Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Tiểu luận: Biến đổi khí hậu và du lịch sinh thái biển vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.37 KB, 34 trang )

VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tiểu luận:

Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân Linh
MSSV: 0770302
GVHD: GSTSKH Lê Huy Bá


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến ban Giám hiệu
trường đã tạo điều kiện, cơ sở vật chất hiện đại, thư viện trường đầy đủ tài liệu,
phương tiện hữu ích nhất để chúng em có thể tìm thấy tài liệu dễ dàng.
Thầy Lê Huy Bá cùng đồng hành với chúng em rất vất vả trong thời gian vừa
qua và cũng chính là người đã cho chúng em cơ hội để làm bài tiểu luận này để hiểu
rõ hơn về vấn đề ô nhiễm môi trường đang đe dọa nhân lọai chúng ta. Cụ thể là vấn
đề biến đổi khí hậu và du lịch sinh thái biển Vũng Tàu.
Cuốn tiểu luận này còn rất nhiều thiếu sót mong thầy chỉ sửa cho em. Em chân
thành cảm ơn!

LỜI MỞ ĐẦU.


Hiểm họa biến đổi khí hậu toàn cầu đã được Liên hiệp quốc quan tâm, thể
hiện ở việc đưa ra Nghị định thư Kyoto (1997) nhằm giảm khí thải gây ra hiệu ứng
nhà kính, đẩy nhanh tốc độ nóng lên của khí hậu, mà nguyên thủ 165 nước, trong đó
có Việt Nam, đã phê chuẩn. Hiện tượng lạnh đi và nóng lên của khí hậu Trái đất dẫn
đến sự hình thành các thời kỳ băng hà và gian băng trong lịch sử Trái đất kỷ Đệ tứ,
đã được các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam ghi nhận với nhiều bằng chứng
cụ thể. Nếu con người không hạn chế các tác động xấu đến môi trường, không quan
tâm nghiên cứu nhằm đề ra các biện pháp phòng tránh hữu hiệu cho dân tộc mình,


thì hệ lụy có thể nói là khó lường.
Trong mấy thập kỷ qua, nhân loại đã và đang trải qua các biến động bất
thường của khí hậu toàn cầu. Trên bề mặt Trái đất, khí quyển và thủy quyển không
ngừng nóng lên làm xáo động môi trường sinh thái, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy
với đời sống loài người.
Các công trình nghiên cứu quy mô toàn cầu về hiện tượng này đã được các
nhà khoa học ở những trung tâm nổi tiếng trên thế giới tiến hành từ đầu thập kỷ 90
thế kỷ XX. Hội nghị quốc tế do Liên hiệp quốc triệu tập tại Rio de Janeiro năm
1992 đã thông qua Hiệp định khung và Chương trình hành động quốc tế nhằm cứu
vãn tình trạng “xấu đi” nhanh chóng của bầu khí quyển Trái đất, vốn được coi là
nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng hiểm họa. Tổ chức nghiên cứu liên chính phủ
về biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc (IPCC) đã được thành lập, thu hút sự tham
gia của hàng ngàn nhà khoa học quốc tế. Tại Hội nghị Kyoto năm 1997, Nghị định
thư Kyoto đã được thông qua và đầu tháng 2/2005 đã được nguyên thủ 165 quốc gia
phê chuẩn. Nghị định thư này bắt đầu có hiệu lực từ 10/2/2005. Việt Nam đã phê
chuẩn Nghị định thư Kyoto ngày 25/9/2005. Mới đây, hội nghị lần thứ 12 của 159
nước tham gia hiệp định khung về khí hậu, phiên họp thứ 2 của các bên tham gia
Nghị định thư Kyoto đã được Liên hiệp quốc tổ chức tại Nairobi, thủ đô Kenya.
Trong khung cảnh thế giới và Việt Nam, em thực hiện cuốn tiểu luận này nhằm hiểu
rõ hơn về vấn đề biến đổi khí hậu và tác động của nó. Cuốn tiểu luận này không thể
tránh khỏi thiếu xót mong thầy chỉ dẫn cho em.

PHẦN MỞ ĐẦU.


Thực vật và động vật rất nhạy cảm với thời tiết. Khi thời tiết biến đổi, các
loài không thể sống sót được ở một số vùng và sẽ di cư đến các vùng mới . Nếu
không có vị trí nào thích hợp, loài sẽ bị tuyệt chủng khi không thể thích nghi kịp.
Khí hậu trong quá khứ đã có những thay đổi rất đột ngột. Những phản ứng
của các quần xã sinh vật trước những biến đổi này đã được tìm hiểu qua việc phân

tích các vòng tuổi cây, lõi băng, các trầm tích của phấn hoa, than chì, động vật
không xương sống và các nguyên tố hoá học. Một số các biến đổi thời tiết bất ngờ,
xảy ra trong một vài thập kỷ hoặc thế kỷ, một số trong đó có liên quan đến những
thời kỳ có sự tuyệt chủng hàng loạt.
Những sự chuyển dịch quan trọng về ranh giới giữa các rừng lãnh nguyên và
rừng phương bắc, giữa vùng rừng và vùng đồng cỏ, giữa vùng Hồ Lớn - rừng St.
Lawrence và vùng rừng phương bắc đã xảy ra từ thời kỳ băng hà trước đây . Những
sự chuyển dịch này tương ứng với những biến đổi khí hậu và có thể được coi là sự
biểu hiện của các trường hợp biến đổi khí hậu toàn cầu .
Lửa là một sự xáo trộn có liên quan đến khí hậu, gây ra những biến đổi chính
đối với các khu rừng ở phía bắc. Những trận cháy là công cụ để tạo nên hình dạng
của thảm thực vật của vùng Quebec ở phía bắc, và những trận cháy này cũng có
phần lớn nguyên nhân do khí hậu .
Khí hậu hiện nay, cùng sự thất thường và khắc nghiệt của nó, hiển nhiên có
những ảnh hưởng đối với các hệ sinh thái . Ví dụ, mùa hè năm 1988, được chứng
minh là một trong những trận hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử, đặc biệt ở các thảo
nguyên của Canada, và số lượng chim nước đã giảm rất nhiều trong suốt thời kỳ
khô hạn của những năm 1980. Gần đây, sự phóng xạ của các tia tử ngoại tăng lên do
những biến đổi của tầng ô zôn trong tầng bình lưu đã được phát hiện, và đã có
những chứng cứ ban đầu về gây tổn hại đối với mùa màng nông nghiệp, đối với
thực vật, động vật ở các vùng đất ngập nước, các ao nông và các môi trường biển
gần bờ.


Các nhà khoa học đã có những thống nhất chung về việc khí hậu toàn cầu sẽ
ấm lên bởi sự tăng lên về nồng độ của các khí "nhà kính", như cacbon dioxit, metan,
là kết quả các hoạt động của con người . Xu hướng ấm lên của khí hậu trong tương
lai này làm gia tăng sự nghi ngờ về tính ổn định của nhiều quần xã sinh vật ở
Canada và các hoạt động quản lý được tiến hành trong phạm vi tính biến thiên khí
hậu hiện nay.

