Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Mi thuat viet nam thoi hien dai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.31 KB, 9 trang )

Mỹ thuật Việt Nam thời hiện đại
(từ cách mạng 1945 đến nay)
Mỹ thuật Việt Nam thời hiện đại (từ cách mạng 1945 đến nay)
Nói tới Việt Nam là chúng ta nói tới một dân tộc so bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ
nước. Có biết bao nhiêu là sử sách đã ghi lại những chiến công hào hùng, vẻ vang của quân
và dân ta qua các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
Bên cạnh truyền thống đấu tranh chống giặc giữ nước thì dân tộc ta còn có một nền nghệ
thuật phát triển khá sớm, ngay từ thời tiền sử. Chúng ta đã tìm thấy những dấu vết đầu tiên
của nghệ thuật tạo hình đó là những hình chạm khắc trên đá ở các hang; các đồ dùng sinh
hoạt, cảnh săn bắn.. trải qua những bước ngoặt thăng trầm của đất nước nền nghệ thuật nước
nhà cũng chịu ảnh hưởng không ngừng cho tới nay. Biến đổi nổi bật nhất là mỹ thuật Việt
Nam thời hiện đại (từ cách mạng 1945 đến nay).
+ Những ngày đầu cách mạng và kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).
Cách mạng tháng 8/1945 thành công đưa đất nước vào kỷ nguyên Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc. Đồng thời cũng mở ra một trang sử mới cho mỹ thuật Việt Nam.
Từ những hạt nhân là một số hoạ sỹ hoạt động bí mật trong những " tổ chức văn hoá cứu
quốc thời tiền khởi nghĩa ". Giờ đây cả giới mỹ thuật bị cuốn hút vào thể loại vẽ tranh cổ
động biểu thị ý chí toàn dân quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc với nhiều chất
liệu khác nhau những tác phẩm này đã hướng mỹ thuật Việt Nam vào con đường mới, với
nhân sinh quan cách mạng. Một số hoạ sỹ còn phân vân với những níu kéo của thẩm mỹ cũ,
thì Hồ Chí Minh sau khi xem triển lãm đã góp ý chân tình " các chú vẽ nhiều thiếu nữ khoả
thân, vẽ nhiều hoa, cái ấy cũng đẹp, nhưng đẹp trên cao, sao các chú không vẽ cái đẹp dưới
đất chung quanh chúng ta ".
Đồng thời tháng 10/1945 trường Cao đẳng mỹ thuật được mở ra nhưng do chiến tranh không
học được. Song được cách mạng cổ vũ và lãnh tụ quan tâm, các hoạ sỹ và các nhà điêu khắc
đã tự tin, tích cực chuẩn bị cho cuộc triển lãm mỹ thuật toàn quốc đầu tiên trong chế độ mới
và các hoạ sỹ đã giành cả tâm huyết của mình trong việc sử dụng ngòi bút làm vũ khí tố cáo
tội ác của thực dân Pháp, phát xít Nhật, ca ngợi lãnh tụ và các anh hùng thời đại: Tranh
tượng về Bác Hồ (Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, Phan Kế An..) tự vệ chiến đấu (Văn
Bình).. đã báo hiệu sự ra đời của nền nghệ thuạt cách mạng.
Và rồi chiến tranh lan dần từ miền Nam ra cả nước, cho đến cuối 1940 cuộc kháng chiến


toàn quốc bùng nổ đi liền với sự nghiệp kháng chiến toàn dân, toàn diện là sự chuyển mình
của các hoạ sỹ. Họ nghe theo tiếng gọi của nước của dân tộc cho nên đa số các hoạ sỹ đều
cầm súng, vừa cầm bút vẽ tranh để tuyên truyền cho kháng chiến thể loại ký hoạ, tranh khắc
gỗ, bột màu, thuốc nước, chì, tranh sơn mài được dùng nhiều với những tác phẩm đạt giá trị
cao cả ở nội dung và nghệ thuật, được giới thiệu ở các triển lãm mỹ thuật chào mừng sự kiện
lớn trong cả nước.
Năm 1948 nhân dịp đại hội văn hoá toàn quốc ở miền Bắc, một cuộc triển lãm hội hoạ lớn
gồm các tác phẩm kháng chiến đã được tổ chức, điển hình là tác phẩm: Dân quân phù lưu
(Nguyễn Tự Nghiêm), Gặt lúa (Mai Văn Hiển), Người du kích già (Phạm Văn Đôn).. đã
phản ánh cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh với niềm lạc quan tất thắng.
