Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Đặc Điểm Lâm Sàng, Hình Ảnh Chụp Cắt Lớp Vi Tính Độ Phân Giải Cao Và Vi Khuẩn Học Qua Dịch Rửa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

CHU THỊ THU LAN

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH
ĐỘ PHÂN GIẢI CAO VÀ VI KHUẨN HỌC CỦA BỆNH NHÂN
GIÃN PHẾ QUẢN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

CHU THỊ THU LAN

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH
ĐỘ PHÂN GIẢI CAO VÀ VI KHUẨN HỌC CỦA BỆNH NHÂN GIÃN
PHẾ QUẢN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số: 60.72.01.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM KIM LIÊN

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi được tiến hành
nghiêm túc, khách quan do tôi trực tiếp tiến hành dưới sự hướng dẫn của thầy
hướng dẫn. Các số liệu thu thập cũng như kết quả nghiên cứu trong luận văn
là hoàn toàn trung thực, chính xác và chưa từng được công bố, đăng tải trên
bất cứ tài liệu nào.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn

Chu Thị Thu Lan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự chỉ đạo, quan tâm giảng

dạy của nhà trường, các phòng ban cùng các thầy cô. Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Bộ môn Nội - Trường Đại
học Y Dược Thái Nguyên
Ban lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, ban lãnh đạo khoa
Nội tiết - Hô hấp, khoa Khám bệnh yêu cầu, khoa Vi sinh, khoa Chẩn đoán
hình ảnh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã luôn nhiệt tình giúp đỡ, tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
luận văn.
Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin trân trọng cảm ơn
TS. Phạm Kim Liên, cô đã luôn động viên dìu dắt, giành nhiều thời gian quý
báu, trực tiếp dạy bảo hướng dẫn giúp đỡ tôi từng bước trưởng thành trên con
đường nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy, cô trong hội
đồng khoa học đã dành thời gian đọc và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để
luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của tập thể các bác sĩ,
điều dưỡng, hộ lý khoa Nội tiết - Hô hấp, khoa Chẩn đoán hình ảnh, khoa Vi
sinh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong quá trình tôi học tập và thực
hành lâm sàng.
Cuối cùng cho tôi gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, đồng nghiệp,
những người bạn, đã luôn ở bên tôi, động viên chia sẻ, giành cho tôi những
điều kiện tốt nhất giúp tôi yên tâm học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn

Bs. Chu Thị Thu Lan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





iii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ABPA

: Allergic bronchopulmonary aspergillosis
(bệnh phổi- phế quản dị ứng do Aspergillus)

AAT

: Alpha l - antitrypsin

BN

: Bệnh nhân

BMI

: Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)

CS


: Cộng sự

CT

: Computed Tomography (Cắt lớp vi tính)

COPD

: Chronic Obstructive Pulmonary Disease
(bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính)

DRPQ

: Dịch rửa phế quản.

GPQ

: Giãn phế quản

HRCT

: High Resolution Computed Tomography
(chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao)

mMRC

: Multi - Mode Radar Command

PQ


: Phế quản

WHO

: World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ iv
MỤC LỤC .......................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ............................................................... x
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4

1.1. Giải phẫu cây khí phế quản ........................................................................ 4
1.2. Định nghĩa, phân loại GPQ ........................................................................ 6
1.2.1. Định nghĩa ............................................................................................... 6
1.2.2. Phân loại GPQ ......................................................................................... 7
1.3. Dịch tễ học giãn phế quản ........................................................................ 10
1.4. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của GPQ ................................................ 11

1.4.1. Các nguyên nhân của GPQ ................................................................... 11
1.4.2. Cơ chế bệnh sinh của GPQ ................................................................... 13
1.5. Lâm sàng của GPQ................................................................................... 16
1.5.1. Triệu chứng cơ năng ............................................................................. 16
1.5.2. Triệu chứng toàn thân ........................................................................... 17
1.5.3. Triệu chứng thực thể ............................................................................. 17
1.5.4. Tiến triển của giãn phế quản ................................................................. 18
1.6. Cận lâm sàng ............................................................................................ 18
1.6.1. Chụp Xquang phổi chuẩn ...................................................................... 18
1.6.2. Chụp cắt lớp vi tính ............................................................................... 19
1.6.3. Nội soi phế quản ống mềm .................................................................. 22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi

