Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

tiểu luận tài chính quốc tế kiều hối và tác động của nó đến nền kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.33 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu

4

1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

5

1.1. Định nghĩa kiều hối

5

1.2. Phân loại

5

2. MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỀU HỐI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
2.1. Tác động tích cực của kiều hối tới tăng trưởng kinh tế

6
6

2.1.1. Kiều hối đóng góp 1 phần vào thu nhập hộ gia đình, giúp xoá đói giảm
nghèo, gia tăng tiêu dùng

6

2.1.2. Kiều hối gia tăng đầu tư vốn vật chất, giảm thiểu sự phụ thuộc nguồn
vốn nước ngoài


8

2.1.3. Di dân và kiều hối giúp tiếp nhận phương thức sản xuất tiến bộ, nâng
cao nguồn vốn con người

9

2.1.4. Kiều hối và sự phát triển của thị trường tài chính

9

2.1.5. Kiều hối góp phần bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai

11

2.2. Một số tác động tiêu cực của kiều tối tới tăng trưởng kinh tế

11

2.3. Thực trạng kiều hối tại VN

13

3. GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
VIỆT NAM

14

3.1. Quan điểm về chính sách kiều hối tại Việt Nam


14

3.2 Giải pháp, chính sách kiều hối nhằm phát triển kinh tế Việt Nam

16

3.2.1. Nhóm giải pháp từ phía cung

16

3.2.2. Nhóm giải pháp cho kênh dịch vụ chuyển tiền

19

3.2.2.1. Quản lý và khuyến khích sự phát triển của dịch vụ chuyển tiền
kiều hối

19


3.3.2.2. Tăng cường giám sát và minh bạch thông tin đối với dịch vụ
chuyển tiền kiều hối
3.2.3. Nhóm giải pháp về phía cầu
3.2.3.1. Huy động nguồn kiều hối vào các Quỹ từ thiện

20
21
21

3.3.3.2. Huy động nguồn kiều hối qua việc phát triển sản phẩm tiết kiệm

22
3.2.3.3. Huy động nguồn kiều hối vào kênh đầu tư phát triển

23

Kết luận

24

Tài liệu tham khảo

25


Lời nói đầu
Hàng năm, thế giới ghi nhận những số liệu ngoại tệ các loại lớn chuyển về các
quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Trong đó, với khoảng 4,500,000 người
Việt Nam định cư tại các quốc gia khác nhau với các mục đích, công việc khác nhau,
mỗi năm, nước ta nhận được lượng lớn ngoại tệ các loại, được gọi là kiều hối.
Như vậy, kiều hối là gì? Kiều hối có tác động như thế nào tới sự tăng trưởng kinh
tế của các quốc gia? Kiều hối đem lại những lợi ích gì? Để lại những tại hại gì? Làm
thế nào để kiểm soát, thu hút nguồn kiều hối?
Sau đây, với đề tài “Kiều hối và tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế”, chúng
em sẽ đi sâu trả lời những câu hỏi được đề ra ở bên trên. Đề tài này chúng em xin phép
chia thành 3 phần:
Phần 1: Cơ sở lý thuyết
Phần 2: Mối quan hệ giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế, thực trạng kiều hối tại
Việt Nam
Phần 3: Giải pháp, chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam



1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Định nghĩa kiều hối
Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới (World Bank-WB): Kiều hối
(remittance) bao gồm các khoản tiền chuyển về từ nước ngoài có nguồn gốc là thu
nhập của người lao động, dân di cư ở nước ngoài, được thể hiện trong cán cân thanh
toán quốc tế là khoản chuyển tiền (ròng).
1.2. Phân loại
Phân loại kiều hối có vai trò quan trọng trong công tác quản lý và đề xuất các
chính sách quản lý kiều hối phục vụ phát triển kinh tế phù hợp. Có nhiều tiêu chí để
phân loại kiều hối, tuy nhiên nhóm 19 dựa vào các nhóm sau:
● Bên cung: chủ thể gửi tiền, quốc gia gửi, hình thái tài sản, hình thức gửi;
● Bên trung gian: kênh chuyển tiền.
● Bên cầu: mục đích sử dụng, đối tượng nhận.

Bên

Tiêu chí
Chủ thể gửi tiền

Cung

Hình thái tài sải

Hình thức gửi

Phân loại
Lao động tạm thời
Người định cư
Tiền tệ


Ngoại tệ, vàng
Tiền trên tài khoản

Cá nhân gửi
Nhóm gửi
Tổ chức tín dụng được cấp phép

Kênh chuyển tiền

Chính thức

Tổ chức chuyển tiền được cấp phép
Ngoại tệ có khai báo hải quan

Trung

Tổ chức chưa được cấp phép

gian
Phi chính thức

Chuyển tiền tay ba
Mang ngoại tệ không khai báo hải
quan

Cầu

Mục đích sử dụng


Tiêu dùng

Trả nợ


Giáo dục. y tế
Hàng hoá: hàng nội địa, hàng nhập
khẩu
Ngắn hạn
Tiết kiệm

Dài hạn
Trung hạn

Đầu tư

Tài sản
Phát triển

Hộ gia đình
Đối tượng nhận

Tổ chức

Nhà nước
Tư nhân

2. MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỀU HỐI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
2.1. Tác động tích cực của kiều hối tới tăng trưởng kinh tế
2.1.1. Kiều hối đóng góp 1 phần vào thu nhập hộ gia đình, giúp xoá đói giảm

nghèo, gia tăng tiêu dùng
● Kiều hối là một nguồn thu nhập của hộ gia đình, giúp duy trì cuộc sống hàng

ngày và nâng cao mức sống của người nhận kiều hối:
Bản chất của việc di cư hay xuất khẩu lao động là người lao động mong muốn có
mức thu nhập cao hơn ở trong nước. Nên một tỷ trọng lớn của kiều hối được coi là
nhân tố trực tiếp tác động tới thu nhập khả dụng của hộ gia đình nhận kiều hối. Mức
sống của hộ gia đình càng thấp, lượng kiều hối nhận về sẽ được coi có giá trị tuyệt đối
tương đối lớn so với mức thu nhập. Vai trò của kiều hối càng quan trọng hơn trong
trường hợp người xuất khẩu lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng, chu cấp với bố mẹ
già hoặc con nhỏ, những người khó hoặc không có khả năng lao động với mức sống
thấp (Dilip Ratha và các cộng sự, 2007).
● Kiều hối giúp xóa đói giảm nghèo:


Kiều hối vốn dĩ là khoản thu nhập trực tiếp của đa số người lao động ở nước
đang phát triển, nước đói nghèo, nên nó có tác động hỗ trợ gia đình thoát nghèo. Cụ
thể, với các nước đang phát triển khu vực châu Á Thái Bình Dương nếu kiều hối tăng
10%, sẽ làm giảm đói nghèo 2,8% (Ravallion và Chen, 1997). Với nghiên cứu áp dụng
cho 74 quốc gia đang phát triển có mức thu nhập thấp và trung bình, cho thấy 10% số
lượng người di cư thì sẽ làm giảm đi 1,9% số lượng người sống với mức thu nhập thấp
hơn 1 USD/ một ngày (Adams và Page, 2005). Tác động của di dân với vấn đề đói
nghèo thay đổi với từng nhóm nước, có tầm quan trọng đối với nhóm nước Đông Nam
Á và các nước Mỹ La tinh, nhưng không có ý nghĩa nhiều đối với các nước thuộc khu
vực phát triển. Nếu thay thế thu nhập từ nguồn kiều hối bằng thu nhập của người lao
động ở nhà, thì kiều hối sẽ có tác động giảm đói nghèo bởi dòng kiều hối rõ ràng thể
hiện thu nhập cao hơn so với thu nhập ở nhà và còn góp phần làm tăng thu nhập tính
theo đầu người của hộ gia đình nhận kiều hối.
● Kiều hối giúp tăng trưởng kinh tế thông qua mô hình số nhân chi tiêu:


Theo mô hình số nhân chi tiêu, một đô la nhận được từ kiều hối hộ gia đình thêm
sẽ thúc đẩy thị trường bán lẻ, tăng thêm nhu cầu hàng hóa và dịch vụ, từ đó thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm (Dillip Ratha, 2005). Điều đáng nói là,
nguồn kiều hối dành cho chi tiêu là nguồn tương đối ổn định, tức là có một lượng chi
tiêu thường xuyên tác động lên tổng cầu. Điều này đặc biệt đúng với những quốc gia
có thu nhập thấp, nơi mà nhiều gia đình sinh sống dựa vào nguồn kiều hối gửi từ nước
ngoài về. Thêm vào nữa, khi thu nhập của hộ gia đình tăng, nhu cầu chi tiêu tăng, tạo
ra nhu cầu về nhiều loại hàng hóa, nhiều ngành nghề sản xuất ra đời, tạo nên sự thay
đổi diện mạo mới cho địa phương. Xu hướng tiêu dùng tăng góp phần bù đắp sản
lượng giảm sút do thiếu nhân lực ở nước nhận kiều hối.
2.1.2. Kiều hối gia tăng đầu tư vốn vật chất, giảm thiểu sự phụ thuộc nguồn vốn
nước ngoài
Kiều hối là nguồn thu ngoại tệ ổn định, không hoàn lại và đặc biệt kiều hối tạo ra
nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế, không tạo gánh nặng nợ nước ngoài cho nền kinh
tế. Nguồn vốn này giúp đất nước giảm thiểu nhiều rủi ro trong quá trình huy động vốn,
giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài.


Kiều hối làm gia tăng đầu tư, đặc biệt là các hộ gia đình bị hạn chế tín dụng có cơ
hội đầu tư vào sản xuất và sử dụng kiều hối vào đầu tư hơn là tiêu dùng. Mặc dù
không phải là nguồn vốn chính thức thể hiện trên cán cân tài chính, so với các dòng
vốn khác, dòng kiều hối ít chịu tác động bởi bất ổn vĩ mô hay tỷ suất sinh lời, ngay cả
khi dòng vốn được coi là ổn định như FDI, ODA giảm, đầu tư tư nhân tháo lui, thì
dòng kiều hối vẫn ổn định, thậm chí có xu hướng tăng (Dilip Ratha, 2007). Ngoài ra,
FDI và ODA thường đi kèm với các khoản nợ, các điều kiện tác động tiêu cực cho
nước nhận đầu tư, dẫn tới các hệ luỵ về môi trường,... Trong khi đó, nguồn vốn kiều
hối vừa không phải lo trả nợ vừa giảm thiểu được các tác động tiêu cực trên. Kiều hối
càng là nguồn ngoại tệ quan trọng với những nước đang phát triển, nơi mà nguồn
ngoại tệ khan hiếm, thị trường tài chính chưa phát triển, việc tiếp cận nguồn vốn tín


dụng bị hạn chế.
Kiều hối và các dòng vốn đầu tư khác ở các nước đang phát triển

Dòng kiều hối được coi là một bộ phận trực tiếp góp phần tăng trưởng kinh tế
qua các kênh: (i) làm tăng tích lũy vốn (qua đó tăng khả năng tiếp cận công nghệ,
quyết định tới vị trí đường giới hạn khả năng sản xuất tại mỗi mức vốn nhất định); (ii)
làm thay đổi phân bổ nguồn lực vốn mới (Chami và các cộng sự, 2008). Bên cạnh đó,
kiều hối cũng gián tiếp là nguồn vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực như: (i)
dòng kiều hối giành cho chi tiêu phát triển giáo dục, y tế, sức khỏe; (ii) kiều hối làm
giảm khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, tăng thu nhập tính theo đầu người
(Sawada, (2003); Hanson, (2002); Cox - Edwards and Ureta (2003)). Nhìn chung, kiều
hối thực hiện vai trò tăng trưởng vốn đầu tư cả chất và lượng (Samagan Aitymbetov,
2006).


Với vai trò tăng tích lũy vốn trong nước, kiều hối trực tiếp tác động tới nguồn
vốn tích lũy trong nước; làm giảm chi phí vốn vì nguồn cung quỹ cho vay từ nguồn
kiều hối tăng lên, góp phần ổn định mức lãi suất cho vay và giảm thiểu bất ổn kinh tế,
giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài do thiếu hụt vốn đầu tư trong
nước. Các nền kinh tế mới nổi sử dụng kiều hối như là khoản thế chấp đối với các
khoản vay trên thị trường vốn quốc tế theo những điều khoản thuận lợi hơn so với
trường hợp các nước không thu hút được kiều hối.
2.1.3. Di dân và kiều hối giúp tiếp nhận phương thức sản xuất tiến bộ, nâng cao
nguồn vốn con người
Bên cạnh nguồn thu nhập tương đối ở nước ngoài, những người dân đi lao động
ở nước ngoài có cơ hội tiếp cận phương thức sản xuất mới, tích lũy được vốn, được
đào tạo nghề, có kinh nghiệm, kỹ năng làm việc và kỷ luật lao động khi quay trở lại
đất nước. Đây được coi là những nhân tố quan trọng thay đổi lực lượng sản xuất trong
nước. Với nguồn kiều hối thu hút vào trong nước, giúp quốc gia nhận kiều hối dần
chuyển từ chiến lược phát triển kinh tế dựa vào lao động sang chiến lược phát triển

kinh tế dựa vào vốn. Ngay cả với ngành nông nghiệp, vốn được coi là ngành nghề
truyền thống của hộ gia đình, khi trở về, người lao động cũng có những thay đổi trong
ngành nghề sản xuất, áp dụng kỹ năng, kiến thức, công nghệ tăng năng suất lao động.
Trong dài hạn, chất lượng nguồn lao động thay đổi, tạo ra cơ hội cho thế hệ sau tiếp
cận các công việc đòi hỏi kỹ năng nhiều hơn với mức lương cao hơn (Hoddinott và
Francis, 1993), góp phần dịch chuyển cơ cấu sản xuất và lao động trong nền kinh tế.
2.1.4. Kiều hối và sự phát triển của thị trường tài chính
Mức độ phát triển tài chính hay độ sâu tài chính của một quốc gia được coi là
một trong những nhân tố quan trọng để thu hút đầu tư cũng như thúc đầy tăng trưởng
kinh tế, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu của Orozco và
Fedewa (2005) cho thấy mối liên hệ thuận chiều giữa kiều hối và phát triển tài chính ở
những nước đang phát triển qua các hình thức:
● Kiều hối tạo nên nhu cầu cho các dịch vụ, sản phẩm mới của hệ thống tài

chính:
Hoạt động chuyển tiền và nhận tiền giữa các quốc gia đã kéo theo sự ra đời và
phát triển của các dịch vụ ngân hàng khác. MasterCard’s MoneySend, Debit Card,


