Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về tôn GIÁO từ THỰC TIỄN QUẬN NGŨ HÀNH sơn, THÀNH PHỐ đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (917.54 KB, 72 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN MAI HƯƠNG

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TÔN GIÁO TỪ THỰC TIỄN
QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2020


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN MAI HƯƠNG

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TÔN GIÁO TỪ THỰC TIỄN
QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số : 8 38 01 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ THỊ KIM ĐỊNH

HÀ NỘI, năm 2020


LỜI CAM ĐOAN


Tác giả xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
Thạc sĩ Luật học “Thực hiện pháp luật về tôn giáo từ thực tiễn quận Ngũ
Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” là hoàn toàn trung thực và không trùng lập
với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Các thông tin, tài liệu trình bày trong
luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Luận văn này là công trình nghiên cứu
của cá nhân tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đỗ Thị Kim Định.
Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận văn

Trần Mai Hương



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa học và luận văn thạc sĩ Luật học của mình, trước
hết tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc, các khoa, phòng
và quý Thầy, Cô trong Học viện Khoa học xã hội, đã nhiệt tình truyền đạt
những kiến thức quý báu cho tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn thạc sĩ Luật học.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS Đỗ Thị Kim Định đã
trực tiếp hướng dẫn, định hướng chuyên môn, quan tâm giúp đỡ tận tình và
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.
Bên cạnh đó, tác giả cũng gửi lời cảm ơn của mình đến cơ quan, bạn
bè, đồng nghiệp, luôn quan tâm, tạo điều kiện, chia sẻ, động viên tác giả trong
suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô
và bạn bè.

Tác giả luận văn

Trần Mai Hương


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT VỀ TÔN GIÁO .................................................................................... 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thực hiện pháp luật về tôn giáo ............. 8
1.2. Hình thức, nội dung thực hiện pháp luật về tôn giáo ............................... 15
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về tôn giáo ................ 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TÔN
GIÁO TẠI QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ........... 25
2.1. Những yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật về tôn giáo tại Quận Ngũ
Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng ....................................................................... 25
2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về tôn giáo tại Quận Ngũ Hành Sơn thành
phố Đà Nẵng.................................................................................................... 29
2.3. Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về tôn giáo tại Quận Ngũ Hành
Sơn, Thành phố Đà Nẵng ................................................................................ 43
CHƯƠNG 3: QUAN DIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TÔN GIÁO TỪ THỰC TIÊN QUẬN
NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG............................................ 49
3.1. Quan điểm thực hiện pháp luật về tôn giáo từ thực tiễn Quận Ngũ hành
Sơn, Thành phố Đà Nẵng ................................................................................ 49
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tôn giáo từ thực tiễn
quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng ....................................................... 51
KẾT LUẬN .................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

HĐND

Hội đồng nhân dân

2

GCNQSD

Giấy chứng nhận quyền sử dụng

3

UBMTTQVN

Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam

4


UBND

Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Viêc tổ chức thực hiện pháp luật đi vào cuộc sống thực tiễn, tổ chức các
quy đinh của Nhà nước về tôn giáo có ý nghĩa quan trọng.
Ở nước ta trong công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt
Nam khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những mặt
hạn chế, yếu kém: Việc triển khai thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng
và chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa tốt; kỷ luật, kỷ cương chưa
nghiêm, tình trạng thiếu hiểu biết pháp luật, coi thường pháp luật, vi phạm
pháp luật... là một trong những nguyên nhân dẫn đến những khuyết điểm, yếu
kém trong thời gian qua. Do đó, việc đề cao pháp luật, tôn trọng tính tối cao
của pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho pháp luật
được thực hiện nghiêm túc là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Trong những năm qua, vấn đề thực hiện pháp luật về tôn giáo trên địa
bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng đã đạt nhưng thành tựu nhất
định, các hoạt động tôn giáo của các cơ sở tôn giáo trên địa bàn quận diễn ra
ổn định, thuần túy tôn giáo, gắn với sự phát triển chung của thành phố Đà
Nẵng nói chung và quận Ngũ Hành Sơn nói riêng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện pháp luật về
tôn giáo trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn cũng còn những tồn tại, hạn chế
nhất định cụ thể như:
Trình độ đội ngũ cán bộ cơ sở nói chung và cán bộ được giao theo dõi
quản lý hoạt động tôn giáo nói riêng còn hạn chế, thiếu tính hệ thống, thiếu
1



