Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Nghiên cứu hoạt động marketing qua facebook của công ty cổ phần mạng xã hội du lịch hahalolo – chi nhánh huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.89 KB, 71 trang )

KHOA DU LỊCH
ĐẠI HỌC HUẾ
----------

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU HOẠT ĐÔNG MARKETING QUA
FACEBOOK CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MẠNG XÃ HỘI
DU LỊCH HAHALOLO – CHI NHÁNH HUẾ

Sinh viên thực hiện:

Giảng viên hướng dẫn:

Nguyễn Thành Đạt

ThS. Nguyễn Thị Thúy Vân

Lớp: K50 Thương mại điện tử
Niên khóa: 2016 – 2020
Huế, tháng 6 năm 2020


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung.......................................................................................2


2.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................2
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................5
CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG HÓA CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT
ĐỘNG MARKETING QUA FACEBOOK................................................................5

A. Cơ sở lí luận.................................................................................................5
1.1 Khái quát về marketing điện tử...............................................................5
1.1.1 Marketing truyền thống....................................................................5
1.1.2 Tổng quan về marketing điện tử.......................................................6
1.1.3 Đặc điểm của marketing điện tử......................................................7
1.1.4 Lợi ích của việc ứng dụng marketing điện tử...................................9
1.2. Khái quát về marketing thông qua Facebook......................................12
1.2.1. Khái quát về truyền thông mạng xã hội........................................12
1.2.2. Mạng xã hội Facebook..................................................................13
1.2.3. Marketing thông qua Facebook....................................................14
1.2.4. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện truyền thông qua mạng
xã hội facebook........................................................................................15
1.2.5. Vai trò của hoạt động truyền thông qua mạng xã hội Facebook. .19
B. Cơ sở thực tiễn..........................................................................................21
1.3. Các doanh nghiệp áp dụng thành công Facebook Marketing vào hoạt
động kinh doanh..........................................................................................21
1.3.1 Công ty du lịch TripAdvisor...........................................................21


1.3.2 Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam
(Vietravel)................................................................................................22
1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho hoạt động Marketing qua Facebook của
Công ty Cổ phần mạng xã hội du lịch Hahalolo.....................................22
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING QUA FACEBOOK
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MẠNG XÃ HỘI HAHALOLO – CHI NHÁNH HUẾ.

..................................................................................................................................... 24

2.1. Giới thiệu về mạng xã hội Hahalolo.........................................................24
2.1.1. Lịch sử hình thành.............................................................................24
2.1.2. Cơ cấu tổ chức...................................................................................26
2.1.3. Khái quát về mạng xã hội Hahalolo..................................................27
2.1.4 Tầm nhìn & sứ mệnh của Công ty Cổ phần mạng xã hội Hahalolo. .29
2.1.5 Lượng người dùng của Hahalolo.......................................................29
2.1.6 Các lợi ích xã hội Hahalolo mong muốn đóng góp...........................30
2.2 Đánh giá của khách hàng về trang Fanpage của Công ty Cổ phần mạng xã
hội du lịch Hahalolo........................................................................................32
2.2.1 Thống kê mô tả kết quả khảo sát........................................................32
2.2.1.1 Thông tin về đối tượng nghiên cứu:............................................32
2.2.1.2. Thời gian sử dụng Fanpage Công ty Cổ phần mạng xã hội du
lịch Hahalolo...........................................................................................35
2.2.1.3. Mục đích sử dụng Fanpage Công ty Cổ phần mạng xã hội du
lịch Hahalolo...........................................................................................35
2.2.1.4. Mọi người biết đến trang Fanpage của Công ty Cổ phần mạng
xã hội du lịch Hahalolo qua nguồn thông tin nào...................................36
2.2.1.5. Thời gian khách hàng sử dụng Fanpage của Công ty Cổ phần
mạng xã hội du lịch Hahalolo trong một ngày........................................36
2.2.2 Đánh giá khả năng thu hút khách hàng đối với Fanpage của Công ty
Cổ phần mạng xã hội du lịch Hahalolo......................................................37
2.2.2.1 Hệ số Cronbach’s Alpha về mức độ đồng ý của khách hàng đối
với Fanpage của Công ty Cổ phần mạng xã hội du lịch Hahalolo.........37
2.2.2.2 Mức độ đồng ý của khách hàng đối với Fanpage của Công ty Cổ
phần mạng xã hội du lịch Hahalolo........................................................38


2.2.2.3 Mức độ đồng ý của khách hàng đối với tính công bố và tương tác

.................................................................................................................39
2.2.2.4 Mức độ đồng ý của khách hàng đối với tính thân thiện..............39
2.2.2.5 Mức độ đồng ý của khách hàng đối với tính thông tin................40
2.2.2.6 Mức độ đồng ý của khách hàng đối với khả năng cung cấp thông
tin của Fanpage của Công ty Cổ phần mạng xã hội Hahalolo...............41
2.2.3 Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của khách hàng về mức độ
đồng ý đối với Fanpage của Công ty Cổ phần mạng xã hội du lịch
Hahalolo......................................................................................................41
2.2.3.1 Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của khách hàng đối với
tính công bố và tương tác........................................................................42
2.2.3.2 Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của khách hàng đối với
tính thân thiện..........................................................................................45
2.2.3.3 Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của khách du lịch đối với
tính thông tin...........................................................................................46
2.2.3.4 Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của khách du lịch đối với
khả năng cung cấp thông tin của Fanpage.............................................48
2.2.4 Những khó khăn mà khách hàng gặp phải khi sử dụng Fanpage của
Công ty Cổ phần mạng xã hội du lịch Hahalolo.........................................50
2.2.5 Những ý kiến của khách hàng nhằm giúp trang Fanpage hoàn thiện
hơn...............................................................................................................51
2.2.6 Khách hàng có nhu cầu tiếp tục sử dụng Fanpage của Công ty Cổ
phần mạng xã hội du lịch Hahalolo............................................................52
2.2.7 Sự sẵn sàng giới thiệu cho bạn bè, người thân..................................53
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN HOẠT
ĐỘNG MARKETING QUA FACEBOOK CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MẠNG
XÃ HỘI DU LỊCH HAHALOLO.............................................................................55

3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp.............................................................................55
3.1.1 Định hướng hoạt động của công ty....................................................55
3.1.2 Phân tích mô hình SWOT..................................................................56

3.1.3 Kết quả nghiên cứu.............................................................................57
3.2 Đề xuất giải pháp.......................................................................................57


3.2.1 Đề xuất giải pháp về vấn đề quản lý..................................................57
3.2.2 Đề xuất giải pháp về vấn đề nguồn nhân lực.....................................58
3.2.3 Đề xuất giải pháp về vấn đề xây dựng nội dung truyền thông...........59
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................60

