Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN một số biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy luyện từ và câu lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.43 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu:
3. Đối tượng nghiên cứu:
4. Phương pháp nghiên cứu:
I. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
2. Thực trạng của việc dạy môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4
3. Những giải pháp
3.1. Lập kế hoạch bài học
3.2. Chuẩn bị đồ dùng
3.3. Nghiên cứu một số kiến thức cần thiết
3.4. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
3.5.Các phương pháp giảng dạy
3.6. Phương pháp tổ chức cho học sinh làm bài tập Luyện từ và câu
3.7. Tổ chức thực hiện giờ dạy
3.8. Tổ chức các hoạt động phát triển năng lực tự học của học sinh
3.9. Giáo viên kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng đạt được ở HS
3.10. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp
3.11. Một số điều quan tâm
4. Hiệu quả
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trang 1
Trang 1
Trang 2
Trang 2
Trang 2
Trang 2
Trang 3


Trang 4
Trang 5
Trang 5
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 12
Trang 14
Trang 15
Trang 15
Trang 15
Trang 17
Trang 19

0


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiếng Việt là môn học luôn đồng hành và xuyên suốt trong quá trình dạy
học và ngay cả trong cuộc sống của mỗi người dân Việt Nam. Là người Việt ai
cũng mong muốn mình học giỏi tiếng Việt. Ở bậc Tiểu học môn Tiếng Việt có vị
trí đặc biệt quan trọng. Nó đặt nền tảng, cơ sở giúp học sinh học tập tất cả các
môn học khác. Mục tiêu của môn Tiếng Việt trong chương trình tiểu học mới là
hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói,
đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi. Mục
tiêu đó đã đặt ra cho những người thầy, người cô phải luôn suy nghĩ, tìm tòi để
có phương pháp dạy học môn Tiếng Việt sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Từ mục

tiêu chung mà chúng ta xác định mục tiêu cho từng phân môn để cung cấp yêu
cầu chuẩn kiến thức và kỹ năng đối với đối tượng học sinh.
Trong dạy học quá trình giáo dục được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, tất cả
các môn học. Các môn học ở Tiểu học có tác dụng hỗ trợ cho nhau nhằm giáo
dục toàn diện học sinh phải kể đến Luyện từ và câu, một phân môn chiếm thời
lượng khá lớn trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Nó tách thành một phân môn
độc lập, có vị trí ngang bằng với phân môn Tập đọc, Tập làm văn...song song
tồn tại với các môn học khác. Điều đó thể hiện việc cung cấp vốn từ cho học
sinh là rất cần thiết và nó có thể mang tính chất cấp bách nhằm “đầu tư” cho học
sinh có cơ sở hình thành ngôn ngữ cho hoạt động giao tiếp cũng như chiếm lĩnh
nguồn tri thức mới trong các môn học khác. Tầm quan trọng đó đã được rèn
giũa luyện tập nhuần nhuyễn trong quá trình giải quyết các dạng bài tập trong
phân môn Luyện từ và câu lớp 4.
Trong bộ môn Tiếng Việt phân môn Luyện từ và câu có nhiệm vụ cung cấp
kiến thức về từ và câu, làm giàu vốn từ cho học sinh và phát triển năng lực dùng
từ đặt câu của các em. Đây là môn học đóng vai trò quan trọng hàng đầu bởi nó
dạy cho học sinh, cung cấp cho các em vốn tri thức Tiếng Việt ban đầu nhằm
phục vụ cho việc tiếp thu các môn học khác một cách dễ dàng hơn. Vì vậy học
Luyện từ và câu sẽ giúp cho các em hình thành, phát triển vốn ngôn ngữ của
mình. Cụ thể là:
1. Mở rộng hệ thống hoá vốn từ trang bị cho học sinh một số hiểu biết về
từ và câu.
2. Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu, sử dụng dấu câu,
một số phép nối, cách thay thế và liên kết câu.
3. Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu,
có ý thức sử dụng tiếng Việt trong học tập và trong giao tiếp.
Với vai trò vị trí của phân môn Luyện từ và câu trong hệ thống các
môn học, tôi nghĩ rằng: Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt nói chung và
nâng cao hiệu quả giảng dạy Luyện từ và câu là một vấn đề liên tục. Nhận thức
rõ được tầm quan trọng của phân môn, chính vì thế mà tôi chọn đề tài “Một số

biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy Luyện từ và câu lớp 4”.
2. Mục đích nghiên cứu:
1


Với đề tài này mục đích nghiên cứu chính là tìm phương pháp tổ chức thích
hợp nhất trong quá trình dạy các dạng bài tập Luyện từ và câu. Từ đó vận dụng
linh hoạt vào hướng dẫn rèn kỹ năng làm các dạng bài tập Luyện từ và câu cho
học sinh một cách hiệu quả nhất.
Bản thân có điều kiện để nghiên cứu sâu hơn việc tổ chức dạy học Luyện từ và
câu cho học sinh lớp 4. Từ đó là cơ sở để tôi dạy tốt phân môn Luyện từ và câu.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 4A- Trường Tiểu học Quảng Thịnh
- Chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích của đề tài đặt ra, tôi mạnh dạn nghiên cứu, học hỏi
tìm tòi, áp dụng những phương pháp sau:
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận (đọc tài liệu).
2. Phương pháp phân tích tổng hợp.
3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
4. Phương pháp thực nghiệm
5. Phương pháp đàm thoại.
6. Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.

2


II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Là người Việt Nam, mỗi chúng ta ai cũng tự nhận thấy rằng ngôn ngữ

chúng ta hết sức phong phú và đa dạng. Mỗi con người ngay từ khi sinh ra đến
tuổi đi học đều hình thành cho mình vốn ngôn từ Tiếng Việt, quy tắc giao tiếp
nhất định. Bởi vậy, để tăng nhanh được vốn từ, để chính xác hóa nội dung ngữ
nghĩa của từ cũng như thúc đẩy việc hình thành kĩ xảo ngữ pháp diễn ra một
cách nhanh chóng, thuận lợi không thể không chú ý đến việc rèn luyện, trau dồi
cho các em vốn kiến thức về Tiếng Việt qua phân môn Luyện từ và câu. Kế thừa
và phát huy những ưu điểm của chương trình cũ đồng thời cũng để tạo ra phong
thái mới trong dạy và học hiện nay, chương trình SGK mới ra đời với mong
muốn sẽ giúp cho học sinh tiếp cận một cách dễ dàng hơn với môn tri thức mới.
Cùng với sự thay đổi về chương trình SGK thì việc đổi mới về phương pháp
dạy học cũng là điều tất yếu. Sự đổi mới này phải theo hương tăng cường tổ
chức hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành là một trong những mục tiêu quan
trọng của chương trình Tiểu học mới.
Theo phương pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, SGK
Tiếng Việt 4 nói chung, phân môn Luyện từ và câu nói riêng không trình bày
kiến thức như là những kết quả có sẵn mà xây hệ thống câu hỏi, bài tập hướng
dẫn học sinh tự học, tự thực hiện các hoạt động nhằm chiếm lĩnh tri thức và phát
triển kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Hơn nữa ngày 28 tháng 08 năm 2014, Bộ giáo
dục và đào tạo đã ban hành Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT về quy định đánh giá
học sinh tiểu học. Theo đó, kết quả học tập của học sinh tiểu học sẽ được thay
đổi toàn diện không dùng điểm số để đánh giá mà thay vào đó là ghi nhận xét
của giáo viên cho học sinh tiểu học, kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ
của học sinh để khích lệ các em. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của
Thông tư 30 là đổi mới cách đánh giá học sinh Tiểu học.
Hiện nay trong quá trình giảng dạy phân môn Luyện từ và câu có nhiều
điểm mới như:
- Phương pháp dạy học Luyện từ và câu hiện nay kế thừa và phát huy các
ưu điểm của cách dạy Từ ngữ - Ngữ pháp trước đây.
- Tổ chức dạy học Luyện từ và câu theo phương pháp day học hiện nay có
nhiều điểm mới. Đó là tăng cường luyện tập thực hành, tổ chức nhiều hình thức

làm bài tập khác nhau.
- Học sinh có điều kiện bộc lộ năng lực, khả năng sử dụng và giữ gìn sự
trong sáng của Tiếng Việt. Có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp.
-. Học sinh là người đóng vai trò chủ đạo, làm trung tâm, tự chiếm lĩnh tri
thức dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên.
- Mỗi học sinh đều được hoạt động, bộc lộ mình và được phát triển.
- Học sinh được hoạt động trong môi trường giao tiếp dưới sự hướng dẫn
của thầy, cô giáo.
3


