Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Xuất khẩu hàng dệt may của tổng công ty việt thắng sang thị trường nhật bản trong bối cảnh thực thi hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA TỔNG CÔNG TY VIỆT THẮNG
SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH THỰC THI
HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH
DƯƠNG

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM THỊ THU THỦY

Thành phố Hồ Chí Minh - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA TỔNG CÔNG TY VIỆT THẮNG
SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH THỰC THI
HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH
DƯƠNG

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 8340101

Họ và tên học viên: Phạm Thị Thu Thủy


Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Tiến Hoàng

Thành phố Hồ Chí Minh - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Học viên

Phạm Thị Thu Thủy


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn giúp đỡ quý báu từ các thầy cô trường Đại học Ngoại Thương cùng các
anh chị, các bạn học viên cùng khoa. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin
được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới:
PGS. TS. Nguyễn Tiến Hoàng đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt ghiệp.

Ban lãnh đạo, các anh chị nhân viên của Tổng Công ty Việt Thắng đã nhiệt
tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Các thầy cô giáo thầy cô giáo trong trường Đại học Ngoại Thương, những
người đã cung cấp cho tôi những kiến thức nền tảng quý báu trong hai năm đào tạo
thạc sĩ vừa qua.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trοng công tác đầu tư nghiên cứu, nhưng với những

hạn chế về kiến thức, về nguồn lực có hạn nên kết quả nghiên cứu của luận văn
không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Vì vậy rất mong nhận được
các góp ý của các thầy cô, các anh chị và các bạn độc giả để luận văn được hoàn
thiện hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Học viên

PHẠM THỊ THU THỦY


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀ HIỆP
ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG 11
1.1. Khái quát chung về xuất khẩu và xuất khẩu hàng dệt may....................11
1.1.1. Khái niệm về xuất khẩu......................................................................... 11
1.1.2. Các hình thức cơ bản của xuất khẩu...................................................... 12
1.1.3. Vai trò của xuất khẩu............................................................................. 13
1.2. Các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp..........15
1.2.1. Nhân tố khách quan............................................................................... 15
1.2.2. Nhân tố chủ quan................................................................................... 17
1.3. Giới thiệu thị trường hàng dệt may Nhật Bản.......................................... 20
1.3.1 Lượng cung............................................................................................ 20
1.3.2. Lượng cầu.............................................................................................. 21
1.3.3. Thị hiếu người tiêu dùng........................................................................ 22
1.3.4. Quy định về nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản.............................23

1.4. Khái quát chung về Hiệp định CPTPP và nội dung về thương mại hàng
dệt may............................................................................................................... 26
1.4.2. Hiệp định CPTPP................................................................................... 26
1.4.3. Nội dung về thương mại hàng dệt may.................................................. 29
Sơ kết chương 1..................................................................................................... 33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY
CỦA TỔNG CÔNG TY VIỆT THẮNG SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
GIAI ĐOẠN 2014 – 2018...................................................................................... 34
2.1. Giới thiệu chung về Tổng Công ty Việt Thắng......................................... 34
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển......................................................... 34
2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh.............................................................................. 35
2.1.3. Cơ cấu tổ chức....................................................................................... 35


2.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh giai đoạn 2014 – 2018........................... 38
2.2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty sang thị trường
Nhật Bản giai đoạn 2014 – 2018....................................................................... 40
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu............................................................................. 40
2.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.................................................................... 44
2.2.3. Biến động giá xuất khẩu........................................................................ 45
2.2.4. Phương thức kinh doanh xuất khẩu........................................................ 47
2.2.5. Phương thức thanh toán......................................................................... 50
2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may
của Tổng Công ty sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2014 – 2018..............51
2.3.1. Nhân tố khách quan............................................................................... 51
2.3.2. Nhân tố chủ quan................................................................................... 56
2.4. Đánh giá tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty sang thị
trường Nhật Bản................................................................................................ 60
2.4.1. Thành tựu đạt được................................................................................ 61
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân........................................................................ 62

Sơ kết chương 2..................................................................................................... 64
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG
DỆT MAY CỦA TỔNG CÔNG TY VIỆT THẮNG SANG THỊ TRƯỜNG
NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN
DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG.......................................... 65
3.1. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công
ty sang thị trường Nhật Bản trong bối cảnh thực thi Hiệp định CPTPP......65

3.1.1. Cơ hội.................................................................................................... 65
3.1.2. Thách thức............................................................................................. 67
3.2. Mục tiêu và quan điểm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công
ty sang thị trường Nhật Bản trong bối cảnh thực thi Hiệp định CPTPP......69

3.2.1. Mục tiêu................................................................................................. 69
3.2.2. Quan điểm............................................................................................. 71
3.3. Những giải pháp cần thực hiện.................................................................. 72
3.3.1. Mở rộng quan hệ với các đối tác Nhật Bản............................................ 72
3.3.2. Tăng khối lượng hàng hóa xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Nhật
Bản.................................................................................................................. 73


3.3.3. Nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm..........................74
3.3.4. Nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công nhân
viên.................................................................................................................. 76
3.4. Một số đề xuất và kiến nghị đối với Chính phủ và Hiệp hội Dệt may Việt
Nam..................................................................................................................... 77
3.4.1. Đối với Chính phủ................................................................................. 77
3.4.2. Đối với Hiệp hội Dệt may Việt Nam...................................................... 79
Sơ kết chương 3..................................................................................................... 81
KẾT LUẬN............................................................................................................ 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

