Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN nâng cao hiệu dạy học văn bản nghị luận hiện đại lớp 7 ở trường THCS lý thường kiệt bằng phương pháp dạy học tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.42 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu

2

1.1. Lí do chọn đề tài

2

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.3. Phương pháp nghiên cứu

2

2. Nội dung sáng kiến

3

2.1. Cơ sở lí luận

3

2.2. Thực trạng vấn đề



3

2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề

5

3. Kết luận, kiến nghị

9

3.1. Kết luận

9

3.2. Kiến nghị

10

* Tài liệu tham khảo

12

* Phụ lục

13

1



1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Nhà phê bình Hoài Thanh đã từng nhận xét: “Văn chương gây cho ta những
tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật
hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn
lần.” Quả thật, văn chương có ý nghĩa vô cùng quan trọng với cuộc đời. Ấy vậy
mà trong thực tế cuộc sống không phải ai cũng biết trân trọng những giá trị to lớn
của văn chương. Và còn nguy hại hơn nữa là có một bộ phận không nhỏ người
trong xã hội luôn có ý kiến xa rời văn chương. Trong đó, đa số học sinh bây giờ
không còn thích học văn và xem nhẹ bộ môn văn trong nhà trường.
Mặt khác, trong chương trình Ngữ văn THCS thì chương trình Ngữ văn lớp 7
kì II được bạn bè, đồng nghiệp đánh giá là nội dung khó và khô nhất. Bởi lớp 7 các
em đã bắt đầu được tiếp xúc và tạo lập về kiểu văn bản nghị luận. Bản thân là một
giáo viên dạy văn mới về nhận công tác tại trường THCS Lý Thường Kiệt năm học
2013 – 2014 đến nay. Từ khi được Ban giám hiệu phân công giảng dạy tôi luôn băn
khoăn, lo lắng và trăn trở là làm thế nào để lôi cuốn học sinh có hứng thú với bộ
môn này? Quan trọng hơn là làm cách nào để học sinh lớp 7 có hứng thú và tiếp
thu dễ dàng những nội dung kiến thức vừa khó vừa khô của các văn bản nghị luận
hiện đại này?
Những băn khoăn, trăn trở đó đã thôi thúc tôi ngày đêm suy nghĩ, tìm tòi và
đưa ra sáng kiến “Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nghị luận hiện đại lớp 7
bằng phương pháp dạy học tích cực ở trường THCS Lý Thường Kiệt, huyện Hà
Trung, tỉnh Thanh Hoá”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Vận dụng kiến thức đã học về kiểu văn bản nghị luận, về đặc trưng thể loại,
đề xuất các phương pháp nghiên cụ thể của việc dạy các văn bản nghị luận hiện đại
lớp 7 nhằm nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm nghị luận hiện đại và góp phần
khẳng định vị trí, tầm quan trọng của phương thức nghị luận trong chương trình
SGK THCS nói chung và Ngữ văn 7 nói riêng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:

Khơi dậy hứng thú học tập trong các giờ học văn bản nghị luận hiện đại
trong chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 cho học sinh trường THCS Lý
Thường Kiệt, huyện Hà Trung bằng những giải pháp, biện pháp phù hợp với đặc
điểm tình hình và tâm lí lứa tuổi của đối tượng học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết những vấn đề đặt ra trong SKKN, tôi đã sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu : Tham khảo các tài liệu, giáo trình có liên
quan.
- Phương pháp khảo sát thực nghiệm, thống kê, phân tích, xử lí số liệu.
- Phương pháp tích hợp, tích cực phù với đặc trưng bộ môn.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm …

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận.
Nghị luận là bàn bạc, tranh luận đúng sai về một vấn đề. Trong đời sống tư
tưởng của mình, con người thường gặp những vấn đề cần tranh luận cho rằng đúng
sai, cần phải nêu ý kiến bộc lộ quan điểm riêng của mình khi đó có nghị luận. Đối
tượng nghị luận cụ thể là những vấn đề xã hội (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Hồ Chí Minh), đạo đức (Đức tính giản dị của Bác Hồ – Phạm Văn Đồng) hay văn
học (Ý Nghĩa văn chương – Hoài Thanh).
Phương thức nghị luận là một trong những phương thức biểu đạt thông dụng
và quan trọng trong hoạt động giao tiếp của con người. Với phương thức này,
người viết (người nói) dùng lí lẽ để phát biểu những nhận định, tư tưởng, suy nghĩ,
quan điểm, thái độ trước một vấn đề đặt ra, nhằm thuyết phục sự tin tưởng của
người đọc và người nghe.
Văn bản nghị luận là văn bản được tạo ra từ phương thức nghị luận, phản