chuyên môn nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm trong công tác tôn giáo; công tác
đào tạo cán bộ quản lý Nhà nước về tôn giáo cũng chưa được chú trọng đúng
mức; chưa có sự thống nhất trong cách xử lý một số vụ việc cụ thể liên quan
đến tôn giáo; việc ngăn chặn, đấu tranh với các tôn giáo không hợp pháp và
những hoạt động vi phạm pháp luật còn bị động, tại nhiều thời điểm chưa
khôn khéo, kịp thời; vẫn còn tình trạng hoạt động tôn giáo trái pháp luật;
không thực hiện đúng pháp luật về tôn giáo, một số cơ sở tôn giáo hoạt động
tôn giáo không đúng theo chương trình đăng ký, tổ chức các hoạt động tôn
giáo trái phép trên địa bàn quận; một vài cơ sở tôn giáo xây dựng, sửa chữa cơ
sở thờ tự không xin phép, hoặc không làm đúng nội dung xin phép; một vài
cơ sở tôn giáo còn vi phạm quy định của pháp luật trong việc sử dụng, chuyển
nhượng đất đai tôn giáo; vẫn còn tình trạng truyền đạo trái phép trên địa bàn
quận,…
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Thực hiện pháp luật
về tôn giáo từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” làm
luận văn thạc sỹ ngành Luật Hiến pháp và hành chính.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn, cụ thể
như:
- Nguyễn Viết Tuấn (2005), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
-Nguyễn Quốc Hùng (2007), Hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm thực
hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ,
Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
2


- Phạm Thị Ngọc Tân (2009), Pháp luật về quyền tư do tín ngưỡng, tôn

giáo tại Việt Nam – thực trạng và một số kiến nghị, Khóa luận tốt nghiệp, Đại
học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
- Vũ Thị Ngọc Liên (2011), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sỹ, Đại học Luật thành phố Hồ
Chí Minh.
- Nguyễn Quốc Vũ (2013), Pháp luật về tôt chức, cơ sỏ tôn giáo từ thự
tiễn tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sỹ, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
- Trần Xuân Nghĩa (2017), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và điểm
mới về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, Tạp chí Khoa học Đại
học Văn Lang, (số 5), tr. 16 -20.
- Nguyễn Ngọc Anh Tuấn (2016), Thực hiện pháp luật về tự do tín
ngưỡng, tôn giáo từ thực tiễn thành phố Đà nẵng, Luận văn Thạc sỹ Luật
học, Học viện Khoa học Xã hội. Luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận, thực
trạng thực hiện pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo và giải pháp hoàn
thiện từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.
Có thể khẳng định rằng các công trình trên đã tập trung nghiên cứu nhiều
khía cạnh khác nhau của vấn đề tôn giáo như vấn đề quản lý Nhà nước về tôn
giáo; thực hiện pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,… Tuy nhiên,
các công trình này chưa đi sâu phân tích thực trạng thực hiện pháp luật về tôn
giáo từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Trên tinh thần đó, với mục đích kế thừa, phát triển những kết quả nghiên
cứu đã có; phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về tôn giáo ở
quận Ngũ Hành Sơn, từ đó đề xuất các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật
3