Năm 1951 sau chiến thắng thế giới ở miền Bắc lại tổ chức một cuộc triển lãm mỹ thuật với
quy mô lớn; nhân dịp này Bác đã gửi thư tới các hoạ sỹ và nghệ sỹ " Văn hoá nghệ thuật
cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy " và nêu rõ nhiệm vụ của chiến
sỹ nghệ thuật là phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự quân dân trước hết là
công nông binh lời của Bác thật sâu sắc, ấm tình người, Bác là nhà cách mạng vĩ đại và cũng
là một người rất am hiểu nghệ thuật. Năm 1952 tại Việt Bắc trường Trung cấp mỹ thuật
được thành lập do hoạ sỹ Tô Ngọc Vân làm Hiệu trưởng, đã đào tạo ra một thế hệ hoạ sỹ đầu
tiên cho kháng chiến, những cuộc triển lãm lớn với nhiều tác phẩm nghệ thuật giá trị của họ
như tác phẩm " Bác Hồ với các cháu thiếu nhi Trung - Nam - Bắc của hoạ sỹ Diệp Minh
Châu " là bức tranh nổi tiếng mà ông vẽ bằng máu của chính mình trên lụa, là một hoạ sỹ -
một nhà điêu khắc tài ba, ông sinh năm 1919 tại Nhơn Hạnh - Bến Tre. Tốt nghiệp trường
Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương 1945. Tiêu biểu cho thế hệ các hoạ sỹ miền Nam đi theo
kháng chiến. Ngoài ra còn có tác phẩm " Du kích tập bắn " (Nguyễn Đỗ Cung) cũng là tác
phẩm nổi tiếng ở thời kỳ này, " Hành quân qua đèo " (Nguyễn Như Hậu).. những tác phẩm
này đã cổ vũ lớn lao, động viên kịp thời quân dân xông lên diệt giặc (mang giá trị nghệ thuật
và giá trị lịch sử).
Vào giai đoạn cuối của kháng chiến chống Pháp, các hoạ sỹ tích cực thâm nhập vào cả hai
trận địa phản phong và phản đế, có người đã đổi cả chính cuộc đời nghệ thuật như hoạ sỹ -
liệt sỹ (Tô Ngọc Vân) sinh 1906 - 1954 tại Hà Nội. Tốt nghiệp trường Cao đẳng mỹ thuật
Đông Dương 1931, là Hiệu trưởng đầu tiên của trường mỹ thuật kháng chiến mở ở chiến khu

Việt Bắc. Là một hoạ sỹ nổi tiếng của mỹ thuật Việt Nam hiện đại, trước cách mạng vẽ tranh
các thiếu nữ thị thành đài các (thiếu nữ bên hoa huệ, 2 thiếu nữ..) sau cách mạng tháng 8 và
kháng chiến ông chuyển sang vẽ tranh về chiến sỹ vệ quốc đoàn, những ông già nghệ thuật
chất phác, những cô thôn nữ người dân tộc thuỳ mị.. ký hoạ là một thể loại nổi tiếng của ông
với tác phẩm: Đốt đuốc đi học, chị cốt cán, con nghé quả thực ngoài ra còn có một số tác
phẩm nổi tiếng của một số tác giả cùng thời: cái bát (Sỹ Ngọc), vệ quốc quân canh đêm
(Nguyễn Tự Nghiêm)..
+ Nền mỹ thuật Việt Nam trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mỹ (1954
- 1975).
Giữa năm 1954 cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hoà bình lập lại trong cả nước giới
mỹ thuật có điều kiện tập trung về thủ đô Hà Nội, họ tổ chức một cuộc triển lãm thực sự
mang tính toàn quốc, là sự tổng kết của mỹ thuật kháng chiến. Từ đây có nhiều công trình
mỹ thuật được xây dựng như: 1957 hội mỹ thuật Việt Nam được thành lập, trường Trung
câp mỹ thuật được nâng cấp thành trường Cao đẳng. 1962 viện mỹ thuật - mỹ nghệ được
thành lập, 1966 bảo tàng mỹ thuật nhánh thành.. tất cả nói lên tiềm năng của mỹ thuật cách
mạng thật dồi dào, và được giới thiệu ra thế giới tiêu biểu với những tác phẩm: " Nhớ một
chiều Tây Bắc " (Phan Kế An) là hồi ức về một dĩ vãng đầy hào hùng, đầy oanh liệt, đầy tình
yêu người, yêu thiên nhiên, một dĩ vãng đầy hào húng đã đi vào lòng người bao thế hệ con
cháu đất Việt, hình dáng đoàn quân chiến sỹ nhỏ bé so với núi rừng nhấp nhô, hùng vĩ, càng
tăng thêm lòng quyết tâm rất cao của các chiến sỹ này.
