Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN đề xuất một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả nội dung nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh khối 9 trường THCS định công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.81 KB, 17 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy “Vì lợi ích mười năm phải
trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”. Quán triệt lời dạy của người,
Đảng và Nhà nước ta đã hết sức coi trọng sự nghiệp giáo dục đào tạo.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta coi
giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là “quốc sách hàng đầu”. Bởi lẽ khoa
học và công nghệ đang từng ngày từng giờ phát triển nhanh chóng và tác động
sâu đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đòi hỏi mỗi con người phải có đủ trình
độ tri thức và sức khỏe để đáp ứng cho thực tiễn phát triển. Từ đó mới có thể
đưa đất nước ta nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Sức khỏe được xem như một bộ phận cấu thành của nền văn hoá xã hội. Đó là
một mặt quan trọng của chất lượng đời sống, là nguồn tài sản quý báu của mỗi
quốc gia, là sản phẩm phản ánh một cách khách quan thành tựu của nhiều lĩnh
vực khoa học, trong đó có sự đóng góp quan trọng của ngành TDTT nói chung
và GDTC nói riêng.
Giáo dục thể chất trong trường học là một mặt giáo dục quan trọng không
thể thiếu được trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục
tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước, để
cho mỗi công dân, nhất là thế hệ trẻ có điều kiện “Phát triển cao về trí tuệ,
cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Đáp
ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mà trong đó yếu tố
sức khoẻ là quan trọng nhất, gần đây ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban
hành “Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ TDTT đến năm 2020”.
Chỉ thị 36 CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng yêu cầu phải. “Thực hiện
GDTC trong tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện thể dục thể thao (TDTT)
trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên”. Công tác TDTT cần
được coi trọng và nâng cao chất lượng GDTC trong các trường học, tổ chức hướng
dẫn và vận động đông đảo nhân dân tham gia rèn luyện hàng ngày. Căn cứ vào mục


đích, tác dụng, nội dung cụ thể thì Đảng ta đã xác định bộ môn Điền kinh có một vị
trí quan trọng trong thể thao trường học bởi vì Điền kinh là một trong những môn
cơ bản của TDTT, là môn học để vận dụng được tất cả các đối tượng học sinh tham
gia tập luyện, nó là bộ phận chủ yếu cấu thành tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. Điền
kinh có vai trò quan trọng trong việc giáo dục phát triển các tố chất vận động như:
Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo.
Xuất phát từ mục đích trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Đề xuất
một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả nội dung nhảy cao kiểu bước qua
cho học sinh khối 9 Trường THCS Định Công”
2. Mục đích nghiên cứu:
Qua nghiên cứu chúng tôi lựa chọn các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao
thành tích môn nhảy cao “Kiểu bước qua” cho học sinh lớp 9 Trường THCS
Định Công.
1


Thông qua quá trình điều tra sư phạm để áp dụng các bài tập bổ trợ vào
một số đối tượng nghiên cứu và với kết quả nghiên cứu của đề tài này mong
được đóng góp vào sự nghiệp giáo dục, làm phong phú thêm phương tiện giáo
dục thể chất, giúp cho quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh
đạt kết quả cao.
Tập các bài tập bổ trợ giúp cho quá trình học tập của học sinh tiếp thu kỹ
thuật và thể lực nhằm nâng cao thành tích môn nhảy cao “ Kiểu bước qua”.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài này chúng tôi đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
3.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng các tài liệu sau
đây để tham khảo:
- Sách lý luận và phương pháp giáo dục thể chất.

- Sách sinh lý học TDTT
- Sách điền kinh
- Giáo trình lý thuyết điền kinh
- Sách giáo viên thể dục lớp 6, 7, 8, 9
3.2. Phương pháp toán học thống kê:
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng phương pháp này để xử lý số
liệu và đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng các bài tập mà chúng tôi đã lựa
chọn. Bao gồm các công thức toán học thống kê sau:
n
x
- Công thức tính trung bình cộng:
i

i 1

X
Trong đó:

X

n

là giá trị trung bình cộng.

xi là giá trị thành tích của từng học sinh
n
n là số lượng cá thể
xi
- Công thức tính phương sai:


X
2 i1
x

- Công thức tính độ lệch chuẩn:
x
- Công thức tính hệ số biến sai :

n 1
x

T

n 30

X

2
A

2
A

nA

X

B

2

B

nB

Dựa vào bảng giá trị T quan sát để tìm trong bảng T ngưỡng xác suất P
ứng với độ tự do?
+ Nếu T tìm ra > TBảng thì sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P < 5%
+ Nếu T tìm ra < TBảng thì sự khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất
P=5%.
3.3. Phương pháp quan sát sư phạm:
2


Trong quá trình giảng dạy chúng tôi đã sử dụng phương pháp quan sát
quá trình sư phạm (Dự giờ đồng nghiệp, tham khảo ý kiến đồng nghiệp, huấn
luyện viên chuyên ngành nhảy cao) . Qua đó chúng tôi đã rút ra những kinh
nghiệm thực tế và kết hợp với lý luận khoa học để lựa chọn một số bài tập bổ trợ
mang tính giải pháp nhằm nâng cao thành tích môn nhảy cao.
3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Để giải quyết đề tài này chúng tôi thực hiện phương pháp này theo
phương pháp thực nghiệm song song trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã
phân thành 2 nhóm mỗi nhóm 20 học sinh có cùng lứa tuổi, cùng một địa bàn
dân cư, tương đương nhau về sức khỏe, thành tích, số buổi tập. Nhóm đối chứng
tập các bài tập bổ trợ cũ. Nhóm thực nghiệm tập theo các bài tập đã lựa chọn.
4. Tổ chức nghiên cứu:
4.1. Thời gian nghiên cứu:
Đề tài này được tiến hành nghiên cứu từ ngày 1/10/2017 đến ngày
30/3/2018 và được tiến hành qua 2 giai đoạn:
4.1.1. Giai đoạn 1 : Từ ngày 1/10/2017 đến ngày 30/11/2017 đọc tài liệu lựa
chọn các bài tập bổ trợ tiên tiến, xây dựng đề cương

