Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TÊN ĐỀ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI GIAI ĐOẠN 1996 - 2006 (THEO QUAN ĐIỂM DIỄN NGÔN) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ MINH HẠNH

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TÊN ĐỀ TIỂU THUYẾT
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI GIAI ĐOẠN 1996 - 2006
(THEO QUAN ĐIỂM DIỄN NGÔN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60 22 01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐẠT

HÀ NỘI 5 / 2009


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai
cơng bố trong bất kì một cơng trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Minh Hạnh


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt, người
thầy đã tận tình dìu dắt, hướng dẫn tơi trong q trình nghiên cứu để hồn
thành luận văn này.


Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu ngôn
ngữ đã nhiệt tình chỉ bảo và tạo điều kiện cho tơi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 5 năm 2009
Tác giả

Nguyễn Thị Minh Hạnh


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng trong luận văn
Danh mục các biểu đồ trong luận văn
Mở đầu ............................................................................................ 1
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận
1.1. Lý luận về nghiên cứu diễn ngôn ............................................ 4
1.1.1. Khái niệm Diễn ngôn và Phân tích diễn ngơn ................. 4
1.1.2. Những đặc tính của diễn ngôn và việc phân loại
diễn ngôn ........................................................................ 6
1.1.3. Phương pháp và đường hướng phân tích diễn ngơn ....... 10
1.2. Tên đề tiểu thuyết..................................................................... 14
1.2.1. Một vài vấn đề về tiểu thuyết ........................................... 14
1.2.2. Khái niệm tên đề tiểu thuyết ............................................ 16
1.2.3. Chức năng của tên đề tiểu thuyết .................................... 17
1.2.4. Đặc điểm của tên đề tiểu thuyết ....................................... 19
1.2.5. Đặc điểm của tên đề tiểu thuyết theo hướng phân

tích diễn ngơn .................................................................. 19
1.2.6. Phân tích tên đề tiểu thuyết theo phương pháp phân tích diễn
ngơn................................................................................. 20
1.3. Mối quan hệ của tên đề với các bộ phận khác của tiểu
thuyết ........................................................................................ 21
1.3.1. Về mặt hình thức............................................................. 21


1.3.2. Về mặt nội dung.............................................................. 21
Chƣơng 2: Đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của tên đề tiểu thuyết
2.1. Đặc điểm cấu trúc của tên đề tiểu thuyết ............................... 23
2.1.1. Số lượng âm tiết .............................................................. 23
2.1.2. Về quan hệ cú pháp ........................................................ 26
2.2. Các đặc điểm về ngữ nghĩa của tên đề tiểu thuyết .................. 43
2.2.1. Ý nghĩa tự thân của tên đề .............................................. 44
2.2.2. Ý nghĩa của tên đề trong mối liên hệ với phần còn lại
của văn bản tiểu thuyết .................................................... 53
2.3. Một vài vấn đề về việc chuẩn hoá tên đề tiểu thuyết ............... 64
2.3.1. Tên đề tiểu thuyết trước tiên phải là một tên đề đúng. ..... 64
2.3.2. Tên đề tiểu thuyết không chỉ cần đúng mà cần phải hay . 64
Chƣơng 3. Mối quan hệ của tên đề với phần mở đầu và nội dung
tiểu thuyết
3.1. Mối quan hệ của tên đề với phần mở đầu................................ 68
3.1.1. Tên đề liên quan trực tiếp với phần mở đầu .................... 68
3.1.2. Tên đề có liên quan gián tiếp với phần mở đầu ............... 76
3.1.3. Nhận xét ......................................................................... 79
3.2. Mối quan hệ của tên đề với các yếu tố nội dung ..................... 80
3.2.1. Nội dung của tác phẩm văn học ...................................... 80
3.2.2. Quan hệ giữa tên đề với nhân vật chính .......................... 83
3.2.3. Quan hệ giữa tên đề và hình tượng của tác phẩm ........... 89

3.2.4. Quan hệ giữa tên đề với cốt truyện .................................. 94
Kết luận ........................................................................................... 99
Tài liệu tham khảo


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CỦA LUẬN VĂN
DT

: Danh từ

DN

: Danh ngữ

ĐT

: Động từ

ĐN

: Động ngữ

Nxb HNV

: Nhà xuất bản Hội nhà văn

Nxb TN

: Nhà xuất bản Thanh niên


Nxb QĐND : Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
Nxb CAND : Nhà xuất bản Công an nhân dân
Nxb VH

: Nhà xuất bản Văn học

Nxb LĐ

: Nhà xuất bản Lao động

Nxb PN

: Nhà xuất bản Phụ nữ

TT

: Tính từ

TN

: Tính ngữ


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Tên bảng

STT

Trang


1

Các kiểu tên đề

26

2

Tên đề có cấu tạo là từ

29

3

Các thành tố phụ của danh ngữ

35

4

Các thành tố phụ của động ngữ

36

5

Các thành tố phụ của tính ngữ

37


6

Tình hình sử dụng tên đề thuộc nhóm A

39

7

Các kiểu quan hệ của tên đề là ngữ

41

8

Tên đề có sử dụng phương thức hàm ẩn

52

9

Mối quan hệ giữa kiểu T và G (chủ đề chiến tranh)

56

10

Mối quan hệ giữa kiểu T và G (chủ đề tình yêu)

57


11

Mối quan hệ giữa kiểu T và G (chủ đề số phận con người)

59

12

Các kiểu tương hợp của tên đề và nội dung tiểu thuyết

63

(trong 118 tên đề 4 âm tiết)


