Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Nghiên cứu và phân tích công ty cổ phần dịch vụ giao hàng nhanh theo lí thuyết quản trị học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.33 KB, 25 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI GIỚI THIỆU
Thế kỉ 21 có thể coi là kỉ nguyên của các sàn giao dịch thương mại điện tử đi sau
sự bùng nổ của “ bong bóng “ dot com cuối thập niên 90 của thế kỉ 20. Nằm trong sự
vận động của xu hướng kinh doanh mới của thế giới, ngành thương mại điện tử của
Việt Nam cũng ngày càng lớn mạnh cả về chất và lượng. Hàng loạt các trang bán
hàng trực tuyến trên website điện tử như Vatgia.com, Fptshop.com.vn, Adayroi.com,
muare.com...cùng với các trang bán hàng online trên mạng xã hội Facebook, Zalo tạo
ra một lượng khách hàng khổng lồ từ bất cứ địa điểm thời gian nào,chỉ cần có 1 chiếc
điện thoại hoặc máy tính truy cập internet. Nhu cầu sử dụng dịch vụ mua sắm trực
tuyến của khách hàng tăng lên đặt ra bài toán khó cho người bán về việc vận chuyển
hàng hóa ngoài những khó khăn về thời gian và địa điểm khi mua sắm. Chính vì thế,
các công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển đã ra đời. Một trong số đó là Công ty cổ
phần dịch vụ Giao hàng nhanh với website hoạt động là giaohangnhanh.vn. Trong
phạm vi bài tiểu luận này, nhóm xin tìm hiểu và phân tích về công ty này với tiêu đề
là “ Nghiên cứu và phân tích Công ty cổ phần dịch vụ Giao hàng nhanh theo lí thuyết
Quản trị học “. Mục đích bài nghiên cứu là vận dụng kiến thức Quản trị học để hiểu rõ
hơn về các vấn đề của doanh nghiệp từ môi trường, tổ chức, lãnh đạo đến chiến lược
kinh doanh và đề ra giải pháp giải quyết những vấn đề hiện có của doanh nghiệp. Bài
tiểu luận có sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu so sánh, phân tích, tổng hợp báo
cáo…
Bài tiểu luận gồm 3 phần:
Chương 1. Giới thiệu công ty
Chương 2. Phân tích môi trường doanh nghiệp
Chương 3. Phân tích chuỗi giá trị và chiến lược kinh doanh của công ty
Chương 4. Đánh giá
2




Chương I. Giới thiệu công ty
Giao hàng nhanh là đơn vị vận chuyển đồng hành cùng các nhãn hàng trong
chiến lược mở rộng kênh bán hàng và tăng hiệu quả tiếp thị thương hiệu: giao hàng
thu tiền, giao sản phẩm thử, giao quà tặng, trao thưởng, Giao hàng nhanh cung cấp
dịch vụ trọn gói bao gồm: giao hàng, kho bãi, đóng gói, tổng đài, dịch vụ khách
hàng… Giao hàng nhanh cung cấp dịch vụ cho nhiều nhãn hàng lớn như: Unilever,
Nestle, Kimberly-Clark, FrieslandCampina, Vinamilk, Rohto, Abbott, Vinasoy,
HTC… và các trang thương mại điện tử như: Lazada, Tiki... Tính đến hiện tại, Giao
hàng nhanh là đơn vị duy nhất trên thị trường cung cấp giải pháp cho các chương
trình sản phẩm thử. Kinh nghiệm triển khai các chương trình sản phẩm thử với quy
mô lớn lên tới 100,000 người nhận hàng. Dịch vụ giao hàng của công ty đáp ứng đầy
đủ các yêu cầu của thương mại điện tử: chi phí hợp lý, giao hàng nhanh, dễ dàng giao
– nhận hàng, thông tin chi tiết về vận chuyển đơn hàng được cập nhật nhanh chóng và
chính xác trên hệ thống của Giao hàng nhanh.
Thành lập vào tháng 6-2012, sau nửa năm đi vào hoạt động, trang web
Giaohangnhanh.vn đã có một lượng khách hàng thân thiết là các doanh nghiệp kinh
doanh trực tuyến. Mặc dù thị trường đã có sự hiện diện của các doanh nghiệp chuyển
phát hàng hóa truyền thống như Viettel, PostTel, VNPT, Tín Thành…và nhiều doanh
nghiệp kinh doanh trực tuyến còn xây dựng cả đội ngũ nhân viên giao nhận riêng
nhưng bằng kinh nghiệm của mình, Duy Hoài cho rằng vẫn còn nhiều cơ hội cho
mình chen chân vào.
Lý do thứ nhất, là nhiều doanh nghiệp trực tuyến đang sử dụng các giải pháp
tạm thời như thuê lái xe ôm đi giao hàng nên rủi ro rất cao. Có nhiều trường hợp
doanh nghiệp vừa bị mất hàng hóa, không thu được tiền vừa bị giảm sút uy tín. Còn
các doanh nghiệp tự xây dựng hệ thống giao nhận cũng gặp nhiều khó khăn bởi thiếu
kinh nghiệm và chi phí vận hành bộ máy này không nhỏ. Do đó, các doanh nghiệp sẽ
3



chấp nhận giải pháp đi thuê nếu có bên thứ ba bảo đảm cung cấp dịch vụ giao nhận có
chất lượng tốt, tiện lợi. Việc thuê người khác làm cũng giúp các doanh nghiệp tập
trung vào việc kinh doanh hơn.
Thứ hai, các doanh nghiệp chuyển phát hàng hóa truyền thống có độ bao phủ
rộng trên thị trường nhưng lại chưa có giải pháp riêng dành cho lĩnh vực thương mại
điện tử. Do đó, đôi khi các nhà chuyển phát này không giải quyết được bài toán thu
tiền hộ và những dịch vụ khác như giải quyết việc đổi trả hàng, hủy đơn giao hàng…
Bên cạnh đó, cước phí mà họ đưa ra khá cao so với khả năng của các nhà kinh doanh
trực tuyến.
Thứ ba, nhiều doanh nghiệp chuyển phát truyền thống chưa mặn mà với việc
cung ứng dịch vụ cho thương mại điện tử, với lý do thị trường này còn khá nhỏ đối
với họ, và đây cũng chính là cơ hội cho Giaohangnhanh.vn.
Nhiều cơ hội là vậy nhưng thách thức trong lĩnh vực chuyển phát trực tuyến
cũng không ít. Do đó, Giaohanhnhanh.vn xác định mục tiêu ngay từ khi thành lập là
phải chinh phục bằng được lòng tin của các nhà kinh doanh trực tuyến trong việc giao
nhận hàng hóa và thu hộ tiền. Theo tính toán, một công ty giao nhận phải đạt hơn
1.000 đơn hàng mỗi ngày thì mới có thể bảo đảm hòa vốn. Vì thế, bài toán thứ hai mà
doanh nghiệp phải giải quyết chính là mở nhiều chi nhánh trong thời gian ngắn và sử
dụng tốt nguồn nhân lực. Công ty đã lên kế hoạch vận hành hoạt động thông qua một
hệ thống quản trị thông tin duy nhất và xuyên suốt. Hệ thống này được thiết kế với
mục đích tự động hóa phần lớn các công đoạn quan trọng như điều phối, cảnh báo,
kiểm soát hàng hóa và quản lý nhân viên.

