Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

SKKN giáo dục lòng yêu nước cho học sinh qua bài tây tiến của quang dũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.67 MB, 37 trang )

MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………...……. 1
I. Lí do chọn đề tài ………………………………………...…………………….1
II. Mục đích nghiên cứu …………………………………..…………………….2
III. Đối tượng nghiên cứu…………………………………..…………………... 2
IV. Phương pháp nghiên cứu……...……….………………...…………………. 2
B. PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………...….. 2
I. Cơ sở lí luận…………………………………………………..……………… 2
1. Khái quát chung về nội dung yêu nước văn học Việt Nam thời kì chống Pháp
………............................................................................................
……………...3 1.1. Khái niệm chung về lòng yêu nước
1.2. Đặc điểm chung về lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam
2. Lí thuyết về tích hợp giáo dục lòng yêu nước trong bộ môn Ngữ Văn
2.1. Lí thuyết về tích hợp
2.2. Vai trò của môn Ngữ Văn trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho thế hệ
trẻ
II. Cơ sở thực tiễn …………………………...…………………………………..4
1. Thực trạng học sinh…………………………………………………… 4
2. Thực trạng giáo viên………………………………………………….. 4
III. Những biện pháp tích hợp giáo dục nội dung yêu nước qua bài “Tây Tiến”
(Quang Dũng) …………………………………………………………………..5
1. Biện pháp 1: Lồng ghép giáo dục nội dung yêu nước trong bài học theo từng
phần
2. Biện pháp 2: Lồng ghép giáo dục nội dung yêu nước vào phần củng cố bài
học
3. Biện pháp 3: Lồng ghép giáo dục nội dung yêu nước vào phần kiểm tra bài cũ
ở tiết sau.
4. Biện pháp 4: Tích hợp giáo dục lòng yêu nước bằng cách liên hệ, mở rộng đối
chiếu với nội dung yêu nước trong các tác phẩm cùng đề tài
5. Biện pháp 5 : Tích hợp giáo dục lòng yêu nước qua các hoạt động ngoài giờ


lên lớp
5.1. Hoạt động câu lạc bộ
5.2. Hoạt động tham quan, dã ngoại
5.3. Hoạt động sân khấu hóa
IV. Hiệu quả của sáng kiến với bản thân, với nhà trường…………………….. 14
C. PHẦN KẾT LUẬN……………………………………………..………….15
I. Kết luận……………………………………………………………………....15
II. Kiến nghị…………………………………………………………………….16
THƯ MỤC THAM KHẢO
PHỤ LỤC

1


A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Yêu nước là một truyền thống thiêng liêng và cao quý nhất của dân tộc Việt
Nam, là cội nguồn của những giá trị truyền thống khác. Đúng như Bác Hồ kính
yêu đã từng nói: “... Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống
quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy
lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi
sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước... ”.
Lòng yêu nước được hình thành và hun đúc từ trong các cuộc đấu tranh gian
khổ, kiên cường chống giặc ngoại xâm, trong lao động xây dựng đất nước, và
trong ngay cả những hoạt động cuộc sống thường ngày. Vì vậy, việc giáo dục
lòng yêu nước trong nhà trường là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Văn học yêu nước cũng chiếm một vị trí quan trọng, được ví như "sợi chỉ
đỏ” xuyên suốt chương trình phổ thông. Nội dung yêu nước thể hiện ở hầu hết
các tác phẩm văn học, từ việc thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc, ý thức độc lập
tự chủ, tự hào dân tộc, đến tình yêu thiên nhiên đất nước... Việc giảng dạy lòng

yêu nước qua các tác phẩm văn học không chỉ giúp học sinh hiểu và cảm nhận
được nội dung của tác phẩm, mà còn có khả năng cảm nhận về đất nước, lịch sử
dân tộc ngàn đời và hình thành ý thức trách nhiệm đối với đất nước.
Tuy nhiên, thời đại mới với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông
tin, sự thay đổi của cách sống và quan niệm thẩm mĩ của con người hiện đại có
ảnh hưởng rất lớn tới suy nghĩ của học sinh. Đa phần các em thích cái mới, cái
hiện đại mà không biết, không thích những cái đã qua, những cái đẹp, cái hào
hùng của quá khứ lịch sử. Nhịp sống hiện đại cũng khiến nhiều em thờ ơ với
những giá trị mà môn Ngữ văn mang lại. Các em không còn rung động trước
một bài thơ hay, một câu chuyện hấp dẫn, lạnh lùng với số phận nhân vật, thờ ơ
trước cảnh đời. Đặc biệt, các em không ý thức được trách nhiệm của bản thân
với cộng đồng, đất nước. .. Điều đó thật đáng lo ngại. Cần phải khơi dậy tình
cảm nhân văn, định hướng nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn cho các em ngay từ
khi còn ngồi trên ghế nhà trường mới mong sau này các em trở thành những
công dân có ích cho xã hội.
Trong chương trình Ngữ văn lớp 12 có rất nhiều văn bản để tích hợp giáo
dục lòng yêu nước cho học sinh. Với kinh nghiệm giảng dạy bộ môn Ngữ văn
lớp 12 bản thân tôi nhận thấy dạy bài "Tây Tiến” của Quang Dũng, đặc biệt là
dạy tích hợp “Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh qua bài "Tây Tiến” của
Quang Dũng” là rất hay và đem lại hiệu quả cao cho giờ học.
Bản thân tôi hi vọng rằng qua kinh nghiệm giảng dạy “Giáo dục lòng yêu
nước cho học sinh qua bài "Tây Tiến” của Quang Dũng” giúp các em học
sinh có cách nhìn mới về nội dung của bài và hình thành thêm về lòng yêu nước,
tự hào dân tộc.
Tôi chọn hai lớp 12 được phân công giảng dạy tại trường THPT Như
Xuân là đối tượng khảo sát thực nghiệm. Trong đó lớp 12C4 là lớp thực nghiệm

2



và lớp 12C3 là lớp đối chứng để kiểm nghiệm việc đổi mới phương pháp của
mình.
II. Mục đích nghiên cứu
- Giúp học sinh hiểu được khái niệm và đặc điểm của nội dung yêu nước
qua từng giai đoạn lịch sử.
- Phát hiện được biểu hiện cụ thể của nội dung yêu nước qua văn học Việt
Nam thời kì chống Pháp.
- Phát hiện được nội dung yêu nước qua bài “Tây Tiến” của Quang Dũng.
- Giáo dục lòng yêu nước, hình thành nhân cách cho học sinh qua bài học.
III. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài lấy những nội dung yêu nước trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang
Dũng làm đối tượng nghiên cứu từ đó đề xuất những biện pháp tích hợp giáo dục
lòng yêu nước cho học sinh THPT.
IV. Phƣơng pháp nghiên cứu
1. Điều tra, phỏng vấn
Bản thân tôi đã điều tra học sinh qua công tác giảng dạy trong chương
trình Ngữ văn 12, phỏng vấn lấy ý kiến phản hồi... Từ đó tổng hợp để đi đến
những kết luận cụ thể.
2. Thống kê, đối chiếu, trao đổi kinh nghiệm
Là phương pháp thu thập và phân tích, đối chiếu các số liệu... Từ đó trao
đổi và đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy.
3. Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu
Là tìm hiểu, sưu tầm các tài liệu, bài giảng liên quan.
4. Thực nghiệm sư phạm và tổng kết kinh nghiệm
Là phương pháp thu nhận thông tin về sự thay đổi số lượng và chất lượng
trong giảng dạy và học tập khi ứng dụng phương pháp giảng dạy được đề xuất.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
1. Khái quát chung về nội dung yêu nƣớc văn học Việt Nam thời kì
chống Pháp

1.1. Khái niệm chung về lòng yêu nƣớc
Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem
hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc. (Theo sách GDCD 10 Trang
96).
1.2. Đặc điểm chung về lòng yêu nƣớc của dân tộc Việt Nam
Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam có những biểu hiện vô cùng phong
phú và đa dạng, nhưng tựu trung lại, thể hiện chủ yếu ở những điểm sau:
- Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước: Người Việt Nam yêu nước
luôn luôn hướng về cội nguồn, về ông bà, cha mẹ, tổ tiên và quê hương của
mình. Khi phải xa quê hương, đất nước, luôn nhớ về quê hương, hướng về Tổ
quốc.

