trong phong cách chính luận

15

3.8.1. Chức năng của ngôn ngữ trong phong cách chính luận.............15
3.8.2. Đặc điểm ngôn ngữ của phong cách chính luận........................16
4. Tiểu kết chương 1...................................................................................18
Chương 2. Đặc sắc ngôn ngữ chính luận của nhà báo Hoàng Tùng giai đoạn từ
1995 đến 2010..................................................................................................18
1. Tiểu sử nhà báo Hoàng Tùng.................................................................18
2. Đặc sắc ngôn ngữ chính luận của nhà báo Hoàng Tùng........................21
2.1. Vài nét về sự nghiệp báo chí Hoàng Tùng...........................................21
2.2. Nghệ thuật đặt tên tác phẩm:...............................................................23
2.3. Ngôn ngữ tác phẩm:...........................................................................24
2.4. Kết cấu tác phẩm, cấu trúc câu, giọng điệu:.........................................24
2.5. Đề tài:...............................................................................................25
3. Tiểu kết chương 2...................................................................................26
PHẦN BA: KẾT LUẬN.....................................................................................27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................28



PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết:
Từ khi ra đời và phát triển đến nay, báo chí luôn vận động trong sự đổi
mới cả nội dung và hình thức thể hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin ngày
càng cao của công chúng. Trương Vĩnh Ký là người đầu tiên làm báo ở Việt
Nam và tờ báo tiếng Việt đầu tiên của nước ta là tờ Gia Định báo ra số đầu tiên
vào ngày 15 tháng 4 năm 1865 tại Nam Kỳ. Ngày 21 tháng 6 năm 1925 Hồ Chí
Minh cho thành lập tờ báo cách mạng đầu tiên có tên là Thanh Niên, phục vụ
cách mạng, mở đầu cho nền báo chí cách mạng nước ta. Vì thế Đảng ta quyết
định chọn ngày này là ngày báo chí, tôn vinh các nhà báo, nghề báo.
Báo chí là một loại hình đặc biệt, nó là công cụ để phản ánh hiện thực
cuộc sống một cách nguyên mẫu, bản thể. Báo chí có nhiều loại hình khác nhau,
mỗi thể loại có một đặc trưng riêng, đối tượng riêng, cách thể hiện riêng và đặc
biệt có lợi thế riêng trong việc phản ánh hiện thực khách quan.
Nhóm thể loại báo chí chính luận ra đời đáp ứng những nhu cầu đó. Đồng
thời, nó cũng làm xuất hiện những tác giả, nhà báo không ngừng sáng tạo trong
việc sử dụng thể loại báo chí với ngôn ngữ, giọng điệu mang đặc trưng riêng để
tạo ra những sản phẩm báo chí hấp dẫn bởi vừa có khả năng thông tin sự kiện,
vừa sử dụng lý lẽ soi vào sự kiện, hiện tượng nhằm định hướng công chúng đến
hành động tích cực.
Nhà báo Hoàng Tùng là một trong số ít những tác giả đó. Là nhà hoạt
động cách mạng chuyên nghiệp và từng giữ nhiều vị trí quan trọng, với nền tảng
tri thức sâu rộng, mỗi khi đặt bút, ông phân tích, lý giải các vấn đề hết sức thông
tuệ, thuyết phục, độc đáo. Có thể nói, chính điều này đã làm cho giọng văn

4


chính luận của nhà báo Hoàng Tùng rất đặc biệt, mang đậm phong cách cá

nhân, không lẫn với bất kì tác giả nào khác.
Nghiên cứu phong cách chính luận báo chí nói chung và phong cách
chính luận của nhà báo Hoàng Tùng nói riêng để thấy được những đóng góp giá
trị của ông cho thể loại báo chí chính luận. Đồng thời, để rút ra được những bài
học kinh nghiệm về ứng xử văn hóa với tác phẩm báo chí chính luận cho thế hệ
nhà báo đang và sẽ viết thể loại báo chí chính luận.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1.

Mục đích nghiên cứu:

Qua việc nghiên cứu các quan điểm tiếp cận và khái niệm về phong cách
chính luận báo chí cũng như đặc sắc ngôn ngữ chính luận của nhà báo Hoàng
Tùng, bài tiểu luận là cơ sở, tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên
cứu phong cách báo chí chính luận và học hỏi phong cách chính luận của nhà
báo Hoàng Tùng. Đồng thời bài tiểu luận cũng cho thấy những đóng góp của
một nhà báo lão thành trong nền báo chí cách mạng Việt Nam.
2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

-

Hệ thống hóa và xây dựng các quan điểm, khái niệm liên quan đến

vấn đề nghiên cứu, góp phần làm rõ khung lí thuyết về phong cách báo chí
chính luận và đặc sắc trong phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng.
-

Khảo sát các tác phẩm báo chí chính luận của nhà báo Hoàng Tùng


đã đăng tải trên báo Nhân Dân giai đoạn từ năm 1995 đến 2010.
-

Tìm hiểu những ý kiến, quan điểm về báo chí chính luận; những

nhận xét từ báo giới, từ công chúng, từ các nhà lãnh đạo có uy tín về phong
cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng.
5


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
-

Quan điểm khái niệm về phong cách báo chí chính luận.

-

Đặc sắc ngôn ngữ chính luận của nhà báo Hoàng Tùng.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Khảo sát các bài báo chính luận của nhà báo Hoàng Tùng trên tờ báo
Nhân Dân từ năm 1995 đến 2010.
- Các bài viết, các cuốn sách viết về phong cách báo chí chính luận.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tổng hợp tài liệu để nghiên cứu các tài liệu về chính luận,
phong cách chính luận tác phẩm báo chí chính luận cũng như các tài liệu liên
quan.
- Phương pháp thống kê, phân loại được dùng để khảo sát và thống kê

các tác phẩm báo chí chính luận của nhà báo Hoàng Tùng từ năm 1995 đến
2010.
- Phương pháp phân tích dùng để nghiên cứu các văn bản, tác phẩm.

