Ngày soạn: 18/ 8/ 2009.
Tuần: I, Tiết: 1.
Bài 01: SỐNG GIẢN DỊ
............... @ ........ @ ...............
I.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được thế nào là sống giản dị, vì sao phải sống giản dị, những
biểu hiện của sống giản dị
2.Thái độ : Hình thành ở HS thái độ biết quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa
hoa, hình thức.
3. Kĩ năng: Giúp HS có khả năng tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về lối
sống giản dị ở mọi khía cạnh; biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm
gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học:
1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn giáo án, truyện đọc nói về sự giản dị của Bác, ca
dao, tục ngữ về giản dị.
2.Học sinh: Nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi gợi ý, sưu tầm tấm gương về sống giản dị
III. Nội dung: * Sống giản dị là gì?
* Tính giản dị còn biểu hiện ở những khía cạnh nào khác?
* Tìm những hành vi trái với giản dị?
IV. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: KT sách vở của HS
3. Bài mới: GV nêu câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Phải luôn luôn dùng những lời lẽ,
những thí dụ đơn giản, thiết thực và dễ hiểu. Khi nói, khi viết phải luôn luôn làm thế nào cho
ai cũng hiểu được”. Sau đó dẫn dắt HS vào bài.
* Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc:
+ Mục tiêu: HS hiểu rõ thế nào là sống giản dị, hình thành thái độ quý trọng sự giản dị.
+ Cách tiến hành:
- GV gọi HS đọc Truyện “Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn độc lập” SGK trang 3.
- GV nêu câu hỏi gợi ý:
*Hãy nêu và nhận xét về trang phục, tác phong và lời nói của Bác trong truyện đọc trên?
HS trả lời
GV chốt lại: Bác ăn mặc đơn sơ, không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc đó.
Thái độ chân tình, cởi mở, không hình thức, lễ nghi. Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu, gần gũi, thân
thương với mọi người.
* Theo em, điều đó đã tác động như thế nào tới tình cảm của nhân dân ta?
HS: Nhân dân vui mừng và vô cùng sung sướng khi nhìn thấy Bác Hồ, nhiều người không
cầm được nước mắt.
GV chốt lại: Nhân dân ta vô cùng kính trọng, yêu mến, tự hào và biết ơn Bác.
* Em hãy tìm thêm những ví dụ nói về sự giản dị của Bác?
HS suy nghĩ, trả lời.
GV giảng thêm: Bác rất giản dị trong cách ăn uống. Bữa trưa của Bác chỉ gồm một ít rau
muống luộc, 1 quả trứng rán với vài miếng ớt. Bác bảo nước nhà còn nghéo lắm, đống bào
còn có người đói. Bác ăn uống thanh đạm, chỉ thích những món ăn của quê hương, xứ sở.
* Sống giản dị là gì?
HS trả lời theo SGK
GV chốt lại, HS ghi nội dung
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
+ Muc tiêu: HS biết thêm những biểu hiện của sống giản dị và trái với giản di.
+ Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành nhiều nhóm
* Tính giản dị còn biểu hiện ở những khía cạnh nào khác?
* Tìm những hành vi trái với giản dị?
- HS thảo luận 5 phút
- Đại diện trính bay, bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, chốt lại:
Giản dị được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống. Giản dị là cái đẹp.
Đó là sự kết hợp vẻ đẹp bên ngoài và bên trong.
Trái với giản dị là sống xa hoa, lãng phí, phô trương, chú trọng hình thức, đua đòi trong
cách ăn mặc, cầu kì trong cử chỉ, sinh hoạt, giao tiếp.
* Hoat động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của sống giản dị.
+ Mục tiêu: HS hiểu tác dụng cùa sống giản dị và biết cách rèn luyện để trở thành người
sống giản dị.
+ Cách tiến hành;
- GV nêu câu hỏi:? Hãy nêu tấm gương sống giản dị ở lớp trường và ngoài xã hội mà em
biết?
HS nêu tấm gương.