ánh những đặc điểm về mục đích và cách thức biểu đạt nghị luận, xuất hiện ở dạng
nói và dạng viết, ở đây ta chỉ nói đến văn bản nghị luận tồn tại ở dạng viết - Văn
bản nghị luận hiện đại.
Văn bản nghị luận hiện đại là các bài văn của các tác giả hiện đại, được viết
theo phương thức nghị luận đặt ra và giải quyết vấn đề quan trọng của mọi mặt đời
sống con người và xã hội trong thời kì hiện đại. Trong SGK Ngữ văn 7 THCS gồm
các văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của tiếng
Việt, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa văn chương.
Chính vì lẽ đó văn bản nghị luận là một thể loại tương đối khó đối với giáo
viên và học sinh. Qua một số giờ khảo sát, dự giờ một số đồng nghiệp và rút kinh
nghiệm về quá trình giảng dạy của bản thân tôi nhận thấy rằng việc dạy học Ngữ
văn ở THCS đặc biệt là phần văn bản nghị luận hiện đại đó có nhiều biến đổi, sáng
tạo song vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như:
- Nhiều tiết chưa làm sáng tỏ luận điểm của văn bản mà cứ phân tích, bình
giảng dàn trải.
- Chưa thực sự đẩy mạnh được học sinh hoạt động tích cực, thảo luận nhóm
cũng mang tính chất hình thức và chỉ đạt kết quả ở một số em học khá.
Đứng trước thực tế giảng dạy vấn đề đặt ra là làm thế nào để khắc phục
những hạn chế để giờ ngữ văn đạt hiệu quả như môn học đề ra đã là một thách thức
đòi hỏi người giáo viên phải dày công nghiên cứu, công phu soạn giảng và vận
dụng các phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng khối lớp một
cách cụ thể.
2.2. Thực trạng vấn đề.
2.2.1. Thực trạng.
Những năm gần đây, nhiều người quan tâm đến công tác giáo dục không
khỏi lo ngại trước một thực trạng, đó là tâm lý thờ ơ với việc học văn ở các trường
phổ thông. Điều đáng buồn nhất cho các giáo viên dạy văn là nhiều học sinh có
năng khiếu văn cũng không muốn tham gia đội tuyển văn. Các em còn phải dành
3



thời gian học các môn khác. Và mặc dù cũng có những em có năng khiếu văn và
thực sự yêu thích bộ môn này. Nhưng do lối sống thực dụng cá nhân, đặc biệt là do
định hướng của phụ huynh nên các em cũng phần nào giảm bớt hứng thú học văn.
Môn Ngữ văn nói chung và Ngữ văn lớp 7 nói riêng là một môn học khá
trừu tượng. Nó khác các môn khoa học khác như: Toán, Lý, Hóa … là những môn
khoa học có công thức rõ ràng, có tư duy lôgic. Trong khi đó dạy và học môn văn
chủ yếu là bằng cảm xúc, suy nghĩ của người dạy và người học. Song với cuộc
sống bộn bề, với sự phát triển như vũ bão về khoa học tự nhiên như ngày nay, cảm
xúc của các em gần như bị chai sạn, sự yêu thích bộ môn văn cũng không còn
nhiều.
Sách giáo khoa Ngữ văn 7 kì II được đánh giá là khó và khô nhất chương
trình Ngữ văn THCS. Bởi hầu hết các văn bản đều là những bài nghị luận văn học
khô cứng như: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của Tiếng Việt,
Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa văn chương … Trong khi đó, sách và tài
liệu tham khảo trên thị trường thì có rất nhiều nhưng thực chất các tài liệu đó chỉ là
sự sao chép giản đơn theo kiểu “Bình mới rượu cũ”, thiếu hệ thống, thiếu chọn lọc.
Khi tham khảo các loại sách này giáo viên có thói quen ỷ lại, học sinh trở nên
hoang mang. Bài viết của các em chỉ là sự chắt lọc từ các tài liệu mà đôi khi bản
thân các em cũng không hiểu mình đang viết gì.
2.2.2. Kết quả thực trạng.
Năm học 2015 – 2016 tôi được phân công dạy môn Ngữ văn lớp 7. Sau khi
điều tra học sinh và đối chiếu kết quả học tập giữa đối tượng học sinh lớp 7 khóa
học này với học sinh lớp 7 khóa trước (2013 – 2014). Kết quả thu được như sau:
Lớp Sỹ số

Giỏi
S
L


7A

33

04

Khá
%

S
L

12,1 12

Trung bình
%

SL

36,5 14

Yếu

Kém

SL

%

S

L

%

42,4 03

9

0

0

%

Từ kết quả trên có thể thấy tỷ học sinh khá giỏi còn hạn chế, tỷ lệ học sinh
yếu vẫn còn. Kết quả này chưa cao đối với một trường chuyên như Lý Thường
Kiệt. Đây có lẽ là nỗi buồn lớn nhất của người thầy. Từ đó, trong tôi luôn nung nấu
một ý chí quyết tâm phải tìm bằng được giải pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Bằng tất cả lòng yêu nghề, lòng nhiệt huyết của một giáo viên trẻ mới về trường,
tôi miệt mài tìm tài liệu để đọc, đi dự giờ đồng nghiệp, học hỏi, trao đổi kinh
nghiệm giảng dạy với các bậc tiền bối trong và ngoài nhà trường. Qua việc làm đó
tôi mới thấm nhuần được kết quả giảng dạy không phải là cái gì cao xa mà đó là sự
cố gắng hết mình trong chuyên môn, đó là lòng yêu nghề, tận tâm, tân lực với nghề
sẽ làm nên thành công trong giảng dạy. Và khi đứng trên bục giảng thì kiến thức là
nền tảng nhưng kiến thức chưa đủ để làm nên thành công mà cái quyết định phải là
lòng quyết tâm, nhiệt tình say mê trong chuyên môn. Đặc biệt phải có phương pháp
dạy học phù hợp với từng kiểu bài cụ thể.
4



Vì vậy, để nâng cao hiệu quả giảng dạy trong một tiết học văn bản nghị luận
hiện đại vốn đã khô khan, khó hiểu cần phải có sự kết hợp các phương pháp dạy
học tích hợp, tích cực theo đặc trưng thể loại là một việc làm rất cần thiết của
người giáo viên văn.
Tôi thật sự bất ngờ vì việc làm đó của tôi đạt hiệu quả cao hơn sự mong đợi.
Chất lượng giảng dạy cũng được nâng lên rõ rệt. Công sức của người thầy được
đền đáp. Kết quả là:
Lớp Sỹ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
S
L
7A

33

12

%

S
L

36,3 17

%
51,6


SL
4

%
12,1

SL

%

S
L

%

0

0

0

0

So với năm học 2013 – 2014, năm học 2015 – 2016 tỷ lệ học sinh khá, giỏi
tăng 32,4%; không có học sinh yếu kém.
Với kết quả này, tôi mạnh dạn đúc kết kinh nghiệm của bản thân trong sáng
kiến kinh nghiệm để trao đổi với đồng nghiệp và bản thân tiếp tục ứng dụng nhằm
nâng hiệu quả giảng dạy văn bản nghị luận hiện đại trong chương trình Ngữ văn
lớp 7.

