Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

TỐI ƯU TRIỆT ĐỂ BÁO CÁO CHỈ SỐ THIẾT YẾU VỀ TRANG WEB TRÊN GOOGLE SEARCH CONSOLE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.56 KB, 5 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Báo cáo Chỉ số thiết yếu về trang web - Core Web Vitals vừa được Google cập nhật vào
giữa năm 2020, thay thế cho báo cáo tốc độ trước kia. Sự ra đời của báo cáo này là để hỗ trợ
nhà quản trị website có thể khắc phục trải nghiệm kém của người dùng trên trang.
Cải thiện các chỉ số thiết yếu về trang web - core web vitals là cải thiện hiệu suất của
website, gia tăng trải nghiệm người dùng khi đến với web. Để các chỉ số này tiến dần về sự
hoàn hảo là điều mà người làm web hay doanh nghiệp nào cũng mong muốn nhưng không
dễ thực hiện, nó đòi hỏi ở bạn những kiến thức và kỹ năng về hệ thống, cấu trúc website, về
kỹ thuật SEO chuyên nghiệp,...
LPTech với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tối ưu Website, Thiết Kế Website,
Dịch Vụ SEO, công ty đã hệ thống lại các tài liệu liên quan đến vấn đề “Hướng dẫn Tối ưu
chỉ số thiết yếu về trang web toàn diện”. Chúng tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm này
cho bạn đọc, đặc biệt là cho những bạn, doanh nghiệp thực sự quan tâm đến vấn đề này.

1


Hướng dẫn tối ưu các chỉ số thiết
yếu về trang web
Báo cáo Chỉ số thiết yếu về trang web - Core Web Vitals vừa được Google cập nhật vào
giữa năm 2020, thay thế cho báo cáo tốc độ trước kia. Sự ra đời của báo cáo này là để hỗ trợ
nhà quản trị website có thể khắc phục trải nghiệm kém của người dùng trên trang.

Chỉ số thiết yếu về trang web - Core Web Vitals là gì?
Chỉ số thiết yếu về trang chỉ ra hiệu suất của các trang (page) trong website theo dữ liệu
sử dụng thực tế, đôi khi là dữ liệu thực tế tại trang. Vậy dựa vào đâu để Google có thể lấy
được các dữ liệu sử dụng thực tế và trả về kết quả trên báo cáo? Câu trả lời chính là: Báo
cáo trải nghiệm trên Chrome được tổng hợp từ người dùng toàn thế giới.
Nhà quản trị web có thể xem xét tình trạng các trang trong website đang ở mức nào khi
user sử dụng điện thoại di động hay máy tính bàn để truy cập vào trang web, bên cạnh đó
Google Search Console còn chỉ ra những vấn đề nào đang cần được quan tâm để tối ưu trải


nghiệm người dùng tốt hơn.
LPTech đã có một bài viết chi tiết về giải thích về 3 loại chỉ số LCP, FID và CLS mà báo
cáo này dựa vào để đánh giá hiệu suất trang web. Bạn có thể tìm đọc tại đây: Google Search
Console Cập Nhật Chỉ Số Thiết Yếu Về Trang Web - Core Web Vitals

2


Tại sao cần tối ưu chỉ số thiết yếu về trang web ?
Mỗi chỉ số quan thiết yếu về trang thể hiện cho những khía cạnh trải nghiệm của người
dùng khi đến website. Theo nghiên cứu từ Google, thời gian tải trang ảnh hưởng nghiêm trọng
đến tỷ lệ thoát trang và thời lượng mà người dùng ở trên trang. Cụ thể rằng:
1. Nếu thời gian tải trang tăng từ 1 giây lên 3 giây, tỷ lệ thoát sẽ tăng 32%
2. Nếu thời gian tải trang tăng từ 1 giây lên 5 giây, tỷ lệ thoát sẽ tăng 90%
3. Nếu thời gian tải trang tăng từ 1 giây lên 6 giây, tỷ lệ thoát sẽ tăng 106%
Với những nhà quản trị website, tối ưu các chỉ số thể hiện hiệu suất luôn là mục tiêu hàng
đầu, không ai muốn một website chất lượng với những bài viết tốt nhưng lại không được
người dùng vào xem chỉ bởi vì phải đợi tải trang. Thoát ra là hành vi hoàn toàn bình thường
khi người ta phải đợi điều gì đó quá lâu.
Tối ưu các chỉ số thiết yếu đồng nghĩa với việc tối ưu những trải nghiệm, cải thiện tốc độ
và hiệu suất tổng thể của trang web khi được mở trên thiết bị di động và cả máy tính để bàn.

Cách tối ưu chỉ số thiết yếu về trang web một cách triệt để?
Tối ưu triệt để các chỉ số thiết yếu về trang web là mong muốn của nhiều nhà quản trị web,
các doanh nghiệp nhưng làm cách nào để có thể thực hiện được điều đó. Để các chỉ số này
được tối ưu 100% bạn cần cải thiện một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ trang như chất lượng
hosting và server, dung lượng website, bộ nhớ đệm - cache plugin,..
Đối với những nhà quản lý doanh nghiệp bình thường chưa hiểu rõ về lĩnh vực thiết kế và tối
ưu website thì để làm được điều này là quá khó khăn. Khi đó, bạn hãy tìm đến các chuyên
gia, họ là những lập trình viên, chuyên viên tối ưu chuyên nghiệp có kiến thức và kỹ năng

chuyên môn trong lĩnh vực này, họ luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong việc tối ưu triệt để các chỉ
số thiết yếu như mong muốn.