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN

STT
1

Tên biểu đồ
Đặc điểm cấu trúc của tên đề tiểu thuyết

Trang
27


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Tên đề tiểu thuyết là một bộ phận của diễn ngôn nghệ thuật từ trước đến
nay chưa được nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết. Trong một số cơng trình,
Trịnh Sâm mới chỉ nêu một cách sơ lược các đặc điểm về hình thức và ngữ
nghĩa của tên đề tiểu thuyết trong mảng văn xuôi nghệ thuật như "Tiêu đề văn
bản tiếng Việt" [36], "Cấu trúc tiêu đề văn bản tiếng Việt trong phong cách
ngôn ngữ văn chương" [34]. Hiện chưa có một cơng trình nghiên cứu nào về
mối quan hệ giữa tiêu đề và nội dung tác phẩm ngoài bài viết "Về mối quan
hệ giữa đầu đề và tác phẩm" [5] của Phan Mậu Cảnh. Đây là bài viết về mối
quan hệ của tên đề và tác phẩm văn xuôi nói chung chứ khơng đi sâu phân
tích tên đề tiểu thuyết.
Có thể nói, tên đề tiểu thuyết, một bộ phận quan trọng của văn bản
nghệ thuật rất cần được chúng ta nghiên cứu một cách cụ thể, hệ thống hơn
nữa. Chính vì vậy, chúng tơi chọn đề tài "Đặc điểm ngôn ngữ tên đề tiểu
thuyết Việt Nam hiện đại giai đoạn 1996 - 2006" (theo quan điểm diễn ngôn)
làm hướng nghiên cứu cho luận văn.
2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục đích
Mục đích của luận văn là đưa ra các đặc điểm về hình thức và ngữ nghĩa
của tên đề tiểu thuyết, tìm hiểu mối quan hệ giữa tên đề với phần còn lại của


văn bản nghệ thuật. Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi sẽ chỉ ra sự
tác động của tên đề với việc tiếp nhận văn bản.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được những mục đích trên, chúng tơi đặt ra cho mình các nhiệm
vụ sau:
1) Chỉ ra các đặc điểm hình thức của tên đề.
2) Chỉ ra các đặc điểm về ngữ nghĩa của tên đề.
3) Chỉ ra mối quan hệ giữa tên đề và phần mở đầu của tác phẩm.
4) Chỉ ra mối quan hệ giữa tên đề và nội dung của tác phẩm.

2.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 350 tên đề tiểu thuyết đã
được xuất bản trong 7 nhà xuất bản: Nxb VH, Nxb HNV, Nxb QĐND, Nxb
CAND, Nxb LĐ, Nxb TN, Nxb PN trong thời gian 10 năm trở lại đây (1996 2006).
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và các nhiệm vụ đã đặt ra, trong luận văn này,
chúng tơi sẽ sử dụng phương pháp phân tích diễn ngôn và phương pháp miêu
tả. Trong phương pháp miêu tả chúng tơi sử dụng các thủ pháp chính là: thủ
pháp thống kê, thủ pháp lơgic - tâm lí, thủ pháp thay thế.
4. Đóng góp của luận văn về mặt khoa học
Những kết quả nghiên cứu trong luận văn là sự đi sâu nghiên cứu về mối
quan hệ giữa tên đề và nội dung của văn bản nghệ thuật cũng như đặc điểm
phong cách nhà văn.
5. Ý nghĩa của đề tài
Về mặt lí luận:


Đề tài góp phần bổ sung cho việc nghiên cứu ngơn ngữ nghệ thuật trên
phương diện phân tích diễn ngơn.
Về mặt thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng để phân tích, giảng
dạy về ngơn ngữ trong tác phẩm nghệ thuật và phân tích tác phẩm nghệ thuật
nói chung.

6. Bố cục luận văn
Luận văn gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Ngồi ra, luận văn cịn có mục lục và danh sách tài liệu tham khảo.
Phần mở đầu: Ở phần này, chúng tơi nêu ra các mục đích, ý nghĩa, nhiệm
vụ nghiên cứu và các phương pháp tiến hành trong việc khảo sát miêu tả ngữ
liệu.

Phần nội dung gồm 3 chương:
Chƣơng một : Cơ sở lý luận.
Chƣơng hai: Đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của tên đề tiểu thuyết.
Chƣơng ba: Mối quan hệ của tên đề với phần mở đầu và nội dung tiểu thuyết.
Phần kết luận: Nêu những nhận định khái quát về những kết quả đã đạt
được.
Ngoài ra, luận văn còn nêu ra một số dự kiến về việc nghiên cứu trong
tương lai.


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. 1. Lý luận về nghiên cứu diễn ngôn
1.1.1. Khái niệm Diễn ngôn và Phân tích diễn ngơn
Diễn ngơn là một khái niệm được rất nhiều tác giả bàn luận từ trước
đến nay. Ở nước ngồi, lí luận về diễn ngơn và phân tích diễn ngơn được đề
cập đến từ năm 1952 với cơng trình của Harriz - "Discourse analysis". Ông
đã đề xuất khái niệm diễn ngôn là "văn bản liên kết, ở bậc cao hơn câu"
[trích theo 24, 15]. Tiếp sau đó là quan niệm của rất nhiều tác giả như Cook,
Crystal, Brown & Yule... Crystal coi diễn ngôn là "một chuỗi ngôn ngữ (đặc
biệt là ngơn ngữ nói) liên tục lớn hơn câu, thường tạo nên một đơn vị có
mạch lạc, như bài truyền giáo, một lí lẽ, một câu chuyện tiếu lâm hay
chuyện kể" [trích theo 24, 32]. Cook cho diễn ngơn là "các chuỗi ngơn ngữ
cảm nhận như có ý nghĩa, thống nhất và có mục đích" [trích theo 24, 33].
Cịn Brown và Yule coi "văn bản là sự thể hiện của diễn ngơn" [trích theo
24, 33]. Cụ thể hơn Nunan cho rằng: "diễn ngôn chỉ việc hiểu một sự kiện
giao tiếp trong ngữ cảnh" [trích theo 24, 33]. Widdonson cũng có cùng
quan điểm với Brown và Yule, Nunan, ơng cho rằng "Diễn ngơn là một q
trình giao tiếp. Kết quả về mặt tình huống của quá trình này là sự thay đổi



