Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Bộ đội biên phòng với việc giáo dục pháp luật cho đồng bào khu vực biên giới ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.69 MB, 82 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Pham Văn Trưởng

BÔ ĐÔI BIÊN PHÒNG VỚI VIÊC GIÁO DUC PHÁP LUÂT
CHO ĐỔNG BÀO KHU VƯCBIÊN GIỚI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
«





CHUYÊN NGÀNH



,

: LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

MÃ SỐ

:

Luận án



:

50501

Thạc sĩ luật học

Người hướng dẫn khoa học

:

PGS - PTS : Trần Ngọc Đường

TRỪ V Ể N
-

HÀ NỘI 1998

Ầ Ũ Ố Ì : Ĩ>J

*


MUC LUC
Trang
01

MỎ ĐẨL .

CHƯƠNG I : Giáo dục pháp luật và vai trò của Bộ đội biên phòng

trong giáo dục pháp luật cho đồng bào khu vực biên giới .
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục pháp luật.

06
06

1.2. Vai trò của Bộ đội biên phòng trong hoạt động giáo dục pháp
luật cho đổng bào khu vực biên giới.

16

CHƯƠNG 2 : Thực trạng giáo dục pháp luật cho đồng bào khu
vực biên giới của chủ thể là Bộ đội biên phòng.

29

2. ]. Những đặc điểm kinh tế xã hội ảnh hưởng đến
giáo dục pháp luật cho đồng bào khu vực biên giới.

29

2.2. Thực trạng giáo dục pháp luật cho đồng bào
khu vực biên giới của chủ thể Bộ đội biên phòng.

34

2.3. Một số nguyên nhân và bài học rút ra từ thực trạng
giáo dục pháp luật do Bộ đội biên phòng tiến hành
đối với đồng bào khu vực biên giới .
C hương 3 : Phương hướng và một số giải pháp nâng cao

hiệu quả giáo dục pháp luật
cho đồng bào khu vực biên giới của chủ thể Bộ đội biên phòng.

57
60

3.1. Xây dựng Bộ đội biên phòng vững mạnhvà hoàn thiện pháp
luật về quản lý Nhà nước đối với biên giới quốc gia , là đòi hỏi
khách quan của việc nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho
đổng bào khu vực biên giới.
3.2.

60

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo
dục pháp luật do chủ thể Bộ đội biên phòng thực hiện đối với
đổng bào khu vực biên giới .

+ Kết luận.

65
77


MỞ ĐẨU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Điều 12 Hiến pháp 1992 khẳng định: " N hà nước quản lý x ã hội bằng
pháp luật, kh ô n g ngừng tăng cường pháp c h ế x ã hội chủ nghĩa ", Pháp luật là
phương tiện hàng đầu để Nhà nước quản lý xã hội, là phương tiện để mỗi người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nhưng pháp luật không tự nó đi vào

cuộc sống mà phải thông qua việc tổ chức thực hiện pháp luật, trong đó giáo dục
pháp luật đóng vai trò quan trọng.
Mấy năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến giáo dục pháp
luật. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng
sản Việt Nam ghi: " Coi trọng giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật "
[5. Tr 21]. Đại hội VII lại khẳng định: ” Tăng cường giáo dục pháp lu ậ t, nâng
cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo H iến pháp
và pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thi hành m ột cách nghiêm m inh,
thống nhất và công bằng
[Ỏ.Tr 57]
Bởi vì giáo dục pháp luật có ý nghĩa trực tiếp trong việc nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Tri thức pháp lý, tình cảm pháp luật
đúng đắn và hành vi hợp pháp chiếm vị trí hàng đầu trong việc sử dụng quyền lực
Nhà nước, tăng cường pháp chế, phát huy dân chủ, mở rộng quyền tự do của mỗi
người. Giáo dục pháp luật tạo ra khả năng đổi mói quan hệ xã hội trong môi
trường quản lý Nhà nước, khắc phục tư tưởng bảo thủ, ích kỷ và cục bộ kích
thích các hành vi tự giác, xãy dựng. Giáo dục pháp luật tạo ra khả năng hình
thành các điều kiện và nhân tố thuận lợi cho quá trình quản lý Nhà nước và quản
lý xã hội , làm xuất hiện và củng cố những phẩm chất tích cực của ý thức và
hành vi quản lý, mặt khác tạo ra khả năng không tiếp nhận những hiện tượng tiêu
cực, chống đối pháp luật diễn ra trong quản lý Nhà nước.
Nước ta có 54 dân tộc, ngoài người Việt chiếm tỷ lệ đa số còn lại 53 dân tộc
thiểu số sống rải rác ở vùng miền núi, vùng biên giới. Khu vực biên giới nước ta
có trên 30 dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế khó khăn, dân trí thấp, phong tục tập
quán nặng nề, sống thành các làng bản nhỏ, trong các cộng đồng đó các mối
quan hệ xã hội bị yếu tố cộng động chi phối mạnh mẽ. Các quy phạm xã hội
thường được cố định thành luật tục hay tập quán pháp giữ vai trò rất quan trọng
trong đời sống cộng đồng. Do vậy pháp luật Nhà nước hầu như vắng bóng trong
các dân tộc thiểu số đó.
Việc phổ biên giáo dục pháp luật cho vùng đồng bào dân tộc thiếu số và

đổng bào khu vực biên giới trong những năm qua chưa được quan tâm một cách


đồng bộ, có nơi cấp uỷ, chính quyền khoán trắng cho ngành tư pháp. Trong khi
đó Sở, ngành Tư pháp địa phương còn có nhiều khó khăn về mặt tổ chức, chưa
thực hiện được nhiệm vụ giáo dục pháp luật bởi lẽ không có cán bộ chuyên trách
phổ biến, giáo dục pháp luật mà phổ biến là kiêm nhiệm, không có kinh phí riêng
và phương tiện phục vụ công tác này. Vì vậy chất lượng, hiệu quả phổ biến giáo
dục pháp luật ở vùng dân tộc thiểu số và vùng đổng bào khu vực biên giới còn
rất hạn chế.
Nội dung, phương pháp giáo dục pháp luật quá nghèo nàn, không phù hợp
với điều kiện kinh tế xã hội và truyền thống văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu
số nói chung và đồng bào khu vực biên giới nói riêng.
Bộ đội biên phòng là "nòng cốt chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ, an ninh trật tự biên giói quốc gia, trên đất liền, các hải đảo,
vùng biên giói và tại các cửa khẩu theo phạm vi, nhiệm vụ do pháp luật quy
định".

