Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Qúy thầy cô trường Đại học LuậtĐại học Huế, là những người đã trực tiếp giảng dạy và truyền đạt cho tôi những
kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường và để hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn TS. Lê Thị Thảo
đã tận tình, chu đáo hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong thời gian thực hiện đề tài
khóa luận tốt nghiệp.
Do lần đầu làm quen với nghiên cứu khoa học cũng như còn nhiều hạn chế
về kiến thức và kinh nghiệm nên mặc dù đã cố gắng để thực hiện nhưng đề tài
khóa luận tốt nghiệp có thể còn nhiều thiếu xót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được
sự góp ý, nhận xét từ Qúy thầy cô để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Huế, ngày
tháng năm 2018
Sinh viên thực hiện
PHAN KIM YẾN
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn của TS. Lê Thị Thảo. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài
này là trung thực và chưa công bố trước đây. Những phân tích, đánh giá được
chính tác giả tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau và đều có trích dẫn về tác giả, cơ
quan, tổ chức. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm về nội dung khóa luận của mình.
Huế, ngày tháng năm 2018
Sinh viên thực hiện
PHAN KIM YẾN
2
THỐNG KÊ TRÍCH DẪN
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Họ tên tác giả tài liệu
trích dẫn
Chu Diệu Anh
Diệu Minh
Hồng Chi
Kim Lan
Ngọc Lan
Nguyễn Cao Thường,
Hồ Sĩ Sà (1994)
Nguyễn Hoàng Trung
Phúc Kim
Phùng Đắc Lộc
Phùng Ngọc Khánh
Quốc Khánh
Trương Minh Cát
Nguyên (2016)
TS. Lê Thị Thảo
(2010)
3
Trang
khóa luận
59
49
52
36, 57,
73
56
Tần suất
trích dẫn
1
1
1
3
1
18
1
18, 26
63
62
79
67
2
1
1
1
1
26, 68
2
15
1
Mục lục
4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Đại lí bảo hiểm
ĐLBH
Doanh nghiệp bảo hiểm
DNBH
Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam
HHBHVN
Hiệp định Thương mại tự do
FTA
Liên minh Châu Âu
EU
5
1.
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong đà phát triển của nền kinh tế, bảo hiểm, với tư cách là một loại hình
dịch vụ tài chính, ngày càng chứng minh được vai trò quan trọng của mình đối
với đời sống kinh tế xã hội, trong đó sự ổn định và phát triển thịnh vượng của thị
trường bảo hiểm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều chủ
thể khác. Thị trường kinh tế hiện nay chịu sự tác động sâu sắc của quá trình hội
nhập quốc tế sâu rộng về mọi mặt của đời sống từ kinh tế đến chính trị, văn hóa,
xã hội và những thành tựu của khoa học, kĩ thuật, công nghệ mà đặc biệt là cuộc
cách mạng công nghệ 4.0, không chỉ là động lực thúc đẩy quá trình tăng trưởng
của thị trường bảo hiểm mà còn đặt ra nhiều thách thức về hoạt động cạnh tranh
giữa các chủ thể kinh doanh. Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường
cạnh tranh khốc liệt, vai trò trung gian để phân phối sản phẩm bảo hiểm trong đó
có đại lý bảo hiểm ngày càng được chú trọng, sao cho đạt được mục đích mà vẫn
đảm bảo được tính cạnh tranh về chi phí, chất lượng… để có được hiệu quả tối
đa trong kinh doanh. Với chức năng và vai trò quan trong của mình trong khâu
phân phối sản phẩm, đại lý bảo hiểm góp phần không nhỏ trong việc duy trì sự
ổn định hay thúc đẩy sự phát triển của thị trường bảo hiểm.
Nhiều văn bản pháp luật, chính sách về đại lý bảo hiểm đã được Nhà nước
xây dựng, ban hành và áp dụng để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia,
cũng như tạo ra cơ chế để thực hiện công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt
động đại lý nhằm mục đích ổn định và tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội.
Qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung hoàn thiện, các văn bản pháp luật điều chỉnh đại
lý bảo hiểm hiện hành như: Luật thương mại 2005, Luật kinh doanh bảo hiểm
2010, Nghị định 73/2016/ NĐ-CP… và các văn bản quy phạm pháp luật khác, đã
6
và đang tạo ra một hành lang pháp lý cơ bản cho hoạt động kinh doanh của đại lý
bảo hiểm, khẳng định tầm quan trọng của mình trên thị trường bảo hiểm trong
việc thực hiện mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, triển khai các quy định pháp luật và
chính sách về đại lý bảo hiểm, bên cạnh những thành công đạt được thì nhiều bất
cập thiếu sót, chưa phù hợp phát sinh và tồn tại như vấn đề về thành lập đại lý
bảo hiểm; các hoạt động của đại lý bảo hiểm; nghĩa vụ cung cấp thông tin; hành
vi tác động xấu đến kinh doanh bảo hiểm; xử lí hành vi vi phạm,…đòi hỏi phải
có sự nhận diện, nghiên cứu và có các biện pháp cải thiện.