2.3. Một số giải pháp thực hiện để nâng cao hiệu quả dạy học các văn bản nghị
luận hiện đại lớp 7.
2.3.1. Dạy học phù hợp với đặc trưng của văn bản nghị luận hiện đại.
Đọc hiểu một tác phẩm nghị luận không giống đọc hiểu một bài thơ hay một
câu chuyện. Bài văn nghị luận có những đặc trưng riêng về phương pháp tư duy
cũng như cách viết. Văn nghị luận được coi là những văn bản thuyết lí, văn bản nói
lí lẽ nhằm phát biểu các nhận định, tư tưởng, suy nghĩ, quan điểm, thái độ… trước
một vấn đề nào đó đặt ra trong cuộc sống. Nếu như văn biểu cảm hướng tới việc
gây sự đồng cảm nơi người đọc thì văn nghị luận hướng tới làm cho người đọc
hiểu, thuyết phục người đọc về một vấn đề nào đó thuộc về tư tưởng, tình cảm,…
từ đó có thể đem ra thực hành.
Một bài văn nghị luận bao giờ cũng phải có luận điểm, luận cứ, lập luận. Nó
yêu cầu người viết “phải viết cho thật rõ, lại phải cho ý tứ dồi dào mà đừng có lời
dư. Nó như là vẽ một cái địa đồ. Ông chưa biết đường sá trong thành phố Sài Gòn
ra sao, ông nhờ tôi vẽ một bức địa đồ Sài Gòn cho ông, nếu ông nắm bức địa đồ ấy
mà đi không lộn, tức là tôi vẽ được đó. Viết văn nghị luận cũng vậy, nếu đem ra
thực hành được, ấy là văn hay” (Phan Khôi). Cái hay của văn bản nghị luận rõ ràng
khác với cái hay của văn biểu cảm. Dạy học một văn bản nghị luận phải nắm được
điều đó. Dạy học một văn bản nghị luận theo đặc trưng thể loại trước hết cần chú
ý:
- Trước hết phải xác định được luận điểm trung tâm của bài văn nghị luận
đó. Luận điểm cũng giống như một cái trục mà tất cảc các luận điểm được triển
khai trong bài châu tuần xung quanh. Vậy tìm luận điểm chính của bài ở đâu? Có
thể ở ngay nhan đề của bàn văn (do tác giả đặt). Chẳng hạn như “Ý nghĩa văn
chương” của Hoài Thanh luận điểm chính là bàn về ý nghĩa của văn chương. Cũng
5


có khi luận điểm chính xuất hiện ngay trong những dòng mở đầu văn bản, chănge
hạn “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.”

Trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh)…
- Sau khi tìm được luận điểm chính, bước tiếp theo là tìm xem luận điểm đó
được triển khai như thế nào, có những luận điểm phụ nào, các luận điểm đó được
triển khai theo trình tự nào, có hợp lí hay không.
Chẳng hạn: Để triển khai luận điểm “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
Đó là truyền thống quý báu của ta”, Hồ Chí Minh đã đưa ra những luận điểm phụ:
+ Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến chứng tỏ tinh thần yêu nước của
nhân dân ta;
+ Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước;
+ Nhiệm vụ của Đảng ta là phải giải thích, tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo để
phát huy tinh thần yêu nước của tất cả mọi người dân.
Tóm lại trình tự triển khai, sắp xếp các luận điểm chính là cách lập luận của
bài văn nghị luận. Lập luận có chặt chẽ, lô gíc, mạch lạc, bài văn mới thuyết phục
dần dần và thuyết phục hoàn toàn người đọc.
- Tìm luận cứ: bao gồm lí lẽ và dẫn chứng đã được tác giả đưa ra để giải
thích, chứng minh… cho luận điểm của mình. Lí lẽ phải sắc sảo, chân thực, chính
xác, tiêu biểu… thì mới làm cho người đọc tin và bị thuyết phục. Các văn bản nghị
luận mẫu mực chúng ta được học thường không quá nhiều dẫn chứng. Bàn về công
dụng của văn chương, Hoài Thanh chỉ đưa ra một dẫn chứng: “Một con người
hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể
vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu,
há chẳng phải là cái chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?”.
Thiết nghĩ một dẫn chứng như vậy là đủ sức khái quát cho luận điểm nêu ra.
Đọc – hiểu trên các dấu hiệu cách thức biểu đạt nổi bật của mỗi văn bản
như: bố cục, hệ thống luận điểm, cách lập luận, đặc sắc của lời văn trong sự sáng
tạo của tác giả. Từ đó hiểu mục đích biểu đạt và mục đích giao tiếp của văn bản .
2.3.2. Dạy học văn bản nghị luận hiện đại theo hướng tích hợp.
Trong dạy học văn bản nghị luận hiện đại, kiến thức tích hợp cần chú ý là bố
cục bài văn quan hệ với luận điểm trong văn bản. Nếu bố cục văn bản là hình thức
tổ chức nội dung thì đọc hiểu văn bản sẽ bắt đầu từ việc xác định các thành phần