4.1.2. Giai đoạn 2: Từ ngày 1/12/2017 đến ngày 30/3/2018 thu thập tính toán,
xử lý số liệu, phân tích các số liệu thu được. Hoàn thành đề tài.
4.2. Đối tượng nghiên cứu:
Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài tôi đề xuất một số bài tập nhằm nâng
cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh khối 9” 4.3. Dụng cụ nghiên
cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng một số dụng cụ cần
thiết cho học sinh tập luyện như: Thước dây, Bóng chuyền, Dây nhảy, Đồng hồ
bấm dây, Hố nhảy...
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận
1.1. Đặc điểm về mặt tâm lý, giải phẩu sinh lý
1.1.1 Về mặt tâm lý
Ở lứa tuổi này quá trình tăng trưởng cơ thể của các em chưa kết thúc. Mặc
dù hoạt động thần kinh cao cấp của các em đã đến lúc phát triển cao nhưng ở
một số em vẫn phần nào hưng phấn mạnh hơn ức chế để có những phản ứng
thiếu kìm hãm cần thiết, do đó để làm rối loạn sự phối hợp vận động tính tình,
trạng thái tâm lý lứa tuổi này cũng hay thay đổi, có lực rất tích cực, hăng hái,
nhưng có lúc lại buồn chán, tiêu cực. Ngay ở tuổi này các em cũng còn hay đánh
giá quá cao năng lực của mình mới chạy, nhảy bao giờ cũng dốc hết sức ngay,
mới tập bao giờ cũng muốn tập nặng ngay các em thường ít chú ý khởi động đầy
đủ, như thế rất dể tốn sức, hay dể xẩy ra chấn thương và chính điều đó đôi lúc
làm ảnh hưởng không tốt trong tập luyện TDTT.
Vì vậy khi tiến hành công tác giáo dục thể chất cho các em ở lứa tuổi này
không chỉ yêu cầu học sinh thực hiện đúng, nhanh những bài tập dưới sự chỉ dẫn
trực tiếp của giáo viên mà còn phải chú ý uốn nắm, luôn nhắc nhở và chỉ đạo,
định hướng và động viên các em hoàn thành nhiệm vụ, kèm theo khen thưởng
3



để có sự khuyến khích động viên, nói cách khác phải dạy các em biết cách học,
tự rèn luyện thân thể.
1.1.2. Về mặt giải phẩu sinh lý
Lứa tuổi lớp 9 là lứa tuổi đầu của thanh niên, là thời kỳ đạt được sự
trưởng thành về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với sự phát
triển cơ thể của người lớn. Có nghĩa là lứa tuổi này cơ thể các em đang phát
triển mạnh khả năng hoạt động của các cơ quan và bộ phận cơ thể được nâng
cao cụ thể là:
* Hệ vận động
- Hệ xương: Ở lứa tuổi này phát triển một cách đột ngột về chiều dài,
chiều dày đàn tính xương giãn. Quá trình cốt hóa xương ở các bộ phận chưa
hoàn tất. Các tổ chức sụn được thay thế bằng mô xương nên cùng với sự phát
triển chiều dài của xương cột sống. Vì vậy mà trong quá trình giảng dạy cần
tránh cho học sinh tập luyện với dụng cụ có trọng lượng quá nặng và các hoạt
động gây chấn động quá mạnh.
- Hệ cơ: Ở lứa tuổi này cơ của các em phát triển với tốc độ nhanh để đi
đến hoàn thiện, nhưng phát triển không đồng đều và chậm hơn chi dưới. Do vậy
khi cơ hoạt động chóng dẫn đến mệt mỏi. Vì vậy khi tập luyện giáo viên giảng
dạy cần chú ý phát triển cơ bắp cho các em.
* Hệ thần kinh:
Ở lứa tuổi này hệ thống thần kinh trung ương đã khá hoàn thiện hoạt động
phân tích trên vỏ não về tri giác có định hướng sâu sắc hơn khả năng nhận, hiểu
cấu trúc động tác và tái hiện chính xác hoạt vận động đơn lẻ như trước (Chạy,
nhảy, bật, bay và chạm đất khi nhảy ném tại chỗ hoặc có đà) mà chủ yếu từng
bước hoàn thiện ghép những phần đã học trước thành các liên hợp động tác
tương đối hoàn chỉnh, ở các điều kiện khác nhau phù hợp với từng đặc điểm của
từng học sinh. Vì vậy khi giảng dạy cần thay đổi nhiều hình thức tập luyện, vận
dụng các hình thức trò chơi, thi đấu để hoàn thành tốt những bài tập đã đề ra.
* Hệ hô hấp:
Ở lứa tuổi này phổi các em phát triển mạnh nhưng chưa đều, khung ngực

còn nhỏ, hẹp nên các em thở nhanh và nông, không có sự ổn định của dung tích
sống, không khí đó chính là nguyên nhân làm cho tần số hô hấp của các em tăng
cao khi hoạt động và gây thiếu ôxi, dẫn đến mệt mỏi.
* Hệ tuần hoàn:
Ở lứa tuổi này hệ tuần hoàn đang trên đà phát triển mạnh để kịp thời phát
triển toàn thân, tim lớn hơn, khả năng co bóp của cơ tim phát triển, do đó nâng
cao khá rõ lưu lượng máu/phút mạch lúc này bình thường chậm hơn (tiết kiệm
hơn) nhưng khi vận động căng thẳng thì tần số nhanh hơn, phản ứng của tim đối
với các lượng vận động thể lực đã khá chính xác, tim trở nên dẻo dai hơn .
Từ những đặc điểm tâm lý đó để lựa chọn một số bài tập bổ trợ trên căn
bản khối lượng cường độ phù hợp với lứa tuổi học sinh đặc biệt khi áp dụng các
bài tập bổ trợ cần căn cứ vào đặc điểm tình hình tiếp thu kỹ thuật và đặc điểm
thể lực phù hợp với tâm sinh lý của học sinh để cho quá trình giảng dạy đạt kết
quả cao, giúp cho các em học sinh trở thành con người phát triển toàn diện về
thể chất, tinh thần.
4