Tác phẩm " Bình minh trên nông trang " (Nguyễn Đức Nùng) được vẽ bằng màu bột với
mảng màu nóng rực, rắn chăc, đã diễn tả hình dáng của một anh bộ đội với cánh tay rắn
chắc, hoành tráng trước một thiên nhiên rộng lớn, lấp lánh ban mai.
Tác phẩm này diễn tả cảnh tát nước rất sôi động của nhóm người nông dân, họ vui vẻ, cười
đùa, cùng nhau tát những gàu nước vào đồng, " Tát nước đồng chiêm " là một bài thơ ca ngợi
cuộc sống lao động của người nông dân tạo niềm tin cho tiền phương về một hậu phương
vững chắc..
Với ta tác phẩm trên chứng tỏ trong thời kỳ chống Mỹ này tranh sơn mài rất phát triển, được
nhiều hoạ sỹ rất thành công, sự thắng lợi của họ cũng phần nào đóng góp cho nền mỹ thuật
thời kỳ này càng thêm phong phú hơn và nhiều cuộc triển lãm đã được mở ra trên toàn quốc:

1960 - chào mừng đại hội lần thứ III của Đảng và 1963 triển lãm mỹ thuật toàn quốc, mà
người ta nhớ mãi: " Hành quân trong rừng " (Nguyễn Khang), " Nam kỳ khởi nghĩa " (Huỳnh
Văn Gấm), " Giờ học tập " (Nguyễn Sáng)..
Dân tộc ta thoát khỏi gánh nặng áp bức của thực dân Pháp chẳng được bao thì đế quốc Mỹ
lại nhảy vào phá hoại miền Bắc (1964), nhân dân miền Bắc lại bắt đầu một cuộc kháng chiến
gian khổ để đấu tranh bảo vệ nền độc lập - tự do của mình. Tuy nhiên, các hoạ sỹ, và nhà
điêu khắc lại thích ứng hoàn cảnh mới này rất nhanh, một mặt lên đường đến những nơi
nóng bỏng nhất để ghi chép, sáng tác, không ít trong số đó đã đi mà không bao giờ trở lại.
Hiện thực chiến đấu sản xuất của quân dân đã đi vào tranh tượng, vừa động viên mọi người
vượt lên mọi thử thách của chiến tranh, vừa tranh thủ sự đồng tình của thế giới. Bên cạnh
các thể loại: sơn mài, sơn dầu, lụa thì đồ hoạ đặc biệt phát triển, các tranh khắc gỗ " Cồn cỏ
anh hùng " (Quang Thụ), " Thanh niên xung phong ", " Chuyển tải đêm " (Giáng Hương).. và
một số tranh cổ động gây xúc động lòng người: " Có gì quý hơn độc lập tự do " (Phan
Thông), " Giữ lấy quê hương ", " Giữ lấy tuổi trẻ " (Đường Ngọc Cảnh)..
Ngoài ra nghệ thuật điêu khắc cũng được khởi sắc, thành tựu được thừa nhận ở triển lãm 10
năm điêu khắc hiện đại Việt Nam (1963 - 1973): tượng tròn, chạm nổi, đắp nổi. Điều lý thú
là chính trong chiến tranh tượng đài lại phát triển ngay ở nơi rực lửa như: nam ngạn chiến
thắng (Thanh Hoá 1967), tượng các anh hùng liệt sỹ " Lý Tự Trọng, Kim Đồng .." dựng ở thủ
đô khích lệ tuổi trẻ cùng nhân dân cả nước kiên cường, quyết chiến, quyết thắng, có nhiều
cuộc triển lãm đã diễn ra đặc biệt là cuộc triển lãm toàn quân 1974 thật sôi động.
Nền mỹ thuật Việt Nam đã phát triển rất mạnh, dẫn chứng đó là những thành tựu của mỹ
thuật cách mạng Việt Nam được dự triển lãm ở nước ngoài như: 1956 tại 3 nước XHCN
Châu á (Trung Quốc, Triều Tiên, Ma Cao), 1959 tại 8 nước XHCN Châu Âu. Triển lãm mỹ
thuật Việt Nam luôn giành được cảm tình của nhân dân thế giới.
Trong sự phát triển của mỹ thuật trên đây có cả chiều rộng và chiều sâu, chưa bao giờ có
một đội ngũ tạo hình đông đảo đi vào mọi mặt của cuộc sống sôi động. Từ đó lại dẩy lên
phong trào mỹ thuật không chuyên ở khắp các mặt trận sản xuất và chiến đấu, các hình
tượng nghệ thuật đã được khẳng định và đi vào lịch sử. Các hoạ sỹ đã vẽ rất nhiều chủ đề, đề
tài trong cuộc sống, chiến đấu khác nhau.