3


- Tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc: Đồng bào, giống
nòi là những gì thiêng liêng nhất gắn bó con người Việt Nam với nhau. Mỗi
người dân Việt Nam yêu nước đều cảm thông sâu sắc với nỗi đau của đồng bào,
dân tộc, luôn mong muốn đồng bào của mình được sống ấm no, hạnh phúc.
- Lòng tự hào dân tộc chính đáng: Người Việt Nam luôn tự hào về truyền
thống văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc và có sức sống mạnh mẽ của dân
tộc mình, tự hào về những con người của quê hương, đất nước, những người anh
hùng hào kiệt, những danh nhân văn hóa, tự hào về non sông gấm vóc và những
sản vật phong phú của quê hương.
- Đoàn kết kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền
dân tộc và nền độc lập tự do của Tổ quốc, không bao giờ chịu làm nô lệ, làm
người dân mất nước hoặc lệ thuộc người nước ngoài. Tinh thần đoàn kết, kiên
cường bất khuất chống giặc ngoại xâm là nét nổi bật của truyền thống yêu nước
Việt Nam.
- Cần cù và sáng tạo trong lao động để xây dựng, phát triển nền văn hóa

dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. (Theo sách GDCD 10 Trang
97)
2. Lí thuyết về tích hợp giáo dục lòng yêu nƣớc trong bộ môn Ngữ
Văn
2.1. Lí thuyết về tích hợp
- Tích hợp trong quá trình dạy học là sự phối kết hợp các tri thức của một
số môn học có những nét chính, tương đồng xoay quanh một chủ đề nào đó. Nói
cách khác, tích hợp là phương pháp phối hợp một cách riêng lẻ các môn học
khác nhau, các phân môn học khác nhau theo những hình thức, cấp độ khác nhau
nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích , yêu cầu cụ thể nào đó của tiết học.
Việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp là một trong những cơ sở đánh giá
hiệu quả của một tiết dạy về mặt phương pháp .
Ví dụ : Khi dạy bài Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng, một bài thơ tập
trung thể hiện vẻ đẹp hình tượng người lính thời chống Pháp, tôi không chỉ tích
hợp giáo dục lòng yêu nước qua từng phần bài dạy mà còn liên hệ với những tác
phẩm văn học cùng chủ đề, những bộ môn khác có cùng nội dung giáo dục,…từ
đó giúp học sinh hình thành lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước và
ý thức được trách nhiệm của bản thân mình.
Như vậy, cách làm này giúp cho giờ dạy tránh được sự nhàm chán, giúp
cho việc khai thác kiến thức trong bài dạy rộng và sâu, học sinh lĩnh hội được
nhiều kiến thức và thấy được sự kết nối của các phân môn trong bộ môn, các bài
học trong chương trình. Từ đây, học sinh được rèn luyện kĩ năng so sánh văn học
và liên hệ thực tế đời sống… Đây là những kĩ năng vô cùng quan trọng và cần
thiết đối với người học.
2.2. Vai trò của môn Ngữ Văn trong việc giáo dục tƣ tƣởng đạo đức
cho thế hệ trẻ
Trong giáo dục đạo đức cho học sinh, việc giáo dục đạo đức truyền thống
của dân tộc là rất quan trọng. Những giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống
4



của dân tộc Việt Nam đã được lưu giữ, truyền lại cho các thế hệ và không ngừng
được phát huy qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước rất hào hùng, oanh
liệt.
Trong chương trình giáo dục, đã có rất nhiều hình thức, môn học nhằm
giáo dục đạo đức cho học sinh như môn Giáo dục công dân, Giáo dục quốc
phòng, Ngữ văn, Lịch sử,… Tất cả các môn học này ngoài việc cung cấp kiến
thức thì thông qua đó phải coi trọng và đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giáo dục đạo
đức cho học sinh. Không thể giao phó nhiệm vụ ấy cho riêng một môn học nào
mà cần có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, biện chứng với nhau hướng tới một mục
đích chung cuối cùng là giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách
cho học sinh. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tôi chỉ đề cập đến vấn đề giáo
dục đạo đức truyền thống cho học sinh THPT thông qua hoạt động dạy và học
môn Ngữ văn trong nhà trường.
Môn Ngữ văn có giá trị giáo dục rất to lớn, như M.Go-rơ-xki đã nói: “Văn
học là nhân học”. Học văn chính là học cách làm người. Đồng thời, môn Ngữ
văn làm cho con người phát triển toàn diện.
Giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức học sinh nói riêng nhằm hình
thành hành vi ứng xử văn hoá cho học sinh là vấn đề hết sức cần thiết hiện nay.
Đó chính là sự định hướng vào những bản chất tốt đẹp của con người Việt Nam
mới, vừa giữ được thuần phong mỹ tục của dân tộc, vừa thể hiện sự thông minh
sáng tạo của các thế hệ học sinh Việt Nam.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
1. Thực trạng học sinh
Theo khảo sát từ thực tế giảng dạy tại trường THPT Như Xuân, tôi nhận
thấy những hạn chế còn tồn tại trong việc học Ngữ Văn của học sinh như sau:
- Các em còn học tập một cách khuôn mẫu, thụ động, chưa phát huy tính
chủ động, tích cực khi tiếp cận tác phẩm. Nhiều học sinh có tâm lí ỷ lại, chỉ đợi
giáo viên đọc rồi chép lại và học thuộc lòng nội dung bài học một cách máy
móc.

- Khả năng liên hệ giữa kiến thức bài học với thực tế đời sống của học
sinh còn gặp nhiều hạn chế.
- Hiện nay nhiều học sinh thờ ơ, thậm chí còn chán học văn, kể cả tác
phẩm văn học hiện đại. Bởi bây giờ các em thích xem phim, nghe nhạc trẻ hơn là
những tác phẩm văn học thấm đẫm tinh thần yêu nước.
- Rất nhiều học sinh cũng cho rằng lòng yêu nước là một khái niệm xa vời
mang tính lí thuyết, chỉ có trong sách vở. Các em quên mất rằng yêu nước là một
tình cảm tự nhiên, luôn có trong mỗi người. Và vì vậy lòng yêu nước cần được
bồi dưỡng mỗi ngày, ngay trong cuộc sống và đặc biệt qua việc học những tác
phẩm văn chương nghệ thuật.
2. Thực trạng giáo viên
- Thực tế thời gian trên lớp rất ít chưa đủ thời gian để dạy nội dung của
bài cho nên giáo viên thường bỏ qua việc dạy tích hợp giáo dục lòng yêu nước
cho học sinh.
5


