Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

tiểu luận đầu tư quốc tế hoạt động đầu tư trực tiếp của tập đoàn viễn thông quân đội viettel vào mozambique

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.06 KB, 15 trang )

I.

Cơ sở lý thuyết:

1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài,
được đặc trưng bởi sự di chuyển nguồn lực đầu tư trên phạm vi quốc tế với mục đích
kinh doanh thu lợi nhuận.
Theo quỹ Tiền tệ Quốc tế, FDI là một công cuộc đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia,
trong đó người đầu tư trực tiếp đạt được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài
một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp trong một quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối
thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận là FDI.
Tổ chức Thương mại thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: FDI xảy ra khi một
nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác(nước
thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân
biệt FDI với các công cụ tài chính khác.
FDI bao gồm đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Ở bất
cứ quốc gia nào thì hai hoạt động này cũng phải được tiến hành một cách đồng thời.
Để phát triển kinh tế, các quốc gia không chỉ phải thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn
đầu tư trực tiếp từ nước ngoài mà còn không ngừng đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài nhằm mở rộng thị trường nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiếp cận gần
khách hàng, tận dụng nguồn tài nguyên, nguyên liệu tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận
chuyển hàng hoá, tránh được chế độ giấy phép xuất khẩu trong nước và tận dụng được
xuất khẩu của nước sở tại để mở rộng thị trường, đồng thời tăng cường khoa học- kĩ
thuật, nâng cao năng lực quản lý và trình độ tiếp thị với các nước trong khu vực và
trên thế giới.

2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài:
 Về chủ thể của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
1



Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chủ yếu do các nhà đầu tư là tổ chức
kinh tế hoặc cá nhân thực hiện. Đây là một đặc điểm giúp phân biệt với hoạt
động đầu tư ra nước ngoài của Chính phủ và các tổ chức quốc tế dưới nguồn
vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
 Về nguồn vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, vốn đầu tư có thể bằng tiền, tài sản khác
hoặc bằng công nghệ. Vì vậy, thông qua hoạt động đầu tư này, nước chủ nhà có
thể tiếp nhận được công nghệ tiên tiến và học hỏi được kinh nghiệm quản lý do
nhà đầu tư nước ngoài đưa vào. Còn đối với gián tiếp ra nước ngoài, vốn chỉ có
thể là tiền, không thể là hiện vật hoặc công nghệ. Nên doanh nghiệp nhận vốn
không thể tiếp nhận công nghệ hiện đại trực tiếp từ việc tiếp nhận vốn đầu tư
gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài. Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài dưới
hình thức ODA bao gồm các loại nguồn như: hỗ trợ tài chính (cung cấp tiền ở
dạng cho không hay cho vay lãi suất thấp), hỗ trợ kỹ thuật (cung cấp cố vấn và
những chuyên gia kỹ thuật mà nước tiếp nhận đang thiếu ), hỗ trợ bằng hiện vật
( dưới dạng hàng hoá như tư liệu sản xuất, lương thực,thực phẩm,..)
 Về tính chất của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Nếu như ở đầu tư gián tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài góp vốn bằng
cách mua cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp nước sở tại mà không trực tiếp
nắm quyền quản lý doanh nghiệp thì ở đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nhà đầu
tư lại đóng góp một số vốn đủ lớn để có quyền tham gia trực tiếp vào việc quản
lý đối tượng đầu tư. Nhà đầu tư bỏ vốn tự quyết định đầu tư vào lĩnh vực gì và
chịu trách nhiệm về quyết định đó. Để đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư phải
điều tra nắm bắt thị trường, tìm hiểu tình hình thế giới liên quan đến lĩnh vực
đầu tư, đưa ra quyết định đầu tư, xây dựng dự án đầu tư, thực hiện dự án và
hưởng thành quả của nó. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài bảo đảm cho nhà đầu
tư kiểm soát và điều hành quá trình vận động vốn đầu tư. Do chủ thể đầu tư bỏ
vốn hoàn toàn hoặc có số vốn lớn trong phần vốn góp, do đó nhà đầu tư hoàn
toàn có thể kiểm soát hoạt động sản xuất hoặc chiến lược phát triển của doanh