( Điều 1 - Pháp lệnh Bộ đội biên phòng ).

Từ khi thành lập tói nay ( 3-3-1959), Bộ đội biên phòng gắn bó máu thịt với
nhân dân, tuyên truyền, vận động nhân dân khu vực biên giới thực hiện đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Lớp lớp cán bộ
chiến sỹ biên phòng đã gắn bó máu thịt với đồng bào, thực hiện khẩu hiệu:
" Đồn là nhà, biên giới là quê hương , đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt".
Để vận động đồng bào, Bộ đội biên phòng đã thực hiện bốn cùng." Cùng ăn,
cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng địa phương". Do vậy nhiều cán bộ , chiến sỹ
biên phòng đã được đồng bào coi như người của dân tộc mình, bản làng mình...
Để thực hiện chức năng quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia, Bộ đội biên
phòng được thực thi pháp luật và bằng các phương pháp thuyết phục, cưỡng chế

hành chính, kinh tế. Thực tiễn những năm qua, Bộ đội biên phòng đã thuyết phục
đồng bào khu vực biên giới trên cơ sở tuyên truyền đường lối chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, xây dựng niềm tin, tình cảm đúng đắn với pháp
lu ậ t, phát động được phong trào quần chúng đấu tranh, ngăn chặn hàng ngàn kẻ
vượt biên, buôn lậu... ,phát động phong trào quần chúng đấu tranh chống tội
phạm và vi phạm pháp luật.
Theo thẩm quyền của Bộ đội biên phòng được quy định trong Bộ luật tố
tụng hình sự, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Bộ đội biên phòng đã bắt giữ,
xử lý và điều tra gần chục ngàn vụ phạm tội và hàng năm xử lý hàng chực vạn
lượt người vi phạm hành chính trên các tuyến biên giới. Thông qua các hoạt động
thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật, Bộ đội biên phòng đã bước đầu định
hướng giáo dục pháp luật cho đối tượng vi phạm và tội phạm.

2


Nhưng thời gian qua, việc giáo dục pháp luật cho đồng bào khu vục biên
giới của Bộ đội biên phòng chưa được nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống mà chỉ
mới dừng lại ở việc tổng kết để chỉ đạo hoạt động thực tiễn theo từng vụ, tùng
việc...
Trước yêu cầu của tình hình, đòi hỏi quan hệ hai bên biên giới toàn diện,
nhu cầu tinh thần, tình cảm của đổng bào cần được đáp ứng cao, dễ dàng , thuận
tiện...Nhưng cũng nảy sinh những khó khăn mới cho công tác quản lý, kiểm soát
qua lại biên giới, ra vào khu vực biên giới và phát hiện các vi phạm và tội phạm
lợi dụng mối quan hệ này để phá hoại...Do vậy đồng bào khu vực biên giới phải
được trang bị đầy đủ kiến thức về chính trị, pháp luật, ý thức trách nhiệm công
dân, ý thức cảnh giác cách mạng

V.V..


..Nhằm xây dựng biên giới vừa là hàng rào

pháp lý ngăn cách chủ quyển quốc gia ,vừa là không gian họp tác, xây dựng
phòng tuyến nhân dân bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc.
Rõ ràng, nghiên cứu đề tài " Bộ đội biên phòng với việc giáo dục pháp luật
cho đồng bào khu vực biên gìớiở Việt Nam hiện nay " có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn thiết thực.

2- Tình hình nghiên cứu đề tài:
Việc nghiên cứu giáo dục pháp luật dưới góc độ khoa học pháp lý ở nước ta
là vấn đề đã được nhiều nhà khoa học , luật học quan tâm, như đề tài :
" Y thức pháp luật x ã hội chủ nghĩa và giáo dục pháp luật cho nhân dân
lao động Việt nam " - PTS luật học Nguyễn Đình Lộc.
" Giáo dục pháp luật cho người lao động trong điểu kiện đổi mới ở Việt
Nam" - Luận án PTS luật học của Trần Ngọc Đường.
" Giáo dục pháp luật

và việc hình thành nhân cách cho học sinh p hổ

thông" của PTS luật học Nguyễn Đình Đặng Lục.
, " Cơ sở khoơ học của việc xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật"- Đề
tài KX 07-17- Chủ biên: TS Đào Trí ú c.
" Một sô' vấn đề vê giáo dục pháp luật ở miên núi và vùng dân tộc thiểu số"
- Nguyễn Duy Lãm và tập thể tác giả.....
Ngoài ra còn một số bài viết như.-" Suy nghĩ về công tác p h ổ biến giáo dục
pỉìáp luật đối với đồng bào dân tộc ít người ở vung biên giới" - Phạm Trưởng
đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật số 9-1993.
Điều đó chứng tỏ việc giáo dục pháp luật trong tình hình hiện nay đã và
đang được quan tâm nghiên cứu nhiều. Song cho đến nay chưa có công trình

nghiên cứu nào đầy đủ và có hệ thống về công tác giáo dục pháp luật do chủ thể
3


là Bộ đội biên phòng thực hiện ở khu vực biên giới đối với đổng bào dân tộc
thiểu số .

3- Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu đề tài :
- Mục đích nghiên cứu của đề tài : Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn giáo
dục pháp luật của chủ thể Bộ đội biên phòng cho đồng bào khu vực biên giới .
Để xuất phương hướng nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý
thức pháp luật và lối sống theo pháp luật cho đồng bào khu vực biên giới trong
tình hình hiện nay .
Đê thực hiện mục đích trên , đề tài có nhiệm vụ :
+ Tim hiểu một số phạm trù cơ bản về lý luận giáo dục pháp luật, mục đích
hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật .
+ Nghiên cứu những đặc thù về giáo dục pháp luật do Bộ đội biên phòng
thực hiện ở khu vực biên g iớ i.
+ Phân tích những điều kiện khách quan đặc thù như điểu kiện kinh tế xã
hội , phong tục , tập quán , truyển thống đạo đức của đồng bào khu vực biên giới
ảnh hưởng đến công tác giáo dục pháp luật của Bộ đội biên phòng .
+ Đánh giá thực trạng các hình thức , phương pháp , phương tiện , nội dung
giáo dục pháp luật mà Bộ đội biên phòng đã thực hiện . Rút ra nguyên nhân của
thực trạng đó .
+ Luận chứng và kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục
pháp luật mà chủ thể Bộ đội biên phòng thực hiện đối với đồng bào khu vực biên
giới .

4- Đối tượng , phạm vi và phương pháp nghiên cứu :
- Luận án giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Là ý thức pháp luật

của đồng bào khu vực biên giới và công tác giáo dục pháp luật của Bộ đội biên
phòng nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho đồng bào khu vực biên giới .
- Phương pháp nghiên cứu : Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử , quan điểm đường lối của
Đáng và tư tưởng Hổ Chí Minh để luận giải các vấn để cơ bản về lý luận và thực
tiễn công tác giáo dục pháp luật mà Bộ đội biên phòng tiến hành đối với đồng
bào khu vực biên giới . Đê chứng giải những vấn đề cụ thế , luận án sử dụng các
phương pháp điều tra xã hội học như quan sát , phỏng vấn , phát phiếu điều tra ,
phương pháp chuyên gia v.v... và các phương pháp phân tích . tống hợp , thống
kê so sánh .

4


5- Những đóng góp mới của luận án :
- Luận án góp phần làm phong phú lý luận giáo dục pháp luật . Luận án đã
tìm kiếm được những phương pháp , hình thức , nội dung , mục đích giáo dục
pháp luật mang tính đặc thù cho đổng bào khu vực biên giới .
- Luận án xác định rõ vai trò của giáo dục pháp luật đối với việc xây dựng
nền Biên phòng toàn dân gắn với nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh
nhân dân bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ , an ninh trật tự biên giới quốc gia
- Luận án lý giải cơ sở lý luận và thực tiễn một cách có hệ thống , đó là cơ
sở khoa học để Bộ đội biên phòng nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật , đáp
ứng yêu cầu quản lý Nhà nước đối với biên giới quốc gia .

6- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án :
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu giảng dạy và nghiên cứu tham khảo
cho trường Đại học Biên phòng và những người quan tâm đến việc giáo dục pháp
luật cho đổng bào khu vực biên giới .
- Luận án là cơ sở khoa học để các cấp lãnh đạo của Bộ đội biên phòng

nghiên cứu tham khảo đưa ra các giải pháp thực tiễn để hoàn thiện công tác giáo
dục pháp luật cho đổng bào khu vực biên giới .

7- Kết cấu của luận án :
Luận án gồm mở đầu , ba chương kết luận và danh mục tài liệu tham khảo .

5


CHƯ Ơ NG 1
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ VAI TRÒ CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
TRONG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO Đ ổ N G BÀO KHU

vực BIÊN GIỚI

1.1 - Một SỐ vấn để lý luận cơ bản vể giáo dục pháp luật:
1.1.1- K hái niệm giáo dục pháp lu ậ t:
Cho đến nay khái niệm giáo dục pháp luật cũng còn nhiều quan niệm khác
nhau . Quan niệm cũ cho rằng tuyên truyền giáo dục pháp luật là một bộ phận
của công tác giáo dục chính trị tư tưởng ... Có nghĩa là giáo dục pháp luật chỉ là
một bộ phận trong giáo dục chính trị tư tưởng do vậy rất nhiều người đã lầm
tưởng cứ giáo dục chính trị tư tưởng tốt sẽ có ý thức pháp luật tốt , ý thức pháp
luật là sản phẩm phụ của giáo dục chính trị tư tưởng . Có một số người lại cho
rằng giáo dục pháp luật đổng nhất với tuyên truyền , phổ biến , giậi thích pháp
luật , do vậy đây chỉ là công việc của các phương tiện thông tin đại chúng , của
bộ máy tuyên truyền .
Một số người lại cực đoan cho lằng không có khái niệm giáo dục pháp lu ậ t.
Pháp luật là quy tắc có tính bắt buộc chung mọi người phải có nghĩa vụ tuân thủ .
Do vậy không cần đặt vấn đề giáo dục pháp luật . Cái gọi là giáo dục pháp luật
thực chất chỉ là phổ biến pháp luật , nội hàm của nó không bao hàm tuyên truyền

