Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

BÀI THẢO LUẬN ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CẦU DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÁC TỈNH VEN BIỂN MIỀN BẮC VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.55 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CẦU DỊCH VỤ VẬN
CHUYỂN HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÁC
TỈNH VEN BIỂN MIỀN BẮC VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Kim Anh
Lớp học phần: H2002TEMG2911
Nhóm thực hiện: Nhóm 10

Hà Nội, tháng 7 năm 2020


Trường Đại học Thương Mại

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Lớp HP: H2002TEMG2911

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 10
(Lần 1)
I. Thời gian và địa điểm làm việc:
1. Thời gian: 9h30 – 11h Ngày 30/6/2020.
2. Địa điểm: phòng V601.
II. Thành viên tham dự:
1.
2.


3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Lê Thị Thủy
Bùi Thị Thủy Tiên
Lã Thị Thủy Tiên
Nguyễn Đăng Toàn
Bùi Thị Thu Trang
Dương Thu Trang
Hoàng Huyền Trang
Lê Thị Trang
Ngô Thu Trang

III. Nội dung cuộc họp:
1. Nhóm trưởng Bùi Thị Thu Trang nêu lại đề tài thảo luận “ Đề xuất biện pháp
quản lý hàng cầu ở một loại dịch vụ cụ thể ở nước ta hiện nay”.
2. Nhóm trưởng thông báo mọi người cùng suy nghĩ lên dàn ý cho đề tài
3. Các thành viên trong nhóm cùng thảo luận, đưa ra ý kiến của mình
4. Nhóm trưởng thống nhất về dàn ý bài thảo luận và yêu cầu các thành viên về đọc
và tìm hiểu thêm về đề tài thảo luận
5. Thư kí Dương Thu Trang ghi nhận lại biên bản cuộc họp
IV. Đánh giá chung:
Nhóm làm việc tốt, nhiệt tình và nghiêm túc. Buổi họp nhóm diễn ra sôi nổi.
Thư ký
Dương Thu Trang


Nhóm trưởng
Bùi Thị Thu Trang


Trường Đại học Thương Mại

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Lớp HP: H2002TEMG2911

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 10

(Lần 2)
I. Thời gian và địa điểm làm việc:
1. Thời gian: 16h – 17h30 Ngày 2/7/2020.
2. Địa điểm: phòng V601.
II. Thành viên tham dự:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Lê Thị Thủy

Bùi Thị Thủy Tiên
Lã Thị Thủy Tiên
Nguyễn Đăng Toàn
Bùi Thị Thu Trang
Dương Thu Trang
Hoàng Huyền Trang
Lê Thị Trang
Ngô Thu Trang

III. Nội dung cuộc họp:
1. Nhóm trưởng Bùi Thị Thu Trang gửi lại và thống nhất dàn bài và phân chia
nhiệm vụ
2. Các thành viên trong nhóm xem và đưa ra ý kiến đóng góp
3. Thư kí Dương Thu Trang ghi nhận lại tất cả ý kiến của các thành viên trong nhóm
4. Phân chia nhiệm vụ:
STT

Họ và tên

MSV

Lớp

Nhiệm vụ

82

Lê Thị Thủy

18D160261


K54F4

83

Bùi Thị Thủy
Tiên

18D160332

K54F4

84

Lã Thị Thủy Tiên

18D160262

K54F4

Khái quát về dịch vụ, các
nhân tố ảnh hưởng đến cầu
dịch vụ vận chuyển hành
khách bằng đường biển tại các
tỉnh ven biển miền bắc Việt
Nam
Đặc điểm cầu dịch vụ vận
chuyển hành khách bằng
đường biển tại các tỉnh ven
biển miền bắc Việt Nam

Quản lý cầu hiện tại

85

Nguyễn Đăng
Toàn

17D160215

K53F4

Quản lý cầu tiềm năng


86

Bùi Thị Thu
Trang (NT)

18D130193

K54E3

Cở sở lý luận về cầu dịch vụ,
mở đầu, kết luận, tổng hợp bài

87

Dương Thu
Trang (TK)


18D180110

K54H2

Ưu điểm

88

Hoàng Huyền
Trang

18D250166

K54B3LH

89

Lê Thị Trang

18D160122

K54F2

Giải pháp

90

Ngô Thu Trang


18D160335

K54F5

Giải pháp

Nhược điểm

5. Nhóm trưởng giao thời gian nộp bài cho từng phần
6. Thư kí Dương Thu Trang ghi nhận lại biên bản cuộc họp
IV. Đánh giá chung:
Nhóm làm việc tốt, nhiệt tình và nghiêm túc. Buổi họp nhóm diễn ra sôi nổi.
Thư ký
Dương Thu Trang

Nhóm trưởng
Bùi Thị Thu Trang


Trường Đại học Thương Mại

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Lớp HP: H2002TEMG2911

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 10

(Lần 3)
I. Thời gian và địa điểm làm việc:

1. Thời gian: 9h30 – 11h Ngày 7/7/2020.
2. Địa điểm: phòng V601.
II. Thành viên tham dự:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Lê Thị Thủy
Bùi Thị Thủy Tiên
Lã Thị Thủy Tiên
Nguyễn Đăng Toàn
Bùi Thị Thu Trang
Dương Thu Trang
Hoàng Huyền Trang
Lê Thị Trang
Ngô Thu Trang

III. Nội dung cuộc họp:
1. Nhóm trưởng Bùi Thị Thu Trang gửi bản hoàn thiện về sản phẩm thảo luận.
2. Tất cả các thành viên rà soát lần cuối cùng về sản phẩm thảo luận
3. Thư kí Dương Thu Trang ghi nhận lại biên bản cuộc họp
IV. Đánh giá chung:
Nhóm làm việc tốt, nhiệt tình và nghiêm túc. Buổi họp nhóm diễn ra sôi nổi.
Thư ký


Nhóm trưởng

Dương Thu Trang

Bùi Thị Thu Trang

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CẦU DỊCH VỤ........................................................2
1.1. Sự phát triển và đặc điểm của nhu cầu và cầu dịch vụ.......................................2
1.1.1. Khái niệm và sự phát triển của nhu cầu và cầu dịch vụ...............................2
1.1.2. Đặc điểm của nhu cầu và cầu dịch vụ..........................................................2
1.2. Nội dung quản trị cầu dịch vụ............................................................................3
1.2.1. Nghiên cứu nhu cầu dịch vụ của hành khách..............................................3
1.2.2. Quản lý cầu dịch vụ.....................................................................................4
PHẦN 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CẦU DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH
KHÁCH BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÁC TỈNH VEN BIỂN MIỀN BẮC VIỆT
NAM............................................................................................................................ 5
2.1. Khái quát về dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường biển tại các tỉnh ven
biển miền bắc Việt Nam...........................................................................................6
2.2. Phân tích đặc điểm cầu dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường biển tại các
tỉnh ven biển miền bắc Việt Nam..............................................................................7
2.2.1.Đặc điểm cầu dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường biển tại các tỉnh
ven biển miền bắc Việt Nam:................................................................................7
2.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường
biển tại các tỉnh ven biển miền bắc Việt Nam.......................................................9
2.3. Phân tích thực trạng quản lý cầu dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường

biển tại các tỉnh ven biển miền bắc Việt Nam.........................................................10
2.3.1. Quản lý cầu hiện tại...................................................................................10
2.3.2. Quản lý cầu tiềm năng...............................................................................11
2.4. Đánh giá chung................................................................................................12
2.4.1. Ưu điểm....................................................................................................12
2.4.2. Nhược điểm...............................................................................................13
PHẦN 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CẦU DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÁC TỈNH VEN BIỂN MIỀN BẮC VIỆT NAM........15
KẾT LUẬN...............................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................21


LỜI MỞ ĐẦU
Vận chuyển đường biển đối với hành khách được cho là loại hình vận chuyển
phổ biến nhất ở những thập niên 80, khi máy bay và các hãng hàng không chưa thịnh
hành và phát triển mạnh như ngày nay, vận chuyển đường biển khá được ưa thích. Tuy
nhiên hiện nay cùng với sự phát triển trong các ngành kinh tế xã hội là sự gia tăng về
nhu cầu vận tải cả về sản lượng lần chất lượng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
xã hội, nhiều loại hình vận tải đã ra đời và phát triển mạnh mẽ trên thế giới nói chung
và Việt Nam nói riêng. Trong bối cảnh đó, dịch vụ vận tải biển phải đối diện với rất
nhiều khó khăn so với các dịch vụ vận tải khác. Vì thế ngành dịch vụ này cần thực
hiện rất nhiều phương án để duy trì và phát triển dịch vụ, trong đó việc quản lý cầu
dịch vụ vận chuyển hành khách đang là một nội dung vô cùng quan trọng.
Việt Nam lại là một quốc gia ven biển nằm trên bờ tây của Biển Đông, chiều dài
đường bờ biển Việt Nam thường được ghi nhận trong các văn liệu là 3.260 km cho nên
nước ta rất có lợi thế về vận tải biển. Với những lý do trên mà nhóm chúng tôi quyết
định chọn đề tài: “Đề xuất biện pháp quản lý cầu dịch vụ vận chuyển hành khách
bằng đường biển tại các tỉnh ven biển miền bắc Việt Nam”.