4


Chương II. Phân tích môi trường của doanh nghiệp
I. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp
1. Môi trường vĩ mô

a) Các yếu tố kinh tế
Năm 2016, nền kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng GDP là 6,21%, thấp hơn
năm 2015. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này đã vượt dự đoán 6% mà Ngân hàng Thế
giới đưa ra. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng nhẹ, cao hơn năm 2015 khoảng 2,66%,
nhưng vẫn thấp hơn giới hạn 5% được Quốc hội phê duyệt. Thu nhập bình quân đầu
người là 2215 USD, tăng 106 USD so với năm 2015. Lãi suất cơ bản ở mức 6,5 – 7%
và dao động trong khoảng 0.5 – 1%. Theo dự đoán của các nghiên cứu, nền kinh tế
Việt Nam sẽ bước vào chu kỳ phục hồi mới trong khoảng thời gian này. Hàng năm,
chi phí cho các dịch vụ hậu cần của Việt Nam chiếm khoảng 25% GDP cả nước, vì
vậy Giao Hàng Nhanh có rất nhiều thuận lợi để phát triển, nhưng đồng thời cũng có
những khó khăn khi phải đối mặt trước áp lực của nền kinh tế.
b) Các yếu tố chính trị - pháp luật
Trước năm 2005, luật pháp Việt Nam chưa hề có quy định về việc kinh doanh
dịch vụ logistics cũng như các hình thức dịch vụ logistics. Cho đến khi luật Thương
mại được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 và nghị định 140/2007/NĐ-CP của
Chính phủ được ban hành, nước ta mới có quy định chi tiết về các dịch vụ logistics và
điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics.
Trước đó, các dịch vụ logistics mà chủ yếu là dịch vụ vận tải, giao nhận thì Nhà
nước nắm quyền chi phối. Gần đây, việc kinh doanh dịch vụ logistics được Nhà nước
cho phép mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia kinh doanh. Chính vì thế, ngành
dịch vụ giao nhận hàng hóa vẫn còn khá non trẻ ở Việt Nam, tạo thời cơ tốt để phát
triển “nóng” cho Giao hàng nhanh.
5


c) Các yếu tố văn hóa – xã hội
Người Việt Nam luôn cần cù, chịu khó và luôn luôn muốn học hỏi những công
nghệ mới của các nước phát triển. Mặt khác, Việt Nam có 63% người trong độ tuổi
lao động trên 86 triệu người và tiền công trả cho người lao động ở Việt Nam là tương
đối thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới, vì vậy đây là một lợi thế cho

Giao hàng nhanh. Xã hội ngày càng phát triển, dân số tăng nhanh, nhu cầu về hàng
hóa ngày càng nhiều. Bên cạnh những hệ thống cửa hàng của các nhãn hàng tiêu dùng
ở Việt Nam, các nhà bán lẻ online như Lazada, Shoppee, Sendo... phát triển nhanh
hơn bao giờ hết. Điều này dẫn đến sự bùng nổ của dịch vụ vận chuyển hàng. Đây vừa
là một điều kiện tuyệt vời để Giao hàng nhanh đẩy mạnh sự tăng trưởng, nhưng đồng
thời nó cũng có thể gây ra thách thức khi có quá nhiều khách hàng dẫn đến dịch vụ
không được tốt, khó khăn trong vận chuyển...
d) Các yếu tố công nghệ
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa là một trong những mắt xích quan trọng của chuỗi
vận hành thương mại điện tử (TMĐT), đưa sản phẩm, hàng hóa của các cửa hàng,
doanh nghiệp bán hàng trên mạng tới tận tay người tiêu dùng. Trong thời đại công
nghệ số hiện nay, di động hóa đang là một xu hướng toàn cầu, ảnh hưởng đến nhiều
ngành nghề, lĩnh vực trong xã hội. Và ngành vận chuyển cũng không phải là ngoại lệ.
Có thể nói, công nghệ di động và xu hướng di động hóa đang từng bước làm thay đổi
toàn bộ ngành dịch vụ vận chuyển hàng hóa.
Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh kết nối Internet trong tay, khách hàng
có thể truy cập ngay các ứng dụng, hay trang web các dịch vụ chuyển phát, vận
chuyển hàng hóa đến tận tay. Khách hàng có thể đăng ký các gói dịch vụ vận chuyển,
hay liên hệ để nhận được những gợi ý, tư vấn. Khách cũng có thể tìm kiếm, đối chiếu
các gói dịch vụ, các công ty vận chuyển, từ đó giảm thiểu thời gian lựa chọn một cách
tối đa. Xu hướng di động hóa còn giúp khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí giao
6


nhận. Trong thời đại di động, để có thể cạnh tranh, Giao hàng nhanh cần không ngừng
nâng cao chất lượng dịch vụ.
e) Các yếu tố về toàn cầu hóa
Việt Nam đang hòa theo xu hướng phát triển toàn cầu hóa với thế giới, điều này
ảnh hưởng rất lớn đến dịch vụ giao nhận hàng hóa. Các thủ tục giao nhận hàng quốc
tế sẽ dễ dàng hơn, người tiêu dùng trong nước có khả năng tiếp xúc với các mặt hàng

ngoại nhập và khách quốc tế cũng sẽ được tiếp xúc với hàng nội địa của Việt Nam. Để
đáp ứng nhu cầu về hàng ngoại giá phải chăng, rất nhiều dịch vụ “xách tay” thuê đã ra
đời. Tuy nhiên, đây đều là những hành vi nhỏ lẻ, không có quy mô và tổ chức rõ ràng,
nguy cơ mua phải hàng kém chất lượng là rất cao. Giao hàng nhanh có thể thử sức
trên thị trường giao nhận này vì các nhà bán lẻ trực tuyến ở nước ngoài (như
Stradivarius Spain, H&M, Zara, Mango, Amazon, Ebay...) có những mặt hàng chất
lượng tốt với nhiều đợt khuyến mãi, giảm giá, rất thu hút các bạn trẻ ngày nay.
Bên cạnh thuận lợi về việc mở rộng thị trường thì toàn cầu hóa cũng tồn tại
những khó khăn nhất định. Trên thị trường sẽ xuất hiện đối thủ cạnh tranh (điển hình
là GrabExpress, UberDeliver...) cung cấp dịch vụ giao hàng giá rẻ do không phải chịu
nhiều gánh nặng về chi phí, thuế, nhân công... như doanh nghiệp trong nước. Khách
hàng sẽ có xu hướng dùng các dịch vụ giá rẻ hơn nếu không cần phải giao các món
hàng quá đắt tiền đến những địa điểm xa xôi.
2. Môi trường tác nghiệp (Môi trường ngành)
a) Khái niệm Môi trường tác nghiệp
Theo lí thuyết quản trị, môi trường tác nghiệp bao gồm những yếu tố có ảnh
hưởng trực tiếp và ngay lập tức đến các quyết định và hành động của các nhà quản trị
cùng khả năng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.

