Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN nâng cao kỹ năng thực hành luyện viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 6 thông qua tiết trả bài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.47 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MINH KHAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO KĨ NĂNG THỰC HÀNH LUYỆN VIẾT BÀI
VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 6 THÔNG QUA TIẾT
TRẢ BÀI

Người thực hiện: Dương Thị Tố Nga
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị : Trường Trung học cơ sở Minh Khai
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ Văn

THANH HÓA, NĂM 2018


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong chương trình Ngữ Văn THCS tích hợp, phân môn Tập làm văn
đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các tri thức cơ bản về các kiểu
văn bản, hình thành cho học sinh các kỹ năng nói (kể chuyện, tóm tắt), hiểu
khái quát về văn bản, bố cục chung và nội dung các phần trong bố cục cũng
như thực hành viết bài văn. Bản thân hoạt động tập làm văn là một hoạt động
tích hợp, tích hợp tri thức Văn học và Tiếng Việt vào việc tạo lập các văn bản
mới. Với môn Ngữ Văn, về kiến thức Văn học, không chỉ là tìm hiểu nội
dung, ý nghĩa của một tác phẩm hay hiểu, thuộc các khái niệm, làm được bài
tập cũng như lấy được các ví dụ về phân môn Tiếng Việt mà ngoài các kĩ năng
trên, học sinh còn phải có kĩ năng viết bài văn một cách thành thạo. Mặt khác,
Ngữ Văn từ lâu là một bộ môn khoa học xã hội hay song cũng là môn học


khiến nhiều học sinh ngại học, ngại viết, nhất là trong các tiết viết bài Tập làm
văn.
Và đối với bộ môn Ngữ Văn 6 thì Tập làm văn cũng là một phân môn giữ
vị trí quan trọng của môn học. Những bài làm Tập làm văn là kết quả tích hợp
của phân môn Tiếng Việt và Văn học. Vì vậy, dạy học Tập làm văn ở trường
trung học cơ sở nói chung và ở lớp 6 nói riêng là một quá trình phức tạp bao
gồm nhiều hoạt động của giáo viên và học sinh. Quá trình đó nhằm giúp học
sinh nắm vững phương pháp, kĩ năng học bộ môn, bồi dưỡng tâm hồn và khả
năng cảm thụ văn chương, phát triển năng lực tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng
của học sinh để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục là nhằm đào tạo nên
một thế hệ trẻ năng động và sáng tạo hơn, phù hợp với công cuộc công nghiệp
hoá và hiện đại hoá quê hương, đất nước.
Đối với học sinh lớp 6, các em còn rất hồn nhiên, trong sáng, kĩ năng
viết bài văn chưa thành thạo nên chất lượng bài viết chưa cao, đặc biệt là văn
miêu tả vì sự tư duy, liên tưởng, trí tưởng tượng của các em chưa phong phú,
kĩ năng quan sát của các em chưa tốt; chủ yếu là tả thực, thấy gì tả đấy nên
nội dung tả chưa đa dạng, kém sinh động… Vì vậy, đối với giáo viên giảng
dạy môn Ngữ Văn 6, ngoài việc cung cấp cho các em kiến thức nội dung các
bài học theo chuẩn kĩ năng và theo hướng dẫn của sách giáo khoa thì giáo
viên còn phải luyện cho các em phương pháp, kĩ năng viết bài văn nói chung
và bài văn miêu tả nói riêng.
Vậy, chúng ta cần phải làm gì để khắc phục thực trạng này ? Đứng
trước vướng mắc trên, bản thân tôi là một giáo viên tham gia giảng dạy nhiều
năm, lại trực tiếp dạy môn Ngữ Văn 6 nên trong khi giảng dạy, tôi luôn chú ý
rèn kĩ năng viết bài văn nói chung và kĩ năng viết bài văn miêu tả nói riêng
cho các em. Và bằng sự hiểu biết nhất định của bản thân, tôi xin đưa ra một
vài ý kiến của mình về Nâng cao kĩ năng thực hành luyện viết bài văn
miêu tả cho học sinh lớp 6 thông qua tiết trả bài nhằm hình thành cho học
2



sinh phương pháp, kĩ năng khi viết bài văn miêu tả. Đây cũng chính là lí do
khiến tôi chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Khắc phục khó khăn trong quá trình viết bài văn miêu tả cho học sinh
lớp 6.
- Giúp học sinh có được kĩ năng viết văn miêu tả có hiệu quả hơn.
- Định hướng cho giáo viên trong việc chữa lỗi viết bài văn miêu tả cho
học sinh để kết quả dạy học đạt kết quả tốt hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh lớp 6
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1

Nghiên cứu lí thuyết

1.4.2. Phương thức quan sát
1.4.3. Phương thức đọc, chấm, chữa bài cho học sinh
1.4.4. Phương thức thực hành: thông qua trực tiếp giảng dạy phân môn
Tập làm văn lớp 6
1.4.5. Trao đổi với đồng nghiệp .
1.5. Những điểm mới của Sáng kiến kinh nghiệm.
Tìm ra được những điều kiện để tổ chức một tiết trả bài có hiệu quả cao
nhất, nhằm phát triển một trong bốn kỹ năng quan trọng mà môn Ngữ Văn
hướng tới.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của Sáng kiến kinh nghiệm :
Chương trình Tập làm văn 6 đặt trọng tâm ở thực hành: Xây dựng bài
qua thực hành, thực hành nhận biết và thực hành làm văn bản. Thực hành qua
phần luyện nói tạo điều kiện cho học sinh lớp 6 quen bạo dạn phát biểu miệng

trước tập thể. Thực hành còn được thể hiện qua phần luyện viết. Đây cũng là
kỹ năng không kém phần quan trọng, cần được chú trọng rèn luyện ở học sinh
lớp 6. Nhưng khác với tiết luyện nói, giáo viên và tập thể học sinh có thể nhận
biết và sửa lỗi ngay cho học sinh trên lớp. Hơn thế, kỹ năng nói còn phụ thuộc
rất nhiều vào yếu tố chủ quan: giọng nói, tâm thế học sinh, vấn đề nói , năng
khiếu... Còn kỹ năng viết những bài viết Tập làm văn - công sức, trí tuệ, tình
cảm, sự nỗ lực phấn đấu, nguyện vọng... của các em lại ít có dịp được bộc lộ
3


