Tải bản đầy đủ (.pdf) (306 trang)

Lý thuyết và thực hành dịch (NXB đại học quốc gia 2013)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 306 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
PGS. TS. ĐỖ THANH

Lý thuyÕt

vµ thùc hµnh dÞch

NHµ XUÊT B¶N §¹I HäC QuèC GIA Hµ NéI
1


2


MỤC LỤC
Lời nói đầu............................................................................................................. 9

Bài 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÝ LUẬN DỊCH
I.

Sự hình thành của lý luận dịch ........................................................ 11

II.

Đối tượng của lý luận dịch và mối quan hệ của nó
với các bộ môn khoa học khác ........................................................ 12

III.


Bản chất của quá trình dịch ............................................................. 14

IV. Khái niệm cái bất biến trong khi dịch .............................................. 15
V.

Vấn đề khả năng dịch ...................................................................... 16

VI. Các phương pháp nghiên cứu về dịch............................................. 18
VII. Câu hỏi ôn tập ................................................................................. 19
Bài 2

LÝ LUẬN NGÔN NGỮ HỌC CHUNG VỀ DỊCH
I. Nhiệm vụ của ngôn ngữ học dịch ........................................................ 21
II. Các phổ quát ngôn ngữ ....................................................................... 25
III. Dịch văn học: nghệ thuật và khoa học ............................................... 27
IV. Câu hỏi ôn tập .................................................................................... 31
Bài 3

CÁC HÌNH THỨC DỊCH
I. Các hình thức dịch ............................................................................... 33
II. Các hình thức dịch nói ......................................................................... 35

3


III. Hai sơ đồ bố trí dịch tức thời............................................................... 38
IV. Các đặc điểm của dịch nói ................................................................ 40
V. Các yêu cầu đối với dịch viết .............................................................. 40
VI. Câu hỏi ôn tập .................................................................................... 41
Bài 4


CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH DỊCH
I. Nắm ngoại ngữ ..................................................................................... 43
II. Giải thuyết nguyên bản ....................................................................... 44
III. Diễn đạt lại nguyên bản ..................................................................... 45
IV. Câu hỏi ôn tập .................................................................................... 49
Bài 5

Ý NGHĨA NGÔN NGỮ V DỊCH
I. Quan niệm về nghĩa ............................................................................. 51
II. Các kiểu nghĩa..................................................................................... 51
III. Cách dịch các kiểu nghĩa ................................................................... 53
IV. Trình tự dịch các kiểu nghĩa ............................................................... 61
V. Câu hỏi ôn tập ..................................................................................... 63
Bài 6

CÁC PHƯƠNG PHÁP DỊCH
I. Dịch ngữ nghĩa ..................................................................................... 65
II. Dịch thoát dịch tự do ........................................................................... 71
III. Dịch tương đương ............................................................................... 72
IV. Câu hỏi ôn tập .................................................................................... 74

4


Bài 7

CÁC THỦ PHÁP DỊCH
I.


Định nghĩa ....................................................................................... 75

II.

Các loại biến đổi dịch. ..................................................................... 75

III.

Các thủ pháp dịch............................................................................ 76

IV. Câu hỏi ôn tập ................................................................................. 87
Bài 8

DỊCH TH NH NGỮ V TỤC NGỮ
I.

Định nghĩa về thành ngữ và giá trị của nó....................................... 89

II.

Cách dịch thành ngữ ....................................................................... 90

III.

Cách dịch tục ngữ ............................................................................ 94

IV. Câu hỏi ôn tập ............................................................................... 100
Bài 9

CHỌN TỪ V ĐẶT CÂU KHI DỊCH

I.

Chọn từ trong dịch ......................................................................... 101
1. Vai trò của văn cảnh ................................................................ 102
2. Chú ý đến thái độ của tác giả đối với sự kiện được miêu tả.... 102
3. Chọn từ phù hợp với thực tế được miêu tả .............................. 103
4. Tôn trọng khuynh hướng tư tưởng của tác phẩm
và phong cách của tác giả ....................................................... 104
5. Chọn từ phù hợp với khả năng kết hợp từ và âm hưởng
của tiếng Việt .......................................................................... 105
6. Chú ý đến các chuỗi đồng nghĩa, các sắc thái nghĩa của từ ... 106
7. Chú ý đến tính thông dụng của từ, đến vốn từ vụng cơ bản
của ngôn ngữ dịch ................................................................... 107
8. Chú ý đến "tuổi" của từ ............................................................. 108

5


9. Chú ý đến các biểu tượng và liên tưởng
do từ gây ra ở người đọc. ....................................................... . 109
II.

Đặt câu trong dịch ......................................................................... 110

III.

Câu hỏi ôn tập ............................................................................... 113
Bài 10

ĐƠN VỊ DỊCH

I.

Đơn vị dịch được xác định như là đơn vị nhỏ nhất của văn bản ... 115

II.

Đơn vị dịch là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất của nguyên bản ............ 117

III.

Xác định các đơn vị dịch dựa vào các đơn vị của ngôn ngữ dịch . 117

IV. Xác định đơn vị dịch dựa vào diện nội dung của nguyên bản ...... 119
V.

Câu hỏi ôn tập .............................................................................. 122
Bài 11

CHUẨN MỰC DỊCH
I.

Về chuẩn mực dịch........................................................................ 123

II.

Năm chuẩn mực địch ..................................................................... 129

III. Câu hỏi ôn tập ................................................................................ 135
Bài 12


ĐÁNH GIÁ BẢN DỊCH
I.

Đặt vấn đề ..................................................................................... 137

II.

Hai tiêu chuẩn "Tín" và "Nhã"........................................................ 138

III.

Đánh giá bản dịch dựa vào tài liệu dịch ........................................ 143

IV. Khuynh hướng thực dụng của dịch................................................ 145
V.

Chuẩn mực quy ước của việc dịch ................................................ 145

VI. Câu hỏi ôn tập ............................................................................... 146

6


Bài 13

CHUYỂN ĐẠT ĐẶC TRƯNG DÂN TỘC
TRONG BẢN DỊCH TÁC PHẨM VĂN HỌC
I.