1.2. Những yếu tố ảnh hưởng và quyết định đến độ cao của lần nhảy.
Theo cơ học độ cao khi bay của một vật được bắn trong chân không hợp
với mặt phẳng nằm ngang một góc được tính theo công thức.
H Vo2 Sin2
2g
Trong đó: - g là gia tốc
- Vo là vận tốc bay ban đầu
- là góc độ bay
- H là độ cao quỹ đạo bay (Thành tích)
Qua phân tích công thức ta thấy vì g 9,8m / giay 2 luôn là hằng số nên hai
yếu tố V0 và là hai yếu tố quyết định đến độ cao quỹ đạo bay của tổng trọng tâm.
Trong thực tế nhảy cao, do thành tích là mức xà mà người nhảy vượt qua

được, nên ngoài tốc độ bay ban đàu, góc bay thì độ cao của trọng tâm cơ thể
trước khi bay và kỹ thuật qua xà hợp lý của người nhảy cũng là những nhân tố
có ảnh hưởng tới thành tích của lần nhảy.
1.3. Kỹ thuật hảy cao “Kiểu bước qua”
Là một hoạt động không có chu kỳ bao gồm nhiều động tác liên kết với
nhau một cách chặt chẽ và phức tạp. Từ chạy lấy đà, giậm nhảy, bay trên không
và kết thúc là rơi xuống đất.
Kỹ thuật nhảy cao “Kiểu bước qua” gồm có 4 giai đoạn:
- Giai đoạn chạy đà.
- Giai đoạn giậm nhảy.
- Giai đoạn trên không.
- Giai đoạn tiếp đất.
1.3.1. Giai đoạn chạy đà:
Chạy đà nhằm tạo ra tốc độ giúp cho giậm nhảy thuận lợi và hiệu quả cao.
Đối với học sinh THCS, cự ly chạy đà dài khoảng 5 đến 9 bước đà, mỗi bước đà
tương đương độ dài 5 đến 7 bàn chân hoặc 2 bước đi thường. Góc độ chạy đà
chếch với xà khoảng 25 – 400. Nếu giậm nhảy bằng chân trái thì đứng phía bên
phải xà và ngược lại theo chiều nhìn vào xà.
Kỹ thuật chạy đà gồm có: Tư thế chuẩn bị trước khi chạy và kỹ thuật các
bước chạy đà.
- Tư thế chuẩn bị trước khi chạy đà: Có nhiều cách đứng chuẩn bị trước
khi chạy đà, dưới đây giới thiệu cách phổ biến nhất với học sinh THCS đó là:
Đứng chân lăng phía trước, chạm đất bằng nửa bàn chân, mũi chân sát
vạch xuất phát, hơi khuyu gối, trọng tâm dồn nhiều vào chân trước, chân giậm
nhảy phía sau khuỷu gối nhiều hơn, mũi chân chậm đất cách gót chân trước 15 –
20cm, thân ngả trước, hai tay buông tự nhiên, tập trung chú ý, mắt nhìn theo
hướng chạy vào xà.
- Kỹ thuật chạy đà: Có hai phần, phần thứ nhất gồm một số bước đà đầu,
phần thứ hai gồm ba bước đà cuối trước khi giậm nhảy.
Ở phần thứ nhất của chạy đà cần tăng dần độ dài bước chạy và tốc độ

bằng cách tích cực đạp sau kết hợp với nâng thân, sau đó duy trì tốc độ cho đến
5


khi giậm nhảy. Một số bước chạy ban đầu đặt chân chạm đất bằng nửa trước bàn
chân, riêng ba bước đà cuối đặt chân chạm đất bằng gót bàn chân.
Ba bước đà cuối:
+ Bước 1: Đưa chân giậm nhảy ra trước dài hơn các bước trước đó và đặt
gót chân chạm đất phía trước.
+ Bước 2: Đưa nhanh chân lăng ra trước để thực hiện bước 2. Đây là bước
dài nhất trong 3 bước đà cuối. Khi chân chạm đất hơi miết bàn chân xuống đất –
ra sau. Việc duy trì tốc độ đà đạt được lúc này rất quan trọng vì vậy cần giữ chân
cho thẳng, không được ngả vai ra sau trước khi kết thúc thời kỳ chống.
+ Bước 3: Chủ động đưa chân giậm nhảy và hông cùng bên vươn nhanh
về trước để đặt gót bàn chân vào điểm giậm nhảy, Lúc này chân giậm nhảy gần
như thẳng, toàn bộ thân, hông, đùi và cẳng chân ngả chếch ra sau. Không phải
thân tên chủ động ngả ra sau mà là chủ yếu do đưa nhanh vùng hông và chân
giậm nhảy về trước tạo nên. Hai tay hơi co, khuỷu tay hướng ra sau nhưng
không để hai khuỷu tay khép vào người, ma nâng cao gần vai để sẵn sàng đánh
tay hỗ trợ với giậm nhảy.
1.3.2: Giai đoạn giậm nhảy:
Bàn chân giậm nhảy ở bước đà cuối cùng tiếp đất bằng gót, sau đó nhanh
chóng chuyển sang cả bàn, tiếp theo chùng gối để tạo thế co cơ khi giậm nhảy.
Khi giậm nhảy cần dùng hết sức của chân đạp thật mạnh, thật nhanh xuống đất
để bật người lên cao như sức bật của lò so. Phối hợp với chân giậm nhảy khi đạp
đất, chân lăng đá mạnh từ sau – ra trước – lên cao, hai tay đánh từ sau – ra trước
– lên cao hướng khuỷu tay sang hai bên và dứng đột ngột ở độ cao ngang vai để
tạo một lực nâng cơ thể lên cao. Động tác giậm nhảy tuy rất mạnh và nhanh,
nhưng phải phối hợp hết sức chính xác, ăn nhịp giữa chạy đà với giậm nhảy góc
độ hợp lý mới đạt thành tích cao.