nội dung trong văn bản. Nếu bản chất văn nghị luận là trình bày quan điểm thì bố
cục của văn bản nghị luận là tổ chức triển khai quan điểm bằng các luận điểm, luận
cứ nên tiến hành dạy cũng theo trình tự từng luận điểm. Ví dụ trong văn bản Đức
tính giản dị của Bác Hồ, để làm rõ nếp sinh hoạt giản dị của Bác, tác giả nêu hai
luận cứ: bữa cơm đơn giản của Bác và cái nhà sàn nơi Bác ở. Mỗi luận cứ đều
được cụ thể hoá bằng các chi tiết. Dẫn chứng là các bằng chứng đời thường, gần
gũi với mọi người nên mọi người dễ đọc, dễ hiểu, dễ thuyết phục bạn đọc.
- Tích hợp với lí luận về thể loại văn học chính là gắn kết đọc hiểu với thể
loại văn nghị luận cùng các dấu hiệu đặc sắc về thể loại nghệ thuật ngôn từ và
6


quan hệ giữa tác phẩm và tác giả, tác phẩm với hiện thực đời sống, tác phẩm với
người đọc.
Tích hợp với mĩ học và xã hội trong dạy học văn nghị luận hiện đại để học
sinh thấy được tác phẩm không xa rời đời sống hiện thực và đời sống thẩm mĩ, ví
dụ (câu hỏi trong bài ý nghĩa văn chương):
? Hãy tóm một số tác phẩm văn chương đã học để chứng minh cho quan
niệm văn chương nhân ái của Hoài Thanh ?
? Tác phẩm văn chương nào tác động sâu sắc nhất đến tình cảm của em ?
? Hãy nêu tác động đó để xác nhận quan điểm của Hoài Thanh về công dụng
của văn chương?
- Tích hợp với phân môn Tập làm văn: Với đối tượng học sinh lớp 7, các em
bước đầu làm quen với văn nghị luận. Vì vậy ngay trong tiết đọc - hiểu văn bản,
giáo viên phải định hướng cho các em thấy được đặc điểm của văn bản nghị luận
khác với các văn bản khác, các em nắm được được mục đích của văn nghị luận và
những yếu tố quan trọng trong văn nghị luận. Để rồi khi học tiết Tập làm văn, các
em không cảm thấy bỡ ngỡ, khó khăn trong việc tiếp cận kiểu bài nghị luận. Từ đó,
bước đầu các em làm quen với việc tạo lập văn bản nghị luận đúng hướng. Các địa
chỉ có thể tích hợp ở phân môn Tập làm văn:

+ Tiết 75,76: Tìm hiểu chung về văn nghị luận.
+ Tiết 79: Đặc điểm của văn bản nghị nghị luận.
+ Tiết 80: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận.
...
Như vậy học các văn bản nghị luận mẫu mực ngoài việc tiếp thu những nội
dung tư tưởng sâu sắc qua những áng văn ấy còn cần chú ý tìm hiểu về cách viết
văn nghị luận, để học tập rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận của chính mình. Do
đó cần chú ý các phong cách viết văn nghị luận khác nhau của các tác giả để vận
dụng vào bài viết một cách hợp lí.
Nói tóm lại, dạy học văn bản nghị luận hiện đại theo hướng tích hợp phải
gắn kết dạy học đọc hiểu văn bản nghị luận với các tri thức làm văn nghị luận dạy
ở khối lớp 7; gắn với lí luận về thể loại văn nghị luận; gắn với hoạt động thực tiễn
của tác giả bài văn, với những vấn đề đời sống trong hoạt động thưc tiễn của con
người trong thời kì hiện đại; gắn với các tri thức về xã hội, thẩm mĩ có liên quan.
2.3.3. Dạy học văn bản nghị luận hiện đại theo hướng tích cực.
Đọc diễn cảm văn bản nghị luận hiện đại để thể hiện giọng điệu chung trong
các biểu hiện cụ thể của mỗi văn bản.
Ví dụ: Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ , giáo viên cần hướng dẫn học
sinh đọc với giọng chân thành và trong sáng vì văn bản là những lời lẽ về gương
sáng của một con người cao quý, được viết bởi tinh thần hiểu biết và tôn vinh của
tác giả.
7


Đọc văn bản nghị luận hiện đại trước hết để nắm được nhận định, quan điểm
được thể hiện trong văn bản, do vậy câu hỏi dạy học tích cực chủ yếu sẽ ở cấp độ
từ dễ đến khó, từ cụ thể đến khái quát, ví dụ trong bài Đức tính giản dị của Bác
Hồ có thể sử dụng câu hỏi như sau:
? Trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đó sử dụng kết hợp
những phép lập luận nào? Phép lập luận nào là chính? Vì sao?