1

AFTA

ASEAN – Free Trade
Agreement

Khu vực Tự do hóa
Thương mại ASEAN

2

ASEAN

Association of
Southeast Asia Nation


Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á

3

CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn
diện và Tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương

4

EU

Comprehensive and
Progressive Agreement
for Trans-Pacific
Partnership
European Union

5

EVFTA

EU – Vietnam Free
Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự
do Việt Nam – EU


6

FDI

Foreign Direct
Investment

Vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài

7

FOB

Free On Board

Giao hàng lên tàu

8

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định tự do hóa
thương mại

9


GATT

General Agreement on
Tariffs and Trade

Hiệp ước chung về thuế
quan và mậu dịch

10

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

11

GSP

Generalized Systems of
Prefrences

Hệ thống ưu đãi thuế quan
phổ cập

12

JIS


Japanese Industrial
Standard

Tiêu chuẩn Công nghiệp
Nhật Bản

13

L/C

Letter of Credit

Thư tín dụng

14

MFN

Most favoured nation

Đãi ngộ tối huệ quốc

15

MITI

Ministry of International Bộ Công nghiệp và
Trade and Industry
Thương mại quốc tế


Liên minh Châu Âu


16

17

RCEP

SITC

Regional
Comprehensive
Economic Partnership

Hiệp định Đối tác Kinh tế

Standard International

Danh mục phân loại
thương mại quốc tế tiêu
chuẩn

Trade Classification

Toàn diện Khu vực

Trans – Pacific
Partnership Agreement


Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương

USTR

United States Trade
Representative

Văn phòng Đại diện
Thương mại Hoa Kỳ

20

VCCI

Vietnam Chamber of
Commerce and Industry

Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam

21

VITAS

Vietnam Textile and
Apparel Association

Hiệp hội Dệt may Việt
Nam


22

VJEPA

Vietnam – Japan
Economic Partnership
Agreement

Hiệp định Đối tác Kinh tế

World Trade
Organization

Tổ chức Thương mại Thế
giới

18

TPP

19

23

WTO

Việt Nam – Nhật Bản



DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
STT

Tên bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ

Trang

1

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức Tổng Công ty Việt Thắng

35

2

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng Công

39

ty Việt Thắng 2014 – 2018
3

Hình 2.2. Kim ngạch xuất khẩu của Tổng Công ty Việt Thắng

42

sang Nhật Bản giai đoạn 2014 – 2018
4

Bảng 2.2. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng Công ty Việt


43

Thắng giai đoạn 2014 – 2018
5

Bảng 2.3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Tổng Công ty Việt

44

Thắng sang Nhật Bản giai đoạn 2014 – 2018
6

Hình 2.3. Lỗ tỷ giá các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 6

46

tháng đầu năm 2018
7

Hình 2.4. Mô hình xuất khẩu của Tổng Công ty Việt Thắng

47

8

Bảng 2.4. Giá trị xuất khẩu theo hình thức của Tổng Công ty

48


Việt Thắng sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2014 – 2018
9

Hình 2.5. Phương thức xuất khẩu của Tổng Công ty Việt

49

Thắng giai đoạn 2014 – 2018
10

Bảng 3.1. Chỉ tiêu sản xuất và xuất khẩu đến năm 2030

72


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
được đánh giá là hiệp định đa phương thế hệ mới có ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ
đến 11 nước thành viên mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Hiệp định
CPTPP quy định nhiều nội dung về thương mại giữa các nước, đặc biệt nội dung
thương mại hàng dệt may lần đầu tiên được đề cập đến trong một chương riêng
(chương 4) của Hiệp định. Điều đó chứng tỏ vai trò quan trọng của ngành dệt may
đối với hoạt động thương mại quốc tế giữa các nước thành viên CPTPP nói riêng và
nền kinh tế thế giới nói chung. Việt Nam, với tư cách là một nước thành viên tham
gia Hiệp định đang đứng trước những cơ hội cũng như thách thức lớn lao trong quá
trình hội nhập và phát triển kinh tế. Trong những năm gần đây ngành công nghịêp
dệt may ở Việt Nam đã có những bước tiến nổi trội và vượt bậc, góp phần phát triển
kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của ngành
dệt may trong bối cảnh Hiệp định CPTPP sắp đi vào thực thi, tác giả quyết định
chọn Tổng Công ty Việt Thắng – một trong những doanh nghiệp đầu ngành để làm

đối tượng nghiên cứu và chọn “Xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Việt
Thắng sang thị trường Nhật Bản trong bối cảnh thực thi Hiệp định Đối tác Toàn
diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương” làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ của mình.
Trên nền tảng phương pháp luận biện chứng, tác giả đã thu thập các dữ liệu
thứ cấp cần thiết và tiến hành phân tích dữ liệu bằng cách kết hợp các phương pháp
cụ thể như thống kê, mô tả, phân tích, so sánh, diễn dịch, quy nạp. Đồng thời, tác
giả kết hợp phương pháp phỏng vấn sâu lãnh đạo doanh nghiệp để củng cố thêm
những lập luận của mình và đề ra một hệ thống giải pháp đồng bộ, có tính khả thi
nhằm giải quyết những vấn đề tồn đọng khi nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hàng
dệt may của Tổng Công ty Việt Thắng.
Những kết quả nghiên cứu đạt được phải kể đến gồm
Thứ nhất, Luận văn đã khái quát và tổng hợp những vấn đề lý luận cơ bản về xuất
khẩu hàng hóa, các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa và những nội dung cơ bản
về thương mại hàng dệt may đề cập đến trong Hiệp định CPTPP đối với thị


