Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

tiểu luận tài chính quốc tế khủng hoảng tài chính tiền tệ thái lan năm 1997 và bài học kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.99 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH.............3
1.1. Các khái niệm.........................................................................................3
1.1.1. Bộ ba bất khả thi...............................................................................3
1.1.2. Khái niệm và các hình thức của khủng hoảng tài chính....................5
1.1.2.1. Khái niệm khủng hoảng tài chính:...............................................5
1.1.2.2. Một số hình thức khủng hoảng tài chính:.....................................5
1.2. Các mô hình khủng hoảng tiền tệ cơ bản................................................6
1.2.1. Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ 1...................................................6
1.2.2. Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ 2 (kỳ vọng xoay vòng).................7
1.2.3. Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ 3...................................................9
CHƯƠNG 2: CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ THÁI
LAN NĂM 1997............................................................................................. 11
2.1. Bối cảnh chung............................................................................................................. 11
2.2. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng..................................................................... 12
2.2.1. Nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém.................................................................... 12
2.2.2. Dòng vốn nước ngoài chảy vào:..................................................... 12
2.2.3. Thể chế đầu cơ vĩ mô tấn công và các nhà đầu tư nước ngoài rút
vốn hàng loạt............................................................................................ 13
2.3. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Thái Lan 1997.. 13
2.3.1. Tác đông tiêu cực............................................................................ 13
2.3.2. Tác động tích cực............................................................................ 19
2.4. Các biện pháp của Thái Lan để giải quyết khủng hoảng.......................20
2.4.1. Các biện pháp kinh tế:.................................................................... 20
2.4.2. Các biện pháp chính trị - xã hội...................................................... 22
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.........................24
KẾT LUẬN..................................................................................................... 28


TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 29


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Thái Lan, quốc gia Đông Nam Á đã từng đạt kỉ lục 4 thập kỉ tămg trưởng
kinh tế không gián đoạn khiến cả thế giới vô cùng khâm phục. Tưởng chừng
như Thái Lan sẽ mãi là ‘bức tường thành vững chãi’ trước mọi biến động của
nền kinh tế. Thế nhưng, vào tháng 2 năm 1997, nền kinh tế ấy đã chính thức
rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
Thái Lan chủ trương neo giá đồng bath theo đồng đô la Mỹ. Tuy nhiên,
sang ngày 2/7/1997, Ngân hàng Thái Lan tuyên bố từ bỏ chính sách này sau 13
năm dài thực hiện. Đến ngày 24 tháng 10, đồng bath đã mất giá 60% giá trị so
với đồng đô la Mỹ. Và cũng chính thời điểm này, cuộc khủng hoàng tài chính
Thái Lan sau đó lan rộng ra các nước Đông Nam Á thực sự diễn ra. Tưởng
chừng như cuộc khủng hoảng ấy chỉ tác động tới riêng Thái Lan, nhưng sự thật
là nó đã càn quyét ngoài sức tưởng tượng. Cụ thể, ngoài Thái Lan thì Indonesia
và Hàn Quốc là những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Bên cạnh đó, sự
sụt giá bất thình lình của nội tệ Thái Lan cũng tác động mạnh tới đồng tiền của
Hồng Kông, Malaysia, Lào, Phillipines.
Nhóm đã đặt ra một số câu hỏi về nguồn cơn dẫn đến khủng hoảng ở một
đất nước tại thời điểm đó là “con hổ của châu Á”; mức độ của nó tới khu vực
và Việt Nam ra sao và Việt Nam rút ra được bài học gì từ cuộc khủng hoảng
đó.Chính những thắc mắc này đã thôi thúc nhóm chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về
cuộc khủng hoảng và mạnh dạn lựa chọn đề tài: ”Khủng hoảng tài chính tiền tệ
Thái Lan năm 1997 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làm đề tài tiểu
luận.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích nghiên cứu tình hình Thái Lan nói riêng và toàn
châu Á nói chung vào thời điểm trước và trong khi xảy ra khủng hoảng để tìm

ra nguyên nhân sâu xa, trực tiếp của nó, từ đó nhận định tác động của cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ Thái lan năm 1997 đến nền kinh tế trong nước
1


cũng như các biện pháp mà chính phủ Thái Lan đã áp dụng để khắc phục
khủng hoảng và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là cuộc khủng hoảng tài chính Thái Lan năm 1997
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu
nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, tác động của nó tới nền kinh tế Thái
Lan, các biện pháp chính phủ Thái Lan đã sử dụng để đối phó lại những tác
động đó và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Thái Lan và
các kênh thông tin có liên quan.
Phạm vi thời gian: Nội dung các vấn đề nghiên cứu trong đề tài
sử dụng số liệu thu thập trong giai đoạn từ 1996-2005.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Thông tin thứ cấp là những thông
tin đã có sẵn, được tổng hợp từ trước và đã được công bố. Trong tiểu luận này,
thông tin thứ cấp được thu thập bao gồm các thông tin chủ yếu được lấy từ
những trang tài chính, sách tài chính chính thống.
Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu: Sau khi thu thập được các thông tin
thứ cấp, tiến hành phân loại sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan
trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát
thực tế thì tiến hành lập nên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ...
6. Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận về khủng hoảng tài chính tiền tệ

Chương 2: Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan năm 1997
Chương 3: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

2


CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Bộ ba bất khả thi
Trong kinh tế học, “bộ ba bất khả thi”, tiếng Anh là “Impossible Trinity”,
còn tên gọi khác là “bộ ba chính sách không thể đồng thời” hoặc “tam nan kinh
tế”, chỉ ra rằng một quốc gia không thể thực hiện đồng thời một lúc ba chính
sách gồm: (1) chế độ tỷ giá hối đoái cố định, (2) chính sách tiền tệ độc lập, (3)
tự do lưu chuyển vốn. Chỉ có thể thực hiện đồng thời hai trong ba chính sách
này mà thôi. Thuật ngữ này còn dùng để chỉ tình thế kinh tế dễ đổ vỡ khi mà
một quốc gia cố tình thi hành ba chính sách trên cùng lúc.
Hình 1.1. Mô hình bộ ba bất khả thi trong kinh tế học
Tự do luân
chuyển vốn