rõ rệt trước đám đông, ít được người khác biết đến. Chính vì vậy, các ưu điểm
cũng như các khiếm khuyết của các em không được phát hiện nhanh chóng và
chịu sự kiểm tra, đánh giá sát của tập thể như luyện nói. Do vậy, vai trò của
người giáo viên trong việc hình thành, phát triển, uốn nắn... kỹ năng viết bài
Tập làm văn cho các em học sinh lớp 6 là vô cùng quan trọng, gần như là
quyết định. Điều đó đặt ra một số vấn đề khác, tưởng chừng rất đơn giản
nhưng lại đòi hỏi một tâm huyết và tình yêu nghề không bao giờ vơi cạn ở
người giáo viên. Lúc này đây hơn bao giờ hết, người thầy cần thể hiện vai trò
rèn rũa , uốn nắn cẩn trọng, tỉ mỉ, thường xuyên và nhiệt tình từng lỗi nhỏ của
các em cũng như phát hiện và đánh giá đúng những thành công (dù là nhỏ)
của các em. Có nghĩa là giáo viên phải thực hiện khâu chấm chữa bài một
cách cẩn thận và khoa học nhất. Và giờ trả bài phải làm hết công năng của nó.
Đó là những giây phút học trò hoàn toàn được đánh giá và nhận xét đúng mực
nhất về "đứa con tinh thần" của mình. Đồng thời còn giúp các em có nhu cầu
tự bổ sung, tự điều chỉnh cách viết, lỗi chính tả …, thậm chí có thể viết laị bài
hoàn chỉnh nhất. Và như vậy, kỹ năng viết của các em sẽ được nâng dần và
hoàn thiện theo thời gian.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm .
Mặc dù tiết trả bài Tập làm văn có vai trò vô cùng quan trọng như vậy
nhưng trong thực tế ở nhà trường THCS nói chung và ở lớp 6 nói riêng, tiết

trả bài chưa được đánh giá đúng mức. Chính vì vậy, đôi khi còn được thực
hành một cách đơn giản hoá, nhiều khâu, nhiều mục bị cắt bỏ, đơn giản trả bài
chỉ để... phát bài, gọi điểm, nhắc qua một số lỗi dễ thấy. Thậm chí, còn được
dùng để... dạy bù cho kịp chương trình khi bị mất tiết. Bản thân học sinh cũng
chưa có tâm thế và sự chuẩn bị cần thiết để học tiết trả bài. Suốt một thời kỳ
dài từ khi chưa đổi mới chương trình, tiết trả bài phần Tập làm văn chỉ được
ghi "Trả bài viết số..." và chấm hết. Điều đó đồng nghĩa với việc học sinh
không phải soạn bài, chuẩn bị cho tiết học này. Và thế là tiết trả bài chỉ do
giáo viên soạn - giảng - trả bài. Học sinh nhận bài, nghe nhận xét. Đôi khi ,
các em không nhớ đề bài mình làm, không biết mình đã viết gì nhất là đối với
những học sinh học lực trung bình, yếu và kém . Vậy thì làm sao các em có
thể tìm thấy lỗi của mình. Làm sao có thể nâng cao kỹ năng thực hành viết
được. Nhưng, có điều đáng mừng là hiện nay, chương trình SGK Ngữ Văn
đổi mới đã rất coi trọng tiết trả bài . Ở SGK, tiết trả bài được thể hiện bằng hệ
thống câu hỏi về nội dung, về hình thức và bố cục bài làm cần phải đạt được
trong tiết trả bài. Điều này đã tạo cho học sinh một thói quen soạn trước tiết
trả bài ở nhà, do vậy, việc nắm, nhớ lại đề, nội dung mình đã viết là hoàn toàn
có thể được. Hơn nữa, tạo tâm thế tốt để các em đón nhận một tiết trả bài
hoàn toàn chủ động, bình tĩnh . Như vậy là để viết tốt một bài Tập làm văn,
học sinh được thực hành nhuần nhuyễn nhiều lần. Viết bài khi soạn ở nhà ,
4


viết vào giấy kiểm tra và cuối cùng là khắc sâu, củng cố ở tiết trả bài khi được
giáo viên chấm, chữa cụ thể trong bài của mình cũng như qua tiết trả bài trên
lớp .
Nghiên cứu, đề xuất những cải tiến mới trong phương pháp dạy học
theo hướng tích hợp đang là vấn đề quan tâm của mọi cấp, mọi ngành và của
toàn xã hội. Với phạm vi đề tài nhỏ này, tôi chỉ xin đóng góp kinh nghiệm nhỏ
của mình khi dạy tiết trả bài Tập làm văn cho học sinh lớp 6. Mong muốn

đóng góp sự nhìn nhận tích cực, đúng đắn về vai trò và ý nghĩa của tiết trả bài
đối với việc hình thành và phát triển kỹ năng viết cho học sinh nói riêng và
nâng cao chất lượng dạy - học môn Ngữ Văn nói chúng. Đặc biệt là xây dựng
các yêu cầu và các bước tiến hành cụ thể của một tiết trả bài có hiệu quả nhất
ở lớp 6 THCS.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
* Các yêu cầu cần thiết để có tiết trả bài hiệu quả.
* Các bước tiến hành của giờ trả bài Tập làm văn lớp 6.
2.3.1. Các yêu cầu cần thiết để có tiết trả bài hiệu quả.
- Đề ra sát chương trình, phù hợp với trình độ học sinh. Rèn luyện kỹ
năng nói tiếng Việt thành thạo theo các kiểu văn bản là một yêu cầu được
nhấn mạnh về mặt kỹ năng ở môn Ngữ Văn nói chung. Yêu cầu này được đặc
biệt coi trọng ở lớp 6 THCS . Vì đây là đầu cấp, kỹ năng viết đúng, viết hay là
cả một vấn đề. Chính vì vậy, khâu ra đề yêu cầu phải phù hợp với trình độ của
học sinh, tránh quá khó hoặc quá dễ. Cả hai điều này đều ảnh hưởng không
tốt đến việc rèn luyện kỹ năng viết của các em. Do vậy, giáo viên cần tham
mưu tốt với tổ chuyên môn để có một đề bài tốt nhất. Tránh quá khó khiến các
em không viết được cũng như không nên dễ quá khiến các em không phát huy
được khả năng sáng tạo của mình.
- Giáo viên chấm, chữa bài chu đáo, lời phê rõ ràng, cụ thể, điểm số
khách quan, công bằng. Điều này tưởng dễ nhưng lại vô cùng khó bởi vì
chấm cẩn thận, tỉ mỉ một bài thì dễ nhưng với con số hàng trăm bài và gấp lên
nhiều lần như vậy trong một năm học quả không dễ dàng chút nào. Làm được
điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có lòng yêu nghề thật sự, biết trân trọng
học sinh. Bởi có như vậy, họ mới đủ can đảm, sự tận tuỵ để chấm bài cho
nhiều học sinh, nhất là chấm môn Ngữ Văn - một công việc mất nhiều thời
gian và sức lực.
Vậy như thế nào là chấm chu đáo, cẩn thận?
+ Đó là phải đọc kỹ bài của học sinh. Người giáo viên dạy Ngữ Văn
nói chung và dạy Tập làm văn nói riêng phải giàu kinh nghiệm, thường đọc

tất cả các bài viết cần chấm một lượt rồi đưa ra một thang yêu cầu chung để
cho điểm. Bởi thực tế, chấm Tập làm văn không chỉ cần nắm chắc thang điểm
trong đáp án, mà đôi khi cần phải căn cứ vào sự sáng tạo của học sinh trong
5


