Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Mỹ thuật Việt Nam thời hiện đại (từ cách mạng 1945 đến nay) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.97 KB, 21 trang )

Mỹ thuật Việt Nam thời hiện đại (từ
cách mạng 1945 đến nay)
Mỹ thuật Việt Nam thời hiện đại (từ cách mạng 1945 đến nay)

Nói tới Việt Nam là chúng ta nói tới một dân tộc so bốn ngàn năm lịch sử dựng nước
và giữ nước. Có biết bao nhiêu là sử sách đã ghi lại những chiến công hào hùng, vẻ
vang của quân và dân ta qua các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
Bên cạnh truyền thống đấu tranh chống giặc giữ nước thì dân tộc ta còn có một nền
nghệ thuật phát triển khá sớm, ngay từ thời tiền sử. Chúng ta đã tìm thấy những dấu
vết đầu tiên của nghệ thuật tạo hình đó là những hình chạm khắc trên đá ở các hang;
các đồ dùng sinh hoạt, cảnh săn bắn trải qua những bước ngoặt thăng trầm của đất
nước nền nghệ thuật nước nhà cũng chịu ảnh hưởng không ngừng cho tới nay. Biến
đổi nổi bật nhất là mỹ thuật Việt Nam thời hiện đại (từ cách mạng 1945 đến nay).
+ Những ngày đầu cách mạng và kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).
Cách mạng tháng 8/1945 thành công đưa đất nước vào kỷ nguyên Độc lập - Tự do -
Hạnh phúc. Đồng thời cũng mở ra một trang sử mới cho mỹ thuật Việt Nam.
Từ những hạt nhân là một số hoạ sỹ hoạt động bí mật trong những " tổ chức văn hoá
cứu quốc thời tiền khởi nghĩa ". Giờ đây cả giới mỹ thuật bị cuốn hút vào thể loại vẽ
tranh cổ động biểu thị ý chí toàn dân quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc
với nhiều chất liệu khác nhau những tác phẩm này đã hướng mỹ thuật Việt Nam vào
con đường mới, với nhân sinh quan cách mạng. Một số hoạ sỹ còn phân vân với
những níu kéo của thẩm mỹ cũ, thì Hồ Chí Minh sau khi xem triển lãm đã góp ý chân
tình " các chú vẽ nhiều thiếu nữ khoả thân, vẽ nhiều hoa, cái ấy cũng đẹp, nhưng đẹp
trên cao, sao các chú không vẽ cái đẹp dưới đất chung quanh chúng ta ".
Đồng thời tháng 10/1945 trường Cao đẳng mỹ thuật được mở ra nhưng do chiến tranh
không học được. Song được cách mạng cổ vũ và lãnh tụ quan tâm, các hoạ sỹ và các
nhà điêu khắc đã tự tin, tích cực chuẩn bị cho cuộc triển lãm mỹ thuật toàn quốc đầu
tiên trong chế độ mới và các hoạ sỹ đã giành cả tâm huyết của mình trong việc sử
dụng ngòi bút làm vũ khí tố cáo tội ác của thực dân Pháp, phát xít Nhật, ca ngợi lãnh
tụ và các anh hùng thời đại: Tranh tượng về Bác Hồ (Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung,
Phan Kế An ) tự vệ chiến đấu (Văn Bình) đã báo hiệu sự ra đời của nền nghệ thuạt


cách mạng.
Và rồi chiến tranh lan dần từ miền Nam ra cả nước, cho đến cuối 1940 cuộc kháng
chiến toàn quốc bùng nổ đi liền với sự nghiệp kháng chiến toàn dân, toàn diện là sự
chuyển mình của các hoạ sỹ. Họ nghe theo tiếng gọi của nước của dân tộc cho nên đa
số các hoạ sỹ đều cầm súng, vừa cầm bút vẽ tranh để tuyên truyền cho kháng chiến
thể loại ký hoạ, tranh khắc gỗ, bột màu, thuốc nước, chì, tranh sơn mài được dùng
nhiều với những tác phẩm đạt giá trị cao cả ở nội dung và nghệ thuật, được giới thiệu
ở các triển lãm mỹ thuật chào mừng sự kiện lớn trong cả nước.
Năm 1948 nhân dịp đại hội văn hoá toàn quốc ở miền Bắc, một cuộc triển lãm hội hoạ
lớn gồm các tác phẩm kháng chiến đã được tổ chức, điển hình là tác phẩm: Dân quân
phù lưu (Nguyễn Tự Nghiêm), Gặt lúa (Mai Văn Hiển), Người du kích già (Phạm Văn
Đôn) đã phản ánh cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh với niềm lạc quan tất thắng.
Năm 1951 sau chiến thắng thế giới ở miền Bắc lại tổ chức một cuộc triển lãm mỹ
thuật với quy mô lớn; nhân dịp này Bác đã gửi thư tới các hoạ sỹ và nghệ sỹ " Văn
hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy " và nêu
rõ nhiệm vụ của chiến sỹ nghệ thuật là phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc,
phụng sự quân dân trước hết là công nông binh lời của Bác thật sâu sắc, ấm tình
người, Bác là nhà cách mạng vĩ đại và cũng là một người rất am hiểu nghệ thuật. Năm
1952 tại Việt Bắc trường Trung cấp mỹ thuật được thành lập do hoạ sỹ Tô Ngọc Vân
làm Hiệu trưởng, đã đào tạo ra một thế hệ hoạ sỹ đầu tiên cho kháng chiến, những
cuộc triển lãm lớn với nhiều tác phẩm nghệ thuật giá trị của họ như tác phẩm " Bác
Hồ với các cháu thiếu nhi Trung - Nam - Bắc của hoạ sỹ Diệp Minh Châu " là bức
tranh nổi tiếng mà ông vẽ bằng máu của chính mình trên lụa, là một hoạ sỹ - một nhà
điêu khắc tài ba, ông sinh năm 1919 tại Nhơn Hạnh - Bến Tre. Tốt nghiệp trường Cao
đẳng mỹ thuật Đông Dương 1945. Tiêu biểu cho thế hệ các hoạ sỹ miền Nam đi theo
kháng chiến. Ngoài ra còn có tác phẩm " Du kích tập bắn " (Nguyễn Đỗ Cung) cũng là
tác phẩm nổi tiếng ở thời kỳ này, " Hành quân qua đèo " (Nguyễn Như Hậu) những
tác phẩm này đã cổ vũ lớn lao, động viên kịp thời quân dân xông lên diệt giặc (mang
giá trị nghệ thuật và giá trị lịch sử).
Vào giai đoạn cuối của kháng chiến chống Pháp, các hoạ sỹ tích cực thâm nhập vào cả

hai trận địa phản phong và phản đế, có người đã đổi cả chính cuộc đời nghệ thuật như
hoạ sỹ - liệt sỹ (Tô Ngọc Vân) sinh 1906 - 1954 tại Hà Nội. Tốt nghiệp trường Cao
đẳng mỹ thuật Đông Dương 1931, là Hiệu trưởng đầu tiên của trường mỹ thuật kháng
chiến mở ở chiến khu Việt Bắc. Là một hoạ sỹ nổi tiếng của mỹ thuật Việt Nam hiện
đại, trước cách mạng vẽ tranh các thiếu nữ thị thành đài các (thiếu nữ bên hoa huệ, 2
thiếu nữ ) sau cách mạng tháng 8 và kháng chiến ông chuyển sang vẽ tranh về chiến
sỹ vệ quốc đoàn, những ông già nghệ thuật chất phác, những cô thôn nữ người dân tộc
thuỳ mị ký hoạ là một thể loại nổi tiếng của ông với tác phẩm: Đốt đuốc đi học, chị
cốt cán, con nghé quả thực ngoài ra còn có một số tác phẩm nổi tiếng của một số tác
giả cùng thời: cái bát (Sỹ Ngọc), vệ quốc quân canh đêm (Nguyễn Tự Nghiêm)
+ Nền mỹ thuật Việt Nam trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mỹ
(1954 - 1975).
Giữa năm 1954 cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hoà bình lập lại trong cả nước
giới mỹ thuật có điều kiện tập trung về thủ đô Hà Nội, họ tổ chức một cuộc triển lãm
thực sự mang tính toàn quốc, là sự tổng kết của mỹ thuật kháng chiến. Từ đây có
nhiều công trình mỹ thuật được xây dựng như: 1957 hội mỹ thuật Việt Nam được
thành lập, trường Trung câp mỹ thuật được nâng cấp thành trường Cao đẳng. 1962
viện mỹ thuật - mỹ nghệ được thành lập, 1966 bảo tàng mỹ thuật nhánh thành tất cả
nói lên tiềm năng của mỹ thuật cách mạng thật dồi dào, và được giới thiệu ra thế giới
tiêu biểu với những tác phẩm: " Nhớ một chiều Tây Bắc " (Phan Kế An) là hồi ức về
một dĩ vãng đầy hào hùng, đầy oanh liệt, đầy tình yêu người, yêu thiên nhiên, một dĩ
vãng đầy hào húng đã đi vào lòng người bao thế hệ con cháu đất Việt, hình dáng đoàn
quân chiến sỹ nhỏ bé so với núi rừng nhấp nhô, hùng vĩ, càng tăng thêm lòng quyết
tâm rất cao của các chiến sỹ này.
Tác phẩm " Bình minh trên nông trang " (Nguyễn Đức Nùng) được vẽ bằng màu bột
với mảng màu nóng rực, rắn chăc, đã diễn tả hình dáng của một anh bộ đội với cánh
tay rắn chắc, hoành tráng trước một thiên nhiên rộng lớn, lấp lánh ban mai.
Tác phẩm này diễn tả cảnh tát nước rất sôi động của nhóm người nông dân, họ vui vẻ,
cười đùa, cùng nhau tát những gàu nước vào đồng, " Tát nước đồng chiêm " là một bài
thơ ca ngợi cuộc sống lao động của người nông dân tạo niềm tin cho tiền phương về

