Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Phương hướng hoàn thiện pháp luật kinh tế trong điều kiện có bộ luật dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.14 MB, 212 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN VIẾT TÝ

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT
KINH TẾ


TRONG ĐIÊU KIỆN
c ố BỘ■ LUẬT
DÂN s ự■



Chuyên ngành : Luật kinh tê
M ã số

: 5.05.15Z77~
ĨT R Ư Ơ N O

OH LUẬT HA..NỌI

ỊTHiíViỆH 6ỈẤỔ VIEN

Liiíi 4ỂS


LUẬN
• ÁN TIẾN Sĩ LUẬT HỌC




Ngưòỉ hướng dẫn khoa học: TS Hoàng Thê Lién
TS Đinh Trung Tụng

HÀ NỘI - 2002


LỜ I CAM ĐOAN

T ô i xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. C ác s ố liệu nêu
trong luận án ìà trung thực. N hữ ng kết luận
khoa học của luận án chưa từng được ai
công b ố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Viết Tý


M ỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

Chương 1:


1
MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT DÂN s ự VÀ LUẬT KINH TÊ

8

1.1.

Khái quát về luật kinh tế và luật dân sự Việt Nam

8

1.2.

Mối quan hệ giữa luật dân sự và luật kinh tế trong nền kinh tế

33

kế hoạch hóa tập trung
1.3.

Mối quan hệ giữa luật dân sự và luật kinh tế trong nền kinh tế

37

thị trường
1.4.

Khái quát về mối quan hệ giữa luật dân sự và luật thương mại


59

dưới chế độ cũ và ở một số nước trên thế giói
Chương 2: VAI TRÒ NỂN TẢNG CỦA BỘ LUẬT DÂN s ụ TRONG

72

VIỆC ĐIỂU CHỈNH CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

2.1.

Kinh doanh và vai trò của hoạt động kinh doanh

72

2.2.

Bô luật Dân sự - nền tảng pháp lý cho hoạt động kinh doanh ở

88

nước ta
Chương 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP c ơ BẢN TRONG

133

VIỆC XÂY DỤNG PHÁP LUẬT KINH TẾ HIỆN NAY Ở
NƯỚC TA

3.1.


Những bất cập của pháp luật kinh tế và pháp luật dân sự trong

133

việc điều chỉnh các quan hệ kinh doanh
3.2.

Những định hướng cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật kinh tế

i 46

3.3.

Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật kinh tế

162

trong điều kiện có Bộ luật Dân sự
KẾT LUẬN

196

NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN c ứ u LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

200

ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


201


N H Ữ N G T Ừ V I Ế T T Ắ T T R O N G L U Ậ N ÁN

1. AFTA

: ASEAN Free Trade Area
(Khu vực mậu dịch tự do ASEAN)

2. APEC

: Asia Paciíic Economic Cooperation
(Diễn đàn họp tác châu Á - Thái Bình Dương)

3. ASEAN

: Association of South East Asia Nations
(Hiệp hội các nước Đông Nam Á)

4. CHXHCN

: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

5. CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

6. CNTB


: Chủ nghĩa tư bản

7. GS.VS

: Giáo sư viện sĩ

8. Nxb

: Nhà xuất bản

9. PGS.TS

: Phó giáo sư, tiến sĩ

10.PGS.TSKH

: Phó giáo sư, tiến sĩ khoa học

11.XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

12.TBCN

: Tư bản chủ nghĩa

13.TS

: Tiến sĩ


14.WTO

: World Trade organization
(Tổ chức Thương mại thế giới)


I

M Ở ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Quan hệ giữa luật kinh tế và luật dân sự đã có lịch sử phát triển lâu
dài. ở mỗi thời kỳ, mối quan hệ này được thể hiện khác nhau. Trong nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung, giữa luật kinh tế và luật dân sự có sự phân
biệt rõ ràng. Luật kinh tế là ngành luật độc lập, là sản phẩm tất yếu của nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Trong nền kinh tế thị trường, việc phân biệt
luật kinh tế với luật dân sự gặp nhiều khó khăn. Bởi vì, đối tượng điều chính
của hai ngành luật này có những điểm cơ bản thống nhất với nhau (cả hai
đều điều chỉnh các quan hệ tài sản trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, cùng có
lợi). Trong hoàn cảnh đó, xuất hiện vấn đề tranh luận về sự tồn tại của luật
kinh tế. Ở một số hội thảo khoa học, vấn đề này đã được đưa ra tranh luận
và kết quả là tiếp tục công nhận sự tồn tại của luật kinh tế với tư cách là
ngành luật trong hệ thống pháp luật nước ta. Tuy nhiên, nội dung của luật
kinh tế không thể như trước đây mà phải được đổi mới cho phù hợp với sự
thay đổi của các quan hộ kinh tế, phải phản ánh được đời sống kinh tế - xã
hội của đất nước.
Ở nước ta, trong một thời gian dài (suốt thời kỳ bao cấp), luật kinh
tế phát triển và hoàn íhiện hơn luật dân sự. Trong giai đoạn hiện nay, đang
tồn tại đồng thời luật dân sự và luật kinh tế. Vấn đề đặt ra là phải làm rõ
quan hệ và tác động qua lại giữa các ngành luật đó để góp phần nâng cao

hiệu quả điều chỉnh của pháp luật.
Thực tiễn xây dựng pháp luật ở nước ta trong thời gian qua đã đạt
được nhũng thành công lớn, trong đó phải kể đến việc ban hành Bộ luật Dân
sự và một loạt các văn bản luật khác về kinh tế. Bộ luật Dân sự năm 1995 là
Bộ luật Dân sự đầu tiên của Nhà nước ta. Sau Hiến pháp, Bộ luật Dân sự là


2

đạo luật có vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật, liên quan mật thiết đến
mọi mặt đời sống thường ngày của người dân, trong đó có lĩnh vực kinh doanh.
Đối với hoạt động kinh doanh, Bộ luật Dân sự có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng. Thông qua việc quy định những tiền đề chủ yếu của kinh doanh
như vấn đề tài sản và sở hữu, bảo vệ quyền sở hữu, hợp đồng, sở hữu trí tuệ,
chuyển quyền sử dụng đất