1



PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CẦU DỊCH VỤ

1.1. Sự phát triển và đặc điểm của nhu cầu và cầu dịch vụ
1.1.1. Khái niệm và sự phát triển của nhu cầu và cầu dịch vụ
1.1.1.1. Khái niệm và sự phát triển của nhu cầu
* Khái niệm: Nhu cầu dịch vụ là trạng thái tâm lý của con người, là cảm giác
thiếu hụt một loại dịch vụ nào đó. Nhu cầu dịch vụ có thể nhận biết như nhu cầu ăn,
ngủ, nghỉ hoặc không thể nhận biết như nhu cầu chữa bệnh,…
*Sự phát triển:
Theo Maslow, nhu cầu của con người được chia làm 5 bậc: Nhu cầu sinh lý, nhu
cầu an toàn, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được kính trọng, nhu cầu tự hoàn thiện.
Tuy nhiên đó chỉ là quan điểm cũ, theo quan điểm hiện nay, nhu cầu con người
được phát triển theo 7 bậc: Nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu giao tiếp, nhu
cầu được kính trọng, nhu cầu hiểu biết, nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu tự hoàn thiện.
Tùy theo sự phát triển của cộng đồng, dân tộc mà đại đa số con người có thang
bậc phát triển ở mức độ khác nhau về nhu cầu.
1.1.1.2. Khái niệm và sự phát triển cầu dịch vụ
*Khái niệm: Cầu dịch vụ là số lượng dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn
sàng mua ở các mức giá khác nhau trong cùng một thời kỳ nhất định. Nhưng lượng
cầu lại là số lượng dịch vụ được mua ở một mức giá cụ thể.
Cầu dịch vụ bao gồm: Cầu thực tế, cầu tiềm ẩn, cầu thay thế và cầu đổi hướng.
*Sự phát triển: Sự hình thành và phát triển cầu dịch vụ xuất phát từ nhu cầu dịch
vụ được thể hiện trên thị trường. Nhu cầu dịch vụ phát triển thành mong muốn của con
người, đòi hỏi phải được thỏa mãn, cùng với khả năng thanh toán, khách hàng có sức
mua sản phẩm dịch vụ, và có điều kiện sẽ chuyển hóa thành cầu dịch vụ. Như vậy, cầu
dịch vụ chính là nhu cầu dịch vụ có khả năng thanh toán và được thể hiện trên thị
trường,
1.1.2. Đặc điểm của nhu cầu và cầu dịch vụ

Vì cầu dịch vụ xuất phát từ nhu cầu nên việc tách biệt những đặc điểm của cầu
dịch vụ và nhu cầu dịch vụ là không thể. Nhu cầu và cầu dịch vụ có các đặc điểm sau:
- Nhu cầu và cầu dịch vụ phát triển nhanh chóng cùng với sự phát triển của nền
kinh tế.
- Nhu cầu và cầu dịch vụ có tính vô hạn (không giới hạn).
- Nhu cầu và cầu dịch vụ rất đa dạng, phong phú.
2


- Nhu cầu và cầu dịch vụ có tính đồng bộ, tổng hợp.
- Nhu cầu và cầu dịch vụ có tính thời vụ, thời điểm.
- Nhu cầu và cầu dịch vụ có biên độ giao động không đều nhau giữa các loại hoạt
động dịch vụ và giữa các tập khách hàng cùng tiêu dùng một loại dịch vụ.
- Nhu cầu và dịch vụ có tính linh hoạt.
- Nhu cầu và cầu dịch vụ có tính lan truyền.
Từ các đặc điểm trên, các cơ sở cung ứng dịch vụ cần nghiên cứu nhu cầu khách
hàng theo các nội dung: Thu thập bình quân đầu người của dân cư, xu hướng chỉ tiêu
cho dịch vụ của cư dân, sự phát triển của khoa học - công nghệ, tốc độ tăng trưởng
GDP của dịch vụ,…
1.2. Nội dung quản trị cầu dịch vụ
1.2.1. Nghiên cứu nhu cầu dịch vụ của hành khách
1.2.1.1. Nghiên cứu sự mong đợi của khách hàng
* Các mong đợi của khách hàng:
Giữa mong đợi của khách hàng và chất lượng dịch vụ có một mối quan hệ chặt
chẽ, việc đáp ứng đúng mong đợi của khách hàng chưa thể khẳng định là chất lượng
dịch vụ cao vì khách hàng nghĩ mình phải được phục vụ như vậy.Về bản chất, khách
hàng muốn những mong đợi của họ được đáp ứng một cách hoàn toàn và nhất quán.
Khách hàng có xu hướng cảm nhận về chất lượng sản phẩm và dịch vụ bằng phép so
sánh sản phẩm/dịch vụ thực tế mà họ nhận được với những mong đợi mà họ có trước
khi mua sắm chúng. Dịch vụ bị coi là không thỏa mãn khi mong đợi không được đáp

ứng, được coi là thỏa mãn khi được đáp ứng và được đánh giá là tuyệt vời khi thực tế
vượt quá mong đợi.
Khi có nhu cầu về dịch vụ, khách hàng luôn mong đợi một dịch vụ hoàn hảo, giá
trị có thể được nhìn nhận một cách đơn giản là có được dịch vụ nhanh hơn, tốt hơn và
rẻ hơn.
* Các mức độ mong đợi dịch vụ của khách hàng
Các mong đợi dịch vụ của khách hàng gồm hai mức độ:
 Mong đợi dịch vụ ở mức độ cao là mức độ dịch vụ mà khách hàng hy vọng
nhận được, thường gắn với thị trường dịch vụ nói chung.
 Mong đợi dịch vụ mức độ thấp là mức độ dịch vụ mà khách hàng chấp nhận
nhận được, thường gắn với dịch vụ của từng nhà cung ứng cụ thể.
Trong thực tế, khách hàng luôn đánh giá sự thực hiện dịch vụ theo cả hai mức độ
trên. Đó là đánh giá những gì nhận được so với những gì họ hy vọng và có thể chấp

3


nhận được. Một vùng chấp nhận được xác định bởi khoảng cách giữa dịch vụ mong
muốn và dịch vụ thỏa đáng.
*Các nguồn thông tin hình thành mong đợi dịch vụ của khách hàng
Sự mong đợi dịch vụ của khách hàng được xác định dựa trên 4 nguồn thông tin:
Thông tin truyền miệng, nhu cầu cá nhân, kinh nghiệm trải qua và quảng cáo khuếch
trương, trong đó yếu tố thông tin truyền miệng là quan trọng nhất, vì vừa hiệu quả nhất
mà lại tốn ít kinh phí nhất.
1.2.1.2. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu và cầu dịch vụ
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành nhu cầu dịch vụ của khách hàng có thể
kể đến các yếu tố chủ yếu như: Thu nhập cá nhân, giá cả sản phẩm dịch vụ, phong tục
tập quán tiêu dùng, sở thích thị hiếu của khách hàng, sự biến động của các yếu tố kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội và một số các yếu tố khác như yếu tố tự nhiên, cung dịch
vụ…

