Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN một số kỹ năng trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.75 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
TT

Nội dung

Trang

1

Mục lục

1

2
3
4
5
6
7
8
9

1. Phần mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm


2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử
dụng để giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

2
2
2
2
2
2
2
2

10
11
12
13
14
15

3-16
16
17
17
18

19

1


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập
với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để đáp ứng được nhu cầu ngày
càng cao của xã hội, Bộ giáo dục và Đào tạo đã nhấn mạnh đến nhiệm vụ của
giáo dục trong giai đoạn hiện nay là phải đổi mới căn bản và toàn diện diện giáo
dục. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các nhà trường hiện nay là phải
quan tâm đến chất lượng mũi nhọn. Khi đánh giá chất lượng của một nhà
trường, một tiêu chí không thể thiếu đó là đánh giá về chất lượng mũi nhọn. Để
có được điều này phụ thuộc rất lớn vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của đội
ngũ giáo viên.
Vì thế, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của người giáo viên trong công
tác giảng dạy là bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhưng để làm tốt nhiệm vụ này không
phải là dễ ai cũng có thể làm được. Trong những năm gần đây, hầu hết các nhà
trường cũng đã và đang quan tâm đến vấn đề này. Một số trường cũng đã dày
công trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhưng hiệu quả vẫn chưa cao, đặc
biệt là kết quả học sinh giỏi đối với môn Ngữ Văn còn thấp hơn rất nhiều so với
các môn học khác. Trong các kì thi học sinh giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh Môn
Ngữ Văn cũng không có giải cao, chỉ đạt giải khuyến khích, giỏi lắm thì đạt giải
ba, trong khi các môn khác đạt giải rất cao có môn đạt giải nhì, nhất. Tôi thiết
nghĩ muốn có được kết quả cao trong kì thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn cấp tỉnh
thì việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở cấp cơ sở là nền tảng. Chính vì vậy, là một
giáo viên tâm huyết với nghề, với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi rất băn
khoăn trăn trở về vấn đề này. Sau nhiều năm suy nghĩ, vận dụng và đã đạt được
kết quả bước đầu, tôi mạnh dạn đưa ra: “Một số kỹ năng trong công tác bồi

dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9” với mong muốn trao đổi, đúc rút kinh
nghiệm, nhận được sự góp ý của đồng nghiệp để công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi của bản thân được tốt hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm tạo ra những bài dạy có chất lượng, thu hút được hứng thú với học
sinh. Phát huy tối đa năng lực tích cực, chủ động cho người học.
- Giúp học sinh có kỹ năng tìm hiểu đề, kỹ năng viết văn.
- Áp dụng vào bài viết có hiệu quả .
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối lớp 9 trường THCS Quang Trung.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học
như: Phân tích lý thuyết, điều tra cơ bản, tổng kết kinh nghiệm sư phạm , các bài
tập. Tập trung rèn luyện nhiều cách viết đoạn văn trình bày luận điểm,khai thác
và rèn luyện, mở rộng nâng cao kiến thức. Kết hợp cả Tiếng việt, Tập làm văn
và Văn bản.

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Tại đại hội Đảng toàn quốc lần VIII và IX Đảng ta đã xác định và nhấn
mạnh: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu là một trong những động lực quan
trọng tạo sự chuyển biến toàn diện trong phát triển giáo dục và đào tạo”. Xuất
phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về Giáo dục - Đào tạo, thực hiện chiến
lược phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục đang tích cực
từng bước mới công tác quản lý giáo dục, đổi mới nội dung chương trình, đổi
mới phương pháp dạy học, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, hoàn
thành mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục

vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát
triển đất nước.” Như vậy một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các nhà
trường hiện nay là phải phát hiện ra nhân tố, bồi dưỡng nhân tài để phục vụ cho
nhu cầu của xã hội, đất nước.
Trong công tác giáo dục, nâng cao chất lượng là nhiệm vụ trọng tâm, trong
đó bao gồm bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu và nâng cao chất
lượng đại trà. Nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ song song tồn tại
với hai nhiệm vụ trên, được thực hiện trong suốt năm học ở tất cả các khối, các
cấp học.
Môn Ngữ văn là bộ môn khoa học cơ bản góp phần rèn luyện cho học sinh
tình cảm thẩm mĩ, giáo dục những kĩ năng sống cơ bản đồng thời mang tính giáo
dục để mỗi con người trở nên hoàn thiện cả về trí tuệ lẫn tâm hồn. Bồi dưỡng
học sinh giỏi môn Ngữ văn là góp phần phát hiện, đào tạo những nhân tài văn
chương cho đất nước, tạo tiền đề để đào tạo những công dân có ích sau này.
Bồi dưỡng học sinh giỏi là một quá trình lâu dài, bền bỉ. Nhất thiết phải có
sự đầu tư, suy ngẫm, xây dựng phương pháp dạy và học thật sự phù hợp thì kết
quả mới được như mong muốn. Thực tiễn dạy học văn vốn gặp nhiều khó khăn,
từ xu thế của xã hội đến tâm lí của học trò; từ đặc trưng trừu tượng của môn học
đến lượng kiến thức dài hơn môn học khác… Những tác động khách quan đó
đòi hỏi người thầy phải lao động nghiêm túc thì mới gặt hái được thành công.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm * Thực trạng
Trước hết, ta thấy bộ môn Ngữ Văn là môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã
hội, môn học này có tính đặc thù riêng biệt, nó mang tính trừu tượng, đòi hỏi
phải có tư duy trừu tượng và cảm xúc, không giống bất kỳ môn học nào trong hệ
thống chương trình. Hơn thế nữa học tốt môn học này sẽ bổ trợ rất nhiều cho các
môn học khác như về kĩ năng giao tiếp, giáo dục giá trị sống, đạo đức xã hội.
Thế nhưng để dạy và học tốt môn học này không phải là vấn đề đơn giản, nó đòi
hỏi cả người dạy lẫn người học phải thực sự say mê, tâm huyết mới có thể
truyền thụ và lĩnh hội được.