GV nhận xét và nêu: Gia đình Nam có cuộc sống sung túc nhưng Nam ăn mặc đơn giản,
chăm học, chăm làm, không đua đòi chạy theo chúng bạn. Hằng ngày Nam vẫn đi học bằng
chiếc xe đạp cũ.
* Sống giản dị có tác dụng gì trong cuộc sống
HS trả lời
GV kết luận, HS ghi nội dung
GV giáo dục HS: HS sống giản dị sẽ có nhiều thời gian, điều kiện để học tập, tiết kiệm
tiền của cha mẹ trong những chi tiêu chưa cần thiết.
* HS cần làm gì để rèn luyện tính giản dị?
HS trả lời
GV chốt lại
- HS đọc và giải thích tục ngữ, danh ngôn SGK
* Nêu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về giản dị?
HS: - Ăn chắc, mặc bền.
- Ăn cần, ở kiệm
4. Củng cố:
- HS làm bài tập SGK
- HS khác nhận xết, bổ sung
- GV chốt lại
+ Bài tập 1: Bức tranh 3 thể hiện tính giản đị của HS khi đến trường.
+ Bài tập 2: Hành vi 2, 5 biểu hiện tính giản dị.
5. Dặn dò:
HS học bài, làm bài tập còn lại SGK.
Nghiên cứu bài 2: ‘Trung thực”.
Ngày soạn: 25/8/2009
Tuần 2, Tiết 2
Bài 2: TRUNG THỰC
............... @ ........ @ ...............
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và vì sao
phải trung thực.
2. Thái độ: Hình thành ở HS thái độ quý trọng, ủng hộ những việc làm trung thực và phản
đối những hành vi thiếu trung thực.
3. Kĩ năng: HS biết phân biệt các hành vi thể hiện tính trung thực và không trung thực
trong cuộc sống hằng ngày, biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành
người trung thực.
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV,giáo án, truyện kể, ca dao, tục ngữ về trung thực.
2. Học sinh: Nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi gợi ý, sưu tầm tấm gương sống trung thực.
III. Các hoạt động day và học:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
* Thế nào là sống giản dị? Cho ví dụ? Vì sao phải sống giản di?
* HS cần làm gì để rèn luyện cách sống giản dị?
3. Bài mới:
GV kể chuyện “Chú bé chăn cừu”
* Qua truyện ngụ ngôn trên, em rút ra bài học gì?
HS trả lời: Con người sống ở đời phải ngay thẳng, thật thà, không nên gian dối.
Từ đó GV dẫn dắt HS vào bài “Trung thực”.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc
+ Mục tiêu: HS hiểu thế nào là trung thực, hình thành thái độ biết quý trọng những việc
làm trung thực.
+ Cách tiến hành:
- HS đọc truyện: “Sự công minh, chính trực của một nhân tài” SGK trang 6-7
- GV nêu câu hỏi gợi ý:
* Mi- ken- lăng- giơ đã có thái độ như thế nào đối với Bra- man- tơ, một người vốn kình
địch với ông?
HS: Mi- ken- lăng- giơ rất oán hận vì Bra- man- tơ luôn chơi xấu, kình địch, làm giảm
danh tiếng của ông. Nhưng ông vẫn công khai đánh giá cao Bra- man- tơ là người vĩ đại.
* Vì sao Mi- ken- lăng- giơ lại xử sự như vậy?
HS: Vì ông là người sống thẳng thắn, luôn tôn trọng và nói lên sự thật, đánh giá đúng sự
việc.
* Điều đó chứng tỏ ông là người như thế nào?
HS: Ông là người trung thực, tôn trọng chân lí, công minh, chính trực.
GV chốt lại và chuyển ý
* Em hiểu thế nào là trung thực?
HS trả lời
GV chốt lại, HS ghi nội dung
GV giải thích: Trung thực không phải là điều gì cũng nói được, nghĩ gì là nói. Phải nói
đúng lúc, đúng việc, không nói ồn ào, tranh luận gay gắt, khi nói phải tế nhị, khôn khéo.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
+ Mục tiêu: HS biết những biểu hiện của tính trung thực trong cuộc sống.
+ Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ
* Nêu những biểu hiện của tính trung thực trong học tập, trong quan hệ với mọi người,
trong việc làm?
- HS thảo luận 5 phút
- Đại diện nhóm trình bày, bổ sung ý kiến
- GV chốt lại: Tóm lại trung thực biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống,
qua lời nói, thái độ, hành động, không chỉ trung thực với mọi người mà cần trung thực với
bản thân.
* Tìm những biểu hiện trái với tính trung thực?
HS : Trái với trung thực là dối trá, xuyên tạc, trốn tránh hoặc bóp méo sự thật, di ngược
lại với đạo lí, lương tâm.
GV: Những hành vi thiếu trung thực gây ra những hậu quả xấu cho xã hội như tham
nhũng, cắt xén của công, lừa đảo, cơ hội, lợi dụng.
GV chuyển ý
* Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của trung thực
+ Mục tiêu: HS hiểu tác dụng của tính trung thực trong cuộc sống và có ý thức rèn luyện để
trở thành người trung thực.
+ Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi:
* Có trường hợp không nói đúng sự thật thì có được coi là trung thực không? Tại sao?
- HS suy nghĩ trả lời
- GV chốt lại; Che giấu sự thật để có lợi cho xã hội, cho người khác thì đây là trung thực
với tấm lòng, với lương tâm. Chẳng hạn, Bác sĩ không nói thật về bệnh tật của bệnh nhân
hoặc nói dối kẻ địch, kẻ xấu.
* Trung thực có tác dụng như thế nào?
- HS trả lời
- GV chốt lại, HS ghi nội dung
- Tục ngữ: Cây ngay không sợ chết đứng.
- Danh ngôn: “ Phải thành thật với mình có thế mới không dối trá với người khác.
* HS cần làm gì để rèn luyện tính trung thực?
- HS trả lời: Sống ngay thẳng, thật thà, không gian dối không sợ kẻ xấu, dũng cảm nhận
khuyết điểm khi có lỗi, đấu tranh phê bình khi bạn mắc khuyết điểm, phê phán những hành
vi thiếu trung thực.
- GV chốt lại, giáo dục HS
* Giải thích tục ngữ, danh ngôn SGK
- HS giải thích
- GV chốt lại
* Nêu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về trung thực?
HS: - Ăn ngay nói thẳng
- Thật thà là cha quỷ quái
4. Củng cố:
- HS làm bài tập a, b SGK
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại
+ Bài tập a: Hành vi trung thực 4, 5, 6
+ Bài tập b: Hành động của bác sĩ xuất phát từ tấm lòng nhân đạo, mong muốn
bệnh nhân sống lạc quan,có nghị lực và hy vọng sẽ chiến thắng bệnh tật.
5. Dặn dò:
- HS học bài, làm bài tập còn lại trong SGK
- Nghiên cứu bài 3: “Tự trọng”
Ngày soạn: 9/ 9/ 2009
Tuần 3, Tiết 3
Bài 3. TỰ TRỌNG
............... @ ........ @ ...............
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là tự trọng và không tự trọng; biểu hiện và ý nghĩa của
lòng tự trọng.
2. Thái độ: HS có nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng.
3. Kĩ năng: HS biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác. Học tập những tấm
gương về lòng tự trọng.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, giáo án, câu chuyện về tính tự trọng.Tục ngữ, ca
dao, danh ngôn nói về lòng tự trọng.
2. Học sinh: Nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi gợi ý, sưu tầm tấm gương tự trọng.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sỉ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Trung thực là gì? Vì sao con người sống phải trung thực?
+ Nêu việc làm thể hiện tính trung thục?
3.Dạy và học bài mới: GV giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc
+ Mục tiêu: HS hiểu thế nào là tự trọng. Học tập những tấm gương về lòng tự trọng.
+ Cách tiến hành:
- GV phân vai HS đọc truyện
- HS đọc truyện theo hướng dẫn ( một em dọc lời dẫn, một em đọc lời thoại của ông
giáo- nhân vật “tôi” trong truyện, một em đọc lời thoại của Rô-be, một em dọc lời thoại của
Sác-lây ).