1.7. Đặc điểm vi khuẩn học và nhiễm khuẩn hô hấp trong GPQ.................... 25
1.7.1. Nhiễm khuẩn hô hấp trong GPQ ........................................................... 25
1.7.2. Đường vào phổi của vi khuẩn ............................................................... 26
1.7.3. Đặc điểm vi khuẩn gây bệnh trong nhiễm khuẩn đường hô hấp
dưới ................................................................................................................. 26
1.7.4. Các phương pháp lấy bệnh phẩm .......................................................... 27
1.8. Một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và thế giới ..... 29
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 31

2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 31
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân ............................................................ 31
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................ 31

2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................... 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 32
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 32
2.3.1. Các chỉ tiêu mô tả đặc điểm chung bệnh nhân GPQ.............................. 32
2.3.2. Chỉ tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương GPQ trên
phim HRCT, vi khuẩn học .................................................................... 33
2.3.3. Chỉ tiêu mối liên quan giữa lâm sàng với hình ảnh HRCT của bệnh
nhân GPQ .............................................................................................. 33
2.4. Phương pháp thu thập số liệu và tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong
nghiên cứu ............................................................................................. 34
2.4.1. Lâm sàng ............................................................................................... 34
2.4.2. Hình ảnh tổn thương trên phim cắt lớp vi tính độ phân giải cao .......... 36
2.4.3. Phương pháp lấy dịch rửa phế quản qua nội soi phế quản ống mềm ... 39
2.4.4. Xét nghiệm vi khuẩn ............................................................................ 40
2.5. Xử lý kết quả nghiên cứu ......................................................................... 43
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ............................................................ 43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii

2.7. Sơ đồ nghiên cứu...................................................................................... 44
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 45

3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu .................................................... 45
3.2. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương GPQ trên phim HRCT và
vi khuẩn học của đối tượng nghiên cứu ................................................ 46
3.3. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với hình ảnh GPQ trên phim

chụp HRCT ........................................................................................... 52
Chương 4: BÀ N LUẬN.................................................................................... 58

4.1. Về đă ̣c điể m chung của đối tượng nghiên cứu ......................................... 58
4.2. Triệu chứng lâm sàng ............................................................................... 60
4.3. Hình ảnh tổn thương GPQ trên phim chụp HRCT ..................................... 65
4.4. Vi khuẩn học qua dịch rửa PQ. ................................................................ 67
4.5. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với hình ảnh tổn thương GPQ
trên phim chụp HRCT ............................................................................. 70
KẾT LUẬN...................................................................................................... 74
KHUYẾN NGHI ..............................................................................................
77
̣
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA ................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 82

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Chỉ số BMI theo chiều cao và cân nặng ......................................... 34
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi .............................. 45
Bảng 3.2. Tỉ lệ hút thuốc của đối tượng nghiên cứu ........................................ 46
Bảng 3.3. Tiền sử bệnh tật của đối tượng nghiên cứu .................................... 46
Bảng 3.4. Thời gian phát hiện bệnh (năm) ........................................................ 46
Bảng 3.5. Tiền sử đợt bùng phát/năm của đối tượng nghiên cứu ...................... 47

Bảng 3.6. Triệu chứng cơ năng của đối tượng nghiên cứu ............................. 47
Bảng 3.7. Triệu chứng toàn thân của đối tượng nghiên cứu ........................... 48
Bảng 3.8. Triệu chứng thực thể của đối tượng nghiên cứu............................. 48
Bảng 3.9. Phân bố vị trí giãn phế quản theo thùy phổi trên phim chụp
HRCT của đối tượng nghiên cứu .................................................. 48
Bảng 3.10. Đặc điểm hình thái GPQ trên phim chụp HRCT của đối
tượng nghiên cứu .......................................................................... 49
Bảng 3.11. Các tổn thương phối hợp GPQ trên phim chụp HRCT của đối
tượng nghiên cứu .......................................................................... 49
Bảng 3.12. Đặc điểm dịch rửa phế quản ......................................................... 49
Bảng 3.13. Kết quả định danh vi khuẩn ở dịch rửa phế quản (n=12) ............. 50
Bảng 3.14. Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn P. aeruginosa (n=4) ............ 51
Bảng 3.15. Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn P. fluorescens (n=2) ........... 51
Bảng 3.16. Liên quan giữa đặc điểm ho máu với vị trí GPQ ............................. 52
Bảng 3.17. Liên quan giữa đặc điểm ho đờm với số lượng thùy GPQ .......... 52
Bảng 3.18. Liên quan giữa đặc điểm khó thở với số lượng thùy GPQ ................ 53
Bảng 3.19. Liên quan giữa đặc điểm đau ngực với số lượng thùy GPQ .............. 54
Bảng 3.20. Liên quan giữa đặc điểm ho máu với hình thái GPQ ..................... 54
Bảng 3.21. Liên quan giữa đặc điểm ho đờm với hình thái GPQ..................... 55
Bảng 3.22. Liên quan giữa đặc điểm khó thở với hình thái GPQ..................... 55
Bảng 3.23. Liên quan giữa đặc điểm đau ngực với hình thái GPQ .................. 56
Bảng 3.24. Liên quan giữa số đợt bùng phát/năm với hình thái GPQ ............ 56
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ix