Giậm nhảy là giai đoạn quan trọng nhất trong các giai đoạn kỹ thuật nhảy cao.
1.3.3. Giai đoạn trên không:
Giai đoạn trên không bắt đầu khi chân giậm nhảy dời khỏi mặt đất, người
đang bay lên cao, chân đá lăng duỗi phía trước, chân giậm duỗi chếch xuống
dưới phía sau. Khi bay gần đến điểm cao nhất, thì gập thân, tay cùng bên với
chân duỗi về trước phối hợp với chân lăng theo một vòng cung qua xà. Cùng lúc
với chân lăng qua xà, nhanh chóng co chân giậm nhảy, sau đó đá mạnh lên cao –
ra trước, tiếp theo hơi xoay người lại phía xà hất mạnh chân giậm nhảy và mông
cùng bên đi theo một vòng cung qua xà. Hai tay phối hợp tự nhiên nhưng hướng
đi cao hơn tầm xà để không đập tay vào xà.
1.3.4. Giai đoạn tiếp đất:
Sau khi qua xà, chân lăng chủ động tiếp đất trước bằng nửa bàn chân hay
cả bàn chân, sau đó đến chân giậm nhảy tiếp đất, cả hai chân cần chùng gối để
giảm chấn động. Khi nhảy ở các mức xà cao, có thể tiếp đất bằng hai chân cùng
một lúc.
Tóm lại: Từ những đặc điểm về tâm - sinh lý, nguyên lý kỹ thuật cũng
như các yếu tố quyết định đến thành tích nhảy cao nêu trên là cơ sở ban đầu để
xác định hướng tác động, lựa chọn áp dụng các bài tập bổ trợ có khối lượng,
6


cường độ phù hợp với các đặc điểm của người tập nhằm nâng cao thể lực và
thành tích học tập của học sinh.
2. Thực trạng
Điền kinh bao gồm nhiều môn, trong đó nhảy cao là môn được tập luyện
và thi đấu rộng rãi nhất trong các nhà trường, trong các Hội khỏe phù Đổng từ
cấp trường đến cấp trung ương đều có thi đấu nhảy cao và các em học sinh đã
lập được nhiều thành tích đáng khen ngợi. Tuy nhiên thành tích của học sinh
Trường THCS Định Công so với thành tích của học sinh các trường khác trong
huyện còn ở mức khiêm tốn. Nên việc giảng dạy môn nhảy cao “Kiểu bước qua”

trong nhiều năm qua đã được chú trọng và đạt kết quả nhất định song còn phải
phấn đấu nhiều hơn nữa mới đáp ứng được với phong trào ngày càng mạnh mẽ .
Trong quá trình học tập, để có sự tập luyện và tiếp thu kỹ thuật một cách
tốt nhất thì phải áp dụng tập luyện các bài tập bổ trợ, mà các bài tập bổ trợ ngày
càng đa dạng, phong phú thì càng giúp cho người tập tiếp thu kỹ thuật chính xác
và nhanh hơn, đặc biệt có cảm giác tốt khi hoạt động thì sẽ có thành tích cao.
Tuy nhiên việc áp dụng các phương tiện, phương pháp tập luyện tiên tiến,
các thành tựu khoa học vào giảng dạy còn hạn chế, chưa được phát động đồng
loạt. Đặc biệt là ở các trường THCS trong điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu
thốn, phương tiện tập luyện còn thô sơ đơn giản. Vì vậy mà cho tới nay việc áp
dụng các phương pháp học mới nhằm nâng cao trình độ thể lực, thành tích cho
học sinh còn rất ít được sử dụng. Quá trình tập luyện TDTT đang theo một
chương trình rập khuôn, chưa có tính sáng tạo để cải tiến hình thức, phương
pháp giảng dạy cho giáo viên cũng như sự tiếp thu, lĩnh hội các tri thức kỹ năng,
kỹ xảo cho người học. Vì thế mà ở học sinh chưa có tính tự giác cao trong tập
luyện đã làm hạn chế một phần sự phát triển thể chất, thành tích học tập của các
em.
Vì vậy mà để góp phần vào sự nghiệp giáo dục của nước nhà và để góp
một phần nhỏ nào đó để giải quyết các khó khăn trên. Thì vấn đề đặt ra cho
chúng tôi là nghiên cứu đưa ra một số bài tập bổ trợ để sắp xếp nội dung học tập
sao cho phù hợp với trình độ của các em và điều kiện thực tế để nhằm nâng cao
thành tích nhảy cao “Kiểu bước qua” trong chương trình giảng dạy ở các Trường
THCS .
Như vậy từ thực trạng trên ta nhận thấy công tác giảng dạy môn nhảy cao
“Kiểu bước qua” cũng như việc tập luyện của học sinh rất thụ động, rập khuôn,
máy móc chưa phát huy tính sáng tạo, nâng cao thể lực và thành tích. Do đó việc
nghiên cứu, áp dụng các bài tập bổ trợ để nâng cao thành tích nhảy cao “Kiểu
bước qua” là công việc rất cần thiết nhằm làm phong phú thêm phương tiện giáo
dục thể chất, qua đó phát hiện bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu TDTT
nói chung và môn nhảy cao nói riêng để tham gia thi học sinh giỏi cấp huyện và

