Tải bản đầy đủ (.pptx) (25 trang)

Phát triển hoạt động fintech kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.13 KB, 25 trang )



“Phát triển hoạt động Fintech Kinh
nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”

10-12-2019

1


Nội dung trình bày



1. Những vấn đề cơ bản về phát
triển hoạt động Fintech
2. Kinh nghiệm phát triển Fintech
quốc tế và thực trạng tại Việt Nam
3. Giải pháp phát triển hoạt động
Fintech tại Việt Nam

2


Những vấn đề cơ bản về phát
triển hoạt động Fintech



Khái niệm


Fintech là viết tắt của từ Financial Technology, có
nghĩa là công nghệ tài chính, đề cập đến việc tận
dụng những sáng tạo, đổi mới trong công nghệ nhằm
cung ứng các giải pháp/dịch vụ tài chính đa dạng,
hiệu quả và tiện lợi với chi phí thấp

3


Những vấn đề cơ bản về phát
triển hoạt động Fintech



Tác động đến thị trường tài chính
Tác động tích cực
1. Tạo ra những mô hình kinh doanh mới
2. Hỗ trợ tốt hơn cho việc thu thập dữ liệu, cải tiến quy trình, chất lượng
dịch vụ
3. Fintech thu hút rất nhiều các doanh nghiệp khởi nghiệp.
4. Fintech tạo ra các giải pháp tài chính cho khách hàng gặp khó khăn
trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính do rào cản về thủ tục hoặc địa lý.
5. Fintech cung cấp danh mục các sản phẩm tài chính đa dạng cho khách
hàng, bảo đảm sự cung ứng dịch vụ 24/7 theo cả không gian và thời gian.

4


Những vấn đề cơ bản về phát
triển hoạt động Fintech




Tác động đến thị trường tài chính
Tác động tiêu cực
1. Nguy cơ rủi ro hệ thống như gian lận tài chính, lỗi hệ thống, tội phạm
công nghệ ăn cắp dữ liệu, phát tán mã độc….
2. Fintech phát triển quá nhanh so với pháp luật hiện hành, pháp luật hiện
hành chưa theo kịp, gây ra hàng loạt các vụ lừa đảo như lừa đảo góp vốn
mua máy đào tiền ảo, lừa đảo ICO, kinh doanh tiền điện tử…
3. Khách hàng chưa thực sự hiểu về sản phẩm, không có kiến thức cơ bản
về tài chính, bảo mật thông tin cá nhân dẫn đến lộ thông tin và bị lừa đảo,
chiếm đoạt tài sản
4. Công nghệ thay thế lượng lớn nhân viên ngân hàng đang làm việc trực
tiếp tại các quầy giao dịch truyền thống.

5


Những vấn đề cơ bản về phát
triển hoạt động Fintech



Phát triển hoạt động Fintech
Phát triển hoạt động Fintech là sự gia tăng cả quy mô, tốc độ và chất
lượng hoạt động Fintech.
Phát triển về quy mô là phát triển theo chiều rộng, tức là sự tăng lên về
quy mô thông qua sự gia tăng số lượng các công ty Fintech, số lượng sản
phẩm dịch vụ Fintech, quy mô khách hàng sử dụng dịch vụ Fintech.

Phát triển hoạt động Fintech theo chiều sâu (chất lượng và hiệu quả) là
việc nâng cao mức độ hoàn thiện sản phẩm, mức độ hài lòng của khách
hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ, hiệu quả tài chính đối với công ty
Fintech.