Foreign exchange account… được sử dụng rộng rãi qua hệ thống ngân hàng thương
mại (NHTM), giúp việc chuyển tiền được nhanh chóng và thuận lợi. Các ngân hàng
cũng có xu hướng cấp tín dụng nhiều hơn cho những người luôn được nhận kiều hối
với giá trị lớn. Bên cạnh đó, người nhận kiều hối có cơ hội tiếp cận và sử dụng các
dịch vụ tài chính khác như các công ty bảo hiểm mở rộng hệ thống cung cấp dịch vụ
bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tài chính khác thu hút nguồn phí từ người nhận tiền.
Hoặc với số tiền sẵn có, người gửi tiền có thể tự mình đầu tư hoặc đầu tư thông qua
hình thức quỹ ủy thác đầu tư. Các dịch vụ tài chính góp phần mở rộng và phát triển thị
trường tài chính trong nước. Người dân ở các nước nghèo, không hoặc hiếm khi tiếp
cận với dịch vụ tài chính, nay đã trở thành đối tượng được phục vụ và hưởng lợi từ các
tổ chức tài chính.

● Kiều hối góp phần phát triển thị trường tài chính và quy mô của hệ thống ngân

hàng trong nước:
Tiền tiết kiệm từ kiều hối sẽ được chuyển qua những chủ thể thiếu vốn trong nền
kinh tế. Kiều hối làm tăng giá trị của vốn huy động của hệ thống ngân hàng, phát triển
thị trường vốn địa phương.
Chuyển tiền kiều hối tạo nên sự cạnh tranh trong hệ thống NHTM, giữa hệ thống
chuyển tiền chính thức và chuyển tiền phi chính thức. Ngày càng nhiều các NHTM
tham gia hệ thống chuyển tiền Western Union, Money Gram, trong các NHTM đã có
sự cạnh tranh về chất lượng dịch vụ chuyển tiền. Hệ thống chuyển tiền phi chính thức
cũng nở rộ ở các nước, tốc độ chuyển tiền nhanh hơn, thủ tục dễ dàng hơn so với
chuyển tiền chính thức mà không chịu sự kiểm soát của Chính phủ. Vì vậy, các NHTM
trong hệ thống chuyển tiền chính thức cũng có những cải cách về chất lượng để cạnh
tranh với các đối thủ trong cùng hệ thống và với hệ thống chuyển tiền phi chính thức.
Kết luận của Orozco và Fedewa (2005) được khẳng định qua các nghiên cứu sau
này của Giuliano và Ruiz-Arranz (2009), Munduca (2009), Gupta và cộng sự (2009).
Theo đó, Giuliano và Ruiz-Arranz (2009) khẳng định dòng kiều hối giúp phát triển hệ
thống tài chính của các quốc gia có hệ thống tài chính kém phát triển, qua đó thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Aggarwal và cộng sự (2011) cho rằng khi dòng
kiều hối tăng lên sẽ làm tăng lượng tiền gửi cũng như tín dụng tại các tổ chức tín dụng,
qua đó giúp hệ thống tài chính phát triển. Một vấn đề nữa cần xem xét, là liệu kiều hối


có góp phần tăng trưởng tài chính thông qua việc đo lường độ sâu của thị trường tài
chính. Giả thuyết chúng ta muốn kiểm tra là liệu độ sâu của thị trường tài chính của
nước nhận kiều hối có thể ảnh hưởng tới tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế
hay không. Các nghiên cứu cũng chỉ ra hiệu ứng tăng trưởng của kiều hối được tăng
cường trong một hệ thống tài chính có độ sâu, hỗ trợ sự bổ sung lẫn nhau giữa kiều hối
và các dòng chảy tài chính khác.
2.1.5. Kiều hối góp phần bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai:

Với quốc gia có cán cân thương mại thâm hụt, vốn đầu tư nước ngoài khan hiếm
và nguồn viện trợ nước ngoài hạn chế, trong tình huống đó, kiều hối trở thành khoản
thu bù đắp trực tiếp thâm hụt cán cân. Cần chú ý là, kiều hối với tư cách biến ngoại
sinh, không phụ thuộc vào tình hình kinh tế trong nước, không phải trả lãi suất, nên sẽ
là nguồn tương đối ổn định hỗ trợ cán cân thanh toán (Buch et al., 2002; Buch and
Kuckulenz, 2004). Điển hình trong nhiều năm qua Việt Nam luôn phải đối mặt với
nhập siêu. Tuy nhiên, do có nguồn kiều hối đổ về nước ngày một tăng nên đã giảm áp
lực đáng kể cho tình trạng nhập siêu.
2.2. Một số tác động tiêu cực của kiều tối tới tăng trưởng kinh tế:
● Góp phần gia tăng ảnh hưởng của “căn bệnh Hà Lan”:

Dòng kiều hối đổ vào sẽ làm cho đồng nội tệ của quốc gia tiếp nhận bị đánh giá
cao dẫn đến tính cạnh tranh của khu vực thương mại giảm. Khi đó tác động của “căn
bệnh Hà Lan” sẽ làm cho khu vực thương mại giảm vì thế làm giảm trình độ công
nghệ của nền kinh tế và kết quả là kìm hãm tăng trưởng.
● Kiều hối có thể gây bất ổn cho cán cân thanh toán quốc tế:

Ở tầm vĩ mô, kiều hối chính là một nguồn vốn vay bù đắp thâm hụt cán cân.
Quốc gia có thể duy trì thâm hụt ngân sách lớn nếu đồng thời quốc gia duy trì được
luồng kiều hối chảy vào. Nếu nguồn kiều hối chảy vào ít hơn hoặc ngừng, ngân sách
thâm hụt sẽ dẫn tới cán cân vãng lai không cân bằng, và quốc gia đó phải dựa chủ yếu
vào nguồn tiết kiệm từ nước ngoài (giả định rằng thâm hụt ngân sách không được bù
đắp bằng cách in tiền và NHTW ít có quyền lực độc lập so với hiện nay). Cán cân
thanh toán quốc tế phụ thuộc vào kiều hối là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng cán
cân thanh toán quốc tế - là ngòi nổ cho suy thoái kinh tế ở nhiều nước đang phát triển.