? Mục đích chứng minh của văn bản này là gì?
? Để đạt được mục đích đó, tác giả đã tổ chức lập luận theo trình tự từ khái
quát đến trình bày những biểu hiện cụ thể. Từ đây, hãy xác định bố cục của văn
bản này ?
Khi dạy văn bản nghị luận hiện đại, không cần đến biện pháp bình giảng.
Nếu có, đó là những lời bình luận nhằm vào quan điểm nổi bật của bài văn, từ đó
làm sáng rõ sự sâu sắc trong tư tưởng và tình cảm của tác giả, ví dụ như lời bình
luận về quan điểm văn chương của Hoài Thanh trong phần tổng kết bài học Ý
nghĩa văn chương cụ thể là : Gốc của văn chương là tình cảm nhân văn. Văn
chương làm giàu tình cảm cho con người, làm đẹp cho cuộc sống. Hoài Thanh đã
đem lại cho người đọc những hiểu biết sâu sắc đó bằng lối văn nghị luận dồi dào lí
lẽ, cảm xúc, hình ảnh, và nhất là bằng tình yêu văn chương, trân trọng và đề cao
văn chương như một giá trị không thể thấy thế trong đời sống tình cảm của con
người.
Dạy học văn bản nghị luận để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
người học cũng cần chú ý đến nghệ thuật sử dụng ngôn từ phục vụ mục đích nghị
luận và hiệu quả tác động đến người đọc của văn bản nghị luận. Văn nghị luận của
Hồ Chí Minh chẳng hạn, thường rất giản dị, dễ hiểu, không cầu kì, hoa mĩ. Nhưng
đôi chỗ, Bác vẫn sử dụng cách diễn đạt rất hình ảnh để tạo hiệu quả lập luận. Giáo
viên yêu cầu học sinh tìm những câu văn, đoạn văn sử dụng yếu tố nghệ thuật đặc
sắc. Chẳng hạn, trong đoạn đầu văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
Bác so sánh tinh thần yêu nước với hình ảnh nào? Tác dụng của cách so sánh ấy?
Tương tự như vậy, ở đoạn cuối văn bản này, Bác còn so sánh tinhthần yêu nước với
hình ảnh nào? Từ đó hướng học sinh cảm nhận được thái độ trân trọng của Bác đối
với những biểu hiện khác nhau của lòng yêu nước trong nhân dân.
Khi dạy học văn bản nghị luận hiện đại bằng các phương tiện hiện đại, giáo
viên cần huy động tất cả các tri thức có thể tích hợp được để đáp ứng nhu cầu tích
cực như các tri thức về lịch sử, âm nhạc, điện ảnh như khi dạy văn bản Tinh thần
yêu nước của nhân dân ta, giáo viên cần huy động vốn hiểu biết của học sinh vế
phong cách sống và viết của Bác Hồ kết hợp với phim ảnh giới thiệu nhà sàn của

Bác cùng các vật dụng sinh hoạt của Người ở khu bảo tàng Hồ Chí Minh, bài hát
ca ngợi đạo đức giản dị trong sáng trong khi dạy bài Đức tính giản dị của Bác
Hồ...
Hình thức dạy học bằng trò chơi khó vận dụng trong dạy học văn bản nghị
luận hiện đại nhưng vẫn có thể vận dụng dưới hai hình thức: thi mô hình học nhanh
cấu trúc bài văn theo hệ thống luận điểm, luận cứ hoặc thi viết một đoạn văn nghị
luận ngắn thể hiện nhận thức của bản thân về quan điểm của tác giả trong bài văn
8


nghị luận vừa học. Như vậy, có thể tóm tắt phương pháp dạy học văn bản nghị luận
hiện đại theo hướng tích cực như sau:
Kết hợp đọc diễn cảm với đàm thoại bằng hệ thống câu hỏi đọc – hiểu văn
bản, đan xen lời bình luận; kết hợp cá nhân và học theo nhóm, liên môn đến tất cả
các môn học có liên quan đến tác giả và nội dung bài học, nhất là các bài nghị luận
về chính trị và xã hội; sử dụng máy chiếu khi hình thành luận điểm của bài văn, ra
bài tập trắc nghiệm và câu hỏi thảo luận nhóm; trò chơi thi mô hình học hệ thống
luận điểm, luận cứ trong bài văn nghị luận được học, hoặc viết nhanh và đúng đoạn
văn nghị luận minh hoạ cho bài văn nghị luận vừa học.
Đây là việc làm dễ tưởng chừng như không cần thiết nhưng thực tế nó rất quan
trọng. Vì hệ thống lại toàn bộ kiến thức sẽ giúp các em hình dung được một cách
tổng quát về nội dung chương trình để chuẩn bị ôn tập. Từ đó tạo điều kiện thuận
lợi để các em học tập một cách chủ động và sáng tạo
Như vậy, một tiết dạy học văn bản nghị luận đạt hiệu quả là mong muốn của
tất cả những nhà giáo tâm huyết. Tiết dạy đạt hiệu quả là tiết dạy mà người giáo
viên đã hoàn thành xuất sắc vai trò tổ chức, hướng dẫn của mình: phát huy được tối
đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học để người học tự mình chiếm
lĩnh đơn vị kiến thức theo kế hoạch dạy - học mà người dạy đề ra.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận:

Sau quá trình nghiên cứu, tôi đã ứng dụng những kinh nghiệm thực tế trên,
trong quá trình dạy học các văn bản nghị luận hiện đại ở lớp 7. Qua khảo sát kết
quả học tập của học sinh:
Khoá học