về tôn giáo ở nước ta nói chung và quận Ngũ Hành Sơn nói riêng trong những
năm tiếp theo. Có thể nói, việc lựa chọn đề tài của luận văn là phù hợp và bảo
đảm không có sự trùng lặp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện
pháp luật về tôn giáo nói chung và tại quận Ngũ Hành Sơn nói riêng, đề xuất
các giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về tôn giáo trên địa bàn quận
Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm, vai trò, hình thức, nội dung của thực
hiện pháp luật về tôn giáo; những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật
về tôn giáo.
- Đánh giá thực trạng về hoạt động thực hiện pháp luật về tôn giáo tại
quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng; phân tích, làm sáng tỏ những thành
tựu và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế.
- Đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về tôn giáo tại
quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn lựa chọn tập trung nghiên cứu vấn đề thực hiện pháp luật về
tôn giáo; thực trạng thực hiện pháp luật về tôn giáo tại quận Ngũ Hành Sơn;
4


quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về tôn giáo tại quận Ngũ
Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận và thực tiễn trong
việc thực hiện pháp luật về tôn giáo từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, thành
phố Đà Nẵng trong 5 năm từ năm 2015 đến năm 2019.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng các phương pháp luaanj duy vật biện chứng, duy vật

lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu điều tra xã
hội học, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp,
phương pháp phân tích – dự báo, cụ thể:
Chương 1: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng
hợp, phương pháp so sánh để đưa ra các khái niệm, đặc điểm cũng như vai trò
của thực hiện pháp luật về tôn giáo. Đồng thời khái quát các hình thức và nội
dung thực hiện pháp luật về tôn giáo, những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện
pháp luật về tôn giáo.
Chương 2: Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp
tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp
hệ thống và phương pháp điều tra xã hội học để khái quát những yếu tác động
đến thực hiện pháp luật về tôn giáo tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà
5


Nẵng, đánh giá về thực tiễn thực hiện pháp luật về tôn giáo tại quận Ngũ hành
Sơn, thành phố Đà Nẵng, từ đó chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân
cần khắc phục.
Chương 3: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích - dự báo, phương
pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử và phương pháp
thống kê, nhằm làm rõ các quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về tôn giáo
tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, từ đó đưa ra giải pháp bảo đảm
thực hiện pháp luật vê tôn giáo tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
6. Ý nghĩa của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn đã nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của thực hiện pháp
luật về tôn giáo; các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về tôn giáo nói
chung và tại quận Ngũ Hành Sơn nói riêng, thực trạng thực hiện pháp luật về

tôn giáo ở quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, trong đó chỉ ra được
những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế trong thực hiện pháp luật về tôn
giáo tại quận Ngũ Hành Sơn, từ đó nêu rõ những quan điểm bảo đảm thực
hiện pháp luật vê tôn giáo tại quận Ngũ Hành Sơn, nguyên nhân và đề xuất
giải pháp.
Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần củng cố hệ thống lý luận về
thực hiện pháp luật về tôn giáo.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm
luận cứ khoa học cho việc ứng dụng trong thực tiễn nhằm góp phần nâng cao
6


hiệu quả thực hiện pháp luật về tôn giáo tại quận Ngũ Hành Sơn.
Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham
khảo cho công tác nghiên cứu, tài liệu phục vụ cho các cơ quan bảo vệ pháp
luật, cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan chức năng, các cá nhân, tổ chức ở
quận Ngũ Hành Sơn và các địa phương khác sử dụng làm tài liệu tham khảo,
vận dụng trong thực hiện pháp luật về tôn giáo.
Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình thực hiện pháp luật vê tôn giáo đang
tồn tại những bất cập, hạn chế thì một số kiến nghị được nêu trong luận văn sẽ
có ý nghĩa nhất định trong việc bảo đảm thực hiện pháp luật về tôn giáo.
7. Kết cấu của luận văn
- Chương 1: Những vấn đề lý luận của thực hiện pháp luật về tôn giáo.
- Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về tôn giáo tại quận Ngũ
Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
- Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp
luật về tôn giáo tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