Đối với giáo viên: Qua trao đổi với một số đồng nghiệp tôi nhận thấy đa
phần các đồng chí giáo viên đang còn rất mơ hồ, một số đồng chí có đưa ra
phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi nhưng chưa thực sự hữu hiệu. Giáo viên
còn dạy theo cảm hứng thích phần nào thì tập trung đi sâu vào phần đó. Kiến
3


thức của một số giáo viên chưa đủ sâu, rộng. Một số giáo viên thì mới chỉ dừng
lại ở việc cung cấp kiến thức cho học sinh, chưa chú trọng rèn luyện kỹ năng
làm bài của học sinh. Hơn nữa một số giáo viên chưa thật sự tâm huyết để đầu
tư thời gian và công sức trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Chính vì thế mà
việc bồi dưỡng học sinh giỏi của một số trường vẫn chưa đạt được kết quả như
mong muốn, thậm chí còn rất thấp.
Đối với học sinh: Trong xu thế của xã hội hiện nay, đa phần các em học
sinh có thiên hướng nghiêng về các bộ môn khoa học tự nhiên, các em được
tham gia định hướng và đầu tư quá sớm vào các môn học để thi đại học vào khối
A. Chính điều này tác động không nhỏ đến tâm lý học môn Ngữ văn. Hơn nữa
qua việc điều tra tôi thấy vốn kiến thức xã hội của các em còn rất hạn chế. Văn
hóa đọc của các em chưa được quan tâm thích đáng. Các em rất ít quan tâm, đọc
những tác phẩm văn học hay, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà thay vào đó các
em thích đọc những truyện thám tử, truyện cười, chính vì thể mà vốn kiến thức
viết bài của các em còn chưa nhiều, sức viết ngắn. Tâm lí một số học sinh hiện
nay còn có tư tưởng ngại học văn vì cho rằng nó dài khó thuộc và chiếm nhiều
thời gian học hơn so với các môn học khác. Hơn nữa các em còn có tư tưởng
thực dụng nên cho rằng thi học sinh giỏi môn Ngữ văn chỉ có thể đạt giải
khuyến khích, giỏi lắm thì giải ba, còn thi các môn khác các em sẽ có cơ hội đạt
giải cao hơn. Chính những nguyên nhân trên cũng là một khó khăn khi chọn các
em vào đội tuyển Văn.
* Kết quả của thực trạng
- Qua điều tra trắc nghiệm đối với HS lớp 9A5 ,9A6 đầu năm ®èi víi m«n

Ng÷ V¨n n¨m học 2017-2018 tại trường THCS Quang Trung.
Tổng số HS

HSG môn
Văn

HSG môn
Toán

HSG môn Lý

HSG môn
Hóa

Lớp 9A5:
48 HS

5/48 = 10,4 %

15/48 =31,3%

15/48 = 31,3%

13/48= 27%

Lớp 9A6:
44 HS

2/44 = 4,4%


12/44= 27,3%

9/44= 20,4%

Tổng số:
92 HS

14,8 %

58,6%

51,7%

7/44= 15,9%

42,9%

Số liệu trên cho thấy, HS yêu thích và học giỏi môn Ngữ văn thấp hơn
nhiều so với các môn học khác, đặc biệt là các môn Toán, Lí, Hóa. Tuy nhiên,
vẫn còn một số em yêu thích học văn. Đây chính là động lực để các thầy cô giáo
dạy văn truyền tâm huyết cho công tác đào tạo nhân tài.
2.3.Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề
* Các giải pháp
1.1.Lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi.
4


1.2. Tìm lựa chọn, động viên học sinh tham gia đội tuyển Văn.
1.3. Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi.

1.4. Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi.
* Các biện pháp tổ chức thực hiện
- Lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi
Chúng ta đã biết, bồi dưỡng học sinh giỏi là việc làm thường xuyên và lâu
dài, không phải ngày một ngày hai mà các em đi thi có thể đạt giải được. Xác
định rõ điều đó, ngay từ khi học sinh vào lớp 6 tôi đã thành lập đội tuyển và có
kế hoạch bồi dưỡng năng khiếu Văn cho các em. Đối với chương trình lớp 6:
Tập trung vào rèn kĩ năng làm văn kể chuyện sáng tạo, miêu tả sáng tao. Lớp 7,
tôi tập trung bồi dưỡng cho các em kĩ năng làm bài văn biểu cảm, văn nghị luận.
Lớp 8,9 tôi tập trung củng cố kiến thức cơ bản, đào sâu kiến thức nâng cao, rèn
kĩ năng làm các dạng đề văn nghị luận… Bên cạnh đó, tôi thường xuyên cung
cấp và hướng dẫn cho HS ở các khối lớp những tài liệu BDHSG, những tác
phẩm văn chương hay, đọc mẫu những bài văn hay của học sinh giỏi các khóa
trước, trong các nguồn tài liệu.
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được tiến hành từ lớp 6 cho đến hết lớp 9.
Mỗi khối lớp tôi đều tập trung bồi dưỡng những kiến thức trọng tâm, kiến thức
nâng cao tương ứng với khối lớp đó. Đặc biệt ở mỗi khối lớp tôi đều chú trọng
đến khâu vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện kĩ năng viết bài, rèn kĩ năng
phát hiện và cảm thụ văn học.
- Tìm và lựa chọn học sinh vào đội tuyển Văn
- Để lựa chọn những học sinh có năng khiếu văn vào đội tuyển Văn là một
việc làm khó, đòi hỏi người giáo viên phải hết sức khéo léo và có kinh nghiệm.
+ Trước tiên, phải chọn học sinh có khả năng học văn tốt, yêu thích môn
Văn, có sức viết tốt, biết phát hiện vấn đề, chữ viết đẹp.
+Thứ hai giáo viên phải tạo được tâm lý cho HS yêu thích môn văn, muốn
có được điều đó đòi hỏi người giáo viên có một sức hút, một sự lôi cuốn thực
sự. Sức hút ở người giáo viên dạy Văn là : phải có giọng đọc văn hay, nội dung
bài giảng phải có sức lôi cuốn thực sự để chạm tới lòng rung cảm của các em, từ
đó các em tìm đến môn văn để học. Hơn nữa người giáo viên dạy Văn phải khơi
được niềm đam mê học văn của các em, đây là một thành công việc lựa chọn

HSG đi thi học sinh giỏi môn Ngữ văn.
+ Thứ ba: Giáo viên phải tiếp cận với gia đình học sinh để giúp họ nhận
thức sâu sa và hiểu sự cần thiết của việc học môn Ngữ văn trong XH hiện nay để
gia đình tạo điều kiện thuận lợi nhất để học sinh được tham gia vào đội tuyển
văn.
+ Thứ tư: Giáo viên cần gần gòi, sẻ chia những lo ngại, khó khăn trong
cuộc sống của các em, giúp các em có tâm thế thoải mái trong việc học văn.
Tôi có thể đưa ra một dẫn chứng về điều này: Năm học 2015- 2016 em Ngô
Yên Thảo có hoàn cảnh rất khó khăn; mẹ bỏ đi miền Nam từ hồi em mới 2 tuổi,
ở nhà với bố (bố lại rựơu chè thường xuyên đánh đập em, mắng nhiếc em thậm
tệ ). Năm học lớp 8 em phải bỏ học giữa chừng, thế nhưng phát hiện em có năng
khiếu văn thực sự, bản thân tôi đã tiếp cận, gần gũi quan tâm nhiều đến em. Tôi
đã động viên em đến trường học trở lại. Bằng tình yêu thương thực sự của một
5