nghiệp. Nhà đầu tư thường có kiến thức và kinh nghiệm quản lý hoạt động đầu
2


tư ở nước ngoài, hiểu biết về thị trường thế giới chính vì thế mà có khả năng
bảo đảm hiệu quả của doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư.
 Về mối quan hệ giữa nhà đầu tư với nước tiếp nhận đầu tư
Vì là quan hệ có mục đích kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận nên quan hệ đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế trong nền kinh
tế thị trường, ít chịu ảnh hưởng và ràng buộc bởi các quan hệ chính trị. Đối với
đầu tư gián tiếp ODA quan hệ này mang đậm màu sắc chính trị, bị ảnh hưởng
bởi quan hệ giữa các quốc gia với nhau và với các tổ chức tài chính quốc tế, ít
chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế. Hơn nữa, nước tiếp nhận ODA không
chỉ bị biến thành con nợ mà còn phải bảo đảm một số điều kiện khác manh tính
chính trị: bảo đảm tốc độ tăng trưởng,ổn định tỷ lệ lạm phát, cân bằng cán cân
thanh toán, phải giảm chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước,...
3. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Đầu tư ra nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nói riêng là một xu thế
tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay,
chính vì vậy mà vai trò, ý nghĩa của hoạt động này là không thể phủ nhận.

-

Đối với nước có nhà đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

Thứ nhất: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp cho sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực trong nước, nâng cao tỷ suất lợi nhuận đầu tư, đồng thời khai thác có hiệu quả
lợi thế của quốc gia trên trường quốc tế

-


Thứ hai: Giúp cho nước đầu tư tìm kiếm và tận dụng ở nước ngoài một cách có
hiệu quả hơn trong nước, xây dựng được thị trường cung cấp đầu vào ổn định với
giá cả phải chăng.

-

Thứ ba: Giúp cho các nhà đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đối với sự
ra đời của một sản phẩm, chiếm lĩnh được thị trường là yếu tố sống còn. Doanh
nghiệp nào có chiến lược đưa được sản phẩm của mình ra nước ngoài trước, chiếm
lĩnh được thị trường trước thì doanh nghiệp đó sẽ thành công.

-

Thứ tư: Giúp cho các nước đầu tư tránh được hàng rào thuế quan và hàng rào bảo
hộ phi thuế quan của nước nhận đầu tư. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sẽ giúp các
3


quốc gia đầu tư mở rộng thị trường cho hàng hoá của mình mà không vướng phải
bất cứ sự cản trở nào. Điều này cũng giúp cho hàng hoá của các quốc gia đầu tư có
sức cạnh tranh nhờ giá cả hợp lý
 Đối với nước tiếp nhận đầu tư.
-

Thứ nhất: Bổ sung nguồn vốn cho nền kinh tế. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đóng
vai trò là một nguồn cung cấp vốn lớn, góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn
đầu tư - một căn bệnh kinh niên và phổ biến của bất kỳ quốc gia chậm phát triển
nào. Chỉ cóthể thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo bằng cách tăng
cường đầu tư sản xuất, tạo ra mức tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Để thực hiện

được việc này các nước đang phát triển cần phải có nhiều vốn đầu tư.

-

Thứ hai: Cung cấp công nghệ mới cho sự phát triển. Do khi tiến hành đầu tư vào
một nước nào đó chủ đầu tư không chỉ chuyển giao vào nước đó vốn bằng tiền mà
còn chuyển cả vốn hiện vật như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu...và vốn vô
hình như chuyên gia kỹ thuật công nghệ, tri thức khoa học, bí quyết quản lý, năng
lực tiếp cận thị trường...Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, quá
trình chuyển giao công nghệ được thực hiện nhanh chóng và thuận tiện cho cả bên
nhận đầu tư lẫn bên đầu tư

-

.- Thứ ba: Đào tạo nguồn nhân lực.Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng góp phần
đào tạo một đội ngũ công nhân có trình độ kỹ thuật cao cho đất nước, hạn chế tình
trạng thất nghiệp, nâng cao mức thu nhập cho người lao động.