Tầm quan trọng của vấn đề ......................................................... 147


II.

Tinh hình nghiên cứu vấn đề chuyển đạt đặc trưng dân tộc
trong bản dịch văn học trên thế giới và trong nước ....................... 148

III.

Tinh hình nghiên cứu vấn đề chuyển đạt đặc trưng dân tộc
trong bản dịch văn học ở Việt Nam ............................................ 150

IV. Chuyển đạt tính độc đáo của nguyên bản .................................... 153
V.

Câu hỏi ôn tập ............................................................................... 158
Bài 14

LÝ THUYẾT CHUNG VỀ DỊCH
HOẶC CÁC MÔ HÌNH DỊCH
I.

Lý thuyết biểu vật trong dịch thuật ................................................ 159

II.

Lý thuyết cải biên trong dịch thuật ............................................... 162

III.

Lý thuyết ngữ nghĩa trong dịch thuật ............................................. 165


IV. Lý thuyết cấp độ tương đương trong dịch thuật............................. 169
V.

Lý thuyết tương đương có quy luật, trong dịch thuật ..................... 172

VI. Ghi chú .......................................................................................... 174
Bài 15

CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI DỊCH
I.

Am hiểu ngoại ngữ ........................................................................ 175

II.

Am hiểu tiếng mẹ đẻ ..................................................................... 176

III.

Uyên bác ........................................................................................ 178

IV. Năng khiếu và lao động sáng tạo .................................................. 179
V.

Có hiểu biết về lý luận dịch ........................................................... 179

7



VI. Câu hỏi ôn tập ............................................................................... 180
Kết luận ................................................................................................ 181
Tài liệu tham khảo ................................................................................ 182

PHỤ LỤC
Bài 1
Nhịp điệu của văn xuôi và dịch ............................................................. 193
Bài 2
Sự thất thoát nhịp điệu thường thấy khi dịch các tác phẩm
của FDOSTOIEVSKI ............................................................................. 197
Bài 3
Dụng ngữ học của dịch ........................................................................ 211
Bài 4
Dịch tương đương .................................................................................. 217
Bài 5
Vấn đề tương đương trong dịch thuật .................................................... 229
Bài 6
Thơ và dịch thơ ...................................................................................... 241
I.

Thơ là gì? ....................................................................................... 241

II.

Thơ và văn xuôi ............................................................................ 251

III.

Về vần thơ ..................................................................................... 253


IV. Vài ý nghĩa về chữ và thơ .............................................................. 259
V.

Dịch thơ như thế nào? ................................................................... 263

VI. Một số bài thơ dịch để minh họa ................................................... 269

8


LỜI NÓI ĐẦU
Chuyên luận gồm có hai phần: phần chính-chuyên luận và phần
phụ lục. Phần chuyên luận đề cập tới hầu hết các vấn đề cơ bản của
lý luận dịch. Phần này gồm 15 bài học và được dạy trong 6 học trình,
90 tiết. Việc giảng dạy được phân bổ với số tiết như sau: một số các
bài như “Phương pháp dịch”, “Thủ pháp dịch”, “Chọn từ trong
dịch”, “Mô hình dịch”... được dạy từ 6 đến 8 tiết, một số ít bài như
“Các giai đoạn của quá trình dịch”, “Đơn vị dịch”, “Đánh giá bản
dịch”, được dạy từ 4 đến 6 tiết. Có kiểm tra giữa chuyên luận: gồm
một buổi kiểm tra và một buổi trả bài với thời gian từ 6 đến 8 tiết. Sau
khi học xong, sẽ có bài thi được tiến, hành trong thời gian 4 tiết.
Chuyên luận được viết chủ yếu là dựa trên các tư liệu dịch văn
học, tức là các ví dụ minh họa, phân tích được rút ra từ các bản dịch
văn học và phần lớn các bài học là đề cập đến những vấn đề của dịch
văn học. Tất nhiên, trong chuyên luận cũng có những bài chung cho
mọi thể loại dịch như "Các giai đoạn của quá trình dịch", "Phương
pháp dịch", "Thủ pháp dịch"... Các vấn đề thuộc về các thể loại dịch
như “Dịch chính luận - thông tin báo chí”, “Dịch khoa học - kỹ
thuật”... không được đề cập hoặc bàn sâu... Những vấn đề này người
học sẽ tự bổ cứu trong quá trình công tác hoặc nghiên cứu sau này.

Chúng tôi nghĩ rằng sau khi đã nắm được những vấn đề chung và cơ
bản về lý luận dịch, thì người học sẽ có cơ sở để đi sâu vào những
vấn đề đó.
Ngoài phần chính, chuyên luận còn có thêm phần phụ lục đề
cập đến những vấn đề chưa có hoặc chưa được nói kỹ ở các bài học
như “Ngữ dụng dịch”, “Dịch tương đương”, “Nhịp điệu và dịch” và
đặc biệt là "Dịch thơ" - vấn đề khó nhất của dịch văn học nói riêng và
của việc dịch nói chung. Ở phần phụ lục, tác giả đã chọn đưa vào một
số bài viết và bài dịch có giá trị, trong đó có mấy bài do tác giả dịch.
Khi soạn phần phụ lục, chúng tôi đã phải mất khá nhiều thời gian và

9


công sức để chọn được những bài tốt, thực sự có giá trị và có ích đối
với người học. Phần lớn số trang trong phụ lục được dành cho việc
dịch thơ. Sở dĩ như vậy là vì trên thực tế công tác dịch viết hiện nay ở
nước ta, việc dịch thơ khá phổ biến và được thực hiện theo nhiều
quan niệm khác nhau. Nhưng dù được thực hiện theo quan điểm nào
đi nữa, thì về đại thể, chất lượng dịch đều còn thấp, chưa truyền đạt
được cái hay, cái đẹp của nguyên bản và còn xa mới đáp ứng được sự
chờ đợi của người đọc. Trên các trang báo, hay tạp chí hiện nay, cái
mà người đọc ngại nhất là thơ sáng tác và nhất là thơ dịch vì tỷ lệ các
bài đọc được, bài hay rất thấp1.
Trong quá trình dạy chuyên đề “lý thuyết dịch” trong khoảng
hơn hai thập niên vừa qua, vấn đề dịch thơ có lúc được giảng, có lúc
không được giảng tùy thuộc vào đối tượng người học và thời gian
học. Vì vậy, ở phần phụ lục, chúng tôi dành nhiều trang cho phần
này để người học tự nghiên cứu và có hướng để tự tìm hiểu thêm tư
liệu và có điều kiện đi sâu nghiên cứu.

Cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo. Trong danh mục,
thực sự chúng tôi chỉ nêu khoảng già nửa số cuốn sách, bài báo mà
chúng tôi đã có đọc để viết chuyên luận. Để tiết kiệm giấy, chúng tôi
có lúc đã phải “gộp” chẳng hạn như: các sách viết về ngôn ngữ của
các giáo sư... hoặc “Tạp chí Văn học nước ngoài”... Nếu khai đủ thì
chỉ riêng hai mục trên đã có tới mấy chục đầu sách, đầu báo. Ngoài
ra, trong thư mục, chúng tôi cũng không nêu tên các tác phẩm dịch
đã được sử dụng.

1

Xin xem "Góc nhỏ thơ trữ tình " (Thơ dịch) đang đăng trên báo Người Hà Nội do
nhiều người dịch.

10


B I1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÝ LUẬN DỊCH
I. Sự hình thành của lý luận dịch
- Về mặt lịch sử, khái niệm “lý luận dịch” mới xuất hiện gần đây
trên cơ sở của dịch văn học. Lần đầu tiên, khái niệm đó được sử dụng
ở Liên Xô (cũ) trong những năm 20 của thế kỷ này. Bắt đầu là từ
Mácxim Gorơki với việc thành lập các trường đào tạo người dịch thơ
và văn xuôi, với việc xuất bản cuốn Các nguyên tắc dịch văn học làm
hai lần vào năm 1919 và 1920.
Việc ngôn ngữ học chú ý đến vấn đề dịch có quan hệ với việc
nghiên cứu dịch máy bắt đầu phát triển mạnh vào đầu những
năm 1950.

Nhiều nhà bác học bắt đầu chú ý đến những vấn đề lý luận dịch
dưới góc độ không chỉ của dịch văn học, mà là xuất phát từ toàn bộ
hoạt động đa dạng của việc dịch ở thời đại chúng ta, bao gồm dịch
khoa học kỹ thuật, chính luận (nhiều hơn dịch văn học), các hình thức
dịch miệng, dịch để dạy học... và toàn bộ các khả năng của hoạt động
ngôn ngữ như là một hành động giao tiếp nhất định.
Từ giữa những năm 1950, khái niệm "lý luận dịch" bắt đầu được
gặp nhiều hơn trong hệ thống các khoa học về ngôn ngữ với tư cách
là một ngành của ngôn ngữ học hiện đại, đồng thời bắt đầu xuất hiện
ở các nước khác nhau các quan điểm rộng rãi cố gắng bao quát toàn
bộ các hiện tượng được thống nhất bằng khái niệm "dịch".
Khái niệm "dịch” bắt đầu được sử dụng để chỉ bất kỳ thao tác
nào nhằm thay thế một hệ thống ký hiệu này bằng một hệ thống ký
hiệu khác mà vẫn giữ lại nội dung thông tin.

11


Nhà ngôn ngữ học Mỹ, R. Jakobson, đã phân biệt 3 hình thức
dịch thuật với các tên gọi khác nhau:
- Dịch bên trong ngôn ngữ (traduction intralinguale) là giải thích
các ký hiệu ngôn ngữ bằng các ký hiệu khác của cùng một ngôn ngữ.
Thí dụ: bệnh viện, nhà thương, nơi khám và chữa bệnh.
- Dịch qua ngôn ngữ khác (traduction interlinguale) là giải thích
các ký hiệu của một ngôn ngữ bằng những ký hiệu của một ngôn ngữ
khác. Thí dụ: bệnh viện - hospital.
- Dịch qua các ký hiệu khác (traduction intersémiotique) là giải
thích ký hiệu ngôn ngữ này bằng hệ thống ký hiệu ngôn ngữ khác.
Thí dụ: bệnh viện + (chữ thập đỏ).
II. Đối tượng của lý luận dịch và mối quan hệ của nó với các bộ

môn khoa học khác
Các vấn đề lý luận dịch có thể được xét từ nhiều góc độ khác
nhau. Đối tượng nghiên cứu của nó có thể là việc chọn tài liệu dịch
xét về mặt nội dung, giá trị nhận thức và nghệ thuật của nguyên bản.
Tiếp theo, có thể nghiên cứu vai trò của các tác phẩm được dịch trên
bình diện văn học của ngôn ngữ dịch, cá tính của người dịch được
quyết định bởi thế giới quan, các quan điểm văn học, các thủ pháp
nghệ thuật, các sở thích của đất nước, thời đại của người đó.
Ngoài ra, dịch là một quá trình sáng tạo, có quan hệ tới lĩnh vực
tâm lý học. Do đó, nó có thể được xem xét trên bình diện lịch sử văn
hoá, văn học, tâm lý học.
Nhưng vì dịch có quan hệ trước hết với ngôn ngữ nên hơn ở đâu
hết, nó phải được nghiên cứu trên bình diện ngôn ngữ học, tức là
trong quan hệ với vấn đề tính chất của mối quan hệ giữa hai ngôn
ngữ và của các phương tiện tu từ của chúng. Hơn nữa, nghiên cứu
dịch trên bình diện nghiên cứu văn học luôn luôn có quan hệ với việc
xem xét các hiện tượng ngôn ngữ, phân tích và đánh giá các phương
tiện ngôn ngữ được người dịch sử dụng. Vì nội dung của nguyên bản
bao giờ cũng tồn tại trong thể thống nhất giữa nội dung và hình thức
với các phương tiện ngôn ngữ, nơi nội dung đó được thể hiện. Nội

