Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN một số phương pháp tạo hướng thú học tập cho học sinh trong các giờ học đạo đức môn giáo dục công dân 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.85 MB, 18 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp là nhu cầu của sự phát triển trong giai đoạn đất nước ta
đang tiến hành hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong
đó ngành giáo dục cũng không nằm ngoài quỹ đạo ấy để phù hợp với xu thế phát
triển và tiến bộ của thời đại.
Môn Giáo dục công dân (GDCD) bậc THCS nhằm giáo dục cho các em
những chuẩn mực của người công dân phù hợp với từng lớp học. Dạy bộ môn này
không đơn giản chỉ là việc truyền thụ tri thức mà còn phải giáo dục hành vi của các
em cho phù hợp với các chuẩn mực đã học, hình thành được tình cảm, niềm tin đạo
đức, pháp luật. Nếu chúng ta chỉ dạy phần lý thuyết khô khan thì khó lòng thuyết
phục các em. Kiến thức của bộ môn này phải được cập nhật hàng ngày qua tư liệu
sách báo, tài liệu tham khảo, trên các phương tiện thông tin đại chúng... Hiện nay
trên mạng Internet có rất nhiều những thông tin cần thiết và bổ ích. Hơn nữa, trong
điều kiện hiện nay, đồ dùng dạy học cho bộ môn này còn thiếu rất nhiều, thì việc
chuyển tải nội dung bài học bằng các phương pháp dạy học tích cực có ứng dụng
công nghệ thông tin là rất phù hợp, nhằm lôi cuốn các em, gây hứng thú cho các em
qua tiết học để từ đó giáo dục hành vi cần thiết, hình thành nhân cách cho học sinh.
Nhận thức được tầm quan trọng của môn học, tôi đã từng bước tìm hiểu và áp
dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào các tiết dạy GDCD phần đạo đức,
tăng được sự hấp dẫn, hứng thú đối với học sinh. Và đó cũng chính là lí do tôi chọn
đề tài: "Một số phương pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong các giờ
học đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 9" để trao đổi cùng bạn bè và đồng
nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Với đề tài này, mục đích nghiên cứu của tôi là qua những giờ học thực tế đó, tôi
sẽ giáo dục các em những bài học bổ ích nhất, thiết thực nhất về đạo đức để các em
trở thành những học sinh ngoan, có ích cho gia đình và xã hội
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của tôi trong đề tài này là các phương pháp học tập tích
cực để từ đó áp dụng vào việc giảng dạy, tạo hứng thú cho học sinh trong khi học


tại trường THCS Hà Vinh
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu...
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận

1


a. Đặc điểm môn học
Đặc điểm của môn GDCD là bao quát các kiến thức về đạo đức và pháp luật.
Tất nhiên, các kiến thức của nó là rất đơn giản. Nó cung cấp những tri thức sơ lược
về quan hệ ứng xử trong gia đình, quan hệ hàng xóm, quan hệ xã hội. Đồng thời
cung cấp những hiểu biết về các qui tắc của pháp luật như quyền lao động, quyền
công dân...Đặc điểm chương trình là kết cấu đồng tâm với các lớp của các cấp học
cao hơn. Môn GDCD có vị trí vô cùng quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, đạo
đức cho học sinh. Những tri thức môn GDCD trực tiếp xây dựng tư tưởng, tình cảm
đạo đức, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đối với gia đình, nhà trường và
cộng đồng xã hội. Giáo viên dạy bộ môn này phải đánh giá đúng được vị trí, tầm
quan trọng của bộ môn. [1]
b. Những quan điểm về vấn đề tạo hứng thú trong giờ dạy môn GDCD
Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học đó là vấn đề mà bất kì giáo viên nào
khi lên lớp cũng đều mong muốn mình có thể làm được điều đó, song không phải ai
cũng thành công. Bằng chứng cho thấy, có những giáo viên khi lên lớp học sinh rất
thích học, nhưng cũng có những giáo viên khi lên lớp học sinh không có hứng thú,
gây ra mất trật tự. Theo tôi để tạo được hứng thú trong giờ học, giáo viên phải nắm
vững các bước sau:
b.1. Giáo viên phải hiểu được yêu cầu và nội dung của công tác giáo dục tư

tưởng, chính trị, đạo đức cho học sinh.
Ở đây, giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh phải trên cơ sở của chương trình,
kiến thức của môn học. Mức độ giáo dục học sinh THCS là phải phù hợp với trình
độ, lứa tuổi. Yêu cầu cụ thể như sau:
- Công tác giáo dục tư tưởng đạo dức, chính trị phải phù hợp với trình độ kiến
thức của chương trình học
Đặc điểm kiến thức của lớp 6, lớp 7 rất giản đơn như khái niệm về khoan
dung, lễ độ, trung thực;... những kiến thức này thường phải gắn với thực tế để minh
hoạ, giảng giải và mức độ xây dựng tình cảm cho học sinh nhẹ nhàng, tự nhiên trên
cơ sở của giảng giải.
- Công tác giáo dục phải phù hợp với đối tượng lứa tuổi
Hầu hết học sinh THCS còn nhỏ tuổi. Việc hiểu các khái niệm còn trực tiếp,
cảm tính cho nên đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp giáo dục thích hợp. Việc
giáo dục ý thức chính trị cũng như giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh phải
trên cơ sở ý nghĩa rút ra của mỗi khái niệm và kiến thức bài giảng. Từ đó để học
sinh cảm nhận và tự nâng lên thành nhận thức và ý thức của bản thân. Tránh những
lí thuyết chung chung, tránh những lời hô hào phải thế này, thế nọ…
- Công tác giáo dục tư tuởng đạo đức cho học sinh phải thiết thực, phù hợp với
yêu cầu thực tiễn của xã hội hiện nay
b.2. Các nguyên tắc của công tác giáo dục