V .V .,

Bộ luật Dân sự quy định các chuẩn mực

pháp lý cho các quan hệ kinh doanh phát triển trong môi trường thuận lợi,
đưa lại cho mỗi giao dịch độ tin cậy pháp lý cao. Cùng với các văn bản
pháp luật khác trong hệ thống pháp luật kinh tế, Bộ luật Dân sự góp phần
xây dụng nên khung pháp lý cần thiết cho sự vận hành của nền kinh tế thị
trường, tạo nên môi trường pháp lý thuận lợi và thống nhất cho các doanh
nghiệp hoạt động và phát triển.
Tuy nhiên, có vấn đề lớn đặt ra là luật dân sự nói chung và Bộ luật
Dân sự nói riêng có quan hệ như thế nào đối với sự phát triển của luật kinh
tế. Do vấn đề này chưa được nghiên cứu, lý giải một cách thấu đáo và có hệ
thống nôn trong việc xây dựng cũng như áp dụng các quy định của luật kinh

tế gặp nhiều khó khăn. Trên thực tế, do đối tượng điều chỉnh của luật kinh
tế và luật dân sự có nhũng nét tương đồng nên một số chế định của của Bộ
luật Dân sự có thể được áp dụng đối với các quan hệ kinh tế nhưng vấn đề
không đơn giản như vậy khi luật kinh tế cũng có nhũng quy định riêng đối
với các quan hệ đó. Thực tiễn áp dụng pháp luật còn phức tạp hơn nhiều,
bởi vì khi giải quyết quan hệ cụ thể nào đó, có vấn đề cứ lặp đi lặp lại là
quan hệ này thuộc phạm vi điều chỉnh của luật kinh tế hay luật dân sự, do
đó gây nên tình trạng đùn đẩy, dây dưa, kéo dài, rất phiền hà. Nghiêm trọng
hơn, cùng một vụ việc nhưng nếu áp dụng luật dân sự để giải quyết thì sẽ
khác hoàn toàn, thậm chí trái với việc áp dụng luật kinh tế để giải quyết.
Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự chưa điều chỉnh hết các quan hệ phát
sinh trong hoạt động kinh doanh hay nói cách khác chưa đầy đủ để điều


3

chỉnh các các quan hệ trong hoạt động kinh doanh. Để điều chỉnh có hiệu
quả các hoạt động sản xuất kinh doanh cần có hệ thống pháp luật đồng bộ
và hoàn thiện. Trong thực tiễn pháp luật kinh tế nước ta, bên cạnh những cái
đã đạt được, vẫn còn những khiếm khuyết nhất định.
Chính vì vậy, nghiên cứu vấn đề: "Phương hướng hoàn thiện pháp
luật kinh tế trong điều kiện có Bộ luật Dân sự" có ý nghĩa cấp thiết không
chỉ ở phương diện lý luận cơ bản về luật kinh tế mà còn đa dạng về phương
diện thực tiễn. Ý nghĩa của đề tài này bao hàm việc định hướng hoạt động
thực tiễn trên các lĩnh vực xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật và áp
dụng pháp luật.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề lý luận về luật kinh tế và mối quan hệ của nó
với luật dân sự, cũng như vấn đề hoàn thiện pháp luật kinh tế được giới
khoa học pháp lý ở nước ta và ở nhiều nước trên thế giới quan tâm.

Nghiên cứu các vấn đề ]ý luận của luật kinh tế với tư cách là ngành
luật độc lập trong hệ thống pháp luật XHCN được đặc biệt quan tâm ở các nước
có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây. Nhũng tác phẩm nổi tiếng
nghiên cứu về vấn đề này có thể kể đến như "Những vấn đề lý luận về luật
kinh tê", "Đối tượng điều chỉnh và hệ thống luật kinh tể' của giáo sư, viện sĩ
Laptev; "Những vấn đề lý luận chung về luật kinh tế Xô viết" của I. E. Kraxko;
"Luật kinh tể ' của Uwe - Jens Heuer và một số bài tạp chí của các nhà
nghiên cứu luật kinh tế tiền bối ở Việt Nam như Tạ Hữu Khuê, Nguyễn
Ngọc Minh, Nguyễn Niên...
Ớ các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, những vấn đề lý luận
về hoàn thiện pháp luật kinh tế cũng được nhiều luật gia quan tâm giải quyết,
chẳng hạn như: Friedrich Kuebler, Jurgen Simon trong cuốn "Mấy vấn đề pháp
luật kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức" (Nxb Pháp lý, Hà nội 1992); "Các


4

vấn để điều chỉnh trong luật kinh tế' của Juergen Simon (Nxb Luechterhand
1986); "Luật kinh tế công" của Reiner Schmidt (Nxb WISU 1985)...
Trong những năm gần đây, ở nước ta, việc nghiên cứu pháp luật kinh
tế cũng như các vấn đề về hoàn thiện pháp luật kinh tế được nhiều nhà khoa
học pháp lý quan tâm, đặc biệt từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI.
Hiện có khá nhiều công trình, bài viết về vấn đề này như: "Thực trạng pháp
luật kinh tế ở nước ta và quan điểm đổi mới đưa pháp luật kinh tế vào cuộc
sống" của PGS.TS Nguyễn Niên; "Pháp luật kinh tế nước ta trong bước
chuyển sang kinh tế thị trường" của TS Nguyễn Như Phát; "Môi trường pháp
luật kinh tế đầy đủ phù hợp với cơ chế thị trường" của TS Hoàng Thế Liên;
"Kinh tế thị trường và sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật kinh tể' của
PGS.TS Lê Hồng Hạnh; "Hoàn thiện luật kinh tế ở Việt Nam trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", luận án phó tiến sĩ của Nguyễn