Chính sách

Tỷ giá cố

tiền tệ độc
lập

định


(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Bộ ba bất khả thi là một trong những lý thuyết rất quan trọng của tài chính
quốc tế, được phát triển dựa trên những ý tưởng của Robert Mundell và
Marcus Fleming vào thập niên 1960. Cho tới những năm 1980, khi vấn đề
kiểm soát vốn bị thất bại ở nhiều quốc gia cùng với mâu thuẫn giữa việc neo
giữ tỷ giá và chính sách tiền tệ độc lập ngày càng rõ ràng thì lý thuyết bộ ba bất
khả thi đã trở thành nền tảng cho kinh tế học vĩ mô của nền kinh tế mở. Những
nghiên cứu lý thuyết này cho thấy hiệu quả của chính sách tiền tệ và chính sách
tài khoá có phụ thuộc vào cơ chế tỷ giá hối đoái và mức độ kiểm
3


soát vốn. Chẳng hạn, một quốc gia nếu cho phép dòng vốn chuyển dịch tự do
và giữ tỷ giá cố định, thì các nhà quản lý không thể theo đuổi một chính sách
tiền tệ độc lập. Từ những phát hiện trên, Krugman (1979) và Frankel (1999) đã
mở rộng mô hình Mundell-Fleming thành “mô hình bất khả thi”:
Trong nền kinh tế mở cửa với thế giới bên ngoài, ba yếu tố gồm: (1) dòng
vốn chảy vào và chảy ra; (2) tỷ giá hối đoái; và (3) lạm phát luôn có liên hệ
mật thiết với nhau.Giả sử một nước cố gắng thực hiện cả ba chính sách trên
đồng thời. Khi kinh tế tăng trưởng nhanh, vốn nước ngoài sẽ chảy vào trong
nước gây ra áp lực tăng giá nội tệ. Khi đó, ngân hàng trung ương muốn bảo vệ
chế độ tỷ giá cố định thì phải thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Song điều
này có thể làm tăng lượng cung tiền trong lưu thông dẫn đến tăng tốc lạm phát.
Muốn lạm phát không tăng tốc, thì phải thực hiện chính sách thanh khoản đối
ứng. Song như thế thì vốn nước ngoài càng chảy vào nhiều. Trong bối cảnh
như vậy, tính độc lập của chính sách tiền tệ hay nói cách khác là điều hành
chính sách tiền tệ vì mục tiêu lạm phát sẽ không thể đảm bảo, bởi vì cung tiền
không phải dựa vào diễn biến giá cả trong nền kinh tế mà do tỷ giá hay dòng
tiền vào ra quyết định. Ngược lại, nếu ngân hàng trung ương muốn có một
chính sách tiền tệ độc lập vì mục tiêu lạm phát thì buộc phải từ bỏ mục tiêu cố

định tỷ giá khi tài khoản vốn đã được tự do.
Như vậy, một quốc gia có thể cố định tỷ giá hối đoái mà không làm mất đi
sự độc lập của ngân hàng trung ương nhưng chỉ khi nào duy trì kiểm soát dòng
vốn (như Trung Quốc hiện nay); họ cũng có thể để vốn lưu chuyển tự do song
song với duy trì chính sách tiền tệ độc lập, nhưng chỉ có thể làm được nếu để tỷ
giá hối đoái biến động (như Anh hoặc Canada); hoặc quốc gia đó cũng có thể
chọn cách để vốn lưu chuyển tự do và ổn định tỷ giá hối đoái, song chỉ làm
được nếu từ bỏ khả năng điều chỉnh lãi suất để đối phó lạm phát hoặc suy
thoái, tức là từ bỏ việc duy trì chính sách tiền tệ độc lập (như Argentina hiện
nay). Đầu thập niên 1990, một số nước châu Á đã cố gắng thực hiện đồng thời
ba chính sách và hậu quả là rơi vào khủng hoảng.
4


1.1.2. Khái niệm và các hình thức của khủng hoảng tài chính
1.1.2.1. Khái niệm khủng hoảng tài chính:
Thuật ngữ “khủng hoảng tài chính” được sử dụng nhằm mô tả các tình
huống mà ở đó xảy ra sự đổ vỡ trầm trọng các thị trường tài chính, được đặc
trưng bởi sự sụt giảm mạnh mẽ về giá trị tài sản tài chính và sự vỡ nợ dây
chuyền của hàng loạt tổ chức tài chính và phi tài chính, kéo theo suy thoái kinh
tế nặng nề.
1.1.2.2. Một số hình thức khủng hoảng tài chính:
Khủng hoảng tiền tệ (Currency crisis):
Khủng hoảng tiền tệ còn được gọi là khủng hoảng tỷ giá hối đoái hay
khủng hoảng cán cân thanh toán, nổ ra khi hoạt động đầu cơ tiền tệ dẫn đến sự
giảm giá một cách đột ngột của đồng tiền nội tệ hoặc do áp dụng chính sách tài
chính tiền tệ không hợp lý trong điều kiện tỷ giá cố định và xảy ra thâm hụt
cán cân thương mại trong thời gian dài. Các cơ quan có trách nhiệm phải bảo
vệ đồng tiền của nước mình bằng cách nâng cao lãi suất hay chi ra một khối
lượng lớn dự trữ ngoại hối.

Khủng hoảng ngân hàng (Banking crisis):
Lý thuyết về khủng hoảng ngân hàng cho rằng tính bất ổn, dễ đổ vỡ của
hệ thống ngân hàng bắt nguồn từ vấn đề thông tin bất cân xứng, là tình trạng
khi một bên quan hệ kinh tế hay giao dịch có ít hoặc nhiều thông tin hơn về
phía bên kia. Khi đó, ngân hàng có thể gặp phải tình trạng rủi ro nợ xấu tăng
cao, hoặc sự cố rút vốn đột ngột và ồ ạt bởi người gửi tiền. Với lượng dự trữ
hạn hẹp, các ngân hàng có thể nhanh chóng rơi vào tình trạng mất khả năng
thanh toán, tiếp đó dẫn đến hoảng loạn ngân hàng và lan rộng ra toàn bộ hệ
thống. Khủng hoảng trở nên nghiêm trọng hơn khi các ngân hàng đổ vốn cho
vay vào các dự án rủi ro cao, không hiệu quả. Kết cục là tỷ lệ nợ xấu gia tăng,
ngân hàng mất vốn và rơi vào tình trạng phá sản.
Khủng hoảng kép
Khủng hoảng kép xảy ra khi khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng ngân
5


hàng xảy ra đồng thời với nhau. Khi đó, khủng hoảng tài chính trở nên rất trầm
trọng và có thể dẫn tới khủng hoảng về kinh tế - xã hội.
Khủng hoảng “bong bóng” tài sản
Tài sản tài chính (chẳng hạn như cổ phiếu) được xem là bong bóng khi
giá của nó vượt quá giá trị hiện tại của những khoản thu nhập trong tương lai
(chẳng hạn như cổ tức hoặc tiền lãi) mà người chủ của nó nhận được cho đến
khi đáo hạn. Nếu các nhà đầu tư tham gia thị trường mua tài sản chỉ với kỳ
vọng sẽ bán nó với giá cao hơn sau này thay vì để hưởng những khoản thu
nhập mà nó sẽ tạo ra thì đây là bằng chứng cho thấy tính chất bong bóng đã
hiện diện. “Bong bóng” có mang rủi ro sụp đổ giá tài sản: người ta sẽ chỉ tiếp
tục mua vào chừng nào họ còn kỳ vọng người khác mua, và khi nhiều người
cùng quyết định bán thì sẽ ngay lập tức làm giá giảm xuống. Tuy nhiên, trong
thực tế rất khó để xác định một “bong bóng” tài sản.
Khủng hoảng nợ quốc gia