trong sự thể: thông tin được chuyển tải, các ý định được làm rõ, và sản
phẩm của quá trình này là văn bản" [trích theo 24, 34].
Vấn đề phân tích diễn ngôn cũng là một vấn đề hết sức thời sự. Harriz
coi "Phân tích diễn ngơn như là một hệ phương pháp hình thức phân tích
văn bản thành các đơn vị nhỏ hơn" [trích theo 24, 25]. Cịn Faslold lại nhận
định "Nghiên cứu diễn ngơn là nghiên cứu mọi khía cạnh sử dụng của ngơn
ngữ" [trích theo 24, 27]. Brown và Yule thì cho rằng: "Phân tích diễn ngơn
nhất thiết là sự phân tích ngơn ngữ hành chức. Như vậy, khơng thể giới hạn
nó ở việc miêu tả các hình thức ngơn ngữ tách biệt với các mục đích hay
chức năng mà các hình thức này được sinh ra để đảm nhận trong xã hội lồi
người" [trích theo 24, 28].
Ở Việt Nam, phân tích diễn ngơn bắt đầu được chú ý từ những năm đầu
thập kỉ 80. Trần Ngọc Thêm đặt vấn đề phân tích diễn ngơn khi thực hiện
cơng trình "Hệ thống liên kết văn bản Tiếng Việt". Nguyễn Đức Dân, Đỗ
Hữu Châu... quan tâm tới diễn ngôn dưới góc độ ngữ dụng học. Nguyễn
Thiện Giáp trong cuốn "Dụng học Việt ngữ" [20] và "Giáo trình ngơn ngữ
học" [21] đã đề cập đến một loạt các vấn đề như: ngữ cảnh và ý nghĩa, lý
thuyết hành động ngôn từ, phân tích hội thoại, phân tích diễn ngơn trong đó
đề cập tới các vấn đề như văn bản và diễn ngơn, mạch lạc và liên kết, ngữ
vực, phân tích diễn ngơn và phân tích hội thoại, diễn ngơn và văn hóa... Tác
giả Diệp Quang Ban cũng có khá nhiều các bài biết về phân tích diễn ngơn.
Gần đây xuất hiện cơng trình "Phân tích diễn ngơn - Một số vấn đề lí
luận và phương pháp" của tác giả Nguyễn Hồ. Đây là một cơng trình bàn
đến các lý luận phân tích diễn ngơn một cách khá đầy đủ và chi tiết. Bởi vậy
đây cũng là cơng trình được chúng tơi tham khảo để xây dựng phương
hướng lý thuyết cho việc thực hiện xử lý ngữ liệu của đề tài.
Quan điểm của Nguyễn Hịa về diễn ngơn cụ thể là: Ơng coi diễn ngơn
là "sự kiện hay q trình giao tiếp hồn chỉnh thống nhất có mục đích khơng



có giới hạn được sử dụng trong các hồn cảnh giao tiếp xã hội cụ thể" [24,
34]. Ở đây với tư cách là "Sự kiện giao tiếp hoàn chỉnh" diễn ngơn phải có
tính chủ đề, từ chủ đề bộ phận đến chủ đề chung, có mạch lạc. Để tạo nên
mạch lạc, theo ông, "diễn ngôn không những phải thể hiện sự liên kết trên
nhiều phương diện mà còn là sự tổ chức một cách hợp lí các yếu tố quan yếu
(có giá trị giao tiếp) theo quy tắc cần và đủ". Cịn "hồn cảnh giao tiếp cụ
thể" mà tác giả nói tới ở đây là tác động của các yếu tố tình huống ngồi
ngơn ngữ đối với sự hoạt động của ngơn ngữ như các yếu tố văn hóa, yếu tố
dụng học.
Theo quan điểm của Nguyễn Hịa phân tích diễn ngơn thực chất là phân
tích mạch lạc, phân tích các hành động nói cũng như việc sử dụng kiến thức
nền trong q trình sản sinh và hiểu diễn ngơn. Cách xử lí diễn ngơn có thể
đi từ dưới lên hoặc đi từ trên xuống.
1.1.2. Những đặc tính của diễn ngơn và việc phân loại diễn ngơn
1.1.2.1. Đặc tính của diễn ngơn
Đặc tính của diễn ngơn bao gồm: tính giao tiếp và kí hiệu của ngơn
ngữ, tính mạch lạc và tính quan yếu
* Tính giao tiếp và kí hiệu của diễn ngơn
Vì ngơn ngữ là một hệ thống kí hiệu dùng làm công cụ giao tiếp nên
diễn ngôn - một đơn vị giao tiếp ở bậc lớn hơn câu - cũng phải có hai mặt
giao tiếp và kí hiệu. Trong những thập kỉ gần đây một số tác giả quan tâm
đến ngữ dụng học đã cho rằng chức năng giao tiếp được dựa trên cơ sở ý
nghĩa của các kí hiệu cịn dụng học liên quan khơng chỉ đến ý nghĩa của
người nói. Trên thực tế, chức năng giao tiếp khơng chỉ dựa trên cơ sở ý
nghĩa của các kí hiệu mà còn phụ thuộc vào cả ý định của người nói. Sự
nhầm lẫn này tồn tại là do các tác giả trên quan niệm các phát ngơn trực tiếp
khơng có lực ngôn trung, mà theo Lyons "mọi phát ngôn đều có lực ngơn