Am Hiểu; "Đổi mới và hoàn thiện khung pháp luật kinh tế trong điều kiện nền
kinh tế thi trường Việt Nam", luận án phó tiến sĩ của Nguyễn Minh Mẫn...
Ngoài ra, nghiên cứu pháp luật kinh tế và hoàn thiện pháp luật kinh
tế còn là đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước như đề tài KHXH 02-07
"Những luận cứ khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về
kinh tế nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa" do TS Trần
Du Lịch làm chủ nhiệm hoặc các dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ như
dự án của UNDP (VIE 94/ 003, VIE 98/ 001)...
Nhìn chung, các bài viết, các công trình nghiên cún của các nhà
nghiên cứu kể trên đã đề cập nhiều khía cạnh và ở mức độ khái quát khác
nhau. Tính hệ thống và mức độ cụ thể của từng công trình ở các mức độ
nhất định. Một số công trình, khi nghiên cứu pháp luật kinh tế có đặt trong
mối quan hệ với luật dân sự nhưng chưa đi sâu.
Do mới ra đời nên việc nghiên cứu về Bộ luật Dân sự còn có mặt
chưa sâu và thiếu tính toàn diện. Đặc biệt, việc nghiên cứu Bộ luật Dân sự


5

trong mối quan hệ với pháp luật kinh tế nhằm tìm ra nhũng cơ sở lý luận và
thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật kinh tế, hầu như chưa được thực hiện
một cách thỏa đáng.
Trong tình hình đó, việc khái quát hóa luật kinh tế và luật dân sự,
xác định mối quan hệ giữa luật kinh tế và luật dân sự cũng như nghiên cứu
nội dung của Bộ luật Dân sự nhằm đưa ra những giải pháp góp phần hoàn
thiện pháp luật kinh tế trong điều kiện có Bộ luật Dân sự là rất cần thiết.
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi nhằm vào ba mục đích chính sau:
Thứ nhất, xác định rõ mối quan hệ giữa luật kinh tế và luật dân sự;
Thứ hai, làm rõ vai trò nền tảng của Bộ luật Dân sự trong việc điều

chỉnh các hoạt động kinh doanh. Từ đó phân tích một số chế định cơ bản của
Bộ luật Dân sự có liên quan mật thiết và trực tiếp đến hoạt động kinh doanh;
Thứ ba, xác định rõ phương hướng hoàn thiện pháp luật kinh tế
trong điều kiện có Bộ iuật Dân sự.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Khái niệm "Pháp luật kinh tể' có thể hiểu theo nghĩa rộng, hẹp khác
nhau. Theo nghĩa rộng có thể khẳng định rằng, pháp luật kinh tế không phải là
ngành luật theo tiêu chuẩn phân loại của lý luận pháp luật hiện hành mà là
khái niệm tổng hợp, bao gồm toàn bộ các văn bản pháp luật thuộc nhiều ngành
luật khác nhau có liên quan đến sự vận hành và quản lý nền kinh tế. Trong cơ
cấu của mình, pháp luật kinh tế bao gồm các ngành luật khác nhau: Luật kinh
tế, luật tài chính, luật ngân hàng, luật lao động, luật đất đai [60, tr. 13-14].
Như vậy, luật kinh tế là một bộ phận của pháp luật kinh tế và có thể
nói đây là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất của hệ thống pháp luật
kinh tế.


6

Mặt khác, xuất phát từ vị trí vai trò của luật kinh tế trong hệ thống
pháp luật kinh tế, nếu hiểu chữ "pháp luật" tương tự như chữ "npai30" trong
tiếng Nga hoặc chữ "law" trong tiếng Anh thì khái niệm "pháp luật kinh tế"
có thể hiểu ở nghĩa hẹp hơn, pháp luật kinh tế chính là luật kinh tế.
Trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi quan niệm pháp luật kinh tế
theo nghĩa hẹp. Chính vì vậy, để thực hiện đề tài, chúng tôi chỉ đề cập các vấn
đề lý luận của luật kinh tế cũng như vấn đề hoàn thiện nội dung của luật kinh
tế với tư cách là một ngành luật. Cũng cần nhấn mạnh rằng nguồn của luật
kinh tế có nhiều văn bản có chữ đầu là "Luật", cho nên chúng tôi lấy tên đề tài
là: "... hoàn thiện pháp luật kinh tế..." để tránh sự nhầm lẫn không cần thiết.
Luận án đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận về luật kinh tế và

luật dân sự, xác định rõ mối quan hệ giữa luật kinh tế và luật dân sự đồns
thời xây dựng một số khái niệm cơ bản về kinh doanh và chủ thể kinh doanh.
Luận án tập trung nghiên cứu các quy định của Bộ luật Dân sự của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1995 và tham khảo một số
Bộ luậl Dân sự của một số nước có nền kinh tế thị trường.
Ngoài ra, để làm sáng tỏ nội dung của đề tài, chúng tôi còn nghiên
cứu các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh, ví dụ
như: Các luật về các loại hình doanh nghiệp, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế,
Luật Phá sản doanh nghiệp

V .V ..

5. Đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, luận án chứng minh được sự tồn tại độc lập tương đối của
luật kinh tế trong mối quan hệ với luật dân sự, xác định cụ thể hơn các tiêu
chí để phân biệt luật kinh tế với luật dân sự;
Thứ hai, luận án xác định được một số khái niệm cơ bản vể kinh
doanh và chủ thể kinh doanh, giải quyết được mối quan hệ giữa luật kinh tế
và luật dân sự;


7

Thứ ba, luận án nêu lên được những bất cập của pháp luật kinh tế và
pháp luật dân sự trong việc điều chỉnh các quan hệ kinh doanh;
Cuối cùng, luận án đưa ra một số định hướng và giải pháp trong việc
xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế sau khi có Bộ luật Dân sự.
6. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu khoa học khác nhau:

- Phương pháp phân tích, tổng họp được sử dụng để khái quát hóa,
đánh giá và nhận định các hiện tượng trong thực tiễn.
- Phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử được sử dụng nhằm mô
tả các tiến trình phát triển của vấn đề dựa trên nhũng điều kiện kinh tế,
chính trị và lịch sử của xã hội. Hơn nữa, phương pháp này được tác giả sử
dụng để đánh giá và giải quyết vấn đề trên cơ sở những điều kiện lịch sử và
cụ thể của Việt Nam nhằm loại trừ sự võ đoán hay sao chép máy móc.
- Phương pháp so sánh pháp luật cũng thướng được tác giả sử dụng,
bởi lẽ pháp luật của kinh tế thị trường là hiện tượng mà ở Việt Nam mới
được biết đến, hoàn thiện pháp luật phải được đặt trong bối cảnh quốc tế và
hội nhập khu vực về pháp luật.
Cuối cùng, mặc dù đề tài không theo hướng mô tả thực tiễn song
trong trường hợp có thể chúng tôi có sử dụng thông tin và kiến thức từ thực
tiễn để minh họa cho những kết luận và những kiến giải khoa học của mình.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
án gồm có ba chương, 9 tiết.