2


Giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh thông qua môn học GDCD đó là việc
làm bắt buộc và khó. Ở đây, phải xuất phát từ khái niệm đạo đức học để hình thành
ở các em những tình cảm đạo đức và các hành vi đạo đức. Chính vì vậy đòi hỏi các
phương pháp sau:
- Phải cho học sinh hiểu khái niệm rồi mới rút ra ý nghĩa vận dụng, hình thành tư
tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh.

- Tính thực tiễn trong công tác giáo dục tư tưởng phải xuất phát từ thực tiễn cuộc
sống, thực tiễn cách mạng để giáo dục.
- Giáo dục tư tưởng đạo đức phải đáp ứng với yêu cầu thiết thực của gia đình, nhà
trường và xã hội ở địa phương.
- Giáo dục tư tưởng đạo đức phải phù hợp với đối tượng, phù hợp với chương trình
học.
Tất cả các nguyên tắc trên là sự kết hợp hài hòa và gắn liền hữu cơ với nhau,
không thể coi nặng cái này mà coi nhẹ cái kia. Một bài giảng gây được hứng thú
cho học sinh trước hết phải là một bài giảng có tính giáo dục tốt và phải biết vận
dụng kết hợp các nguyên tắc trên.[1]
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Thực trạng chung:
Như trên đã nói,về mục tiêu, môn GDCD là một môn học trực tiếp giáo dục
các chuẩn mực đạo đức và pháp luật cần thiết của con người trong mọi thời đại.
Bản thân cái tên gọi của nó - Giáo dục công dân- đã thông báo một nhiệm vụ rất rõ
ràng và cụ thể: đó là giáo dục con người, một nhiệm vụ rất cần thiết và hữu ích của
mọi quốc gia, dân tộc, mọi thời đại. Gần đây nhất, giáo viên dạy môn GDCD của
lớp nào còn được tham gia xếp loại hạnh kiểm của học sinh lớp đó. Vậy mà trên
thực tế môn học này chưa thực sự phát huy hết vai trò, nhiệm vụ và chức năng quan
trong đó. Vì sao vậy?
Có rất nhiều lí do dẫn đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh chưa đạt hiệu
quả cao. Trước hết phải kể đến đó là việc xã hội, gia đình và bản thân ngành giáo
dục còn chú trọng các môn khoa học nhằm nâng cao trí tuệ mà chưa chú ý nâng cao
nhân cách đạo đức cho học sinh, nghĩa là chỉ chú ý rèn tài chưa chú ý rèn đức. Biểu
hiện cụ thể mà ai cũng thấy rõ là môn GDCD chưa bao giờ được Bộ Giáo dục và
Đào tạo xếp vào môn thi tốt nghiệp hay vào cấp III. Điều này làm cho giáo viên và
học sinh chủ quan, chỉ ý thức được rằng miễn là dạy học đủ bài, đúng chương trình.
Chính môn GDCD không được chọn vào các môn thi trong các kì thi quan trọng
nên sách tham khảo, sách bài tập còn ít, đặc biệt là sách viết về phương pháp dạy
học bộ môn này cũng hiếm, nhất là các tài liệu dạy học phần pháp luật gần như là

không có…Một vấn đề nữa là lượng thời gian dành cho bộ môn này còn ít (1 tuần/1
tiết). Sách mới viết hiện nay nội dung rất phong phú, tương đối phù hợp với trình
độ học sinh nhưng nếu giáo viên dạy bộ môn mà không có sự đầu tư thì giờ học sẽ
rất nhàm chán, thậm chí học sinh không chú ý lắng nghe. [1]
3


2.2.2. Thực trạng của giáo viện dạy môn Giáo dục công dân
Thông qua việc dự giờ các lớp, tôi nhận thấy điểm hạn chế, tồn tại tập trung rất
nhiều ở phương pháp truyền thụ kiến thức của giáo viên cho học sinh. Đó là sự đầu
tư cho giờ dạy còn ít, chưa chu đáo, đặc biệt là chưa đổi mới phương pháp, chưa
tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, chưa cập nhật kịp thời những
thông tin, số liệu mới. Nhiều tiết học sa vào giảng suông, đôi khi như là những giờ
đọc chép chính tả... dẫn đến giờ học khô khan, không đọng lại trong tâm trí học
sinh những ấn tượng đặc biệt để các em khắc sâu, ghi nhớ bài học.
2.2.3. Thực trạng của học sinh học môn Giáo dục công dân
Qua đi dự giờ đột xuất, dự giờ thao giảng và thu thập thông tin từ giáo viên
dạy và trực tiếp nhất là qua thực tế dạy học bộ môn này của bản thân mấy năm về
trước khi chưa tích cực đổi mới phương pháp, chưa sử dụng các kĩ thuật dạy học
tích cực và đặc biệt là chưa có ứng dụng của công nghệ thông tin vào dạy học, tôi
thấy học sinh chưa hứng thú học bộ môn này. Đa số các em chưa tự giác học tập, ít
tham khảo sách vở, mải chơi. Các em chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám
phá bài học nếu không được giao nhiệm vụ cụ thể. Các em ngại đi tìm tài liệu cho
bài học, tiếp thu bài một cách thụ động, chỉ học qua loa, đối phó vì luôn coi đó là
môn học không quan trọng, chỉ cần học để lấy điểm trung bình là được…
Tất cả những nguyên nhân trên khiến cho việc dạy và học môn giáo dục công
dân trong nhà trường phổ thông trở nên nhàm chán, thụ động. Tình trạng học sinh
vi phạm đạo đức ngày một gia tăng. Có khi các em toàn cố ý làm ngược lại với
những gì thầy cô giáo đã dạy và đang dạy mình. Nghĩa là “học một đằng, làm một
nẻo” nhiều khi khiến giáo viên cũng cảm thấy buồn, bất lực khi không giáo dục