từng bài làm cụ thể của toàn lớp, giữa lớp này với lớp khác; hơn thế còn phải
căn cứ vào sự tiến bộ hay không tiến bộ của học sinh để có sự khuyến khích
cần thiết. Những con số là vô tri nhưng khi nó thành điểm số thì quả thật
chúng biết nói, nói được nhiều hơn tất cả những gì chúng ta tưởng. Nhưng
như vậy không có nghĩa là cho điểm theo cảm tính, chủ quan. Sự nâng niu
trân trọng nếu có, phải được thực hiện trong sự thống nhất, tránh đánh giá
nhầm, thiên lệch làm mất lòng tin ở học sinh.
+ Một cách để giáo viên tạo được sự công bằng trong chấm bài là có sổ
theo dõi chấm bài trong toàn năm. Số lần làm bài kiểm tra Tập làm văn ở lớp
6 trong một năm không nhiều. Do vậy, việc lập sổ theo dõi là có thể tiến hành
được. Trong sổ theo dõi, ta chia làm 4 bậc điểm: điểm giỏi, khá, trung bình,
yếu. Lần thứ nhất em A có bậc điểm trung bình, lần thứ 2 ở bậc điểm khá.Như
vậy, ta có thể đưa nhận xét về bài làm: có tiến bộ. Tuỳ theo sự tăng hay giảm
con điểm, mức tăng nhanh hay tăng chậm mà đưa ra lời nhận xét chính xác.
Điều này rất có ý nghĩa bởi vì thật buồn cười nếu học sinh được điểm 7 được
coi là "có tiến bộ" trong khi bài trước em được điểm 9.
Cách làm này áp dụng rất tốt khi giáo viên chưa nắm vững tên và lực
học của học sinh và phát huy hiệu quả tối ưu trong việc ghi nhận xét ở học bạ
cuối năm hay sổ liên lạc. Bởi vì thực tế, bằng cách này, giáo viên đã hoàn
toàn theo dõi và nắm được từng bước tiến (lùi) của học sinh về kỹ năng Tập
làm văn.
+ Chấm bài chu đáo còn là gọi đúng tên lỗi của từng học sinh. Bởi vì
chỉ có giáo viên đọc bài kỹ mới phát hiện ra lỗi dù là nhỏ của học sinh. Và
cùng với việc phát hiện ra lỗi cũng có nghĩa là giáo viên đã giúp cho các em

biết để sửa lỗi của mình .Giáo viên cũng cần khuyến khích những ưu điểm, sự
tiến bộ của các em. Điều đó như một động lực giúp các em phấn đấu rèn
luyện khiến cho kỹ năng viết ngày một nâng cao.
- Yêu cầu thứ ba của một tiết trả bài hiệu quả là giáo viên cần ghi lời
phê và lời phê ghi phải trong sáng, cụ thể, rõ ràng, có tác dụng khuyến khích
và động viên các em . Mỗi học sinh sau khi nhận bài của mình, điều mà các
em quan tâm trước tiên là điểm số và sau đó là lời phê của giáo viên . Những
lời phê khéo léo, cẩn trọng và đúng mực bao giờ cũng khiến các em nhớ mãi.
Và từ chỗ tác động vào tình cảm, dần dần sẽ hình thành ở học sinh một nhu
cầu sáng tạo và phát triển. Thông thường, với một giáo viên giàu kinh nghiệm
nội dung lời phê bao giờ cũng đảm bảo yêu cầu: Những ưu điểm và những tồn
tại (ở các mặt bố cục, nội dung, chính tả, từ ngữ, diễn đạt) và lời động viên,
khuyến khích.
- Trong quá trình cho điểm, giáo viên cần căn cứ vào các mặt ưu điểm
và tồn tại của học sinh để cho điểm khuyến khích hoặc phạt. Đây là hình thức
giúp học sinh tiến bộ rất nhanh. Phạt và trừ điểm để học sinh thấy được việc
6


sửa lỗi là cần thiết và như vậy kỹ năng viết đúng của các em sẽ được nâng
lên.
- Muốn đạt được hiệu quả cao trong tiết trả bài, nhất là nâng cao kỹ
năng viết bài cho học sinh, giáo viên nhất thiết phải chọn đọc được những bài
văn hay của học sinh trong lớp hoặc trong khối. “Học thày không tày học
bạn" nên việc lựa chọn được một bài văn hay ở chính các bạn đồng học sẽ có
ý nghĩa hơn bất kỳ một cuốn bài văn mẫu nào. Bởi trước hết, các em tự so
sánh và nhận ra mình phải học tập bạn ở điểm nào. Và vì thế sự thi đua, phấn
đấu sẽ dấy lên trong các em và ngay chính bạn có bài được chọn làm bài mẫu
cũng thấy mình cần tự rèn luyện, tự phấn đấu để giữ vững "Niềm vinh dự"
này.

Nhưng như thế nào là một bài văn mẫu tốt ? Đó trước hết phải là bài
văn đúng yêu cầu của đề bài ra, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, trình bầy
bài khoa học, sạch sẽ hay có mắc lỗi thì rất ít. Và quan trọng hơn phải là bài
văn của đúng học sinh đó viết, có sự sáng tạo.
Tuy vậy, đôi khi ở một số tiết kiểm tra Tập làm văn, giáo viên dù chấm
kỹ vẫn không tìm được một bài mẫu hoàn chỉnh. Vậy chúng ta phải làm gì ?
Giáo viên phải lựa chọn được những đoạn văn hay để đọc cho học sinh tham
khảo bởi vì không chỉ ở phân môn Tập làm văn nói riêng, môn Ngữ Văn nói
chung mà ở nhiều môn học khác, phương pháp nêu gương vẫn được xem là
tối ưu trong quá trình dạy học và giáo dục học sinh .
Chọn được bài (đoạn) mẫu, công việc tiếp theo của giáo viên là phải
đọc truyền cảm để có thể làm toát lên vẻ đẹp và giá trị của bài văn. Đặc biệt,
ở những bài (đoạn) văn hay, độc đáo, giáo viên cũng cần sử dụng kỹ năng
bình giảng để học sinh thấy được cái hay để học tập. Bình giảng giúp học sinh
tìm ra phương pháp, biện pháp để có thể đạt kết quả cao trong học tập. Ví dụ:
Với một đề bài "Viết bài văn tả người thân của em". Em Trương Thị Bích
Ngọc - Lớp 6D - Trường THCS Minh Khai có đoạn viết: "Em yêu nhất đôi
bàn tay mẹ. Đôi bàn tay rám nắng và chai sần. Những ngón tay gầy và thô ráp
của mẹ đã đảm đang tất cả mọi công việc. Từ việc dạy học ở trường đến việc
nhà đều tay mẹ làm hết để bố em yên tâm công tác và em có thời gian học
hành. Mỗi khi em ốm, cũng đôi bàn tay ấy, mẹ lại chăm sóc em chu đáo. Ôi !
Mẹ thật tuyệt vời !". Sau khi đọc cho học sinh nghe đoạn văn trên, giáo viên
phải chỉ ra cho học sinh thấy được: để viết hay như bạn đã miêu tả thì người
viết không chỉ quan sát mà phải có cả sự cảm nhận bằng tâm hồn. Bạn đã sử
dụng phép điệp từ, phương thức tự sự và biểu cảm khi tả để khắc hoạ sâu sắc
đôi bàn tay vô cùng yêu thương của mẹ.Và như vậy tức là giáo viên đã chỉ ra
phương pháp viét bài Tập làm văn hay cho các em.
- Giáo viên để có thể nâng cao kỹ năng viết đúng, viết hay cho học sinh
cần đề ra yêu cầu và chấm kiểm tra sau trả bài. Yêu cầu này áp dụng cho
7



