Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Chiến lược phân biệt giá cấp 3 và cách thức áp dụng của tập đoàn điện lực việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.59 KB, 10 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường là nơi mà mọi người gặp gỡ giữa bên bán là những người
cung cấp và điều hòa các sản phẩm dịch vụ với bên mua đảm bảo nhu cầu tiêu
thụ ổn định, nhờ đó duy trì được sản xuất và hoạt động thị trường. Cạnh tranh là
kết quả của nền kinh tế thị trường tự do gồm nhiều doanh nghiệp cùng tồn tại để
tranh giành cùng một lợi ích. Cạnh trang là động lực của cải tiến và phát triển.
Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khác nhau mà có sự tồi tại của độc
quyền: do nhà nước bảo hộ, có bằng phát minh sáng chế, độc quyền yếu tố đầu
vào, hay độc quyền tự nhiên do đạt được tính kinh tế theo quy mô.
Đối với ngành điện nước ta hiện nay, EVN là tổ chức duy nhất kinh
doanh điện trên toàn quốc, chưa có sự cạnh tranh mang tính chất thị trường ở bất
cứ hoạt động nào trong ngành điện. Với lợi thế độc quyền, EVN đã sử dụng
nhiều chính sách về giá để tăng lợi nhuận cho tổ chức. Trong đó, chiến lược
phân biệt giá cấp 3 được EVN áp dụng hiệu quả.
Bài tiểu luận “ Chiến lược phân biệt giá cấp 3 và cách thức áp dụng của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam” này nhằm mục đích đưa ra một cái nhìn chi tiết về
chiến lược phân biệt giá cấp 3 đồng thời cho thấy sự vận dụng vào thực tiễn
chính sách này của tổ chức EVN.
Dù đã cố gắng và cẩn trọng thực hiện bài tiểu luận này, xong bài tiểu
luận chắc chắn vẫn còn những khiếm khuyết, em rất mong nhận được nhận xét
và góp ý của cô để rút kinh nghiệm, bổ sung kiến thức hoàn thành tốt hơn bài
tiểu luận.
Em xin chân thành cảm ơn!


PHẦN NỘI DUNG
A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I.
THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN
Doanh nghiệp độc quyền là khi doanh nghiệp đó là nhà phân phối duy nhất
của một hàng hóa hay dịch vụ. Trong trường hợp không có sự can thiệp của chính


phủ, doanh nghiệp độc quyền có quyền tự do đặt ra mức giá mà họ chọn, và thường
sẽ định giá sao cho lợi nhuận tối đa.
Thị trường độc quyền là thị trường chỉ có duy nhất một nhà cung cấp và sản
phẩm bán ra cũng là duy nhất. Các doanh nghiệp độc quyền, vì mục đích tối đa hóa
lợi nhuận mà thường định giá cao và giới hạn lượng cung. Vì thế, chính phủ luôn
tìm cách kiểm soát các ngành công nghiệp độc quyền bằng cách áp dụng các biện
pháp kiểm soát giá, tìm cách tách doanh nghiệp độc quyền ra thành các doanh
nghiệp cạnh tranh nhau.
II.
PHÂN BIỆT GIÁ
1. Phân biệt giá là gì?
Phân biệt giá là bán các đơn vị khác nhau của cùng một sản phẩm với các
mức giá khác nhau. Để thực hiện chính sách phân biệt giá, điều kiện tiên quyết là
doanh nghiệp được định giá bán, tức là phải có sức mạnh thị trường.
Với sức mạnh là được định giá bán, nhà độc quyền có thể làm tăng lợi
nhuận bằng cách phân biệt đối xử với các khách hàng khác nhau thông qua giá bán
sản phẩm. Điều này sẽ làm chuyển giao thặng dư tiêu dung của khách hàng sang lợi
nhuận của doanh nghiệp.
2. Ưu và nhược điểm của chính sách phân biệt giá
• Ưu điểm
Các công ty sẽ có thể tăng doanh thu: Sự phân biệt đối xử về giá sẽ cho
phép một số doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh nếu không sẽ bị lỗ. Ví dụ
2


như sự phân biệt giá cả rất quan trọng đối với các công ty vận chuyển có mức giá
khác nhau cho các thời vụ cao điểm và đỉnh cao. Nếu không có sự phân biệt về giá
cả, họ có thể không hoạt động hoặc không thể cung cấp các dịch vụ ngoài giờ cao
điểm.
Tăng đầu tư : Các khoản thu nhập tăng này có thể được sử dụng cho nghiên