7



CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ TÔN GIÁO
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thực hiện pháp luật về tôn giáo
1.1.1. Khái niệm tôn giáo, thực hiện pháp luật về tôn giáo
1.1.1.1. Khái niệm tôn giáo
Tôn giáo” là một thuật ngữ không thuần Việt, được du nhập từ nước
ngoài vào từ cuối thế kỷ XIX. Xét về nội dung, thuật ngữ Tôn giáo khó có thể
hàm chứa được tất cả nội dung đầy đủ của nó từ cổ đến kim, từ Đông sang
Tây.
Thuật ngữ “Tôn giáo” vốn có nguồn gốc từ phương Tây và bản thân nó
cũng có một quá trình biến đổi nội dung và khi khái niệm này trở thành phổ
quát trên toàn thế giới thì lại vấp phải những khái niệm truyền thống không
tương ứng của những cư dân thuộc các nền văn minh khác, vì vậy trên thực tế
đã xuất hiện rất nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về tôn giáo của nhiều
dân tộc và nhiều tác giả trên thế giới.
Thuật ngữ “religion” được dịch thành “Tôn giáo” đầu tiên xuất hiện ở
Nhật Bản vào đầu thế kỷ XVIII và sau đó du nhập vào Trung Hoa. Tuy nhiên,
ở Trung Hoa, vào thế kỷ XIII, thuật ngữ Tông giáo lại bao hàm một ý nghĩa
khác, nó nhằm chỉ đạo Phật (Giáo: đó là lời thuyết giảng của Đức Phật, Tông:
lời của các đệ tử Đức Phật).
Thuật ngữ Tôn giáo được du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX,
nhưng do kỵ húy của vua Thiệu Trị nên được gọi là “Tôn giáo”.

8


Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng: “Con người sáng tạo ra tôn giáo,

chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người” [20, tr.569]. Ph. Ăngghen cũng
viết: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu
óc của con người, của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hằng
ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang
hình thức những lực lượng siêu trần thế” [27, tr.437].
Hiện nay, ở phương Tây, nhiều nhà khoa học về tôn giáo coi trọng luận
điểm của C. Mác cho rằng, tôn giáo vừa là sự phản ánh, vừa là sự phản kháng
thế giới hiện thực. Tôn giáo mang tính xã hội.
Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 đã nêu khái niệm về tôn giáo như
sau: “Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và
hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức”
(khoản 5, Điều 2). Trong luận văn của mình, tác giả sử dụng khái niệm được
đưa ra tại Luật tín ngưỡng, tôn giáo làm công cụ cho việc nghiên cứu vấn đề
thực hiện pháp luật về tôn giáo từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố
Đà Nẵng.
1.1.1.2. Khái niệm thực hiện pháp luật về tôn giáo
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do
Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo
mục tiêu, định hướng cụ thể. Trong cơ chế điều chỉnh pháp luật, thực hiện
pháp luật là hoạt động tiếp nối sau khi văn bản pháp luật được ban hành nhằm
làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành quy tắc xử
sự của các chủ thể pháp luật.
Hiện nay đang có những định nghĩa khác nhau về thực hiện pháp luật.
9


Theo tài liệu học tập và nghiên cứu môn Lý luận chung về Nhà nước và
pháp luật của Khoa Nhà nước và Pháp luật thuộc Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, thực hiện pháp luật được hiểu là “quá trình hoạt động có mục
đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc

sống, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật” [23,
tr.270].
Theo giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật của Khoa Luật
của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thì: “Thực hiện pháp luật là hiện
tượng, quá trình có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành
hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật” [9, tr.369].
Khái quát lại có thể hiểu, thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có
mục đích làm cho các quy định của pháp luật trở thành những hoạt động thực
tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật và được thực hiện trong thực tế cuộc
sống.
1.1.2. Đặc điểm của thực hiện pháp luật về tôn giáo
Thực hiện pháp luật về tôn giáo có những đặc điểm chung của vấn đề
thực hiện pháp luật nói chung, ngoài ra nó còn có những đặc điểm mang tính
chất đặc thù. Những đặc điểm đặc thù của thực hiện pháp luật về tôn giáo
được quy định bởi vị trí, vai trò của nó trong đời sống xã hội.
Thứ nhất, thực hiện pháp luật về tôn giáo là nghĩa vụ của tất cả các cơ
quan, tổ chức và cá nhân; mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội đều phải
nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật về tôn giáo.
Thứ hai, thực hiện pháp luật về tôn giáo là hoạt động có mục đích làm
cho những quy phạm pháp luật về tôn giáo đi vào cuộc sống. Các quy phạm
10