người chị, như một người mẹ, một cô giáo tôi đã cảm hóa được em và tôi đã
truyền cho em niềm đam mê học Văn, và rồi em ấy đã thực sự thích môn văn.
Những tháng ngày dài ôn đội tuyển tôi đã đưa em về nhà vừa để em có điều kiện
tiếp cận nhiều hơn với môn văn vừa tạo tâm thế cho em thoải mái hơn trong học
tập. Không quản những khó khăn vất vả tôi đã thực sự thành công trong việc bồi
dưỡng học sinh giỏi trong năm học đó: em Thảo đã đạt thủ khoa môn văn cấp
Thành Phố và giải 3 môn Văn cấp tỉnh.
- Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi
Theo tôi, xây dựng nội dung chương trình là khâu quan trọng nhất trong
quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, khâu này đòi hỏi giáo viên phải thực sự giỏi
phải có kiến thức sâu, rộng ở từng kiểu bài, dạng bài ở từng khối lớp từ lớp 6
đến lớp 9.
Đối với lớp 6: Khi bồi dưỡng học sinh giỏi cần nắm chắc kiến thức về văn
học dân gian, các biện pháp từ từ và đặc biệt rèn luyện cho học sinh cách làm

các dạng bài văn bản kể chuyện sáng tạo, miêu tả sáng tạo.
Đối với lớp 7: Học sinh cần nắm chắc kiến thức, và rèn luyện nhiều kĩ năng
làm văn biểu cảm, đặc biệt là làm văn biểu cảm về tác phẩm văn học, làm quen
với văn nghị luận. Tập trung rèn luyện nhiều cách viết đoạn văn trình bày luận
điểm.
Đối với lớp 8 và lớp 9: Tôi tập trung vào việc khai thác và rèn luyện, mở
rộng, nâng cao kiến thức theo các nội dung sau:
- PhÇn Tiếng Việt
a. Các biện pháp tu từ Tiếng Việt
* Củng cố kiến thức về các biện pháp tu từ Tiếng Việt đã học
Biện pháp
tu từ

So sánh

Nhân hóa

Khái niệm
Là đối chiếu sự vật, sự việc
này với sự vật, sự việc khác có
nét tương đồng để làm tăng
sức gợi hình, gợi cảm cho sự
diễn đạt. So sánh sử dụng
nhiều trong văn miêu tả. biểu
cảm…
Là gọi hoặc tả con vật, cây cố,
đồ vật…bằng những từ ngữ
vốn dùng để gọi hoặc tả người:
làm cho thể giới loài vật, cây
cối, đồ vật trở nên gần gũi với

con người, biểu thị được
những suy nghĩ, tình cảm của
con người.

Ví dụ minh họa

Thân em như trái bần trôi
Sóng dập, gió vùi biết tấp vào đâu.

Chị Tre chải tóc bên ao
Nàng Mây áo trắng ghé vào soi gương

6


Ẩn dụ

Hoán dụ

Điệp ngữ

Nói quá

Nói
giảm,
nói
tránh

Là gọi tên sự vật hiện tượng
này bằng tên sự vật hiện tượng

khác có nét tương đồng với nó
nhằm tăng sức gợi hình, gợi
cảm cho sự diễn đạt
Là gọi tên sự vật hiện tượng,
khái niệm bằng tên của một sự
vật hiện tượng, khái niệm khác
có mối quan hệ gần gũi nhằm
tăng sức gợi hình gợi cảm cho
sự diễn đạt.
Điệp ngữ là biện pháp tu từ lặp
đi lặp lại một từ, cụm từ nhằm
nhấn mạnh ý hay gây cảm xúc
mạnh.
Là biện pháp tu từ phóng đại
mức độ, qui mô, tính chất của
sự vật, hiện tượng được miêu
tả để nhấn mạnh, gây ấn
tượng, tăng sức biểu cảm.
Là biện pháp tu từ dùng cách
diễn đạt tế nhị, uyển chuyển,
tránh gây cảm giác đau buồn,
ghê sợ, nặng nề ; tránh thô tục,
thiếu lịch sự.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
( Viếng lăng Bác- Viễn Phương)

Bóng hồng nhác thấy nẻo xa
Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai

( Truyện Kiều- Nguyễn Du)

Còn trời còn nước còn non
Còn anh bán rượu anh còn say sưa
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối

Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt
Cá nhụ, cá chim cùng cá đé
từ hay cụm từ cùng loại nhằm
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Liệt kê
diễn tả được đầy đủ hơn, sâu
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
sắc hơn những khía cạnh khác
Đêm thở sao lùa nước Hạ Long
nhau của thực tế hay tư tưởng
Là lợi dụng đặc sắc về âm, về
- Có tài mà cậy chi tài
Chơi chữ nghĩa của từ ngữ để tạo sắc
thái dí dỏm, hài hước…làm
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
cho câu văn hấp dẫn, thú vị.
* Hướng dẫn học sinh làm dạng bài tập về biện pháp tu từ Tiếng Việt
Đối với dạng bài tập về biện pháp tu từ Tiếng Việt giáo viên cần hướng dẫn
học sinh chỉ rõ tác dụng và giá trị của phép tu từ trong văn cảnh cụ thể. Đối với
dạng bài tập phát hiện và phân tích các biện pháp tu từ trong đoạn vă, đoạn thơ,

học sinh thường hay nhắc lại lí thuyết một cách chung chung, không chỉ ra được
tác dụng cụ thể, và dụng ý của tác giả khi sử dụng phép tu từ. Vì thế khi dạy
dạng bài tập này, ngoài nắm vững lí thuyết, từng khái niệm của các biện pháp tu
từ, tôi dạy cho học sinh cần nắm được các bước cụ thể.
7


Bước 1: Giới thiệu cảm xúc chung về đoạn thơ (đoạn văn) đó.
Bước 2: Phát hiện, gọi tên đầy đủ những biện pháp tu từ có từ đoạn thơ (đoạn
văn) chỉ rõ những từ ngữ thực biện pháp tu từ đó. Bước 3: Phân tích được giá trị
của các biện pháp tu từ .
Bước 4: Trình bày những nhận xét, đánh giá chung về tác dụng của các phép tu
từ đã được sử dụng trong đoạn thơ (đoạn văn) đó .
Ví dụ 1: Phát hiện và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong đoan thơ sau:
“ Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.”
(Trích Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải)
- Yêu cầu học sinh phải viết dưới dạng một đoạn văn hoàn chỉnh.
Đây là một đoạn văn thơ hay trích trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của
Thanh Hải. Đoạn thơ ca ngợi vẻ đẹp, đồng thời thể hiện niềm yêu mến, tự hào
của nhà thơ đối với đất nước. Trong đoạn thơ tác giả sử dụng thành công các
biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh. Nhà thơ nhân hóa “Đất nước vất vả, gian
lao” giúp người đọc thấy hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, mang vóc dáng của
người mẹ, người chị tần tảo, cần cù và bền bỉ. Nhà thơ so sánh “ Đất nước như
vì sao”, đã sáng tạo nên hình ảnh đất nước rất khiêm nhường (là vì sao chứ
không dùng hình ảnh mặt trời) nhưng cũng rất tráng lệ, vì sao luôn lấp lánh trên
bầu trời. Là một vì sao nhưng ở vị trí đi lên phía trước dẫn đầu. Nhờ sử dụng các
biện pháp tu từ trên mà tác giả đã ngợi ca vẻ đẹp, sự trường tồn, hướng về tương