cứu và phát triển , điều này sẻ có lợi cho người tiêu dùng
Giá thấp hơn đối với một số đối tượng: Một số khách hàng sẽ được hưởng
lợi từ giá vé thấp hơn. Ví dụ, người già được hưởng lợi từ việc giảm giá ở các công
ty vận chuyển; người già cũng là những người nghèo (không còn cơ hội kiếm tiền).
Họ sẵn sàng dành thời gian để nghiên cứu những thời điểm nào mà họ có thể đi
được (chẳng hạn đi du lịch) vào lúc mà công ty có khuyến mãi (hạ giá).
Quản lý nhu cầu: Hãng hàng không có thể sử dụng cách phân biệt giá cả để
khuyến khích mọi người đi du lịch hay đi công tác vào những thời điểm không phổ
biến (sáng sớm). Điều này giúp tránh quá đông đúc (quá tải) trong giờ hành chính
cũng như phân tán nhu cầu.
• Nhược điểm
Giá cao hơn cho một số đối tượng. Dưới sự phân biệt giá cả, một số người
tiêu dùng sẽ phải trả giá cao hơn (ví dụ như những người phải đi lại vào thời điểm
bận rộn). Những mức giá cao hơn này có thể sẽ không hiệu quả vì P > MC.
(Khi P = MC thì lợi nhuận đạt cực đại)
Có khả năng không công bằng: Phân biệt giá cả góp phần làm tăng bất bình
đẳng. Những người trả giá thấp hơn có thể không phải là người nghèo nhất.
Chi phí quản lý: Sẽ có chi phí hành chính trong việc tách các thị trường ra
nhiều phân khúc, điều này có thể dẫn đến giá cao hơn.
Giá cắt cổ: Lợi nhuận từ việc phân biệt đối xử về giá có thể được sử dụng
để tài trợ cho việc định giá cắt cổ.
3. Các hình thức phân biệt giá
Phân biệt giá cấp 1: nhà độc quyền định giá cho sản phẩm bằng đúng mức
giá cao nhất mà khách hành sẵn sàng trả. Khi đó toàn bộ thặng dư tiêu dùng chuyển
3


thành lợi nhuận của doanh nghiệp. Để áp dụng được chiến lược này, doanh nghiệp
phải có điều kiện tiếp xúc riêng với từng khách hàng và sản phẩm không thể trao
đổi giữa những người tiêu dùng. Chính sách này có thể áp dụng với các dịch vụ

khám chữa bệnh hay tư vấn luật.
Phân biệt giá cấp 2: nhà độc quyền chia hàng hóa thành từng khối và đặt giá
khác nhau cho những khối này theo nguyên tắc là dùng càng nhiều giá càng rẻ.
Phân biệt giá cấp 2 làm lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên và thặng dư của người
tiêu dùng cũng tăng lên do gia tăng đầu ra với chi phí ngày càng giảm. Chính sách
phân biệt giá này chỉ áp dụng được khi doanh nghiệp đạt được tình trạng hiệu suất
tăng theo quy mô. Các mặt hàng như điện, nước, điện thoại, taxi,… thường áp dụng
chiến lược này.
Phân biệt giá cấp 3: là định giá theo phân khúc khách hàng, nhà độc quyền
đặt giá khác nhau cho các nhóm khách hàng khác nhau căn cứ vào nhu cầu của họ
đối với sản phẩm.
Phân biệt giá theo thời kì: nhà độc quyền đặt giá khác nhau cho các khách
hàng căn cứ vào nhu cầu của họ về thời gian dùng sản phẩm. Ta có thể thấy chiến
lược này rõ nhất đối với Apple khi tung ra các dòng Iphone với mức giá rất cao và
sau một thời gian thì giảm dần.
Phân biệt giá theo thời điểm: nhà độc quyền đặt giá cho khách hàng tùy
thuộc xem đó là thời điểm thông thường hay là thời điểm cao điểm. chiến lược này
thường được áp dụng đối với các dịch vụ vui chơi, giá taxi lúc giờ cao điểm,…
Phân biệt giá hai phần: nhà độc quyền chia phần thanh toán của khách hàng
ra thành hai phần là phí mua quyền sử dụng hàng hóa và phí sử dụng hàng hóa.