- Có một thực trạng thường thấy trong các nhà trường hiện nay việc dạy
học phần văn thơ vẫn còn nặng về kiến thức. Người dạy và người học chủ yếu
chỉ quan tâm đến nội dung nào sẽ phục vụ cho các kì thi, còn nếu không thi thì
sẽ bị xem nhẹ. Vì vậy người dạy thường say sưa tìm tòi, khám phá sự hấp dẫn về
nội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà quên mất các nhiệm vụ quan trọng
khác.
- Một bộ phận giáo viên cũng xem nhẹ tầm quan trọng của công tác giáo
dục đạo đức, coi đây là công việc của cán bộ chuyên trách… Những lí do này
khiến giờ dạy và học Ngữ Văn chưa thực sự phát huy tối đa vai trò và tác dụng
của mình, giờ học nhiều khi còn cứng nhắc, khô khan và nhàm chán.
Từ những nguyên nhân trên, có thể thấy, từ việc thiếu áp dụng phương
pháp dạy học phù hợp sẽ dẫn đến một hậu quả lớn. Đó là :
- Ảnh hưởng đến chất lượng viết bài làm văn nghị luận văn học ở học

sinh. Các em không có khả năng liên hệ, mở rộng nội dung bài học.
- Ảnh hưởng đến phương pháp và năng lực viết bài văn nghị luận xã hội.
Các em không phát hiện được những vấn đề xã hội vốn có trong các tác phẩm
văn chương đã học.
III. Những biện pháp tích hợp giáo dục nội dung yêu nƣớc qua bài
“Tây Tiến” (Quang Dũng)
1. Biện pháp 1: Lồng ghép giáo dục nội dung yêu nƣớc trong bài học
theo từng phần
1.1. Phần tiểu dẫn

Bức tượng nhà thơ Quang Dũng đặt tại nhà truyền thống

6


Lâu nay, trong những giờ đọc hiểu văn bản văn học, giáo viên và học sinh
thường cho rằng các thông tin trong phần tiểu dẫn không quan trọng và thường ít
để tâm đến. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm. Bởi lẽ, chính những yếu tố
ngoài văn bản được trình bày trong đó lại là cơ sở quan trọng để giải mã văn bản
văn học, đồng thời phát triển tư duy, phát huy tính tích cực chủ động và hứng thú
học tập của học sinh.
Khi giảng dạy phần tiểu dẫn bài “Tây Tiến”, giáo viên có thể tích hợp giáo
dục niềm tự hào về tác giả Quang Dũng. Ông không chỉ là một nhà thơ xuất sắc
của thơ ca kháng chiến chống Pháp, mà còn là một người lính trực tiếp cầm súng
chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Tại nhà truyền thống trưng bày kỷ vật
trung đoàn 52 Tây Tiến ở Mộc Châu, hiện có bức tượng bán thân của nhà thơ
(ảnh trên).
Dưới đây là bài hát “Những mùa Tây Tiến” được nhạc sĩ Quỳnh Hợp phổ
nhạc dựa trên lời bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng:


Bên cạnh đó, từ những thông tin ngắn gọn về binh đoàn Tây Tiến có trong
phần tiểu dẫn, giáo viên có thể tích hợp giáo dục về trách nhiệm của thế hệ
những người trẻ tuổi sẵn sàng xếp bút nghiên lên đường chiến đấu khi Tổ quốc
lâm nguy.
1.2. Phần nội dung
“Tây Tiến” là một thi phẩm tiêu biểu xuất sắc cho tinh thần yêu nước của
người lính chống Pháp. Nội dung ấy thấm đẫm trong mỗi câu thơ, mỗi khổ thơ.
– Khổ thơ đầu:
Khi giảng dạy khổ thơ đầu, giáo viên có thể giáo dục học sinh lòng tự hào
về thiên nhiên miền Tây Bắc hoang sơ, dữ đội, khắc nghiệt nhưng cũng rất đỗi
mĩ lệ, thơ mộng. Đó cũng là con đường hành quân đầy gian khổ của người lính
Tây Tiến.
7


Giáo viên có thể giáo dục học sinh lòng tự hào về hình ảnh người lính anh
dũng, kiên cường vượt lên mọi khó khăn, gian khổ. Dù có lúc trước sự khắc
nghiệt, dữ dội của thiên nhiên, các anh đã không vượt qua nổi, nhưng vẫn là gục
ngã ngay trong tư thế hành quân.
- Khổ thơ 2:
Khi giảng dạy khổ thơ thứ hai, giáo viên có thể giáo dục học sinh lòng tự
hào về con người Tây Bắc duyên dáng, tài hoa, ấm áp nghĩa tình.
- Khổ thơ 3:
Hình ảnh người lính trong cõi sống và cả cõi hi sinh đều bi tráng, lãng
mạn, hào hùng. Đoạn thơ như bức tượng đài thi ca về người lính bất tử, khắc tạc
lại chặng đường anh hùng của một dân tộc anh hùng và cũng là tinh thần chung
của quân và dân ta trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trong phần này giáo viên sau khi giảng dạy xong có thể liên hệ với những
phẩm chất cần có trong thế hệ thanh niên ngày nay.
- Khổ thơ cuối:

Khi giảng dạy khổ thơ này, giáo viên có thể giáo dục học sinh lòng tự hào
về tinh thần quyết chiến kẻ thù xâm lược. Tinh thần ấy tiếp nối lẽ sống cao cả
của người lính trong văn học trung đại – “sống đánh giặc, thác cũng đánh
giặc”(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu).
2. Biện pháp 2: Lồng ghép giáo dục nội dung yêu nƣớc vào phần củng
cố bài học
Trong hoạt động dạy và học, tiến trình bài giảng chia thành nhiều bước.
Phần việc “củng cố - dặn dò” là thao tác cuối cùng sau khi tìm hiểu xong toàn bộ
giá trị của tác phẩm, trước khi kết thúc giờ học. Tuy là phần việc cuối cùng
chiếm khối lượng thời gian ít ỏi nhưng có vai trò quan trọng, cũng là một phần
tạo nên sự hoàn thiện của một giờ lên lớp. Nếu biết vận dụng linh hoạt sáng tạo
phương pháp chắc hẳn phần việc này sẽ có tính hiệu quả và sức hấp dẫn hơn cho
hoạt động dạy và học của thầy trò. Nhiệm vụ chính của người giáo viên trong
phần việc “củng cố- dặn dò” gồm hai nội dung cơ bản:
- Thứ nhất, nhằm khắc sâu kiến thức bài học, giáo viên chủ động cung cấp
thêm thông tin, tư liệu để mở rộng kiến thức, liên hệ, so sánh... giúp học sinh
hiểu được bản chất, sâu sắc bài học
- Thứ hai, chú trọng đến hệ thống câu hỏi để học sinh thảo luận, trao
đổi, trình bày những hiểu biết và kiến giải của mình về bài học.
Như vậy, khi giảng xong bài thơ “Tây Tiến”, giáo viên có thể đặt ra câu
hỏi củng cố kiến thức, và giáo dục lòng yêu nước cho học sinh: Qua hình ảnh
người lính Tây Tiến được thể hiện trong bài thơ, anhh/chị liên hệ gì về trách
nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước?
Gợi ý:
- Qua hình ảnh người lính Tây Tiến, em có suy ngẫm về trách nhiệm của
thế hệ trẻ đối với đất nước:
+ Có tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc chính đáng.
+ Sẵn sàng chiến đấu, hi sinh khi nền độc lập dân tộc bị lâm nguy.
8