8

Chương 1
MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT DÂN s ụ VÀ LUẬT KINH TÊ

1.1. KHÁI QUÁT VỂ LUẬT KINH TẾ VÀ LUẬT DÂN s ự VIỆT NAM

1.1.1. Khái quát vê luật kinh tê
Quan niệm vê luật kinh tê
Quan niệm về luật kinh tế được biết đến ở các nước tư bản từ những
năm đầu của thế kỷ XX, khi trong nền kinh tế xuất hiện những nhân tố mới

như: sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế, sự phát triển của kinh tế
nhà nước, sự xuất hiện độc quyền

V .V ..

Những người theo trường phái luật

kinh tế cho rằng, sự phân chia truyền thống pháp luật tư sản ra luật công
và luật tư, trong hoàn cảnh đó không còn có ý nghĩa mà cần có một ngành
luật mới đó là luật kinh tế (xcKỉUMCTBeHHoe

npaBO,

economic law) - ngành

luật nằm ở chỗ giáp ranh giữa luật công và luật tư. v ề vấn đề này, theo
GS.TS Mazolin thì sự xuất hiện trường phái này (trường phái luật kinh tế)
liên quan đến thời kỳ chuẩn bị chiến tranh thế giới thứ nhất, khi ở nước
Đức, vấn đề tăng cường sự can thiệp của Nhà nước vào lĩnh vực các quan hệ
kinh tế được đặt ra trước mắt để động viên các nguồn nhân lực, vật lực. Sau
chiến tranh thế giới thứ nhất, cơ sở lý luận của luật kinh tế được các luật sư
Đức (Keyman, Gedeman, Kleyzing), Ý (Mocca) và Tầy Ban Nha (Polo)
nghiên cứu rất đầy đủ và chi tiết, v ề sau, trường phái này được thể hiện trong
một số tác phẩm của các tác giả người Pháp (Amel, Lagard) [74, tr. 9].
Theo quan điểm của những người theo trường phái này, luật kinh tế
điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát triển dưới sự tác động và do sự can
thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế. Nội dung của luật kinh tế gồm có: Luật
thương mại, luật lao động, luật điều chỉnh sở hữu công nghiệp và một số
chế định, quy phạm của luật dân sự có có áp dụng pháp luật công (quan hệ



9

dân sự do các chế định, quy phạm này điều chính có sự can thiệp của Nhà
nước). Trong nội dung của luật kinh tế theo quan niệm này thì luật thương
mại có vị trí quan trọng nhất.
Cho đến nay, vấn đề này vẫn được GS.TS Friedrich Kubler khẳng
định lại khi trả lời câu hỏi về sự độc lập của ngành luật kinh tế tại Hội thảo
về pháp luật kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức tháng 12/1990 tại Hà Nội.
Theo ông, luật kinh tế không thuần túy thuộc công pháp hoặc tư pháp mà
nó trùm lên cả công pháp và tư pháp, có vấn đề thuộc công pháp và có vấn
đề thuộc tư pháp [36, tr. 223].
Sau Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, cùng với việc thiết lập chính
quyền chuyên chính vô sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã
thiết lập chế độ sở hữu hoàn toàn mới - chế độ sở hữu XHCN về tư liệu sản
xuất. Sở hữu XHCN về tư liệu sản xuất là cơ sở của nền kinh tế quốc dân
XHCN. Hầu hết mọi chủ trương chính sách của các đảng cộng sản và các
nhà nước XHCN đều nhằm phát triển tối đa hình thức sở hữu này. Các hình
thức sở hữu khác (sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất) hầu như không được
quan tâm đến.
Mặt khác, như GS, v s Laptev khẳng định: "Nhà nước xã hội chủ
nghĩa không chỉ thực hiện quyền lực chính trị, mà chính nó còn kinh
doanh" [72, tr. 7]. Như vậy, Nhà nước XHCN không chỉ là trung tâm quyền
lực chính trị mà còn là trung tâm kinh tế. Với tư cách là người chủ sở hữu tư
liệu sản xuất chủ yếu và là người nắm quyền lực chính trị, Nhà nước XHCN
trực tiếp tiến hành hoạt động kinh tế và lãnh đạo hoạt động đó. Tất cả các
tinh tiết đó có ý nghĩa quan trọng để nhận thức bản chất của luật kinh tế
trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở các nước XHCN nói chung và ở
nước ta nói riêng.
Mặc dù, ở các nước XHCN trước đây có các điều kiện kinh tế, chính