7


Trong phần này, chúng tôi đánh giá môi trường tác nghiệp của Giao Hàng Nhanh
dựa trên Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter. Theo nhà kinh tế học, nhà
tư tưởng chiến lược Michael Porter, môi trường tác nghiệp của một doanh nghiệp bao
gồm 5 áp lực chính là: nhà cung ứng, sản phẩm thay thế, khách hàng, các đối thủ cạnh
tranh tiềm năng và các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
b) Phân tích môi trường tác nghiệp của Giao hàng nhanh theo Mô hình 5 áp lực
cạnh tranh


Hình 1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh.
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, công ty Giao hàng nhanh cũng có một mô
trường tác nghiệp luôn biến động và nhạy cảm trước sự thay đổi của những tác nhân
bên ngoài. Mỗi một tác nhân, áp lực khác nhau đều ảnh hưởng đến hoạt động quản lí,
vận hành, chính sách của Công ty.

8


i) Nhà cung ứng
Không phải là mô hình doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, mà Giao hàng nhanh là
một công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển, giao hàng cho người bán đến tận tay người
mua, quản lí kho bãi và là tổng đài chăm sóc khách hàng cho các công ty thương mại
điện tử. Vì thế, vai trò của nhà cung cấp ở những công ty dịch vụ như Giao hàng
nhanh không còn. Công ty tự xây dựng cho mình một trang web riêng, cho phép
người bán đăng kí tài khoản và trả tiền phí dịch vụ và công ty sẽ chịu trách nhiệm
giao hàng và thu tiền của khách.
ii) Khách hàng
Năm 2014 dù mới thành lập nhưng môi ngày công ty hoàn thành 2000-3000 đơn
hàng mỗi ngày. Chỉ sau hơn 4 năm hoạt động, độ phủ sóng của Công ty đã có mặt ở
63 tỉnh thành trong cả nước, trang web Giaohangnhanh.vn có hàng chục ngàn tài
khoản đăng kí sử dụng dịch vụ. Một lượng lớn là những người bán hàng trực tuyến,
những công ty thương mại điện tử đang phát triển và lượng khách hàng tiếp cận và
hưởng lợi từ dịch vụ này nhiều hơn. Mức giá cho chi phí vận chuyển được quy định
rõ ràng, Công ty hoàn toàn kiểm soát được giá cả và người sử dụng dịch vụ không thể
mặc cả. Chính vì thế, khách hàng đặt ra yêu cầu cao hơn về chất lượng của dịch vụ:
giao hàng nhanh hơn, hàng hóa đảm bảo, chăm sóc và hỗ trợ khách hàng tốt hơn…Vì
vậy, mục tiêu hoàn thiện nền tảng con người và công nghệ trở thành ưu tiên hàng đầu
của công ty.
iii) Sản phẩm thay thế

iv) Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Thương mại điện tử nước ta đang từng bước phát triển và chuyên nghiệp hơn.
Các công ty thương mại điện tử như Vatgia, Sendo, Adayroi… hay các trang giao dịch
thương mại điện tử khác là những đối tác tiềm năng của công ty. Nhưng họ đang dần
9


tự hoàn thiện dịch vụ giao hàng của riêng mình và trở thành đối thủ tiềm năng của các
công ty như Giao hàng nhanh. Đây là khó khăn lớn với Công ty khi mà hàng loạt các
trang thương mại điện tử uy tín, hoàn thiện và thu hút số lượng lớn người bán và
người mua từ thị trường. Để giải quyết vấn đề này, công ty thay vì đối đầu với những
“ông lớn” của thị trường Việt Nam đã hợp tác với họ, Giao hàng nhanh sử dụng mô
hình doanh thu thu phí giao dịch. Doanh nghiệp liên kết với một số đối tác như:
Lazada, Tiki, Sendo…và hệ thống các siêu thị Metrol, Big C trên toàn quốc. Doanh
nghiệp thu được một khoản chi phí khi doanh nghiệp đối tác thực hiện một giao dịch
trên trang web của mình. Đồng thời, Giao hang nhanh cũng thu được một khoản phí
từ phía người mua khi giao hàng.
v) Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Có lẽ với một doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh trong ngành là áp lực cạnh tranh
lớn nhất. Nó tuân theo quy luật: Khi số lượng đông và quy mô tương tự thì áp lực
càng cao. “Miếng bánh” thì hữu hạn, các đối thủ trong ngành và cả tiềm năng đặt ra
nhiều áp lực đối với Công ty. Một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Giao hàng nhanh
có thể kể đến là: Viettel Post, VNPost, Giaohangtietkiem, Proship, Giaonhan24,
Shipchung... Việc phân tích đối thủ cạnh tranh được cụ thể hóa trong phần phân tích
các giá trị của công ty dưới đây.
II. Môi trường bên trong doanh nghiệp
1. Phân tích chuỗi giá trị của doanh nghiệp
a) Các hoạt động đầu vào
i) Lấy hàng – nhận hàng
Giao hàng nhanh nhận hàng khi đơn hàng đã được tạo trên hệ thống

giaohangnhanh.vn. Khi nhận hàng, nhân viên giao nhận sẽ để lại phiếu nhận hàng thể
hiện những mã vận đơn đã nhận từ người gửi.
10