lai của đất nước. Qua đó thể hiện tình yêu, niềm tin tưởng, tự hào của tác giả đối
với đất nước.
sau: Ví dụ 2: Phát hiện và phân tich giá trị của biện pháp tu từ trong đoạn thơ
" Sông đã phổng phao trời đẫm ướt
Núi không kì hẹn mấy khoang đò
Khi mùa mưa đến mùa mưa đến
Trống gõ vô hồi là chuối tơ".
(Trích “Khi mùa mưa đến”– Trần Hòa Bình)
Đoạn mẫu:
Đoạn thơ tả cảnh sắc quê hương và niềm vui của lòng người khi mùa mưa
đến. Trong đoạn thơ trên tác giả Trần Hòa Bình đã sử dụng các biện pháp tu từ,
nhân hóa, so sánh, điệp ngữ, con sông được nhân hóa trở nên "phổng phao"
nước dâng lên như rộng lớn thêm ra. Bóng núi nhạt nhòa trong mà mưa như 1
người bạn thân "không kì hẹn" với khoang đò nữa. Bao giờ hửng để con đò
mang theo bóng núi, dòng sông, ngọn núi, con đò được nhân hóa trở nên hữu
tình trong cơn mưa. Hơn nữa âm thanh của mưa gõ liên hồi vào “lá chuối tơ",
"trống gõ vô hồi" gợi tả niềm vui xôn xao của cảnh vật, câu thơ "Khi mùa mưa
đến, mùa mưa đến” là câu thơ hay có sử dụng điệp ngữ "mùa mưa đến” diễn tả
cảnh mưa rơi suốt đêm ngày. Việc sử dụng các biện pháp tu từ đó đoạn thơ đã
diễn tả rõ nét lòng người và cỏ cây vui mong đón đợi mùa mưa sau những ngày
dài nắng hạn.
b. Phát hiện và phân tích giá trị biểu cảm của từ ngữ.
8


Đối với dạng bài tập phát hiện và phân tích giá trị biểu cảm của từ ngữ đòi
hỏi học sinh phải hiểu và biết cách phân tích giá trị của từ ngữ trong văn cảnh cụ
thể.. Để làm tốt loại bài tập này đòi hỏi học sinh phải có vốn kiến thức về từ,
phải có năng lực cảm thụ văn và năng lực diễn đạt. HS cần nắm vững các bước
làm bài tập này. Bài tập phân tích giá trị biểu cảm trong từ thường trình bày dưới

dạng một đoạn văn. Tôi hướng dẫn học sinh đi theo các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Phải hiểu và giải thích đúng nghĩa của từ trong đoạn văn đoạn thơ đó.
Bước 2: Phải đặt từ ngữ đó vào trong văn cảnh, để thấy được giá trị của nó.
Bước 3: Phân tích, nêu rõ giá trị của từ đó trong văn cảnh.
Ví dụ 1: Phân tích giá trị của từ "đi" trong câu thơ
sau "Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con"
(Con cò - Chế Lan Viên)
Gợi ý:
Đây là 2 câu thơ hay trong bài thơ "Con cò" của Chế Lan Viên, trong câu
thơ tác giả đã sử dụng từ "đi" có ý nghĩa sâu sắc. Trước hết ta hiểu "đi" theo
nghĩa gốc là đi là hoạt động của con người hoặc động vật di chuyển bằng chân
từ nơi này đến nơi khác. Thế nhưng trong câu thơ của Chế Lan Viên từ “đi”
không hiểu theo nghĩa đó. Mà "đi" ở đây là sống, là trải qua, là hiểu, “đi” ở đây
không được tình bằng quãng đường mà là tính bằng thời gian, năm tháng đời
người, bằng tình yêu thương bằng sự sẻ chia thông cảm. Việc dùng từ “đi” trong
câu thơ chúng ta càng thấm thía công lao to lớn của mẹ đối với đứa con thân yêu
của mình.
Ví dụ 2: Phát hiện và phân tích giá trị của từ láy trong đoạn thơ sau:
"Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nấm đất bên đường
Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh".
(“Truyện Kiều”- Nguyễn Du )
Gợi ý:
Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng liên tiếp một loạt các từ láy : “nao nao”
“nho nhỏ” “sè sè”, “dầu dầu”. Việc dùng từ của tác giả vừa chính xác, vừa tinh
tế, vừa có tác dụng gợi nhiều cảm xúc cho người đọc. Các từ láy vừa gợi tả được
hình ảnh của sự vật, vừa thể hiện được tâm trạng con người. Trong hai câu thơ
đầu hai từ láy “nao nao” “nho nhỏ” đã gợi tả được cảnh sắc mùa xuân lúc chị

em Thúy Kiều du xuân trở về . Cảnh vẫn mang cái nét thanh tao, trong trẻo của
mùa xuân, rất êm dịu: Dịp cầu nho nhỏ, xinh xinh, một khe nước nhỏ.Cử động
cũng rất nhẹ nhàng: Dòng nước uốn quanh. Một bức tranh thật tĩnh lặng, cảm
giác buâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm
về điều sắp xảy ra. Dòng nước uốn quanh “nao nao ” như báo trước ngay sau
lúc này thôi. Kiều sẽ gặp nấm mồ Đạm Tiên, sẽ gặp chàng thư sinh “ Phong tư
tài mạo tót vời” Kim Trọng. Ở hai câu thơ sau dường như cảnh vật đã thay đổi
hẳn, nhuốn một màu sắc thê lương u ám. Hai từ láy “sè sè”, “ dầu dầu” vừa gợi
tả được hình ảnh một nấm mồ chôn cất vội vàng, qua quýt, cách đây chưa bao
9


lâu.Thật tội nghiệp và đáng thương cho thân phận người nằm dưới mộ. Bức
tranh cảnh vật sao mà thê lương, ảm đạm đến thế. Chính hai từ láy “sè sè”,“
dầu dầu” đã nhuốm màu sắc u ám lên cảnh vật, chuẩn bị cho sự xuất hiện một
loạt các hình ảnh của “âm khí nặng nề ” trong những câu thơ tiếp theo.
c. Phát hiện và phân tích tác dụng của các loại dấu câu trong văn bản
nghệ thuật
Dạng bài tập phát hiện và phân tích tác dụng của các loại dấu câu trong đoạn
thơ, bài thơ giúp giáo viên phát hiện năng khiếu cảm thụ thơ văn, đặc biệt là khả
năng phát hiện được những nét đặc sắc trong nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ
của học sinh. Đối với dạng bài tập này tương đối khó nếu các em không biết
cách làm bài thì khi bắt gặp dạng bài tập này trong đề thi thì hầu như các em
không làm được, hoặc làm rất lan man không đúng. Cho nên những dạng bài tập
này bản thân tôi hay chú trọng và rèn luyện nhiều cho các em.
- Khi hướng dẫn học sinh làm dạng bài tập này tôi hướng dẫn học sinh viết dưới
dạng 1 đoạn văn và lần lượt đi theo các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Giới thiệu câu thơ, cảm xúc chung trong câu thơ, đoạn thơ đó.
Bước 2: Phát hiện dấu câu dùng với dụng ý nghệ thuật.
Bước 3: Phân tích giá trị của việc sử dụng dấu câu đó trong việc diễn tả nội