pháp luật về tôn giáo là những quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và
bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ về tôn giáo phát triển theo định
hướng nhất định. Các quy phạm pháp luật về tôn giáo là những quy tắc xử sự
của các tổ chức phi nhà nước, cá nhân, của các nhà chức trách có thẩm quyền,
là những quy định về nội dung chương trình, cơ cấu tổ chức và phương thức
hoạt động, về bộ máy quản lý Nhà nước, là những quy định về địa vị pháp lý
của các chủ thể khác trong lĩnh vực tôn giáo.

Thứ ba, Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc xuyên suốt của thực
hiện pháp luật về tôn giáo. Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một chế độ đặc biệt
của đời sống chính trị - xã hội. Vì lẽ đó nên việc tổ chức và hoạt động của bộ
máy quản lý nhà nước và hoạt động của các cơ sở tôn giáo, cá nhân phải tuân
theo những quy định của pháp luật. Mọi công dân xử sự với nhau theo nguyên
tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, phải tôn trọng pháp luật một cách triệt để, phải
xử sự đúng theo yêu cầu của pháp luật nói chung và pháp luật về tôn giáo nói
riêng. Nguyên tắc này còn đòi hỏi mọi công dân có trách nhiệm tham gia vào
quản lý các công việc của Nhà nước bằng các hình thức kiểm tra, giám sát
hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan quản lý về tôn giáo,
cũng như các cơ sở tôn giáo khác.
Thứ tư, thực hiện pháp luật về tôn giáo được tiến hành thông qua nhiều
hình thức khác nhau như tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp
luật, áp dụng pháp luật về tôn giáo.
Thứ năm, thực hiện pháp luật về tôn giáo là hoạt động tích cực để bảo
đảm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. “Mọi người có quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo
bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín
11


ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc
lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật” (Điêu 24, Hiến pháp năm
2013). Vì vậy, thực hiện pháp luật về tôn giáo sẽ đảm bảo quyền tư do tín
ngưỡng, tôn giáo.
1.1.3. Vai trò của thực hiện pháp luật về tôn giáo
1.1.3.1. Thực hiện pháp luật về tôn giáo góp phần tích cực đưa pháp luật
vào đời sống thực tiễn, thúc đẩy hoạt động tôn giáo, các quan hệ xã hội về tôn
giáo phát triển đúng quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà
nước

Xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật là hai dạng hoạt động khác
nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Xây dựng pháp luật là quá
trình hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm ban hành
pháp luật và không ngừng hoàn thiện pháp luật.
Quản lý xã hội bằng pháp luật đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng và ban
hành pháp luật.
Để quản lý lĩnh vực tôn giáo, Nhà nước phải xây dựng, ban hành và
từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về tôn giáo làm căn cứ pháp lý, tạo
môi trường thuận lợi cho các hoạt động của lĩnh vực này. Thực hiện pháp luật
về tôn giáo là tích cực đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống, góp phần thúc
đẩy hoạt động tôn giáo, các quan hệ xã hội về tôn giáo phát triển đúng với
quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta.
1.1.3.2. Thực hiện pháp luật về tôn giáo góp phần ngăn ngừa và hạn
chế các vi phạm pháp luật, giải quyết kịp thời những vi phạm pháp luật, tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực tôn giáo
12