, giải thích , pháp luật không thể là cái gì đó có thuộc tính tuyên truyền quảng
cáo .
Tất cả các quan niệm trên theo chúng tôi đều ]à phiến diện , giản đơn một
chiều , chưa thấy hết đặc thù của sự tác động hoặc giá trị vốn có của pháp luật .
Vì vậy các quan niệm ấy đã vô tình hoặc cố ý hạ thấp vai trò , giá trị xã hội của
pháp luật , trong thực tế các quan niệm đó không tạo ra khả năng , triển khai hoạt
động tổ chức thực hiện pháp luật và tất nhiên làm cho hiệu lực và hiệu quả của
pháp luật bị giảm s ú t . Vì vậy tìm hiểu bản chất của khái niệm giáo dục pháp luật
có ý nghĩa thực tiễn quan trọng .
Chúng tôi nhất trí với khái niệm giáo dục pháp luật của PTS Trần Ngọc
Đường và Dương Thanh Mai trong tác phẩm bàn về giáo dục pháp lu ậ t:
" Ban chất của giáo dục pháp luật đó ì à hoạt động định hướng có tô chức ,
có chủ đinh của chù th ể vi áo dục , tái độtìv lên đối tượng giáo dục, nhằm mục
đíc h hình thành ở họ tri thức pháp lý , tình cám và ìềằuìi vi phù họp vói các đòi
hó.i của hệ tỉiố/iíỊ pìhip luật hiện hành " [ 7.Tr 13 ] .
Đây là khái niệm xuất phát từ khái niệm giáo dục theo nghĩa hẹp trong khoa
học sư phạm .
6


Việc hình thành ý thức của con người nói chung và ý thức pháp luật nói
riêng là quá trình ảnh hưởng tác động thống nhất của các điều kiện khách quan
và các nhân tố chủ quan , những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác -Lê Nin và cả
những nhà lý luận giáo dục đều phân biệt hai mặt của quá trình ấy về các điều
kiện khách quan và nhân tố chủ quan .
c . Mác viết " Con người vốn là sản phẩm của hoàn cảnh và giáo dục .Và do đố
con tiqười thay đổi vốn lù sẩn phẩm của hoàn cảnh và giáo dục đã thay đổi
[ 1.Ti 120 ] .
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói rằng " Muốn xây dựng chủ nghĩa xã
hội , trước hết cần phải có con người x ã hội chủ nghĩa " .

Như vậy sự hình thành ý thức cá nhân con người là một quá trình phức tạp ,
trong đó có nhiều yếu tố cùng chịu ảnh hưởng , tuy thế bao giờ cũng cần phân
biệt các điều kiện khách quan là những nhân tố ảnh hưởng còn những nhân tố
chủ quan là nhân tố tác động . Nhân tố ảnh hưởng tác động tự phát theo chiều
này hoặc theo chiều khác , còn nhân tố tác động bao giờ cũng tự giác , có ý
thức, có chủ định theo một hướng xác định . Do vậy trước hết phải quan niệm
giáo dục pháp luật là sự tác động có định hướng , có chủ định theo một hướng
xác định của chủ thể giáo dục đến đối tượng giáo dục .
Khái niệm giáo dục pháp luật là sự tác động ... sẽ phân biệt được với khái
niệm hình thành ý thức pháp luật . Hai phạm trù này có quan hệ mật thiết với
nhau nhưng hình thành ý thức pháp luật là sản phẩm của điều kiện khách quan
lẫn sự tác động định hướng của nhân tố chủ quan . Thực tiễn chỉ ra rằng kết quả
của giáo dục pháp luật chỉ đạt được khi xác định đúng đắn nội dung , hình thức ,
phương pháp và phương tiện giáo dục đồng thời có nghệ thuật khéo léo định
hướng các yếu đó phù hợp với từng giai đoạn , từng thời kỳ và đối với từng loại
khách thể giáo dục khác nhau .
Khái niệm giáo dục pháp luật xuất phát từ khái niệm giáo dục trong khoa
học sư phạm sẽ cho phép ta thấy được mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng .
Do vậy sẽ thấy được việc sử dụng những hình thức , phương pháp chung của giáo
dục và cũng phải sử dụng những hình thức , phương pháp và xác định mục đích
riêng của giáo dục pháp luật , đồng thời chủ thể của giáo dục pháp luật cũng có
nét l iêng là phong phú và đa dạng hơn chủ thể giáo dục trong sư phạm .
1.1.2 - M ục đích của giáo dục pháp lu ậ t:
Là đặc trưng đầu tiên quan trọng nhất để phân biệt nó với dạng giáo dục
khác . Mục đích của giáo dục pháp luật phải đáp úng các nhu cầu cự thế’ của xã
hội đối với giáo dục pháp luật ở từng giai đoạn trong các điều kiện lịch sử cụ thể
Vì vậy theo chúng tôi cần xác định :
7