6


Những vấn đề cơ bản về phát
triển hoạt động Fintech



Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt
động Fintech
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Số lượng công ty Fintech
Quy mô vốn đầu tư
Sản phẩm, dịch vụ
Quy mô khách hàng
Mức độ hoàn thiện dịch vụ Fintech
Mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ Fintech
Hiệu quả tài chính


7


Những vấn đề cơ bản về phát
triển hoạt động Fintech



Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển
hoạt động Fintech
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Công nghệ
Nhân lực
Vốn đầu tư
Môi trường pháp lý
Cơ sở hạ tầng tài chính
Thị trường tiềm năng

8





Kinh nghiệm quốc tế
Singapore

Số lượng công ty: Năm 2016, Singapore có hơn 25 phòng thí
nghiệm, 350 công ty Fintech(gần 30% số lượng công ty Fintech
toàn châu Á). Năm 2017, Singapore có 423 công ty Fintech và
1.200 start-up công nghệ. Năm 2018, đã có đến 490 công ty khởi
nghiệp Fintech bắt nguồn từ Singapore.
Quy mô vốn đầu tư: Năm 2017, tổng vốn đầu tư vào Singapore
đạt kỷ lục 983,6 triệu USD, tăng gấp ba lần so với năm 2016.
Tổng vốn đầu tư nửa đầu năm 2018 là 838,1 triệu USD vào, đạt
85,2% so với năm 2017. Bên cạnh đó, chính phủ Singapore đầu tư
từ 1-1,5 triệu USD cho mỗi trung tâm đổi mới. Ủy ban tiền tệ
Singapore đã cam kết hỗ trợ đổi mới 225 triệu đô la Singapore
trong khoảng thời gian 5 năm

9


Kinh nghiệm quốc tế



Singapore

Lĩnh vực hoạt động: hầu hết các lĩnh vực Fintech cơ bản
như chuyển tiền và thanh toán, lập ngân sách và lập kế
hoạch tài chính, tiết kiệm và đầu tư, vay và bảo hiểm.
Thị trường tiềm năng: Singapore đứng đầu khu vực
ASEAN về tỷ lệ biết chữ (96,8%), tuổi thọ (82,7 tuổi), điện

thoại di động mỗi người (1,46), kết nối internet (82,1%) và
dân số đô thị (100%). Từ năm 2015-2017, tỷ lệ khách hàng
sử dụng dịch vụ Fintech đã tăng hơn gấp 3 lần, từ 15% lên
đến 67%, cao hơn tỷ lệ toàn cầu trung bình toàn cầu và
châu Á-Thái Bình Dương lần lượt là 64% và 63%

10


Kinh nghiệm quốc tế



Singapore
Môi trường pháp lý

Năm 2014, Thủ tướng Lee Hsien Loong đã công bố kế hoạch đưa quốc gia
trở thành quốc gia đầu tiên sử dụng công nghệ để cải thiện nền kinh tế và
nâng cao mức sống vào năm 2030.
Tháng 5/2016 thành lập Văn phòng Quỹ Nghiên cứu Quốc gia về Fintech
phục vụ toàn diện cho tất cả các vấn đề liên quan đến Fintech, thúc đẩy
Singapore trở thành trung tâm Fintech.
Trong vòng chưa đầy hai năm, Hiệp hội Fintech Singapore (SFA) đã phát
triển thành một trong những hiệp hội Fintech lớn nhất trên thế giới với hơn
300 công ty thành viên và quan hệ đối tác quốc tế tại hơn 30 quốc gia

11


Kinh nghiệm quốc tế

Singapore
Bài học kinh nghiệm

1.

2.

3.

4.

5.



Hỗ trợ của chính phủ: Cơ quan tiền tệ Singapore, ngân hàng trung
ương Singapore và cơ quan quản lý tài chính cùng nhau phối hợp tạo
môi trường, hệ sinh thái Fintech có điều kiện thuận lợi nhất
Khung pháp lý có lợi. MAS đã hoạt động trong không gian Fintech vừa
là nhà lập pháp, đề ra các quy định pháp lý, vừa là một cộng tác viên
thúc đẩy các hành động có lợi cho Fintech phát triển.
Thị trường phát triển. Singapore là trung tâm thương mại tài chính
truyền thống ở cả khu vực và toàn thế giới, sự hỗ trợ cả về pháp lý và
nguồn vốn đầu tư của chính phủ, dân cư có trình độ dân trí cao, dễ
dàng thực hiện các ý tưởng khởi nghiệp Fintech.
Khả năng thu hút vốn đầu tư lớn, có sẵn tiềm lực tài chính từ các nhà
đầu tư trong nước. Chính sách thông thoáng, cho phép DN 100% sở
hữu nước ngoài. Thủ tục pháp lý đơn giản.
Đào tạo nhân lực chất lượng. Chính phủ Singapore đã đầu tư rất nhiều
vào việc phát triển các kỹ năng cần thiết và năng lực để hỗ trợ sự

phát triển của Fintech.