một hậu phương vững chắc
Với ta tác phẩm trên chứng tỏ trong thời kỳ chống Mỹ này tranh sơn mài rất phát
triển, được nhiều hoạ sỹ rất thành công, sự thắng lợi của họ cũng phần nào đóng góp
cho nền mỹ thuật thời kỳ này càng thêm phong phú hơn và nhiều cuộc triển lãm đã
được mở ra trên toàn quốc: 1960 - chào mừng đại hội lần thứ III của Đảng và 1963
triển lãm mỹ thuật toàn quốc, mà người ta nhớ mãi: " Hành quân trong rừng "
(Nguyễn Khang), " Nam kỳ khởi nghĩa " (Huỳnh Văn Gấm), " Giờ học tập " (Nguyễn
Sáng)
Dân tộc ta thoát khỏi gánh nặng áp bức của thực dân Pháp chẳng được bao thì đế quốc
Mỹ lại nhảy vào phá hoại miền Bắc (1964), nhân dân miền Bắc lại bắt đầu một cuộc
kháng chiến gian khổ để đấu tranh bảo vệ nền độc lập - tự do của mình. Tuy nhiên,
các hoạ sỹ, và nhà điêu khắc lại thích ứng hoàn cảnh mới này rất nhanh, một mặt lên
đường đến những nơi nóng bỏng nhất để ghi chép, sáng tác, không ít trong số đó đã đi
mà không bao giờ trở lại.
Hiện thực chiến đấu sản xuất của quân dân đã đi vào tranh tượng, vừa động viên mọi
người vượt lên mọi thử thách của chiến tranh, vừa tranh thủ sự đồng tình của thế giới.
Bên cạnh các thể loại: sơn mài, sơn dầu, lụa thì đồ hoạ đặc biệt phát triển, các tranh
khắc gỗ " Cồn cỏ anh hùng " (Quang Thụ), " Thanh niên xung phong ", " Chuyển tải
đêm " (Giáng Hương) và một số tranh cổ động gây xúc động lòng người: " Có gì quý
hơn độc lập tự do " (Phan Thông), " Giữ lấy quê hương ", " Giữ lấy tuổi trẻ " (Đường
Ngọc Cảnh)
Ngoài ra nghệ thuật điêu khắc cũng được khởi sắc, thành tựu được thừa nhận ở triển
lãm 10 năm điêu khắc hiện đại Việt Nam (1963 - 1973): tượng tròn, chạm nổi, đắp
nổi. Điều lý thú là chính trong chiến tranh tượng đài lại phát triển ngay ở nơi rực lửa
như: nam ngạn chiến thắng (Thanh Hoá 1967), tượng các anh hùng liệt sỹ " Lý Tự
Trọng, Kim Đồng " dựng ở thủ đô khích lệ tuổi trẻ cùng nhân dân cả nước kiên
cường, quyết chiến, quyết thắng, có nhiều cuộc triển lãm đã diễn ra đặc biệt là cuộc
triển lãm toàn quân 1974 thật sôi động.
Nền mỹ thuật Việt Nam đã phát triển rất mạnh, dẫn chứng đó là những thành tựu của
mỹ thuật cách mạng Việt Nam được dự triển lãm ở nước ngoài như: 1956 tại 3 nước

XHCN Châu á (Trung Quốc, Triều Tiên, Ma Cao), 1959 tại 8 nước XHCN Châu Âu.
Triển lãm mỹ thuật Việt Nam luôn giành được cảm tình của nhân dân thế giới.
Trong sự phát triển của mỹ thuật trên đây có cả chiều rộng và chiều sâu, chưa bao giờ
có một đội ngũ tạo hình đông đảo đi vào mọi mặt của cuộc sống sôi động. Từ đó lại
dẩy lên phong trào mỹ thuật không chuyên ở khắp các mặt trận sản xuất và chiến đấu,
các hình tượng nghệ thuật đã được khẳng định và đi vào lịch sử. Các hoạ sỹ đã vẽ rất
nhiều chủ đề, đề tài trong cuộc sống, chiến đấu khác nhau.
Trước hết là hình ảnh người chiến sỹ. Hoạ sỹ (Nguyễn Sáng) rất thành công ở đề tài
này với " Giặc đốt làng tôi " diễn tả cảnh người phụ nữ và em be dân tộc phải đưa
nhau đi di cư vì làng bị giặc đốt phá cùng với những hình ảnh đó hình ảnh một chiến
sỹ bộ đội.
Tác phẩm " Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ " là tác phẩm diễn ra sự căm thù đã thành
sức mạnh quyết chiến, quyết thắng càng hy sinh, càng kiên định lập trường, cả một tập
thể gắn bó theo Đảng, dựng hình đơn giản về nét và màu, bố cục thoáng và rất khoẻ.
Tác phẩm " Tiếng đàn bầu " (Sỹ Tốt) và một hình ảnh cũng rất gần gũi, họ là lực
lượng nòng cốt, chính trong cuộc đấu tranh này đó là hình ảnh người nông dân, họ vào
tranh cũng thật xôn xao.
Trong số họ, có những người không trực tiếp tham gia chiến đấu trên trận tuyến mà họ
chiến đấu ngay tại quê (hậu phương) sản xuất lương thực phục vụ tuyền tuyến như tác
phẩm " Con nghé " (Nguyễn Tự Nghiêm), " Tổ đội công miền núi " (Huỳnh Tích
Chù), " Con nghé của thực " (Tô Ngọc Vân), " Về nông thôn sản xuất " (Ngô Minh
Cầu), " Một buổi cày " (Lưu Công Nhân) Bên cạnh nền nông nghiệp xã hội mới còn
gắn dần với công nghiệp và hình ảnh người công nhân cũng chiếm chỗ trong tranh
một cách đĩnh đạc như các tác phẩm: " Mỏ đèo nai " (Nguyễn Tiến Chung), Một loạt
tranh (Nguyễn Đỗ Cung) như: Công nhân cơ khí, học hỏi lẫn nhau, tam ca, mời chị
em ra họp để thi thợ giỏi đã nêu bật những gương sáng lao động, gian khổ nhưng chủ
động, chững chạc. Tác phẩm " Công nhân cơ khí " diễn tả giờ làm việc trong nhà máy
chỉ với ngòi bút và tầm quan sát tinh tế của mình, hoạ sỹ Nguyễn Đỗ Cung đã cho
người xem một không khí làm việc hăng say, khoẻ khoắn, rắn chắc của những người
công nhân này. Họ hầu như quên hết mệt nhọc chỉ dồn sức vào lúa và rồi tạo ra những

công cụ lao động và cũng có thể là vũ khí chiến đấu

Và hình tượng người phụ nữ chiếm tỷ lệ khá lên trong các tác phẩm thời kỳ này, họ
vừa đảm việc nhà, lại vừa đảm việc nước, ở thời kỳ này họ không còn là những tiểu
thư đài các, cũng không phải là những lao động vặt vãnh nữa mà thực sự làm chủ gia
đình, xã hội, tham gia sản xuất cả nông và công nghiệp như ở các tác phẩm " Nữ dân
quân vùng biển " (Trần Văn Cẩn), " Sau giờ trực chiến " (Nguyễn Phạm Chánh). Họ
cũng thường được dựng tượng để ca ngợi như tượng " Võ Thị Sáu, Tác phẩm nắm đất
miền Nam " là một tác phẩm tượng thạch cao: Người mẹ trao cho anh bộ đội, Người
con trước lúc lên đường, Một nắm đất quê hương, dáng người mẹ đầy tình thương trìu
mến nhìn con, dáng người gầy gò, chắc phải chịu nhiều đau khổ, mất mát
Nhưng có lẽ tập trung hơn cả vẫn là hình tượng vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đó là hình
tượng " Bác Hồ " hầu như cuốn hút tất cả các nghệ sỹ tạo hình, vào tranh tượng với rất
nhiều chất liệu khác nhau, dưới mỗi một con mắt của mỗi hoạ sỹ, vẻ đẹp của Bác lại
càng đẹp hơn ở một khía cạnh nào đó. Hình tượng Bác là hình tượng của dân tộc Việt
Nam kiên cường, bất khuất, không đếm hết được hết số tác phẩm vẽ tượng về Bác.
+ Bên cạnh sự đổi thay, phát triển nhìn chung của mỹ thuật Việt Nam thời kỳ kháng
chiến chống Pháp - Mỹ thì ở miền Nam (1954 - 1975) nền mỹ thuật lại bị rơi vào sự
phức tạp:
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ - ne - vơ được ký kết. Đất nước ta tạm
chia làm hai miền: miền Bắc bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục
đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai để hoàn thành cuộc cách mạng
giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Năm 1954 trong làn sóng di cư, miền Nam
có thêm những hoạ sỹ " có tay nghề từ Bắc vào " họ ý định xây dựng một nền mỹ
thuật trên "một quốc gia tự do " và xây dựng một nền nghệ thuật đối lập với miền Bắc
của chính quyền Sài Gòn.
Trong thời điểm này, trường Cao đẳng mỹ thuật Gia Định và Huế được thành lập,
giảng viên là các hoạ sỹ trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương. Học sinh là người di
cư từ Bắc vào, không khí mỹ thuật ở miền Nam đã được đổi mới, những sự phức tạp
về tư tưởng đã dẫn đến sự phức tạp về nghệ thuật cụ thể: trong khi trường Cao đẳng