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





x

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ 1.1: Hệ thống bảo vệ đường hô hấp bình thường của Cole P J (1984) .................. 14
Sơ đồ 1.2: Vòng xoắn bệnh lý của Cole PJ (1995) ......................................... 16
Biều đồ 3.1: Phân bố giới tính (n = 55) .......................................................... 45
Biểu đồ 3.2: Màu sắc đờm của đối tượng nghiên cứu .................................... 48
Biểu đồ 3.3: Kết quả nuôi cấy dịch rửa phế quản ........................................... 50
Hình 1.1. Giải phẫu phổi (pubmed.com) .......................................................... 6
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí các lớp cắt (Wegener O.H và Cs 1997) ....................... 37
Hình 2.2. Các phân thùy phổi tương ứng (Wegener O.H và Cs 1997) ........................... 38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Giãn phế quản (GPQ) là tình trạng tăng khẩu kính một cách bất thường,
vĩnh viễn và không hồi phục một phần cây phế quản, có thể giãn ở phế quản
(PQ) lớn trong khi PQ nhỏ vẫn bình thường hoặc giãn ở PQ nhỏ trong khi PQ
lớn bình thường [2], [3]. Bệnh cảnh lâm sàng của giãn phế quản được
Laennec mô tả đầu tiên năm 1819 với đặc điểm lâm sàng: ho, khạc nhiều
đờm, khạc ra máu tươi. Tình trạng ứ đọng chất tiết tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn và

chính yếu tố nhiễm khuẩn càng làm cho bệnh GPQ ngày càng trầm trọng hơn [53].
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh giãn phế quản. Thường gặp là do nhiễm
trùng tiên phát ở phổi, nhiễm virus bội nhiễm, lao, một số bệnh từ hồi nhỏ (ho
gà, bạch hầu, sởi), mà hậu quả là giãn phế quản. Giãn phế quản có thể thứ
phát do tắc nghẽn phế quản (do u, dị vật, chít hẹp). Ngoài ra, bệnh giãn phế
quản có thể do nguyên nhân tiên phát hoặc không rõ nguyên nhân.
Khi chưa có kháng sinh GPQ là một bệnh thường gặp và có tỷ lệ tàn phế,
tử vong cao [68]. Ngày nay, tần xuất GPQ giảm xuống nhờ có kháng sinh
điều trị các bệnh nhiễm trùng hô hấp, đặc biệt là chương trình tiêm chủng và
sử dụng vacxin phòng cúm, phế cầu cùng với việc nâng cao sức khỏe, nâng
cao khả năng miễn dịch [58]. Tại Hoa Kỳ, số bệnh nhân GPQ điều trị tại bệnh
viện Massachusset đã giảm từ 45 ca/1000 dân năm 1974 xuống còn 9 ca/1000
dân năm 1984 [29]. Các nước kém phát triển trong đó có vùng Tây - Nam
Thái Bình Dương và Đông Nam Á, GPQ còn là nguyên nhân nhập viện, tàn
phế và tử vong không giảm, tỷ lệ mắc bệnh hàng năm còn cao [68]. Việt Nam
chưa có thống kê chính thức, tuy nhiên tần xuất GPQ nhập viện tại khoa Hô
hấp Bệnh viện Bạch Mai chiếm 6,0% các bệnh phổi, nam gặp nhiều hơn nữ
[22]. Tại viện Lao và Bệnh phổi Trung ương, tần xuất GPQ chiếm 13,6% số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2

bệnh nhân nhập viện điều trị nội khoa Hô hấp từ (1981 - 1987) [17] và tỷ lệ
GPQ điều trị bằng phẫu thuật trong thập kỷ 80 là 10,2% [7].
Trong nhiều thập kỉ trước đây chụp phế quản cản quang đóng vai trò
quyết định trong việc chẩn đoán xác định và phân loại mức độ giãn phế quản,