1.2.1.3. Nghiên cứu sự thỏa mãn nhu cầu dịch vụ của khách hàng
Các nhà quản trị có thể dựa trên cơ sở so sánh sự mong đợi và cảm nhận của
khách hàng về suất dịch vụ để đánh giá mức độ thỏa mãn nhu cầu về dịch vụ của
khách hàng, thể hiện ở 3 trạng thái như sau:
 Nhu cầu được thỏa mãn hoàn toàn là trạng thái xảy ra khi khách hàng được thỏa
mãn về cả 4 yếu tố của gói dịch vụ: Phương tiện hỗ trợ, hàng hóa cần thiết , dịch vụ
hiện và dịch vụ ẩn. Đây là mức độ tối ưu của sự thỏa mãn nhu cầu về dịch vụ của
khách hàng. Ở trạng thái này dịch vụ có mức chất lượng tuyệt vời nhất, cảm nhận vượt
quá sự mong đợi của khách hàng.
 Nhu cầu được thỏa mãn một phần là trạng thái cầu không được thỏa mãn hoàn
toàn, một hoặc vài yếu tố của suất dịch vụ trọn gói không được thỏa mãn. Cảm nhận
về dịch vụ của khách hàng lúc này gần như sự mong đợi.
 Nhu cầu không được thỏa mãn là trạng thái xảy ra khi tất cả các yếu tố của suất
dịch vụ trọn gói đều không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Ở trạng thái này
cảm nhận về dịch vụ của khách hàng dưới mức mong đợi.
Thực tế cho thấy, các dịch vụ cung ứng thường đạt được trạng thái thỏa mãn một
phần nhu cầu.
*Phương pháp nghiên cứu nhu cầu thể hiện qua 3 bậc, mặc dù trên thực tế đó là
một dải mang tính liên tục.
1.2.2. Quản lý cầu dịch vụ
1.2.2.1. Quản lý cầu hiện tại

4


Là quản lý khách hàng hiện tại của cơ sở dịch vụ với mục đích nhằm quản lý sự
trung thành của khách hàng. Vì vậy, các nhà cung ứng dịch vụ cần thực hiện chương
trình đảm bảo chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng. Việc duy trì khách hàng trung
thành là hết sức quan trọng vì khách hàng trung thành mang lại nhiều lợi ích cho cơ sở
dịch vụ, hoạt động kinh doanh được duy trì, mặt khác chi phí để giữ chân khách hàng

trung thành thấp hơn so với chi phí bỏ ra để thu hút khách hàng mới. Khách hàng được
thỏa mãn tạo ra nhiều ảnh hưởng phụ có lợi về uy tín, khách hàng hài lòng là sự quảng
cáo tốt nhất cho cơ sở dịch vụ. Số khách hàng quay trở lại tỷ lệ nghịch với chi phí.
Hiệu quả nội bộ đạt được do chính đội ngũ nhân viên được thỏa mãn, là động lực thúc
đẩy thực hiện các dịch vụ phục vụ khách hàng với chất lượng cao nhất.
Để quản lý khách hàng hiện tại, có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Xây dựng danh mục khách hàng thường xuyên và có chính sách chăm sóc
khách hàng này.
- Thường xuyên lấy ý kiến khách hàng, xử lý thật nhanh, thật tốt những lời phàn
nàn của khách hàng, từ đó khắc phục những khiếm khuyết.
- Linh hoạt thay đổi phương pháp kinh doanh cho phù hợp với khách hàng,
không phải là tìm cách thay đổi thị trường cho phù hợp với doanh nghiệp.
- Khuyến khích nhân viên giao tiếp với khách hàng, tạo mối quan hệ thân thiện.
- Biến nhu cầu gián đoạn thành nhu cầu liên tục.
- Khuyến khích vật chất dưới dạng thường cho khách hàng giữ mối quan hệ với
doanh nghiệp.
Như vậy, các doanh nghiệp dịch vụ cần đối xử với khách hàng như thể thương lai
của doanh nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào khách hàng. Nếu thực hiện được, doanh
nghiệp sẽ có được sự hài lòng của khách hàng tạo điều kiện để họ quay trở lại doanh
nghiệp ngày một nhiều hơn.
1.2.2.2. Quản lý cầu tiềm ẩn
Là quản lý khách hàng tiềm năng của cơ sở dịch vụ nhằm mục đích thu hút
thêm khách hàng mới, nhà quản trị cần thực hiện các giải pháp sau:
- Tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá.
- Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Áp dụng chính sách giá cả hợp lý.
- Sử dụng hệ thống đặt hàng trước/ đăng ký trước.
- Thực hiện chiến dịch khuyến mại hợp lý và có hiệu quả để kích cầu.
- Áp dụng các biện pháp quản lý hàng chờ hiệu quả.


5


PHẦN 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CẦU DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH
KHÁCH BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÁC TỈNH VEN BIỂN MIỀN BẮC
VIỆT NAM.
2.1. Khái quát về dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường biển tại các
tỉnh ven biển miền bắc Việt Nam
Dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường biển là hình thức vận chuyển con
người từ nơi này sang nơi khác bằng đường biển. Phương tiện chính dùng trong vận
chuyển hành khách đường biển là tàu thuyền. Trong đó chia làm 2 loại chính là cỡ nhỏ
và tàu cỡ lớn.
Tàu cỡ nhỏ: sở hữu khả năng chuyên chở hành khách ở một mức hạn chế, sức
cản nước yếu nên chỉ phù hợp di chuyển ở các vùng biển nông, phục vụ cho các
chuyến tham khảo gần bờ.
Tàu cỡ lớn: có kích thước và khả năng chuyên chở lớn, thuộc những dạng tàu
hạng sang phục vụ cho những chuyến ra biển dài ngày của nhiều người. Ở trên những
con tàu dạng này sẽ có đầy đủ tiện nghi đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của con
người như trên đất liền.
Để có được những chuyến đi trên biển, mỗi cá nhân sẽ phải chi trả một khoản phí
nhất định. Tùy theo số lượng hành khách trên một tàu, chất lượng tàu, thời gian di
chuyển,... mà hành khách sẽ phải chi trả những mức tiền khác nhau giao động khoảng
từ vài trăm nghìn đến vài chục triệu đồng. Trung bình một khách đi du thuyền chi tiêu
khoảng 100USD - 200 USD/lần cập cảng. Khi một tàu khách hay du thuyền cập cảng,
doanh nghiệp kinh doanh cảng sẽ thu khoảng 30.000 USD phí cảnh.
Theo con số thống kê đến hết năm 2019, đã có hơn 16.000 lượt tàu biển và gần
100.000 lượt khách quốc tế di chuyển bằng đường biển đến các tỉnh Ven biển miền bắc
Việt Nam, ước tính đạt khoảng 2,5% đến 3% tổng lượng khách quốc tế, thấp hơn nhiều
so với lượng khách di chuyển bằng đường hàng không và đường bộ.
Về cơ sở vật chất: Trên các tàu chở hành khách đều có trang bị áo phao, bình

chữa cháy, thiết bị định vị vệ tinh (GPS) và những trang thiết bị sơ cấp cứu đúng tiêu
chuẩn. Ở nhiều tàu có bộ phận nhà hàng dùng để nấu đồ ăn phục vụ hành khách, hay
có vị trí buồng ngủ để phục vụ cho những đối tượng khách lưu trú, du lịch ngủ qua
đêm.
Tuy nhiên, ở các tỉnh ven biển miền bắc Việt Nam số lượng cảng dành cho việc
đón các tàu thuyền còn hạn chế chỉ có duy nhất 1 cảng tàu khách quốc tế chuyên biệt ở
tỉnh Quảng Ninh (cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai: cảng được thiết kế có cầu cảng dài
524m, sàn đón trả khách có diện tích 3.900m2, cầu dẫn từ bờ ra bến cảng dài 785m, có
6


thể tiếp nhận được tàu du lịch quốc tế lớn nhất hiện nay trên thế giới dài khoảng 330m
sức chở 6.500 hành khách và có thể đón đồng thời 2 tàu khách cỡ lớn có trọng tải đến
225.000GT. Riêng khu vực nhà ga hành khách có diện tích 7.600m2 được thiết kế 3
tầng hiện đại, đẳng cấp, diện tích sử dụng mỗi tầng rộng 4.500m2). Còn ở các tỉnh ven
biển miền bắc khác như Hải Phòng, Nam Định,... các hệ thống cảng vẫn đảm nhiệm cả
hai vai trò là cảng tàu khách và cảng hàng hóa, không chia tách chuyên biệt nên không
tạo được sự tiện nghi trong dịch vụ đón khách. Khách phải trung chuyển bằng đò để
vào cảng… Thực tế này trở thành điểm nghẽn hạn chế sự phát triển của dịch vụ vận
chuyển hành khách bằng đường biển ở các tỉnh ven biển miền bắc.
2.2. Phân tích đặc điểm cầu dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường
biển tại các tỉnh ven biển miền bắc Việt Nam
2.2.1.Đặc điểm cầu dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường biển tại các
tỉnh ven biển miền bắc Việt Nam:
+ Cầu của dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường biển tại các tỉnh ven biển
miền bắc phát triển nhanh chóng cùng với phát triển của nền kinh tế. Nước ta và đang
là một trong những nước có nền kinh tế đang phát triển, kèm theo đó là nhu cầu về đi
du lịch cũng phát triển theo, thay vì đi những nơi trong đất liền, thì người dân sẵn
sàng chi trả mức tiền cao hơn để ra các đảo, đi du lịch nước ngoài bằng phương tiện
giao thông đường biển, điều này cũng tạo ra cảm giác mới lạ, thích thú hơn và thậm