Khi ý thức pháp luật của các chủ thể được nâng cao và việc thực hiện
trở thành tự giác thì sẽ góp phần ngăn ngừa và hạn chế các vi phạm pháp luật.
Pháp luật là cơ sở để củng cố và tăng cường pháp chế, không thể có cơ
sở vững chắc để củng cố nền pháp chế nếu không chú ý đến những biện pháp
bảo đảm cho các cơ quan có trách nhiệm xây dựng pháp luật có đủ khả năng
và điều kiện để hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tổ chức và thực hiện pháp luật
là một mặt quan trọng của nền pháp chế. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là muốn củng
cố và tăng cường pháp chế thì phải bảo đảm cho các tổ chức, cơ quan có thẩm
quyền tổ chức và thực hiện pháp luật một cách có hiệu quả. Pháp luật về tôn
giáo là một bộ phận của pháp luật nói chung nên nó cũng đòi hỏi các chủ thể
cần có nhận thức một cách đúng đắn, đầy đủ tư tưởng, nội dung và ý nghĩa,
chủ động đề ra biện pháp và tự giác trong thực hiện. Có như vậy sẽ hạn chế và

ngăn ngừa các vi phạm pháp luật về tôn giáo. Thực hiện pháp luật về tôn giáo
một cách nghiêm chỉnh và triệt để của các chủ thể là góp phần ngăn ngừa và
hạn chế những vi phạm pháp luật về tôn giáo. Thực hiện pháp luật về tôn giáo
còn góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, qua thực hiện
pháp luật về tôn giáo sẽ phát hiện được những sai sót để điều chỉnh hoặc xử lý
kịp thời
Pháp luật về tôn giáo là một bộ phận của pháp luật nói chung, thực hiện
pháp luật về tôn giáo góp phần làm cho hoạt động tôn giáo có nền nếp, thống
nhất và phát triển vững chắc, thực hiện được mục tiêu bảo đảm các quyền và
nghĩa vụ về tôn giáo, bảo đảm quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo.
1.1.3.3. Thông qua thực hiện pháp luật về tôn giáo góp phần phổ biến,
giáo dục pháp luật, xây dựng thói quen, ý thức của công dân sống và làm việc
theo Hiến pháp và pháp luật
13


Tôn giáo có vị trí, ý nghĩa rất quan trọng. Vai trò của pháp luật bắt
nguồn từ giá trị xã hội của pháp luật, từ sự hiểu biết và thực hiện nghiêm túc
tốt của các chủ thể pháp luật. Nếu pháp luật là công cụ rất quan trọng để Nhà
nước quản lý đất nước, quản lý xã hội, là phương tiện để công dân thực thi
nghĩa vụ và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì giáo dục pháp luật
giúp cho Nhà nước (các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức) và công dân
biết sử dụng phương tiện đó.
Việc phổ biến, giáo dục pháp luật về tôn giáo là một khâu trong quy
trình tổ chức thực hiện pháp luật về tôn giáo, có vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc đưa pháp luật về tôn giáo vào cuộc sống. Hình thức phổ biến, giáo
dục pháp luật được thể hiện thông qua phương tiện thông tin đại chúng, giảng
dạy pháp luật ở các nhà trường, thông qua các hoạt động xét xử, hoà giải...
Thực hiện pháp luật và phổ biến, giáo dục pháp luật về tôn giáo có mối
quan hệ biện chứng với nhau. Pháp luật về tôn giáo được thực hiện có hiệu

quả thì cần phải có cách thức tổ chức thực hiện hữu hiệu để đưa pháp luật ấy
vào cuộc sống. Ngược lại, tổ chức thực hiện pháp luật về tôn giáo nghiêm túc,
đầy đủ là một trong những hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp
luật hữu hiệu.
Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và dân
chủ hoá đời sống xã hội, thì việc phổ biến, giáo dục pháp luật về tôn giáo
không chỉ dừng lại ở mức cung cấp, phổ biến các thông tin pháp luật cho mọi
đối tượng, “giáo dục pháp luật còn phải đáp ứng các nhu cầu hiểu biết đa
dạng của từng người dân” [2, tr.136]. Nhu cầu hiểu biết pháp luật một cách cụ
thể và thiết thực để bảo vệ lợi ích hợp pháp và giao dịch xã hội đang là đòi
hỏi cấp thiết của từng cá nhân, gia đình và tập thể.
14