Trước hết là hình ảnh người chiến sỹ. Hoạ sỹ (Nguyễn Sáng) rất thành công ở đề tài này với

" Giặc đốt làng tôi " diễn tả cảnh người phụ nữ và em be dân tộc phải đưa nhau đi di cư vì
làng bị giặc đốt phá cùng với những hình ảnh đó hình ảnh một chiến sỹ bộ đội.
Tác phẩm " Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ " là tác phẩm diễn ra sự căm thù đã thành sức
mạnh quyết chiến, quyết thắng càng hy sinh, càng kiên định lập trường, cả một tập thể gắn
bó theo Đảng, dựng hình đơn giản về nét và màu, bố cục thoáng và rất khoẻ.
Tác phẩm " Tiếng đàn bầu " (Sỹ Tốt).. và một hình ảnh cũng rất gần gũi, họ là lực lượng
nòng cốt, chính trong cuộc đấu tranh này đó là hình ảnh người nông dân, họ vào tranh cũng
thật xôn xao.
Trong số họ, có những người không trực tiếp tham gia chiến đấu trên trận tuyến mà họ chiến
đấu ngay tại quê (hậu phương) sản xuất lương thực phục vụ tuyền tuyến như tác phẩm " Con
nghé " (Nguyễn Tự Nghiêm), " Tổ đội công miền núi " (Huỳnh Tích Chù), " Con nghé của
thực " (Tô Ngọc Vân), " Về nông thôn sản xuất " (Ngô Minh Cầu), " Một buổi cày " (Lưu
Công Nhân).. Bên cạnh nền nông nghiệp xã hội mới còn gắn dần với công nghiệp và hình
ảnh người công nhân cũng chiếm chỗ trong tranh một cách đĩnh đạc như các tác phẩm: " Mỏ
đèo nai " (Nguyễn Tiến Chung), Một loạt tranh (Nguyễn Đỗ Cung) như: Công nhân cơ khí,
học hỏi lẫn nhau, tam ca, mời chị em ra họp để thi thợ giỏi.. đã nêu bật những gương sáng lao
động, gian khổ nhưng chủ động, chững chạc. Tác phẩm " Công nhân cơ khí " diễn tả giờ làm
việc trong nhà máy chỉ với ngòi bút và tầm quan sát tinh tế của mình, hoạ sỹ Nguyễn Đỗ
Cung đã cho người xem một không khí làm việc hăng say, khoẻ khoắn, rắn chắc của những
người công nhân này. Họ hầu như quên hết mệt nhọc chỉ dồn sức vào lúa và rồi tạo ra những
công cụ lao động và cũng có thể là vũ khí chiến đấu..
Và hình tượng người phụ nữ chiếm tỷ lệ khá lên trong các tác phẩm thời kỳ này, họ vừa đảm
việc nhà, lại vừa đảm việc nước, ở thời kỳ này họ không còn là những tiểu thư đài các, cũng
không phải là những lao động vặt vãnh nữa mà thực sự làm chủ gia đình, xã hội, tham gia
sản xuất cả nông và công nghiệp như ở các tác phẩm " Nữ dân quân vùng biển " (Trần Văn
Cẩn), " Sau giờ trực chiến " (Nguyễn Phạm Chánh). Họ cũng thường được dựng tượng để ca
ngợi như tượng " Võ Thị Sáu, Tác phẩm nắm đất miền Nam " là một tác phẩm tượng thạch
cao: Người mẹ trao cho anh bộ đội, Người con trước lúc lên đường, Một nắm đất quê hương,
dáng người mẹ đầy tình thương trìu mến nhìn con, dáng người gầy gò, chắc phải chịu nhiều
đau khổ, mất mát..

Nhưng có lẽ tập trung hơn cả vẫn là hình tượng vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đó là hình tượng
" Bác Hồ " hầu như cuốn hút tất cả các nghệ sỹ tạo hình, vào tranh tượng với rất nhiều chất
liệu khác nhau, dưới mỗi một con mắt của mỗi hoạ sỹ, vẻ đẹp của Bác lại càng đẹp hơn ở
một khía cạnh nào đó. Hình tượng Bác là hình tượng của dân tộc Việt Nam kiên cường, bất
khuất, không đếm hết được hết số tác phẩm vẽ tượng.. về Bác.