Khủng hoảng nợ công là tình trạng nợ công tăng cao (vỡ nợ), làm chao
đảo nền kinh tế do mất cân bằng thu chi ngân sách quốc gia, Chính phủ vay
vốn dưới nhiều hình thức, thâm hụt ngân sách kéo dài làm nợ công ngày một
chồng chất, không có khả năng trả nợ, gây ảnh hưởng lan truyền đến hệ thống
tài chính quốc tế.
1.2. Các mô hình khủng hoảng tiền tệ cơ bản
1.2.1. Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ 1
Dựa trên ý tưởng của Salant và Henderson (1978), Krugman (1979) đã
nghiên cứu và cho ra đời một mô hình cho phép giải thích khá rõ về cơ chế của
một cuộc tấn công tiền tệ điển hình gọi là mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ
thứ nhất.
Mô hình này được xây dựng nhằm chứng minh sự thất bại của chính phủ
trong nỗ lực cố gắng neo giữ tỷ giá hối đoái bằng nguồn dự trữ ngoại hối của
quốc gia trước các cuộc tấn công của giới đầu cơ. Mô hình này xảy ra ở một số
nước có nền tảng kinh tế vĩ mô quá yếu kém. Ngân sách thâm hụt trầm trọng,
6


cung tiền tăng quá mức khiến lạm phát gia tăng trong khi tỷ giá lại bị giữ cố
định. Những điều này khiến cho cán cân vãng lai bị thâm hụt trầm trọng.
Hình 1.2. Mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ nhất
Thâm hụt ngân sách
Phát hành tiền
Sức ép lên tỷ giá cố định
Can thiệp dự trữ ngoại tệ
Dự trữ suy giảm
(Nguồn: PGS.TS Trần Ngọc Thơ, TS. Nguyễn Ngọc Định (2011), Tài chính
Quốc Tế, trang 290)
Trước nguy cơ đồng nội tệ bị giảm giá, Chính phủ buộc phải liên tục can
thiệp bằng cách bán ngoại tệ ra thị trường để duy trì tỷ giá cố định. Khi lượng

dự trữ ngoại hối giảm xuống một mức thấp nhất định nào đó, các cuộc tấn công
mang tính đầu cơ bắt đầu xảy ra, cùng với các điều kiện nền tảng kinh tế vĩ mô
quá yếu kém, đến một thời điểm nào đó, Chính phủ buộc phải chấm dứt chế độ
tỷ giá cố định và chuyển sang thả nổi tỷ giá làm cho đồng nội tệ bị mất giá liên
tục và khủng hoảng tiền tệ xảy ra. Mô hình này thể hiện rõ trong các cuộc
khủng hoảng ở một số nước châu Mĩ La Tinh vào cuối những năm 1970, đầu
1980 và trong những năm 1990.
1.2.2. Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ 2 (kỳ vọng xoay vòng)
Năm 1994, Obstfeld đã nghiên cứu về và đề xuất một phiên bản khác về
cuộc khủng hoảng tiền tệ - gọi là mô hình khủng hoảng thế hệ thứ hai.
Theo mô hình này, chính phủ phải đánh đổi giữa các mục tiêu vĩ mô trong
khi nhà đầu cơ sẽ phản ứng dựa vào kỳ vọng về khả năng phá giá tiền tệ của
Chính phủ, kết quả là nổ ra một cuộc khủng hoảng tiền tệ có tính tự phái
7


sinh (self fulfilling). Cụ thể, mô hình này có thể xảy ra ở những nước có mức
độ yếu kém về tài chính và vĩ mô vừa phải, cam kết duy trì chế độ tỷ giá cố
định của Chính phủ bị suy yếu do các biện pháp bảo vệ tỷ giá quá tốn kém (ví
dụ do thắt chặt tiền tệ, lãi suất bị đẩy lên cao, gây tác động xấu tới tăng trưởng
kinh tế và thất nghiệp). Các nhà đầu cơ có thể bán tháo đồng nội tệ để mua
ngoại tệ, buộc Chính phủ phải từ bỏ chế độ tỷ giá cố định trước những cuộc
tấn công quy mô của giới đầu cơ tiền tệ, hậu quả là khủng hoảng bùng phát.
Hình 1.3. Mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ hai
Kỳ vọng thị trường:
Chính phủ bỏ tỷ giá cố
định và thực hiện
chính sách khác (vd:
giảm thất nghiệp)


Chính phủ: thấy lãi
suất tăng ảnh hưởng

Nhà đầu cơ: tấn

xấu đến tăng trưởng
và thất nghiệp nên
thả nổi tỷ giá

công đồng nội tệ

Tấn công xảy ra tạo
kỳ vọng đồng nội tệ
có thể bị phá giá và
làm tăng lãi suất
(Nguồn: PGS.TS Trần Ngọc Thơ, TS. Nguyễn Ngọc Định (2011), Tài
chính Quốc Tế, trang 292)
Biến thể khác của mô hình khủng hoảng thế hệ thứ hai xuất phát từ tình
trạng thông tin không hoàn hảo và mất đối xứng. Trong điều kiện một hoặc
một số ngân hàng có vấn đề, dẫn đến hành vi “bầy đàn”, gây hoảng loạn tài
8


chính và rốt cuộc dẫn đến khủng hoảng tài chính – tiền tệ. Mô hình này có thể
thấy trong cuộc khủng hoảng Hệ thống tiền tệ châu Âu (European Monetary
System) năm 1992-1993. Thực tế cho thấy nhiều nước tham gia ERM rơi vào
khủng hoảng tiền tệ khi dự trữ ngoại tệ của họ vẫn khá dồi dào. Điều đó cho
thấy dự trữ ngoại tệ không phải là vấn đề chính của khủng hoảng mà thay vào
đó chính là sự lựa chọn chính sách.
1.2.3. Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ 3

Hình 1.4. Mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ ba
Hệ thống tài chính nội
địa:

Dòng vốn nước

Chính sách

- Tập trung vào ngân
hàng
- Giám sát yếu kém

ngoài vào

kinh tế vĩ mô

Nợ mệnh giá ngoại tệ

Duy trì tỷ giá

và kỳ hạn ngắn tăng

cố định

- Tâm lý ỷ lại

Phân bổ vốn sai lệch

Tình hình kinh tế vĩ mô


-Đầu tư quá mức

- Tỷ giá thực cao
- Thâm hụt TM tăng

- Bong bóng giá tài sản
- Tham nhũng

Khủng hoảng nổ ra

Tình hình tài chính
- Tỷ lệ nợ khó đòi tăng

- Tấn công đầu cơ

- Mất cân đối kỳ hạn tài sản nợ và tài sản có

- Vốn chảy ra

- Mất niềm tin

- Phá sản ngân hàng

(Nguồn: PGS.TS Trần Ngọc Thơ, TS. Nguyễn Ngọc Định (2011), Tài chính
Quốc Tế, trang 294)
9


Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á 1997-1998 được coi là điển
hình của mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba. Các phiên bản đầu tiên về mô

hình khủng hoảng tiền tệ này được nghiên cứu bởi McKinnon và Pill và sau đó
là cả Krugman. Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ 3 tiếp sau đó được Yoshitomi
và Ohno (1999) xây dựng, đặc trưng cho các cuộc khủng hoảng tài khoản vốn
trong cán cân thanh toán quốc tế (BOP).
Đặc trưng của khủng hoảng theo mô hình thứ ba này là sự khủng hoảng
kép (twin crisis), song hành giữa một cuộc khủng hoảng tiền tệ (currency
crisis) với một cuộc khủng hoảng ngân hàng (banking crisis). Việc tự do hoá
tài khoản vốn thiếu một trình tự thích hợp đã dẫn đến hai hệ quả là tiền đề cho
cuộc khủng hoảng kép: Luồng vốn đổ vào ồ ạt vượt quá mức thâm hụt cán cân
vãng lai; và vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng quá lớn.
Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba này có để được tóm tắt lại qua sơ đồ
phía trên và thông qua phần nghiên cứu chi tiết về cuộc khủng hoảng tài chính
tiền tệ Đông Á năm 1997 bắt nguồn từ Thái Lan ở chương 2 sau đây.