Gia Định tập trung đào tạo theo trường quy, hăng hái hoạt động văn hoá nghệ thuật,
một nhóm văn nghệ sỹ ra đời với những màu sắc chính trị khác nhau, trong đó tiêu
biểu có nhóm sáng tạo gồm: hoạ sỹ Thái Tuấn, Duy Thanh, Ngọc Dũng chủ trương
phá bỏ những kinh nghiệm trường quy cũ cố gắng tiếp cận với nghệ thuật phương
Tây, đề cao các chủ quan của người sáng tác, không cần biết đến tính dân tộc, vồ vập
màu sắc, và chất liệu để phô diễn hình thể hơn là đi tìm hình tượng của tác phẩm: chú
trọng triển lãm cá nhân.
Từ năm 1960 với sự can thiệp sâu hơn của Mỹ, một lối sống thực dụng lan tràn, nghệ
thuật như trò chơi xã hội thương mại, các hoạ sỹ không chú trọng vẽ, thích vẽ sao thì
vẽ. Cho đến giữa thập nguyên 60 nền nghệ thuật đã có phần ổn định, tỉnh nghộ hơn,
thúc đẩy một ý thức tìm về nguồn. 1966 các hoạ sỹ trẻ có năng lực thành lập " Hội hoạ
sỹ trẻ Việt Nam " đã khơi dậy ý thức trách nhiệm của người làm nghệ thuật. Một số ít
phóng khoáng thực tại bằng cách lánh vào những cơn mơ với những tâm trạng day
dứt: Nguyễn Trung, Nguyễn Phước, Đinh Cường Trong sự ngột ngạt ấy cũng có một
số hoạ sỹ tiến bộ tích cực, có trách nhiệm hơn phản ánh nghệ thuật với một tình cảm
của riêng mình: nếu " Nguyễn Trung mới miêu tả những gương mặt đau thương của
những người mẹ, người vợ để tố cáo chiến tranh thì Văn Đen đã dùng bút pháp tả thực
vẽ cảnh khốn khổ của những người lầm than để tố cáo xã hội phồn hoa bề ngoài ".
Huỳnh Bá Thành đã có tranh vạch mặt kẻ thù trên báo chí chính họ đã làm cho chính
quyền Sài Gòn phải run sợ và đã khủng bố điên cuồng cả bằng toà án và nhà tù. Tuy
nhiên phong trào mỹ thuật vẫn đi lên, chính điều này đã thúc đẩy động lực cho những
hoạ sỹ tiến bộ với sự giác ngộ cao đã đứng hẳn về phía cách mạng. lên chiến khu vừa
cầm bút sáng tác, vừa cầm súng chiến đấu như anh Cổ Tấn Long Châu, Nguyễn Văn
Kinh, Trọng Phương và cũng theo tiếng gọi cách mạng không ít những hoạ sỹ dám
quên mình, không sợ nguy hiểm cho tính mạng đã hăng hái vào những nơi ác liệt nhất
để ghi nhanh những cảnh hiếm thấy trong lịch sử, để kịp thời động viên khích lệ ý chí,
lòng quyết tâm cao để dành thắng lợi, ghi lại những giây phút huy hoàng, căng thẳng
Đáng tiếc thay đã có 50 hoạ sỹ đã hy sinh trong khi đang sáng tác trên trận địa những
tác phảm được các hoạ sỹ ghi lại sau này đã trở thành những tư liệu rất quý giá để vừa
động viên quân dân ta, bên cạnh vạch trần rõ bộ mặt độc ác của bọn cướp nước. Mặc

dù trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn, ác liệt ấy, các hoạ sỹ vẫn đam mê với sự
nghiệp sáng tác của mình và đã có hàng vạn tác phẩm có giá trị rất cao đã ra đời
không chỉ phổ biến trong nước mà cả nước ngoài như tác phẩm " Nhớ một chiều Tây
Bắc, Bác Hồ với thiếu nhi ba miền Trung - Nam - Bộ, chị Võ Thị Sáu, Chú bé liên lạc
" và cũng vì điều kiện trên trận tuyến thiếu thốn chất liệu, hầu như hoạ sỹ đều ký hoạ
cho nên ký hoạ được đưa lên thành một thể loại tác phẩm nghệ thuật đặc biệt của Việt
Nam, là bản trường ca hùng tráng của giai cấp lịch sử hào hùng, của một số tác giả:
Huỳnh Phương Đông, Thái Hà, Cổ Tấn Long những tác phẩm của họ đã kịp thời cổ
vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta trong chống kẻ thù góp phần giải phóng
miền Nam. Từ sau chiến thắng 1972 đã tổ chức được các triển lãm mỹ thuât ở Lộc
Ninh. 1973 đến 1975 càng ngày càng nhiều với quy mô lớn hơn, để rồi đến ngày toàn
thắng ở câu lạc bộ lao động vào tháng 5/1975 một cuộc triển lãm mừng chiến công đại
thắng của dân tộc diễn ra trong không khí tưng bừng, phấn khởi đã lan khắp cả nước,
gây xao động của toàn dân, toàn quân ta.
Các hoạ sỹ vùng giải phóng cũng gia nhập vào, họ đã hưởng ứng bằng 800 tranh cổ
động. Từ đây nền mỹ thuật Việt Nam đã có được sự hài hoà, hoà nhập giữa các hoạ sỹ
vùng chiến khu với các hoạ sỹ vùng mới giải phóng, nền mỹ thuật cả nước trở về một
khối.
Nhìn chung, nền mỹ thuật Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống
Mỹ. Tuy gặp nhiều khó khăn, sự cản trở của đế quốc, áp đặt lên nền kinh tế xã hội,
ngay cả nền mỹ thuật, thiếu thốn về chất liệu, nguyên liệu sáng tác nhưng các hoạ sỹ
thời kỳ này vẫn không ngừng sáng tác, tạo ra được nhiều tác phẩm với giá trị lịch sử
khá cao, có nhiều tác phẩm ngày nay được dùng làm tài liệu vô giá của lịch sử nước
nhà một thời máu lửa và hào hùng, nhiều tên tuổi tác giả thành danh không chỉ trong
nước mà cả trên thế giới, mỗi hoạ sỹ một phong cách riêng, nhưng tất cả cũng vì mỹ
thuật, vì cái đẹp, vì nền độc lập của nước nhà như: Hoạ sỹ Tô Ngọc Vân, Nguyễn
Sáng, Diệp Minh Châu phần lớn các tác phẩm này ra đời với mục đích cổ vũ, động
viên khích lệ, ca ngợi công cuộc chiến đấu cho nền độc lập nước nhà của quân dân
Việt Nam, đồng thời vạch trần bộ mặt xấu xa, bẩn thỉu của bọn đế quốc
+ Nó là nền tảng đầu tiên, góp phần thúc đẩy, làm cầu nối cho một nền mỹ thuật mới

ra đời đó là nền mỹ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước.
Từ năm 1975 đã hội tụ thành một dòng chảy lớn mà thành tựu đã được ghi nhận bằng
vô số những cuộc triển lãm lớn của cá nhân, của nhóm, và nhất là triển lãm mỹ thuật
toàn quốc mở đều đặn năm năm một lần, điều này chứng tỏ rằng khuynh hướng con
đường phát triển của nền mỹ thuật Việt Nam khi đất nước thống nhất đã được quan
tâm hơn, chú trọng hơn rất nhiều, mở ra một hướng đi lên mạnh mẽ của nền mỹ thuật.
Đến đây mỹ thuật đã có dấu hiệu của sự chuyển mình từ một nền mỹ thuật gắn bó với
chiến tranh đang bước sang phản ánh cuộc sống hoà bình xây dựng xã hội chủ nghĩa
như tác phẩm: " Phố cổ " (Bùi Xuân Phái) đây là tác phẩm được vẽ bằng sơn dầu, diễn
tả một góc nhỏ phố cổ của Hà Nội, là đề tài luôn được Bùi Xuân Phái say mê khám
phá, sáng tác. Những cảnh phố vắng với những đường nét xô lệch, mái tường rêu
phong, những đầu hồi và mái ngói đen sạm màu thời gian luôn xuất hiện trong tranh
của ông.
Tranh của hoạ sỹ gợi cho mỗi người đi xa luôn khát khao, cảm nhận được nỗi thiếu
vắng Hà Nội một cách sâu sắc. Đằng sau những hình ảnh ngõ Phất Lộc, cây đa cổ thụ
ở ngõ Gạch hay ngõ Hàng Mắm người xem tìm thấy vẻ đẹp của thủ đô Hà Nội qua
những thăng trầm của lịch sử. Vì thế, người yêu nghệ thuật đã đặt tên gọi cho những
tác phẩm về phố cổ Hà Nội của ông là " Phố phái ". Ngoài Bùi Xuân Phái còn rất
nhiều hoạ sỹ khác nữa, với các tác phẩm mang nội dung cuộc sống hàng ngày bình
dị: Điện về bản (Hà Cắm), Bộ đội về bản Mèo (Trần Lưu Hậu), Ngày vui có
Bác (Xuman)
Sau 5 năm đất nước bước vào kỷ nguyên mới, triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 1980
thực sự là một cuộc hội tụ lớn của nghệ thuật tạo hình cả nước, là một bước tiến nhảy
vọt, bộc lộ tiềm năng sáng tác mới hứa hẹn bước phát triển mạnh mẽ trong những năm
tới - nhất là về mặt ngôn ngữ nghệ thuật. Tiêu biểu một số tác phẩm như: Tượng Bác
Hồ bên suối Lênin (Diệp Minh Châu), Mẹ chiến sỹ (Hoàng Trầm), Đảo tiền tiêu (Tạ
Quang Bạo)
Ngày nay vẫn không ít nhiều tác giả vẫn đang rất say sưa với đề tài cách mạng, tình
cảm, tình quân dân, tuy cuộc kháng chiến đã qua những ký ức trong một số người hoạ
sỹ lão thành vẫn còn như ngày nào. Họ một phần phục hồi lại ảnh cũ, một phần họ vẽ

theo sự hồi tưởng, ký ức của chính mình như tác phẩm: Bà má Mậu Thân là tác phẩm
với chất liệu phấn màu, bố cục chỉ có bà mẹ với người lính trẻ. Nhưng gây cho người
độc một cảm giác ấm áp, chứa chan tình cảm, và trên khuôn mặt của bà má Mậu Thân
này có vẻ gì đó trầm tư, chịu nhiều đau khổ, có thể người phụ nữ này đã khóc rất
nhiều, nhưng khuôn mặt này thật hiền hậu, tiêu biểu của các bà mẹ miền Nam anh
hùng, còn anh lính trẻ trong vòng tay của " m á" mắt nhìn xuống, hình như anh đang
suy nghĩ, đang cảm nhận tình cảm thiêng liêng ấy. Đây quả là một tác phẩm đẹp cả về
nội dung lẫn bố cục, là móc xích giữa nghệ thuật thời thống nhất với kháng chiến.
Không riêng nội dung thay đổi mà chất liệu mỹ thuật thời nay cũng đa dạng, phong
phú hơn rất nhiều, các hoạ sỹ hầu như không bị gò bó vào một khuôn khổ nào, họ thoả
thích sáng tác, chất liệu mỗi người một khác nhau: mau dầu, sơn dầu, phấn màu, mực
nho, mực bột, sơn mài sự đa dạng của chấ liệu, đã nâng cao phong phú cho các tác
phẩm.