chí là nhanh hơn so với đi đường bộ hoặc một số phương tiện khác.
+ Nhu cầu và cầu dịch vụ này có tính vô hạn. Nhu cầu của con người là không có
điểm dừng cuối cùng, khác với nhu cầu hàng hóa. Do khách hàng luôn cảm thấy
khoảng cách giữa sản phẩm dịch vụ mong muôn và dịch vụ được cung cấp, nên khách
hàng luôn cảm thấy không thỏa mãn nhu cầu của mình, các nhà cung ứng khó để thỏa
mãn hết nhu cầu khách hàng.
Đối với cầu dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường biển tại các tỉnh ven
biển miền bắc cũng vậy, mức phát triển của xã hội ngày nay thì nhu cầu của con người
cũng tăng theo, và sẽ thường không có xu hướng quay lại dùng ở mức độ thấp hơn.
Khách hàng mà đang dùng dịch vụ ở loại tàu hạng cao cấp thì rất hiếm khi lần sau
chon tàu để đi sẽ chọn tàu có hạng bình dân.
Ảnh hưởng của môi trường tiêu dùng cũng làm tăng nhu cầu về dịch vụ. Khi
khách hàng có sự thỏa mãn trong quá trình tiêu dùng dịch vụ thì cũng có nhu cầu tiếp
theo đối với loại hình dịch vụ đó. Khi khách hàng được phục vụ tốt trong các gói dịch
vụ tàu biển chỉ bao gồm vé đi thì dễ phát sinh mua vé cả combo vé tàu, ăn uống, và
dịch vụ chăm sóc khác trên tàu.
7


+ Nhu cầu và dịch vụ rất đa dạng phong phú. Đối với cầu của dịch vụ biển ở phía
Bắc thì sự đa dạng của nhu cầu dịch vụ thể hiện ở cả chủng loại, chất lượng, giá cả.
Dịch vụ phát triển theo nhiều đẳng cấp, thang bậc khác nhau và nhà cung ứng luôn cần
sáng tạo sự da dạng của sản phẩm để kích thích sản sinh nhu cầu. Với từng đối tượng
có mức thu nhập khác nhau thì sẽ sử dụng các gói dịch vụ tàu biển, phòng ở trên tàu
khác nhau, như vậy để đáp ứng được nhu cầu của khách thì các nhà quản trị dịch vụ ở
các vùng ven biển như: Hạ Long, Hải Phòng,...đã nghĩ ra nhiều gói sản phẩm( hạng A,
hạng B,...) sao cho giá cả phù hợp với từng đối tượng.
+ Nhu cầu và dịch vụ có tính đồng bộ, tổng hợp. Để thỏa mãn một nhu cầu về
dịch vụ đồng thời phải có một lượng hàng hóa dịch vụ nhất định. Khi khách hàng có
nhu cầu càng nhiều đối với dịch vụ vận chuyển khách hàng bằng đường biển, thì các

nhà cung ứng phải kịp thời nhận ra và đáp ứng để phục vụ đủ số lượng cho khách
hàng, điều này thường sảy ra trong những mùa nghỉ lễ tết, hoặc mùa hè khi nhu cầu du
lịch biển ở miêng Bắc tăng cao.
+ Nhu cầu về dịch vụ ở phía Bắc có tính thời vụ, thời điểm. Sự biến động lặp đi
lặp lại hàng năm của nhu cầu và dịch vụ tạo nên tính thời vụ thời điểm. Các yếu tố ảnh
hưởng đến cầu dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường biển tại các tỉnh ven biển
miền bắc Việt Nam như là thời tiết có 4 mùa, có mùa đông lạnh nên vào thời gian này
nhu cầu về du lịch biển giảm, nên sử dụng dịch vụ vận chuyển bằng đường biển cũng
giảm một phần, hay các quy định pháp luật về ngày nghỉ lễ trong năm cũng sẽ ảnh
hưởng đến thời vụ của loại dịch vụ này, vào các ngày nghỉ lễ tết, người dân sẽ về quê,
hay chọn đi du lịch nhiều hơn từ đó nhu cầu dịch vụ này cũng cao hơn.
+ Nhu cầu và dịch vụ có biên độ giao động không đồng đều nhau giữa các loại
hoạt động dịch vụ và các tập khách hàng cùng tiêu dùng một loại hình dịch vụ. Đặc
điểm này phát sinh từ tính thời vụ, thời điểm của cầu dịch vụ. Trong gian gian nghĩ lễ
hoặc mùa hè thì nhu cầu sử dụng dịch vụ vận chuyển bằng đường biển tại các vùng
biển phía Bắc như: Quảng Ninh, Hải Phòng,.. sẽ cao hơn các ngày bình thường. Các
nhà cung ứng dịch vụ này cần nghĩ ra các biện pháp khác nhau như: giảm giá vé cho
các ngày không lễ tết, cuối tuần để thu hút khách đi tàu vào các ngày trong tuần, có
các giải pháp giảm bớt sự giao động bằng cách dịch chuyển nhu cầu mà không ảnh
hướng đến chất lượng.
+ Nhu cầu dịch vụ có tính linh hoạt. Nhu cầu và cầu dịch vụ dễ bị thay thế, dễ bị
đổi hướng bởi các dịch vụ khác. Khi thu nhập thấp, con người thường chỉ cần được sử
dụng dịch vụ vẩn chuyển tàu cơ bản, nhưng khi đã có thu nhập cao hơn thì sẽ lựa chọn
tàu có dịch vụ cao cấp hơn, được phục vụ nhiều hơn. Các nhà cung ứng phải luôn cập
nhật thay đổi các dịch vụ vé tàu đa dạng hóa, đổi mới
8


+ Nhu cầu dịch vụ có tính lan truyền. Đối với dịch vụ vận chuyển khách hàng
bằng đường biển, cũng sẽ có đặc điểm này. Khi khách hàng có dự định sẽ sử dụng các

dịch vụ thì sẽ tìm hiểu qua các phương tiện truyền thông hoặc hỏi người đi trước, vì
vậy các nhà cung ứng phải cẩn trọng hơn khi cung ứng dịch vụ, phải đảm bảo chất
lượng là đồng đều.
2.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ vận chuyển hành khách bằng
đường biển tại các tỉnh ven biển miền bắc Việt Nam
- Giá dịch vụ: Nhìn chung ở các tỉnh ven biển miền bắc thì có những mức giá khá
đa dạng từ thấp tới cao nên đáp ứng được cho nhiều đối tượng khác nhau như giá cước
tàu vận chuyển khách tham quan vịnh Hạ Long theo hợp đồng chuyến trọng tải 48
khách tại tuyến tham quan chỉ từ 2,6 triệu đồng đến 3,5 triệu đồng/chuyến/đoàn, hay ở
mức cao hơn như giá vé trên du thuyền Paloma khoảng 3,5 triệu đồng/1 người dành
cho hành trình 2 ngày, 1 đêm,…
Mức giá đa dạng, là điểm thu hút lớn đối với khách quốc tế cũng như nội địa. Khi
giá cả của dịch vụ vận chuyển tăng thì cầu về dịch vụ vận chuyển giảm và khi giá cả
dịch vụ vận chuyển mà giảm thì cầu về dịch vụ vận chuyển sẽ tăng lên.
- Ngoài việc chịu tác động trực tiếp của giá cả của dịch vụ, thì cầu về dịch vụ vận
chuyển hành khách bằng đường biển của các tỉnh ven biển miền bắc còn chịu tác động
của một số yếu tố về giá khác như: giá của các dịch vụ ăn uống, giải trí, …
- Thu nhập của hành khách: Đối với khách là những người có thu nhập cao và ổn
định, nhu cầu phục vụ của họ rất khắt khe và đòi hỏi sự chuyên nghiệp. Đây là lý do
tại sao các tàu vận chuyển có phong cách thiết kế, dịch vụ đi kèm và phong cách phục
vụ luôn được quan tâm tới. Với đối tượng hành khách này, ở đâu đáp ứng dịch vụ tốt
hơn thì họ tìm đến. Những khách hàng có thu nhập thấp hơn, sẽ lựa chọn những dịch
vụ vận chuyển với giá thành thấp hơn, hoặc lựa chọn sử dụng những dịch vụ vận
chuyển thay thế khác.
- Các dịch vụ cung ứng bổ sung: Tại các tỉnh thành ven biển miền bắc như Quảng
Ninh, Hải Phòng,…có rất nhiều điểm tham quan, giải trí lớn, nhà hàng ăn uống... dễ
dàng đáp ứng nhu cầu đa dạng của hành khách. Các dịch vụ này có thể hấp dẫn khách
du lịch đến với các tỉnh ven biển miền bắc nhiều nhiều hơn, góp phần làm tăng cầu
dịch vụ vận chuyển hành khách trên biển của các tỉnh ven biển miền bắc Việt Nam
- Ngoài ra, các yếu tố về thái độ, phong cách, chất lượng phục vụ của nhân viên,