-

Thứ tư: Góp phần mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu. Nước ta cũng như các
nước trên thế giới đều có nhu cầu mở rộng thị trường cả trong nước và nước ngoài.
Đa số các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đều có phản ánh bao tiêu sản phẩm.
Đây là hiện tượng đa chiều đang trở

II.

Cơ sở thực tiễn:

Trong những năm gần đầy, làn sóng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

phát triển mạnh mẽ.Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt Nam đã khẳng định được vị thế của
mình khi đầu tư ở các nước láng giềng hay đối tác quen thuộc như Lào, Campuchia hay
4


Nga.Theo Bộ Công Thương, điều đáng mừng là giờ đây các doanh nghiệp Việt Nam cũng
đã vươn ra những khu vực xa hơn như các nước khu vực châu Phi, Châu Mỹ, thậm chí cả
những nước kinh tế phát triển như Australia, Mỹ, Singapore, Nhật Bản… với tổng số là
59 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đặc biệt, trong ngành viễn thông Việt Nam,được thể hiện qua những bước tiến dài của
các tập đoàn nổi tiếng FPT, VNPT, Viettel; Việc hiện thực hóa giấc mơ “ra biển lớn” của
các doanh nghiệp Việt Nam đã không còn là chuyện xa vời mà trở thành một chiến lược
phát triển quan trọng của tất cả các doanh nghiệp lớn.

III.

Hoạt động đầu tư vào Mozambique của tập đoàn Viettel:

1. Giới thiệu về tập đoàn Viettel:
Quá trình hình thành và phát triển
1989 - 1999:
 Thành lập Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO), tiền thân của Tập
đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel Group)
 Doanh nghiệp duy nhất được cấp giấy phép kinh doanh dịch đầy đủ các dịch vụ
viễn thông ở Việt Nam
 Hoàn thành đường trục cáp quang Bắc - Nam với dung lượng 2.5Mbps có công
nghệ cao nhất Việt Nam với việc áp dụng thành công sáng kiến thu – phát trên một
sợi quang.
2000 - 2005:
Cung cấp đầy đủ các dịch vụ viễn thông tại Việt Nam, trở thành doanh nghiệp có hạ tầng

viễn thông lớn nhất Việt Nam.
2006 - 2009:
 Chính thức kinh doanh tại Lào (Unitel) và Campuchia (Metfone)
 Lọt top 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới.
5


 Khai trương mạng 3G và phủ khắp đất nước với 86% dân số.
 Gia nhập Hiệp hội di động toàn cầu GSMA & Liên minh viễn thông thế giới ITU
2010 - 2013:
 Chính thức kinh doanh ở Haiti (Natcom), Mozambique (Movitel), Đông Timor
(Telemor).
 Khai trương Trung tâm dữ liệu IDC lớn nhất Việt Nam
2014 - 2015:
 Chính thức kinh doanh tại Peru (Bitel), Cameroon (Nexttel), Burundi (Lumitel),
Tanzania (Halotel)
2016 - 2017
 Lấy thành công giấy phép kinh doanh Viễn thông tại thị trường Myanmar (Mytel)
 Khai trương dịch vụ 4G tại Việt Nam
 Được chính phủ công nhận là Doanh nghiệp Quốc phòng An ninh
 Thương hiệu Viettel được tổ chức Brand Finance định giá 2,6 tỷ USD
 Lọt Top 30 Doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới
Hoạt động kinh doanh chính
 Dịch vụ, sản phẩm điện tử - viễn thông - công nghệ thông tin.
 Cung cấp dịch vụ Viễn thông
 Truyền dẫn
 Bưu chính
 Phân phối thiết bị đầu cuối
6