6


5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn:
5.1.

Ý nghĩa lí luận:

Với mục đích của bài tiểu luận như đã xác định, hệ thống hóa và xây dựng
các khái niệm liên quan đến phong cách chính luận. Các bài tiểu luận bước đầu
nhận diện đặc sắc trong phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng.
5.2.

Ý nghĩa thực tiễn:

Qua việc nghiên cứu các tác phẩm báo chí chính luận của Hoàng Tùng,
bài tiểu luận tổng kết, đánh giá những đóng góp giá trị của nhà báo Hoàng Tùng
ở thể loại báo chí chính luận. Từ đó, bài tiểu luận đúc rút những bài học kinh
nghiệm về cách ứng xử văn hóa với tác phẩm báo chí chính luận.
6. Kết cấu của bài tiểu luận :
- Chương 1: Các quan điểm tiếp cận và khái niệm về phong cách chính
luận báo chí .
- Chương 2: Đặc sắc ngôn ngữ chính luận của nhà báo Hoàng Tùng giai
đoạn từ năm 1995 đến năm 2010 .

7



PHẦN HAI: NỘI DUNG

Chương 1: Quan điểm tiếp cận và khái niệm về phong cách chính luận
báo chí
1. Khái quát chung về báo chí:
Báo, hay còn gọi đầy đủ là báo chí (xuất phát từ hai từ “báo” - thông báo
và “chí” – giấy), nói một cách khái quát là những xuất bản, những ấn phẩm định
kì như nhật báo hay tạp chí. Nhưng cũng để chỉ cả các loại hình truyền thông
khác như phát thanh, truyền hình. Định nghĩa này cũng áp dụng được cho một
tạp chí liên tục xuất bản (báo điện tử). Báo chí, dựa trên những điều tra, tìm hiểu
để làm sáng tỏ đời sống xã hội, văn hóa. Đây chính là một bộ máy của chính
quyền để tìm hiểu thông tin, phổ biến và phân tích tin tức. Báo chí là những cơ
quan ngôn luận, cung cấp thông tin và ý kiến về mọi vấn đề. Chính vì thế, báo
chí được gọi là quyền lực thứ tư. Báo chí góp phần nói lên sự thật, phản ánh
nguyện vọng của nhân dân, qua đó, cải tiến bộ máy xã hội. Báo chí ngày nay
phát triển rất đa dạng: báo in, báo điện tử, báo truyền hình, báo phát thanh, …
Báo chí là một hình thái ý thức xã hội lấy hiện thực khách quan làm đối
tượng phản ánh. Báo chí là một loại hình hoạt động thông tin đại chúng nhất,
năng động nhất trong các loại hình hoạt động truyền thông đại chúng hiện nay.
Báo chí ra đời dựa trên nhu cầu khách quan của xã hội về thông tin giao tiếp,
con người và xã hội, sự ra đời của khoa học công nghệ kĩ thuật: sự phát triển
kinh tế văn hóa xã hội, đặc thù của từng dân tộc; quan hệ quốc tế - mở rộng
nguồn thông tin, mở rộng thì trường, chuyển giao công nghệ, hợp tác; chịu tác
động của chế độ chính trị.
Đặc điểm cơ bản của báo chí:
- Tính thông tin thời sự.
8



- Tính định kì.
- Tính đại chúng.
- Thông tin phong phú đa dạng nhiều chiều:
 Đa dạng về nội dung, đề cập tất cả mọi vấn đề.
 Đa dạng về hình thức thể hiện: loại hình, thể loại.
 Đối tượng tác động công chúng.
- Dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo.
2. Một số khái niệm cơ bản về phong cách chính luận:
2.1.

Phong cách

Có nhiều quan điểm khác nhau về thuật ngữ phong cách nhưng nhìn
chung đều thống nhất rằng: thuật ngữ “phong cách” là một khái niệm chung của
nhiều địa hạt khác nhau. Nó chỉ những đặc điểm riêng của con người trong các
hoạt động, hành động sống. Nó cũng có thể chỉ về hình thức và nội dung của
từng sản phẩm trong từng lĩnh vực hoạt động sáng tạo khác nhau mà ở đó dấu
ân cá nhân tác giả được thể hiện đậm nét.
2.2.

Chính luận

Hiện nay, đang tồn tại một số khái niệm liên quan đến chính luận. Có
người quan niệm chính luận là một nhóm thể tài báo chí. Nó có chung hình
thức là thông tin lí luận. Chính luận bao gồm một số thể tài độc lập (bản thân

9



nó chứa đựng phương pháp, bản chất riêng không phụ thuộc vào thể tài khác)
như: xã luận, bình luận, tiểu luận, chuyên luận điểm báo,…
Trong thực tế những quan niệm về chính luận và các thể tài trong nhóm
chính luận hiện nay không thống nhất. Cụ thể: thứ nhất là không thống nhất
trong bản thân nhữn người nghiên cứu báo chí; thứ hai là không thống nhất
giữa báo chí của ta với thế giới. Trên thế giới không có nhóm chính luận mà có
từng thể tài cụ thể. Còn ở Việt Nam, bản thân xã luận, bình luận,… là một thể
loại riêng nhưng được xếp vào một nhóm là chính luận. Nhưng trong đó các
thể tài có tính chất, bản chất khác nhau.
Mặc dù còn có nhiều quan điểm chưa thống nhất nhưng ở những điểm cơ
bản thì nó có được sự thống nhất như: về phạm vi, nó để cập đến những cái
khái quát mang tính tiêu biểu, chỉ ra hướng vận động; thống nhất về đối tượng
tác động. Trong tác phẩm chính luận, các sự kiện riêng rẽ nhưng được xem xét
một cách có hệ thống, có logic (xem xét trong mối quan hệ biện chứng).
Từ những khái niệm trên có thể suy ra: chính luận là một thể loại văn học
đồng thời là một thể tài báo chí, có nội dung phản ánh các vấn đề có tính thời
sự về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, văn học, tư tưởng, … các tác phẩm
chính luận hướng tới mục đích tác động đến dư luận xã hội đương thời, đến lối
sống, các quyền lơi chính trị hiện hành, đề xuất việc củng cố hoặc thay đổi
chúng cho phù hợp với lí tưởng xã hội, đạo đức.
Chính luận phản ánh toàn bộ cuộc sống quá khứ và hiện tại, cuộc sống cá
nhân cũng như đời sống xã hội, đời sống thực và đời sống được phản ánh trong
báo chí, nghệ thuật. Những bức tranh về thực tại, tính cách và số phận con
người biểu hiện trong tác phẩm chính luận như những chứng cứ lấy từ chính
đời sống, như một hệ thống những luận cứ, như đối tượng của sự phân tích
10