Người gửi không bàn giao hàng nếu nhân viên giao hàng không cung cấp phiếu
nhận hàng có mã vận đơn, Giao hàng nhanh có trách nhiệm nhận lại hàng trong ngày.
ii) Vận hành
Số lần giao hàng: Tối thiểu 01 lần trong 01 ngày, tối đa 03 ngày.
Người gửi có nhu cầu thay đổi COD cần liên hệ tổng đài để tạo đơn hàng mới
với COD mong muốn thu, Giao hàng nhanh sẽ tính cước phí cả 02 mã vận đơn.
Giao hàng nhanh hỗ trợ thay đổi địa chỉ (có tính thêm chi phí phát sinh).
Khi giao hàng đến tay người nhận.
Trả hàng.
b) Các hoạt động đầu ra
i) Marketing và bán hàng
Theo ước tính, giá trị trung bình một đơn hàng bán qua mạng chỉ dao động từ
200.000 – 300.000 đồng, trong đó người bán hàng sẽ thu được khoản lợi nhuận 20 –
25% (tương đương 40.000 – 70.000 đồng). Nếu phí gửi hàng đi các tỉnh, thành hết
30.000 – 40.000 đồng thì chắc chắn người bán hàng sẽ hầu như không có lãi. Hiểu
được vấn đề này, Giao Hàng Nhanh chủ động đưa ra mức cước phí trung bình đi các
tỉnh thành chỉ khoảng 24.000 đồng/gói hàng với mục tiêu góp phần thúc đẩy sự phát
triển của hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam.
ii) Dịch vụ
Tổng đài Chăm sóc khách hàng miễn phí cuộc gọi.
Gửi khiếu nại qua email, bạn sẽ nhận được mail hồi đáp với nội dung là sẽ có
người liên hệ giải quyết trong 24 giờ. Tôi đã thử vài lần và đều có người gọi lại để
giải quyết vấn đề.
11



Mật độ phủ sóng chỉ thua VNPost và Viettel Post, chỉ một số ít địa phương là
chưa hỗ trợ giao hàng.
Tạo đơn hàng trên web và trên ứng dụng di động.
Hỗ trợ theo dõi chi tiết gói hàng cho cả người gửi lẫn người nhận.
Có nhân viên lấy hàng tận nhà.
Miễn phí thu hộ, tự động chuyển tiền thu hộ vào tài khoản ngân hàng của khách
vào các ngày cố định trong tuần
c) Các hoạt động hỗ trợ
Ngoài các hoạt động chủ yếu gắn trực tiếp với các sản phẩm và dịch vụ, trong
dây chuyền giá trị của công ty còn có các hoạt động tác động một cách gián tiếp đến
các sản phẩm và dịch vụ được gọi là các hoạt động hỗ trợ. Nhờ các hoạt động này mà
các hoạt động chủ yếu được thực hiện một cách tốt hơn. Tùy theo đặc điểm hoạt động
của từng công ty, tùy theo thành phần của các hoạt động chủ yếu trong dây chuyền giá
trị mà cấu trúc của các hoạt động hỗ trợ có thể được xác định một cách linh hoạt. Tuy
nhiên, dạng chung nhất của hoạt động hỗ trợ bao gồm các hoạt động chẳng hạn như:
quản trị nguồn nhân lực, phát triển công nghệ, thu mua, và cấu trúc hạ tầng của công
ty.
Giống như các hoạt động chủ yếu, mỗi hoạt động hỗ trợ này có thể được tiếp tục
phân chia thành nhiều hoạt động riêng lẻ. Ví dụ cơ sở hạ tầng của công ty bao gồm hệ
thống quản lý chung của công ty, tài chính, kế toán, hệ thống thông tin, và những
quan hệ luật pháp và chính quyền. Hơn nữa, để đưa ra sự hỗ trợ cho các hoạt động
chủ yếu, các hoạt động hỗ trợ cũng cần sự hỗ trợ lẫn nhau. Ví dụ, công ty phải có một
chiến lược quản trị nguồn nhân lực một cách có hiệu quả, khi nó tuyển mộ, thưởng, và
duy trì những tài năng chuyên môn trong nghiên cứu & phát triển, mà điều này rất cần
thiết cho các hoạt động phát triển công nghệ.
12


- Quản trị nguồn nhân lực

Quản trị nguồn nhân lực bao gồm các hoạt động được thực hiện nhằm tuyển mộ,
huấn luyện, phát triển và trả công cho tất cả các cấp bậc của người lao động. Quản trị
nguồn nhân lực có ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động trong dây chuyền giá trị. Toàn
bộ các chi phí của quản trị nguồn nhân lực là không dễ dàng xác định. Chúng bao
gồm các vấn đề phức tạp như chi phí thuyên chuyển của nhữn người lao động và tất
cả các khoản chi trả cho các nhà quản trị cấp cao. Rất nhiều các khoản chi phí cho
quản trị nguồn nhân lực đang gia tăng một cách nhanh chóng. Ví dụ: phần lớn các nhà
quản trị đang cảm thấy gánh nặng như tăng lên cho các chi phí về bảo hiểm y tế cho
những người lao động hiện tại và những người đã về hưu. Những khoản chi phí này sẽ
tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực cho vị thế cạnh tranh của công ty trên thị trường
quốc tế.
- Phát triển công nghệ
Công nghệ gắn liền với tất cả các hoạt động giá trị trong một tổ chức. Nó ảnh
hưởng tới tất cả các hoạt động rộng lớn từ việc phát triển sản phẩm và quá trình tới
việc nhận đơn hàng và phân phối sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng. Điều này có
nghĩa là sự phát triển công nghệ vượt ra ngoài khái niệm phát triển và nghiên cứu
truyền thống. Nói cách khác, phát triển công nghệ mở rộng xa hơn những công nghệ
chỉ được áp dụng cho 1 mình sản phẩm. Những ngàng công nghiệp chủ yếu của Mỹ
như ô tô và sắt thép, nhận thấy nhu cầu đầu tư vào phát triển công nghệ để đạt tới lợi
thế cạnh tranh lâu dài. Sự suy giảm của những ngành công nghệ này trong những năm
1970 là 1 phần do những định hướng ngắn hạn của chúng, bao gồm chú trọng quá
mức tới báo cáo lời lỗ theo quý và sự lờ đi các hoạt động phát triển công nghệ.
Tuy nhiên, các nhà quản trị cũng cần thấy rằng đầu tư vào công nghệ cùng là một
nguồn của rủi ro cho các hoạt động kinh doanh. Không chỉ là những khoản đầu tư lớn
được thực hiện mà còn có rất nhiều bất trắc liên quan tới nhiều nhân tố, như sự thay
13


đổi trong nhu cầu của khách hàng, sự bắt chước một cách nhanh chóng của đối thủ
cạnh tranh, và sự thay đổi ngay trong công nghệ.

- Cấu trúc hạ tầng của công ty
- Tài chính và kế toán
Chức năng tài chính và kế toán đóng vai trò quan trọng trong quản lý công ty
một cách có hiệu quả. Lợi thế cạnh tranh có thể đạt được thông qua năng lực trong
việc tăng vốn từ thị trường cổ phiếu và các nguồn vay mượn, từ việc thiết lập ngân
sách tinh vi, và từ việc hiểu biết và thực hiện có hiệu quả các hệ thống kế toán chi phí
phù hợp. Trong việc quản lý danh mục vốn đầu tư của công ty mà nó cạnh tranh trên
nhiều thị trường sản phẩm khác nhau, các thủ tục về kế toán chi phí và các hoạt động
lập ngân sách vốn được sử dụng để ra các quyết định về phân bổ các nguồn lực ở cấp
công ty. Những hệ thống này cho phép các nhà quản trị thực hiện những so sánh có ý
nghĩa về hoạt động của các bộ phận khác nhau.
- Những vấn đề về luật pháp
Những vấn đề luật pháp và những quan hệ với chính quyền đòi hỏi rất nhiều thời
gian của các nhà quản trị cấp cao. Xử lý vấn đề này một cách có hiệu quả có thể ảnh
hưởng to lớn tới khả năng tồn tại và phát triển lâu dài của công ty.
Trách nhiệm pháp lý được hình thành từ các sản phẩm hỏng và bởi sự tàn phá
môi trường dẫn tới những gánh nặng về kinh tế và phi kinh tế cho công ty trên
phương diện của những đền bù cho các nạn nhân và sự mất uy tín của công ty.
Vì cậy, các nhà quản trị cố gắng làm giảm các nghĩa vụ pháp lý tiềm năng mà
công ty của họ phải đối mặt từ môi trường chính trị và pháp luật.

