Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Hoạt động mua lại và sáp nhập (ma) trong ngành logistics trên thị trường thế giới và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp logistics việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.04 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP (M&A)
TRONG NGÀNH LOGISTICS TRÊN THỊ TRƯỜNG
THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

Ngành: Quản trị kinh doanh

BÙI BÍCH THỦY

TP. Hồ Chí Minh - năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP (M&A)
TRONG NGÀNH LOGISTICS TRÊN THỊ TRƯỜNG
THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101

Họ và tên học viên: Bùi Bích Thủy


Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Nguyễn Tiến Hoàng

TP. Hồ Chí Minh - năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh “Hoạt động mua
lại và sáp nhập (M&A) trong ngành logistics trên thị trường thế giới và bài học kinh
nghiệm đối với các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu
của riêng tôi.
Những số liệu sử dụng được ghi rõ nguồn trích dẫn trong danh mục tài liệu tham
khảo. Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu
nào từ trước đến nay.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 04 năm 2019

Bùi Bích Thủy


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA
LẠI VÀ SÁP NHẬP (M&A) TRONG NGÀNH LOGISTICS............................ 10
1.1. Tổng quan về hoạt động M&A doanh nghiệp....................................... 10
1.1.1. Khái niệm và các bên tham gia M&A ................................................ 10
1.1.2. Phân loại M&A .................................................................................. 12
1.1.3. Lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện M&A .................................. 14
1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động M&A trong ngành logistics ............ 18

1.2 Khái quát chung về hoạt động logistics .................................................. 19
1.2.1. Khái niệm về logistics ........................................................................ 19
1.2.2. Vai trò của logistics............................................................................ 20
1.2.3. Các yếu tố cơ bản của logistics .......................................................... 23
1.3. Lợi ích của hoạt động M&A đối với các doanh nghiệp logistics ......... 27
1.3.1. Mở rộng quy mô và mạng lưới hoạt động ......................................... 27
1.3.2. Đa dạng hóa loại hình và tăng chất lượng dịch vụ............................. 28
1.3.3. Tăng khả năng cạnh tranh .................................................................. 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP
TRONG NGÀNH LOGISTICS TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI .................. 30
2.1. Sơ lược về hoạt động mua lại và sáp nhập trong ngành logistics trên
thị trường thế giới ................................................................................................... 30
2.1.1. Số lượng và giá trị thương vụ M&A trong ngành logistics trên thị
trường thế giới giai đoạn 2013-2018 ......................................................................... 30
2.1.2. Tình hình hoạt động M&A trong ngành logistics trên thị trường thế
giới theo lĩnh vực kinh doanh ................................................................................... 32
2.1.3. Xu hướng chung về hoạt động M&A trong ngành logistics trên thị
trường thế giới ........................................................................................................... 36


2.2. Một số thương vụ tiêu biểu về mua lại và sáp nhập trong ngành
logistics trên thế giới ............................................................................................... 37
2.2.1. FedEx Express và TNT Express ........................................................ 37
2.2.2. Maersk Sea – land và P&O Nedlloyd ................................................ 43
2.2.3. CMA CGM và NOL .......................................................................... 47
2.2.4. NYK, MOL và ‘K’Line ..................................................................... 50
2.3. Bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp logistics tại Việt
Nam........................................................................................................................... 54
2.3.1. Bài học kinh nghiệm trước M&A ...................................................... 54
2.3.2. Bài học kinh nghiệm trong quá trình M&A ....................................... 56

2.3.3. Bài học kinh nghiệm sau M&A ......................................................... 57
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VẬN DỤNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ MUA
LẠI VÀ SÁP NHẬP (M&A) ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS
TẠI VIỆT NAM ...................................................................................................... 59
3.1. Dự báo xu hướng mua lại và sáp nhập trong ngành logistics tại Việt
Nam........................................................................................................................... 59
3.1.1. Sơ lược tình hình M&A trong ngành logistics tại Việt Nam ............. 59
3.1.2. Dự báo về xu hướng M&A trong ngành logistics tại thị trường Việt
Nam giai đoạn 2019 - 2030 ....................................................................................... 60
3.2. Đánh giá các điều kiện để đảm bảo vận dụng bài học kinh nghiệm... 61
3.2.1. Thuận lợi ............................................................................................ 61
3.2.2. Khó khăn ............................................................................................ 63
3.3. Những giải pháp cần thực hiện về phía doanh nghiệp......................... 67
3.3.1. Trước khi thực hiện M&A: cập nhật hệ thống pháp lý liên quan đến
hoạt động M&A ........................................................................................................ 67
3.3.2 Trong quá trình thực hiện M&A: nâng cao giá trị của doanh nghiệp
bằng các tài sản vô hình ............................................................................................ 70
3.3.3. Sau khi thực hiện M&A: chuẩn bị các nguồn lực bên trong doanh
nghiệp ........................................................................................................................ 75
3.4. Một số kiến nghị đối với Chính phủ ...................................................... 76


3.4.1. Xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh về M&A .................................. 76
3.4.2. Xây dựng kênh kiểm soát thông tin và tính minh bạch của thông tin
M&A trong ngành logistics ....................................................................................... 77
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

1

AMA

The American Medical
Association

Hiệp hội Marketing Mỹ

2

CLM

Councils of Logistics
Managment

Hội đồng quản trị
Logistics Hòa Kỳ

EWEC


East-West Economic
Corridor

Hành lang kinh tế Đông Tây

3

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

4

GSA

General Sales Agent

Tổng đại lý hãng hàng
không

5

M&A

Merger and Acquisition

Mua lại và sáp nhập


6

TEU

Twenty-foot equivalent unit

7

UNCTAD

United Nations Conference
on Trade and Development

Hiệp hội Liên hiệp quốc
tế về thương mại và phát
triển

8

VLA

Vietnam Logistics Business
Association

Hiệp hội doanh nghiệp
dịch vụ Logistics Việt
Nam

9


VICA

Vietnam International
Arbitration Centre

Trung tâm Trọng tài
Quốc tế Việt Nam

10

WMS

Warehouse Management
System

Hệ thống quản lý kho

11

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế
giới


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Tỉ lệ chi phí trong logistics .................................................................... 23
Biểu đồ 2.1 Số lượng thương vụ M&A ngành logistics trên thế giới giai đoạn ..... 333