Từ những lý do trên, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu toàn diện, có hệ
thống các quy định pháp luật về đại lý bảo hiểm là hết sức cần thiết. Do đó, tác
giả đã lựa chọn nghiên cứu về đề tài: “Pháp luật Việt Nam về đại lý bảo hiểm”
cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Qua nghiên cứu các quy định pháp luật về
đại lý bảo hiểm, từ đó đưa ra các quan điểm, phân tích về thực trạng, vướng mắc
để trình bày một số ý kiến cá nhân về giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp
luật về đại lý bảo hiểm và việc tổ chức thực hiện, nâng cao hiệu quả thực thi
pháp luật.
2.
Tình hình nghiên cứu đề tài
Mặc dù, các vấn đề về đại lý bảo hiểm có tầm ảnh hưởng quan trọng đến
thị trường bảo hiểm nhưng hiện nay, số lượng các công trình nghiên cứu khoa
học về đại lý bảo hiểm còn khá khiêm tốn hoặc chưa có cái nhìn tổng thể.
Một số sách nghiên cứu về kinh doanh bảo hiểm trong đó có nhắc đến đại
lý bảo hiểm như sách Quản lý kinh doanh bảo hiểm của hai tác giả Nguyễn Cao
Thường, Hồ Sĩ Sà do Nxb Khoa học và kĩ thuật xuất bản năm 1994, giáo trình
7
Nguyên lý bảo hiểm của tác giả PGS.TS. Phan Thị Cúc, Giáo trình đại lý bảo
hiểm cơ bản của Trung tâm nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm …
Ngoài các sách chuyên khảo, một số bài viết, công trình nghiên cứu được
công bố qua các tài liệu báo cáo và tạp chí chuyên ngành của các nhà nghiên
cứu, các nhà luật học ở các phạm vi, khía cạnh khác nhau liên quan đến pháp
luật về đại lý bảo hiểm như: Đại lý bảo hiểm phi nhân thọ của tác giả Nguyễn
Hoàng Trung, Vai trò và trách nhiệm của đại lý bảo hiểm trong hoạt động kinh
doanh bảo hiểm của TS. Lê Thị Thảo đăng trên Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Số
21/2010, Đảm bảo quyền được cung cấp thông tin của người mua bảo hiểm
trong quan hệ bảo hiểm thương mại của TS. Nguyễn Thị Thủy đăng trên tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, Hoàn thiện chế tài xử lý đối với hành vi trục lợi trong bảo
hiểm nhân thọ ở việt nam của tác giả TS. Lê Thị Thảo đăng trên tạp chí Khoa
học kiểm sát số 01 năm 2017, Ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm bằng các quy định
về quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước của Ths. Nguyễn Thị Hoài Thu đăng
trên tạp chí Dân chủ và pháp luật, … và một số bài báo trên các tạp chí, đặc san
về thị trường bảo hiểm khác.
3.
3.1.
Mục đích và nhiệm vụ
Mục đích
Việc nghiên cứu của đề tài hướng đến làm rõ một số vấn đề lí luận về đại
lý bảo hiểm và quy định pháp luật về đại lý bảo hiểm, từ việc đánh giá thực trạng
hoạt động của đại lý bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm đưa ra một số quan điểm
nhận diện những điểm thiếu sót còn tồn tại trong quá trình thực hiện, triển khai
các quy định pháp luật để từ đó đề xuất ý kiến hoàn thiện các quy định pháp luật
về đại lý bảo hiểm và tổ chức thực hiện pháp luật về đại lý bảo hiểm.
3.2.
Nhiệm vụ
8
Nhằm đạt được mục tiêu trên, khóa luận có nhiệm vụ giải quyết một số
vấn đề sau đây:
Một là, về phương diện lí luận, khóa luận hệ thống và phân tích, làm sáng
tỏ một số vấn đề lí luận về đại lý bảo hiểm và quy định pháp luật về đại lý bảo
hiểm như khái niệm, đặc điểm, vai trò, các loại đại lý bảo hiểm, phân biệt hoạt
động đại lý bảo hiểm và hoạt động môi giới bảo hiểm, phân tích các quy định
pháp luật về đại lý bảo hiểm.
Hai là, về phương diện thực tiễn, khóa luận phân tích, đánh giá tính hợp lí
giữa các quy định pháp luật với nhau và tính phù hợp của các quy định pháp luật
đối với tình hình và triển vọng phát triển của thị trường bảo hiểm, từ đó làm rõ
những hạn chế trong quy định pháp luật về đại lý bảo hiểm.
Ba là, từ các cơ sở trên về lí luận và thực tiễn, khóa luận đề xuất một số
quan điểm về giải pháp góp phần xử lý những điểm bất cập đã nêu nhằm định
hướng hoàn thiện quy định pháp luật về quy định và về tổ chức, thi hành hiệu
quả.
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Khóa luận tập trung nghiên cứu, phân tích các quy định pháp luật về đại lý
bảo hiểm và thực trạng thực hiện pháp luật về đại lý bảo hiểm ở nước ta. Từ các
cơ sở lý luận đã được nghiên cứu, khóa luận đưa ra một số nhận diện về những
điểm thiếu sót trình bày quan điểm hướng đến hoàn thiện quy định pháp luật về
đại lý bảo hiểm và nâng cao hiệu quả trong tổ chức thực hiện.