1. Kết luận.......................................................................................................60
2. Kiến nghị đối với Công ty Cổ phần mạng xã hội du lịch Hahalolo............61
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................62


LỜI CẢM ƠN
Bốn năm học tại ngôi trường Khoa Du lịch Đại học Huế cùng 3 tháng thực tập
tại Công ty du lịch Đại Bàng, tôi đã có được những hành trang cơ bản để vững bước
trên con đường lập nghiệp phía trước. Trong quá trình đó, tôi cũng đã hoàn thành
xong chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu hoạt động Marketing qua
Facebook của Công ty cổ phần mạng xã hội du lịch Hahalolo – chi nhánh Huế”.
Để hoàn thành chuyên đề này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy
cô là giảng viên Khoa Du lịch – Đại học Huế đã giúp tôi trong quá trình học tập,
truyền đạt kiến thức và kĩ năng cần thiết. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc
đến ThS Nguyễn Thị Thúy Vân đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình làm bài.
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh Đạo Công ty Cổ phần mạng
xã hội du lịch Hahalolo đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và làm việc trong môi
trường chất lượng này. Cảm ơn các anh chị nhân viên trong công ty đã luôn giúp đỡ
và tận tình chỉ bảo tôi trong quá trình làm việc tại đây.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên tôi, cùng đồng

hành với tôi trong suốt chặn đường vừa qua.
Do thời gian thực tập có hạn và năng lực của bản thân còn hạn chế nên bài
chuyên đề không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy
cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 6 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thành Đạt


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiên, các số liệu thu được và kết quả
phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ nghiên cứu khoa học
nào.
Huế, tháng 6 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thành Đạt


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
BẢNG
Bảng 2.1 Thông tin đối tượng nghiên cứu...........................................................32
Bảng 2.2 Thời gian sử dụng trang Fanpage Công ty Cổ phần mạng xã hội du lịch
Hahalolo..............................................................................................................35
Bảng 2.3 Mục đích sử dụng Fanpage Công ty Cổ phần mạng xã hội du lịch
Hahalolo..............................................................................................................35
Bảng 2.4 Nguồn thông tin biết đến trang Fanpage của Công ty Cổ phần mạng xã
hội du lịch Hahalolo............................................................................................36

Bảng 2.5 Thời gian sử dụng trang Fanpage trong một ngày...............................36
Bảng 2.6 Hệ số Cronbach’s Alpha về mức độ đồng ý của khách hàng đối với
Fanpage của Công ty Cổ phần mạng xã hội du lịch Hahalolo............................37
Bảng 2.7 Mức độ đồng ý của khách hàng đối với tính công bố và tương tác.....39
Bảng 2.8 Mức độ đồng ý của khách hàng đối với tính thân thiện.......................40
Bảng 2.9 Mức độ đồng ý của khách hàng đối với tính thông tin........................40
Bảng 2.10 Mức độ đồng ý của khách hàng đối với khả năng cung cấp thông tin
của Fanpage của Công ty Cổ phần mạng xã hội Hahalolo..................................41
Bảng 2.11 Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của khách hàng đối với tính
công bố và tương tác...........................................................................................42
Bảng 2.12 Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của khách hàng đối với tính
thân thiện.............................................................................................................45
Bảng 2.13 Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của khách du lịch đối với tính
thông tin...............................................................................................................46
Bảng 2.14 Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của khách du lịch đối với khả
năng cung cấp thông tin của Fanpage.................................................................48
Bảng 2.15 Những khó khăn mà khách hàng gặp phải khi sử dụng Fanpage của
Công ty Cổ phần mạng xã hội du lịch Hahalolo.................................................50


BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Logo của Công ty Cổ phần Mạng xã hội Du lịch Hahalolo................24
Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức Hahalolo triển khai năm 2020-2025...........................26
Hình 2.3. Giao diện của Mạng xã hội Hahalolo..................................................28
Hình 2.4 Lượng người dùng Hahalolo tính đến tháng 11/2019..........................30
Biểu đồ 2.1 Những ý kiến của khách hàng nhằm giúp trang Fanpage hoàn thiện
hơn.......................................................................................................................51
Biểu đồ 2.2 Nhu cầu tiếp tục sử dụng Fanpage của Công ty Cổ phần mạng xã
hội du lịch Hahalolo............................................................................................52
Biểu đồ 2.3 Sự sẵn sàng giới thiệu cho bạn bè, người thân................................53



SVTH: Nguyễn Thành Đạt

K50 - TMĐT

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, mạng xã hội đã trở thành một công cụ gần như không thể thiếu hàng
ngày của rất nhiều người tham gia Internet, đặc biệt là giới trẻ. Nó giúp cho người
tham gia có thể tìm hiểu thông tin, kết nối với bạn bè, mở rộng mối quan hệ, và cũng
giúp họ có thời gian thư giãn sau khi học tập và làm việc.
Facebook là một trong những trang mạng xã hội (MXH) phổ biển nhất trên thế
giới. Vào tháng 5/2019 ở Việt Nam có 57,43% người dùng Facebook, 80% người Việt
Nam cho rằng mạng xã hội là tích cực đối với xã hội bên cạnh đó cũng có 6% cho rằng
tiêu cực với xã hội. (Theo Hootsuite và We Are Social, Thống kê người dùng Facebook ở
Việt Nam 2019). Điều này cho ta thấy mạng xã hội là một nền tảng cần thiết cho mọi

con người trong mọi thời đại. Người dùng Việt Nam dành trung bình 6 giờ 42 phút
mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan đến internet, người Việt Nam dùng
trung bình 2 giờ 32 phút để dùng mạng xã hội, 2 giờ 31 phút để xem các stream hoặc
các video trực tuyến và dùng 1 giờ 11 phút để nghe nhạc. 94% người Việt Nam sử
dụng internet hàng ngày. Và 6% là số người sử dụng internet ít nhất một lần trong
tuần. (Theo Hootsuite và We Are Social, Báo cáo Digital Marketing Việt Nam 2019).
Như vậy thì ta có thể thấy rằng người dùng Internet ở Việt Nam không tách rời
các hoạt động liên quan đến Internet quá một tuần, trong đó thời gian mà họ dành cho
mạng xã hội, đặc biệt là Facebook chiếm tỷ trọng rất lớn.
Các doanh nghiệp đã nhận thấy rằng nếu truyền thông trên MXH Facebook này
sẽ có lượng khách hàng tiềm năng ghé thăm lớn thay vì sử dụng những chiến lược
quảng cáo khác tốn kém hơn. Thông qua đó các doanh nghiệp sẽ dễ dàng nhận thấy