- Học sinh được rèn luyện thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu
và ý thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp với chuẩn mực văn hóa.
- Trang bị cho học sinh phương pháp học tập để học sinh có thể tự học sau
này.
2. Thực trạng của việc dạy học môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4
2.1. Đối với giáo viên.
Khi nghiên cứu quá trình dạy hướng dẫn học sinh làm các dạng bài tập
“Luyện từ và câu” cho học sinh lớp 4, tôi thấy thực trạng của giáo viên như sau:
- Phân môn“Luyện từ và câu” là phần kiến thức khó trong khi hướng dẫn học
sinh nắm được yêu cầu và vận dụng vào việc làm các bài tập nên dẫn đến tâm lý
giáo viên ngại bởi việc vận dụng của giáo viên còn lúng túng gặp khó khăn.
- Giáo viên một số ít không chịu đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu để khai
thác kiến thức và tìm ra phương pháp phù hợp với học sinh, lệ thuộc vào đáp án,
gợi ý dẫn đến học sinh ngại học phân môn này.
- Cách dạy của một số giáo viên còn đơn điệu, lệ thuộc máy móc vào sách giáo
khoa, hầu như ít sáng tạo, chưa thu hút lôi cuốn học sinh.
- Nhiều giáo viên chưa quan tâm đến việc mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ cho
học sinh, giúp học sinh làm giàu vốn hiểu biết phong phú về Tiếng Việt.
- Chưa thực sự khai thác hết thế mạnh của các phương pháp dạy học tích cực và

những kĩ thuật dạy học mới vào bài dạy trong từng bài học.
2.2. Đối với học sinh.
- Hầu hết học sinh chưa hiểu hết vị trí, tầm quan trọng, tác dụng của phân môn
“Luyện từ và câu” nên chưa dành thời gian thích đáng để học môn này.
- Học sinh không có hứng thú học phân môn này.
- Nhiều học sinh chưa nắm rõ khái niệm của từ, câu...Từ đó dẫn đến việc nhận
diện phân loại, xác định hướng làm bài lệch lạc. Việc xác định còn nhầm lẫn
nhiều.
- Học sinh chưa có thói quen phân tích dữ kiện của đầu bài, thường hay bỏ sót,
làm sai hoặc không làm hết yêu cầu của đề bài.
- Thực tế cho thấy nhiều học sinh khi hỏi đến lý thuyết thì trả lời rất trôi chảy,
chính xác, nhưng khi làm bài tập thực hành thì lúng túng và làm bài không đạt
yêu cầu. Điều đó thể hiện học sinh nắm kiến thức một cách máy móc, thụ động
và tỏ ra yếu kém thiếu chắc chắn.
- Chính vì những khó khăn và hạn chế nêu trên nên chất lượng giờ Luyện từ và
câu của học sinh lớp tôi chưa đạt kết quả như mong muốn. Do vậy ngay khi dạy
tới phần từ ghép, từ láy trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 1tuần 4 tiết 1. Tôi
đã tiến hành khảo sát học sinh lớp 4A bằng bài tập sau.
Đề bài: Xác định từ ghép và từ láy trong đoạn văn sau:
“Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp.
Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi
nhau í ới.
Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn
xuống thung lũng mát rượi”.
4


Qua khảo sát chất lượng đầu năm học 2015- 2016, tôi đã thu được kết quả
như sau với tổng số học sinh của lớp là 30 em:
Bảng 1: Chất lượng khảo sát phân môn Luyện từ và câu lớp 4A

Lớp
Sĩ sô HS
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Số lượng
%
Số lượng
%
4A
30
26
86.7
4
13.3
Đây cũng chính là một thực trạng khiến tôi luôn băn khoăn, trăn trở về
việc xác định từ nói riêng và cách học phân môn Luyện từ và câu của học sinh
lớp 4 và của cả những năm học trước. Trước thực tế ấy, tôi đã luôn suy nghĩ tìm
tòi và tham khảo: Làm thế nào để nâng cao được chất lượng giờ dạy –học cho
học sinh lớp 4? Cuối cùng tôi cũng tìm được một số giải pháp để nâng cao chất
lượng giờ Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4.
3. Những giải pháp
Với đặc trưng của môn “Luyện từ và câu” cùng các mâu thuẫn giữa yêu cầu
của xã hội, nhu cầu hiểu biết của học sinh với thực trạng giảng dạy của giáo
viên, việc học của học sinh trường tôi, đồng thời để củng cố nâng cao kiến thức,
kỹ năng làm các bài tập “Luyện từ và câu” cho học sinh lớp 4 tôi mạnh dạn đưa
ra một số giải pháp sau:
3.1. Lập kế hoạch bài học
Việc lập kế hoạch bài học tức là tạo ra cho mình một cẩm nang cho việc
dạy học. Vì vậy, việc lập kế hoạch bài học của giáo viên phải logic, tích hợp đầy
đủ các nội dung dạy học ở trong đó, phải có đầy đủ mục đích, yêu cầu cũng như

quy trình một bài dạy sao cho phù hợp, có hoạt động người dạy, người học. Khi
lập kế hoạch bài học, giáo viên phải đặt ra những tình huống trong giờ dạy ngoài
dự kiến của mình để có thể kịp thời xử lý, đồng thời tạo cho giờ học sinh động,
hấp dẫn.
3.2. Chuẩn bị đồ dùng
Một điều không thể thiếu là để nâng cao chất lượng dạy học các bộ
môn cũng như phân môn Luyện từ và câu là phải sử dụng và phát huy hết khả
năng của phương tiện đồ dùng dạy học như băng đĩa, tranh, ảnh, bảng phụ…
Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu theo tinh thần
"lấy học sinh làm trung tâm" giáo viên phải hình thành ở học sinh tính tích cực
đối với học tập và khêu gợi những kích thích bên trong quá trình nhận thức và
quá trình lĩnh hội kiến thức.
Việc dạy học theo phương pháp mới hiện nay đòi hỏi giáo viên phải năng
động, sáng tạo tìm tòi học hỏi để làm tăng hiệu quả giờ dạy đồng thời nâng cao
chất lượng học tập của học sinh. Vì vậy, việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cho mỗi
bài dạy là khâu quan trọng, mỗi bài yêu cầu mỗi loại đồ dùng riêng như: Phiếu
học tập, bảng phụ, hình ảnh trực quan…Đồ dùng dạy học sẽ đóng góp phần lớn
cho hiệu quả củng như thành công của tiết dạy.
Ví dụ: Khi dạy bài "câu kể Ai là gì?" với yêu cầu dùng câu kể Ai là gì?
viết đoạn văn giới thiệu về gia đình mình hoặc tập thể lớp mình. Chắc chắn rằng,
5