Biểu đồ 2.2 Doanh thu tập đoàn FedEx từ năm 2008 đến năm 2018 ..................... 339
Biểu đồ 2.3 Doanh thu của Công ty Chuyển phát nhanh TNT giai đoạn 2009 – 2014
(đơn vị: triệu EUR) ................................................................................................... 40
Biểu đồ 2.4 Thị phần các hãng tàu trên thế giới tính đến tháng 01/2019 ................. 43
Biểu đồ 2.5: Thị phần của Maersk Line theo tải trọng tàu giai đoạn 2011 –
2018………………………………………………………………………………...46
Biểu đồ 2.6 Lợi nhuận chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu của ‘K’Line .......................... 52
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Chuỗi hoạt động Logistics ........................................................................ 19
Sơ đồ 1.2 Mối liên kết giữa Marketing 7P và dịch vụ vận tải, logistics ................... 25
Sơ đồ 1.3 Quản lý chuỗi trong kế hoạch phân phối .................................................. 26
Sơ đồ 2.1 Quá trình M&A giữa CMA CGM và NOL .............................................. 49
Sơ đồ 2.2 Ngưỡng doanh thu áp dụng Quy định của EU về sáp nhập ...................... 56

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Số lượng và giá trị các hoạt động M&A trong ngành logistics trên thế giới
giai đoạn 2013 - 2018 ................................................................................................ 30
Bảng 2.2 Một số thương vụ M&A hàng không và dịch vụ logistics năm 2017 ....... 34
Bảng 2.3 Thị phần của Maersk Line giai đoạn 2005 - 2010 ..................................... 44


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng trở nên sâu rộng như hiện nay, hoạt động
M&A ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. M&A không chỉ góp
phần mở rộng quy mô doanh nghiệp, mà còn giúp các doanh nghiệp tang sức cạnh
tranh, dễ dàng thâm nhập vào những thị trường mới. Bên cạnh đó, logistics đang là
một ngành kinh tế trên đà phát triển trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam đa phần hoạt động với quy mô
vừa và nhỏ. M&A là chủ đề đã được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực kinh tế khác
nhau, nhưng số lượng các đề tài nghiên cứu về M&A trong ngành logistics vẫn còn

hạn chế. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài tài “Hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A)
trong ngành logistics trên thị trường thế giới và bài học kinh nghiệm đối với các
doanh nghiệp logistics Việt Nam” cho luận văn thạc sĩ của mình.
Phương pháp nghiên cứu: trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, tác
giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phân tích thống kê, thu thập dữ liệu thứ
cấp, phân tích và tổng hợp dữ liệu. Ngoài ra, tác giả đã tiến hành nghiên cứu tình
huống và tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành
logistics.
Kết quả đạt được: thứ nhất, tác giả đã hệ thống hóa các lý luận cơ bản về M&A,
M&A trong logistics, cũng như lợi ích của M&A đối với doanh nghiệp. Thứ hai,
thông qua hân tích thực trạng về hoạt động M&A trên thế và những thương vụ tiêu
biểu, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp logistics tại thị trường
Việt Nam. Thứ ba, đưa ra dự báo xu hướng M&A ngành logistics tại Việt Nam trong
thời gian tới, các điều kiện đảm bảo vận dụng bài học kinh nghiệm về M&A trong
ngành logistics trên thị trường thế giới, từ đó đề xuất các giải pháp áp dụng bài học
kinh nghiệm về hoạt động M&A đối với các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện kinh tế hội nhập hiện nay, mua lại và sáp nhập (M&A) ngày

càng trở nên phổ biến. Theo báo cáo của công ty kiểm toán KPMG, chỉ trong quý I
năm 2018 có tổng cộng 168 thương vụ M&A với tổng trị giá 78 tỉ USD, tăng lên 8
thương vụ so với năm 2017 (KPMG, 2018). M&A góp phần gia tăng thị phần, cơ cấu
tổ chức và giá trị của thương hiệu. Xu hướng M&A ngày càng phổ biến trong nhiều

lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, bất động sản, … trong đó có lĩnh vực logistics.
Với quy mô dân số trẻ, sự ổn định trong tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh cổ phần hóa
các doanh nghiệp Nhà nước, Việt Nam đang trở thành một thị trường tiềm năng cho
các thương vụ M&A. Tại Việt Nam, số lượng và giá trị các thương vụ M&A thật sự
tăng mạnh khi bắt đầu gia nhập WTO năm 2007. Trước năm 2007, mỗi năm có không
quá 50 vụ M&A với giá trị giao dịch cao nhất khoảng 300 triệu USD. Nhưng đến
năm 2007, có tổng số 108 thương vụ với tổng giá trị lên đến 1,72 tỷ USD và con số
này tăng dần theo từng năm. (Lê Duy, 2014)
Trong giai đoạn 2007 – 2018, ngành logistics đóng một vai trò tương đối quan
trọng đối với năng lực cạnh tranh của đất nước. Theo thống kê của Hiệp hội Doanh
nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), những năm gần đây ngành logistics phát
triển với tốc độ đạt khoảng 14-16%, quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm (Nguyễn
Minh Huệ, 2017). Số lượng các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam cũng tăng đáng
kể nhưng hầu hết ở quy mô vừa và nhỏ. Tính đến hết tháng 03/2018 có khoảng
296.469 doanh nghiệp đăng kí kinh doanh ngành, nghề liên quan đến logistics, tuy
nhiên tới 90% số doanh nghiệp đăng kí có vốn dưới 10 tỷ đồng. (Tổng cục Hải quan,
2018). Điều này cho thấy nguồn lực hoạt động của các doanh nghiệp logistics Việt
còn chưa cao. Để gia tăng năng lực cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài, doanh
nghiệp logistics Việt cần phải lựa chọn tăng cường thêm nguồn lực về cơ sở hạ tầng,
con người, tài chính hoặc sáp nhập với các công ty khác để đẩy mạnh cơ cấu hoạt
động, quy mô doanh nghiệp và tránh bị thâu tóm bởi những tập đoàn nước ngoài. Báo
cáo Logistics cũng chỉ ra, các thương vụ M&A sẽ đóng vai trò quan trọng trong giai
đoạn đầu phát triển và hạn chế sự phân mảnh trên thị trường logistics.