hoặc được dùng làm cơ sở cho xúc cảm, làm tác nhân kích thích, làm nguyên
cớ để lên án, tố cáo hoặc chất án các giới hữu quan để khẳng định lí tưởng.

2.3.

Phong cách chính luận.

Có những nhà nghiên cứu phong cách học cho rằng: “ dựa vào chức năng
xã hội, đặc trưng phong cách, đặc điểm ngôn ngữ khẳng định rằng trong giai
đoạn phát triển hiện nay của tiếng Việt tiểu phong cách báo đã tách ra khỏi
phong cách chính luận để trở thành một phong cách chức năng độc lập. Tuy
nhiên theo cách hiểu truyền thống của đa số các nhà phong cách học thì chính
luận là một thể văn độc lập nhưng không phải là một phong cách độc lập mà chỉ
là môt phong cách trung gian giữa phong cách khoa học và phong cách báo chí.
Khi phân chia phong cách chức năng tiếng Việt, đa số các nhà nghiên
cứu đều thống nhất coi phong cách chính luận là một phong cách độc lập trong
hệ thống các phong cách chức năng bao gồm: phong cách khẩu ngữ, phong cách
văn chương, phong cách chính luận, phong cách khoa học, phong cách hành
chính.
Như vậy có thể khẳng định: phong cách chính luận được dùng trong văn
bản chính luận để bày tỏ ý kiến của tác giả về một vấn đề nào đó thuộc lĩnh vực
chính trị, xã hội nhằm tạo dư luận xã hội và định hướng dư luận xã hội.
2.4.

Phong cách chính luận báo chí.
Báo chí chính luận là một thể loại báo chí có nội dung phản ánh những

vấn đề thời sự trong cuộc sống mang tính chính trị sâu rộng như: chính trị, kinh
tế, văn hóa, tư tưởng,…Các bài báo chí chính luận hướng tới mục đích tác động
đến dư luận xã hội đương thời, đến lối sống, các quyền lợi chính trị hiện hành;
đề xuất việc củng cố hoặc thay đổi chúng cho phù hợp với quyền lợi giai cấp
hoặc với lí tưởng xã hội, đạo đức.
11



Một số ý kiến cho rằng chính luận là nhóm thể tài báo chí dùng lí lẽ để
soi sáng sự kiện, giúp công chúng hiểu đúng sự thật, hướng họ đến hoạt động
tích cực, phù hợp với quan điểm, tư tưởng, ý đồ của tác giả.
3. Đặc điểm phong cách chính luận báo chí
3.1.

Sơ lược về sự ra đời của phong cách báo chí chính luận .

Hầu hết các nhà nghiên cứu phong cách học đều cho rằng sự ra đời của
phong cách chính luận ở Việt Nam diễn ra qua ba thời kì sau đây:
- Thời kì trước thế kỉ XX: Đây được coi là thời kì manh nha của phong
cách chính luận. Những văn bản xưa được viết bằng tiếng Việt (chữ Nôm) như
các văn bản hịch đã có nội dung mang màu sắc chính luận (kêu gọi, cổ vũ, động
viên, khích lệ, …). Nhưng chúng lại được viết bằng lối văn biền ngẫu, một lối
văn ngôn ngữ chỉnh tề, âm điệu nhịp nhàng, đối chữ, đối ý công phu, dùng
nhiều điển cố, tăng thêm vẻ hoa mĩ cho từ ngữ và sự hài hòa về nhịp điệu.
- Sang đầu thế kỉ XX: nhiều văn bản chính luận đã sử dụng hình thức diễn
ca trong đó đặc biệt phải kể đến “Hải ngoại huyết thư” của Phan Bội Châu. Tuy
nhiên, như mọi người đều biết, văn xuôi thời kì này còn đang ở giai đoạn hình
thành vì vậy phong cách chính luận cũng đang còn phải tìm tòi những hình thức
thể hiện. Diễn ca có những hạn chế nhất định cho nên nó không thể trở thành
hình thức diễn đạt tiêu biểu cho phong cách chính luận.
- Sang những năm 20 của thế kỉ XX: cuốn sách “Đường Kách Mệnh” của
Nguyễn Ái Quốc là văn bản chính luận cách mạng hiện đại đầu tiên. Nó đánh
dấu một mốc quan trọng trong sự hình thành phong cách chính luận đích thực ở
Việt Nam. Bởi “ở đây lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lần đầu tiên đã tận dụng vốn
ngôn ngữ dân tộc đồng thời tiếp thu cách diễn đạt tư tưởng trong văn chính luận
cách mạng hiện đại Pháp để trình bày bằng văn xuôi (VQH nhấn mạnh) những

12


vấn đề nóng hổi đang được đặt ra cho cách mạng Việt Nam và cách mạng thế
giới nhằm giác ngộ lí tưởng cách mạng vô sản cho thanh niên Việt Nam yêu
nước “đến sau cách mạng tháng Tám phong cách này phát huy được đầy đủ
chức năng và nhiệm vụ của nó. Đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ phong cách này đã được sử dụng có hiệu quả và có sức tác động
lớn trên báo chí tiếng Việt.
3.2.