Sỹ số

Giỏi

2013- 2014

33

S
L
04

2014 - 2015

33

12

Khá

Trung bình

%

SL


%

SL

12,1

12

36,5

14

36,3

17

51,6

4

%

Yếu
%

42,4

S
L

03

12,1

0

0

9

9


BIỂU ĐỒ SO SÁNH CHẤT LƯỢNGHAI KHOÁ HỌC
2013 - 2014 VÀ 2015 - 2016
20
18
16
14
12
10
8
6
4
2
0

Giỏi
17
14


Khá
Trung bình

12

12

Yếu
4

3
2013 - 2014

4
2015 - 2016

Như vậy, so sánh kết quả trước và sau khi kiểm nghiệm sáng kiến “Nâng cao hiệu
quả dạy học văn bản nghị luận hiện đại lớp 7 bằng phương pháp dạy học tích cực
ở trường THCS Lý Thường Kiệt, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá” cho thấy chất
lượng đại trà đã có sự chênh lệch đáng kể. Số học sinh có hứng thú học tập môn
Ngữ văn nói chung và học văn bản nghị luận nghị luận hiện đại nói riêng đã tăng
lên rõ rệt.
Với kết quả này, tôi sẽ tiếp tục thực thiện các nội dung dạy học kế tiếp trong
sáng kiến để áp dụng vào các buổi học để nâng cao chất lượng giáo dục đại trà cho
khối 7 và đồng thời bồi dưỡng lòng ham mê môn học Ngữ văn cho các em học sinh
trường THCS Lý Thường Kiệt.
Như phần thực trạng tôi đã trình bày, hiện nay số học sinh không có hứng thú
học các môn Xã hội nói chung và môn văn nói riêng ngày càng nhiều. Song là một
người có chuyên môn, có tâm huyết với nghề và quan trọng hơn là vì tương lai của

các thế hệ học sinh. Bản thân sẽ không ngừng học hỏi, suy nghĩ, tìm tòi để đổi mới
nội dung dạy học, để khơi gợi, kích thích lòng đam mê môn học ở học sinh. Góp
phần nâng cao chất lượng môn học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
Đồng thời, tôi cũng rất mong được bạn bè đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tôi
ngày càng có thêm kinh nghiệm giảng dạy bộ môn này.
3.2. Kiến nghị:
Để nâng cao chất lượng dạy học của trường THCS Lý Thường Kiệt – trường
điểm chất lượng cao của huyện. Bản thân rất mong được các cấp có thẩm quyền
quan tâm hơn đến đội ngũ giáo viên của trường chúng tôi. Đặc biệt là tăng cường
đội ngũ giáo viên Xã hội để giảm bớt tình trạng dạy chéo ban để chúng tôi có điều
kiện đầu từ vào chuyên môn chính của mình.

10


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hà Trung, ngày 03 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan sáng kiến trên là bản
thân tự viết, không copy.
Người viết sáng kiến

Mai Thị Sen

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GỐA DỤC VÀ ĐÀO TẠO

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Tài liệu Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS.
2. Sách giáo khoa Ngữ văn 7 – NXB Giáo dục.
3. Sách giáo viên Ngữ văn 7 – NXB Giáo dục.
4. Tài liệu Hướng dẫn chuẩn kiến thức và kỹ năng môn Ngữ văn THCS.

PHỤ LỤC: GIÁO ÁN MINH HOẠ.
12


NGỮ VĂN: TIẾT 97: VĂN BẢN: Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
(Hoài Thanh)

A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ
và công dụng của văn trong lịch sử loài người. Từ đó hiểu những nét cơ bản về
phong cách nghị luận văn chương của nhà phê bình kiệt xuất Hoài Thanh.
2. Kĩ năng
- HS có kĩ năng phân tích bố cục, dẫn chứng, lí lẽ và lời văn trình bày có cảm xúc,
có hình ảnh trong văn bản.
3. Thái độ
- Bước đầu có ý thức viết văn có ý nghĩa trong cuộc sống.
B. Chuẩn bị
- Giáo viên: Tài liệut ham khảo
- Học sinh: soạn bài, bảng phụ
C. Tổ chức giờ học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương
diện nào trong đời sống và con người của Bác?

(* Bữa ăn chỉ có vài ba món đơn giản.
* Cái nhà sàn chỉ có và ba phòng, hòa cùng thiên nhiên.
* Việc làm: từ việc nhỏ đến việc lớn, ít cần đến người phục vụ.
* Sự giản dị trong đời sống đi liền với đời sống tinh thần phong phú cao đẹp.
* Giản dị trong lời nói, bài viết.)
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài.
Từ xưa tới nay, văn chương nghệ thuật là một trong những hoạt động tinh
thần hết sức lí thú và bổ ích trong cuộc sống con người . Nhưng ý nghĩa và công
dụng của văn chương là gì, đó từng có nhiều quan niệm khác nhau. Quan niệm của
nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng phát biểu từ những năm 30 của thế kỉ XX
cho đến thế kỉ XXI vẫn có những vấn đề đúng đắn và sâu sắc. Để tìm hiểu rõ quan
niệm của Hoài Thanh chúng ta vào bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh.
- Yêu cầu học sinh đọc SGK

Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung

? Nêu những nét chính về tác giả, tác 1. Tác giả, tác phẩm: phẩm?
- Hs nêu, hs khác bổ sung.
- Gv khái quát kiến thức.
- Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức
Nguyên (1909- 1982) là nhà văn, nhà
13


phê bình văn học. Ông được nhà nước
phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh
về văn học nghệ thuật năm 2000.