2

Từ năm 2001, ở Việt Nam đã xuất hiện những cuộc mua lại và sáp nhập, nhưng
chủ yếu ở các doanh nghiệp Nhà nước, những thương vụ còn lại đa số phụ thuộc vào
vốn của các doanh nghiệp nước ngoài. Theo Tổng cục Hải quan năm 2018, trong thời

gian đầu thâm nhập thị trường, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ thuê ngoài với doanh
nghiệp trong nước làm đại lý cho các hoạt động, vận chuyển nội địa, đây cũng là cơ
hội để doanh nghiệp Việt có thể học hỏi và phát triển. Tuy nhiên, để không bị chiếm
lĩnh thị trường bởi các tập đoàn nước ngoài, quyết định mua lại và sáp nhập sẽ là một
bước đệm cho doanh nghiệp Việt mở rộng quy mô và tăng giá trị doanh nghiệp. Từ
những vấn đề cấp thiết xuất phát từ thực tiễn đó, người viết lựa chọn đề tài “Hoạt
động mua lại và sáp nhập (M&A) trong ngành logistics trên thị trường thế giới và
bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp logistics Việt Nam” cho luận văn thạc
sĩ của mình.
2.

Tình hình nghiên cứu

2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
M&A hiện nay đã và đang trở thành chủ để của nhiều công trình nghiên cứu
trên thế giới và trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hầu hết những công trình nghiên cứu
này xuất phát từ thực tế các doanh nghiệp muốn mở rộng thị phần. Tuy nhiên, M&A
trong ngành logistics lại là một chủ đề khá mới với một số công trình tiêu biểu được
đưa ra dưới đây:
(1)

Sách chuyên khảo “Logistics Integration in Horizontal Mergers and

Acqusitions” của tác giả Lotta Hakkinen năm 2014 đã mô tả tổ chức của doanh nghiệp
logistics sau khi mua lại và sáp nhập trong cùng ngành (M&A theo chiều ngang) dựa
trên tài liệu có sẵn và kết quả một cuộc khảo sát của các nhà sản xuất Thụy Điển và
Phần Lan vào giai đoạn 1995-2001. Từ đó tác giả đưa ra mối liên hệ mật thiết giữa
các doanh nghiệp trong ngành logistics với hoạt động M&A. Tuy nhiên, công trình
này chưa chỉ ra được xu hướng M&A cũng như kinh nghiệm cho doanh nghiệp khi
đứng trước quyết định thực hiện mua lại và sáp nhập.

(2)

Công trình nghiên cứu “Mergers and Acquisition in shipping” của

nhóm tác giả George Alexandrou, Dimitrios Gounopoulos và Hardy M. Thomas năm
2014 đã dựa trên những tài liệu chung về M&A để xây dựng những giả thuyết liên
quan đến lợi ích của các cổ đông bên mua lại. Bài nghiên cứu đưa ra các lý thuyết về


3

giá trị gia tăng, giá trị tập trung, cú sốc công nghệ làm thúc đẩy M&A. Bên cạnh đó,
nhóm tác giả cũng đưa ra những yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động đến lợi nhuận của
các cổ đông trong doanh nghiệp vận tải sau khi mua lại và sáp nhập. Công trình này
chủ yếu tập trung đến những vấn đề về tài chính và lợi ích của bên mua lại, chưa đi
vào phân tích những tác động khác của cả bên mua lại và bị mua lại.
(3)

Panayides, P.M và Gong năm 2016 đã tìm hiểu về những lợi nhuận bất

thường sinh ra sau khi mua lại và sáp nhập trong nghiên cứu “The stock market
reaction to mergers and acquisition announcements in liner shipping”, từ đó thiết lập
mối quan hệ và chỉ ra sự ảnh hưởng từ doanh nghiệp M&A đến giá cổ phiếu phát
hành. Nghiên cứu này chỉ đưa ra kết quả đối với những doanh nghiệp đã hoàn thành
mua lại và sáp nhập, chưa đi vào nghiên cứu những yếu tố tác động trước khi bắt đầu
thực hiện M&A.
(4)

Công trình nghiên cứu “Determinants of M&A success in global


logistics” của Darkow, I., Kaup, C. và Schiereck, D. năm 2008 đã tiến hành phân tích
những yếu tố tạo nên sự thành công trong một thương vụ M&A bằng việc đưa ra dẫn
chứng từ 200 doanh nghiệp đã mua lại và sáp nhập. Nhóm tác giả đã kết luận, M&A
không chỉ đem lại ảnh hưởng tích cực trong việc tăng doanh số và lợi nhuận cho
không chỉ công ty mua lại mà cho cả công ty bị mua lại. Tuy nhiên, công trình này
chưa đi vào phân tích những mặt đối lập, những thương vụ mua lại và sáp nhập không
thành công để rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp.
(5)

Công trình nghiên cứu “Strutural factors underlying mergers and

acquisitions in liner shipping” của tác giả Fusillo, M. năm 2009 đã nghiên cứu về các
yếu tố cơ bản của hoạt động M&A trong các hãng vận chuyển. Tác giả khẳng định
rằng, doanh nghiệp sẽ tăng năng lực thị trường thông qua M&A sau khi rời khỏi các
hiệp hội về vận chuyển. Nói cách khác, các doanh nghiệp sẽ nỗ lực mở rộng quy mô
và phạm vi kinh doanh, giảm chi phí nhờ M&A. Tuy nhiên, nghiên cứu giới hạn trong
các hãng vận chuyển, chưa khái quát các yếu tố của M&A trong ngành logistics nói
chung.
2.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước
M&A là chủ đề đã và đang được chọn khá nhiều cho các công trình nghiên cứu

tại Việt Nam, tuy nhiên M&A trong ngành logistics nói riêng vẫn chưa được tập trung


4

nghiên cứu nhiều. Hầu hết các nghiên cứu đưa ra xu hướng phát triển và tình hình
kinh doanh, kết quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp

logistics nói riêng.
(1)

Nguyễn Hồng Hiệp (2018) với nghiên cứu “Thực trạng mua bán, sáp

nhập doanh nghiệp tại Việt Nam” phân tích bức tranh toàn cảnh về hoạt động M&A
theo từng giai đoạn từ năm 2005 – 2013 trong các ngành ngân hàng, hàng tiêu dùng,
bất động sản. Từ đó, tác giả phân tích và đưa ra kiến nghị để phát triển hoạt động
M&A đến cơ quan quản lý. Đề tài tuy không phân tích về doanh nghiệp logistics
nhưng đã đưa ra xu hướng chung cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.
(2)