… cũng tác động mạnh mẽ đến cầu dịch vụ vận chuyển hành khách trên biển. Những
công ty, doanh nghiệp vận chuyển hành khách trên biển có thái độ phục chuyên nghiệp
sẽ thu hút được một lượng khách hàng nhất định tham gia dịch vụ này.

9


2.3. Phân tích thực trạng quản lý cầu dịch vụ vận chuyển hành khách bằng
đường biển tại các tỉnh ven biển miền bắc Việt Nam
2.3.1. Quản lý cầu hiện tại
Việt Nam may mắn sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển loại hình dịch vụ này,
song thời gian qua, lượng khách du lịch tàu biển chỉ chiếm khoảng 2,5 đến 3% tổng
lượng khách quốc tế, thấp hơn nhiều so với lượng khách di chuyển bằng đường không,
đường bộ. Ðây là thực trạng cần được nghiêm túc nhìn nhận.
- Cơ sở hạ tầng: Đa phần các cảng đón khách tàu biển tại Việt Nam, vì là cảng
tổng hợp vừa làm hàng vừa đón tàu khách nên yếu tố cơ sở hạ tầng chưa thể đáp ứng
hoàn toàn nhu cầu đón khách như: thiếu nhà ga hành khách và vị trí đón khách riêng
biệt, dùng chung lối đi với tàu hàng.
Mặt khác, một số cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển du lịch biển nói
riêng như thời hạn lưu trú cho khách là 5 ngày hiện không còn phù hợp, vấn đề hạn
chế tốc độ trên các tuyến quốc lộ, lệ phí cảng biển, cấm các loại hình vui chơi giải trí
sau 12h đêm... đã tạo ra một số rào cản phát triển du lịch tàu biển. Hơn nữa, vấn đề vệ
sinh môi trường tại các cảng biển chưa được quan tâm đúng mức đã tạo ấn tượng
không tốt đến du khách.
- Xây dựng danh mục khách hàng thường xuyên và có chính sách chăm sóc
những khách hàng này. Cấp độ cũng có sự khác nhau. Nếu là thành viên VIP, khách
hàng sẽ nhận được nhiều ưu đãi hơn so với thành viên thông thường.
- Thường xuyên lấy ý kiến khách hàng: Thông thường, khoảng 1 năm 1 số ít cơ
sở sử dụng những bảng khảo sát trên docs.google.com để lấy ý kiến của khách hàng.
Số khác, qua khảo sát bằng giấy để khách hàng sẽ điền trực tiếp phản hồi về sử dụng

dịch vụ cũng như đánh giá mức độ hài lòng của họ.
- Linh hoạt thay đổi phương pháp kinh doanh cho phù hợp với khách hang: Việc
đi vào vận hành của Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long - cảng tàu khách du lịch quốc tế
chuyên biệt đầu tiên của Việt Nam do doanh nghiệp tư nhân đầu tư đã mở ra hướng đi
mới trong việc huy động tiềm lực
Các dịch vụ cho thuê tàu chở khách an toàn, rộng rãi thoáng mát, có đủ các dụng
cụ cần thiết cũng như các thiết bị bảo hộ, đẩy đủ tiện nghi; giúp khách hàng chủ động,
tự do về thời gian di chuyển; thủ tục thuê tàu đơn giản, nhanh chóng; giá thành hấp
dẫn…
- Trình độ nhân lực phục vụ: Hiện nay, nguồn nhân lực được đào tạo và có kinh
nghiệm trong ngành du lịch vẫn còn thiếu, do vậy cần gấp rút đào tạo nhân lực và bổ
sung các kiến thức chuyên ngành về du lịch đặc biệt là chuyên ngành về du lịch đón
10


tàu biển. Trong thời gian tới, cần tăng cường kết nối với các trường đại học, cao đẳng
du lịch để thực hiện các khóa học nâng cao về kiến thức chuyên ngành du lịch. Tiếp
tục xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp, giỏi kiến thức du lịch và ngoại ngữ để sẵn
sàng đứng ra giải quyết các tình huống cho khách tại Cảng.
- Khuyến khích vật chất dưới dạng thưởng cho khách hàng giữ mối quan hệ với
doanh nghiệp: Giảm vé vận chuyển, tặng nước miễn phí, mũ, túi bảo vệ môi trường…
khi khách hàng tham gia di chuyển đánh thẳng vào tâm lí người tiêu dùng. Đây là
những món quà mang giá trị vật chất không lớn nhưng giá trị tinh thần không kể hết.
2.3.2. Quản lý cầu tiềm năng
Với mục đích thu hút thêm khách hàng mới, các cơ quan quản lý nhà nước cũng
như công ty dịch vụ đã có những giải pháp quản lý cầu tiềm năng thiết thực, hiệu quả.
 Tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá
Các hoạt động xúc tiến quảng bá dịch vụ vận tải hành khách bằng đường biển
liên tục được triển khai. Bên cạnh hình thức vận tải hành khách bằng đường hàng
không, đường bộ, đường sắt, vận tải biển thời gian qua đã được chú trọng phát triển và

đạt được những thành tựu đáng kể. Các hoạt động xúc tiến được triển khai ở cả hai
chiều xúc tiến bán và xúc tiến mua. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hành
khách bằng đường biển đã tích cực hợp tác, chia sẻ lợi ích kinh doanh với nhiều đối
tác để mở rộng mối quan hệ làm ăn. Họ cũng triển khai các chương trình giảm giá vé,
tặng vé để kích cầu dịch vụ. Về phần quảng bá, các sản phẩm truyền thông liên tục
được sản xuất với những ý tưởng, cách làm sáng tạo, mới mẻ. Bên cạnh các ấn phẩm
quảng bá truyền thống như pano, áp phích, biển hiệu, các công ty cũng đã chú trọng
nhiều hơn vào mảng quảng bá online. Tận dụng lợi thế của công nghệ và mạng xã hội,
các sản phẩm quảng bá được truyền đi nhanh hơn với độ bao quát lớn. Cùng với đó,
việc tổ chức định kỳ các hoạt động quảng bá du lịch trên các du thuyền đã góp phần
quảng bá du lịch nói chung, hình thức vận tải biển nói riêng, qua đó thu hút hành
khách sử dụng dịch vụ. Du lịch tàu biển đang có mức tăng ấn tượng, đã có hơn 215
nghìn lượt khách trên 200 chuyến tàu cập cảng Việt Nam.
 Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
Phát triển hệ thống cảng biển, xây dựng cảng tàu biển chuyên biệt đón khách du
lịch, thu hút đầu tư xây dựng bến du thuyền đẳng cấp quốc tế, xây dựng hệ thống
logistics trong và ngoài cảng (như phòng chờ, khu vực giải quyết thủ tục xuất nhập
cảnh, trung tâm mua sắm, quầy thông tin, kho hàng, bãi đậu xe…). Thực tế, nhiều
cảng biển đã được đầu tư, nâng cấp trở thành cảng chuyên dụng đón khách du lịch tàu
biển. Trong đó, Quảng Ninh đã đưa vào hoạt động Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, là
cảng tàu khách du lịch quốc tế chuyên biệt đầu tiên tại Việt Nam có thể đón tàu có
11