góp phần bồi dưỡng mầm non TDTT cho địa phương và đất nước.
3. Các bài tập nhảy cao
Qua quá trình nghiên cứu về đặc điểm tâm – sinh lý, cấu trúc giải phẩu
của học sinh, nguyên lý kỹ thuật, cơ sở sinh lý cũng như các yếu tố quyết định
đến thành tích môn nhảy cao và qua quan sát quá trình sư phạm (Dự giờ các
thầy, cô giáo). Với vốn kiến thức của bản thân, từ đó tôi thấy rằng toàn bộ quá
7


trình giảng dạy nhảy cao phải được xem xét trong một mối quan hệ chặt chẽ với
trình độ tập luyện thể lực chuyên môn. Giảng dạy kỹ thuật phải được tiến hành
sau khi đã có một số chuẩn bị kỹ thuật cho người tập. Trong một buổi tập nhảy
cao, chúng ta cần sắp xếp nội dung bài tập một cách hợp lý, khoa học giữa bài
tập kỹ thuật và bài tập phát triển thể lực chuyên môn. Từ đó tôi đã tìm ra các bài
tập bổ trợ phù hợp với đặc điểm tâm lý và điều kiện thực tế để nâng cao trình độ
thể lực và thành tích của học sinh.
Các bài tập bổ trợ bao gồm: Bài tập bổ trợ thể lực và bài tập bổ trợ kỹ thuật.
3.1. Các bài tập bổ trợ thể lực:
Các bài tập này nhằm tạo ra một trạng thái ổn định, một vận tốc lớn nhất
trong các bài tập khắc phục trọng lượng bản thân (Bật nhảy). Các bài tập thể lực
này là các bài tập có công suất lớn, được thực hiện trong thời gian ngắn. Trong
thực tiễn huấn luyện và trong phạm vi đề tài này chúng tôi sử dụng các bài tập
thể lực sau đây:
- Bật cao liên tục đầu chạm vật chuẩn
- Đứng lên ngồi xuống bằng hai chân, một chân.
- Bật nhảy tại chỗ bằng hai chân.
- Nhảy dây.
- Chạy đạp sau 30m
- Chạy nâng cao đùi
3.2. Các bài tập bổ trợ kỹ thuật:

3.2.1: Xác định điểm giậm nhảy và hướng chạy đà.
Người đứng thẳng mặt và thân quay chếch vào 1/3 độ dài của xà (từ cột xà bên
chạy đà). Tay cùng bên với chân lăng đưa sang ngang, bàn tay chạm xà. Tiếp
theo đá chân lăng lên cao cách xà 0,10m là được. Đường đi qua gót đến mũi bàn
chân giậm chính là hướng chạy đà. Điểm chạm đất của bàn chân giậm chính là
điểm giậm nhảy.
3.2.2: Nhảy cao tự do để xác định chân giậm nhảy.
3.2.3: Chạy đà 3 - 5 bước phối hợp giậm nhảy đá lăng chạm vật chuẩn rơi
xuống bằng chân giậm.
Biện pháp thực hiện: Chạy đà 3 bước giậm nhảy chân lăng đá lên cao
chạm vật chuẩn và rơi xuống bằng chân giậm.
3.2.4: Chạy đà (chính diện) 3 – 5 bước giậm nhảy đá lăng thu chân giậm qua
xà thấp rới bằng chân giậm.
3.2.5: Đà ba bước – giậm nhảy qua xà:
- Chuẩn bị: Đứng theo hướng chạy đà và cách xà khoảng 0,8m, chân lăng phía
trước chạm đất băng cả bàn chân. Chân giậm nhảy co gối ở phía sau, mũi chân
chạm đất, hai tay buông tự nhiên.
- Bước chân giậm nhảy về trước 1 bước và thực hiện động tác như ở bước đà
cuối cùng, sau đó giậm nhảy và thực hiện các động tác qua xà kiểu “bước qua”
hay chạy 3,5,7 bước qua xà kiểu “bước qua”
Quá trình nghiển cứu tôi đã tham khảo các ý kiến của đồng nghiệp, và các
tài liệu có liên quan tôi mạnh dạn đưa ra 6 bài tập để áp dụng cho học sinh khối
9 học môn nhảy cao kiểu bước qua kế hoạch học tập cụ thể như sau.
8


T
T
1
2


3
4

Bảng 1. Kế hoạch thực hiện các bài tập cụ thể như sau
Tên bài tập
Định lượng
Phương pháp chỉ dẩn
Bật cao liên tục 3 tổ, mỗi tổ 45
giây. Thời gian
đầu chạm vật nghỉ giữa là 1- 2
chuẩn
giây
Đứng lên ngồi 1 – 2 tổ. 10 – 15
xuống bằng hai lần/tổ/1chân. Thời
chân,
một gian
nghỉ giữa là
chân.
1- 2 giây
Bật nhảy tại 2 tổ mỗi tổ 15 m.
chỗ bằng hai Thời gian nghỉ 1-2
chân
phút
2 tổ mỗi tổ 45 giây
Nhảy dây
thời gian
nghỉ
giữa là 1-1phút
30giây


5 Chạy đạp sau

6

Chạy nâng cao
đùi

Chú ý nhịp điệu và thể lực bật nhảy.
Không có bước đệm

Thực hiện đúng kỹ thuật. Ngồi xuống
sát, chân duỗi phía trước, thẳng không
chạm đất, hai tay không chống đất.
Bật xa bằng hai chân, ưỡn thân tiếp
đất bằng hai chân. Chú ý phải liên tục.
Nhảy liên tục, lò cò trên một chân rồi
đổi chân.