được các em làm theo những điều hay lẽ phải mà mình đã cố công dạy bảo. Đây là
thực trạng chung không chỉ ở một trường học nào mà là thực trạng chung của toàn
xã hội. Vậy làm thế nào để học sinh cảm thấy yêu thích môn học và học với tinh
thần, thái độ hoàn toàn tự giác, tự nguyện và ứng dụng những điều đã học vào thực
tế cuộc sống?
2.3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh qua môn học GDCD để được
thực hiện tốt theo tôi cách dạy của giáo viên là quan trọng nhất.Thầy cô là người
gợi mở, học sinh tự do phát triển. Giáo viên dẫn dắt vấn đề, đưa kiến thức và tình
huống bên ngoài cuộc sống để cho giờ học thêm sinh động. Giờ học, học sinh phải
được "phát ngôn" theo sự hiểu biết của mình gắn với bài học, giúp học sinh say mê
với môn học. Giáo viên như một người bạn, người tâm giao, có vướng mắc là các
em hỏi ngay mà không ngại. Với SGK, giáo viên dựa vào khung sườn từ đó có
cách gợi mở với mỗi bài học để HS chủ động. Từ kiến thức nền đó, giáo viên "biến
hóa" để HS hiểu bài, biết thế nào là tốt - xấu, nếu nguy hiểm cầu cứu ở đâu...Tuy
nhiên, cũng có cái khó là đồ dùng dạy học còn ít, tranh ảnh minh họa cũng ít, phần
lớn giáo viên phải tự chuẩn bị, tự làm, công sưu tầm tư liệu mất rất nhiều thời gian.
4


Thực tế, nếu dập khuôn theo SGK thì môn GDCD là khô cứng, giáo điều, HS rất
khó hiểu. Chương trình lớp 9 khó, nhiều bài liên quan đến chính trị, tư tưởng như
lý tưởng sống của thanh niên, hay tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác... Kiến
thức đưa vào thì giáo viên và học sinh đều phải dạy và học, tuy nhiên, để minh họa
cho bài học khá khó khăn. Từ thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy để tạo hứng thú cho
học sinh trong giờ học GDCD cần chú ý các phương pháp sau:
2.3.1. Phương pháp đưa thực tiễn, tư liệu cuộc sống vào bài giảng, làm cho
bài giảng phong phú sinh động, học sinh dễ hiểu và có ấn tượng sâu về bài học.
" Những tư liệu này phải phong phú, cập nhật những vấn đề mang tính thời sự
mà học sinh quan tâm. Muốn vậy, đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên theo

dõi những vấn đề của xã hội đặc biệt khi đọc các thông tin trên báo, mạng internet,
truyền hình"…, [1]giáo viên phải tích lũy lại những vấn đề có tính thời sự nóng hổi,
được nhiều người quan tâm, để phục vụ cho bài giảng. Điều đó sẽ có tác dụng rất
lớn khi dạy học bài mới trên lớp.
2.3.2. Phương pháp nêu gương:
"Mỗi chủ đề đạo đức tương ứng, giáo viên cần đưa gương tốt về người thật,
việc thật để học sinh học tập và noi theo; đồng thời cũng nêu cả những gương xấu
(nếu có) để học sinh tránh" [1]. Những tấm gương nêu ra phải được nhiều học sinh
biết, đặc biệt là những tấm gương ở trường, lớp, địa phương nơi học sinh đang học
tập và sinh sống. Như vậy tác dụng giáo dục đối với các em sẽ hiệu quả hơn.
2.3.3. Phương pháp viết báo tường, hát các bài có chủ đề về đạo đức.
Phương pháp này có thể kết hợp trong các tiết dạy phần đạo đức, đặc biệt là các
tiết dạy về hoạt động ngoại khóa môn GDCD. Phương pháp này cũng có thể kết
hợp với đoàn đội, giáo viên chủ nhiệm để học sinh được tập duyệt trong giờ sinh
hoạt lớp. Bên cạnh giờ lên lớp của môn GDCD, các nhà trường nên tổ chức giáo
dục đạo đức công dân cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, qua lễ
chào cờ đầu tuần, các giờ sinh hoạt lớp... giúp HS hiểu rõ hơn các "chuyển động"
trong đời sống xã hội để từ đó hình thành ở các em tình cảm, niềm tin trong sáng,
sống vui vẻ, lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống hơn.
2.3.4. Phương pháp tọa đàm
Để tránh sự nhàm chán, đơn điệu, trước khi tọa đàm, giáo viên có thể cho học
sinh chơi trò chơi ô chữ, sau đó tiến hành tọa đàm thông qua một số hình thức hoạt
động như tổ chức hái hoa dân chủ hoặc bắt thăm câu hỏi trả lời... Đây cũng là một
phương pháp tăng hứng thú học tập của học sinh trong các giờ học đạo đức môn
GDCD
2.3.5. Phương pháp tập xây dựng kịch bản và đóng vai xử lí các tình huống
liên quan đến đạo đức