những bài kém, sai nhiều lỗi ở tất cả các mặt. Hình thức kiểm tra sau tiết trả
bài bắt buộc giáo viên phải dành nhiều thời gian hợp lý để chấm cẩn thận và
theo dõi sự tiến bộ của học sinh so với bài trước. Chính vì vậy, đòi hỏi giáo
viên phải nhiệt tình , có trách nhiệm trước học sinh. Bởi vì yêu cầu này không
mang tính pháp chế nhưng hiệu quả rèn luyện kỹ năng viết văn cho học sinh
lại rất cao, nhất là đối với học sinh yếu kém.
- Giáo viên xây dựng đáp án cụ thể, chi tiết về nội dung cần đạt so với
đề bài ra để giúp học sinh nhận ra những khuyết điểm trong bài làm của mình
và bổ sung, rút kinh nghiệm để hoàn thiện bài làm sau tiết trả bài.
2.3.2. Các bước tiến hành của giờ trả bài Tập làm văn 6:
( Lớp 6D – Trường THCS Minh Khai – TP Thanh Hóa.)
Các bước tiến hành của giờ trả bài Tập làm văn bao gồm cả những
công việc trên lớp và sự chuẩn bị của cô, trò ở nhà. Cụ thể:
- Sự chuẩn bị cho tiết trả bài : Về phía học sinh, cần yêu cầu các em
soạn trước tiết trả bài ở nhà. Chỉ có như vậy, các em mới có tâm thế chủ động
và làm việc tích cực trong tiết học. Về phía giáo viên, phải chấm và hoàn
thiện mọi yêu cầu để đưa ra nhận xét đúng, hiệu quả nhất trong giờ học. Do
vậy, giáo viên phải soạn giáo án trả bài một cách tỉ mỉ, dẫn chứng cụ thể cho
từng nhận xét.
- Chép lại đề: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại đề (theo trí nhớ) và ghi
đề bài lên bảng. Yêu cầu này tiến hành thường xuyên, giúp học sinh có ý thức
đọc và tìm hiểu kỹ đề bài trước khi viết. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng để
có được bài viết đúng.
- Phân tích đề (bước này tiến hành khoảng 7 - 10 phút): giáo viên đưa ra
hệ thống câu hỏi để học sinh tìm hiểu những yêu cầu của đề bài:
+ Yêu cầu về kiểu văn bản: (Tự sự, miêu tả hay có sự kết hợp hai kiểu
này...).
+ Nội dung của bài viết yêu cầu những gì? Kể lại một câu chuyện đã

học, một sự việc diễn ra trong tưởng tượng, trong thực tế hay miêu tả cảnh sắc
thiên nhiên, miêu tả con người (chân dung hay trong hoạt động)... hoặc có sự
kết hợp giữa kể và tả...
+ Giới hạn kiến thức: Miêu tả một hay nhiều cảnh, tả người trong hoạt
động hay trong cuộc sống.
- Lập dàn ý:
Giáo viên yêu cầu học sinh xây dựng một dàn ý chi tiết cho đề bài nêu
trên để làm căn cứ cho việc nhận xét ở bước sau. Nhất là giúp học sinh tự liên
hệ, so sánh với bài viết của mình. Và như vậy, các em dễ dàng chấp nhận
những nhận xét của cô giáo hơn. Khâu này tiến hành từ 7 - 10 phút.
8


Việc tìm ý và lập dàn ý cũng giúp cho học sinh có thói quen làm dàn
bài đại cương trước khi viết bài. Đây là một thói quen tốt, có lợi cho việc rèn
luyện kỹ năng viết đúng, viết đủ, không thiếu ý và có trình tự hợp lý hơn.
Đồng thời, giúp học sinh phân bố thời gian viết bài cho phù hợp, tránh tình
trạng bài viết lan man, viết một ý mà các em có cảm hứng dẫn đến mất ý ở
phần sau hoặc nhớ gì viết nấy khiến bài viết lộn xộn.
- Nhận xét bài làm:
Khâu này là quan trọng nhất với việc rèn luyện kỹ năng viết cho các
em. Do vậy, giáo viên cần nhận xét cụ thể, có thể đưa ra hướng giải quyết để
các em khắc phục lỗi của mình. Tuy vậy, nhận xét cụ thể không đồng nghĩa
với chỉ trích, nhạo báng học sinh. Giáo viên cần có thái độ trân trọng thật sự
với sự sáng tạo của các em. Từ đó mà xác nhận thái độ và cách ứng xử phù
hợp với tiết trả bài. Thông thường, bao giờ lời nhận xét của giáo viên cũng
phải đi từ những ưu diểm của học sinh trước để gây hứng thú giúp học sinh
hăng hái nhận khuyết điểm và có nhu cầu sửa lỗi. Giọng nói nhẹ nhàng,
truyền cảm và ánh mắt bao dung, độ lượng nhìn thẳng vào học sinh giúp các
em tự nhận ra lỗi của mình và khát khao được vươn lên .

VD : Ở tiết 24 : Trả bài viết số 1 với đề bài : Kể lại một truyện dân
gian đã học ( truyền thuyết, cổ tích ) bằng lời văn của em .
* Yêu cầu cần đạt :
+ Hình thức:
- Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng: MB, TB, KB.
- Diễn đạt lưu loát, dùng từ ngữ chính xác, không mắc lỗi chính tả, trình
bầy bài sạch sẽ.
+ Nội dung:
- Xác định đúng kiểu bài: Tự sự.
- Lời kể : Kể bằng lời văn của em.
- Đối tượng, phạm vi kể: một truyện dân gian đã học ( truyền thuyết, cổ
tích)
- Nội dung kể: Phải đảm bảo các nội dung chính của truyện dân gian
đó, không thêm hay bỏ bớt các nội dung chính của truyện .
- Ngôi kể : Ngôi thứ 3.
+ Cụ thể:
- Mở bài: Giới thiệu về truyện truyền thuyết sẽ kể. (trực tiếp hoặc gián
tiếp)
- Thân bài: Lần lượt kể lại nội dung của truyện bằng lời văn của em.
( không viết lại nguyên lời của tác giả)
- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của truyện và suy nghĩ của em về truyện đó.
9