- Văn bản Ý nghĩa văn chương có lần
in lại đó đổi nhan đề thành ý nghĩa và
công dụng của văn chương.
2. Đọc và tìm hiểu chú thích.
Gv hướng dẫn đọc: Đọc với giọng vừa rành
mạch, vừa xúc cảm, chậm và sâu lắng
- Gv đọc mẫu, gọi hs đọc, hs khác nhận xét,
gv nhận xét, yêu cầu hs đọc.
- Gv yêu cầu hs tìm hiểu chú thích SGK
- Gv giải thích một số từ khó:
+ Muôn hình vạn trạng: rất phong phú, rất
nhiều hình thức, hình ảnh, trạng
thái, tâm trạng khác nhau
+ Cặm cụi: chăm chỉ, cần mẫn, lo lắng
làm việc gì đó
? Văn bản chia mấy phần? Nêu nội dung 2. Bố cục.
của mỗi phần?
Chia 2 phần:
Phần 1 : Từ đầu đến gợi lòng vị thaNguồn gốc cốt yếu của văn chương.
Phần 2 : Phần còn lại – Công dụng
? Em có nhận xét gì về cấu trúc văn bản ?
của văn chương
? Văn bản thuộc kiểu văn nghị luận nào? Vì - Không có kết luận vì đây là một
sao em xác định như vậy ?
đoạn trích.
- Thuộc nghị luận văn chương vì nội
dung nghị luận làm sáng tỏ một vấn
đề của văn chương đó là ý nghĩa của
? Hoài Thanh đi tìm ý nghĩa văn chương
văn chương.

II. Tìm hiểu chi tiết:
bắt đầu từ điều gì?
1. Nguồn gốc cốt yếu của văn
? Câu chuyện này cho thấy tác giả muốn
cắt nghĩa nguồn gốc của văn chương như

chương.
- Từ câu chuyện tiếng khóc của nhà
thi sĩ hoà một nhịp với sự run rảy của
con chim sắp chết
14


thế nào?

? Từ câu chuyện ấy, Hoài Thanh đi đến kết
luận như thế nào ?
? Em hiểu thế nào là nguồn gốc cốt yếu?
? Từ đó, em hiểu kết luận của Hoài Thanh
như thế nào?
- Câu hỏi thảo luận nhóm.
? Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn
gốc của văn chương là lòng thương người
và rộng ra là thương cả muôn loài, muôn
vật. Quan niệm ấy có hoàn toàn chính xác
không ? Thử tìm một vài dẫn chứng văn
học mà em biết để chứng minh cho ý kiến
của Hoài Thanh?
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận
xét, gv bổ sung đảm bảo nội dung:

Quan niệm của Hoài Thanh đúng và sâu
sắc, nó đó được chứng minh trong thực tế
văn chương Đông Tây kim cổ ví dụ như
Đặng Trần Côn viết Chinh phụ ngâm khúc
vì cảm thông :
“Thiên địa phong trần
Hồng nhan đa truân”
Còn Đoàn Thị Điểm diễn Nôm và đồng
cảm với Đặng Trần Côn vì thương phận
mình chinh phụ buồn vì xa chồng, nhớ
chồng.
Còn Bà Huyện Thanh Quan viết Qua đềo
Ngang bởi nhớ nước, thương nhà.
Quả thật, cội nguồn của những tác phẩm
văn chương chân chính đều xuất phát từ tình
thương, từ lòng nhân ái của tác giả thế
nhưng quan niệm trên chưa đủ vì trong thực
tế, vẫn có những quan niệm khác nhau về
nguồn gốc của văn chương, chẳng hạn:
+ Văn chương bắt nguồn từ lao động.

- Văn chương xuất hiện khi con người
có cảm xúc mãnh liệt trước một hiện
tượng đời sống.
- Văn chương là niềm xót thương của
con người trước những điều đáng
thương.
- Xúc cảm yêu thương mãnh liệt
trước cái đẹp là gốc của văn chương.
- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương

là lòng thương người và rộng ra
thương cả muôn vật, muôn loài.
- Nguồn gốc chính, nguồn gốc cơ bản.
- Theo Hoài Thanh, nhân ái là nguồn
gốc chính của văn chương (nhân ái =
lòng thương người và rộng ra thương
cả muôn vật, muôn loài ).

15


+ Văn chương bắt nguồn từ cuộc chiến
đấu chống ngoại xâm như Nam quốc sơn
hà (Lý Thường Kiệt), “Hịch tướng sĩ (Trần
Quốc Tuấn), “Bình ngô đại cáo “Nguyễn
Trãi), Hịch kêu gọi toàn quốc khỏng chiến
(Hồ Chủ Tịch) và các bài thơ hiện đại ra
đời trong hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mĩ đó được các nhạc sĩ phổ
nhạc...
+ Văn chương bắt nguồn từ tiếng nói nội
tâm, đó là những bài ca dao của những
người đang yêu, người vợ lẽ, người em út
mồ côi, người đi ở...
+ Văn chương bắt nguồn từ nghi lễ tôn
giáo như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc , Văn
tế Trương Định (Nguyễn Đình Chiểu), Văn
tế thập loại cô hồn chúng sinh (Nguyễn
Du)
+ Văn chương bắt nguồn từ trò chơi giải

trí như Hồ Chí Minh đó từng viết Nhật kí
trong tù :
“Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng mà trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do”
... Như vậy có rất nhiều quan niệm khác
nhau về nguồn gốc của văn chương, chúng
ta nên xem ý kiến của Hoài Thanh là một
trong những quan niệm về nguồn gốc của
văn chương mà thôi.
? Để làm rõ hơn nguồn gốc của tình cảm
nhân ái của văn chương Hoài Thanh đó làm
gì ?
? Tìm chi tiết ?