5



Đây là phương pháp có thể áp dụng ở tất cả các tiết dạy đạo đức môn GDCD.
Đối với những bài có tình huống trong sách giáo khoa, giáo viên có thể cho học
sinh dựa vào tình huống đó mà đóng vai. Đối với những bài không có sẵn tình
huống trong sách giáo khoa, giáo viên phải cho học sinh chuẩn bị xây dựng kịch
bản trước ở nhà và tập đóng vai để xử lí các tình huống liên quan đến đạo đức.
Trên đây là các giải pháp mà bản thân tôi đã thực hiện trong rất nhiều tiết dạy
phần đạo đức ở trường THCS Hà Vinh và thu được những kết quả bước đầu rất khả
quan. Tuy nhiên, do khuôn khổ của sáng kiến có hạn, tôi không thể minh họa hết
các tiết dạy mà bản thân tôi đã áp dụng. Sau đây tôi xin trình bày những ứng dụng
của tôi vào một tiết học cụ thể để tạo cho học sinh có hứng thú đối với bài học.
ỨNG DỤNG TRONG BÀI DẠY CỤ THỂ Ở CHƯƠNG TRÌNH GDCD LỚP 9
Bài 10 -Tiết 16: Ngoại khóa: Lí tưởng sống của thanh niên
Bài này được phân phối dạy trong hai tiết (Tiết 15 và tiết 16)
Ở tiết 15, tôi đã hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề (Mục 1) trong
sách giáo khoa và rút ra các nội dung liên quan đến lí thuyết thuộc kiến thức cơ bản
của bài học: khái niệm lí tưởng sống, vì sao thanh niên cần sống có lí tưởng và làm
bài tập 1 trong sách giáo khoa và một số bài tập trong các sách tham khảo khác.
Hết tiết 15, tôi yêu cầu học sinh về nhà học bài cũ và chuẩn bị một số nội dung
cho tiết 16:
* Phần chuẩn bị của học sinh:
- Đọc tiếp phần nội dung bài học để xác định lí tưởng sống của thanh niên Việt
Nam hiện nay,đồng thời đề ra phương hướng cụ thể để thực hiện lí tưởng sống đã
đặt ra, kết hợp làm các bài tập 2,3 trong sách giáo khoa trang 35,36
- Tìm hiểu những tấm gương của thanh niên qua các thời kì
- Sưu tầm những bài hát về Đoàn, về thanh niên, về gương các đoàn viên ưu tú lớp
trước...
- Tập văn nghệ, tập xây dựng kịch bản, tập đóng vai...
- Chuẩn bị diễn đàn, chuẩn bị câu hỏi toạ đàm...
* Phần chuẩn bị của giáo viên:

- Những tấm gương, những ví dụ thực tế
- Các hình ảnh, các đoạn video về hoạt động của thanh niên tình nguyện...
- Chuẩn bị máy tính, máy chiếu... phục vụ cho buổi toạ đàm.
Đây là một bài dạy khó. Các kiến thức lí thuyết của bài rất trừu tượng đối với
học sinh, phần bài tập trong sách giáo khoa thì chưa phong phú, hấp dẫn. Hơn nữa,
sách tham khảo cũng như hướng dẫn cho việc dạy và học bài này hầu như không
có. Nếu giáo viên khi lên lớp không tìm ra phương pháp dạy học thích hợp thì giờ
học sẽ trở nên nhàm chán, đơn điệu, không kích thích được sự chủ động, sáng tạo
của học sinh. Đặc trưng của tiết học là ngoại khóa nên việc tìm ra phương pháp dạy
học hiệu quả để tăng hứng thú học tập cho học sinh là rất cần thiết. Vậy làm thế nào
để học sinh dễ hiểu, có hứng thú học, gây ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn các
6


em? Tôi đã suy nghĩ và vận dụng các phương pháp thích hợp để tạo hứng thú trong
giờ dạy. Và để làm nên thành công trong giờ dạy không thể thiếu đó là sử dụng
công nghệ thông tin.
1. Phương pháp đưa các tư liệu cuộc sống vào bài dạy để tạo ấn tượng cho học
sinh:
Khi dạy phần lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên ngày nay, tôi cho học
sinh đọc thông tin ở phần đặt vấn đề (mục 2) sách giáo khoa. Sau đó tôi đưa thêm
các tư liệu, hình ảnh trong cuộc sống vào bài giảng. Những tư liệu này không chỉ
giới học sinh quan tâm mà toàn xã hội đang quan tâm đó là tư liệu về hiến máu
nhân đạo, hình ảnh thanh niên tham gia giúp đỡ bà con những vùng còn gặp nhiều
khó khăn... Những tư liệu này rất đơn giản có trên mạng internet. Đây là hai thông
tin để học sinh tìm hiểu về lí tưởng sống của thanh niên ngày nay:
Tôi cho các em đọc thông tin và kết hợp quan sát ảnh: Từ ngày 10/10/2015 đến
12/10/2016, điểm hiến máu đặt tại siêu thị Big C Hà Nội đã có 205 bạn trẻ đăng ký
hiến máu, 122 đơn vị máu được tiếp nhận. Tại Bình Định, ngay sau khi nước lũ rút,
đội thanh niên và y bác sĩ trẻ tình nguyện đã có mặt ở các vùng trọng điểm của lũ

để khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, làm vệ sinh môi trường, khắc phục đường giao
thông, các công trình thủy lợi,…

Thanh niên tham gia hiến máu nhân đạo

Thanh niên chung tay giúp dân khắc phục lũ
và sau đó nêu câu hỏi: Khi đọc những thông tin và quan sát ảnh, em có suy nghĩ gì
về hoạt động của thanh niên hiện nay?
7


Hc sinh d dng thy c hot ng ca thanh niờn rt a dng, phong phỳ,
thit thc. Thanh niờn tham gia vo rt nhiu lnh vc ca i sng xó hi, n
nhng ni t nc v nhõn dõn ang cn. T ú cho hc sinh thy c ý ngha
vic lm ca h ú l em n cho con ngi cuc sng m no, hnh phỳc, gúp
phn thc hin mc tiờu cụng nghip hoỏ, hin i hoỏ t nc...Sau ú giỏo viờn
cho hc sinh t rỳt ra lớ tng sng cao p ca thanh niờn ngy nay l gỡ bng cõu
hi:
? Theo em, lớ tng sng ca thanh niờn Vit Nam hin nay la gỡ?
Khi hc sinh trỡnh by ý kin ca mỡnh, giỏo viờn cht li:
Lớ tng sng ca thanh niờn Vit Nam hin nay l: Phấn đấu thực hiện mục
tiêu xây dng nớc Vit Nam độc lập, dân giàu, nớc mạnh, xó hi công bằng,
dân chủ, văn minh. Trớc mắt là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa theo định hớng xã hội chủ nghĩa.[2,3]
Khi dy phn tip theo: Cỏch rốn luyn ca bn thõn, tụi a mt hỡnh nh
v thanh niờn nghin ngp, tiờm trớch ma tỳy, mt hỡnh nh v cỏc i tng thanh
niờn vi phm phỏp lut, b bt v truy t trc vnh múng nga.

ng thi tụi cũn kt hp cho hc sinh xem mt on video v cỏc hot ng
ca thanh niờn tham gia rt nhiu cỏc lnh vc trong i sng xó hi nm 2016.

Di õy l mt s hỡnh nh lng trong on bng ú:

8


Thanh niên tình nguyện đi cấy và trồng chuối giúp dân

Thanh niên tình nguyện tham gia dọn vệ sinh và dạy múa hát cho thiếu nhi

Sau khi cho học sinh xem các hình ảnh và đoạn video, tôi hỏi:
? Em có suy nghĩ gì sau khi xem các hình ảnh và đoạn video trên? Em rút ra bài
học gì cho bản thân?
Từ các hình ảnh được xem, học sinh biết mình phải làm theo tấm gương nào để
không sa vào con đường nghiện ngập, ma tuý và các tệ nạn xã hội khác. Đồng thời
phải ra sức học tập, rèn luyện để có đủ tri thức, phẩm chất và năng lực cần thiết
nhằm thực hiện lí tưởng sống đã đề ra.
Có thể nói, hình ảnh trên đã tác động đến tâm lí, hành vi của các em và từ đó
hướng các em đi đúng con đường mà xã hội đang cần và mong muốn. Đối với học
sinh, các em rất thích thú khi xem các hình ảnh đó, các em nói đó là một ấn tượng
sâu đậm, có em còn xin đoạn băng hình đó. Còn người dự giờ cảm thấy dưng dưng,
có một sự xúc động thật sự trong tâm hồn. Để làm hình ảnh này tốn không nhiều
thời gian.Tất cả từ bài hát đến hình ảnh đều lấy trên mạng internet.
2. Phương pháp nêu gương.

9


Khi dạy xong phần lí tưởng sống của thanh niên ngày nay, tôi cho học sinh
nêu một vài tấm gương thanh niên Việt Nam sống có lí tưởng trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. [2,3]

Sau khi học sinh nêu xong, tôi giới thiệu tấm gương của con cô giáo hiệu
trưởng trong trường. Đó là chị Nguyễn Thị Phương. Chị đã chăm chỉ học tập để
theo đuổi ước mơ, trở thành một bác sĩ giỏi để chữa bệnh cho mọi người. Chị đã thi
đậu Đại học Y khoa Hà Nội với số điểm rất cao. Chị được xếp hạng một trong sáu
thí sinh có điểm thi cao nhất của tỉnh Thanh Hóa… Hay những tấm gương trong
thời kì kháng chiến đã gây một làn sóng trong giới thanh niên, làm thay đổi cách
sống, suy nghĩ của giới trẻ, đó là Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thuỳ Trâm.Tôi kể cho
học sinh nghe về hai tấm gương này và đưa luôn hình ảnh hai cuốn nhật kí của hai
liệt sĩ này cho học sinh xem