* Giáo viên có thể nhận xét, sửa lỗi về:
+ Kiểu văn bản mà học sinh xây dựng so với yêu cầu đề bài là đúng
hay sai . Lấy dẫn chứng từng bài của học sinh cụ thể.
- Bài của em Nguyễn Tuấn Minh đã xác định sai kiểu văn bản so với
yêu cầu của đề bài . Em thiên về miêu tả nhân vật Thạch Sanh nhiều hơn kể
việc làm của Thạch Sanh và nội dung truyện. Cụ thể có đoạn là : Thạch Sanh

là người rất to cao, khỏe mạnh,đẹp trai,thân hình rắn chắc với các cơ bắp cuồn
cuộn, thường mặc cái khố và cầm chiếc rìu của cha để lại .......
- GV sửa lỗi : văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả khi kể nhưng không
thiên về tả nhiều hơn kể hoặc tách lời kể ra khỏi lời văn miêu tả.
+ Nội dung: Mức độ thể hiện nội dung đã sâu sắc hay chưa, nội dung
nào còn thiếu, nội dung nào ý còn sơ sài.Nêu tên từng học sinh ở các trường
hợp trên.
- Bài của em Nguyễn Hữu Dân kể về truyện Thánh Gióng nhưng thiếu
chi tiết Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ .
- GV sửa lỗi : thiếu chi tiết Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ thì nội
dung truyện không lôgíc vì không có sự việc trên thì làm sao Gióng ra trận
giết giặc Ân được. Vì vậy, khi kể , người kể cần nắm vững các sự kiện chính
của truyện cần kể .
- Bài của em Nguyễn Thị Trâm kể truyện Sơn Tinh,Thủy Tinh với đủ
các sự việc nhưng kể về cuộc giao chiến giữa hai vị thần còn mờ nhạt .Cụ thể
là : Thủy Tinh đến sau, không lấy được Mị Nương nên tức giận đem quân
đánh Sơn Tinh để cướp Mị Nương nhưng bị thua cuộc .
- GV sửa lỗi : Cần phải kể chi tiết về cuộc giao chiến giữa hai vị thần vì
qua cuộc đọ sức đó, tác giả dân gian muốn đề cao sức mạnh của thần núi : núi
(đất ) là quê hương cư trú đầu tiên của người Việt Cổ và niềm tin vào công
cuộc trị thủy để bảo vệ cuộc sống của cư dân Việt Cổ cũng như sự kiên trì của
chúng ta ngày nay trong việc phòng chống thiên tai diễn ra hàng năm là Sơn
Tinh sẽ thắng Thủy Tinh cho dù Thủy Tinh có mạnh mẽ đến đâu : hô mưa,gọi
gió,dâng nước lên cuồn cuộn...thì Sơn Tinh cũng không hề nao núng, vẫn
bình tĩnh bốc đồi, rời núi, xây thành,đắp lũy chiến thắng Thủy Tinh. Nếu thiếu
chi tiết về cuộc giao tranh ấy thì sẽ không làm nổi bật được ý nghĩa trên.
VD : Ở tiết 47 : Trả bài viết số 2 với đề bài : Kể về một việc tốt em
đã làm .
* Yêu cầu cần đạt :
+ Hình thức:

- Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng: MB, TB, KB.
- Diễn đạt lưu loát, dùng từ ngữ chính xác, không mắc lỗi chính tả, trình
bầy bài sạch sẽ.
10


+ Nội dung:
- Xác định đúng kiểu bài: Tự sự .
- Lời kể: Kể bằng lời văn của em.
- Ngôi kể : Ngôi thứ 1.
- Đối tượng, phạm vi kể: một việc tôt em đã làm .
- Nội dung : Việc làm tốt đó là gì? Diễn ra ở đâu? Lúc nào? Diễn biến
của việc làm tốt mà em đã làm. Cảm nghĩ của em về việc mình đã làm và lời
khuyên đối với mọi người .
+ Cụ thể:
- Mở bài: Giới thiệu về việc làm tốt của em . (trực tiếp hoặc gián tiếp)
- Thân bài: Lần lượt làm rõ các nội dung kể : Việc làm tốt đó là gì? Diễn
ra ở đâu? Lúc nào? Diễn biến của việc làm tốt mà em đã làm.
- Kết bài: Cảm nghĩ của em về việc mình đã làm và lời khuyên đối với
mọi người .
* Giáo viên có thể nhận xét, sửa lỗi về:
+ Bố cục: Nêu những bài viết đúng, đủ, bố cục ba phần rõ ràng, đồng
thời nêu tên những học sinh còn thiếu hoặc bố cục chưa rõ ràng. Với học sinh
lớp 6, bố cục văn bản nhiều khi các em không biết bắt đầu của phần mở bài là
từ đâu và kết thúc ở chỗ nào? Cách viết một đoạn (ở mở bài và kết bài) hay
những đoạn (thân bài) phải đảm bảo những yêu cầu ra sao. Nhiều khi , các em
viết cả một phần thân bài chỉ bằng một đoạn văn mặc dù diễn đạt nhiều ý
khác nhau.Do vậy, để khắc phục lỗi này, giáo viên cần phải chỉ ra, nhấn mạnh
cách viết một đoạn văn, cách liên kết giữa các đoạn và việc sắp xếp theo một
thứ tự hợp lý các ý trong bài như thế nào.

Khi tiến hành khâu này, giáo viên nên chọn bài của học sinh : bài chuẩn
và bài còn mắc nhiều lỗi để học sinh đối chiếu và tự tìm ra hướng đi cho
mình.
- Về lỗi này, ít học sinh mắc lỗi . Đa số, các em viết bài theo bố cục 3
phần rõ ràng và đi đúng nội dung chính của từng phần :
Ví dụ bài của em Nguyễn Thị Thùy Anh, bố cục 3 phần rõ ràng :
* Mở bài : Giới thiệu cụ thể về việc làm tốt đã làm .
* Thân bài :
- Kể về thời gian,địa điểm diễn ra sự việc .
- Người cùng tham gia sự việc .
- Diễn biến sự việc : bắt đầu, diễn biến, kết thúc .
* Kết bài : Nêu ý nghĩ của bản thân sau khi làm được việc tốt .

11


- Tuy nhiên,vẫn còn em mắc lỗi về xây dựng bố cục và sắp xếp nội dung
từng phần trong bố cục :
Bài của em Nguyễn Đăng Vinh, bài viết không có bố cục 3 phần mà
có cấu trúc của một đoạn văn dài gần 2 trang .
VD: Ở tiết 98 : Trả bài Tập làm văn tả cảnh viết ở nhà với đề : Tả
con đường từ nhà em đến trường .
* Yêu cầu cần đạt :
+ Hình thức:
- Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng: MB, TB, KB.
- Diễn đạt lưu loát, dùng từ ngữ chính xác, không mắc lỗi chính tả, trình
bầy bài sạch sẽ.
+ Nội dung:
- Xác định đúng kiểu bài: Miêu tả .
- Lời văn: Tả bằng lời văn của em.

- Đối tượng, phạm vi tả : con đường từ nhà em đến trường .
- Nội dung: Thời gian, không gian tả, quang cảnh thiên nhiên, con người
trên đường. Cảm nghĩ của em về con đường.
+ Cụ thể:
- Mở bài: Giới thiệu về con đường từ nhà em đến trường . (trực tiếp hoặc
gián tiếp)
- Thân bài: Lần lượt làm rõ các nội dung tả : Thời gian, không gian tả,
quang cảnh thiên nhiên, con người, loài vật trên đường.
- Kết bài: Cảm nghĩ của em về con đường.
* Giáo viên có thể nhận xét, sửa lỗi về:
Bài của em Nguyễn Phương Anh, có bố cục 3 phần nhưng viết nội dung
phần mở bài trong bài viết lại không phù hợp .
* Mở bài : Con đường từ nhà em đến trường vào buổi sáng đẹp trời
trông rất thơ mộng, thanh bình với những làn gió nhè nhẹ thổi làm đung đưa
cành lá hai hàng cây bên đường cùng với tiếng họa mi hót chào ngày mới .
Sau đây, em xin tả về con đường ấy .
- GV sửa lỗi : Phần nội dung trên nên đưa xuống phần thân bài tả chi
tiết về con đường . Phần mở bài chỉ cần dẫn dắt để giới thiệu về con đường .
Ví dụ : Trong suốt quãng thời gian cắp sách tới trường, tôi đã yêu mến và gần
gũi với nhiều đồ vật : cặp sách, chiếc mũ đội đầu ...Nhưng có lẽ, quen thuộc,
gắn bó với tôi nhất là con đường từ nhà đến trường .
VD : Ở tiết 115 : Trả bài Tập làm văn tả người với đề : Tả về người
thân của em.
12