Công tác tổ chức thực hiện pháp luật về tôn giáo là một biện pháp lớn
bao gồm nhiều mặt hoạt động nhằm đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng và
thực hiện nghiêm chỉnh trong thực tiễn. Cần tăng cường công tác giải thích
pháp luật về tôn giáo để làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của các quy định
pháp luật làm cơ sở cho việc phổ biến và giáo dục pháp luật đạt kết quả. Đẩy
mạnh công tác phổ biến và giáo dục pháp luật về tôn giáo nhằm làm cho nhân
dân hiểu biết pháp luật từ đó nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân, xây
dựng thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
1.2. Hình thức, nội dung thực hiện pháp luật về tôn giáo
1.2.1. Hình thức thực hiện pháp luật về tôn giáo
Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành
động) được tiến hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là
không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định.
Thực hiện pháp luật có thể là một xử sự có tính chủ động, được tiến hành
bằng một thao tác nhất đính nhưng đó cũng có thể là một xử sự có tính thụ
động, tức là không tiến hành vượt xử sự bị pháp luật cấm.

Có bốn hình thức thực hiện pháp luật:
Thứ nhất, tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách
thụ động, thể hiện ở sự kiểm chế của chủ thể để không vi phạm các quy định
cấm đoán của pháp luật.
Thứ hai, Thỉ hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách
chủ động. Chủ thể pháp luật phải thực hiện một thao tác nhất định mới có thể
thực hiện pháp luật được.
15


Thứ ba, sử dụng pháp luật là khả năng của các chủ thể pháp luật có thể
sử dụng khai thác hay không sử dụng, khai thác, hưởng quyền mà luật đã
dành cho mình. Ví dự: công dân có quyền đi lại trong nước, ra nước ngoài và
từ nước ngoài trở về nước theo quy định của pháp luật. Nét đặc biệt của hình
thức thực hiện pháp luật này so với tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật là
chủ thể pháp luật có thể thực hiện hay không thực hiện quyền mà pháp luật
cho phép còn ở hai hình thức trên, việc thực hiện mang tính bắt buộc;
Thứ tư, áp dụng pháp luật về tôn giáo của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền dựa trên các quy định của pháp luật để giải quyết, xử lí những vấn để
cụ thể thuộc trách nhiệm của mình.
Ví dụ Phòng Nội vụ quận Ngũ Hành Sơn được giao tham mưu UBND
quận thực hiện công tác tác quản lý Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn quận
Ngũ Hành Sơn thông qua việc tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện các quy
định của pháp luật về tôn giáo trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn (ví dụ: tiếp
nhận thông báo về việc mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo cho những người không
chuyên hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;
Tiếp nhận thông báo danh mục hoạt động tôn giáo và thông báo bổ sung danh
mục hoạt động tôn giáo đối với tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều
phường thuộc quận; Tiếp nhận thông báo tổ chức hội nghị thường niên của tổ
chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một quận;

Tiếp nhận thông báo và kiểm tra việc tổ chức quyên góp của cơ sở tín
ngưỡng, tổ chức tôn giáo trong phạm vi một quận; kiểm tra hoạt động quyên
góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc theo
quy định tại khoản 4, khoản 5, điều 19 Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày
30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo;…)
16