3. Phương pháp viết báo tường, hát các bài hát có chủ đề về đạo đức
Do tiết học có hạn về thời gian, phương pháp viết báo tường chỉ có thể thực
hiện trong các hoạt động của Đoàn Đội nhân các dịp lễ kỉ niệm lớn trong năm như
22/12 hay 26/3. Trong khuôn khổ tiết học, tôi sẽ tổ chức cho học sinh giữa các tổ
thi hát các bài hát về chủ đề thanh niên sống có lí tưởng. Mỗi tổ hát một bài. Các
em sẽ dễ dàng hát được những bài hát truyền thống như: “Biết ơn chị Võ Thị Sáu”
hay “Mùa hè xanh”...Kết thúc hoạt động này, tôi sẽ nhận xét và cho điểm các tổ để
khuyến khích các em học tập, tăng hứng thú cho tiết học.
4. Phương pháp toạ đàm
Học sinh được tự tổ chức một buổi toạ đàm nói về lí tưởng sống của thanh niên
ngày nay (thời gian 15 phút). Nội dung phải được duyệt trước. Nội dung toạ đàm
gồm hai phần:
- Phần 1: Trò chơi ô chữ: Học sinh tìm hiểu về các tấm gương thanh niên Việt Nam
sống có lí tưởng trong thời chiến

10


C©u7: Cã9 «: Tªnng êi anhhï ng
ví i c©unãi næi tiÕng“Tuæi trÎ ®Ñp

nhÊtlµtrªntrËntuyÕ chèngqu©
Cèng hiÕn

1
2
3

h o

thï .”

C h i m

i n h

p h a mh

o n g t h a i
Ng u y e n v a Nt h a c

4

d

a n

Gt h u y t r a m

5


v

o t

Hi

6

p h a n d

7
8

I
l

s a

n h g i o t

e m a l

T o v i n h d i e N

u

u o n g
29

Câu 1: Có 9 chữ cái: Tên người lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam?

( Đáp án: Hồ Chí Minh)
Câu 2: Có 12 chữ cái: Tên người đánh bom vang dội tại Quảng Châu – Trung Quốc
năm 1924?
( Đáp án: Phạm Hồng Thái)
Câu 3: có 13 chữ cái: Tên người viết cuốn nhật kí “Mãi mãi tuổi 20”?
( Đáp án: Nguyễn Văn Thạc)
Câu 4: Có 12 chữ cái: Tên người nữ bác sĩ một mình chiến đấu với 120 tên lính Mĩ
tại Quảng Trị?
(Đáp án: Đặng Thùy Trâm)
Câu 5: Có 8 chữ cái: Tên người nữ anh hùng đất đỏ hi sinh khi chưa tròn 18 tuổi?
(Đáp án: Võ Thị Sáu)
Câu 6: có 12 chữ cái: Tên người anh hùng đã dũng cảm lấy thân mình lấp lỗ châu
mai?
(Đáp án: Phan Đình Giót)
Câu 7: có 9 chữ cái: Tên người anh hùng với câu nói nổi tiếng: “Tuổi trẻ đẹp nhất
là trên trận tuyến chống quân thù”
(Đáp án: Lê Mã Lương)
Câu 8: Có 10 chữ cái: Tên người anh hùng lấy thân mình chèn pháo?
(Đáp án: Tô Vĩnh Diện)
* Ô chữ hàng dọc: CỐNG HIẾN

11


Với việc cho học sinh chơi trò chơi ô chữ trên đây, tôi muốn giáo dục cho học
sinh ý thức cần phải sống có ích, sống là cống hiến để tiếp nối truyền thống của cha
ông đi trước. Phần này tôi cũng có minh họa những hình ảnh cụ thể trên máy chiếu,
đồng thời lồng ghép bài hát tạo không khí sôi nổi trong buổi toạ đàm. Học sinh rất
hào hứng tham gia trò chơi, tiết học vì vậy cũng trở nên sinh động, hấp dẫn đối với
các em hơn.

- Phần 2: Là trao đổi toạ đàm về ước mơ của các em và quyết tâm thực hiện lí
tưởng sống của mỗi người. Tôi cho các em tham gia trò chơi “Hái hoa dân chủ” với
những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn (chủ yếu là các câu hỏi trong phần bài tập ở sách
giáo khoa). Học sinh sẽ “hái hoa” và trả lời một số câu hỏi sau:
+ Mơ ước của em về tương lai là gì? Em đã và sẽ làm gì để đạt được mơ ước đó?
[2,4] (Học sinh tự bộc lộ, qua đó tôi giáo dục thêm các em những việc cần làm
trước mắt để thực hiện được mơ ước đó )
+ Em dự định sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở? [2,4] (học sinh tự bộc
lộ và qua đó tôi cũng tư vấn cho học sinh một số định hướng nghề nghiệp sau khi
tốt nghiệp Trung học cơ sở để hướng các em chọn nghề phù hợp với năng lực của
mình)
+ Trong buổi diễn đàn của học sinh lớp 9 với chủ đề “Lí tưởng của thanh niên học
sinh trong thời đại ngày nay” do Chi đoàn tổ chức đã nảy sinh hai quan điểm:
- Thanh niên học sinh phải nỗ lực học tập, rèn luyện, chuẩn bị hành trang để lập
thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên phải “Sống sao
cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không phải ân hận về những năm tháng đã sống
hoài, sống phí” (Lời Pa-ven trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy”)
- Học sinh THCS đang ở tuổi ăn, tuổi chơi thì nên biết tranh thủ ăn chơi, hưởng
thụ. Còn việc học hành, làm việc, cống hiến là việc làm suốt đời.
Em tán thành quan điểm nào trong hai quan điểm trên? Vì sao? [2,4]
Qua trao đổi, thảo luận, học sinh sẽ tỏ thái độ tán thành quan điểm 1 (lời của Paven). Vì: con người sống phải có lí tưởng, để đạt được mục đích đã đề ra thì ngay
từ nhỏ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi người phải biết tích lũy tri thức, rèn
luyện phẩm chất và năng lực bản thân.
Qua việc tổ chức các hoạt động trên, tôi thấy các em học sinh lớp 9 đã trả lời rất
tốt những câu hỏi mà tôi đã chuẩn bị. Không những thế, giờ học còn diễn ra rất sôi
nổi, các em tham gia học tập rất tích cực và vì vậy mà hiệu quả học tập được nâng
lên rõ rệt.
5. Phương pháp tập xây dựng kịch bản và đóng vai xử lí các tình huống liên
quan đến đạo đức
Ở tất cả các tiết học đạo đức, giáo viên đều có thể sử dụng phương pháp này để