Một số Chính phủ chỉ coi trọng thu hút kiều hối là nguồn bù đắp thâm hụt cán cân
vãng lai, chứ không hề có chính sách sử dụng luồng kiều hối trở thành luồng vốn đầu
tư phát triển kinh tế (Giuliano, P. and Ruiz-Arranz, 2006). Điều này sẽ ảnh hưởng đến

tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn.
● Kiều hối có thể tác động tiêu cực tới thị trường tài chính:

Kiều hối cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực đến mức độ phát triển tài
chính của một quốc gia. Về nguyên lý, kiều hối sẽ giúp những người nhận giảm áp lực
về giới hạn tài chính (đường giới hạn chi tiêu sẽ dịch sang phải). Do đó, khi áp lực tài
chính giảm xuống thì nhu cầu tín dụng xuất phát từ những người đã được nhận kiều
hối sẽ giảm xuống, diễn biến này có thể sẽ gây tác động tiêu cực phần nào đến sự phát
triển thị trường tín dụng. Bên cạnh đó, kiều hối tăng lên không có nghĩa là tín dụng
cho khu vực tư nhân tăng lên nếu lượng kiều hối đó được sử dụng cho những hoạt
động của chính phủ. Hiệu ứng tương tự cũng sẽ xảy ra nếu các ngân hàng không sẵn
sàng cấp tín dụng cho những người nhận tiền hoặc thích nắm giữ những tài sản có tính
lỏng cao. Nếu xét đến tiền gửi, tiền gửi sẽ không tăng lên nếu kiều hối được sử dụng
cho mục đích tiêu dùng hoặc những người nhận kiều hối không tin tưởng những tổ
chức tài chính hoặc họ chọn cách khác để tiết kiệm tiền.
● Kiều hối dễ làm trầm trọng vấn đề đô la hóa nền kinh tế:

Ở nhiều quốc gia, Chính phủ các nước thực thi một loạt các chính sách thông
thoáng và hấp dẫn thu hút kiều hối như: người nhận kiều hối không phải đóng thuế,
không hạn chế số lượng kiều hối, người nhận kiều hối không phải bán lại ngoại tệ cho
hệ thống NHTM, người nhận kiều hối được sử dụng ngoại tệ để đầu tư hay chi tiêu…
tạo ra nguyên nhân ban đầu của hiện tượng đô la hóa nền kinh tế.
Hiện tượng đô la hóa nền kinh tế thường trực đi kèm với hoạt động của thị
trường ngoại hối chợ đen. Nỗi lo lắng thường trực về tỷ lệ lạm phát cao ở trong nước,
khả năng nội tệ có thể bị phá giá, khiến cho các chủ thể trong nền kinh tế có thiên
hướng nắm giữ ngoại tệ để duy trì giá trị tài sản. Những nghiên cứu cho thấy, thị
trường ngoại hối chợ đen ở nước nào càng phát triển, lượng kiều hối phi chính thức
chảy vào đó càng nhiều, bởi thị trường ngoại hối chợ đen sẽ hỗ trợ các hoạt động làm
ăn phi pháp (Luca, A., Petrova, I. 2008).



Về phía ngân hàng, NHTM luôn phải đối mặt với hiện tượng sai lệch kép. Việc
thực thi chính sách tiền tệ cũng trở nên khó khăn hơn trong nền kinh tế bị đô la hóa.
Cuối cùng và cũng là quan trọng nhất, mặc dù quốc gia có kiểm soát cán cân vốn, ngăn
chặn không cho luồng vốn ngoại chảy vào/ra khỏi một quốc gia nhưng thực tế vẫn có
luồng vốn ngoại “ngầm” chảy trong phạm vi quốc gia và do vậy sẽ rất khó khăn trong
việc thực thi và phối hợp chính sách vĩ mô nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế đã đặt
ra.
2.3. Thực trạng kiều hối tại VN
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới, kiều hối chảy về Việt Nam ước
đạt 13,8 tỷ USD trong năm 2016 và đạt khoảng 15,9 tỷ USD trong năm 2018, tăng gấp
hơn 100 lần so với năm 1993.

Kiều hối của Việt Nam chiếm 6 - 8% GDP hằng năm trong các năm 2006 – 2018.
Trong tổng lượng kiều hối vào Việt Nam, từ Mỹ là nguồn lớn nhất với 55%; tiếp theo
là Australia, Canada, Pháp, Đức và Hàn Quốc. Kiều hối về Việt Nam tăng đều đặn và
quy mô nhiều gấp bốn lần khối lượng ODA năm 2016 và tương đương với lượng FDI
năm 2017. Kiều hối có ảnh hưởng đáng kể đến nguồn tài chính phát triển của Việt
Nam. Ngoài phục vụ mục đích tiêu dùng, kiều hối được chuyển sang các dự án đầu tư
sản xuất, kinh doanh và lĩnh vực bất động sản hoặc “tích lũy” dưới dạng vàng hoặc
ngoại tệ.


Tuy nhiên, tại VN hiện nay có 2 vấn đề về kiều hối:
● Kiểm soát dòng kiều hối:

Trên thực tế, dòng kiều hối chảy vào Việt Nam thông qua nhiều con đường. Các
nước và Việt Nam đã từng áp dụng biện pháp kết hối đối với chuyển tiền kiều hối,
nhưng dường như không có hiệu quả. Dòng kiều hối chuyển về Việt Nam vẫn còn tồn
tại nhiều qua kênh phi chính thức, từ đó khiến Nhà nước gặp khó khăn trong kiểm soát

dòng kiều hối và ngoại tệ trong thị trường. Việc không kiểm soát được dòng kiều hối
có thể dẫn tới các tác động tiêu cực từ kiều hối: Góp phần gia tăng ảnh hưởng của “căn
bệnh Hà Lan”, ảnh hưởng xấu tới thị trường tài chính,…
● Sử dụng kiều hối:

Dòng kiều hối chảy về Việt Nam chưa thực sự được sử dụng hiệu quả cho mục
đích tăng trưởng kinh tế. Tỉ lệ sử dụng kiều hối cho tiêu dùng vẫn còn cao, thay vì đầu
tư cho sản xuất, tiết kiệm tích luỹ cho tương lai. Nhà nước chưa có nhiều chính sách
khuyến khích người dân hấp dẫn với đầu tư. Tiêu dùng chỉ góp phần tăng trưởng kinh
tế khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao, thúc đẩy tổng cầu tăng, đi kèm với vốn đầu tư tăng
thúc đẩy tổng cung tăng tương ứng. Trong trường hợp này, tổng cầu tăng do tiêu dùng,
nhưng tổng cung không đổi hoặc tăng với mức độ thấp hơn của tổng cầu, kiều hối
không hề góp phần cho tăng trưởng kinh tế. Điều này dẫn tới xu hướng nhập khẩu tăng
để bù đắp thiếu hụt và làm xấu đi cán cân thanh toán quốc tế.
3. GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
VIỆT NAM
3.1. Quan điểm về chính sách kiều hối tại Việt Nam
Thứ nhất, kiều hối là nguồn thu nhập bổ sung bằng ngoại tệ quan trọng cho nền
kinh tế. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định việc kiều hối có thực sự tác động tích cực tới
phát triển kinh tế hay không hoàn toàn phụ thuộc vào kiều hối được sử dụng như thế
nào (Ellerman, 2003; Carling, 2004, 2008). Do đó, khung chính sách kiều hối nhằm
phục vụ phát triển kinh tế tại Việt Nam cần được nghiên cứu, xây dựng. Từ đó, giúp
tạo lập nên các chính sách, cả chính sách công và chính sách tư nhân về kiều hối phù
hợp. Trong hai loại này, chính sách công đóng vai trò định hướng, tạo lập khuôn khổ
pháp lý vững chắc để giúp các tổ chức ban hành các chính sách tư về kiều hối