trung" và "các kiểu loại câu hay phát ngôn thông thường như phát ngôn trần
thuận, nghi vấn hay khuyến lệnh về thực chất chính là biện pháp ngữ pháp
hóa lực ngơn trung điển hình của câu, hay cịn gọi là nội dung phi mệnh đề"
[trích theo 24, 37]. Từ đó ta có thể thấy, khía cạnh giao tiếp của diễn ngôn sẽ
bao gồm cả mặt ngữ nghĩa và ngữ dụng.
Theo quan niệm của Nguyễn Hòa [24,38] phạm trù giao tiếp của diễn
ngôn bao gồm cả hai nội dung: nội dung mệnh đề / biểu hiện và nội dung
dụng học. Nội dung dụng học được Grice hiểu là "ý nghĩa phi tự nhiên thể
hiện ý định của người nói" [trích theo 24, 38] và nội dung phi tự nhiên này
lại được thể hiện qua nội dung mệnh đề. Giao tiếp theo khía cạnh mệnh đề /
biểu hiện lại gồm ba thành tố: ý nghĩa của sự việc hay nội dung của các sự
kiện hay sự thể đã xảy ra; các tham thể; mối quan hệ giữa các tham thể. Đây
là 3 yếu tố quan trọng trong tính giao tiếp của diễn ngơn, khi các yếu tố này
thay đổi thì nội dung thơng báo cũng thay đổi. Ngồi 3 yếu tố trên chúng ta
cũng phải kể đến phương tiện được sử dụng để chuyển tải một nội dung
thơng báo, nó cũng góp phần mang lại các giá trị giao tiếp khác nhau.
Cũng theo Nguyễn Hồ, tính chất kí hiệu của diễn ngơn, thể hiện ở chỗ
nó là "các kí hiệu hay hình thức mà qua đó chúng ta chuyển tải các thơng
điệp hay trao đổi nội dung ý nghĩa trong một nền văn hóa" [24, 45]. Và, tính
chất kí hiệu học của diễn ngôn được thể hiện qua các phạm trù: "thể loại
diễn ngơn, diễn ngơn và văn bản". Vì diễn ngơn có tính chất kí hiệu như vậy
nên cùng với các kí hiệu của ngơn ngữ, diễn ngơn cũng tham gia vào hai loại
quan hệ của ngôn ngữ là quan hệ hệ hình và quan hệ cú đoạn. Hai loại quan
hệ này phản ánh khả năng kết hợp và lựa chọn diễn ngơn tùy theo tình
huống, chủ đề giao tiếp.
* Tính mạch lạc của diễn ngôn
Mạch lạc là vấn đề quan trọng nhất của lý luận diễn ngôn. Nguyễn
Thiện Giáp coi "cái quyết định để một sản phẩm ngôn ngữ trở thành một



diễn ngơn hay văn bản chính là mạch lạc" [trích theo 24,50]. Geogre Yule
gọi mạch lạc là "mối quan hệ bình thường và quen thuộc trong kinh nghệm
của chúng ta, được sử dụng để nối nghĩa của các phát ngôn, ngay cả khi
những chỗ nối kết này không được nêu một cách hiển ngơn (tức là bằng từ
ngữ có tác dụng nối kết) [19, 23].
Như vậy, mạch lạc không phải là liên kết mà liên kết chỉ là một trong
những phương thức tạo nên mạch lạc. Theo quan điểm của Nguyễn Hịa
mạch lạc được tạo ra bởi "khơng chỉ các căn cứ ngơn ngữ mà cịn trên cả
các căn cứ ngồi ngơn ngữ" [24, 51]. Mạch lạc có căn cứ ngôn ngữ chỉ được
tạo ra trong sự phát triển mệnh đề, liên kết hay tổ chức khuôn mẫu. Mạch lạc
được tạo ra bởi các căn cứ ngồi ngơn ngữ khi thông tin ngữ cảnh được đưa
vào và loại suy được áp dụng để hiểu nội dung diễn ngơn. Cịn nhìn từ góc
độ dụng học, theo Diệp Quang Ban [trích theo 24, 51] mạch lạc chính là sự
áp dụng các quy tắc hành động và hiểu hành động nói. Sự phân chia căn cứ
tạo mạch lạc như vậy chỉ mang tính tương đối, thực tế hai căn cứ này có
quan hệ biện chứng, các yếu tố ngôn ngữ phản ánh nội dung ngồi ngơn ngữ
và các nội dung ngồi ngơn ngữ lại tác động đến diện mạo của các yếu tố
ngôn ngữ. Nguyễn Hịa cho rằng "các khía cạnh tạo mạch lạc chính trong
diễn ngơn là mạch lạc trong liên kết và mạch lạc trong cấu trúc"[24,51].
Xét về khía cạnh liên kết thì mạch lạc khơng phải là liên kết mà liên kết
chỉ là một phương tiện để hiện thực hóa mạch lạc. Nunan cho rằng : “Mạch
lạc là mức độ phạm vi qua đó diễn ngơn được nhận biết là có mắc vào nhau
chứ khơng phải là một tập hợp câu hay phát ngơn khơng có quan hệ với
nhau". Cịn liên kết là : “các mối liên hệ hình thức thể hiện các mối quan hệ
giữa các mệnh đề và giữa các câu trong diễn ngơn” [trích theo 24,52].
Như vậy, chúng ta không nên coi mạch lạc là các phương tiện liên kết
hay nội dung văn bản vì liên kết chỉ là phương tiện tạo mạch lạc và nội dung
của văn bản lại là một khái niệm rất phức tạp và đa chiều trong đó mạch lạc