Với sự hoà nhập thực sự của nghệ sỹ hai miền Nam - Bắc và sự có mặt của các hoạ sỹ
lão thành: Nguyễn Văn Tỵ, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Tự Nghiêm đã góp phần làm
cho mỹ thuật Việt Nam có sự phát triển hẳn lên, có sự tìm tòi là dấu hiệu của việc đổi
mới nghệ thuật, báo hiệu trước cho sự đổi mới của xã hội một xã hội văn minh - giàu
mạnh.
Sau đại hội Đảng thứ 6 (1986) khẳng định đổi mới chiến lược cách mạng mở cửa đất
nước, làm bạn với các nước, chuyển dần sang kinh tế thị trường, mọi người, mọi
ngành phải " tự cởi trói " thì mỹ thuật cũng cuốn vào dòng chảy ấy với sự nỗ lực của
cả thế giới, của từng người. Đại hội lần thứ 3 của Hội nghệ sỹ tạo hình Việt Nam
(1989) khẳng định: Đã có một thời kỳ rất sôi nổi nhờ sự tham gia tự nguyện sáng tác
của hội viên, đã chủ động tạo ra một không khí dôi nổi trong cả nước và xác định
mạnh mẽ vai trò văn hoá xã hội của nghệ thuật tạo hình có thể coi đây là giai đoạn
tổng kiểm kê các tiềm năng mỹ thuật. Chỉ trong vòng có 5 năm (1984 - 1989) mà đã
có 118 triển lãm của 3778 lượt tác giả trưng bày 8879 tác phẩm là cả một sự " bung
ra " với nhiều đề tài "đ ời thường ", thể loại tranh hoành tráng, phong cảnh, tượng đài,
tranh tĩnh vật (tĩnh vật hoa) sơn dầu của hoạ sỹ Lưu Yên khối mảng rất rõ rệt, màu sắc

hài hoà, mạnh mẽ nhưng không cứng nhắc, là một bức hoạ đẹp, cân đối. Thể hiện thật
tinh tế, giản dị nhưng rất nghệ thuật

Giờ đây các hoạ sỹ đều xâm nhập, sâu sát với xã hội, làng xóm để lấy tình cảm hứng
sáng tác tranh, có những tác phẩm rất mộc mạc chân quê như tác phẩm: Vợ chồng
người hàng nước cũng với bố cục gồm hai người, xung quanh họ là những đồ dùng
thô sơ, giản dị, cốc nước, ấm không khí thật ấm cúng khối mảng rõ ràng, được sáng
tác 1996
Tác phẩm " Ngày mùa ở Đông Anh Hà Nội " là tác phẩm ca ngợi về nông nghiệp, chất
liệu bằng màu dầu, tác giả dựng lên một bố cục hài hoà cân đối, những đống rơm cao
ngất, một người phụ nữ đang làm việc một con trâu và một người con trai đang gánh
cũng chỉ hai người nhưng nhìn vào có cái gì đó rất đậm không khí miền quê: yên tĩnh,
thanh bình đây cũng là một đề tài được rất nhiều hoạ sỹ thành thị ưa thích, họ đã có
những chuyến đi xâm nhập ở nông thôn hàng tháng có khi cả đời để tìm động lực sáng
tác. Ngoài ra còn có tác phẩm bằng lụa của Ngô Minh Cầu cũng đề tài những con
người nơi thôn quê cùng con trâu.

Nhìn chung các hoạ sỹ thời nay đã tìm cho mình một con đường riêng, thể hiện với
một thái độ tình cảm trong toàn tác phẩm, chính vì vậy mỗi tác phẩm ra đời là một
niềm vui lớn với họ, họ coi tác phẩm như "đ ứa con " của họ, họ nâng niu trân trọng.
Bước sang thập kỷ 90, công cuộc đổi mới đã có kết quả rõ rệt, đất nước khởi sắc hẳn
lên, mỹ thuật cũng đạt được những thành tựu rự rỡ. Các ngành đều có hoạt động sôi
nổi nền hội hoạ có những ưu thế thuận lợi về cách hoạt động và thu hút được nhiều
hướng đi vào đời sống: tượng đài, đài tưởng niệm ở các trung tâm của các thành phố
lớn, xuất hiện nhiều công trình kiến trúc có quy mô lớn bằng chất liệu vững, nhiều
cuộc triễn lãm đã cùng diễn ra trong một lúc, triển lãm hội hoạ ngày nay đã trở thành
sinh hoạt cập nhật của xã hội, hàng loạt các phòng tranh cứ mọc lên khắp nơi, nhưng
tất cả không phải đều là tác phẩm kiệt tác, có thể có nhiều tác phẩm không mang một
nội dung cụ thể nào, cứ lan man một phần cũng do cơ chế thị trường chạy theo lợi
nhuận đồng tiền, họ đã đánh mất đi vẻ đẹp của " mỹ thụât ". Nhưng nhìn chung số

lượng đó rất ít ỏi, bên cạnh có nhiều hoạ sỹ đã tổ chức cuộc triển lãm của mình ở nước
ngoài, họ được hoạ sỹ nước bạn đánh giá rất cao đưa nền mỹ thuật nước nhà lên tầm
cao mới.
Ngày nay mỹ thuật được dựa vào cuộc sống rất nhiều, nó phổ biến, đem lại sự vui vẻ
hay sự suy tư cho cuộc sống con người: tranh ảnh, tranh tết, tranh cổ động, quảng
cáo đều mang chất nghệ thuật, nhu cầu cuộc sống đòi hỏi cái đẹp ngày một cao hơn,
nhiều hơn gấp bội.
Mỹ thuật Việt Nam đã có vạn năm phát triển kể từ văn hoá hoà bình trên lịch trình ấy
có lúc chậm, lúc nhanh, thậm chí có giai đoạn mà tư liệu hiện nay còn thiếu vắng
nhưng sự phát triển là rõ ràng, với đỉnh cao là trống đồng Đông Sơn, chùa tháp trong
thời quân chủ Phật giáo, là đình làng trong thời quân Nho giáo.
Từ đầu thế kỷ XX đến nay đã có sự chuyển hướng hoà nhập với nhiều giá trị tạo hình
của nhân loại nhưng mang diện mao riêng. Mỹ thuật thời hiện đại là giai đoạn phát
triển nhất, mỹ thuật đã làm đẹp cho xã hội, là biểu hiện cho trình độ văn hoá - văn
minh Việt Nam, là vũ khí đấu tranh cho tiến bộ xã hội và ngày nay đang gắn chặt với
sự nghiệp phát triển của đất nước theo hướng giàu sang.
Cuộc sống con người cơ bản về vật chất đã đầy đủ, thì nhu cầu về mặt tinh thần của
họ cũng càng cao hơn, họ đi tìm cái đẹp trong hội hoạ, chính thế mỹ thuật càng ngày
càng phát triển nhằm phục vụ cuộc sống.
Được đăng bởi cdspnaart vào lúc 18:11 1 nhận xét:
Mỹ thuật thời pháp thuộc (1885 - 1945)
Mỹ thuật thời pháp thuộc (1885 - 1945)
Ngày nay nói đến mỹ thuật mọi người thường chí nghĩ đến hội hoạ và điêu khắc. Với
mỹ thuật cổ Việt Nam thì hội hoạ là tranh nói chung mà cơ bản là mảng đồ hoạ, còn
điêu khắc thì gồm cả tượng tròn và chạm khắc trang trí các loại. Chỉ từ giai đoạn cận -
hiện đại, trong quá trình tiếp xúc với văn hoá phương Tây và sự phát triển chuyên sâu
của khoa học, kiến trúc đã tách ra để mỹ thuật tập trung vào tranh và tượng.
Với quan niệm mở rộng, lịch sử mỹ thuật Việt Nam được khởi nguyên từ thời tiền sử
và sơ sở, luôn bám sát tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Với vị
trí địa lý thuận lợi Việt Nam có được sự giao lưu rộng rãi để tiếp tục nhận tinh hoa

văn hoá thế giới mà hoàn thiện mình và toả sáng.
Sống giữa môi trường nhiệt đới, thiên nhiên hào phóng ban phát ân huệ vừa nghiệt
ngã, thử thách, dân tộc ta đã hợp sức lại để tạo thế ứng xử linh hoạt: lợi dụng, cải tạo
và đấu tranh nhằm khai thác và chế ngự hiệu quả nhất.
Ngoài ra nạn ngoại xâm luôn thường trực, dân tộc ta giữa những thời gian dựng nước
ngắn ngủi, luôn phải tiến hành chiến tranh giải phóng và kháng chiến trường kỳ, vinh
quang nhiều nhưng phải hy sinh lớn về cả xương máu và của cải. Trong tình hình ấy,
dân tộc ta phải bám lấy thực tại và vượt lên để rồi biểu hiện lại cuộc sống của mình
bằng nghệ thuật mà rõ nhất là ở mỹ thuật với sự cao đẹp của tâm hồn hướng thiện.
Trong mỗi giai đoạn, bên cái chung còn có nhiều cái riêng do điều kiện cụ thể của xã
hội quy định: các nhà nước quân chủ tự chủ, nhưng mỗi vương triều có một cách quản
lý đất nước khác. Do đó cũng tạo nên diện mạo mỹ thuật khác ở từng thời kỳ.
Chẳng hạn " Mỹ thuật thời Pháp thuộc (1885 - 1945 )" sau khi nhà Nguyễn được
thành lập thì đúng lúc ấy Chủ nghĩa tư bản phương Tây đang tích cực tìm kiếm thị
trường sang phương Đông. Vừa lúc bôn ba địch khôi phục nghiệp chúa thì đã bị khởi
nghĩa nông dân Tây Sơn quật đổ, Bá Đa Lộc làm đại diện đã ký với Pháp bản điều
ước. Do Pháp đang gặp nhiều khó khăn nên điều ước không được thi hành. Sau khi
thắng Tây Sơn, Gia Long đã có những ưu đãi nhất định với người Pháp và các giáo sỹ.
Năm 1817 Pháp đòi thi hành điều ước Bá Đa Lộc ký năm 1787 nhượng Đà Nẵng và
Côn đảo cho chúng. Sau khi Minh mạng lên ngôi bèn cấm đoạt Thiên chúa và từ chối
buôn bán với Pháp tạo ngăn cách với phương Tây. Do những biến động ở Trung Quốc
MInh mạng đã cử tàu đi Pháp và Anh để giao dịch buôn bán và tìm hiểu nhưng đã bị
Anh và Pháp từ chối. Vả lại xã hội Việt Nam chưa có đủ nhân tố bên trong để đón
nhận tiến bộ kỹ thuật và văn minh của phương Tây để cải cách đất nước. Ngay cả khi
có những điều trần của một số người Việt cấp tiến, dù tự Đức có để mắt tới vẫn bị
triều đình bác bỏ.
Năm 1858 chúng chính thức mở màn tấn công Đà Nẵng.
Năm 1859 tiếp tục chuyển vào chiếm Gia Địh.
Năm 1862 triều đình phải ký nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ cho Pháp.
Năm 1867 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ mất nốt vào tay giặc.