Chức năng của phong cách chính luận và nhận diện phong

cách chính luận trong tác phẩm báo chí chính luận:
3.2.1. Chức năng của phong cách chính luận:
GS. Cù Đình Tú cho rằng: “phong cách chính luận có hai chức năng là
chức năng truyền đạt các loại tin tức (thông báo, thông tin),chức năng tuyên
truyền, giáo dục, cổ vũ, động viên (tác động). Hai chức năng này có mối quan
hệ gắn bó với nhau và được thực hiện nhờ các phương tiện ngoài ngôn ngữ và
phương tiện ngôn ngữ”.
3.2.2. Nhận diện tác phẩm báo chí chính luận:
-

Xét về nội dung: Tác phẩm báo chí chính luận đề cập đến mọi lĩnh

vực của đời sống xã hội. Chất lượng thông tin trong tác phẩm báo chí chính luận
chủ yếu là thông tin lý lẽ, dùng lý lẽ soi vào sự kiện, hiện tượng. Thái độ, quan
điểm, chính kiến của người viết cũng phải thể hiện rõ ràng, công khai trước vấn
đề mà mình nêu ra. Đặc biệt trước những vấn đề xã hội phức tạp, người viết
phải có nững đề đạt, gợi mở, hướng dẫn để tháo gỡ vấn đề.

-

Xét về hình thức: Kết cấu tác phẩm báo chí chính luận hết sức chặt

chẽ với những luận điểm, luận chứng thuyết phục trong mạch tư duy nhất quán
để lý giải vấn đề. Bên cạnh đó, ngôn ngữ giàu tính luận kết hợp với biểu cảm
cũng làm tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm báo chí chính luận.

13


3.3.

Hoàn cảnh xuất hiện tác phẩm báo chí chính luận:

a. Sự đổi mới toàn diện của xã hội trong đó có đổi mới báo chí:
Đại hội lần thứ VI của Đảng – Đại hội mở đầu của sự đổi mới toàn diện ở
Việt Nam, trong đó có đổi mới báo chí. Báo chí đổi mới cách thông tin và cách
phản ánh những vấn đề nóng của xã hội. Nhà báo nhìn thẳng vào sự thật, thông
tin sự thật, dùng ngòi bút chiến đấu và không tránh né những vấn đề gai góc của
cuộc sống.
b. Đổi mới báo chí làm gia tăng chất chính luận trong tác phẩm báo chí:
Muốn có được tác phẩm báo chí hay, thỏa mãn yêu cầu của công chúng
trong thời kỳ mới, giúp công chúng có những định hướng thông tin đúng thì nhà
báo phải tìm đến một cách viết mới thể hiện sâu sắc quan điểm, thái độ, lập
trường trước những vấn đề nóng bỏng của đời sống chính trị xã hội. Tác phẩm
báo chí chính luận là sự lựa chọn phù hợp và đúng đắn nhất của các nhà báo
trong hoàn cảnh ấy.
3.4.


Vai trò của tác phẩm báo chí chính luận trong đời sống báo chí

và đời sống xã hội .
-

Trong đời sống báo chí nước nhà, tác phẩm báo chí chính luận góp

phần tạo thương hiệu cho tòa soạn báo, cơ quan báo chí. Chính luận là nhóm thể
tài có vai trò quan trọng trong hoạt động sáng tạo báo chí. Nó có khả năng giáo
dục, tuyên truyền, lí luận cho công chúng. Cụ thể: là nhóm thể tài có khả năng
chuyển tải thông tin tổng hợp, khái quát cao. Có khả năng chuyển tải thông tin
mang tính định hướng, chiến lược, tạo ra cho công chúng một tầm nhận thức
mới cao hơn, khái quát hơn. Nói về vai trò của báo chí chính luận, nhà báo
Hoàng Tùng cho rằng: “Thể loại chính luận là thể loại quan trọng nhất đối với
14


mỗi tờ báo vì ngoài tính thông tin, hướng dẫn dư luận còn thể hiện rõ quan
điểm của mỗi nhà báo. Trước hết nhà báo phải nắm được sự kiện, trình bày sự
kiện đó một cách trung thực và điều quan trọng là phải đánh giá được sự kiện
đó. Muốn thể hiện rõ vai trò của mình trong bài viết, nhà báo phải nắm rõ tư
tưởng chỉ đạo của Đảng và như một cái kho chứa sẵn thông tin. Để đạt được
điều này, nhà báo phải luôn theo sát dòng sự kiện và khi tình huống xảy ra phải
viết ngay. Tôi không bao giờ phải xem tài liệu trước khi viết, nếu sự kiện xảy ra
là “xông” vào viết luôn.”
-

Trong đời sống xã hội, tác phẩm báo chí chính luận đã thực sự thể

hiện được vai trò đắc lực của mình trên khắp các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn

hóa – xã hội, … Nó góp phần làm thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền quan
điểm, đường lối của Đảng; chính sách pháp luật của nhà nước; phát hiện và
phản ánh tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân; nêu lên những vấn đề
bức xúc trong đời sống xã hội; tích cực tham gia đấu tranh, chống tiêu cực,
tham nhũng, quan liêu, lãng phí và suy thoái đạo đức, lối sống.
3.5.

Những đặc điểm của phong cách chính luận .

3.5.1. Đặc điểm
Chính luận mang đăc điểm chung của báo chí. Ngoài ra, chính luận còn
có những đặc điểm riêng sau:
a.

Chính luận báo chí là nhóm thể tài báo chí dùng lí luận để soi sáng

sự kiện.
-

Mục đích: nhằm thay đổi nhận thức tư duy lí luận của công chúng

chứ không phải để cung cấp thông tin.
b.