Thứ hai, kiều hối tuy là vấn đề tiền tệ nhưng nó lại dựa trên các mối quan hệ xã
hội (Ciggett, 2005). Do đó, chính sách kiều hối cần được xây dựng dựa vào đặc điểm
của đối tượng di cư và đối tượng tiếp nhận kiều hối

Thứ ba, dòng kiều hối không chỉ chịu tác động bởi chính sách kiều hối mà còn bị
ảnh hưởng bởi các chính sách khác. Chính sách kiều hối có mối quan hệ chặt chẽ với
các chính sách khác như chính sách người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chính
sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài, chính sách ngoại hối, chính sách tiền tệ,
chính sách chống đô la hoá... Điều này hàm ý, khi xây dựng chính sách này cần chú ý
tới sự đồng bộ giữa các nội dung chính sách được ban hành.
Thứ tư, kiều hối không chỉ tồn tại dưới hình thái tiền tệ và hàng hoá mà còn tồn
tại dưới hình thái chất xám. Việt Nam sở hữu nhiều tài năng khoa học tự nhiên và đang
rất thành công trong những lĩnh vực khoa học cơ bản. Việc xây dựng chính sách kiều
hối trong mối liên hệ chặt chẽ với chính sách dành cho nhân tài và chính sách giáo
dục, khoa học – công nghệ cần được quan tâm trong thời gian tới.
Thứ năm, kiều hối có thể đến từ các quốc gia, loại hình ngành nghề khác nhau
phụ thuộc vào vị trí địa lý và công việc của người Việt Nam ở nước ngoài. Do đó,
chính sách kiều hối cần được xây dựng đảm bảo sự đa dạng của các tiêu chí trên nhằm
tránh tác động tiêu cực của việc tập trung hóa
Thứ sáu, kiều hối có liên quan chặt chẽ tới kênh dịch vụ chuyển tiền. Do đó,
chính sách kiều hối cần chú ý tới vấn đề giảm chi phí chuyển tiền thông qua mở cửa
thị trường này hơn nữa. Đặc biệt, cơ quan quản lý cần có thêm cơ chế khuyến khích
các tổ chức tận dụng sự phát triển của khoa học, công nghệ nhằm tối thiểu hóa chi phí
chuyển tiền
Thứ bảy, là một nguồn ngoại tệ bên ngoài vào quốc gia, thống kê kiều hối đóng
vai trò quan trọng nhằm phát huy nội lực của nguồn vốn này. Do đó, chính sách kiều
hối cần quan tâm tới nội dung minh bạch thông tin kiều hối và thông tin trên thị trường
dịch vụ nhận và chi trả kiều hối
Cuối cùng, tư duy chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế cần phải được
nhận thức đúng đắn về hàm ý của sự phát triển. Sự phát triển ở đây mang tính dài hạn,
là sự thay đổi, chuyển đổi về chất lượng lao động và sinh kế của hộ gia đình nơi nhận
được kiều hối. Do đó, suy nghĩ hay khẩu hiệu đi lao động ở nước ngoài là cách để



thoát khỏi khu vực/vùng kém phát triển cần được thay đổi thành đi lao động ở nước
ngoài là con đường để phát triển quê hương.
3.2. Giải pháp về chính sách kiều hối nhằm phát triển kinh tế Việt Nam
3.2.1. Nhóm giải pháp từ phía cung
● Định hướng và quản lý thị trường người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước

ngoài:
Nhằm đảm bảo nguồn kiều hối gửi về Việt Nam bền vững, việc định hướng và
quản lý thị trường người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cần được tiếp
tục chú trọng trong tương lai.
định hướng thị trường đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài về phía cung và
phía cầu. Về phía cung, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cần dựa vào tình trạng
dân số, sự phát triển của các ngành nghề ở các nước để đưa ra dự báo về nhu cầu
nguồn nhân lực cùng những đòi hỏi từ trong từng lĩnh vực. Theo đó, với những quốc
gia có tỷ lệ dân số già càng nhiều thì nên nhu cầu lao động càng lớn. Thiết kế cơ chế
đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài tại đa dạng các quốc gia, gồm cả các quốc gia
phát triển và đang phát triển với điều kiện các quốc gia đó không bị xung đột vũ trang
và có hệ thống bảo vệ người lao động tốt.
● Nâng cao chất lượng người lao động đi làm ở nước ngoài của Việt Nam:

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia thị trường xuất khẩu lao động
của Việt Nam, những giải pháp sau trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cần được thực
hiện. Cụ thể:
Trong ngắn hạn, cần cải cách chương trình và tăng cường cơ sở vật chất đào tạo
cho lao động xuất khẩu. Theo đó, chương trình đào tạo nghề cần gắn với đào tạo thực
hành với các công cụ trực quan và đào tạo ngoại ngữ. Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội cần rà soát lại các cơ sở đào tạo của các công ty xuất khẩu lao động nhằm tiêu
chuẩn hóa nội dung đào tạo. Các chương trình đào tạo cần ưu tiên lựa chọn chính
những người đã đi xuất khẩu lao động thành công để chia sẻ, hướng dẫn những nhóm
người chuẩn bị sang quốc gia tương đồng. Ngoài ra, để nâng cao kiến thức về tài

chính, một trong những nội dung đào tạo quan trọng cần thiết phải bổ sung trước khi đi
xuất khẩu lao động chính là giáo dục tài chính cho những người lao động nhằm giúp


họ quản lý tài chính cá nhân của họ trong thời gian xuất khẩu lao động một cách chủ
động. Từ đó, giúp tăng cường nguồn kiều hối gửi về qua kênh chính thức, góp phần hỗ
trợ kinh tế hộ gia đình và có thêm nguồn tiết kiệm.
Trong trung hạn, cần đẩy mạnh hội nhập quốc tế về dạy nghề nhằm giúp người
lao động Việt Nam được đánh giá thông qua hệ thống tiêu chí của nước ngoài. Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội cần tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến công nhận văn
bằng, chứng chỉ một số nghề giữa Việt Nam với nước tiếp nhận lao động Việt Nam;
đồng thời mở rộng việc công nhận văn bằng, chứng chỉ nghề và chứng chỉ kỹ năng
nghề với các nước trong khu vực và thế giới. Đồng thời, phối hợp với Bộ Giáo dục và
Đào tạo nhằm xây dựng các chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng phù hợp với
thị trường lao động trong và ngoài nước.
Trong dài hạn, để phát triển người lao động ở nước ngoài nói riêng và người
Việt Nam nói chung nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, ngoại ngữ, kiến thức về
kinh tế - tài chính – ngân hàng cơ bản nhằm hội nhập được với thị trường lao động
quốc tế, một chiến lược cải cách toàn diện nền giáo dục thích hợp với xu hướng cần
được xây dựng và triển khai. Bước đi đầu tiên có thể thực hiện giảng dạy ngoại ngữ
Tiếng Anh như một môn học bắt buộc và có thể học song ngữ với các môn khoa học tự
nhiên, xã hội khác tối thiểu từ cấp độ mẫu giáo, tiểu học. Do đó, về dài hạn, cần tiêu
chuẩn hóa trình độ ngoại ngữ Tiếng Anh và nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên
từ bậc học thấp nhất đến cao nhất. Bước đi thứ hai là đổi mới chương trình giáo dục
đào tạo theo hướng hội nhập với quốc tế. Theo đó, xác định nội dung học tập kiến thức
chuyên môn song song với rèn luyện kỹ năng từ sức khỏe đến ý thức chấp hành kỷ
luật, ý thức chịu trách nhiệm, chú trọng phát triển nhân cách, định hướng nghề nghiệp
cho học sinh ngay từ khi ở bậc học thấp thông qua đào tạo về cách thiết kế cuộc sống,
sử dụng công cụ đổi mới sáng tạo để phát triển duy trì lợi thế.
● Thu hút nguồn kiều hối cùng chất xám từ người Việt định cư:


Để thu hút không chỉ nguồn lực kiều hối cho phát triển kinh tế từ người Việt định
cư ở nước ngoài, Việt Nam cần đặc biệt là tăng cường “chuyển giao tri thức” từ người
Việt định cư tới đất nước thông qua việc gắn kết cộng đồng người Việt định cư với
nhau và với những người Việt trong nước. Để đạt mục tiêu gắn kết giữa các đối tượng
này, sự chủ động cần nằm ở phía trong nước như tăng cường quảng bá hình ảnh đất


nước, con người Việt Nam, xây dựng kênh liên lạc kết nối và tăng cường bảo đảm
quyền lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài.
Thứ nhất, tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra nước
ngoài thông qua đa dạng các kênh thông tin Việc tăng cường quảng bá hình ảnh về
Việt Nam hướng tới đối tượng người Việt ở nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng.
Các thông tin về đất nước, con người cần được được khai thác nhằm cung cấp cho
người Việt định cư cập nhật về quê hương, đất nước. Từ năm 1998, kênh truyền hình
“Người Việt Nam xa Tổ quốc” đã được phát sóng trên khắp thế giới và nay là VTV4.
Với các chuyên mục đa dạng từ dạy tiếng Việt cho đến thông tin kinh tế, thể thao, xã
hội, VTV4 đã mang thông điệp Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, coi người Việt xa
xứ như một bộ phận đóng góp sự phát triển quê hương, đất nước. Hiện nay, VTV4 đã
được phát trực tuyến trên internet nhằm tăng thêm kênh phục vụ kiều bào ở nước
ngoài. Tuy nhiên, để VTV4 thực hiện được sứ mệnh như đã cam kết “lấy người xem
làm trung tâm”, nội dung chương trình nên tập trung vào đất nước, con người Việt
Nam và hạn chế các nội dung mang thiên hướng chính trị. Giải pháp này được đưa ra
dựa trên đặc điểm di cư của người Việt Nam giai đoạn 1975 khi nhiều người Việt phải
vượt biên ra khỏi đất nước bởi lý do chính trị. Nếu VTV4 truyền tải quá nhiều thông
tin về chế độ hiện nay tới đối tượng người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có một bộ
phận không nhỏ những đối tượng phải xa quê hương do Chính quyền Sài Gòn sụp đổ,
có thể mục tiêu “hàn gắn vết thương” của Chính phủ sẽ khó được đảm bảo. Biểu hiện
cao nhất chính là việc năm 2003 Đài SBS của Úc đã ngừng tiếp sóng VTV4 do có tới
hơn 10.000 người biểu tình phản đối kênh truyền hình này.

Thứ hai, tạo ra kênh liên lạc kết nối người Việt ở trong và ngoài nước ngoài việc
chủ động quảng bá hình ảnh của Việt Nam ngày nay trên các phương tiện thông tin,
cần tạo ra kênh liên lạc chính thức để kết nối cộng đồng người Việt xa Tổ quốc với
nhau thông qua các buổi biểu diễn văn hóa, nghệ thuật. Ủy ban Nhà nước về người
Việt Nam ở nước ngoài cần nghiên cứu và phối hợp với tổ chức hội, đoàn thể, người
đại diện cho người Việt tại các vùng khác nhau ở nước ngoài tổ chức giao lưu đa dạng
nhằm gắn kết cộng đồng người Việt với nhau. Mô hình “China town” của Trung Quốc
có thể xem là kiểu mẫu để Việt Nam học hỏi trong việc xây 147 dựng môi trường gắn
kết người Việt ở xa xứ. Bên cạnh đó, cần thiết lập kênh thông tin như facebook, forum
nhằm kết nối giữa người Việt ở trong và ngoài nước, tạo cơ hội mở rộng hợp tác trong


kinh doanh. Đặc biệt, hưởng ứng phong trào khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo phát động
của Chính phủ, các vườn ươm khởi nghiệp của các trường đại học, tổ chức hội, đoàn
thể trong và ngoài nước cần tích cực chủ động phối hợp nhằm tạo lập cộng đồng khởi
nghiệp của người Việt Nam.
Thứ ba, tăng cường bảo đảm quyền lợi cho người Việt định cư. Để thu hút nguồn
kiều hối, đặc biệt là chất xám của người Việt định cư về nước đóng góp cho sự phát
triển của Việt Nam, vẫn cần có thêm các chính sách khuyến khích người Việt định cư ở
nước ngoài. Luật Nhà ở 2014 đã có bước tiến lớn khi cho phép người Việt kiều sở hữu
không chỉ một mà là nhiều nhà ở tại Việt Nam. Trong thời gian tới, các thủ tục để
người Việt kiều sở hữu nhà cần được nghiên cứu để làm đơn giản hóa hơn nữa. Ngoài
ra, cần tăng cường thêm các ưu đãi về tài chính, pháp lý, vị trí, môi trường làm việc để
người Việt định cư có thêm động lực trở về cống hiến cho đất nước. Để có thêm nhiều
những nhân tài như Ngô Bảo Châu trở về phục vụ đất nước, Chính phủ Việt Nam cần
phải tạo thêm nhiều cơ chế đặc thù cho những đối tượng này. Theo đó, bên cạnh mức
thu nhập và kinh phí tài trợ phù hợp thì việc đầu tư, xây dựng hình thành và thúc đẩy
hệ sinh thái nghiên cứu khoa học như các dịch vụ hỗ trợ là cần thiết để các nhà nghiên
cứu thực hiện các công việc.
3.2.2. Nhóm giải pháp cho kênh dịch vụ chuyển tiền

