Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN phối hợp công tác chủ nhiệm với hoạt động đội trong việc giáo dục học sinh giữ gìn môi trường ở trường THCS đông thanh, huyện đông sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.66 MB, 27 trang )

SKKN Lê Thi Thơm- THCS Đông Thanh- Đông Sơn
Đề tài: “Phối hợp công tác chủ nhiệm với hoạt động Đội trong việc giáo dục
học sinh giữ gìn vệ sinh môi trường ở trường THCS Đông Thanh, huyện
Đông Sơn”.
CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT TRONG SKKN
THCS
GVCN
TPTĐ
GD&ĐT
CNH-HĐH
GDCD
NGLL

Trung học cơ sở
Giáo viên chủ nhiệm
Tổng phụ trách Đội
Giáo dục và Đào tạo
Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa
Giáo dục công dân
Ngoài giờ lên lớp


MỤC LỤC
NỘI DUNG
Các từ ngữ viết tắt trong s¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Mục lục
A . Më ®Çu
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu


B. Néi dung
I. Cơ sở lý luận
II. Thực trạng công tác giữ gìn vệ sinh môi trường
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện
1. Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể và tổ chức thực hiện
trong năm học
2. Tích cực thực hiện phong trào xây dựng trường lớp xanhsạch- đẹp

TRANG
1
1
2
2
2
3
3
4
5
5
7

3. Tổ chức các hội thi, sân chơi,…giúp học sinh hiểu biết về môi
trường

9

4. Lồng ghép, tích hợp giáo dục học sinh giữ gìn, bảo vệ môi
trường thông qua các môn học.

10


5. Tìm hiểu về môi trường thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên qua trò chơi “Ô chữ kì diệu”

12

6. Xây dựng cho học sinh thói quen dọn vệ sinh trường lớp,
chăm sóc bồn cây, công trình măng non

15

7. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, xếp loại hàng tuần. Động
viên, khen thưởng cá nhân, tập thể thực hiện tốt

16

IV. Kết quả của quá trình nghiên cứu đề tài
C. Kết luận, kiÕn nghÞ
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

17
19

2


3



A. më ®Çu
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế- xã hội trong những năm qua
đã làm mới đổi xã hội Việt Nam. Chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng được
nâng cao. Tuy vậy, sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo với việc bảo vệ môi trường.
Vì vậy, môi trường Việt Nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường đã bị ô nhiễm
nghiêm trọng. Đảng và nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm giải
quyết các vấn đề về môi trường. Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp, các
ngành và đông đảo tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu thu được một số kết
quả đáng khích lệ. Tuy vậy, việc bảo vệ môi trường ở nước ta vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế- xã hội trong giai đoạn mới. Nhìn
chung, môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có lúc, có nơi đã đến
mức báo động. Trước những yêu cầu nêu trên, bản thân tôi thấy rằng chủ trương
của Đảng và nhà nước, cũng như chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển
khai xây dựng bộ tài liệu tích hợp giáo dục môi trường trong các môn học ở các cấp
học là cần thiết nhất, hữu hiệu nhất. Vì ở nước ta hiện nay có khoảng hàng chục
triệu học sinh, sinh viên các cấp và hàng triệu giáo viên- cán bộ quản lí và cán bộ
giảng dạy. Đây là một lực lượng khá hùng hậu. Vì vậy việc trang bị kiến thức về
môi trường, kĩ năng bảo vệ môi trường cho tầng lớp học sinh - sinh viên, các nhà
làm công tác giáo dục là cách nhanh nhất làm cho gần một phần ba dân số hiểu biết
về môi trường. Đây cũng chính là lực lượng xung kích, hùng hậu nhất trong công
tác tuyên truyền bảo vệ môi trường cho gia đình và cộng đồng dân cư của khắp các
địa phương cả nước. Hơn nữa hệ thống các trường học cùng các cơ sở giáo dục và
đào tạo cũng là những trung tâm văn hóa của địa phương, là nơi có điều kiện để
thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững đất nước.
Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THCS tức là làm cho gần 10%
dân số hiểu biết về môi trường và bảo vệ môi trường. Con số này sẽ nhân lên
nhiều lần nếu các em biết và thực hiện được tuyên truyền về bảo vệ môi trường

trong cộng đồng, từng bước tiến tới trong tương lai là có cả một thế hệ biết và
hiểu về môi trường, sống và làm việc vì môi trường, thân thiện với môi trường,
góp phần hình thành ở học sinh tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, góp phần
hình thành và phát triển ở học sinh một số kỹ năng, thói quen bảo vệ môi trường,
thói quen sống vệ sinh, ngăn nắp, gọn gàng, tiết kiệm; biết trồng và chăm sóc cây
xanh, làm cho môi trường thêm xanh - sạch - đẹp; Biết làm những việc đơn giản
và thiết thực để bảo vệ môi trường tại trường, lớp, nơi công cộng. Ngoài ra, các
em học sinh còn có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh cho bản thân, gia
đình, cộng đồng. Từ đó các em biết giữ gìn các công trình công cộng.
Bên cạnh đó, giáo dục học sinh giữ gìn, bảo vệ môi trường nhằm làm cho
các em hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường, hình thành và phát triển ở các
em thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự, thân thiện với môi trường. Bồi
dưỡng tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cái thiện và hình thành thói
quen, kỹ năng sống bảo vệ môi trường cho các em.


Như vậy, giữ gìn vệ sinh trường học phải là công tác quan trọng hàng đầu
trong sự nghiệp giáo dục sức khoẻ cho thế hệ trẻ và quan trọng ngang với các nội
dung khác của nhà trường, nhằm thực hiện tốt khẩu hiệu: “Trẻ em hôm nay - Thế
giới ngày mai”.
Muốn cải thiện môi trường, bước đầu cần giáo dục học sinh ý thức gìn giữ
và bảo vệ cảnh quan môi trường tại nơi mình đang học tập, vui chơi hằng ngày.
Trong các năm gần đây Bộ GD&ĐT đã đưa nội dung “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”, trong đó có xây dựng trường lớp xanh - sạch đẹp - an toàn. Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường là góp phần hình thành
nhân cách người lao động mới, người chủ nhân tương lai đất nước, người lao
động có thái độ thân thiện với môi trường..
Từ cơ sở đó có thể nhận thấy rằng việc giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi
trường là mang tính cần thiết. Xuất phát từ thực trạng trên, tôi đã chọn đề tài
“Phối hợp công tác chủ nhiệm với hoạt động Đội trong việc giáo dục học sinh
giữ gìn vệ sinh môi trường ở trường THCS Đông Thanh, huyện Đông Sơn”.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