4.2.
Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận chỉ nghiên cứu quy định pháp luật về đại lý bảo hiểm trong giới
hạn thời gian từ năm 2012 đến nay.
9
5.
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu được phối hợp
sử dụng xen kẽ với nhau sao cho phù hợp với từng vấn đề, nội dung cần nghiên
cứu, gồm các phương pháp sau đây:
Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng thường xuyên và xuyên
suốt bài khóa luận để làm rõ các vấn đề lý luận về quy định của pháp luật về đại
lý bảo hiểm.
Phương pháp so sánh và đối chiếu để làm nổi bật bản chất của hoạt động
đại lý bảo hiểm, tránh sự nhầm lẫn với hoạt động trung gian khác trong kinh
doanh thương mại.
Phương pháp thống kê được sử dụng để đánh giá thực tiễn thực hiện pháp
luật trên thị trường bảo hiểm.
Các phương pháp trên được vận dụng trên nền tảng của phương pháp luận
triết học duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin.
6.
Kết cấu khóa luận
Ngoài Lời mở đầu, Danh mục tài liệu tham khảo, Mục lục, Kết luận, khóa
luận bao gồm 2 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận về đại lý bảo hiểm
Chương 2: Thực trạng pháp luật về đại lý bảo hiểm, định hướng và giải
pháp góp phần hoàn thiện pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật về đại lý bảo
hiểm
10
1.1.
1.1.1.
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐẠI LÝ BẢO HIỂM
Khái quát về đại lý bảo hiểm
Khái niệm và đặc điểm của đại lý bảo hiểm
Để nghiên cứu về đại lý bảo hiểm trước hết, ta cần hiểu quy định pháp luật
đại lý thương mại. Theo Luật thương mại tại Điều 166 thì Đại lý thương mại là
hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên
đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung
ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. Từ khái niệm
đại lý thương mại có thể hiểu đại lý bảo hiểm, về bản chất là một loại đại lý
thương mại, là một hoạt động trung gian thương mại, trong đó giữa các bên có
tồn tại thỏa thuận, bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên
giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng
thù lao dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.
Cụ thể, Luật kinh doanh bảo hiểm quy định về đại lý bảo hiểm tại Điều 84
như sau: Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm ủy
quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm
theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Và
theo khoản 3 Điều 3: Hoạt động đại lý bảo hiểm là hoạt động giới thiệu, chào
bán bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm và các công việc khác
nhằm thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm.
Như vậy, Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm ủy
quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động: hoạt động giới
thiệu, chào bán bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm và các công
việc khác nhằm thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
11
Từ quy định của pháp luật về giải thích từ ngữ đại lý bảo hiểm và hoạt
động đại lý bảo hiểm, ta có thể rút ra một số nhận định sau đây về đặc điểm của
đại lý bảo hiểm:
Thứ nhất, đại lý bảo hiểm là DNBH, chi nhánh nước ngoài (sau đây gọi
chung là doanh nghiệp bảo hiểm) là tổ chức trong và ngoài nước có hoạt động
kinh doanh bảo hiểm; ĐLBH là tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện pháp luật
quy định và thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm.
Thứ hai, hoạt động đại lý bảo hiểm dựa trên cơ sở là các thỏa thuận trong
hợp đồng đại lý bảo hiểm, trong đó DNBH ủy quyền cho đại lý thực hiện hoạt
động đại lý bảo hiểm với thẩm quyền thuộc phạm vi đã thỏa thuận trong hợp
đồng.
Thứ ba, về bản chất, đại lý bảo hiểm là chủ thể trung gian thực hiện một số
hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong phạm vi ủy quyền và hưởng hoa hồng.
Thứ tư, hoạt động đại lý: là hoạt động giới thiệu, chào bán bảo hiểm, thu
xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm và các công việc khác nhằm thực hiện hợp
đồng bảo hiểm.
Thứ năm, thù lao của đại lý bảo hiểm khác với các đại lý thương mại khác,
đại lý bảo hiểm chỉ hưởng thù lao dưới hình thức hoa hồng với tỉ lệ nhất định do
pháp luật quy định.
Thứ sáu, mục đích của hoạt động đại lý bảo hiểm đối với DNBH, ĐLBH
là kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm của DNBH; còn ĐLBH thực hiện hoạt
động đại lý để hưởng hoa hồng.
Thứ bảy, về tính chất hoạt động, ĐLBH được xem là một chủ thể đứng ra
để thực hiện “một giao dịch được ủy quyển” nên công việc của ĐLBH mang tính
12
chất độc lập cao và gắn với trách nhiệm cả về phía khách hàng trong quan hệ
bảo hiểm và cả về phía DNBH mà đại lý làm ủy quyền.1
Từ những phân tích khái niệm và đặc điểm trên, cần có sự phân biệt giữa
hoạt động đại lý bảo hiểm và hoạt động môi giới bảo hiểm.