Chính luận báo chí coi là một dạng văn nghị luận.
15


-


Là một dạng văn mà ở đó người ta dùng lí lẽ, dẫn chứng để bàn

bạc, làm rõ vấn đề nào đó nhằm để cho người đọc người nghe hoạt động theo.
-

Chính luận thể hiện trực tiếp quan điểm của chủ thể sáng tạo để

công chúng hiểu và hoạt động theo.
-

Biểu hiện:



Lối tư duy trong văn nghị luận khác với lối tư duy trong văn phản

ánh (lối tư duy hình tượng). Trong chính luận là lối tư duy logic, nó dựa trên
những dữ kiện, phán đoán để tư duy.


Hình thức: thông thường, lối thể hiện của văn là tình tiết, diễn biến

được thể hiện, triển khai theo mạch cảm xúc. Còn trong văn chính luận, nó lại
diễn biến theo diễn biến của sự kiện đó hoặc diễn biến theo trình tự nhận thức
và theo cách khai triển vấn đề. Cụ thể, nếu trong văn học được thể hiện qua các
tình tiết, hành động, lời nói thì trong chính luận, chủ đề tác phẩm được thể hiện
qua hệ thống luận điểm luận cứ luận chứng. Nói cách khác, văn nghị luận là văn
được thể hiện qua phương pháp nghiên cứu khoa học rất chặt chẽ.
c.


Chính luận thể hiện rõ nét tập trung tư tưởng tác giả.

-

Bản thân báo chí là phương tiện định hướng tư tưởng. Bởi lẽ chính

luận báo chí là nhóm những thể tài không phản ánh hình thức mà phản ánh nội
dung, làm thay đổi nhận thức của công chúng về sự kiện ấy. Do đó tác giả phải
bày tỏ quan điểm, tư tưởng của mình để định hướng cho nhận thức hoạt động.
Nói cách khác, chính luận báo chí là xem xét, soi sang những sự kiện bằng lý
luận, mà đặc trưng của lý luận có tính chất định hướng, chỉ đường.
16


-

Thái độ, quan điểm của tác giả được bày tỏ bao nhiêu thì càng có

khả năng định hướng bấy nhiêu.
3.6.

Phân loại chính luận.

-

Có hai loại chính luận: chính luận nghệ thuật và chính luận báo chí.



Chính luận báo chí gồm các thể loại: xã luận, bình luận, tiểu luận,


chuyên luận,…


Chính luận nghệ thuật gồm các thể loại: ký chân dung, phóng sự,

câu chuyện báo chí, tiểu phẩm báo chí,…
-

Dựa vào nội dung ý nghĩa sự vật - logic, người ta chia văn bản

chính luận ra các kiểu như: văn bản nghị luận chính trị, văn bản nghị luận kinh
tế, văn bản nghị luận văn hóa, xã hội, khoa học, nghệ thuật, giáo dục, ý tế,…
-

Dựa vào những đặc điểm về kết cấu và về tu từ, người ta chia văn

bản chính luận ra các thể loại như: lời kêu gọi, báo cáo chính trị, xã luận, bình
luận, tiểu luận,…
3.7.

Đặc trưng của phong cách chính luận

Muốn thực hiện được chức năng thông báo – chứng minh tác động trong
công việc tuyên truyền giáo dục, cổ động, phong cách chính luận phải có được
những đặc trưng chung là: tính bình giá công khai, tính lập luận chặt chẽ và tính
truyển cảm mạnh mẽ .
a.

Phong cách chính luận có tính bình giá công khai, tức biểu thị một


cách rõ ràng trực tiếp thái độ của tác giả đối với sự kiện.
17


Tính bình giá công khai là nét khu biệt của phong cách chính luận so với
lời nói nghệ thuật: văn bản nghệ thuật cũng bao hàm thái độ bình giá nhưng là
bình giá ngầm, gián tiếp, thông qua hệ thống hình tượng.
b.

Phong cách chính luận có tính lập luận chặt chẽ.

Bởi muốn thuyết phục người đọc thì cần phải giải thích, thuyết minh một
cách có lí lẽ, có căn cứ vững chắc, nghĩa là phải dựa trên cơ sở những luận điểm
luận cứ khoa học. Về điểm này, phong cách chính luận gần gũi với phong cách
khoa học.
c.

Phong cách chính luận có tính truyền cảm mạnh mẽ, tức sự diễn

đạt hùng hồn, sinh động có sức hấp dẫn và đạt hiệu quả cao, thuyết phục cả
bằng lí chí, cả bằng tình cảm, đạo đức.
Ba đặc trưng nêu trên của phong cách chính luận được biểu hiện rõ rệt
trong những đặc điểm ngôn ngữ của phong cách này. Và tất nhiên sự biểu hiện
này có những mức độ khác nhau trong những kiểu và thể loại văn bản khác
nhau của phong cách chính luận.
3.8.

Chức năng và đặc điểm của ngôn ngữ trong phong cách chính


luận
3.8.1. Chức năng của ngôn ngữ trong phong cách chính luận
Cần xác định rõ chức năng của ngôn ngữ được hiện thực hóa trong phong
cách chính luận. Đó là chức năng giao tiếp lí chí, chức năng chứng minh và
chức năng tác động. Tác động vào tư tưởng, tình cảm, ý chí, đạo đức,… của
người nghe người đọc.