Lăng trước đùi nâng cao gần như chạỵ,
2 – 3 tổ (20 - 30
cổ chân thả lõng, góc độ giữa đùi và
m). Thời gian nghỉ cẳng chân 900 . Đạp sau nhanh chóng
giữa là: 1 phút
duỗi hết các khớp từ hông đến cổ chân
góc độ đạp sau là 450
2 – 3 tổ. Mỗi tổ 30 Yêu cầu học sinh chạy với tốc độ tối
m. Thời gian nghỉ đa. Xuất phát trước 10 m rồi bấm giây
giữa là 1 – 2 phút cho học sinh chạy băng qua 30 m


4. Những kết quả đạt được
Để đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn cho học sinh khối 9 học môn
nhảy cao kiểu bước qua đề tài tiến hành kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể,
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng tại các thời điểm trước thực nghiệm
và sau 01 năm thực nghiệm, tiến hành so sánh sự khác biệt về kết quả kiểm tra
tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, nhịp tăng trưởng.
Cụ thể như sau lớp thực nghiệm chọn ngẫu nhiên 20 học sinh được ứng
các bài tập đã lựa chọn đã lựa chọn mới của đề tài; lớp đối chứng chọn ngẫu
nhiên 20 học theo các bài tập cũ. Cả hai lớp được tiến hành dạy học cùng lứa
tuổi, cùng một địa bàn dân cư, tương đương nhau về sức khỏe, thành tích, số
buổi tập.
Kết quả được đánh giá trước và sau thực nghiệm thông qua 6 test theo
tiêu chuẩn đánh giá thể lực của sinh viên (theo quyết định số 53/2008/QĐ –
BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo. Kết
quả học tập thông qua điểm kết thúc cuối kỳ. Quá trình đánh giá kết quả chúng
tôi sử dụng phương pháp so sánh song song.

9


4.1. Kết quả trước thực nghiệm:
Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra đánh giá xếp loại thể lực cho học sinh
theo quyết định số 53/2008/QĐ – BGDĐT của học sinh khối 9 nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm thời điểm trước thực
nghiệm (n=40)
Nhóm đối
Nhóm thực
Sự khác biệt
T
Test/ Đối tượng
chứng

nghiệm
thống kê
T
x
±d
x
±d
t tính
P
Nam
(n = 10)
(n = 10)
1 Lực bóp tay thuận (Kg)
31.15 2.35 32.20 2.36 1.00
>
0.05

2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30 s)
3 Bật xa tại chỗ (cm)
4 Chạy 30m XPC (s)

14.56

1.28

14.86

1.24

0.53


>
0.05

185.15 13.61 186.09 14.53
6.23

0.53

6.17

0.39

0.15
0.29

>
0.05
>
0.05

5 Chạy con thoi 4 x 10m (s)

12.65

0.76

12.55

0.63


0.32

>
0.05

6 Chạy tuỳ sức 5 phút (m)

882.3

Nữ
1 Lực bóp tay thuân (Kg)

(n = 10)
19.75 2.08

55.21

0.21

(n = 10)
19.89 2.10

t tính
0.15

54.12 887.5

>
0.05

P
>
0.05

2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30 s)

11.15

1.20

11.35

1.23

0.37

>
0.05

3 Bật xa tại chỗ (cm)

155.7

2.12

156.3

2.46

0.58


>
0.05

4 Chạy 30m XPC (s)

6.93

0.56

6.88

0.48

0.21

>
0.05

5 Chạy con thoi 4 x 10m (s)

12.98

0.98

12.65

0.89

0.79


>
0.05

6 Chạy tuỳ sức 5 phút (m)

805.7

59.3

808.3

57.8

0.10

>
0.05

Quả bảng 3.2 cho thấy: Thông qua các test kiểm tra tất cả các chỉ số thu
được giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng ở cả nam và nữ không có sự khác
biệt thống kê, thể hiện ttính < tbảng ở ngưỡng xác xuất P > 0,05. Điều này chứng tỏ
rằng, trước thực nghiệm, kết quả kiểm tra đánh giá xếp loại thể lực cho học sinh,
sinh viên theo quyết định số 53/2008/QĐ – BGDĐT của học sinh khối 9 thuộc
cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau.
4.2. Kết quả sau thực nghiệm
Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra đánh giá xếp loại thể lực cho học sinh
theo quyết định số 53/2008/QĐ – BGDĐT của học sinh khối 9 - nhóm đối
chứng và nhóm thực nghiệm thời điểm sau thực nghiệm (n=40)
10



T
T

Test/ Đối tượng

Nam
1 Lực bóp tay thuận (Kg)

Nhóm đối
chứng
x
±d
(n = 10)
32.22
2.15

Nhóm thực
nghiệm
x
±d
(n = 10)
34.48 2.26

Sự khác biệt
thống kê
t tính
2.29


P
<
0.05

2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30 s)

15.29

1.38

16.86

1.44

2.49

<
0.05

3 Bật xa tại chỗ (cm)
4 Chạy 30m XPC (s)

187.5

12.2

199.8

12.3


5

1

9

7

6.16

0.33

5.81

0.34

2.25

<
0.05

2.34

<
0.05

5 Chạy con thoi 4 x 10m (s)

12.44


0.66

11.12

0.76

4.15

<
0.05

6 Chạy tuỳ sức 5 phút (m)

885.3

40.3

1

Nữ
1 Lực bóp tay thuân (Kg)

(n = 10)
20.15
2.17

929.5

42.5


2

4

(n = 10)
22.37 2.18

2.39

<
0.05

t tính
2.28

P
<
0.05

2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30 s)