Trước hết, môi giới được quy định tại Điều 150 Luật thương mại là: Môi
giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung
gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi
là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng
hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới. Theo Điều 89 Luật
kinh doanh bảo hiểm thì: Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp thực
hiện hoạt động môi giới bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định
khác của pháp luật có liên quan. Và khoản 4 Điều 3 quy định Hoạt động môi giới
bảo hiểm là việc cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về sản phẩm
bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và các
công việc liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo hiểm
theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.
Giữa đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm có các điểm tương đồng sau:
Về chủ thể: đều bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện về thành lập, hoạt
động theo quy định của pháp luật.
Về hoạt động: đều là hoạt động trung gian thương mại, thực hiện hoạt
động phân phối sản phẩm bảo hiểm, chăm sóc khách hàng.
Về cơ sở xác lập quyền và nghĩa các bên: mọi hoạt động, quyền và nghĩa
vụ đều căn cứ vào nội dung thỏa thuận trong hợp đồng hợp pháp.
Về thù lao: ĐLBH và môi giới bảo hiểm đều thực hiện hoạt động của
mình nhằm hưởng hoa hồng với tỉ lệ phần trăm do pháp luật quy định.
1 Lê Thị Thảo,
Vai trò và trách nhiệm của đại lý bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh bảo
hiểm, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Số 21/2010.
13
Bên cạnh những điểm giống nhau, đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm
có sự khác biệt sau:
Về chủ thể: Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân; còn môi giới bảo hiểm là
phải doanh nghiệp.
Về vấn đề đại diện khi hoạt động kinh doanh: Bên đại lý bảo hiểm đại diện
cho DNBH để tiến hành hoạt động, tham gia các giao dịch trong phạm vi ủy
quyền theo hợp đồng đại lý. Còn môi giới bảo hiểm nhân danh chính mình thực
hiện hoạt động mà không đại diện cho DNBH.
Về các hoạt động: Hoạt động đại lý bảo hiểm bao gồm các hoạt động: giới
thiệu, chào bán bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm và các công
việc khác theo hợp đồng. Hoạt động môi giới bảo hiểm bao gồm các hoạt động
sau: cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm và các công việc liên quan
đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của
bên mua bảo hiểm.
Về tính chất của hợp đồng: Hoạt động đại lý bảo hiểm dựa trên cơ sở pháp
lý là sự ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm cho đại lý bằng hợp đồng đại lý
bảo hiểm. Còn cơ sở pháp lí của hoạt động môi giới bảo hiểm không phải là hợp
đồng ủy quyền từ doanh nghiệp bảo hiểm.
Về trách nhiệm: Đại lý bảo hiểm hoạt động theo sự ủy quyền nên DNBH
phải chịu trách nhiệm về hành vi, giao dịch của đại lý. Trong khi đó, môi giới khi
1.1.2.
thực hiện hành vi, giao dịch sẽ phải tự chịu trách nhiệm.
Phân loại đại lý bảo hiểm
Việc phân loại đại lý bảo hiểm sẽ giúp các quy định pháp luật điều chỉnh
đúng, đủ và hiệu quả các quan hệ xã hội phát sinh, hoạt động tổ chức thực hiện
của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được dễ dàng và thống nhất hơn, các
doanh nghiệp bảo hiểm quản lý tốt lực lượng bán hàng của mình, đặc biệt là
khâu tuyển dụng đại lý, tùy vào đặc điểm của từng loại mà có các chỉ tiêu, căn
14
cứ, yêu cầu phù hợp; đáp ứng được yêu cầu về quảng cáo, marketing hình ảnh,
thương hiệu của DNBH; bên cạnh đó việc phân loại giúp cho hoạt động quản lý
đại lý đạt hiệu quả cao, nhất là trong chính sách phân phối sản phẩm bảo hiểm và
a.
i.
chăm sóc khách hàng.
Căn cứ vào tư cách pháp lý, đại lý bảo hiểm bao gồm
Cá nhân: là các cá nhân đáp ứng các điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo
ii.
quy định pháp luật và được cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm.
Tổ chức: là các tổ chức được thành lập hợp pháp, đáp ứng các điều kiện hoạt
b.
i.
động đại lý bảo hiểm theo quy định pháp luật.
Căn cứ vào loại bảo hiểm, đại lý bảo hiểm bao gồm
Đại lý bảo hiểm nhân thọ: là người được doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ uỷ
quyền thực hiện các hoạt động liên quan đến công việc khai thác bảo hiểm nhân
thọ, thu phí bảo hiểm và các hoạt động khác trong khuôn khổ về quyền và trách
ii.
nhiệm của đại lý được nêu trong hợp đồng đại lý.
Đại lý bảo hiểm phi nhân thọ: là tổ chức hoặc cá nhân được doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ uỷ quyền thực hiện các hoạt động liên quan đến công việc
khai thác bảo hiểm phi nhân thọ, thu phí bảo hiểm và các hoạt động khác trong
khuôn khổ về quyền và trách nhiệm của đại lý được nêu trong hợp đồng đại lý.