trường xuất khẩu Nhật bản nhằm cung cấp cho người đọc cái nhìn bao quát và tổng
quan về nội dung này.
Thứ hai, thông qua việc tổng hợp và phân tích các số liệu về tình hình xuất
khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Việt Thắng sang thị trường Nhật Bản, Luận
văn phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang thị
trường Nhật Bản trong 5 năm gần nhất. Trên cơ sở đó, Luận văn cũng đã đánh giá
được những kết quả và hạn chế của hoạt động này, những thuận lợi và khó khăn
trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật trong bối cảnh thực
thi Hiệp định CPTPP.
Thứ ba, dựa trên việc tổng hợp những nhận định của các chuyên gia và lãnh
đạo doanh nghiệp cũng như theo hiểu biết của cá nhân tác giả, Luận văn đã đề ra
một hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
hàng dệt may của Tổng Công ty Việt Thắng sang thị trường Nhật Bản trong bối
cảnh thực thi Hiệp định CPTPP. Ngoài ra, Luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị

đối với Chính phủ và Hiệp hội Dệt May Việt Nam nhằm hỗ trợ Tổng Công ty Việt
Thắng nói riêng và các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam nói chung đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản trong thời gian tới.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với
tiền thân là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký kết ở Chile
vào ngày 8 tháng 3 năm 2018. Hiệp định có sự tham gia của 11 nền kinh tế, gồm:
Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru,
Singapore và Việt Nam sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do thuộc hàng lớn nhất thế
giới với quy mô thị trường chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu và gần 500 triệu dân
(Trần Thắng, 2018). Hiệp định CPTPP với mức độ và phạm vi cam kết sâu rộng sẽ tác
động mạnh mẽ đến môi trường và điều kiện kinh doanh toàn cầu nói chung và các quốc
gia trong khối nói riêng. Ngày 12 tháng 11 năm 2018, tại kỳ họp thứ 6 khoá XIV, Quốc
hội đã thông qua Nghị quyết 72/2018/QH14 về phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện
và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP và Việt Nam trở thành nước thứ 7 thông
qua Hiệp định. Trước đó New Zealand, Canada, Australia, Nhật Bản, Mexico và
Singapore đã thông qua hiệp định CPTPP. Hiệp định CPTPP gồm 30 chương, trong đó
dành riêng chương 4 là nội dung về Dệt may, như vậy có thể thấy dệt may là nội dung
quan trọng và có mức độ khác biệt và sâu sắc trong Hiệp định.
Hiện nay ở Việt Nam, ngành công nghiệp dệt may ngày càng có vai trò quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó không chỉ phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao,
phong phú và đa dạng của con người mà còn là ngành giúp giải quyết được nhiều công
ăn việc làm cho xã hội và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách quốc gia, tạo điều
kiện để phát triển nền kinh tế lên tầm cao mới. Trong những năm gần đây ngành công
nghịêp dệt may đã có những bước tiến nổi trội và vượt bậc. Theo báo cáo tổng kết của

Hiệp hội Dệt May Việt Nam năm 2018, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành khoảng
30%/năm, trong lĩnh vực xuất khẩu tốc độ tăng trưởng bình quân 24,8%/năm và chiếm
20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tính đến nay, cả nước có khoảng 822
doanh nghiệp dệt may, trong đó doanh nghiệp quốc doanh là 231 doanh nghiệp, doanh
nghiệp ngoài quốc doanh là 370 doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài là 221 doanh nghiệp. Với kim ngạch xuất khẩu năm 2017 của Ngành lên tới 31 tỷ
USD tăng khoảng 10% so với con số 28,3 tỷ USD của năm


2

2016. Bên cạnh đó, với 2,7 triệu công nhân dệt may trên toàn quốc, chiếm khoảng 1/10
lao động công nghiệp quốc gia, ngành dệt may đang đóng góp quan trọng cho phát triển
kinh tế xã hội và công tác an sinh xã hội. Vai trò của ngành dệt may càng trở nên đặc
biệt quan trọng khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực chính thức từ đầu năm 2019 sẽ giúp
Ngành dệt may Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, khi CPTPP đang chiếm 12,9%
GDP toàn cầu và 14,9% khối lượng giao dịch thương mại toàn thế giới, chưa kể hàng
hoá giao dịch trong nhóm CPTPP sẽ được cắt giảm thuế quan đến 95%. Việt Nam dự
kiến tăng gấp đôi thị phần tại các thị trường CPTPP, trong vòng
7 năm kể từ ngày ký kết, có đến 99,2% dòng thuế được EU cam kết cắt giảm đối với
hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam. Cùng với đó, nhờ hưởng lợi thuế quan từ CPTPP và
EVFTA, hàng dệt may Việt Nam có thể trở nên cạnh tranh hơn so với hàng Trung
Quốc. Tổng Công ty Việt Thắng (sau đây gọi tắt là “Tổng Công ty”) là đơn vị thành
viên của Tập đoàn dệt may Việt Nam được xây dựng năm 1960 và đưa vào hoạt động
từ năm 1962. Với quá trình hình thành và phát triển từ khi thành lập đến nay, Tổng
Công ty đã và đang khẳng định vị trí của mình là một trong những công ty dệt may có
quy mô và uy tín nhất trong ngành dệt may Việt Nam. Chất lượng sản phẩm của Tổng
Công ty đã được khẳng định tại thị trường các nước. Đối với thị trường xuất khẩu, đặc
biệt là thị trường Nhật Bản, Tổng Công ty luôn là một trong những doanh nghiệp xuất
khẩu mạnh và có uy tín nhất trong ngành dệt may Việt Nam, được nhiều