dung tư tưởng của bài thơ, đoạn thơ.
Ví dụ 1: Tại sao cả bài thơ "Sang thu" tác giả chỉ sử dụng 1 dấu chấm câu
duy nhất?
Gợi ý: - Sang thu là bài thơ hay của nhà thơ Hữu Thỉnh, bài thơ đã diễn tả cảm
xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng, xao xuyến của nhà thơ trước giây phút giao mùa
từ hạ sang thu. Trong bài thơ tác giả chỉ sử dụng một dấu chấm câu duy nhất
nhằm thể hiện sự tiếp nối liền mạch trong chuyển biến của cảnh vật lúc thu về,
từ mơ hồ đến rõ nét, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Hơn nữa việc sử dụng
một dấu chấm câu duy nhất kết thúc bài thơ còn thể hiện sự liền mạch trong cảm
xúc của con người từ ngỡ ngàng, ngạc nhiện đến đắm say, suy tư trước biến
chuyển nhẹ nhàng của cảnh vật. Từ việc sử dụng dấu chấm câu với dụng ý nghệ
thuật của nhà thơ , bài thơ đã đã gợi lên trước mắt người đọc sự chuyển biến nhẹ
nhàng mà rõ nét của đất trời, lòng người trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang
thu.
Ví dụ 2: Phân tích ý nghĩa tu từ các dấu chấm nằm giữa các câu thơ trong
các trường hợp sau:
-“ Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi.”
- “ Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã
khóc Lệ Bác rơi trên hai chữ Lên Nin ”
- “ Giặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát ”. (Trích:
“Người đi tìm hình của nước” - Chế Lan Viên)
Gợi ý:
- Đây là những câu thơ hay trích trong văn bản "Người đi tìm hình của nước”
của tác giả Chế Lan Viên, những câu thơ này đều tập trung diễn tả cảm xúc dồn
nén, nghẹn nghèo của nhân vật trữ tình.Trong các câu thơ trên đều sử dụng dấu
chấm câu đặc biệt, dấu chấm đặt giữa dòng thơ, chia câu thơ thành 2 ý. Trường
hợp thứ nhất dấu (.) kết thúc 1 câu, ngắn gọn, mở đầu 1 câu có liên từ "nhưng" ở
10



phía sau: Biểu hiện 1 tình cảm sâu lắng, thiết tha, 1 tâm trạng quyến luyến, 1
niềm nuối tiếc đến xót xa của Bác khi đứng trên boong tàu rời quê hương ra đi
tìm đường cứu nước, đồng thời diễn tả xúc động sâu xa của tác giả lúc thời khắc
quan trọng này. Dấu (.) câu thứ 2 thể hiện sự xúc động, niềm vui sướng của Bác
khi bắt gặp, đọc luận cương của Lê Nin. Dấu (.) câu 3 tạo ra dòng thơ có 2 câu
liên tiếp như " tiếng reo dồn dập khi đất nước được tự do, độc lập". Như vậy
việc sử dụng dấu chấm đặt giữa 3 câu thơ trên là dạy ý như trên của tác giả, tác
giả muốn người đọc khi đọc đến đó có 1 nốt nhấn, thể hiện sự nghẹn ngào khi
bắt gặp cảm xúc dồn nén trong câu thơ.
- Phần Văn
a. Ôn tập theo giai đoạn
Khi ôn luyện phần Văn, tôi thường tập trung vào ôn tập theo giai đoạn văn
học, chia theo chủ đề. Qua đó gặp tác phẩm văn học ở giai đoạn nào, viết về chủ
đề gì, học sinh dễ dàng nhận diện, và có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về
những tác phẩm đó.
Ví dụ: Khi ôn tập phầnVăn lớp 9 tôi chia thành 2 giai đoạn văn học: Văn học
Trung đại và văn học Hiện đại. Khi dạy phần văn học Trung đại, tôi tập trung
vào khai thác chủ đề: Vẻ đẹp người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua 2 tác
phẩm “Truyện Kiều” và “Chuyện người con gái Nam Xương”.
Khi dạy phần văn học hiện đại tôi thường chia thành 2 phần.
+ Phần 1 là thơ hiện đại: Tôi tập trung ôn tập về chủ đề người lính, thể hiện
qua các bài “Đồng chí ” của Chính Hữu, bài “Bài thơ về tiểu đội xe không
kính” của Phạm Tiến Duật, bài thơ “Ánh trăng ” của Nguyễn Duy. Chủ đề ca
ngợi quê hương, đất nước, ca ngợi công lao chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong
các bài “Đoàn thuyền đánh cá ” của Huy Cận, “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh
Hải, bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Chủ đề tình cảm gia đình thể hiện
qua các bài “Bếp lửa ” của Bằng Việt, “Nói với con ” của Y Phương…
+ Phần 2 Văn xuôi hiện đại: tập trung vào chủ đề ca ngợi vẻ đẹp người nông
dân. Chủ đề này tập trung phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng”
của Kim Lân. Chủ đề ca ngợi vẻ đẹp của con người mới trong công cuộc xây

dựng chủ nghĩa xã hội, tình cảm gia đình trong chiến tranh. Để làm nổi bật nội
dung này tôi tập trung phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong “Lặng
lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long hay tình cha con cảm động trong cảnh ngộ
éo le của chiến tranh qua “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
b. Ôn tập về tác giả, tác phẩm
Trong quá trình ôn luyện các tác phẩm văn học, ngoài nắm được những nội
dung kiến thức cơ bản của từng bài tôi đặc biệt nhấn mạnh về tác giả, tác phẩm.
Đối với tác giả cần quan tâm đến phong cách, đến sở trường của từng nhà văn.
Phần tác phẩm tôi thường hướng HS chú ý đến hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
Tôi thấy nếu học sinh nắm chắc được hoàn cảnh ra đời của tác phẩm thì quá
trình thâm nhập vào tác phẩm HS sẽ hiểu sâu sắc hơn về giá trị nội dung, tư
tưởng tình cảm mà tác giả thể hiện trong tác phẩm.
Ví dụ 1: Khi học tác phẩm “Truyện Kiều” giáo viên cần yêu cầu học sinh
phải nắm chắc thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Du để từ đó hiểu được
những tác động hướng ngòi bút của ông vào phản ánh hiện thực xã hội thông
11


qua số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, giúp HS hiểu sâu sắc
hơn về giá trị nội dung tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm..
Ví dụ 2: Khi dạy bài thơ “Đồng chí ”của Chính Hữu phần giới thiệu về tác
phẩm ngoài những thông tin: Bài thơ ra đời trong thời kì đầu của cuộc kháng
chiến chống Pháp ( 1948), sau chiến dịch Việt Bắc Thu Đông . Tôi còn cho HS
thấy được trong cuộc kháng chiến đó người lính phải dối mặt với bao nhiêu khó
khăn và thử thách: thiếu thốn, bệnh tật. Lúc đó Chính Hữu là chính trị viên đại
đội, ông được giao rất nhiều nhiệm vụ chăm sóc cho các thương binh, lo liệu
cho các tử sĩ. Sau chiến dịch, ông bị bệnh sốt rét rừng rất nặng. Trong thời gian
đó ông được một người đồng đội chăm sóc ân cần, chu đáo. Cảm động trước
tấm lòng của người bạn ông viết bài thơ này như một lời cảm ơn chân thành đến
người động đội của mình. Nắm được điều đó HS mới thấu hiểu được tình cảm