12


dung này có thể được truyền đạt bằng các phương tiện ngôn ngữ ở
bản dịch. Tâm lý học của dịch có quan hệ với mối quan hệ giữa ngôn
ngữ và tư duy với các hình tượng ngôn ngữ.
Không thể có dịch ở ngoài ngôn ngữ học. Lý thuyết dịch với tư
cách chuyên ngành của khoa học ngữ văn trước hết là bộ môn thuộc
ngôn ngữ học. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, lý thuyết dịch

rất gần với khoa nghiên cứu văn học - với lịch sử và lý luận văn học,
với lịch sử của các dân tộc có quan hệ với hai ngôn ngữ.
Có thể phân định các bộ phận chủ yếu sau đây của lý luận dịch:
1. Các quan niệm của các nhà kinh điển như Mác- Ăngghen
Lênin về hoạt động dịch.
2. Lý luận chung về dịch có nhiệm vụ khái quát và hệ thống hoá
các quan sát của các hành động dịch cụ thể để xác định các quy luật
tồn tại trong mối quan hệ giữa các ngôn ngữ khác nhau và đóng vai
trò quan trọng trong dịch.
3. Lý luận riêng về dịch, tức là lý luận về việc dịch từ ngôn ngữ
này sang ngôn ngữ khác. Lý luận chung về dịch khái quát và hệ
thống hoá các cứ liệu của lý luận riêng về dịch.
Trong khuôn khổ của lý luận riêng về dịch, có thể phân biệt hai
bộ phận nhỏ sau:
a. Nghiên cứu các nhiệm vụ chung và các điều kiện làm việc đối
với các ngôn ngữ dịch trong mối liên hệ với các yêu cầu mà ngôn ngữ
đặt ra cho việc dịch.
b. Nghiên cứu các nhiệm vụ và các điều kiện dịch trong mối
quan hệ với các đặc điểm thể loại dịch (thông tin - báo chí, tư liệu sự
vụ, các văn bản khoa học chuyên ngành, các tác phẩm chính trị - xã
hội, ngôn ngữ diễn thuyết, văn học) và việc phát hiện các nguyên tắc
chung trong việc truyền đạt phong cách cá nhân của tác giả.
Lý luận dịch có quan hệ với ngôn ngữ đại cương, có đặc điểm ở:
1/ Tính hai mặt của việc nghiên cứu.
2/ Quan hệ tổng hợp đối với các hiện tượng ngôn ngữ trong mối
quan hệ của hai ngôn ngữ. Nó có quan hệ với tu từ học so sánh. Dịch

13



luôn luôn có quan hệ với các phong cách khác nhau của ngôn ngữ toàn
dân, luôn luôn phải tính đến mối quan hệ và thâm nhập lẫn nhau giữa
hai ngôn ngữ. Lý thuyết dịch có quan hệ với tu từ học vì nó có quan hệ
với việc truyền đạt phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Để kết luận chương mục này, chúng tôi xin phép được dẫn ra ý
kiến xác đáng sau của nhà lý luận dịch Ba Lan, Jery Pienkos: "Nhiệm
vụ của người dịch là chuyển những hiện tượng ngôn ngữ chứa đựng
trong văn bản nguồn thành những hiện tượng ngôn ngữ thể hiện
trong văn bản dịch. Hai ngôn ngữ (văn bản) này đối lập nhau trong
mối quan hệ phụ thuộc từ hai phía. Sự cân bằng ngôn ngữ nguồn và
ngôn ngữ dịch cũng như sự thống nhất về mặt hình thức, chúng ta có
thể gọi đó là dịch. Nghiên cứu sự tham gia của hai ngôn ngữ vào việc
miêu tả cùng một tình huống là phần việc của ngôn ngữ học được gọi
với cái tên là lý thuyết dịch nằm trong lĩnh vực quan tâm của ngôn
ngữ học ứng dụng1.
III. Bản chất của quá trình dịch
Trong lý luận dịch, thuật ngữ "dịch" được dùng chủ yếu với hai
nghĩa khác nhau: quá trình và kết quả.
Dịch là một quá trình phức tạp và sáng tạo, trong đó người dịch
thâm nhập vào mọi sự tinh tế về ý nghĩa của nguyên bản và tạo ra
một văn bản hoàn toàn mới. Văn bản mới này - bản dịch (translate) giữ lại mọi sắc thái nghĩa mà người dịch tiếp thu được qua quá trình
phân tích và giải thuyết nguyên bản.
Dịch là hình thức giao tiếp đặc biệt của những người nói các
thứ tiếng khác nhau (hay còn gọi là giao tiếp liên ngữ). Sự giao
tiếp của con người nhờ ngôn ngữ trong khoa học gọi là giao tiếp
bằng ngôn ngữ, còn mỗi trường hợp giao tiếp cụ thể được gọi là
hành động giao tiếp.

1


Dẫn theo bài dịch cùa Nguyễn Chí Thuật trong cuốn Dịch giả và dịch thuật trong thế
giới hiện đại.

14


Không nên giải thích quá trình dịch chỉ đơn thuần là sự cải biến
nguyên bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác; vì sự cải biến đó
chưa phải là toàn bộ công việc được diễn ra trong quá trình dịch. Sự
cải biến liên ngữ thường được người dịch thực hiện, nhưng trước khi
dịch, người dịch phải hiểu thông báo gốc là công việc phức tạp do
nhiều điều kiện ngôn ngữ học và tâm lý học: đó là việc hiểu ngôn
ngữ, hiểu đối tượng thông báo, hiểu các từ thực tế, hiểu thực tế được
phản ánh trong nguyên bản, cuối cùng là hiểu cá tính của người
thông báo, sự phát triển của vốn khái niệm của bản thân người dịch.
Do đó, việc nghiên cứu quá trình dịch phải dựa trên các nguyên tắc
của lý thuyết thông tin và sự phân tích đối chiếu giữa nguyên bản và
bản dịch bằng cách xác định những tương ứng về từ vựng, ngữ pháp
và tu từ của cặp ngôn ngữ được đối chiếu.
Tóm lại, ta có thể định nghĩa bản chất của quá trình dịch như
sau: "Dịch là quá trình cải biến một sản phẩm ngôn ngữ từ thứ tiếng
này sang sản phẩm ngôn ngữ của thứ tiếng khác mà không làm thay
đổi nội dung tức là ý nghĩa của nó".
IV. Khái niệm cái bất biến trong khi dịch
Thực tiễn dịch chứng tỏ rằng mọi đại lượng tham gia vào việc
truyền đạt nghĩa đều chịu sự biến đổi ít hoặc nhiều. Để làm rõ cái bất
biến trong khi dịch, chúng ta hãy dẫn ra thí dụ sau: người Udơbếch
(LBN) quen gọi người phụ nữ mà mình yêu là: “Con vẹt của anh”. Sở
dĩ như vậy là vì đối với họ, con vẹt tượng trưng cho sắc đẹp nhờ vào
bộ lông sặc sỡ của nó. Nhưng khi dịch sang tiếng Nga hoặc các thứ

