Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Phương pháp sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học môn lịch sử lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.82 KB, 23 trang )

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU NHẰM
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG
DẠY - HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 .
A. ĐẶT VẤN ĐÊ
I. Lí do chọn đề tài.
Bộ môn Lịch sử ở trường THPT có vai trò vô cùng quan trọng, nó hình
thành cho học sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử phát triển hợp quy luật của
dân tộc và xã hội loài người. Trên cơ sở đó, giáo dục cho học sinh lòng yêu
nước, tự hào dân tộc, lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, rèn luyện
năng lực tư duy và thực hành.
Với vị trí, chức năng, và nhiệm vụ quan trọng như vậy, nhưng hiện nay vai
trò của bộ môn lịch sử trong trường THPT chưa thực sự được đề cao. Một hiện
tượng phổ biến hiện nay là rất nhiều học sinh không chú ý học tập các môn khoa
học xã hội, trong đó có bộ môn lịch sử. Tình trạng trên là do nhiều nguyên nhân,
trước hết là do quan niệm, nhận thức chưa đúng đắn về vị trí môn học của học
sinh, gia đình và xã hội. Mặt khác, lịch sử là một môn khó học, khô khan, kiến
thức trong sách giáo khoa nặng nề, cấu trúc bài học còn nhiều bất cập, mục thì
kiến thức còn dàn trải, mục thì kiến thức lại quá vắn tắt, sơ sài khiến học sinh
khó hiểu. Một nguyên nhân quan trọng nữa là học các môn khoa học xã hội hiện
nay sẽ rất khó khăn cho việc định hướng nghề nghiệp - đây là lí do không nho
tác động đến quá trình học tập bộ môn lịch sử của các em.
Trong những năm gần đây, việc dạy và học môn lịch sử đang thu hút được
sự quan tâm, chú ý của toàn xã hội. Trước sự quan tâm ấy - những giáo viên dạy
môn lịch sử luôn trăn trở về việc dạy của mình. Làm sao đề nâng cao chất lượng
dạy, học môn lịch sử, làm sao để các em học sinh yêu thích môn sử và học môn
lịch sử có hiệu quả.
Vậy làm thế nào để học sinh yêu thích và học tốt môn lịch sử ở trường
THPT hiện nay? Có rất nhiều biện pháp: Sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng hệ
thống câu hoi gợi mở, thảo luận nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học…Nhưng với “phương pháp sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu ” trong dạy
- học lịch sử là một biện pháp rất quan trọng giúp học sinh không chỉ nắm vững


những kiến thức đã học mà còn giúp các em có khả năng khái quát hóa, tổng
hợp kiến thức để hiểu rõ bản chất của lịch sử. Đây là một phương pháp hay mà
trong quá trình giảng dạy tôi đã thường xuyên sử dụng và mang lại những kết
quả khả quan.
Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp - dạy học bộ môn lịch sử ở
trường THPT Tĩnh Gia 2 hiện nay, tôi xin mạnh dạn trình bày một vấn đề “
phương pháp sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu nhằm phát huy tính tích cực,
chủ động của học sinh trong dạy - học môn lịch sử lớp 10 ”. Với việc nghiên
cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên và học sinh có một
phương pháp mới trong việc dạy - học môn lịch sử để đạt kết quả cao hơn.
II. Phạm vi, đối tượng, mục đích nghiên
cứu. 1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
1


Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ nghiên cứu và áp dụng
“phương pháp sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động của học sinh trong dạy - học môn lịch sử lớp 10 ”. Đối tượng
mà tôi nghiên cứu và áp dụng cho đề tài này là học sinh khối 10 ở hai lớp tôi
đang trực tiếp giảng dạy là 10C4, 10C5 trường THPT Tĩnh Gia 2 trong học kì II,
năm học 2016 – 2017.
2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm đổi mới phương pháp dạy - học của giáo viên và học sinh khối 10 ở
trường THPT Tĩnh Gia 2, giúp giáo viên có thêm một phương pháp dạy mới, học
sinh có một cách học mới để tiếp thu và lĩnh hội những tri thức lịch sử hiệu quả,
góp phần quan trọng trang bị cho học sinh kĩ năng sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bảng
biểu trong dạy - học nhằm phát huy năng lực tư duy, tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh.
III. Các phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã thực hiện các bước cụ

thể sau đây:
- Nghiên cứu các tài liệu lí luận về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở
trường THPT hiện nay.
- Nghiên cứu tìm hiểu SGK, sách giáo viên, sách bài tập, tài liệu chuẩn
kiến thức và kĩ năng, các tài liệu tham khảo kiến thức lịch sử lớp 10.
-Thông qua việc thao giảng, dự giờ đồng nghiệp để trao đổi rút kinh
nghiệm, đặc biệt là những tiết dạy học có sử dụng sơ đồ kiến thức, biểu đồ, bảng
biểu.
- Cho học sinh làm bài kiểm tra, sử dụng phiếu trắc nghiệm khách quan
sau những tiết có sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu kiến thức để tổng kết kinh
nghiệm sư phạm, đúc rút kinh nghiệm kịp thời để điều chỉnh quá trình dạy - học
cho phù hợp với đối tượng học sinh.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ
I. Cơ sở khoa học
1. Cơ sở lí luận
Mục đích của việc dạy - học lịch sử ở trường phổ thông là người giáo viên
không chỉ giúp học sinh hình dung được kết quả của quá khứ, biết ghi nhớ học
thuộc các sự kiện, hiện tượng của lịch sử mà quan trọng hơn là người học phải
hiểu được bản chất của sự kiện, nội dung và vấn đề cụ thể; phát triển các kĩ
năng, kĩ xảo cho người học trong quá trình nhận thức như: khả năng khái quát,
tổng hợp kiến thức để rút ra quy luật phát triển vận động mang tính chất liên tục
của lịch sử.
Thông thường để đạt được những yêu cầu và mục đích trên, giáo viên đã
sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như so sánh đối chiếu giữa các sự vật
hiện tượng để rút ra bản chất, hoặc phân tích tổng hợp, sử dụng đồ dùng trực
quan, tài liệu giải thích, đặt câu hoi tổng hợp để phát huy tính tích cực… Song,
việc sử dụng sơ đồ kiến thức, biểu đồ, bảng biểu trong dạy - học lịch sử cũng là
2