- Học sinh biết và hiểu những việc nên và không nên làm để giữ gìn vệ sinh
môi trường, vệ sinh trường lớp học.
- Học sinh có ý thức, hành động bảo vệ môi trường: Xanh – Sạch – Đẹp
trong lớp học và khuôn viên trường. Từ đó mở rộng thêm giữ gìn vệ sinh các nơi
công cộng khác
- Giáo dục học sinh yêu môi trường sống của mình, gần gũi, thân thiện với
môi trường.
- Giúp cho học sinh hiểu biết được các vấn đề về vệ sinh môi trường, nắm
bắt được mối quan hệ chặt chẽ giữa vệ sinh môi trường và sự phát triển.
- Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề về vệ sinh môi trường.
Môi trường sạch như là một nguồn lực để sinh sống lao động và phát triển của
mỗi cá nhân. Từ đó có thái độ đúng đắn trước những vấn đề về môi trường, xây
dựng ý thức trách nhiệm của cá nhân với môi trường.
- Thông qua việc giáo dục giữ gìn vệ sinh môi trường các em có kiến thức
kỹ năng để tham gia có hiệu quả, phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về môi
trường nơi các em sống và học tập.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Công tác phối hợp của GVCN và hoạt động Đội trong việc giáo dục học sinh
giữ gìn, bảo vệ môi trường
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu tài liệu
- Điều tra, khảo sát
- Phân tích tổng hợp
- Tổng kết kinh nghiệm
B. néi dung
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN



Môi trường là gì?
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất,
sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Ðiều 1, Luật Bảo vệ
Môi trường của Việt Nam).
Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá trình
tồn tại và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm,
nước, nhà ở... cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các nhu cầu
này đều do môi trường cung cấp. Tuy nhiên khả năng cung cấp các nhu cầu đó
của con người là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc
gia và ở từng thời kì.
Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người như
đất, đá, tre, nứa, tài nguyên sinh vật. Tất cả các tài nguyên này đều do môi trường
cung cấp và giá trị của tài nguyên phụ thuộc vào mức độ khan hiếm của nó trong
xã hội. - Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người
trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường. Các tài nguyên sau
khi hết hạn sử dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các chất thải. Các
chất thải này bị các quá trình vật lý, hóa học, sinh học phân hủy thành các chất vô
cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người. Tuy nhiên chức năng là nơi chứa đựng
chất thải của môi trường là có giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn này thì
sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.
Bảo vệ môi trường hiện là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn
cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc.
Nghị quyết số 41/NQ- TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng
cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước;
Quyết định số 1363/ QĐ- TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt đề án: “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ

thống giáo dục quốc dân” và Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12
năm 2003của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi
trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí
vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng
phát triển một tương lai bền vững của đất nước.
Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước,
ngày 31 tháng 1 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị về


việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng
tâm đến 2010 và các năm tiếp theo cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học
sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù
hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa, xây dựng mô hình
nhà trường xanh- sạch- đẹp phù hợp với các vùng, miền.
II. THỰC TRẠNG c«ng t¸c gi÷ g×n vÖ sinh m«i trêng

Vệ sinh môi trường đang là một vấn đề rất bức thiết trong cuộc sống chung
của chúng ta ngày hôm nay. Với môi trường học đường thì lâu nay sự "ô nhiễm"
là có thực nhưng mọi người lại bỏ quên chính học sinh cũng có ý thức rất kém
trong việc giữ gìn vệ sinh nơi trường lớp. Được biết, từ cấp bậc mẫu giáo, tiểu
học cho tới đại học, các em học sinh, sinh viên luôn được giáo dục rất kỹ lưỡng
về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh - sạch đẹp ở mọi nơi, mọi chỗ nhưng đáng
buồn thay, hằng ngày chúng ta đều chứng kiến ở bất cứ trường học nào việc học
sinh không giữ gìn vệ sinh học đường rất phổ biến. Nhiều em vứt giấy, rác vỏ của
các bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su… lung tung nơi sân trường, hành lang lớp
và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền lớp học… Việc làm thiếu ý thức này đã
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan trường học và bầu không khí học tập
và giảng dạy, sinh hoạt, vui chơi của thầy cô giáo và của chính các em. Không chỉ
vứt rác bừa bãi, nhiều em, nhất là các em còn vẽ bậy trên bàn học, trên tường…
Nguyên nhân của việc các em thiếu ý thức trong việc giữ gìn môi trường vệ

sinh học đường là do thói lười biếng, lối sống ích kỷ nghĩ đến quyền lợi cá nhân
của một số em. Các em nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp học
không phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao
công dọn dẹp. Cách suy nghĩ ấu trĩ như vậy thật là thiển cận và nguy hại. Đó là do
thói quen có từ lâu, khó sửa đổi khi ở các lớp học, hàng ngày, mặc dù các thầy cô
giáo và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở nhưng vẫn không thể nào giữ
cho lớp học sạch đẹp.
Kể từ năm học 2012-2013 trở về trước vệ sinh môi trường ở trường THCS
Đông Thanh dù nhà trường có nhiều giải pháp những vẫn chưa khắc phục được.
- Nguyên nhân chủ yếu là do việc giáo dục môi trường vẫn chưa thực sự
được chú trọng, việc lồng ghép giảng dạy giáo dục bảo vệ môi trường tại nhà
trường chưa tốt.
- Hoạt động ngoài giờ lên lớp vẫn chưa được quan tâm đúng mức, nhiều giáo
viên còn cho rằng đó là nhiệm vụ, là hoạt động của tổ chức đoàn thể mà người chịu
trách nhiệm là Tổng phụ trách Đội nên dẫn đến việc hướng dẫn các em còn qua loa
đại khái. Việc định hướng nội dung, hình thức về hoạt động ngoài giờ lên lớp của


giáo viên chưa có sự sáng tạo, dẫn đến sự nhàm chán cho các em, bên cạnh đó
năng lực tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp của một số giáo viên còn hạn chế.
- Việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh chưa thực hiện một cách
đồng bộ, chưa có sự phối kết hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường
nên các em thiếu ý thức, thói quen bảo vệ môi trường, nhiều khi thực hiện theo
kiểu hình thức, đối phó.
- Do ý thức chưa cao của học sinh nên đôi lúc còn xả rác không đúng nơi
quy định, còn để cây cỏ mọc um tùm ở khu vực vệ sinh, đường đi, lối lại làm cho
cảnh quan trường học bị phá vỡ mất đi vẻ mĩ quan.
- Các hoạt động của các ban ngành, đoàn thể còn mang tính thời vụ, có phát
động nhưng chưa đi sâu, đi sát trong việc nhận xét đánh giá, tuyên dương, khen
thưởng ý thức, thái độ trong học sinh chưa tích cực.