khách hàng nước ngoài biết đến.
Chính vì vậy, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Xuất khẩu hàng dệt may của
Tổng Công ty Việt Thắng sang thị trường Nhật Bản trong bối cảnh thực thi Hiệp định
Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương” làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ,
nhằm đóng góp ý kiến để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dệt may của Tổng Công ty
Việt Thắng nói riêng và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung sang thị trường
Nhật Bản – thị trường tiềm năng và lớn nhất trong các nước thành viên CPTPP.

2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, Hiệp định CPTPP đã được nhiều nhà khoa học, học giả nghiên
cứu ở khía cạnh và góc độ khác nhau, có thể kể đến các công trình như sau:


3

Nghiên cứu: “The art of the trade deal: Quantifying the benefits of a TPP
without The United States” của tác giả Carlo Dade và Dan Ciuriak, 2017. Nghiên
cứu này được thực hiện vào năm 2017 tại Canada với mục tiêu tìm hiểu chi tiết nội
dung, đánh giá các ảnh hưởng sau khi Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi Hiệp định TPP đến
các thành viên còn lại của TPP11. Nghiên cứu của tác giả đã cho thấy được những
tác động tích cực của Hiệp định mới sau TPP - CPTPP tới các nước tham gia: dù
không có sự tham gia của Hoa Kỳ, CPTPP vẫn giúp các nước mở rộng thị trường
xuất nhập khẩu; phá bỏ rào cản làm tăng chi phí giao dịch, là chất xúc tác cho tái
cấu trúc kinh tế. Hạn chế lớn nhất của nghiên cứu này là ở quy mô của nghiên cứu
khi nghiên cứu này chủ yếu đánh giá tác động của CPTPP tới các nước thành viên
nói chung mà chưa nghiên cứu rộng ra các quốc gia khác như Việt Nam và đặc biệt
không chú trọng vào nội dung thương mại hàng dệt may trong CPTPP.
Nghiên cứu: “CPTPP – great expectation for enterprises” của tác giả Koichi

Ishikawa, 2018. Nghiên cứu này của tác giả thực hiện năm 2018 tại Nhật Bản, công
trình này đã cho thấy những lợi ích lớn cho các doanh nghiệp khi tham gia Hiệp
định CPTPP. Các doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận của mình lên tới 20% nếu biết
tận dụng các cơ hội mà CPTPP đem lại, bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra các cơ sở
khoa học cho rằng CPTPP với 11 thành viên sẽ giúp Tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) của các nước này tăng 1,49%. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của tác giả còn
hạn chế đó là nghiên cứu chỉ đánh giá cho các doanh nghiệp nói chung mà không
chỉ rõ các doanh nghiệp đó thuộc các lĩnh vực nào, đặc biệt là chưa có đánh giá cho
các doanh nghiệp trong ngành dệt may.
Nghiên cứu “Japan’s TPP Transformation” của tác giả Yuriko Koike, 2015. Trong
nghiên cứu của mình, tác giả đã đưa ra các cơ sở khoa học và các căn cứ để cho thấy ý
nghĩa của TPP với Nhật Bản nói chung và ngành dệt may của nước này nói riêng.
Nghiên cứu cho rằng TPP là nền tảng quan trọng để tiến tới tự do hóa kinh tế – mục
tiêu thứ ba của chương trình cải tổ “Abenomics”, chương trình chính phủ nhằm đem lại
sức sống mới cho nền kinh tế yếu ớt của Nhật Bản. TPP sẽ giúp ngành dệt may của
Nhật Bản có thể tăng kim ngạch xuất nhập khẩu lên đến 5 tỷ USD. Tuy nhiên trong
nghiên cứu của tác giả Yuriko Koike còn hạn chế là chỉ nghiên cứu ngành


4

dệt may của Nhật Bản, mà chưa có đánh giá chung cho dệt may của các nước tham
gia TPP, đặc biệt là chưa có đánh giá cho dệt may của Việt Nam đối với thị trường
Nhật Bản.
Nghiên cứu “Economic implications of the Comprehensive and Progressive
Agreement for Trans- Pacific Partnership (CPTPP) on Pakistan: a CGE
approach?” của nhóm tác giả bao gồm Muhammad Aamir Khan, Naseeb Zada và
Kakali Mukhopadhyay, 2017. Nghiên cứu chỉ ra những lợi ích về mặt kinh tế mà
Hiệp định CPTPP mang đến cho Paskintan – một nước không phải là thành viên của
CPTPP nhưng vẫn chịu ảnh hưởng lớn do các quy định của CPTPP đem lại, bằng