giờ học này sẽ sinh động hơn khi học sinh có tấm ảnh chụp cả gia đình, các em
sẽ nhìn vào đó để giới thiệu thành viên của gia đình cho cả lớp nghe qua tấm
ảnh đó.
3.3. Nghiên cứu một số kiến thức cần thiết:
Để có một kế hoạch bài học tốt, người giáo viên tự tin, chủ động trên bục
giảng, hướng dẫn, tổ chức tốt các hoạt động làm bài tập người giáo viên cần:
Nghiên cứu nắm vững mục tiêu của môn học, mục tiêu cần đạt trong từng

tiết, trong từng bài tập. Đây là việc cơ bản phải làm nhưng trong khi dạy hàng
ngày thì nhiều giáo viên vẫn còn xem sơ sài, hoặc chỉ dạy theo trình tự các bài
tập của sách khoa mà chưa chú ý đến mục tiêu cần đạt. Qua nghiên cứu, tôi xác
định mục tiêu của phần mở rộng vốn từ lớp 4 như sau:
- Cung cấp thêm các từ ngữ mới theo chủ điểm.
- Nắm được nghĩa của từ, các yếu tố Hán Việt, một số thành ngữ, tục ngữ
thông dụng.
- Rèn luyện sử dụng từ, sử dụng thành ngữ, tục ngữ.
- Giáo dục học sinh yêu thích và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Đó là mục tiêu chung, còn khi xác định mục tiêu của từng bài dạy giáo viên
cần căn cứ vào tài liệu Chuẩn kiến thức, kĩ năng; tài liệu hướng dẫn tích hợp
giáo dục bảo vệ môi trường, thực tế lớp học để xác định đúng mục tiêu cần đạt.
* Ví dụ : Với bài Mở rộng vốn từ Nhân hậu – Đoàn kết tiết PPCT thứ 3 tuần 2.
Tôi xác định mục tiêu cụ thể như sau:
- HS biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông
dụng) về chủ điểm đang học: Thương người như thể thương thân
- Nắm được tiếng “nhân” theo hai nghĩa khác nhau: người, lòng thương người.
- Giáo dục bảo vệ môi trường: Giáo dục tính hướng thiện cho học sinh biết
sống nhân hậu và biết đoàn kết với mọi người.
Như vậy theo mục tiêu chung của các bài Mở rộng vốn từ, học sinh phải
nắm được nghĩa của các yếu tố Hán Việt
Ví dụ : GV giúp học sinh hiểu được nghĩa của từ tố trung (một lòng, một
dạ) thì sẽ hiểu được nghĩa của nhiều từ ghép khác như trung thành, trung hậu,
trung kiên, trung nghĩa). Ngoài ra để thuận lợi hơn, giáo viên cần cần sử dụng
thêm các loại từ điển như: Từ điển Hán Việt, từ điển thành ngữ, tục ngữ Hán
Việt, từ điển tiếng Việt, ……
Ở trường, tôi đã được tham gia tập huấn chuyên đề Giáo dục kĩ năng
sống trong các môn học ở tiểu học cho tất cả các lớp. Bản thân tự nhận thức việc
cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Phân môn Luyện từ và câu
trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 được thể hiện trong cuốn sách Giáo dục kĩ

năng sống trong các môn học ở tiểu học – lớp 4 chỉ có vài bài nhưng không phải
vì thế mà giáo viên chỉ giáo dục kĩ năng sống trong những bài đó mà cần thực
hiện trong bất cứ giờ học nào có thể khai thác một số kĩ năng sống có trong nội
dung hoặc trong lúc hướng dẫn tổ chức các hoạt động nhằm tăng cường thực
hành luyện tập các kĩ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên giáo viên cần phải luôn
nhớ rằng tích hợp giáo dục kĩ năng sống sẽ không làm nặng nề,
6


quá tải nội dung bài học ngược lại còn giúp học sinh nhẹ nhàng thoải mái, thiết
thực và có hiệu quả hơn.
* VD: Khi dạy bài Mở rộng vốn từ Trung thực- Tự trọng tiết PPCT 12 tuần 6,
SGK trang 62,63 tôi xác định giáo dục kĩ năng sống cho học sinh như sau:
- Kĩ năng trao đổi, thảo luận.
- Kĩ năng nhận xét, bình luận (nhận xét về nhân vật bạn Minh)
- Kĩ năng tự nhận thức bản thân về tính trung thực, tự trọng.
Mặc dù dạy học tích hợp trước đây đã có. Tuy nhiên hiện nay dạy học tích
hợp được nhấn mạnh, mở rộng phát huy nâng lên thành lí luận, đan xen trong
một tiết học. Như ví dụ trên, sau bài tập 1 giáo viên có thể cho học sinh nhận xét
về bạn Minh. Qua đó luyện tập kĩ năng nhận xét, bình luận, giáo dục thái độ học
tập những điều hay của bạn. Vì vậy, ngoài việc tích hợp 4 kĩ năng nghe, nói,
đọc, viết thì giáo viên cần chú ý điều này nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện
cho học sinh.
Một điều giáo viên cần nắm vững nữa là phải nắm được nội dung phân
môn Luyện từ và câu nói chung cũng như phần mở rộng vốn từ nói riêng. Trong
học kì I SGK Tiếng việt 4, mở rộng vốn từ chỉ có 9 tiết nằm ở các chủ điểm:
Thương người như thể thương thân( 2 tiết MRVT Nhân hậu- Đoàn
kết) Măng mọc thẳng (2 tiết MRVT Trung thực- Tự trọng)
Trên đôi cánh ước mơ (1 tiết MRVT Ước mơ) Có
chí thì nên (2 tiết MRVT Ý chí- Nghị lực) Tiếng

sáo diều (2 tiết MRVT Đồ chơi – Trò chơi)
Vì nội dung SGK được xây dựng theo quan điểm tích hợp. Các phân môn
như Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn tập hợp quanh
một chủ điểm. Nắm vững điều này sẽ giúp giáo viên dạy mở rộng vốn từ theo
chủ điểm cho học sinh tốt hơn. Ví dụ : Mở rộng vốn từ Ước mơ ở tuần 9, SGK
trang 87- 88 khi hướng dẫn học sinh làm bài tập 4: Nêu ví dụ minh họa về một
loại ước mơ nói trên (ước mơ đánh giá cao, ước mơ đánh giá không cao, ước mơ
đánh giá thấp), ở lớp tôi, đối với học sinh hoàn thành chương trình bài học có
thể dễ dàng tìm được ví dụ nhưng với học sinh chưa hoàn thành bài học thì gặp
nhiều khó khăn. Tuy nhiên khi tôi hướng dẫn các em hãy nhớ lại và tìm ví dụ
ngay trong những nhân vật mà các em đã được học ở các bài tập đọc trong chủ
điểm như: ước mơ của các bạn nhỏ trong bài Nếu chúng mình có phép lạ, ước
mơ của bạn Lái trong bài Đôi giày ba ta màu xanh,…Sau đó đặt câu hỏi gợi ý
giúp học sinh nhận ra đâu là ước mơ đánh giá cao, ước mơ đánh giá thấp…Như
vậy theo cách hướng dẫn này giúp các em sẽ tìm ra được nhiều ví dụ minh họa
trong bài tập 4.
3.4. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
Đây cũng là biện pháp góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu quả dạy
học. Sau mỗi tiết học, tôi dành chút ít thời gian để hướng dẫn cho các em xem
trước bài học sắp tới và những phần cần chuẩn bị, có như vậy khi học bài các
em mới các em đã được làm quen, xem qua những kiến thức mình sắp học đồng
thời cũng bổ sung những kiến thức đã học liên quan đến bài mới.
7


3.5. Phương pháp tổ chức dạy cho học sinh làm bài tập “Luyện từ và
câu”.
* Giáo viên cần khai thác triệt để sức mạnh của phương pháp dạy học
luyện tập theo mẫu, phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp thực hành
giao tiếp.