+ Hăng say học tập và lao động để dựng xây đất nước ngày càng giàu đẹp.
+ Có ý thức bồi dưỡng lòng yêu nước.
3. Biện pháp 3: Lồng ghép giáo dục nội dung yêu nƣớc vào phần kiểm
tra bài cũ ở tiết sau.
Kiểm tra bài cũ là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong hoạt động dạy và
học nói chung. Công việc này không chỉ giúp học sinh có ý thức học tập, ôn
luyện chuyên cần mà còn khắc sâu kiến thức ở giờ học trước đó. Riêng đối với
môn Ngữ Văn, việc kiểm tra bài cũ không nhất thiết phải tiến hành đầu giờ mà
có thể đan xen trong tiết học. Người dạy cũng cần khéo léo trong việc lựa chọn
phạm vi kiến thức trọng tâm, đưa ra câu hỏi phù hợp, tránh tạo cảm giác nặng
nề, căng thẳng, áp lực cho học sinh. Một sự khởi đầu suôn sẻ sẽ đem tới thành
công cho những bước tiếp theo.
Trong tiết học sau, giáo viên kiểm tra bài cũ bằng cách đặt câu hỏi: Qua bài
thơ “Tây Tiến”(Quang Dũng), anh/chị hãy nêu ngắn gọn cảm nhận về hình ảnh
người lính thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp?
Gợi ý:
- Qua bài thơ, hình ảnh người lính thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
hiện lên với vẻ đẹp hào hoa, bi tráng và rất đỗi hào hùng. Điều đó được thể hiện
qua:
+ Hình ảnh người chiến sĩ giữa chặng đường hành quân đầy gian khổ qua
miền thiên nhiên Tây Bắc dữ dội, khắc nghiệt và mĩ lệ, thơ mộng.
+ Tình quân dân nồng ấm trong đêm liên hoan giao lưu văn nghệ với đồng
bào Tây Bắc và cảnh đưa tiễn trên sông.
+ Vẻ đẹp chân dung, tâm hồn, lí tưởng và sự hi sinh cao cả của người lính
Tây Tiến.
+ Lời thề sắt đá của người lính Tây Tiến.
- Những người lính ấy tiêu biểu cho vẻ đẹp anh hùng của cả một thế hệ anh
hùng. Các anh không chỉ gợi nguồn cảm hứng bất tận cho những sáng tác văn
chương nghệ thuật mà còn truyền cho thế hệ sau tình yêu, niềm tự hào và ý thức

dân tộc.
4. Biện pháp 4: Tích hợp giáo dục lòng yêu nước bằng cách liên hệ, mở
rộng đối chiếu với nội dung yêu nước trong các tác phẩm cùng đề tài
Văn học yêu nước là một dòng chảy không ngừng, xuyên suốt từ văn học
dân gian đến văn học viết, từ trung đại đến hiện đại. Vì vậy, khi dạy và học bài
“Tây Tiến”, ta dễ dàng liên hệ đến rất nhiều tác phẩm cùng đề tài.
- Trong văn học dân gian: Ta có thể thấy một tình yêu quê hương, đất
nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Ở đó là tâm hồn nhân dân ôm trọn
bóng hình quê hương đất nước, là nỗi nhớ đến da diết làng quê ruột thịt:
“ Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng, dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”.

9


Mỗi người dân Việt Nam gắn bó với quê hương bằng một tình yêu sâu
đậm, nồng nàn và ca dao chính là bức thông điệp để gửi gắm những tình cảm
thiết tha đó. Có thể liên hệ, phải chăng bài ca dao trên chính là mạch nguồn cảm
hứng để Quang Dũng viết nên vần thơ về nỗi nhớ : “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều
thơm”. Dù hoàn cảnh khác nhau, đối tượng của nỗi nhớ khác nhau nhưng tác giả
dân gian và các chàng trai Hà Nội có cùng chung một tình cảm sâu sắc dành cho
quê nhà.
- Trong văn học trung đại: Lòng yêu nước thể hiện ở tư tưởng trung
quân ái quốc, ở niềm tự hào, tự tôn dân tộc, ở ý chí quyết tâm đánh giặc giữ
nước… Ta như bắt gặp một bản tuyên ngôn độc lập qua “Nam quốc sơn hà” của
Lí Thường Kiệt, một lời khẳng định hùng hồn, đanh thép, hào sảng trong “Bình
ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, hay một bài hịch vang núi sông ngỡ còn đâu đây
trong “Hịch tướng sĩ” của Trần quốc Tuấn… Đó chính là những biểu hiện đẹp về

trào lưu chủ nghĩa yêu nước được tô đậm trong nền văn học trung đại.
Như vậy, giáo viên khi dạy bài “Tây Tiến” có thể giúp học sinh thấy được
sự kế thừa và phát huy của văn học yêu nước hiện đại từ nền tảng của văn học
trung đại, dễ dàng lí giải được lí tưởng sẵn sàng xả thân vì độc lập dân tộc của
những chàng trai tuổi vừa mười tám, đôi mươi: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời
xanh”.
- Trong văn học Việt Nam thời kì chống Pháp: Cảm hứng về lòng yêu
nước trong thơ văn kháng chiến chống Pháp mang tính trữ tình và tính chiến đấu
sâu sắc, có giá trị nghệ thuật cao. Những tác phẩm ra đời thời kì này đã góp phần
bồi dưỡng lòng yêu nước, động viên nhân dân chiến đấu và góp phần đưa cuộc
kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Nguồn cảm hứng ấy giúp ta cảm nhận sâu
sắc tâm tình người thanh niên Việt Nam yêu nước kháng chiến, xúc động mãnh
liệt về những nỗi đau thương mất mát của nhân dân ta khi giặc xâm lược, tự hào
về đất nước ta giàu đẹp, lịch sử ta vẻ vang, nhân dân ta anh hùng với truyền
thống chiến đấu vì dộc lập, tự do.
Từ đó, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh phát hiện ra sự tương đồng
của tinh thần xung trận giữa những chàng trai Tây Tiến với cả một “thế hệ lên
đường đánh giặc” trong thơ Tố Hữu:
“ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương
lai”.
(Theo chân Bác)
Với tình quê hương đất nước như máu thịt, mẹ cha trong thơ Chế lan Viên:
“ Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như
chồng. Ôi Tổ quốc nếu cần ta
chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông…”.
(Sao chiến thắng)
Với ý chí kiên cường vượt lên trên mọi gian khổ, thiếu thốn bệnh tật như

trong thơ Chính Hữu:


10


“ Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh
Rét run người vầng trán đẫm mồ
hôi”.
(Đồng chí)
Tất nhiên, tuỳ vào thời lượng của tiết học, khả năng tiếp nhận của học sinh
mà giáo viên sẽ có sự liên hệ, mở rộng một cách hợp lí. Nhưng tựu trung lại, qua
sự đối chiếu này, các em có thể nhận ra, nội dung yêu nước không phải của riêng
một tác phẩm, một thời kì văn học nào. Yêu nước chính là một nội dung lớn, một
dòng chảy xuyên suốt. Các em có quyền tự hào về truyền thống tốt đẹp, quý báu
ấy của dân tộc. Các em có thể bồi dưỡng lòng yêu nước từ việc cảm thụ kho tàng
thơ văn đồ sộ của dân tộc Việt Nam.
5. Biện pháp 5 : Tích hợp giáo dục lòng yêu nước qua các hoạt động
ngoài giờ lên lớp
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động do giáo viên tổ chức
hướng dẫn thực hiện ngoài thời gian học tập chính khóa nhằm lôi cuốn đông đảo
học sinh tham gia, kế tục giáo dục chính khóa, mở rộng, đào sâu, hoàn thiện kết
quả giáo dục trong giờ lên lớp chính khóa với nhiều hình thức đa dạng. Hoạt
động ngoài giờ lên lớp môn Ngữ Văn có tác dụng rất to lớn trong việc nâng cao
hiệu quả dạy học môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông, góp phần củng cố,
mở rộng vốn tri thức của các em; rèn luyện kỹ năng làm văn; tăng cường hứng
thú của các em đối với môn Ngữ Văn. Cụ thể:
Thứ nhất, hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Ngữ Văn với nhiều hình thức
phong phú, diễn ra ở nhiều địa điểm, hoàn cảnh khác nhau, đòi hỏi các cách
thức hoạt động khác nhau sẽ rèn luyện cho học sinh khả năng thích nghi, năng