chỉ là một phần của nội dung thực. Diệp Quang Ban [trích theo 24, 57] đã
khái quát sự hiện thực hóa của mạch lạc thành 3 phạm vi : mạch lạc trong
quan hệ nghĩa logic giữa các từ ngữ trong văn bản, mạch lạc trong quan hệ
giữa những từ ngữ trong văn bản và cái được nói tới trong tình huống từ bên
ngoài văn bản và mạch lạc trong quan hệ thích hợp giữa các hành động nói.
Xét ở khía cạnh cấu trúc ta thấy mạch lạc còn được tạo ra bởi cấu trúc
hay cách thức tổ chức diễn ngôn. Cấu trúc hay cách thức tổ chức các yếu tố
quan yếu có một vai trị quan trọng tạo nên mạch lạc, và cấu trúc diễn ngôn
bao hàm sự hiện diện của các yếu tố phát triển nội dung.
Cùng với liên kết, cấu trúc là yếu tố tạo nên mạch lạc. Cấu trúc diễn
ngôn là sự tổ chức các yếu tố nội dung, quan yếu theo những cách thức tổ
chức nhất định và cách thức tổ chức này mang tính chất chủ quan của người
viết nhằm thể hiện mục đích của mình.
* Tính quan yếu
Tính quan yếu là một trong những khía cạnh đáng quan tâm của lý luận
phân tích diễn ngơn. Yếu tố quan yếu theo Nguyễn Hịa là “các đóng góp thể
hiện tính giao tiếp của diễn ngơn” [24, 64]. Tính giao tiếp của diễn ngơn lại
bao gồm nội dung mệnh đề và nội dung dụng học. Nói một cách khác, các
đóng góp là yếu tố quan yếu có chức năng biểu hiện một sự thể gồm các
tham thể, quá trình, mối quan hệ giữa các tham thể và ý nghĩa dụng học kèm
theo. Bên cạnh đó, tính chất quan yếu còn bị quy định bởi các yếu tố văn
hóa.
Có thể nói rằng, trong các đặc tính của diễn ngơn mạch lạc là quan
trọng nhất, nó giải thích nhiều khía cạnh của diễn ngơn với tư cách là một
q trình giao tiếp tương tác. Mạch lạc chính là sự tổng hợp 3 yếu tố: liên
kết, cấu trúc, sự dung hợp giữa các hành động nói và tính quan yếu. Mạch
lạc được tạo ra dựa trên cả những yếu tố ngơn ngữ và yếu tố ngồi ngơn ngữ.
Nó dựa trên yếu tố ngôn ngữ khi được tạo ra trên sự phát triển mệnh đề, liên



kết hay tổ chức theo khuôn mẫu và dựa trên yếu tố ngồi ngơn ngữ khi mạch
lạc mang tính văn hóa – xã hội và thơng tin ngữ cảnh được đưa vào.
1.1.2.2. Phân loại diễn ngơn
Hiện nay có nhiều cách phân loại diễn ngôn và chúng cũng giao nhau
trên nhiều phương diện vì ngơn ngữ tồn tại trong rất nhiều tình huống giao
tiếp khác nhau. Ở đây chúng ta có thể kể ra một số cách phân loại như: phân
loại diễn ngôn dựa trên trường diễn ngôn. Các tác giả đưa ra cách phân loại
này là Hatim và Mason [trích theo 24, 69]. Theo cách phân loại này ta sẽ có
các loại diễn ngơn về giáo dục, tơn giáo, khoa học; Ngồi ra, cũng có một số
tác giả tiến hành phân loại diễn ngôn dựa trên sự phân biệt hay chức năng,
trong đó có Brown và Yule. Cách thứ ba là cách phân loại theo cấu trúc. Đó
là cách phân loại của Hausenblas, tác giả này đã phân loại diễn ngơn theo
khn hình văn bản và cấu trúc nội tại để cho ra các kiểu diễn ngôn khác
nhau. Nhưng đáng chú ý nhất là cách phân loại của Halliday [trích theo 24,
73], đó là cách phân loại dựa trên trường diễn ngơn, tính chất diễn ngơn và
cách thức diễn ngơn. Trường diễn ngôn bao gồm các chủ đề được đề cập đến
và thể hiện phần nội dung mệnh đề của mục đích giao tiếp, tính chất diễn
ngơn thể hiện mối quan hệ giữa các cá nhân tham gia bao gồm cả ý nghĩa
dụng học, cách thức diễn ngôn chỉ phương tiện ngơn ngữ sử dụng (nói hay
viết). Ơng đã sử dụng các yếu tố này để phân loại ngữ vực. Theo Nguyễn
Hòa [24, 74] ngữ vực là sự phân chia bao trùm nhất, dưới đó là các thể loại,
các kiểu diễn ngơn cụ thể. Ví dụ, ngữ vực báo chí gồm các thể loại: tin, bài
bình luận, tin vắn, phóng sự điều tra, quảng cáo... ; ngữ vực văn chương
gồm: tiểu ngữ vực văn xuôi, thơ, văn học dân gian và các thể loại như:
truyện ngắn, tiểu thuyết văn học, thơ ca, kịch.... ; ngữ vực chính luận gồm
các tiểu ngữ vực như: pháp lí, ngoại giao, thương mại, ....; ngữ vực hội thoại
hàng ngày gồm các thể loại: hội thoại, phỏng vấn, nói chuyện....