song ngày nay sự phát triển của công nghệ chụp cắt lớp vi tính, đặc biệt cắt
lớp vi tính có độ phân giải cao lớp mỏng 1mm tạo điều kiện cho việc chẩn
đoán giãn phế quản trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, kỹ thuật này quan sát được
hình ảnh đặc hiệu của GPQ. Đây cũng là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh
giãn phế quản.
Điểm đặc trưng của bệnh GPQ là vi khuẩn thường xuyên “cư trú” trong lòng
các PQ bị giãn và gây ra những đợt bùng phát, tái phát nhiều lần. Do vậy việc xác
định vi khuẩn học cho các bệnh nhân này là rất cần thiết, nhằm giúp cho thầy
thuốc lâm sàng lựa chọn và phối hợp kháng sinh có hiệu quả. Bệnh phẩm nuôi
cấy có thể phân lập từ đờm (thường bị lẫn nhiều tạp khuẩn trong miệng,
họng), đặc biệt là phân lập vi khuẩn từ dịch rửa PQ có giá trị cao. Soi phế
quản ống mền còn giúp các nhà lâm sàng quan sát được hình ảnh tổn thương
và hút dẫn lưu đờm, mủ trong lòng phế quản.
Để góp phần hiểu rõ đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương trên phim
chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao (HRCT), vi khuẩn học cũng như tìm hiểu
mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với hình ảnh GPQ trên phim chụp
HRCT chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh
chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao và vi khuẩn học qua dịch rửa phế quản
của bệnh nhân giãn phế quản tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên” với
2 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương trên phim cắt lớp vi tính độ
phân giải cao, vi khuẩn học qua nội soi phế quản của bệnh nhân giãn phế quản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3

2. Xác định mối liên quan giữa lâm sàng với hình ảnh chụp cắt lớp vi tính

độ phân giải cao của bệnh nhân giãn phế quản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu cây khí phế quản
Đường thở gồm khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phế nang. Từ khí
quản chia đôi thành 2 nhánh phế quản trái và phải, các nhánh PQ chia đôi
thuôn nhỏ dần. Trung bình có 16 thế hệ PQ, trước khi đến tiểu PQ tận hô hấp,
số thế hệ của PQ thay đổi từ 8 đến 23 tuỳ theo vùng phổi. Các PQ tận đi vào
các phế nang. Thành của khí quản và phế quản được nâng đỡ bởi vòng sụn
trước và 2 bên hình chữ C, và một giải cơ trơn xếp nằm ngang ở phía sau, bên
trong có một lớp niêm mạc với nhung mao.
Khí quản: dài từ 10- 12cm, rộng 18 - 20mm có khoản 20 vòng sụn. Mặt
sau của khí quản là tổ chức màng không có sụn, các cơ và sợi đàn hồi. Chỗ
phân chia ra 2 phế quản gốc, tương ứng với đốt sống ngực thứ tư, tạo lên một
gờ sắc cạnh gọi là carina và tạo thành với nhau 1 góc 700. PQ gốc phải ngắn
hơn, to hơn, chếch hơn so với trái, nên dị vật hay rơi vào phổi phải PQ gốc
nằm ngoài phổi, PQ thùy nằm trong phổi.
+ PQ gốc phải chia thành 3 PQ: thùy trên, thùy giữa, thùy dưới.
PQ thùy trên dài độ 1cm tách vuông góc với PQ gốc phải và chia thành 3
PQ phân thùy: PQ phân thùy đỉnh (1), PQ phân thùy sau (2), PQ phân thùy
trước (3).
PQ thùy giữa tách ra từ PQ gốc phải dưới chỗ tách của PQ thùy trên

khoảng 2cm và chia thành 2 PQ phân thùy: phân thùy sau ngoài (4) và PQ
phân thùy trước trong (5).
PQ thùy dưới phải bắt đầu ngay dưới chỗ tách PQ thùy giữa và tận hết
khi nó tách PQ phân thùy trên của thùy dưới, chia thành 5 PQ phân thùy: PQ
phân thùy trên (6), PQ phân thùy đáy giữa hay còn gọi đáy trong (7), PQ phân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5

thùy đáy trước (8), PQ phân thùy đáy bên hay đáy ngoài (9) và PQ phân thùy đáy
sau (10).
+ PQ gốc trái dài khoảng 5cm chia thành 2 PQ thùy trên và dưới.
PQ thùy trên trái dài khoảng 1,5 - 2cm chia thành 5 PQ phân thùy: PQ
phân thùy đỉnh (1), PQ phân thùy sau (2), PQ phân thùy trước (3), PQ phân
thùy lưỡi trên (4), PQ phân thùy lưỡi dưới (5).
PQ thùy dưới trái chia thành 5 PQ phân thùy và cũng mang tên như 5 PQ
phân thùy của PQ thùy dưới phải (phổi trái không có phân thùy 7 [11].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6