Nghiên cứu “M&A trong lĩnh vực logistics ở Việt Nam: con đường để

tồn tại và phát triển” của tác giả Nguyễn Quốc Việt, thành viên nhóm nghiên cứu
MAF.VN năm 2012. Bài nghiên cứu chỉ ra rằng, hiện tại đa số các hoạt động mua
bán và sáp nhập diễn ra trong các công ty, tổng công ty Nhà nước và doanh nghiệp
nước ngoài có vai trò chủ động trong các thương vụ M&A với doanh nghiệp nội địa.
Công trình nghiên cứu tuy đã đưa ra nhừng giải pháp nâng cao hiệu quả M&A nhưng
chưa đi sâu vào phân tích những thương vụ mua bán và sáp nhập cụ thể.
(3)

Công trình nghiên cứu “Giải pháp thực hiện có hiệu quả hoạt động M&A các

doanh nghiệp logistics tại Việt Nam” của Nguyễn Thị Hường năm 2013 phân tích
các khái niệm về M&A, diễn biến một số thương vụ thực tế tại Việt Nam như DHL
Express Việt Nam và VNPT, Maesk Logistics và Damco, đồng thời đánh giá ưu và
nhược điểm trong hoạt động M&A tại Việt Nam. Tác giả đã đề xuất các giải pháp vi
mô và vĩ mô để nâng cao hiệu quả trong hoạt động mua lại và sáp nhập nhưng chỉ
xuất phát từ các thương vụ trong nước, chưa xây dựng được bài học kinh nghiệm từ

các thị trường thế giới.
(4)

Sách chuyên khảo “Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam” của tác

giả Phạm Trí Hùng, nhà xuất bản Lao động Xã hội năm 2011 đã đưa ra những lý luận
chung về hoạt động M&A cho doanh nghiệp và những hướng dẫn dành cho bên bán
để có thể đưa ra chiến lược phù hợp. Tuy nhiên, tác giả chủ yếu xây dựng hệ thống
lý thuyết về M&A, chưa phân tích nhiều trường hợp thực tế đã diễn ra trong ngành
logistics.


5

(5)

Sách chuyên khảo “Sáp nhập – Một xu thế phổ biến trong điều kiện hiện nay”

của tác giả Lại Văn Toàn, nhà xuất bản Thông tin khoa học xã hội năm 2001 cũng đã
đề cập các lý thuyết liên quan đến M&A, phân tích thực trạng thị trường kinh tế và
nhận định xu hướng M&A chung dành cho các doanh nghiệp. Tác giả đã đưa ra những
lý thuyết nền tảng về M&A đối với doanh nghiệp nói chung, tuy nhiên lại khá ít các
trường hợp áp dụng để rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp.
Nhìn chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động M&A nói chung
và trong ngành logistics nói riêng. Tuy nhiên đa số các công trình được thực hiện
trong bối cảnh thị trường các nước trên thế giới, chưa được phân tích gắn với đặc thù
tại bối cảnh thị trường logistics tại Việt Nam. Do vậy, nghiên cứu này đảm bảo tính
kế thừa nhưng không trùng lặp với những công trình đã được công bố.
3.


Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Thông qua việc phân tích hoạt động M&A trong ngành logistics trên thị trường

thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm đối với doanh nghiệp logistics tại Việt Nam,
luận văn đã đề xuất những giải pháp nhằm vận dụng các bài học kinh nghiệm này tại
các doanh nghiệp logistics Việt Nam trong thời gian tới.
Để phù hợp với mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ như
sau:
-

Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về khái niệm và phân loại mua lại và sáp

nhập, mua lại và sáp nhập trong logistics, lợi ích của M&A đối với doanh nghiệp và
những nguyên tắc cơ bản khi tiến hành mua lại và sáp nhập.
-

Phân tích thực trạng về hoạt động M&A trên thế giới thông qua những thương

vụ tiêu biểu ở các thị trường cụ thể và sơ lược về tình hình M&A trong ngành logistics
tại Việt Nam.
-

Từ các thương vụ M&A thực tế đã phân tích, rút ra bài học kinh nghiệm cho

các doanh nghiệp logistics tại thị trường Việt Nam.
-

Dự báo xu hướng M&A ngành logistics tại Việt Nam trong thời gian tới.

-


Phân tích các điều kiện đảm bảo vận dụng bài học kinh nghiệm về M&A trong

ngành logistics trên thị trường thế giới.
-

Đề xuất các giải pháp áp dụng bài học kinh nghiệm về hoạt động M&A đối

với các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam.


6

-

Đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ về hoạt động M&A ngành

logistics.
4.
4.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động mua lại và sáp nhập trong ngành

logistics trên thị trường thế giới.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung: liên quan đến hoạt động M&A trong ngành logistics, có rất
nhiều chỉ tiêu và khía cạnh khác nhau cần xem xét và đánh giá. Tuy nhiên, trong
khuôn khổ luận văn và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, tác giả chỉ đánh giá dựa

trên những chỉ tiêu quan trọng nhất là: số lượng, giá trị các thương vụ M&A, xu
hướng chung của hoạt động M&A trong ngành logistics. Tác giả tập trung làm rõ
kinh nghiệm của các doanh nghiệp logistics trước, trong và sau hoạt động M&A.
Về mặt thời gian: phân tích thực trạng hoạt động M&A trong ngành logistics
trên thế giới trong giai đoạn 2008 – 2018 và định hướng, giải pháp đẩy mạnh hoạt
động M&A đến năm 2030 để phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển ngành
logistics Việt Nam trong quyết định số 1012/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ.
Về không gian: tác giả phân tích những cuộc giao dịch M&A đã diễn ra trên thế
giới, gồm các tình huống của FedEx & TNT, Maersk Sealand và P&O Nedlloyd,
CMA CGM và NOL, NYK, MOL và ‘K’Line, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và xu
hướng cho thị trường Việt Nam.
5.

Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn, người viết sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phân tích

thống kê, so sánh từ các dữ liệu thứ cấp thu thập được để luận giải các vấn đề liên
quan và đuợc minh họa bằng các bảng biểu, số liệu.
Về phương pháp thu thập dữ liệu: luận văn sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập từ
hai nguồn chính là tài liệu xuất bản và các trang điện tử. Tài liệu xuất bản là các sách
chuyên khảo, giáo trình, bộ luật hiện hành và các văn bản quy phạm pháp luật của
nhà nước. Tài liệu từ các trang điện tử là các bài nghiên cứu, tạp chí, báo điện tử, các
báo cáo của doanh nghiệp.
Về phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu về hoạt động M&A trong ngành


7

logistics trên thế giới. Người viết phân tích các lý thuyết về M&A, logistics bao gồm
khái niệm, đặc điểm, phân loại, … các bài báo cáo, nghiên cứu về hoạt động M&A

trong logistics, từ đó tổng hợp thông tin để xây dựng cơ sở lý luận cơ bản trong
chương I và thực trạng ở chương II.
Ngoài ra, để làm rõ kinh nghiệm về M&A trong ngành logistics, tác giả đã tiến
hành nghiên cứu tình huống, cụ thể là những thương vụ M&A đã diễn ra trong ngành
logistics từ trước đây cho đến hết năm 2018. Luận văn tiến hành nghiên cứu 4 tình
huống M&A thực tế tương ứng với những bài học kinh nghiệm khác nhau. Đầu tiên,
thương vụ giữa FedEx và TNT Express, là một thương vụ M&A thành công và giúp
FedEx tăng thị phần, tăng sức cạnh tranh trong thị trường chuyển phát nhanh ở châu
Âu mà không gặp phải vấn đề rào cản pháp lý nào. Thứ hai, thương vụ M&A giữa
Maersk Sealand và P&O Nedlloyd. Đây là cuộc giao dịch giúp Maersk có thêm thế
mạnh về thị phần, tuy nhiên sau đó lại gặp phải một số khó khăn trong giai đoạn mới
sáp nhập. Thứ ba, thương vụ giữa CMA CGM và NOL, sau M&A, CMA CGM đã
phải báo lỗ trong suốt năm đầu tiên hoạt động. Thứ tư, NYK, MOL và ‘K’Line, đây
là thương vụ M&A mới và tạo ra doanh nghiệp mới hoạt động độc lập. Như vậy, từ
4 tình huống trên đều có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp
logistics Việt Nam khi thực hiện M&A.
Đặc biệt, để tăng độ tin cậy của nghiên cứu này, tác giả đã thực hiện phỏng vấn
sâu đối với 5 chuyên gia trong ngành logistics để có cơ sở nhận định các xu hướng
M&A trong ngành logistics cũng như đề xuất các giải pháp cho các doanh nghiệp
logistics Việt Nam, Thông tin các chuyên gia trả phỏng vấn:
-

Trần Chí Dũng – Phó Viện trưởng Viện quản trị Logistics toàn cầu

-

Trương Tấn Lộc – Phó Giám đốc Marketing Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn

-


Bùi Xuân Bình – Giám đốc công ty TNHH Thương mại Đỉnh Vàng (Diva
Logistics)

-

Nguyễn Thị Thu Hà – Giám đốc công ty Lighthouse Logistics

-

Phan Nguyễn Trung Thuận – Giám đốc công ty Transporter International
Logistics
Nội dung phỏng vấn chuyên gia bao gồm những nhận định của chuyên gia về


8

xu hướng chung của hoạt động M&A trong nước và trên thế giới, những thuận lợi và
khó khăn của doanh nghiệp logistics Việt Nam khi tham gia M&A. Ngoài ra, các
chuyên gia cũng đưa ra một số giải pháp cho doanh nghiệp logistics Việt Nam tương
ứng với các bài học kinh nghiệm rút ra từ các tình huống thực tế sẽ được phân tích ở
chương 2.
Kết quả phỏng vấn được sử dụng làm cơ sở để đánh giá những điều kiện đảm bảo áp
dụng các bài học kinh nghiệm trong hoạt động M&A, bao gồm những thuận lợi và
khó khăn mà các doanh nghiệp logistics Việt Nam đang gặp phải, được đề cập ở
chương 3 của luận văn. Ngoài ra, tác giả dựa trên kết quả phỏng vấn để đề xuất giải
pháp dành cho doanh nghiệp logistics tương ứng với các giai đoạn trước, trong và sau
M&A. Bảng câu hỏi phỏng vấn và câu trả lời của chuyên gia được đính kèm tại phụ
lục của luận văn.
6.


Những đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận, người viết hệ thống hóa các khái niệm, loại hình của M&A, lợi

ích khi doanh nghiệp tiến hành M&A một cách rõ ràng, cung cấp được cái nhìn tổng
quan về hoạt động mua lại và sáp nhập nói chung. Ngoài ra, những nguyên tắc cơ bản
về mua lại và sáp nhập cũng được phân tích, và đây là những nguyên tắc có thể áp
dụng cho hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh trên những lĩnh vực khác nhau.
Về mặt thực tiễn, lấy nền tảng trên những cơ sở lý luận đã đưa ra, người viết
phân tích cụ thể về xu hướng M&A trong ngành logistics trên thế giới và những diễn
biến, đặc điểm của các cuộc mua lại và sáp nhập đã diễn ra. Từ đó, người viết rút ra
bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp logistics tại Việt Nam và đề xuất các giải pháp
về phía Chính phủ và doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả M&A.
7.

Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, lời cam đoan, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận

văn có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) trong
ngành logistics
Chương 2: Thực trạng hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) trong ngành logistics
trên thị trường thế giới


9

Chương 3: Giải pháp vận dụng bài học kinh nghiệm về hoạt động mua lại và sáp nhập
(M&A) trong ngành logistics đối với các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam
Người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà trường và thầy cô đã tạo điều
kiện để người viết hoàn thành đề tài luận văn, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của

giảng viên hướng dẫn là PGS, TS Nguyễn Tiến Hoàng. Do một số hạn chế về nguồn
tài liệu tham khảo nên bài khóa luận tốt nghiệp này không thể tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong Quý Thầy/Cô và người đọc góp ý để đề tài được hoàn chỉnh hơn.