của người lính dành cho nhau chân thành sâu sắc như thế nào.
Ví dụ 3: Đặt bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” vào hoàn cảnh Thanh Hải đang
nằm trên giường bệnh trước khi qua đời không bao lâu ta mới thấu hiểu tiếng
lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với thiên nhiên đất nước và khát vọng được
sống và cống hiến của nhà thơ Thanh Hải.
c. Khai thác các chi tiết nghệ thuật đặc sắc
- Ngoài ra trong quá trình ôn luyện các tác phẩm văn học tôi khuyến khích
học sinh phát hiện những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm, hướng dẫn
học sinh phân tích giá trị của các chi tiết nghệ thuật dó.
Ví dụ: Văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” phát hiện và phân tích
ý nghĩa chi tiết chiếc bóng. Văn bản “Làng” Phân tích chi tiết ông Hai đi khoe
“Tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn.” Văn bản “Chiếc lược ngà” Chi tiết chiếc
lược ngà. Văn bản “Cố hương” phân tích chi tiết hình ảnh con đường…
Như vậy khi ôn luyện phần văn học, ngoài nắm vững những kiến thức cơ
bản, tôi yêu cầu học sinh phân loại tác phẩm theo giai đoạn, chủ đề, phải nắm
chắc hoàn cảnh ra đời, các chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm.
- Phần Tập làm văn
a. Dạng bài nghị luận xã hội
Đối với dạng bài nghị luận xã hội : Phải giúp các em nắm chắc kiến thức, bản
chất, dàn bài của kiểu bài này.
* Đối với dạng bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống, HS cần
nắm được bản chất, dàn bài của kiểu bài này.
Dàn bài:
Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.
Thân bài: Lần lượt trình bày
- Mô tả sự việc, hiện tượng (Nêu các biểu hiện của nó).
- Nêu rõ mặt đúng, mặt sai, măt lợi, mặt hại của sự việc hiện tượng.
- Giải pháp.
Kết bài: Suy nghĩ của bản thân trước sự việc hiện tượng đời sống đó.
Ví dụ: Suy nghĩ của em về hiện tượng vi phạm an toàn giao thông hiện nay.

Dàn bài:
Mở bài:Giới thiệu chung về hiện tượng vi phạm an toàn giao thông hiện nay.
Thân bài:
12


- Biểu hiện: Một số người khi tham gia giao thông không chấp hành luật lệ giao
thông: Lạng lách đánh võng, đi giàn hàng ngang, chở quá số người qui định,
không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, uống rượu bia khi tham gia
giao thông…
- Nguyên nhân:
+Ý thức chấp hành luật giao thông của một số người kém.
+ Do sự liều lĩnh, coi thường tính mạng của bản thân và của người khác…
+ Do đường xá kém chất lượng, phương tiện giao thông quá tải.
-Tác hại:
+ Tai nạn giao thông gây tổn thất lớn về tính mạng và tài sản.
+ Gây tổn thương về mặt tinh thần cho nhiều người.
+ Gánh nặng và tổn thất cho xã hội.
-Giải pháp:
+ Nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
+ Tuyên truyền, giao dục luật an toàn giao thông đến mọi người.
+Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Kết bài:
-Thái độ của người viết.
- Bài học cho bản thân.
* Đối với dạng bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
Trong một số năm gần đây, đề thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh chú
trọng hay ra nhiều vào dạng bài tập này, mà thời lượng học lí thuyết trên lớp thì
ít, cho nên tôi tập trung rèn kĩ năng làm bài nghị luận về tư tưởng đạo lí. Để làm
tốt dạng bài tập này đòi hỏi các em phải nắm chắc bản chất, qui trình làm bài.

Hơn nữa, các em phải có vốn kiến thức xã hội sâu, rộng, phải có sự lập luận sắc
sảo thì bài làm mới có hiệu quả. Thực tế vốn hiểu biết về xã hội của các em còn
rất non nớt, cho nên khi nhìn nhận đánh giá một vấn đề thuộc tư tưởng đạo lí các
em làm bài chưa chưa có chiều sâu.Trong quá trình rèn luyện, tôi cho các em
làm nhiều dạng đề, tiếp cận với nhiều khía cạnh khác nhau trong xã hội để các
em thuần thục với dạng bài tập này.
Ví dụ:
“Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
Bà ru mẹ, mẹ ru con
Liệu mai sau các con còn nhớ chăng”
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa- Nguyễn Duy)
Từ suy ngẫm trên của nhà thơ Nguyễn Duy, em hãy viết một bài nghị luận
ngắn về: Tình yêu và lòng biết ơn mẹ.
Gợi ý:
Mở bài :
- Dẫn dắt vấn đề
- Nêu vấn đề cần bàn luận: Tình yêu và lòng biết ơn mẹ.
Thân bài:
Cần triển khai được những nội dung cơ bản sau:
* Giải thích được nội dung câu thơ của Nguyễn Duy, xác định được vấn đề cần
bàn luận.
13


- Công lao của mẹ dành cho con là vô cùng lớn lao.
+ Sữa nuôi phần xác: Nuôi dưỡng con về thể chất.
+ Hát nuôi phần hồn: Nuôi dưỡng con về mặt tinh thần.
+ Lẽ ở đời: Làm con phải yêu thương và thấm thía công ơn của mẹ.
-Vậy vấn đề cần bàn luận: Đạo làm con là phải biết yêu thương, biết ơn mẹ.

* Phân tích, đánh giá:
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề : Đạo làm con phải yêu thương và biết
ơn mẹ là hoàn toàn đúng đắn và mang tính nhân văn cao đẹp. Bởi vì mẹ là
người trao cho ta cuộc sống: Mẹ là người sinh ra ta, mẹ chắt lọc sự sống của thể
chất mình cho con, mẹ chăm lo cho con bằng tất cả tình yêu thương, đức hi sinh
của mình. Tình yêu, sự chăm lo của cha mẹ cho con bền bỉ vượt qua mọi
khoảng cách của không gian và thời gian...
- Những biểu hiện về tình yêu và lòng biết ơn của con cái đối với mẹ.
+ Cảm nhận và thấm thía những khát vọng mà mẹ dành cho con.
+ Cố gắng học tập và rèn luyện để thực hiện những khát vọng của mẹ, xứng
đáng với tình yêu và sự hi sinh của mẹ.
+ Thương yêu và thể hiện lòng biết ơn mẹ bằng những việc làm cụ thể.
- Phê phán những thái độ vô ơn, vô cảm trước tình yêu và sự hi sinh của mẹ, có
những thái độ việc làm sai trái đối với mẹ....
* Bài học nhận thức và hành động:
- Dân tộc ta vốn có truyền thống con cái hiếu thảo với cha mẹ, coi trọng tình
yêu và sự biết ơn của con đối với mẹ.
- Tình yêu thương phải xuất phát từ tấm lòng, không dùng tiền bạc để mua
chuộc tình cảm, không lên chia rẽ tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp.
- Đạo làm con.
Kết bài:
- Khẳng định vấn đề.
- Liên hệ bản thân.
b. Đối với dạng bài Nghị luận văn học
Khi hướng dẫn học sinh làm dạng bài nghị luận văn học, tôi tập trung hướng
dẫn học sinh vào hai nhóm bài.
- Nghị luận về tác phẩm truyện (hay đoạn trích)
- Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
Nhóm 1 : Nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích), hướng dẫn HS cần nắm
chắc yêu cầu về bố cục của bài.

Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu ý kiến đánh giá sơ bộ về tác phẩm.
Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và tác giả tác phẩm.
(Có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực).
Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (đoạn
trích).
Ví dụ:
Phân tích đoạn trích "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng để làm nổi bật
tình cha con ông Sáu và bé Thu trong tác phẩm.
14


Mở bài : - Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Đánh giá sơ bộ về tác phẩm
Thân bài : Lần lượt triển khai các ý sau:
* Tình cảm của bé Thu dành cho cha thật cảm động và sâu sắc.
- Thái độ, hành động và tình cảm của bé Thu đối với ông Sáu khi ông Sáu về
thăm nhà.
+Thái độ cương quyết, sự ương ngạnh của bé Thu đối với ông Sáu khi bé Thu
chưa nhận ra ông Sáu là cha.
+ Tình cảm sâu sắc trỗi dậy mãnh liệt của bé Thu dành cho cha lúc Ông Sáu lên
đường.
- Đánh giá: Tình cảm của bé Thu đối với cha thật sâu sắc, mãnh liệt. Tình cảm
đó gắn liền với tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước. Đó là tình cảm
quý báu, mỗi người cần biết trân trọng giữ gìn và phát huy.
* Tình cảm của ông Sáu đối với bé Thu rất sâu nặng.
- Trong lần ông Sáuvề thăm nhà:
+ Khao khát được gặp con.
+ Đau đớn, xót xa khi con không nhận cha.

+ Tìm mọi cách để gần gũi, quan tâm đến con.
+ Ông mong đợi tiếng gọi cha của bé Thu.
+ Vui sướng, xúc động đến nghẹn ngào khi được nghe tiếng gọi ba của bé Thu. Khi ở ngoài chiến trường ông dành tất cả tình yêu thương cho con vào việc làm
cây lược, kỉ vật "chiếc lược ngà" là biểu hiện tình cha sâu nặng, thắm thiết.
- Tình cảm của ông Sáu dành cho con là tình cảm sâu nặng, cảm động. Tình phụ
tử thiêng liêng cao đẹp. Chiến tranh có thể hủy diệt thể xác con người nhưng
tình cha con thì không gì có thể hủy diệt được.
* Đánh giá về nghệ thuật: Tình huống truyện bất ngờ, hợp lí. Lựa chọn ngôi kể
tự nhiên. Miêu tả thành công diễn biến tâm lí nhân vật. Ngôn ngữ tác phẩm, đặc
sắc, đậm chất, Nam Bộ.
Kết bài:
- Khẳng định vấn đề.
- Liên hệ bản thân.
Nhóm 2: Nghị luận về một bài thơ ( đoạn thơ), tôi cần hướng dẫn học sinh nắm
chắc bản chất, dàn bài của kiểu bài này.
Dàn bài:
Mở bài:
- Giới thiệu bài thơ (đoạn thơ)
- Cảm xúc chung về bài thơ (đoạn thơ) đó.
Thân bài :
Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của bài thơ (
đoạn thơ) đó.
Kết bài : Khái quát giá trị, ý nghĩa của bài thơ ( đoạn thơ)
Ví dụ :
Có ý kiến cho rằng: “ Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là tiếng
lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; đồng thời thể hiện
15


ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một mùa

xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.”
Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Dàn bài:
Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Trích dẫn ý kiến.
Thân bài : HS lần lượt triển khai được các ý sau:
- Mạch cảm xúc chung của bài thơ.
+ Bài thơ được khơi nguồn, nảy nở từ sự sống, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên,
mở rộng ra là mùa xuân đất nước, cách mạng.
+ Cảm xúc lắng đọng dần vào suy tư làm bùng lên sức sống của xuân lòng.
+ Nhà thơ muốn nhập vào bản hòa ca vĩ đại của dân tộc bằng một nốt trầm xao
xuyến của riêng mình, góp vào mùa xuân của đất trời, cuộc đời một mùa xuân
nho nhỏ.
- Mở đầu bài thơ là cảm xúc say sưa ngây ngất của nhà thơ trước mùa xuân thiên
nhiên, đất trời.(Phân tích khổ thơ 1)
+ Bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế thật đặc sắc.
+ Cảm xúc say xưa ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời.
- Từ mùa xuân thiên nhiên, đất trời nhà thơ hướng cảm xúc của mình vào mùa
xuân đất nước. (Phân tích khổ thơ 2,3)
+ Mùa xuân tươi đẹp đến với mọi miền quê của tổ quốc.
+ Niềm tự hào, sự tin tưởng của nhà thơ trước vẻ đẹp của đất nước.
- Nguyện ước chân thành, tha thiết của nhà thơ muốn được cống hiến một mùa
xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. (Phân tích khổ thơ 4.5) +
Nhà thơ mong ước được hóa thân vào con chim, cành hoa, nốt trầm xao xuyến
để mang giọng hót, mang hương thơm, để nhập vào bản hòa ca, để đóng góp
một mùa xuân nho nhỏ cho quê hương, đất nước.
+ Nhà thơ nguyện ước được cống hiến suốt cả cuộc đời cho quê hương, đất
nươc.
- Trước khi đi xa nhà thơ vẫn cháy lên khát vọng sống và tình yêu quê hương

của nhà thơ.(Phân tích khổ thơ cuối)
- Đánh giá về nghệ thuật của bài thơ:
+Thể thơ năm chữ gần gũi với các điệu dân ca, đặc biệt là dân ca miền Trung.
+Âm hưởng nhẹ nhàng tha thiết phù hợp với việc giãi bày tâm trạng, cảm xúc
của nhà thơ.
+ Hình ảnh thơ giản dị, giàu ý nghĩa biểu tượng.
+ Giọng điệu phù hợp với cảm xúc, biến đổi qua từng khổ thơ: Vui say sưa (khổ
một), phấn chấn, hối hả (Khổ hai, ba), trầm lắng, tha thiết ( ba khổ cuối).
Kết bài:
- Khẳng định vấn đề.
- Liên hệ bản thân.
* Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi
- Khi bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn, tôi thưởng chia thành từng giai
đoạn để thực hiện.
16