nhu cầu khách hàng hơn. Đây là một trong những xu hướng mới của các doanh nghiệp
muốn lấn sân sang thị trường thương mại điện tử (TMĐT) để quảng bá thương hiệu.
Hahalolo là một mạng xã hội khép kín với đầy đủ các chức năng cơ bản (All In
One), cho phép người dùng có thể dễ dàng kết bạn, giao lưu và trò chuyện trực tuyến
với những người cùng sở thích. Mạng xã hội Hahalolo cũng đồng thời được tích hợp
Dịch vụ du lịch trực tuyến (OTA – Online Travel Agent) và Thương mại Điện tử
(TMĐT). Qua đó, Công ty Cổ phần mạng xã hội du lịch Hahalolo cũng đã triển khai
hoạt động truyền thông trên kênh mạng xã hội Facebook thông qua việc xây dựng và
phát triển Fanpage chính của công ty, cũng như những Fanpage các hoạt động của
Chuyên đề tốt nghiệp

1

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thúy Vân


SVTH: Nguyễn Thành Đạt

K50 - TMĐT

công ty. Trong thời gian hoạt động trên kênh truyền thông này, những Fanpage của
công ty đã thu hút được khá nhiều người theo dõi và đồng thời cũng tạo dựng được
những hình ảnh tốt cho các hoạt động của công ty, củng cố được niềm tin và sự quan
tâm của người xem đến các chương trình của công ty.
Tuy nhiên việc triển khai mở rộng và phát triển hoạt động trên kênh truyền thông
này công ty cũng gặp phải những trở ngại, vướng mắc như về lượng tương tác
Fanpage, về các hoạt động thu hút khách hàng trên kênh truyền thông này. Đó là lí do
vì sao tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu hoạt động Marketing qua Facebook của Công ty
Cổ phần mạng xã hội du lịch Hahalolo – chi nhánh Huế” để làm chuyên đề tốt
nghiệp cuối khóa của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hoạt động marketing qua Facebook của Công ty Cổ
phần mạng xã hội du lịch Hahalolo – chi nhánh Huế từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm giúp nâng cao tình hình hoạt động của loại hình này cho công ty trong thời gian
tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những cơ sở lí luận và thực tiễn về hoạt động marketing thông
qua Facebook.
- Phân tích hoạt động marketing qua Facebook của Công ty Cổ phần mạng xã hội
du lịch Hahalolo – Chi nhánh Huế.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt động marketing qua Facebook
của Công ty Cổ phần mạng xã hội du lịch Hahalolo – Chi nhánh Huế.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là Facebook Marketing
- Đối tượng điều tra: Do giới hạn về thời gian và nguồn lực nên tôi chọn đối tượng
điều tra cho đề tài là người dùng truy cập trên trang Fanpage của công ty.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Fanpage của công ty mạng xã hội du lịch Hahalolo
Chuyên đề tốt nghiệp

2

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thúy Vân


SVTH: Nguyễn Thành Đạt

K50 - TMĐT


- Thời gian: Đề tài được thực hiện dựa trên số liệu và tình hình kinh doanh, hoạt động
quảng cáo trong 3 năm 2017, 2018, 2019. Số liệu thực tế được khảo sát trực tiếp từ
người dùng Fanpage của công ty trong 3 tháng 01.2020 đến 03.2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu, đánh giá đề tài, tôi tiến hành bằng phương pháp nghiên
cứu sau:
4.1. Phương pháp thu thập số liệu:
- Số liệu thứ cấp: tập hợp thông tin, số liệu từ các nguồn: trang web chính của công ty,
trang Fanpage liên quan đến Công ty Cổ phần mạng xã hội du lịch Hahalolo. Ngoài ra,
những số liệu thứ cấp còn được tham khảo và thu thập từ những sách báo, bài nghiên
cứu khoa học có liên quan từ những năm trước.
- Số liệu sơ cấp: tiến hành thu thập thông tin và số liệu bằng cách tạo phiếu đánh giá
trực tuyến cho người dùng truy cập Fanpage. Sau đó tiến hành phân tích trên phần
mềm SPSS.
Phương pháp điều tra: Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
Quy mô mẫu: sử dụng công thức Linus Yamane để tính quy mô mẫu
Công thức
n= N\1+N(e)2
Với:
- n: quy mô mẫu điều tra
-N: kích thước tổng thể. Cụ thể là tổng số người dùng truy cập vào Fanpage của Công
ty Cổ phần mạng xã hội du lịch Hahalolo trong năm 2019, N= 500.000
-e: mức độ sai lệch (e= 0,1)
_ta có n= 100 phiếu đánh giá
Để dự phòng có các phiếu điều tra không hợp lệ, cũng như để đảm bảo tính đại diện
của mẫu cho nên số lượng phiếu điều tra sẽ là 110 phiếu.
Từ ngày 20/5 đến ngày 6/6 tác giả đã tiến hành điều tra, thu thập ý kiến của người
dùng truy cập Fanpage công ty với thang đo điểm Likert 5, phân bố từ 1( rất thấp) đến
5( rất cao). Sau khi thu về, kiểm tra và thống kê thì số lượng phiếu điều tra hợp lệ có

thể dùng để phân tích, đánh giá là 100 phiếu.
Thông tin về mẫu điều tra du khách được xử lý bằng phần mền thống SPSS.
4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu:
Chuyên đề tốt nghiệp

3

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thúy Vân


SVTH: Nguyễn Thành Đạt

K50 - TMĐT

- Tiến hành so sánh dựa trên số liệu 3 năm 2017, 2018, 2019 và những số liệu đã qua
xử lý lấy từ nhiều nguồn
- Phương pháp tạo phiếu đánh giá trực tuyến gửi tới các cá nhân để điều tra nghiên cứu
với phiếu đánh giá được thiết kế sẵn và sử dụng số liệu với chương trình SPSS 16.0,
sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ (1. Rất không đồng ý; 2. Không đồng ý; 3. Bình
thường; 4. Đồng ý; 5. Rất đồng ý). Bao gồm:
 Thống kê tần số; Giá trị trung bình (Mean).
 Phân tích phương sai một yếu tố One – way Anova: Phân tích Anova là phương
pháp nhằm xác định có hay không sự khác biệt giữa các nhân tố và các nhóm
khác nhau.
 Phương pháp đánh giá độ tin cậy của các thang đo.
5. Bố cục đề tài
- Đề tài được chia làm 3 phần:
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong đó bao gồm 3 chương:

Chương I: Hệ thống hóa những cơ sở lí luận và thực tiễn về hoạt động marketing
thông qua Facebook.
Chương II: Phân tích hoạt động Marketing qua Facebook của Công ty Cổ phần mạng
xã hội du lịch Hahalolo.
Chương III: Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt động Marketing qua
Facebook của Công ty Cổ phần mạng xã hội du lịch Hahalolo.
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG HÓA CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT
ĐỘNG MARKETING QUA FACEBOOK.