Năm 1873 Pháp mở rộng địa bàn xâm lược ra Bắc.
Năm 1882 Hà Nội bị đánh chiếm.
Năm 1885 Pháp chiếm kinh đô Huế hoàn thành cuộc xâm lược Việt Nam. Triều đình
Huế đầu hàng một số sỹ phu đã đi với nhân dân nổi dật, đấu tranh chống phong kiến
sang đấu tranh giải phóng dân tộc.
Đến cách mạng tháng tám năm 1945 lật đổ ách thống trị thực dân Pháp kết thúc 60
năm bù nhìn (1885 - 1845) của triều Nguyễn.
Trong 25 năm mở rộng và 60 năm thống trị Pháp chi phối Kinh tế - Chính trị - Văn
hoá xã hội và đã có một số nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của phương Tây, song ở các
làng quê mỹ thuật truyền thống vẫn giữ được bản sắc phát triển theo con đường cũ.
Bước tiến mới về mỹ nghệ - mỹ thuật ở buổi giao thời về đào tạo mới mỹ nghệ:
Pháp đã nhận ra " bàn tay vàng " do đó họ liền tổ chức triển lãm mà gọi là cuộc "đ ấu
xảo " như các cuộc triển lãm Hà Nội (1887), Quốc tế (1888 - 1889), Ly ông (1885),
Paris (1990)… Từ những kết quả đã đạt được qua các cuộc triển lãm chính quyền
thuộc địa mở ra một số trường mỹ nghệ ở Nam Kỳ:
- Năm 1901 lập trường mỹ nghệ Thủ Dầu một với bốn bộ môn: gỗ, điêu khắc, khảm
xà cừ, đúc đồng.
- Năm 1907 lạp trường mỹ nghệ Biên Hoà đào tạo về gốm, sứ và đúc đồng.
- Năm 1913 lập trường nghệ thuật bản xứ Gia Định sau đó thay đổi tên liên tục, nó
luôn phản ánh mục tiêu đào tạo không ổn định, trường đào tạo giáo viên các công việc
về hình hoạ, chạm khắc, đồ hoạ…
- Năm 1920 mở rộng địa bàn ra Bắc, lập trường nghệ thuật thực hành ở Hà Nội, dạng
đúc đồng, làm đồ mộc, chạm bạc, làm ren…
Những cuộc đấu xảo tổ chức tại Pháp đã giúp cho các nghệ nhân Việt Nam học hỏi
nhau, vừa được tiép xúc với công chúng và nghệ thuật phương Tây. Chẳng hạn tại
cuộc triển lãm Macxây năm 1906 mỗi kỳ và mỗi nước thuộc địa Đông Dương đều có
gian hàng đặc trưng cho truyền thống văn hoá của mình. Đã có hai nghệ nhân được
thưởng Huy chương đồng như Nguyễn Hữu Chi, Nam Quát những sản phẩm họ làm
ra chủ yếu là đồ chạm mộc, tủ chè, sập ngủ, thêu trên lụa Lyông của Pháp… và đã
được dân chúng ưa chuộng.

Còn những trường mỹ nghệ tuy chỉ ở trình độ sơ cấp nhưng những thợ giỏi Việt Nam
đã phát huy được kinh nghiệm truyền thống cha ông và tiép thu được phương pháp
khoa học mới, đã đưa nghệ thuật của mình phát triển lên tầng cao mới. Từ những
trường như mỹ thuật Thủ Dầu Một, mỹ thuật Biên Hoà…, nhiều mặt hàng mộc, sơn
mài in đá, gỗ, chạm đồng, sơn dầu, tranh lụa… lên đến trình độ tinh xảo của nghệ
thuật.
Về những mở đầu cho mỹ thuật mới:
Mỹ thuật dần đã hoà nhập với thế giới đương đại để trở thành hiện đại theo khoa học
mới. Do sự ham thích của vài cá nhân, sau trở thành tổ chức của chính quyền thực dân
Pháp.
Người đi đầu của nền hội hoạ Việt Nam là Lê Văn Miếu (1873 - 1943) ông sinh ra ở
Nghệ An trong một gia đình nhà nho yêu nước. Năm 1888 được Vua Đồng Khánh cử
sang Pháp học, ông rất ghét quan trường nên học xong lại sang học trường mỹ thuật
Paris từ 1891 - 1895. Ông đã xuất sắc cả hai trường nhưng 1895 về nước không có đất
dụng võ nên ông đã tham gia nhiều phong trào cách mạng. ở Pháp ông tiếp thu được
những kiến thức hội hoạ hiện đại. Về nước trong sáng tạo đã kết hợp với lối vẽ dân tộc
và đã trở thành cầu nối nghệ thuật truyền thống với nghệ thuật hiện đại.
Lên Văn Miếu sáng tác không nhiều song tác phẩm lại bị thất lạc gần hết. ở Bảo tàng
mỹ thuật Hà Nội còn sưu tầm được hai bức " Chân dung cụ Tú mền ", " Bình văn ", ở
Huế cũng giữ được hai bức " Chân dung cụ ông và cụ bà Nguyễn Khoa Luận " và một
số Bảo tàng của các tỉnh cũng giữ được một vài tác phẩm. Sáu bức không nhiều ngoài
những tranh chân dung, chỉ một bức " Bình văn " đã phản ánh sinh hoạt học đường
đầu thế kỷ XX nhằm giác ngộ tinh thần yêu nước cho học sinh. Do đó ông với bức
bình văn là một cái mốc và đẹp đẽ.
Sau Lê Văn Miếu là ông Huỳnh Tựu có lẽ là người thứ hai được học ở Pháp. Lúc ông
ở Phi Châu về có vẽ một số chân dung bản thân và phong cảnh nhưng đều thất lạc cả.
ở trường nghệ thuật trang trí và đồ hoạ Gia Định ông dạy vẽ sơn dầu và làm phụ tá
cho Giám đốc ăngđrêgiơ nhiều năm, đến năm 1926 được cử làm Giám hiệu, ông chỉ
giữ được chức trong vòng một năm.
Hoạ sỹ Nam Sơn tên thật Nguyện Vạn Thọ (1890 - 1973) chủ yếu đi lên bằng tự học

nhưng lại là người tham gia thành lập trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương. Quê ở
Vĩnh Phúc, sinh ra ở Hà Nội trong một gia đình truyền thống hiếu học. Tuổi nhỏ ông
học ở trường Pháp Việt… đồng thời được gia đình dạy Hán tự thi thư và kiến thức hội
hoạ qua sách của Trung Quốc. Ông còn tìm tòi học vẽ qua các tranh tế, tranh tàu, …
Ông tham gia thành lập hội quán sinh viên An Nam và làm quen được hoạ sỹ
Vichtotacđiơ. Năm 1923 ông tham gia đấu xảo Hà Nội với 4 bức tranh sơn dầu: " Cô
gái Bắc Kỳ ", " Nhà nho xứ Bắc ", "Ô ng già Kim Liên "… Đến năm 1924 trường Cao
đẳng mỹ thuật Đông Dương được thành lập, ông được học ở một trong những trường
nổi tiếng nhất và làm giáo viên dạy trang trí từ khoá V (1929 - 1934) đến cách mạng
tháng tám năm 1945.
Năm 1928 ông tham gia triển lãm đầu tiên bằng những tranh mang xu hướng á Đông:
" Bến Sông Hồng ".
Năm 1931 tham gia bày tranh tại Paris và đã đạt giải thưởng.
Năm 1935 dự triển lãm ở Sadeal, ông tập trung vẽ về Phật và các sư sãi. Năm 1936
ông mới chuyển đề tài sang thiếu nữ, với những sắc màu tươi mởn. Năm 1942 ông
sang Nhật, trở về vẽ nhiều tranh về đất nước này.
Tham gia đấu xảo ở Hà Nội năm 1923 còn có hoạ sỹ Thăng Trần Phềnh sau là sinh
viên trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương. Trong hoạt động cách mạng ở Pháp còn
có cả Nguyễn ái Quốc tham gia thành lập hội liên hiệp thuộc địa và làm phụ trách các
hoạt động khác và còn vẽ nhiều bức tranh châm biếm đả kích theo lối phương Tây
như bức vẽ người phu xe Việt Nam làm cõi gò lưng kéo chiếc xe tay chở tên thực dân
to béo. Nhưng bức tranh đả kích này đã thôi thúc tinh thần yêu nước của nhân dân
Việt Nam và các dân tộc thuộc địa.
Đây chỉ là những bức biếm hoạ, song cũng biểu hiện sự đổi mới của mỹ thuật Việt
Nam trong giao tiếp với nghệ thuật phương Tây.
Trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương:
Về sự ra đời và hoạt động của trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương: Hoạ sỹ
Vichtotacđiơ với lòng ham mê nghệ thuật và cảnh sắc của đất nước Việt Nam cuốn
hút, ông ở lại và vận động chính quyền thực dân cho mở trường Cao đẳng mỹ thuật.
Đến 27/10/1924 toàn quyền Đông Dương ////// ký nghị định thành lập trường Cao