1.1.3. Phƣơng pháp và đƣờng hƣớng phân tích diễn ngơn

1.1.3.1.Đường hướng phân tích diễn ngơn
Trong cuốn "Dụng học" Geogre Yule cho rằng "Phân tích diễn ngơn
tập trung vào cái được ghi lại (nói và viết) của q trình theo đó ngôn ngữ
được dùng trong một số ngữ cảnh để diễn đạt ý định" và phân tích diễn ngơn
"nhất thiết là sự phân tích ngơn ngữ hành chức, nhất thiết khơng giới hạn
nó ở việc mơ tả các hình thức ngơn ngữ tách biệt với các mục đích hay chức
năng mà các hình thức này sinh ra để đảm nhận trong xã hội lồi người"
[19, 23] . Theo ơng phân tích diễn ngơn phải tập trung vào việc phân tích
cấu trúc và dụng học. Xét ở góc độ cấu trúc, tiêu điểm là các đề tài như là
các nối kết tường minh giữa các câu tạo nên liên kết, các yếu tố tổ chức văn
bản. Xét ở khía cạnh dụng học, phân tích diễn ngơn tập trung đến những
phương diện của những điều khơng được nói hay viết ra, quan tâm đến đằng
sau của cấu trúc và hình thức trong văn bản, quan tâm đến những khái niệm,
tâm lí như kiến thức nền, niềm tin, mong đợi, khám phá những gì người
nói/viết nghĩ trong đầu. Đây là phương pháp chung về phân tích diễn ngơn
cịn các phương pháp cụ thể lại phụ thuộc vào các đường hướng phân tích
diễn ngơn. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một vài đường hướng cụ thể:
Đường hướng phân tích diễn ngơn đầu tiên phải kể đến là đường hướng
dụng học. Trong lĩnh vực dụng học có một số xu hướng khác nhau nhưng có
liên quan chặt chẽ với nhau, đó là hành động nói và nguyên tắc cộng tác.
Theo Austin và Searle, phân tích diễn ngơn là thực hiện hành động nói.
Austin đã phát hiện ra "trong q trình giao tiếp có một số phát ngôn thực
hiện một số hành động nhất định". nhưng cũng có trường hợp "nhiều phát
ngơn cùng thực hiện một hành động" [24, 80]. Cịn Searle [trích theo 24, 83]
cho rằng hành động nói là đơn vị cơ bản của giao tiếp, tức là đặt trong mối
quan hệ giữa việc nghiên cứu ngôn ngữ với ý nghĩa và gao tiếp. Ông cũng
chia ra loại hành động dựa trên nguyên tắc, thứ nhất là "đích ngơn trung của


hành động" thứ hai là nguyên tắc liên quan đến "sự phù hợp của thực tại với

ngôn từ" và cuối cùng là ngun tắc tâm lí. Theo Nguyễn Hịa [24, 85] lí
luận hành động nói đã tập trung xem xét đến ý nghĩa của phát ngôn như là
các hành động chứa nội dung giao tiếp,"các hành động được thực hiện cho ta
biết các hành động tiếp theo sẽ xảy ra" và đó là cơ sở tạo mạch lạc cho diễn
ngơn.
Một hướng phân tích nhỏ thứ hai trong đường hướng dụng học là phân
tích nguyên tắc cộng tác - một nguyên tắc được Grice đưa ra. Dụng học theo
Grice được đựa trên ý nghĩa của người nói và nguyên tắc cộng tác. Ý nghĩa
của người nói được hiểu là ý định hay nội dung giao tiếp được chuyển tải
qua diễn ngôn. Theo quan điểm của Grice [trích theo 24, 86] thì không phải
bao giờ ý nghĩa thông báo của con người cũng trùng với ý nghĩa quy ước của
kí hiệu. Việc hiểu ý nghĩa giữa người nói và người nghe phải dựa trên
nguyên tắc cộng tác. Nguyên tắc này được đưa ra để giải thích cho ý nghĩa
hàm ngơn của hội thoại và mối quan hệ cần thiết giữa ý nghĩa và giá trị phát
ngôn trong giao tiếp. Như vậy, nguyên tắc cộng tác khơng những góp phần
hiểu ý người nghe và người nói mà cịn là căn cứ tạo mạch lạc.
Đường hướng thứ hai là đường hướng biến đổi ngôn ngữ dựa trên đối
tượng của mình là tìm hiểu những đơn vị hay bộ phận của diễn ngôn nằm
trong những mối quan hệ hệ thống và khuôn mẫu với nhau. Đường hướng
này đã hình thành phương pháp phân tích ngữ vực, thừa nhận có sự khác biệt
về ngơn ngữ, các tình huống giao tiếp. Phân tích ngữ vực theo Halliday
[trích theo 24, 92] là sự phân tích các đặc trưng: trường, thức và bầu khơng
khí dựa trên việc miêu tả hai yếu tố là người sử dụng và cách thức sử dụng.
Đường hướng thứ ba là đường hướng ngôn ngữ học xã hội tương tác:
Theo đường hướng này diễn ngôn được nhìn nhận là sự tương tác xã hội mà
ở đó việc cấu thành và thương lượng ngĩa được hỗ trợ bởi việc sử dụng ngôn
ngữ. Trong đường hướng thứ ba này đối tượng của ngôn ngữ học xã hội