12.11

1.12

11.05

1.11

2.13


<
0.05

3 Bật xa tại chỗ (cm)

156.71

2.44

160.3

2.45

3.29

1

4 Chạy 30m XPC (s)

6.83

0.51

6.28

<
0.05

0.66


2.09

<
0.05

5 Chạy con thoi 4 x 10m (s)

12.68

0.87

11.85

0.88

2.12

<
0.05

6 Chạy tuỳ sức 5 phút (m)

809.78

41.3

849.8

9


1

41.8

2.15

<
0.05

Qua bảng 3.3. Sau 01 năm học áp dụng các bài tập đã lựa chọn, kết quả
kiểm tra đánh giá xếp loại thể lực cho học sinh, theo quyết định số 53/2008/QĐ
– BGDĐT của học sinh khối 9 thuộc nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm đã
có sự khác biệt rõ rệt ở cả học sinh nam và nữ thể hiện ở t tính > tbảng ở ngưỡng xác
xuất P <0,05.
Kết quả trên có thể thấy kết quả kiểm tra đánh giá xếp loại thể lực cho học
sinh, theo quyết định số 53/2008/QĐ – BGDĐT của học sinh khối 9 thuộc nhóm
thực nghiệm so với nhóm đối chứng sau 01 năm học áp dụng các bài tập đã lựa
chọn có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê. Từ kết quả này cho thấy hiệu quả
của các bài tập đã lựa chọn.
Để thấy được sự tăng trưởng, đề tài tiến hành so sánh nhịp tăng trưởng kết
quả kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của học sinh khối 9 nhóm thực
nghiệm và đối chứng thời điểm trước và sau thực nghiệm.

11


Bảng 3.4. So sánh nhịp độ tăng trưởng của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm

TT


Test

Đối

Nhóm đối chứng

1

Lực bóp tay thuận (KG)

Trước TN
x
±d
31.15 2.35

2
3

Nằm ngửa gập bụng (lần/30 s)
Bật xa tại chỗ (cm)

14.56 1.28 15.29 1.38
185.15 13.61 187.55 12.21

tượng

Nam

Nhóm thực nghiệm


Sau TN
x
±d
32.22 2.15

W%

Sau TN
x
±d
34.48
2.26

W%

3.38

Trước TN
x
±d
32.20 2.36

4.89
1.29

14.86
186.0

1.24

14.53

16.86
199.89

1.44
12.37

12.61
7.15

0.39
0.63
55.21
2.10
1.23
2.46
0.48
0.89
57.8

5.81
11.12
929.52
22.37
11.05
160.31
6.28
11.85
849.81


0.34
0.76
42.54
2.18
1.11
2.45
0.66
0.88
41.8

6.01
12.08
4.63
11.74
2.68
2.53
9.12
6.53
5.01

6.84

9

4
5
6
1
2

3
4
5
6

Chạy 30m XPC (s)
Chạy con thoi 4 x 10m (s)
Chạy tuỳ sức 5 phút (m)
Lực bóp tay thuận (KG)
Nằm ngửa gập bụng (lần/30 s)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC (s)
Chạy con thoi 4 x 10m (s)
Chạy tuỳ sức 5 phút (m)

Nữ

6.23
12.65
882.3
19.75
11.15
155.7
6.93
12.98
805.7

0.53
6.16
0.33

0.76 12.44 0.66
54.12 885.31 40.3
2.08
20.15 2.17
1.20
12.11 1.12
2.12 156.71 2.44
0.56
6.83
0.51
0.98
12.68 0.87
59.3 809.78 41.39

1.13
1.67
0.34
2.01
8.25
0.65
1.45
2.34
0.51

6.17
12.55
887.5
19.89
11.35
156.3

6.88
12.65
808.3

12


Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm

20
12,61
10

6,84

12,08

4,89

7,15

3,38
0

6,01

1,29

Test 1


Test 2

4,63
1,67

1,13

Test 3

Test 4

0,34

Test 5

Test 6

Biểu đồ
3.4. Biểu đồ 3.1. Nhịp tăng trưởng thể lực của nam nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm.
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm

20
11,74

9,12

10


6,53
2,01

0

2,53
0,65

Test 1

Test 2

1,45
Test 3

2,34

Test 4

6,46

5,01
0,51
Test 5

1,93

Test 6

Biểu đồ 3.2. Nhịp tăng trưởng thể lực của nữ nhóm thực nghiệm và đối chứng sau nghiệm.

Test 1. Lực bóp tay thuận (KG); Test 2. Nằm ngửa gập bụng (số lần/30 giây); Test 3. Bật xa tại chỗ (cm); Test 4. Chạy 30m XPC
(giây); Test 5. Chạy con thoi 4´10m (giây); Test 6. Chạy tuỳ sức 5 phút (m).

13


Thông qua bảng 3.4 và biều đồ 3.1 - 3.2 cho thấy sau 01 học kỳ thưc
nghiêm giữa nam và nữ nhóm thực nghiệm có nhịp tăng trưởng cao hơn hẳn
nhóm đối chứng ở tất cả các test đánh giá thể lực của học.
Cụ thể: Nhóm đối chứng nam đat nhịp độ tăng trưởng cac chi sô từ 0.34
đến 4.89. Nhóm thực nghiệm đat nhịp độ tăng trưởng cac chi sô từ 4.63 đến
12.61.
Nữ nhóm đối chứng đat nhịp độ tăng trưởng cac chi sô từ từ 0.51 đến
2.34. Nhóm thực nghiệm đat nhịp độ tăng trưởng cac chi sô từ 2.53 đến 11.74.
Với những test kiểm tra trên cho đến kết luận sự khác biệt giữa 2 nhóm
thực nghiệm và đối chứng, thì nhóm thực nghiệm cao hơn hẵn nhóm đối chứng
ở nhịp độ tăng trưởng của sinh viên.
4.3. Kết quả học tập của học sinh sau thực nghiệm
Kết thúc quá trình thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra nội dung
nhảy cao của hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, kết quả được thể hiện
ở bảng sau 3.5.
Bảng 3.5. Kết quả học tập của học sinh sau thực nghiệm
Nhóm đối chiếu
Nhóm thực nghiệm
Kết quả
Số học sinh
%
Số học sinh
%
HS đạt điểm giỏi: 9-10