3.5.1. Phương pháp luyện từ theo mẫu
Là phương pháp dạy học mà giáo viên đưa ra các mẫu cụ thể về lời nói
hoặc mô hình lời nói (cũng có thể cùng học sinh xây dựng mẫu lời nói) để thông
qua đó hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của mẫu, có thể tạo mẫu, từ mẫu
đó học sinh biết cách tạo ra các đơn vị lời nói theo định hướng của mẫu.
Ví dụ: Khi dạy học về dấu câu với bài tập
Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu dưới đây?
a, Vì thương dân Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách
trồng lúa nuôi tằm dệt vải.
b,Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chị em Xô-phi đã
về ngay.
c, Tại thiếu kinh nghiệm nôn nóng và coi thường đối thủ Quắm Đen đã bị
thua.
Để giúp học sinh làm được bài tập này giáo viên hướng dẫn học sinh làm
mẫu một phần chẳng hạn khi làm mẫu câu và bài tập trên. Giáo viên đọc lên câu
đó (thể hiện rõ chỗ nghỉ hơi sau trạng ngữ và các thành phần cùng loại rồi nói:
Trong câu a,chúng ta cần dùng đúng dấu phẩy, để tách các từ ngữ chỉ nguyên
nhân (vì thương dân) với bộ phận câu còn lại và tách các loại công việc được kể
ở trong câu với nhau ( cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải….). Khi đọc ta nghỉ hơi
nhẹ sau dấu phẩy.
" Vì thương dân, /Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách
trồng lúa, /nuôi tằm, /dệt vải".
Sau khi làm mẫu và suy ra cách làm bài các bài tập tương tự còn lại giáo
viên có thể lưu ý học sinh : Nếu trong câu nhắc đến nhiều nguyên nhân thì phải
dùng dấu phẩy để tách các nguyên nhân đó với nhau.
3.5.2. Phương pháp phân tích ngôn ngữ
Yêu cầu phân tích ngôn ngữ đối với học sinh Tiểu học chỉ ở mức độ đơn
giản, với sự giúp đỡ, gợi ý, hướng dẫn tỉ mỉ của giáo viên. Bởi vậy phương pháp
này được áp dụng để dạy học dấu câu nhằm giúp học sinh làm rõ cấu trúc các
kiểu đơn vị được học trong chương trình.

Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Chép đoạn văn dưới đây vào vở sau khi đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp
và viết hoa những chữ đầu câu:
Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi có lần, chính mắt tôi đã nhìn thấy
ông tán đinh đồng chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng,
nhanh đến mức tôi không thể thấy được, mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng
của Ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi.
8


Với bài tập này giáo viên hướng dẫn học sinh đọc lướt, tìm các câu được
viết theo các mẫu đã học (ai là gì? ai làm gì? ai thế nào?) rồi tách riêng các câu
đó ra.
Ông tôi vốn là thợ hàn loại giỏi. // Có lần, chính mắt tôi đã nhìn thấy ông
tán đinh đồng.Chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng,
nhanh đến mức tôi không thể thấy được, mặt ông phất phơ những sợi tơ
mỏng //. Ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi.
Khi đã xác định được các câu đã viết theo các mẫu đã học, các em có thể
tìm cách ngắt câu, bằng cách đọc lên sau khi xác định nghỉ hơi hoặc giáo viên có
thể chuyển thành bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn để học sinh lựa chọn, để
học sinh thực hiện. Cụ thể học sinh phải đặt được dấu câu cho đoạn còn lại như
sau: "Có lần, chính mắt tôi đã nhìn thấy ông tán đinh đồng chiếc búa trong tay
ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi không thể thấy được,
mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng".
3.5.3. Phương pháp thực hành giao tiếp
Với phương pháp này không chỉ hướng học sinh vận dụng lí thuyết được
học vào thục hiện các nhiệm vụ của quá trình giao tiếp mà còn là phương pháp
cung cấp lí thuyết cho học sinh. Trong quá trình giao tiếp chẳng hạn, khi dạy
xong bài luyện từ và câu Câu kể Ai làm gì? giáo viên có thể cho học sinh làm
việc theo nhóm 4-8 để các em tự giới thiệu về gia đình mình.

Sau khi các em thảo luận các em trong nhóm có thể tự giới thiệu về công
việc của bố mẹ mình, anh chị, ông, bà. Như thế sẽ tạo ra không khí giờ học và
giúp các em hiểu nhau hơn.
Khi vận dụng phương pháp này thì chúng ta đã kiểm tra được kĩ năng sử
dụng từ đặt câu và giúp học sinh rèn được kĩ năng học tập mới.
3.6. Một số hình thức tổ chức dạy học để thực hiện các dạng bài tập
3.6.1. Đối với các dạng bài tập mở rộng vốn từ.
Ví dụ: Tìm các từ ngữ:
- Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại.
- Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương.
- Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại.
Ngoài việc sử dụng hướng mẫu trong sách giáo khoa. Giáo viên yêu cầu
học sinh làm việc theo nhóm (4 nhóm). Mỗi nhóm một yêu cầu, sau khi đại diện
nhóm trả lời cho học sinh làm việc ở lớp. Nêu ý nghĩa của các từ em tìm được.
Các nhóm cùng bổ sung, giáo viên chốt lại ý kiến đúng.
Liên hệ giữa tình huống học sinh đã làm được trong cuộc sống, quá trình
học tập.
3.6.2. Rèn luyện kĩ năng cấu tạo từ – dạng bài tập tìm từ ghép, từ láy.
Ví dụ: Tìm từ láy, từ ghép chứa các tiếng sau đây.
- Ngay
- Thẳng
- Thật
9


Đối với các dạng bài tập này tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm
trong phiếu. Giáo viên có thể sử dụng phương pháp động não thu nạp rất nhiều
từ, từ quá trình học sinh, mỗi nhóm hoạt động một nhiệm vụ với từ..
Từ
Từ láy

Từ ghép
Ngay
Ngay ngáy
Ngay thẳng, ngayngắn..
Thẳng
Thẳng thắn
Ngay thẳng, thẳng tắp...
Thật
Thật thà
Sự thật, thẳng thật...
Cùng yêu cầu của bài đã cho học sinh chọn từ để đặt câu với từ đó. Giáo
viên cho học sinh làm việc cá nhân.
* Cho học sinh so sánh từ láy, từ ghép, sau đó giáo viên chốt:
Từ bao giờ cũng có nghĩa vì nó là đơn vị nhỏ nhất để đặt câu. Từ láy, từ
ghép đều là từ có nghĩa. Từ láy là phối hợp những tiếng có phụ âm đầu, vần
hoặc cả âm đầu và giống nhau gọi là từ láy. Từ ghép là ghép những tiếng có
nghĩa lại với nhau, đó là từ ghép. Dựa vào cấu tạo trên mà học sinh có thể xác
định từ ghép và từ láy.
Giáo viên có thể lấy thêm ví dụ:
+ Từ ghép: Cơn mưa, nhà cửa, bông hoa...
+ Từ láy: Luộm thuộm, chăm chỉ...
3.6.3. Luyện tập các bài có dạng về tính từ, động từ, danh từ.
Trong đó chương trình sách giáo khoa cũng lựa chọn những tình huống
giao tiếp gắn bó với cuộc sống gần gũi của học sinh.
Ví dụ 1: Viết họ và tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ trong lớp em. Họ và tên các
bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? vì sao?
Với bài này tôi đã gợi ý cho học sinh: Xác định tên của bạn mình, viết,
ghi rõ họ, tên. Lưu ý đó là danh từ chung hay danh từ riêng.
Cho học sinh làm việc cá nhân, nêu miệng. Phần học này học sinh thường
hay mắc lỗi ở tìm danh từ chung.