* Yêu cầu cần đạt :
+ Hình thức:
- Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng: MB, TB, KB.
- Diễn đạt lưu loát, dùng từ ngữ chính xác, không mắc lỗi chính tả, trình

bầy bài sạch sẽ.
+ Nội dung:
- Xác định đúng kiểu bài: Miêu tả .
- Lời văn: Tả bằng lời văn của em.
- Đối tượng, phạm vi tả : người thân của em .
- Nội dung: Tả đặc điểm: hình dáng, nước da, mái tóc, khuôn mặt mắt ,
mũi, miệng, hàm răng, bàn tay , bàn chân, trang phục. Tính tình: lời nói, cử
chỉ, hoạt động, cách cư xử với mọi người. Công việc, sở thích, thói quen, tính
cách, tình cảm . Cảm nghĩ của em về người đó.
+ Cụ thể:
- Mở bài: Giới thiệu về người thân em sẽ tả . (trực tiếp hoặc gián tiếp)
- Thân bài: Lần lượt làm rõ các nội dung tả : Tả đặc điểm: hình dáng,
nước da, mái tóc, khuôn mặt mắt , mũi, miệng, hàm răng, bàn tay , bàn chân,
trang phục. Tính tình: lời nói, cử chỉ, hoạt động, cách cư xử với mọi người.
Công việc, sở thích, thói quen, tính cách, tình cảm .
- Kết bài: Cảm nghĩ của em về người đó .
* Giáo viên có thể nhận xét, sửa lỗi về:
+ Diễn đạt: Lỗi diễn đạt cũng là lỗi khá phổ biến của học sinh lớp 6.
Thông thường, các em thường viết câu dài, ý tứ luẩn quẩn. Có khi,cả phần
thân bài chỉ viết bằng một câu. Hoặc việc sắp xếp các từ ngữ không phù hợp
khiến cho ý không toát lên được hoặc người đọc lại hiểu một ý ngược lại. Do
vậy, giáo viên cần tỉ mỉ sửa vào bài viết cho các em và chọn ra những lỗi diễn
đạt phổ biến nhất yêu cầu các em cùng sửa.
Bài của em Trần Bình Dương mắc lỗi diễn đạt lủng củng nên không
làm toát lên được dụng ý của người viết , khiến người đọc lại hiểu ý ngược lại
.Trong bài, có đoạn : Dù mới ở độ tuổi 34 nhưng trên khuôn mặt của mẹ đã
xuất hiện nhiều nếp nhăn và chấm đồi mồi,cùng với đôi bàn tay gầy gò, thô
ráp, tôi thấy mẹ già nhiều hơn so với tuổi.
- GV sửa lỗi :Với lời văn diễn đạt trên, có người đọc hiểu rằng bạn chê
mẹ già hơn so với tuổi mà không hiểu ý của người viết là thương mẹ vì mẹ

phải vất vả bươn chải cuộc sống lo cho con ăn học nên mẹ già trước tuổi . Vì
vậy, khi diễn đạt, người viết cần phải chú ý sắp xếp từ ngữ để ý văn được chặt
chẽ :Vì phải vất vả bươn chải cuộc sống để lo cho tôi ăn học nên mới ở độ
tuổi 34 nhưng trên khuôn mặt của mẹ đã xuất hiện nhiều nếp nhăn và chấm
13


đồi mồi, cùng với đôi bàn tay gầy gò,chai sần,tôi thấy mẹ già nhiều hơn so
với tuổi .
+ Ngữ pháp: Nhận xét về cách dùng các dấu câu.Yêu cầu học sinh nhắc
và nhớ lại cách dùng dấu phẩy, dấu chấm, hỏi chấm, chấm lửng ... và sau các
dấu chấm, chấm hỏi, chấm lửng... ta phải viết ra sao. Tránh tình trạng viết
không dùng dấu câu, dùng không đúng hoặc sau dấu chấm không viết hoa ,
viết hoa những chữ không phải là danh từ riêng hoặc không đứng ở đầu câu.
Giáo viên nên chọn nêu những lỗi phổ biến của nhiều học sinh để sửa.Như
vậy,sẽ tạo điều kiện để sửa được nhiều lỗi cho nhiều học sinh hơn trong một
tiết trả bài.
Bài của em Nguyễn Như Quỳnh mắc lỗi viết hoa từ không phải danh từ
riêng,danh từ riêng và sau dấu chấm không viết hoa .Cụ thể đoạn văn tả về
chị gái :Chị có cái tên rất dễ mến phùng thị thương thương . tên chị giống với
giọng nói nhẹ nhàng và tính cách thùy mị của Chị .
- GV sửa lỗi : Khi viết, danh từ riêng và sau dấu chấm phải viết hoa .
Ví dụ : Chị có cái tên rất dễ mến Phùng Thị Thương Thương .Tên chị ....chị .
Bài của em Vũ Hoàng Yến mắc lỗi dùng dấu hỏi chấm không phù hợp
với nội dung diễn đạt của câu văn : Anh sở hữu làn da trắng hồng,đôi mắt
tròn, đen láy ... .
- GV sửa lỗi : Khi miêu tả về người anh thì người viết phải tả chi tiết
những đặc điểm của người anh để người đọc ( nghe ) hình dung được đối
tượng miêu tả như đang hiện ra trước mắt mình . Nếu tả một hai đặc điểm
rồi dùng dấu chấm lửng biểu thị ý còn nhiều chi tiết khác chưa tả thì người

đoc (nghe ) không thể biết được chi tiết mình muốn miêu tả là gì .
VD : Ở tiết 132 : Trả bài Tập làm văn miêu tả sáng tạo với đề : Tả lại
một phiên chợ theo trí tưởng tượng của em .
* Yêu cầu cần đạt :
+ Hình thức:
- Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng: MB, TB, KB.
- Diễn đạt lưu loát, dùng từ ngữ chính xác, không mắc lỗi chính tả, trình
bầy bài sạch sẽ.
+ Nội dung:
- Xác định đúng kiểu bài: Miêu tả sáng tạo theo trí tưởng tượng .
- Lời văn: Tả bằng lời văn của em.
- Đối tượng, phạm vi tả : một phiên chợ theo trí tưởng tượng của em .
- Nội dung: Thời gian,địa điểm, không gian tả, quang cảnh thiên nhiên,
con người, loài vật ở phiên chợ . Cảm nghĩ của em về phiên chợ đó .
+ Cụ thể:
14