Các nghiên cứu trước mắt về các ảnh hưởng có thể của sự biến đổi khí hậu
đối với các hệ sinh thái Canada đã đưa đến 2 kết luận chính. Thứ nhất, tốc độ dự
đoán của quá trình ấm lên toàn cầu là tương đối nhanh, có thể so sánh với thời kỳ
địa chất trước đây, kết quả gây thiệt hại trong phạm vi lớn đối các quần xã thực vật
sinh trưởng chậm, không thể thích nghi trong cùng một khoảng thời gian. Ví dụ,
vùng rừng phương bắc có thể mất đi một triệu cây số vuông. Thứ hai, cùng với sự
ấm lên toàn cầu sẽ đưa đến sự thay đổi, thường là tăng, về tần số xuất hiện của
những xáo trộn do khí hậu khắc nghiệt chẳng hạn như cháy, côn trùng, bệnh tật, hạn
hán và sương giá. Các trường hợp này được cho rằng quan trọng hơn những biến
đổi nhiệt độ trung bình toàn cầu trong những ảnh hưởng kết hợp đối với đa dạng
sinh học.
Thay đổi khí hậu còn là phương tiện của sự phát tán các chất gây ô nhiễm.
Sự ô nhiễm không khí một mình hoặc kết hợp với sự biến đổi khí hậu có khả năng
gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho đa dạng sinh học ở mọi cấp độ. Các ảnh hưởng
này, không giống sự phá huỷ nơi cư trú, khó phát hiện, có mối tương quan với nhau
và khó đánh giá. Axit lắng đọng là chất ô nhiễm không khí gây ra những biến đổi
lớn nhất ở phạm vi rộng đối với đa dạng sinh học ở Canada . Những ảnh hưởng đối
với đa dạng sinh học của những chất ô nhiễm không khí khác như ôzôn, nitrogen
oxit, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, các hoá chất độc hại thường ít được biết đến.

NỘI DUNG


Tai họa khí hậu đang lăm le ở chân trời sẽ ảnh hưởng đến tòan bộ hành tinh
của chúng ta. Thiệt hại về môi trường không còn giới hạn đến một vùng hay một địa
phương đặc biệt nào mà sẽ đe dọa đến tất cả nhân loại. Mỗi nước riêng rẽ trên trái
đất ít nhiều cũng dính dáng đến viêc phá hủy tài nguyên chung – điều kiện tiên
quyết đối với cuộc sống của chúng ta. Cùng lúc đó, mỗi nước sẽ bị tai họa khí hậu
đang đe dọa tác động.
I. SƠ LƯỢC.

1. Những dấu hiệu đầu tiên của sự thay đổi khí hậu
Những quan sát được thực hiện từ 30 – 50 năm qua cho thấy rõ rằng khí hậu
tòan cầu đang bắt đầu thay đổi. Điều này được chứng minh bằng những quan sát sau
đây:



Nhiệt độ bề mặt đại dương vùng nhiệt đới tăng lên 0,50C.
Có sự tăng lên về sự tích tụ hơi nước trên tầng đối lưu ở bầu khí

quyển vùng nhiệt đới.

Ở lớp giữa của tầng đối lưu, sức nóng giới hạn đang tăng lên.

Gradien độ nhiệt giữa xích đạo và vùng cực tăng lên.

Vận tốc gío trung bình tăng lên.

Những vùng áp suất thấp hầu như đứng yên. Nhiệt độ trung bình của
trái đất hiện nay cao hơn khỏang 0,7 0C so với năm 1960. Trong cùng thời gian đó,
khối nước của các sông băng trong đất liền ở vùng Alps đã giảm xuống 50%.
2. Kiến thức và các bằng chứng tìm được về “hiệu ứng nhà kính” ngày càng
tăng.
Trong những năm qua, sự hiểu biết về hiệu ứng nhà kính tăng lên một cách
đều đặn. Việc tập trung ngày càng tăng các loại gây hiệu ứng nhà kính trong thời
gian dài chẳng hạn như: cacbon dioxid, metan, oxit nitric và clo florua cacbon vẫn
tiếp diễn không giảm sút. Chất khí quan trọng nhất gây hiệu ứng nhà kính là cacbon
dioxid có tỷ lệ pha trộn trong tầng đối lưu là 355 ppmv, cao hơn bất cứ thời gian nào
trong suốt 160.000 năm qua. Cacbon dioxid đóng vai trò 50% hiệu ứng nhà kính,
trong đó metan là 13%, ozon tầng đối lưu 7%, nitơ 5%, tất cả CFC 22%, hơi nước

tầng bình lưu 3%.
Trong vòng 100 – 200 năm sau, sự tăng lên về quá trình tập trung trong khí
quyển các loại khí gây hiệu ứng nhà kính sẽ có tác động rất lớn đối với khí hậu hơn


bất kì nhân tố nào khác kể cả núi lửa hay sự thay đổi bức xạ mặt trời, ngòai trừ vài
vấn đề liên quan đến sự góp phần ảnh hưởng của các đám mây. Bây giờ người ta đã
hiểu được các cơ chế phản hồi chủ yếu xảy ra bên trong hệ thống khí hậu, quá trình
tập trung CO2 có khả năng sẽ tăng lên gấp đôi vào khỏang giữa đầu thế kỉ sau. Điều
này sẽ đẩy mạnh hơn nữa sự tăng lên của nhiệt độ trung bình của trái đất ( tới mức
0,30C mỗi thập kỉ ) sẽ gây ra sự thay đổi sâu sắc trong việc phân bố, lương mưa theo
không gian và thời gian, các trận mưa bất thường và lụt lớn sẽ xảy ra ở khắp nơi
trên thế giới.
II. HIỆN TƯỢNG VÀ BẢN CHẤT TĂNG NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT TRÁI
ĐẤT
Các báo cáo của IPCC và nhiều trung tâm nghiên cứu có uy tín hàng đầu trên thế
giới công bố trong thời gian gần đây cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin và dự
báo quan trọng. Theo đó, nhiệt độ trung bình trên bề mặt địa cầu ấm lên gần 1°C
trong vòng 80 năm (từ 1920 đến 2005) và tăng rất nhanh trong khoảng 25 năm nay
(từ 1980 đến 2005). Mới đây, ông Mark Lowcok, quan chức của Bộ Phát triển Quốc
tế Anh đã đến thăm Việt Nam và có buổi thuyết trình về “Báo cáo Stern” do các nhà
khoa học Anh xây dựng, được chính phủ Anh công bố về vấn đề biến đổi khí hậu
toàn cầu. Báo cáo cho rằng nếu không thực hiện được chương trình hành động giảm
khí thải gây hiệu ứng nhà kính theo Nghị định thư Kyoto, đến năm 2035 nhiệt độ bề
mặt địa cầu sẽ tăng thêm 2°C. Về dài hạn, có hơn 50% khả năng nhiệt độ tăng thêm
5°C.
Hiện tại, Trái đất đang từng ngày từng giờ nóng lên với tốc độ như vậy với chiều
hướng có thể còn nhanh hơn nữa. Vậy, nguyên nhân nào đã gây ra hiện tượng vỏ
Trái đất ấm lên ? Dưới đây tổng hợp những kiến giải chính rút ra từ các công trình
nghiên cứu và kết quả thảo luận ở các hội nghị quốc tế.