 Đầu tư tài chính
 Truyền thông
 Đầu tư Bất động sản
 Xuất nhập khẩu
 Đầu tư nước ngoài
Slogan: Viettel - Hãy nói theo cách của bạn
Các thị trường đã đầu tư: Laos, Cambodia, Haiti, Mozambique, Peru, Timor Leste,
Cameroon, Tazania, Burudi, Burkina Faso, …
2. Lợi thế của Viettel khi đầu tư ra nước ngoài:
 Viettel đầu tư vào các nước có mối quan hệ tốt với Việt Nam. Với uy tín của Việt
Nam trong công cuộc giải phóng dân tộc chiến thắng 02 đế quốc lớn là Thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ, với sự ngưỡng mộ của thế giới (nhất là thế giới thứ 3) đối
với uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp...và mối quan hệ
tốt đẹp của Việt Nam với nhiều nước trên thế giới hiện nay, với bản lĩnh và cách
làm riêng của người lính, Viettel tin tưởng vào sự thành công của mình tại thị
trường nước ngoài.
 Trong số các nhà đầu tư ra nước ngoài ở các nước Viettel sẽ đến thì chúng ta gần
như là công ty duy nhất của Chính Phủ(doanh nghiệp Nhà nước) hợp tác, đầu tư
với chính phủ nước sở tại. Các nhà đầu tư khác hầu hết là doanh nghiệp tư nhân.
 Viettel có kinh nghiệm về phát triển viễn thông ở các nước nghèo, có thu nhập
thấp.
 Viettel có chủ trương rõ ràng khi đầu tư ra nước ngoài như cam kết đầu tư lâu dài
vào hạ tầng viễn thông (cáp quang, băng thông rộng...), cam kết chuyển giao điều
hành mạng lưới, hỗ trợ chính sách xã hội như dịch vụ phục vụ trường học, sinh
viên, nông dân...hiện đã triển khai tại Lào và Căm Pu Chia.

7



3. Đặc điểm kinh tế xã hội của Mozambique:
Môi trường vĩ mô
 Mozambique là một nước thuộc Đông Nam Phi có diện tích: 801.590km2, gấp 2,5
lần so với diện tích Việt Nam.


Dân số: 23 triệu (bằng 25% dân số Việt Nam); tốc độ tăng trưởng dân số:
2.4%/năm, mật độ dân số thấp: 29 người/km2, tập trung nhiều nhất tại Maputo
(122 người/km2), và hai tỉnh: Nampula, Zambezia (gần 40% dân số).

 Số người trong độ tuổi sử dụng dịch vụ (từ 15 đến 64) chiếm 51% dân số
=> Dân số trong độ tuổi sử dụng dịch vụ còn số lượng lớn chưa sử dụng trên 4 triệu
người, có tiềm năng để Movitel phát triển các dòng sản phẩm: Thuê bao Di động, Dcom
3G trong năm 2013.
 Nền kinh tế của Mozambique: Nông, Lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao 32,5%, có
xu hướng chuyển dịch dần sang ngành nghề dịch vụ và xây dựng, Công nghiệp tạo
ra nhu cầu thông tin, liên lạc ngày càng tăng.
 GDP: Năm 2012 GDP của Mozambique ước tính đạt 22 tỷ USD (635 triệu USD
chiếm 6% GDP toàn quốc, Trong đó: Movitel chiếm 11% đạt: 69 triệu USD,
 Chính sách nhà nước:Việc mở rộng, cải cách ngành viễn thông và chính sách tư
nhân hóa ngành viễn thông nhằm thúc đẩy, nâng cao chất lượng dịch vụ và đem lại
lợi ích cho khách hàng đang được quan tâm.
Môi trường vi mô
 Hiện tại ngành viễn thông của Mozambique đang trong giai đoạn phát triển, có
chính sách cởi mở và ưu đãi.
 Dân số Mozambique ở độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao từ 15 đến 64 chiếm 53% vì
vậy có thể khai thác số lượng khách hàng này, Dân số dưới 14 tuổi chiếm 47% và
là lượng khách hàng trong những năm tiếp theo.
8