một phương tiện và công cụ khoa học nhằm giúp giáo viên và học sinh đạt được
những mục đích và yêu cầu đặt ra trong quá trình dạy - học.
2. Cơ sở thực tiễn
Ở trường THPT Tĩnh Gia 2 hiện nay nói chung mà đặc biệt là học sinh
khối 10 nói riêng năng lực học tập bộ môn lịch sử còn yếu, vì vậy trong mỗi giờ
học lịch sử các em chưa tích cực, chủ động. Việc học của các em chủ yếu lệ
thuộc vào giáo viên là chính. Thầy nói gì học sinh biết cái đó, thầy cho ghi trên
bảng thế nào thì học thuộc cái đó. Học sinh chưa biết cách để tự học, tự khai
thác kiến thức trong sách giáo khoa để phục vụ cho giờ học một cách hiệu quả.
Có một số học sinh khá hơn đã nắm được những sự kiện lịch sử của bài học
nhưng chỉ dừng lại ở mức độ “biết” và “thuộc” mà chưa hiểu rõ được bản chất
của vấn đề nên các em rất nhanh quên. Khi làm bài kiểm tra, hầu hết học sinh
chưa có khả năng khái quát tổng hợp một cách có hệ thống những kiến thức đã
học nên chất lượng các bài kiểm tra còn thấp.
Nhằm giảm bớt tỉ lệ học sinh yếu kém, nâng cao chất lượng đại trà bộ
môn lịch sử của nhà trường, bản thân tôi và các thành viên trong trong tổ đều
trăn trở và suy nghĩ phải đổi mới phương pháp dạy - học. Qua thực tế giảng dạy
tôi nhận thấy “phương pháp sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu trong dạy - học
lịch sử” đã và đang phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác cũng như khả
năng sáng tạo của học sinh trong học tập. Bằng phương pháp này người dạy
cũng thấy nhẹ nhàng hơn trong việc truyền đạt kiến thức đến học sinh một cách
hiệu quả.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
1. Thực trạng chung của nhà trường
Trường THPT Tĩnh Gia 2 những năm qua đã đạt được nhiều thành tích
đáng kể trong việc nâng cao chất lượng dạy - học, đặc biệt là tỉ lệ học sinh gioi
và học sinh thi đỗ vào các trường đại học. Tuy nhiên, một hạn chế qua nhiều
năm nhà trường vẫn chưa khắc phục được là chất lượng “đại trà” còn thấp, tỉ lệ
học sinh yếu kém còn nhiều, mà cao nhất là học sinh khối 10, trong đó môn lịch
sử chiếm một số lượng tương đối .

2. Về phía giáo
viên * Ưu điểm:
Nhóm chuyên môn lịch sử của trường THPT Tĩnh Gia 2 hiện nay có 4
giáo viên trẻ, tuổi đời, tuổi nghề đang bước vào độ chín, được đào tạo chính quy,
có năng lực chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, yêu nghê, cầu tiến, có tinh thần
trách nhiệm cao trong công tác chuyên môn, ham học hoi, tìm tòi và sáng tạo.
* Hạn chế
Trong quá trình dạy học vẫn còn có giáo viên chưa thực sự đổi mới
phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, còn nặng sử
dụng phương pháp dạy học truyền thống nên chưa phát huy được tính tích cực,
chủ động, tự giác của người học.
3. Về phía học sinh
* Ưu điểm
3


Hầu hết các em đều xuất thân từ gia đình thuần nông nên ngoan, hiền
lành, lễ phép. Trong giờ học lịch sử các em lắng nghe giáo viên giảng bài, tập
trung theo dõi SGK, làm bài tập theo yêu cầu của giáo viên, có ý thức vươn lên
trong cuộc sống.
* Hạn chế
Những năm gần đây do chất lượng đầu vào học sinh khối 10 của nhà
trường thấp, tỉ lệ học sinh trung bình chiếm tỉ lệ khá cao, nên trong quá trình học
tập ở cấp THPT việc tiếp thu kiến thức của các em gặp nhiều khó khăn.
4. Điều tra cụ thể chất lượng bộ môn Lịch Sử học kì I của một số lớp học
sinh khối 10 năm học 2016 - 2017.
Bản thân tôi trong học kì I vừa qua đã đảm nhận việc giảng dạy một số lớp khối 10 mà
cụ thể là hai lớp: 10C4, 10C5 - đây là những lớp học sinh chất lượng đầu vào thấp, việc tiếp
thu kiến thức còn nhiều hạn chế. Kết quả đạt được trong học kì I như sau:
SLHS Gioi

Lớp
Khá
TB
Yếu
Kém

Sl
% Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
10C4
44 0
0
0
17 38,6 27 61,3
0
10C5
46 0
2
4,34 20 43,5 24 54,5
0
Trong quá trình giảng dạy, với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình
học tập bộ môn của học sinh, vừa tiến hành rút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy, tôi
thiết nghĩ phải từng bước điều chỉnh phương pháp dạy học của mình cho phù
hợp với đối tượng học sinh khối 10 nhằm nâng cao chất lượng dạy - học bộ môn.

Tôi đã thực hiện"phương pháp sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu trong dạy học môn lịch sử cho học sinh lớp 10” ở trường THPT Tĩnh Gia 2.
Với việc thực hiện phương pháp này, tôi từng bước điều chỉnh cách học
học của học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác cho người học
trong quá trình tiếp thu, lĩnh hội và vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm
tra đạt được kết quả cao hơn, gây hứng thú cho các em trong mỗi giờ lịch sử.
III. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
1. Phương pháp sử dụng biểu đồ, sơ đồ kiến thức gây hứng thú cho học sinh
trong từng mục của bài học.
Con đường nhận thức một vấn đề khoa học nói chung cũng như nhận thức
một vấn đề lịch sử nói riêng là quá trình đi từ trực quan sinh động đến tư duy
trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Để học sinh có ấn tượng, tiếp thu
kiến thưc một cách hiệu quả trong giờ học lịch sử người giáo viên phải gây cho
học sinh sự hứng thú trong học tập. Người thầy có thể sử dụng các phương pháp
khác nhau như: bản đồ, sa bàn, tranh ảnh, ứng dụng công nghệ thông tin, hay sơ
đồ kiến thức.
Trong một bài học lịch sử thì có nhiều mục, thông thường giáo viên sử
dụng hệ thống câu hoi gợi mở, yêu cầu học sinh theo dõi và khai thác kiến thức
trong SGK để trả lời. Sau khi học sinh trả lời giáo viên nhận xét, chốt ý và
hướng dẫn các em ghi chép theo dàn ý vào trong vở là nguồn tư liệu chính để
học. Với phương pháp này, học sinh dễ tiếp cận với những vấn đề lịch sử? Tuy
nhiên, dạy học là một nghề luôn sáng tạo. Với cách dạy - học truyền thống theo
4