đẳng mỹ thuật Đông Dương. Tháng 10 năm 1925 khai giảng và chính thức đi vào hoạt
động đào tạo khoá I (1925 - 1930).
Năm 1945 mở được 18 khoá với 149 sinh viên.
Trong 20 năm hoạt động (1925 - 1945) đội ngũ giáo viên, giáo sư có tất cả là 31 người
Việt Nam có 6 người, mà từ khoá V mới có hoạ sỹ Nam Sơn dạy vẽ trang trí, các khoá
VI, VII, X, XIII và XIV mới lần lượt thêm các giáo viên là nhà điêu khắc Gioócgiơ,
hoạ sỹ Nguyễn Phan Chánh, Tô Ngọc Vân…
Các hoạ sỹ và nhà điêu khắc Việt Nam được đào tạo theo phương pháp khoa học
phương Tây. Đào tạo cơ bản gồm những môn học cơ sở (giải phẫu người, định luật xa
gần, lịch sử mỹ thuật Việt Nam và Thế giới, đọc biểu kiến trúc cổ) và môn học cơ bản
như: hình hoạ nghiên cứu, bài tập điêu khắc, bài tập trang trí.
Đào tạo chuyên khoa làm các bài tập theo thể loại và chất liệu khác nhau. Đào tạo
được xác định song do điều hành của những Giám đốc khác nhau nên từng thời cũng
có xu hướng khác nhau.
Năm 1925 - 1937 trường do hoạ sỹ Vichtotacđiơ làm Giám đốc. Ông là hoạ sỹ có tài,
ông đã phát hiện ra cái đẹp độc đáo của nghệ thuật truyền thống Việt Nam, và óc sáng
tạo, bàn tay khéo léo của nghệ nhân Việt Nam.
Dưới sự điều hành của Vichtotacđiơ, sinh viên được đào tạo thành nghệ sỹ với những
sáng tạo vừa theo quy phạm hàn lâm, biết vượt qua những ràng buôvj máy móc có
tính công thức. Năm 1930 - 1938 trường mở các lớp dự bị để đào tạo nguồn.
Năm 1937 - 1943 sau khi Vichtotacđiơ mất, nhà điêu khắc Giôngse thay chức Giám
đốc nhưng lại chỉ muốn "Đ ào tạo những người thợ mỹ nghệ ". Năm 1943 Mỹ ném
bom ở Hà Nội, trường chia làm 3 bộ phận sơ tán. Khoa hội hoạ và một số bộ phận nhỏ
khoa điêu khắc lên Sơn Tây do hoạ sỹ Nam Sơn, Tô Ngọc Vân phụ trách. Khoa kiến
trúc và một phần lớn khoa điêu khắc vào Đà Lạt do Giôngse phụ trách. Các lớp mỹ
nghệ về phụ lý do Gioocgiơ phụ trách. Năm 1945 Nhật đảo chính Pháp nên trường
cũng đóng cửa.
Với sự ra đời và hoạt động của trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương, Việt Nam đã
có một trung tâm đào tạo các nghệ sỹ tạo hình chính quy ở cấp cao. Bên cạnh chương
trình và phương thức học mang tính hàn lâm của phương tây, còn tìm hiểu truyền

thống dân tộc của Trung Quốc, Nhật Bản. Do vậy tạo mối giao lưu nghệ thuật Đông -
Tây. Các hoạ sỹ và nhà điêu khắc Việt Nam từ đây đã hướng cho mỹ thuật Việt Nam
phát triển theo con đường mới - dân tộc hiện đại hoà nhập vào mỹ thuật Thế giới
đương đại.
Về những thành tựu mới của mỹ thuật Việt Nam:
ở đầu thế kỷ XX đã kết hợp nhuần nhuyễn được những giá trị tạo hình truyền thống
với khoa học nghệ thuật chặt chẽ, gắn quy luật xã hội với quy luật tự nhiên, cởi mở
mà chặt chẽ. Các hoạ sỹ và nhà điêu khắc Việt Nam được đào tạo hệ thống, trở thành
đội ngũ nghệ sỹ tạo hình của dân tộc. Họ vận dụng những sáng tạo của mình đã tạo
nên những hình ảnh sinh động đọng lại trong ký ức, khi tái hiện vào tác phẩm trở
thành những hình tượng tinh giản, sâu lắng, thoáng hoạt trong cấu trúc tổng thẻ.
Năm 1930 lớp hoạ sỹ đầu tiên tốt nghiệp. Từ năm 1931 trở đi các hoạ sỹ Việt Nam đã
liên tục tham gia các cuộc triển lãm quốc tế: Paris (1931), Rôma (1932) tại Milăng và
Napơlơ (1936), đã có nhiều tên tuổi các hoạ sỹ Việt Nam như Nguyễn Phan Chánh,
Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân…
Năm 1937 nhân dịp trong "Đạ i hội đồng kinh tế tài chính Đông Dương " có tiếng nói
đòi đóng cửa trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương, các hoạ sỹ và sinh viên tổ chức
ngay tại trường một cuộc triển lãm lớn.
Năm 1938 Gioongse muốn hạ cấp trường mỹ thuật " Chỉ đào tạo những thợ mỹ
nghệ ", thì một nhóm hoạ sỹ Nguyễn Đỗ Cung, Lưu Văn Sìn, Trần Văn Cẩn… đã lên
tiếng phản đối kịch liệt và dẫn ra cái tài của nghệ sỹ Việt Nam.
Thành tựu của mỹ thuật Việt Nam trong cuộc triển lãm năm 1939 ở Hà Nội có các hoạ
sỹ tham gia và được đánh giá: Nguyễn Đỗ Cung như một vườn hoa nghệ thuật trăm
sắc, Tô Ngọc Vân cho ta ngắm một nghệ thuật lưu bát, Nguyễn Phan Chánh vẫn dịu
dàng…
Nguyễn Văn Ty tuy chỉ có một bức tranh in gỗ cũng đủ cho ta thấy một tấm lòng cao
thượng tôn sùng những nét hay. Trong sự phát triển có tính chất khẳng định về một
nền mỹ thuật Việt Nam với đầy tin tưởng ấy cũng là sự phát triển của các chất liệu gắn
với những hoạ sỹ tiêu biểu. Điều mới lạ đến bất ngờ là sự sáng tạo ra chất liệu hội hoạ
sơn mài. Dù phải sau cách mạng tháng tám năm 1945 sơn mài mới được tiếp tục

nghiên cứu để hoàn chỉnh một chất liệu hội hoạ thì ngay giai đoạn thể nghiệm ban đầu
này, hoạ sỹ Nguyễn Gia Trí đã khám phá ra những sắc màu mung lung đến huyền
diệu, vượt ra khỏi chất liệu khác để đưa lên tranh tạo nên tác phẩm độc đáo. Khi
trường cao đẳng mỹ thuật Đông Dương đóng cửa, đội ngũ hoạ sỹ và nhà điêu khắc
Việt Nam đã trở nên đông đảo, nội dung ngày càng gắn với nhân sinh xã hội, một số
người đã sớm giác ngộ trở thành những chiến sỹ văn hoá đóng góp tích cực cho thắng
lợi của cách mạng tháng tám năm 1945.
Mỹ thuật Việt Nam trong thời quân chủ, chủ yếu thể hiện ở tượng Chùa và trang trí
đình làng, có một số tranh lụa và đồ hoạ, còn đội ngũ nghệ sỹ gần như vô danh không
để lại được mấy tên tuổi, thì giờ đây vào thời cận đại, mỹ thuật Việt Nam có sự đổi
mới về chất, khởi sắc hẳn lên. Bên cạnh những thành tựu về mỹ nghệ vẫn phát triẻn
theo hướng truyền thống, việc trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương được thành
lập, về khách quan đã đào tạo được đội ngũ hoạ sỹ tạo hình có nghề, nắm vững
phương pháp nghệ thuật khoa học phương Tây, song từ dòng máu dân tộc và sự đam
mê sáng tạo, đã kết hợp nhuần nhuyễn hai dòng nghệ thuật Đông - Tây, đẩy mỹ thuật
Việt Nam sang trang mới hoà nhập với thế giới trong đó có những kiện tướng trên
từng chất liệu.
****
Trong kho tàng mĩ thuật Việt Nam rất đa dạng và phong phú về các thể loại tranh,
mĩ nghệ, điêu khắc.
Mĩ thuật Việt Nam cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 nằm trong một quá trình chuyển
biến và phân hoá quan trọng trong lịch sử cận đại Việt Nam. Thế kỷ XIX với nhà
Nguyễn một triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, đã đặt đất nước ta vào hoàn
cảnh mới, sự giao tiếp với phương Tây và ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa đã tạo lập
một nền nghệ thuật đa dạng mang nhiều yếu tố phức tạp bên ngoài. Tuy vậy, nét nghệ
thuật cổ truyền vẫn được bảo lưu qua các công trình kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật dân
gian.
Mĩ thuật Việt Nam cuối thế kỷ XIX đến 1945 là nền mĩ thuật bản lề của hai thế kỷ,
nó đã chứng minh phần nào sự phân hoá nghệ thuật hiện đại thế giới.
Giai đoạn này kế tiếp những thành tựu nghệ thuật ở giai đoạn trước nó và hình