tăng hứng thú học tập của học sinh. Ở tiết học này, tôi cho các em chuẩn bị xây
dựng kịch bản ở nhà (nội dung liên quan đến chủ đề bài học) và tập đóng vai trước.
Đến lớp, các tổ sẽ thể hiện trong thời gian 5-7 phút. Sau khi các tổ đóng vai xử lí
12


tình huống xong, tôi cho các em nhận xét chéo lẫn nhau và cuối cùng tôi đánh giá
hoạt động của các tổ, biểu dương những tổ đóng vai xử lí tình huống tốt và cho
điểm các em. Giờ học vì vậy mà trở nên sinh động, hấp dẫn, thu hút học sinh, tăng
hứng thú học tập của các em đối với môn học.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua quá trình nghiên cứu lí thuyết và áp dụng vào giảng dạy các tiết học phần
đạo đức (có ứng dụng cả một số bài dạy phần pháp luật) ở bộ môn GDCD các lớp
6,7,8,9, tôi nhận thấy các phương pháp dạy học mà tôi đã nêu và áp dụng có tác
dụng rất lớn trong việc giáo dục học sinh. Các em không những tiếp thu bài học
nhanh, hiệu quả mà còn rất hứng thú với môn học. Tuy nhiên, cũng không có
phương pháp nào là vạn năng. Để giờ học thật sự lôi cuốn học sinh thì bên cạnh
việc tổ chức giờ học, chuẩn bị bài chu đáo, người giáo viên khi lên lớp phải biết
vận dụng linh hoạt, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau... Và sau đây, tôi xin
trình bày cụ thể cách tôi đã tiến hành kiểm nghiệm đề tài.
Tôi tiến hành kiểm nghiệm ở hai lớp 9A và 9B, trường THCS Hà Vinh ở tiết
16, bài 10, GDCD 9: Lí tưởng sống của thanh niên.
Với lớp 9A, tôi tiến hành dạy bình thường: hết tiết 15, đến tiết 16, tôi cho học
sinh học tiếp hai phần lí thuyết còn lại (lí tưởng sống của thanh niên hiện nay và
cách rèn luyện) và làm bài tập 2,3 trong sách giáo khoa, bỏ hết những ứng dụng của
CNTT, chỉ sử dụng bảng phụ để khái quát các kiến thức cơ bản trong sách chuẩn
kiến thức, kĩ năng. Với lớp 9B, tôi đã áp dụng các phương pháp như đã trình bày ở
trên và ứng dụng CNTT vào một số nội dung cụ thể: sử dụng thông tin, tranh ảnh,
âm nhạc, xem những đoạn video clip, chơi trò chơi, đóng vai, thi hát, thi hái hoa
dân chủ ... Sau đó tôi cho cả hai lớp làm một bài tập để đánh giá như sau:

*Bài tập đánh giá:
Câu 1: Em thích hay không thích tiết học này? Tại sao?
Câu 2:Học xong bài: Lí tưởng sống của thanh niên, em có suy nghĩ gì?
Sau khi cho học sinh làm bài 15 phút, tôi thu được kết quả như sau:
- Lớp 9A (chưa áp dụng các phương pháp tạo hứng thú học và chưa có ứng dụng
CNTT): Có 20/ 40 học sinh (chiếm 50%) thích học tiết học này với lí do: hiểu được
lí tưởng sống của thanh niên hiện nay, biết cách rèn luyện để trở thành người sống
có lí tưởng,...
- Lớp 9B (áp dụng các phương pháp tạo hứng thú học tập và có ứng dụng CNTT):
có 35/41 học sinh (chiếm 85,4%) thích học tiết học này với nhiều lí do hơn: bên
cạnh nội dung dễ hiểu, còn được xem tranh ảnh minh họa, được nghe kể chuyện
gương người thật việc thật, được chơi trò chơi ô chữ, trò chơi hái hoa dân chủ, được
thi hát, được đóng vai,…
Câu 2 :
Điểm



Dưới 5

5->6

7->8

9->10

Ghi
13



Lớp

số

chú

9A

40

2(5,0%)

11(27,5%)

20(50,0%)

7(17,5%)

9B

41

0 (0%)

9(22,0%)

17(41,5%)

15(36,5%)