Chuyên đề tốt nghiệp

4

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thúy Vân


SVTH: Nguyễn Thành Đạt

K50 - TMĐT

A. Cơ sở lí luận
1.1 Khái quát về marketing điện tử
1.1.1 Marketing truyền thống
Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, nội dung của marketing đã có nhiều
thy đổi. Thêm vào đó, khi dịch sang tiếng nước khác nó khó thể hiện đầy đủ và trọn
vẹn. Do vậy nhiều nước vẫn giữ nguyên thuật ngữ tiếng Anh để sử dụng. Tại Việt
Nam, thuật ngữ này thường được sử dụng thay cho từ “Tiếp thị”, nhất là trong giới

chuyên môn.
Dưới đây là một số quan điểm và khái niệm marketing hiện đại của các tổ chức, hiệp
hội và các nhà nghiên cứu về marketing trên thế giới được chấp nhận và phố biến:
 Theo Hiệp hội marketing Mỹ (American Marketing Association, 2004): “Marketing
là việc tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng vận
chuyển hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng”.
 "Marketing là một hệ thống các hoạt động kinh doanh thiết kế để hoạch định, định
giá, xúc tiến và phân phối sản phẩm thỏa mãn mong muốn của những thị trường
mục tiêu nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức". ("Fundamentals of
Marketing", William J. Stanton, Michael J. Etzel, Bruce J. Walker, 1994)
 Marketing là tiến trình qua đó các cá nhân và các nhóm đạt được nhu cầu và mong
muốn bằng việt sáng tạo và giá trị giữa các bên”. (“Principle of marketing”, Philip
Kotler và Gary Amstrong, 1994).
 Giáo trình Quản trị marketing của trường Đại học Kinh tế quốc dân (2014) đưa ra
định nghĩa như sau: “Marketing là tập hợp các hoạt động của doanh nghiệp nhằm
thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu thông qua quá trình trao đổi, giúp doanh
nghiệp đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận”. Theo định nghĩa này, marketing là tất cả
các hoạt động trên thị trường của doanh nghiệp.
Như vậy, một cách tổng quát, có thể hiểu marketing là: Quá trình tập hợp các
phương pháp và phương tiện của một tổ chức nhằm tìm hiểu, xác định nhu cầu của
khách hàng, thiết kế, cung ứng các sản phẩm/dịch vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu
đó (thoả mãn khách hàng tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh) và đảm bảo thực hiện
các mục tiêu của doanh nghiệp/tổ chức một cách có hiệu quả nhất

Chuyên đề tốt nghiệp

5

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thúy Vân



SVTH: Nguyễn Thành Đạt

K50 - TMĐT

1.1.2 Tổng quan về marketing điện tử
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ thông tin, con người
đã khai thác và ứng dụng một loạt các phương tiện điện tử vào quá trình marketing của
các tổ chức, doanh nghiệp. Cùng với việc đổi mới, cải tiến đó chính là sự ra đời khái
niệm marketing điện tử. Có thể nói rằng trong giai đoạn hiện nay, khái niệm marketing
điện tử đã trở nên không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các
doanh nghiệp có hình thức kinh doanh dịch vụ như ngành du lịch. Tuy nhiên, có rất
nhiều quan niệm khác nhau về marketing điện tử. Sở dĩ như vậy là do marketing điện
tử được nghiên cứu và xem xét từ nhiều góc độ khác nhau. Dưới đây là một số khái
niệm về marketing điện tử:
-

Marketing điện tử là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến
đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và internet. (“Marketing Management”, Philip
Kotler, 2007)

-

Marketing điện tử bao gồm tất cả các hoạt động để thoả mãn nhu cầu và mong
muốn của khách hàng thông qua internet và các phương tiện điện tử.
(“Integrating Electronic Resources Into the Marketing Process”, Joel Reedy,
Shauna Schullo, Kenneth Zimmerman, 2004).

-


Jody Strauss (E-marketing, 2010) đã đưa ra khái niệm: “Marketing điện tử là việc
ứng dụng công nghệ thông tin để chuyển đổi chiến lược marketing nhằm tạo ra
nhiều giá trị hơn cho khách hàng (thông qua những chiến lược phân đoạn, mục
tiêu, khác biệt hóa và định vị), hoạch định và thực thi hiệu quả chiến lược
marketing – mix, tạo lập những sự trao đổi nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng”.

Từ khái niệm này có thể thấy rằng, marketing điện tử là kết quả của marketing truyền
thống dựa trên việc ứng dụng CNTT. Việc ứng dụng CNTT tác động đến marketing
truyền thống theo hai cách: Thứ nhất là tăng tính hiệu quả trong các chức năng của
marketing truyền thống. Thứ hai, CNTT làm thay đổi về chất cấu trúc chiến lược
marketing. Sự thay đổi này dẫn đến những mô hình kinh doanh mới cho phép gia tăng
giá trị cho khách hàng và/hoặc doanh nghiệp.

Chuyên đề tốt nghiệp

6

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thúy Vân


SVTH: Nguyễn Thành Đạt

K50 - TMĐT

Từ những khái niệm khác nhau nêu trên, có thể rút ra khái niệm chung về marketing
điện tử như sau: marketing điện tử là việc thực hiện các hoạt động marketing sử dụng
các ứng dụng công nghệ số, thông qua Internet, các mạng truyền thông và các phương
tiện điện tử, dựa trên dữ liệu số về đặc điểm và hành vi của khách hàng để kết nối,
tương tác, thấu hiểu và thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng.