thành hai thời kỳ cơ bản.
Thời kỳ hoàn tất một loạt các công trình kiến trúc lăng tẩm, đền miếu mang nhiều
yếu tố Trung Hoa và Pháp, mĩ thuật Huế là một công trình lăng tẩm kết hợp giữa thiên
nhiên và kiến trúc điêu khắc đáng lưu ý trong lịch sử trong kiến trúc nước ta. Về mặt
hội hoạ chưa có gì đáng kể cùng với sự phát triển bước tiến mới của nền mỹ thuật.
Ngưòi đi đầu của nền hội hoạ mới là Lê Văn Miến ( 1873 – 1943) quê ở Nghệ An,
1888 sang Pháp học trường thuộc địa sau đó học trường Mĩ thuật Paris năm 1891 đến
1895. Cả hai trường ông đều đỗ xuất sắc.
Tác phẩm tiêu biểu là "Chân dung cụ tú Mền" và bức "Bình vân", " Chân dung cụ
ông và cụ bà", " Chân dung cụ Đào Tấn", " Chân dung cụ tổ phụ Hồ Liệu". Với bức
"Bình Vân" là cái mộc lịch sử nghệ thuật nước nhà chỉ có thể coi là thuận lơị và đẹp
đẽ. Nó làm cho hội hoạ hiện đại Việt Nam có thêm phần tư thế tuổi đời thêm một, học
vấn vững chãi không gặp lại một phần thứ hai nào nữa (theo Thái Bá Vân ).
Bước sang đầu thế kỷ 20, mĩ thuật cận đại Việt Nam phát triển với những cuộc tiếp
xúc đầu tiên với nghệ thuật phương Tây thông qua những cuộc thi hàng thủ công mĩ
nghệ với hình thức đấu xảo giữa các thuộc địa ở Châu á Và mùa đông năm 1925,
trường Cao đẳng mĩ thuật Đông Dương được thành lập, bắt đầu một thời kỳ mới trong
lịch sử mĩ thuật cận đại Việt Nam – giai đoạn 1930 – 1940.
Giai đoạn 1930 – 1945 gắn liền với hoàn cảnh lịch sử Việt Nam những năm 1930.
Đó là những năm cuối cùng của cuộc vận động cách mạng dân chủ tư sản, những hoạt
động tích cực của Đảng cộng sản Đông Dương, những năm có nhiều biến động trong
văn học nghệ thuật, xuất hiện nhiều trận tuyến đấu tranh giữa hai xu hướng hiện thực
và lãng mạn, nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh.
Nghệ thuật tạo hình 1930 – 1945 cũng tạo nên những phong cách nghệ thuật đa
dạng, xuất hiện nhiều hoạ sĩ, nhà điêu khắc với những sở trường sử dụng chất liệu, tìm
kiếm đề tài để hai xu hướng sáng tác chính là là lãng mạn và hiện thực đã định hình
diện mạo nền hội hoạ cận đại Việt Nam với những đại diện xứng đáng, tiêu biểu.
Với xu hướng lãng mạn, họa sĩ Tô Ngọc Vân hiện trong lịch sử Mĩ thuật Việt Nam
như một ngôi sao sáng long lanh, bền chặt. Giai đoạn 1930 – 1945 tranh phong cảnh
của Tô Ngọc Vân đã đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp sáng tác. Thiên nhiên trong tranh

ông thơ mộng nhẹ nhàng, êm ái với màu sắc ngon ành rung cảm. Bức tranh " Thuyền
trên sông Hương" là một trong những tranh phong cảnh của ông sáng tác năm 1935 đã
chứng minh điều đó, hiện có mặt ở phòng mĩ


ảnh Tô Ngọc Vân
thuật cận đại của bảo tàng. Tác phẩm " Hai thiếu nữ và em bé" ( Sơn dầu 1944 ). "
Thiếu nữ bên hoa huệ" ( Sơn dầu 1943 ), " Thiếu nữ bên hoa sen" ( Sơn dầu 1944 )
được coi là những tác phẩm tiêu biểu cho giai đoạn cuối chót của sự nghiệp sáng tác
của ông theo xu hướng lãng mạn.
Bức tranh " Thuyền trên sông Hương" ( 1935 ) – thời mà Tô Ngọc Vân cùng một số
người đang đi sâu vào nghiên cứu chất liệu sơn dầu du nhập từ Âu Châu sang nước ta.
Tô Ngọc Vân với tư chất độc đáo của mình đã tách ra khỏi ảnh hưởng của lối vẽ sơn
dầu Âu Châu và tạo cho mình một phong cách vẽ sơn dầu có nhiều tìm tòi bắt nguồn
từ nghệ thuật truyền thống của Việt Nam


Tranh " Thuyền trên sông Hương"
Cách diễn đạt nhiều chi tiết với khối nối và sáng tối đầy đủ nhằm biểu hiện mức độ
cao về thực tế cuả Âu Châu không phù hợp với cảm xúc, nhân quan của người nghệ sỹ
Việt Nam. Nên tuy học phương pháp của Âu Châu mà các nghệ sỹ của ta đã chuyển
được thành lối diễn đạt riêng của mình. Trường hợp của Nguyễn Phan Chánh về lụa
cũng như trường hợp của Tô Ngọc Vân về sơn dầu là những chứng minh cụ thể. Bằng
chất liệu sơn dầu ông đã chứng minh cụ thể giữa khối nối và nhiều chi tiết, giữa sáng
tối chi li, từng độ đậm nhạt, đến khái quát cuả mảng hình và màu sắc. Tìm cái chủ yếu
và cất nhịp với chất liệu khó tính của thế giới.
Trong tranh màu sắc êm, trầm không chối mắt, màu sắc, ở một nơi mà màn sương
ẩm phủ mờ, khắc hẳn với màu sắc ở một nước Châu Âu có khí hậu khô hanh. Các sắc
không đến độ cao của nó vì ánh sáng cũng không toả hết năng lượng của mặt trời vì
còn có màn hạt ẩm dày đặc trong khí quyển, có nhiều người cứ cho là họa sĩ của ta vẽ

không bạo như Châu Âu với nhiều màu sắc đối kháng đến cực độ nhưng họ không
hiểu được vì sao và các nghệ sỹ ở nước ta cũng như ở phương Đông nói chung, ít
người vẽ được như thế, cũng như các nghệ sĩ Châu Âu không thể diễn đạt được như
đồng nghiệp của họ ở phương Đông.
Thuyền sông Hương đến nay không còn như hồi Tô Ngọc Vân vẽ, ta đến đó chỉ tìm
đến sự thong thả, yên tĩnh, sự nghỉ ngơi cần thiết sau những ngày tháng làm việc căng
thẳng.
Một hoạ sĩ thứ hai cũng theo hướng lãng mạn như Tô Ngọc Vân đã rất nổi tiếng
không kém, đó là Nguyễn Gia Trí. Ông nổi tiếng về những tranh sơn mài với kỹ thuật
dùng vỏ trứng thành thạo, tác phẩm " Thiếu nữ bên cây phù dùn" (Sơn mài 1944 )
màu sắc xao động, chỗ tối chỗ sáng, trong không khí huyền ảo, bay bướm.
Những tranh lụa cuả Lê Văn Đệ, Nguyễn Tường Lân lại giới thiệu vẻ đẹp của người
thiếu nữ bằng những nét vẽ linh động, nhẹ nhàng. Và Mai Trung Thứ, tác giả của
những tranh sơn dầu với đề tài thiếu nữ đa sầu đa cảm hết sức mơ màng, lãng mạn.
Tác phẩm " Thiếu nữ Huế " ( Sơn dầu 1934 ) của ông là một trong những tác phẩm
tiêu biểu cho đề tài này.
Năm 1943, hoạ sĩ Trần Văn Cẩn sáng tác bức tranh " Em Thuý"



ảnh Trần Văn Cẩn



Tranh em Thuý
Cũng như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn trên chất liệu sơn dầu đã làm ông nổi tiếng,
tạo cho ông có những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Tác phẩm "Em Thuý" được
giải nhất tại triển lãm tranh 1943. Bức tranh này toát lên phong cách riêng của ông, sự
cảm nhận cũng như thể hiện vẻ đẹp lên tác phẩm. Một vẻ đẹp tinh tế tạo nên một tác
phẩm tuyệt vời.

Bức tranh " Em Thuý" ra đời 1943 cùng thời với bức tranh " Thiếu nữ bên hoa huệ"
của Tô Ngọc Vân. Trước cách mạng, đối với Trần Văn Cẩn, đề tài chủ yếu của ông là
thiếu nữ, phụ nữ. Ông tìm vẻ đẹp nội tâm trong con người họ, tác phẩm " Em Thuý"
đã đạt đến mức điêu luyện của sơn dầu, phát huy quy chế mạnh của sơn dầu và đạt
hiệu quả cao trong việc diễn tả tinh tế ngoại hình và chiều sâu tâm lý của nhân vật.
" Em Thuý" được thể hiện trên khuôn khổ 60 x 45 cm. Trong tranh hoạ sĩ sử dụng
lối vẽ sơn dầu mỏng và mềm mại. Đó là phảng phất một chút kỹ thuật và phong cách
vẽ tranh lụa. Với lối diễn tả ấy, ông đã thể hiện thành công vẻ đẹp trong sáng, thơ
ngây của một em bé gái. Nhìn tổng thể bức tranh, tác giả đã diễn tả với gam màu ấm
nóng, pha chút lạnh nhẹ tạo cảm giác thật tự nhiên, thoải mái. Khuôn mặt hình trái
xoan, xinh xắn, cặp mắt to đen lánh, tạo nên một vẻ đẹp thông minh, phúc hậu. Nổi
bật lên trong sự phối hợp không gian nhiều mảng màu là bộ váy trắng mỏng, nhẹ, tao
nhã của " em Thuý". Cách bố trí mảng màu của
hoạ sĩ thật ấn tượng, từ chiếc vòng tay, mái tóc, chiếc ghế với mảng đậm đến khuôn
mặt trắng hồng, và cả không gian tạo nên một nhịp điệu hài hoà, cân đối.
Đôi mắt " em Thuý" mở to, đen, tròn long lanh đến ngây thơ, hồn nhiên. Đôi mắt ấy
chứa đựng bao nhiêu điều, cả cuộc đời trong sáng của em, một cái nhìn đăm chiêu sâu
lắng. Có thể rằng, điểm nhìn của em không là vật gì cả mà là không gian vô định.
Người ta thường nói: "Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn". Đúng vậy, với " Em Thuý", Trần
Văn Cẩn đã nói lên điều đó. Một trong những thành công của tác phẩm là đôi mắt của
em, là con đường dẫn đến tâm hồn, tình cảm. Hiện trên khuôn mặt ngây thơ ấy là một
vẻ đẹp tuyệt đối đến ngỡ ngàng đối với người xem, chiếc ghế nâu đỏ làm nền cho
mảng trắng của chiếc váy cô bé nổi bật. Mặc dù nó không làm tương phản đến khó
chịu cho bức tranh mà tạo nên sự hài hoà sắc độ, mềm mại của chất liệu, thuần tuý của
vẻ đẹp tâm hồn.
Sự thành công tuyệt đối trong bức tranh là sự cảm nhận và cách thể hiện những tình
cảm đó của tác giả qua nhân vật của mình. Đến với " Em Thuý" đồng thời ông cũng
bộc lộ đựơc tâm hồn cảm xúc của mình.
Bức tranh " Em Thuý" hiện đang được trưng bày ở Viện bảo tàng Mĩ thuật Việt
Nam. Bức tranh đã để lại cho kho tàng Mĩ thuật Việt Nam nói chung và lĩnh vực sơn

dầu nói riêng một kiệt tác nghệ thuật hiếm có, làm phong phú hơn cho mảng tranh
này, đem lại cho nghệ thuật Việt Nam một cái nhìn nghệ thuật.
( Mầu dầu ), " Gội đầu" ( khác gỗ ). " Hai thiếu nữ trước bình phong ( lụa ). Các tác
phẩm này đã nói lên phong cách sáng tác của ông với màu sắc dung dị, ấm áp, không
khoa trương, từng nét chân thực và từ tốn. Do đó cho đến nay ta vẫn nhận ra phong độ
Trần Văn Cẩn khi xưa.
Song song với bức tranh " Em Thuý", tranh khắc gỗ " Gội đầu" là mảng khá thành
công của ông. Tuy khắc gỗ không phải mảng ông luôn thể hiện nhưng đối với ông,
chất liệu này ông hiểu rất rõ và thể hiện lên nó rất thành công.