14


- Các hệ thống thông tin
Tất cả các hoạt động giá trị có 2 thành tố hợp thành là các thành tố vật chất và
quá trình xử lý thông tin. Thành tố vật chất bao gồm tất cả các nhiệm vụ mang tính
vật chất cần thiết để thực hiện hoạt động. Thành tố quá trình xử lý thông tin bao gồm:
các hoạt động cần thiết để thu thập, xử lý, và truyền tải các dữ liệu được đòi hỏi để
thực hiện hoạt động. Do vậy, tất cả các hoạt động giá trị bị ảnh hưởng bởi các hệ

thống thôn tin.
Các hệ thống thông tin có thể được sử dụng để tăng cường lợi thế cạnh tranh của
công ty. Sức mạnh đàm phán của những người mua được làm giảm bằng việc giới
thiệu những chi phí chuyển đổ mà những chi phí này làm cho khách hàng sẽ phải chịu
nhiều chi phí hơn nếu họ chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Ví dụ: công ty vật tư y tế
lớn đưa ra những thiết bị đầu cuối để nhập đơn hàng theo mạng và phần mềm quản lý
tồn kho cho các khách hàng của họ. Năng lực lợi nhuận trong ngành ngân hàng chủ
yếu được xác định bởi năng lực trong việc quản lý chi phí lớn nhất của nó, đó là giá
vốn. Bằng việc sử dụng hệ thống thông tin tinh vi cho việc quản lý vốn đầu tư, rất
nhiều ngân hàng đã đạt tới giá vốn trung bình thấp hơn. Điều này đến lượt nó sẽ làm
giảm sức mạnh của các nhà cung cấp các nguồn vốn.
Các hệ thống thông tin cũng tạo ra các phương tiện để cản trở sự xâm nhập
ngành. Ví dụ: rất nhiều công ty bảo hiểm nhân mạng đã tăng cường vị thế cạnh tranh
của nó bằng việc phát triển và duy trì hệ thống thông tin trực tiếp rộng lớn, hệ thống
này có khả năng tiếp cận với những khách hàng của nó vào mọi thời điểm. Tuy nhiên,
chi phí cho việc phát triển hệ thống thông tin như vậy là rất cao, những chi phí này
làm nản lòng người xâm nhập mới. Thực chất và cường độ cạnh tranh trong một
ngành cũng có thể bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng hệ thống thông tin. Nhiều ngân
hàng nhỏ đang cùng nhau nâng cao vị thế cạnh tranh của nó so với các đối thủ cạnh
tranh lớn bằng cách chung nhau hệ thống rút tiền tự động.
15


Tầm quan trọng của các hệ thống thông tin như là 1 nguồn lực cạnh tranh có thể
được đánh giá bởi việc nhận dạng các hoạt động, trong đó các hệ thống thông tin có
thể được sử dụng để đạt tới lợi thế cạnh tranh.
- Quản lý chung
2. So sánh lợi thế cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh của Giao hàng nhanh và
đối thủ cạnh tranh
Trước 2012, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến đều sử dụng các

giải pháp tạm thời, thuê đội ngũ "xe ôm" giao hàng... độ rủi ro cao, khả năng mất
hàng hóa lớn, ảnh hưởng xấu đến uy tín. Một số doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến
còn tự xây dựng đội ngũ nhân viên giao nhận riêng. Theo hiệp hội Thương mại điện
tử, trong giai đoạn 2012 - 2014, sự phát triển của các trang bán hàng trực tuyến hay
các trang thương mại điện tử bùng nổ. Điều này dẫn đến nhu cầu về dịch vụ chuyển
phát chuyên nghiệp và hiệu quả.
Kể từ khi ra đời, Giao hàng nhanh đã có tầm nhìn chiến lược trong việc phát
triển hệ thống công nghệ thông tin áp dụng vào quản lý giao hàng. Cùng với các gói
cước vận chuyển hợp lý, Giao hàng nhanh nhanh chóng chiếm được một phần không
nhỏ thị phần dịch vụ giao hàng. Từ đó dến nay, cạnh tranh trong mảng dịch vụ giao
hàng ngày càng tăng cao. Trong số các đối thủ cạnh tranh của Giao hàng nhanh,
Viettel Post là một trong những đối thủ cạnh tranh lớn nhất. Bảng dưới đây so sánh
chuỗi giá trị của Giao hàng nhanh và đối thủ cạnh tranh là Viettel Post trong các giai
đoạn.
Giai đoạn
20122015

Giao hàng nhanh

Viettel Post

Từ bỏ vị trí phó giám đốc cung
ứng của chuỗi cửa hàng Thế Giới
Di Động, Lương Duy Hoài cùng
các cộng sự đã thành lập Công ty
cổ phần Giao hàng nhanh, với mục

Tổng Công ty cổ phần Bưu chính
Viettel (Viettel Post) đã trở thành
doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh

vực chuyển phát tại Việt Nam.
Nhiệm kỳ 2012-2014 đánh dấu
16


tiêu giải quyết vướng mắc lớn nhất
trong chuỗi cung ứng của ngành
thương mại điện tử Việt Nam: giao
nhận và thu tiền hộ (hình thức
COD). Đây là công ty giao nhận
đầu tiên tại Việt Nam chuyên phục
vụ cho các giao dịch online, do đó
các gói dịch vụ và và hệ thống
chuyển phát của web được thiết kế
để phù hợp với các doanh nghiệp
kinh doanh online.
Chiến lược khác biệt hóa: Đến cuối
tháng 7/2012 công ty đã có được
100 đơn hàng và mở thêm 1 chi
nhánh nữa. Tuy nhiên 1 tháng sau
số đơn hàng mỗi ngày của Giao
hàng nhanh tăng lên gấp đôi nhưng
công ty lại gặp phải hàng loạt
những rắc rối phát sinh trong quá
trình đồng bộ hóa dữ liệu. Giữa
tháng 9/2012 khi bắt đầu ứng dụng
hệ thống công nghệ vào công tác
quản lý công ty gặp khó khăn khi
có đến 30% khách hàng đã dừng
việc sử dụng dịch vụ vì lỗi phát

sinh từ hệ thống khiến cho toàn thể
công ty Giao hàng nhanh phải
dừng hoạt động để khắc phục.
Điều này làm rất nhiều thành viên
trong công ty nghi ngại với việc
ứng dụng công nghệ vào trong
hoạt động.