trọng tải lên đến 225.000 GRT, với tổng số người lên đến 8.460. Qua đó đủ năng lực
đón cả khách nội địa và khách quốc tế. Đặc biệt với hiệu quả hoạt động lạc quan thời
gian qua, đây sẽ là một động lực góp phần tạo đà tăng trưởng khách mới cho Quảng
Ninh, giúp Quảng Ninh sớm đạt mục tiêu đón 16 triệu lượt khách vào năm 2020.
 Áp dụng chính sách giá cả hợp lý
Giá vé dịch vụ vận tải hành khách bằng đường biển luôn được đảm bảo ở mức

hợp lý, đảm bảo cân bằng phù hợp giữa nguồn thu từ khách du lịch nội địa và khách
du lịch quốc tế. Giá vé không được quá cao so thu nhập bình quân của du khách nội
địa, nhưng cũng không thể quá thấp vì khách quốc tế với thu nhập cao hơn chiếm một
tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách hàng sử dụng dịch vụ này. Hiện nay khách quốc tế
nhập cảnh bằng đường biển vào Việt Nam đang được áp dụng chính sách cấp thị thực
với mức phí 5 USD/ người, đồng thời thủ tục nhập cảnh được đơn giản hóa, rút ngắn
thời gian chờ đợi của du khách.
 Sử dụng hệ thống đặt hàng trước/đăng ký trước
Khách hàng có thể đặt trước dịch vụ vận tải biển bằng cách đăng ký qua website
của công ty, qua các nền tảng liên kết online hoặc các đại lý có văn phòng tại các khu
du lịch. Với sự phát triển của ngàng tài chính – tín dụng cũng như các nền tảng thanh
toán trực tuyến thay vì tiền mặt, khách hàng có thể dễ dàng và nhanh chóng đặt trước
các vé di chuyển bằng đường biển.
 Thực hiện chiến dịch khuyến mại hợp lý và có hiệu quả để kích cầu
Các chiến dịch khuyến mại luôn được tận dụng thực hiện vào những thời điểm
hấp dẫn để kích cầu thu hút du khách. Tiêu biểu như tại các khu du lịch, vào các dịp
nghỉ lễ, các ngày hội truyền thống địa phương, các sự kiện văn hóa thể thao có sức ảnh
hưởng, … để thu hút hành khách sử dụng dịch vụ vận tải biển, các công ty sẽ thực hiện
các chương trình giảm giá trực tiếp trên giá vé hoặc gián tiếp bằng các combo voucher
thông qua việc liên kết với các dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí, …
 Áp dụng các biện pháp quản lý hàng chờ phù hợp
Các cảng biển được đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp để mở rộng quy mô, nâng
cao công suất hoạt động, giúp giảm thời gian tàu phải neo đậu ngoài bờ. Hệ thống nhà
ga cảng biển cũng được đầu tư rất nhiều với những tiện ích hiện đại đi kèm để thỏa
mãn nhu cầu của du khách trong lúc chờ làm thủ tục trước và sau khi sử dụng dịch vụ
vận tải biển.

12



2.4. Đánh giá chung
2.4.1. Ưu điểm
- Dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường biển có mức giá vận chuyển thấp,
tối ưu chi phí bởi nó có mức giá đa dạng, hầu hết giá cả của các dịch vụ đều ở mức khá
thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới đây là điểm thu hút lớn đối với
khách quốc tế cũng như nội địa. Hơn thế nữa nó không phải chịu nhiều chi phí đường
xá, đăng kiểm hay chi phí hàng không quá lớn điều này giúp tăng thêm lợi nhuận cho
doanh nghiệp một cách tốt nhất.
- Độ an toàn cao cho hành khách: Đường bộ hay xảy ra tai nạn do có nhiều
phương tiện tham gia giao thông còn đường biển có đường lưu thông rất rộng nên rất
hiếm xảy ra hiện tượng đâm va giữa các tàu.
- Khả năng vận chuyển hành khách với số lượng lớn
- Thúc đẩy các dịch vụ vận tải đường biển khác (du lịch): do cầu của dịch vụ vận
chuyển hành khách bằng đường biển tại các tỉnh ven biển miền bắc phát triển nhanh
chóng cùng với phát triển của nền kinh tế (xuất phát từ nhu cầu về đi du lịch cũng phát
triển theo, thay vì đi những nơi trong đất liền, thì người dân sẵn sàng chi trả mức tiền
cao hơn để ra các đảo). Hơn thế nữa khi vận chuyển hành khách trên biển phát triển
cũng tác động tích cực tới ngành công nghiệp đóng tàu trong nước. Với việc nhu cầu
sử dụng tàu thuyền trên biển nhiều, đa dạng chủng loại và công nghệ mới, nó sẽ là yếu
tố để các công ty đóng tàu hoạt động hiệu quả hơn.
- Cơ sở hạ tầng: Sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển loại hình dịch vụ này với
đa phần các cảng đón khách tàu biển tại Việt nam, có điều kiện tự nhiên với chiều dài
đường bờ biển trên 10km tạo điều kiện để loại hình dịch vụ này phát triển hơn.
Tuy nhiên các ưu điểm này còn rất hạn chế so với các dịch vụ vận tải khác vì thế
ngành nên đưa ra những giải pháp quản lý cầu tiềm năng thiết thực, hiệu quả của các
cơ quan quản lý nhà nước cũng như công ty dịch vụ để thu hút được nhiều khách hàng.
2.4.2.Nhược điểm
- Dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường biển phụ thuộc rất nhiều vào thời
tiết, điều kiện tự nhiên. Đây là nhược điểm lớn nhất của dịch vụ vận chuyển hành
khách bằng đường biển tại miền Bắc. Miền Bắc có mùa đông lạnh nên vào thời gian

này, nhu cầu về du lịch biển giảm nên sử dụng dịch vụ vận chuyển bằng đường biển
cũng giảm một phần. Thời tiết trên biển thay đổi liên tục, những khi mưa bão bất ngờ
sẽ làm tàu bị đe doạ, làm cho lịch trình chuyến đi bị thay đổi hoặc bị trì hoãn nhiều
ngày, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến khách hàng vì khi đã chuẩn bị tươm tất cho
chuyến đi, chắc chắn không ai muốn gặp phải trường hợp bị hoãn chuyến, bị huỷ
13


chuyến; đặc biệt khi có áp suất nhiệt đới, hay song thần sẽ rất nguy hiểm và nếu tàu
không kịp neo đậu vào bờ tránh bão an toàn sẽ có thể gặp tai nạn đáng tiếc.
- Cơ sở hạ tầng còn hạn chế: Ở các tỉnh ven biển miền bắc Việt Nam số lượng
cảng dành cho việc đón các tàu thuyền còn hạn chế chỉ có duy nhất 1 cảng tàu khách
quốc tế chuyên biệt ở Tỉnh Quảng Ninh. Còn ở các tỉnh ven biển miền bắc khác như
Hải Phòng, Nam Định... các hệ thống cảng vẫn đảm nhiệm cả hai vai trò là cảng tàu
khách và cảng hàng hóa, không chia tách chuyên biệt nên không tạo được sự tiện nghi
trong dịch vụ đón khách. Khách phải trung chuyển từ xa để vào cảng. Đa phần các
cảng đón khách tàu biển tại Việt nam, vì là cảng tổng hợp vừa làm hàng vừa đón tàu
khách nên yếu tố cơ sở hạ tầng chưa thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu đón khách như:
thiếu nhà ga hành khách và vị trí đón khách riêng biệt, dùng chung lối đi với tàu hàng.
Mặt khác, một số cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển du lịch biển nói riêng như
thời hạn lưu trú cho khách là 5 ngày hiện không còn phù hợp, vấn đề hạn chế tốc độ
trên các tuyến quốc lộ, lệ phí cảng biển, cấm các loại hình vui chơi giải trí sau 12h
đêm... đã tạo ra một số rào cản phát triển du lịch tàu biển. Hơn nữa, vấn đề vệ sinh môi
trường tại các cảng biển chưa được quan tâm đúng mức đã tạo ấn tượng không tốt đến
du khách.
- Thiếu hụt về nguồn nhân lực, còn gặp khó khăn trong việc đáp ứng nguồn nhân
lực được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản. Dù nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho
ngành hàng hải không ngừng gia tăng tuy nhiên giới trẻ vẫn không mặn mà và lượng
người theo học ngành này liên tục giảm trong 10 năm qua. Lí do đầu tiên có thể kể đến
công việc nặng nhọc nhưng lương thấp, đây là ngành đặc thù, môi trường làm việc vất