10


CHƯƠNG 2:
CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ THÁI LAN NĂM 1997
2.1. Bối cảnh chung
Ngày 2/ 7/ 1997 sau khi ngân hàng trung ương Thái Lan tung ra gần 24 tỷ
USD để giữ giá đồng Baht nhưng không thành công, họ buộc phải tuyên bố thả
nổi đồng Baht mở đầu cho cuộc khủng hoảng tài chính châu á. Trong điều kiện
liên kết kinh tế giữa các nước ASEAN hiện nay khá chặt chẽ việc đồng Baht
giảm giá lập tức tác động đến đồng tiền các nước khác trong khu vực.
Cụ thể, Cuộc khủng hoảng đã lan rộng sang Malaysia, Philippines rồi
Indonesia và Singapore sau đó lan tiếp sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông
và rồi cả Nga gây nên những khủng hoảng trầm trọng trên thị trường tài chính
nước này. Đồng tiền của những đất nước này bị mất giá chóng mặt. Các nhà
đầu tư nước ngoài từ Âu Mỹ rút khỏi thị trường châu Á nói chung và ASEAN

nói riêng để chuyển sang các khu vực khác có vẻ ổn định hơn (chu chuyển vốn
vào các nước đang phát triển ở châu á giảm hơn 60 tỷ USD và chỉ còn 40 tỷ
USD trong năm 1997).
Cuộc khủng hoảng làm phá sản hàng vạn các công ty khắp châu á trong
đó có các tập đoàn lớn trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng, điện tử và công
nghiệp. Các nước bị ảnh hưởng nặng bởi cuộc khủng hoảng hầu hết đều có
mức tăng trưởng âm và có tỷ lệ thất nghiệp cao. Đến 6/ 4/ 1998 , Quỹ tiền tệ
thế giới IMF cho rằng thời điểm tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế ở
châu Á đã qua.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng lại tiếp tục với nhiều diễn biến khó lường
trước được cuốn các quốc gia trong khu vực châu Á vào những nỗ lực vượt
bậc. Hội nghị các thứ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng nhà nước nhóm
G7 và 11 nước châu Á- Thái Bình Dương tại Tokyo thảo luận về việc ổn định
đồng Yên, ngăn chặn cuộc khủng hoảng tiền tệ lần thứ 2 tại khu vực và tìm
cách khôi phục nền kinh tế Nhật Bản đang thoái chưa từng có trong 23 năm.
11


2.2. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng
Cuộc khủng hoảng tài chính ở Thái Lan năm 1997 là cú sốc lớn không chỉ
đối với nền kinh tế Thái Lan mà còn đối với nền kinh tế khu vực châu Á và cả
châu lục lân cận. Đằng sau cuộc khủng hoảng ấy có 3 nguyên nhân chính.
Dưới đây, nhóm lần lượt làm rõ các nguyên nhân nói trên:
2.2.1. Nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém
Thái Lan đã vi phạm quy tắc bộ ba bất khả thi. Theo lý thuyết, chính phủ
chỉ có thể thực hiện đồng thời hai trong ba chính sách này mà thôi. Bên cạnh
đó, thuật ngữ này còn dùng để chỉ tình thế kinh tế dễ đổ vỡ khi mà một quốc
gia cố tình thi hành ba chính sách trên cùng lúc.Vậy mà, Thái Lan đã cố gắng
thực hiện cùng lúc 3 chính sách trên. Họ vừa cố định giá trị đồng tiền của mình
vào dollar Mỹ, vừa cho phép tự do lưu chuyển vốn (tự do hóa tài khoản vốn)

trong khi thi hành chính sách tiền tệ cố định đồng Baht vào Đô la Mỹ.
Kinh tế tăng trưởng nhanh trong thập niên 1980 và nửa đầu thập niên
1990 đã tạo ra sức ép tăng giá nội tệ. Để bảo vệ tỷ giá cố định, các ngân hàng
trung ương Đông Nam Á đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Kết quả là
cung tiền tăng gây ra sức ép lạm phát. Chính sách vô hiệu hóa (sterilization
policy) đã được áp dụng để chống lạm phát vô hình chung đẩy mạnh các dòng
vốn chảy vào nền kinh tế.
2.2.2. Dòng vốn nước ngoài chảy vào:
Chính sách tiền tệ nới lỏng và việc tự do hóa tài chính ở Mỹ, châu Âu và
Nhật Bản cuối thập niên 1980 đã khiến cho tính thanh khoản toàn cầu trở nền
cao quá mức. Các nhà đầu tư tìm cách thay đổi danh mục tài sản của mình
bằng cách chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. Trong khi đó, các nước châu Á
trong đó có Thái Lan lại thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vốn. Lãi suất
tại đây cao hơn ở các nước phát triển. Chính vì thế, các dòng vốn quốc tế đã ồ
ạt chảy vào Thái Lan
Bên cạnh đó. chính những xúc tiến đầu tư của chính phủ và những bảo hộ
ngầm của họ cho các thể chế tài chính cũng góp phần lớn làm các công ty ở châu
12


Á bất chấp mạo hiểm để đi vay ngân hàng. Mà vào thời điểm đó, hầu hết các
ngân hàng cũng như “con thiêu thân” lao đi vay nước ngoài. Trong khi, phần
lớn là họ vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro. Điều này kèm theo
hiện tượng thông tin phi đối xứng dẫn tới lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức.
2.2.3. Thể chế đầu cơ vĩ mô tấn công và các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn
hàng loạt
Những cuộc tấn công đầu cơ và việc rút vốn đồng loạt khỏi các nước châu
Á được các nhà kinh tế học nhận định là nguyên nhân trực tiếp của khủng
hoảng tài chính Đông Á năm 1997.
Hai nguyên nhân sâu xa nêu trên như nền tảng kinh tế yếu kém và dòng

vốn nước ngoài ồ ạt kéo vào cuối cùng cũng đã bộc lộ. Thị trường bất động sản
của Thái Lan đã vỡ. Một số thể chế tài chính bị phá sản. Các nhà đầu tư không
còn tin rằng chính phủ đủ khả năng giữ nổi tỷ giá hối đoái cố định. Chính vào
thời điểm ấy, khi phát hiện thấy những điểm yếu chết người trong nền kinh tế
của các nước châu Á, một số thể chế đầu cơ vĩ mô đã tiến hành tấn công tiền tệ
châu Á. Trước động thái này, các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn khỏi
Thái Lan
Tác động bên ngoài là thế, nhưng cũng không thể kết rằng đó là nguyên
nhân chính. Bởi trước tình hình ấy, khả năng phản ứng cũng như năng lục xử lý
khủng hoảng của Thái Lan là yếu kém. Nhiều nhà kinh tế cho rằng khi mới bị
tấn công tiền tệ, đáng lẽ các nước châu Á phải lập tức thả nổi đồng tiền của
mình chứ không nên cố sức bảo vệ tỷ giá để đến nối cạn kiệt cả dự trữ ngoại
hối nhà nước mà lại càng làm cho tấn công đầu cơ thêm kéo dài.
2.3. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Thái Lan 1997
2.3.1. Tác đông tiêu cực
-

