Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Khóa luận: Bàn về xuất gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.26 KB, 32 trang )

Mở Đề
I.

Phần Dẫn Nhập:

“Xuất gia” là xuất “Tam giới gia” (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới) và
cũng là xuất Thế tục gia.“Thế tục gia” là nhà của người đời, ra khỏi nhà người
rồi tức là mình không còn quan niệm như người đời nữa.
“Xuất gia” cũng có nghĩa là xuất Phiền não gia. Chúng ta, mỗi người
trên thế gian nầy, đều đang ở trong cái nhà phiền não. Khi nóng giận thì mình
cảm thấy rằng ăn bất cứ món ngon vật lạ nào cũng đều không có mùi vị gì cả,
cho nên khi mình xuất gia là muốn xuất ra khỏi nhà phiền não.
“Xuất gia” còn có nghĩa là xuất Vô minh gia. “Vô minh” tức là không có
hiểu biết rõ ràng, chuyện gì cũng không thấu suốt, làm chuyện gì cũng điên đảo
cả. Do đó phải ra khỏi cái nhà vô minh.
Tầm quan trọng của người xuất gia là phẩm hạnh và đạo đức. Nội tâm ít
dính mắc với ngoại cảnh bên ngoài và có thể làm chủ được đối với tâm tham
muốn về ngũ dục phần nào, đó chính là đời sống của người xuất gia. Đời sống
thanh tịnh này được thể hiện trong tứ uy nghi: Đi, Đứng, Nằm, Ngồi cộng thêm
Ăn và Nói. Người xuất gia làm chủ chính mình khi tiếp xúc duyên cảnh bên
ngoài, luôn luôn sống theo tinh thần “ít muốn, biết đủ”. Không chạy theo duyên
trần như người thế tục. Xuất gia là đi ngược dòng sinh tử và điều đó được thể
hiện qua nếp sống trở về nội tâm của mỗi người tu sĩ, đây là kim chỉ nam ban
đầu cho người xuất gia nương vào để chế ngự ham muốn trong thời kỳ Phật
giáo ngày nay.
II.

NỘI DUNG.

Người xuất gia luôn lấy Phẩm Hạnh Đạo Đức làm căn bản để tu tâm
dưỡng tánh, hoằng pháp độ sinh, làm cho chính bản thân mình giải thoát, đưa tất


cả chúng sinh đến với chân lý giác ngộ, thấy rõ cõi đời này là cõi tạm, chỉ có
con đường Xuất gia tu học một cách chân chánh là con đường thẳng và ngắn
nhất đến bến bờ giải thoát sanh tử luân hồi, lấy chân tâm làm gốc, các phương
pháp tu học khác nhau để làm chất xúc tác cho Chân Tâm Trí Tuệ hiện rõ, phát
huy tác dụng ngay hiện tại và quả vị Niết bàn ở vị lai.

1


Chương I:

Xuất Gia Tăng Chúng Đại – Đại Phúc Điền
Từ trong Kinh A Hàm được rút ra từ bản Kinh Tán Tăng Công Đức. Đây
là một bản kinh mà người xuất gia, tại gia nên đọc. Nay đem lại nội dung chủ
yếu của kinh lược phần làm bốn đoạn, lại phụ thêm các bài kệ tán để thuyết
minh.
1.

Tăng Bảo Công Đức, sâu rộng vô biên.

Xuất gia để làm gì? Tại sao phải xuất gia? Mục đích của sự xuất gia ở
đâu?
Đó là những câu hỏi mà mỗi ngày chúng ta cần phải tự vấn bản thân. Tổ Quy
Sơn từng nói: “Từ giã thân quyến, quyết chí khoác áo người tu là ý chí muốn
vượt tới chỗ nào? Sớm tối xét suy, đâu thể dây dưa làm mất thời giờ. Trong lòng
tự hứa sẽ làm rường cột cho Phật pháp, gương mẫu cho đời sau, luôn nghĩ nghư
thế”.
Từ biệt người thân, gia đình ông bà, cha me, cô bác , anh chị em…gọi là
lục thân để quyết chí khóa áo người tu, chiếu áo nhuộm màu nâu sòng, chiếc áo
mà người thế tự cho là hoại sắc cũ kỹ, nhưng với người quyết chí đi tu thì đó là

chiếc áo của mầu giải thoát, chúng ta phải cảnh tỉnh bằng những câu hỏi Xuất
Gia Để Làm gì? Thường tự ét như vậy sẽ tạo ra động lực lơn thúc đẩy chúng ta
bước mạnh mẽ hơn trên con đường tu học, nếu không thường xuyên tự vấn thì
lâu dần sự tu học sẽ dễ bị buông lung, lơ là và làm trí tuệ uổng phí một đời tu!
Ngẫm lại ngày đầu được cạo tóc xuất gia, giây phút ấy đối vơi người thật
tâm muốn tu hành trân quý và thiêng liêng biết bao. Khung cảnh đó mãi mãi in
sau trong tâm trí của mỗi người xuất gia, khi từng đám tóc rơi xuống, có người
đã vui mừng không ngăn được dòng lệ tuôn trào vì thấy sự rụng dần của phiền
nào thế gian. Tổ Quy Sơn từng nhắc nhở chúng ta rằng:
“Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long
Thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu”.
Tạm dịch:

2


“Phàm người xuất gia là cất bước đến phương trời cao rộng, tâm hình
khác tục. Nối tiếp giòng Thánh, hàng phục quân ma, nhằm đền trả 4 ân, cứu
giúp 3 cõi”.
“Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương”. Chữ “Phương” nghĩa hẹp là
chỉ cho địa phương, nghĩa rộng là chỉ cho tam giới. Nghĩa là khi đã phát tâm
xuất gia chúng ta phải ý thức rằng mình sẽ thoát ra khỏi tam giới, không còn kẹt
trong vòng sinh tử nữa.
“Tâm hình dị tục”. Mấy chữ này thật vô cùng cô đọng. Hình dị tục thì
chúng ta dễ nhận rồi như đầu trọc, mặc áo nhuộm màu, ví như áo nâu sòng của
người Tu sĩ chúng ta đang mặc… Còn tâm dị tục là thế nào? Người thế gian
thấy tư tưởng là thật, thân này là thật, tất cả cảnh vật chung quanh đều là thật,
nên họ mê lầm và đắm chìm trong ấy. Còn người xuất gia thì thường dùng trí
tuệ Bát nhã quán chiếu thân tứ đại là không, ngoại cảnh sáu trần “Sắc, Thanh,
Hương, Vị, Xúc, Pháp. Sắc: là màu sắc, hình dáng. Thanh: là âm thanh phát

ra. Hương: là mùi vị. Vị: là chất vị do lưỡi nếm được. Xúc: là cảm giác như
cứng, mềm, nóng, lạnh. Pháp: là những hình ảnh, màu sắc, hương vị được lưu
lại từ 5 trần ở trên.

đều huyễn hóa…Hoặc giả với tinh thần Nhị thừa thấy tất cả sự vật hiện có đều
là vô thường, khổ, không v.v…đó là “tâm dị tục”. Tâm người thế gian và người
xuất gia khác nhau là như vậy. Nhưng bây giờ có lắm người xuất gia mà tâm
không dị tục, nghĩa là cũng thấy thân cảnh đều thực, cho nên cũng muốn kinh
doanh, tạo sự nghiệp gì đó ở đời. Như thế, thân tuy xuất gia mà tâm chẳng khác
người thế tục. Cho nên người xuất gia chúng ta phải nhìn lại mình, thấy thân đã
khác tục thì phải cố gắng làm sao cho tâm cũng khác tục. Nếu chỉ khác hình
thức mà tâm không khác thì chưa phải là người xuất gia. Tổ chỉ dùng bốn chữ
cô đọng “tâm hình dị tục”, nhưng đã nói lên được hoài bảo của người tu là vượt
ra khỏi tam giới để:
“Thiệu long Thánh chủng” tức nối tiếp hạt giống Giác ngộ của giòng
thánh tức là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni của chúng ta. Người xuất gia là người
thắp sáng ngọn đuốc chính pháp, soi đường cho kẻ lầm mê, vì thế phải có tâm
Giác ngộ, khác hẳn thế tục mới có đủ khả năng làm cho hạt giống Thánh được
tiếp nối và hưng thịnh nữa.