3.2.2.1. Quản lý và khuyến khích sự phát triển của dịch vụ chuyển tiền kiều hối
Để giảm chi phí và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng chuyển và nhận tiền kiều
hối, việc quản lý và khuyến khích sự phát triển của các tổ chức cung cấp dịch vụ
chuyển tiền đóng vai trò quan trọng. Mặc dù kể từ khi có Thông tư 34/2015/TT- 148
NHNN, hoạt động của các công ty nhận và chi trả ngoại tệ đã được quản lý bởi NHNN
Việt Nam. Tuy nhiên, văn bản này mới dừng ở việc quản lý thông qua công cụ pháp lý.
Việc khuyến khích sự phát triển của dịch vụ chuyển tiền kiều hối cùng những vấn đề
liên quan tới quản lý các công ty này cần được tiếp tục quan tâm và mở rộng.
Nhà nước cần tiếp tục rà soát, cấp phép và tăng cường giám sát các tổ chức kinh
tế thực hiện dịch vụ nhận và chi, trả kiều hối. Hiện nay, thị trường dịch vụ chuyển tiền
kiều hối chính thức của Việt Nam đang có sự phân hóa mạnh mẽ ở khía cạnh tổ chức
cung cấp và phạm vi địa lý. Việc mở rộng cấp phép đối với các tổ chức có đủ điều kiện
thực hiện dịch vụ nhận và chi, trả kiều hối là cần thiết trong thời gian tới. Tuy nhiên,


để tránh tình trạng tăng trưởng nóng đối với số lượng các tổ chức cấp dịch vụ này,
NHNN Việt Nam nên áp dụng chiến lược “chờ và quan sát” như áp dụng đối với dịch
vụ trung gian thanh toán (Lê Văn Luyện và cộng sự, 2014). Theo đó, dựa vào báo cáo
của các tổ chức cung cấp dịch vụ kiều hối được cấp phép và khảo sát nhu cầu thị
trường, NHNN Việt Nam có thể thực hiện nới lỏng các điều kiện cấp phép hoặc thắt
chặt nhằm tạo ra hệ thống các tổ chức cung cấp dịch vụ kiều hối đảm bảo chất lượng.
Ngoài ra, để phát triển ứng dụng công nghệ mới, các mô hình đổi mới sáng tạo về lĩnh
vực tài chính công nghệ trong hoạt động ngân hàng, NHNN Việt Nam phối hợp chặt
chẽ với Bộ Khoa học và Công nghệ cần tiếp tục mô hình thử nghiệm “Sand-box”18.
Song song hoạt động cấp phép, NHNN cần giám sát các tổ chức được cấp phép, phối
hợp với các bộ, ban ngành khác giám sát đối với các tổ chức chưa được cấp phép
nhưng vẫn thực hiện dịch vụ nhận và chi, trả kiều hối, đảm bảo môi trường cạnh tranh
công bằng về dịch vụ này.
3.3.2.2. Tăng cường giám sát và minh bạch thông tin đối với dịch vụ chuyển tiền
kiều hối:

● Về tăng cường giám sát hoạt động của công ty chuyển tiền kiều hối:

Tính tới tháng 01 năm 2019, NHNN Việt Nam đang quản lý hoạt động nhận và
chi trả ngoại tệ. Sau khi cấp phép chính thức cho 36 tổ chức kinh tế được làm nghiệp
vụ này, các công ty này phải thực hiện chế độ báo cáo theo tháng cho NHNN theo dõi.
Nội dung báo cáo vẫn chỉ giới hạn ở doanh số nhận kiều hối và doanh số chi trả kiều
hối cho người thụ hưởng. Do đó, Vụ Quản lý Ngoại hối - NHNN Việt Nam cần bổ
sung thông tin báo cáo của các tổ chức kinh tế tư nhân được cấp phép cung cấp dịch
vụ kiều hối. Cụ thể, ngoài doanh số nhận và chi, trả ngoại tệ như đang làm, tổ chức cần
báo cáo với NHNN Việt Nam về dữ liệu nhận kiều hối theo nguồn gốc quốc gia gửi,
các biện pháp công ty đã thực hiện nhằm phát hiện chống rửa tiền của tổ chức, phí
dịch vụ bình quân của tổ chức…
● Về tăng cường minh bạch thông tin đối với dịch vụ chuyển tiền kiều hối:

Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, các giải pháp liên quan nhằm minh
bạch hóa thông tin trên thị trường dịch vụ chuyển tiền là rất quan trọng. Đối với kênh
chuyển tiền qua các ngân hàng, với lợi thế của mình, các ngân hàng đã xây dựng được
hệ thống website chuyên nghiệp, niêm yết mức phí, thủ tục chuyển tiền rõ ràng giúp


người sử dụng có thể tra cứu, so sánh giữa các đơn vị cung cấp. Tuy nhiên, các thông
qua kênh Facebook mà không có website chính thức hoặc có website chính thức
nhưng các thông tin về mặt pháp lý không được đưa ra cụ thể. Do đó, cần có chính
sách bắt buộc các đơn vị phải có thêm website chính thức với những nội dung cần
được phê duyệt bởi NHNN Việt Nam và Bộ Thông tin Truyền thông. Đồng thời,
NHNN Việt Nam nên công bố danh sách các tổ chức được cấp phép thực hiện hoạt
động nhận và chi trả ngoại tệ lên website chính thức của NHNN. Điều này sẽ giúp
minh bạch thông tin tốt hơn và người gửi hay người nhận kiều hối có thể dễ dàng kiểm
chứng. Trên bản công bố danh sách, NHNN nên trình bày tên công ty, địa chỉ, điện
thoại chính thức đã đăng ký kèm link website chính thức của công ty. Nhằm giúp công

ty giảm chi phí duy trì, xây dựng website, từ đó giảm chi phí gửi kiều hối, NHNN Việt
Nam có thể đề xuất kiến nghị với Chính phủ có cơ chế ưu đãi và thuế đối với các tổ
chức cung cấp dịch vụ chuyển tiền trong một số năm nhất định.
3.2.3. Nhóm giải pháp về phía cầu
3.2.3.1. Huy động nguồn kiều hối vào các Quỹ từ thiện
Về bản chất, kiều hối là khoản tiền gửi về từ lao động về nước bản xứ nhằm mục
tiêu hỗ trợ kinh tế gia đình. Kiều hối được gửi vì mục đích tương trợ cho thân nhân,
đặc biệt trong lúc khó khăn. Trong kiều hối có chứa đựng “tình thương” đối với gia
đình, những người Việt Nam đang sống tại quê hương. Do đó, để có thêm nguồn vốn
huy động cho hoạt động từ thiện, xã hội, các Quỹ từ thiện cần chú ý khi kêu gọi từ
thiện cần hướng tới cả đối tượng là người Việt Nam ở xa Tổ quốc. Về mặt pháp lý,
ngoài Nghị định số 64/2008/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các
nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn,
sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 30/2012/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
Trong Nghị định cũng đã quy định những đối tượng được đóng góp vào nguồn thu của
Quỹ gồm cả công dân, tổ chức nước ngoài. Tuy nhiên, Nghị định số 30/2012/NĐ-CP
cần nhấn mạnh bổ sung thêm đối tượng người Việt Nam ở nước ngoài nhằm định
hướng hơn vào họ như một nguồn lực đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam. Để
vận động kiều bào gửi tiền về nước qua kênh từ thiện, việc minh bạch các thông tin
hoạt động của Quỹ đóng vai trò quan trọng. Từ thông tin về pháp lý, mục đích hoạt
động đến các hoạt động thực tế cần có bằng chứng có thể kiểm tra và xác thực bởi cơ


quan Nhà nước. Các Quỹ có thể phối hợp chặt chẽ với Ban Truyền thông Đối ngoại
của Đài Truyền hình Việt Nam trong việc tuyên truyền về hoạt động của Quỹ trên các
kênh chính thức của Đài tại nước ngoài. Song song với đó, danh sách những đối tượng
đóng góp cho Quỹ từ thiện cần được thông tin lại trên các phương tiện nhằm tri ân tới
các đối tượng kiều bào. Ngoài minh bạch các thông tin về mục đích, tôn chỉ hoạt động
của Quỹ phải được minh bạch, các Quỹ cần thường xuyên nâng cao năng lực quản trị,