những bước phát triển đột phá của
Viettelpost về hiệu quả sản xuất
kinh doanh. Theo báo cáo kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh
của Viettelpost, tổng doanh thu
năm 2013 đạt 3.385 tỷ đồng, bình
quân đạt 752 tỷ đồng/năm, đạt
105% kế hoạch đề ra. Trong đó
doanh thu hợp nhất đạt 2.716 tỷ
đồng đạt 102% kế hoạch, tỷ lệ
tăng trưởng bình quân đạt
33%/năm. Tổng lợi nhuận sau
thuế giai đoạn 2009-2013 đạt
87,08 tỷ đồng. Hệ số ROE bình
quân 5 năm đạt 32,25%. Tỷ lệ
chia cổ tức bình quân xấp xỉ
15%/năm.
Tiếp tục phát triển mạng lưới
chuyển phát sâu xuống các thôn,
xã thông qua đội ngũ cộng tác
viên địa bàn của Công ty Viễn
thông Viettel (Viettel Telecom).

Tính đến hết tháng 11/2013, mạng
thu - phát tuyến xã của ViettelPost
đã tăng lên gần 30% so với cùng
kỳ năm ngoái.

Mở rộng chương trình hợp tác
quốc tế, đưa dịch vụ của doanh
nghiệp mình vươn tới các thị
trường trong khu vực. Hiện tại,
mạng lưới của Bưu chính Viettel
đã hoàn toàn chủ động việc cung
Tuy nhiên người sáng lập Duy cấp dịch vụ tại các thị trường
Hoài đã thuyết phục được các Campuchia, Trung Quốc và
thành viên trong công ty về những Singapore.
lợi ích của việc ứng dụng công
nghệ vào hoạt động. Sau đó bộ
phận chăm sóc khách hàng được Tại thời điểm này, các DN truyền
thành lập và thuyết phục được thống như VNPost, Viettel Post...
17


khách hàng quay lại với công ty.
Đây là một trong những bộ phận
quan trọng để tạo niềm tin đối với
khách hàng.
Đến năm 2013, hoạt động của
công ty đã đi dần vào quỹ đạo, hệ
thống điều phối tự động cũng vận
hành ổn định. Một tín hiệu khả
quan khác là các cấp quản lý trung

gian tin tưởng vào định hướng và
khả năng phát triển của công ty,
đội ngũ nhân sự ít biến động hơn
so với thời kỳ đầu. DN "trẻ" như
Giao Hàng Nhanh, với mô hình
quản lý hiện đại và phương thức
hoạt động linh hoạt... đang ngày
càng tạo được thế chiếm lĩnh, lấn
dần "sân chơi" vốn thuộc về các
DN "truyền thống" cồng kềnh, lạc
hậu và "nghèo" dịch vụ.
Đầu năm 2014, Giao Hàng Nhanh
chỉ có khoảng 200 nhân viên, mỗi
ngày giao khoảng 2.000 đến 3.000
đơn hàng thì đến cuối năm, số
nhân viên của công ty đã tăng lên
hơn 1.000 người, mỗi ngày thực
hiện hơn 10 nghìn đơn hàng và thu
hộ khoảng hai tỷ đồng tiền COD
Chiến lược Mở rộng dịch vụ:
Trong khoảng 3 năm đầu tiên,
Giaohangnhanh chỉ phục vụ khác
hàng dịch vụ thương mại điện tử.
Chiến lược nhân sự: CEO Lương
Duy Hoài từng nêu rõ quan điểm
về việc tuyển chọn và quản lí nhân
viên phải nhờ vào công nghệ chứ
không thể dùng con người quản lý
con người. Tất cả quy trình đều


đều đã tham gia cung cấp dịch vụ
giao nhận cho hoạt động kinh
doanh trực tuyến từ nhiều năm,
nhưng do mô hình thiếu các giải
pháp dành riêng cho lĩnh vực
TMÐT như thu tiền hộ, phương
thức đổi trả hay hủy đơn giao
hàng… nên thiếu hẳn sức hút với
các DN bán hàng qua mạng.
Hơn nữa, chi phí và tốc độ giao
hàng của các công ty này thiếu
tính cạnh tranh so với các DN tư
nhân quy mô nhỏ hơn. hệ thống
vận hành hoàn chỉnh, không cần
thực hiện nhiều quy trình bắt buộc
phức tạp...
Tính linh hoạt chính là điểm yếu
của các DN chuyển phát truyền
thống quy mô lớn
Đặc biệt, nằm trong kế hoạch cải
tiến, đổi mới dịch vụ COD theo
hướng tạo thuận tiện, đáp ứng tốt
hơn yêu cầu của các website
TMĐT, vào cuối tháng 2/2013,
ViettelPost đã hợp tác với Ngân
hàng TMCP Công thương Việt
Nam (VietinBank). Theo đó, tới
đây VietinBank sẽ trang bị trên
1.500 thiết bị chấp nhận thanh
toán thẻ (POS) cho các bưu cục và

đội ngũ nhân viên giao nhận của
ViettelPost trên toàn quốc; Với
thiết bị này khách hàng dùng dịch
vụ COD của ViettelPost có thể
dùng thẻ VietinBank để thanh
toán cước qua POS và do đó tiền
ViettelPost thu hộ từ người mua
hàng sẽ nhanh chóng được chuyển
trả về tài khoản của website
18


phải kiểm soát hết trên hệ thống. TMĐT.
Công ty cũng thực hiện việc thu
tiền thế chân của nhân viên giao
hàng. Nhưng điều quan trọng nhất
vãn là mình có niềm tin vào người
lao động và tạo cho họ niềm tin.
2015
2017

– - Phát triển mở rộng:
Trong năm 2015, doanh nghiệp đã
mở rộng đến 400 huyện, mục tiêu
là để nhân viên giao hàng đến tận
tay người nhận tại các tỉnh huyện.
Trong năm 2017, doang nghiệp đã
có mặt tại tất cả 63 tỉnh thành. Dự
kiến đến cuối năm sẽ đạt mốc 200
điểm chuyển phát.

Giaohangnhanh đã trang bị cho tất
cả các nhân viên điện thoại thông
minh qua đó kết nối với mạng lưới
của công ty để cập nhật thông tin
giúp quá trình quản lý được diễn ra
nhanh hơn.