3


“Chấn nhiếp ma quân” là nhiếp phục ma quân, khiến chúng khiếp đảm.
Chữ “ma quân” có nhiều người hiểu lầm, tưởng là con ma có hình tướng, có
nanh vuốt dễ sợ lắm. Nhưng ma quân trong nhà Phật thì có nhiều thứ. Ở đây
chúng ta lược nói hai thứ thôi, đó là Nội ma và Ngoại ma.
Nội ma là những gì làm chướng ngại tâm thanh tịnh của mình như tham,
sân, si đều gọi là ma. Thí dụ đang ngồi thiền bỗng nhớ khi nãy cô kia nói mình
một câu nặng quá. Cái nhớ đó là ma, nó làm mình mất thanh tịnh. Ngay khi đó

mình dừng lại không cho nó nghĩ tiếp đó là hàng phục ma. Hoặc thấy của rơi mà
không lấy ấy là nhiếp phục ma tham. Hoặc có ai vô cớ trêu chọc, sắp nổi nóng
lên liền nghĩ, nóng giận là bậy, nghĩ vậy nên nén xuống bỏ qua, đó là nhiếp
phục được ma sân. Vì thế chúng ta ngồi thiền trông im lìm nhàn hạ mà thật sự
khi ấy chúng ta đã tranh đấu một cách mãnh liệt với ma quân, khi ấy chúng ta là
người dũng sĩ lâm trận chứ đâu phải ngồi chơi thong thả như người lầm tưởng.
Một cuộc chiến vô hình mà vô cùng phức tạp gay go. Như thế gian đánh giặc họ
dàn trận ra, hai bên thấy nhau trận chiến là lẽ thường. Còn giặc của chúng ta là
ẩn núp chẳng có nơi chốn gì cả, chỉ đợi chúng ta sơ hở một tí là nhảy vô liền. Vì
thế cuộc chiến đấu thật trường kỳ chẳng biết bao giờ mới thái bình. Giặc quá
nhiều mà chúng ta lại không biết rõ mặt mũi chúng, những chú giặc ấy hoặc quá
khứ, hoặc vị lai, nào chuyện mới, chuyện cũ… cứ hàng hàng lớp lớp nhảy ra tấn
công mình. Vì thế chúng ta phải gan dạ và chăm chăm nhìn nó, nếu lơ là nó sẽ
chiếm mất gia bảo của mình. Cho nên người xưa nói: “Việc xuất gia chẳng phải
là việc của tướng võ có thể làm được”. Như vậy người xuất gia đánh giặc hơn
cả tướng cầm quân chứ đâu phải thường. Giả sử muốn cất một ngôi chùa mấy vị
phải đi quyên góp tiền bạc suốt ba bốn tháng trường mới tạo được ngôi chùa,
như vậy cũng nhọc nhằn đấy, song đâu có khó bằng ngồi thiền tranh đấu với
chúng ma. Có người thấy ngồi thiền im lìm một chỗ cho là tiêu cực yếm thế
chẳng giúp ích gì được cho ai, họ đâu biết chính lúc ấy phải tranh đấu hết sức
gay go. Vì vậy mà phải có thế ngồi thật vững chắc, để nhìn nó mới thắng nó nổi.
Nếu lơ là nó sẽ tràn ra mãi, rồi có ngày chúng ta sẽ mất quyền làm chủ. Muốn
khôi phục lại ngôi vị của mình thì phải đánh hết bọn ma ra ngoài. Đó là nhiếp
phục nội ma.
Giờ nói đến Ngoại ma. Ngoại ma có nhiều thứ như: tử ma, ma ngũ dục,
thiên ma v.v…Nhưng ngoại ma không nguy hiểm bằng nội ma. Sở dĩ ma ngoài
xâm nhập tâm của chúng ta được cũng do bọn ma bên trong móc nối. Thí dụ,
ngoại ma là ngũ dục: tài, sắc, danh, thực, thụy. Nếu tâm chúng ta không còn
nhiễm ái, không còn tham tiền, không ham ăn uống, ngủ nghỉ thì ma ngoài dù
4



có rủ rê cũng không được. Lòng tham dục lắng xuống tức thời ma ngoài tự tiêu.
Kế đến là loại ma vì nghiệp phải làm quỷ. Loại ma này thường nhiễu hại người
tu bằng cách khi chúng ta ở nơi vắng vẻ, nó liền hiện hình hay biến tướng lạ để
quấy phá. Khi thấy những tướng quái lạ ấy chúng ta phải làm sao? Như trong
đoạn đối đáp của vua Trần Thánh Tông với Tuệ Trung Thượng Sĩ, có câu:
“Kiến quái bất kiến quái
Kỳ quái tất tự hoại”.
Nghĩa là thấy quái đến mà mình không quái thì quái tự tiêu. Đến đây
chúng ta nhớ lại chuyện Phật trị ma dưới cội Bồ-đề trước giờ thành Đạo. Ngài
chẳng dùng ấn chú gì hết. Khi ma hiện trăm thứ kỳ quái, Ngài chỉ giữ tâm an
nhiên không động, một hồi lâu ma tự xấu hổ rút lui. Tâm không động là thắng
ma, còn sợ hãi thì ma thắng mình. Trong khi ngồi thiền nếu trường hợp ma hiện
đến, mở mắt thấy sợ thì nhắm mắt lại, nếu còn thấy sợ nữa thì nên quán tưởng
thân này do tứ đại hợp thành, mà thể tánh của Tứ đại là không, sáu trần đều
huyễn hóa thì sợ cái gì? Tưởng một hồi thì tự nhiên nó mất, chẳng cần bùa chú
gì cả. Sở dĩ có một số người ngồi thiền phát điên cuồng là do thấy những tướng
lạ đâm hoảng hốt, sợ hãi. Giả sử đang ngồi thiền an tịnh, bỗng có ai thình lình đi
tới, lúc đó nghe tim đập thình thịch muốn xuất mồ hôi hột. Vì lúc ngồi yên
những tiếng động bên ngoài có tác động gấp mười lần khi chúng ta đang động.
Thế nên khi ngồi yên mà phát sợ thì nó tác động tinh thần, nếu động quá độ sẽ
loạn lên mà phát cuồng. Chúng ta nên nhớ kỹ điều này, để tránh tai hại trong khi
tu thiền. Một trường hợp nữa cũng có thể điên được, như khi đang ngồi thiền
bỗng thấy Phật đến xoa đầu thọ ký rằng: “Ông sẽ thành Phật một ngày gần
đây”. Bấy giờ mừng quá la lên, cũng thành cuồng loạn. Tâm động thấy Phật
thấy ma gì cũng là bệnh. Nên trong nhà thiền thường nói: “Phùng ma sát ma,
phùng Phật sát Phật” là ý này. Thấy ma thấy Phật gì cũng đều tưởng đó là bóng
dáng không thật, tưởng như vậy thì hình ảnh ấy sẽ biến mất, không nên phát tâm
mừng rỡ hay kinh sợ, mà chỉ giữ tâm an tịnh. Đa số người ngồi thiền thường ở

trong trạng thái nửa tỉnh nửa say, lúc ấy vọng tưởng dấy lên thành những giấc
chiêm bao với những hình ảnh tạp nhạp, rồi cho là ngồi thiền thấy này, thấy
nọ…đó là trạng thái sắp ngủ gục. Nếu lúc ấy sực tỉnh, mở mắt sáng lên thì
những hình ảnh ấy sẽ mất, nếu là ma thật thì mở mắt vẫn còn thấy. Vì thế điểm
cốt yếu là chúng ta phải nhiếp phục ma trong, thì ma ngoài không nhiễu hại
được. Nếu ma trong không dẹp, thì dù có bùa chú gì vẫn bị ma dẫn đi như
thường. Chi bằng ta dẹp sạch ma trong, tâm an định thì dù ma có đến cũng mặc
nó, ta vẫn là ta, ấy là hay nhất. Chinh phục ngoại cảnh đâu bằng chinh phục nội
5


ma, chinh phục mình mới là điều gay go nhất. Ngồi thiền là để tự chinh phục
ma, lũ ma vọng tưởng đã dẫn dụ chiếm đoạt cái ngôi vị làm chủ của mình từ
bao nhiêu kiếp.
“Dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu”. Nhiếp phục được ma quân rồi, mới
có thể đem công đức tu hành mà đền đáp bốn ân, cứu giúp chúng sanh trong ba
cõi. Nếu việc mình chưa xong mà lo đền ơn đáp nghĩa…thì chưa chắc đã đền
đáp được gì, đôi khi còn chướng ngại đường tu nữa. Tổ nhắc nhở người xuất gia
trước phải lập chí giải thoát, tâm chớ giống người thế tục, kế làm sáng tỏ chính
pháp và nhiếp phục ma quân. Người như thế mới khả dĩ trên đền đáp bốn ân,
dưới cứu giúp ba cõi.
Người xuất gia, Tỷ Khưu, Tỷ khưu Ni là thành phần của Tăng bảo, một
trong ba ngôi báu, công đức rộng lớn chẳng thể nghĩ bàn. Người xuất gia vâng
giữ giới cấm, luật nghi của Như Lai, công đức rộng sau vô lượng vô biên là
phúc điền tối thù thắng của thế gian cho nên người xuất gia được gọi là Phúc
Điền Tăng.
Như kinh Phật Thuyết Chư Đức Phúc Điền Kinh có nói:“Phật bảo Thiên
Đệ, trong Tăng già có năm Tịnh đức, gọi là Phúc Điền, cúng dàng thì được
phúc, tiến nhập thì có thể thành Phật. thế nào là năm.
1.