+ Giáo dục pháp luật có mục đích tổng quát , chiến lược là góp phần hình
thành và nâng cao văn hoá pháp lý của từng cá nhân và toàn xã hội .
Văn hoá pháp lý của một đất nước tại một thời kỳ phát triển nhất định theo
nhiều nhà nghiên cứu , được phản ánh qua ba yếu tố cơ bản :
Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật , thực trạng ý thức pháp luật của
công dân và xã hội và kỹ năng , trình độ của Nhà nước và nhân dân trong việc sử
dụng pháp luật thể hiện qua tình trạng trật tự pháp luật trong xã hội . Các yếu tố
này có quan hệ mật thiết với nhau và đều chịu sự tác động của nhiều nhân tố
trong đó có vai trò quan trọng ( nhưng không phải là duy nhất ) của giáo dục
pháp luật .
+ Giáo dục pháp luật đổng thời có mục đích cụ thể :
Hình thành , làm sâu sắc và từng bước mở rộng hệ thống tri thức pháp luật
của công dân ( mục đích nhận thức ) . Đây là mục đích hàng đầu bởi vì chính sự
am hiểu pháp luật thực định , sự nhận thức đúng đắn về giá trị xã hội và vai trò
điều chỉnh của pháp luật sẽ là điều kiện cần thiết để hình thành tình cảm lòng tin
vào pháp luật ở mỗi công dân . Hơn nữa tri thức pháp luật còn giúp con người tổ
chức một cách có ý thức hành vi của mình và tự đánh giá , kiểm tra , đối chiếu
hành vi với các chuẩn mực pháp luật , mục đích này đặc biệt quan trọng trong
điều kiện Việt Nam , khi mà hiểu biết về pháp luật trong số đông nhân dân còn
thấp , đặc biệt là ở miền núi , vùng biên giới , vùng đổng bào dân tộc thiểu số .
+ Mục đích thứ 2 : Hình thành tình cảm và lòng tin đối với pháp luật ( mục
đích cảm xúc ) , mục đích này rất quan trọng bởi vì nếu có tri thức pháp luật mà
không có tình cảm tôn trọng và lòng tin vào pháp luật cũng như vào cơ quan bảo
vệ pháp luật thì con người vãn rất dễ dàng hành động chệch khỏi các chuẩn mực
pháp luật vì lợi ích riêng tư .
Mục đích cảm xúc của giáo dục pháp luật bao gồm việc giáo dục tình cảm
công bằng , tình cảm trách nhiệm , tình cảm không khoan nhượng và tình cảm
pháp chế .Tất cả các tình cảm này quan hệ với nhau và phụ thuộc vào nhau .Giáo
duc tình cảm công bằng đó là có giáo dục cho con người biết đánh giá các quy
phạm pháp luật ,biết cách xác định các tiêu chuẩn đánh giá về tính công bằng

của pháp luật , biết quan hệ với người khác và với chính mình bằng các quy
phạm pháp luật .
Giáo dục tình cám trách nhiệm đó là quá trình làm cho con người được giáo
dục ý thức về nghía vụ pháp lý cơ bản của mình ,thực hiện những mệnh lệnh
pháp luật , hoàn thành không điều kiện những nghía vụ pháp lý trong các mối
quan hệ pháp luật với chu Ihể bên kia .
Giáo dục tình cám không khoan nhượng đối với những hành vi vi phạm
pháp luật và tội phạm là giáo dục ý thức không thể khoan dung đối với những
8


biếu hiện chống đối pháp luật . Kinh nghiệm thực tiễn chí ra rằng tình cảm
không khoan nhượng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hành vi tích
cực trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực . Đặc biệt là đấu tranh với các hiện
tượng vi phạm pháp luật ở các nơi công cộng một cách có hiệu quả n h ấ t.
Giáo dục tình cảm pháp chế đó là giáo dục nhằm hình thành ý thức tuân thủ
pháp luật - nguyên tắc sử sự của công dân trong mối quan hệ với nhau và với cơ
quan Nhà nước .Điều đó có nghĩa là người được giáo dục phải hình thành ý thức
rằng : Mọi quyết định của mình phải dựa vào cơ sở của pháp luật . Đây là tình
cảm pháp luật rất quan trọng , bởi vì nếu tình cảm pháp chế phát triển sẽ giúp
con người chống lại nhũng vi phạm pháp luật bằng sự lên án các vi phạm ấy
,nhằm khôi phục lại nguyên tắc pháp chế và truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với
người vi phạm .
ở Việt Nam theo các nhà nghiên círn lịch sử và pháp luật [9 . Tr 116 - 131]
trong điều kiện sản xuất nông nghiệp lạc hậu , khép kín và do hoàn cảnh phải
thường xuyên đấu tranh với ngoại xâm để bảo tổn độc lập và bản sắc dân tộc kể
cả trong hàng trăm năm bị đô hộ , đã hình thành trong nhân dân , những tình cảm
,thái độ đối kháng với pháp luật Nhà nước , họ tuân theo pháp luật chỉ vì sợ bị
trừng phạt tàn khốc , còn trong thâm tâm họ chỉ coi trọng và tự nguyện làm theo
"Luật của ìàng x ã " tức là hương ước do chính họ làm ra ,thể hiện ý nguyện của

họ về sự công bằng . Chính điều đó đã tạo nên thói quen "phép Vua thua lệ
làng", sau này trở thành một vật cản tâm lý trong khi xây dựng nền pháp chế
thống nhất của Nhà nước dân chủ nhân dân . Mặt khác do truyền thống gắn kết
cộng đồng mạnh mẽ và do chưa có điều kiện kinh tế xã hội cần thiết ( như chưa
hoàn thành quá trình tư hữu hoá ruộng đất ở nông thôn và chưa hình thành các
yếu tố ban đầu của kinh tế thị trường ) nên cho đến trước Cách mạng tháng Tám
thành công có thể nói nhân cách của cá thể và cùng với nó ý thức trách nhiệm cá
nhân chưa phát triển, đó là một khó khăn lớn trong việc xây dựng xã hội của
những công dân tự do , ý thức đầy đủ về quyền và trách nhiệm của mình . Chính
vì vậy mà mục đích giáo dục các tình cảm công bằng , trách nhiệm cá nhân ,ý
thức pháp chế và củng cố lòng tin vào pháp luật càng trở nên quan trọng .
ơ vùng miền níii ,vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là vùng biên giới có mức
sống còn rất thấp ,nhiều vùng thiếu ăn , nạn mù chữ và tái mù chữ chiếm 70% có
nơi tới 93% ( như Hà Giang ,Kon Tum... ) , trẻ em lang thang bỏ học nhiều , cán
bộ cấp thôn xã phần lớn chí biết đọc biết viết . Kinh tế chủ yếu mang tính tự cấp
tự rúc do đó dẫn đến sự biệt lập cao giữa các vùng dân c u '. Người dân sống trong
thôn , bán chí có điều kiện và nhu cầu giao lưu về tình cám ,ít có điều kiện và
nhu cầu tiếp thụ các chi thức văn hoá , các chuẩn mực xã hội mới trong đó có
9