- Cảnh quan nhà trường (xanh, sạch, đẹp) chưa được quan tâm.
- Hố rác còn hẹp, chưa có phương án xử lý rác một cách khoa học. Chưa có
xe đẩy hoặc thùng rác để đựng rác trong sân trường.
- Chưa có nguồn nước riêng của trường, liên tục ảnh hưởng đến việc dội rửa
nhà vệ sinh.
- Chưa có nơi rửa tay cho học sinh theo đúng yêu cầu.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Với vai trò là một giáo viên nhiều năm liên tục làm công tác chủ nhiệm, tôi
đã đưa ra kế hoạch, chủ động phối hợp với Tổng phụ trách Đội đã thực hiện trong
2 năm học 2013 – 2014 và 2014-2015. Sau đó được nhà trường tổ chức triển khai
đến tất cả giáo viên chủ nhiệm trong trường cùng thực hiện. Các giải pháp tôi đã
thực hiện cụ thể như sau:
1. Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể và tổ chức thực hiện trong năm học *
Lập kế hoạch và thống nhất kế hoạch trong toàn bộ GVCN và Tổng phụ
trách Độivới các nội dung:
- Phân công khu vực lao động phù hợp với từng lớp và đối tượng học sinh.
- GVCN cùng TPT Đội họp và triển khai kế hoạch đến toàn thể học sinh
trong nhà trường. Thống nhất thời gian thực hiện kế hoạch.
- TPT Đội kết hợp với GVCN lập sơ đồ phân công việc giữ gìn vệ sinh cho
từng lớp .
- TPT Đội và GVCN thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp tổ chức
cho các em thi hiểu biết về giữ gìn vệ sinh môi trường. TPT Đội và GVCN biên
soạn các câu hỏi có liên quan đến giữ gìn vệ sinh môi trường tổ chức cho các em
thi tìm hiểu. Mỗi cá nhân tham gia trả lời đúng câu hỏi sẽ có phần thưởng. Lớp có
nhiều học sinh tham gia sẽ được cộng vào điểm thi đua của tháng đó.


* Nhiệm vụ của GVCN lớp:
GVCN phô tô sơ đồ cho từng lớp dán ở mỗi cửa phòng học để học sinh của

lớp nắm được phần việc của mình để thực hiện cho tốt. Hàng ngày các em nhìn
thấy sơ đồ phần việc của lớp giống như một lời nhắc nhở các em không quên
nhiệm vụ của mình. Nhiệm vụ này được làm thường xuyên trong các buổi của
tuần.
* Nhiệm vụ của giáo viên TPT Đội
- Tổ chức cho ban cán sự của các lớp được tham quan các đơn vị tiêu biểu
trong công tác giữ gìn vệ sinh môi trường trong địa bàn xã (trường Tiểu học Đông
Thanh, Trường Mầm non Đông Thanh).
- TPT Đội kết hợp với GVCN cử những học sinh là ban cán sự của các lớp
thành lập thành một đoàn do TPT Đội làm trưởng đoàn. Ngoài ra hướng dẫn các
em tham quan về môi trường qua các kênh truyền hình.
* TPT Đội với GVCN tiến hành tổ chức cho học sinh các lớp học quy định
về giữ gìn vệ sinh trong trường học và nơi em đang sống:
- Không được vứt rác bừa bãi ra lớp học và sân trường
- Không đem quà vặt vào trường lớp ăn rồi bỏ rác ra lớp, ra sân trường
-Mỗi học sinh phải có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, đầu tóc gọn gàng,
trang phục sách sẽ, giầy dép phải đầy đủ.
- Mỗi học sinh phải có ý thức lao động quét rọn sân trường, lớp học sạch sẽ.
- Mỗi học sinh phải có ý thức chăm sóc bảo vệ cây xanh trong khu vực
trường và nơi ở.
- Mỗi học sinh lớp 8, 9 có ý thức tham gia lao động, giúp đỡ bố mẹ và giữ
gìn vệ sinh nơi em đang sống và học tập.
* Phân công cho các lớp trồng và chăm sóc bồn hoa cây cảnh.
Cây và hoa không thể thiếu ở sân trường vừa làm đẹp cho trường lớp, vừa
tạo bóng mát cho các em sinh hoạt cộng đồng trong giờ ra chơi như chơi các trò
chơi dân gian, ngồi ôn bài theo nhóm,... vừa điều hòa khí hậu với một số lượng
khá đông học sinh. Vì thế việc trồng bảo vệ và chăm sóc cây xanh là một việc làm
rất cần thiết trong nhà trường.
Trước mỗi phòng học có 2 bồn hoa, GVCN phân công cho trực nhật của
từng buổi có trách nhiệm chăm tưới. Ngoài ra còn phải nhổ cỏ, xáo cỏ, bón phân,

tưới cho các cây xanh lấy bóng mát và cây cảnh.
2. Tích cực thực hiện phong trào xây dựng trường lớp xanh – sạch – đẹp *
Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường Xanh - Sạch - Đẹp: gồm GVCN
Ban đại diện cha mẹ học sinh, Chi đoàn, Tổng phụ trách
Đội. * Làm tốt công tác tuyên truyền


+ Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi
trường , duy trì thường xuyên các hoạt động bảo vệ môi trường trong các tiết
HĐNGLL và tiết sinh hoạt. Phối hợp với địa phương trong việc tổ chúc hoạt động
hưởng ứng ngày môi trường thế giới, chiến dịch làm cho thế giớ sạch hơn....
+ Tổ chức các buổi tuyên truyền vận động trong toàn thể cán bộ giáo viên và
học sinh về mục đích ý nghĩa trách nhiệm của việc bảo vệ môi trường .với nhiều
hình thức tuyên truyền đa dạng như tuyên truyền miệng, qua tổ chúc hoat động
NGLL, lồng ghép vào các môn học , tuyên truyền qua rực quan: Khẩu hiệu ,băng
dôn, tuyên truyền qua loa phát thanh.....
+ Tiếp tục triển khai công tác bồi dưỡng, tích hợp nội dung giáo dục vào
bảo vệ môi trường.Giáo dục cho học sinh sử dụng năng lượng tiết kiệm. Đồng
thời tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện của tập thể lớp và của cá nhân
học sinh
* Các nội dung tập trung thực hiện:
- Nội dung Xanh:
+ Trồng cây bóng mát: Thường xuyên chăm sóc cây: vun xới, cắt bớt những
tán lớn tránh đỗ ngã. (Tôi đã tham mưu với Hội CMHS và BGH nhà trường bổ
sung thêm một số cây mới như: phượng, bằng lăng, hay một số cây hao thân cỏ
trên đường đi lối lại của khuôn viên sân trường....)
+ Trồng thêm một số cây cảnh, hoa ở các bồn hoa trong khuôn viên trường.
+ Trang trí bình hoa, cây cảnh , tranh, ảnh trong lớp học.
- Nội dung Sạch:
+ Xử lý rác thải: Trang bị thêm thùng rác có nắp đậy, để ở hành lang và sân