trị - xã hội tương đối giống nhau nhưng quan niệm về luật kinh tế cũng


10

không hoàn toàn thống nhất với nhau. TS Nguyễn Như Phát đã nhận xét:
"Ngay trong phạm vi các nước XHCN trước đây, ở Liên Xô luật kinh tế
chưa được chính thức công nhận, ở Cộng hòa dân chủ Đức nó được coi là
một ngành luật độc lập và Tiệp Khắc là quốc gia xã hội chủ nghĩa duy nhất
có trong hệ thống luật của mình một Bộ luật Kinh tế" [51, tr. 31].
Thậm chí, ngay ở trong một nước như Liên Xô (cũ), trong mỗi thời
kỳ lịch sử, cũng có nhiều quan niệm khác nhau về luật kinh tế.
- Theo Tônxtôi và Alekxaev (người theo trường phái luật kinh tế là
ngành luật tổng hợp), luật kinh tế được chia ra luật dân sự kinh tế và luật
hành chính kinh tế, luật kinh tế được nghiên cứu như là một "cấu trúc thứ
sinh" trong hệ thống pháp luật Xô viết [75, tr. 31-50].
- Có trường phái khác lại cho rằng luật kinh tế điều chỉnh các quan
hệ kinh tế trong lĩnh vực kinh tế nhà nước. Các quan hệ được coi là đối
tượng điều chỉnh của luật kinh tế là những quan hệ sản xuất do Nhà nước tổ
chức dưới hình thức hàng hóa - tiền tệ, giữa các tổ chức nhà nước và các bộ
phận cấu thành của chúng [70, tr. 25]. Trường phái kinh tế này có thể tạm
gọi là "trường phái hàng hóa", bởi vì nó chỉ bao hàm những quan hệ kinh tế
dưới hình thức hàng hóa - tiền tệ.
- Theo Kraxavchikov, luật kinh tế là tổng thể văn bản pháp quy chứa
đựng các quy phạm của nhiều ngành luật khác nhau có liên quan mật thiết
với nhau [71, tr. 25].
- Theo GS.VS Laptev - người đứng đầu trường phái luật kinh tế
trong những năm 60, 70 thế kỷ trước:
Là một ngành luật, luật kinh tế là tổng hợp các quy phạm
pháp luật quy định trật tự quản lý và thực hiện các hoạt động kinh

tế và điều chỉnh các quan hệ kinh tế giữa các tổ chức kinh tế
XHCN cũng như các đơn vị cấu thành bên trong của nó với việc
vận dụng nhiều phương pháp điều chỉnh khác nhau [72, tr. 17].


Iỉ

Như vậy, những người theo trường phái luật kinh tế của GS.VS Laptev
cho rằng luật kinh tế là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Xô viết,
điều chỉnh các quan hệ giữa các tổ chức kinh tế XHCN và các bộ phận cấu
thành của chúng trong lãnh đạo và thực hiện các hoạt động kinh tế. Những
quan hệ này được gọi là các quan hệ kính tế và phát sinh trong quá trình tái
sản xuất XHCN. Tất nhiên, đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế không
phải là tất cả các quan hệ phát sinh trong quá trình tái sản xuất XHCN mà
chỉ một phần các quan hệ đó - các quan hệ kinh tế, với đặc trưng quan trọng
nhất của chúng là trong các quan hệ đó bao giờ cũng kết hợp hài hòa yếu tố
tài sản và yếu tố tổ chức - kế hoạch. Ngoài ra, những người theo trường phái
này còn khẳng định rằng, luật kinh tế không chỉ có đối tượng điều chỉnh
riêng mà còn có phương pháp điều chỉnh và các nguyên tắc riêng.
Ở Việt Nam, vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX, nhân dân ta
phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, đó là giải phóng miền Nam thống
nhất đất nước và xây dựng CNXH ở miền Bắc. Trong quá trình xây dựng
CNXH ở miền Bắc chúng ta có những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cơ
bản tương tự như Liên Xô và các nước Đông Âu, do đó chúng ta đã áp dụng
cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung như các nước đó. Đó là lý do
cơ bản để lý giải cho sự tác động của khoa học pháp lý của Liên Xô và các
nước Đông Âu đối với khoa học pháp lý nước ta. Có thể nói, trong thời kỳ
này, Việt Nam đã tiếp thu hoàn toàn các quan điểm lý luận về luật kinh tế
là ngành luật độc lập của GS.VS Laptev mà không có sự tranh luận gay gắt
nào xảy ra. Lí giải cho thực tế này, TS Nguyễn Như Phát cho rằng, có hai lý

do cơ bản:
Thứ nhất, khi lý luận về luật kinh tế được truyền bá vào
khoa học pháp lý Việt Nam thì nói chung toàn bộ hệ thống khoa
học pháp lý Việt Nam còn non trẻ. Vì vậy, lý luận luật kinh tế
không vấp phải sự phản kháng của những lực lượng khoa học


12

hùng mạnh. Thứ hai, vào những năm 70 các nhà khoa học tiền bối
như Tạ Như Khuê, Vũ Đình Hòe, Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn
Niên, Trần Trọng Hựu... truyền bá hệ thống lý luận luật kinh tế vào
Việt Nam thì lúc đó luật kinh tế ở Liên Xô và các nước Đông Âu
đang thắng thế và đã trở thành một ngành luật độc lập [50, tr. 15].
Hơn nữa, nếu ở các nước Liên Xô và Đông Âu, sự ra đời của luật
kinh tế vấp phải sự kháng cự quyết liệt của giới lý luận luật dân sự và luật
hành chính thì ở Việt Nam cả luật dân sự lẫn luật hành chính tại thời điểm
lý luận về luật kinh tế được du nhập vào Việt Nam còn chưa phát triển. Do
đó, lý luận về luật kinh tế đã phát triển một cách khá thuận chiều.
Chính vì vậy, quan niệm về luật kinh tế trong giới lý luận cũng như
các nhà thực tiễn ở nước ta lúc bấy giờ không có gì khác so với quan niệm
của GS.VS Laptev như đã trình bày ở trên.
Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã làm thay đổi cơ bản tính chất của
các quan hệ trong kinh doanh. Những quan hệ trong kinh doanh (trước đây
thuộc đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế) có nhũng tính chất cơ bản
giống nhũng quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh. Trong hoàn cảnh đó,
vào những năm 90 của thế kỷ XX, ở một số hội thảo khoa học đã xuất hiện
việc tranh luận về sự tồn tại của luật kinh tế. Kết quả của việc tranh luận đó
là tiếp tục công nhận sự tồn tại của luật kinh tế với tư cách là một ngành
luật trong hệ thống pháp luật nước ta. Tuy nhiên, nội dung của luật kinh tế

phải được đổi mới cho phù hợp với sự thay đổi của các quan hệ kinh tế, phải
phản ánh được đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.
Hiện nay ở nước ta, luật kinh tế vẫn được quan niệm là: "Tổng thể
các quy phạm pháp luật..., điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong
quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động của sản xuất kinh doanh giữa các
doanh nghiệp với nhau và với cơ quan quản lý nhà nước" [60, tr. 23].