3


Tối ưu tốc độ website trên di động.
Áp dụng AMP vào website.
Công nghệ AMP được Google nghiên cứu và cho ra mắt nhằm mục tiêu tối đa hoá 100%
trải nghiệm khi có các truy cập bằng các thiết bị di động. Google vẫn luôn quan tâm và cố
gắng phục vụ users của họ một cách tốt nhất và người dùng thì thường không thích chờ đợi.
Bạn có thể tìm hiểu về AMP một cách chi tiết hơn trong bài viết sau đây của LPTech: AMP
Là Gì?.
Công nghệ này nổi bật lên với khả năng tối ưu tốc độ trang ngay lập tức (tức thời), đáp ứng
hoàn hảo tiêu chí Mobile first. AMP được nhiều nhà thiết kế website áp dụng vào sản phẩm
của mình nhằm tăng trải nghiệm của người dùng và nhận được đánh giá cao từ Google - ông
lớn mà website nào cũng muốn chinh phục.
Thiết Kế Website Amp sẽ giúp bạn tối ưu được các chỉ số thiết yếu về trang web khi thời
gian tải trang giờ đây chỉ được tính bằng mili giây.

Sử dụng canonical để xác định đường dẫn cho AMP.
Canonical là thuộc tính nằm trong các thẻ của HTML khi thiết kế website, thẻ này giúp các
Googlebot xác định sự tồn tại duy nhất của web hay của một trang duy nhất. Hiểu đơn giản
hơn là đôi khi, với cùng nội dung nhưng lại có nhiều kiểu đường dẫn được đưa về đó, lúc đó
thẻ canonical sẽ giúp các con bots hiểu rằng đâu mới là đường dẫn gốc. Sử dụng thẻ này
giúp bạn tránh được lỗi trùng lặp nội dung (duplicate content), một trong những lỗi nặng nhất.
Các trang (page) trong website được áp dụng công nghệ AMP sẽ có đường dẫn hơi khác
với những đường dẫn nguyên gốc và việc sử dụng thẻ canonical để xác định đường dẫn cho
AMP là điều cần thiết. Điều này là một dấu hiệu thông báo với Google về sự tồn tại của một
trang duy nhất, hãy bỏ qua những biến thể URL của AMP và đừng đánh lỗi trùng lặp.

Google đã thông báo rất rõ ràng về việc này và việc của những nhà quản trị web là cần
nhớ và thực hiện sao cho đúng!

Tối ưu hình ảnh trên website.
Tối Ưu Hình Ảnh Website là công việc thường xuyên, cơ bản và cần làm nhất nếu bạn
muốn tối ưu các chỉ số thiết yếu về trang web. Hãy đảm bảo hình ảnh của bạn có ý nghĩa,
mang tính thẩm mỹ và có kích thước phù hợp.
Giảm thiểu dung lượng và kích thước hình ảnh sẽ giúp thời gian tải trang được tối ưu nhiều
hơn. Bạn có thể áp dụng những định dạng hình ảnh khác nhau sao cho phù hợp với mục tiêu
của mình nhưng đừng để hình quá lớn hay quá nhỏ nhé! Nếu kích thước hay dung lượng quá
nhỏ thì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hình khi lên web, còn ngược lại hình ảnh quá lớn thì
bạn biết rồi đấy, khi đó đừng nghĩ đến việc sở hữu báo cáo chỉ số thiết yếu toàn là màu xanh!

4


Ngoài ra còn có các kỹ thuật khác cần làm như:
● Áp Dụng Lazy loading vào toàn bộ hình ảnh trên website.
● Kiểm tra và cải thiện Khả năng tiếp cận của website - Accessibility.
● Kiểm tra tính thân thiện di động của website - Mobile-friendly.
Mời bạn xem chi tiết tại đây: Tối ưu tốc độ website trên thiết bị di động

Tối ưu tốc độ trên máy tính - PC
Quan trọng không kém việc tối ưu tốc độ website trên di động, tối ưu tốc độ trên máy tính
- PC cũng là nhân tố ảnh hưởng lớn đến kết quả của báo cáo chỉ số thiết yếu về trang do
Google cung cấp. Thiết kế website chuẩn tối ưu cho máy tính để bàn là điều mà mọi nhà quản
trị web cần quan tâm thực hiện.
1.
2.
3.

4.
5.

Tối ưu hoá CSS và JS.
Tối ưu code Backend.
Sử dụng Cache và Preload.
Bật nén Gzip.
Sử dụng CDN.

Tối ưu Server /Hosting tăng tốc website.
Nếu bạn sử dụng SERVER riêng thì việc tối ưu là vô cùng cần thiết. Tối ưu server gồm:
1. Cài đặt cấu hình hệ thống Caching
2. Cấu hình tối ưu nén hình ảnh tự động
3. Cấu hình backup database
4. Cấu hình Nén CSS, JS tự động
5. Cấu hình load balancing Nginx và Apache.

5



×