1.1.3 Đặc điểm của marketing điện tử
- Một là, thời gian hoạt động liên tục không bị gián đoạn
Thể hiện ở việc tiến hành hoạt động marketing trên Internet có thể loại bỏ những trở
ngại nhất định về sức người. Chương trình marketing truyền thống chưa có ứng
dụng Internet, dù có hiệu quả đến đâu, cũng không thể phát huy tác dụng 24/24 giờ
mỗi ngày. Nhưng điều đó lại hoàn toàn có thể đối với hoạt động marketing điện tử
vì nó có khả năng hoạt động liên tục tại mọi thời điểm, khai thác triệt để thời gian
24 giờ trong một ngày, bảy ngày trong một tuần, hoàn toàn không có khái niệm thời
gian chết (Death of Time). Ví dụ như hệ thống máy tính trên Internet có thể cung
cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng mọi lúc và mọi nơi. Các đơn đặt hàng sản phẩm hay
dịch vụ có thể được thoả mãn vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu. Do đó,
marketing điện tử có một ưu điểm hơn hẳn so với marketing thông thường là nó đã
khắc phục được trở ngại của yếu tố thời gian và tận dụng tốt hơn nữa các cơ hội
kinh doanh.
- Hai là, tốc độ giao dịch nhanh hơn
Tốc độ giao dịch trong marketing điện tử nhanh hơn nhiều so với marketing truyền
thống, đặc biệt là với hoạt động giao hàng của các loại hàng hóa số hóa, việc giao
hàng được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện và không tốn kém chi phí đồng thời
với đặc điểm nổi bật của Internet, thông tin về sản phẩm dịch vụ cũng như thông tin
về khuyến mại của doanh nghiệp được tung ra thị trường nhanh hơn. Khách hàng
tiếp cận những thông tin này cũng nhanh hơn, doanh nghiệp dễ dàng và nhanh
chóng nhận được thông tin phản hồi từ phía khách hàng.
- Ba là, không gian phạm vi toàn cầu

Chuyên đề tốt nghiệp

7

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thúy Vân



SVTH: Nguyễn Thành Đạt

K50 - TMĐT

Marketing điện tử có khả năng thâm nhập đến khắp mọi nơi trên toàn thế giới.
Thông qua Internet, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có khả năng quảng bá sản
phẩm của mình đến với người tiêu dùng Mỹ, EU, Nhật… với chi phí thấp và thời
gian nhanh nhất. Marketing điện tử đã hoàn toàn vượt qua mọi trở ngại về khoảng
cách địa lý, thị trường trong marketing điện tử không có giới hạn, cho phép doanh
nghiệp khai thác được triệt để cơ hội thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh lợi
ích còn ẩn chứa những thách thức đối với doanh nghiệp. Khi khoảng cách về địa lý
giữa các khu vực thị trường được rút ngắn thì việc đánh giá các yếu tố của môi
trường cạnh tranh cũng trở nên khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Môi trường cạnh
tranh càng trở nên gay gắt hơn khi marketing điện tử mở rộng ra phạm vi quốc tế.
Chính vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn sáng suốt trong quá trình lập kế
hoạch marketing điện tử của mình.
- Bốn là, đa dạng hóa lựa chọn
Khách hàng có thể tiếp cận nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn. Với việc giới thiệu sản
phẩm và dịch vụ trên các cửa hàng ảo (Virtual Stores) ngày càng hoàn hảo, chỉ cần
ngồi ở nhà, trước máy vi tính kết nối Internet, không phải tốn công đi lại, khách
hàng vẫn có thể thực hiện việc mua sắm như tại các cửa hàng thật. Còn đối với nhà
cung cấp, họ cũng có thể cá biệt hóa sản phẩm phù hợp với các nhu cầu khác nhau
của khách hàng nhờ khả năng khai thác và chia sẻ thông tin qua Internet.
- Năm là, khả năng tương tác cao và trở ngại của khâu giao dịch trung gian đã được
loại bỏ
Trong marketing truyền thống, để đến được với người tiêu dùng cuối cùng, hàng
hoá thường phải trải qua nhiều khâu trung gian như các nhà bán buôn, bán lẻ, đại lý,
môi giới...Trở ngại của hình thức phân phối này là doanh nghiệp không có được mối

quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng nên thông tin phản hồi thường kém chính xác
và không đầy đủ, bởi vậy phản ứng của doanh nghiệp trước những biến động của thị
trường thường kém kịp thời. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải chia sẻ lợi nhuận thu
được cho các bên trung gian....Nhưng với marketing điện tử, những cản trở bởi
khâu giao dịch trung gian (Death of Intermediaries) đã hoàn toàn được loại bỏ.
Doanh nghiệp và khách hàng giao dịch trực tiếp với nhau dễ dàng và nhanh chóng
hơn thông qua các website, gửi e-mail trực tiếp, các diễn đàn thảo luận,…
Chuyên đề tốt nghiệp

8

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thúy Vân


SVTH: Nguyễn Thành Đạt

K50 - TMĐT

- Sáu là, hàng hoá và dịch vụ số hoá
Khác với marketing thông thường, khách thể trong marketing điện tử có thể là hàng
hoá và dịch vụ số hoá. Chúng thường được phân phối dưới các hình thức như: các
tài liệu (văn bản, sách báo...), các dữ liệu (số liệu thống kê...), các thông tin tham
khảo hay các phần mềm máy tính... Các phần mềm, báo và đĩa CD âm nhạc không
cần thiết phải đóng gói và phân phối tới các kho hàng, các kiốt bán hàng hay đến
nhà nữa, chúng có thể hoàn toàn được phân phối qua mạng Internet dưới dạng hàng
hoá số hoá (digital goods). Tuy còn hạn chế nhưng các ngành khác như dịch vụ tư
vấn, giải trí, ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục và y tế...cũng đang sử dụng Internet để
làm thay đổi phương thức kinh doanh của họ. Những người đi du lịch giờ đây có thể
tìm thấy thông tin về các thành phố mà họ dự định đến thăm trên các trang web, từ
những thông tin hướng dẫn giao thông, thời tiết cho đến các số điện thoại, địa

chỉ....Những khách sạn có thể mô tả về vị trí cùng với các bức ảnh về tiền sảnh,
phòng khách và các phòng ngủ của họ. Hay các hãng kinh doanh bán vé máy bay có
thể cung cấp các công cụ đặt chỗ thông qua các trang web cho khách hàng có thể
đặt vé qua mạng mà không cần phải tới các phòng bán vé.
1.1.4 Lợi ích của việc ứng dụng marketing điện tử
1.1.4.1 Đối với doanh nghiệp
Ứng dụng marketing điện tử có thể đem lại một số các lợi ích sau cho doanh nghiệp:
-

Giúp cho các doanh nghiệp có được các thông tin về thị trường và đối tác nhanh
nhất và ít tốn kém hơn so với markting truyền thống. Với nguồn thông tin phong
phú và đáng tin cậy trên Internet, giờ đây các doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm
kiếm được thông tin về thị trường, về đối tác thông qua các sàn giao dịch mà không
cần phải mất nhiều thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm này như trong thương
mại truyền thống. Việc có được thông tin nhanh chóng giúp cho doanh nghiệp
hoạch định chiến lược marketing tối ưu, khai thác kịp thời những cơ hội và hạn chế
tối đa những thách thức của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế.