động, sáng tạo, làm quen với sự sưu tầm tài liệu, tập dượt hoạt động và kỹ năng
tự tổ chức hoạt động.
Thứ hai, hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Ngữ Văn sẽ góp phần rèn luyện
tinh thần trách nhiệm, ý thức gắn bó với tập thể của học sinh. Thông qua hoạt
động ngoài giờ lên lớp môn Ngữ Văn, học sinh vừa xác định được bản ngã, vừa
xác định được vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân trước cộng đồng. Học sinh
sẽ hòa nhập vào tập thể một cách vui vẻ, tự nguyện.
Hơn nữa, hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Ngữ Văn còn góp phần bồi
dưỡng tâm hồn cho các em, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng yêu thương con
người và dễ dàng hòa nhập, cảm nhận những điều tốt đẹp của cuộc sống.
Đặc biệt, trong hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Ngữ Văn, tính độc lập và
sự sáng tạo của học sinh sẽ được phát huy cao độ. Nhờ vậy, các kỹ năng cảm thụ
văn học, kỹ năng làm văn được hình thành và phát triển một cách tự giác chủ
động… Có thể nói đây là hình thức dạy học mang tính tích cực cao, có tác dụng
phát triển kiến thức và rèn luyện kỹ năng toàn diện. Qua các hoạt động này, giáo
viên có thể tích hợp giáo dục đạo đức học sinh vô cùng hiệu quả.
Khi dạy bài “Tây Tiến” của Quang Dũng, giáo viên có thể phối hợp tổ
chức thêm các hoạt động ngoài giờ lên lớp dưới nhiều hình thức khác nhau như
hoạt động câu lạc bộ, đi dã ngoại, diễn đàn, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa
rối, tiểu phẩm…) để nội dung tích hợp thêm phong phú, giàu ý nghĩa. Dưới đây
11


là một số hình thức hoạt động ngoại khóa có hiệu quả được tôi sử dụng khi dạy
học:
5.1. Hoạt động câu lạc bộ
Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh
cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu,… dưới sự định hướng của giáo viên nhằm
tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa
học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác. Hoạt động của câu lạc bộ

tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các
tác phẩm, tác giả văn học, qua đó phát triển các kĩ năng của học sinh như: kĩ
năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ,
ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ
năng ra quyết định và giải quyết vấn đề…
Trong nội dung sinh hoạt tháng 12 của câu lạc bộ Văn học, giáo viên có
thể định hướng đưa ra chủ đề về hình tượng người lính. Từ đây các thành viên
câu lạc bộ sẽ sưu tầm tài liệu văn thơ, hình ảnh, hiện vật…có liên quan. Trong
buổi sinh hoạt, câu lạc bộ sẽ tổ chức bình thơ, ngâm thơ bài Tây Tiến (Quang
Dũng), kể chuyện, trưng bày hiện vật. Đặc biệt, có thể có buổi trò chuyện trực
tiếp với khách mời là những cựu chiến binh, để các em thực sự được sống lại
một thời quá khứ oanh liệt của dân tộc, bằng những cảm xúc chân thực, tự nhiên
nhất.
5.2. Hoạt động tham quan, dã ngoại
Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối
với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi
thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, các
công trình, có liên quan đến tác phẩm văn học, giúp các em có được những kinh
nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em.
Nội dung tham quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với học sinh
như: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống
cách mạng, truyền thống lịch sử…Các lĩnh vực tham quan, dã ngoại có thể được
tổ chức ở nhà trường phổ thông là: Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích
lịch sử, văn hóa; tham quan các ngôi trường, các con đường mang tên những
nhân vật nổi tiếng của đất nước….
Khi dạy bài “Tây Tiến” của Quang Dũng, người dạy có thể tổ chức đưa
các học sinh đến với Tây Bắc – vùng đất chứa đựng, lưu giữ biết bao kỉ niệm,
thông tin quý báu về đoàn binh Tây Tiến. Dưới đây là những hình ảnh đượcchụp
lại trong chuyến tham quan tại nhà truyền thống trưng bày kỷ vật trung đoàn 52
và đài tưởng niệm các chiến sĩ Tây Tiến tại Mộc Châu (Sơn La). Qua chuyến đi

thực tế ấy, các em có cái nhìn đầy đủ, chân thực và thấm thía, sâu sắc hơn những
gian khổ, hi sinh của các thế hệ cha anh.

12


Đài tưởng niệm các chiến sĩ Tây Tiến

Chân dung các chiến sĩ Tây Tiến được trưng bày tại nhà truyền thống
13


5.3. Hoạt động sân khấu hóa
Hoạt động này là phương pháp đặc biệt hiệu quả trong dạy và học văn.
Phương pháp này có thể khơi dậy niềm yêu thích văn chương nghệ thuật, tạo ra
cuộc chơi đầy tính sáng tạo. Qua đó, học sinh được hóa thân thành nhân vật,
hình tượng trong tác phẩm văn học.
Thay vì những giờ giảng mang tính chất khô khan, khuôn mẫu trên bục
giảng, các em được xem, được hóa thân vào những tiết mục sinh động, khiến các
em dễ học, dễ nhớ, nhập tâm hơn với những tác phẩm văn học.
Từ nội dung trong sách giáo khoa, kiến thức và hình tượng nhân vật, hình
tượng tác giả được các em ghi nhớ trên lớp và được tái hiện trên sân khấu. Cuộc
sống vốn nhiều màu sắc và văn học cũng lưu lại sắc màu ấy, thế nên việc truyền
tải văn học cũng phải sống động như chính nó từng diễn ra như thế. Với chúng
tôi, văn học vượt ra ngoài một môn học trên ghế nhà trường, trở thành một môn
nghệ thuật, với đầy đủ sắc màu sinh động, đa dạng trong cách tiếp cận. Cùng với
các phương pháp giảng dạy truyền thống được chắt lọc hiện nay, sân khấu hóa
văn học được kỳ vọng sẽ trở thành một cách tiếp cận mới trong việc phát huy
tính tích cực, chủ động trong cách dạy và cách học, đồng thời xóa tan những lối
mòn suy nghĩ tiêu cực về bộ môn, mở ra một góc nhìn khác để đến gần hơn,

chân thực hơn và đầy đủ hơn về môn Ngữ văn.
Như vậy, khi dạy bài “Tây Tiến”, người dạy có thể định hướng cho học
sinh xây dựng các tiết mục văn hoá nghệ thuật ở các thể loại: hát múa, tiểu
phẩm, nhạc kịch… xoay quanh nội dung về người lính chống Pháp.