18


Tác động bằng những yếu tố ngoài ngôn ngữ và bằng cả những yếu tố
ngôn ngữ: những phương tiện tu từ và những biện pháp tu từ. Ngôn ngữ được
sử dụng trong phong cách chính luận là ngôn ngữ tổng hợp của cả lí chí và tình
cảm, nó thuyết phục người đọc bằng những luận điểm, luận cứ vững chắc, đồng
thời cũng sử dụng những yếu tố tạo hình diễn cảm trong ngôn ngữ để làm tăng
thêm sức thuyết phục. Chính vì vậy mà trong một số văn bản chính luận ta có
thể tìm thấy cái vẻ riêng của phong cách cá nhân từng tác giả. Có người viết rắn
rỏi, hùng hồn; có người viết trong sáng, chặt chẽ; có người viết sâu sắc, súc
tích; có người viết giản dị, thấm thía;…
3.8.2. Đặc điểm ngôn ngữ của phong cách chính luận.
a. Từ ngữ của phong cách chính luận:
Lời nói chính luận sử dụng lớp từ có tính chất thuật ngữ của các ngành
khoa học, tùy thuộc kiểu văn bản: nghị luận chính trị hay kinh tế, văn hóa,…
Trong lớp từ này, những từ ngữ chính trị đóng một vai trò quan trọng trong sự
bộc lộ thái độ bình giá công khai của người nói: người nói qua cách dùng từ ngữ
chính trị có thể tỏ rõ lập trường, quan điểm và tình cảm cách mạng của mình về
từng vấn đề của đời sống xã hội.
Cũng nhằm bày tỏ thái độ tình cảm của mình một cách mạnh mẽ, người
viết chính luận thường chọn lọc và sử dụng những đơn vị từ vựng hội thoại giàu
màu sắc tu từ. Đối tượng tiếp nhận chính luận đông đảo về số lượng và đa dạng

về trình độ. Vì vậy ngôn ngữ phong cách chính luận phải giản dị, rõ ràng, chính
xác, có khả năng diễn đạt dễ hiểu những khái niệm phức tạp. Cần tránh những
từ ngữ địa phương, thổ ngữ, tiếng lóng, biệt ngữ và những từ ngữ mới còn xa lạ
với nhiều người.
b. Cú pháp của phong cách chính luận.
19


Đối với phong cách chính luận có thể cho phép viết những câu mà xét về
mặt hình tuyến là những câu có độ dài lớn, ở đó chứa đựng nhiều ý có quan hệ
qua lại với nhau, bảo đảm cho lập luận logic chặt chẽ.
Mặt khác, một đặc trưng về cú pháp của phong cách này là sự có mặt của
những câu nghi vấn và câu cảm thán, đặc biệt là câu nghi vấn có tần số xuất
hiện khá cao. Sau câu nghi vấn là câu khẳng định hoặc phủ định. Đó là cách
tăng sức lập luận hoặc giảng giải.
Phong cách chính luận có xu hướng đi tìm những cách đặt câu mới mẻ.
Có những lối diễn đạt ngày nay được dùng trong nhiều phong cách, nhưng phải
nói là đã được dùng đầu tiên trong phong cách chính luận và ngày nay vẫn là
tiêu biểu cho phong cách chính luận.
Cũng nhăm tác động rộng rãi, sâu sắc đến đa số quần chúng, lời nói chính
luận cũng sử dụng cả những cách đặt câu có tính chất hội thoại rất quen thuộc,
dễ hiểu.
Cũng do phạm vi của chính luận rất rộng cho nên khi cần thiết, phong
cách chính luận phải dùng những loại câu khác nhau: câu đơn, câu ghép, câu
tường thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán,… nhưng dù dùng kiểu, loại câu nào,
dù viết câu dài hay ngắn vẫn phải bảo đảm một mặt sự trong sáng, khúc chiết và
mặt khác là sự cân đối, nhịp nhàng, uyển chuyển.
c. Về phương pháp diễn đạt:
Đặc điểm nổi bật trong diễn đạt của phong cách này là tính chất chiến đấu
bảo vệ chân lí cách mạng cho nên căn cứ lí luận đưa ra phải vững chắc rõ ràng,

lập luận phải chặt chẽ, logic. Đồng thời đối tượng của chính luận là quần chúng
20


nhân dân cho nên chính luận cần phải được diễn đạt sao cho có sức truyền cảm,
dễ hiểu, ngôn ngữ chính luận phải giản dị, chân thật có thể thể hiện một cách rõ
ràng chính xác những khái niệm vốn phức tạp. Tuy nhiên lịch sử đã cho thấy
rằng cũng có những trường hợp chính luận không dùng tiếng nói gần gũi dễ
hiểu với quần chúng. Đó là trường hợp Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo,
Nguyễn Trãi viết tác phẩm chính luận bằng tiếng Hán, do vậy việc truyền bá tư
tưởng tới đông đảo nhân dân phải qua tầng lớp trí thức, sĩ phu.
Khi nói đến tính dễ hiểu của phong cách chính luận đồng thời cần phải
nói đến sức hấp dẫn và sức truyền cảm mạnh mẽ của nó. Muốn có được sức
truyền cảm thì: “chính luận phải sử dụng các phương tiện, hình tượng biểu cảm
của ngôn ngữ như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, chơi chữ, thành ngữ, tục ngữ, nói lái,
nói giảm, khoa trương,... Tuy nhiên, cần phải phân biệt việc sử dụng các phương
tiện hình tượng biểu cảm này ở chính luận so với ở phong cách ngôn ngữ văn
chương. Mặt khác cũng cần phải nhận thấy rằng “ngôn ngữ hình tượng, biểu
cảm góp phần tăng thêm giá trị của chính luận nhưng không nên lạm dụng nó.
Những ẩn dụ, hoán dụ quá ư phức tạp, hàm súc, bắt trí não người tiếp nhận phải
vất vả là không thích hợp với chính luận.”
Ngôn ngữ của chính luận mang tính chất đơn diện, trong khi đó ngôn ngữ
của văn bản nghệ thuật có tính chất đa diện.
Cuối cùng, xét về phương diện diễn đạt, ở một số văn bản chính luận
người ta có thể nhận ra những nét riêng trong phong cách diễn đạt của từng tác
giả chính luận .
Tóm lại, với những đặc điểm nói trên của phong cách chính luận, có thể
nhận thấy phong cách này có một số nét gần gũi với phong cách ngôn ngữ văn
chương và đây chính là cơ sở khoa học để giải thích vì sao những tác phẩm
21