Loại ý kiến thứ nhất được đại đa số các nhà khoa học nhất trí, đó là việc tăng
hàm lượng khí CO2 và các loại khí thải tạo hiệu ứng nhà kính do hoạt động con
người gây ra trong bầu khí quyển Trái đất. Nguyên nhân này chiếm 90, thậm chí
99% mức gia tăng của nhiệt độ bề mặt Trái đất hiện đang được báo động. Rõ ràng
mối liên quan giữa quá trình gia tăng hàm lượng CO2 và các khí thải gây hiệu ứng


nhà kính do con người gây ra với sự gia tăng nhiệt độ bề mặt Trái đất đã được minh
chứng qua các số liệu mấy thế kỷ và nhất là trong vài thập kỷ gần đây. Nhiệt độ bề
mặt Trái đất có được là nhờ hấp thụ nhiệt từ Mặt trời và nhận dòng nhiệt của chính
mình tỏa ra từ bên trong lòng đất. Sự có mặt của một hàm lượng khí CO2 cần thiết
trong bầu khí quyển vốn là tấm áo giáp ngăn chặn bức xạ nhiệt (bức xạ hồng ngoại)
từ Trái đất thoát vào vũ trụ mênh mông lạnh lẽo. Thiếu nó thì mặt đất sẽ không có
được một nhiệt độ điều hòa cho sự sinh sôi phát triển sự sống. Các công trình
nghiên cứu áp dụng công nghệ hiện đại cho chúng ta biết suốt thiên niên kỷ trước
khi có cuộc cách mạng công nghiệp, hàm lượng khí CO2 trong khí quyển dao động
ở mức 280 phần triệu (ppm). Tuy nhiên, tính từ đầu thế kỷ XIX đến nay hàm lượng
đó đã tăng liên tục đến 360 ppm. Số liệu quan trắc trong 4 thập kỷ gần đây cho thấy,
cứ mỗi thập kỷ hàm lượng CO2 trong khí quyển lại tăng 4%. Nói cách khác, hiệu
ứng nhà kính do khí CO2 gây ra là quá mức cần thiết, gây tăng nhanh nhiệt độ bề
mặt địa cầu kéo theo nhiều hệ lụy như đã nêu trên. Tôi cho rằng những cứ liệu và
luận giải đã được nêu ra là đầy sức thuyết phục. Điều đáng tiếc là cho đến nay, Hoa
Kỳ là nước xả khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất vào khí quyển (trên 30%
tổng khí thải công nghiệp) vẫn chưa phê chuẩn Nghị định thư Kyoto.
Loại ý kiến thứ hai tuy thừa nhận vấn đề gia tăng nhiệt độ do hiệu ứng nhà
kính, song cho rằng cần nhấn mạnh hơn đến chu kỳ nóng lên của Trái đất do hoạt
động nội tại. Hiện tượng nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên và lạnh đi vốn là hiện
tượng tự nhiên xảy ra có tính chu kỳ trong lịch sử hình thành và phát triển của Trái
đất. Không phải chỉ bây giờ, lịch sử Trái đất hàng triệu triệu năm đã trải qua nhiều
lần nóng lên rồi lại lạnh đi kéo theo những biến động to lớn trong đời sống sinh vật

trên Trái đất, làm thay đổi cả diện mạo địa hình lục địa và đại dương. Tính từ 1,6
triệu năm đến nay đã có 5-6 chu kỳ biến động lớn. Đó là các thời kỳ băng hà kéo
theo mực nước biển hạ thấp (biển lùi) và các thời kỳ gian băng (băng tan) kéo theo
mực nước biển dâng cao (biển tiến). Vào các thời kỳ băng hà, nhiệt độ bề mặt Trái
đất khô lạnh. Vào thời kỳ gian băng nhiệt độ bề mặt Trái đất đan xen giữa nóng ẩm
và khô hạn. Vào các thời kỳ đó, biên độ dao động của nước biển (dâng, hạ) lên đến
hàng chục, hàng trăm mét. Mỗi chu kỳ kéo dài hàng vạn, chục vạn năm. Mỗi chu kỳ


như vậy còn được chia ra các chu kỳ ngắn hơn với thời gian kéo dài nhiều trăm năm
đến nghìn năm với biên độ dao động mực nước biển 2-3 m hoặc hơn. Khí thải CO2
làm tăng hiệu ứng nhà kính là hiện tượng do con người gây ra trong mấy trăm năm
gần đây. Vì vậy, có lẽ cả hai nguyên nhân trên đều có cơ sở thực tế và chúng cùng
tác động gây ra tình trạng Trái đất nóng lên một cách bất thường như hiện nay. Do
đó, cần phải nhìn nhận hiện tượng nóng lên của Trái đất hiện nay bằng quan điểm
biện chứng: chu kỳ nóng ấm của Trái đất mang tính nội sinh và ngoại sinh tự nhiên
được đẩy nhanh và trở nên nghiêm trọng hơn do những tác động của khí thải công
nghiệp và hiệu ứng nhà kính.
III. HIỆN TƯỢNG VÀ BẢN CHẤT DÂNG CAO MỰC NƯỚC ĐẠI DƯƠNG
Hệ quả đồng hành với việc bề mặt Trái đất nóng lên luôn luôn là sự tan
những khối băng vĩnh cửu ở hai đầu địa cực và trên đỉnh những dãy núi cao. Nhưng
có lẽ chưa bao giờ tốc độ tan băng lại diễn ra với tốc độ nhanh và quy mô lớn như
ngày nay. Thử điểm một vài tin chính: ở Nam Cực, tháng 3/2002, các nhà khoa học
tận mắt chứng kiến khối băng 500 tỷ tấn tan rã thành hàng nghìn mảnh; ở Bắc Cực,
mùa hè 2002, lượng băng tan ở Greenland cao gấp đôi so với 1992, diện tích băng
tan đã lên tới 655.000 m2. Hơn 110 sông băng và những cánh đồng băng vĩnh cửu ở
bang Montana đã biến mất trong vòng 100 năm qua. Các sông băng sẽ hầu như biến
mất khỏi dãy Alpes vào năm 2050 (nếu độ tan chảy duy trì như hiện nay). Mùa hè
2002, các nhà khoa học ghi nhận một khối băng 3,5 triệu tấn tách ra, gây ra lũ băng
từ dãy núi Mali trên đỉnh Kavkaz thuộc Nga. Trong vòng 13 năm gần đây, số băng

tan ở châu Âu tăng gấp đôi so với lượng băng tan của 30 năm trước (1961-1990).
Băng tan và nhiệt độ tăng làm nở thể tích trung bình của nước được coi như hai
nguyên nhân chính dẫn đến mực nước đại dương cao dần lên, làm tràn ngập các
đồng bằng thấp ven biển. Các số liệu quan trắc mực nước biển thế giới cho thấy
mức tăng trung bình trong vòng 50-100 năm qua là 1,8 mm/năm. Nhưng chỉ trong
12 năm gần đây, các số liệu đo đạc của vệ tinh NASA cho thấy xu thế biển dâng
đang gia tăng rất nhanh, với tốc độ trung bình là 3 mm/năm. Báo cáo của IPCC, do
hàng chục nhà khoa học soạn thảo và hơn 2000 nhà khoa học từ 130 quốc gia tham
gia đóng góp ý kiến, đưa ra dự báo: đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ bề mặt Trái đất sẽ


tăng thêm từ 1,4 đến 4°C, mực nước biển sẽ dâng thêm khoảng 28-43 cm. Nhiều
nhà khoa học còn đưa ra những dự báo mực nước biển đang dâng nhanh hơn nhiều,
nhất là do hiện tượng tan băng đang xảy ra với tốc độ đáng kinh ngạc trong thời
gian gần đây. Nhà địa lý học Richard Alley ở Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ nói:
Chỉ cần 15% lớp băng ở Greenland bị tan cũng tạo ra một khối nước mới trong các
đại dương đủ để làm ngập tiểu bang Florida của Hoa Kỳ và nhiều vùng duyên hải
khác trên thế giới.
Nếu mực nước biển dâng lên khỏang 50cm, nó sẽ tạo nên một mối đe dọa
cho hàng triệu người và sẽ có những tác động đáng kể về mặt sinh thái và kinh tế xã
hội chẳng hạn như:





Sự ngập lụt của các đồng bằng thấp và các vùng đất ẩm gần bờ biển.
Xói mòn bờ biển.
Sự gia tăng triều bão
Sự mặn hóa các cửa sông, đồng bằng và nguồn nước dưới đất với


nhiều tác động tiêu cực khác đối với chất lượng nước.