cách phân tích mô hình cân bằng tổng thể dạng động CGE. Tác giả đã phân tích
những tác động đến cung cầu, giá cả trên tất cả thị trường trong toàn bộ nền kinh tế
của Pakistan khi CPTPP chính thức đi vào thực thi. Tuy nhiên trong nghiên cứu của
tác giả vẫn còn có hạn chế đó là chưa đánh giá đề cập đến những lợi ích cụ thể mà
CPTPP mang lại trong lĩnh vực dệt may.
Nghiên cứu: “The CPTPP’s Impact on Vietnam: A Preliminary Assessment”
của tác giả Joseph E. Stiglitz và Adam S. Hersh, 2017. Trong nghiên cứu này của
tác giả đã đánh giá sơ bộ về tác động kinh tế, chính trị, và chiến lược tiềm năng của
CPTPP đối với Việt Nam, bài viết này lập luận rằng Việt Nam có thể hưởng lợi đáng
kể về tốc độ tăng trưởng GDP, xuất khẩu, và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI). Trong dài hạn, nền kinh tế cũng được hưởng lợi nếu những cải cách hơn nữa
về pháp lý, thể chế, và hành chính được thực hiện cùng với những cải tiến trong các
lĩnh vực nhà nước và tư nhân. Trong nghiên cứu của mình tác giả cho rằng đến năm
2025, GDP của Việt Nam có thể sẽ tăng thêm 11%, tương đương 36 tỷ USD nhờ có
CPTPP. Tuy nhiên trong nghiên cứu của tác giả vẫn còn hạn chế, đó là tác giả chưa
chỉ rõ được tác động của CPTPP và ngành dệt may của Việt Nam đến năm 2025 là
như thế nào.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam Hiệp định CPTPP đã được nhiều nhà khoa học, học giả nghiên cứu


nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau, có thể kể đến các nghiên cứu sau:


5

Nghiên cứu: “Dệt may và da giày hưởng lợi nhiều nhất từ CPTPP” của tác giả
Trần Toàn Thắng, 2018. Trong nghiên cứu của mình tác giả cho rằng dệt may và da
giày được hưởng lợi nhiều nhất từ CPTPP. Dựa và các lập luận và cơ sở lý luận
được đưa ra trong nghiên cứu, tác giả đã đánh giá: tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của

ngành dệt may và da giày sau khi CPTPP có hiệu lực dự báo tăng thêm 8,3 - 10,8%;
Hàng dệt may và da giày hiện được bảo hộ khá cao ở châu Mỹ, nên sau khi cắt giảm
thuế quan thông qua CPTPP, sức cạnh tranh của các sản phẩm này của Việt Nam sẽ
nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ đánh giá trên góc độ lý thuyết về
sự tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam và nghiên cứu này cũng chưa đưa ra
các giải pháp giúp tăng cường khai thác những lợi thế cho ngành dệt may khi
CPTPP chính thức có hiệu lực trong năm 2019.
Nghiên cứu “Đổ vào dệt may, vốn Nhật đón đầu CPTPP” của tác giả Phạm
Minh Đức, 2018. Trong nghiên cứu của mình tác giả tác giả đưa ra các lập luận và
lý luận khoa học cho rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đặc biệt là
vốn Nhật Bản, đầu tư vào lĩnh vực dệt may dự báo tăng thêm 20% do tiềm năng
xuất khẩu rất lớn từ Hiệp định CPTPP. Trong nghiên cứu của mình tác giả đưa ra
đánh giá về thị trường xuất nhập khẩu dệt may của Việt Nam và Nhật Bản khi
CPTPP chính thức có hiệu lực 2019 sẽ tăng lên trên 40 tỷ USD. Tuy nhiên trong
nghiên cứu này của tác giả chỉ đánh giá cho ngành dệt may của Việt Nam nói chung
chứ chưa nghiên cứu một doanh nghiệp cụ thể tiêu biểu nào trong ngành dệt may và
nghiên cứu này cũng chưa đưa ra các giải pháp cụ thể cho một doanh nghiệp dệt
may để tăng cường xuất khẩu hàng hóa của mình sang thị trường Nhật Bản.
Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu hàng may mặc Công
ty Việt Tiến sang thị trường Nhật Bản” của tác giả Nguyễn Thị Xuân, Đại học Kinh tế
quốc dân, Hà Nội, 2015. Từ những lý luận chung về hoạt động xuất khẩu, hoạt động
xuất khẩu hàng may mặc cho các doanh nghiệp trong nước ra thị trường Nhật Bản. tác
giả đã phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty Việt Tiến trong giai đoạn
2012-2015, từ đó tác giả đề ra một số giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu hàng may
mặc cho Công ty. Luận văn đã nghiên cứu tổng quát việc xuất khẩu hàng may mặc cho
doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam nói chung và Công ty