- Dịch vụ:
Viettel Post đã thành lập các trung
tâm kết nối lớn tại các thị trường
trọng điểm, rút ngắn thời gian
chia chọn bưu phẩm, bưu kiện,
bảo đảm cam kết về thời gian
chuyển phát cho khách hàng.
Viettel Post cũng đã thành lập
trung tâm điều vận kết nối bay,
xây dựng các chỉ số đánh giá chất
lượng và các công cụ để khách
hàng tra cứu, theo dõi hành trình
đi của hàng hóa. Mục tiêu của
Viettel Post là cung cấp dịch vụ
vận chuyển đến cho mọi người,
mọi nhà…

- Dịch vụ:

ViettelPost là doanh nghiệp đầu
tiên tính được thười gian thực gói
Mở thêm 2 dịch vụ mới: Giao hàng
hàng đến tay người nhận.

chuỗi bán lẻ ( giao hàng tận nơi
cho các siêu thị lớn như Big C,..) ViettelPost đang hướng sự phát
và Giao hàng mẫu thử ( Đơn vị triển sang các nước láng giềng
duy nhất trên thị trường cung cấp như Trung Quốc, Campuchia,..
giải pháp cho các chương trình sản
- Thông điệp, độ tin cậy:
phẩm thử).
Thông điệp được đề ra là: “ Tin
Doanh nghiệp còn mở them nhiều
cậy như chính tay bạn chuyển
gói dịch vụ phù hợp với từng loại
phát, chúng tôi sâu hơn xa hơn để
hình khách hàng.
gần con người hơn”. Nhấn mạnh
Gần đây còn thành lập thêm tính trách nghiệm trong việc
Ahamove là dịch vụ vận tải giải chuyển phát.
pháp cho các xe tải nhàn rỗi theo
Nhờ có những chính sách đảm
mô hình của Grap.
bảo phù hợp mà hiện nay
19


Kết hợp với các sàn TMĐT mở tư ViettelPost đang được rất nhiều
vấn cho các đơn vị bán hàng online người ủng hộ.
ở một số địa phương phát triển bán
Tính đến giữa năm 2016,
hàng toàn quốc.
ViettelPost có tổng giá trị tài sản
- Thống điệp, độ tin cậy:

trên 12500 tỷ đồng và hiện tại
đang là doanh nghiệp đứng đầu về
Giaohangnhanh luôn nhận được
chuyển phát trong nước.
những phải hồi tốt từ phía khách
hàng, từ thời gian giao nhận, quy
chuẩn đóng gói bảo quản, hệ thống
vận chuyển, kho bãi, cho tới chính
sách hỗ trợ bảo đảm và giá thành
hợp lý.
- Tính đến thời điểm hiện tại thì
Giaohangnhanh đang đạt mức
doanh thu kỳ vọng 100 tỷ đồng và
đang chiếm 23% thị phần chuyển
phát, đứng trong top 3 những
doanh nghiệp chuyển phát lớn nhất
tại Việt Nam.
3. Phân tích ưu, nhược điểm trong chiến lược của Giao hàng nhanh
3.1Đánh giá giai đoạn 2012-2015
a) Ưu điểm
- Nhạy bén, nắm bắt kịp thời cơ hội về thị trường tiềm năng
- Giao hàng nhanh với chiến lược khác biệt hóa: lấy công nghệ là lợi thế cạnh
tranh, đã xây dựng cho mình một mô hình quản lí hiện đại, linh hoạt và giải quyết
hiệu quả khi quy mô doanh nghiệp (đơn hàng/con người) tăng lên nhanh chóng. Đống
thời, Giao hàng nhanh cũng lấy công nghệ để giải quyết các bài toán thị trường, định
hình cách thức hoạt động của thị trường thương mại điện tử. Vì thế, từ một doanh
nghiệp nhỏ đã phát triển nhanh chóng, thể hiện là một đối thủ đáng gờm trong cuộc
cạnh tranh thị phần, thách thức những doanh nghiệp truyền thống như Viettel Post, đòi
hỏi phải thay đổi chiến lược để phù hợp với tình hình thị trường.
20



- Tìm được hướng đi đúng đắn, không mù quáng đi theo hướng các doanh
nghiệp đi trước lựa chọn để phát triển và thành công; đồng thời phát huy được giá trị
cốt lõi của doanh nghiệp (ship COD) ưu việt hơn so với các doanh nghiệp đã và đang
tồn tại lâu đời như Viettel Post hay VNPT.
- Sự kiên định cũng như sự sáng suốt trong lối lãnh đạo của nhà quản trị - người
sáng lập doanh nghiệp: tìm được hướng phát triển đúng đắn và có khả năng thuyết
phục đội ngũ nhân viên tin tưởng vào kế hoạch đề ra; cách quản lí hiện đại và hiệu
quả...
- Bộ máy nhân sự nòng cốt gồm những người trẻ có tham vọng, chí hướng và
tầm nhìn chiến lược vững vàng vào kế hoạch và mục tiêu được đề ra, đặc biệt đã có sự
quen biết và kinh nghiệm làm việc cùng nhau từ trước nên có được niềm tin vào ý
tưởng cũng như hướng đi mà ban lãnh đạo đề xuất. Từ đó tạo nền tảng vững vàng cho
sự sửa đổi, duy trì và phát triển, mở rộng bộ máy dịch vụ của công ty ngày càng theo
hướng đúng đắn.
b) Nhược điểm
- Thâm nhập vào một thị trường tuy mới lạ nhưng cũng đã tồn tại nhiều doanh
nghiệp lớn khác đã định hình, có chỗ đứng từ trước. Tuy lựa chọn được hướng đi khác
(chỉ phục vụ khách hàng thương mại điện tử) nhưng vẫn chịu sức ép lớn trong việc
chiếm lĩnh thị phần từ các doanh nghiệp lớn.
- Bắt tay vào thử nghiệm một mô hình quản lí hoàn toàn mới thì đương nhiên
không thể tránh khỏi sai sót cũng như trở ngại tỏng quá trình vận hành. Giao hàng
nhanh bước đầu suy nghĩ quá đơn giản khi nghĩ rằng: doanh nghiệp làm thương mại,
xương sống là chuỗi cung ứng, nếu mình cung cấp được dịch vụ tốt thì khách hàng
ngày càng đông lên, mình tạo ra được việc làm cho nhiều lao động. Chính suy nghĩ có
phần ngây thơ ấy khiến cho đội ngũ CEO của Giao hàng nhanh chưa định hình được
hướng phát triển chính xác và vấp phải nhiều khó khăn trong những bước đầu áp dụng
công nghệ vào quá trình quản lí và điều hành. Ngoài ra, có thể do đội ngũ kỹ thuật
chưa thất sự cẩn thận trong quá trình xây dựng chương trình công nghệ áp dụng vào