Những biến động của sự tăng thủy triều

Những biến động của sự trầm tích

Sự suy yếu các lớp nước rễ tiếp cận dưới đất.
Bên cạnh sự ngập lụt thường xuyên, mực nước biển dâng lên còn làm gia
tăng tần số và mật độ của các vụ lũ lụt có quy mô lớn. Tuy vậy, những trận lụt như
vậy, không chỉ có thể gây ra bởi mực nước biển quá cao mà còn bới sự hủy hoại
những barie tự nhiên như đá ngầm san hô, các cồn cát ngầm ngoài khơi, các vũng
nước mặn và bởi sự suy giảm hệ thống tiêu nước đất liền gây ra bởi các con sông và
kênh đào. Điều này có nghĩa các con sông cũng sẽ xâm nhập phá vỡ bờ của chúng
thường xuyên hơn, gây ra những trận lũ lụt lớn.
Các tác động kinh tế xã hội chủ yếu bị gây ra bởi sự xâm nhập của nước mặn
vào các cửa sông và các hệ thống thuộc hệ bờ biển. Các khu vực cửa sông, trong đó
có rất nhiều vùng có mật độ dân cư dày đặc, sẽ bị tác động trong suốt thời kì khô
hạn kéo dài.
Một mối đe dọa khác đối với các nguồn nước trong lòng đất và trên bề mặt
có nguyên nhân từ bãi chon lấp rác ở các khu vực bị ngập lụt trong tương lai và sự
tích tụ các chất gây ô nhiễm trong các lớp trầm tích của các đồng bằng và cửa sông


của những con sông bị ô nhiễm nặng. Các chất độc có thể sẽ bị huy động bởi những
biến đổi về tình trạng đất bồi và sự xâm nhập của nước mặn.
Một sự dâng cao của mực nước biển sẽ phá hủy nhiều hộ sinh thái khác nhau,
trong đó co nhiều hệ thống chỉ có chất độc nhất. Điều này sẽ xảy đến với các vùng
đất ẩm, vốn có những chức năng sau đây




Nuôi dưỡng đất cho 1/3 lượng cá mà ta tiêu dung
Cung cấp nơi cư trú thống nhất cho một lượng lớn các chủng loại thực

vật và động vật

Đóng vai trò một barie tự nhiên trong việc chống lụt.
Sự đa dạng chủng loài của trái đất sẽ bị giảm sút do sự phá hoại đất ướt, đụn
cát và sự trắng háo của các đá san hô ngầm. Những tác động của sự phát triển này
hiện nay đã được qua tâm. Hơn nữa, còn tồn tại nguy cơ ngành ngư nghiệp sẽ bị tác
động nặng nề.
IV. NHỮNG HIỂM HỌA ĐÃ, ĐANG VÀ SẼ XẢY RA Ở VIỆT NAM
Thời kỳ băng hà cuối cùng của địa cầu trong kỷ Đệ tứ (băng hà Wurm 2)
lạnh nhất cách đây khoảng 18.000 năm. Thời đó, biển lùi xa về phía đông. Các tài
liệu khoan thăm dò dầu khí đã ghi nhận dấu vết đường bờ biển thời đó nằm trên
thềm lục địa ở độ sâu 100-120 m so với mực nước biển hiện tại. Thời đó, toàn bộ
vùng Vịnh Bắc Bộ và thềm Sunda (nối liền Nam Bộ Việt Nam với Indonesia), vịnh
Thái Lan còn là đất liền. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Việt Nam vào thời băng
hà lạnh nhất đó dự đoán thấp hơn so với ngày nay khoảng 5-7°C. Băng bắt đầu tan
và mực nước biển bắt đầu dâng lên từ khoảng 15.000 năm cách nay. Nhiệt độ Trái
đất cũng như đường bờ biển đạt đến mức như bây giờ vào khoảng 10.000 năm cách
nay. Tuy nhiên, Trái đất vẫn tiếp tục nóng lên và băng tiếp tục tan, biển vẫn tiến lấn
sâu hơn vào so với đường bờ hiện tại. Nhiều bằng chứng thực vật ở Đông Nam Á
cho thấy, nhiệt độ trung bình ấm hơn ngày nay chừng 2°C ở khoảng 8.000 năm cách
nay, nhưng phải đến khoảng 6.000-5.000 năm cách nay, băng mới ngừng tan và
nước biển mới dừng ở độ cao 4-6 m so với mực nước biển ngày nay (biển tiến
Flanđri).
Các nhà nghiên cứu khảo cổ Việt Nam đã phát hiện nhiều bằng chứng về con người
trong lịch sử đã chịu ảnh hưởng của các đợt biển tiến do nhiệt độ Trái đất ấm lên đó.



Do mực nước biển dâng cao hơn ngày nay 4-6 m, biển lấn sâu vào lục địa có chỗ tới
hàng trăm km. Dấu tích đường bờ biển đương thời xuất lộ ngay ở sát rìa Hà Nội,
đến tận sát chân các dãy núi đá vôi thuộc Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa và các tỉnh
miền Trung. Biển phủ ngập hầu như toàn bộ đồng bằng Nam Bộ. Sau đó, biển đã
rút, để lại một đồng bằng phù sa màu mỡ vào khoảng 3800-3500 năm cách nay, tạo
điều kiện cho sự xuất hiện nở rộ những làng trồng lúa sớm trong lịch sử Việt Nam.
Nhưng đến khoảng 3200 năm, các nhà khảo cổ phát hiện những chứng cứ cư dân
đương thời rời chân núi lên cư trú trên các đỉnh núi cao trong các đồng bằng ven
biển từ Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình ra đến Quảng Ninh. Thức ăn họ để lại trên
các chỏm núi đá đó bao gồm nhiều loại nhuyễn thể biển. Điều đó phản ánh một đợt
biển tiến có tính đột biến đã diễn ra. Những tài liệu nghiên cứu chi tiết về địa chất
học và khảo cổ học còn cho biết, từ đó đến nay, xu hướng chung là biển lùi, song
vẫn có một số chu kỳ tiến, lùi với biên độ dao động mực nước biển trên dưới 2-3 m
vào khoảng trước 3000 năm, sát trước và sau công nguyên và khoảng 1000 – 2000
năm sau công nguyên đến nay.
Những điều trình bày sơ lược trên đây cho thấy, nếu chu kỳ biển tiến, lùi với
biên độ thời gian khoảng 800-1000 năm thì hiện tại chúng ta đang ở đoạn cuối của
chu kỳ biển tiến hiện đại, không loại trừ tốc độ sẽ nhanh hơn nhiều hoặc có đột
biến. Như vậy, mực nước biển dâng đang xảy ra nằm trong chu trình chung của biến
động, cộng thêm tác động nhanh do hiệu ứng nhà kính gây ra, làm cho chúng ta
phải nhìn nhận vấn đề một cách cảnh giác hơn, chứ không phải ngược lại. Dù
nguyên nhân nào thì việc nhận thức được để có kế hoạch ứng phó, vì sự tồn tại và
phát triển bền vững cho mỗi quốc gia dân tộc cũng như toàn nhân loại là điều con
người có thể và cần phải làm.
Trong tình hình biển tiến hiện nay, bà Susmita Dagupta, chuyên gia kinh tế,
đồng tác giả của báo cáo “Ảnh hưởng khi mực nước biển tăng lên ở các nước phát
triển: Phân tích so sánh” do Ngân hàng Thế giới công bố hồi đầu năm nay cho biết:
mực nước biển chỉ cần dâng thêm 1 m thì sẽ gây nên hiểm họa lớn đối với các nước