6


Việt Tiến nói riêng. Tuy nhiên trong luận văn của tác giả chưa đánh giá được hoạt
động xuất khẩu trong bối cảnh Hiệp định CPTPP đến xuất khẩu hàng dệt may sang
thị trường Nhật Bản.
Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty May Đức
Giang sang thị trường các nước Châu Á” của tác giả Nguyễn Văn Anh, Đại học
Bách khoa Hà Nội, Hà Nội, 2014. Luận văn đã trình bày những lý luận chung về
hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong ngành dệt may, tác giả cũng
đưa ra một số vấn đề lý luận cụ thể về hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh
nghiệp trong lĩnh vực may mặc quần áo xuất khẩu như: nội dung, cách thức, đặc
điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu. Đồng thời luận văn
cũng đi sâu đánh giá thực trạng, phân tích những nguyên nhân và đề xuất các giải
pháp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường các nước Châu Á
trong 2010-2014. Tuy nhiên trong luận văn của tác giả có hạn chế, đó là chưa đưa ra
các giải pháp cho xuất khẩu hàng dệt may của Công ty trong bối cảnh thực thi Hiệp
định CPTPP và luận văn mới chỉ đánh giá cho Công ty May Đức Giang mà chưa
đánh giá cho các doanh nghiệp khác trong ngành dệt may của Việt Nam.
Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công Ty May Nhà
Bè sang thị trường Singapore trong thời kỳ hội nhập kinh tế” của tác giả Nguyễn Thị
Lan Anh, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2013. Luận văn đã trình bày những lý
luận chung về hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành dệt may. Tác giả
đã đi sâu đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt may, phân tích những kết quả, hạn
chế, nguyên nhân của hoạt động xuất khẩu của Công ty trong thời kỳ hội nhập kinh tế
giai đoạn 2010 – 2013. Tác giả đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu
của Công ty sang thị trường các nước trong khu vực. Tuy nhiên trong luận văn của tác
giả có hạn chế, đó là chưa đưa ra các giải pháp cho xuất khẩu hàng dệt may của Công
ty trong bối cảnh thực thư hiệp định CPTPP và luận văn mới chỉ đưa ra giải pháp xuất
khẩu hàng may mặc cho thị trường Singapore mà chưa có đánh giá cho thị trường tiềm
năng khác như Nhật Bản.
Như vậy, tính đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề xoay quanh hiệp
định CPTPP và hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường



7

nước ngoài. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu riêng đối với hoạt
động xuất khẩu hàng dệt may trong một doanh nghiệp tiêu biểu của ngành trước bối
cảnh thực thi Hiệp định CPTPP. Đây là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống
và đầy đủ về vấn đề này. Công trình này đảm bảo sự kế thừa nhưng không trùng lặp
với các công trình đã được công bố trước đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Việt
Thắng sang thị trường Nhật Bản trong giai đoạn 2014 – 2018 và nhận diện cơ hội thách
thức trong bối cảnh thực thi Hiệp định CPTPP, Luận văn đề xuất các giải pháp nhằm
đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty sang thị trường Nhật Bản trong
thời gian tới. Để đạt được mục đích đó, Luận văn có các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản trong Hiệp định CPTPP và hoạt
động xuất khẩu hàng dệt may.
Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Tổng
Công ty Việt Thắng sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2014 – 2018 trên cơ sở dữ
liệu thứ cấp về xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty và ý kiến của lãnh đạo
Công ty cùng các chuyên gia trong ngành.
Thứ ba, nhận diện cơ hội và thách thức của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may
của Tổng Công ty Việt Thắng sang thị trường Nhật Bản trong bối cảnh thực thi Hiệp
định CPTPP.
Thứ tư, đề xuất một hệ thống giải pháp đồng bộ và khả thi nhằm đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Việt Thắng sang thị trường
Nhật bản trong bối cảnh thực thi Hiệp định CPTPP.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của
Tổng Công ty Việt Thắng sang thị trường Nhật Bản trong bối cảnh thực thi Hiệp
định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.


8

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung: Về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật
Bản, có nhiều chỉ tiêu khác nhau để phân tích và đánh giá. Tuy nhiên trong khuôn
khổ Luận văn thạc sĩ này, tác giả tiến hành phân tích hoạt động xuất khẩu hàng dệt
may của Tổng Công ty Việt Thắng sang thị trường Nhật Bản trong giai đoạn 2014 –
2018 ở các nội dung như: kim ngạch xuất khẩu; cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu;
biến động giá, phương thức xuất khẩu và phương thức thanh toán. Bên cạnh đó
Luận văn cũng tiến hành đánh giá các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu
hàng dệt may của Tổng Công ty sang thị trường Nhật Bản trong bối cảnh thực thi
Hiệp định CPTPP bao gồm các nhân tố khách quan: các công cụ và chính sách kinh
tế vĩ mô, quan hệ với đối tác Nhật Bản, trình độ khoa học công nghệ, nhân tố văn
hóa xã hội và yếu tố chính trị, pháp luật; bên cạnh đó còn có các nhân tố chủ quan
như nguồn lực của doanh nghiệp, uy tín thương hiệu, trình độ tổ chức, quản lý, cơ
sở vật chất kỹ thuật và chất lượng sản phẩm.
Về mặt thời gian: phân tích thực trạng tình hình xuất nhập khẩu của Tổng
Công ty trong 5 năm gần nhất giai đoạn 2014 – 2018, cập nhật quá trình đàm phán
và kế hoạch thực thi Hiệp định CPTPP từ đầu năm 2017 đến nay và đề ra giải pháp
cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty sang thị trường Nhật Bản
đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Về mặt không gian: luận văn nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng dệt may
của Tổng Công ty Việt Thắng tại thị trường Nhật Bản.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu: Tác giả tiến hành thu thập các dữ liệu thứ cấp

cần thiết chủ yếu tại Phòng marketing, Phòng kinh doanh, Phòng kế toán từ các
nguồn sẵn có như tài liệu của Phòng marketing, kế toán và Phòng kinh doanh trong
giai đoạn 2014 – 2018. Bên cạnh đó, tác giả còn thu thập các dữ liệu từ các trang
báo, tạp chí và các nguồn tài liệu số đáng tin cậy trên Internet như Báo cáo của
Tổng cục thống kê, Báo cáo của Bộ công thương, Tạp chí Fobers mà một số tạp chí
uy tín khác thuộc danh mục ISI (Viện Thông tin Khoa học, Hoa Kỳ)