chính luận ưu tú đồng thời là những tác phẩm văn chương nổi tiếng như: Hịch
tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Tuyên ngôn độc lập,…
4. Tiểu kết chương 1.
Phong cách chính luận là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản
trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực chính trị xã
hội. Nói cụ thể hơn, đó là vai của nhà lãnh đạo nhà hoạt động chính trị, xã hội,
đảng viên, đoàn viên, hội viên,… Tất cả những ai tham gia hoạt động động viên,
tuyên truyền, giáo dục về mặt chính trị, xã hội.
Chương 2. Đặc sắc ngôn ngữ chính luận của nhà báo Hoàng Tùng giai đoạn
từ 1995 đến 2010.
1. Tiểu sử nhà báo Hoàng Tùng
Hoàng Tùng (1920-2010), Nhà báo Việt Nam; nguyên Bí thư Ban Chấp
hành Trung ương khóa V; Tổng Biên tập Báo Nhân dân; Giám đốc Nhà xuất bản
Sự thật của Ðảng Cộng sản Việt Nam; Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam các khóa III, IV, V, VI, VII.
Hoàng Tùng, tên thật là Trần Khánh Thọ, sinh ngày 14 tháng
1 năm 1920; quê quán xã Nhân Hòa, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
Năm 1935, ông tham gia phong trào công nhân chống Pháp ở Cẩm Phả,
bị bắt tù và được Lê Ðức Thọ giới thiệu giúp việc cho Bí thư Tỉnh ủy Đảng
Cộng sản Đông Dương tỉnh Nam Ðịnh.
Từ năm 1937, ông tham gia hoạt động trong tổ chức Ðoàn Thanh niên
Dân chủ và sau đó là Ðoàn Thanh niên phản đế; phụ trách tổ chức đoàn thanh
niên tại thành phố Nam Ðịnh.
Tháng 6 năm 1940, ông bị bắt, bị tòa án chính quyền đương thời kết án 5
năm tù khổ sai và giam giữ tại nhà tù Sơn La.
Tháng 11 năm 1943, Hoang Tùng gia nhập vào Ðảng Cộng sản Việt Nam
tại Chi bộ nhà tù Sơn La.


22


Sau cuộc đảo chính của Nhật, ông tham gia lãnh đạo những người tù
chính trị phá bỏ nhà tù, vượt ngục về địa phương hoạt động.
Tháng 4 năm 1945, nhà báo trở về Bắc Ninh hoạt động, đã tích cực mở
rộng phong trào quần chúng lao động và xây dựng tổ chức cơ sở của Đảng
Cộng sản Việt Nam, chuẩn bị khởi nghĩa và được chỉ định tham gia vào Tỉnh ủy
Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Bắc Ninh.
Tháng 5 năm 1945, ông được phân công về tham gia Ban Chỉ đạo khu an
toàn của Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam, sau đó làm Bí thư Đảng của
Ban Chỉ đạo khu an toàn của Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam.
Tháng 8 năm 1945, ông tham gia chỉ đạo khởi nghĩa ở ngoại thành Hà
Nội và được chỉ định làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng khi mới 25 tuổi.
Trong những ngày đầu của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ông đảm
nhận nhiều chức vụ quan trọng khác của Đảng.
Tháng 10 năm 1945, ông làm Ủy viên Xử ủy Bắc kỳ, Bí thư Thành ủy Hà
Nội thay ông Trần Danh Tuyên.
Tháng 4 năm 1946, ông làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng thay ông Lê
Quang Đạo về làm Bí thư Thành úy Hà Nội.
Tháng 8 năm 1946, ông làm Xử ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ của Ðảng Cộng
sản Việt Nam.
Tháng 2 năm 1947, ông làm Phó Bí thư Khu ủy III (Khu Tả ngạn Sông
Hồng).
Tháng 1 năm 1948, ông làm Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Đảng và Thư ký Tạp chí "Sinh hoạt nội bộ" của Ðảng.
Tháng 6 năm 1948, ông làm Phó Trưởng ban Thi đua Trung ương;
Tháng 1 năm 1950, ông làm Chủ nhiệm Báo "Sự thật" của Ðảng Cộng
sản Việt Nam.
Ðầu năm 1951, ông phụ trách Văn phòng Tổng Bí thư Trường Chinh.

Từ tháng 8 năm 1951 đến tháng 3 năm 1953, ông đi học lý luận ở Trung
Quốc cùng ông Nguyễn Duy Thân.
23


Tháng 4 năm 1953, ông làm Chánh Văn phòng Trung ương Ðảng.
Từ tháng 2 năm 1954 đến năm 1982, ông làm Tổng Biên tập Báo Nhân
dân, cơ quan ngôn luận của Đảng, là Tổng biên tập báo Đảng lâu nhất [1]; từ năm
1968 ông kiêm chức Phó trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương.
Tại Ðại hội Ðảng Cộng sản Việt Nam III, ông được bầu làm Ủy viên Dự
khuyết Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam Khóa III (19601976).
Tại Ðại hội Ðảng Cộng sản Việt Nam IV, ông tiếp tục được bầu lại vào
Ban Chấp hành Trung ương Khóa IV (1976 – 1982).
Năm 1980, ông làm Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương.
Tại Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ V của Ðảng Cộng sản Việt Nam, tiếp
tục được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Khóa V (1982-1986), được
Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Ủy viên Ban Bí thư và được phân công phụ
trách công tác tư tưởng, thôi giữ chức vụ Tổng biên tập báo Nhân dân.
Tháng 4 năm 1987 đến năm 1989, làm Giám đốc Nhà xuất bản Sự thật.
Ông là đại biểu Quốc hội các khóa III (1964-1971), IV (1971-1975), V
(1975-1976), VI (1976-1981), VII (1981-1987).
Ông về nghỉ hưu, sống tại số nhà 6B Ðường Thành, phường Cửa Ðông,
quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Ngày 29 tháng 6 năm 2010 (tức ngày 18-5 năm Canh Dần), ông mất (15
giờ 20 phút) tại Hà Nội; hưởng thọ 91 tuổi. An táng ngày 2 tháng 7 năm 2010
tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
2. Đặc sắc ngôn ngữ chính luận của nhà báo Hoàng Tùng
2.1.