Như vậy, thực hiện pháp luật về tôn giáo được thực hiện thông qua bốn
hình thức: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp
dụng pháp luật.
Giữa các hình thức thực hiện pháp luật về tôn giáo luôn có sự đan xen,
gắn bó chặt chẽ với nhau. Các chủ thể thông thường phải cùng đồng thời thực
hiện các quy định của pháp luật về tôn giáo dưới nhiều hình thức khác nhau,
bởi không thực hiện quy định của pháp luật này sẽ không thể thực hiện các
quy định khác của pháp luật.
Chẳng hạn như việc thực hiện quy định của pháp luật nội dung phải gắn
với quy định của luật hình thức. Tuy nhiên, hình thức áp dụng pháp luật có sự
khác biệt với các hình thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng
pháp luật. Sự khác biệt này thể hiện ở chỗ, nếu như tuân thủ pháp luật, thi
hành pháp luật và sử dụng pháp luật là những hình thức mà mọi chủ thể thực
hiện pháp luật đều có thể thực hiện thì áp dụng pháp luật là hình thức luôn
luôn có sự tham gia của Nhà nước, thông qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà
chức trách, cá nhân có thẩm quyền. Có thể nói áp dụng pháp luật về tôn giáo
là hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền, vừa là giai
đoạn mà các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tổ chức cho các chủ thể pháp
luật khác thực hiện các quy định của pháp luật về tôn giáo.
1.2.2. Nội dung thực hiện pháp luật về tôn giáo
Nội dung thực hiện pháp luật về tôn giáo chính là việc tuân thủ, thi hành,

áp dụng và sử dụng các quy định của pháp luật về tôn giáo trong thực tiễn,
nhằm đưa các quy định này đi vào cuộc sống.
Trên cơ sở quy định mới của Hiến pháp mới năm 2013 và xuất phát từ
17


yêu cầu của thực tiễn, ngày 18/11/2016, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được
Quốc hội thông qua với 9 chương, 68 điều, bên cạnh các nội dung kế thừa từ
các quy định của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số
92/2012/NĐ-CP ngày 18/12/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện
pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, Luật đã bổ sung các quy định
mới nhằm đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
mọi người, cụ thể:
- Về chủ thể thực hiện quyền tín ngưỡng, tôn giáo
Luật quy định chủ thể thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là mọi
người. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của tất cả mọi người, mọi
người có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Về đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung
Đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung được Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
quy định tại Điều 16. Điều 17, Điều 18. Theo đó các điều kiện để được cấp
giấy chứng nhận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung: có giáo lý, giáo luật,
teen của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung không trùng với tên tổ chức tôn
giáo hoặc tổ chức đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động động tôn
giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh
hùng dân tộc.
Tổ chức sau khi được cấp chứng nhận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập
trung được thực hiện các hoạt động theo quy định pháp luật và theo chương
trình đã đăng ký tại chính quyền địa phương.
- Về tổ chức tôn giáo


18


Tổ chức tôn giáo được Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định tại chương V,
bao gồm các quy định về công nhận tổ chức tôn giáo; thành lập, chia, tách,
sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc; phong phẩm, bổ nhiệm, bầu
cừ, suy cử, thuyên chuyển, cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc, nhà tu
hành; cơ sở đào tạo tôn giao, lớp bồi dưỡng tôn giáo,.
Về điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo (Điều 21), điều kiện đầu tiên
là tổ chức đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động
tôn giáo hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp
chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo. Thời gian 05 năm là thời hạn để cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét tổ chức đó có đủ khả năng để tồn tại,
phát triển, đủ khả năng về nhân vật lực, đặc biệt hoạt động không vi phạm các
quy định của pháp luật.
Điều kiện thứ hai là tổ chức phải có hiến chương theo quy định tại Điều
23 của Luật, đây là điều kiện rất quan trọng, bởi thông qua hiến chương, điều
lệ của tổ chức có thể biết được mục đích, đường hướng hoạt động, cơ cấu tổ
chức… của tổ chức ấy, đặc biệt có thể biết được tôn chỉ, mục đích của tổ chức
có trái với quy định của pháp luật không.
Về trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo (Điều 22)
các khoản 1, 2 Điều 22 của Luật đã quy định trình tự, hồ sơ đề nghị công
nhận tổ chức tôn giáo, theo đó tổ chức đủ điều kiện theo quy định tại Điều 21
của Luật gửi hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo đến cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật.
Luật quy định các nội dung về hiến chương của tổ chức tôn giáo tại
Điều 23; sửa đổi hiến chương tại Điều 24; tên của tổ chức tôn giáo tại Điều 25
và thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo tại Điều 26.
19



×