Tôi yêu cầu các em nêu lại danh từ chung là gì? Dùng phép “suy” để học
sinh áp dụng vào bài của mình.
Ví dụ 2: Gạch dưới các động từ trong đoạn văn sau:
Yiết Kiêu đến kinh đô yết kiến vua Trần Nhân Tông
Nhà vua: Trẫm cho nhà ngươi nhận một loại binh khí
Yết Kiêu: Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt Nhà vua:
Để làm gì ?
Yết Kiêu: Để dùi những chiếc thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ
dưới nước.
Tôi đã cho học sinh làm việc theo nhóm. Học sinh trong nhóm thảo luận
nêu trước lớp.
3.6.4. Củng cố khắc sâu mở rộng luyện các dạng bài tập về câu.
Với dạng bài này cũng được lựa chọn với thực tiễn sinh động hàng ngày để học
sinh biết đặt câu đúng, phù hợp với tình huống giao tiếp, đảm bảo lịch sự khi đặt
câu.
Chẳng hạn dạng bài Câu kể.
10


Ví dụ 1: Đặt một vài câu kể để:
a) Kể việc làm hàng ngày sau khi đi học về.
b) Tả chiếc bút em đang dùng.
c) Trình bày ý kiến của em về tình bạn.
Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân. Kể về việc em làm...
Lưu ý học sinh khi viết hết câu phải có dấu chấm. Học sinh viết và đọc cho học
sinh trong lớp nhận xét bổ sung.
Giáo viên hướng dẫn mẫu:
+ Tả kết hợp với dùng từ ngữ gợi tả, biện pháp nghệ thuật
+ Bày tỏ ý kiến – yêu mến, gắn bó như thế nào?
Ví dụ 2: Khi muốn mượn bạn cái bút, em có thể chọn những cách nói nào?

a) Cho mượn cái bút!
b) Lan ơi, cho tớ mượn cái bút!
c) Lan ơi, cậu cho tớ mượn cái bút một tí nhé.
Cho học sinh trả lời cá nhân, học sinh chọn trường hợp c, vì nó thể hiện
sự lịch sự trong giao tiếp.
Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động tiếp nối. Trao đổi theo cặp, thực
hành lời yêu cầu lịch sự.
2. Câu hỏi:
Đối với việc giữ lịch sự khi đặt câu hỏi, dạng bài tập cho phần này cũng
rất cụ thể:
Ví dụ: So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau: Em thấy câu các bạn nhỏ
hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không? Vì sao?
Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các
bạn dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ đường. Trông cụ thật mệt mỏi,
cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.
- Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ? Một em trai hỏi, - Đám trẻ tiếp lời bàn
tán sôi nổi:
- Chắc là cụ bị ốm?
- Hay là cụ đánh mất cái gì?
- Chúng mình thử hỏi xem đi?
Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi:
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cho cụ không?
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân. Trước hết học sinh phải
xác định câu nào là câu hỏi, câu nào là câu các bạn phỏng đoán với nhau: cho
học sinh so sánh.
Các câu các em hỏi nhau:- Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ?
- Chắc là cụ bị ốm
- Hay cụ đánh mất cái gì?
Câu hỏi các bạn nhỏ hỏi cụ già:
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không?

Hướng dẫn học sinh nhận xét về câu hỏi của các bạn nhỏ với cụ già là rất
phù hợp trong trường hợp đó vì: Nếu không biết nguyên nhân của ông cụ như
11


thế nào mà hỏi cụ bị ốm hay cụ đánh mất cái gì... sẽ làm tổn thương đến ông cụ
(chẳng may ông cụ rơi vào hoàn cảnh như vậy). Qua bài tập này củng cố khắc
sâu cho học sinh về cần đặt những câu hỏi lịch sự, tránh những câu hỏi làm
phiền lòng người khác.
Học sinh còn bỡ ngỡ trong việc phân tích các câu hỏi. Tôi đã dướng dẫn
các em phải đặt nó trong văn cảnh cụ thể.
Hoạt động liên hệ: Cho học sinh đặt câu hỏi phù hợp khi gặp tình huống
như trong bài tập trên ở ngoài thực tế.
Như vậy mức độ khó của bài tập khong phụ thuộc vào các loại, các dạng
bài tập mà phụ thuộc vào chính ngữ liệu đưa ra cho học sinh. Với các bài tập
Luyện từ và câu của học sinh lớp 4. Nhiều yêu cầu trong sách giáo khoa tôi cũng
cần phân tích cho nhiều đối tượng học sinh. Đối với học sinh hoàn thành nội
dung bài học tôi thường gài thêm hoạt động tiếp nối. Với học sinh chưa hoàn
thành nội dung bài tôi chọn những ngữ liệu cụ thể rõ ràng để học sinh dễ xác
nhận.
Quan tâm đến đối tượng học sinh trong giảng dạy chính là chú ý đến việc
nâng cao chất lượng học sinh. Đó là việc làm quan trọng và không thể thiếu
trong quá trình giảng dạy. Một điều tôi cũng rất quan tâm đó là việc trình bày
của học sinh. Các em làm bài có thể tốt nhưng cách trình bày bố cục bài làm của
học sinh còn là cả một vấn đề cần chấn chỉnh.
Trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và tích cực tìm tòi phương pháp
tổ chức cho học sinh làm các dạng bài tập Luyện từ và câu. Trải qua một thời
gian ôn tập cùng thời gian áp dụng phương pháp nghiên cứu tôi đã tiến hành
khảo sát để xem sự chuyển biến của học sinh sau khi đã được hoạt động sôi nổi
trong giờ luyện từ và câu giải quyết các bài tập với lớp 4A do tôi chủ nhiệm.

3.7. Tổ chức thực hiện giờ dạy
Đây là điều kiện cần cho một giờ Tiếng Việt nói chung và luyện tập về
câu nói riêng. Có thể có nhiều hình thức tổ chức khác nhau để thực hiện bài tập:
+ Làm việc độc lập.
+ Làm việc theo cặp, theo nhóm.
+ Làm việc theo lớp.
- Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả làm việc bằng nhiều hình thức
khác nhau và phải luân phiên nó bằng phiếu bài tập, có khi là phiếu học tập, có
khi là bằng bảng giấy hay bảng lớp, có khi trình bày bằng miệng. Ngoài ra còn
có thể cho thi đua giữa các nhóm.
- Trao đổi với học sinh sửa đổi cho học sinh hoặc tổ chức cho các em góp
ý đánh giá cho nhau trong quá trình làm bài.
- Sơ kết tổng kết ý kiến, ghi bảng nếu cần thiết.
Trong dạy học, tạo hứng thú cho học sinh là rất quan trọng. Nó gần như
quyết định hiệu quả của việc dạy học. Luyện từ và câu được đánh giá là khô
khan trong các phân môn Tiếng Việt. Vì vậy tạo hứng thú cho học sinh lại càng
quan trọng. Khi học sinh có hứng thú, các em sẽ tự giác, chủ động học tập thì
giờ dạy mới diễn ra nhẹ nhàng, học sinh chủ động nắm được kĩ năng, kiến thức.
12