- GV nêu câu hỏi gợi ý
* Vì sao Rô-be lại nhờ em mình là Sác-lây trả lại tiền cho người mua diêm ?
HS: Vì Rô-be bị xe đụng và bị thương nặng, muốn giữ đúng lời hứa, không muốn bị coi
thường, không muốn người khác nghĩ mình lừa gạt để lấy tiền.
* Việc làm đó thể hiện đức tính gì ?
HS: Có ý thức trách nhiệm cao, giữ đúng lời hứa, tôn trọng người khác và bản thân mình,
tâm hồn cao thượng tuy cuộc sống nghèo khổ.
* Hành động của Rô-be đã tác động như thế nào đến tình cảm của tác giả? Vì sao ?
HS: Hành động của Rô-be đã làm thay đổi tình cảm của tác giả. Từ chỗ nghi ngờ, không
tin đến sững sờ, tim se lại vì hối hận và cuối cùng ông nhận nuôi Sác-lây.
GV chốt lại: Qua câu chuyện cảm động trên ta thấy được hành động, cử chỉ đẹp đẽ, cao cả.
Tâm hồn cao thượng của một em bé nghèo khổ. Đó là bài học quý giá về lòng tự trọng cho
mỗi chúng ta.
* Vậy thế nào là tự trọng?
HS trả lời
GV chốt lại, HS ghi nội dung.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
+ Mục tiêu: HS biết ý nghĩa của lòng tự trọng. Có nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng.
+ Cách tiến hành:
- GV chia nhóm
- Giao nhiệm vụ cho HS thảo luận
* Nêu những hành vi, viếc làm thể hiện tính tự trọng?
* Tìm những hành vi trái với tính tự trọng?
- HS thảo luận 5 phút
- Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung ý kiến.
- GV tổng hợp các ý kiến.
- GV chốt lại, giáo dục HS ý thức rèn luyện tính tự trọng.
* Lòng tự trọng có ý nghĩa như thế nào?
- HS trả lời theo SGK
- GV chốt lại, HS ghi nội dung
Giải thích tục ngữ, danh ngôn SGK trang 11.
* Nêu ca dao, tục ngữ nói về tjnhs tự trọng?
- Áo rách cốt cách người thương.
- Ăn có mời, làm có khiến.
- Thuyền dời nào bến có dời
Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn
4.Củng cố:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập a SGK
- HS chọn hành vi thể hiện tính tự trọng và giải thích
- GV kết luận hành vi tự trọng: (1), (2)
5. Dặn dò:
- Hs học bài, làm các bài tập SGK
- Nghiên cứu bài 4 “Đạo đức và kỉ luật” .
....................&....................&....................&....................&.....................&....................
Ngày soạn: 16/9/2009
Tuần 4, Tiết 4
Bài 4. ĐẠO ĐỨC VÀ KỈ LUẬT
............... @ ........ @ ...............
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS hiểu thế nào là đạo đức và kỉ luật; mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật; ý
nghĩa của rèn luyện đạo đức và kỉ luật.
2. Thái độ : HS có thái độ tôn trọng kỉ luật và phê phán thói tự do vô kỉ luật.
3. Kĩ năng: HS biết tự đánh giá, xem xét hành vi của cá nhân, cộng đồng theo chuẩn mực
đạo đức, kỉ luật.
II. Tài liệu và phương tiện:
- SGK, SGV, truyện kể, ca dao, tục ngữ, danh ngôn.
- Tấm gương thực hiện tốt đạo đức và kỉ luật.
III. Các hoạt động dạy và học:
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
+ Tự trọng là gì? Em hãy nêu một số việc làm thể hiện tính tự trọng?
+ Vì sao con người phải có lòng tự trọng? Theo em cần làm gì để rèn luyện tính tự
trọng?
3.Bài mới: GV giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc .
+ Mục tiêu: HS hiểu thế nào là đạo đức và kỉ luật.
+ Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc truyện (SGK)
- GV nêu câu hỏi;
* Những việc làm nào chứng tỏ anh hùng là người có tính kỉ luật cao?
HS; Bảo hộ lao động, huấn luyện kĩ thuật, an toàn lao động, dây bảo hiểm, thừng lớn, cưa
tay, cưa máy.
GV chốt lại
* Nêu những việc làm thể hiện anh Hùng là người biết chăm lo đến mọi người và có trách
nhiệm cao trong công việc?
HS: Kháo sát trước, có lệnh công ty mới dược chặt cây,trực 24/24 giờ, làm suốt ngày đêm
mưa rét, vất vả, thu nhập thấp, không đi muộn về sớm, sẵn sàng giúp đỡ đồng đội...
GV chốt lại: Anh Hùng là một tấm gương tiêu biểu về sống có đạo đức và biết tuân thủ kỉ
luật.Anh xứng đáng với danh hiệu “người tốt việc tốt” của Thành phố.
Chuyển ý
* Thế nào là đạo đức, kỉ luật?
HS trả lời theo SGK
GV chốt lại, HS ghi nội dung
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
+ Mục tiêu: HS biết mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật. Ý nghĩa của rèn luyện đạo đức
và kỉ luật.
+ Cách tiến hành;
- GV chia nhóm
- Giao nhiệm vụ cho HS thảo luận
* Nêu những việc làm thể hiện đạo đức và kỉ luật?
* Để trở thành người có đạo đức vì sao chúng ta phải tuân theo kỉ luật?
- HS thảo luận 5 phút
- Đại diên nhóm trình bày, bổ sung ý kiến
- GV chốt lại: Muốn làm tốt công việc, mọi người phải chấp hành kỉ luật. Muốn có mối
quan hệ lành mạnh, tốt đẹp mọi người phải tự giác tuân theo những quy định về chuẩn mực
ứng xử.Có những hành vi của con người vừa mang tính đạo đức vừa mang tính kỉ luật.
- HS ghi nội dung
- GV giáo dục HS ý thức tự giác rèn luyên đạo đức và chấp hành kỉ luật ở nhà trường,
gia đình và xã hội.
* Nêu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về kỉ luật?
HS nêu và nhận xét, bổ sung
GV nêu: - Nước có vua, chùa có bụt
- Quân pháp bất vị thân
- “Không phải là sức lực mà là tính kỉ luật đã làm nên những công trình vĩ đại”
4.Củng cố:
- HS làm bài tập a và b SGK
- HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến
- GV chốt lại, giáo dục HS
5. Dặn dò: HS học bài, làm bài tập còn lại trong SGK
Nghiên cứu bài 5. “ Yêu thương con người”
Ngày soạn: 16/9/2009
Tuần 5, Tiết 5
Bài 5. YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI
............... @ ........ @ ...............
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Thế nào là yêu thương con người; biểu hiện của yêu thương mọi người; ý
nghĩa của yêu thương mọi người.
2. Thái độ: Hs có thái độ quan tâm đến mọi người xung quanh; ghét thái độ thờ ơ lạnh
nhạt; lên án hành vi độc ác đối với con người.
3. Kĩ năng: Biết sống có tình thương, biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương mọi người từ
trong gia đình đến mọi người xung quanh.
II. Tài liệu và phương tiện:
- SGK, SGV, tranh ảnh, tình huống, ca dao, tục ngữ, danh ngôn
- Truyện kể,Tấm gương yêu thương con người.
III. Các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Thế nào là đạo đức, kỉ luật? Nêu những biểu hiện biết tôn trọng kỉ luật của HS?
+ Nêu mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật? HS cần làm gì để rèn luyện đạo đức và kỉ
luật?
3.Bài mới: GV cho HS xem tranh, dẫn dắt HS vào bài.
4.Củng cố:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập (a) SGK
- HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV chốt lại
+ Hành vi của Nam, Long và Hồng thể hiện lòng yêu thương con người.