Hình 1.1. Giải phẫu phổi (pubmed.com)
1.2. Định nghĩa, phân loại GPQ

1.2.1. Định nghĩa
Bệnh GPQ được định nghĩa dựa trên hình thái học và bệnh lý học bao
hàm tình trạng giãn bất thường cố định, không hồi phục của đường thở. Có
nhiều định nghĩa khác nhau của tuỳ từng tác giả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7

Theo Cole PJ và Cs (1995) định nghĩa GPQ là hình ảnh giải phẫu của
bệnh PQ giãn bất thường, không hồi phục khẩu kính của PQ. Chẩn đoán cuối
cùng hoàn toàn dựa trên hình ảnh đại thể, do đó không thể áp dụng cho lâm
sàng và Xquang phổi chuẩn, vì chỉ có GPQ lớn mới có thể nhìn thấy trên
phim Xquang [36]. Theo Weinberger S.E (1998) cho rằng GPQ là giãn bất
thường và cố định của khẩu kính PQ, có thể khu trú hoặc lan toả. Mặc dù định
nghĩa này dựa trên thay đổi bệnh học của PQ, chẩn đoán thường được gợi ý
bởi hậu quả của nhiễm trùng mạn tính hay tái phát ở những PQ giãn và kết
hợp với tiết dịch vào trong lòng những PQ đó [78].
Theo Bùi Xuân Tám (1999): GPQ là giãn thường xuyên không hồi phục
từ một PQ trở lên của các PQ trung bình từ thế hệ cấp 3 đến thế hệ cấp 8 do
kết cấu cơ, sợi chun giãn và sụn của thành PQ bị tổn thương. Có thể giãn ở
PQ lớn trong khi PQ nhỏ vẫn bình thường hoặc giãn PQ nhỏ trong khi PQ lớn
bình thường [20]. Theo Nguyễn Văn Thành, Chu Văn Ý, Ngô Quý Châu
(2004) GPQ là giãn liên tục, vĩnh viễn không hồi phục của một hoặc nhiều PQ
có đường kính trên 2mm do sự phá huỷ tổ chức chống đỡ như: lớp cơ chun,
lớp sụn của thành PQ [22].
1.2.2. Phân loại GPQ
Do tính chất tổn thương trong bệnh GPQ như vậy nên có nhiều cách

phân loại khác nhau, tuỳ theo từng tác giả.
* Dựa vào lâm sàng và giải phẫu bệnh lý, Beers M.H (2006) [29] chia ra:
+ GPQ lan toả: GPQ nhiều thuỳ ở cả hai bên phổi. Bệnh xảy ra từ lúc trẻ,
thường do khuyết tật bẩm sinh hay mắc phải của cơ chế bảo vệ đường thở như
bệnh xơ hoá kén, bất động nhung mao, thiếu hụt globulin miễn dịch. Thể này
nặng, nhanh bị suy hô hấp và không phẫu thuật được.
+ GPQ cục bộ hay khu trú: Tổn thương chỉ ở 1-2 phân thuỳ ở một bên
phổi. Thể này có thể phẫu thuật được.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8

+ GPQ thể ướt: Ho khạc đờm nhầy mủ số lượng nhiều, thường gặp GPQ
thuỳ dưới.
+ GPQ thể khô: Bệnh nhân không khạc đờm mà chỉ ho ra máu đơn
thuần, nhiều lần và kéo dài. Thường gặp ở GPQ thuỳ trên.
+ GPQ giả: là GPQ có hồi phục sau thời gian 6 tháng.
* Dựa vào chụp PQ cản quang và mô bệnh học Charles K. III và Cs
(1996) [39] chia ra:
+ GPQ hình trụ, hình ống: Đường viền ngoài các PQ đều đặn và đường
kính của các PQ xa không tăng lên nhiều, lòng của chúng thường có xu hướng
kết thúc đột ngột và không nhỏ lại. Các PQ nhỏ hơn và tiểu PQ bị lấp đầy mủ
đặc. Số lần phân chia từ tế bào PQ gốc tới ngoại vi giảm đi một chút (còn 16
lần so với bình thường 17-20 lần).
+ GPQ hình búi, hình tràng hạt: Nhóm này số lần phân chia PQ giảm
nhiều hơn nhóm hình trụ, có những nơi co hẹp tại chỗ làm cho đường viền
ngoài PQ không đều giống như hình tràng hạt hay các tĩnh mạch bị giãn. Các