có vùng dân cư và đời sống kinh tế tập trung ở các vùng đồng bằng thấp dọc ven
biển. Việt Nam là một trong những nước sẽ bị tác động lớn; khi đó sẽ có đến 10,8%


dân số Việt Nam bị tác động nặng nề, do có 2 đồng bằng thấp chủ yếu là đồng bằng
Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Về phía Việt Nam, chúng ta thấy gì và nghĩ gì về những hiểm họa này trước
thực tế và thực tiễn Việt Nam ? Tôi cho rằng những biến động thời tiết bất thường
gây thiệt hại lớn cho đời sống dân cư và đất nước mà chúng ta gọi là thiên tai cần
được nghiên cứu, xem xét theo chiều hướng có sự báo động toàn cầu về gia tăng
nhiệt độ bề mặt Trái đất và mực nước biển ngày càng dâng cao: nhiệt độ khí quyển
và thủy quyển tăng lên kéo theo những biến động khác thường (hiện tượng El Nino)
làm cho chế độ thời tiết gió mùa bị xáo động bất thường; bão có xu hướng gia tăng
về cường độ, bất thường về thời gian và hướng dịch chuyển; thời tiết mùa đông nói
chung ấm lên, mùa hè nóng thêm; xuất hiện bão lũ và khô hạn bất thường. Hiện
tượng ngập úng vùng đồng bằng châu thổ mở rộng vào mùa mưa lũ, các dòng sông
tăng cường xâm thực ngang gây sạt lở lớn các vùng dân cư tập trung ở 2 bờ trên
nhiều khu vực từ Bắc chí Nam. Hiện tượng này cũng đồng thời tạo cồn, bãi bồi, lấp
dòng chảy các sông, nhánh sông ở vùng hạ du; ở những sông đã xây dựng hệ thống
đê kiên cố thì có hiện tượng bồi lấp ngay chính dòng sông cũng như tuyến khống
chế giữa hai bờ đê, tạo nên thế địa hình ngược; những dòng sông nổi cao hơn cả
đồng bằng hai bên sông. Vào mùa khô, hiện tượng phổ biến là nước triều tác động
ngày càng sâu về phía trung du, hiện tượng nhiễm mặn ngày càng tiến sâu vào lục
địa.
Ở vùng ven biển, đã thấy rõ hiện tượng vùng ngập triều cửa sông mở rộng hình
phễu (hiện tượng estuary) trên những diện rộng, nhất là ở hạ du các hệ thống sông
nghèo phù sa. Rõ nhất là vùng hạ du hệ thống sông Thái Bình - Bạch Đằng, ở vùng
ven biển Hải Phòng, Quảng Ninh và hệ thống sông Đồng Nai, ở vùng ven biển Bà
Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Vào mùa khô, các nhánh sông và dòng
sông ở các khu vực này đã không thể đóng vai trò tiêu thoát nước về phía biển, biến

thành những dòng sông, kênh tù đọng với mức độ ô nhiễm nhân tạo gây nguy hại
cho đời sống của những vùng dân cư đông đảo (thuộc diện này có thể kể đến cả
vùng rộng lớn thuộc các lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy, Châu Giang ở phía tây nam
Hà Nội và các tỉnh Hà Tây, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình)


Hiện tượng sạt lở bờ biển trên nhiều đoạn kéo dài hàng chục, hàng trăm km
với tốc độ phá hủy bờ sâu vào đất liền hàng chục, thậm chí hàng trăm mét, là hiện
tượng xảy ra thường xuyên trong nhiều năm gần đây, liên quan đến sự tàn phá do
gia tăng bão, sóng lớn và sự thay đổi của động lực biển ở đới bờ. Hiện tượng hình
thành các cồn cát chắn và tái trầm tích bồi lấp luồng vào các cửa sông, gây trở ngại
lớn cho hoạt động vận tải ra vào các cảng biển, khiến cho những công trình nạo vét
rất tốn kém đều nhanh chóng bị vô hiệu hóa.


TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN THIÊN TAI KHU VỰC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
1. Biểu hiện biến đổi khí hậu và thiê tai thành phố HCM.
Biến đổi khí hậu được biểu hiện qua nhiệt độ bề mặt trái đất tăng cao, mưa
bão diễn biến bất thường theo không gian và thời gian, hạn hán xảy ra cực đoan,
mực nước biển dâng cao, dẫn tới nhiều vùng bị ngập lụt, nước mặn xâm nhập tiến
sâu vào nội đồng v.v... Hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu là những thảm họa
khó lường mà loài người phải đối mặt.
Theo kết quả nghiên cứu của Ủy ban Liên Quốc gia về biến đổi khí hậu (IPCC)
[1], cùng với những quan trắc các chuỗi số liệu thực đo như nhiệt độ, mưa, triều và
mực nước tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận, có thể nhận thấy
rằng tại khu vực TP.Hồ Chí Minh trong những năm qua đã có những biểu hiện rõ nét
về biến đổi khí hậu và thiên tai bất thường.
1.1. Nhiệt độ tăng cao

Các báo cáo của IPCC và nhiều trung tâm nghiên cứu có uy tín hàng đầu trên
thế giới công bố, nhiệt độ trung bình trên bề mặt địa cầu ấm lên gần 1°C trong vòng
80 năm (từ 1920 đến 2005) và tăng rất nhanh trong khoảng 25 năm gần đây (từ
1980 đến 2005).
Nhiệt độ trái đất tăng lên, không chỉ là nguyên nhân gây ra lũ lụt, hạn hán
cục đoan, bão tố v.v… mà còn trực tiếp gây ra nhiều loại bệnh tật, bệnh dịch, làm
giảm sức khỏe cộng đồng.
1.2. Mưa thay đổi bất thường


Theo Tổ chức Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) thì sự nóng lên của
khí hậu trái đất làm cho mưa trở nên thất thường hơn. Những vùng mưa nhiều,
lượng mưa trở nên nhiều hơn, cường độ mưa lớn hơn. Các vùng hạn trở nên hạn
hơn. Tần suất và cường độ hiện tượng El Nino tăng đáng kể, gây lũ lụt và hạn hán ở
các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Xu thế biến đổi của lượng mưa không nhất quán
giữa các khu vực và các thời kỳ. Tổng lượng mưa năm không tăng nhưng cường độ
mưa, thời gian mưa từng cơn đang có xu hướng tăng lên rõ rệt [1].
1.3. Nước biển dâng.
Hệ quả tất yếu của tình trạng bề mặt Trái đất nóng lên là băng tan hai đầu địa
cực và trên đỉnh những dãy núi cao, thể tích nước biển giản nở do nhiệt là mực
nước biển dâng cao, và như vậy nhiều hòn đảo, nhiều vùng đồng bằng có cao trình
thấp ven biển bị chìm ngập. Các số liệu quan trắc mực nước biển ở nhiều nơi trên
thế giới cho thấy trong vòng 50-100 năm qua mực nước biển mỗi năm tăng thêm
1,8 mm. Nhưng trong vòng 12 năm gần đây, các số liệu đo đạc của vệ tinh NASA
cho thấy xu thế biển dâng đang gia tăng rất nhanh, với tốc độ trung bình khoảng 3
mm/năm. Theo báo cáo của IPCC, đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ bề mặt Trái đất sẽ
tăng thêm từ 1,4 đến 4°C, mực nước biển sẽ dâng thêm khoảng 28-43 cm. Cũng
theo tổ chức này, mực nước biển dâng trong tương lai còn phụ thuộc vào cách ứng
xử của con người đối với thiên nhiên đối với mức độ xả thải khí nhà kính [1].
Ở nước ta theo tài liệu thực đo mực nước biển tại Vũng Tàu từ năm 1980 tới