Tiết mục văn nghệ của lớp 12B3(2016 – 2017)
Chắc chắn, sau những hoạt động này, các em sẽ hứng thú hơn khi tiếp cận
các tác phẩm văn học, chịu khó tìm tòi nhiều hơn các nguồn tư liệu. Và như một
14


lẽ tự nhiên, lòng yêu nước, ý thức tự hào dân tộc dần dần được hình thành trong
các em.

Tiết mục văn nghệ của lớp 11C5 (2016 -2017)
IV. Hiệu quả của sáng kiến với bản thân, với nhà trƣờng
Áp dụng những kinh nghiệm trên vào thực tế giảng dạy lớp 12, tôi nhận
thấy học sinh đã có hứng thú hơn khi học tập môn Ngữ Văn, đặc biệt trong giờ
đọc - hiểu văn bản “Tây Tiến”. Các em không chỉ nắm bắt tốt nội dung bài học
mà còn chủ động liên hệ bài học với các vấn đề liên quan trong đời sống. Nhờ
đó, môn giờ học trở nên gần gũi, thiết thực và sinh động, hấp dẫn hơn.
Những nội dung tích hợp thường rất gần với các vấn đề trong bài nghị
luận xã hội. Vì vậy, chất lượng những bài viết này cũng rất khả quan.
Việc giáo dục lòng yêu nước cũng đem lại hiệu quả cao trong công tác
giáo dục đạo đức học sinh, góp phần giảm thiểu những tác động tiêu cực của nền
kinh tế thị trường, hướng các em tới các giá trị Chân – Thiện – Mĩ.
Qua thực tế giảng dạy và giáo dục đạo đức, tôi đã tiến hành thực nghiệm
để kiểm tra chất lượng học tập ở hai lớp trong trường THPT Như Xuân. Kết quả
cụ thể như sau:
- Lớp 12C3: Không sử dụng phương pháp tích hợp giáo dục nội dung yêu

nước: Tiết học trầm, học sinh ít hoạt động, không có hứng thú tìm hiểu bài, kiến
thức chưa sâu, một số em không tập trung. Chất lượng bài viết nghị luận văn học
(viết về hình tượng người lính) và nghị luận xã hội (bàn luận về lòng yêu nước)
chưa cao.
- Lớp 12C4: Sử dụng phương pháp tích hợp giáo dục nội dung yêu nước:
Lớp học sôi nổi, học sinh hoạt động nhiều, có hứng thú trong học tập, khả
năng tiếp thu kiến thức cao hơn, các em cảm thấy yêu thích môn học. Hiệu quả
thể hiện rõ qua chất lượng bài viết đạt nhiều điểm tốt.
Bảng thống kê điểm trung bình bài viết số 2 môn Ngữ Văn:
15


Lớp
12C3

Sĩ số
36

Giỏi
Số
lượng
2

Khá
%
5,5

Số
lượng
13


%
36

Trung bình
Số
%
lượng
15 41,5

Yếu
Số
%
lượng
16
6

(đối chứng)

12C4

31

9

29

15

48,4


7

22,6

0

0

(thực nghiêm)

Kết quả này cho thấy, sau khi vận dụng những phương pháp tích hợp giáo
dục nội dung yêu nước cho học sinh, các em đã có hứng thú hơn trong việc tìm
hiểu bài, chủ động, tích cực trong việc tiếp nhận, đề xuất phương hướng giải
quyết vấn đề. Việc học sinh tham gia một cách sôi nổi ngoại khoá, những hoạt
động sân khấu hóa, câu lạc bộ… chứng tỏ tác phẩm văn học đã có sức ảnh
hưởng và trở thành một hình tượng sống động trong tâm trí các em.
Như vậy, sáng kiến kinh nghiệm tích hợp“Giáo dục lòng yêu nước cho
học sinh qua bài "Tây Tiến” của Quang Dũng” không chỉ có tác dụng trong
việc khơi dậy tình yêu văn chương, bồi dưỡng lòng yêu nước ở các em học sinh,
mà đối với giáo viên, đây là những gợi ý tích cực có tính khả thi để chúng ta tiếp
cận và truyền tải những thông điệp thẩm mĩ của văn học Việt Nam thời kì kháng
chiến chống Pháp. Tính khả thi của sáng kiến cũng góp phần nâng cao chất
lượng dạy – học của nhà trường THPT Như Xuân, hướng tới thông điệp: “Nhiệm
vụ của người dạy là giúp người học tìm thấy chính mình”.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Nhiều giáo viên hiện nay không khỏi băn khoăn, lo lắng trước thực trạng
môn Ngữ Văn không còn được xã hội coi trọng như trước. Điều này khiến họ
chán nản, buông xuôi và thiếu đầu tư cho môn dạy của mình. Giờ học đương

nhiên sẽ thiếu đi sự hấp dẫn, lôi cuốn đối với học sinh. Vì vậy, như một vòng
luẩn quẩn, vị thế của môn Ngữ Văn trong nhà trường càng bị xem nhẹ.
Thiết nghĩ, một giáo viên dạy môn Ngữ Văn giỏi phải là người vượt lên
được những khó khăn do thời đại đặt ra đối với môn học này. Trong mỗi giờ lên
lớp, giáo viên phải là người “truyền lửa” cho học sinh, đánh thức trong các em
tình yêu đối với văn học. Đương nhiên, nhiệm vụ này không hề dễ dàng. Giáo
viên không chỉ cần nắm vững về kiến thức mà còn cần phải lựa chọn và vận
dụng phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm môn học, phải biết tổ chức cho
học sinh những hoạt động học tập thú vị, hấp dẫn, vừa tạo được niềm tin, niềm
vui, hứng thú trong học tập cho các em, đồng thời đạt được mục tiêu bài học tìm
tòi, học hỏi để đổi mới phương pháp truyền đạt. Giáo viên không chỉ là người
thầy mà còn là người bạn, người đồng hành với các em trong hành trình tìm
hiểu, khám phá tri thức.
Việc đề xuất dạy tích hợp “Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh qua bài
“Tây Tiến” của Quang Dũng” theo cá nhân tôi là một đề tài thiết thực và hiệu
quả. Những biện pháp được đề xuất đều nảy sinh từ chính thực tiễn giảng dạy
16


còn nhiều khó khăn của một trường miền núi cao như huyện Như Xuân. Tôi hi
vọng bài viết sẽ được các đồng nghiệp đón nhận, chia sẻ và có những ý kiến
đóng góp quý báu.
Đúng như Goethe đã nói: “Mọi lí thuyết chỉ là màu xám, chỉ có cây đời
mãi mãi xanh tươi”. Chính trong quá trình mày mò tìm hiểu, nghiên cứu phương
pháp giảng dạy và trao đổi, mỗi giáo viên sẽ tự rút ra cho mình những kinh
nghiệm. Không có cách dạy học nào là tối ưu. Vì thế, khi vận dụng phương pháp
dạy học tích hợp vào giảng dạy, ngoài sự dũng cảm và lòng nhiệt tình nghề
nghiệp, giáo viên cần phải hết sức linh hoạt, chủ động, sáng tạo, tránh rập khuôn,
máy móc và nên kết hợp với những phương pháp dạy học tích cực khác để giờ
dạy Ngữ văn trở nên hấp dẫn, lôi cuốn và đạt kết quả cao.