Tác động trong nước

Khi xuất hiện nguy cơ khủng hoảng, những người biết rõ thông tin về các
nguy cơ này lo lắng, lo sợ các ngân hàng và tổ chức tài chính phá sản. Điều đó sẽ
13


thúc đẩy họ rút tiền ra khỏi các tổ chức này (lo rằng tỷ giá hối đoái tăng, đồng
tiền Baht mất giá sẽ khiến họ đổ xô đi mua USD, làm cầu USD tăng)
Thực tế ở Thái Lan, từ đầu năm 1997 đến tháng 3 năm 1997, người dân
và các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn của mình ở dạng tiền mặt ra khỏi các ngân
hàng và công ty tài chính, buộc chính phủ phải đóng cửa thị trường chứng
khoán một ngày và yêu cầu mọi tổ chức tài chính phải tăng thêm dự trữ tiền

mặt, và công bố 10 Công ty tài chính đang ở trạng thái không bình thường
(Unico Housing Co.,ltd, Thai-Fụi. Royal International…)
Như vậy, cuộc khủng hoảng ở Thái Lan bùng phát và lan rộng do hoạt
động trước hết của vòng xoáy khủng hoảng. Khi người dân và nhà đầu tư rút
vốn ra khỏi các ngân hàng, làm phá sản hàng loạt ngân hàng và các công ty tài
chính, khi họ đổi đồng Baht lấy ngoại tệ USD, làm tỷ giá hối đoái tăng vọt. Chỉ
trong năm 1997, hơn 22 tỷ USD cho vay ngắn hạn đã được thu hồi và rút ra
khỏi Thái Lan. Sự phá sản của các ngân hàng, các công ty tài chính và sự tăng
vọt của tỷ giá hối đoái sẽ làm cho các doanh nghiệp vốn đã kém hiệu quả bị
thua lỗ, phá sản. Trong năm tháng đầu năm 1998, gần 4000 doanh nghiệp ở
Thái Lan bị phá sản. Lúc này sự phá sản của các doanh nghiệp, tuy tác động
châm hơn, song sẽ lại thúc đẩy quá trình phá sản của các ngân hàng, công ty tài
chính. Trong tổng số 108 ngân hàng, công ty tài chính của Thái Lan, từ tháng 4
năm 1997 đến tháng 3 năm 1998, 64 ngân hàng, công ty tài chính có vấn đề
(chiếm 59%), trong đó 56 ngân hàng bị đình chỉ hoạt động, 4 bị quốc hữu hóa
hoặc chính phủ giám sát và 4 bị bán cho các công ty nước ngoài.
Ngày 14 tháng 5 và ngày 15 tháng 5 năm 1997, đồng Baht Thái bị tấn
công đầu cơ quy mô lớn. Ngày 30 tháng 6, thủ tướng Thái Lan Chavalit
Yongchaiyudh tuyên bố sẽ không phá giá Baht, song rốt cục lại thả nổi Baht
vào ngày 2 tháng 7. Baht ngay lập tức mất giá gần 50%. Vào tháng 1 năm
1998, nó đã xuống đến mức 56 baht mới đổi được 1 dollar Mỹ. Chỉ số thị
trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn
372 vào cuối năm 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ
14


141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD. Finance One, công ty tài chính lớn nhất
của Thái Lan bị phá sản. Ngày 11 tháng 8, IMF tuyên bố sẽ cung cấp một gói
cứu trợ trị giá 16 tỷ dollar Mỹ cho Thái Lan. Ngày 20 tháng 8, IMF thông qua
một gói cứu trợ nữa trị giá 3,9 tỷ dollars

Bảng 2.1. Tỷ giá hối đoái bình quân của đồng Baht năm 1998 và 1997

Nước
Thái Lan

Đồng tiền
Baht/USD

1996
25.61

1997
47.25

Philipines

Peso/USD

26.29

39.50

Malaysia

Ringgit/USD

2.52

3.88


Indonesia

Rupiah/USD

2.308

5.00

Hàn Quốc

Won/USD

844.20

695.8

Nguồn: Tin kinh tế Việt Nam ngày 6/8/97, Đài BBC 6/10/97
Cuộc khủng hoảng đã gây thiệt hại chung cho toàn thế giới khoảng 500tỷ
USD, trong đó Châu Á chiếm 300 tỷ USD và khiến cho 150 tỷ USD đầu tư tài
chính rút khỏi Đông Nam Á vì mất niềm tin. Hơn thế, điều này khiến các nhà
đầu tư nước ngoài thận trọng hơn khi dầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là ở Châu
Á. Ngoài ra, khủng hoảng tài chính 1997 còn gây ra sự phá sản và thua lỗ với
tốc độ và quy mô bất thường của các hệ thống ngân hàng, tài chính quốc gia
Bảng 2.2. Tình hình thua lỗ và phá sản của hệ thống ngân hàng, tài chính trong
cuộc khủng hoảng

Nước

Thái Lan
Malaysia

Indonesia
Hàn Quốc

Năm tài
chính
14/01/1996
đến
31/3/1997,
tổng số
ngân hàng
108
60
228
56

Năm tài chính từ 01/04/1997 đến 31/3/1998
Số ngân
Số ngân
Số ngân
Số
hàng bị
Tổng số
hàng bị
hàng bị
ngân
bán cho
ngân hàng
đình chỉ
quốc hữu
hàng

công ty
“Có vấn
hoạt
hóa/ Chính bị sáp
nước
đề”
động
phủ giảm sát nhập
ngoài
56
4
64 (59%)
41
41 (69%)
16
56
11
83 (36%)
16
18 (32%)

Nguồn: GS. Nguyễn Thiện Nhân – Khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997 ở
Châu Á –Nguyên nhân và bài học. Tạp chí nghiên cứu phát triển 1/2003
15


Thêm nữa, sự phá giá đồng nội tệ đã làm tăng các chi phí dịch vụ nợ và
chất thêm gánh nặng nợ nần lên vai các công ty – con nợ, làm tăng tình trạng
mất khả năng thanh toán, phá sản của chúng mà nhất là đối với các Công ty
phục vụ thị trường trong nước mà nhu cầu đang giảm sút nhanh chóng. Thái