Ngoài ra, còn có một số cách thức phân loại đại lý khác như: Căn cứ theo
phạm vi hoạt động của đại lý: có đại lý phụ thuộc và đại lý độc lập; Căn cứ theo
phạm vi quyền hạn, có đại lý toàn quyền, tổng đại lý và đại lý uỷ quyền; Căn cứ
theo thời gian hoạt động, có đại lý chuyên nghiệp và đại lý bán chuyên nghiệp;
Căn cứ theo nhiệm vụ chủ yếu, có đại lý chuyên khai thác và đai lý chuyên thu…
2
1.1.3.
Vai trò của đại lý bảo hiểm
2 Trích
từ Đại lý bảo hiểm phi nhân thọ của Nguyễn Hoàng Trung, Thư viện Học liệu Mở Việt
Nam
15
Đặc thù của sản phẩm bảo hiểm là có “chu trình sản xuất ngược” (giá
bán hình thành trước giá thành) và “hiệu quả xê dịch” (giá trị của sản phẩm
chưa thể được cảm nhận tại thời điểm ký kết hợp đồng).
3
Do đặc thù của hoạt
động kinh doanh bảo hiểm, việc giao kết hợp đồng không phải là hoàn tất quá
trình bán hàng, mà đó mới chỉ là điểm khởi đầu của cả một chu trình chăm sóc
và bảo vệ quyền lợi khách hàng kéo dài về sau. Cho nên, đại lý bảo hiểm với
chức năng trung gian bảo hiểm có vai trò hết sức quan trọng trong việc làm cầu
nối giữa nhà bảo hiểm và khách hàng.
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm: ĐLBH là một trong các kênh phân phối
các sản phẩm bảo hiểm quan trọng, giúp DNBH thuận lợi trong việc tìm kiếm,
tiếp xúc, tư vấn và bán sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng có nhu cầu tham gia,
làm tăng số lượng hợp đồng bảo hiểm. Đồng thời còn có nhiệm vụ chăm sóc
khách hàng; kiểm tra, tìm hiểu tình hình hoặc thẩm định của đối tượng bảo hiểm
và các hoạt động thực hiện hợp đồng của khách hàng. Bên cạnh đó, thông qua
đại lý, DNBH có thể tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng; hoàn thiện sản phẩm,
dịch vụ của mình, phát triển, mở rộng các sản phẩm bảo hiểm.
Đối với khách hàng: nhờ có ĐLBH, người có nhu cầu bảo hiểm sẽ tiết
kiệm thời gian, tiền bạc và công sức, thuận lợi hơn trong việc tìm hiểu, ký kết và
thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Việc dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm bảo hiểm
thông qua ĐLBH thỏa mãn các nhu cầu bảo hiểm của người có nhu cầu, góp
phần bù đắp cho những thiệt hại xảy ra khi đối tượng được bảo hiểm gặp thiệt
hại, giúp người thụ hưởng nhanh chóng ổn định, phục hồi cuộc sống, sản xuất,
kinh doanh.
3 Trang 10 Sách quản lí kinh doanh bảo hiểm của tác giả Nguyễn Cao Thường, Hồ Sĩ
Sà
16
Đối với xã hội: sự xây dựng, tham gia và hoạt động của các ĐLBH tác
động đến năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh của các DNBH. Sự
phân bổ mạng lưới ĐLBH rộng rãi dẫn đến độ bao phủ của hoạt động bảo hiểm
mà hoạt động bảo hiểm càng phát triển góp phần dẫn đến sự phát triển của hệ
thống tài chính, sự ổn định của các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác trong xã
hội.
1.1.4.
Nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm
Hoạt động ĐLBH phải đảm bảo nguyên tắc theo quy định của pháp luật
bao gồm 4 nguyên tắc sau:
Thứ nhất, tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ điều kiện
hoạt động đại lý theo quy định và phải ký hợp đồng đại lý bảo hiểm.
Thứ hai, tổ chức, cá nhân không được đồng thời làm đại lý cho doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài khác nếu không được chấp thuận bằng
văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mà mình đang làm
đại lý.
Thứ ba, cá nhân đã được cấp chứng chỉ đại lý nhưng không hoạt động đại
lý trong thời hạn 03 năm liên tục phải thực hiện thi lấy chứng chỉ đại lý mới
trước khi hoạt động đại lý. Không hoạt động đại lý là việc cá nhân không ký hợp
đồng làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoặc không
làm việc trong tổ chức là đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài.
Thứ tư, đại lý bảo hiểm không được thực hiện các hành vi sau đây:
17
a) Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động của
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, điều kiện và điều khoản bảo hiểm
làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;
b) Ngăn cản bên mua bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp
đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không kê
khai các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm;
c) Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua
chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác;
d) Xúi giục khách hàng hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực dưới
mọi hình thức.
1.2.
1.2.1.
Quy định của pháp luật về đại lý bảo hiểm
Quy định về chủ thể của đại lý bảo hiểm
Chủ thể của hoạt động đại lý bảo hiểm là cá nhân hoặc tổ chức thỏa mãn
các điều kiện mà pháp luật quy định.
Đối với cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
b) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
c) Có Chứng chỉ đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ Tài chính chấp
thuận cấp.
Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình
phạt tù hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội theo quy định của
pháp luật không được ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm.