II. KIẾN NGHỊ
Bằng những việc làm cụ thể, mục đích chính của chúng tôi là giúp học
sinh say mê học tập và học tập có kết quả môn Ngữ văn. Thông qua tác phẩm
văn chương còn giúp học sinh bồi dưỡng lòng yêu nước, nâng cao nhận thức làm
cho đời sống tư tưởng, tình cảm, tâm hồn thêm phong phú.
Chúng tôi cũng xin kiến nghị với nhà trường sẽ tổ chức những buổi toạ
đàm hoặc báo cáo chuyên đề về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy bộ
môn. Từ đó các giáo viên có điều kiện trao đổi, học hỏi kinhh nghiệm lẫn nhau
góp phần nâng cao trình độ chuyên môn. Ngoài ra, nhà trường có thể tổ chức
thêm các buổi sinh hoạt ngoại khoá theo chủ đề tích hợp nhằm nâng cao hiệu
quả giáo dục học sinh. Thư viện nhà trường cũng cần bổ sung thêm nguồn tư liệu
văn học phong phú, đa dạng nhiều hơn nữa.
Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm nhỏ được rút ra trong quá trình giảng
dạy. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, trao đổi xung quanh
vấn đề giáo dục tích hợp mà chúng tôi đã đề cập. Từ đó góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy và làm cho công việc dạy và học văn có nhiều ý nghĩa thiết thực
hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƢỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 17. 05. 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Lê Thị Hồng

17



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ văn 12 tập 1
2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT môn Ngữ văn – quyển
1 và 2 – NXB Giáo dục.
3. Phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THPT theo hướng tích hợp và tích
cực – Đoàn Thị Kim Nhung - NXB Đại học quốc gia TPHCM.
4. Dạy học Ngữ văn ở trung học phổ thông trung học - Nguyễn Trí – NXB Giáo
dục.
5. Những bài thơ hay giáo dục học sinh về lòng yêu nước tự hào dân tộc trong
chương trình Ngữ văn trung học - Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn – NXB Giáo
dục.
6. Sách giáo khoa môn Giáo dục công dân lớp 10.
7. Tác phẩm văn học, bình giảng và phân tích - GS Hà Minh Đức chủ biên - Nhà
xuất bản Văn học, 2006.

18


PHỤ LỤC 1:
GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM
Tiết 19 - 20 Đọc văn:
Tây Tiến
- Quang Dũng I. Mục tiêu bài học
Học sinh cần đạt những mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của cảnh trí thiên nhiên
miền Tây Tổ quốc và vẻ đẹp hào hoa, bi tráng của người chiến sĩ trong bài thơ
Tây Tiến.
- Phân tích, chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ qua bút
pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn từ và giọng điệu.

2. Kĩ năng
- Kỹ năng đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Rèn kỹ năng cảm thụ thơ.
3. Thái độ
- Có thái độ trân trọng đối với những hi sinh cao cả và tình cảm lãng mạn của
người chiến sĩ.
- Bồi dưỡng nhân cách, sống có lí tưởng, có trách nhiệm với quê hương đất
nước.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học
1.
Phương pháp
Trong khi giảng dạy GV sẽ sử dụng các phương pháp: phương pháp giảng
bình, đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm…
2.
Phương tiện
SGK, SGV, giáo án, phấn, bảng, máy chiếu, máy tính và các công cụ hỗ
trợ đi kèm.
III. Yêu cầu học sinh chuẩn bị
- Học sinh đọc trước bài ở nhà (đọc kĩ Tiểu dẫn, văn bản tác phẩm), trả lời
các câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK.
IV. Tiến trình dạy học
1.
Ổn định lớp học.
2.
Kiểm tra bài cũ
3.
Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu
về tác giả.

? Em hãy giới thiệu những nét cơ
bản về tác giả Quang Dũng?
Hoạt động tập thể, HS trả lời theo
hướng dẫn.

Nội dung kiến thức cần đạt
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả.
- Quang Dũng (1921-1988), quê ở huyện
Đan Phượng – Hà Nội.
- Ông là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết
văn, vẽ tranh; nhưng Quang Dũng trước
hết là một nhà thơ.
- Thơ Quang Dũng vừa hồn nhiên, vừa
19


Tích hợp giáo dục lòng yêu nước.
Liên hệ học sinh hiện nay.

tinh tế mang vẻ đẹp hào hoa, phóng
khoáng đậm chất lãng mạn.
- Sau Cách mạng tháng Tám, Quang Dũng
tham gia quân đội ( làm đại đội trưởng
binh đoàn Tây Tiến).
2. Tác phẩm
GV hướng dẫn HS tìm hiểu
- Các tác phẩm chính: Mây đầu ô (1986),
bài thơ.
? Yếu tố nào giúp em hiểu rõ hơn Thơ văn Quang Dũng (tuyển thơ văn,

1988).
bài thơ Tây Tiến của Quang
Dũng?
- “Tây Tiến” được in trong tập thơ Mây
HS trả lời theo hướng dẫn.
đầu ô.
II. Đọc – hiểu bài thơ
1. Hoàn cảnh sáng tác “Tây Tiến”:
- Tây Tiến là một đơn vị bộ đội thành lập
năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ
đội Lào bảo vệ biên giới Việt Lào và đánh
tiêu hao sinh lực địch ở Thượng Lào và
miền Tây Bắc Bộ Việt Nam.
- Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây
Tiến khá rộng: từ Mai Châu, Châu Mộc
sang Sầm Nưa rồi vòng về phía Tây tỉnh
Thanh Hóa.
- Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên,
sinh viên Hà Nội. Họ chiến đấu trong điều
kiện thiếu thốn, gian khổ nhưng vẫn lạc
quan yêu đời.
- Quang Dũng làm đại đội trưởng ở đó
một thời gian rồi chuyển đơn vị khác vào
năm 1948. Xa đơn vị cũ không lâu, tại
làng Phù Lưu Chanh vì nhớ đồng đội nên
? Tại sao bài thơ lúc đầu có tên Quang Dũng đã viết bài thơ này.
gọi Nhớ Tây Tiến về sau tác giả - Bài thơ lúc đầu có tên gọi “Nhớ Tây
bỏ chữ “nhớ” chỉ còn hai chữ Tây Tiến”. Về sau tác giả bỏ chữ “nhớ” chỉ
còn hai chữ “Tây Tiến” (đã bao hàm nỗi
Tiến?

nhớ đoàn quân Tây Tiến).
HS suy nghĩ trả lời và bổ
2. Bố cục
sung cho nhau.
Bài thơ gồm 4 đoạn:
GV hướng dẫn HS xác định
- Đoạn 1: 14 câu đầu: Thiên nhiên rừng
kết cấu.
núi Tây Bắc và những cuộc hành quân
? Căn cứ vào mạch cảm xúc và
hình ảnh chủ đạo em hãy xác định gian khổ của đoàn quân Tây Tiến.
- Đoạn 2: 8 câu thơ tiếp theo: Những kỷ
kết cấu và nội dung từng phần
niệm đẹp của tình quân dân và cảnh sông
cho bài thơ?
- HS theo dõi SGK và phần chuẩn nước miền Tây đầy thơ mộng của Tổ
20


bị bài ở nhà để phát biểu.

Hướng dẫn học sinh phân tích
bài thơ.
? Khơi nguồn cho mạch cảm xúc
của bài thơ là gì? Câu thơ nào
thể hiện cảm xúc đó?
- HS xác định cảm xúc, tìm
câu thơ.

? Theo dòng hoài niệm của nhà

thơ, hình ảnh nào được tái hiện?

? Hình ảnh đó có gì đặc biệt?
- HS phân tích.