4
13,4
10
33.3
HS đạt điểm khá: 7-8
10
33,3
16
53,3
HS đạt điểm TB: 5-6
10
33,3
4
13,4
HS đạt điểm yếu, kém
6
20
0
Qua bảng 3.5 cho thấy kết quả kiểm tra giữa hai nhóm thực nghiệm và đối
chứng có sự khác nhau rõ rệt, điểm nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn nhóm đối
chứng, đặc biệt điểm yếu kém ở nhóm thực nghiệm là không có cụ thể.
- Số học sinh đạt điểm giỏi của nhóm đối chứng là 4 học sinh, đạt tỷ lệ
13,3%. Còn số học sinh đạt điểm giỏi của nhóm thực nghiệm tăng lên 10 học
sinh, đạt tỷ lệ 33,3%
- Số học sinh đạt điểm khá của nhóm đối chứng là 10 học sinh, đạt tỷ lệ
33,3%. Còn số học sinh đạt điểm khá của nhóm thực nghiệm tăng lên 16 học
sinh, đạt tỷ lệ 53,3%.
Số học sinh đạt điểm TB của nhóm đối chứng là 10 học sinh, đạt tỷ lệ 33,3%.
Còn số học sinh đạt điểm TB của nhóm thực nghiệm giảm xuống còn 4 học
sinh, đạt tỷ lệ 13%.

- Số học sinh đạt điểm yếu, kém của nhóm đối chứng là 6 học sinh, đạt
tỷ lệ 20%. Riêng nhóm thực nghiệm không có học sinh nào bị điểm kém.
Như vậy với sự tăng lên rõ rệt về thể lực, nhịp tăng trưởng của nhóm thực
nghiệm đã cho chúng ta thấy rằng việc áp dụng các bài tập bổ trợ nhằm nâng
cao thành tích nhảy cao cho học sing lớp 9 Trường THCS đã đem lại kết quả có
tính khoa học. Đây là một bài học thực tiễn cao, có thể áp dụng ở trường THCS.

14


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1.

Kết luận:
Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi có một số kết luận sau:
1. Qua quá trình nghiên cứu về cơ sở lý luận, thực trạng các bài tập bổ trợ
đề tài chúng tôi đã lựa chọn được 6 bài tập bổ trợ cho nội dung nhảy cao kiểu
bước qua cho học sinh lớp 9 có tính khoa học và mang tính thực tiễn cao.
2. Hệ thống bài tập bổ trợ đó đã mang lại hiệu quả cao khi áp dụng và giảng
dạy cho học sinh lớp 9. Cụ thể là sau khi thực hiện bài tập bổ trợ nhóm thực
nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt ở cả học sinh nam và nữ thể hiện ở ttính > tbảng ở
ngưỡng xác xuất P <0,05.
3. Hệ thống bài tập bổ trợ đã góp phần làm phong phú thêm các phương
tiện giáo dục thể chất, giúp cho qúa trình giảng dạy của giáo viên và học tập của
học sinh đạt kết quả cao.
2.
Kiến nghị
Từ những kết luận trên tôi đi đến kiến nghị những vấn đề sau:
- Một là: Kết quả nghiên cứu của đề tài cho phép sử dụng làm tài liệu
tham khảo cho các giáo viên nghiên cứu và đưa vào thực tế giảng dạy nội dung

nhảy cao kiểu bước qua tại các trường THCS.
- Hai là: Đề nghị giáo viên Thể dục áp dụng các bài tập trên vào công tác
giảng dạy nội dung nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh.
- Ba là: Các nhà lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa đến những sáng kiến kinh
nghiệm để ngày càng tìm ra những phương tiện, phương pháp mới, đáp ứng tốt
nhiệm vụ dạy và học, cũng như công tác huấn luyện cho học sinh thi cấp huyện
Tôi xin chân thành cảm ơn!
và cấp tỉnh.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Yên Định, ngày 30 tháng 03 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Trịnh Hữu Hiệp


15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngũ Duy Anh, Vũ Đức Thu (2004), "Một số giải pháp về GDTC góp phần nâng
cao tầm vóc và thể trạng học sinh phổ thông giai đoạn 2004 - 2010”, Tạp chí
Khoa học TDTT (3), tr 23-29.
2. Ngũ Duy Anh, Vũ Đức Thu (2006), "Định hướng chiến lược tăng cường sức khoẻ
học sinh trong nhà trường phổ thông các cấp đến năm 2010", Tuyển tập Nghiên
cứu GDTC, y tế trường học lần thứ IV-2006, Nxb TDTT Hà Nội.
3. Ban chấp hành Trung ương Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Chỉ thị số 17 CT/TWcủa Ban Bí thư về phát triển TDTT đến năm 2010.
4. Ban chấp hành Trung ương Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại

hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII,VIII, IX), Nxb chính trị quốc gia,
tr.99.
5. Bộ Chính trị (2011), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 “Về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm
2020”.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT về việc ban
hành Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực HSSV.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Tuyển tập nghiên cứu khoa học GDTC, y tế
trường học lần thứ V, Nxb TDTT Hà Nội.
8. Dương Nghiệp Chí và cộng sự (1996), Điền kinh, Nxb TDTT Hà Nội.
9. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (2003), Sinh lý thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà
Nội
10. Lê Văn Hồng (2007), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội. tr 189 – 208.
11. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2006), Lý luận và phương pháp TDTT, Nxb
TDTT Hà Nội. tr.18, 30-31.

16



×