18
Đối với tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp;
b) Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo
hiểm phải có đủ các điều kiện hoạt động đại lí bảo hiểm.4
Đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, do các
tính chất và đặc thù ngành nghề mà khi thực hiện hoạt động đại phải đáp ứng các
điều kiện quy định đặc thù riêng như: phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
cho phép thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm trong Giấy phép thành lập và hoạt
động; Ký hợp đồng đại lý bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có nhân viên trực tiếp thực
hiện hoạt động đại lý bảo hiểm được đào tạo và cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm.5
Như vậy, tùy thuộc vào tư cách chủ thể của hoạt động đại lý bảo hiểm là
cá nhân hay tổ chức mà có các điều kiện khác nhau. Quy định trên đã có sự tách
biệt, làm rõ giữa ĐLBH là cá nhân và tổ chức, từ đó để xây dựng hệ thống các
quy định pháp luật riêng, phù hợp với mỗi loại.
Đối với cá nhân, pháp luật quy định 3 điều kiện để cá nhân được phép hoạt
động đại lý. Các điều kiện này là hợp lý, để đảm bảo tính hợp pháp của các giao
dịch, thuận lợi cho hoạt động đại lý, cũng như việc giám sát, kiểm tra hoạt động
của đại lý bảo hiểm. Tuy nhiên, các quy định này vẫn còn thiếu xót, đó là dù có
quy định người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành
hình phạt tù hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội theo quy định
của pháp luật không được ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm nhưng cá nhân này vẫn
có thể tiếp tục hoạt động đại lý. Do quy định về điều kiện của nhân viên của ĐLBH
4 Điều 86 Luật kinh doanh bảo hiểm
5 Điều 4 Thông tư liên tịch 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN
19
thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm lại không có quy định cấm nhân viên đó là
người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù
hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội theo quy định của pháp luật.
Như vậy, một cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp
hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội theo quy
định của pháp luật vẫn có thể thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm thông qua việc
ký kết hợp đồng lao động với tổ chức ĐLBH mà không phải thông qua ký kết hợp
đồng đại lý trực tiếp với DNBH.
Đối với tổ chức, pháp luật hiện nay không quy định tổ chức là đại lý bảo
hiểm có bắt buộc là pháp nhân hay không là pháp nhân. Do đó, đại lý bảo hiểm
là tổ chức có thể là pháp nhân hoặc không là pháp nhân. Việc này dẫn đến trách
nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự giữa các tổ chức ĐLBH là khác nhau.
Trong khi Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định đối tượng bị xử lý vi phạm
hành chính tại điểm b Khoản 1 Điều 5 thì tổ chức là đối tượng bị xử lý vi phạm
không phân biệt là pháp nhân hay không pháp nhân, còn trong Bộ luật Hình sự
quy định thì tổ chức là pháp nhân mới có trách nhiệm hình sự. Như vậy, giữa các
tổ chức kinh doanh đại lý bảo hiểm là pháp nhân và không phải là pháp nhân
đang không được hưởng một môi trường pháp lý bình đẳng. Dù các hành vi của
họ và hậu quả của các hành vi đó có thể tác động tốt hay xấu giống nhau đến môi
trường kinh doanh nhưng việc xử lý lại khác nhau trong đó nếu là pháp nhân thì
việc xử lý càng thêm nặng nề. Ngoài ra, điều này có thể dẫn đến việc các ĐLBH
hạn chế thành lập dưới dạng là pháp nhân mà tồn tại với tư cách là tổ chức không
phải là pháp nhân với cơ cấu, tổ chức không cần chặt chẽ, không cần quá chú
trọng đến đầu tư vốn và mở rộng mạng lưới phân phối. Đặc biệt đối với các tổng
đại lý với vai trò và chức năng quan trọng trong mạng lưới phân phối của DNBH
20
cũng không cần thiết phải là pháp nhân nên tiềm tàng những rủi ro về quản lý và
tài chính.
Bên cạnh đó, do pháp luật không quy định bắt buộc ĐLBH là tổ chức phải
là pháp nhân nên không có quy định về điều kiện tài chính bắt buộc như Qũy dự
trữ, Dự phòng nghiệp vụ hay báo cáo và công khai tài chính mà quy định này chỉ
đặt ra với DNBH và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Trong khi việc kiểm soát,
giám sát hoạt động tài chính là rất cần thiết đối với hoạt động kinh doanh của
ĐLBH. Việc minh bạch hóa về tình hình tài chính của ĐLBH sẽ hạn chế được
hành vi trục lợi, căn cứ để giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt động đại
lý bảo hiểm, đặc biệt là hoạt động thu hộ phí bảo hiểm, đảm bảo được một môi
trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, công bằng, minh bạch. Việc kiểm tra,
giám sát hoạt động tài chính của ĐLBH đặt ra nhiệm vụ là xác định cá nhân, tổ
chức có thẩm quyền thực hiện. Việc pháp luật để ngỏ có thể để các DNBH thực
hiện việc quản lý, giám sát hoạt động tài chính của ĐLBH của mình linh hoạt
nhưng điều luật về nội dung hợp đồng đại lý không có quy định này nên việc
quản lý, giám sát tài chính không mang tính bắt buộc đối với hợp đồng đại lý.