12


Kinh nghiệm quốc tế



Trung Quốc
Lĩnh vực hoạt động: Thanh toán và ví điện tử, Chuỗi cung
ứng và tài chính tiêu dùng, Nền tảng cho vay ngang hàng (P2P),
Quỹ trực tuyến, Bảo hiểm trực tuyến, Quản lý tài chính cá nhân,
Môi giới trực tuyến

Thị trường tiềm năng: Trung Quốc dẫn đầu thế giới về tỷ lệ
tiếp thu công nghệ tài chính với 69% người tiêu dùng đã sử dụng
ít nhất 2 dịch vụ công nghệ tài chính trong vòng 6 tháng đầu năm
2017; tỷ lệ chấp nhận Fintech tiêu dùng cao nhất trên toàn cầu ở
mức 87%. Trung Quốc có 772 triệu người dùng internet, chiếm
55,6% dân số Trung Quốc. 95% người sử dụng iinternet mua sắm
qua thiết bị di động. Thị trường cho vay trực tuyến chiếm 3/4 thị
trường toàn cầu

13


Kinh nghiệm quốc tế




Trung Quốc
Môi trường pháp lý
Trước năm 2015, không có nhiều quy định về hoạt động Fintech
Năm 2016, Chính phủ đưa ra khung chính sách toàn diện để điều
chỉnh ngành tài chính trực tuyến
Tháng 11/2016, ban hành Luật An ninh mạng
Tháng 3/2017, thành lập trung tâm thanh toán bù trừ (Wanglian)
quy định giám sát dòng tiền

14


Kinh nghiệm quốc tế



Trung Quốc
Bài học kinh nghiệm
1. Khung pháp lý dần hoàn thiện
2. Thị trường rộng lớn, có nhiều tiềm năng phát triển
3. Cơ sở hạ tầng dịch vụ tài chính phát triển
4. Bùng nổ công nghệ

15


Thực trạng phát triển Fintech tại Việt
Nam
Môi trường pháp lý




Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 –
2020 (Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2014)
Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm
2025 (Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016)
Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế
(Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày 05/9/ 2016)
Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn
2016 - 2020 ( Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/ 2016 )
Đề án ứng dụng khoa học và công nghệ trong quá trình tái cơ cấu ngành
Công Thương giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết
định số 754/QĐ-TTg ngày 31/5/2017)
Thành lập Ban chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính (Quyết định số
328/QĐ-NHNN ngày 16/3/ 2017)
Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản
ảo, tiền điện tử, tiền ảo (Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 21/8/2017)
Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (năm 2017) do Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ban hành, về tăng cường năng lực tiếp cận
cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0; Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7/3/2019
của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính
phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025.
16


Thực trạng phát triển Fintech tại Việt
Nam

Số lượng công ty Fintech

Năm 2017, có 48 công ty Fintech, 48% công ty tham gia
vào hoạt động thanh toán, cung cấp các dịch vụ thanh
toán trực tuyến hoặc các giải pháp thanh toán kỹ thuật số
Năm 2018, có khoảng 200 công ty Fintech đang hoạt động
ở các lĩnh vực khác nhau. Trong đó, 37 công ty hoạt động
trong mảng thanh toán, 25 công ty hoạt động trong lĩnh
vực cho vay; 22 công ty làm về Blockchain, Crypto &
Remittance

17


Thực trạng phát triển Fintech tại Việt
Nam

Quy mô vốn đầu tư
Năm 2016, tổng số vốn đầu tư vào các startup Fintech Việt
Nam là 129 triệu USD, chiếm 63% tổng giá trị đầu tư
startup
Năm 2017 đã có 4,4 tỉ USD đầu tư và dự kiến sẽ đạt 7.8 tỷ
USD vào năm 2020
Năm 2018 có 8 thương vụ với tổng giá trị 117 triệu USD
Tháng 4/2019, quỹ GIC đầu tư vào VNPAY 50 triệu USD.
TomoChain huy động được 8,5 triệu USD trong đợt huy
động vốn bằng tiền thuật toán