công thức sáo mòn lâu nay, nếu trong suốt một bài học giáo viên chỉ sử dụng
phương pháp hoi đáp để phục vụ cho quá trình dạy - học thì sẽ dễ gây cho học
sinh tâm lí nhàm chán .
Để khắc phục hạn chế đó, trong quá trình dạy học bộ môn lịch sử cho học
sinh lớp 10, tôi đã linh hoạt sử dụng sơ đồ kiến thức, biểu đồ vận dụng vào từng
mục của bài để gây hứng thú cho học sinh, giúp học sinh có cách tiếp cận mới

trong việc lĩnh hội kiến thức từ “kênh chữ” bằng ghi chép sang “kênh hình”.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 31 “Cách mạng tư sản Pháp – SGK cơ bản”. Phần
I - Mục 1. Tình hình kinh tế, xã hội.
* Về kinh tế: Để diễn tả về tình cảnh khốn cùng của người nông dân Pháp trước
cách mạng bởi chính sách thuế khóa nặng nề của chế độ phong kiến, khi giảng
về ý này tôi đã sử dụng biểu đồ sau:

25%
50%

10%
15%

Nhµ thê
N«ng d©n
Nhµ n í c
L· nh chóa

Thu nhập của người nông dân Pháp trước Cách mạng

Bằng biểu đồ - đồ dùng trực quan sinh động nói trên, giúp học sinh hiểu rõ
hơn nữa về bản chất bóc lột của chế độ phong kiến, kết hợp với lãnh chúa và
Giáo hội ra sức bóc lột người nông dân đến tận xương tủy. Giáo dục cho học
sinh lòng yêu thương, sự đồng cảm với nỗi khổ cực của người nông dân Pháp
trước cách mạng, căm thù chế độ phong kiến, Giáo hội thối nát, gây xúc cảm và
hứng thú cho học sinh.
* Về xã hội: Khi giảng về ý này tôi đã sử dụng sơ đồ ba đẳng cấp

SƠ ĐỒ 3 ĐẲNG CẤP


Tăng lữ

Muốn duy
trì chế độ
phong kiến.

Quý tộc
Được

hưởng mọi
đặc quyền,
đặc lợi
Đẳng cấp ba

5

Bình dân


Cách
mạn
g
bùng
nổ
Tư sản

Nông dân

Muốn xóa
bo chế độ

phong kiến.

Phải đóng mọi
thứ thuế. Không
có quyền lợi
chính trị.
Với sơ đồ ba đẳng cấp, giáo viên chuẩn bị trước treo lên bảng phụ đã thu
hút được sự tập trung của học sinh. Bằng câu hoi gợi mở của giáo viên đặt ra:
Xã hội nước Pháp trước cánh mạng nổi lên những mâu thuẫn nào? Mâu thuẫn đó
đã dẫn đến hậu quả gì?
Thông qua sơ đồ ba đẳng cấp và câu hoi của giáo viên, học sinh có thể trả
lời ngay được mâu thuẫn nổi bật của nước Pháp trước cách mạng đó là sự mâu
thuẫn hết sức gay gắt về chế độ ba đẳng cấp. Chính sự mâu thuẫn về chế độ
đẳng cấp là nguyên nhân quan trọng nhất đưa nước Pháp tiến sát gần một cuộc
cách mạng tư sản. Sơ đồ không chỉ giúp học sinh nhanh chóng tiếp thu được
kiến thức, mà phát triển kĩ năng quan sát, khả năng phán đoán, suy luận logic và
rút ra quy luật vận động mang tính quy luật của lịch sử với mối quan hệ hữu cơ
“Nguyên nhân - kết quả” theo quy luật vận động của lịch sử là “có áp bức sẽ có
đấu tranh”.
Ví Dụ 2: Khi dạy bài 31: “Cách mạng tư sản Pháp” mục II “Tiến trình của
cách mạng”.
Ở mục này có rất nhiếu sự kiện, nội dung kiến thức nên học sinh khó hiểu
bài, dễ nhầm lẫn dẫn đến các em ngại học. Để gây hứng thú cho các em trong
tiếp thu kiến thức , tôi đã sử dụng một số sơ đồ kiến thức sau:
Để minh họa cho quá trình phát triển đi lên của cách mạng với vai trò
quyết định của quần chúng, tôi sử dụng sơ đồ theo chiều hướng mũi tên sau:
02 – 06 - 1793

6



- Quần chúng cách
mạng lật đổ chính
quyền Girôngđanh.
- Phái Giacôbanh lên
cầm quyền, lập nền
chuyên chính dân chủ
cách mạng.

10 - 08 - 1792
`

- Nhân dân khởi nghĩa
lật đổ chính quyền đại tư
sản...
- Lập nền Cộng hòa.

14 – 07 - 1789
- Quần chúng đánh
chiếm ngục Ba - xti.
- Lập chế độ quân chủ
lập hiến.

Qua sơ đồ, học sinh có thể thâu tóm được những kiến thức cơ bản trọng
tâm về quá trình phát triển đi lên của cách mạng Pháp: từ nền quân chủ lập hiến
thiết lập nền Cộng hòa chuyên chính dân chủ cách mạng Giacôbanh. Cũng từ
sơ đồ này, học sinh rút ra nhận xét về vai trò của quần chúng nhân dân là người
quyết định đưa cách mạng phát triển đi lên, vì quần chúng chính là người làm
nên lịch sử, sáng tạo ra lịch sử.
Rõ ràng, việc học bài qua sơ đồ kiến thức này sẽ giúp học sinh tiếp thu bài

nhanh hơn, học sinh có thể tổng hợp được những đơn vị kiến thức nho lẻ thành
những chuỗi kiến thức phát triển theo trình tự thời gian, gây hứng thú cho các
em trong giờ học để giảm bớt sự căng thẳng và áp lực của kiến thức.
Khi dạy mục 4. “Thời kì thoái trào” của Cách mạng Pháp, tôi sử dụng sơ đồ
sau:
Chuyên chính Giacôbanh đỉnh cao của cách mạng 02/06/1793
Chế độ đốc chính 27/07/1794
Chế độ độc tài quân sự
(đế chế 1) 11/1799
7