Lan là một trong những nước có tỷ lệ xuất khẩu nguyên liệu cao (lên tới 42%
tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu), việc phá giá đồng bản tệ sẽ làm gia tăng chi
phí xuất khẩu, đẩy giá thành lên cao, giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị
trường.Và một điều không thể tránh khỏi nữa là tình hình bong bóng bất động
sản vỡ tung, các ngân hàng rơi vào tình trạng gánh chịu một đống nợ khó đòi
hoặc gìn giữ bất đắc dĩ một lượng tài sản thế chấp ngày càng mất giá và khó
bán. Vì lo sợ về tình trạng mất khả năng thanh toán của các con nợ, các chủ nợ
và chủ đầu tư nước ngoài càng thít chặt hầu bao, dự trữ ngoại hối quốc gia
ngày càng giảm và lúc này IMF trở thành các phao đỡ chủ yếu nhất để nền
kinh tế các nước khủng hoảng khỏi bị chìm…
Bảng 2.3. Tỷ lê người người nghèo ở Thái Lan năm 1998

Tỷ lệ người nghèo so với tổng số dân

Thái Lan

Số người nghèo trước khủng hoảng

15,1

Số người nghèo mới trong thời kỳ khủng hoảng

2,3

Số người nghèo mới do thất nghiệp

9,3

Tổng số người nghèo mới


11,6

Nguồn: Phạm Ngọc Tân (1999) “Khủng hoàng tài chính tiền tệ Đông Nam Á và
những vấn đề xã hội nảy sinh”. Tuyển tập các công trình khoa học, khoa lịch sử,
trường đại học sư phạm Vinh
Cuộc khủng hoảng đã làm cho Thái Lan có thêm 2,3% dân số rơi vào tình
trạng nghèo đói. Theo số liệu của ngân hàng phát triển châu Á thì có tới 40%
hộ gia đình nông dân ở Thái Lan không còn một chút tiền tiết kiệm nào. Trong
số 6 triệu người trên 60 tuổi ở Thái Lan, có tới gần 20% sống không có con cái
chăm sóc, 4% phải tự vật lộn với cuộc sống cô đơn. Nhiều người già
16


còn phải chăm sóc những đứa trẻ mồ côi vì bố mẹ chúng bị nhiễm HIV/AIDS.
Năm 1998, Thái Lan có khoảng 2 triệu người sống trong các khu nhà ổ chuột,
58,5% trong số đó sống ở Băng Cốc. Cuộc khủng hoảng kinh tế khiến 34% cư
dân trong các khu ổ chuột bị sa thải, 21,2% bị cắt giảm lượng và 22,5% phải
chấp nhận những đồng lương chết đói. Thậm chí có những người còn phải bán
khu nhà ổ chuột của mình để mua lương thực, thực phẩm và buộc phải sống
trong cảnh “màn trời chiếu đất”.
-. Tác động đến khu vực và Việt Nam
Điều đáng quan tâm nhất là quyết định thả nổi đồng Baht của Thái Lan
không chỉ gây ra tác động tiêu cực đến Thái Lan mà nó còn gây ra một cuộc
khủng hoảng lan rộng sang một số nước khu vực Đông Nam Á khác: không chỉ
Baht mà cả đồng Peso của Philippines, đồng Ringit của Malaysia, Đô la
Singapore và đồng Rupiah của Indonesia cũng chịu sức ép giảm giá so với
đồng USD. Trong hoàn cảnh đó, các quỹ đầu tư và các nhà đầu cơ đã tận dụng
cơ hội này hưởng chênh lệch giá, họ không chỉ tấn công vào đồng Baht mà còn
cả vào đồng Peso và Rupiah và sau khi hai đồng tiền này lần lượt bị phá giá thì
giới đầu cơ đã quay sang tấn công vào đồng đô la Singapore và đồng Ringit.

Cuộc khủng hoảng tài chính này đã làm cho các nhà đầu tư từ Mỹ và các nước
châu Âu là những người thường có cái nhìn toàn cục rút vốn của họ để chuyển
sang các cùng ngoài châu Á còn các nhà đầu tư châu Á chuyển vốn của mình
sang các thị trường ngoài Đông Nam Á, là nơi ít chịu ảnh hưởng của khủng
hoảng hơn như Hồng Kong, Ấn Độ.
Các nước Đông Nam Á lâm vào khủng hoảng tiền tệ có tốc độ tăng
trưởng kinh tế chậm hơn trong năm 1997 và 1998. Nguyên nhân là bởi, trước
đây các nước Đông Nam Á đã thi hành chính sách tiền tệ nới lỏng, khối lượng
tiền tệ tăng rất nhanh do chính phủ chi rất nhiều tiền cho các công trình đầu tư
công cộng, chẳng hạn ở Malaysia, lượng cung tiền tệ năm 1996 vẫn tăng vượt
chỉ tiêu 20% do ngân hàng Trung ương đề ra. Điều đó dẫn tới bội chi ngân sách
và để bù đắp khoản bội chi thì các nước này đã phải tiến hành vay nợ nước
ngoài. Tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP của Indonesia, Philippines và
17


Thái Lan trong năm 1996 còn lớn hơn cả của Mehico khi xảy ra khủng hoảng
1994. Tới khi khủng hoảng xảy ra, các nước này phải thực hiện triệt để chính
sách tiền tệ thắt chặt, giảm chi tiêu cho đầu tư công. Đồng thời, để giảm bớt tốc
độ phá giá, các nước này đã nâng lãi suất cho vay lên cao trên 30% /tháng, gây
nên hạn chế đầu tư tư nhân. Do đó đã làm tốc độ tăng trưởng GDP giảm xuống
(xem bảng)
Bảng 2.4. Tốc độ tăng trưởng GDP một số nước khu vực Đông Nam Á
năm 1997-1998

Đơn vị: %
1997

1998


Thái Lan
-2,8
-7,6
Indonesia
4,7
-13,1
Philippines
5,2
-0,6
Singapore
8,3
-2,2
Việt Nam
8,2
5,8
Nguồn: The World Bank/ World Development Indicators
Theo số liệu ước tính năm 1996, giá trị hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu
sang các nước Đông Nam Á chiếm khoảng 20% tổng giá trị xuất khẩu của VN.
Quan hệ ngoại thương giữa nước ta với các nước Đông Nam Á chủ yếu được
thanh toán bằng USD hoặc vàng, nhưng khi các đồng tiền Đông Nam Á bị phá
giá mạnh (trong bàng) sẽ tác động xấu đến các doanh nghiệp có quan hệ buôn
bán với các nước Đông Nam Á
Bảng 2.5. Tình hình phá giá của các đồng tiền Đông Nam Á năm 1997

Đồng

Tỷ giá so với USD
Mức độ phá giá
Ngày 1/7
Ngày 6/10

Baht/USD
25,65
36,37
42%
Rupi/USD
24,75
38,65
56%
Peso/USD
26,37
34,92
32%
MR/USD
2,5
3,38
35%
SGD/USD
1,43
1,548
8,3%
Nguồn: Tin kinh tế Việt Nam ngày 6/8/1997, Đài BBC ngày 6/10/1997
18