PQ ngoại vi cũng bị tắc nhiều hơn, số lần phân chia trung bình thấy được qua
chụp PQ là 4, đại thể là 5, 6 và vi thể là 8 lần so với bình thường 17- 20 lần.
+ GPQ hình túi, hình kén: Các PQ tăng dần đường kính về phần ngoại vi
giống hình quả bóng. Số lần phân chia PQ tối đa là 5. Ở một số trường hợp
hiếm, một GPQ hình túi tại chỗ có thể bị lấp đầy mủ đặc, dẫn đến hình thành
một nang nhầy. Tổn thương thường ở PQ thế hệ 4 hoặc xa hơn.
+ Có thể gặp GPQ phối hợp cả 2 hoặc 3 loại trên cùng tồn tại trên 1
bệnh nhân.
* Phân loại theo nguyên nhân [19], [22], [30].
+ GPQ do tắc PQ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9

- Tắc PQ do dị vật: khi dị vật vào PQ làm tắc PQ dẫn PQ dưới chỗ tắc
bị giãn do quá trình viêm nhiễm gây huy hoại thành PQ, thường xuyên xuất
hiện từ 6 - 8 tuần lễ sau khi có dị vật, có khi nhanh hơn.
- Tắc PQ trong lòng PQ: phần dưới chỗ tắc bị giãn do quá trình viêm
nhiễm gây hủy hoại thành PQ, tiến triển nhanh hay chậm tùy theo tiến triển
của khối u và mức độ bội nhiễm.
- Tắc PQ do sẹo cũ của chấn thương, viêm nhiễm.
+ GPQ do viêm, hoại tử thành PQ.
- GPQ do lao: xảy ra khi lao đang tiến triển hoặc do sẹo cũ của lao,
thường gặp trong lao xơ phổ, hay gặp GPQ ở sàn hang lao. Người ta cũng
thấy GPQ xảy ra rất sớm ở bệnh nhân lao sơ nhiễm tiến triển.
- GPQ sau viêm không đặc hiệu: như viêm phổi do vi khuẩn, virus, do
sặc dịch dạ dày, hoặc hít phải dịch máu xuống phổi.

+ GPQ và các bệnh phổi khác
- Áp xe phổi
- Kén hơi phổi bội nhiễm
- Nhiễm khuẩn phổi sau mổ
+ GPQ tiên phát [19].
- Hội chứng Kartagener (mô tả ở Đức năm 1933): Đảo ngược phủ tạng
(tim bên phải), viêm xoang và GPQ lan toả, do rối loạn vận động của lông
chuyển ở khí - PQ, bệnh có tính chất gia đình di truyền kiểu lặn trong nhiễm
sắc thể [56].
- Hội chứng Mounier- Kuhn: GPQ kết hợp với giãn khí quản và viêm
xoang sàng, xoang má, thường có viêm mũi mủ, polyp mũi. Bệnh do khuyết
tật cấu trúc tổ chức liên kết của thành PQ [80].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10

- Hội chứng Williams- Campbell là GPQ từ cấp 3 đến cấp 8, thường gặp
ở trẻ nhỏ do khuyết tật hoặc không có sụn PQ, gây GPQ. Soi PQ thấy PQ
phồng to lên ở thì hít vào và xẹp xuống ở thì thở ra [51].
1.3. Dịch tễ học giãn phế quản
Tần suất mắc bệnh và sự phân bố theo tuổi của GPQ cho đến nay vẫn
còn ít biết đến vì thường có sự nhầm lẫn giữa GPQ với viêm PQ mạn tính.
Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu và phát triển quốc gia về phúc lợi
và y tế Phần Lan thống kê theo bệnh nhân vào viện trong vòng 10 năm để
đánh giá tần suất mắc bệnh cho thấy trong nững năm 1983 - 1992 có 1928
bệnh nhân GPQ mới phát hiện và 5710 bệnh nhân nhập viện thì tại bệnh viện
là 4,9 BN/triệu người dân/năm ở độ tuổi từ 0 - 14, còn lại ở độ tuổi ≥ 65 là