Việc không quy định DNBH được quyền quản lý, giám sát tài chính của ĐLBH
là điều hợp lý vì việc bắt buộc các ĐLBH phải chịu sự kiểm soát về tài chính sẽ
tạo ra rào cản, tranh chấp đối với 1 ĐLBH hoạt động đại lý cho nhiều hơn 1
DNBH.
Ngoài ra, trong các văn bản pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt
Nam tham gia hiện nay, theo văn bản do Bộ KHĐT công bố, chưa xem xét tham
chiếu đến các Hiệp định như TPP, một số FTA như FTA Việt Nam-EU, FTA Việt
Nam-Nga-Belarus-Kazakhstan... thì có 128 ngành, nghề chưa quy định điều kiện
đối với nhà đầu tư nước ngoài trong đó có ĐLBH. Về điều kiện đối với nhà đầu
21
tư nước ngoài đầu tư vào nghề ĐLBH cần có các quy định về điều kiện mà họ
phải đáp ứng khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Các tổ chức ĐLBH được
thành lập từ nguồn vốn của cá nhân, tổ chức nước ngoài là các chủ thể đặc biệt,
cần được giám sát, kiểm soát và quản lý chặt chẽ về điều kiện thành lập, cơ cấu
tổ chức, người quản lý, chế độ tài chính.
Bên cạnh đó, các quy định pháp luật hiện hành chưa có quy định riêng
biệt, cụ thể về hình thức, hoạt động kinh doanh của tổng đại lý bảo hiểm, mà vẫn
đang áp dụng theo Luật Thương mại và các văn bản có liên quan khác chung với
tổng đại lý kinh doanh các ngành, nghề khác. Nhưng các quy định này chỉ quy
định chung chung để phù hợp với tổng đại lý hoạt động trong mọi loại ngành
nghề mà không thể điều chỉnh cụ thể, chặt chẽ được hoạt động của tổng đại lý
bảo hiểm nên bỏ xót các quan hệ xã hội có thể phát sinh liên quan. Do tổng đại
lý có vai trò quan trọng rất lớn trong mạng lưới phân phối và phát triển của
DNBH nên việc có một hệ thống các quy định riêng để quản lý, kiểm soát loại
hình này là cần thiết đặc biệt là các hoạt động liên quan đến tuyển dụng, đào tạo,
điều kiện người quản lý; hình thức hoạt động và chấm dứt hoạt động của tổng
đại lý.
Đặc biệt, đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt
động đại lý bảo hiểm chỉ được ký hợp đồng đại lý bảo hiểm với DNBH nhân thọ
mà không được ký hợp đồng đại lý với DNBH phi nhân thọ. Đây là quy định
hợp lý để đảm bảo cho hoạt động bình thường của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài. Do đại lý phi nhân thọ đòi hỏi phải có trình độ chuyên
môn cao, được đào tạo bài bản nên phải được hoạt động mang tính chất thường
xuyên, chuyên nghiệp cao dưới hình thức là một đại lý bảo hiểm độc lập.
1.2.2.
Quy định về hoạt động đại lý bảo hiểm
22
Hoạt động đại lý bảo hiểm là hoạt động giới thiệu, chào bán bảo hiểm, thu
xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm và các công việc khác nhằm thực hiện hợp
đồng bảo hiểm theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm. 6 Như vậy, để đáp ứng
được vai trò và chức năng của mình, đại lý bảo hiểm được pháp luật quy định
a)
thực hiên các hoạt động sau:
Hoạt động giới thiệu: giới thiệu khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm cho
b)
DNBH.
Hoạt động chào bán bảo hiểm: chào bán, giải thích điều kiện, điều khoản của sản
phẩm bảo hiểm cho khách hàng; nhận và chuyển lại cho DNBH thông tin về các
khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm để thẩm định và phát hành hợp đồng bảo
c)
hiểm.
Hoạt động thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm: hướng dẫn và tiếp nhận hồ
sơ yêu cầu bảo hiểm của khách hàng; thẩm định theo thỏa thuận tại hợp đồng đại
lý bảo hiểm hoặc chuyển hồ sơ cho DNBH để tiến hành thẩm định; phát hành
hoặc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm cho khách
d)
hàng theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ;
Các công việc khác nhằm thực hiện hợp đồng bảo hiểm có thể là các hoạt động
i.
sau:
Theo dõi giúp đỡ khách hàng và tái tục hợp đồng bảo hiểm: Các hợp đồng bảo
hiểm có thời hạn ngắn, dài tuỳ thuộc vào người tham gia bảo hiểm theo các loạ
hình bảo hiểm khác nhau.Nhưng khi cấp đơn bảo hiểm xong còn phải tiếp tục
quan hệ giao tiếp, theo dõi khách hàng để nhằm giúp đỡ khách hàng khi cần thiết
và từ mối quan hệ thường xuyên này káhch hàng sẽ giới thiệu giúp đại lý bảo
hiểm mở mang thêm các khách hàng khác, cũng như giúp công ty bảo hiểm phát
triển. Đại lý nhận thông tin hai chiều từ khách hàng - đại lý - Công ty bảo hiểm
6 Theo
khoản 3 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
23
sẽ giúp các hợp đồng bảo hiểm đạt kết quả trong theo dõi phuc vụ đồng thời tạo
ii.