vả, phải xa gia đình, trong khi đó mức lương khởi điểm cho ngành này không cao,
chưa kể đến những rủi ro mang tính đặc thù mà ngành này có thể gặp, dẫn đến giới trẻ
không còn mặn mà với ngành đi biển. Đối với ngành du lịch – ngành kinh tế mũi nhọn
ở nước ta, để có thể cạnh tranh trên thị trường du lịch thì đòi hỏi nguồn nhân lực phải
được đào tạo bài bản, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng để xây dựng, nâng cao, hoàn thiện
các sản phẩm du lịch cũng như dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, Việt Nam chúng ta hiện
đang thiếu rất nhiều nhân lực có trình được, được đào tạo bài bản và có đủ niềm đam
mê với ngành công nghiệp không khói này. Bên cạnh đó, đây là ngành đặc thù mà việc
đào tạo trong ngành lại chưa đủ thực tế, đào tạo thường tập trung vào lý thuyết thay vì
thực hành, chưa bám theo nhu cầu chính yếu của thị trường, vì vậy kỹ năng nghề
nghiệp của nguồn nhân lực đặc biệt là sinh viên mới ra trường vẫn còn nhiều hạn chế.
- Giá dịch vụ cũng là một trong số các nhược điểm của dịch vụ vận tải hành
khách bằng đường biển. Nhìn chung các tỉnh ven biển miền Bắc có mức giá đa dạng từ
thấp tới cao, đây cũng là điểm thu hút đối với hành khách nội địa và quốc tế. Có thể
14


nói, ở các tỉnh ven biển phía Bắc dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường biển có
mức giá khá thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên vào mùa
cao điểm thì tình trạng hét giá các dịch vụ vẫn còn tiếp diễn và việc hạn chế còn chưa
thực sự đạt hiệu quả cao, điều này khiến cho khách nội địa và khách quốc tế chưa thực
sự thoả mãn.
- Hệ thống bán vé chưa đa dạng: Hệ thống bán vé hiện nay ngoài mua vé trực
tiếp thì đã có mua vé trực tuyến. Tuy nhiên nhược điểm vẫn còn tương đối nhiều, như
khách hàng phải xuống bến tàu sớm để tránh tình trạng hết vé vào dịp cao điểm: lễ hội
lớn, mùa du lịch…; xếp hàng đợi đến lượt mới mua được, sau đó chờ đợi đúng giờ,
đúng chuyến mới được phép lên tàu; hay bị tình trạng hết vé vì các công ty lữ hành/
khách lẻ đặt vé trực tuyến trước cho đoàn. Còn với hình thức mua vé trực tuyến, có thể
sai sót về thông tin khi đặt vé, lỗi hệ thống, lỗi thanh toán và cũng có thể hết vé vào
mùa cao điểm.

- Năng lực cạnh tranh với các dịch vụ vận tải khác còn chưa cao. Dịch vụ vận tải
đường biển hiện nay đang phát triển mạnh hơn tuy nhiên về năng lực cạnh tranh với
các dịch vụ vận tải khác còn chưa cao, lí do có thể kể đến số doanh nghiệp khai thác và
có khả năng đáp ứng các dịch vụ cho du khách tàu biển rất thấp, như thiếu hướng dẫn
viên du lịch nhiều thứ tiếng, phương tiện vận chuyển đường bộ cao cấp cho du
khách…Hầu hết các cảng biển của nước ta là cảng hàng hóa, chưa có cảng hành khách
phục vụ cho việc đón khách tàu biển. Nhiều tàu có tải trọng lớn không cập được vào
bờ. Các trang thiết bị tại cầu cảng vẫn chưa được đầu tư đúng mức. Các dịch vụ tại
cảng chưa đáp ứng nhu cầu của số lượng lớn khách tàu biển. Hiện nay khai thác mạnh
tàu biển chỉ nằm ở một số doanh nghiệp, nếu các doanh nghiệp khác muốn khai thác
nguồn khách này phải trả phí cao hơn so với các doanh nghiệp đã được độc quyền khai
thác. Vì thế, số doanh nghiệp phát triển mảng du lịch tàu biển này chưa nhiều. Ngoài
ra, mặc dù du lịch tàu biển đang phát triển mạnh trên thế giới, tuy nhiên thời gian qua
xảy ra nhiều vụ chìm tàu nên ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý khách du lịch, họ ngại đi xa
và đến những nơi họ không rõ về hành trình. Trong khi đó, hiện nay dịch vụ vận tải
đường hàng không đang phát triển rất mạnh, dịch vụ vận chuyển đường bộ đã phát
triển từ lâu và đến nay vẫn được khách hàng sử dụng rất nhiều vì sự thuận tiện và giá
cả phù hợp hơn, còn dịch vụ vận tải đường sắt thì còn nhiều hạn chế nhưng cũng đang
dần có sự thay đổi.

15


PHẦN 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CẦU DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH
KHÁCH BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÁC TỈNH VEN BIỂN MIỀN BẮC
VIỆT NAM.
3.1. Linh hoạt phương thức vận chuyển hành khách theo điều kiện tự nhiên.
Vì miền Bắc có mùa đông lạnh, vùng biển có tầm nhìn xa thấp nên dịch vụ vận
chuyển hành khách thời gian này sẽ giảm đi. Vì vậy, các nhà cung cấp có thể đưa ra
chính sách đẩy mạnh dịch vụ vận chuyển hành khách vào mùa xuân, hè. Để thu hút du

khách, nhà cung cấp nên tiến hành những gói khuyến mãi, giảm giá vé, kích thích tâm
lý người tiêu dùng.
Việt Nam là quốc gia giáp biển, việc thường xuyên gặp bão, áp thấp nhiệt đới là
không thể chối cãi, đặc biệt là ở vùng biển phía Bắc. Chính quyền địa phương, các nhà
cung ứng dịch vụ cần phải liên tục cập nhật tình hình thời tiết biển, dự báo chuẩn xác
nhất và đưa ra quyết định đúng đắn khi một chuyến tàu chở khách xuất cảng. Trong
tình hình xấu nhất, khi xảy ra hiện tượng thời tiết cực đoan, những bộ đàm liên lạc
giữa bến cảng và tàu thuyền phải hoạt động liên tục, thuyền trưởng phải chỉ huy con
tàu trở về cập cảng ngay lập tức để tránh bão.
3.2. Cải tạo, thay mới cở sở vật chất hạ tầng của bền cảng, tàu thuyền.
Đối với tỉnh Quảng Ninh, đây là tỉnh duy nhất ở miền Bắc có cảng tàu khách
quốc tế chuyên biệt. Các nhà cung ứng dịch vụ cần phải phát triển thêm nữa về hệ
thống quầy bán vé, các cơ sở vật chất trong nhà ga như quạt, ghế ngồi, nước uống,
biển báo chỉ dẫn, loa thông báo,…thêm hiện đại và bảo vệ môi trường. Đối với các
tỉnh ven biển khác như Hải Phòng, Nam Định chưa có cảng biển hành khách riêng biệt
thì các nhà cung ứng phải đề xuất lên chính quyền địa phương, các nhà lãnh đạo cấp
cao về việc tiến hành xây dựng thêm nhà ga riêng biệt, tùy thuộc vào quy mô và lượng
hành khách đổ về cảng mỗi năm, nâng cấp phương tiện trung chuyển để tạo sự tiện
nghi cho hành khách.
Đối với phương tiện tàu thuyền chuyên chở hành khách, cơ sở hạ tầng cũng cần
được chú ý nâng cao. Những con tàu đã cũ thì phải được tu sửa và sơn mới lại để hợp
gu thẩm mỹ của khách hàng; những con tàu mới đưa vào sử dụng thì phải có những đề
nghị yêu cầu khách hàng có ý thức giữ gìn. Ngoài ra, cần đầu tư thêm vào ghế ngồi,
giường nằm, quạt, điều hòa, nước uống, các bữa ăn phụ của khách hàng. Các nhà cung
ứng nên phân chia tàu thuyền theo các hạng như hạng VIP, hạng phổ thông. Tùy theo
số tiền khách hàng bỏ mua vé mà khách hàng được sử dụng dịch vụ trên tàu thuyền
như thế nào.