13

Như vậy, có thể nói, luật kinh tế là ngành luật điều chỉnh hai nhóm
quan hệ xã hội chủ yếu, đó là những quan hệ phát sinh trong quá trình thực
hiện hoạt động kinh doanh và những quan hệ trong quá trình quản lý nhà
nước đối với hoạt động kinh doanh đó. Tương úng với các quan hệ đó, nội
dung của luật kinh tế bao gồm hai bộ phận quy phạm pháp luật chính: thứ
nhất, những quy định về việc thực hiện hoạt động kinh doanh; thứ hai,
những quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh. Tùy
thuộc vào bản chất của nền kinh tế trong từng giai đoạn lịch sử mà Nhà
nước chú trọng ưu tiên phát triển các quy định về thực hiện hoạt động kinh
doanh hoặc các quy định về quản lí nhà nước đối với hoạt động kinh doanh.
Để làm sáng tỏ hơn quan niệm về luật kinh tế, cần thiết phải xem
xét hai khái niệm cùng loại với khái niệm luật kinh tế, đó là luật thương mại
và luật kinh doanh.
Quan niệm về luật thưong mại
Trong đời sống kinh tế xã hội cũng như trong khoa học pháp lý ở
các nước theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, luật thương mại đã tồn
tại như một ngành luật quan trọng, cùng với luật dân sự điều chỉnh các quan
hệ tài sản mang tính chất hàng hóa - tiền tệ.
Luật thương mại ra đời do yêu cầu mới của đời sống kinh tế xã hội
lúc bấy giờ và do các quy định của luật dân sự không thể đáp ứng được đối

với những quan hệ mới phát sinh trong lĩnh vực lưu thông thương mại. Như
TS Nguyễn Quang Quýnh nhận xét: "Lúc đầu người ta chỉ biết có dân luật.
Tới thời kỳ thương mại phát triển, người ta nhận thấy có nhu cầu đặc biệt,
cần có các quy tắc riêng mới thỏa mãn được. Thí dụ, nhu cầu nhanh chóng,
mau lẹ về thủ tục, nhu cầu tín dụng" [53, tr. 56].
Lúc khởi thủy, luật thương mại là ngành luật tư điển hình, là luật của
các thương gia, điều chỉnh các quan hệ mua bán trên thị trường [32, tr. 42].


14

Như vậy, lúc bấy giờ luật thương mại chỉ điều chỉnh các hành vi mua bán
hàng hóa nhằm mục đích kiếm lời. Nhung về sau, cái gọi là "hành vi thương
mại" không còn bị bó hẹp là hành vi mua bán mà được mở rộng ra, bao
gồm tất cả các hành vi: đầu tư, sản xuất, trao đổi hàng hóa, cung ứng dịch
vụ... nhằm mục đích sinh lợi. Do đó, phạm vi điều chỉnh của luật thương
mại ngày càng được mở rộng và nội dung của nó ngày càng phong phú hơn.
Nội dung của luật thương mại các nước này được thể hiện tập trung nhất
trong các Bộ luật Thương mại, đề cập những vấn đề cơ bản như: địa vị pháp
lý và hoạt động của các thương nhân, các giao dịch thương mại và đại diện
thương mại, các chứng khoán, thương mại hàng hải, mất khả năng thanh
toán và phá sản. Ngoài ra, trong Bộ luật Thương mại của một nước còn chứa
đựng những quy định về giải quyết tranh chấp trong thương mại.
Hiện nay, ở Việt Nam, cùng với việc ban hành Luật Thương mại
năm 1997, trên thực tế đã xuất hiện khái niệm "luật thương mại". Song, do
khái niệm thương mại được hệ thống pháp luật nước ta tiếp cận ở nghĩa hẹp,
tức chỉ )à một khâu của hoạt động kinh doanh, cho nên luật thương mại
không được coi là một ngành luật mà chỉ được coi như một bộ phận của luật
kinh tế.
Quan niệm về luật kinh doanh

Vào cuối thế kỷ XX, trong một số tài liệu nghiên cứu và giảng dạy
pháp lý ở một số nước trên thế giới xuất hiện khái niệm luật kinh doanh. Theo
các tài liệu đó, ở Liên bang Nga, luật kinh doanh (npGjj,]ipMHMMâTejibCK0e
npaBo) được coi là ngành luật và được hiểu là: "Tổng thể các quy phạm
pháp luật, điều chỉnh các quan hệ kinh doanh và các quan hệ xã hội khác
liên quan mật thiết với quan hệ kinh doanh, trong đó có các quan hệ trong
lĩnh vực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo lợi
ích của Nhà nước và của xã hội" [69, tr. 17]. Hoặc ở Mỹ, vốn dĩ khái niệm
luật dân sự và luật thương mại là ngành luật độc lập hầu như không được


15

biết đến, cho nên luật kinh doanh cũng không tồn tại như là một ngành luật
mà chỉ tổn tại như là một môn học. Trong cuốn "Luật kinh doanh"
(Business law), ấn bản lần thứ 6, R. Robert Rosenberg có giới thiệu: "Cuốn
luật kinh doanh dựa trên cơ sở Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ,
trình bày những vấn đề pháp lý cơ bản về pháp luật thương mại và pháp luật
hành chính" [76]. Các vấn đề pháp lý trình bày trong cuốn sách này có thể
chia thành hai bộ phận: Thứ nhất, bộ phận pháp luật tư bao gồm các vấn đề
về chủ thể kinh doanh, hợp đồng; sở hữu tư nhân và các biện pháp đảm bảo;
mua bán; giấy tờ có giá, bảo hiểm... Thứ hai, bộ phận pháp luật công bao
gồm các vấn đề như vi phạm và tội phạm trong kinh doanh, trình tự tố
tụng... Với nội dung trên của cuốn "Luật kinh doanh", chúng tôi suy luận
rằng luật kinh doanh bao gồm những quy định điều chỉnh các quan hệ kinh
doanh, bảo vệ những lợi ích tư của các chủ thể tham gia thương trường và
những quy định về khả năng và cách thức của sự can thiệp của Nhà nước
vào hoạt động kinh doanh, bảo vệ những lợi công.
Ớ Việt Nam, thuật ngữ "luật kinh doanh" hay "pháp luật kinh doanh"
được bàn đến vào những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ XX, trong các đề tài