được xác định là mối quan hệ giữa việc sử dụng ngôn ngữ trong tương tác xã

hội với các vấn đề như cấu thành nét bản thể đặc thù, giao tiếp, trong các
ngữ cảnh văn hóa, xã hội khác nhau.
Đường hướng cịn có điểm nổi bật là sự cân bằng giữa mặt chức năng
luận và cấu trúc luận. Nó quan tâm đến mối quan hệ tương tác giữa ngôn
ngữ, xã hội và văn hóa.
Khi phân tích diễn ngơn theo đường hướng ngôn ngữ học xã hội tương
tác người ta thường đặt trong mối quan hệ với xã hội và văn hóa vì chỉ khi
đó người ta mới nhìn nhận được ngơn từ được hình thành và sử dụng ra sao.
Ngồi 3 đường hướng trên cịn có một số các đường hướng khác như:
đường hướng dân tộc học giao tiếp, đường hướng phân tích hội thoại, phân
tích diễn ngơn trong tâm lý học xã hội.
1.1.3.2. Phương pháp phân tích diễn ngơn tổng hợp
Phương pháp phân tích diễn ngơn tổng hợp của Nguyễn Hịa là phương
pháp mà chúng tơi chọn làm cơng cụ cho việc khảo sát tên đề tiểu thuyết
theo quan điểm phân tích diễn ngơn.
Theo Nguyễn Hịa các đường hướng như đã nói ở trên “chưa đi vào một
trong những vấn đề thuộc bản chất của diễn ngơn, đó là tính mạch lạc” [24,
144] và phương pháp phân tích diễn ngơn tổng hợp sẽ phân tích tồn bộ một
chỉnh thể diễn ngơn dựa trên mạch lạc. Có thể coi đây là đường hướng chức
năng coi diễn ngơn là q trình giao tiếp tương tác giữa các thành viên của
xã hội. Nguyễn Hịa nhấn mạnh việc lý giải tính chất giao tiếp tương tác của
ngôn ngữ phải dựa trên mạch lạc, mạch lạc lại dựa trên cơ sở cấu trúc hình
thức. Nguyễn Hịa coi tính cấu trúc là một cơ sở chính cho việc phân tích
diễn ngơn.
Phương pháp này được coi là tổng hợp vì cơ sở của nó là mạch lạc mà
mạch lạc lại bao gồm các yếu tố chính như: tổ chức, liên kết, tính quan yếu.


Theo phương pháp này, tính quan yếu được coi trọng nhất. Vì cấu trúc
được hiểu như là mạng các quan hệ của các yếu tố quan yếu. Khi nói đến

cấu trúc ta lại nói đến việc kết hợp các yếu tố quan yếu. Và liên kết cũng
chính là sự liên kết hình thức vậy nội dung hay mệnh đề được các yếu tố
quan yếu biểu đạt. Có thể nói, việc xác định các yếu tố quan yếu tham gia
vào nội dung của diễn ngôn là quan trọng với việc phân tích diễn ngơn.
Chúng ta phải xác định sự hiện thực hóa các yếu tố này về mặt ngữ liệu hay
vật chất.
Nguyễn Hòa cho rằng việc lựa chọn các nguồn lực từ ngữ bị quy định
bởi mục đích giao tiếp, ý định của người nói. Điều đó thể hiện ở: Chiến lược
văn hóa, diễn ngơn sẵn có trong một cộng đồng ngơn ngữ, hồn cảnh xã hội
(như các cá nhân tham gia tương tác, mối quan hệ, bản chất của bối cảnh....),
tính chất của các thể loại diễn ngơn đã được quy ước hóa, khung văn hóa,
niềm tin và hành động của các thành viên xã hội.
Các yếu tố cấu trúc, liên kết và quan yếu phải được đặt trong mối quan
hệ với các giá trị văn hóa, lấy giá trị văn hóa làm chuẩn. Một điều quan
trọng nữa là diễn ngôn phải được coi là ngôn ngữ hành chức với tư cách là
sự tương tác xã hội (tức cá nhân này có tác động tới cá nhân khác).
1.2. Tên đề tiểu thuyết
1.2.1. Một vài vấn đề về tiểu thuyết
Tên đề tiểu thuyết là bộ phận của văn bản tiểu thuyết nên trước khi
phân tích nó chúng tơi xin trình bày sơ lược một số vấn đề về tiểu thuyết.
* Định nghĩa tiểu thuyết
Theo giáo sư Phan Cự Đệ thì "Tiểu thuyết là một thể loại vẫn còn uyển
chuyển, mềm dẻo và dường như khơng bị đóng khung trong những quy phạm
chật hẹp như một số thể loại khác..." [14, 87]. Tuy nhiên, người ta vẫn có thể
xác định được bản chất của tiểu thuyết bằng một số đặc trưng thẩm mỹ của thể


loại chứ không phải là "bất khả tri" như trong lý luận văn học tư sản đã nói.
Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “tiểu thuyết là truyện dài bằng văn xi có
dung lượng lớn với nhiều nhân vật hoạt động trong phạm vi lịch sử xã hội

rộng lớn” [31, 992]. Lý Hồi Thu cho rằng “là một hình thức tự sự cỡ lớn,
tiểu thuyết có những khả năng riêng trong việc tái hiện với một quy mô lớn
những bức tranh hiện thực đời sống, trong đó chứa đựng nhiều vấn đề sâu
sắc của đời sống xã hội, của số phận con người, của lịch sử, của đạo đức,
của phong tục” [16, 184]. Bêlinxki nhận định “sử thi của thời đại chúng ta
là tiểu thuyết” [14, 13]. Tác giả đã chỉ ra khái quát nhất về một dạng thức tự
sự trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận của cá nhân trong quá trình
hình thành và phát triển của nó. Sự trần thuật ở đây được triển khai trong
khơng gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của
nhân cách.
* Đặc trưng thể loại
Đặc trưng lớn nhất của tiểu thuyết là “khả năng phản ánh một cách
toàn vẹn và sinh động hiện thực đời sống theo hướng tiếp xúc hết sức gần
gũi” [16, 189]. Vốn là một thể loại lớn tiêu biểu cho phương thức tự sự, tiểu
thuyết có khả năng bao quát lớn về chiều rộng của không gian và chiều dài
của thời gian. Từ đó, nhà văn có thể mở rộng tối đa tầm vóc của hiện thực
trong tác phẩm của mình. Khả năng phản ánh hiện thực còn được thể hiện
qua một phương diện khác, đó là phương diện cấu trúc. Cấu trúc của tiểu
thuyết rất linh hoạt, nó cho phép "mở rộng về thời gian, không gian, nhân
vật, sự kiện" và "dồn nhân vật, sự kiện vào một thời gian, không gian hẹp, đi
sâu khai thác những cảnh ngộ và khám phá chiều sâu số phận nhân vật" [16,
191].
Ngoài ra, tiểu thuyết cịn có một số đặc trưng như hư cấu nghệ thuật,
tính đa dạng về màu sắc thẩm mỹ và tính chất văn xi.