Ngoại trừ đồng SGD, 4 đồng tiền khác của khu vực Đông Nam Á bị phá
giá từ 32% đến 56% trong khi đó đồng VNĐ của Việt Nam chỉ bị mất giá chút
ít so với USD ( ngày 17/10/1997 ta bắt đầu phá giá 4,5% giá trị đồng Việt
Nam) sẽ làm chi hàng nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á vào Việt Nam bán
với mức giá rẻ gần như tương ứng với mức phá giá tương ứng của đồng tiền
của các nước. Do đó, hàng nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á đã lấn át hàng

nội ngay tại thị trường Việt Nam. Điều này đã thúc đẩy các nhà xuất khẩu của
các nước Đông Nam Á tăng lượng hàng bán sang Việt Nam và đồng thời
khuyến khích Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Đông Nam Á do giá rẻ hơn
trong cả 2 con đường: chính ngạch và tiểu ngạch. Mặt khác, do các đồng tiền
của Đông Nam Á bị phá giá ở mức cao, điều đó tạo ra sức ép đối với hàng hóa
xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước Đông Nam Á phải giảm giá.
Kết quả là giá xuất khẩu hạ thì các doanh nghiệp nhỏ phá sản vì doanh thu
không đủ trang trải cho các chi phí sản xuất; còn các doanh nghiệp lớn thì bị ép
giá, lượng xuất khẩu sẽ giảm đi, đồng thời doanh thu cũng thiệt hại do giá xuất
khẩu giảm.
2.3.2. Tác động tích cực
Việc chuyển sang chính sách tỷ giá linh hoạt đã giúp các chính phủ giảm
thiểu được lượng ngoại tệ can thiệp để giữ giá bản tệ như thời gian trước đó,
giúp tăng dự trữ quốc gia và về lâu dài, với đồng bản tệ rẻ sẽ khuyến khích và
tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu, từ đó cải thiện những cân đối tài chính của
đất nước.Cuộc khủng hoảng sẽ như một cú hích mạnh để xốc lại cơ cấu kinh tế
cho cân bằng, hợp lý và hiệu quả hơn, tạo ra sức ép buộc các chủ đầu tư – kinh
doanh phải thay đổi thích ứng với tình hình mới, thúc đẩy việc xuất hiện những
sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh xuất khẩu cao hơn. Cuộc khủng hoảng
cũng giúp định hướng và cải thiện cơ cấu đầu tư, lành mạnh hóa hơn nền tài
chính quốc gia. Sau cuộc khủng hoảng này, Thái Lan cũng như các quốc gia
khác càng nhận thức rõ hơn sự cần thiết phải có một hệ thống tài chính - ngân
hàng vững mạnh, minh bạch. Điều này thôi thúc Quỹ Tiền tệ
19


Quốc tế và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế đổi mới các quy chế về ngân hàng
và các tổ chức tín dụng nói chung.
Cuộc khủng hoảng cũng đã ít nhiều góp phần và là dịp để chính phủ và
nhân dân mỗi nước trong khu vực cũng như các tổ chức tài chính-tiền tệ quốc

tế bổ khuyết những thiếu sót cả về chính sách, thể chế lẫn về những yếu tố
thuộc con người… từ đó tạo ra những tích cực mới cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế với tư cách là một chỉnh
thể hữu cơ.
2.4. Các biện pháp của Thái Lan để giải quyết khủng hoảng
2.4.1. Các biện pháp kinh tế:
Từ ngày 2 tháng 7 năm 1997, chính phủ Thái đã dồn mọi nỗ lực để cứu
vãn đồng Baht. Nhà nước đã trấn an bằng cách đảm bảo sẽ đứng ra thay thế các
ngân hàng không có khả năng trả nợ, đồng thời đổ dự trữ ngoại tệ ra mua đồng
Baht. Chỉ tính riêng trong tháng 5 - 1997, Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã
phải chi gần 5 tỷ USD để mua đồng Baht, làm cho dự trữ ngoại tệ của quốc gia
giảm xuống còn 33 tỷ USD. Cuối tháng 6 - 1997, Chính phủ đã ra lệnh đóng
cửa 16 ngân hàng và công ty tài chính đang bên lề phá sản. Một loạt các biện
pháp nhằm chấn hưng tài chính như cho phép tăng mức cổ phần nước ngoài
nắm giữ trong các ngân hàng Thái Lan, khuyến khích các ngân hàng đang khó
khăn sát nhập vào nhau và thiết lập luật lệ khắt khe hơn trong kiểm soát tài
chính nhằm cố gắng cứu vãn nguy cơ phá giá của đồng Baht. Giới ngân hàng
hưởng ứng bằng cách lập ra một quỹ tương trợ 700 triệu USD để giữ giá cổ
phần các công ty trọng yếu của nền kinh tế.
Trước tình trạng nợ nước ngoài ngày một gia tăng vì các công ty Thái Lan
có xu hướng vay mới để trả nợ cũ, vay chỗ này để lấp vào chỗ khác, sau mấy
tháng cầm cự, cuối cùng Chính phủ Thái Lan phải chịu thua giới đầu tư để thả
nổi đồng Baht
Ngay sau khi tuyên bố thả nổi đồng Baht, Bộ trưởng Tài chính Thái Lan
tìm cách trấn an dư luận, nhất là giới đầu tư bằng cách hứa không để cho đồng
20


Baht tụt dốc quá mức 28Bạt/USD, Thái Lan sẵn sàng tung dự trữ ngoại tệ ra để
giữ giá đồng Baht khi cần thiết. Tuy nhiên những cam kết của ông Thanong
Bidiađay, tân Bộ trưởng Tài chính Thái Lan là rất khó có thể thực hiện được.

Vì thế nguồn vốn trong nước tiếp tục được rút ra nước ngoài, giới đầu tư tìm
mọi cách tháo chạy khỏi thị trường tài chính Thái Lan, đồng Baht liên tục bị
mất giá. Trong bối cảnh hết sức khó khăn ấy, Chính phủ Thái Lan đã thông qua
kế hoạch kinh tế tổng thể bao gồm 9 điểm. Đây không phải là kế hoạch do
người Thái đưa ra dựa trên thực trạng kinh tế của đất nước mà thực chất là một
bản cam kết với IMF nhằm đạt được những thoả thuận về tài trợ. Nội dung của
kế hoạch này bao gồm 9 điểm như sau:
Đóng cửa 42 công ty tài chính và cho các công ty này thời hạn 60 ngày
để đưa ra kế hoạch cải tổ.
Bảo lãnh cho các khoản tiền gửi và các khoản thanh toán nợ của các
công ty tài chính này.
Lập một chương trình bảo hiểm tiền gửi ngân hàng.
Duy trì dự trữ ngoại tệ ở mức khoảng 25 tỷ USD, tương đương 3,5 tháng
tiền nhập khẩu.
Tăng thuế VAT từ 7% năm lên 10% năm.
Cắt giảm ngân sách năm 1998 xuống còn 50 – 70 tỷ Bạt (1,6 – 2,4 tỷ USD).
Giảm thâm hụt tài khoản vãng lai từ mức 8% GDP/năm xuống còn 5%

GDP/năm vào cuối năm 1997 và 3% GDP/năm vào năm 1998.
Đối với lĩnh vực tài chính – ngân hàng: sau khi tuyên bố đóng cửa 56
ngân hàng và công ty tài chính vào cuối năm 1997, Chính phủ Thái Lan đã tiến
hành những bước đi đầu tiên trong việc cải tổ hoàn toàn hệ thống tài chính của
đất nước. Thành lập cơ quan sắp xếp lại tài chính do ông Thaostchai
Yêngkium, thư ký Hiệp hội các nhà băng Thái Lan đứng đầu nhằm thổi một
luồng sinh khí mới vào nền tài chính đang ốm yếu của đất nước. Một số ngân
hàng được bán cho nước ngoài, một số được quốc hữu hoá
hoặc tăng cường sự kiểm soát của nhà nước.
21