Để tạo hứng thú cho học sinh, tôi thường tạo cho các em không khí sẵn
sàng học tập ngay trong từng hoạt động như sau :
Giới thiệu bài : Đây cũng là một bước quan trọng. Đó không chỉ đơn giản là
nêu mục đích, yêu cầu của tiết học mà còn là bước tạo không khí sôi nổi, thu hút
các em vào giờ học. Có thể giới thiệu bài bằng nhiều cách : liên hệ kiến thức
trong chủ điểm đang học bằng trò chơi, hỏi đáp….
Ví dụ: Khi giới thiệu bài bài luyện từ và câu ở tuần 2 bài: Mở rộng vốn từ:
Ước mơ Tôi giới thiệu như sau: Cho cả lớp chơi trò chơi “Đoán ô chữ”. GV chia
lớp thành hai đội, mở đĩa cho HS nghe bài hát Ước mơ và có thể có gợi ý: Tên

bài hát cũng là nội dung chủ điểm mà chúng ta đang học. Yêu cầu học sinh
đoán. Đội nào giải được ô chữ là đội giành chiến thắng, được tuyên dương. Đội
đoán sai sẽ phải hát chung một bài. Sau đó GV giới thiệu: Tiết Luyện từ và câu
hôm nay chúng ta sẽ mở rộng vốn từ, thành ngữ thuộc chủ điểm này.
Theo cách giới thiệu bài trên, không những tạo hứng thú cho các em sẵn
sàng tiết học mà ca từ của bài hát cũng góp phần gợi ý thông tin cho học sinh
làm các bài tập trong tiết học.
VD: Sử dụng phương pháp hỏi đáp khi giới thiệu bài Mở rộng vốn từ
Trung thực - Tự trọng tuần 5 SGK trang 48-49. GV đặt câu hỏi: Cậu bé Chôm
trong truyện Những hạt thóc giống có đức tính gì đáng quý? (trung thực). Vậy
theo em trung thực là gì? Còn tự trọng, em hiểu thế nào là tự trọng? (HS nêu ý
kiến như: tôn trọng/ …)
GV: Để giúp các em biết thêm nhiều từ, nắm được nghĩa và cách dùng các
từ ngữ theo chủ điểm Trung thực- Tự trọng. Hôm nay chúng ta sẽ Mở rộng vốn
từ theo chủ điểm này.
Rõ ràng các cách giới thiệu bài trên đã tạo được không khí học tập, thu hút
được sự chú ý của học sinh.
Để thu hút học sinh vào bài học, ngoài giới thiệu bài thì trong khi tổ chức ,
hướng dẫn làm bài tập tôi cũng luôn tạo không khí học tập để khơi gợi sự hứng
thú đối với học sinh.
Ví dụ: Khi tổ chức làm bài tập 3 ở tiết LTVC tuần 3 trang 33 SGK TV lớp
4 tập một: Tôi hướng dẫn cách làm bài tương tự như trò chơi Rung chuông vàng,
cách làm như sau:
- Bước 1: Cho học sinh nắm yêu cầu
- Bước 2 : Phổ biến cách làm : Học sinh suy nghĩ, lần lượt viết vào bảng con
các từ thích hợp trong ngoặc để hoàn chỉnh các câu thành ngữ. Sau thời gian quy
định HS sẽ dơ bảng. Em nào sai sẽ bị loại đứng sang một bên và phải hát một
bài hoặc làm 1 động tác gây cười cho cả lớp mới được quay lại “ sàn thi đấu”
- Bước 3: Cho HS làm bài. GV chốt lời giải đúng. Sau đó đọc thuộc các câu
thành ngữ đã hoàn chỉnh.

a, Hiền như bụt (đất)
b, Lành như đất
(bụt) c, Dữ như cọp
d, Thương nhau như chị em gái
13


VD khác BT2 trang 17, tiết luyện từ và câu bài Mở rộng vốn từ : Nhân
hậu- Đoàn kết tuần 2 tôi dùng những thẻ từ ghi từ đã cho như nhân dân, nhân
hậu, nhân ái, công nhân, nhân loại, nhân đức, nhân từ, nhân tài. Sau đó tổ chức
làm bài theo nhóm đôi, trình bày kết quả bằng hình thức thi đua. Giáo viên chia
2 đội. Mỗi đội cử 4 học sinh lên thi đua gắn những chiếc thẻ từ vào 2 cột đã chia
trên bảng. Đội nào làm nhanh, làm đúng là đội thắng cuộc.
Từ có tiếng nhân có nghĩa là “người”
Từ có tiếng nhân có nghĩa là
“lòng thương người”
nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ
tài
Đối với kĩ thuật chia nhóm, GV nên sử dụng nhiều cách khác nhau để gây
hứng thú đồng thời tạo cơ hội cho các em được học hỏi, giao lưu với nhiều bạn
khác nhau trong lớp. GV có thể chia nhóm theo số điểm danh, theo màu sắc,
theo tên các loại trái cây các em yêu thích,….Yêu cầu học sinh có cùng số điểm
danh, cùng một màu, cùng một loại trái cây yêu thích sẽ vào cùng một nhóm. Kĩ
thuật “ Công đoạn” là một kĩ thuật dạy học tích cực khi ứng dụng vào
dạy học tôi nhận thấy rất hiệu quả nhất là với những bài tập tìm từ. Với kĩ thuật
này, GV cũng chia lớp thành các nhóm, giao cho mỗi nhóm một nhiệm vụ khác
nhau. Ví dụ: nhóm 1 làm câu a, nhóm 2 câu b, nhóm 3 câu c, nhóm 4 câu d,…
Sau khi các nhóm làm việc và ghi kết quả vào giấy A0 xong, các nhóm sẽ luân
chuyển giấy A0 ghi kết quả làm việc cho nhau. Cụ thể nhóm 1 chuyển cho nhóm
2, nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, nhóm 3 chuyển cho nhóm 4, nhóm 4 chuyển cho

nhóm 1…Các nhóm đọc và bổ sung cho nhau. Sau đó lại tiếp tục luân chuyển
kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận kết quả từ nhóm khác để góp ý. Cứ như vậy
cho đến khi các nhóm đã nhận lại tờ giấy A0 của nhóm mình cùng với các ý
kiến của các nhóm khác. Từng nhóm sẽ xem, xử lí ý kiến của các bạn để hoàn
thiện kết quả của nhóm mình. Sau khi hoàn thiện xong, nhóm sẽ treo kết quả lên
bảng.
Ví dụ : Bài tập 1 trang 17 SGK tiết Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ
Nhân hậu- Đoàn kết. GV chia 4 nhóm, nhóm 1 làm câu a, nhóm 2 làm câu b,
nhóm 3 làm câu c, nhóm 4 làm câu d. Chẳng hạn câu a, nhóm 1 tìm được các từ
như thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại : tình thân ái, yêu
quý, xót thương. Sau đó chuyển sang nhóm 2, nhóm 2 bổ sung thêm các từ: cảm
thông, đồng cảm tiếp tục chuyển sang nhóm 3, nhóm 3 bổ sung thêm từ nhân ái,
chuyển sang nhóm 4, nhóm này bổ sung tiếp từ tha thứ. Cuối cùng chuyển về
nhóm 1. Nhóm 1 xem và hoàn thiện lại sau đó dán bảng trình bày. Tương tự như
trên, các nhóm khác cũng làm bài của nhóm mình, bổ sung bài cho các nhóm
khác. Theo cách tổ chức này, các em rất thích thú và quan trọng là đảm bảo cho
mọi học sinh đều được làm tất cả các phần của bài tập.
Tóm lại vì Luyện từ và câu được đánh giá là môn học hơi khô nên việc
gây hứng thú đối với học sinh là rất quan trọng. Tuy nhiên phải làm sao trong
lúc học mà chơi, không biến giờ học thành giờ chơi.
3.8. Tổ chức các hoạt động phát triển năng lực tự học của học sinh
14