18


Thực trạng phát triển Fintech tại Việt

Nam

Lĩnh vực hoạt động: Thanh toán di động, Gọi vốn cộng đồng,
Blockchain, Quản lý tài chính cá nhân, Chuyển tiền, cho vay,
quản lý POS, quản lý dữ liệu, so sánh thông tin

Thị trường tiềm năng: Năm 2016, tỉ lệ sử dụng internet tại
Việt Nam đạt mức 52%, tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh là
72% tại các đô thị lớn, và 53% tại các vùng nông thôn. Năm
2017, có hơn 53% dân số Việt Nam đã sử dụng Internet. Tỉ lệ tiếp
cận các dịch vụ tài chính ngân hàng là 45,8 triệu, chiếm 63% dân
số có tài khoản ngân hàng. T12/ 2017, Việt Nam đã có trên 35
triệu người sử dụng thương mại điện tử. tổng các giao dịch thanh
toán điện tử tại Việt Nam đã tăng 22% trong năm 2017

19


Thực trạng phát triển Fintech tại Việt
Nam

Thành tựu đạt được
Về môi trường pháp lý: đã có khung pháp lý quy định
chung về thương mại điện tử, kinh tế số bao gồm cả hoạt
động Fintech
Về công ty Fintech: Số lượng công ty Fintech tham gia thị
trường ngày càng tăng, đặc biệt có sự gia nhập của các tổ
chức tài chính truyền thống
Về thị trường: Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng
để phát triển


20


Thực trạng phát triển Fintech tại Việt
Nam

Hạn chế
Về số lượng: các công ty tham gia vào Fintech còn quá ít so
với các nước trong khu vực. Singapore có khoảng 490 công
ty, Indonesia là 262 công ty, Malaysia 196 công ty.
Về lĩnh vực hoạt động: tập trung chủ yếu vào thanh toán
và chuyển tiền, các lĩnh vực khác gần như chưa có

21


Thực trạng phát triển Fintech tại Việt
Nam

1.
2.
3.

4.
5.

Nguyên nhân
Hành lang pháp lý chưa thực sự đầy đủ
Cơ sở hạ tầng công nghệ, hạ tầng thị trường tài chính

chưa theo kịp sự phát triển công nghệ cao
Các công ty Fintech thường gặp khó khăn về mô hình
kinh doanh, mô hình quản trị, đường hướng phát triển
lâu dài
Ý thức của người tiêu dùng sản phẩm Fintech còn hạn
chế, tạo ra “lỗ hổng bảo mật”
Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao

22


Giải pháp phát triển Fintech tại Việt Nam


1.

2.

3.
4.
5.

Giải pháp phát triển Fintech Việt Nam
Hoàn thiện đầy đủ, đồng bộ khung pháp lý, cơ chế,
chính sách; hình thành các trung tâm và Hiệp hội
Fintech
Tăng cường hợp tác giữa các bên: DN Fintech với các tổ
chức tài chính - ngân hàng truyền thống, cũng như các
DN cung cấp internet, thông tin
Mở rộng lĩnh vực hoạt động

Mở rộng thị trường
Đào tạo nguồn nhân lực

23


Kết luận



• Fintech là tương lai của ngành tài chính - ngân hàng với một mô thức
mới trong dịch vụ tài chính, làm thay đổi trải nghiệm của khách hàng
bởi sự tiện dụng về không gian, thời gian và cả chi phí
• Nhiều thách thức cho Việt Nam: hành lang pháp lý, sản phẩm, vốn đầu
tư, thị trường, cách tiếp cận khách hàng để phát triển lành mạnh, an
toàn và hiệu quả trong cuộc cách mạng 4.0
• Những bài học quốc tế có thể giúp cho chúng ta tìm ra giải pháp để tạo
ra cú hích cho sự phát triển của Fintech tại thị trường Việt Nam

24




THANK YOU!
25


×