nay cho thấy, mực nước biển lớn nhất năm đang có xu hướng tăng cao trong những
năm gần đây. Tương quan mực nước đỉnh triều thể hiện ở hình 8 chỉ rõ, mực nước
biển tại Vũng Tàu tăng từ 0,2-0,6 cm mỗi năm.
Mực nước triều tăng cao là nhân tố chính làm gia tăng mực nước trong khu
vực thành phố Hồ Chí Minh. Mực nước tại Phú An đang có sự gia tăng đột biến
trong những năm gần đây. Theo tài liệu thực đo cho thấy mực nước đỉnh triều tại
Phú An tăng lên khoảng 0,3-0,8 cm một năm. Như vậy, mực nước này tăng nhanh
hơn mực nước triều trạm Vũng Tàu, điều này còn có thể giải thích do tốc độ san lấp
mặt bằng để xây dựng các đô thị mới làm giảm các khu trữ, vì thế thủy triều tiến
nhanh hơn, đạt đỉnh xa hơn, thời gian duy trì mực nước triều cao lâu hơn.


Tình trạng nước biển dâng ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh trong những năm
qua đã gây nên những khó khăn lớn cho sinh hoạt, kìm hãm tốc độ phát triển kinh tế xã
hội. Nhiều vùng trong thành phố bị ngập vào những ngày triều cường.
Hàng trăm cống thoát nước thành phố nằm sâu dưới mực nước triều, làm
giảm năng lực tiêu thoát nước. Vào thời điểm triều lớn gặp mưa kéo dài thành phố
gần như bị tê liệt, nhiều đường phố bị ngập lâu, ngập sâu, lan truyền ô nhiễm rất
đáng báo động.

Hình 11: Triều cường gây ngập đường thành phố
Mực nước biển dâng không chỉ gây ngập thành phố nhiều hơn, nặng hơn mà
còn làm cho lưu lượng trên các sông kênh tăng lên, vận tốc dòng chảy thay đổi gây
xói lở, bồi lắng khó kiểm soát. Hình 15 thể hiện hình ảnh sạt lở bờ song Sài Gòn
khu vực thành phố Hồ Chí Minh và biểu đồ vận tốc dòng chảy tại Phú An, ứng với
các kịch bản hiện trạng, khi nước biển dâng thêm 0,5 m và 1,0 m.
Khi mực nước biển dâng cao, danh giới mặn trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh cũng có sự thay đổi, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Kết quả tính toán
xâm nhập mặn mùa khô năm 2005 (mặn ảnh hưởng lớn nhất tới thành phố Hồ Chí
Minh), với kịch bản hiện trạng, độ mặn tại Phú An đạt 8 g/l, kịch bản nước biển

dâng thêm 50 cm, độ mặn tương ứng đạt 9 g/l và khi mực nước biển tăng cao 100
cm, độ mặn là 10,3 g/l.
Ranh giới mặn 4 g/l (giới hạn trên của lúa chịu mặn) cũng tiến sâu hơn. Khi
mực nước triều tăng lên 50 cm ranh giới mặn 4g/l trên sông Sài Gòn tiến sâu hơn
3,5 km và trên sông Đồng Nai vào sâu hơn 2,0 km. Khi mực nước triều tăng lên 100


cm ranh giới mặn 4 g/l trên sông Sài Gòn tiến sâu hơn 8,0 km và trên sông Đồng
Nai vào sâu hơn 4,8 km.
Ranh giới mặn 0,25 g/l (tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt) cũng tiến sâu
hơn. Khi mực nước triều tăng lên 50 cm ranh giới mặn 0,25g/l trên sông Sài Gòn
tiến sâu hơn 1,5 km và trên sông Đồng Nai vào sâu hơn 0,8 km. Khi mực nước triều
tăng lên 100 cm ranh giới mặn 0,25 g/l trên sông Sài Gòn tiến sâu hơn 3,5 km và
trên sông Đồng Nai vào sâu hơn 1,8 km.

Hình 16: Ranh giới mặn hiện trạng năm 2005

Hình17: Ranh giới mặn năm 2005 khi mực nước triều dâng cao 50 cm


Hình 18: Ranh giới mặn năm 2005 khi mực nước triều dâng cao 100 cm
Biến đổi khí hậu dẫn tới nước biển dâng sẽ là nguyên nhân làm thay đổi hệ
sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ. Đây là vấn đề rất cần được các nhà khoa học và
các cấp lãnh đạo quan tâm.
1.4. Gió Bão.
Biến đổi khí hậu toàn cầu, dẫn tới trái đất nóng dần lên, nhiệt độ bề mặt Đại
Dương tăng lên và phân bố theo quy luật trước đây và như vậy gió bão sẽ xảy khó
lường. Biểu hiện bất thường của gió bão trong những năm qua là đã xảy ra những
trận bão lớn tràn vào vùng đất Nam Bộ. Đây chính là nguy cơ dẫn tới những thiệt
hai lớn đối với thành phố Hồ Chí Minh, nơi ngường dân chưa có kinh nghiệm tránh

bão, nơi có nhiều nhà ổ chuột, nhiều nhà mỏng manh, không có khả năng đứng
vững trước nhưng cơn bão nhỏ.
2. Giải pháp để thích ứng với biến đổi khí hậu.
Để giảm thiểu thiệt hại do những tác động bất lợi do biến đổi khi hậu gây ra
cho thành phố Hồ Chí Minh, thì chúng ta cần tiến hành một số giải pháp chính sau:
- Giáo dục cộng đồng giảm thiểu phát thải khí nhà kính;
- Đổi mới, hiện đại hóa trạng thiết bị đảm bảo tiêu chuẩn xả khí thải;
- Rà soát lại tiêu chuẩn, tần suất thiết kế các công trình, đảm bảo làm việc an
toàn trước tình trạng biến đổi khí hậu;
- Xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa các nhà máy thủy điện và công
trình thủy lợi phía thượng nguồn;
- Nhanh chóng thực hiện dự án chống ngập cho thành phố Hồ Chí Minh, do
Bộ Nông nghiệp & PTNT đề xuất;


- Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với đa dạng sinh
học đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, ngập nước khu dự trữ sinh quyển của
Thế giới Cần Giờ, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp bảo tồn và thích ứng.
- Cần chuẩn bị nguồn nhân tài vật lực để có đủ khả năng bị đối phó và thích
ứng với biển đổi khí hậu trong khu vực.
- Thực hiện phong trào phủ xanh đất trống để giảm khí thải.
V. DU LỊCH LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.
Tình trạng nóng lên trên toàn cầu đang có nguy cơ ảnh hưởng nặng nề đến
hoạt động du lịch, và một số địa chỉ du lịch hấp dẫn rất có khả năng sẽ bị ngập dưới
nước biển do hiện tượng băng tan khiến nước biển dâng lên.
Tuy nhiên, theo Giám đốc Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP)
Achim Steiner, ngành công nghiệp du lịch vừa là đối tượng bị ảnh hưởng bởi tình
trạng biến đổi khí hậu, vừa là tác nhân góp phần làm tăng lượng khí thải gây hiệu
ứng nhà kính.
Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới, việc vận chuyển và một số hoạt