trường với vị trí thuận lợi cho học sinh sử dụng. Tập kết rác thải về vị trí qui định
của xã trong các ngày thu gom rác thải.
+ Xử lý hệ thống cống rãnh, nước thải: Xử lý chống mùi hôi; không có hố
nước đọng gây ô nhiễm và muỗi sinh sản.
+ Giải quyết tốt khu vệ sinh: Nhà vệ sinh hố tiêu, hố tiểu đáp ứng đủ cho
số lượng học sinh sử dụng, không có mùi hôi, thường xuyên quét dọn, dội nước.
+ Đảm bảo bầu không khí trong lành không bị ô nhiễm trong sân trường,
lớp học.
- Nội dung Đẹp:
+ Tiếp tục tạo môi trường xanh và sạch, có cảnh quan hài hòa và tính thẩm
mỹ.
+ Quy hoạch hợp lý, đảm bảo sự phát triển bền vững trong quá trình xây
dựng cơ sở vật chất cảnh quan môi trường. Xây dựng những quy định, biểu bảng,
lối sống tiết kiệm để nhắc nhở học sinh chú ý thực hiện. Trang phục học sinh cần


giản dị, gọn gàng, sạch sẽ. Có môi trường bạn hữu thân thiện giữa học sinh với
học sinh, học sinh với thầy cô giáo, giữa học sinh với
cây xanh, bồn hoa, bàn ghế, lớp học, sân trường. Nội dung Đẹp còn được thể
hiện qua các yêu cầu và quy định về an toàn: phòng chống học sinh đánh nhau,
bạo lực; phòng chống điện giật, cháy nổ; phòng chống ngộ độc, đuối nước; phòng
chống tai nạn giao thông;
* Triển khai thực hiện:
- Đối với học sinh: Học sinh phải có ý thức và hành động tự giác giữ gìn môi
trường xanh - sạch - đẹp và thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi. Học sinh từng em, từng
nhóm được trực tiếp tham gia các việc làm cụ thể hàng ngày, hàng tuần về xây
dựng lớp học trường học của mình ngày càng xanh sạch đẹp hơn (trồng cây, chăm
sóc cây, vệ sinh trường lớp,…). Trong năm học, các em tích cực tham gia một số
hoạt động ngoại khóa của trường để tạo ra các sản phẩm về giáo dục môi trường
như bài viết, tranh vẽ, sưu tầm. Đồng thời tham gia một số cuộc thi tái chế rác

thải thành các sản phẩm có ích và có giá trị.
- Đối với giáo viên bộ môn và GVCN : Tùy theo đối tượng học sinh từng
lớp, giáo viên giúp học sinh hiểu rõ một số yêu cầu về xây dựng và giữ gìn trường
học xanh-sạch-đẹp; thực hiện có hiệu quả việc khai thác nội dung kiến thức giáo
dục môi trường thông qua các môn học trong chương trình giảng dạy. Ngoài kế
hoạch của trường, giáo viên chủ động thực hiện các hoạt động xanh - sạch - đẹp
của lớp phụ trách; gương mẫu trước học sinh về việc giữ gìn bảo vệ môi trường
xanh - sạch - đẹp. Thường xuyên nhắc nhờ học sinh thực hiện tốt việc giữ gìn vệ
sinh trường lớp, nơi công cộng, tham gia tốt và đầy đủ các hoạt động xây dựng
trường Xanh – Sạch – Đẹp. Tổ chức một số hoạt động nội khóa và ngoại khóa về
giáo dục môi trường theo từng chủ đề cho học sinh. Giao trách nhiệm cụ thể cho
các thành viên trong ban cán sự và mọi thành viên trong lớp về việc giữ gìn và
chăm sóc cây xanh, bồn hoa, trường lớp. Thực hiện những cách đánh giá đo
nghiệm như ảnh chụp, nhật ký để làm rõ sự thay đổi cảnh quan môi trường của
trường qua mỗi tháng, mỗi kỳ, hoặc năm học.
- Đoàn – Đội: Xây dựng kế hoạch, phối hợp tổ chức tuyên truyền về vệ sinh
môi trường, trang trí lớp học, tổ chức trồng cây, hoa cảnh xung quanh sân trường.
Phối hợp tổ chức các hoạt động ngoại khóa về môi trường như thi viết, vẽ về môi
trường. Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động về môi trường do địa
phương tổ chức.
3. Tổ chức các sân chơi, hội thi,… giúp học sinh hiểu biết về môi
trường a/ Hội thi trả lời câu hỏi (dạng câu trả lời trắc nghiệm)
* Thời gian: Từ khi phát động đến khi kết thúc là 1 tháng.


* Đối tượng: HS lớp 7.
* Chuẩn bị:
- Xây dựng kế hoạch.
- Phân bổ kinh phí cho việc tổ chức, chỉ đạo, chấm các sản phẩm, tổng kết,
trao giải..

- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ với đề tài bảo vệ môi trường.
- Chuẩn bị các thiết bị âm thanh, bàn ghế, băng rôn…
* Hệ thống làm việc:
Việc 1: Thành lập ban tổ chức, lên kế hoạch
Việc 2: Phân công nhiệm vụ.
Tổ chức sưu tầm các câu hỏi về chủ đề Hội thi “Tìm hiểu về môi trường”
(Nội dung câu hỏi ở phần “phụ lục 1” của SKKN)
Việc 3: Phát động cuộc thi
- Phát động trong giờ chào cờ đầu tuần.
- Hình thức: Trả lời câu hỏi
- Thời gian: tháng 12/2015
Việc 4: Tổ chức tìm hiểu kiến thức về môi trường cho học sinh.
Việc 5: Công bố kết quả và trao giải.
(Tổ chức trao giải vào buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần.)
b/ Hội thi “Khéo tay” tạo các đồ dùng, vật dụng từ vật liệu phế thải
c/ Thi bài viết tìm hiểu về môi trường thông qua hệ thống các câu hỏi
(học sinh trình bày dưới dạng tự luận)
- Đối tượng: Học sinh lớp 9
- Nội dung câu hỏi: Là những câu hỏi gần gũi, dễ hiểu với học sinh và sát
thực tế cuộc sống.
Câu 1: Nước đá và các loại nước giải khát có đảm bảo vệ sinh không?
Câu 2: Nước đóng vai trò quan trọng như thế nào?
Câu 3: Nước bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học như
thế nào?
Câu 4: Nước bị ô nhiễm kim loại nặng như thế nào?
Câu 5: Nước mưa có sạch không?
Câu 6: Nước uống thế nào là sạch ?
Câu 7: Phải làm gì để bảo vệ môi trường ở mỗi gia đình, khu dân cư và nơi
công cộng?
Câu 8: Phải làm gì để bảo vệ môi trường?