tiếng khác, thì không thể giữ nguyên hình ảnh trên. Người Nga hoặc
người Việt Nam quen xem vẹt là con vật hay bắt chước, xem nó
tượng trưng cho sự ngu dốt hoặc thói ba hoa. Vì vậy, người Nga sẽ
dịch là: "Bông hồng của anh". Trong trường hợp này, "Con vẹt" đối
với người Udơbếch và "Bông hồng" đối với người Nga, đều diễn đạt
những ý nghĩa hoàn toàn giống nhau. Và chúng ta sẽ dịch nghĩa cái
bất biến là nội dung ý nghĩa không thay đổi trong khi dịch.
Khái niệm cái bất biến được hình thành trong ý thức con người
bằng cách nghiên cứu các quá trình dịch. Nó chỉ tồn tại trong các biến

15


thể của mình1 và ngay trong phạm vi của một ngôn ngữ, cùng một
nội dung ý nghĩa, có thể được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau.
Cái bất biến được người dịch nhận thức trong quá trình thâm nhập
vào nội dung đầy đủ của thông báo gốc khi anh ta có thể xây dựng sự
hiểu biết của mình về thực tế trên cơ sở của thông báo được truyền
đi, tìm được những điểm chung trong vốn hiểu biết giữa mình và
người truyền, hiểu được nhiệm vụ thông báo của người truyền và
cách giải thích thực tế có quan hệ với nó. Sự kết hợp của tất cả những
nhân tố trên trong óc người dịch cho phép anh ta "cảm nhận" được
bất biến dịch để rồi có thể bước vào giai đoạn sau, giai đoạn cấu tạo
ra bản dịch.
Một vấn đề nữa cũng có tính chất quan trọng là việc giải thích
chức năng của sản phẩm lời nói của nguyên bản là thước đo toàn bộ
hoạt động của người dịch trong quá trình hiểu nguyên bản. Còn
ngược lại, nếu không làm như vậy, thì người dịch sẽ mất cơ hội để
nhận ra bất biến dịch.
L.S. Báckhuđarốp đã nhấn mạnh đến sự mất mát không tránh

khỏi trong khi dịch. Và sự mất mát đó thuộc về những yếu tố khả
biến. Về nguyên tắc, bất kỳ một văn bản nào cũng có thể dịch được
hiểu theo nghĩa là tạo nên được một văn bản bằng một ngôn ngữ
khác tương đương về chức năng với nó bằng cách truyền đạt được
đầy đủ nhất những nội dung thông báo quan trọng nhất nhờ những
thủ pháp dịch có khả năng đền bù những mất mát không tránh khỏi.
V. Vấn đề khả năng dịch
Vì quá cường điệu các khó khăn của việc dịch mà trong những
thế kỷ trước, một số nhà ngôn ngữ học duy tâm ở các nước tư bản đã
kịch liệt phủ nhận khả năng dịch. Theo quan điểm của họ, không thể
có được bản dịch thoả đáng. Đây là bước thụt lùi của ngôn ngữ học.
1

Chẳng hạn các câu sau đây là các biến thể của cùng một cái bất biến:
- Cái mũ này bị hỏng.
- Cái mũ này không còn tốt.
- Cái mũ này cần phải sửa chữa.
- Việc sửa chữa cái mũ này là cần thiết.

16


Tiêu biểu cho số người này là nhà ngôn ngữ học Đức, V.Humboldt.
Ông đã nói như sau: “Mỗi ngôn ngữ vẽ một cái vòng chung quanh
nhân dân nói thứ tiếng đó, và chỉ có thể thoát ra khỏi cái vòng ấy khi
bước vào một cái vòng khác. Vì thế, việc nghiên cứu ngoại ngữ được
xem như là việc phát hiện ra một quan điểm mới trong thế giới quan
cũ, vì rằng hoặc ít hoặc nhiều, chúng ta đã đưa vào thứ ngoại ngữ đó
thế giới quan và quan điểm ngôn ngữ riêng của mình mà chính
chúng ta cũng không cảm thấy một cách hoàn toàn rõ ràng”.

Quan điểm trên của Humboldt đã bị bản thân cuộc sống và thực
tế của công tác phiên dịch bác bỏ. Thực ra, mọi ngôn ngữ phát triển
đều hoàn toàn có đủ khả năng để truyền đạt nội dung được diễn đạt
bằng ngôn ngữ khác1. Việc dịch những kiệt tác của các nhà văn lớn
trên thế giới ra nhiều thứ tiếng là một dẫn chứng hùng hồn cho khả
năng dịch. Hơn nữa, có khi do sự sáng tạo và công phu lao động của
dịch giả mà bản dịch còn có thể “hay” và nổi tiếng hơn cả nguyên
bản. Đó là trường hợp bài dịch Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm,
bản dịch Tỳ bà hành của Phan Huy Vịnh... Các Mác cũng đã có lần nói
rằng Ăng-ghen đã dịch tác phẩm của ông một cách rất sáng tạo, có
đoạn còn hay hơn cả nguyên tác. Tóm lại, hoàn toàn không có căn cứ
để phủ định khả năng dịch. Trong thực tế, trừ những trường hợp cá
biệt, không có người dịch nào đã gặp những chỗ không thể dịch được
ra tiếng mẹ đẻ bằng cách này hay cách khác, trừ phi anh ta không có
đủ trình độ cần thiết để dịch.
Các tác phẩm phong phú về nội dung tư tưởng và có tính nghệ
thuật cao của Việt Nam như Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, thơ Tố Hữu, Truyện Kiều,... đã được dịch ra nhiều thứ liếng
trên thế giới. Việc độc giả nước ngoài nhiệt liệt hoan nghênh và đánh
giá cao các bản dịch đó đã chứng tỏ các dịch giả Việt Nam và thế giới
đã làm tròn nhiệm vụ của mình và là bằng chứng xác nhận khả năng
dịch. Thực ra, vấn đề khả năng dịch không chỉ là vấn đề học thuật
thuần tuý, mà còn là vấn đề chính trị - vấn đề phân biệt chủng tộc,
1