- Mở bài: Giới thiệu về phiên em sẽ tả . (trực tiếp hoặc gián tiếp)
- Thân bài: Lần lượt làm rõ các nội dung tả : gian,địa điểm, không gian tả,
quang cảnh thiên nhiên, con người, loài vật ở phiên chợ .
- Kết bài: Cảm nghĩ của em về phiên chợ đó .
* Giáo viên có thể nhận xét, sửa lỗi về:
+ Từ ngữ: Lỗi phổ biến của học sinh lớp 6 là dùng từ có sự lẫn lộn các từ
gần âm với nhau, dùng từ không đúng nghĩa hoặc lặp từ ngữ. Ngoài việc chỉ
ra các lỗi cho các em thấy, giáo viên cần chỉ ra nguyên nhân của các lỗi này là
do vốn từ nghèo nàn, thiếu cân nhắc, cũng có thể do không biết nghĩa hoặc
hiểu sai nghĩa, hiểu không đầy đủ nghĩa của từ. Chính vì vậy khiến cho người
đọc có cảm giác nặng nề, nhàm chán, câu văn máy móc, rập khuôn.Từ
đó,giáo viên chỉ cho học sinh cách sửa lỗi: Đó là khi viết , phải hết sức tránh

lập từ một cách vô ý thức khiến cho lời nói trở nên nặng nề, dài dòng. Và chỉ
dùng từ nào mà mình nhớ chính xác hình thức ngữ âm. Nếu không hiểu hoặc
chưa hiểu rõ thì chưa dùng, có thể dùng từ điển tra cứu để nắm rõ nghĩa.
Bên cạnh việc chỉ ra lỗi, với những học sinh có sử dụng từ ngữ độc đáo
và hay,giáo viên cũng phải đọc minh hoạ để biểu dương các em, đồng thời để
các bạn khác học tập.
Như vậy, các em không chỉ biết dùng từ chính xác, có sức gợi hình, gợi
cảm mà còn biết vận dụng các biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh để làm nổi
bật cảnh vật được tả.
Bài của em Dương Yến Nhi dùng từ chính xác , có sức gợi hình, gợi
cảm, biết vận dụng các biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh để làm nổi bật cảnh
vật được tả.Ví dụ đoạn văn : Mới 5 giờ sáng, ông mặt trời còn đang ngái ngủ
nhưng không khí của phiên chợ quê tôi đã đông vui như một lễ hội . Người đi
chợ tấp nập vào ra, các mặt hàng được bầy bán rất phong phú . Tiếng chào
mua hàng của người bán, tiếng hỏi giá của người mua mỗi lúc rôm rả hơn .
Bài của em Nguyễn Thị Huyền Trang mắc lỗi dùng từ không đúng
nghĩa .Cụ thể câu : Quang cảnh phiên chợ ở quê tôi thật mĩ lệ .
- GV sửa lỗi : Từ “ mĩ lệ ” là chỉ cảnh vật có vẻ đẹp trang trọng nên dùng
từ này tả chợ quê là không đúng.Thay từ “mĩ lệ ” bằng từ “ thanh bình” hoăc
“ thơ mộng” thì hợp hơn .
Bài của em Lê Thị Hồng Hạnh có câu nhầm lẫn giữa các từ gần âm. Cụ
thể câu : Trời còn chưa sáng tỏ, những tiếng bước chân của người đi chợ sớm
đã xua tan không khí tịch mịt bí ẩn của buổi đêm .
- GV sửa lỗi : Từ “ tịch mịt “ không có trong từ điển tiếng Việt mà chỉ có
từ “ tịch mịch“chỉ sự vắng vẻ, yên tĩnh, không có hoạt động diễn ra.Vì không
nhớ chính xác hình thức ngữ âm của từ nên dẫn đến viết sai từ.Khi dùng từ,
15


phải nhớ chính xác nghĩa và hình thức ngữ âm của từ; nếu không nhờ, phải tra

từ điển tiếng Việt .
+ Về chữ viết, trình bày, chính tả: Giáo viên nên tuyên dương những
em viết đẹp, trình bày sạch sẽ, không sai lỗi chính tả. Có thể cho khuyến
khích từ 0,5 - 1 điểm. Ngược lại , những em chữ xấu, trình bày bẩn, nhiều tẩy
xoá và sai lỗi chính tả cần phạt bằng trừ số điểm tương ứng. Có như thế, các
em mới có thể tiến bộ về chữ viết và giữ gìn bài cẩn thận cũng như suy nghĩ
và cân nhắc kỹ càng trước khi viết. Hay nói cách khác, các em được rèn luyện
đức tính cẩn thận, kiên trì khi viết bài Tập làm văn nói riêng và bài kiểm tra
các môn học khác nói chung.
Bài các em : Đặng Quang Thái, Nguyễn Văn Giáp chữ cẩu thả, trình
bầy bài còn tẩy xóa, sai lỗi chính tả thông thường .
- GV sửa lỗi: luyện viết chữ cẩn thận , khi viết sai thì dùng thước gạch ,
không được tẩy xóa . Phát âm chính xác để tránh lỗi sai giữa chữ tr với ch, r
với d, gi; dấu hỏi với dấu ngã .
+ Cuối cùng các khâu nhận xét, giáo viên nêu khái quát những tiến bộ
hoặc nhược điểm của toàn lớp so với bài tập trước. Đồng thời, nêu ra những
phương hướng khắc phục và rút kinh nghiệm cho bài làm sau.
- Giáo viên đọc bài mẫu của học sinh trong lớp hoặc lớp khác cho cả
lớp nghe và học tập. Sau khi giáo viên đọc (hoặc cho học sinh đọc), giáo viên
yêu cầu cả lớp nhận xét và tự rút ra ưu điểm cũng như những tồn tại nhỏ của
bạn (bởi vì thực tế dù là bài mẫu các em vẫn không thể viết hoàn thiện hẳn
được). Quá trình các em tự nhận xét cũng là quá trình các em biết học tập bạn
ở những điểm nào?
- Trả bài: Sau khi hoàn tất những nhận xét bằng cách đọc bài mẫu, giáo
viên công bố điểm cho từng học sinh.Có thể đọc từ điểm cao xuống thấp hoặc
ngược lại. Sau đó phát bài cho học sinh.
Khi học sinh đã nhận được bài của mình, giáo viên yêu cầu học sinh
đọc lại bài, đối chiếu với nhận xét, sửa những lỗi sai về chính tả, dấu câu, từ
ngữ... Riêng những lỗi sai về diễn đạt, bố cục, hoặc trình bày ý lộn xộn...,
giáo viên yêu cầu các em về viết lại cho đúng, ra hẹn thu và chấm. Kết quả

của các bài làm lại này phản ánh tương đối trung thực, khách quan sự thành
công và hiệu quả cuả tiết trả bài. Vì vậy, giáo viên cần tiến hành chu đáo, cẩn
thận. Chính sự cẩn trọng, tỉ mỉ và nhiệt tình của giáo viên ở khâu này sẽ giúp
học sinh phấn đấu và rèn luyện kỹ năng viết.
2.4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà tr ưởng .