103,8 BN trong tổng số dân cư là 38,9 BN. Như vậy, tần suất mắc bệnh GPQ
ở Phần Lan là rất thấp, nhất là trẻ em [69].
Cũng theo Trung tâm nghiên cứu quốc gia Phần Lan, tỉ lệ bệnh GPQ mới
mắc hàng năm ở các nước phát triển có xu hướng giảm, tổng số bệnh nhân
GPQ nhập viện trong 20 năm (từ 1972 - 1992) là 12,539 BN, riêng năm 1986
là 494 BN, năm 1987 là 518 BN, trung bình có 87 - 143 bệnh nhân GPQ/triệu
dân. Tỉ lệ nhập viện, độ lưu hành mới và số ngày nằm viện bình quân đều
giảm 1,3%, 4,2% và 5,7% tương ứng. Như vậy, số lưu hành mới chỉ là 50
bệnh nhân/1 triệu người vào năm 1992 và 27 bệnh nhân/1 triệu người vào
năm 1997. Nguyên nhân của tỉ lệ mắc bệnh giảm đi là do tăng hiệu quả của
điều trị nhiễm trùng đường hô hấp và giảm tỉ lệ mắc lao phổi [69].
Ở Việt Nam, chưa có thống kê chính thức trên toàn quốc về GPQ, nhưng
trong thập niên 1990 con số này có giảm đi do sử dụng kháng sinh mới, phổ
rộng và chương trình chống lao quốc gia, chương trình tiêm chủng mở rộng,
chống suy dinh dưỡng, chống nhiễm khuẩn hô hấp, vận động bỏ thuốc lá và
thuốc lào đã đạt được thành tích một cách đáng kể. Thống kê tại Viện Lao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11

Bệnh phổi Trung ương trong 6 năm (1988 - 1994) có 3.484 trường hợp cấp
cứu hô hấp, trong đó 81% do lao phổi, 8% do GPQ và chỉ có 3% do ung thư
PQ [15]. Vị trí tổn thương GPQ, các tác giả cho rằng: GPQ lan tỏa 2 phổi gặp
50% bệnh nhân, đại đa số phân thùy đáy của thùy dưới, chỉ có 10% ở thùy
giữa và phân thùy lưỡi. Tỷ lệ gặp GPQ ở bệnh nhân đảo ngược phủ tạng là
1,2 - 2,5% [15]. Ở Khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, trong 5 năm 1999 2003 có tổng số 264 bệnh nhân GPQ vào điều trị, số bệnh nhân vào viện điều
trị tăng dần theo từng năm: năm 1999 có 11 bệnh nhân, năm 2000: 17 bệnh
nhân, năm 2001: 46 bệnh nhân, năm 2002: 88 bệnh nhân và năm 2003: 103

bệnh nhân [4], thực trạng này được cho rằng, trong những năm gần đây, nhờ
sự quan tâm về bệnh GPQ và sự hỗ trợ của chụp HRCT nên số lượng bệnh
nhân GPQ được chẩn đoán ngày càng nhiều hơn.
1.4. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của GPQ
1.4.1. Các nguyên nhân của GPQ
Trong tổng quan nói về nguyên nhân của GPQ, Cole PJ (1995), Pasteur
(2000) đã nêu một số nguyên nhân hay gặp trên lâm sàng là [36], [64].
- Nhiễm khuẩn: GPQ sau sởi, ho gà, cúm, nhiễm khuẩn phổi PQ sau
viêm xoang ở trẻ em, nhiễm khuẩn phổi tái diễn ở người lớn. Các thể GPQ lan
toả thường là hậu quả của viêm phế quản - phổi cấp tính nặng lúc còn nhỏ,
nhất là do virút hợp bào hô hấp, virút hạch; vi khuẩn như tụ cầu vàng,
Klebsiella pneumonia; nấm Mycoplasma pneumonia; GPQ cũng gặp trong
bệnh do nấm Aspergillus PQ - phổi dị ứng (ABPA) [22], [36].
- Lao phổi: Weinberger SE (1998) nhấn mạnh GPQ sau lao hậu tiên phát
có thể do vi khuẩn lao gây tổn thương trực tiếp thành PQ hoặc gián tiếp do
hạch lao chèn ép làm tắc nghẽn, hoặc do tổn thương xơ co kéo [78].
- GPQ trong áp xe phổi mạn, viêm mủ màng phổi mạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12

- GPQ phát triển sau hít phải hơi độc đã được chứng minh như: amoniac
heroin; hơi độc làm tổn thương thành PQ và sau đó dễ nhiễm khuẩn.
- GPQ ở BN suy giảm miễn dịch bẩm sinh: giảm gamma - globulin máu,
giảm chọn lọc IgA, IgM, IgG [45]. GPQ ở BN suy giảm miễn dịch thứ phát: dùng
thuốc gây độc tế bào, nhiễm HIV/AIDS, bệnh ở tủy xương, bệnh bạch cầu mạn
tính [47], [57].