 Thu nhập bình quân đầu người tăng 7,5% và có tính ổn định.
 Tổng số trạm của Movitel chiếm 58% toàn thị trường trong đó 2G chiếm 57%, 3G
chiếm 60%.
=> Nhận xét: +Movitel tại thị trường có năng lực phát triển hạ tầng mạng lưới nhanh và
rộng khắp, chất lượng mạng lưới và vùng phủ vượt trội hơn so với đối thủ.
+Movitel là doanh nghiệp đi sau nên có thể rút kinh nghiệm từ đối thủ về các dịch vụ đã
và đang cung cấp cho khách hàng, vì thế mà có thể cung cấp những giá trị tốt hơn cho
khách hàng.
+Movitel là doanh nghiệp đi sau nên có thể rút kinh nghiệm từ đối thủ về các dịch vụ đã
và đang cung cấp cho khách hàng, vì thế mà có thể cung cấp những giá trị tốt hơn cho
khách hàng.
Về nội bộ công ty
 Được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời, sát sao của Ban lãnh đạo Tập Đoàn, Công ty
VTG, Công ty VTT, Công ty VTNet đối với Movitel trong công tác SXKD.
 Tập thể CBCNV Movitel có tinh thần đoàn kết, nhất trí cao từ BGĐ Công ty đến
các Chi nhánh tỉnh, TTKD.
 Bất đồng ngôn ngữ và sự khác biệt về văn hóa là một rào cản lớn nhất cho việc
triển khai các hoạt động của Công ty.
 Mạng lưới khai thác còn mới (khai trương tháng 5/2012), lần đầu nhân viên
Mozambique tiếp cận công nghệ viễn thông còn nhiều bỡ ngỡ, khai thác còn gặp
rất nhiều khó khăn. Trình độ chuyên môn của 52 đội ứng cứu thông tin còn yếu,
100% là người Mozambique nên khả năng xử lý sự cố chậm, kéo dài nhiều lần
phải có sự hỗ trợ của người Việt.

9


 Số lượng người Việt làm kỹ thuật ở chi nhánh còn mỏng và yếu (mỗi chi nhánh chỉ
có 2, 3 người) trong khi đảm nhiệm công tác phát triển hạ tầng và đảm bảo vận

hành kỹ thuật nên gặp nhiều khó khăn.
4. Chiến lược đầu tư vào Mozambique của Viettel:
Như chúng ta đã biết, Vietttel trở thành doanh nghiệp tiên phong trong việc đầu tư kinh
doanh các dịch vụ viễn thông ở nước ngoài, chiến lược về sự khác biệt đó đã và đang đem
lại lợi nhuận, lợi thế cạnh tranh rất đáng kể cho doanh nghiệp này trong tham vọng vươn
ra thị trường thế giới.
Với Mật độ dân số cao, Mozambique là thị trường đang phát triển và có tiềm năng đối với
Viettel, tỷ lệ dân số có thu nhập cao cũng ít. Viettel lại rất có kinh nghiệm trong việc kinh
doanh ở thị trường các nước đang phát triển, dân số có thu nhập thấp. Chính vì vậy,
Viettel đã chọn chiến lược cơ bản đầu tiên là phát triển mạng 2G- 3G và xây dựng chiến
lược marketing tại thị trường Mozambique.
Bên cạnh đó, thị trường Mozambique tồn tại những thách thức như:
 Có nhiều đối thủ mạnh cũng tham gia đấu thầu giấy phép thứ 3 như là: Zain
Kuawait, MTN, và Portugal Telecom.
 Cơ sở hạ tầng kém, đường sá bị tàn phá bởi nội chiến kéo dài 16 năm(1975-1992),
số kilomet đường được trải nhựa là rất ít ở Mozambique.
 Thủ tục kinh doanh rất rườm rà, mất thời gian và có tham nhũng nên cũng là một
vấn đề lớn đối với các nhà đầu tư.
 Phần lớn lực lượng lao động kỹ năng kém đặc biệt là lao động kỹ thuật.
Dựa vào việc phân tích những hạn chế trên, Viettel đã đưa ra chiến lược là tạo dựng mối
quan hệ tốt với cơ quan có thẩm quyền tại Mozambique. Phát triển công nghệ và cơ sở hạ
tầng phù hợp với mạng 2G và 3G.