F.P. Filin: "Bất kỳ ngôn ngữ nào, dù là chậm phát triển, một khi có những (điều
kiện thuận lợi đều có thể trở thành ngôn ngữ có trình độ phát triển cao".
Xem bài "Một số vấn đề ngôn học hiện đại", Tạp chí Ngôn ngữ, số 3 - 1980.

17



vấn đề đối lập hai loại ngôn ngữ - ngôn ngữ văn minh và ngôn ngữ
kém phát triển.
VI. Các phương pháp nghiên cứu về dịch1
Có quan hệ với sự phân biệt các nhiệm vụ là sự phân biệt các
phương pháp nghiên cứu về dịch. Ở giai đoạn hiện nay, có 3 nhóm
khác nhau về thủ pháp nghiên cứu việc dịch.
1. Các nhà nghiên cứu độc lập: tự mình nghiên cứu, tách khỏi các
thành tựu của khoa học về dịch. Đặc biệt thường thấy ở các nhà khoa
học của các nước phương Tây. Họ thường không chú ý đến các kết
quả nghiên cứu của các nước xã hội chủ nghĩa.
2. Các trung tâm nghiên cứu dịch văn học: gồm các nhà lý luận
và các nhà nghiên cứu lịch sử. Các trung tâm này có các quan điểm
riêng, có thủ lĩnh riêng.
Đó là các trung tâm ở Sacrbrucken (Đức), Trường Đại học ở New
York, các tạp chí ‘’Babel” của FIT, hai trung tâm của Tiệp Khắc.
3. Các trường phái nghiên cứu về dịch: khác nhau về hướng
nghiên cứu và diện chủ đạo trong việc nghiên cứu. Đứng đầu thế
giới hiện nay là trường phái “lý luận xô viết về dịch”. Có hai trường
phái nhỏ;
a) Trường phái cổ điển: có liên quan đến thực tiễn nghệ thuật
của những người dịch. Khởi đầu từ Coócnây Chucốpxki và kết thúc
bởi các tác giả hiện đại. Trường phái này có các tên tuổi tiêu biểu sau:, ICaxkin, Rossels, Levích, Toper... Quan điểm của trường phái này được
trình bày một cách khái quát trong Tiểu bách khoa toàn thư năm 1968, ở
mục “Dịch văn học” do Toper viết. Ngày nay, các nguyên tắc của nó
được phát triển trong các trường đại học của Liên bang Nga, trong các
luận án2 tiến sĩ, phó tiến sĩ về lý luận và lịch sử của dịch văn học.
b) Lý luận ngôn ngữ học về dịch: đứng đầu là A.V. Phêđôrốp với


1
2

Mục này được viết đã lâu. Nếu nay mai có dữ liệu mới chúng tôi sẽ viết lại.
Trong đó có luận án PTS của người soạn công trình này bảo vệ năm 1978 ở
Mátxcơva.

18


tác phẩm chủ yếu là Cơ sở lý thuyết chung về dịch, xuất bản tất cả 3 lần
vào các năm 1953, 1958, 1968. Trung tâm nghiên cứu chủ yếu của nó
là Trường Đại học Ngoại ngữ Matxcơva. Các kết quả nghiên cứu
của nó được công bố trong tạp chí xuất bản hàng năm Sổ tay người
dịch và tuyển tập Nghệ thuật dịch, Sổ tay người dịch do L.S.
Báckhuđarốp, tác giả cuốn Ngôn ngữ và phiên dịch làm chủ biên. Đại
biểu của trường phái này là một loạt các nhà lý luận dịch Xô viết có
tên tuổi ở trong và ngoài nước như V. Camisarốp, V. Krúpnốp, I.
Retsker. V. Phêđôrốp... Brandas, Givi Gachechilátze, T.L Levixcaia,
A.M Filtecman, I.I.Répdin,...
VII. Câu hỏi ôn tập
1-

Lý luận dịch ra đời trong hoàn cảnh nào? Ở nước của anh (chị), có
cái gọi là lý luận dịch không? Nếu có, xin cho biết nó có các đặc
điểm gì?

2-

Đối tượng của lý luận dịch là gì? Mối quan hệ của nó với các bộ môn

khoa học khác ra sao?

3-

Bản chất của quá trình dịch là gì?

4-

Thế nào là bất biến dịch? Ở nước anh (chị), các tình nhân thường
gọi nhau thư thế nào? (liên hệ với cách gọi "Con vẹt của anh” ở
trong bài học).

5-

Có thể dịch được không? Vì sao?