4


Giá bán kèm: nhà độc quyền bán kèm một hàng hóa có chất lượng tốt với
một hàng hóa có chất lượng không tốt sao cho tổng giá của hai hàng hóa nhỏ hơn
giá của hai thành phần.
Bán trói buộc: là hình thức bán kèm nhưng bắt buộc người tiêu dùng phải
mua để sử dụng được hàng hóa. Ta có thể thấy trường hợp của máy ảnh dùng fim
với sản phẩm bán kèm chính là fim ảnh.

III.

PHÂN BIỆT GIÁ CẤP 3

Trong trường hợp nhà độc quyền có thể phân chia các khành hàng của mình
thành nhiều nhóm nhỏ với hành vi và phản ứng khác nhau, đồng thời các nhóm
khách hàng này khi tiêu dùng sản phẩm hoàn toàn tách biệt nhau để không có sự
trao đổi sản phẩm qua lại giữa các nhóm thì nhà độc quyền có thể thực hiện hình
thức phân biệt giá cấp 3. Trong từng trường hợp việc phân chia khách hàng được
căn cứ trên các tiêu thức khác nhau như thu nhập, độ tuổi, thị hiếu, thói quen tiêu
dùng…
Chiến lược phân biệt giá này có thể được áp dụng đối với các mặt hàng như
vé máy bay, quần áo, đồ uống,…

5


Đồ thị trên minh họa cho trường hợp doanh nghiệp áp dụng phân biệt giá
cấp 3.
Nếu nhà độc quyền không thực hiện phân biệt giữa 2 nhóm khách hàng thì
sẽ bán mức giá P0 trên cả 2 thị trường trên với mức sản lượng tương ứng là Q0
theo nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận.
Khi thực hiện phân biệt giá thì giá và sản lượng tối ưu đảm bảo cho hãng
thu được lợi nhuận tối đa là mức giá và sản lượng sao cho doanh thu cận biên từ
mỗi nhóm đều bằng chi phí cận biên và chi phí cận biên phụ thuộc vào tổng sản
lượng sản xuất ra của nhà độc quyền. Như vậy nguyên tắc phân chia sản lượng trên
cho mỗi thị trường sẽ là: MR1 = MR2 = MC (tại mức Q0) với Q0 = Q1 + Q2. Khi
đó sản lượng bán trên thị trường 1 là Q1 với mức giá tương ứng P1 và sản lượng
trên thị trường 2 là Q2 với giá là P2.
B. CÁCH THỨC ÁP DỤNG CHIẾN LƯỢC PHÂN BIỆT GIÁ CẤP 3 CỦA TẬP

ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
I.
VÀI NÉT VỀ TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
Tổng Công ty Điện lực Việt Nam được chuyên đổi thành Tập đoàn Điện lực
Việt Nam-EVN từ năm 2006 theo quyết định số 48/2006/QĐ-Ttg của Thủ tướng
Chính phủ.
EVN kinh doanh đa ngành. Trong đó, sản xuất, kinh doanh điện năng viễn
thông công cộng và cơ khí điện lực là ngành nghề kinh doanh chính; gắn kết chặt
chẽ giữa sản xuất kinh doanh và khoa học công nghệ, nghiên cứu triển khai đào tạo.
Ngày 25/06/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 975/QĐTtg về vận
chuyển Công ty mẹ Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước. Mục tiêu hoạt động của EVN thể hiện
rõ qua 3 tiêu chí: kinh doanh có lãi, bảo toàn phát triển vốn chủ sỡ hữu nhà nước
đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác; giư vai trò
trung tâm để phát triển một Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam đa sở hữu, trong
6


dó sở hữu nhà nước là chi phối; tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện
lực Quốc gia Việt Nam.
II.
EVN ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH PHÂN BIỆT GIÁ CẤP 3
Hiện nay, với lợi thế độc quyền, là tổ chức duy nhất kinh doanh điện quốc
gia, EVN áp dụng nhiều chính sách, chiến lược để có thể tối đa hóa lợi nhuận.
Trong đó, các chiến lược về giá, cụ thể là chiến lược về phân biệt giá cấp 3 được áp
dụng hiệu quả.
EVN phân chia khách hàng thành các nhóm đối tượng theo tiêu chí mục
đích sử dụng điện năng, từ đó mà đặt ra các mức giá khác nhau cho từng nhóm
khách hàng đó.
Dưới đây là biểu giá bán lẻ điện tại thời điểm giờ bình thường của EVN:


Nhóm khách hàng
Các
Cấp điện áp từ 110 kV trở lên
ngành sản Cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV
xuất
Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV
Cấp điện dưới 6 kV
Khối
Bệnh viện, nhà trẻ, mẫu Cấp điện từ 6 kV trở lên
hành
giáo, trường phổ thông
Cấp điện dưới 6 kV
chính, sự Chiếu sáng công cộng, đơn Cấp điện từ 6 kV trở lên
nghiệp
vị hành chính sự nghiệp
Cấp điện dưới 6 kV
Kinh
Cấp điện áp từ 22 kV trở lên
doanh
Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV
Cấp điện dưới 6 kV
Sinh hoạt Từ bậc 1-bậc 6

Giá bán
điện(đồng/
KWh)
1.536
1.555
1.611

1.685
1.659
1.771
1.827
1.902
2.442
2.629
2.666
1.678-2.927

Theo trang thông tin chính thức của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Nhìn vào biểu giá trên ta thấy được EVN đã phân khúc khách hàng thành
các nhóm đối tượng khách hàng dựa theo đặc điểm mục đích sử dụng điện của họ.
Cụ thể, đối với nhóm đối tượng khách hàng hoạt động kinh doanh sẽ phải
chịu mức giá điện vào khung giờ bình thường là cao nhất, lên tới 2.666 đồng/kWh.
Nhóm khách hàng này thường sẽ có thu nhập tương đối cao, mức sử dụng điện
không quá lớn, do đó, vì vậy áp mức giá cao cho nhóm khách hàng này giúp cho
Tập đoàn thu được nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại, được hưởng mức giá điện thấp
7


nhất là khối ngành sản xuất, nhóm đối tượng khách hàng này cần tiêu thụ một
lượng điện năng rất lớn để phục vụ sản xuất, do đó, đối với nhóm khách hàng này
EVN định mức giá xuống tới 1.536 đồng/kWh mà vẫn thu được lợi nhuận cao.
Riêng đối với nhóm khách hàng các hộ tiêu dùng sử dụng điện trong sinh
hoạt, EVN áp dụng mức giá điện trung bình và theo thang giá 6 bậc với nguyên tắc
lượng dùng vượt bậc sẽ được áp giá khác nhau và đắt hơn. Có 2 lí do EVN áp dụng
thang 6 bậc cho sinh hoạt. Thứ nhất, việc áp dụng này cũng khiến cho Tập đoàn
tăng được lợi nhuận, lượng dùng càng nhiều thì giá càng cao. Thứ hai, chính điều

đó cũng tác động đến ý thức của người tiêu dùng cần tiết kiệm điện, vì khi tiêu
dùng nhiều điện không những phải trả nhiều tiền do dùng với số lượng nhiều mà
còn phải trả với giá đắt hơn.
Điều cốt lõi ở chiến lược phân biệt giá cấp 3 mà EVN áp dụng chính là xác
định mức giá và sản lượng tối ưu đối với mỗi nhóm khách hàng sao cho doanh thu
cận biên từ mỗi nhóm phải bằng với chi phí cận biên, và chi phí cận biên phụ thuộc
vào tổng lượng sản xuất ra của Tập đoàn. Nguyên tắc phân chia sản lượng trên mỗi
thị trường là MR1=MR2=…=MC tại Q* với Q1+Q2+…=Q*. Từ đó mà đưa ra
được mức giá phù hợp với từng nhóm khách hàng.

8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Cao Thúy Xiêm, PGS.TS. Nguyễn Thị Tường Anh, 2008, nxb Đại
học Kinh tế Quốc dân
2. />3. />%20KHMI02_Bai%205_v1.0014107222.pdf
4. />
9


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................2
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................3
A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................3
I.

THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN................................................................3
II.
PHÂN BIỆT GIÁ....................................................................................3
1. Phân biệt giá là gì?......................................................................................3
2. Ưu và nhược điểm của chính sách phân biệt giá.........................................3
3. Các hình thức phân biệt giá.........................................................................5
III. PHÂN BIỆT GIÁ CẤP 3........................................................................6
B. CÁCH THỨC ÁP DỤNG CHIẾN LƯỢC PHÂN BIỆT
GIÁ CẤP 3 CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM..............................7
I.
II.

VÀI NÉT VỀ TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM..................................8
EVN ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH PHÂN BIỆT GIÁ CẤP 3.....................8

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................11
MỤC LỤC..........................................................................................................12

10



×