Vài nét về sự nghiệp báo chí Hoàng Tùng


Phát biểu trong hội thảo “Nhà báo Hoàng Tùng vói báo chí cách mạng
Việt Nam” đồng chí Ðinh Thế Huynh nêu rõ: Nhà báo Hoàng Tùng, tên thật là
Trần Khánh Thọ, sinh ngày 14-1-1920, tại xã Nhân Hòa, huyện Lý Nhân (Hà
Nam). Năm 17 tuổi, đồng chí đã tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1940 bị
24


thực dân Pháp bắt, giam cầm tại nhà tù Sơn La và được kết nạp Ðảng tại chi bộ
nhà tù, học làm báo trong tù. Sau khi ra tù, đồng chí tiếp tục tham gia hoạt động
cách mạng, trở thành Bí thư Thành ủy Hà Nội tháng 10-1945, khi mới 25 tuổi.
Từ đó, đồng chí được giao nhiều trọng trách quan trọng: Bí thư Thành ủy Hải
Phòng, Xứ ủy viên Bắc Kỳ, Phó Trưởng Ban Tổ chức T.Ư, Trưởng Ban Tuyên
huấn T.Ư, Bí thư T.Ư Ðảng phụ trách công tác tư tưởng... Nhưng quãng thời
gian dài nhất, ghi nhiều dấu ấn trong cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng
chí Hoàng Tùng là 30 năm làm Tổng Biên tập Báo Nhân Dân và gần 30 năm
làm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.
Ðồng chí Ðinh Thế Huynh nhấn mạnh: “Ðồng chí Hoàng Tùng đã có
nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Ðảng ta, dân tộc ta, nhất là
trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, văn hóa, báo chí, tuyên truyền... Nhà báo Hoàng
Tùng là một nhà báo bậc thầy, một đại thụ của nền báo chí cách mạng Việt
Nam. Bản lĩnh, phong cách báo chí, tài năng, những nhân tố làm nên tên tuổi
Hoàng Tùng có nhiều điều đến hôm nay chúng ta còn phải tiếp tục suy nghĩ, bàn
luận một cách thấu đáo, nhất là ở thể loại chính luận. Ông đã viết hàng nghìn
bài báo, trong đó hầu hết là các bài xã luận, bình luận, mang hơi thở nóng bỏng
của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Những bài viết của ông hừng hực chất lửa, đanh thép, sắc sảo, lay động
lòng người, bởi lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc, có dấu ấn
riêng. Suốt hàng chục năm trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, những
bài xã luận trên Báo Ðảng thật sự là tiếng kèn xung trận bởi tinh thần phụ trách,

sự kịp thời, sắc bén và sinh động...”
Nhà báo Hà Ðăng, nguyên Ủy viên T.Ư Ðảng, nguyên Trưởng Ban Tư
tưởng-Văn hóa T.Ư, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, kể câu chuyện của
người từng nhiều năm được làm việc gần gũi và hiểu biết về nhà báo Hoàng
Tùng, và khẳng định: “Rất đúng khi nói Hoàng Tùng là nhà chính luận bậc thầy.
25


Báo Nhân Dân là cơ quan T.Ư của Ðảng, tiếng nói của Ðảng, Nhà nước và nhân
dân. Xã luận, bình luận, hay chính luận nói chung, luôn là linh hồn sống của tờ
báo. Những bài chính luận của anh trực tiếp đề cập những vấn đề chính trị, xã
hội rộng lớn nhất, nóng bỏng nhất. Giọng văn của anh hùng hồn, ngôn ngữ vừa
hiện đại lại vừa rất dân gian, giàu hình tượng, đôi khi pha lẫn điển tích, rực lửa
chiến đấu và đặc biệt hấp dẫn. Phong cách viết của anh rất riêng, đến nỗi không
chỉ những người làm báo Nhân Dân, mà cả giới báo chí, qua các bài viết, qua
những bài viết có ký tên hay không ký tên, đều nhận ra rằng đó là bài của
Hoàng Tùng.”
Có thể nói, chính luận là khuynh hướng xuyên suốt trong các tác phẩm
báo chí của nhà báo Hoàng Tùng. Trong suốt cuộc đời cầm bút với số lượng bài
báo lên đến hàng nghìn thì mảng tiêu biểu nhất, chiếm phần lớn trong toàn bộ
tác phẩm báo chí của ông chính là báo chí chính luận. Ông nhìn toàn bộ sự việc
dưới con mắt của một nhà chính luận, thể hiện bằng ngôn ngữ chính luận và xử
lý tác phẩm bằng phương pháp chính luận.
Các tác phẩm báo chí chính luận của Hoàng Tùng đề cập đến tất cả các
lĩnh vực, các vấn đề bức xúc nảy sinh trong đời sống xã hội. Suy tư và trăn trở,
ghi nhận và lạc quan, đề xuất và kiến giải, phê phán và đấu tranh quyết liệt tới
cùng các hiện tượng xã hội, nhà báo Hoàng Tùng tập trung chủ yếu viết các bài
xã luận, bình luận. Vào những năm cuối đời, ông viết ít hơn xong các tác phẩm
của ông đều mang phong cách chính luận báo chí. Qua khảo sát, trong khoảng
thời gian từ tháng 7 năm 2002 đến hết năm 2003, các tác phẩm báo chí chiếm

100% trên tổng số 9 bài báo:
Bảng thống kê các tác phẩm chính luận của nhà báo Hoàng Tùng
từ 7/2002 – 12/2003
26


×