Nền quân chủ
11/1815
Với sơ đồ này, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận thức được rằng kể từ
sau khi nền chuyên chính dân chủ cách mạng Giacôbanh sụp đổ, cách mạng
nước Pháp trên đà phát triển theo chiều hướng đi xuống: từ nền Cộng hòa tư sản,
qua các bước trung gian lại quay trở về chế độ quân chủ phong kiến. Mọi thành
quả cách mạng thời chuyên chính Giacôbanh bị thủ tiêu. Qua sơ đồ, học sinh sẽ
hứng thú hơn trong học tập, thu hút cao độ sự tập trung lĩnh hội kiến thức, học
sinh to ra hào hứng khi giáo viên thay đổi hình thức truyền đạt kiến thức từ
“kênh chữ” ghi chép sang “kênh hình” bằng cảm nhận.
Ví Dụ 3: Khi dạy bài 17 “ Quá trình hình thành và phát triển của nhà
nước phong kiến (Từ thế kỉ X – XV)” . Ở mục II - Phần 1. Tổ chức bộ mày
nhà nước.
Nội dung kiến thức trọng tâm của mục này là học sinh phải nắm được mô
hình bộ máy nhà nước thời Lê sơ qua cuộc cải cách hành chính của vua Lê
Thánh Tông. Nếu dạy về tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến, giáo viên không
sử dụng sơ đồ kiến thức thì học sinh không hình dung được cụ thể, chi tiết về bộ
máy nhà nước quân chủ thời kì này như thế nào mà lại khẳng định là đã đạt đến

mức độ hoàn thiện. Để cụ thể kiến thức trong SGK, gây sự tập trung của các em
trong giờ học, tôi đã sử dụng sơ đồ sau:

8


Với sơ đồ trên, học sinh sẽ thấy được tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ
rất chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương, gia tăng quyền lực của nhà vua, các
chức quan trung gian như thừa tướng bị bãi bo thay vào đó là 6 bộ trực tiếp quản
lí một lĩnh vực cụ thể. Chính vì thế, bộ máy nhà nước Việt Nam dưới thời Lê sơ
được đánh giá là hoàn thiện nhất thời phong kiến. Qua sơ đồ này phát triển cho
học sinh khả năng quan sát, kĩ năng đối chiếu, so sánh bộ máy nhà nước thời Lê
sơ với các triều đại phong kiến trước đó để rút ra những kết luận đánh giá khoa
học về cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông là tương đối toàn diện.
Như vậy, bằng việc sử dụng sơ đồ kiến thức trong dạy học lịch sử vận
dụng linh hoạt trong từng mục cụ thể của bài học đã giúp học sinh tiếp thu và
lĩnh hội kiến thức rất nhanh và hiệu quả, phát huy tính tích cực chủ động của học
sinh trong giờ học, khiến giờ học trở nên sôi nổi, học sinh cũng hứng thú hơn
khi tiếp thu kiến thức bằng một hình thức mới.
2. Phương pháp sử dụng sơ đồ kiến thức, bảng biểu nhằm liên kết nhiều
mục trong bài học giúp học sinh có khả năng khái quát, tổng hợp kiến thức.
Đối với học sinh nói chung mà đặc biệt là học sinh của khối 10, việc khái
quát hóa tổng hợp kiến thức trong học tập bộ môn lịch sử là một vấn đề khó nếu
giáo viên không điều chỉnh linh hoạt cách truyền đạt kiến thức cho phù hợp.
9


Việc học lịch sử không chỉ giản đơn là nhớ sự kiện, học thuộc lòng kiến thức
trong SGK hay vở ghi mà mà đòi hoi học sinh phải biết khái quát, tổng hợp, xâu
chuỗi những đơn vị kiến thức theo từng giai đoạn, thời kì lịch sử đã học.

Để khắc phục những hạn chế trên, trong quá trình dạy học tôi thường
xuyên hướng dẫn học sinh cách tạo lập một bảng biểu tổng hợp kiến thức dưới
các dạng khác nhau phù hợp với từng bài cụ thể.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 19 “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X- XV”,

tôi hướng dẫn học sinh tổng hợp kiến thức bằng cách lập một bảng kê
theo mẫu sau:

Tên cuộc kháng
chiến
Cuộc kháng chiến
chống Tống thời
Tiền Lê
Cuộc kháng chiến
chống Tống thời lý
Cuộc kháng chiến
chống Mông –
Nguyên thời Trần

Thời gian

Người chỉ huy

Trận đánh tiêu
biểu

Năm 981

Lê Hoàn


Sông Bạch Đằng

Năm 1075-1077

Lý Thường Kiệt

Sông Như Nguyệt

Lần 1: Năm 1258
Các vua Trần,
Lần 2: Năm 1285
Trần Hưng Đạo và
Lần 3: Năm 1287- các tướng khác
1288

Cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn

Lê Lợi, Nguyễn
Năm 1418 - 1427

Trãi

Đông Bộ Đầu,
Chương Dương,
Hàm Tử, Tây Kết,
Vạn Kiếp, đặc biệt
là trận trên sông
Bạch Đằng
Chi Lăng, Xương

Giang, Tốt Động,
Chúc Động

Với bảng kê trên, học sinh đã khái quát, tổng hợp được ngắn gọn mà đầy
đủ những nội dung các mục quan trọng của bài 19, phát triển tư duy độc lập, tính
tự giác của học sinh trong học tập. Thông qua bảng kê dưới dạng bài tập thực
hành giúp các em khắc sâu hơn những kiến thức trọng tâm của bài học,vì bài này
quá dài, nếu dạy theo phương pháp hoi - đáp, ghi dàn ý theo phương pháp cũ,
giáo viên và học sinh sẽ không hoàn thành được bài học trong thời gian 45 phút.
Ví dụ 2: Khi học bài 31 - Cách mạng tư sản Pháp. Với đặc điểm của bài
này là kiến thức rất nặng và dàn trải, nhiều nội dung, nhiều sự kiện lịch sử quan
trọng, nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm, phức tạp; vì vậy, để học sinh có một
cái nhìn tổng hợp, khái quát những nét chính, trọng tâm kiến thức của bài học
bằng những sự kiện cụ thể, chi tiết các giai đoạn lịch sử của cuộc cách mạng tư
sản Pháp đã đi qua. Sau khi học xong bài này, tôi sử dụng hai sơ đồ kiến thức để
củng cố bài học.