? Theo em, câu thơ nào được coi

quốc.
- Đoạn 3: Từ “Tây Tiến đoàn binh…” đến
“Khúc độc hành”: Hình ảnh người lính
Tây Tiến.
- Đoạn 4: 4 câu thơ còn lại: Lời thề
Tây Tiến.
3. Phân tích
3.1 Đoạn 1: Những cuộc hành quân
gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và
cảnh trí hoang sơ, hùng vĩ, dữ dội của
miền Tây đất nước.
- Khơi nguồn cho mạch cảm xúc của bài
thơ là nỗi nhớ. Nỗi nhớ da diết về đồng
đội, về những năm tháng không thể nào
quên phủ khắp bài thơ:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi
vơi
Nỗi nhớ dường như không kìm nén nổi,
“chủ thể” nhớ phải thốt lên thành tiếng
gọi. Và nỗi nhớ như được cụ thể hóa, hình
tượng hóa bằng từ láy tượng hình “chơi
vơi” rất gợi cảm, tạo cảm xúc cho những

dòng thơ tiếp nối với những cảnh núi cao,
vực thẳm, rừng sâu xuất hiện.
a) Thiên nhiên Tây Bắc
- Theo dòng hoài niệm của nhà thơ, bức
tranh thiên nhiên của núi rừng Tây Bắc
hiện lên sống động
Sài Khao sương lấp đoàn quân
mỏi Mường Lát hoa về trong đêm
hơi.
+ Sài Khao,Mường Lát là những tên đất, tên
làng mà đoàn quân Tây Tiến đã đi qua. +
Hai chữ “sương lấp” gợi một miền đất
hoang sơ, quanh năm mây mù che phủ.
+ Ba chữ “đoàn quân mỏi” gợi một cuộc
hành quân dãi dầu đầy gian khổ của người
lính Tây Tiến (cảm hứng hiện thực).
+ Hình ảnh “hoa về trong đêm hơi” là hoa
của thiên nhiên hay con người? Chỉ biết
rằng nó gợi một cảm giác nhẹ nhàng, êm
ả, đẩy lùi nỗi nhọc nhằn của người lính
Tây Tiến trong cuộc hành quân (cảm hứng
lãng mạn).


21


là tuyệt bút của nhà thơ? Vì sao?
- HS phân tích, lí giải


- Bốn câu thơ tiếp theo được xem là tuyệt
bút, là một bằng chứng thi trung hữu
họa: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Người ta
có thể hình dung ra một bức tranh thật kỳ
vĩ với những cung bậc khác nhau qua
những câu thơ trên. Đó là khung cảnh rất
hoang vu và hiểm trở, là nơi hoạt động
của đoàn quân Tây Tiến. Sự hoang vu và
hiểm trở ấy được diễn tả bằng những từ
ngữ rất giàu sức tạo hình như: khúc
khuỷu, thăm thẳm, heo hút, cồn mây,
súng ngửi trời.
+ Từ láy khúc khuỷu, thăm thẳm, heo
hút diễn tả sự hiểm trở với những con
đường quanh co, gập ghềnh, đứt đoạn
của núi rừng Tây Bắc.
+ Câu thơ “Ngàn thước lên cao, ngàn
thước xuống” như bị bẻ gẫy làm đôi, rất
dứt khoát, mạnh mẽ làm cho người đọc
như thấy được rất rõ chiều cao của núi,
độ cao của dốc và con tim không khỏi hồi
hộp vì lo sợ cho những bước chân của
người lính chiến.
+ Nếu như câu thơ trước diễn tả cái “nhìn
? Câu thơ nào diễn tả cái “nhìn
ngang” của người lính Tây Tiến? lên”, “nhìn xuống” thì câu thơ “nhà ai
Pha Luông mưa xa khơi” lại diễn tả cái

- HS tìm và phân tích.
“nhìn ngang”. Cái nhìn này đã mang đến
cho người đọc sự tận hưởng về một cảm
giác nhẹ nhàng, bình lặng, giải tỏa được
nỗi lo sợ cho những bước chân của người
lính chiến. Câu thơ gồm toàn thanh bằng
đã góp phần tích cực vào việc diễn tả cảm
giác này.
? Hình ảnh nào được dùng rất táo + Hình ảnh “súng ngửi trời” là một cách
bạo? Hình ảnh đó gợi cho em điều viết thật sáng tạo, vừa diễn tả được tầm cao
của núi, cái hiểm trở mà người lính phải
gì?
vượt qua, lại vừa bộc lộ được cái hóm hỉnh
- HS phân tích, liên tưởng.
của người lính ngay cả khi gian khổ nhất.
Núi cao tưởng chừng như ngập trong mây,
mây nổi lên thành từng cồn “heo
22


? Em có nhận xét gì về sự
phối thanh trong bốn câu thơ?
- HS nhận xét.
? Phải chăng thiên nhiên miền
Tây Bắc chỉ có núi cao, vực sâu?
- HS phản biện.

? Yếu tố nào đã chi phối ngòi
bút của Quang Dũng? Tác dụng
của nó?

- HS phân tích.

? Khung cảnh thiên nhiên làm
nền cho hình ảnh nào xuất hiện?
? Hình ảnh đó có đặc điểm gì?
- HS phân tích.

? Đâu là điểm đến của những
cuộc hành quân? Ở đó, Quang
Dũng đã ghi lại tình cảm gì?
- HS trình bày, phân tích.

hút”. Câu thơ giúp ta hình dung được
người Tây Tiến đang ở một vị trí nào đó
rất cao trên đỉnh đèo nên mới có cảm giác
“súng ngửi trời”.
- Bốn câu thơ có sự phối thanh rất đặc
biệt. Ba câu đầu có tới 11 thanh trắc gợi
cảm giác nặng nề, trúc trắc nhưng câu
thơ thứ tư lại toàn thanh bằng gợi cảm
giác nhẹ nhàng.
- Sự dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc còn
được tác giả tiếp tục khai thác theo chiều
dài của thời gian “đêm đêm” và chiều rộng
của không gian “Mường Hịch”. Núi rừng
Tây Bắc đâu chỉ có núi cao, vực thẳm mà
còn có thác gầm, cọp dữ:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu
người

- Ngòi bút lãng mạn, tài hoa của Quang
Dũng đã phát huy cao độ trí tưởng tượng,
sử dụng rộng rãi những yếu tố cường điệu,
phóng đại, những thủ pháp đối lập để tạo
nên ấn tượng mạnh mẽ về sự hùng vĩ dữ
dội của thiên nhiên Tây Bắc.
b) Hình ảnh người lính Tây Tiến
- Khung cảnh thiên nhiên làm nền cho
hình ảnh người lính Tây Tiến xuất hiện. +
Trong cuộc hành quân gian nan vất vả,
người lính Tây Tiến không thể tránh được
sự mệt mỏi “đoàn quân mỏi”. Quang
Dũng đã ghi lại hiện thực đó. Thậm chí
không giấu giếm sự hi sinh:
Anh bạn dãi dầu không bước
nữa Gục lên súng mũ bỏ quên
đời
+ Người lính Tây Tiến coi cái chết “nhẹ
tựa lông hồng”. Cái bi đã được nâng đỡ
bằng đôi cánh lãng mạn làm cho cái bi
trở thành bi tráng.
- Trên chặng đường hành quân, người
lính Tây Tiến nghỉ lại ở một bản làng và
bữa cơm đầu mùa tỏa hương nếp mới đã
xua tan nhọc nhằn đời lính chiến và đưa
họ về với cuộc sống đời thường:
23



×