động khác liên quan đến du lịch hiện chiếm từ 4 đến 6% lượng khí thải gây hiệu
ứng nhà kính toàn cầu.
Nếu không có biện pháp ngăn chặn, tác động của du lịch đối với tình trạng
biến đổi khí hậu sẽ tăng gấp đôi trong vòng 30 năm tới, và các vùng bờ biển, các
khu du lịch trên vùng núi cũng như các khu bảo tồn thiên nhiên sẽ bị ảnh hưởng
nặng nề.
Du lịch sinh thái đã và đang là sự lựa chọn, là niềm đam mê của nhiều khách
du lịch trong và ngoài nước. Vì vậy, phát triển du lịch sinh thái là tất yếu. Tuy
nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm về loại hình du lịch này.
Cái nắng hanh hao, gió vàng, cát trắng... từ bao đời vốn là “đặc sản” của
thiên nhiên miền Trung. Nằm ở phần địa đầu dải đất ấy, Thanh Hóa một mặt phải
sống chung cùng sự “đỏng đảnh” của thời tiết, mặt khác vùng đất này lại được thiên
nhiên ưu ái hơn khi dành tặng một loạt “công trình” mà chỉ có bàn tay sắp đặt của
tạo hóa mới trở nên sống động, hài hòa đến vậy. Đó là Sầm Sơn, Hải Hòa, Hải


Tiến... vùng ven biển; là Bến En, Cẩm Lương, Pù Luông, Pù Hu, Cửa Đạt, Lam
Kinh... vùng trung du miền núi. Dựa trên sự sắp đặt ấy, loại hình du lịch sinh thái
cũng tập trung phát triển ở hai địa bàn: Trung du miền núi và vùng biển. Du lịch
sinh thái biển gắn liền với các loại hình dịch vụ, du lịch biển như lưu trú, nghỉ ngơi,
tắm biển, bơi lặn, chèo thuyền, lướt ván, tìm hiểu văn hóa, ẩm thực, hệ động thực
vật biển... So với các vùng biển khác trong tỉnh, Sầm Sơn cơ bản đáp ứng nhu cầu
của loại hình du lịch này. Sầm Sơn ví như chim đại bàng mà ức của nó là dãy
Trường Lệ hướng ra biển Đông, cánh phía bắc bắt đầu từ đền Cô Tiên trở về Quảng
Cư, còn cánh phía nam là một dải biển thuộc Quảng Xương. Mùa du lịch, trong khi
phía bắc đang thả sức sải cánh bay, thì phía nam vẫn “ngủ quên” im lìm trong tiếng
phi lao và sóng biển. Bởi đôi cánh vẫn chưa thật khỏe, chưa thật đều nên đại bàng
vẫn chưa thể cất mình bay cao, bay xa như nó muốn, như chúng ta vẫn chờ đợi. Đó
là chưa kể bản thân cánh phía bắc của nó cũng còn không ít khiếm khuyết, ví như
những vấn đề về xúc tiến đầu tư, quy hoạch đô thị, quy hoạch bãi tắm, vệ sinh môi

trường, cải tạo nước biển... Nối liền với Sầm Sơn là vùng biển Hải Tiến (Hoằng
Hóa). Biển Hải Tiến đa phần còn nằm ở trạng thái khá nguyên sơ, núi chắn nước,
nước ôm chân núi, bờ biển chạy dài qua một loạt các xã ven biển. Nếu Khu du lịch
Hải Tiến đi đúng quy hoạch và tiến độ thì đây sẽ là nơi san sẻ cho Sầm Sơn nhiều
gánh nặng, đồng thời trở thành một trong những trọng điểm du lịch của tỉnh và cả
nước. Nằm ở phía nam Thanh Hóa, biển Hải Hòa (Tĩnh Gia) có lợi thế hơn nhiều
vùng biển khác bởi trong thời gian tới nó sẽ là đầu mối đón Khu đô thị mới Nghi
Sơn. Biển Hải Hòa đúng như tên gọi của nó: vẻ đẹp hài hòa của hệ sinh thái chưa
chịu nhiều tác động từ bàn tay con người.
Khác với du lịch sinh thái biển thiên về vui chơi, nghỉ dưỡng, du lịch sinh
thái rừng hồ (Bến En, Cửa Đạt), sinh thái văn hóa (suối cá Cẩm Lương, quần thể di
tích Lam Kinh) hay văn hóa sinh thái cộng đồng (đang bước đầu triển khai tại Khu
Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Pù Hu) có phần thiên về khám phá, tìm hiểu. Hãy
bắt đầu cuộc hành trình từ Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (nằm trên địa bàn 2
huyện Quan Hóa, Bá Thước). Sự phong phú, đa dạng của thảm thực vật và hệ động
vật với hàng nghìn loài, trong đó có nhiều loài quý hiếm, đặc hữu ít thấy trong các


khu bảo tồn khác là thế mạnh lớn nhất tạo nên sức hút những du khách ưa tìm hiểu,
gần gũi với thiên nhiên. Giữa khí hậu trong lành, mát mẻ hòa trong cái hoang sơ, kỳ
vĩ của cảnh vật, hãy tưởng tượng buổi sớm mở cửa ra ta có thể đón tất cả khí trời
vào lồng ngực hay thả mình trôi trong đêm hội rượu cần để men say lẫn vào câu
khặp, điệu xòe của cô gái Thái... Xuôi về Cẩm Lương (Cẩm Thủy) vào Suối Cá thần
- thắng tích có một không hai trong nước hay ngược sang Bến En (Như Thanh)
tham quan quần thể hơn 20 đảo “trôi nổi” giữa hơn 4.000 ha mặt nước và các hang
động còn dấu tích của những năm tháng chiến tranh ác liệt...
Với hệ thống các danh thắng, hang động, thác nước tương đối lớn chưa được
khai thác như một điểm du lịch sinh thái do điều kiện giao thông, hạ tầng du lịch
còn nhiều bất cập, có thể nói tiềm năng của loại hình du lịch sinh thái ở Thanh Hóa
là rất lớn. Nhưng có lẽ tạm gác lại những điểm thắng tích còn ở dạng “tiềm tàng”

này, vấn đề cần quan tâm là hiệu quả khai thác cần phải song hành với tiềm năng từ
các điểm du lịch đã có trong “Sổ tay” của du khách vừa điểm qua. Mỗi năm Thanh
Hóa đón hàng triệu khách du lịch nhưng đa số tập trung ở Sầm Sơn vào mùa hè.
Bản thân đô thị du lịch này cũng chỉ thỏa mãn được một phần nhu cầu nghỉ ngơi,
vui chơi của du khách. Nhiều dự án xây dựng hạ tầng du lịch đang “tạm gác” không
thời hạn do vô số lý do mà Khu du lịch Hải Tiến là một ví dụ. Các điểm du lịch sinh
thái rõ ràng có rất nhiều lợi thế về tính độc đáo, đẹp, đa dạng, có sức hút đối với du
khách nhưng khách tham quan tìm đến khá khiêm tốn... Đó là thực trạng ngành du
lịch đang phải đối mặt. Lý giải cho thực trạng ấy có hàng chục lý do lớn nhỏ. Đó là
kiến thức và năng lực quản lý du lịch của các ban quản lý cấp huyện, xã và đội ngũ
cán bộ chuyên trách còn hết sức hạn chế. Điều này tất yếu dẫn đến nhiều hiện tượng
hay cách làm khiến du khách chưa thật hài lòng mỗi mùa du lịch. Chẳng hạn việc
đặt quá nhiều trạm thu phí ở suối cá Cẩm Lương chưa hẳn là cách làm phù hợp.
Thay vì để một đơn vị vừa quản lý bảo dưỡng, vừa khai thác cầu treo để thuận cho
việc giám sát và điều tiết lượng vé bán ra cho phù hợp thì việc giao cho một đơn vị
quản lý, một đơn vị khai thác như hiện nay đã dẫn đến tình trạng ùn tắc hàng giờ
trên cầu, gây không ít khó chịu cho du khách. Việc lồng ghép các chính sách phát
triển toàn diện có sự phối hợp giữa các ngành du lịch, quốc phòng, nông - lâm