Đối với lĩnh vực thương mại và đầu tư: Trước mắt lợi dụng sự phá giá của
đồng Baht, Thái Lan chủ trương tái tăng trưởng xuất khẩu, biến tình thế khó
khăn thành lợi thế để khắc phục tình hình. Chính phủ Thái Lan còn cho phép
ngân hàng xuất – nhập khẩu vay gần 1 tỷ USD với lãi suất ưu đãi 9%/năm để
trợ giúp cho các nhà xuất khẩu cải tiến công nghệ sản xuất. Bộ Tài chính cũng
sửa đổi cơ cấu thuế, trong đó có giảm thuế xuất khẩu xuống còn 5% cho một số
mặt hàng xuất khẩu chủ đạo. Để phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu, Chính phủ
Thái Lan đã tập trung đầu tư cho một số sản phẩm xuất khẩu truyền thống của
mình như: dệt may, công nghiệp thực phẩm, nông sản, điện tử ... những biện
pháp này hứa hẹn sẽ đem về cho Thái Lan một lượng ngoại tệ lớn nhằm giải
quyết cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ của đất nước.
2.4.2. Các biện pháp chính trị - xã hội.
Mặc dù được xây dựng theo mô hình chính trị phương Tây nhưng trong
cơ cấu hệ thống chính trị ở Thái Lan vẫn còn tồn tại những yếu tố phi dân chủ.
Lực lượng quân sự nhiều lần tuyên bố sẽ không can thiệp sâu vào tình hình
kinh tế đất nước nhưng trên thực tế lực lượng này vẫn chiếm đa số trong
Thượng nghị viện Thái Lan. Điều đặc biệt là Thượng viện Thái Lan không
thông qua bầu cử, do đó thực chất giới quân sự vẫn có vai trò rất lớn trong nền
chính trị đất nước.
Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan ít nhiều xuất phát từ
nguyên nhân chính trị, đến khi cuộc khủng hoảng bùng nổ thì tình hình chính
trị càng trở nên phức tạp. Thực tế cho thấy, ở Thái Lan các Chính phủ được
thành lập phần lớn đều là liên minh cầm quyền của nhiều đảng, do đó những
người lãnh đạo rất khó tìm được tiếng nói chung trong việc điều hành kinh tế
đất nước. Trước tình hình đó, yêu cầu về các biện pháp cải cách chính trị để
góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ nói riêng và mở
đường cho việc tự do hoá nền kinh tế nói chung trở thành một trong những yêu
cầu cấp thiết đối với Thái Lan.

22



Khi làn sóng biểu tình phản đối Chính phủ điều hành kinh tế kém và đòi
ông Chalaxít phải từ chức, Chính phủ Thái Lan đã đưa ra các biện pháp mang
tính ôn hoà và dân chủ. Điều này khác hẳn với Indonesia, Chính phủ của ông
Xuháctô đã ra lệnh cho cảnh sát bắn vào đoàn người biểu tình chống đối. Ngay
sau khi cuộc khủng hoảng bùng nổ, các phe phái đối lập đã lợi dụng cơ hội này
để công kích Chính phủ, tình hình chính trị Thái Lan luôn trong tình trạng căng
thẳng. Tuy nhiên, những quan điểm về thiết lập tình trạng khẩn cấp đã bị giới
lãnh đạo Thái Lan bác bỏ.Vì thế nên cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan đã
không xảy ra bạo lực đổ máu. Chính phủ Thái Lan cũng đã đưa ra chương trình
chống tham nhũng và đầu cơ nhằm loại bỏ những phần tử lợi dụng cuộc khủng
hoảng để thu lợi bất chính ra khỏi bộ máy chính quyền, gây dựng lòng tin đối
với người dân. Cuối năm 1999, Quốc hội Thái Lan đã bỏ phiếu bất tín nhiệm 3
bộ trưởng trong Chính phủ.
Tháng 5 - 1998, sau rất nhiều nỗ lực, cuối cùng Hạ viện Thái Lan đã
thông qua bản Hiến pháp mới được đề ra từ tháng 10 - 1997. Đây được coi là
nền tảng cho những cải cách về kinh tế chính trị của Thái Lan nhằm đưa đất
nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng.

23


CHƯƠNG 3:
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Cuộc khủng hoảng tài chính xuất phát từ Thái Lan sau đó lan rộng ra một
số nước châu Á khác đã để lại một số bài học cho các quốc gia, trong đó có
Việt Nam.
Bài học thứ nhất: Giảm số nợ nước ngoài bằng ngoại tệ
Cách đây 20 năm, nợ nước ngoài của Thái Lan chủ yếu bằng đồng USD

nên khi Baht mất giá, gánh nặng nợ nần đã phình lên nhanh chóng. Hiện nay,
Thái Lan đã hạn chế tối đa việc vay nợ bằng ngoại tệ và các doanh nghiệp tại
nước này phần lớn chỉ vay nợ bằng ngoại tệ khi có dự án đầu tư ở nước ngoài.
Trong khoảng 10 năm từ 2008-2018, nợ vay nước ngoài của Việt Nam
tăng nhanh dù có nhiều khuyến cáo về việc vay nợ nước ngoài có thể vượt trần
và đe dọa an toàn nợ công. Theo báo cáo của kiểm toán nhà nước, chuyên đề
kiểm toán nợ công, tính đến cuối năm 2016, nợ công của Việt Nam là 2,868
triệu tỷ đồng, tăng 12% (thêm 5.000 tỷ đồng) so với 2015 bằng 63,7% GDP.
Đến hết năm 2017, tổng dư nợ nước ngoài của quốc gia là 2.451 triệu tỉ đồng
bằng 49% GDP. Trong đó, nợ Chính phủ là 2,37 triệu tỷ đồng (chiếm gần
83%). Trong tổng nợ vay của Chính phủ, dư nợ nước ngoài là 947.494 tỷ đồng,
chiếm 39,8%. Theo báo cáo của Bộ Tài chính nợ nước ngoài tăng 6,5 lần sau
14 năm, đe dọa đến nợ công. Do đó, để đảm bảo an toàn nợ nước ngoài quốc
gia không vượt quá ngưỡng 50% do Quốc hội phê duyệt, Thủ tướng phê duyệt
hạn mức vay thương mại nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng
theo hình hình thức tự vay tự trả năm 2018 không vượt quá 5 tỉ USD; dư nợ
vay nước ngoài ngắn hạn cuối năm 2018 của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng
không vượt quá số dư nợ vào thời điểm hết 2017 là 5 tỉ USD.
Nhằm tránh xảy ra tình trạng nợ nước ngoài phình lên do VNĐ mất giá và
tệ hơn là một cuộc khủng hoảng tài chính thì Việt Nam cần kiểm soát nợ bằng
ngoại tệ chặt chẽ hơn, đảm bảo an toàn nợ nước ngoài quốc gia.
24


×