-

Marketing điện tử giúp cho quá trình chia sẻ thông tin giữa người mua và người
bán diễn ra dễ dàng hơn. Doanh nghiệp có thể nhanh chóng đưa ra các thông tin về
sản phẩm mới, các thông tin về khuyến mãi, các chương trình xúc tiến và các thông

Chuyên đề tốt nghiệp

9

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thúy Vân



SVTH: Nguyễn Thành Đạt

K50 - TMĐT

báo thay đổi của mình đến khách hàng nhanh hơn. Đồng thời, khách hàng có thể dễ
dàng có được các thông tin này vào bất cứ lúc nào, giúp cho việc tìm hiểu và thu
thập các thông tin về doanh nghiệp, các sản phẩm và các chương trình xúc tiến của
doanh nghiệp hiệu quả và đầy đủ hơn.
-

Marketing điện tử giúp doanh nghiệp giảm được nhiều chi phí nhờ tự động hóa quy
trình quản lý như chi phí bán hàng và giao dịch, chi phí lưu kho, chi phí quản lý,
chi phí cho nhân viên, chi phí giấy tờ, thư tín…Thông qua Internet, một nhân viên
bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng. Các catalogue điện tử
trên website phong phú hơn nhiều và thường xuyên được cập nhật, trong khi các
catalogue in ấn có khuôn khổ bị giới hạn và rất nhanh lỗi thời. Theo thống kê, chi
phí giao dịch qua Internet chỉ bằng khoảng 5% chi phí qua giao dịch chuyển phát
nhanh, chi phí thanh toán điện tử qua Internet chỉ bằng khoảng 10% đến 20% chi
phí thanh toán thông thường. Ngoài ra, việc giao dịch nhanh chóng, sớm nắm bắt
được nhu cầu còn giúp cắt giảm được chi phí lưu kho, cũng như kịp thời thay đổi
phương án sản phẩm, bám sát được với nhu cầu của thị trường. Điều này đặc biệt
có ý nghĩa to lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng tươi sống như
rau quả, thủy hải sản... Ngoài ra các chi phí như quảng cáo, tổ chức hội chợ xúc
tiến thương mại, trưng bày giới thiệu sản phẩm, văn phòng, chi phí tìm kiếm
chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần vì không giấy tờ, không in ấn. Như vậy, các
nhân viên có năng lực được giải phóng khỏi nhiều công đoạn giấy tờ, có thể tập
trung vào khâu nghiên cứu và phát triển, đưa đến các lợi ích to lớn lâu dài cho
doanh nghiệp.


-

Marketing điện tử đã loại bỏ những trở ngại về mặt không gian và thời gian. Thông
qua mạng Internet, các thành viên tham gia có thể giao dịch một cách trực tiếp và
liên tục với nhau như không có khoảng cách về mặt địa lý và thời gian nữa. Nhờ
đó, sự hợp tác và quản lý đều được tiến hành một cách nhanh chóng và liên tục.
Các khách hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện nhanh chóng trên
phạm vi toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới và có nhiều cơ hội hơn cho doanh
nghiệp lựa chọn.

-

Marketing điện tử đem lại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều cơ hội kinh
doanh với các đối tác nước ngoài. Chi phí giao dịch thấp cũng giúp tạo ra cơ hội

Chuyên đề tốt nghiệp

10

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thúy Vân


SVTH: Nguyễn Thành Đạt

K50 - TMĐT

cho các cộng đồng ở vùng sâu vùng xa, nông thôn cải thiện các cơ sở kinh tế.
Internet có thể giúp người nông dân, các doanh nghiệp nhỏ và các cộng đồng giới
thiệu hình ảnh về mình ra toàn thế giới với chi phí thấp và dễ dàng hơn.
-


Cá biệt hóa sản phẩm đến từng khách hàng. Với công nghệ Internet, doanh nghiệp
có thể đáp ứng yêu cầu của cộng đồng người tiêu dùng rộng lớn. Đồng thời vẫn có
thể cá nhân hoá từng khách hàng theo hình thức marketing một tới một (Marketing
One to One). Ví dụ như trường hợp của Dell Computer.

-

Marketing điện tử còn giúp cho các doanh nghiệp xây dựng được các cơ sở dữ liệu
thông tin về khách hàng, thị trường rất phong phú, ít tốn kém và chính xác hơn
bằng việc thành lập các phòng chat, diễn đàn, mạng xã hội…giữa doanh nghiệp với
khách hàng. Ngoài ra, việc lưu trữ những thông tin trên thông qua hệ thống máy
tính cũng dễ dàng hơn, an toàn hơn, tiết kiệm chi phí hơn so với việc lưu trữ giấy
tờ.

1.1.4.2 Lợi ích đối với người tiêu dùng
-

Thuận tiện trong mua sắm: Marketing điện tử cho phép khách hàng mua sắm mọi
lúc, mọi nơi đối với các cửa hàng trên khắp thế giới mà không cần phải đến trực
tiếp địa điểm mua hàng. Điều đó giúp cho người tiêu dùng giảm đi rất nhiều chi
phí đi lại, đồng thời tiết kiệm thời gian cho chính họ. Ngay cả khi họ đang trên văn
phòng làm việc hay tại nhà thì họ đều có thể mua sản phẩm mà họ muốn ở bất kì
đâu.

-

Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Marketing điện tử cho phép người mua có
nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn. Họ có thể so sánh
giữa các sản phẩm với nhau cũng như giữa cùng một sản phẩm nhưng ở các nhà

cung cấp khác nhau, và từ đó có thể đưa ra quyết định mua hàng phù hợp.

-

Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễ
dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm
(search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh) giúp
quảng bá, giới thiệu sản phẩm tốt hơn.

-

Thay đổi thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng: Việc thành lập các cửa hàng ảo,
các chợ ảo đem lại cho người tiêu dùng một phong cách tiêu dùng hoàn toàn mới,

Chuyên đề tốt nghiệp

11

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thúy Vân


SVTH: Nguyễn Thành Đạt

K50 - TMĐT

vừa tiết kiệm thời gian vừa tiết kiệm chi phí đi lại. Chính điều này sẽ góp phần
thay đổi thói quen tiêu dùng truyền thống của người tiêu dùng.
1.1.4.3 Đối với xã hội
-


Góp phần nâng cao mức sống người dân. Có nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp
sẽ tạo áp lực giảm giá, do đó người dân có nhiều cơ hội mua sắm hơn, có nhiều cơ
hội tiếp xúc và sở hữu những sản phẩm dịch vụ chất lượng, qua đó nâng cao mức
sống của người dân hơn.

