Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Gà Tò! An mỹ Quỳnh phụ Thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.81 KB, 6 trang )

Quê tôi: Làng Tò: Gà tiến vua - nguy cơ tuyệt
chủng
Tôi sinh ra tại xã An mỹ huyện Quỳnh phụ tỉnh Thái bình. Nơi có giống
gà Tò nổi tiếng. Tuổi thơ của tôi gắn liên với đia danh này. sau này lớn
lên đi lập nghiệp ở Tây nguyên tôi mới thấy giá trị của quê hương.
Từ thành phố Thái Bình đi về phía bắc chừng 30km, là đến xã An Mỹ,
huyện Quỳnh Phụ.
Huyện Quỳnh phụ có xã Quỳnh Giao, rất gần với xã tôi, nơi sinh ra phó
Thủ tướng Hoàng Trung Hải. Ông cũng là người con có đóng góp khá
nhiều cho quê hương. chúng tôi rất tự hào về ông.
Đây là ngôi trường Tiểu học xã An mỹ, Tuổi thơ tôi và bao nhiêu người
con xa quê khác học ở đây. Trong những năm chiến tranh chống Mỹ,
người dân quê tôi gọi là "Trường mới".Trường đạt chuẩn quốc gia mức
độ 2 vào năm 2009.
Và đây là giống gà Tò.
Đặc trưng của gà Tò là lông mọc ở chân. Gà mái lúc lớn có thể đạt 4 -5
kg/con.
Chỉ rất ít người thuộc lớp “thất thập cổ lai hi” còn chút ký ức về giống gà
đặc sản của làng, từng đi vào câu thành ngữ “Gà Tò - Lợn Tó - Vó Vạn
Đồn” ở vùng đồng bằng sông Hồng. Trong ký ức rời rạc của cụ ông 84
tuổi cụ ông Trần Thiện Thuật ở thôn Tô Đê. Cụ tự hào: “Không ai biết
chính xác “nó” có tự thuở nào, chỉ nhớ hàng nghìn năm trước, gà đã có
mặt trên vùng đất này. Một lần, vị Đức Tiên Công của làng, vốn là con rể
của vua Trần dâng tiến nhà vua giống gà quý. Vua thấy con gà lạ, có lông
ở chân, khi ăn thịt thơm và ngọt nên rất thích. Người dân đã lấy tên làng
đặt cho giống gà, từ đó tên gọi gà Tò ra đời”.
Cụ kể, ngày xưa người làng thường xay lúa bằng cối đất. Cối cao nhưng
gà Tò đứng bên dưới vẫn mổ được thóc trên cối nên mới có tích “Gà Tò
ăn quẹm cối xay”. Gà cao, đẹp, dáng đi lộc ngộc như con công. Gà Tò ít
lông hơn gà ta, nhưng lông của nó đâu ra đấy, tư thế oai phong lắm. So
với gà chọi, thịt gà Tò thơm ngon, săn chắc hơn nhiều. Bình thường, da


nó đỏ như gà chọi nhưng khi luộc lên có màu vàng thẫm. Vì gà to quá nên
khi giết phải hai ba nhà ăn mới hết một con.
Trước đây, cứ vào tháng 7 âm lịch hàng năm, bốn làng trong vùng lại tổ
chức lễ bá yết Thành hoàng một chú gà Tò thật to và đẹp. Gà làm lễ
không phải nuôi một năm mà phải nuôi từ nhỏ, tháng 7 làm lễ thì từ tháng
Giêng đã phải “vũ” (vỗ béo) cho nó. Mà con gà đắt ở cái công vũ, chứ
tiền thì không đáng bao nhiêu. Nào là phải cho ăn gạo lứt thổi còn hơi
sống và cám. Mỗi ngày vài bữa, người nuôi phải “đút” cho gà ăn. Cùng
với cụ Thuật, cụ Trần Thanh Lâm, 88 tuổi ở thôn Tô Đê, cũng là một
trong số ít người còn chút kỷ niệm về thú chơi gà Tò. Thời phong kiến, gà
Tò được nuôi để “chơi” chứ không phải để bán, để thịt.
Bây giờ gà đã bị thất truyền rồi.
Năm 2005, Viện Chăn nuôi Quốc gia đã tiến hành kiểm định và kết luận:
Gà Tò là vật nuôi quý hiếm, nằm trong danh mục bảo tồn nguồn gene
quốc gia. Vừa qua, huyện Quỳnh Phụ đã triển khai đề tài “Xây dựng mô
hình tuyển chọn nuôi gà Tò tại xã An Mỹ” nhằm mục đích lai tạo ra
những con gà Tò y hệt gà nguyên chủng.
Gia đình anh Trần Ngọc Cảnh, chị Đỗ thị Bẩy (Tô Xuyên) có truyền
thống nuôi gà Tò. Chỉ vào con gà trống đang chạy lon ton trong sân, anh
khoe: “Con này mang đặc trưng gà Tò rồi nhưng chưa được cao, được to
lắm”. Bắt một con gà lên, anh bảo, đặc trưng của gà Tò là có lông suốt từ
khuỷu chân xuống, gọi là “lông quần”. Phía sau gối gà trống có thêm một
chòm lông như đuôi quạ, gọi là “lông gối”.
Anh khẳng định “không có lông chân thì không phải là gà Tò”. Kẽ chân
và vùng tiếp giáp chân và đùi có màu đỏ tía, dọc chân có 2 vạch đỏ tía và
2 hàng vảy xếp song song. Khi trưởng thành, gà trống lông có màu cánh
gián, mã tím có chút pha hoa mơ; gà mái có lông màu trứng cà cuống.
“Thịt gà Tò thơm, ngọt nên bán được giá hơn, 1 kg gà Tò giá 290.000đ/kg
trong khi các loại gà ta chỉ bán được 60.000đ/kg mà thôi”, anh Cảnh cho
biết.

Mỗi lần, gà Tò chỉ đẻ được 14 - 15 quả trứng. Sau khi cho ấp và nuôi một
thời gian, anh Cảnh chỉ chọn 2- 3 con ưng ý, to và đẹp nhất trong đàn
nuôi riêng để tiếp tục lai tạo, số còn lại mang hủy để tránh “nhờn” giống.

×