Tổ chức hướng dẫn học sinh cách tự học, cách đọc sách, cách lấy thông
tin, cách phân tích và hiểu thông tin, cách quan sát hiện tượng xung quanh. Tôi
đã rất chú trọng phương pháp tự học; tăng cường học tập cá thể, phối hợp với
học tập hợp tác; kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò; tổ chức dạy
học sao cho: HS được suy nghĩ nhiều hơn, được thảo luận nhiều hơn, được thực
hành nhiều hơn, được hoạt động hiều hơn. Giáo viên tổ chức một tình huống học

tập để chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh; Học sinh hoạt động giải quyết nhiệm
vụ (Cá nhân, cặp đôi, nhóm), giáo viên định hướng, hỗ trợ khi cần; Giáo viên tổ
chức cho học sinh báo cáo kết quả và thảo luận.
3.9. GV luôn kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng đạt được ở học
sinh
Đánh giá vừa nhằm mục đích xác định mức độ năng lực và kiến thức hình
thành ở người học vừa giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy của mình. Sự
đánh giá của thầy về kết quả học của trò dần phải chuyển thành kĩ năng tự đánh
giá của trò. Sự tự đánh giá giúp cho sự phát triển khả năng tự học của học sinh.
3.10. Tổ chức hoạt động ngoài giờ
Ngoài việc dạy học ở trên lớp tôi đã tổ chức cho học sinh những giờ học
ngoại khóa thật bổ ích như tổ chức các trò chơi đố vui để học…các hội thi tìm từ
nhanh, đặt câu đúng…để các em tăng thêm vốn hiểu biết tạo ra sự thi đua, hứng
khởi trong học tập Tiếng Việt và phân môn Luyện từ và câu nói riêng.
Theo tôi trong giảng dạy các hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng nên tổ
chức cho các em đi tham quan thực tế học tập để các em mở rộng vốn kiến thức
về quê hương, đất nước để giúp đỡ các em hiểu hơn về cuộc sống, từ đó làm
giàu thêm vốn từ. Hay từ trong cuộc sống hằng ngày của các em thường giao
tiếp với thầy cô, bạn bè, cha, mẹ…..học sinh phải nắm bắt được điều đó để điều
chỉnh cho học sinh trong hoạt động giao tiếp.
- Tổ chức đánh giá.
3.11. Một số điều cần quan tâm:
3.11.1. Hướng dẫn học sinh tìm từ theo chủ điểm, giải nghĩa từ một
cách có hiệu quả:
Đối với các bài mở rộng vốn từ thì bước quan trọng để tạo hiệu quả cho
giờ dạy đó chính là cách hướng dẫn học sinh tìm từ, và hiểu nghĩa của từ. Giáo
viên phải hướng dẫn làm sao để tránh tình trạng học sinh không tìm được thì
giáo viên cung cấp. Cách làm này sẽ dẫn đến học sinh thụ động, không tích cực
trong giờ học. Đối với các bài tập tìm từ ngữ theo nghĩa, giáo viên phải hướng
dẫn học sinh nắm yêu cầu và mẫu của bài tập, gợi ý cho các em dựa vào các bài

Tập đọc, Chính tả đã học trong chủ điểm để tìm từ. Hoặc nếu có điều kiện, giáo
viên có thể cho học sinh xem một đoạn đĩa hình có nội dung theo chủ điểm để
giúp các em tìm từ dễ hơn. Ví dụ khi hướng dẫn học sinh làm bài tập 1: Mở
rộng vốn từ Nhân hậu- Đoàn kết trang 17: Tìm các từ ngữ:
a, Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại.
b, Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương.
c, Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ.
1
5


Với bài tập này, tùy theo trình độ học sinh trong lớp, nếu lớp có số học sinh
trung bình nhiều, GV có thể gợi ý HS dựa vào các bài Tập đọc Dế Mèn bênh
vực kẻ yếu…, bài Chính tả Mười năm cõng bạn đi học để tìm các từ theo các yêu
cầu của bài tập; hoặc cho học sinh xem một trích đoạn đĩa hình về cảnh cứu trợ,
ủng hộ đồng bào gặp thiên tai, ủng hộ người nghèo… để giúp các em liên hệ tìm
từ dễ hơn.
Đối với các bài tập tìm từ theo hình thức cấu tạo, xác định nghĩa của từ,
nghia cua thanh ngư, tuc ngư. Ngoài việc động viên học sinh huy động trí nhớ
để tìm từ thì cách có hiệu quả vẫn là cách hướng dẫn học sinh sử dụng từ điển
tiếng Việt. Ví dụ khi hướng dẫn học sinh làm bài tập tiết Mở rộng vốn từ Nhân
hậu- Đoàn kết SGK trang 33: Tìm các từ :
a, Chứa tiếng hiền
M: dịu hiền, hiền lành
b, Chứa tiếng ác
M: hung ác, ác nghiệt
Giáo viên hướng dẫn tìm từ trong từ điển: Khi tìm các từ bắt đầu bằng
tiếng hiền các em mở từ điển tìm chữ h, vần iên. Học sinh sẽ tìm được các từ
như: hiền đức, hiền hậu, hiền thảo,…Khi tìm từ bắt đầu bằng tiếng ác, các em
mở trang bắt đầu bằng chữ cái a, tìm vần ác. Học sinh sẽ tìm được các từ ác

độc, ác ôn, ác hại,…
Hoặc với bài tập 2 tiết Luyện từ và câu Mở rộng vốn : Trung thực – Tự
trọng SGK trang 49: Dòng nào sau đây nêu đúng nghĩa của từ tự trọng ?
a, Tin vào bản thân mình.
b, Quyết định lấy công việc của mình.
c, Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.
d, Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác.
Học sinh sử dụng từ điển tiếng Việt tìm được nghĩa của từ tự trọng, đối
chiếu với các nghĩa ghi ở các dòng a, b, c, d để tìm lời giải. HS sẽ xác định lời
giải đúng là câu c: Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.
Hoăc vi du khi lam bai tâp 5 tiêt Mơ rông vôn tư: Ươc mơ: Em hiêu cac
thanh ngư dươi đây như thê nao?
a, Câu đươc ươc thây
b, Ươc sao đươc vây
c, Ươc cua trai mua
d, Đưng nui nay trông nui no
Hoc sinh co thê sư dung tư điên thanh ngư, tuc ngư Viêt Nam đê lam bai
tâp tôt hơn. Chăng han như câu c nghia la: Ươc nhưng điêu không phù hơp, trai
vơi lẽ phai.
Lưu ý : Để hoc sinh làm tốt dạng bài tập này, giao viên cần động viên cac
em mua từ điển học sinh ngay từ đầu năm học, hương dân sư dung tư điên. Tuy
nhiên tùy theo điều kiện của lớp, giao viên có thể phô tô vài trang từ điển cung
cấp cho học sinh. Ngoai ra đê tiêt kiêm thơi gian trên lơp, giao viên nên yêu câu
môi hoc sinh chuân bi bai ơ nha. Ngoài ra cân hướng dẫn học sinh tự chuẩn bị
một quyển sổ tay để ghi những từ ngữ đa đươc hoc sau mỗi bài.
16