2.
3.
4.
5.

Phát tâm lìa dục vì hâm mộ đạo pháp
Bỏ hình hài tốt đẹp, để mạc pháp phục
Cắt đứt tình thân ái, khôn còn có thân sơ
Hi sinh tính mạng vì tôn sùng Phật pháp
Chí cầu Đại thừa vì muốn hóa độ mọi chúng sinh

Vì có năm đức này nên gọi là ruộng phúc, vì là tốt đẹp vì không hoại mất, cúng
dàng được phúc, khố mà ví dụ. Bấy giời Thế Tôn dùng kệ tụng rằng:
Hủy hình dữ chí tiêt
Cắt ái lìa mẹ cha
Xuất gia hoàng Phật Đạo
Nguyện độ mọi chúng sinh
Năm đức vượt thê gian
Nên gọi tối Phúc Điền

6


Cúng dàng mãi an vui
Phúc nhất là bậc nhât”.
Tăng, Ni xuất gia có một nhiệm vụ duy nhất là Hoằng pháp lợi sinh. Co
nên nói: “Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sinh vi sự nghiệp”. Phàm là đệ tử xuất gia
của Phật đều là đại biểu của Phật pháp, đều có thể làm thầy mô phạm cho chúng
phàm phu. Cũng có khả năng gánh vác giáo hóa trời người Thánh chúng mà
xứng bậc Thiên Nhân Sư.

Đối với Tăng Ni trẻ ngày nay phải luôn tự hỏi rằng : Vì sao mà mình lại
đi xuất gia?” câu hỏi này có năng lực rất lơn đối với mỗi Tăng Ni trẻ. Vì sao?
Tại sao tu phải xuất gia học đạo? chúng ta phải luôn đem việc xuất gia ra để bàn
luận, phải nên mỗi ngày xoa lên đầu mình ba lần tự hỏi: “ ta vì sao lại xuất gia?”
như vậy mới không quên chí nguyện xuất gia ban đầu, không phụ hoài bão xuất
gia của mình.
Trong kinh Pháp hoa, Phật nói với chúng ta: “ Ba cõi không yên, giống
như nhà lửa, các khổ tràn đầy, thật là đáng sợ”, Ý nghĩa chân thật của việc xuất
gia chính là “ Ra khỏi nhà lửa ba cõi, giải thoát sinh tử luân hồi trong sáu
đường thành tựu Phật quả vô thượng Bồ Đề, cứu khổ hết thảy chúng sinh, mà
xuất gia học đạo”. Đó chính là ra khỏi nhà sinh tử luân hồi.
2.

Xuất Gia Công Đức Thù Thắng:

Gần đây có một vài hiện tượng người xuất gia vi phạm giới luật bị báo
chí đưa ra làm xôn xao dư luận. Cũng lại một vài nhân vật nổi tiếng xả tục xuất
gia cũng làm báo chí không ngớt, để lại một ấn tượng sâu sắc trong dư luận.
Sự việ đã qua, đúng sai phải trái cũng vì người ta đứng trên lập trường
khác nhau mà bàn luận. Ở đây chúng ta không muốn bình luận sự việc đúng hay
sai, mà đứng trên lập trường của Phật giáo, dẫn kinh cứ luật để bàn người xuất
gia, giúp mọi người có thể đọc được bài viết này đối với ngươi xuất gia trong
Phật giáo có cái nhìn nhận thức chính xác.
Nhân vì xuất gia, không dễ có nhận thức chính xác, phải nên tự thân xuất
gia, đối với Phật pháp có thâm nhập tu trì, hoặc có nghiên cứu mới có khả năng
nhìn nhận một cách toàn vẹn không có thiên lệch, mới tránh được mình đúng
người sai. Nhân đây, chẳng phải xã hội hay tầng lớp tri thức không hiểu rõ,
thường có hiểu lầm, cái nhìn thành kiến mà đa số Phật tử tại gia cũng lại như
vậy.
7



2.1.

So sánh giữa tại gia và xuất gia.

Vì sao lại xuất gia? Xuất gia có điều gì tốt? xuất gia đương nhien là tốt !
Tốt như thế nào? Trong kinh Phật bàn đến cái tốt của xuất gia, đều là đem so
sánh giữa tại gia và xuất gia. Sau khi so nsanhs sẽ dễ dàng hiểu được cái tốt của
xuất gia.
Trong kinh Văn Thù Sư Lợi Sở Vấn Đức Phật có nói: Này VĂn Thù Sư
Lợi! hết thảy công đức chẳng thể sánh bằng phát tâm xuất gia. Bởi vì sao?
Ở tại gia vô lượng lỗi làm, người xuất gia vô lượng công đức.
-

Người tại gia có chỗ chướng ngại, người xuất gia không chỗ chướng
ngại.
Người tại gia làm các việc ác, người xuất gia lìa các việc ác
Người tại gia ở chỗ trần cấu, người xuất gia xa chỗ trần cấu.
Người tại gia chìm trong dục lại, người xuất gia xa lìa dục lạc.
Người tại gia theo pháp người ngu, người xuất gia lìa pháp người ngu.
Người tại gia không có chính niệm, người xuất gia có chính niệm.
Người tại gia ở chỗ ưu sầu não, người xuất gia ở chỗ an vui.
Người tại gia ở chỗ trói buộc, người xuất gia ở chỗ giải thoát.
Người tại gia thường tham lợi lạc, người xuất gia xa lìa danh lợi
Ở tại gia là chỗ ồn ào náo nhiệt, người xuất gia ở chỗ yên tĩnh vắng
lặng.
Người tại gia là chỗ thấp hèn, người xuất gia là chỗ thanh quý.
Người tại gia bị phiền não thiêu đốt, người xuất gia diệt lửa phiền não.
Người tại gia thường vì bản thân, người xuất gia thường vì tha nhân.

Người tại gia lấy khổ làm vui, người xuất gia lấy xuất ly làm vui.
Người tại gia thành tựu tiểu pháp, người xuất gia thành tựu Đại pháp.
Người tại gia không bao giời biết đủ, người xuất gia thường biết đủ.
Người tại gia được Ma Vương ái hộ, người xuất gia Ma Vương sợ hãi.
Người tại gia nhiều phóng dật, người xuất gia không phóng dật.
Người tại gia bị người sai khiến, người xuất gia không bị người sai
khiến.
Người tại gia là chỗ đen tối, người xuất gia là chỗ quang minh.
Người tại gia tăng trưởng kiêu mạn, người xuất gia dứt trừ kiêu mạn
Người tại gia hay nịnh nọt cong queo, người xuất gia tâm thường
chính trưc.
Người tại gia là pháp lừa gạt, người xuất gia là pháp chân thật.
Người tại gia hay nhiều tán loạn, người xuất gia không hay tán loạn.
Người tại gia giống như thuốc độc, người xuât gia giống như cam lồ.
Người tại gia mất nội tư duy, người xuất gia được nội tư duy.
Người tại gia có nhiều sân hận, người xuất gia hay hành từ bi.
8


-

Người tại gia lưu chuyển sinh tử, người xuất gia có lúc ra khỏi sinh tử.
Người tại gia lấy của cải làm quí, người xuất gia lấy công đức làm quí.
Người tại gia theo dòng sinh tử, nfuoiwf xuất gia ngược dòng sinh tử.
Người tại gia tăng trưởng phiền não, người xuất gia xa lìa phiền não.

Phật dạy: “Ta chê trách tại gia, khen ngợi xuất gia, nói đầy hư không, nói
cũng không hết”.
Kinh Niết Bàn cũng nói: “Tại gia bức bách giống như lao ngục, hết thảy
phiền não nhân đó mà sinh. Xuất gia rộng rãi giống như hư không, hết thảy

pháp lành nhân đó tăng trưởng. Những người tại gia trong lòng thường lo lắng
nghĩ về vợ con, bên ngoài thì bị vua quan sai khiến. Nếu giàu có hơn thì phóng
dật kiêu mạn, nếu nghèo khổ hèn kém thì đói rét thất chí, công tư nhiễu loạn,
đêm ngày lo âu, các việc lôi kéo, chẳng rỗi tu hành”.
2.2.