9

Phương pháp phân tích dữ liệu: Trên nền tảng phương pháp duy vật biện
chứng, tác giả đã sử dụng các phương pháp cụ thể như thống kê, mô tả, phân tích,
so sánh, diễn dịch, quy nạp. Phương pháp thống kê được sử dụng để xác định tần số
xuất hiện, mức độ qui mô, cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu của Tổng Công ty trong
thời gian khảo sát giai đoạn 2014 – 2018. Phương pháp phân tích, tổng hợp dựa trên
việc lập bảng so sánh ngang, so sánh cheo dữ liệu nhằm phân tích, khảo sát hoạt
động xuất khẩu hàng dệt may từ năm 2014 – 2018. Phương pháp này dựa trên
những số liệu đã được tác giả thống kê, lưu giữ trong thời gian khảo sát để đánh giá
phân tích dựa trên phần mềm Excel.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả tiến hành phỏng vấn lãnh đạo, trưởng bộ
phận, các nhân viên phụ trách mảng xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Việt
Thắng. Nội dung phỏng vấn tập trung vào việc nêu ý kiến đánh giá về những thành
tựu và hạn chế trong hoạt động xuất khẩu của Tổng Công ty sang thị trường Nhật
Bản đồng thời đề xuất các giải pháp cho hoạt động xuất khẩu của Tổng Công ty
trong bối cảnh thực thi Hiệp định CPTPP trong thời gian tới.
6. Những đóng góp mới của đề tài
Về mặt lý luận, Luận văn đã góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về
hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Việt Thắng nói riêng và các
doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung sang Nhật Bản trong bối cảnh thực thi
Hiệp định CPTPP. Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu

hàng dệt may của Tổng Công ty Việt Thắng sang Nhật Bản, Luận văn đã chỉ ra
những ưu, nhược điểm và nguyên nhân hạn chế trong hoạt động xuất khẩu của Tổng
Công ty. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu hàng dệt may sang thị
trường Nhật Bản trong thời gian tới.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của Luận văn cho thấy được thực trạng xuất
khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty sang Nhật Bản trong giai đoạn 2014 – 2018, các
giải pháp được đề xuất sẽ góp phần tăng cường hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của
Tổng Công ty. Đặc biệt là Tổng Công ty là một trong những doanh nghiệp đi đầu của
ngành dệt may cả nước trong việc xuất khẩu hàng dệt may sang thị


10

trường Nhật Bản và Hiệp định CPTPP mới được đưa vào áp dụng từ đầu năm 2019.
Do đó, kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà quản trị của Tổng
Công ty Việt Thắng, các doanh nghiệp khác trong ngành dệt may và các nghiên cứu
có liên quan đến việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản bối cảnh thực
thi Hiệp định CPTPP.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu
gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về xuất khẩu hàng dệt may và Hiệp định Đối tác Toàn
diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty
Việt Thắng sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2014 – 2018.
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Tổng
Công ty Việt Thắng sang thị trường Nhật Bản trong bối cảnh thực thi Hiệp định Đối
tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.



11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀ HIỆP
ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG
1.1. Khái quát chung về xuất khẩu và xuất khẩu hàng dệt may
1.1.1. Khái niệm về xuất khẩu
Hiện nay, có nhiều khái niệm về xuất khẩu:
Theo Đặng Đình Đào (2008), “Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoặc dịch vụ
của một quốc gia này sang một quốc gia khác nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh và
đời sống. Song hoạt động này có những nét riêng phức tạp hơn trong nước như giao
dịch với những người có quốc tịch khác nhau, thị trường rộng lớn khó kiểm soát, mua
bán qua trung gian nhiều, đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ mạnh và hàng hoá
phải vận chuyển qua biên giới, cửa khẩu các quốc gia khác nhau nên phải tuân thủ
theo các tập quán quốc tế cũng như luật lệ từng địa phương khác nhau”.

Theo Hoàng Đức Thân (2002): “Xuất khẩu hàng hoá hiểu theo phạm trù kinh
tế có nghĩa là hoạt động kinh doanh hàng hoá giữa hai bên tham gia hoạt động
kinh doanh có quốc tịch khác nhau, ngôn ngữ cũng khác nhau cũng như khác nhau
về văn hoá, chính trị... hiểu theo phạm vi địa lý, hoạt động xuất khẩu hàng hoá có
nghĩa là quá trình hàng hoá và tiền tệ di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia
khác được sự cho phép và đồng ý của chính quyền các nước.”.
Theo Điều 28, Luật Thương mại Việt Nam 2005: “Xuất khẩu hàng hóa là việc
hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm
trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp
luật”.
Theo Nguyễn Duy Bột (2006): “Xuất khẩu là hình thức xâm nhập thị trường
nước ngoài ít rủi ro và chi phí thấp nhất. Với các nước đang phát triển như Việt
Nam thì xuất khẩu đóng vai trò rất lớn đối với nền kinh tế và đối với các doanh
nghiệp”. Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là hoạt động kinh doanh quốc tế
đầu tiên của một doanh nghiệp. Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh

nghiệp đã đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình.
Như vậy, có nhiều khái niệm khác nhau về xuất khẩu như được nêu ở trên, trong