10

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA
LẠI VÀ SÁP NHẬP (M&A) TRONG NGÀNH LOGISTICS
1.1. Tổng quan về hoạt động M&A doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm và các bên tham gia M&A
M&A là từ viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Merger and Acquisition”, được
hiểu là mua lại và sáp nhập hay còn gọi là hợp nhất và thâu tóm đối với doanh nghiệp.
Trên thế giới, đã có nhiều khái niệm khác nhau được đưa ra về thuật ngữ này, điển
hình như: “M&A là một hình thức đầu tư trong đó chủ đầu tư mua lại toàn bộ hoặc
một phần đủ lớn tài sản của một cơ sở sản xuất kinh doanh sẵn có với mục tiêu kiểm
soát công ty đó hoặc hai công ty đồng ý hợp nhất với nhau để tạo thành công ty mới”
(Vũ Đình Lộc, 2012).
Bên cạnh đó, một định nghĩa khác về M&A được cho rằng, M&A là sự kết hợp
giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để tạo ra một doanh nghiệp mới thông qua tái cơ
cấu tổ chức. (Van Knippenberg et al., 2002)
M&A là một thuật ngữ kinh tế được sử dụng chung, tuy nhiên, hai khía cạnh
“mua lại” và “sáp nhập” lại có những ý nghĩa khác nhau và cũng có nhiều quan điểm
khác nhau được đưa ra về hai khái niệm này. Trong đó, có thể kể đến một khái niệm
điển hình như sau: “Sáp nhập” là sự kết hợp giữa hai hay nhiều công ty, trong đó toàn
bộ nợ và tài sản của bên bán sẽ được chuyển giao cho bên mua. “Mua lại” là việc bên
mua mua lại tài sản hữu hình như nhà xưởng, máy móc, thiết bị hay toàn bộ công ty.
(Andrew J.Sherman & Milledge A.Hart, 2006)
Investiopia cũng đưa ra định nghĩa phân biệt “mua lại” và “sáp nhập”. Theo đó,
“mua lại” là hoạt động một công ty mua lại công ty khác, thể hiện rõ vị trí là chủ sở

hữu mới và toàn quyền quản lý hoạt động kinh doanh công ty còn lại, khi đó không
còn tồn tại công ty bị mua lại nữa. “Sáp nhập” là hoạt động diễn ra giữa hai công ty
cùng quy mô, cùng hợp nhất để tạo thành công ty mới, phát hành cổ phiếu của công
ty mới thành lập.
Theo góc độ tài chính, khi thực hiện mua lại, chứng khoán và tài sản của công
ty bị mua lại sẽ được chuyển quyền sở hữu cho công ty mua lại, trong khi đó, nếu tiến
hành sáp nhập giữa hai công ty, thì cổ phiếu của công ty bị sáp nhập sẽ bị thu hồi, và
sử dụng chứng khoán của công ty sáp nhập. (Stanley, 2007)


11

Tính đến năm 2019, tại Việt Nam vẫn chưa có bộ luật nào quy định riêng về
M&A được ban hành, tuy nhiên khái niệm “mua lại” và “sáp nhập” cũng đã được quy
định trong một số bộ luật tại Việt Nam như sau:
Theo Điều 29 luật Cạnh tranh năm 2018, mua lại doanh nghiệp là việc một
doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản
của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề
của doanh nghiệp bị mua lại. Điều luật này cũng quy định, sáp nhập doanh nghiệp là
việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi
ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động
kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
Theo khoản 1 điều 195 luật Doanh nghiệp năm 2014, sáp nhập là một hoặc một
số công ty (công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (công ty nhận
sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang
công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Bên
cạnh khái niệm sáp nhập, khoản 1 điều 194 luật doanh nghiệp năm 2014 còn đưa ra
khái niệm về “hợp nhất”, theo đó hai hoặc một số công ty (công ty bị hợp nhất) có
thể hợp nhất thành một công ty mới (công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại
của các công ty bị hợp nhất.

Nhìn chung, M&A và các khái niệm liên quan đã được định nghĩa theo nhiều
quan điểm và khía cạnh khác nhau, nhưng xét về góc độ pháp lý, có thể hiểu M&A
là một cách thức hợp pháp giúp nhà đầu tư gia nhập, điều chỉnh hoặc rút khỏi hoạt
động kinh doanh bằng việc thay đổi quyền sở hữu và quản lý doanh nghiệp. Hoạt
động M&A phải tạo ra giá trị chung của các bên tham gia lớn hơn tổng giá trị hiện
tại mà mỗi công ty hoạt động riêng lẻ.
Về mặt cơ bản, “mua lại” là hoạt động nhằm giúp công ty đạt được lợi thế theo
quy mô, công ty mua lại sẽ thâu tóm công ty bị mua lại và không có sự thành lập công
ty mới; “sáp nhập” là hoạt động diễn ra giữa hai công ty thường có cùng quy mô, xóa
bỏ các công ty thành phần và thành lập doanh nghiệp mới.
Như vậy, có nhiều khái niệm về M&A được nêu ở trên, tuy nhiên trong khuôn
khổ đề tài này và để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, có thể định nghĩa M&A là hoạt


12

động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức mua lại hoặc sáp
nhập giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh
nghiệp đó.
1.1.2. Phân loại M&A
1.1.2.1. Theo quan hệ sản xuất kinh doanh
Có nhiều cách khác nhau để phân loại hoạt động M&A, trong đó cách phân loại
của UNCTAD năm 2000 được áp dụng khá phổ biến. Theo quan hệ sản xuất kinh
doanh hay chức năng của công ty, UNCTAD 2000 chia thành ba loại hình:
Thứ nhất, M&A theo chiều ngang: đây là hình thức M&A diễn ra giữa các doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh cùng một loại sản phẩm, dịch vụ nhằm giảm đối thủ
cạnh tranh, tăng lợi ích theo quy mô. Khi tiến hành M&A theo chiều ngang, các công
ty sẽ cùng chia sẻ dây chuyền sản xuất và hoạt động trên cùng một thị trường. Hay
nói cách khác, M&A theo chiều ngang là cuộc sáp nhập giữa các công ty đối thủ hoặc
các công ty trong cùng một lĩnh vực hoạt động trong cùng những khâu giống nhau