+ Giai đoạn 1: Củng cố, nắm chắc kiến thức cơ bản trong từng bài, dạng bài,
nhóm bài.(Phần này quan trọng nhất tôi luôn dành thời gian nhiều để học sinh
nắm chắc nội dung của từng bài, từng dạng bài)
+ Giai đoạn 2: Hướng dẫn học sinh làm các bài tập mở rộng và nâng cao, tập
trung rèn luyện các kĩ năng làm từng dạng bài.
+ Giai đoạn 3: Thi thử để căn thời gian, chấm chữa bài, khắc phục lỗi. Rèn kĩ
năng làm bài rất quan trọng, qua làm bài học sinh sẽ nhận ra những hạn chế cần
khắc phục trong các bài sau.
- Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn, tôi luôn quan tâm đến
đặc điểm tâm lí của từng học sinh. Bởi lẽ môn Ngữ văn lớp 9 với thời lượng 5
tiết/ tuần lượng kiến thức cơ bản rất nhiều đòi hỏi các em phải nắm vững kiến
thức cơ bản. Ngoài ra, tôi còn cung cấp thêm những kiến thức nâng cao về môn
Ngữ văn. Với lượng kiến thức nhiều như vậy có lúc học sinh rơi vào tình trạng

căng thẳng. Những lúc như vậy tôi thường dừng lại tổ chức cho các em giải
những câu đố vui, hay kể cho các em nghe một vài mẩu chuyện hài hước, cho
các em đi thăm thú một số địa điểm các em chưa biết để giảm sự căng thẳng cho
các em. Sau những phút giây nghỉ ngơi đó tôi tiếp tục động viên các em học, các
em cảm thấy rất hào hứng học tập.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục ,
với bản thân , đồng nghiệp và nhà trường
-Trong những năm gân đây, bản thân luôn được phân công giảng dạy môn
Ngữ văn lớp 8,9 nên thường xuyên làm nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi. Từ
khi tôi áp dụng 1 số kinh nghiệm trên trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi cho
đến nay tôi thấy có những chuyển biến đáng kể, số học sinh yêu thích và học
giỏi môn văn cấp trường , cấp huyện, cấp tỉnh tăng lên rõ rệt.
- Qua bài khảo sát chất lượng HS lớp 9 trường THCS Quang Trung thời
điểm học kì II năm học 2017-2018 với kết quả như sau:
Tổng số

HS giỏi môn

HS giỏi môn

HS giỏi môn

HS giỏi môn

HS

Văn

Toán


Vật lí

Hóa

Lớp 9A5:
48 HS

14/48 = 29,2 %

15/48 = 31,2% 18/48 = 37,4%

Lớp 9A8:
44 HS

11/44 = 25 %

15/44= 34,1%

Tổng số:
92 HS

54,2 %

65,3%

12/44 = 27,2
%
64,6 %

15/48 =31,2%

10/44= 22,7
%
53,9%

- Số học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh tăng qua các năm:
+ Năm học 2014 - 2015: Đạt 3 HSG cấp Thành Phố,1 HSG cấp tỉnh ( Giải Ba)
+ Năm học 2015 - 2016: Đạt 3 HSG cấp Thành Phố, 1 HSG cấp tỉnh.
17


+ Năm học 2016- 2017: Lớp 8, đạt 3 HSG cấp Thành Phố .
+ Năm học 2017-2018: Đạt 3 HSG cấp Thành Phố (Trong đó có 1 giải Ba, hai
giải Khuyến khích), có 3 HSG cấp tỉnh (Trong đó 1 giải Nhì, 1 giải Ba và 1giải
Khuyến khích.)

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy nhiệm vụ bồi dưỡng học
sinh giỏi là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ này, bản thân đã rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Người giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề, phải thu hút được đối tượng
học sinh giỏi đến và yêu thích môn Ngữ văn.
- Người giáo viên phải không ngừng học hỏi, trau dồi để có vốn kiến thức sâu
rộng.
- Giáo viên phải thường xuyên đặt mình vào cương vị học sinh để thấu hiểu tâm
tư, nguyện vọng của các em để cùng chia sẻ, cùng học với các em.
-Giáo viên phải thực sự coi trọng công việc bồi dưỡng học sinh giỏi để đầu tư
thời gian và công sức.
-Giáo viên ngoài việc cung cấp kiến thức, cần chấm chữa bài cho học sinh tỉ mỉ,
chu đáo để nắm bắt tình hình học tập của học sinh để điều chỉnh phương pháp

dạy cho phù hợp, phải động viên khích lệ các em kịp thời.
- Giáo viên phải lên kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi cụ thể.
- Giáo viên cần tạo cho học sinh có một không khí học tập thoải mái.
3.2. Kiến nghị
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường phổ thông là một công việc
đòi hỏi rất nhiều thơ gian, công sức của người giáo viên. Để công việc này thực
sự có hiệu quả, khích lệ được nhiều giáo viên say mê vào công việc này, tôi
mong muốn được sự quan tâm hơn nữa của các cấp lãnh đạo, được sự đầu tư về
cơ sở vật chất, thời gian cho giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi. Mong
muốn được tham gia nhiều hơn nữa các lớp chuyên đề về công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi.
Vì thời gian có hạn, kiến thức là vô hạn, bản thân nhận thấy những thành
tích mình đạt được cũng đang là nhỏ bé, tôi muốn trình bày những kinh nghiệm
của mình mong được đồng nghiệp góp ý để tôi làm tốt hơn nữa công việc này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thành phố, ngày 21 tháng 3 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản thân,
không sao chép nội dung của người khác.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Người viết

Lê Thị Hoài

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chuẩn kiến thức Ngữ văn – NXB Giáo dục việt nam
2. Sách giáo khoa Ngữ văn 7 – NXB Giáo dục Việt Nam
3. Sách giáo viên Ngữ Văn 7 – NXB Giáo dục Việt Nam

2. Sách giáo khoa Ngữ văn 8 – NXB Giáo dục Việt Nam
3. Sách giáo viên Ngữ Văn 8 – NXB Giáo dục Việt Nam
2. Sách giáo khoa Ngữ văn 9 – NXB Giáo dục Việt Nam
3. Sách giáo viên Ngữ Văn 9 – NXB Giáo dục Việt Nam

19


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KỸ NĂNG TRONG VIỆC BỒI DƯỠNG HỌC
SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9

Người thực hiện: Lê Thị Hoài
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Quang Trung
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Ngữ văn

THANH HÓA , NĂM 2019

20


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ*
PHÒNG GD&ĐT ....(TRƯỜNG THPT....)**

(*Font Times New Roman, cỡ 15, CapsLock;
** Font Times New Roman, cỡ 16, CapsLock, đậm)

21


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
(Font Times New Roman, cỡ 15, CapsLock)

TÊN ĐỀ TÀI
(Font Times New Roman, cỡ 16-18, CapsLock, đậm)

Người thực hiện: Nguyễn Văn A
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS B
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Toán
(Font Times New Roman, cỡ 15, đậm, đứng; mục Đơn vị công tác chỉ ghi đối
với các SKKN thuộc các bậc MN, cấp TH và THCS, các cấp/bậc khác không ghi)

THANH HOÁ NĂM ……
(Font Times New Roman, cỡ 14, CapsLock)

22



×