21


quản lí và sự chủ quan của đội ngũ CEO, dẫn đến lỗi hệ thống trầm trọng không đáng
có, đem lại hậu quả nghiệm trọng.
- Đối tượng khách hàng còn hạn chế và doanh nghiệp không có ý định mở rộng,
phổ biến dịch vụ tới các đối tượng kinh doanh khác, vẫn chỉ gói gọn là các khách
hàng thương mại điện tử. Điều này dẫn tới những khó khăn nhất định trong việc cạnh
tranh với các hãng vận chuyển đi trước với cơ cấu dịch vụ và đối tượng khách hàng
phong phú, đa dạng.
3.2 Đánh giá giai đoạn 2015 – 2017
Trong giai đoạn 2012-2015, từ khi bắt đầu thành lập công ty, Giaohangnhanh đã nắm
được một phần không nhỏ của miếng bánh thị trường logistics tại Việt Nam, đặc biệt
là ship COD và khai thác thế mạnh về CNTT mang lại tính tiện dụng cho khách hàng.
Thế nhưng chỉ phát triển như thế thì chưa đủ, và chỉ cần có một nguồn lực mới là
ViettelPost lao vào phát triển mảng CNTT thì chắc chắn Giaohangnhanh sẽ bị đá văng
ra khỏi bàn tiệc. Điều đáng khen cho Lương Duy Hoài và cả công ty đã chọn cách
phát triển thần tốc chứ không đi chắc như những công ty chuyển phát khác, xóa bỏ đi
cái gọi là cơ sở hạ tầng nghèo nàn.
Theo thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam cho thấy, cả
nước hiện có hơn 1.300 doanh nghiệp logistics đang hoạt động; trong đó, 80% là các
doanh nghiệp logistics nội địa nhưng chỉ chiếm 20% thị phần logistics tại Việt Nam.
80% thị phần còn lại thuộc về các doanh nghiệp logistics có vốn đầu tư nước ngoài.
Hiện tại đã có 25 công ty logistic hàng đầu trên thế giới đã có mặt tại Việt và đang
từng bước xâm nhập, chiếm lĩnh thị trường nước ta như Tập đoàn APL, OOCL,
Mitsui OSK Line, Maerks Logistics, NYK Logistics…
Các hãng này không chỉ cung cấp đầy đủ các loại dịch vụ từ vận tải quốc tế đến vận
tải nội địa mà còn có mạng lưới quốc tế rộng, tài chính mạnh và hệ thống công nghệ
thông tin hiện đại.
22



Nhưng điểm mấu chốt ở đây là các doanh nghiệp nước ngoài trên lại không có đủ cơ
sở hạ tầng phủ khắp cả nước như ViettelPost, VnPost hay Giaohangnhanh. Đây là một
lợi thế cạnh tranh không hề nhỏ của Giaohangnhanh đối với các doanh nghiệp nước
ngoài.
Thực sự như trước đây, việc mua hàng hóa chuyển phát đến các tỉnh lẻ thường mất
đến 3-4 ngày công thêm phí ship khá cao. Điều này làm cản chở việc phát triển của
ngành TMĐT. TMĐT cần chuyển sang giao hàng tức thì. Việc phát triển mạnh những
điểm chuyển phát và đội ngũ giao nhận hùng hậu cộng thêm hệ thống quản lý điện tử
tối ưu là yếu tố quyết định rất nhiều đến thời gian giao nhận hang nhanh hay chậm.
Việc phát triển Ahamove là một lợi thế không hề nhỏ của Giaohangnhanh với các đối
thủ cạnh tranh đến từ trong hay ngoài nước. Ahamove là một dịch vụ cung cấp các
đơn vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn dành cho những xe tải các cỡ nhằm cố gắng
giảm, tránh tình trạng lãng phí vận chuyển. Lấy ví dụ khi xe tải trở hàng đi các tỉnh,
sau khi đỏ hàng sẽ chạy về với chiếc xe trống rỗng. Đây có thể nói là một lãng phí lớn
cho cánh lái xe và cũng là cơ hội cho Giaohangnhanh. Ahamove là đội xe bổ sung cho
Giaohangnhanh vì chính Giaohangnhanh không có dịch vụ vận tải cỡ lớn.
Giaohangnhanh tạo điều kiện hỗ trợ nhóm Ahamove thực hiện hóa dịch vụ và từ đó
mở rộng ra như cầu xã hội. Tính rộng hơn nữa thì chính bản thân moo hình vận hành
của tất cả các công ty vận chuyển bao gồm cả Giaonanhnhanh đều không phục vụ
được nhu cầu vận chuyển giao hàng tức thì, Ahamove xe có thể bổ trợ bao phủ hầu
hết các phân khúc khách hàng.
Có thể nói rằng Giaohangnhanh được thành lập đúng thời điểm thuận lợi khi mà năm
2012 bắt đàu phát triểm mảng TMĐT ở Việt Nam, các ông lớn đã nhon nhem bước
chân vào và vẫn chưa giải quyết hết nhu cầu logistic của TMĐT mà mới chỉ tập trung
vận chuyển cho các đơn hàng trị giá lớn của các cơ sở công ty lớn. Giaohangnhanhđã
giải quyết được những nhu cầu nhỏ của TMĐT nhưng đây lại là điểm có tiềm năng
23



nhiều nhất trong ngành. Đây là một cuộc chơi mà khi đã lao đầu vào thì khó có thể
quay đầu đi ra, cần phải lao thật nhanh thì mới kịp phát triển đón đầu được TMĐT.
Giá trị cốt lõi của Giaohangnhanh đưa ra là một công ty 3PT là sự kết hợp cảu 3 yếu
tố là con người-công nghệ-quy trình và sản phẩm. Đây là một mô hình quản trị cực kỳ
linh hoạt có thể thay đổi theo bất cứ chiều hướng cần thiết nhanh chóng nhưng lại ít
phải chịu thiệt hại.
Công ty được tổ chức với những nhân lực có độ tuổi trung bình là 25 với hàng ngàn
nhân viên rải rác khắp toàn quốc và được quản lý bằng phần mềm công thêm việc
phát triển công ty quá nhanh điều này sẽ làm cho công ty dễ dàng gặp phải khủng
hoảng lớn về quản trị. Theo khảo sát khách hàng của chính Giaohangnhanh thì có 7080% khách hàng hài lòng với chất lược dịch vụ, phần còn lại là bị mất đồ hay quá
trình vận chuyển không đảm bảo, không đúng cam kết, thái độ không tốt,.....
Giaohangnhanh cần phải cải tiến về hệ thống quản lý để giải quyết những vấn đề xấu
còn tồn đọng.
Miếng bánh Logistic tại Việt Nam thực sự còn đủ lớn cho các doanh nghiệp và startup
khai thác. Nhưng để khai thác được nó lâu dài và đem lại nguồn lợi nhuậ thì thực sự
không phải dễ dàng.

24


KẾT LUẬN

25


×