Rèn Luyện Hạnh Nhẫn:

Trong giới kinh có nói:
“ Nhẫn nhục là đạo thứ nhất,
Pháp vô vi là trên hết.
Xuất gia làm não phiền người,
Thì không gọi là Sa môn”.
Người xuất gia cần nên lấy hạnh nhẫn nhục, nhường nhịn, khiêm hạ làm
sức mạnh. Nhẫn nhục trong đạo khác với ngoài đời.
Sáng sớm tinh mơ trên núi mù sương, người đời còn nằm ngủ trong nhà,
đắp chăn ấm, nhưng chúng ta phải ngồi ngoài sảnh rộng để nghe pháp trong khi
đầu trọc, không đội mũ len đó là chịu đựng, kiên nhẫn. Người đời ngủ thẳng
giấc tới sáng còn người xuất gia phải thức khuya dậy sớm để tụng kinh niệm
Phật, quán xét tính không. Tuổi trẻ ngoài đời chạy xe đi chơi khắp đó đây, còn
tuổi trẻ người xuất gia tu trên núi, trong chùa không ra ngoài… ngồi tĩnh tâm.
Người đời ăn uống cầu kỳ đủ thứ món, người xuất gia thì ăn đạm bạc đậu hũ,
dưa leo qua ngày. Người đời ngồi tĩnh tâm mới được năm phút là không chịu
nổi rồi, người xuất gia trẻ chúng ta ngồi tĩnh tâm có thể lên một tiếng, hai tiếng,
ba tiếng.. vẫn không tỏ vẻ mệt nhọc, thân tâm bất động. Người đời lên núi tu
học hai, ba ngày đã ngán ngẩm bỏ về nhưng chúng ta dám bỏ hết tát cả, ở trên
núi tu hành suốt năm ngày tháng, kẻ cả bỏ tấm thân này vì đạo pháp vì chúng
9



sinh. Người ta thấy cái đẹp thì mê, theo đuổi, còn chúng ta thì dừng tâm không
chạy tìm, quan chiếu hiểm họa, sự nguy hại của sắc dục. Khi có chuyện muốn
sân giận, bỗng sự nhớ tới chữ hòa hợp, cung kính, thanh tịnh, tu hành không nên
cự cãi, tranh đấu… Tất cả những điều đó đề là sự nhẫn chịu vầ là sức mạnh của
người tu. Tất cả những việc làm trên hình tướng bên ngoài đều là pháp sinh diệt,
nằm trong phạm vi của vô thường bại hoại và cuối cùng sẽ trở về không. Vì vậy,
người tu trẻ chúng ta không nắm bắt hay tham đắm sầu muộn.
Tu pháp vô vi có mấy cấp độ, ở đây nói đơn giản là sự chiến đấu hàng
phục vọng niệm. Tuy điều đó không thể hiện ra ngoài, nhưng nó luôn sâu kín vi
diệu bên trong tâm. Mỗi giây phút quán chiếu suy xét đến sự sinh diệt của sinh
tử biến hoại, của tứ đại, quán chiếu đến tính chất vô thường, vô ngã rỗng không
của các pháp, chính lúc đó người tu đang thực hiện pháp vô vi tối thượng. Xuất
gia là phải đạt được đạo vô vi tối thượng, vì đó là hạnh phúc vĩnh cửu của lợi
lạc muôn đời.
Không làm gì hết mà lại làm được tất cả. Làm được tất cả mà lại buông
nhẹ như không, bởi không lấy hình thức công việ để tu, nên đạt rới tuệ giác, giải
thoát không còn bị dính mắc. Ngược lại, dù có ra công niệm Phật, tụng kinh, trì
chú, làm nhiều việ mà vẫn ở trong hữu vi, sự vật bên ngoài làm cho loạn tâm rối
trí. Tu phải đem đến lợi lạc cho bản thân và muôn loài chúng sinh, đàn na tín
thí… mới gọi là tu hành đúng nghĩa.

10


CHƯƠNG II:

KINH NGHIỆM HỌC ĐẠO
1.

Xác Lập Mục Đích.


Bước chuyển đổi từ người đời sang người tu là một điều vô cùng khó khăn
mà không mấy ai có thể làm được diều này. Vậy mà chúng ta đã có thể làm
được điều khó làm đó, bỏ đời để đén với đạo. Sau khi xuất gia rồi, lại có duyên
lành học hành với các bậc Cao Đức khiến cho trí tuệ rộng lơn hơn và khóe phát
khởi được tâm Bồ đề là một điều quý hiếm.
Nếu như người đời phải ra sức học và đi làm để kiếm tiền nuoi bản thân, gia
đình, góp phần xây dựng cho xã hội, đất nước ngày càng giàu đẹp thì người xuất
gia phải lỗ lực học pháp, tu tập và phựng sự theo lời Phật dạy. hình ảnh Tăng
đoàn là chỗ nương tựa của hàng cư sĩ Phật tử những người miến mộ Đạo. Bổn
phận và mục đích của người xuất gia là giúp họ tu tập hóa giải hận thù, xây
dựng tình thương, tôn trọng sự sống muôn loài, làm cho xã hội, đất nước ngày
càng hưng thịnh.
2.

Nỗ Lực Học Tập.

Các bậc Tôn Túc đã từng dạy rằng: “Tu giống như thở, học như ăn cơm, làm
việc giống như uống nước”. Ba điều này không thể thiếu trong sự hành trì
chúng ta phải tu trong từng hơi thở chính niệm, không thể thiếu dù chỉ phút dây.
Học như ăn cơm mỗi ngày để duy trì mạng sống, làm việc như uống nước, nếu
thiếu cơ thể sẽ không tồn tại. Cũng vậy nếu không học, không hiểu, tu tập và
làm việc sẽ khó thành tựu được đạo nghiệp.
Chúng ta phải học tập như thế nào để thành đạt?
HỌC HẠNH CHỊU ĐỰNG NHƯ ĐẤT !
Dù người ta đổ và rải lên đất những thứ tinh sạch và đẹp đẽ như hoa, nước
thơm, sữa thơm; hoặc người ta đổ lên đất những thứ dơ dáy, hôi hám như phân,
nước tiểu và máu mủ; hay thậm chí là người ta khạc nhổ xuống đất thì đất cũng
11



tiếp nhận tất cả những thứ ấy một cách thản nhiên, không vui vẻ, mừng rỡ mà
cũng không chán ghét, tủi nhục, không hề có sự phản kháng hay chống đối,
cũng chẳng mảy may có sự vướng lụy.
Con người, sống trong cuộc đời ai cũng gặp phải nhiều vấn đề trong cuộc
sống.
Đường đời không phải lúc nào cũng êm xuôi, không phải lúc nào cũng trải
thảm đỏ để cho chúng ta bước đi. Đôi khi, trong cuộc sống chúng ta gặp phải
nhiều chướng ngại, lắm chông gai và thử thách. Có những lúc ta được nhiều
người chào đón, ngợi khen và giúp đỡ nhưng cũng có lúc ta bị nhiều người chán
ghét, chê bai và tìm đủ mọi cách để hãm hại. Chính vì lẽ đó, nếu mình không có
đủ sức chịu đựng và thiếu nghị lực thì khó lòng tồn tại và phát triển, khó đứng
vững trước những sóng gió của cuộc đời.
Chúng ta phải học theo hạnh của đất, phải tập chịu đựng, phải làm chủ bản
thân mình từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày, để rồi dần dần
hình thành thói quen biết chịu đựng, biết làm chủ trước mọi khen chê, vinh nhục
của cuộc sống.
Lúc nào thấy lòng mình “dậy sóng” thì hãy nhìn xuống đất, nhớ đến hạnh
của đất để rồi tự đánh thức mình. Cho nên càn sự tinh tấn chuyên cần của vị
xuất gia khi mới phát tâm Bồ đề, học hạnh nhẫn mới thành quả tu được, nhiều
ngươi khi mới vào tu thì được thuận duyên Sư Phụ cho đi học luôn không có
chân làm tiểu, không biết đến giới luật nhà Phật, chưa tường tận sự việc trong
một ngôi chùa, đôi khi đây lại phản tác dụng của một chú tiểu , của một người
phát tâm Bồ đề bị xoay chuyển ngược lại tình thế. Cho nên: Ý thức bổn phận và
trách nhiệm của mỗi người xuất gia trẻ:
Hòa Thượng: Thích Lệ Trang có viết:
Nuôi dạy học trò, vừa cạo đầu rồi liền cho theo học trường lớp là vô trách
nhiệm, phó mặc hết cho trường lớp. Họ đã phát tâm đi tu, từ bỏ cuộc sống nặng
nề vướng bận ở thế gian rồi, thì vào chùa lại phải đi học để chạy theo bằng cấp,
cái đó là đạo hay đời?