12

khuôn khổ đề tài này, để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đã được xác định, xuất
khẩu hàng hóa được hiểu là: việc bán hàng hoá (hàng hoá có thể là hữu hình hoặc
vô hình), là một hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Xuất khẩu
không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua
bán phức tạp có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm bán sản phẩm, hàng hoá
sản xuất trong nước ra nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm đồng tiền thanh toán.
Tiền tệ có thể là tiền của một trong hai nước hoặc là tiền của một nước thứ ba
(đồng tiền dùng thanh toán quốc tế). Xuất khẩu giúp đẩy mạnh sản xuất hàng hoá
phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định từng bước nâng cao mức sống nhân
dân. Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương.
1.1.2. Các hình thức cơ bản của xuất khẩu
Xuất khẩu có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau phụ thuộc vào số
lượng và các loại hình trung gian thương mại. Mỗi phương thức có đặc điểm riêng, có
kỹ thuật tiến hành riêng. Theo Nghị định 08/2015/NĐ-CP được ban hành vào ngày

21 tháng 1 năm 2015 thì có các loại hình xuất khẩu chủ yếu sau:
Xuất khẩu uỷ thác: Trong phương thức này, đơn vị có hàng xuất khẩu là bên uỷ
thác giao cho đơn vị xuất khẩu gọi là bên nhận uỷ thác tiến hành xuất khẩu một hoặc
một số lô hàng nhất định với danh nghĩa của mình (bên nhận uỷ thác) nhưng với chi phí
của bên uỷ thác. Về bản chất, chi phí trả cho bên nhận uỷ thác chính là tiền thù lao trả
cho đại lý. Theo nghị định 64-HĐBT, chi phí uỷ thác xuất khẩu không cao hơn 1% của
tổng số doanh thu ngoại tệ về xuất khẩu theo điều kiện FOB tại Việt Nam.
Xuất khẩu trực tiếp: Trong phương thức này, đơn vị kinh doanh xuất khẩu trực
tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương, với tư cách là một bên phải tổ chức thực hiện hợp

đồng đó. Hợp đồng ký kết giữa hai bên phải phù hợp với luật lệ quốc gia và quốc tế,
đồng thời bảo đảm được lợi ích quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của doanh
nghiệp. Để thực hiện hợp đồng xuất khẩu, đơn vị kinh doanh phải tiến hành các khâu
công việc: Giục mở thư tín dụng (L/C) và kiểm tra luận chứng (nếu hợp đồng quy định
sử dụng phương pháp tín dụng chứng từ), xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn bị hàng hoá
làm thủ tục hải quan, giao hàng lên tàu, mua bảo hiểm, làm thủ tục thanh


13

toán và giải quyết khiếu nại (nếu có).
Gia công hàng xuất khẩu: Gia công hàng xuất khẩu là một phương thức kinh
doanh trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán
thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm
giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là chi phí gia công). Tóm lại, gia
công xuất khẩu là đưa các yếu tố sản xuất (chủ yếu là nguyên vật liệu) từ nước
ngoài về để sản xuất hàng hoá theo yêu cầu của bên đặt hàng, nhưng không phải để
tiêu dùng trong nước mà để xuất khẩu thu ngoại tệ chênh lệch do hoạt động gia
công đem lại. Gia công xuất khẩu là một phương thức phổ biến trong thương mại
quốc tế. Hoạt động này phát triển sẽ khai thác được nhiều lợi thế của hai bên: bên
đặt gia công và bên nhận gia công.
Tạm nhập tái xuất: Đây là một hình thức xuất khẩu trở ra nước ngoài những
hàng hoá trước đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Qua hợp đồng
tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về số ngoại tệ lớn hơn số
ngoại tệ đã bỏ ra ban đầu.
1.1.3. Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc
gia. Nền sản xuất xã hội của một nước phát triển như thế nào, phụ thuộc rất lớn vào
lĩnh vực hoạt động kinh doanh này. Thông qua xuất khẩu có thể làm tăng ngoại tệ
thu được, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu cho ngân sách, kích thích đổi mới

công nghệ, cải biến cơ cấu kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm và nâng cao mức sống
của người dân.
Theo Bùi Xuân Lưu (2007), hoạt động xuất khẩu có bốn vai trò chính như sau:
(1) Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn vốn ngoại tệ quan trọng cho nhập khẩu và
tích luỹ phát triển sản xuất, phục vụ công nghiệp hoá đất nước.
Trong kinh doanh quốc tế, xuất khẩu không phải là chỉ để thu ngoại tệ về, mà là
với mục đích đảm bảo cho nhu cầu nhập khẩu hàng hoá dịch vụ khác nhằm thoả mãn
nhu cầu tiêu dùng, tăng trưởng nền kinh tế và tiến tới xuất siêu (xuất khẩu > nhập
khẩu), tích luỹ ngoại tệ (thực chất là đảm bảo chắc chắn hơn nhu cầu nhập khẩu trong


×