Câu 9: Rác có phải là thứ bỏ đi, vô giá trị không?
Câu 10: Chủ đề hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 05/6/2016 của Việt
Nam là gì?
(Phần gợi ý trả lời các câu hỏi ở “phụ lục 2” của SKKN)


Qua Hội thi này giúp các em nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, môi trường
xung quanh, góp phần hình thành tình cảm yêu quý, thân thiện với thiên nhiên, có
ý thức bảo vệ môi trường xung quanh của học sinh. Bên cạch đó tôi còn muốn
giúp các em có kĩ năng tìm kiếm, kĩ năng trình bày
4. Lồng ghép, tích hợp giáo dục học sinh giữ gìn, bảo vệ môi trường
thông qua các môn học.
- Phối hợp với giáo viên bộ môn sử dụng tích hợp kiÕn thức các môn học
tăng cường giáo dục các em ý thức giữ gìn vệ sinh thông qua các tiết dạy như
môn: Địa lí, GDCD, Vật lí, Sinh học, Hóa học ...
- Giáo viên bộ môn lồng ghép các nội dung giáo dục giữ gìn vệ sinh cho học
sinh vào tiết dạy nhằm nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường
lớp, vệ sinh nơi các em đang sống và học tập thông qua hình ảnh, vi deo, các hoạt
động ngoại khóa, cá phương tiện hỗ trợ dạy học từ đó giúp các em thấy được ý
nghĩa của việc giáo dục giữ gìn vệ sinh.
Trong các môn học ở bậc THCS, môn Địa lý là môn học giáo viên có thể
tích hợp dạy cho học sinh về vấn đề môi trường.
Ví dụ: Khi dạy về chủ đề nguồn nước: Bài 33 “ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT
NAM” (SGK Địa lí lớp 8)
Ngoài xác định mục tiêu về kiến thức- kĩ năng bài học thì giáo viên cần xác
định mục tiêu về kiến thức - kĩ năng về giáo dục bảo vệ môi trường.
Ở nội dung bài này tích hợp ở mức độ bộ phận trong mục 2: Khai thác kinh tế
và bảo vệ trong sạch của các dòng sông.
- Học sinh cần biết được giá trị kinh tế của sông và việc khai thác các nguồn
lợi từ sông ngòi ở nước ta.

- Sau đó giáo viên sử dụng phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
qua tranh, ảnh địa lí. Qua tranh, ảnh địa lí học sinh có thể nhận biết được hiện
tượng nước sông như thế nào? Có bị ô nhiễm không?


Từ đó giáo viên cho học sinh tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả và xây dựng
thái độ, hành vi trong việc có ý thức giữ gìn, bảo vệ nguồn nước ngọt và các sông,
hồ của quê hương, đất nước. Giáo viên có thể cho học sinh tự đưa ra những giải
pháp riêng của bản thân, trả lại sự trong sạch cho các dòng sông, mà các em được
nghe qua sách, báo, thơ, ca ngợi về các dòng sông ở nước ta khi chưa bị ô nhiễm.
“ Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước
gương trong soi tóc những hàng tre… …
khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy.
Bạn bè tôi tụm năm, tụm bảy.
Bầy chim non bơi lội trên sông”.
(Trích trong bài thơ “ Nhớ con sông quê hương” của nhà thơ Tế Hanh.)
Ví dụ: Khi dạy về bài 38, 39 “PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ
TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN- ĐẢO” (SGK Địa lí lớp 9)
Đối với bài này giáo viên cần tích hợp trong mục I: Biển và đảo Việt Nam,
mục III: Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển- đảo.
- HS cần biết Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài và vùng biển rộng,
có nhiều điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển.
- HS hiểu việc phát triển các ngành kinh tế biển phải đi đôi với việc bảo vệ
tài nguyên và môi trường biển nhằm phát triển bền vững.
- Giáo viên có thể sử dụng phương pháp tích hợp thảo luận nhóm, kết hợp
với phương pháp sử dụng tranh, ảnh địa lí.
Chẳng hạn: Khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, thực hiện các bước
sau:
+ Bước 1: GV nêu chủ đề và các câu hỏi thảo luận.

+ Bước 2: HS thảo luận theo nhóm nhỏ ( 04 HS) và trình bày kết quả.
+ Bước 3: GV tóm tắt các ý kiến thảo luận, củng cố các điểm chính.
Cụ thể vấn đề thảo luận: Để phát triển bền vững các ngành kinh tế biển cần
phải quan tâm đến vấn đề gì? Nêu một số biện pháp cụ thể.
- Yêu cầu HS cần nêu được những vấn đề cần quan tâm: bảo vệ nguồn tài
nguyên biển, chống ô nhiễm môi trường biển.
- Một số biện pháp cụ thể: không khai thác bừa bãi, quá mức các tài nguyên
biển; không để xẩy ra các sự cố tràn dầu; hạn chế chất thải ra biển từ các nhà máy,
các đô thị…
Qua thực tế dự giờ, dưới sự hướng dẫn cụ thể của giáo viên, tôi thấy rằng các
em đã có những ý kiến, suy nghĩ, những quan điểm, thái độ về vấn đề môi trường
biển trong hiện tại và cả tương lai. Tôi còn nhớ mãi một tình huống của nhóm một


đặt ra cho nhóm hai là: nếu như không ý thức được tác hại của sự suy giảm nguồn
lợi thủy sản, thì trong tương lai liệu con người có còn các loại cá trong bữa ăn hàng
ngày không? Hay nếu bạn đi tắm biển cùng gia đình, thấy biển có rác thì bạn sẽ làm
gì?... Những câu hỏi tình huống đó đã tạo nên sự sôi nổi của HS trong quá trình tự
lực phát hiện vấn đề từ một tình huống thực, lựa chọn vấn đề cần giải quyết, từ đề
xuất ra giả thuyết, tự đánh giá chất lượng và hiệu quả giải quyết vấn đề… và tôi
cảm thấy đồng nghiệp của mình đã sự thành công trong tiết dạy.
Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình thường,
phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ môn. Trong quá
trình tổ chức các hoạt động dạy học giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy
đủ và sâu sắc phần nội dung bài học liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường
(bộ phận kiến thức có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường) chính là góp phần
giáo dục học sinh một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Giáo viên cần
lưu ý khi lồng ghép, tích hợp phải thật nhẹ nhàng, phù hợp, và phải đạt mục tiêu
của bài học theo đúng yêu cầu của bộ môn .
Bên cạnh đó, khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp, chuẩn

bị những vấn đề gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục cho học sinh hiểu biết về môi
trường và có kĩ năng sống. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo
viên tổ chức, hướng dẫn học sinh liên hệ, mở rộng về GDBVMT thật tự nhiên, hài
hòa, đúng mức, tránh lan man, sa đà, gượng ép, không phù hợp với đặc trưng bộ
môn.
5. Tìm hiểu về môi trường thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên qua trò chơi “Ô chữ kì diệu”.
Tài nguyên thiên nhiên như một thành phần của môi trường bao gồm rừng,
đất, nguồn nước, không khí, các loại động vật, thực vật, các khoáng chất, các
nhiên liệu hoá thạch, cũng được coi là môi trường tự nhiên và được gọi là nguyên
nhiên liệu.
Nhận thức được vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự hữu hạn
của chúng trong quá trình phát triển, giảm thiểu tiêu dùng tiết kiệm, chia sẻ,
chống lãng phí là nội dung quan trọng trong giáo dục học sinh thân thiện với môi
trường.
Đối với nội dung này tôi đã chọn hình thức chơi “Ô chữ kì diệu” bằng cách
cho các em giải các ô chữ. Với hình thức này nhằm giúp các em biết được một số
hiện tượng tự nhiên xung quanh ta và đặc điểm của nó. Từ đó nâng cao nhận thức
bảo vệ môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng.
- Thời gian: 30 phút.
- Địa điểm: Trong lớp học.