Khi vào chùa chúng ta không giáo dục môi trường của Thiền gia, đó là một
môi trường sống rất đẹp, chúng ta lại không quan tâm, không chăm sóc, không
dạy những uy nghi đạo đức của người xuất gia, mà chúng ta nghĩ rằng cho đi
học có bằng cấp là lợi. Có thể là lợi người nhưng không tự lợi. Có nhiều vị làm
pháp sư giảng hay lắm, nhưng mà những bổn phận trong Thiền gia không hề
12


biết. Tình thầy trò không thiết lập, không có gắn bó, không thấy phong cách của
Thiền gia, biến cách sinh hoạt ở chùa thành một guồng máy như văn phòng.
Cho nên, đời sống Thiền gia là những sinh hoạt có đạo đức, từ đi đứng, nói
năng, ngồi nằm, chúng ta phải giáo dục ngay từ lúc mới vào. 20 tuổi, 30 tuổi, 40
tuổi gì không biết, nhưng mà vừa mới cạo đầu xuất gia thì coi như mới sanh, tất
cả 20 năm, 30 nămx 40 năm của thế gian bỏ hết, phải coi như một em bé mới
sanh, dạy được như vậy mới tu được.
Làm thầy được, làm Hòa thượng được, nhưng làm trò không được, làm chú
tiểu không được, đây là vấn đề của Phật Giáo Việt Nam hiện nay. Chăm sóc
giáo dục một trẻ nhỏ là điều quan trọng, không phải để ngoài đời, mà chúng ta
phải độ. Ở ngoài đời, người ta nói: “Dưỡng nam bất giáo như dưỡng ngưu Dưỡng nữ bất giáo như dưởng thỉ", tức nuôi con trai mà không dạy như nuôi
con trâu, lấy sức đi cày mướn - nuôi con gái không dạy như nuôi con heo, đợi
lớn đến lứa đẻ lấy tiền. Cho nên, vấn đề giáo dục là quan trọng. Chúng ta nuôi
đệ tử mà không có trách nhiệm, không dạy uy nghi đạo đức, nếu may mắn vị đó
“phúc đức trung lai” thì họ còn biết chọn cho họ một con đường, còn không thôi
thì sẽ hư hỏng, rồi trở thành kẻ giặc cho Phật pháp. Một ông thầy, một sư cô nói
chuyện rất nhiều người nghe, mà nói trúng thì không nói chi, ngược lại nói
những điều sai giáo lý rồi kình chống nhau, làm những điều rất khổ. Qua hình
ảnh đức Phật xuất hiện là một đề tài chúng ta cần quán niệm: giáo dục con cái,
nuôi dạy học trò phải có trách nhiệm. Cạo đầu ai phải dạy oai nghi đạo đức thật
xong rồi mới cho ra ngoài học trường lớp. Anh đại học gì kệ anh, anh thạc sĩ,
tiến sĩ gì kệ anh, cạo đầu xuất gia là phải học bốn cuốn luật cho tôi, học được

rồi hãy nói gì khác. Đi đứng không chánh niệm, nói năng không ái ngữ thì thạc
gì thạc, tiến gì tiến, vẫn chưa xong vấn đề đạo đức. Vì vậy, học những sinh hoạt
có đạo đức chính là cư xử với nhau có hài hòa và căn cứ trên giới luật, cư xử
như thế nào để tâm lân mẫn với mọi người, mọi loài xung quanh.
3.

Ý Thức Bổn Phận Và Trách Nhiệm.

Nếu mỗi người tự ý thức bổn phận và trách nhiệm của bản thân mình về
những việc làm không nên làm thì chắc rằng mọi sự sẽ tốt đẹp nhiều hơn. Trong
sự tụng kinh , niệm Phật, lậy Phật, ngồi thiền, nghe pháp mà có niềm đam mê
cháy bỏng, lúc cuối cùng cũng như lúc ban đầu thì chắc rằng việc ấy sẽ tạo ra
một động lực thúc đẩy chúng ta tiến mạnh trên con đường chuyển hóa thảnh
thoi. Cần học nhiều hơn những gương hạnh của các Cao Tăng và những bậc Tổ
Sư để cùng nhau sách tấn trong Tăng đoàn.
13


Đừng nên nhìn người khác như vậy rồi chúng ta cũng làm như vậy, phải có
sự thao thức, trăn trở, lúc nào cũng tự đặt câu hỏi cho mình vào trường Phật học
để làm gì? Mục đích con đường tu là gì? Phải luôn tự sách tán bản thân như thế
thì không lo gì không thỏa được chí nguyện thiêng liêng mà ban đầu minh phát
tâm Bồ đề.
Nếu chúng ta không tự ý thức được bồn phận và trách nhiệm của người xuất
gia và có chí thật tu luôn dũng mãnh phát tâm Bồ đề thuần thục thì làm áo dám
ngồi yên để cho những cụ già bảy mươi, tám mươi quì lạy.
Làm sao dám để cho Ba, Me và quyến thuộc nương tựa về mặt tinh thần tâm
linh?
Làm sao có thể nhận những đồng tiền lao động khó khổ chứa đầy mồ hoi và
nước mắt của những Phật tử tín tâm?...

Chúng ta nên khắc ghi điều này, đã là người ở trong thiền môn Phật pháp thì
phải có công gì với chúng sinh!
4.

Nhiệt Tình Tu Tập.

Trong Phật giáo Nguyên thủy có chia chia việ học và hành thành ba ngành:
Pháp Học, Pháp Hành và Pháp Thành:
4.1.

4.2.

4.3.

Pháp Học:
Pháp học gồm 37 phẩm trợ đạo của Đức Thế Tôn giúp người tu đạt
đến Giác ngộ.
Pháp Hành:
Thực hành quán xét thân tam( Tứ Niệm Xứ ) là cội gốc của tất cả sự tu
hành.
Pháp Thành:
Ngay khi vừa ứng dụng pháp học đã vào thực hành, thì liền có được
sự tự tại, an lạc trong giây phút hiện tại, không cần trải qua thời gian.
Ngay khi ứng dụng cũng là lúc thành tựu giáo pháp của Như Lai, gọi
là đã đến trong từng bước đi. Thành tựu đạo quả A la hán, phá vỡ hết
mọi vô minh mê lầm và tham ái, chấm hết mọi khổ đau, mới thật sự là
hoàn thành trách nhiệm của người thoát tục.

14



CHƯƠNG III

SỐNG CÓ TÌNH NGHĨA - LỤC HÒA KÍNH
Lục hòa là sáu điều luật giúp hành giả tiến đến con đường Giới, Định, Tuệ.
Nó là tinh thần đoàn kết, hòa hợp an vui trong Tăng đoàn. Nếu một quốc gia,
một thế giới hay đối với một môi trường nào cũng vậy, Lục hòa chính là yếu tố
nhằm giúp tồn tại sinh mạng con người.
Vì hiểu rằng đời là khổ, vô thường, không có một bản ngã bất biến thường
hằng nên người tu sĩ Phật giáo luôn tinh tấn tu tập và hành trì giới pháp để
mong giúp mình, giúp người diệt khổ. Đó là phẩm chất của một người xuất gia,
do hành trì giới luật được thăng tiến trong quá trình tu tập. Sự việc này được ghi
nhận qua hình ảnh đức Thế Tôn với những nhận xét của ngoại đạo như sau: “Sa
Môn Cồ Đàm đã dứt bỏ việc gây hại cho đời, đã mất hẳn các khuynh hướng gây
hại ấy. Ngài đã gạt bỏ gậy gộc và gươm giáo, Ngài sống một cách nghiêm hòa
tràn đầy khoan lượng lòng từ bi, mong muốn hạnh phúc cho chúng sanh. Ngài
đã dứt bỏ việc lấy của người khác, đã mất hẳn cái khuynh hướng lấy của mà
người khác không cho mình. Ngài nhận những gì trao cho Ngài và sẵn sàng đem
cho những thứ ấy, Ngài sống bằng tấm lòng chân thật thuần khiết…” . Đó là
những phẩm chất cao quý của đức Phật làm gương mẫu cho Tăng đoàn – Phẩm
chất ấy được thể hiện trong đời sống hàng ngày của mỗi người xuất gia. Hình
ảnh hiền hòa, thanh bần của chư vị đã trở thành thân thuộc đối với mọi người.
Nên có bài kệ rằng:
“Ở chốn trần ai chớ nhiễm trần
Chuyên cần trì giới luyện tâm thân
Lo tu lắng định lòng mình trước
Đuốc tuệ sau này rọi thế nhân”.