+ Bên cạnh sự đổi thay, phát triển nhìn chung của mỹ thuật Việt Nam thời kỳ kháng chiến
chống Pháp - Mỹ thì ở miền Nam (1954 - 1975) nền mỹ thuật lại bị rơi vào sự phức tạp:
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ - ne - vơ được ký kết. Đất nước ta tạm chia
làm hai miền: miền Bắc bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục đấu tranh
chống đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai để hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước. Năm 1954 trong làn sóng di cư, miền Nam có thêm những hoạ sỹ " có
tay nghề từ Bắc vào " họ ý định xây dựng một nền mỹ thuật trên " một quốc gia tự do " và
xây dựng một nền nghệ thuật đối lập với miền Bắc của chính quyền Sài Gòn.
Trong thời điểm này, trường Cao đẳng mỹ thuật Gia Định và Huế được thành lập, giảng viên
là các hoạ sỹ trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương. Học sinh là người di cư từ Bắc vào,
không khí mỹ thuật ở miền Nam đã được đổi mới, những sự phức tạp về tư tưởng đã dẫn đến
sự phức tạp về nghệ thuật cụ thể: trong khi trường Cao đẳng Gia Định tập trung đào tạo theo
trường quy, hăng hái hoạt động văn hoá nghệ thuật, một nhóm văn nghệ sỹ ra đời với những
màu sắc chính trị khác nhau, trong đó tiêu biểu có nhóm sáng tạo gồm: hoạ sỹ Thái Tuấn,
Duy Thanh, Ngọc Dũng.. chủ trương phá bỏ những kinh nghiệm trường quy cũ cố gắng tiếp
cận với nghệ thuật phương Tây, đề cao các chủ quan của người sáng tác, không cần biết đến
tính dân tộc, vồ vập màu sắc, và chất liệu để phô diễn hình thể hơn là đi tìm hình tượng của
tác phẩm: chú trọng triển lãm cá nhân.
Từ năm 1960 với sự can thiệp sâu hơn của Mỹ, một lối sống thực dụng lan tràn, nghệ thuật
như trò chơi xã hội thương mại, các hoạ sỹ không chú trọng vẽ, thích vẽ sao thì vẽ. Cho đến
giữa thập nguyên 60 nền nghệ thuật đã có phần ổn định, tỉnh nghộ hơn, thúc đẩy một ý thức
tìm về nguồn. 1966 các hoạ sỹ trẻ có năng lực thành lập " Hội hoạ sỹ trẻ Việt Nam " đã khơi
dậy ý thức trách nhiệm của người làm nghệ thuật. Một số ít phóng khoáng thực tại bằng cách
lánh vào những cơn mơ với những tâm trạng day dứt: Nguyễn Trung, Nguyễn Phước, Đinh
Cường.. Trong sự ngột ngạt ấy cũng có một số hoạ sỹ tiến bộ tích cực, có trách nhiệm hơn

phản ánh nghệ thuật với một tình cảm của riêng mình: nếu " Nguyễn Trung mới miêu tả
những gương mặt đau thương của những người mẹ, người vợ để tố cáo chiến tranh thì Văn
Đen đã dùng bút pháp tả thực vẽ cảnh khốn khổ của những người lầm than để tố cáo xã hội
phồn hoa bề ngoài ". Huỳnh Bá Thành đã có tranh vạch mặt kẻ thù trên báo chí.. chính họ đã
làm cho chính quyền Sài Gòn phải run sợ và đã khủng bố điên cuồng cả bằng toà án và nhà
tù. Tuy nhiên phong trào mỹ thuật vẫn đi lên, chính điều này đã thúc đẩy động lực cho
những hoạ sỹ tiến bộ với sự giác ngộ cao đã đứng hẳn về phía cách mạng. lên chiến khu vừa
cầm bút sáng tác, vừa cầm súng chiến đấu như anh Cổ Tấn Long Châu, Nguyễn Văn Kinh,
Trọng Phương.. và cũng theo tiếng gọi cách mạng không ít những hoạ sỹ dám quên mình,
không sợ nguy hiểm cho tính mạng đã hăng hái vào những nơi ác liệt nhất để ghi nhanh
những cảnh hiếm thấy trong lịch sử, để kịp thời động viên khích lệ ý chí, lòng quyết tâm cao
để dành thắng lợi, ghi lại những giây phút huy hoàng, căng thẳng..
Đáng tiếc thay đã có 50 hoạ sỹ đã hy sinh trong khi đang sáng tác trên trận địa những tác
phảm được các hoạ sỹ ghi lại sau này đã trở thành những tư liệu rất quý giá để vừa động

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×