16


Nâng cao kết quả rèn luyện kỹ năng viết là công việc đầy khó khăn, vất
vả, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của cả giáo viên và học sinh. Cả hai nhân
tố này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của quá trình rèn luyện. Thực tế ở lớp
6 đầu cấp, việc uốn nắn kỹ năng viết đúng, viết hay có điểm rất dễ nhưng
cũng rất khó. Dễ vì các em đều ngoan, chịu khó và nghe lời. Nhưng khó bởi
vì các em mau quên, sự kiên nhẫn và cẩn thận chưa trở thành một thuộc tính
cần thiết. Do vậy, người giáo viên phải biết nắm vững tâm lý của từng em, có
những kiểu nhận xét và uốn nắn riêng.Việc hình thành, rèn luyện và phát triển
kỹ năng viết Tập làm văn không chỉ được tiến hành qua tiết trả bài mà còn
được kết hợp trong các phân môn Tiếng Việt và Văn học.Tuy vậy, hơn tất cả
các phân môn khác, Tập làm văn đúng như tên gọi của nó, có ảnh hưởng rất
lớn đến kỹ năng viết nói chung của học sinh.Trong đó, làm bài đặc biệt là tiết
trả bài Tập làm văn lại có ảnh hưởng rõ rệt nhất, tích cực nhất.
Áp dụng những yêu cầu và các bước tiến hành giờ trả bài Tập làm văn
trên vào học sinh lớp 6D trường THCS Minh Khai, tôi đã thu nhận được sự
tiến bộ đáng mừng của học sinh.
Như vậy, kỹ năng viết đúng của các em có sự tiến bộ rõ rệt. Cùng với
kỹ năng viết đúng, tránh được các lỗi mắc phải trước đây, nhiều em đã vươn
lên viết hay.Cụ thể như em: Lê Hồng Hạnh, Vũ Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Phi
Hùng , Chu Trịnh Thùy Dung, Hoàng Thị Quỳnh, Nguyễn Ngọc Nhất,

Nguyễn Thị Hồng Minh, Hồ Quang Huy, Lê Ngọc Thiện...
Tìm hiểu nguyên nhân của sự tiến bộ trên, tôi làm phiếu điều tra thái
độ, tinh thần học tập giờ trả bài Tập làm văn. Kết quả như sau :
- 90% học sinh rất thích giờ trả bài.
- 7% xem như giờ khác
- 3% không đánh giá.
Từ đó, cho thấy đa số học sinh có hứng thú với tiết trả bài. Đó là động
lực thúc đẩy các em tiến bộ.
Sự tiến bộ về kỹ năng viết Tập làm văn cũng ảnh hưởng tích cực đến
chất lượng học tập môn Ngữ Văn. Cụ thể như sau: ( tổng số 45 em):

17


Học lực

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Thời gian

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

Đầu năm

7

0.16

12

0.27

23

0.5

3

0.07


Giữa kỳ I

9

0.2

14

0.31

19

0.42

3

0.07

Kỳ I

12

0.27

18

0.4

13


0.29

2

0.04

Giữa kỳ II

14

0.31

21

0.47

9

0.2

1

0.02

Kỳ II

17

0.38


24

0.53

4

0.09

0

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
- Kết luận :
Quá trình áp dụng các bước trong tiết trả bài Tập làm văn với những yêu
cầu nêu trên, bản thân tôi tự rút ra cho mình bài học kinh nghiệm như sau:
+ Về phía giáo viên: Phải nhiệt tình, kiên trì và đúng mực. Đồng thời,
phải thấy rõ được sự quan trọng của tiết trả bài với việc hình thành kỹ năng
viết Tập làm văn cho các em. Chính sự tận tâm, cẩn trọng của giáo viên trong
chấm và chữa bài có ảnh hưởng quyết định đến sự tiến bộ trong viết văn của
các em.
+ Về phía học sinh: Phải siêng năng, kiên trì và cẩn thận, không ngừng
học tập và trau dồi để nâng cao chất lượng bài viết. Đồng thời, phải có ý chí
tiến bộ, không bi quan mặc cảm, giấu dốt, mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật để
luôn luôn phát triển. Học sinh phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu của giáo viên
sau tiết trả bài, đồng thời phải tích cực đọc tài liệu để trau dồi vốn từ, luyện
viết văn để học tập và nâng cao kỹ năng."Trăm hay không bằng tay quen", vì
vậy, nếu các em có được những phẩm chất trên, nhất định các em sẽ viết đúng
và viết hay
- Kiến nghị:
Rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh có thể tiến hành bằng nhiều con
đường, nhiều hình thức, ở nhiều phân môn và môn học. Tuy nhiên, thông qua

môn Tập làm văn và nhất là qua tiết trả bài vẫn được xem là con đường tập
trung, có hệ thống và mang tính quyết định nhất.
Dạy học Tập làm văn nói riêng và dạy học Ngữ Văn nói chung là một
việc làm vất vả , đòi hỏi cả thầy và trò đều phải nỗ lực không ngừng. Bởi
khác với môn học khác, đây là môn học đòi hỏi giáo viên và học sinh không
chỉ cần đến trí tuệ mà còn phải phát huy yếu tố tình cảm, cảm xúc. Muốn làm
được điều đó, người giáo viên phải nghiên cứu, tính toán, nghiền ngẫm công
phu qua từng công đoạn, qua mỗi khâu, mỗi biện pháp, cách thức để khơi dậy
18


niềm say mê trí tuệ, tâm hồn giúp các em chủ động tiếp xúc với tác phẩm và
hơn thế, sáng tạo ra những tác phẩm mới. Đấy là một quá trình hoạt động đa
dạng, phức tạp, mang tính khoa học và nghệ thuật sâu sắc.Chương trình Ngữ
Văn đổi mới theo hướng tích hợp, chú trọng đề cao sự phát triển tích cực sáng
tạo của học sinh, tránh xu hướng hàn lâm, quá tải, nặng về lý thuyết , ít ứng
dụng, thực hành.Vì vậy, SGK Ngữ Văn không chỉ chú ý cung cấp kiến thức
mà còn chú ý hình thành kỹ năng, những kỹ năng tối ưu cho việc đọc hiểu văn
bản và ứng dụng trong đời sống.
Vì vậy với "Nâng cao kỹ năng thực hành luyện viết bài văn miêu tả
cho học sinh lớp 6 thông qua tiết trả bài " mong muốn tìm ra được những
điều kiện để tổ chức một tiết trả bài có hiệu quả cao nhất, nhằm phát triển một
trong bốn kỹ năng quan trọng mà môn Ngữ Văn hướng tới. Đây cũng là một
cách để hướng tới, tiếp cận gần hơn với phương pháp dạy học tích hợp. Bởi
suy cho cùng, kỹ năng viết của học sinh chỉ có được khi các em có sự vận
dụng những gì mình đã được đọc, nghe, cảm nhận ...Các em cũng chỉ viết
đúng, viết hay khi các em tích cực học tập, tìm tòi và sáng tạo.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

XÁC NHẬN CỦA THỦ

TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 01 tháng 04 năm2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Dương Thị Tố Nga

19


MỤC LỤC
Tên đề mục

Trang

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài

2

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2


1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

1.5. Những điểm đổi mới của Sáng kiến kinh nghiệm
2. Nội dung Sáng kiến kinh nghiệm

2

2.1. Cơ sở lí luận của Sáng kiến kinh nghiệm

2

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm

3

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

4

2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường

16

3. Kết luận, kiến nghị
- Kết luận


17

- Kiến nghị

20


21



×