điều hành nhằm phát triển Quỹ và đưa nguồn vốn đến đúng đối tượng một cách hiệu
quả.
3.3.3.2. Huy động nguồn kiều hối qua việc phát triển sản phẩm tiết kiệm
Bên cạnh việc kêu gọi kiều hối vào kênh từ thiện nhằm tương trợ cộng đồng gặp
rủi ro thiên tai, kiều hối cũng có thể huy động vào các sản phẩm tiết kiệm đặc biệt.
Như kinh nghiệm phát hành trái phiếu “diaspora bond” của Ấn Độ và Phillipine, mục
đích phát hành trái phiếu cần rõ ràng và nhấn mạnh vào những đối tượng thụ hưởng tại
nước bản xứ. Tại Ấn Độ, trái phiếu được phát hành nhằm mục đích “thiên niên kỷ” về
xóa đói, giảm nghèo tại Ấn Độ. Trong tương lai, Chính phủ nước này còn dự định phát
hành trái phiếu kiều hối nhằm xây dựng, cải thiện hệ thống đường sắt cho người dân.
Với đặc thù của Việt Nam, trái phiếu kiều hối có thể được phát hành cho những người
Việt kiều với mục đích huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới hay những
trường học cho các địa phương có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách.... Kết quả
phỏng vấn chuyên sâu người gửi kiều hối cho thấy điều này, cụ thể 9/12 (75%) người
khi được hỏi có sẵn sàng đóng góp số tiền trung bình từ 20 – 50 triệu đồng để mua trái
phiếu xây dựng cơ sở y tế, trường học, khu vui chơi cho trẻ em tại địa bàn. Để phát
hành thành công những trái phiếu kiều hối kiểu này, bên cạnh mục tiêu vì cộng đồng,
xã hội và sự phát triển của địa phương đang có hoàn cảnh khó khăn, quy mô, kỳ hạn
và lãi suất phát hành cần phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của người mua và cả dự án
đang định huy động vốn. Theo đó, thời điểm phát hành và công tác marketing về sản
phẩm tiết kiệm trái phiếu đặc biệt cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Đặc biệt, trước hết
phải ước tính được lượng kiều hối tiềm năng và nhu cầu của chính những người gửi
tiền kiều hối về sản phẩm tiết kiệm có liên quan tới kiều hối nói chung và trái phiếu
“kiều hối” nói riêng. Để đo lường được lượng kiều hối vào chính xác, không thể không
thực hiện những cuộc điều tra khảo sát. Hiện nay, cuộc khảo sát điều tra mức sống dân
cư VHLSS được tổ chức 2 năm một lần đã có một số thông tin liên quan tới kiều hối


như nguồn kiều hối và giá trị kiều hối. Tuy nhiên, những thông tin chi tiết cần được
khai thác ở cả những người gửi, bên trung gian và người nhận/sử dụng kiều hối. Chính

phủ Việt Nam có thể đề xuất Worldbank hỗ trợ kỹ thuật, thậm chí tài trợ vốn, trong
việc thiết kế và tổ chức cuộc điều tra khảo sát này bởi tổ chức này đã thực hiện công
việc tương tự tại các quốc gia Châu Phi và các nước ở khu vực Thái Bình Dương như
Tonga, Fiji…Nội dung khảo sát có thể ở dạng bảng hỏi kết hợp với phỏng vấn chuyên
sâu nhằm nắm bắt được các vấn đề xã hội đằng sau những mối quan hệ của các hộ gia
đình xuyên quốc gia. Do vậy, nguồn nhân sự tham gia dự án khảo sát kiều hối nên có
sự kết hợp giữa nhà xã hội học và kinh tế.
3.2.3.3. Huy động nguồn kiều hối vào kênh đầu tư phát triển
Ngoài huy động và hướng nguồn lực kiều hối vào kênh từ thiện, tiết kiệm qua
trái phiếu đặc biệt và tiêu dùng phát triển, kênh đầu tư phát triển cũng cần đặc biệt
quan tâm nhằm tạo ra lợi ích cho người đầu tư. Từ kinh nghiệm sử dụng kiều hối của
các quốc gia nhận kiều hối, Việt Nam nên kêu gọi nguồn từ kiều hối vào các tổ chức
tài chính vi mô, hình thành các quỹ của Việt kiều đầu tư vào doanh nghiệp vừa và nhỏ
và kết hợp giữa nguồn kiều hối và nguồn ngân sách đầu tư vào các dự án phát triển.


KẾT LUẬN

Như vậy, kiều hối có thể coi là một nguồn ngoại tệ ổn định, đem lại nhiều lợi
ích trên nhiều phương diện, phát triển toàn diện từ đời sống con người nói riêng đến
nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, kiều hối là một nguồn cung ngoại tệ khó kiểm soát,
do không có nhiều công cụ, chính sách kiếm soát, do đó dễ bị lợi dụng và khó thống kê
chính xác.
Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, kiều hối có thể coi như một cơ
hội, nếu tận dụng hiệu quả cho mục đích đúng đắn, có thể khắc phục những mặt thiếu
sót trong nền kinh tế và thúc đẩy phát triển những điểm mạnh, từ đó tiến bước nhanh
hơn, rút ngắn khoảng cách trở thành nước phát triển.
Tuy Việt Nam là một trong những nước nhận được lượng kiều hối hàng đầu trên
thế giới, nhưng chúng ta chưa tận dụng tối ưu được nguồn ngoại tệ này vào mục đích
phát triển, còn lãng phí quá nhiều. Do đó, chúng ta cẩn có những chính sách kiểm soát

tốt hơn, nhằm có những bước tiến vượt bậc so với các nước khác trong khu vực, sơm
trở thành một cường quốc trên thế giới.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Đỗ Thị Kim Hảo, ThS. Đinh Thị Thanh Long, “Tác động của kiều hối tới tăng
trưởng kinh tế”: />2. TS. Lê Đạt Chí, ThS. Phan Thị Thanh Thúy, “Tác động của kiều hối đến tăng trưởng
kinh tế ở các nước đang phát triển”: />fbclid=IwAR2AgvvNx6gtvVmH9L0Yc2I7ZEvUBo2HKwJgpRUDZ0sl95OqULxY0MT8JI
3. Dilip Ratha, “THE IMPACT OF REMITTANCES ON ECONOMIC GROWTH
AND

POVERTY

REDUCTION”:

/>
content/uploads/2014/04/Remittances-PovertyReduction.pdf



×