nghiên cún khoa học và trong các hội thảo khoa học. Theo PGS.TS Lê Hồng
Hạnh: "Luật kinh doanh điều chỉnh các quan hệ gắn liền với hoạt động sản
xuất kinh doanh" [22]. Còn theo TS Dương Đăng Huệ, pháp luật kinh doanh,
nói một cách nôm na nhất là tổng hợp các văn bản pháp luật điều chỉnh các
quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức hoạt động và giải thể doanh nghiệp.
Nội dung của luật kinh doanh có bốn bộ phận cơ bản cấu thành là: pháp luật
về các loại hình doanh nghiệp; pháp luật về hành vi kinh doanh; pháp luật về
vỡ nợ, phá sản; pháp luật về cơ quan tài phán trong kinh doanh [3, tr. 19].
Từ những quan niệm trên cho thấy, cho dù quan niệm luật kinh doanh
là ngành luật hay môn học thì nội dung cơ bản của nó cũng chứa đựng hai
vấn đề pháp lý cơ bản, đó là: pháp luật về hoạt động kinh doanh của các chủ


16

thể kinh doanh và pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh. Suy cho cùng, những vấn đề trong nội dung của luật kinh doanh cơ
bản giống những nội dung của luật kinh tế như đã trình bày ở trên, có
chăng, chỉ khác về cách thức, mức độ can thiệp (quản lý) bằng pháp luật
của các nhà nước đối với hoạt động kinh doanh trong từng thời thời kỳ lịch
sử. Còn luật thương mại với tư cách là bộ phận của luật tư ở các nước TBCN
có nội dung hẹp hơn luật kinh tế và luật kinh doanh, chủ yếu điều chỉnh các
quan hệ trong hoạt động thương mại. Tuy nhiên, hiện đang có xu hướng mở
rộng đối tượng điều chỉnh của luật thương mại. Theo GS Kubler: "ớ một số
nước (Pháp) có xu hướng mở rộng đối tượng điều chỉnh của luật thương mại
đề thay vào đó khái niệm luật kinh doanh" [36 tr. 21].
Tóm lại, với những trình bày trên đây và hơn nữa xuất phát từ mục
tiêu của luận án là không đi sâu giải quyết vấn đề lý luận này, chúng tôi
muốn quán triệt một nhận định là: ở một phương diện nào đó, luật kinh tế,
luật thương mại hay luật kinh doanh được sử dụng như những khái niệm

cùng loại - đều là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực
kinh tế, thương mại hoặc kinh doanh tại một quốc gia nào đó, trong một
giai đoạn lịch sử nào đó. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cách thức và mức độ can
thiệp của Nhà nước vào hoạt động nói trên mà trong nội dung của chúng
cũng có nhũng điểm khác nhau.
Luật kinh tế trong nên kinh tế k ế hoạch hóa tập trung
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, luật kinh tế được coi là
một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Điều đó được thể hiện
khá rõ nét trong các giáo ĩrình của các trung tâm đào tạo cử nhân luật ở
nước ta [59, tr. 342]. Theo quan niệm trong các giáo trình đó, luật kinh tế
được hiểu là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ
kinh tế phát sinh trong quá trình lãnh đạo và thực hiện các hoạt động sản
xuất kinh doanh giữa các tổ chức kinh tế XHCN với nhau.


17

Như vậy, đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế là những quan hệ xã
hội phát sinh chủ yếu giữa các tổ chức XHCN với nhau trong quá trình lãnh
đạo và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc xác định đối tượng
điều chinh của luật kinh tế như vậy là hoàn toàn phù hợp với thực trạng của
nền kinh tế nước ta lúc bấy giờ - nền kinh tế xây dựng trên cơ sở chế độ sở
hữu XHCN về tư liệu sản xuất, được quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập
trung và trong đó chỉ có sự tham gia chủ yếu của hai thành phần kinh tế
(kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể).
Cơ sở quan trọng nhất mà dựa vào đó để khẳng định luật kinh tế là
ngành luật độc lập và để phân biệt luật kinh tế với luật dân sự và luật hành
chính là trong các quan hệ pháp luật kinh tế bao giờ cũng kết hợp hài hòa
hai yếu tố: yếu tố tổ chức kế hoạch và yếu tố tài sản. TS Dương Đăng Huệ
cho rằng:

Hòn đá tảng (cơ sở lý luận) của quan điểm về tính độc lập
của luật kinh tế, như mọi người đều biết, là sự thống nhất của hai
yếu tố (yếu tố tổ chức - kế hoạch và yếu tố tài sản) trong các quan
hệ lãnh đạo kinh tế (quan hệ dọc) và quan hệ sản xuất kinh doanh
(quan hệ ngang). Sở dĩ có được sự kết hợp của hai yếu tố đó trong
cùng một quan hệ kinh tế là do kinh tế XHCN, theo quan niệm
truyền thống trước đây, là nền kinh tế phát triển theo một kế
hoạch thống nhất [3, tr. 13].
Các quan hệ pháp luật kinh tế được chia ra hai loại chủ yếu:
Thứ nhất, quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình lãnh đạo kinh tế
là những quan hệ giữa cấp trên (cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế) và cấp
dưới (đơn vị kinh tế). Những quan hệ này được phát sinh trong các lĩnh vực:
kế hoạch hóa, cung ứng vật tư, quản lý tài sản của Nhà nước, cấp phát kinh
phí

V .V ..

Về mặt hình thức, những quan hệ này giống quan hệ pháp luật

hành chính nhung về thực chất, chúng có những điểm khap;njFiãĩi cơ bản.