pháp luật . Người dân tộc thiểu số thường có tâm lý tự ti , xử sự theo tình cảm ,
quan hệ với nhau chủ yếu dựa trên phong tục tập quán , luật tục chứ chưa có thói
quen hành xử theo pháp lu ậ t.
Do vậy mục đích giáo dục tình cảm pháp chế là vô cùng quan trọng đối với
vùng dân tộc thiểu số .
Mục đích thứ 3 là sự hình thành động cơ và hành vi tích cực pháp luật : Sự
hình thành động cơ và hành vi tích cực pháp luật có ý nghĩa đặc biệt . Bởi vì suy
cho cùng kết quả cuối cùng của giáo dục pháp luật phải được thể hiện ở hành vi
xử sự theo pháp luật cuả con người . Những mục đích về nhận thức và tình cảm

trên là để phục vụ cho mục đích hình thành động cơ hành vi . Mặc dù có nhiều
yếu tố tác động để hình thành hành vi ở con người , nhưng chắc chắn rằng trong
số các yếu tố đó có hoạt động giáo dục pháp luật . Vì vậy cung cấp tri thức , giáo
dục lòng tin sâu sắc vào sự cần thiết phải tuân theo một cách tự nguyện những
mệnh lệnh của pháp luật là những yếu tố rất quan trọng nhằm hình thành động cơ
và hành vi họp pháp . Những tình cảm công bằng , bình đẳng , ý thức trách
nhiệm và không khoan dung đối với các vi phạm pháp luật là những yếu tố tâm
lý , tư tưởng không tách rời với việc hình thành hành vi hợp pháp và tích cực .
Như vậy , nhờ vào những thôi thúc nội tâm , những tình cảm , lòng tin vững
chắc vào pháp luật ở con người mới hình thành động cơ , hành vi hợp pháp tích
cực, pháp luật chỉ có thể nhờ vào giáo dục pháp luật một cách kiên trì bằng nhiều
hình thức , phương pháp để mọi người hiểu biết một cách sâu sắc về sự cần th iế t,
hợp lý và lợi ích của các mệnh lệnh pháp luật đối với xã hội nói chung , cũng như
đối với tất cả các thành viên của nó . Sự tuân theo những quy phạm pháp luật trở
thành thói quen trong đại bộ phận các trường hợp là kết quả sự ý thức sâu sắc và
lặp đi lặp lại nhiều lần của một hành động này hay hành động khác . Đó là hành
động mà việc thực hiện trở thành đòi hỏi của con người bắt nguồn từ ý thức tự
giác . Hành vi xử sự hợp pháp trở thành thói quen đó là quá trình tác động dựa
trên cùng một loại quan hệ pháp luật được lặp đi lặp lại trong hoàn cảnh pháp lý
tương tự .
Tóm lại : Giáo dục pháp luật đó là quá trình tác động định hướng của các
nhân tố chủ quan , nhằm hình thành tri thức pháp luật , lòng tin pháp luật và
động cơ hành vi họp pháp . Giữa các mục đích có sự đan xen quan hệ qua lại
thống nhất chặt chẽ . Từ tri thức pháp luật đến tính tự giác , từ tính tự giác đến
tính tích cực , từ tính tích cực đến thói quen xử sự theo pháp luật .
1.1.3. Chủ thế giáo dục pháp lu ậ t:
Theo lý luận giáo dục học thì chủ thể giáo dục là thầy , cô giáo và tất cá
những người làm công tác giáo dục khác . Vận dụng vào giáo dục pháp luật có
10



thế hiếu chủ thể giáo dục pháp luật là tất cả những người mà theo chức năng ,
nhiệm vụ hay trách nhiệm xã hội phải tham gia vào việc thực hiện các mục đích
giáo dục pháp lu ậ t. Các nghiên cứu ]ý luận và thực tiễn đã xác định và thừa nhận
có hai loại chủ thể giáo dục pháp luật chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp ,
với vị trí vai trò , nhiệm vụ, yêu cầu trình độ và kỹ năng giáo dục pháp luật khác
nhau . Chủ thể chuyên nghiệp là những người mà chức năng nhiệm vụ chủ yếu ,
trực tiếp cua họ là thực hiện các mục đích , nội dung giáo dục phápluật ( như
giáo viên giảng dạy pháp luật trong các nhà trường , cán bộ chỉ đạo , thực hiện
công tác giáo dục pháp luật ở các cơ quan tư pháp ...)• Chủ thể không chuyên
nghiệp là những người tuy chức năng chính không phải là giáo dục pháp luật
nhưng một trong các nhiệm vụ của họ là bằng hoặc thông qua hoạt động chuyên
môn , nghiệp vụ để thực hiện mục đích giáo dục pháp luật cụ thể gắn liền với
mục đích của hoạt động chuyên môn chính ( thí dụ như Đại biểu Quốc hội , Đại
biểu Hội đồng nhân dân , cán bộ ở cơ quan hành pháp , Tư pháp , Luật sư , công
chứng viên ... ).
Thực tiễn công tác giáo dục pháp luật ở nước ta thời gian qua cho thấy
đội ngũ chủ thể chuyên nghiệp còn thiếu về số lượng , chất lượng chưa cao , đội
ngũ chủ thể không chuyên nghiệp đã hỗ trợ tích cực cho việc giáo dục pháp lu ậ t,
tuy nhiên hình thức , nội dung , phương pháp để định hướng giáo dục qua công
tác chuyên môn của họ chưa tốt do vậy còn hạn chế hiệu quả giáo dục pháp lu ậ t.
ở khu vực biên giới đó là vùng sãu , vùng xa , nơi có nhiều dân tộc thiểu số
sinh sống , nơi mà các chủ thể chuyên nghiệp hầu như vắng bóng thì vai trò của
Bộ đội biên phòng trong việc giáo dục pháp luật cũng cần phải đặt vị trí quan
trọng để định hướng giáo dục qua hoạt động chuyên trách , nòng cốt quản lý bảo
vệ an ninh trật tự biên giới quốc gia trên đất liền ... do vậy Bộ đội biên phòng
phải phối hợp với chủ thể chuyên nghiệp để thực hiện tốt việc giáo dục pháp luật
cho đồng bào khu vực biên giới .