trong quá trình sản xuất và bán hàng (Scott Moeller & Chris, 2007). Một ví dụ điển
hình cho loại hình M&A theo chiều ngang ở thị trường Việt Nam là thương vụ mua
lại giữa Thế giới di động và Trần Anh. Đây là hai thương hiệu được biết đến trong
lĩnh vực kinh doanh siêu thị điện máy ở nước ta. Năm 2017, Thế giới di động (sở hữu
chuỗi Điện máy xanh) chưa chiếm lĩnh được thị trường miền Bắc, đã mua lại thành
công Trần Anh khi đang có 39 trung tâm ở miền Bắc và miền Trung. Theo tính toán,
việc sáp nhập chuỗi điện máy đã đem lại mức doanh thu tăng 30% cho cả hai công ty
so với thời điểm sáp nhập. (Thanh Thúy, 2018)
Thứ hai, M&A theo chiều dọc: là hình thức sáp nhập giữa các công ty trong
cùng một dây chuyền hay cùng một chuỗi cung ứng để sản xuất ra một sản phẩm cuối
cùng. M&A theo chiều dọc còn được chia thành hai dạng: liên kết ngược (backward)
giữa nhà cung cấp và công ty sản xuất, liên kết xuôi (forward) giữa công ty sản xuất
và nhà phân phối. Liên kết xuôi (forward) diễn ra khi một công ty mua lại nhà phân
phối sản phẩm của mình, hình thành nên công ty mới với sự tham gia vào chuỗi giá
trị gần như khép kín. Chẳng hạn, trường hợp công ty may mặc mua lại chuỗi cửa hàng
bán lẻ quần áo sẽ hình thành một công ty mới vừa có khả năng sản xuất và vừa cung
cấp quần áo đến tay người tiêu dùng. Liên kết ngược (backward) diễn ra khi một công


13

ty mua lại nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho mình, chẳng hạn như công ty sản
xuất sữa mua lại công ty bao bì, đóng chai hoặc công ty chăn nuôi bò sữa… Kết quả
là thương vụ này sẽ hình thành một công ty với quy mô và mô hình kinh doanh hoàn
thiện, chủ động hơn. Việc sáp nhập dọc có thể góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh
nhờ việc tận dụng được tối ưu nguồn nguyên liệu đầu vào. Năm 2000, hãng truyền
thông lớn Time Warner đã sáp nhập với công ty dịch vụ Internet lớn AOL, tạo nên
thương hiệu mới AOL Time Warner. Tuy cuộc sáp nhập này không dẫn đến thành
công do sự khác biệt lớn về văn hóa, nhưng đây là một ví dụ rõ nét cho một thương
vụ M&A theo chiều dọc. (David Malone & James Turner, 2010)

Thứ ba, M&A hỗn hợp: là hình thức M&A giữa các công ty hoạt động kinh
doanh trong những lĩnh vực khác nhau nhằm đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ. M&A
hỗn hợp cũng chia thành hai hình thức: tổ hợp thuần túy khi hai công ty hoàn toàn
không có điểm chung và tổ hợp phức hợp khi hai công ty muốn mở rộng sản phẩm
hoặc thị trường. Trong giai đoạn 1965 – 1975, 80% các giao dịch M&A trên thế giới
là M&A hỗn hợp. Ví dụ điển hình là International Telephone & Telegraph (ITT) –
công ty viễn thông của Mỹ thành lập năm 1920. ITT đã mua lại các công ty như
Sheraton Hotels, Avis Rent-a-Car, Continental Baking, một công ty tín dụng tiêu
dùng, nhiều bãi đỗ xe, và một vài chuỗi cửa hàng ăn uống. Việc sáp nhập này tuy
không giúp ITT tiết kiệm chi phí hay mở rộng thị phần trong một lĩnh vực kinh doanh
nhất định, nhưng đã giúp giá cổ phiếu của ITT tăng lên đáng kể. (Scott Moeller và
Chris Brady)
1.1.2.2. Phân loại M&A theo thiện chí của các bên
M&A cũng được phân loại theo thiện chí của các bên tham gia. Theo thiện chí
của các bên, M&A được chia thành hai dạng: M&A thân thiện (friendly) và M&A
thù địch (hostile).
M&A thân thiện diễn ra khi ban lãnh đạo của cả hai công ty tiến hành cuộc giao
dịch và thỏa thuận cơ sở tình nguyện, hai bên cùng có lợi. Khi tìm được công ty mục
tiêu, công ty mua lại sẽ tiến hành đàm phán, đưa ra các điều khoản thương thảo. Nếu
các cổ đông của công ty mục tiêu đồng ý với các điều khoản được đưa ra, cuộc giao
dịch M&A sẽ được tiến hành bằng cách trả tiền mặt hoặc mua lại chứng khoán của


14

công ty. Hình thức M&A này thường xảy ra đặc biệt đối với những công ty nhỏ có
hoạt động kinh doanh hiệu quả, muốn phát triển và mở rộng hoạt động và thị trường
kinh doanh nhưng thiếu hạn chế về nguồn lực tài chính.
Trong khi đó, M&A thù địch không xuất phát từ thoản thuận của hai phía, mà
thực chất, công ty mục tiêu bị mua lại do đối phương đã nắm phần lớn cổ phần trong

công ty đó. Công ty mua lại sẽ đưa ra giá cổ phiếu cao hơn giá cổ phiếu thị trường
thông qua chào thầu và có thể lôi kéo thêm ủy quyền của các cổ đông khác để có đủ
số cổ phiếu nắm quyền kiểm soát. Tuy nhiên, M&A thù địch khó thực hiện hơn, do
công ty mục tiêu có thể thực hiện các biện pháp để chống lại, tránh bị thâu tóm. Tại
Việt Nam, ở giai đoạn 2011 – 2012 cũng đã có một cuộc thâu tóm điển hình cho
M&A thù địch khi ngân hàng Eximbank đưa ra thông báo công bố nắm 51% cổ phần
biểu quyết và đưa ra yêu cầu bầu lại ban lãnh đạo của Sacombank. (Quỳnh Anh, 2012)
1.1.2.3. Phân loại M&A theo vị trí địa lý
Ngoài hai hình thức phân loại đã kể trên, theo vị trí địa lý, M&A được chia
thành M&A nội địa và M&A xuyên biên giới.
M&A nội địa là việc mua lại giữa hai doanh nghiệp trong nước và tạo thành một
doanh nghiệp lớn hơn. Hoạt động này đặc biệt phổ biến ở những nước có thị trường
tài chính phát triên mạnh mẽ như Mỹ, Nhật Bản, và các nước Tây Âu.
M&A xuyên biên giới là mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp của các quốc
gia khác nhau hoặc những thương vụ mua bán nhỏ chứ không phải những thương vụ
M&A lớn. Ở giai đoạn đầu, doanh nghiệp nội địa xây dựng mối quan hệ với nhiều
đối tác ở các nước khác thông qua hợp tác kinh doanh hay nắm giữa cổ phần của
nhau. Sau đó, doanh nghiệp này sẽ mở rộng thị trường hoạt động của mình bằng việc
sáp nhập hoặc mua lại doanh nghiệp đối tác nước ngoài. Đối với từng thị trường và
ngành mà M&A xuyên biên giới có thể giảm áp lực về thuế và rào cản pháp lý, giúp
mở rộng quy mô và giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp.
1.1.3. Lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện M&A
Theo Kimberlee Leonard (2019), M&A giúp doanh nghiệp xâm nhập vào thị
trường mới, bao gồm đạt được một khu vực địa lý mới hoặc một phân khúc mới trong
ngành; đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tốt hơn, tìm được nhân sự và tài năng từ hai hoặc
nhiều công ty và cuối cùng là nâng cao năng lực tài chính. Bên cạnh đó, M&A còn