Theo Lí Hồi Thu [16, 196] tiểu thuyết là thể loại có tính tổng hợp, nó
có khả năng dung nạp thông qua ngôn từ nghệ thuật những phong cách nghệ
thuật của các thể loại văn học khác như thơ (những rung động tinh tế), kịch
(xung đột xã hội), ký (hiện thực đời sống); các thủ pháp nghệ thuật của

những loại hình nghệ thuật như hội họa (mầu sắc), âm nhạc (thanh âm) điêu
khắc (sự cân xứng, chi tiết), thậm chí cả các bộ mơn khoa học khác.
Về hình thức, thể loại tiểu thuyết có một số đặc trưng về "nghệ thuật
miêu tả, kể chuyện, nghệ thuật kết cấu, nghệ thuật vận dụng ngơn ngữ" [16,
197].
Lí Hồi Thu cho rằng [16, 197], cũng như các hình thái tự sự khác, tiểu
thuyết lấy nghệ thuật kể chuyện làm giọng điệu chính cho tác phẩm. Thông
thường ở các tác phẩm tiểu thuyết người kể chuyện xuất hiện như một nhân
vật trung gian có nhiệm vụ miêu tả và kể lại diễn biến của chuyện. Tuy sự
tồn tại này là ước lệ nghệ thuật của nhiều thể loại thuộc tự sự, nghệ thuật kể
chuyện của tiểu thuyết vẫn cho thấy sự đa dạng về phong cách: có thể thơng
qua nhân vật trung gian, có thể là nhân vật xưng "tôi" hoặc qua một nhân vật
khác tạo nên tác phẩm có một điểm nhìn trần thuật. Hiện nay, trong tiểu
thuyết có xu hướng tăng điểm nhìn ở tác phẩm khi vai trị của nhân vật trung
gian hoặc nhân vật xưng "tôi" được "san sẻ" cho nhiều nhân vật trong tác
phẩm.
1.2.2. Khái niệm tên đề tiểu thuyết
Tên đề tiểu thuyết là cách nói về nhan đề, tên gọi của tiểu thuyết. Tên
đề là bộ phận đầu tiên của tiểu thuyết. Tên đề tiểu thuyết tồn tại tương đối
độc lập với nội dung tác phẩm tiểu thuyết nhưng chúng vẫn có sự liên quan
chặt chẽ với nhau.
Đối với tên đề tác phẩm tiểu thuyết, sự thể hiện của cái hay rất phức tạp
và đa dạng. Nhưng dù thế nào nó vẫn phải hấp dẫn, ngắn gọn và gợi mở ra
nhiều khả năng liên tưởng, suy tưởng có thể có. Một tên đề hay ln có sức


lơi cuốn người đọc khiến họ phải tìm hiểu rồi suy ngẫm và tự rút ra những
giá trị sau khi đọc.
Ở luận văn này chúng tôi lấy tên đề của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
(giai đoạn 96 -06) làm đối tượng nghiên cứu và dùng thuật ngữ “tên đề” để

gọi tên.

1.2.3. Chức năng của tên đề tiểu thuyết
1.2.3.1. Chức năng của tên đề tiểu thuyết
Tên đề là một bộ phận của tiểu thuyết nên nó phải thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của mình trong tác phẩm tiểu thuyết. Theo Trịnh Sâm [36, 48] tên
đề tiểu thuyết phải là những chi tiết đơi khi rất phụ nhưng chúng có tính chất
bao trùm chi phối tồn bộ tác phẩm. Qua đó, người đọc lần ra các tuyến
quan hệ để vươn tới việc nắm bắt những nội dung hàm ẩn của tác phẩm. Mọi
ý nghĩa chứa trong tên đề phải là chiếc chìa khóa trực tiếp hay gián tiếp giúp
cho người đọc đến được bến bờ của mặt sau “tác phẩm”.
Các từ ngữ được chọn làm tên đề thường có tính biểu trưng, đơi khi
mang tính phiếm định. Tên đề nhờ đó có được tính chất đa nghĩa. Tên đề
tiểu thuyết có cách tổ chức ngôn từ gợi ra được càng nhiều khả năng liên
tưởng thì càng hấp dẫn. Tính hấp dẫn của tên đề tiểu thuyết còn thể hiện ở
chỗ, giữa ý nghĩa của tên đề và nội dung văn bản phải có độ chênh trong
giới hạn cho phép. Chính độ chênh giữa các tầng nghĩa, giữa các bình diện
nghĩa sẽ tạo cho người đọc sự bất ngờ thú vị.
Ngoài ra, tên đề cịn hấp dẫn được người đọc khơng chỉ qua nội dung
của nó mà cả ở hình thức thể hiện. Điều đó có nghĩa là, kỹ thuật in ấn hiện
đại đã góp phần tạo nên sự hấp dẫn của tên đề văn bản, nhất là vấn đề khai
thác các thủ pháp văn tự như hiệu quả mầu sắc, cỡ chữ... Nói chung, tính
thẩm mỹ trong việc phân phối chất liệu hình thức là một phương tiện khơng


×