19


20


B I2

LÝ LUẬN NGÔN NGỮ HỌC CHUNG VỀ DỊCH
I. NHIỆM VỤ CỦA NGÔN NGỮ HỌC DỊCH
- Nhiệm vụ quan trọng nhất của lý luận ngôn ngữ học chung về
dịch là định nghĩa hiện tượng đó bằng các thuật ngữ của ngôn ngữ
học, vạch rõ vị trí của cái ở giữa các đối tượng của việc nghiên cứu
“ngôn ngữ - lời nói”, vạch ranh giới giữa các phương diện thuần tuý

ngôn ngữ và các phương diện của lời nói cá nhân, trình bày các khái
niệm xuất phát về cơ chế của ngôn ngữ học dịch làm cơ sở cho việc
phân tích ngôn ngữ đối với việc dịch.
Vậy, với tư cách là đối tượng của ngôn ngữ học, thì dịch là gì?
Trước hết, chúng ta hãy nhìn vào thực tế của người nghiên cứu về
dịch. Dịch là gì? Từ “dịch” có hai ý nghĩa:
a. Cái người dịch làm (quá trình).
b. Kết quả của hoạt động dịch (văn bản).
Đôi khi, hai mặt này đối lập với nhau, nhưng thường thì một
mặt - mặt quá trình - được coi trọng hơn.
Việc hiểu dịch là “hoạt động của người dịch” có những kết quả
quan trọng cả về lý luận và phương pháp, khiến chúng ta xếp dịch
vào lĩnh vực lời nói. Quá trình dịch được bắt đầu từ lúc người dịch
nhận nguyên bản và kết thúc bởi việc anh ta tạo ra bản dịch. Người
dịch có quan hệ với một sản phẩm lời nói bằng một thứ tiếng và bản
thân anh ta là người tạo ra sản phẩm lời nói bằng ngôn ngữ khác. Do
vậy, dịch thuộc lĩnh vực lời nói. Khi định nghĩa dịch là “quá trình”
chuyển một sản phẩm của ngôn ngữ/bằng thứ tiếng này sang sản

21


phẩm ngôn ngữ thứ tiếng khác, L.S. Báckhuđarốp đã nhấn mạnh rằng:
“Dịch không có quan hệ với các hệ thống ngôn ngữ, mà với các sản
phẩm lời nói, tức là các văn bản”.
Như vậy, tính chất đặc biệt của dịch là ở chỗ trong hình thức
giao tiếp liên ngữ đó có sự đồng nhất hai văn bản khác ngữ. Sự đồng
nhất thông báo này phân biệt dịch với mọi phương thức truyền đạt
bằng ngôn ngữ khác nội dung của nguyên bản.
Dịch luôn luôn là sự tồn tại của hai văn bản cộng với sự thống

nhất chúng trong quá trình giao tiếp, tức là có ba hành động ngôn
ngữ khác nhau:
a. Hành động giao tiếp nhờ ngôn ngữ đầu tạo ra nguyên bản.
b. Hành động giao tiếp nhờ ngôn ngữ dịch, tạo ra bản dịch.
c. Hành động thống nhất (cân bằng thông báo) các sản phẩm ngôn ngữ
nhờ ở sự giao tiếp được thực hiện trong các hành động (a) và (b).
Việc các hành động (a) và (b) có quan hệ đối với các hành động
của lời nói là điều rõ ràng, tuy chúng cũng có một số đặc điểm. Cái
phức tạp hơn là hành động (c). Đó hiển nhiên là bộ phận quan trọng
nhất của việc dịch, vì bản chất của dịch là ở sự cân bằng thông báo
của các văn bản khác ngữ. Vì thế, mỗi lần, khi người dịch tạo ra một
sản phẩm bằng ngôn ngữ dịch, thì anh ta không chỉ thực hiện lời nói
ở một ngôn ngữ, mà còn thực hiện sự đồng nhất đoạn lời nói được
tạo ra với bộ phận tương ứng của nguyên bản. Như thế, tức là trên
thực tế, người dịch phân tích các đơn vị của hai ngôn ngữ, so sánh
chúng với nhau và xác định mức tương ứng giữa chúng. Nói cách
khác, anh ta đã thực hiện những thao tác tư duy nhất định với các
đơn vị ngôn ngữ, bằng cách sử dụng chúng trong quá trình giao tiếp.
Điều dễ hiểu là khả năng và kết quả của các thao tác đó có quan hệ
với các đặc điểm trong cấu trúc và hoạt động của các ngôn ngữ tương
ứng. Vì xét về phương diện ngôn ngữ học, lời nói là sự vận dụng các
đơn vị ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp nên hành động (c) là một
thao tác ngôn ngữ hoc, giống như một hành động đặc biệt của “lời nói”
bên trong. Nó chỉ có thể được tạo ra bởi biling, tức là người nói hai thứ

22


tiếng. Hành động này cũng không được quan sát trực tiếp, nhưng nó
phải có vai trò với tư cách là điều kiện cần để thống nhất nguyên bản

và bản dịch vào hành động giao tiếp chung. Chúng ta không nhìn thấy
quá trình so sánh, nhưng chúng ta thấy được kết quả của nó: tiền đề
cho việc cân bằng thông báo của các văn bản khác ngữ.
Do đó, dịch có thể được xem như là sự thống nhất của ba hành
động lời nói. Ta biết rằng mỗi hành động lời nói đều là sự hoạt động
của một ngôn ngữ cụ thể, là sự vận dụng các đơn vị cấu trúc khác
nhau của ngôn ngữ đó phù hợp với chuẩn mực và thói quen sử dụng
của nó. Nghiên cứu nhiều hiện tượng tương tự, nhà ngôn ngữ học
phát hiện ra các quy tắc hoạt động của các ngôn ngữ, của các đơn vị
của nó. Xuất phát từ những yếu tố quan sát lời nói, anh ta rút ra
những kết luận về cơ chế ngôn ngữ là cơ sở của chúng.
Việc miêu tả cơ chế này là nhiệm vụ của ngôn ngữ học.
Phân tích ngôn ngữ học về dịch cũng phải đi theo con đường
này. Chính ở đây, các hành động lời nói được thống nhất trong quá
trình thông báo liên ngữ là tài liệu để nghiên cứu nó cho phép phát
hiện ra cơ sở ngôn ngữ của quá trình này.
Chúng ta đã thấy rằng các hành động (a) và (b) trực tiếp mang
tính chất dịch và sự hoạt động của các ngôn ngữ trong các hành động
này là bộ phận cấu thành của hành động dịch. Ngôn ngữ nguồn và
ngôn ngữ dịch đóng vai trò quan trọng nhất dù là khó thấy hơn,
trong giai đoạn trung tâm của việc dịch, trong hành động (c), nơi diễn
ra sự thống nhất hai sản phẩm lời nói bằng các ngôn ngữ khác nhau.
Chính ở đây, thể hiện diện ngôn ngữ học của dịch thường không
được sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Sự thống nhất trong một hành
động giao tiếp chung các đoạn lời nói được tạo nên bởi các đơn vị của
các hộ thống ngôn ngữ khác nhau là được xây dựng theo các quy tắc
tổ chức về ý nghĩa và cú pháp riêng cho mỗi hệ thống đó có thể được
thực hiện nhờ các đặc điểm cấu tạo nào đấy của hai hệ thống đó và
của các quy tắc hoạt động của chúng. Một mặt, bất chấp toàn bộ đặc
trưng về các mặt hình thức và nội dung của ngôn ngữ nguồn và ngôn