-

Đem lại lợi ích cho các nước nghèo: Marketing điện tử xuất hiện không chỉ mang
lại lợi ích cho những nước giàu mà kể cả các quốc gia nghèo điều đó cũng mang
lại những lợi ích đáng kể, họ có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước
phát triển hơn thông qua Internet và marketing điện tử. Đồng thời cũng có thể học
tập được những kinh nghiệm, kỹ năng đào tạo qua mạng nhanh chóng giúp các
nước này tiếp thu công nghệ mới.

-

Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y tế, giáo
dục, các dịch vụ công của chính phủ... được thực hiện qua mạng với chi phí thấp
hơn, thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép được cấp qua mạng, dịch vụ tư vấn y
tế, nộp thuế điện tử và hải quan điện tử... là các ví dụ thành công điển hình.

1.2. Khái quát về marketing thông qua Facebook
1.2.1. Khái quát về truyền thông mạng xã hội
Có hàng trăm định nghĩa khác nhau về truyền thông mạng xã hội. Như vậy chúng ta sẽ
tìm điểm chung giữa các định nghĩa ấy để cho ra một khái niệm cơ bản nhất về truyền
thông mạng xã hội. Và đó là: Truyền thông mạng xã hội là các công cụ truyền thông
được dùng trên các mạng xã hội để tiếp cận, tương tác với người dùng, thông qua các
thiết bị công nghệ.
Thực chất, mạng xã hội là nơi để mọi người kết nối với nhau dựa trên những sở thích
và mục đích của từng cá nhân. Sự kết nối này giúp con người phá bỏ mọi rào cản về

không gian, thời gian, cũng như rào cản về tuổi tác, giới tính, màu da và ngôn ngữ.
Những người làm marketing đang tận dụng tối đa tính toàn cầu của mạng xã hội. Từ
đó hình thức Social Media Marketing (tiếp thị trên mạng xã hội) ra đời.
Chuyên đề tốt nghiệp

12

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thúy Vân


SVTH: Nguyễn Thành Đạt

K50 - TMĐT

Các doanh nghiệp tận dụng các kênh này để tiếp thị sản phẩm cũng như nhận các phản
hồi, đánh giá từ người tiêu dùng một cách trực tiếp và có thể đo lường được. Ước tính,
số lượng người dùng của Youtube vào khoảng 500 triệu người và lượt truy cập hàng
tuần vào khoảng 50% số người dùng đó, tức là khoảng 250 triệu lượt truy cập mỗi
tuần. Còn đối với Facebook, số lượng người dùng này lên đến hơn 750 triệu.
Không phải ngẫu nhiên mà những công ty như Coca-cola, Samsung, Toyota, Sony,…
phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Tất cả họ đều tận dụng được lợi ích cực
kỳ to lớn từ sức mạnh lan tỏa của mạng xã hội. Sản phẩm của họ sẽ được hàng triệu
người biết đến chỉ chưa đầy 1 giây, một thứ sức mạnh quá khủng khiếp. Tuy nhiên,
chúng ta phải luôn tỉnh táo và hiểu rõ bản chất của mạng xã hội. Sự ảnh hưởng và
những tác động của nó đối với từng doanh nghiệp, từng ngành nghề khác nhau để
tránh “tiền mất tật mang”.
Các mạng xã hội phổ biến hiện nay:
 Facebook
 Instagram
 Twitter

 Pinterest
 Google +
 Linkedin
 Youtube
1.2.2. Mạng xã hội Facebook
Facebook được một người trẻ tuổi, tên là Mark Zuckerberg một sinh viên học khoa
máy tính trường Đại học Harvard tạo ra. Lúc đầu, Facebook dùng để chia sẻ những
bức ảnh của nhóm sinh viên trong trường, sau đó mở rộng ra cho các học sinh phổ
thông. Facebook có tên khởi thủy là thefacebook.com, được ra mắt vào ngày 4 tháng 2
năm 2004. Đến 24 tháng 10 năm 2007, giá trị tài sản của Facebook lên khoảng 15 tỷ $.
Đến tháng 9/2012 đã có 1 tỷ người trên thế giới dùng Facebook.
Facebook là một mạng xã hội rất phổ biến. Nó cho phép người dùng đăng tải ảnh,
video, chia sẻ những status cảm xúc, gửi các thông điệp tới bạn bè. Bản chất của
Chuyên đề tốt nghiệp

13

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thúy Vân


SVTH: Nguyễn Thành Đạt

K50 - TMĐT

Facebook là 1 trang web với nhiều tính năng tiện lợi trong việc kết nối. Facebook còn
là 1 App - ứng dụng được cài trên điện thoại hoặc tablet. Chỉ cần có trong tay máy tính
hoặc điện thoại thông minh hoặc tablet là bạn có thể dùng được Facebook.
Facebook là mạng xã hội lớn nhất hiện nay trên thế giới và có hơn 30tr người VN sử
dụng, thời gian trung bình của một người sử dụng Facebook cho 1 ngày khoảng 20
phút, 48% những người từ 18-34 tuổi nghĩ đến việc check Facebook đầu tiên khi họ

thức dậy mỗi sáng, là một công cụ quan trọng hàng đầu của truyền thông xã hội.
Facebook cung cấp khả năng truyền thông tương tác và tiếp cận khách hàng số lượng
lớn với tính chính xác cao và nó cũng có thể là nền tảng cho các thương hiệu phát triển
cộng đồng của mình.
1.2.3. Marketing thông qua Facebook
Có thể hiểu một cách đơn giản Facebook Marketing là việc bạn có sản phẩm, dịch vụ,
bạn tìm ra nhu cầu của người dùng, khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của bạn là
gì, họ thực sự cần điều gì hoặc có thể nhận được gì từ sản phẩm dịch vụ đó, và đáp
ứng nhu cầu của họ, nhằm tăng lợi nhuận hoặc tăng lợi ích, thông qua mạng xã hội
Facebook.
Đơn giản hơn, Facebook Marketing là việc sử dụng Facebook để kết nối với cộng
đồng khách hàng và khách hàng tiềm năng nhằm tăng nhận diện thương hiệu và khả
năng bán hàng.
Có nhiều cách tiếp cận khách hàng tiềm năng trên Facebook có thể tiếp cận tự nhiên
(organic reach) tức nhiên là không tốn bất kỳ khoản chi phí nào, thời gian gần đây
Facebook hạn chế tối đa lượng reach với người dùng làm cho không ít Marketer phải
khốn đốn với thuật toán được thay đổi thường xuyên, nhưng tức nhiên khi post một
status ít nhiều thì cũng reach được một vài user. Nếu nội dung hay, lượt comment, like,
share nhiều thì bài viết có thêm lượt tiếp cận lan truyền (viral reach). Hoặc nếu là “con
nhà giàu” thì Marketer có thể bỏ ra một khoản chi phí để tiếp cận một cách chính xác
và hiệu quả cao (paid reach). Tùy vào túi tiền mà Marketer có thể lựa chọn cách tiếp
cận phù hợp nhất.
Có thể làm Facebook Marketing trên Fanpage, Group, hay chính trên Profile cá nhân.
Để thu hút khách hàng tương tác điều cốt lõi nội dung phải hay, cung cấp những thông
Chuyên đề tốt nghiệp