ị THƯ VIỆN GÌẢỤ VIÊN


ĩ


18

Điều đó thể hiện ở chỗ những quan hệ này gắn bó chặt chẽ với các quan hệ

tài sản và có thể nói chúng là nhũng cơ sở làm phát sinh các quan hệ tài sản
giữa các đơn vị kinh tế với nhau.
Thứ hai, quan hệ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh là những quan
hệ tài sản giữa các đơn vị kinh tế với nhau. Nhũng quan hệ này được phát
sinh chủ yếu trong lĩnh vực ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế. Mặc

CỈÙ

đây là những quan hệ tài sản, song chúng hoàn toàn khác những quan hệ tài
sản trong luật dân sự. Những quan hệ tài sản trong luật kinh tế liên quan
mật thiết với kế hoạch nhà nước. Hay nói cách khác, những quan hệ này
được phát sinh, thay đổi hoặc hủy bỏ ĩheo các kế hoạch của Nhà nước.
Chủ thể của luật kinh tế chủ yếu là những tổ chức XHCN. sở dĩ như
vậy là vì trong nền kinh tế XHCN, hoạt động sản xuất - kinh doanh được tiến
hành không phải do từng cá nhân riêng biệt mà chủ yếu do tập thể người lao
động tiến hành. Có thể nói, luật kinh tế là luật của những chủ thể là tập thể.
Bàn về chủ thể của luật kinh tế, điều đáng lun ý là giới lý luận luật
kinh tế lúc bấy giờ đã đưa nhiều khái niệm, thuật ngữ mới như thẩm quyền
kinh tế, quyền chủ thể, đã có những quan niệm mới về sự độc lập về tài sản
của các chủ thể thay thế cho những khái niệm thường dùng trong luật dân
sự như pháp nhân, năng lực pháp luật, năng lực hành vi.
Cũng cần nhấn mạnh, trong giai đoạn cuối của thời kỳ bao cấp,
trong nền kinh tế của chúng ta có các thành phần kinh tế khác ngoài thành
phần kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể tham gia. Hơn nữa, để thu hút
nhân lực, vật lực và tài lực vào việc thực hiện thắng lợi kế hoạch của nhà
nước, trong một số quan hệ kinh tế cụ thể, công dân có thể tham gia với tư
cách là chủ thể.
Quan hệ pháp luật kinh tế là những quan hệ mà trong đó bao giờ
cũng kết hợp hài hòa hai yếu tố (yếu tố tài sản và yếu tố tổ chức - kế hoạch)



19

và tham gia vào các quan hệ pháp luật kinh tế chủ yếu là các tổ chức
XHCN. Đặc điểm đó của quan hệ pháp luật kinh tế có ý nghĩa quyết định
trong việc xác định phương pháp điều chỉnh của luật kinh tế. Luật kinh tế sử
dụng và phối hợp nhiều phương pháp điều chỉnh. Cụ thể, luật kinh tế sử
dụng các phương pháp điều chỉnh như phương pháp bình đẳng, phương
pháp quyền uy phục tùng, phương pháp gợi ý hướng dãn. Tuy nhiên, tùy
thuộc vào từng loại quan hệ kinh tế mà có sự ưu tiên nhất định trong việc sử
dụng các phương pháp điều chỉnh trên. Chẳng hạn, phương pháp bình đẳng
chủ yếu được dùng để điều chỉnh các quan hệ phát sinh Irong quá trình thực
hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, phương pháp quyền uy
phục tùng chủ yếu dùng để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình
íãnh đạo kinh tế.
Với tư cách là một ngành luật trong hệ thống pháp luật, luật kinh tế
có những nguyên tắc riêng của nó. Các nguyên tắc của luật kinh tế gồm: sự
thống nhất của lãnh đạo kinh tế và lãnh đạo chính trị, sở hữu XHCN là cơ
sở kinh doanh XHCN, tập trung dân chủ, kế hoạch hóa, hạch toán kinh tế,
pháp chế trong hoạt động kinh tế. Việc tuân thủ nghiêm túc các tư tưởng chỉ
đạo trên có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của điều chỉnh
bằng pháp luật quá trình kinh doanh XHCN trong thời gian qua ở nước ta.
Trong thời kỳ bao cấp, việc kinh doanh chủ yếu được các tổ chức
thuộc thành phần kinh tế quốc doanh tiến hành. Chính vì vậy, để điều chỉnh
các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trinh kinh doanh XHCN, luật kinh tế
trong thời kỳ này tập trung ghi nhận các chế độ pháp lý liên quan đến việc
tổ chức và hoạt động của các tổ chức kinh tế quốc doanh. Cụ thể, nội dung
của luật kinh tế gồm có những chế độ pháp lý chủ yếu như: địa vị pháp lý
của các chủ thể luật kinh tế; chế độ pháp lý về tài sản của các đơn vị kinh tế
quốc doanh; chế độ pháp lý về kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân; chế độ

pháp lý hạch toán kinh tế; chế độ hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế.


20

Nói tóm lại, do tính chất của kinh doanh trong nền kinh tế kế hoạch
hóa tập trung, luật kinh tế trong thời kỳ này chủ yếu ghi nhận về tổ chức và
hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh tế quốc doanh.
Luật kinh tê trong nền kinh tế thị trường
Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VI đã ghi nhận: "Thực chất của
đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế là cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức
hạch toán kinh doanh XHCN, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ" [17, tr. 65].
Cùng với việc khẳng định bản chất của việc đổi mới cơ chế quản lv kinh tế,
văn kiện Đại hội cũng đã xác định hai đặc trưng cơ bản của cơ chế mới là
"tính kế hoạch - đặc trưng thứ nhất", "sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hóa
tiền tệ - đặc trưng thứ hai" [17, tr. 63].
Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã làm thay đổi cơ bản tính chất của
các quan hệ trong kinh doanh. Điều này cũng đưa đến yêu cầu tất yếu phải
có sự thay đổi trong luật kinh tế cho phù hợp với thực tế khách quan.
Về thực chất, luật kinh tế trong giai đoạn này vãn được hiểu là tổng
họp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, điều chỉnh những quan
hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các
doanh nghiệp hoặc giữa chúng với cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế
nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.
Nội dung của luật kinh tế có bốn bộ phận quy phạm pháp luật cơ
bản, đó là: pháp luật về chủ thể kinh doanh; chế độ hợp đồng kinh tế; pháp
luật về phá sản doanh nghiệp; pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế.
Pháp luật về chủ thể kinh doanh gồm các quy định pháp luật quan
trọng về tổ chức và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường ở nước ta như quy định về bản chất của các loại doanh

nghiệp; quy chế thành lập, giải thể cũng như cơ chế quản lý doanh nghiệp;
quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp

V .V ..


×