- Thiếu hụt Alpha1-antitrypsin (AAT): là một bệnh lý hiếm gặp, cơ chế
chưa rõ nhưng người ta đã chứng minh được các bất thường AAT làm cho người
bệnh dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và hậu quả là GPQ [63].
- Tắc nghẽn PQ cơ học: cũng là nguyên nhân hay gặp, bản thân tắc
nghẽn không gây GPQ nhưng do kéo theo nhiễm khuẩn, khí cạm dưới chỗ bít
tắc PQ; các nguyên nhân chính là dị vật, u trong lòng PQ, PQ bị chèn ép do
hạch ngoại vi, hạch lympho to do di căn ung thư hoặc do viêm nhiễm.
- GPQ bẩm sinh rất ít gặp, một số hội chứng hay được nêu trong y văn như:
+ Hội chứng Kartagener (mô tả ở Đức năm 1933): Đảo ngược phủ tạng
(tim bên phải), viêm xoang và GPQ lan toả, do rối loạn vận động của lông
chuyển ở khí - PQ, bệnh có tính chất gia đình di truyền kiểu lặn trong nhiễm
sắc thể [56].
+ Hội chứng Mounier- Kuhn: GPQ kết hợp với giãn khí quản và viêm
xoang sàng, xoang má, thường có viêm mũi mủ, polyp mũi. Bệnh do khuyết
tật cấu trúc tổ chức liên kết của thành PQ [80].
+ Hội chứng Williams- Campbell là GPQ thường gặp ở trẻ nhỏ do
khuyết tật hoặc không có sụn PQ, gây GPQ. Soi PQ thấy PQ phồng to lên ở
thì hít vào và xẹp xuống ở thì thở ra [51].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13

Người ta cho rằng GPQ bẩm sinh là do viêm nhiễm vách PQ từ khi còn
là bào thai do loạn sản bẩm sinh, gây tổn thương lan toả, thường kết hợp rối
loạn thông khí tắc nghẽn, dễ gây tử vong do nhiễm khuẩn phổi lan toả.
- Bệnh xơ hoá kén (Cystic fibrosis hay Mucoviscidosis): Đây là thể bệnh

có GPQ thường gặp nhất ở Châu Âu và Bắc Mỹ (chiếm 50% trường hợp
GPQ) nhưng hiếm gặp ở Việt Nam. Bệnh được đặc trưng bởi nhiễm khuẩn hô
hấp, tắc nghẽn đường thở mạn tính và có suy giảm chức năng ngoại tiết của
tuyến tụy, do đó gây giảm hấp thu, suy dinh dưỡng và làm chậm phát triển.
Bệnh gặp nhiều ở người da trắng do đột biến gen đơn mã hoá protein màng do
vậy gây bệnh xơ hoá kén [40], [46], [68].
- Không rõ nguyên nhân: khoảng 60% bệnh nhân GPQ không rõ nguyên
nhân, nhóm BN này hay có các bệnh hệ thống có thể dẫn đến sự hình thành
GPQ như: viêm khớp dạng thấp (biểu hiện lâm sàng GPQ 1- 3% và qua
HRCT có thể phát hiện đến 30% bệnh nhân GPQ [37], [58]), các tổn thương
viêm đường tiêu hoá (viêm loét đại tràng mạn tính), vô sinh, bệnh tổ chức kẽ
[32], [55].
1.4.2. Cơ chế bệnh sinh của GPQ
Ở người bình thường, chính hệ thống thanh lọc nhầy nhung mao lót bề
mặt khí phế quản có các chức năng loại bỏ các vi khuẩn xâm nhập, bảo vệ bộ
máy hô hấp khỏi bị nhiễm khuẩn. Khi hệ thống thanh lọc nhầy này bị tổn
thương, hoặc bị khuyết tật dẫn đến tình trạng dễ nhiễm khuẩn là yếu tố dẫn
đến GPQ.
Các nghiên cứu thực nghiệm GPQ cho thấy: tắc nghẽn và nhiễm trùng
sau chỗ tắc nghẽn là 2 yếu tố có trước cho sự hình thành GPQ. Thành PQ bị
tổn thương do ảnh hưởng trực tiếp của vi khuẩn và do viêm mãn tính, 2 quá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×