14

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thúy Vân



SVTH: Nguyễn Thành Đạt

K50 - TMĐT

tin hữu ích và cần thiết. Tuy nhiên không phải cái gì “ tự nhiên” cũng mang lại hiệu
quả cao, Marketer nên biết một vài thủ thuật như sử dụng app hay plugin để tối ưu
hiệu quả các hoạt động marketing trên Facebook. Để đỡ phải suy nghĩ cũng có thể chi
một khoản phí khi muốn tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng mà nếu dùng
các phương pháp thông thường không thể tiếp cận được bằng cách chạy quảng cáo
Facebook (Facebook ads).
Như vậy, Social Media Marketing đang ngày càng thể hiện vị thế và tầm quan trọng
của mình trong Marketing Trực tuyến. Khách hàng giờ đây đã thay đổi hẳn thói quen
mua sắm truyền thống của mình sang một hình thức mua sắm nhanh chóng và tiện lợi
hơn. Nếu bạn không xuất hiện trên Social Media thì đồng nghĩa với việc bạn đã bỏ qua
hơn 80% khách hàng tiềm năng.
1.2.4. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện truyền thông qua mạng xã hội
facebook.
1.2.4.1 Những thuận lợi khi thực hiện truyền thông qua mạng xã hội Facebook
1.2.4.1.1 Nâng cao nhận thức về thương hiệu
Xây dựng thương hiệu luôn là mục tiêu hàng đầu và cuối cùng mà các doanh nghiệp
hướng tới. Thương hiệu dần trở thành giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và trở thành
cuộc chiến không loại trừ bất kỳ ai, từ doanh nghiệp nhỏ đến những tên tuổi lớn.
Chính vì thế, hầu hết các doanh nghiệp đều đưa mục tiêu này vào trong các chiến dịch
marketing của mình bên cạnh mục tiêu nâng cao hiệu quả bán hàng, doanh thu, …
Mặc dù chú trọng vào mục tiêu này nhưng vấn đề tồn tại của nhiều thương hiệu nhất là
các thương hiệu thương mại điện tử khiến cho việc tạo ra sợi dây cảm xúc trực tiếp với
khách hàng là khá khó khăn. Social Media Marketing là chìa khóa giải quyết phần nào
vấn đề này. Nhờ việc sáng tạo phương thức, content phù hợp, chọn lựa đúng kênh
Social dựa trên cơ sở hiểu insight khách hàng mục tiêu của mình, các chiến dịch

truyền thông xã hội có thể biến thương hiệu của mình trở nên gần gũi và sống động
hơn bao giờ hết.
1.2.4.1.2 Tăng lượng truy cập
Các mạng truyền thông xã hội ngày càng đóng vai trò to lớn trong việc dẫn dắt người
dùng đến với website của bạn. Thời gian qua “Facebook đã vượt mặt google để nâng
tầm ảnh hưởng đối với báo mạng” như một minh chứng rõ nét cho điều đó. Báo cáo
Chuyên đề tốt nghiệp

15

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thúy Vân


SVTH: Nguyễn Thành Đạt

K50 - TMĐT

của Appota cho thấy. Việt Nam có 38 triệu người dùng mạng xã hội và đây thực sự trở
thành một cơ hội tuyệt vời cho ai biết nắm bắt Social Media Marketing. Doanh nghiệp
ngày nay hoàn toàn có thể tận dụng các kênh Social để tìm hiểu insight của khách
hàng và cải thiện sản phẩm của mình, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp gắn
sản phẩm của mình với nhu cầu của khách hàng. Trong trường hợp chắc chắn sử dụng
thường xuyên và đưa lên những nội dung hấp dẫn, khách hàng sẽ đánh giá cao nỗ lực
của bạn và tăng khả năng ra quyết định của khách hàng.
Ngoài ra, Google cũng xem xét các yếu tố chia sẻ xã hội khi xếp hạng website trong
kết quả tìm kiếm. Khi một nội dung, Website, video hay bài báo của bạn được nhiều
người khác nhau trên Social media tham chiếu tới, điều đó có nghĩa từng cá nhân trong
số họ xác nhận nội dung của bạn là thú vi, có thông tin hữu ích, hoặc có thể là tổng
hợp của các điều này. Các bộ máy tìm kiếm sẽ chú ý và tổng hợp các yếu tố này để
đưa nội dung của bạn có vị trí tốt hơn trong kết quả tìm kiếm.

1.2.4.1.3 Tạo sự gần gũi về mặt con người
Với Social Media (truyền thông mạng xã hội), không có chuyện copy/paste, ăn sẵn ý
tưởng, content của người khác bởi lẽ mảnh đất Social Media thực ra rất hẹp khi có quá
nhiều người tham gia. Nếu bạn không sáng tạo và làm mới mình thì rất dễ dàng bị lu
mờ và rơi vào quên lãng. Nhưng nếu bạn tận dụng được nó, đây sẽ là kênh tuyệt vời để
kết nối, mở rộng độ tiếp cận khách hàng, tạo nên một mối quan hệ thực sự bền chặt.
1.2.4.1.4 Truyền thông mạng xã hội là hình thức cấp tiến của Word of mouth
marketing
Có một cách tương tác khéo léo với khách hàng tiềm năng ấy chính là thông qua khách
hàng hiện tại hoặc những người đã có kinh nghiệm với thương hiệu của bạn. Khi họ
nhấn Likes, chia sẻ, retweet… trên mạng xã hội thì vô hình chung chúng đã trở thành
tín hiệu dẫn bạn bè và/hoặc người thân của họ đến gần hơn với thương hiệu của bạn.
1.2.4.1.5 Giúp doanh nghiệp của bạn tường minh hoạt động
Social media là một thế giới mở nơi bất kỳ ai cũng có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ,
đánh giá của mình về một vấn đề nào đó. Khi ai đó yêu thích, ủng hộ hay phản đối thì
sự việc cũng rất rõ ràng với cộng đồng và đúng sai khá rõ ràng. Có rất nhiều doanh
nghiệp thành công nhờ biết tận dụng social media làm lợi thế, khéo léo thể hiện cho
Chuyên đề tốt nghiệp

16

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thúy Vân


×