Tranh " Gội đầu"
Tác phẩm này đã đạt giải nhất tại triển lãm tranh của các hoạ sĩ Việt Nam năm 1943
- cùng với năm ra đời của bức tranh nhằm khẳng định vai trò và vị trí
của ông trong làng nghệ thuật Việt Nam.
Sự diễn tả những đường nét, độ cong duyên dáng, màu sắc nhẹ nhàng hài hoà của
một cô gái đang xoã tóc, cúi xuống gội đầu. Mái tóc dài óng ả, mềm mại như dòng
suối. Cách cúi thật thoải mái, uyển chuyển tạo sự duyên dáng đầy Việt Nam.
Với những tranh sơn mài lộng lẫy, đề tài thơ mộng, lãng mạn phải kể đến "Gió mùa
hạ" của Phạm Hậu, " Hội chùa" của Lê Quốc Lộc – Nguyễn Văn Quế, " Bể và nhân
vật" của Nguyễn Văn Ty, " Đánh cá đêm trăng" của Nguyễn Khang, " chùa Thầy" của
Nguyễn Tiến Trịnh. Những tác phẩm sơn mài này đánh dấu sự phát triển của những
thí nghiệm về sơn mài ở thời kỳ 1930 – 1945. Trước đây người ta dùng sơn ta để trang
trí với ba màu cơ bản: đỏ sơn, vàng chói, đen (than). Thành công của Nguyễn Gia Thi
sau 6 – 7 năm tìm tòi thể nghiệm đã tìm ra một mảng màu phong phú cho sơn mài là
trắng bạc, trắng vỏ trứng, đỏ nâu, đỏ da cam, xanh trời, xanh lá cây Tạo nên những
tác phẩm tuyệt đẹp trong màu sắc lộng lẫy, bóng bẩy, huyền ảo. Thành công của
Nguyễn Gia Thi là sự kết hợp giữa thí nghiệm mò mẫm của Trần Quang Trân năm
1933 – 1934 đến Phạm Hậu, Lê Phổ, Nguyễn Đỗ Cung ở những năm 1936 – 1939.

Song song với xu hướng lãng mạn, xu hướng hiện thực trong hội hoạ và điêu khắc
cũng phát triển khá mạnh và hầu như đối lập với xu hướng lãng mạn. Đề tài chủ yếu
của xu hướng này là sinh hoạt nông thôn với cảnh lao động lam lũ cực nhọc. Tuy
tiếng nói tố cáo xã hội chưa mạnh mẽ nhưng phong cách cuả các tác giả hiện thực đã
phần nào nói lên tâm trạng phản kháng một xã hội bất công. Hoạ sĩ tiêu biểu cho xu
hướng này là Nguyễn Phan Chánh.



Hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh


Các tác phẩm về lụa của ông như: " Chơi ô ăn quan", " Rửa rau cầu ao" (1931), "Ra
đồng", " Đi chợ về" ( 1937" đã chứng minh điều đó. Đặc điểm tranh lụa của ông là
những gam màu nâu ấm, trắng phớt, các độ đậm nhạt điểm tô cho nhau trên một gam
màu chủ đạo là nâu, đỏ nâu, tạo nên một không khí dịu dàng cổ kính. Cách tạo hình
của ông là diễn tả theo mặt phẳng, lối diễn tả này tiếp thu nhiều ở tranh cổ Việt Nam
mà ông đã làm quen từ trước.
Với bức " Chơi ô ăn quan", Nguyễn Văn Chánh vẽ theo phương pháp hiện đại và đã
được trưng bày ở triển lãm đấu xảo quốc tế thuộc địa tại Pari 1934, cũng là tác phẩm
đầu tay của hoạ sĩ, một trong những nhà mĩ thuật lớp đầu của nước ta, tiếp thu kỹ
thuật diễn tả phương Tây nhưng lại mang nhiều tính dân tộc rất độc đáo.
Tranh vẽ trên lụa, diễn tả bốn thiếu nữ đang chơi ô ăn quan – một trò chơi phổ biến
của dân gian từ miền Trung trở ra Bắc. Khi trưng bày ở nước ngoài, người ta chú thích
là trò chơi của trẻ em. Hai em là vai chính được diễn tả toàn diện còn hai em phụ thì
ghép với em chính bên phải thành một mảng nhỏ bên trái và một mảng lớn bên phải.
Người ta không cảm thấy lệch mà lại thấy cân đối bởi những mảng đen trắng và sáng
tối phân bố một cách tài tình. Màu chính là màu nâu và đen với nhiều sắc nhi và cung
bậc nên không tạo ra sự nặng nề, trái lại bằng cách cấu tạo hình và mảng đẹp nên càng
làm cho mảng thêm chiểu sâu và có âm thanh.




Tranh " Chơi ô ăn quan"
ở thời kỳ này các hoạ sĩ Việt Nam đua nhau diễn đạt khối vờn nổi như các tranh
phương Tây nhưng chính phong trào tìm lối thoát của phương pháp bán tam viền vờn
khối nặng nề ở Châu Âu lại quay về Châu á để thu lối diễn đạt mới thanh thoát và khái
quát hơn.
Nguyễn Phan Chánh từ bé đã say mê những tranh dân gian, đã cầm bút nho viết và
vẽ, cho nên ông nhập cách vờn khối của phương Tây một cách kín đáo. Khối vẫn có ở
áo quần, ở mặt các em bé, những đường viền mờ, tỏ, những cung bậc đậm nhạt, những
nét ở mặt, quần áo đều như có và như không, không ai thấy thiếu ở chỗ nào cần có.
Nhưng không thừa vì không có sự rườm rà, tham lam.
Toàn bộ tranh có chiều sâu, không gây cảm giác tách rời từng người, mảng người
và nền. Nét mặt các em thiếu nữ ngây thơ, chân thật. Bạn xem tranh chú ý mấy ô chơi
bên trái, tuy ít nhưng là điểm quan trọng. Điểm theo hình bầu dục dài với mười hình
tròn nhỏ và hai hình tròn to hơn, tạo nên yếu tố trang trí và gắn liền khối trái, em gái
bé nhất chưa chít khăn, với khối phải ba em lớn hơn. Em bên trái đang bỏ tiền, hoặc
cuội vào các ô, mắt chăm chú còn em đối thủ có nét mặt điềm tĩnh và chú ý bạn chơi,
mảng quần trắng của em ngồi xem ở giữa đã làm nên một âm thanh thanh thoát và là
điểm khởi sắc của toàn bộ cung bậc. Nếu đó là quần đen thì tranh sẽ nặng nề và buồn
tẻ, cái giỏi của tác giả thể hiện ở điểm trắng ấy. Độ của nền, tuy là một mảng nhưng ta
vẫn thấy như có không khí, gió thổi nhẹ ở giữa các em gái. Có cái rất khác giữa tranh
của Nguyễn Phan Chánh với tranh của các tác giả khác. Nhất là ở phương Tây là nền
bao giờ cũng có những dấu hiệu để diễn đạt bối cảnh như cây cỏ sông núi. Những
sáng tác của ông qua các thời kỳ hầu như rất ít nền có bối cảnh từ các tranh như "
Thiếu nữ và biển" ( 1938 ), " Tát nước tập đoàn" ( 1956 ).
Hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh ngoài dòng đề tên bằng chữ nho và đóng dấu son còn
hay đề thơ do chính ông làm để nói lên cái ý của mình.
ở bức tranh " Chơi ô ăn quan", bên trái tranh ông đề bốn câu thơ viết bằng mực nho.

Người viết bài có ý tiếc là mảng thơ này làm cho bố cục mất thanh thoát. Nếu không
có thì hay hơn. Bức tranh diễn đạt các em gái chơi một trò chơi mà bài thơ không nói
gì đến điều ấy.
"Đương ngây thơ chưa quen gì màu son phấn
Chỉ biết đua nhau đuổi bướm tranh hoa
Nhưng lại đón được màu xuân hơn nơi lầu son gác tía
Mà không học thói làm mây làm mưa trên núi Đương Đài"
Cái ý ấy không nói gì đến trò chơi lại nói về cái ẩn ngầm sau nội dung kia là vẻ đẹp
của tuổi thơ. Đúng là các em trên tranh tuổi từ mười đến mười bốn, mười lăm. Đang
ngây thơ chưa biết gì đến những công việc của người phụ nữ trong xã hội, cần có
những nhu cầu khác nhiều hơn.
Tranh lụa " Chơi ô ăn quan" của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh đến nay vẫn mang một
giá trị không thể phủ nhận được.
Với lối thể hiện trên tranh khắc gỗ, những nét khắc vững vàng, tỉ mỉ, nhịp điệu,
màu sắc vừa đơn giản vừa quý, hoạ sĩ Đức Thuận để lại cho chúng ta hai tác phẩm có
giá trị về nền hiện thực " Bến thuyền sông Hồng", " Đánh cá" ( 1931 ). Đánh dấu mốc
lịch sử, tiêu biểu cho ngành Mĩ thuật Việt Nam có các hoạ sĩ trên. Nhìn lại lịch sử mĩ
thuật Việt Nam nói chung, nghệ thuật tạo hình thời cận đại nói riêng ở giai đoạn1930
– 1945 là một thời kỳ có nhiều biến động và phân hoá sâu sắc. Đó là một bước phát
tiển nhanh chóng của hội hoạ Việt Nam. Nó phản ánh thực trạng xã hội trước một
bước ngoặt quan trọng trong lịch sử cách mạng tháng Tám 1945 và nối tiếp là thời kỳ
kháng chiến chống thực dân Pháp hình thành.

×