nghiệp thực hiện chưa tốt dễ dẫn đến chồng chéo, lãng phí trong quản lý, khai thác
tại các điểm du lịch. Ngành du lịch hiện vẫn thiếu một doanh nghiệp đủ lực làm đầu
tầu trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, tạo tiền đề cho du lịch phát triển theo hướng
xã hội hóa, bởi vẫn chưa có chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích đầu tư cho du
lịch...
Với mục đích tạo “cú hích” thu hút khách du lịch đến Thanh Hóa, Chủ tịch
UBND tỉnh đã ra Quyết định 311/QĐ-UBND ngày 4-2-2009 về việc “Phê duyệt
danh mục các chương trình xúc tiến du lịch năm 2009” gồm 9 nội dung: Tổ chức sự
kiện, hội chợ, quảng bá, thay mới các panô, xuất bản ấn phẩm về du lịch Thanh
Hóa, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, khảo sát thị trường, tổ chức “Trung tâm

thông tin du lịch tại Sầm Sơn” và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp,
đào tạo nguồn nhân lực. Với việc thực hiện quyết định trên, du khách và người quan
tâm có thể hi vọng nhìn thấy một diện mạo mới của du lịch tỉnh nhà.
VI. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI BÀ RỊA- VŨNG TÀU
1.Giới thiệu chung
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH. Biến
đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến động trạng thái trung bình của khí quyển toàn cầu
hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu năm (IPCC,2007 [6])..
Những biến đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời,
và gần đây có thêm hoạt động của con người. BĐKH trong thời gian thế kỷ 20 đến
nay được gây ra chủ yếu do con người, do vậy thuật ngữ BĐKH (hoặc còn được gọi
là sự ấm lên toàn cầu-global warming) được coi là đồng nghĩa với BĐKH hiện đai.


Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc phát xả khí nhà kính (chủ yếu là
CO2 và Metan CH4) là nguyên nhân hàng đầu của BĐKH, đặc biệt kể từ 1950 khi
thế giới đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa và tiêu dùng, liên quan với điều đó là sự
tăng cường sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, sản xuất xi măng,
phá rừng và gia tăng chăn nuôi đại gia súc (phát xả nhiều phân gia súc tạo ra nguồn
tăng Metan), khai hoang các vùng đất ngập nước chứa than bùn..
Bà Rịa- Vũng Tàu cũng không tránh khỏi sự đe dọa của BĐKH. Để có thể
xây dựng Định hướng chiến lược phát triển bền vững BR-VT đến 2020, những dự
báo tác động của BĐKH là việc làm bức xúc. Mặc dù vậy, những dự báo dưới đây
chưa thể có độ chính xác cao mà chỉ mang tính nhận diện vấn đề. Để dự báo tốt cần
triển khai đề tài nghiên cứu đánh giá thích hợp.
2. BĐKH ở Việt Nam – cơ sở của dự báo đối với BR-VT
Một số phác thảo kịch bản BĐKH ở Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo
BĐKH toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam tại Hà Nôi tháng 2/2008, được
trình bày tóm tắt dưới đây.
Bảng 1.Thông báo Quốc gia về Biến đổi khí hậu ở Việt Nam (so với năm 1990)

Năm
Nhiệt độ tăng thêm(0C)
Mực nước biển tăng thêm (cm)
2010
0,3-0,5
9
2050
1,1-1,8
33
2100
1,5-2,5
45
Nguồn: Nguyễn Khắc Hiếu, 2008 [1]. Chú ý rằng số liệu trên chưa tính đến tính
ì của khí hậu và đặc điểm sụt hạ địa chất địa phương
Bảng 2.Kịch bản BĐKH các vùng của Việt Nam (nhiệt độ tăng thêm 0C so với
năm 1990)
N

T

Đ

Đ

B

N




N

ă

â

ô





a

y

a

m

y

n

n

c

m


ng

m

g

g

T

uy


B

B

b

r

T







u


r

c

c

n

n

u

g

g

n

B

B

g

B



B


1

1,


1,

1,

1

01

,

2

1

1,66

ên

B


0

,


,

6

1

5

4

4

8

3

2

0
2

1

4
3

3,

2,


2,

1
2

,

8

7

39

,

7

8

7

1

3,4

4,38
9

0


0
1
Nguồn:Nguyễn Khắc Hiếu, 2008 [1].

8
0

Bảng 3. Kịch bản nước biển dâng ở Việt Nam so với năm 1990

Kịch bản / năm
2050
2100
A1F1
13,7
39,7
A2
12,5
33,1
A1B
13,3
31,5
B2
12,8
28,8
A1T
12,7
27,9
B1
13,4

26,9
Nguồn: Nguyễn Khắc Hiếu, 2008 [1] chú ý số liệu chưa tính đến biên độ sụt
hạ địa chất địa phương
Tính trung bình của cả 6 kịch bản thì đến cuối thế kỷ 21 nhiệt đô có khả năng
tăng thêm 2,80C, mực nước biển dâng cao thêm 37cm chưa tính đến sự tan băng mà
chỉ tính đến sự dãn nở nước đại dương.IPCC cũng dự báo rằng cuối thế kỷ 21 mực
nước biển có thể tăng thêm tối đa 81 cm [6]. Tuy nhiên các nhà khoa học Anh cho
rằng con số đó chưa phản ánh đúng, nước biển cuối thế kỷ 21 có thể tăng thêm đến
163 cm- tức là gấp đôi số liệu dự báo của IPCC.


Xu thế chung của BĐKH ở Việt Nam:
Nhiệt độ ở các vùng phía Bắc tăng nhanh hơn các vùng phía Nam
Nhiệt độ ở các vùng ven biển tăng chậm hơn các vùng sâu hơn trong lục địa
Đến cuối thế kỷ 21 nhiệt độ có thể tăng thêm từ 4,0 đến 4,50C theo kịch bản
cao nhất và 2,0 đến 2,20C theo kịch bản thấp nhất
Biên độ dâng cao mực nước biển ở nước ta là khá lớn theo tất cả các kịch
bản, măc dù vậy vẫn chỉ là tương đương hoặc thấp hơn chút ít so với dự báo của
IPCC năm 2007

- BĐKH kéo theo hiện tượng El Nino, làm giảm đến 20-25% lượng mưa ở
khu vực miền Trung-Tây Nguyên, gây ra hạn hán không chỉ phổ biến và kéo dài mà
thậm chí còn gây khô hạn thời đoạn ngay trong thời gian El Nino. Tác động này ở
Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên lớn hơn Nam Tây
Nguyên[5].
Những nhận định trên đây là cơ sở để nhận diện một số tác động của BĐKH
đối với Bà Rịa - Vũng tàu
3. Phác thảo tác động của BĐKH đối với tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
Chuyển sang trạng thái bán khô hạn và các hệ lụy
Tăng nhiệt độ đến 2,80C, khô hạn hóa là những cảnh báo có nhiều tin cậy đối

với tỉnh nhà. Điều này cũng đã được Nguyễn Đình Hòe và Đặng Đình Long phân
tích gần đây [4].Trên cơ sở phân tích chuỗi số liệu mưa và bốc hơi hơn 30 năm qua,
cũng như sự xuất hiện cảnh quan bán khô hạn ở một số vùng trong tỉnh, các tác giả


×