10


Cuối năm 2011 mạng Movitel khai trương tại Mozambique và các chiến lược đã được áp
dụng sáng tạo phù hợp với thị trường Mozambique với hi vọng có thể sẽ tiếp tục mang
đến thành công cho Viettel giống như ở Lào, Campuchia
5. Kết quả thu được từ hoạt động đầu tư vào Mozambique:

Tình hình vốn đầu tư: giá trị đầu tư ở thị trường Mozambique là 590 triệu USD. Có thể
nói Mozambique là thị trường chiến lược của VTG ở châu Phi
Thị phần về di động:
Hiện nay, Movitel Mozambique đã có 2.800 trạm thu phát sóng di động 2G và 3G, 25.000
km mạng lưới cáp quang, tiếp cận đến 80% dân số Mozambique, chiếm 70% cơ sở hạ
tầng cáp quang của Mozambique.
Trước khi Movitel xuất hiện, 2 nhà mạng Mcel và Vodacom ở Mozambique chỉ phủ sóng
khoảng 29% người dân được tiếp cận các dịch vụ viễn thông. Tới thời điểm hiện tại đã có
hơn 84% người dân được sử dụng dịch vụ viễn thông. Có được kết quả này là nhờ
Movitel đã phủ sóng các vùng sâu, vùng xa; 100% các huyện của Mozambique đều đã có
sóng của Viettel. Movitel đã đóng góp 70% hạ tầng mạng lưới của đất nước Mozambique.
Đáng chú ý là Mozambique có diện tích rộng lớn gấp 3 lần Việt Nam và các doanh
nghiệp viễn thông trước đó đều phải mất 10 tới 15 năm để xây dựng hạ tầng, nhưng
Movitel chỉ mất 2 năm để làm được việc đó.
Doanh thu: Viettel Mozambique tăng 79,03%
Ngoài ra, Movitel cũng là mạng viễn thông có dung lượng lớn nhất tại Mozambique, có
độ khả dụng cao, tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công đạt tới 99%. Movitel cũng là doanh
nghiệp đầu tiên tại Mozambique cam kết triển khai miễn phí Internet cho 4.200 trường
học trên toàn quốc Mozambique (đã có 500 trường đã được kết nối).
Đóng góp của Movitel vào ngân sách của Mozambique:
Movitel đã lọt vào danh sách các liên doanh nước ngoài có mức nộp ngân sách lũy kế trên
100 triệu USD tại Mozambique, mở rộng hệ thống bán hàng với 16.500 điểm bán toàn
11


quốc, 230 tổng đại lý và gần 100 cửa hàng trực tiếp, tạo công ăn việc làm cho 1.800 lao
động địa phương. Movitel đã giành được giải thưởng: "Doanh nghiệp có giải pháp tốt
nhất giúp cải thiện viễn thông nông thôn Châu Phi" của Tổ chức Africacom. Mới đây,
Movitel tiếp tục được Frost & Sullivan trao giải thưởng "Doanh nghiệp dẫn đầu về năng
lực cạnh tranh trong lĩnh vực di động".

6. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của tập đoàn Viettel tại Mozambique:
6.1. Thâm nhập thị trường bằng cách phát triển mạng 2G và mạng 3G
 Tiến hành đầu tư đồng thời vào cả mạng 2G và 3G tại Môdămbich. Nguyên tắc
chung là triển khai xây dựng phát triển mạng 2G trước, sau đó sẽ triển khai mạng
3G theo nhu cầu thực tế.
 Tiếp tục áp dụng chiến lược phát triển nhanh và bền vững để nhanh chóng chiếm
được thị phần. Tiếp tục triển khai thế mạnh vốn có của Viettel là xây dựng và phát
sóng trạm mới rất nhanh. Cần phải có nhiều trạm mới càng nhanh càng tốt để mở
rộng vùng phủ và có doanh thu ngay.
 Áp dụng sáng tạo những kinh nghiệm đã có từ thị trường Căm Pu Chia và thị
trường Lào. Những kinh nghiệm này cần phải được áp dụng ngay từ khi mới thuê
trạm, xây dựng và phát sóng trạm mới, quan hệ với chính quyền sở tại...
6.2. Phát triển và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với cơ quan có thẩm quyền tại
Môdămbich
 Thực hiện hỗ trợ kết nối Internet miễn phí đến các trường học của Môdămbich.
 Duy trì và gìn giữ mối quan hệ tốt đẹp đã có với đảng FRELIMO. Cũng cố mối
quan hệ tốt đẹp này giữa Chình phủ Việt Nam và đảng FRELIMO, và giữa Viettel
với đảng FRELIMO. Việc này bắt buộc phải thực hiện tốt ngay từ khi chuẩn bị
tham gia đấu thầu lấy Giấy phép thứ 3 của thị trường di động Môdămbich.
6.3. Xây dựng chiến lược marketing tại thị trường Môdămbich

12


 Dựa vào kinh nghiệm đã có được từ thị trường Việt Nam, Lào, Cam Pu Chia. Phối
hợp sáng tạo những kinh nghiệm đã có từ các thị trường.