10


Sơ đồ tiến trình của Cách mạng Pháp

Sơ đồ đỉnh cao và thoái trào của Cách mạng

11


Bằng hai sơ đồ kiến thức trên, học sinh sẽ nắm được những kiến thức cơ
bản, trọng tâm của bài này một cách đơn giản, cụ thể, chi tiết qua hai tiết học,
các em thấy tự tin hơn trong việc lĩnh hội kiến thức của bài, hầu hết các em đếu

hứng thú với việc củng cố kiến thức bài học qua sơ đồ kiến thức.
3. Phương pháp sử dụng sơ đồ, bảng biểu để khái quát, tổng hợp kiến thức
của một bài, một Chương.
Ví dụ 1: Khi học bài 23 – SGK cơ bản “Phong trào nông dân Tây Sơn
và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII”.
Nội dung quan trọng của bài này là học sinh phải đánh giá được công lao
và vai trò to lớn của Quang Trung – Nguyễn Huệ người đã có công lao to lớn
trong sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII. Sau
khi học xong, để tổng kết bài học, tôi đã sử dụng sơ đồ kiến thức sau:

Với sơ đồ kiến thức trên có ý nghĩa giáo dưỡng quan trọng, học sinh đã
nắm được kiến thức khái quát, trọng tâm của bài học là vai trò của Quang Trung
– Nguyễn Huệ đối với lịch sử nước ta cuối thế kỉ XVIII. Giáo dục cho học sinh
lòng yêu nước, tự hào về truyền thống yêu nước đấu tranh bất khuất chống giặc
ngoại xâm của dân tộc, khâm phục và ngưỡng mộ vua Quang Trung, một thiên
tài quân sự – nhà cải cách táo bạo sáng suốt với tư tưởng tiến bộ vượt tầm thời
đại. Phát triển cho học sinh kĩ năng lập sơ đồ kiến thức, phát triển óc quan sát
cũng như tư duy độc lập để đưa ra nhận xét và đánh giá một vấn đề lịch sử.
Ví dụ 2: Khi học xong Chương I. Phần lịch sử thế giới cận đại – SGK
cơ bản. Để khái quát, tổng hợp, khắc sâu những kiến thức trọng tâm, cơ bản và giúp học
sinh có thể đối chiếu, so sánh những điểm chung và điểm riêng của ba cuộc cách mạng tư sản:
Anh, Mĩ, Pháp tôi đã sử dụng bảng biểu tóm tắt những nội dung chính sau:

Các

Thời

Hình thức

Giai


Nhiệm vụ

Tính chất

Kết quả

12


cuộc
CMTS

Anh



Pháp

gian

16401649

17751783

17891799

đấu tranh

Nội chiến


Giải phóng
dân tộc

Nội chiến
và chống
giặc ngoại
xâm

cấp
lãnh
đạo

cách mạng

Xóa bo chế
Liên độ quân chủ
chuyên
chế
minh
mở
đường
quý tộc
mới và cho
CNTB
giải
tư sản ,
quyết vấn đề
ruộng đất
Giải

phóng
13 bang thoát
khoi
ách
thống trị của
thực dân Anh
Tư sản mở
đường
cho
CNTB
phát triển

Xóa bo chế
độ quân chủ
chuyên
chế
Tư sản mở
đường
cho
CNTB
,
giải
quyết vấn đề
ruộng đất


CMTS
không
để


cuộc Xây
dựng chế
triệt độ quân
chủ
lập
hiến

Lật
đổ
ách
thống trị
của thực
dân Anh,
giải
phóng 13
bang
thành lập
hợp
chúng
quốc Mĩ
- Là
một Xây
cuộc CMTS dựng nền
điển hình và Cộng hòa
triệt để nhất
thời cận đại
- Mang tính
chất
nhân
dân sâu sắc

- Là
một
cuộc
chiến
tranh
giải
phóng
dân
tộc đồng thời
là một cuộc
cách
mạng
tư sản không
triệt để

Với việc sử dụng bảng biểu tổng hợp kiến thức này sau khi học xong
chương I - lịch sử thế giới cận đại, học sinh đã biết khái quát, tổng hợp những
kiến thức trọng tâm và cơ bản của chương học, mặt khác các em cũng hiểu rõ
hơn đặc điểm và bản chất riêng của từng cuộc cách mạng tư sản lớn để tránh sự
nhầm lẫn về mặt kiến thức cơ bản.
4. Phương pháp sử dụng sơ đồ, bảng biểu kiến thức để đối chiếu, so sánh
các nội dung lịch sử rồi rút ra nhận xét.
Trong dạy học lịch sử, việc sử dụng sơ đồ kiến thức, bảng biểu đối chiếu,
so sánh các sự kiện hiện tượng lịch sử để học sinh hiểu rõ bản chất của vấn đề là
việc làm cần thiết đối với giáo viên. So sánh các nội dung của lịch sử không chỉ
giúp người học hiểu sâu hơn kiến thức mà còn giúp học sinh có cái nhìn nhận
khái quát, khách quan, tổng thể về một vấn đề lịch sử để các em phân biệt rõ nội
dung, vấn đề lịch sử này với nội dung vấn đề lịch sử khác.

13



Ví dụ 1: Khi dạy bài 17: “Quá trình hình thành và phát triển của nhà
nước phong kiến từ thế kỉ (X – XV”). Phần II – Mục 1. Tổ chức bộ máy nhà
nước.
Nội dung trọng tâm kiến thức phần này là học sinh nắm được những nét
chính về tổ chức bộ máy chính quyền nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lý –
Trần và thời Lê sơ. Nhấn mạnh bộ máy chính quyền nhà nước thời Lê sơ đạt đến
mức độ hoàn chỉnh.
Để học sinh tránh sự nhầm lẫn trong việc tiếp nhận những vấn đề kiến
thức lịch sử có những điểm giống nhau về hình thức nhưng lại khác nhau về bản
chất, tôi đã sử dụng sơ đồ kiến thức sau:

14


Từ sơ đồ kiến thức trên, học sinh có thể rút ra nhận xét như sau:
Bộ máy nhà nước thời Lý – Trần được tổ chức ngày càng chặt chẽ, quyền
hành nhà vua ngày càng cao.
Thời Lê sơ đứng đầu nhà nước là vua, giúp việc cho vua có 6 bộ. Vua bãi
miễn các chức quan trung gian như Thừa tướng,Thái úy. Chứng to vua nắm mọi
quyền hành, chuyên chế ở mức độ cao hơn thời Lý – Trần
Đặc điểm khác biệt giữa bộ máy nhà nước thời Lê sơ so với thời Lý –
Trần là bộ máy nhà nước thời Lê sơ được tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến
địa phương. Chính quyền Trung ương tập quyền tăng tính chuyên chế, vua có
quyền lực tuyệt đối. Ngự sử đài, Hàn lâm viện được duy trì với quyền hành cao
hơn. Từ việc đối chiếu so sánh này học sinh thấy rõ hơn về bộ máy chính quyền
nhà nước thời Lê sơ là bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt đến mức độ
hoàn chỉnh, đây là điểm khác biệt so với bộ máy nhà nước thời Lý – Trần.
Ví dụ 2: Khi học bài 19 “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm

thế kỉ X-XV”. Khi so sánh những đặc điểm nổi bật về hai cuộc kháng chiến chống Tống
thời Lý và cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông thời Trần tôi hướng dẫn học sinh cách lập
một bảng biểu tổng hợp kiến thức sau:

Nội dung so
sánh

Cuộc kháng chiến chống
Tống thời Lý
- Phía địch: Nhà Tống suy
yếu, khó khăn. Tiến hành
xâm lược Đại Việt nhằm
Hoàn cảnh lịch khắc phục khó khăn trong
sử
nước, tăng cường thế của
Tống với hai nước Liêu, Hạ.
- Phía ta: Nhà Lý đang vươn
lên trong phát triển đất nước.
Thời gian

1075 - 1077

Lãnh đạo

Lý Thường Kiệt

Cách đánh

- Tiên phát chế nhân…
- Lập phòng tuyến trên Sông

Như Nguyệt, giảng hòa…

giặc
Chiến thắng
lớn
Kết quả

Châu Khâm, Châu Liêm, bờ
Bắc Sông Như Nguyệt.
Thắng lợi

Cuộc kháng chiến chống Nguyên
- Mông thời Trần
- Phía địch: Đế quốc Mông –
Nguyên lớn mạnh, với tư tưởng
bành trướng làm chủ phương
Nam
- Phía ta: Nhà Trần chính quyền
mạnh, đất nước ổn định. Kinh tế
phát triển.
3 lần:
Lần 1: 1258
Lần 2: 1285
Lần 3: 1287-1288
Các vua Trần,Trần Hưng Đạo và
các tướng lĩnh khác
- Vườn không, nhà trống, cả
nước đánh giặc, lấy ít địch nhiều.
- Chủ động rút lui, phản công
dùng sức mạnh quân sự để bóp

chết ý chí xâm lược kẻ thù
Đông Bộ Đầu, Chương Dương,
Hàm Tử, Vân Đồn, Bạch Đằng
Thắng lợi

Với bảng biểu trên, học sinh to ra rất hăng hái, tích cực tổng hợp những
đơn vị kiến thức đã học để so sánh về hai cuộc kháng chiến lớn của dân tộc ta.
Qua việc tạo lập sơ đồ kiến thức: Học sinh thấy được cuộc kháng chiến chống

15


ngoại xâm của dân tộc ta ở thế kỉ XI, XIII diễn ra trong điều kiện thuận lợi đó là
sự vững mạnh của các triều đại phong kiến Việt Nam thời Lý -Trần. Tuy nhiên,
cuộc kháng chiến của nhân dân ta cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách
thức trước những kẻ thù hung bạo, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Mông –
Nguyên thời Trần. Nhưng dưới sự lãnh đạo của các vị tướng tài lão luyện trận
mạc cùng với tinh thần đoàn kết yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta,
các cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi hoàn toàn. Giáo dục cho học sinh lòng
yêu nước và ý thức tự hào dân tộc, phát triển cho học sinh các kĩ năng quan sát,
đối chiếu, so sánh, phân tích tổng hợp kiến thức để rút ra nhận xét.
5. Phương pháp sử dụng bảng biểu trong dạy bài tổng kết, sơ kết để rèn
luyện kĩ năng thực hành - làm bài tập cho học sinh.
Với đặc thù của bài tổng kết là giáo viên thường hướng dẫn học sinh cách
khái quát, tổng kết những kiến thức đã học qua nhiều bài, nhiều chương . Để dạy
dạng bài này một cách hiệu quả thì giáo viên nên hướng dẫn học sinh làm bài tập
dưới dạng khái quát để kiểm tra kiến thức của các em sau một quá trình học tập
bằng một hệ thống câu hoi thích hợp.
Ví dụ 1: Khi dạy bài Sơ kết lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế
kỉ XIX - Bài 27 “Quá trình dựng và giữ nước”, tôi hướng dẫn học sinh tổng

hợp kiến thức bằng cách lập bảng biểu nhằm phát huy tính tích cực, chủ động
của các em, qua đó giáo viên kiểm tra quá trình học tập của học sinh để bổ sung
và hoàn thiện kiến thức.
tôi hướng dẫn học

Ở phần I. Các thời kì xây dựng và phát triển đất nước,
sinh tạo lập một bảng biểu tổng hợp kiến thức sau:

Nội dung
Thời kì

Chính trị

Kinh tế

Văn hóa - Giáo dục

Xã hội

Sau đó tôi chia lớp học thành 4 nhóm theo tổ để các em thảo luận và điền
vào bảng kê.
Nhóm 1: Tình hình chính trị.
Nhóm 2: Kinh tế .
Nhóm 3: Văn hóa - giáo dục.
Nhóm 4 : Xã hội.
Sau khi các tổ - nhóm thảo luận, giáo viên nhận xét và đưa ra phản hồi bằng bảng kê
đã chuẩn bị ở nhà như sau:

Nội dung
Thời kỳ

Thời kỳ
dựng nước
VII TCN - II
TCN
(Từ thế kỷ I
– X) bị
phong kiến
phương Bắc

Chính trị

Kinh tế

-Thế kỷ VII
TCN- II TCN
nhà nước Văn
Lang - Âu Lạc
thành lập. Đầu
công nguyên các
quốc gia cổ như
Champa, Phù

- Nông nghiệp
trồng lúa nước.
- TCN dệt, gốm,
làm đồ trang
sức.
- Đời sống vật
chất đạm bạc,
giản dị, thích


Văn hóa giáo dục
- Tín
ngưỡng: Đa
thần.
- Đời sống
tinh thần
phong phú,
đa dạng, chất
phát, nguyên

Xã hội
- Quan hệ
vua tôi gần
gũi, hòa dịu

16


đô hộ - (Bắc
thuộc)
- Giai đoạn
đầu của thời
kỳ phong
kiến độc lập
X-XV

- Giai đoạn
đất nước bị
chia cắt XVI

- XVIII

-Việt Nam
nửa đầu thế
kỷ XIX

Nam ra đời. Bộ
máy nhà nước
quân chủ còn sơ
khai.
Thế kỉ X, nhà
nước quân chủ
phong kiến ra
đời thế kỷ
XV hoàn chỉnh
bộ máy Nhà
nước từ trung
ương đến địa
phương

ứng với tự
nhiên.
- Nhà nước quan
tâm đến SX
nông nghiệp.
- TCN - TN phát
triển
- Đời sống kinh
tế của nhân dân
được ổn định


sơ.