- Nêu tiếp một nhận định về vai trò
của tình cảm trong sáng tạo văn
chương.
“Văn chương sẽ là hình dung của sự
sống muôn hình vạn trạng. Chẳng
những thế, văn chương còn sáng tạo
ra sự sống”
- “Vậy thì, hoặc hình dung ra sự sống,
hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc
của văn chương đều là tình cảm, là
lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của
văn chương là cũng giúp cho tình cảm
và gợi lòng vị tha.
- Văn chương phản ánh đời sống,

thậm chí, sáng tạo ra đời sống, làm
cho đời sống trở nên tốt đẹp hơn.
16


? Em hiểu nhận định này như thế nào ?
? Em hãy tìm dẫn chứng văn học để chứng
minh “Văn chương phản ánh đời sống,
sáng tạo ra sự sống” ?
? Tìm dẫn chứng chứng minh “Văn
chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị
tha” ?
? Hoài Thanh đã bàn về công dụng của văn
chương đối với con người bằng những câu
văn nào ?

? Trong câu văn thứ nhất, Hoài Thanh
nhấn mạnh công dụng nào của văn
chương ?

? Trong câu văn thứ hai, Hoài Thanh đã
cho thấy công dụng nào của văn chương ?
? Kết hợp lại, Hoài Thanh cho ta thấy công
dụng đặc biệt nào của văn chương đối với
con người ?

- Sự sáng tạo ấy bắt đầu từ cảm xúc
yêu thương tha thiết, rộng lớn của nhà
văn
- Ta có thể thấy được vẻ đẹp của sông

Thu Bồn qua văn bản Vượt thác của
Võ Quảng; thấy được vẻ đẹp của đất
mũi Cà Mau qua Sông nước Cà Mau
của Đoàn Giỏi.
- Ta có thể tưởng tượng ra thế gới loài
vật qua tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí
của Tô Hoài, Mưa của Trần Đăng
Khoa.
- Khi ta xem phim, đọc truyện, ta có
thể yêu, ghét, căm thù nhân vật...
2. Công dụng của văn chương.
- Bằng hai câu văn:
+ Một người chỉ hàng ngày cặm cụi
lo lắng vì mình, thế mà khi xem
truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn,
mừng, giận cùng những người ở đâu
đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há
chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh
lực lạ lùng của văn chương hay sao?
+ Văn chương gây cho ta những tình
cảm ta không có, luyện những tình
cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và
chật hẹp của cá nhân vì văn chương
mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến
trăm nghìn lần
-> Văn chương khơi dậy những trạng
thái cảm xúc cao thượng của con
người.
-> Văn chương rèn luyện, mở rộng
thế giới tình cảm của con người.

=> Văn chương làm giàu tình cảm
con người.
- Giàu nhiệt tình, cảm xúc nên có sức
cuốn hút người đọc.
17


? Ở đây, có gì đặc sắc trong nghệ thuật nghị
luận của Hoài Thanh ?
? Tiếp theo Hoài Thanh dùng hai câu văn
để nói về công dụng xã hội của văn
chương. Tìm câu văn ấy ?
? Khi nói, có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng
cảnh núi non, hoa cỏ, núi non hoa cỏ trông
mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim
kêu, tiếng sối chảy làm đề tài ngâm vịnh,
tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay, tác giả
muốn ta tin vào sức mạnh nào của văn
chương ?
? Em hãy lấy ví dụ để chứng minh ?

? Khi nói “Nếu trong pho lịch sử loài
người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng
thời trong tâm linh loài người xóa hết
những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh
tượng nghèo nàn sẽ đến bậc nào”, tác giả
muốn ta cảm nhận sức mạnh nào của văn
chương ?
? Tìm dẫn chứng minh hoạ ?


? Như vậy, bằng bốn câu văn bàn về công
dụng của văn chương, Hoài Thanh đó giúp
ta hiểu thêm những ý nghĩa sâu sắc nào của
văn chương ?

- Có kẻ nói ... nghe mới hay.
- Nếu trong pho lịch sử ... bực nào?
-> Văn chươ
ng làm đẹp và hay những thứ bình
thường
- Bài thơ “Em đi giữa biển vàng”
Trần Đăng Khoa làm cho những cảnh
đồng lúa Việt Nam có những vẻ đẹp
mà chưa ai có thể tưởng tượng ra.
- Các thi nhân, văn nhân làm giàu cho
lịch sử nhân loại.
-> Nếu không có các thi nhân, văn
nhân sẽ không có các tác phẩm văn
học.
- Văn chương làm giàu tình cảm con
người.
- Văn chương làm đẹp, làm giàu cho
cuộc sống
- Văn bản thuộc thể loại văn bản nghị
luận hiện đại.
- Quan niệm của Hoài Thanh về văn
chương : Nguồn gốc cốt yếu của văn
chương rộng ra thương cả muôn vật,
muụn loài .
- Công dụng của văn chương : Phản

ánh đời sống, sáng tạo ra sự sống, gây
tình cảm không có, luyện tình cảm
sẵn có; thiếu văn chương cuộc sống
sẽ rất nghào nàn.
4. Ghi nhớ (SGK Trang 63 )
III. Luyện tập.

? Học toàn bộ văn bản, em thu nhận được
những điều gì ?
- Gv yêu cầu hs đọc
18


- Gv yêu cầu hs về nhà làm
D. Củng cố.
Trắc nghiệm.
Hãy chọn một trong số các nhận xét sau để xác định đặc điểm văn nghị luận
của Hoài Thanh trong văn bản Ý nghĩa văn chương.
a. Lập luận chặt chẽ, sáng sủa.
b. Lập luận chặt chẽ, sáng sủa, giàu cảm xúc
c. Lập luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh.
d. Lập luận lí lẽ, cảm xúc, hình ảnh nhưng thiếu dẫn chứng cụ thể.
E. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, nắm vững nội dung, nghệ thuật, học thuộc ghi nhớ.
- Làm bài tập phần luyện tập.
- Chuẩn bị bài : Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (Tiếp theo).

19




×