Cần tìm hiểu kỹ lưỡng văn hoá, lối sống của người dân Môdămbich.




Chiến lược Marketing cần chú trọng đến những yếu tố khác biệt của Viettel là:
mạng có giá dịch vụ rẻ, có vùng phủ sóng rộng, số lượng trạm BTS lớn, có nhiều
dịch vụ tiện ích.

6.4. Phát triển nguồn nhân sự tại thị trường Môdămbich
* Thành lập bộ máy quản lý tại thị trường Môdămbich
 Đẩy mạnh việc dạy người, trau dồi đạo đức và phẩm chất người Viettel để làm tốt
hơn những việc đang tồn tại, lấp lại các lỗ hổng của hệ thống thay vì trục lợi. Đầu
tư các cơ sở vật chất và công cụ để việc quản lý tài sản, vật tư, tài chính được tốt
hơn.
 Tổ chức thi tuyển và mở các khoá đào tạo cán bộ quản lý. Đây sẽ là đội ngũ cán bộ
nguồn quản lý chuẩn bị sẵn sàng theo yêu cầu của các thị trường nước ngoài mà
Viettel đầu tư.
* Phát triển đội ngũ kỹ thuật tại thị trường
 Đưa một số người giỏi trình độ chuyên môn nhất, giỏi ngoại ngữ nhất sang làm lực
lượng hỗ trợ đào tạo kỹ thuật tại Môdămbich (làm luân phiên lần lượt theo tháng)
 Tuyển dụng, đào tạo tại bản địa, đưa một số nhân viên có tố chất tốt và dự định
cho giữ những vị trí chủ chốt sang Việt Nam đào tạo tiếng Việt cũng như chuyên
môn.

IV.

Kết luận

 Từ năm 2008 đến nay, Viettel không ngừng mở rộng ra thị trường nước ngoài,
những thị trường mới bắt đầu kinh doanh mang lại doanh thu thấp, trong khi đó chi
13



phí đầu tư, phát triển mạng lưới rất cao nên lợi nhuận thấp. Khi đi vào hoạt động
ổn định thì mang lại lợi nhuận cao cho Viettel. Song song với đó thì Viettel tiếp tục
mở rộng thị trường làm cho lợi nhuận hợp nhất của Viettel không cao nhưng tính
trên từng thị trường thì nó thật sự hiệu quả. Chỉ có thị trường Haiti mang lại kết
quả không tốt do Viettel khấu hao lớn vì tình hình chính trị tại nước này bất ổn và
chiến lược giảm giá sản phẩm, dịch vụ để chiếm lĩnh thị trường. Khi phần lớn các
thị trường đi vào hoạt động ổn định thì chắc chắn sẽ mang lại lợi nhuận cao cho
Viettel. Như vậy hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Viettel thật sự hiệu quả.
 Yếu tố quyết định thành công của Tập đoàn Viettel khi đầu tư ra nước ngoài đó là
chiến lược đầu tư ở những thị trường đa số là người nghèo, người có thu nhập thấp
mà những nhà đầu tư quốc tế khác tránh.
 Thị trường Mozambique là một thị trường chiến lược của Viettel ở Châu Phi, được
đầu tư với số vốn lớn nhất là 590 triệu USD, mang lại lợi nhuận lớn nhất cho Tập
đoàn. Khi đầu tư tại thị trường này Viettel có những thuận lợi và gặp không ít
những khó khăn nhưng với chiến lược đầu tư linh hoạt, sáng tạo, đúng đắn đã đem
lại thành quả tốt.

14


15



×