- Nho giáo,
Phật giáo
thịnh hành.
Nho giáo
ngày càng
được đề cao.
- Giáo dục từ
năm 1070
được tôn
vinh, ngày
càng phát
triển..
- Thế kỷ XVII
- Nho giáo
- Chiến tranh
kinh tế phục hồi. suy thoái,
Phật giáo
phong kiến
+ NN: ổn định
được phục
đất nước chia cắt và phát triển
hồi. Đạo
làm 2 miền:
nhất là ở Đàng
Thiên chúa
Đàng Trong,
Trong.

được truyền
Đàng Ngoài với + Kinh tế hàng
bá.
2 chính quyền
hóa phát triển
- Văn hóa tín
riêng.
mạnh, giao lưu
ngưỡng dân
Nền quân chủ
với nước ngoài
gian nở rộ.
không còn vững mở rộng tạo
- Giáo dục
chắc như trước. điều kiện cho
tiếp tục phát
các đô thị hình
triển song
thành, hưng
chất lượng
khởi.
suy giảm.
- Năm 1802 nhà - Chính sách
- Nho giáo
Nguyễn thành
đóng cửa của
được độc tôn.
lập duy trì bộ
nhà Nguyễn đã
- Văn hóa

máy nhà nước
hạn chế sự phát giáo dục có
quân chủ phong triển của nền
những đóng
kiến. Song nền
kinh tế. Kinh tế góp đáng kể.
quân chủ phong Việt Nam trở
kiến đã bước
nên lạc hậu, kém
vào khủng
phát triển.
hoảng suy vong.

- Quan hệ
xã hội chưa
phát triển
thành mâu
thuẫn đối
kháng.

- Giữa thế
kỷ XVIII
chế độ
phong kiến
ở hai Đàng
ngoài
khủng
hoảng
phong trào
nông dân

bùng nổ,
tiêu biểu là
phong trào
nông dân
Tây Sơn.
- Mâu thuẫn
xã hội gay
gắt, phong
trào đấu
tranh của
nhân dân
liên tục
bùng nổ.

Với bảng kê tổng hợp kiến thức dưới dạng bài tập nói trên đã phát huy
tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học, các em hăng hái phát biểu ý
kiến xây dựng bài, rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành, thay đổi cách học
mới lấy học sinh làm trung tâm.
17


Ví dụ 2: Khi dạy mục II. Tôi hướng dẫn học sinh lập một bảng biểu sau:

Tên cuộc đấu
tranh

Vương triều

Lãnh đạo


Kết quả

Sau khi các tổ - nhóm thảo luận, giáo viên nhận xét và đưa ra phản hồi bằng một bảng
kê giáo viên đã chuẩn bị ở nhà như sau:

Tên cuộc kháng
Vương triều
chiến - đấu tranh
- Cuộc kháng chiến Tiền Lê
chống Tống thời
tiền Lê (981)
-Kháng chiến
chống Tống thời
Thời Lý

- Kháng chiến
chống Mông Nguyên (Thế kỷ
XIII)
- Phong trào đấu
tranh chống quân
xâm lược Minh và
cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn 1407 1427
- Kháng chiến
chống quân Xiêm
1785
- Kháng chiến
chống quân Thanh

Thời Trần


Thời Hồ

Lãnh đạo
- Lê Hoàn

- Thắng lợi nhanh
chóng
- Năm 1077 kết

- Lý Thường Kiệt

thúc thắng lợi

- Các vua Trần .

- Cả 3 lần kháng

Trần Hưng Đạo.
Các tướng khác

chiến đều giành
thắng lợi.

- Kháng chiến
chống quân Minh
do Hồ Quý Ly
lãnh đạo.
- Khởi nghĩa Lam
Sơn do Lê Lợi Nguyễn Trãi lãnh

đạo.
- Nguyễn Huệ

- Kết quả thất bại

Thời Tây Sơn
Thời Tây Sơn

Kết quả

- Lật đổ ách thống
trị của nhà Minh
giành lại độc lập
- Đánh tan 5 vạn
quân Xiêm

-Vua Quang Trung
(Nguyễn Huệ)

- Đánh tan 29 vạn
quân Thanh

Qua hai bảng kê tổng hợp kiến thức trên, học sinh đã nắm được những
kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài sơ kết - tổng kết là: Nước Việt Nam có lịch
sử dựng và giữ nước lâu đời, trải qua nhiều biến động thăng trầm của lịch sử.
Trong quá trình tồn tại và phát triển của lịch sử, nhân dân ta đã từng bước hợp
nhất, đoàn kết xây dựng một quốc gia thống nhất, có tổ chức bộ máy nhà nước
hoàn chỉnh, có nền kinh tế đa dạng, ổn định, có nền văn hóa tươi đẹp giàu bản
sắc riêng đặt nền móng vững chắc cho sự vươn lên của các thế hệ nối tiếp. Trong
quá trình lao động sáng tạo, xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam phải liên tục

cầm vũ khí, chung sức, chung lòng tiến hành hàng loạt các cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. Từ đó nhằm bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu
nước tự hào dân tộc và ý thức vươn lên trong học tập để xây dựng và

18


bảo vệ tổ quốc. eRèn luyện cho học sinh kĩ năng tổng hợp kiến thức, kĩ năng
thực hành.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Với phương pháp sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu trong dạy - học lịch
sử cho học sinh lớp 10, ở học kì II năm học 2016 - 2017 tại trường THPT Tĩnh
Gia 2 tôi, đã đạt được một số kết quả như sau:
- Học sinh hứng thú hơn trong mỗi giờ học lịch sử, không khí của lớp học
sôi nổi, thoải mái.
- Học sinh chủ động, tích cực, tự giác trong quá trình lĩnh hội kiến thức,
các em đã biết chủ động khai thác kiến thức trong SGK, vận dụng những kiến
thức đã học vào thực tế để giải quyết những câu hoi, bài tập mà giáo viên đưa ra.
- Học sinh đã biết liên kết các sự kiện lịch sử, xâu chuỗi những kiến thức
theo các chuyên đề, chuyên mục, khái quát, tổng hợp kiến thức, đối chiếu so
sánh để rút ra bản chất của sự vật hiện tượng. Các em không chỉ hiểu, biết lịch
sử mà còn vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
- Làm thay đổi cơ bản quan niệm và cách học bộ môn lịch sử của học sinh
trước đây là lệ thuộc vào sự truyền giảng kiến thức của giáo viên sang phương
pháp học mới lấy người học làm trung tâm. Qua đó, phát huy được tư duy độc
lập, khả năng quan sát, óc sáng tạo cũng như hình thành cho học sinh những kĩ
năng, kĩ xảo đặc thù cần thiết khi học bộ môn.
Kết quả môn học lịch sử của hai lớp học sinh khối 10 trong học kì II khi
tôi thực hiện “phương pháp sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu trong dạy - học
lịch sử” đã đạt được kết quả khả quan sau:

SLHS
Gioi
Khá
TB
Yếu
Kém
Lớp
Sl %
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl %
10C4
43
0
0
12
28
25
58
06 14
0
0
10C5
42
0
0

08
19
24
57
10 24
0
0
V. Khả năng ứng dụng và triển khai của sáng kiến.
- Với "phương pháp sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu" trong dạy - học
lịch sử có khả năng ứng dụng cho mọi đối tượng học sinh các khối lớp ở trường
THPT, ở các địa phương, vùng miền và mang lại hiệu quả thiết thực, gây hứng
thú cho học sinh. là con đường ngắn nhất để học sinh có thể tiếp thu và lĩnh hội
kiến thức từ đơn giản đến phức tạp.
- Làm sơ đồ kiến thức, biểu đồ, bảng biểu phục vụ cho quá trình dạy - học
không tốn kém, giáo viên và học sinh đều có thể tự làm được, đặc biệt hiện nay
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy càng thuận lợi hơn cho việc sử
dụng các phương tiện này trong quá trình dạy - học lịch sử.

19


C. KẾT LUẬN
1. Kết luận
Tóm lại, với "phương pháp sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu" trong
dạy - học lịch sử cho học sinh lớp 10, trường THPT Tĩnh Gia 2, tôi nhận thấy đã
đạt được những mục tiêu cơ bản yêu cầu đề ra của bộ môn là nhiệm vụ giáo
dưỡng, giáo dục và phát triển. Với phương pháp dạy - học này, học sinh đã phát
huy được tính tích cực, chủ động trong quá trình học tập; rèn luyện cho học sinh
các kĩ năng cần thiết như tổng hợp, phân tích, so sánh. Hầu hết học sinh đã biết
sử dụng và khai thác kiến thức trong SGK để phục vụ cho bài học một cách hiệu

quả. Qua đó, giúp các em nhận thức sâu sắc hơn về vị trí và tầm quan trọng của
bộ môn lịch sử trong trường THPT mà lâu nay các em chưa thực sự quan tâm.
Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hy vọng sẽ góp phần tích cực hơn nữa
trong việc đổi mới phương pháp dạy - học bộ môn lịch sử hiện nay ở trường
THPT Tĩnh Gia 2, hạn chế số lượng học sinh yếu kém hằng năm, nâng cao chất
lượng đại trà, để học sinh hứng thú say mê hơn nữa với bộ môn lịch sử. Với bản
thân mình, tôi sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được của việc thực hiện
sáng kiến kinh nghiệm, đồng thời không ngừng đúc rút kinh nghiệm, khắc phục
khó khăn để đề tài này được triển khai rộng rãi trong các khối lớp một cách hiệu
quả và có chất lượng.
2. Những kiến nghị đề xuất
* Đối với sở GD&ĐT Thanh Hóa
- Cần quan tâm nhiều hơn đến bộ môn lịch sử ở trường THPT. Mua sắm
nhiều hơn nữa tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học phù hợp với yêu cầu của bộ
môn để cung cấp cho các nhà trường trong tỉnh.
- Thường xuyên tổ chức các kì thi làm đồ dùng dạy học, thiết kế bài giảng
giáo án điện tử để tạo ra các phương tiện và công cụ dạy học bổ ích, phong phú
để bổ trợ cho việc dạy - học và đổi mới phương pháp dạy học bộ môn lịch sử ở
trường THPT hiện nay.
* Đối với Nhà trường
Nên có sự đầu tư kinh phí để khuyến khích giáo viên và học sinh làm đồ
dùng dạy học dưới nhiều hình thức khác nhau như sơ đồ kiến thức, biểu đồ,
bảng biểu, sa bàn, bản đồ, lược đồ, sưu tầm tranh ảnh...
* Đối với giáo viên
Phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên
môn, nghiệp vụ sư phạm, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử. Hạn chế tối đa
phương pháp dạy học truyền thống lấy giáo viên làm trung tâm.
Phải luôn tìm tòi, sáng tạo để từng bước cải tiến phương pháp dạy học cho
phù hợp với từng tiết học, bài học với những đối tượng học sinh khác nhau.
Phải thực sự tâm huyết, tận tình với công việc, yêu nghề, có tinh thần

trách nhiệm cao trước học sinh.

20


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯƠNG ĐƠN
VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm
2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

Hồ Sỹ Phong

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy học lịch sử . NXBGD - 1998
2. Một vài suy nghĩ về thực trạng dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay và
những giải pháp khắc phục - Nguyễn Thị Côi.
3. Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập môn lịch sử ở trường THPT và
THCS XB - 1999.
4.Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở phổ thông –
NXB Đại học sư phạm – Nguyễn Thị Côi.
5. Tìm hiểu SGK, sách bồi dưỡng giáo viên, chuẩn kiến thức và kĩ năng, các tài
liệu tham khảo về lịch sử lớp 10 THPT.


22


MỤC LỤC
A.

ĐẶT VẤN ĐÊ.................................................................................................................................... 1

I. Lí do chọn đề tài..................................................................................................................................... 1
II. Phạm vi, đối tượng, mục đích nghiên cứu................................................................................... 1
III. Các phương pháp nghiên cứu........................................................................................................ 2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ...................................................................................................................... 2
I. Cơ sở khoa học....................................................................................................................................... 2
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu................................................................................................ 3
III. Các biện pháp tổ chức thực hiện:................................................................................................. 4
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm......................................................................................... 19
V. Khả năng ứng dụng và triển khai của sáng kiến..................................................................... 19
C. KẾT LUẬN.......................................................................................................................................... 20
1. Kết luận.................................................................................................................................................. 20
2. Những kiến nghị đề xuất.................................................................................................................. 20

23



×