1.1.4- Đồi tượng giáo dục pháp lu ậ t:

Đối tượng giáo dục pháp luật là các cá nhân công dân hay nhóm cộng đồng
công dân tiếp nhận , trực tiếp hoặc gián tiếp tác động của các hoạt động giáo dục
pháp luật do các chủ thể giáo dục tiến hành nhằm đạt được mục đích đã đặt ra .
Trong lý luận giáo dục pháp luật có nhiều cách phân loại đối tượng khác
nhau ( theo giới tính , lứa tuổi , học vấn ... ) .
Trong luận án , tác giá sẽ phân chia đối tượng giáo dục theo vùng , đó là
đồn 2, bào dân tộc thiểu số ớ khu vực biên giới vì các lý do sau :

I]


Khu vực biên giới tuy không phải là đơn vị hành chính nhưng nó là một khu
vực được xác định giới hạn là một xã biên giới với quy chế pháp lý về biên giới
quy định chặt chẽ , theo khái niệm hiện nay :
" Khu vực biên giới ; bộ phận lãnh thổ quốc gia nhất địnỉì tiếp giáp biên
giói quốc gia , có quy c h ế riêng do cơ quan có thẩm quy êtì Nhà nước quy định
đ ể bảo vệ biên giói quốc gia . Theo quy đinh tạm thời , chiều sâu khu vực biên
giới của nước Cộng ÌIOà x ã hội chủ nghĩa Việt Nam là một x ã sát biên giới đất
liên hoặc ven biển " .
Khu vực biên giới đất liền đã được xác định , nhưng khu vực biên giới ở ven
biến thì còn nhiều tranh luận , do vậy đề tài chỉ xác định nghiên cứu phạm vi là
khu vực biên giới biên giới đất liền đã được xác định trong quy chế pháp lý về
biên giới quốc gia .
Điều 1 quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc ban hành kèm
theo Nghị định 99/ HĐBT ngày 27/3/1992 của Hội đồng Bộ trưởng ( nay là
Chính phủ ) :
" Khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc ( sau đây gọi tắt là khu vực
biên giới Việt - Trung ) bao gồm các x ã và đơn vị hành chính tương đương của
Việt Nam có ranh giới tiếp giáp với đường biên giới quốc qiơ giữa hai nước Việt
Nam - Trmiíị Quốc " .

Tại điểu 1 quy chế khu vực biên giới Việt - Lào ban hành kèm theo nghị
định 427 / HĐBT ngày 12/12/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) :
“Khu vực biên giới Việt - Lào bao gồm, các x ã của Việt Nam tiếp giáp với
đường biên ẹiới hai nước theo hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa Cộng
lì oà x ã hội chủ nqhĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhăn dân Lào kỷ ngày
181711977 và hiệp ước bổ xung hiệp ước hoạch định biên giới quốc giơ giữa hai
nước kỷ ngày 24/01/]986”( có danh sách kèm theo ) ( 133 xã) .
Tại điều 1 Nghị định số 42/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính
phủ ) về quy chế biên giới Việt Nam - Cămpuchia quy định :
Khu vực biên giới Việt Nam - Cămpuchia bao gồm các x ã hoặc đơn vị
hành chính tương đương cùa Việt Nam cố ranh íỊÍỚi tiếp giáp với đường biên giói
quốc gia giữa nước theo Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng
Ììoù xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng ỈÌOỜ nhân dân Cănipuchia kỷ ngày
23 / 12/1985

" .

Sở dĩ phân biệt đối tượng như vậy còn xuất phát từ đặc điểm dân cư khu vực
biên giới với mối quan hệ dân tộc thân tộc , dòng họ hai bên biên giới , và đó là
nơi ý thức pháp luật , ý thức về chủ quyền quốc gia cần phái coi là một mục đích
12


cụ thế đê giáo dục pháp luật . Đặc biệt trong điều kiện của thời kỳ mở cửa , hội
nhập quốc tế , nhưng phải giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ , phát
huy truyền thống và bản sắc dân tộc Việt Nam . Do vậy việc giáo dục pháp luật
đế đổng bào luôn luôn cảnh giác giữ vững chủ quyền lãnh thố quốc gia theo thực
trạng biên giới và biên giói pháp lý , đổng thời phải sử dụng có hiệu quả các quy
định pháp lý để đấu tranh , hợp tác cùng tổn tại hoà bình với các nước láng giềng
Một đặc điểm nữa để phân loại đối tượng giáo dục pháp luật là cư dân khu vực

biên giới chủ yếu là dân tộc thiểu số, ở vùng miền núi , vùng sâu , vùng xa , trình
độ dân trí thấp , phong tục tập quán nặng nề . Nhưng có truyền thống và biết
cách bảo về biên giới từ lâu đời , hình thành thế trận toàn dân bảo vệ biên giới .
Việc giáo dục pháp luật cho đổng bào khu vực biên giới còn xuất phát từ
chiến lược phát triển kinh tế xã hội vùng biên giới kết hợp với chiến lược quốc
phòng an ninh nhằm thực hiện xây dựng nền biên phòng toàn dân gắn liền với
nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc . Vì vậy
Nhà nước nói chung và Bộ đội biên phòng nói riêng cần đặc biệt quan tâm đến
việc giáo dục pháp luật cho cư dân khu vực này.