+ Hành vi của Toàn là không có lòng yêu thương con người vì Toàn đã có sự phân biệt
đối xử.
5. Dặn dò:
- HS học bài,Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về yêu thương con người.
- Tìm những mẩu chuyện, những tấm gương về yêu thương con người.
....................&.....................&.....................&......................&....................&....................
Ngày soạn: 23/ 09/ 2009
Tuần: 6, Tiết PPCT tiết 6
Bài 5. YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI ( tiếp theo )
...............@...............@................
I.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS hiểu:
- Thế nào là yêu thương con người.
- Biểu hiện và ý nghĩa của yêu thương con người.
2. Thái độ:
- HS có thái độ quan tăm đến mọi người xung quanh.
- Ghét thái độ thờ ơ lạnh nhạt.
- Lên án hành vi độc ác đối với con người.
3. Kĩ năng: HS biết sống có tình thương, biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương mọi
người từ trong gia đình đến những người xung quanh.
II. Tài liệu và phương tiện:
- SGK, SGV, bài tập tình huống
- Tục ngữ, ca dao, danh ngôn.
- Tấm gương yêu thương con người.
III. Các hoạt động dạy và học.
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
* Thế nào là yêu thương con người?
* Hãy nêu những hành vi thể hiện lòng yêu thương con người?
3.Bài mới: GV giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
+Mục tiêu: HS biết sống có tình thương, biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương mọi
người.Phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt.
+ Cách tiến hành:
- GV chia nhóm
- GV nêu tình huống:
Tình huống 1: Gia đình bạn Hạnh gặp khó khăn.Em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn Hạnh? Vì sao?
Tình huống 2: Bác An bị bệnh hiểm nghèo, không có tiền chữa bệnh.Bà con khu phố quyên
góp tiền giúp đỡ. Riêng ông Ba là không đồng ý, mặc dù gia đình ông rất giàu có. Em hãy
cho biết ý kiến về hành vi của ông Ba?
- Giao nhiệm vụ cho HS thảo luận ( 5 phút )
- GV gọi HS trình bày
- GV nhận xét, chốt lại
* Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi.
+ Mục tiêu: HS biết ca dao, tục ngú nói về yêu thương con người
+ Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 2 Đội chơi.
- Trong khoảng thời gian 5 phút, Đội nào nêu được nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về yêu
thương con người là thắng cuộc.
- GV là trọng tài nhận xét, tuyên dương Đội thắng cuộc.
* Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
+ Mục tiêu: HS biết rèn luyện để trở thành người có lòng yêu thương mọi người.
+ Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi
* Hãy nêu những việc làm của em thể hiện tình thương yêu, giúp đỡ người khác?
- HS tự liên hệ bản thân
- GV nhận xét, biểu dương
- GV nêu tấm gương về lòng thương người để giáo dục HS.
* Tục ngữ:
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
- Thương người như thể thương thân.
- Lá lành đùm lá rách.
* Ca dao:
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng.
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàng
4. Củng cố:
- HS làm bài tập ( c ) SGK
- GV chốt lại
5. Dặn dò:
- HS học bài. Nghiên cứu bài 6. “ Tôn sư trọng đạo “
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao, mẫu truyện nói về tôn sư trọng đạo.
Ngày soạn: 30 / 09 / 2009
Tuần 7, Tiết 7
Bài 6: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
.................@.............@...............
I.Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Thế nào là tôn sư trọng đạo
- Vì sao phải tôn sư trọng đạo
- Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo
2. Thái độ:
- HS có thái độ biết ơn, kính trọng thầy cô giáo.
- Phê phán những ai có thái độ và hành vi vô ơn với thầy cô giáo.
3. Kĩ năng: Giúp HS biết tự rèn luyện để có thái độ tôn sư trọng đạo.
II. Tài liệu và phương tiện:
- SGK, SGV, mẫu truyện về tôn sư trọng đạo
- Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tôn sư trọng đạo.
III. Các hoạt đông dạy và học
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
* Nêu ý nghìa của lòng yêu thương con người?