ngữ dịch và của các biểu hiện bằng lời nói của chúng được thống

23


nhất trong hành động dịch, các văn bản phải có sự đồng nhất đầy đủ,
bảo đảm tính tương đồng về thông báo của chúng. Nghiên cứu vấn
đề những thuộc tính nào của các hệ thống ngôn ngữ là cơ sở cho cái
đó là nhiệm vụ quan trọng của ngôn ngữ học.
Mặt khác, đặc điểm của các hệ thống ngôn ngữ được sử dụng
không thể không hạn chế tính chất và mức độ tương đồng giữa
nguyên bản và bản dịch.
Sự cân bằng thông báo của các đơn vị lời nói của ngôn ngữ
nguồn và ngôn ngữ dịch được thực hiện trong ý thức của người dịch
song ngữ và các kết quả của nó được phát hiện thấy trong mối quan
hệ của các văn bản của nguyên bản và của bản dịch. Một hành động
riêng biệt mang tính chủ quan cá nhân nhưng đồng thời nó được qui
định bởi các đặc trưng chung và riêng của ngôn ngữ nguồn và ngôn
ngữ dịch và có thể được xem như là một trường hợp riêng của việc
thực hiện các mối quan hệ tồn tại khách quan giữa các hệ thống và
các qui tắc hoạt động của các ngôn ngữ đó. Những mối quan hệ này
có thể thấy được khi nghiên cứu các hiện tượng dịch thực tế bằng
cách chỉ ra các đoạn văn bản tương ứng của nguyên bản và bản dịch.
Việc nghiên cứu này cho phép phân biệt các sự chệch hướng có tính
cá nhân với sự thực hiện các tiềm năng của ngôn ngữ thuần tuý.
Nhưng không có cơ sở để thổi phồng tính chất thuần tuý trong lời nói
của người dịch.
Điều dễ thấy là việc không có khả năng đồng nhất tuyệt đối nội
dung của nguyên bản và bản dịch do không có sự trùng hợp với
nguyên tắc trong các ý nghĩa của các tín hiệu ngôn ngữ xây dựng nên

các văn bản đó. Ý nghĩa của mỗi ký hiệu ngôn ngữ được xây dựng
đồng thời với âm hưởng của nó và chỉ tồn tại song song với nó. Toàn
bộ ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ tạo nên hệ thống ngữ nghĩa mà
các thành phần của nó liên hệ với nhau bằng những mối liên hệ và
mối phụ thuộc nội tại phức tạp. Do đó, ý nghĩa của mỗi đơn vị ngôn
ngữ cũng có tính riêng như hình thức của nó và chỉ trùng hợp một
phần với ý nghĩa của một đơn vị nào đó của hệ thống ngôn ngữ khác.
L.V.Sécba đã chỉ ra rằng các ý nghĩa của các từ đơn giản như các từ
Nga bulka (bánh mỳ trắng) và kipyatok (nước sôi) chỉ có thể được dịch

24


sang tiếng Đức bằng cách miêu tả vì trong các ngôn ngữ này, không
có các từ tương đương. (giữa ý nghĩa và cách giải thích nó không có
dấu bằng (=). Do đó, hiếm có sự giống nhau giữa nghĩa của từ và
cách giải thích nó bằng ngôn ngữ khác. Vì vậy, nội dung của các từ
đa nghĩa trong nguyên bản và bản dịch không thể được xem là tương
đồng tuyệt đối.
Ý nghĩa của mỗi từ là một bộ phận trong hệ thống nghĩa của một
ngôn ngữ và nó phụ thuộc không chỉ vào chỗ những đặc trưng của
đối tượng được phản ánh trực tiếp trong đó, mà còn vào sự tồn tại
của các nghĩa khác cũng chỉ các hiện tượng đó.
Лощадь
Thí dụ:

CоБака
horse; dog

Конь


пёc

Vì vậy, nguyên bản và bản dịch được tạo nên từ các đơn vị không
đồng nhất về nội dung. Ở mỗi văn bản, các đơn vị đó được xây dựng
trong phát ngôn phù hợp với các quy tắc cú pháp riêng cho mỗi ngôn
ngữ và tất yếu dẫn tới những sự khác nhau trong cấu trúc nghĩa của
các phát ngôn khác ngữ. Sự khác nhau ở diện nội dung thường cũng có
quan hệ với sự khác nhau về chuẩn mực và thói quen sử dụng không
phải là các tổ hợp gần nghĩa với các từ của nguyên bản.
II. CÁC PHỔ QUÁT NGÔN NGỮ
a. Nhiệm vụ quan trọng của lý thuyết dịch là phát hiện ra tính
chất, điều kiện và các giới hạn của cái chung tạo nên bởi các đặc điểm
của các hệ thống và các qui tắc hoạt động của ngôn ngữ nguồn và
ngôn ngữ dịch.
Theo lý thuyết chung về ký hiệu học, cái quyết định đối với dịch
và các ngôn ngữ khác nhau chứa đựng những đơn vị khác nhau ở
diện biểu hiện tức là khác nhau về hình thức, nhưng lại trùng nhau ở
diện nội dung, ý nghĩa. Nếu loại trừ các sắc thái khác nhau (tính khu
biệt) không cơ bản, thì có thể nói rằng đối với chúng ta, những người
nói các thứ tiếng khác nhau, thế giới chỉ là một. Từ đó, lý luận dịch
cho rằng: Con người trao đổi tình cảm với nhau, suy nghĩ về những

25


×