Lục hòa là sáu điều luật giúp hành giả tiến đến con đường Giới, Định,
Tuệ. Nó là tinh thần đoàn kết, hòa hợp an vui trong Tăng đoàn. Nếu một quốc

15


gia, một thế giới hay đối với một môi trường nào cũng vậy, Lục hòa chính là
yếu tố nhằm giúp tồn tại sinh mạng con người
Thật vậy, cuộc sống thanh bạch và giới hạnh là nền tảng nâng cao phẩm
giá của người xuất gia, bởi mục đích cao thượng của người xuất gia là giải thoát
giác ngộ. Tuy nhiên, là những người đang tập sự làm Phật, cho nên hàng đệ tử
Như Lai tính tình mỗi người một khác. Có người do nghiệp chướng sâu dày
hoặc hoàn cảnh không đồng nhau, vì vậy khó có thể điều phục được trong cuộc
sống. Ngay thời Phật còn tại thế, vẫn có nhiều người xuất gia phạm lỗi lầm,
huống gì vào thời mạt pháp ngày nay ắt khó có thể tránh được sự xáo trộn và
phiền toái tranh chấp xảy ra. Vì thế, để tạo điều kiện sinh hoạt hòa hợp của chư
Tăng, đức Thế Tôn đã chế ra sáu nguyên tắc sống hòa hợp còn gọi là sáu Pháp
hòa kính. Sáu pháp này được diễn đạt như sau:
1.

Thân hòa đồng trụ.

Tức thân cùng sống chung một chùa, một tập thể cần phải hài hòa cởi mở,
thuận thảo với nhau như sữa hòa với nước. Chúng ta phải chấp nhận cuộc sống
tập thể nương với nhau để tiến tu đạo nghiệp và tạo sức mạnh của “Đức chúng”,
kết liền nhau thành một khối giới đức, mang hương giới đến cho tất cả mọi
người, hầu lấy đó làm đoàn thể mô phạm, là điểm dựa tinh thần cho tất cả chúng
sanh quy ngưỡng. Có như vậy hàng tu sĩ Phật giáo chúng ta mới thật sự là người
“Hành Như Lai sự” một cách triệt để, đưa giáo pháp ngày càng trở nên sáng
rạng và trường tồn.
Để duy trì đời sống thanh tịnh, hòa hợp với nhau giữa các người xuất gia,
ngoài pháp Lục hòa đã đem lại sự tương ái, tương kính, hòa hợp nhất trí trong
Tăng chúng

2.

Khẩu hòa vô tránh.

Là dùng lời nói nhã nhặn, thể hiện rõ nét một con người có văn hóa và
đạo đức. Người tu sĩ sống chung trong đoàn thể Tăng già, nếu không áp dụng
được “khẩu hòa vô tránh” thì thành phần ấy đã phá hòa hợp Tăng, vì đó là hành
động gián tiếp gây tổn thương đến uy tín hay thanh tịnh của Tăng đoàn. Thế nên
tục ngữ có câu:
Miệng hòa lời nói dịu dàng
Ôn tồn chân thật lại càng quý hơn

16


Khuyên ai chớ nói xa gần
Đừng lời khiêu khích gợi phần hơn thua
Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
3.

Ý hòa đồng duyệt.

Trên sự sống chung mọi ý tưởng đều được hài hòa, cởi mở vui vẻ và nhu
hòa mang tính từ ái khoan dung, vị tha hỷ xả. Như thế thì thân và khẩu mới đem
niềm vui cho mọi người. Bằng ngược lại, nếu ý nhỏ mọn tỵ hiềm ganh ghét, cố
chấp hay để tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến hoành hành thì nhịp cầu cảm thông
khó bắt được và đây chính là đầu dây của mọi thứ tranh chấp. Điển hình là sau
khi đức Phật nhập diệt, Tăng đoàn của Ngài chỉ vì bất đồng quan điểm về giới
luật mà phân ra thành hai bộ phái.

Lục hòa là sáu điều luật, xét trên phương diện chân đế nó cô đọng cả một
kho tàng luật tạng và giúp hành giả tiến đến con đường Giới, Định, Tuệ.
4.

Giới hòa đồng tu.

Tức sự giữ gìn giới luật thanh tịnh, trang nghiêm phạm hạnh giúp đỡ
khuyến tấn, khuyên bảo cho nhau. Khi hành, trụ, tọa, ngọa thân, khẩu, ý đều
quy nhiếp trong giới luật, ai cũng cố gắng hòa hợp thanh tịnh để tạo sức mạnh
tinh thần giải thoát. Giới luật là phương tiện cho đạo nghiệp tu hành, như người
cư sĩ có 5 điều phải tránh, hàng xuất gia có 10 giới hoặc 250 hoặc 348 giới, tất
cả đều chỉ ba nghiệp thân – khẩu – ý của người xuất gia gây tạo. Giới luật hòa
nhau nghĩa là đồng y theo giới luật của Phật chế ra mà tu tập và không thọ giới
pháp của ngoại đạo.
5.

Kiến hòa đồng giải.

Tức cùng nhau nâng cao trình độ hiểu biết để có văn tư rồi mới tu, nhân
đó mới có Giới, Định, Tuệ… Tất cả những hiểu biết về giáo pháp phải được
đem ra giải bày, khai mở tâm trí cho nhau. Không nên “Lậu pháp” và bỏn xẻn
giữ riêng cho mình những sự hiểu biết về giáo pháp mà mình đã khám phá ra.
Người ta kiến giải tức là sự nhận thức về một vấn đề sáng tỏ, phải đem chia sớt,
giảng nói để cùng nhau học tập. Nếu có ai hiểu sai giáo lý thì mình phải thật
lòng ôn tồn giải bày cương quyết, để người từ bỏ tà kiến và quay về Phật đạo.

17


6.


Lợi hòa đồng quân.

Khi có tài lợi là chúng ta phải đem phân chia đồng đều, cùng nhau thọ
dụng, không được chiếm đoạt của riêng cho mình. Ta thấy rằng của cải vật chất
đối với người tu hành không phải là vấn đề quan trọng. Tuy nhiên sử dụng tài
lợi một cách bất hòa thì chắc chắn sẽ gây ra những thắc mắc không tốt đẹp. Do
vậy, Tăng đoàn luôn luôn tỉnh giác, biết rõ mọi vật thực đều là phương tiện,
không thể đưa ta đến chân trời giải thoát. Vì vậy, chúng ta không nên tham đắm
lợi lộc và phải lợi hòa đồng quân mới có thể xoá bỏ được ngã và ngã sở. Có lợi
hòa đồng quân thì chúng ta mới san bằng được mọi hầm hố chia sẻ bất công giai
cấp trong xã hội, trong Tăng đoàn và trong môn tự, nhằm kiến tạo một nếp sống
thánh thiện, an vui.
Đối với tự thân, khi tránh sự phát triển với chính mình thì phải trừ diệt
đúng theo các pháp diệt tránh đã định.
Vậy Lục hòa là sáu điều luật, xét trên phương diện chân đế nó cô đọng cả
một kho tàng luật tạng và giúp hành giả tiến đến con đường Giới, Định, Tuệ.
Xét về phương diện tục đế thì nó là tinh thần đoàn kết, hòa hợp an vui trong
Tăng đoàn. Nếu một quốc gia, một thế giới hay đối với một môi trường nào
cũng vậy, Lục hòa chính là yếu tố nhằm giúp tồn tại sinh mạng con người. Vì
thế, Cổ đức dạy rằng: “Tăng già lấy lục hòa làm gốc. Giải thoát lấy giới luật làm
đầu”. Nguyên tắc “Lục hòa” nầy không chỉ áp dụng để có kết quả tốt đẹp trong
Tăng chúng, mà nó còn được áp dụng cho bất cứ một tập thể sinh hoạt nào.
Nguyên tắc ấy vừa đầy tình thương, đầy nhân cách, đầy công bằng hợp lý
và còn có thể áp dụng cho cả hàng nam, nữ cư sĩ tu tập nữa. Để duy trì đời sống
thanh tịnh, hòa hợp với nhau giữa các hàng Tỳ kheo, ngoài pháp Lục hòa đã
đem lại sự tương ái, tương kính, hòa hợp nhất trí trong Tăng chúng, đức Thế
Tôn còn chế ra bảy Pháp Diệt Tránh để dập tắt các cuộc tranh cãi, bảy pháp ấy
được tóm lại như sau: “Luật về sự hiện diện gọi là hiện tiền tỳ ni, luật về không
si mê gọi là bất si tỳ ni, luật về sự thú nhận gọi là tự ngôn trị, luật về đa số gọi là

đa nhân mách tội, luật về tìm tội tướng gọi là tội xứ sở và luật về sự trải cỏ ra
gọi là như thảo phú địa”. Bảy pháp diệt tránh là bảy cách chấm dứt sự tranh cãi
của chúng Tăng, bắt buộc chư Tăng phải hành trì.
Cuộc sống thanh bạch và giới hạnh là nền tảng nâng cao phẩm giá của
người xuất gia, bởi mục đích cao thượng của người xuất gia là giải thoát giác
ngộ. Tuy nhiên, là những người đang tập sự làm Phật, cho nên hàng đệ tử Như
Lai tính tình mỗi người một khác.
18


Đối với tự thân, khi tránh sự phát triển với chính mình thì phải trừ diệt
đúng theo các pháp diệt tránh đã định. Thứ nữa là chấm dứt sớm các mầm móng
đưa đến suy sụp, đổ vỡ trong Tăng chúng, cũng chính là phục hồi nguyên thể
thanh tịnh hòa hợp của Tăng đoàn mau chóng được hưng thịnh, duy trì diệu
pháp làm lợi lạc, mang lại hạnh phúc cho chư thiên và loài người.
Cũng vậy, đức Phật chế giới là để Tăng chúng trong hiện tại sinh hoạt
được an ổn và để ngăn ngừa các hiện tượng xấu xảy ra về sau. Bởi không có sức
tàn phá nào ghê gớm bằng những con siêu vi trùng nằm trong thân thể chúng ta,
và cũng không có gì đáng sợ bằng những con người đội lớp mang danh trong vỏ
sò đạo đức. Vì thế, ngạn ngữ phương tây có câu: “Không phải gai bên đường
làm đau chân anh, mà chính là hạt sạn trong giày anh đang mang đó”.