15


được nhận định sẽ đem lại những lợi ích khác cho doanh nghiệp như thúc đẩy tốc độ
tăng trưởng của doanh nghiệp và tăng năng lực thị trường, đáp ứng được những kì
vọng về mặt lợi nhuận của cổ đông, giảm bớt các rào cản thị trường. (Nate Nead,
2019). Đặc biệt, đối với loại hình M&A theo chiều dọc, các doanh nghiệp có thể hình
thành chuỗi liên kết khép kín, giúp tăng khả năng cạnh tranh và chất lượng sản phẩm.
Nhìn chung, hoạt động M&A đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích lớn như tạo giá
trị cộng hưởng, thâm nhập thị trường mới, giảm thiểu chi phí doanh nghiệp và gia
tăng cơ hội phát triển. Như vậy, có thể đưa ra những lợi ích khi một doanh nghiệp
tiến hành M&A như sau:
1.1.3.1.

Tạo giá trị cộng hưởng cho doanh nghiệp

Các bên tham gia thương vụ M&A thường có kỳ vọng về lợi ích mà sáp nhập
hoặc mua lại mang lại cho doanh nghiệp sẽ cao hơn tổng lợi ích của hai bên khi hoạt
động độc lập, đây được coi là giá trị cộng hưởng. Các doanh nghiệp thực hiện các
chiến lược có lợi cho cả đôi bên có thể chọn việc thực hiện kế hoạch mua lại. Điều
này, đặc biệt đúng trong trường hợp một tập đoàn đang bị cạnh tranh quyết liệt. Khi
đó, một công ty chiến lược lớn hoặc một quỹ đầu tư vốn cổ phần sẽ quyết định mua
lại các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn để giảm bớt áp lực cạnh tranh và tạo thành một tập
đoàn hợp nhất. Ví dụ như lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử. Đây là một lĩnh vực đòi
hỏi chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) rất lớn. Các doanh nghiệp sản xuất linh
kiện điện tử thường đầu tư rất nhiều vào hoạt động nghiên cứu và phát triển nhằm
liên tục cho ra đời các loại chip thế hệ mới. Các doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực này
đã liên kết với doanh nghiệp lớn, có doanh số cao nhằm tranh thủ sự hỗ trợ kinh phí
cho nghiên cứu và phát triển. Điều này, sẽ làm tăng doanh thu ròng. Khi số lượng các
sản phẩm nhiều hơn, chất lượng cao hơn, doanh nghiệp sẽ gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ dự đoán giá trị cộng hưởng có thể sẽ đạt được
sau khi thực hiện M&A để định giá cho từng thương vụ. Giá trị này được tạo ra nhờ
thay đổi cơ cấu tổ chức, lập ra ban quản lý hiệu quả, đạt được lợi thế nhờ quy mô.

Đồng thời, việc cộng hưởng giữa hai doanh nghiệp giúp loại bỏ các chi phí không
cần thiết về quản trị, phân phối, sản xuất, bán hàng. Ngoài ra, bên mua còn đạt được
lợi ích thông qua việc có thêm những dòng sản phẩm mới, đa dạng loại hình dịch vụ
để kinh doanh và cải thiện doanh thu cho doanh nghiệp.


16

1.1.3.2.

Mở rộng thị trường cho doanh nghiệp

Khi một doanh nghiệp thực hiện M&A với một doanh nghiệp khác, chắc chắn
sẽ có thêm thị phần mới mà trước đây chưa có. Đối với những khách hàng trung
thành, việc M&A không chỉ giúp họ duy trì việc sử dụng nhãn hiệu cũ mà còn có thể
lựa chọn thêm những sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn.
M&A không chỉ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường nội địa, mà còn tăng
khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài. Ở những thị trường được Chính phủ điều
tiết mạnh, việc gia nhập thị truờng yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng nhiều điều
kiện khắt khe, hoặc chỉ thuận lợi trong một giai đoạn nhất định, khi đó những công
ty đến sau chỉ có thể gia nhập thị trường đó thông qua thâu tóm nhũng công ty đã hoạt
động trên thị truờng. Điều này rất phổ biến đối với đầu tư nước ngoài ờ Việt Nam,
đặc biệt là ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiềm.
1.1.3.3.

Chiếm hữu tri thức và tài sản con người

M&A như một phuơng tiện để tiếp cận và có được một đội ngũ lao động tri thức
cùng với những bản quyền, sáng chế, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực
công nghệ thông tin luôn tìm cách theo đuổi M&A như một phuơng tiện để chiếm

lĩnh được nguồn tài nguyên đặc biệt này.
Các vụ mua lại cũng có thể được sử dụng để cải thiện khả năng vận hành của
một doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất. Bởi vì các khách
hàng doanh nghiệp sẽ thường xuyên đánh giá khả năng cung ứng hàng hoá định kỳ
nên một khi, mọi quy trình sản xuất được vận hành nhịp nhàng thì doanh nghiệp có
thể gia tăng khả năng sản xuất và sự tín nhiệm của khách hàng cũng theo đó mà được
gia tăng. Đây chính là một yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công trong kinh doanh
của một doanh nghiệp. Thêm nữa, các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động mua lại
với nhau sẽ có nhiều biện pháp để giảm hoặc hạn chế các bộ phận giống nhau hoặc
các chức năng chồng chéo nhau.
1.1.3.4.

Tăng lợi thế cạnh tranh

Thứ nhất, khi tiến hành một thương vụ M&A, các doanh nghiệp thường hướng
đến những công ty trong cùng ngành, do đó chắc chắn số luợng đối thủ cạnh tranh sẽ
giảm đi khi có một vụ sáp nhập giữa các công ty vốn là đối thủ của nhau trên thương
truờng. Tại Việt Nam, hãng Navigos đã mua lại mảng tuyển dụng nhân sự của Earsnt


×