- Đối tượng: Học sinh lớp 6
- Hình thức: Chia lớp học thành 2 nhóm lớn, các nhóm cử nhóm trưởng.
Mỗi nhóm chuẩn bị một cái bảng và bút dạ Giáo viên là người nêu cấu đố hoặc
câu hỏi, đội trưởng của 2 đội phải là người lắng nghe ý kiến và ghi nhanh câu trả
lời vào bảng và giơ đáp án của nhóm mình, giáo nêu quả đúng và ghi vào ô chữ
trên bảng.
Giáo viên hướng dẫn mẫu một câu: “Đây là ô chữ gồm 7 chữ cái và là câu

trả lời của câu đố sau:
" Sớm, chiều gương mặt hiền hoà
Giữa trưa bộ mặt chói loà gắt gay
Đi đằng Đông, về đằng Tây

+ Câu hỏi 1: Là một ô chữ gồm 8 chữ cái và là câu trả lời của câu đố sau:
“Trái Đất mặc áo mấy tầng.
Đố em biết áo mấy tầng là chi?”
(Đáp án: Khí quyển)
+ Câu hỏi 2: Là một ô chữ gồm 6 chữ cái và là câu trả lời của câu đố sau:
“Không có quả không có cây.
Thế mà có hạt rụng đầy nơi
nơi. Cỏ cây thấy rụng thì vui.
+ Câu hỏi 3: Là một ô chữ gồm 7 chữ cái và là câu trả lời của câu đố sau:
“Cầu gì chỉ mọc sau mưa.
Lung linh mây sắc, bắc vừa tới mây.”
(Đáp án: Cầu vồng)
+ Câu hỏi 4: Là một ô chữ gồm 8 chữ cái và là câu trả lời của câu đố sau:
“Chân gì ở tít tắp xa.
Gọi là chân đấy, nhưng mà không chân.” (Đáp án: Chân trời)
+ Câu hỏi 5: Là một ô chữ gồm 10 chữ cái và là câu trả lời của câu đố sau:
“Là sông chẳng giọt nước nào.
Lại còn vắt vẻo trên cao lạ kì.
Ban ngày tránh nắng sông đi.
Lúc sông hiện rõ là khi đêm về.”
(Đáp án: Sông Ngân Hà)
+ Câu hỏi 6: Là một ô chữ gồm 6 chữ cái và là câu trả lời của câu đố sau:
“Chẳng phải củi, chẳng phải than.
Mà nuôi được lửa từ ngàn năm
xưa. Hình hài nào thấy bao giờ.

Ở đâu mà thiếu, lửa chờ chẳng lên.”
(Đáp án: Khí ô xy)


+ Câu hỏi 7: Là một ô chữ gồm 8 chữ cái và là câu trả lời của câu đố sau:
“Trong như hạt ngọc.
Mọc trên cành lá.
Nắng rọi xuống cành.
Biến nhanh như chớp.”
(Đáp án: Hạt sương)
+ Câu hỏi 8: Là một ô chữ gồm 3 chữ cái và là câu trả lời của câu đố sau:
“Hình hài nào rõ xưa nay.
Thế mà chạy được suốt ngày suốt
đêm. Đến đâu cây lá reo lên.
+ Cuối cùng giáo viên cho các em nhận xét về ô chữ hàng dọc: Đây là ô
chữ có 8 chữ cái và là câu trả lời của câu đố sau:
“Nào đâu thấy dáng, thấy hình.
Triệu năm người ấy nuôi mình lớn lên.
Ở đâu cũng ngập bốn bên.
Tặng người, người nhận lâu bền chẳng vơi.” (Đáp án: Không khí)
Sau khi lần lượt trả lời đầy đủ 8 câu trả lời của 8 câu hỏi trên, thì trên bảng
xuất hiện các dãy ô chữ như sau:

C

Â
C
S

U

H
Ô

V
Â
N

G

K
H
Ô
N
G
K
H
I

H
A
N
T
N
H
A
O

I
T
G

R
G
I
T

Q
M

U
Ư

Y
A

Ê

Ơ
Â
Ô
S

I
N
X
Ư

H
Y
Ơ


A
N

N

G

Kết thúc phần chơi, nhóm nào trả lời đúng được nhiều câu hỏi nhất thì
nhóm đó thắng cuộc, phần thưởng cho nhóm thắng cuộc là một tràng pháo tay
tuyên dương thật dài.
Bên cạnh việc giúp các em tìm hiểu, bảo vệ và biết yêu mến mọi hiện
tượng thiên nhiên xung quanh ta. Thông qua trò chơi này, tôi còn muốn luyện cho
các em kĩ năng nghe, phân tích, phát huy trí thông minh và nâng cao tính đoàn kết
tập thể.


6. Xây dựng cho học sinh thói quen dọn vệ sinh trường lớp, chăm sóc bồn
cây, công trình măng non.
*Học sinh tích cực xây dựng trường lớp xanh – sạch – đẹp, bảo vệ môi
trường sống.
- Tham gia trồng và chăm sóc cây xanh trong sân trường; trang trí lớp học.
- Vệ sinh lớp học: quét lớp sạch sẽ, lau chùi bàn ghế, bảng lớp, không viết,
vẽ bậy lên tường, lên bàn học, giữ gìn, sử dụng, bảo quản tốt dụng cụ học tập của
mình và của bạn.
- Bảo quản nhà vệ sinh đảm bảo vệ sinh: có đủ nguồn nước sạch, có cửa an
toàn, dội rửa, tẩy khử mùi, dọn giấy rác và không có nước đọng xung quanh.
- Học sinh biết giữ vệ sinh chung nơi công cộng (công viên, rạp hát, hồ bơi,
sân bóng, …) nhất là biết giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Học sinh thi đua phát biểu, học tập sôi nổi, thầy trò thân thiện, gần gũi,
bạn bè giúp đỡ nhau trong học tập.