19


CHƯƠNG IV

PHẨM HẠNH NGƯỜI XUẤT GIA - QUYẾT ĐỊNH SỰ
GIẢI THOÁT
Con đường đi đến vinh quang trong cuộc sống này luôn luôn phải đánh đổi

bằng những mất mát của bản thân, những vấp ngã tưởng chừng như không thể
đứng dậy, lại là động lực đưa con người ta kiên cường đạt được vinh quang
trong cuộc sống, con đường nào hay số phận nào rồi cũng phải dựa vào những
chân lý, chân lý của cuộc sống, chân lý của cuộc đời mỗi người, mục đích sống
khác nhau, đó là nói chung cho con người sống trong xã hội hiện nay, còn đối
với người xuất gia tu đạo thì chân lý ấy dựa vào cái gì? Như thế nào?. được gọi
là chân lý của đạo Phật, vậy chân lý Đạo Phật là gì mà những người xuất gia lại
tin xâu và hành trì không chút hoài nghi? Chân lý Đạo Phật là Trí Tuệ từ tâm
thanh tịnh chính mình hiện ra, lấy con người và xã hội làm nền tảng căn bản, đã
qua hơn 25 thế kỷ từ khi ra đời, vẫn trường tồn cùng năm tháng và vững vàng
như cây đại thọ, sừng sững giữa núi non trùng điệp. Điều này chứng tỏ rằng
Chân lý Phật giáo toát ra được một sức sống mãnh liệt, bắt nguồn từ tâm thanh
tịnh Trí Tuệ chính mình và có một giá trị tinh thần phong phú. Tinh thần ấy đã
thể hiện rõ được Chân Lý và Giaó Pháp Phật giáo.
Đạo Phật dạy rằng: Một cuộc sống an lạc hạnh phúc phải được xây dựng
bằng hai chất liệu là Từ Bi (đó là tình thương yêu) và Trí Tuệ. Hai chất liệu này
lưu xuất từ tâm thanh tịnh của chính mình, và luôn hướng đến mục đích làm lợi
lạc cho tất cả loài người và vạn vật. Đạo Phật chỉ rõ cho mọi người phân định
được Trí Thức và Trí Tuệ. Trên cơ sở sự phân định này, chúng ta sẽ biết cách
ứng dụng được Trí Tuệ thanh tịnh của mình vào cuộc sống và đời tu. Trí Tuệ
này được Đức Phật Thích Ca là người tự phát hiện ra chính nơi Bản Tâm Thanh
Tịnh của chính Ngài. Là một người xuất gia tu đạo phải lấy Trí Tuệ thanh tịnh
làm căn bản, để trưởng dưỡng thân huệ mạng cho vững vàng. Trong Kinh Pháp
Cú phẩm Hiền Trí câu 80 nói:
“Người trị thủy dẫn nước,
Kẻ làm tên nắn tên,
Người thợ mộc uốn gỗ,
Bậc trí nhiếp tự thân”.

20



Cho ta thấy rõ ràng mỗi người khác nhau ,sẽ có cách hành trì điều phục khác
nhau, với người Hiền Trí thì nhiếp tự thân, ví cho người xuất gia quay về phẩm
hạnh của mình, tìm lại “Bản Lai Diện Mục” của chính bản thân mình, điều phục
nhiếp tâm bằng chính tự tâm trong mình vốn có sẵn, như gương sáng bị bụi trần
che phủ, hãy tự lau cho sạch để soi cho kỹ những gì bên trong con người của
mình, những việc đang làm đã đúng chỗ nào và cần khắc phục thiếu sót ra sao.
Chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu và giải quyết như thế nào được gọi là
“Phẩm Hạnh Của Người Xuất Gia Quyêt Định Sự Giảỉ Thoát” ngay sau đây.
1.
1.1.

PHẠM HẠNH CON MẮT SÁNG DẪN ĐƯỜNG TU.
Sống Trong Chân Lý Chắc Thật.

Kinh điển Phật giáo Đại Thừa nguồn tài liệu phong phú , với nhiều bản Kinh
giá trị, những lời Pháp vi diệu mà Đức Phật giáo hóa còn nguyên giá trị nhân
văn, gần gũi, mộc mạc, dễ hiểu và thiết thực với nhiều phương tiện giáo hóa
khác nhau, đưa con người đến gần hơn với Phật Pháp , tiếp xúc gần hơn với
chân lý chắc thật của cuộc sống. Cuộc sống của người xuất gia lấy Phạm hạnh
làm căn bản, từ đó phát khởi tâm từ bi và trí tuệ, thấy rõ bản tánh của mình để
trừ diệt bản ngã tham sân si, ba thứ ngăn cản trên con đường tu tập giải thoát.
Kinh Pháp Cú, Phẩm Đạo câu 282 nói:
“ Tu thiền , trí tuệ sanh,
Bỏ thiền, trí tuệ diệt;
Biết con dường hai ngả,
Đưa đến hữu, phi hữu,
Hãy tự mình nỗ lực,
Khiến trí tuệ tăng trưởng”.

Luôn luôn phải nhớ nghĩ phải một lòng tu tập tinh tấn, không buông lung
một giây phút nào, thời gian thì cứ trôi qua không khi nào dừng lại, điều này
đồng nghĩa thân này càng dần đến suy hoại, có khai mở trí tuệ hay không thì
đừng dậm chân tại chỗ mà mơ tưởng, muốn biết được cuộc sống xuất gia có ý
nghĩa hay không thì ngay hiện tại đây hãy siêng năng tu hành giới đức, vun đắp
Trí Tuệ, luôn hằng nhớ công hạnh của Phật, nhằm xem đó là gương sáng để tu
tập tinh tấn hơn, chân lý chắc thật nhiệm màu mà đức Thiện Thệ để lại, nhằm
khuyến hóa sách tấn chúng ta tu hành, để đạt được cuộc sống an vui không còn
bi lụy cõi trần, biết thân xác này là vô thường là giả tạm không vĩnh cửu, nhận
rõ điều này để tinh cần, không phóng giật trước những ngoại duyên và nghịch
duyên tri phối, sống thế nào để mỗi sáng mai khi thức dậy ta có thêm một ngày
nữa để yêu thương, để quán chiếu lại thân tâm, để có thể làm thêm những việc
21


thiện lành, ngõ hầu đi qua những khổ đau một cách nhẹ nhàng, an lạc nhất, đó là
đang thực hiện đời sống với chân lý chắc thật.

1.2.

Tu Hạnh Xuất Gia.