16



Các cảng biển Việt Nam đều có quy mô nhỏ nên hầu hết không được đầu tư cơ sở
hạ tầng về bảo vệ môi trường đầy đủ như hệ thống tiếp nhận chất thải từ tàu, hệ thống
kiểm soát ô nhiễm từ tàu, hệ thống ứng phó sự cố môi trường. Tại các khu vực cảng
biển, trang thiết bị của đơn vị khai thác cảng và lực lượng ứng phó chuyên nghiệp đều
chưa đáp ứng được yêu cầu ứng phó sự cố cháy nổ trên biển và ứng phó các sự cố liên
quan đến hóa chất độc hại. Do vậy, cần phải đầu tư trang thiết bị chuyên dụng cho
công tác ứng phó các sự cố liên quan đến hàng nguy hiểm tại các cảng biển. Nhà cung
ứng cần quán triệt chặt chẽ hơn nữa về vấn đề vệ sinh môi trường tại cảng biển, ngăn
cấm việc vứt rác bừa bãi.
Cảng biển là trung tâm lưu thông, trao đổi hàng hóa, hành khách giữa các
phương thức vận tải, là nơi tập trung rất nhiều nguồn phát thải ảnh hưởng đến môi
trường sinh thái (bao gồm hàng hóa phương tiện thiết bị xếp dỡ, vận tải). Mặt khác,
cảng biển gắn liền với các hoạt động công nghiệp như công nghiệp điện than, lọc hóa
dầu, luyện cán thép…
Đây là những lĩnh vực liên quan đến cảng biển rất nhạy cảm đối với môi trường.
Các dự án Nhà máy thép Formosa tại Hà Tĩnh, Vedan là những bài học kinh nghiệm
sâu sắc về công tác bảo vệ môi trường biển. Do đó, ngay từ bây giờ cần có định hướng
phát triển cảng biển xanh, ứng dụng khoa học công nghệ trong vận hành quản lý, khai
thác và giám sát các hoạt động gắn liền với cảng biển, vận tải biển để giảm thiểu tối đa
tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái.
3.3. Xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực một cách bài bản, chuyên nghiệp.
Cần phải có những giải pháp đột phá, quyết liệt hơn, xây dựng và phát triển
mạnh mẽ mạng lưới đào tạo, huấn luyện người đi biển bao gồm thuyền trưởng, thuyền
viên, các nhân viên phục vụ tại cảng, nhân viên phục vụ trên tàu,…từ bắc chí nam,
nằm dọc sát bờ biển. Mặt khác, nên coi trong việc tuyên truyền rộng rãi nghề đi biển
hiện đại, tạo cho thanh niên tình yêu biển, lòng đam mê khám phá thế giới, cải thiện
hình ảnh người đi biển còn bị định kiến này nọ trong dư luận xã hội để thu hút thanh
niên vào học các ngành hàng hải.
Để thu hút thêm nhân lực ngành vận tải biển, ngoài việc mở rộng chỉ tiêu tuyển

sinh tại các trường đại học hằng hải, phải đảm bảo được công việc đầu ra cho sinh viên
theo học. Vì là ngành kinh tế đặc thù, môi trường làm việc vất vả, thường xuyên phải
xa gia đình nên các nhà cung ứng phải tạo điều kiện hơn về chế độ ăn ở, lương thưởng,
đảm bảo và hạn chế đến mức tối đa những rủi ro nhân viên có thể gặp phải khi làm
việc.
Vận tải hành khách bằng đường biển có bao gồm dịch vụ du lịch biển. Để có thể
cạnh tranh được với các ngành du lịch khác trên thị trường thì đòi hỏi không chỉ về
17


môi trường biển có cảnh đẹp, thời tiết đẹp, cơ sở vật chất hiện đại mà còn về cả đội
ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Đối với những nhân viên đang phục vụ trong ngành vận
tải hành khách, cần phải luyện tập nhiều hơn nữa về kỹ năng, thái độ, tinh thần trách
nhiệm đối với công việc và hành khách. Ban giám đốc có thể cân nhắc thăng chức cho
những nhân viên có năng lực làm việc, coi như là một động lực để họ có thể tập trung
và đam mê hơn nữa với công việc. Đối với đội ngũ nhân viên tiềm năng, có nghĩa là
những bạn sinh viên đang theo học ngành này thì cần được thực hành nhiều hơn để rút
ra kinh nghiệm, biết được nhu cầu của thị trường, nâng cao tinh thần học hỏi và niềm
đam mê đối với công việc.
3.4. Hỗ trợ chính sách về giá dịch vụ:
Tìm hiểu về thuế phí: Trước khi đi du lịch bằng tàu biển, nên tìm hiểu một chút
về thuế phí và so sánh với các tuyến hành trình khác.
Chọn thời điểm bắt đầu chuyến du lịch: Trước khi quyết định thời điểm đi du lịch
đường biển cần cân nhắc kỹ: Đầu tiên, cần so sánh giá cả và xem xét hành trình theo
mùa hay thời gian bắt đầu. Thông thường mùa thấp điểm sẽ có mức giá “mềm” hơn
trong mùa cao điểm.
Ví dụ: Tỉnh Quảng Ninh miễn giảm vé tham quan Vịnh Hạ Long. Theo đó, giá
cước tàu vận chuyển khách tham quan Vịnh Hạ Long theo hợp đồng chuyến trọng tải
48 khách ở tuyến 1 là 1.400.000đ/chuyến/đoàn; tuyến 2 là 2.100.000đ/chuyến/đoàn;
giá vé cho khách lẻ mua vé ghép tàu tham quan Vịnh Hạ Long theo tuyến sẽ là: tuyến

1: 100.000đ/khách; tuyến 2: 150.000đ/khách. Thời gian áp dụng từ ngày 15/5 đến hết
ngày 31/7/2020. Hiện có 62 đơn vị kinh doanh vận chuyển khách du lịch đăng ký tham
gia hưởng ứng chương trình.
3.5. Mở rộng hệ thống bán vé:
Tăng cường hình thức bán vé linh hoạt và đẩy mạnh ứng dụng vé thông minh kết
nối đa phương thức; tăng cường cung cấp thông tin về chuyến đi và các dịch vụ hỗ trợ
vận tải (tìm đường đi tối ưu, tra cứu giá cước, dịch vụ, kết nối các phương thức vận tải
du lịch...) tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch.
Hơn thế nữa ban quản lý cảng cần quản lý nghiêm ngặt giờ chạy tàu tránh trường
hợp tàu còn trống ghế lái tàu và nhân viên phục vụ trì hoãn thời gian chạy điều này
khiến khách hàng sẽ mệt mỏi trong thời gian chờ đợi vì thế dẫn đến việc họ sẽ tìm
cách di chuyển bằng phương tiện khác.
3.6. Đẩy mạnh năng lực cạnh tranh với các dịch vụ vận tải khác:
Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch: Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du
lịch đường biển, nhất là các chuỗi liên kết và dịch vụ, đáp ứng các bộ tiêu chuẩn du
lịch quốc tế, đi đôi với bảo tồn, phát triển, quảng bá hình ảnh và phát huy vai trò các
18


vùng di tích lịch sử, các điểm đến và khu du lịch; Xây dựng hình ảnh và thương hiệu,
nhận diện du lịch quốc gia có chiều sâu và tầm cao.
Đẩy mạnh liên kết với các nước trong khu vực, khai thác triệt để tuyến hành lang
Đông - Tây, hình thành các tour, tuyến du lịch chung như: Chương trình giữa Việt
Nam - Campuchia - Lào, tuyến đường bộ 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan để đa
dạng hoá sản phẩm, nâng cao sức hấp dẫn, thu hút khách từ các nước ASEAN và
khách du lịch từ nước thứ ba vào ASEAN nối tour sang Việt Nam.
Phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch đường biển: Đẩy
mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp nhằm vào thị trường mục
tiêu, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm; quảng bá du lịch gắn
với quảng bá hình ảnh từng nơi, phù hợp với các mục tiêu đã xác định; gắn xúc tiến du

lịch với xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và ngoại giao, văn hóa.
Tập trung phát triển thương hiệu du lịch đường biển trên cơ sở thương hiệu du
lịch vùng, địa phương, doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm; chú trọng phát triển
những thương hiệu có vị thế cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế. Tăng cường sự
phối hợp giữa các ngành, các cấp và địa phương để đảm bảo hiệu ứng thống nhất.

19


×