- Các hoạt động chăm sóc, giữ gìn và tự hào khi giới thiệu các công trình
văn hoá, lịch sử của địa phương cho người khác.
* Thể hiện lối sống tiết kiệm, ý thức chia sẽ, tương thân, tương
ái. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ thể thao, trò chơi dân gian.
- Sử dụng tiết kiệm điện, tiết kiệm nước.
- Giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn.
- Sử dụng hợp lý đồ dung cá nhân: quần áo, nón, giày dép, cặp sách, dụng
cụ học tập, …
- Chia sẽ với bạn bè: quần áo cũ, sách truyện, sách giáo khoa, đồ dùng, đồ
chơi, …
* Phân công khu vực dọn vệ sinh
Ngay từ đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm chủ động phối hợp với ĐoànĐội phân công cụ thể cho các lớp đảm nhận công trình măng non và lên kế hoạch
qui định ngày, giờ các lớp làm vệ sinh trường.
Tất cả các ngày trong tuần 100% các lớp đều tham gia nhặt giấy, rác trong
và ngoài lớp trước giờ vào học (ngoài lớp học TPT Đội phân công cụ thể từng
khu vực dọn vệ sinh cho mỗi lớp)
- Lớp 9: trong thời lượng 15 phút dọn vệ sinh khu vệ sinh của GV và HS.
- Lớp 8: Tưới cây, nhổ cỏ các bồn cây trong khuôn viên nhà trường.
- Lớp 6, 7: Quyét dọn, nhặt lá, giấy, rác toàn bộ khu trường
Trong quá trình học sinh tổng vệ sinh, giáo viên chủ nhiệm phải trực tiếp
theo dõi, hướng dẫn học sinh dọn vệ sinh vừa sạch sẽ vừa đảm bảo an toàn cho
học sinh.
Giáo viên Tổng phụ trách và GV trực tuần lần lượt đến các lớp để quan sát,
đánh giá công việc và kịp thời nhắc nhở những hiện tượng học sinh còn đùa
nghịch trong khi lao động (nếu có). Việc đánh giá được lượng hóa bằng điểm và
đưa vào xếp loại thi đua hàng tuần cho các lớp.


Phong trào này được triển khai đồng bộ và thực hiện một cách nghiêm túc
vì thế đã thực sự đem lại hiệu quả cao, trường lớp luôn được học sinh có ý thức

giữ gìn nên lúc nào cũng sạch đẹp.
(Hình ảnh học sinh dọn vệ sinh hằng ngày ở phần “phụ lục 3” của SKKN)
7. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, xếp loại hàng tuần. Động viên, khen
thưởng cá nhân, tập thể thực hiện tốt
Cái không thể thiếu được trong mỗi kế hoạch hành động đó là phải có sự chỉ
đạo kiểm tra đánh giá chặt chẽ việc thự hiện sau mỗi tuần, mỗi tháng, từ đó chúng
ta thấy cái đã làm được và cái chưa làm được để rút kinh nghiệm. Từ đó chúng ta
có sự khuyến khích động viên đến những cá nhân học sinh thực hiện tốt nội quy
và có hình thức nhắc nhở, khiển trách đến những học sinh chưa thực hiện tốt việc
giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Đối với GVCN thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các bộ phận thực hiện kế
hoạch. Có hình thức tuyên dương khen thưởng cá nhân, hoặc tổ có ý thức cao và
làm việc có hiệu quả trong công việc chung của lớp và phần việc của cá nhân
được giao. Đồng thời phê bình, khiển trách đối với những học sinh chưa có ý thức
cao trong công tác giữ gìn vệ sinh môi trường. Từ đó điều chỉnh phương hướng
nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- TPT Đội thành lập đoàn kiểm tra của Liên đội để kiểm tra việc thực hiện
quy định của các lớp, đánh giá tổng kết sau mỗi tuần thực hiện và đưa vấn đề này
vào xếp loại thi đua của mỗi lớp. Nếu trong lớp có bạn không thực hiện tốt quy
định về giữ gìn vệ sinh thì hạ loại của lớp đó. Cá nhân nhiều lần không thực hiện
tốt giữ gìn vệ sinh thì bị nêu dưới cờ. Tuyên dương những học sinh có ý thức tốt
trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Một tập thể có nhiều cá nhân có ý thức tốt
trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường thì sẽ tuyên dương kịp thời.
IV. KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Kể từ năm học 2013-2014 nhờ có sự tích cực, chủ động của các GVCN
trong nhà trường và sự hổ trợ nổ lực của ban NGLL và ban lao động cùng với
trách nhiệm của giáo viên đang trực tiếp dạy môn GDCD thông qua các tiết ngoại
khóa đã giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đến từng học sinh và giao nhiệm vụ
cho từng lớp, theo dõi đánh giá và xếp loại cụ thể. Tất cả các lớp đều thực hiện

thường xuyên cảnh quan sư phạm trường THCS Đông Thanh ngày càng “xanh,
sạnh, đẹp” bước đầu đã chuyển biến tích cực tạo nhận thức sâu sắc đến từng học
sinh trong việc thực hiện cuộc vận động “Trường học thân thiện học sinh tích
cực” và thu hút học sinh đến trường nhiều hơn vì trường học “xanh - sạch - đẹp an toàn” để các em vui chơi và học tập, hạn chế được học sinh bỏ học và hư
hỏng….


1. Đối với GVCN và TPT Đội
- GVCN, TPT Đội thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả kế hoạch của lãnh
đạo nhà trường đề ra. Có hình thức tuyên truyền rộng rãi hơn đến tất cả học sinh
về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường qua các hoạt động đắc biệt là công tác chủ
nghiệm, công tác đôi và HĐNGLL thậm chí qua cả đài phát thanh xã.
- Thông qua các hoạt động trên đã trang bị cho học sinh kiến thức về giữ gìn
vệ sinh môi trường, những tác động tốt của môi trường đến sự phát triển của con
người.
- Giáo dục cho học sinh tính tự giác trong lao động.
- Hình thành cho học sinh thói quen giữ gìn vệ sinh lớp học nói riêng và giữ
gìn vệ sinh môi trường nói chung.
- Giúp cho các em học sinh thực sự có hành vi và thói quen đúng với môi
trường em đang sống và nhận thức được không ai giữ gìn vệ sinh môi trường
xanh – sạch – đẹp tốt hơn bằng chính các em.
- Thông qua công tác tổ chức cho học sinh tham quan các đơn vị tiêu biểu về
giữ gìn vệ sinh môi trường để giúp các em có kinh nghiệm trong công tác thực
hiện giữ gìn vệ sinh. Từ đó vận dụng vào trường lớp của mình đạt hiệu quả hơn.
Thông qua công tác này đã nêu cao được tinh thần học hỏi của các em học sinh và
có cái nhìn đúng đắn hơn về giữ gìn vệ sinh môi trường.
2. Đối với học sinh
- Sau thời gian hoạt động đa số học sinh thực hiện tốt kế hoạch, tham gia
phong trào xây dựng trường lớp xanh – sạch – đẹp – an toàn .
- Phần lớn học sinh trong trường có kiến thức về giữ gìn vệ sinh môi trường,

luôn coi việc giữ gìn vệ sinh là trách nhiệm của mỗi cá nhân và phải thực hiện
một cách thường xuyên và thực hiện tốt các quy định về giữ gìn vệ sinh môi
trường.
- 100% các lớp thực hiện tốt nhiệm vụ được giao giữ gìn vệ sinh của nhà
trường.
- Học sinh các lớp có ý thức trồng, bảo vệ chăm sóc cây xanh trong nhà
trường, tạo cảnh quan trong nhà trường xanh – sạch – đẹp. Đặc biệt là hoạt động
tham gia chăm tưới cây hoa và cây lấy bóng mát.
- Thông qua tiết học ngoài giờ lên lớp thu hút phần đông các em học sinh
tham gia tìm hiểu và giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Các em nhận thức được nội dung của phong trào xây dựng trường lớp xanh
– sạch – đẹp.
- Học sinh có kiến thức về giữ gìn vệ sinh môi trường từ đó thực hiện tốt
việc giữ gìn vệ sinh môi trường.