Y theo Phật pháp thì thân này không có giá trị tồn tại, nhưng phải mượn nó
để làm chỗ nương chứng đạo, nên giữa ngày chỉ ăn một bữa, dưới gốc cây chỉ
ngủ một đêm, tạm thời đủ sống mà thôi. Nhân vì ái dục nó hay sai khiến con
người si mê, nên phải trừ bỏ ái và dục. Người chuyên tâm tinh tấn thực hành
theo nếp sống này gọi là hạnh Xuất gia, cũng gọi là hạnh Đầu đà.
Trong Kinh Tứ Thâp Nhị Chương, chương II, chương III, Phật dạy rằng
“Những bậc xuất gia làm Sa môn, dứt bỏ ái dục, nhận biết nguồn tâm của mình,
hiểu rõ lý mầu của Phật, ngộ pháp vô vi, trong không sở đắc, ngoài không sở

cầu: tâm không ràng buộc nơi Đạo, cũng chẳng còn kiết nghiệp, dứt sự suy
nghĩ, dứt sự tạo tác, chẳng phài do tu, cũng chẳng phải chứng được; chẳng cần
trải qua các vị mà tự nó cao tột, gọi là Đạo”.“ Cạo bỏ râu tóc làm bậc Sa môn,
là người thọ lãnh Đạo pháp, phải xả bỏ của cải ở đời, mong cầu vừa đủ, giữa
ngày ăn một bữa, dưới gốc cây ngủ một đêm, cẩn thận không trở lại. Phải biết
rằng: Những điều khiến cho người tu ngu tệ là ái và dục”.
Hai chương này nói về hạnh Xuất gia, chương thứ hai là nói như thế nào
mới được gọi là Đạo. Chương thứ ba là nói: người xuất gia cần phải đoạn ái và
dục. Người được ra khỏi Dục giới, sanh lên Sắc giới và Vô sắc giới đều nhờ
thiền định mà thành tựu. Nhưng nếu chúng sanh muốn ra khỏi Dục giới nếu
không đoạn dục thì không thể ra khỏi được. Vì thế mà đây nói “đoạn dục”. Khử
ái tứ là trừ khử lòng ái trước. Lòng ái trước này bao quát trước này bao quát cả
nghiệp quả trong Tam giới. Trong bốn quả Sa môn, hai quả đầu vẫn chưa đoạn
dục, đến quả thứ ba mới được đoạn dục, nên gọi là quả vị Ly dục.
Như trên để quan sát nguồn tâm, chúng ta có thể biết rằng: sự sinh tử tiếp
nối đều do nghiệp lực chiêu cảm, mà cái nghiệp này lại y trên thức chủng, Thức
chủng lại do vô minh lưu hành dẫn sanh ra. Vì bản nguyên đều do vô minh nên
liền đó phải giác ngộ tâm vô minh này để tự cầu giải thoát. Vì thế nên nói
“Nhận biết nguồn tâm của mình” cũng chính là nói “Minh Tâm” vậy.
Thành Duy Thức Luận có bài tụng rằng:
Hiện tiền lập thiểu vật,
Vị thị duy thức tánh,
Dĩ hữu sở đắc cố,
Phi thật trụ Duy Thức.
22


Dịch nghĩa:
Hiện tiền còn chút vật,
Gọi là tánh Duy Thức,

Vì còn có sở đắc,
Chẳng thật trụ Duy Thức.
Khi thân chứng thì tâm chẳng ràng thuộc nơi Đạo, cũng chẳng còn kiết
nghiệp.
Bốn câu trên đều chỉ những bậc ngộ pháp vô vi, phàm phu chưa được chứng
nhập, mặc dầu phàm phu vẫn có Thiền định,thần thông nhưng chỉ là Thiền định,
thần thông của thiên nhân, của quỷ thần mà thôi.
Nói “cạo bỏ râu tóc” là nói về hình tướng sa môn. Còn từ câu “thụ đạo
pháp” là nói vê Hạnh Sa môn. Bỏ của cải ở đời, vì của cải là đầu mối ngũ dục.
Giữa ngày ăn một bữa tức là trừ bỏ “thực dục”. Mong cầu vừa đủ tức là trừ bỏ
“danh dục”. Dưới gốc cây ngủ một đêm, tức là trừ bỏ “thùy dục”.
Hai chương này nói về Pháp liễu sanh thoát tử của Tam thừa. Bởi vì Nhân
Thiên thừa không thể siêu thoát sanh tử, chỉ có Thanh Văn, Bích Chi và Bồ Tát
mới đạt đến cảnh giới ấy mà thôi.
1.3.

Giữ Giới Thanh Tịnh Quyết Định Sự Giải Thoát.

Có thể nói Giới như ánh mặt trời soi thấu hết những nơi tối tăm nhất, như
con đường thẳng không có ngã rẽ, thẳng đến Niết bàn, người xuất gia tu tập
luôn lấy Giới luật để trang nghiêm thân tâm thanh tịnh, không phải tự nhiên nói
Giới là sự quyết định cho sự giải thoát, nếu nói không không thì có lẽ chẳng có
ai có thể tin, tin với lòng tinh chắc thật.
Trong Kinh Di Giáo, Đức Phật nói “Nhữ đẳng Tỳ Kheo! Ư ngã diệt hậu,
đương tôn trọng trân kính Ba La Đề Mộc Xoa. Như ám ngộ minh, bần nhơn đắc
bảo, đương tri thử tắc thị nhữ đẳng đại sư. Nhược ngã trụ thế, vô dị thử dã.”
được hiểu như sau Các Thầy Tỳ kheo, sau khi Như Lai diệt độ, các thầy phải
trân trọng tôn kính tịnh giới, như mù tối mà dược mắt sáng , nghèo nàn mà được
vàng ngọc. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy. Nếu Như Lai ở
đời thì không khác gì tịnh giới ấy. Giới luôn thuận và đi song hành với căn bản

của sự giải thoát, vì thế cho nên đức Thế Tôn mệnh danh Ba La Đề Mộc Xoa,
nhờ giữ giới nghiêm mật mà phát sanh thiền định, nhờ định nên phát tuệ, và trí
tuệ có năng lực phá tan hủy diệt thống khổ trong cuộc đời, vì vậy các thầy Tỳ
kheo hãy một lòng giữ gìn thanh tịnh trang nghiêm Giới, đừng để cho vi phạm,
thiếu xót. Ai giữ thanh tịnh giới thì người đó sẽ có thiện pháp. Không có tịnh
giới thì mọi thứ công đức không thể phát sanh, vì thế phải biết rằng tịnh giới là
23


chỗ an ổn nhất, làm nơi trú ẩn cho mọi thứ công đức. Khi các thầy đã ở trong
tịnh giới phải chế ngự năm thứ giác quan, không để cho phóng túng vào trong
năm thứ dục lạc, nhờ giữ giới thanh tịnh mà người xuất gia có đầy đủ năng lực
thoát khỏi phiền não, tham lam, sân hận, không còn vướng mắc vào cuộc sống
thế tục, nhờ giữ giới thanh tịnh mà trang nhiêm được đạo đức phẩm hạnh cao
quý được trời người kính quý tôn trọng. Như đất khô cằn được mưa làm cho
tươi tốt các mầm sống nhờ đó được nảy mầm, giới như con thuyền từ đưa chúng
sanh đến bờ giải thoát, giải thoát khỏi những hạn cuộc trong cuộc sống tu tập.
Hàng xuất gia luôn ý thức rõ về giới, giữ giới và hành giới. Nhằm giải thoát
sanh tử, chân lý chắc thật cho sự giải thoát.

24


CHƯƠNG V

THỰC HÀNH LỐI SỐNG SA MÔN HẠNH
1.

Lập Trường Và Lý Tưởng Của Người Xuất Gia.


Là một người tu tập có Phạm hạnh thì phải có lập trường và lý tưởng của
riêng mình, nó không phải là bản ngã mà là luôn bảo vệ chân lý, cái thiện cái
đúng thì luôn bảo vệ, cái sai thì phải lên tiếng, dám nói ra để sửa chữa chứ
không phải nói ra để chê bai nhằm thỏa mãn ý riêng cá nhân, dám nói để bảo vệ
và phát huy cái tột cái thiện, đưa thân tâm mình học được cái hay và trừ bó cái
dở cho con đường tiến tu ngày càng sáng, và vững vàng tâm thức bước trên con
đường mang theo chân lý chắc thật. Trong Chứng Đạo Ca Trực Chỉ Đề Cương,
thi ca 7:
“Quyết định thuyết, biểu chân Tăng
Hữu nhân bất khẳng nhiệm tình trưng
Trực trệt căn nguyên Phật sở ấn
Trích diệp tầm tri ngã bất năng!”
Tạm Dịch.
“Nếu được nói, tôi lập trường thẳng thắn
Để tỏ ra, lời của một chân Tăng
Huynh đệ nghe, nghịch ý chẳng chung lòng
Gay gắt trách, tôi xin cam nhận hết”.
Quyết định thuyết là lời nói có lập trường, có trách nhiệm, nhằm bảo vệ mục
đích và lý tưởng của mình. Lý tưởng là chánh pháp liễu nghĩa thượng thừa của
Phật tổ đã đinh ninh dặn dò khuyên dạy. Lập trường là “nói thẳng, nói thật”.
Nói để diễn đạt chân lý, truyền bá liễu nghĩa chân lý thượng thừa cho mọi người
con Phật cùng học hỏi, tiếp thu để hành đạo và chứng đạo. Không nói “vuốt
đuôi”. Không nói để “chiếm tình cảm”. Không nói kiểu “thỏa hiệp”. Không nói
kiểu “phương tiện”… để rồi người nghe không được tí nào lợi ích.
Học chính pháp, hành chánh pháp, sống theo chánh pháp và truyền bá chánh
pháp không thể sử dụng các kiểu nói tầm thường vừa kể. Để bảo đảm giá trị lời
nói của một “chân tăng”, một vị thầy đúng danh nghĩa của đệ tử mình, lời nói
25



×