sự tin cậy và uy tín cho việc tái tục hợp đồng khi đến thời gian đáo hạn.7
Thu phí bảo hiểm: thu hộ các khoản phí bảo hiểm từ khách hàng và chuyển lại
iii.
cho DNBH theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm;
Thu xếp giải quyết trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm: hỗ trợ, hướng
dẫn khách hàng về thủ tục yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm, nhận hồ sơ yêu
cầu trả tiền bảo hiểm từ khách hàng và chuyển lại cho DNBH để thẩm định, ra
quyết định trả tiền bảo hiểm. DNBH chi trả tiền bảo hiểm hoặc ủy quyền cho
iv.
ĐLBH chi trả tiền bảo hiểm cho khách hàng.
Thực hiện các hoạt động, nghĩa vụ khác có liên quan đến việc giao kết và thực
hiện hợp đồng bảo hiểm theo pháp luật kinh doanh bảo hiểm và theo ủy quyền
của DNBH.
Nhiệm vụ của cán bộ/khai thác viên là người thay mặt doanh nghiệp bảo
hiểm tìm kiếm khách hàng, nhằm cung ứng các sản phẩm bảo hiểm và mở rộng
thị trường. Đồng thời, khai thác viên cũng chính là người nhận giấy yêu cầu bảo
hiểm của khách hàng nhằm thẩm định hồ sơ yêu cầu bảo hiểm, nhập thông tin
vào hệ thống quản lý, soạn hợp đồng và trình lên người có thẩm quyền ký đơn.
Vô hình trung, các khai thác viên được giao luôn hai nhiệm vụ, với hai mục đích
mâu thuẫn nhau: tự thẩm định đánh giá rủi ro của khách hàng để nhận bảo hiểm,
trong khi bản thân lại rất khó từ chối cơ hội bán hàng đó 8. Ở đây, tuy không trực
tiếp xảy ra sự xung đột về lợi ích nhưng tiềm tàng mối nguy hại, tạo kẽ hở cho
các cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi để có được hoa hồng từ ký kết hợp
7 Trích
từ Đại lý bảo hiểm phi nhân thọ của Nguyễn Hoàng Trung, Thư viện Học liệu Mở Việt
Nam
8 Theo
Trương Minh Cát Nguyên, Thay đổi mô hình mạng lưới đại lý bảo hiểm phi nhân thọ
in trong Đặc san Toàn cảnh Thị trường Bảo hiểm Việt Nam 2016
24
đồng bảo hiểm mà thẩm định cho các hồ sơ yêu cầu bảo hiểm sơ sài hoặc làm sai
lệch, giả mạo thông tin hoặc trục lợi bảo hiểm. Nhưng đối với các địa phương
khó khăn về giao thông đi lại thì việc giao cho ĐLBH thực hiện cùng lúc việc
tìm kiếm khách hàng và thẩm định hồ sơ yêu cầu sẽ thuận tiện hơn cho cả ba bên
DNBH, ĐLBH và khách hàng, tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và thúc đẩy sự
phát triển của thị trường bảo hiểm tại địa phương đó. Từ đó có thể thấy, ĐLBH
được thực hiện đồng thời tìm kiếm khách hàng và thẩm định hồ sơ vẫn có tác
dụng tốt đối với thị trường bảo hiểm nhưng tác động xấu là do chưa có quy định
khống chế các hệ quả có thể phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động
này. Vì vậy, việc thực hiện hoạt động của ĐLBH cần có các quy định thêm để
hạn chế trường hợp trên xảy ra mà vẫn đảm bảo được quyền tự do kinh doanh, tự
do thỏa thuận của các bên trong hợp đồng ĐLBH, phù hợp với thị trường bảo
hiểm của Việt Nam.
Ngoài ra, quy định về hoạt động thu phí hộ chưa chặt chẽ về trách nhiệm
giao phí đã thu hộ của ĐLBH và hậu quả pháp lí của việc vi phạm. Trong luật
Thương mại, Điều 176: thì việc thanh toán “được thực hiện theo từng đợt sau khi
bên đại lý hoàn thành việc mua, bán một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng
một khối lượng dịch vụ nhất định” dẫn đến sau khi đã ký kết hợp đồng dịch vụ
mà cụ thể là hợp đồng bảo hiểm thì việc giao phí đã thu hộ sẽ được thực hiện
trong một khoảng thời gian mà pháp luật không có quy định ràng buộc bao nhiêu
là chưa phù hợp. Đồng thời, pháp luật chưa có quy định xử lý ĐLBH chậm hoặc
không nộp lại phí đã thu hộ. Do tính chất của dịch vụ bảo hiểm không phải là
hoạt động kinh doanh dịch vụ “mua đứt bán đoạn” mà khi ký kết hợp đồng bảo
hiểm chỉ là căn cứ bắt đầu quan hệ bảo hiểm cho đến khi hết hạn hợp đồng.
25