- Hầu hết học sinh nhận thức được việc giữ gìn vệ sinh môi trường là việc
làm thường xuyên và cần thiết. Học sinh có tính tự giác trong việc giữ gìn vệ
sinh. Nhận thức được tác dụng của môi trường sạch đến đời sống con người.
- Các em có ý thức tham gia lao động dọn vệ sinh thôn xóm nơi các em đang
sống và có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
3. Đối với cảnh quan trường học
- Sau thời gian thực hiện kế hoạch, vệ sinh trường lớp sạch sẽ, khuôn viên
đẹp, đáp ứng được công tác giáo dục trong nhà trường.
- Cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp và thân thiện. Có bồn hoa cây
cảnh, cây bóng mát. Là một khuôn viên trường học được đánh giá cao trong môi
trường giáo dục Huyện §«ng S¬n
- Công trình vệ sinh, hố tiểu đảm bảo đúng qui định.
- Có hệ thống nước phục vụ cho công việc chăm, tưới bồn hoa cây cảnh và
xối nhà vệ sinh khoa học.

- Có hệ thống nước rửa tay cho học sinh và giáo viên khoa học.
- Có hố rác, và việc phân loại xử lý rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường
- Có thùng rác trong mỗi lớp học và sân trường phục vụ cho việc gom rác
thải thường xuyên và nâng cao ý thức tự giác của các em.


C. KẾT LUẬN, kiÕn nghÞ
I. KẾT LUẬN

Công tác vệ sinh trường học là việc làm thường xuyên và lâu dài, cần có kế
hoạch dài hạn như việc qui hoạch đất xây dựng nhà vệ sinh, nhà ăn, các công
trình rửa tay, hệ thống cấp, thoát nước...có kế hoạch ngắn hạn như để giải quyết
những công việc trước mắt như vệ sinh môi trường, xây dựng cảnh quang, xử lí
rác, chất thải hay những vấn đề do khách quan tạo ra.
Mỗi người chúng ta ai cũng biết hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường là
hoạt động giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp, phòng ngừa, hạn chế tác động
xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái,
phục hồi và cải thiện môi trường...
Đất nước ta trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự ra đời và phát
triển của nhiều nhà máy, xí nghiệp với lượng chất thải và khí thải ra môi trường
rất lớn, nếu không có hoạt động bảo vệ môi trường, không xử lí chất thải trước
khi thải ra môi trường thì gây ra hậu quả rất nghiêm trọng đối với sức khỏe, tính
mạng con người và sự phát triển bền vững của đất nước.
Ai cũng biết đối với con người chúng ta thì sức khỏe là vốn quý nhất của con
người, nhờ có sức khỏe con người mới có thể học tập, lao động và tham gia các
hoạt động khác của xã hội, có sức khỏe mới góp phần bảo vệ và xây dựng đất
nước, góp phần thúc đẩy đất nước phát triển. Hãy biết sống cho mình và cho
người khác, hãy cùng nhau bắt tay góp phần công sức nhỏ nhoi của mình để tham
gia bảo vệ môi trường…
Lực lượng có thể tham gia, tác động làm chuyển biến tích cực môi trường đó

chính là học sinh, vì thế giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho học sinh
là trách nhiệm của mỗi thầy cô đang trực tiếp giảng dạy các em, Ngay từ hôm nay
thầy cô hãy trang bị cho các em những kiến thức hiểu biết về môi trường và vấn
đề ô nhiễm môi trường đã gây ra những hậu quả gì? Và trang bị cho các em thái
độ tình cảm và việc làm thân thiện, thiết thực của em đối với môi trường mà mình
đang sống và học tập. Nhiều năm sau các em sẽ là những người lao động vừa có
trình độ kiến thức, vừa được trang bị hiểu biết về môi trường các em sẽ có
ý thức lựa chọn nghề nghiệp không gây tác động xấu đến môi trường hoặc các em
sẽ có những phát minh sáng tạo có thể giải quyết những vấn đề ô nhiễm môi
trường hôm nay
Bằng giáo dục lao động trong nhà trường, chúng ta sẽ giúp các em có ý thức
giữ gìn vệ sinh trường lớp, ở những nơi công cộng cũng như ở nhà. Thông qua
đó, chúng ta đã góp phần xây dựng ở các em thói quen giữ gìn vệ sinh, xem việc
giữ gìn vệ sinh như một hành vi tích cực tự giác.


Vì thế, qua công tác vệ sinh trường học, chúng ta sẽ bồi dưỡng cho các em
tình cảm yêu mến trường lớp, có thái độ thân thiện với môi trường, từ đó có thái
độ ham thích đến trường và tự giác, tích cực trong học tập.
II. KIẾN NGHỊ:
- Có phương tiện để xử lý rác thải một cách khoa học
- Có nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Mua xe đẩy rác và thùng đựng rác.
- Nâng cấp hệ thống rửa tay học sinh ở điểm chính nhằm đáp ứng yêu cầu
phục vụ học sinh.
- Tăng cường hệ thống nước đảm bảo đủ nước để phục vụ hệ thống nhà vệ
sinh của học sinh và tưới tiêu cây cảnh.
- Mở rộng thêm khu vực rửa tay, xây thêm nhà vệ sinh cho học sinh, giáo
viên.
- Kinh phí hoạt động còn eo hẹp, chưa có phần kinh phí riêng để phục vụ

cho công tác cải tạo cảnh quan nhà trường.
- Tổ chức phong trào hành động mang tính rộng rãi hơn, quy mô hơn như tổ
chức hội thi tìm hiểu về giữ gìn vệ sinh môi trường để tìm ra những học sinh tiêu
biểu có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nói chung và môi trường trong trường
học nói riêng.
- Đẩy mạnh hơn nữa xã hội hoá công tác bảo trì và vệ sinh trường học, thực
hiện tốt công tác tham mưu, phối hợp nhằm đem lại hiệu quả cao hơn trong quá
trình thực hiện công tác vệ sinh trường học.
§«ng s¬n, ngày 20 tháng 3 năm 2016
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT

Lª V¨n Dòng

Lê Thị Thơm


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu giáo dục bảo vệ môi trường trong môn GDCD ở trường THCS (Nhà
xuất bản giáo dục)
2. Tài liệu giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật lí ở trường THCS (Nhà
xuất bản giáo dục)
3. Luật bảo vệ môi trường 2014
4. Các quyết định của thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án bảo vệ môi trường
quốc gia....



5.


×