3.11.2. Chú ý phân loại đối tượng học sinh để tổ chức hoạt động học
tập

Trong một lớp học bao giờ cũng có nhiều đối tượng như học sinh hoàn
thành và học sinh chưa hoàn thành chương trình. Các bài tập trong sách giáo
khoa theo yêu cầu của Chuẩn kiến thức, kĩ năng thì mọi đối tượng học sinh đều
phải đạt được. Ngoài ra, vì là lớp hai buổi có thời gian rèn luyện thêm vào buổi
chiều.
Ví dụ : Bài Mở rộng vốn từ ý chí- Nghị lực. Sau giờ học buổi sáng, các em đã
được làm các bài tập trong SGK. Đến buổi chiều, tôi cho các em rèn luyện thêm
các bài tập như sau:
Bài tập: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào ô trống: ý chí, quyết chí,
chí hướng, chí thân.
a, Nam là người bạn ….. của tôi.
b, Hai người thanh niên yêu nước ấy cùng theo đuổi một……
c, ………..của Bác Hồ cũng là ……của toàn thể nhân dân Việt Nam.
Lời giải : a: chí thân; b : chí hướng; c: ý chí; .
4. Hiệu quả:
Sau khi sử dụng các giải pháp trên, tôi nhận thấy kết quả học tập phân môn
Tập làm văn của lớp tôi có nhiều tiến bộ, các em thích thú, háo hức, chờ đợi đến
phân môn Luyện từ và câu để thể hiện mình trước bạn bè và cô giáo. Với niềm
đam mê đó, bài làm của các em đạt yêu cầu rất cao. Đến giữa học kì II, tôi đã
tiến hành khảo sát với đề bài trong SGK Tiếng Việt 4 tập 2, bài 3 tiết 4 tuần 28
thì chất lượng học sinh được nâng lên rõ rệt, cụ thể đề bài như sau:
Đề bài: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:
a) - Một người…vẹn toàn.
- Nét chạm trổ…….
- Phát hiện và bồi dưỡng những …trẻ
(tài năng, tài đức, tài hoa)
b) - Ghi nhiều bàn thắng…
- Một ngày…
- Những kỉ niệm…
(đẹp trời, đẹp đẽ, đẹp mắt)

c) - Một…diệt xe tăng
- Có…đấu tranh
- ...nhận khuyết điểm
(dũng khí, dũng sĩ, dũng cảm)
Bảng 2: Chất lượng khảo sát phân môn Luyện từ và câu lớp 4A
Lớp
Sĩ sô HS
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Số lượng
%
Số lượng
%
4A
30
30
100
0
0
Nhìn vào bảng ta thấy khảo sát ta thấy chất lượng ở tiết dạy có đúc rút
kinh nghiệm cao hơn so với tiết dạy chưa đúc rút kinh nghiệm. Trong quá trình
17


giảng dạy, bản thân tôi đã vận dụng những giải pháp đổi mới nêu ở trên vào dạy
học Luyện từ và câu. Kết quả cho thấy bước đầu học sinh đã có những chuyển
biến về tâm lý, khả năng nhận diện, tiếp thu kiến thức của các em tăng lên rõ rệt.
Qua kết quả khảo sát và số liệu ghi chép tôi rất phấn khởi thấy trong các giờ
Luyện từ và câu học sinh say mê học và lớp học sôi nổi, tỉ lệ học sinh học sinh
hoàn thành bài học ngay tại lớp được nâng lên rõ rệt. Ở tiết dạy thực nghiệm tỉ

lệ học sinh hoàn thành bài đạt 100% (tăng 13.3% so với đầu năm). Điều đó
khẳng định lớp dạy thực nghiệm chất lượng được nâng lên rõ rệt. Tuy kết quả
chưa được mỹ mãn như ý nhưng đó cũng là thành công bước đầu nghiên cứu,
tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy Luyện từ và câu lớp 4.

18


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Dạy học các dạng bài Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 giúp học sinh
nắm được kiến thức trong phân môn “Luyện từ và câu” cung cấp: Học sinh hiểu
được từ mới, phát triển kĩ năng, kỹ xảo sử dụng từ ngữ, học sinh còn biết nhận
diện xác định các dạng bài tập, phân tích kỹ, chính xác yêu cầu của đề bài, từ đó
có hướng cho hoạt động học tập của mình. Để đạt được các điều đó, người giáo
viên cần chú ý:
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên không nên nóng vội, mà phải bình
tĩnh trong thời gian không phải ngày 1 ngày 2. Đặc biệt luôn xem xét phương
pháp giảng dạy của mình để điều chỉnh phương pháp sao cho phù hợp với việc
nhận thức của học sinh, gây được hứng thú học tập cho các em.
- Không ngừng học hỏi trao đổi với đồng nghiệp để nghiên cứu đổi mới
phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng. Trong giảng dạy, giáo viên
không được áp đặt học sinh mà coi nhiệm vụ học của học sinh là quan trọng, là
nhân tố chủ yếu cho kết quả giáo dục. Luôn gợi mở khám phá tìm tòi biện pháp
tốt nhất cho học sinh nắm chắc kiến thức. Rèn cho học sinh cách tư duy thông
minh, sáng tạo, làm việc độc lập, nâng cao kết quả tự học của mình: Tạo cho học
sinh có niềm vui trong học tập, có hứng thú đặc biệt trong học tập. Giáo viên
luôn luôn giải quyết tình huống vướng mắc cho học sinh.
- Giáo viên phải tôn trọng nghiêm túc thực hiện giáo dục, giảng dạy theo
nguyên tắc từ những điều đơn giản mới đến nâng cao, khắc sâu...

2. Kiến nghị:
* Đối với học sinh: Các em cần quan tâm, xác định được tầm quan trọng
của môn này. Các em cần được động viên, khích lệ kịp thời, đúng lúc của mọi
người để kích thích các em có nhiều cố gắng vươn lên trong học tập, đó chính là
gia đình – nhà trường xã hội.
* Đối với giáo viên: Không ngừng học hỏi tìm tòi tích luỹ kinh nghiệm từ
đồng nghiệp, từ thông tin, sách vở và từ chính học sinh.
* Đối với nhà trường và các cấp quản lý:
+ Tạo điều kiện cơ sở vật chất để giáo viên và học sinh có thể học
tập nâng cao kiến thức.
+ Động viên khuyến khích kịp thời những giáo viên, học sinh đạt
nhiều thành tích cao trong giảng dạy và học tập.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 08 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Lê Thị Mai Liên
19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng các lớp 4.
Bộ Giáo dục - Đào tạo
2. Giải đáp 88 câu hỏi về Giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học.
Lê Hữu Tỉnh – Trần Mạnh Hưởng – NXBGD
3. Hỏi - Đáp về dạy học Tiếng Việt 4

Nguyễn Minh Thuyết – NXBGD
4. Một số lưu ý khi dạy Tiếng Việt ở Tiểu học
Sở Giáo dục Hà Nội
5. Tham khảo các tài liệu trên Internet
6. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 1 + 2 của nhà xuất bản Giáo dục
7. Sách giáo viên Tiếng Việt 4 tập 1 + 2 của nhà xuất bản Giáo dục
8. Bài soạn Tiếng Việt 4 tập 1 + 2 của nhà xuất bản Giáo dục
9. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học tập 1 + 2 của nhà xuất bản Đại
học Sư phạm Hà Nội và Đại học Sư phạm Huế.

20



×