Với những phương pháp mà tôi đã áp dụng trong bài dạy của mình, đa số học
sinh hiểu và nắm được bài. Các em biết vận dụng những điều đã học vào thực tế
cuộc sống để biến thành kĩ năng sống của mỗi người.
Điều quan trọng hơn là học sinh có hứng thú trong giờ học môn GDCD, các
em thấy đây là môn học thực sự bổ ích, giúp các em hình thành tư tưởng, đạo đức
đúng đắn, biết sống có lí tưởng, có mục đích, có hoài bão, có ước mơ, sống là để
cống hiến, đúng như nhà thơ Tố Hữu sinh thời đã từng nói:
“Đã làm con chim, chiếc lá
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”
(Một khúc ca)
Và tôi kết thúc tiết học bằng những lời dặn dò, giáo dục các em nhẹ nhàng mà
thấm thía :
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: “Có đức mà không có tài
thì làm việc gì cũng khó. Có tài mà không có đức thì vô dụng”.Vì vậy, mỗi chúng
ta hãy chú ý rèn cả “tài” và “đức” để trở thành những công dân thực sự có ích cho
đất nước, đúng như mong đợi của Bác Hồ, đúng như những ca từ của một bài hát
“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm
nay”. Hãy lấy cống hiến làm lẽ sống để hăng hái, xung phong đi vào những nơi khó
khăn nhất, những phần việc gian nan nhất để có thể phát huy được nhiều nhất sức
trẻ của mình đóng góp cho xã hội.Trong quá trình cống hiến không mệt mỏi đó, các
em sẽ trưởng thành về mọi mặt, cả tư tưởng, tâm hồn, vốn sống, kiến thức, kĩ
năng…
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI

3.1.Kết luận:
Với những hiệu quả đã nói ở trên, tôi nhận thấy những phương pháp mà tôi đã
thực hiện là đúng, là hoàn toàn phù hợp với đối tượng học sinh trường THCS Hà
Vinh. Điều quan trọng hơn là nhờ đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra,

đánh giá học sinh ... nên chất lượng đại chà môn tôi dạy đều vượt chỉ tiêu mà nhà
trường đặt ra. Tỉ lệ học sinh yếu rất ít, tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng lên đáng kể, đặc
14


biệt là học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh cũng tăng lên và đạt giải cao hơn. Và tôi
thiết nghĩ, trong những năm tiếp theo, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và áp
dụng triệt để, rộng rãi hơn đề tài này để đồng nghiệp cùng tham khảo và thực hiện,
góp phần tăng hứng thú học tập của học sinh đối với môn học GDCD, nhất là phần
đạo đức;
Trên đây là những suy nghĩ việc làm của cá nhân tôi. Đó là những ý kiến, việc
làm rất nhỏ góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học cũng như nâng cao
chất lượng dạy học. Theo tôi đây là cách học tập tốt, học đi đôi với hành, rất phù
hợp với đặc trưng bộ môn.
Để có những giờ dạy đạt hiệu quả cao, học sinh dễ hiểu bài, dễ ghi nhớ nội
dung là một việc làm khó. Trong qúa trình giảng dạy tôi mạnh dạn nêu một kinh
nghiệm nhỏ của mình, qua những năm dạy học, chắc chắn không tránh khỏi sự
thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp chung của quý thầy cô, của các bạn
đồng nghiệp để chất lượng dạy học môn GDCD ngày càng được nâng cao, để học
sinh hứng hứng hơn với môn học này.
3.2. Kiến nghị:
- Để sáng kiến của tôi được áp dụng hiệu quả, tôi mong muốn nhà trường cũng như
các cấp lãnh đạo địa phương, hội cha mẹ học sinh...tạo điều kiện thuận lợi mua sắm
thêm một số phương tiện, thiết bị cho tất cả các phòng học như: máy chiếu đa năng,
máy chụp...
- Trang bị thêm các sách về môn giáo dục công dân, các sách truyện danh nhân,
quà tặng cuộc sống... để học sinh và giáo viên tham khảo...
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Hiệu trưởng


Nguyễn Thị Hiền

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 03 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác
Người viết

Tống Thị Dung

15


Tài liệu tham khảo
1. Lê Thị Hiền, GV trường THCS Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội - "Tạo hứng thú
cho học sinh trong giờ học các bài học đạo đức môn Giáo dục công dân" SKKN năm học 2007-2008
2. Sách giáo khoa Giáo dục công dân 9.Tổng chủ biên: Hà Nhật Thăng
3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Giáo dục công dân THCS.
Chủ biên: Nguyễn Hữu Khải -Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Năm XB 2011
4. Sách giáo viên Giáo dục công dân 9.Tổng chủ biên: Hà Nhật Thăng
- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Năm XB 2005
5. Những Đoàn viên ưu tú lớp trước. Tác giả: Nhiều tác giả - Nhà xuất bản
Thanh niên. Năm XB 2004.
7. Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân 9. Chủ biên: Hồ Thanh Diện
- Nhà xuất bản Hà Nội. Năm XB 2009

16


DANH MỤC

CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ
GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Tống Thị Dung
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THCS Hà Vinh
Cấp đánh
TT

Tên đề tài SKKN

1.

Một số kinh nghiệm dạy học
các văn bản nghị luận ở lớp 7

Kết quả Năm học

giá xếp loại đánh giá
(Phòng, Sở, xếp loại đánh giá xếp
Tỉnh...)
(A, B, loại
hoặc C)
Phòng GD
C
2004

để tăng hứng thú học tập của
học sinh
2.


Một số kinh nghiệm giúp học Phòng GD
sinh cách học văn có hiệu quả

C

2011

17


3. Ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học Ngữ văn

Phòng GD

C

2014

(phần văn bản) để tăng hứng
thú học tập của học sinh

18



×