1.1.5- Nội dung giáo dục pháp lu ậ t:
Nội dung giáo dục pháp luật được xác định trên cơ sở ba mục đích giáo dục
pháp luật , do đó nội dung giáo dục pháp luật gồm : việc cung cấp một cách
thường xuyên có hệ thống các loại thông tin về pháp luật và thực tiễn thi hành
bảo vệ pháp luật ( không chỉ phổ biến nội dung quy phạm pháp luật mà còn phải
làm rõ trách nhiệm chấp hành và những hậu quả pháp lý nếu vi phạm các quy
định đó ... ) , qua đó bổi dưỡng cho các đối tượng giáo dục , nhận thức , tình
cảm, lòng tin đối với pháp luật rèn luyện khả năng sử dụng tri thức đó để phân
tích , phê phán , lý giải một cách có căn cứ , khoa học về những vấn đề thực tiễn,
làm cơ sở định hướng và lựa chọn cách xử sự phù hợp trong những hoàn cảnh cụ
thể .
Phạm vi các loại thông tin cần cung cấp rất đa dạng , thông tin về hệ thống
pháp luật thực định ( phổ biến , giải thích quy phạm pháp luật , hậu quả pháp lý
của việc không tôn trọng quy phạm pháp luật ... ) , thông tin về thực tiễn pháp
luật ( về hoạt động xây dựng pháp luật , hoạt động về thực hiện và bảo vệ pháp
luật , việc xử lý các vi phạm pháp luật , về các ý kiến cùa nhân dân , của các
chuyên gia trong việc đánh giá hiệu lực pháp lý , hiệu quả kinh tê xã hội của các
văn bán pháp luật và các biện pháp thi hành pháp luật ... ) , thông tin hướng dẫn
hành vi pháp luật cụ ihể ( các quy trình thủ tục đơn giản đế người dân có thể tự
báo vệ quyền lợi , lợi ích hợp pháp của mình ) , và thông tin pháp luật chuyên

nghành ( các thông tin lý luận về Nhà nước pháp luật , các kiên thức cơ bán , các
13


quan điếm , học thuyết nghiên cứu lý luận về lịch sử Nhà nước và pháp luật trong
và ngoài nước ... ) . Yêu cầu của việc cung cấp thông tin là phải đầy đủ , kịp thời,
chính xác đồng thời lưu ý tới hai đặc điểm mà thực tiễn ở nước ta đã chỉ ra là
trạng thái động của nội dung giáo dục pháp luật và khả năng tồn tại sự mâu thuẫn
giữa các thông tin trong nội dung giáo dục pháp lu ậ t.
Mức độ về nội dung giáo dục pháp luật được xác định cho từng cá nhân và
nhóm đối tượng . Có thể tạm chia thành ba mức độ yêu cầu nội dung giáo dục
pháp luật :
Mức độ tối thiếu vế giáo dục pháp luật phổ cập cho mọi công dân . Sống
trong xã hội được quản lý bằng pháp luật thì mỗi công dân phải có những hiểu
biết tối thiểu vể pháp luật và có những kỹ năng tối thiểu để sử dụng pháp luật hay
các tổ chức , cơ quan pháp luật nhằm thực hiện và bảo vệ quyền , nghĩa vụ đó ,
một số thủ tục trình tự pháp lý để công dân bảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp và
thực hiện nghĩa vụ của mình .
Mức độ giáo dục theo nhu cầu ngành nghề của công dân hoạt động trong
từng lĩnh vực kinh tế kỹ thuật , văn hoá , xã hội . Họ cần những hiểu biết , kỹ
năng sử dụng pháp luật ở mức độ cao hon và tính định hướng nghề nghiệp rõ hơn
Ngoài một số khái niệm pháp lý cơ bản thường gặp trong thực tiễn , nội dung
giáo dục pháp luật theo ngành nghề còn bao gồm một số luật thực định liên quan
đến lĩnh vực hoạt động của đối tượng , các quyền và nghĩa vụ công dân trong
lĩnh vực nghề nghiệp và các trình tự giải quyết tranh chấp phổ biến trong lĩnh vực
liên quan .
Mức độ giáo dục chuyên luật : Đây là cấp độ cao nhất của nội dung giáo
dục pháp luật nhằm đào tạo các Luật gia cho bộ máy Nhà nước và cho các tổ
chức nghể nghiệp luật . Nội dung này ít nhất bao gồm ba bộ phận : Hệ thống tri
thức pháp luật cơ bản và chuyên nghành luật , kỹ năng nghề nghiệp , đặc biệt là

kỹ năng sáng tạo pháp luật và áp dụng chính xác pháp luật vào việc xử lý các sự
kiện pháp lý cụ thể theo chức năng và cuối cùng là nội dung giáo dục đạo đức
nghề nghiệp .
Như vậy thực tiễn đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu và áp dụng hợp lý phương
thức phôi họp các chương trình , hình thức và phương tiện giáo dục của các chủ
thê khác nhau , để đám báo được toàn bộ nội dung giáo dục với phạm vi rộng rãi
và nhiều cấp độ như trên đối với từng loại đối tượng .

1.1.6. Hình thức giáo dục pháp lu ậ t:
Mục đích và nội dung giáo dục pháp luật không thể tự thân đi vào nhận
thức, tình cám của đối tượng giáo dục mà phái thông qua các kênh truyền tải
14


thông tin , các hình thức giao tiếp giữa người giáo dục và người được giáo dục
với các biện pháp tác động khác nhau .
Trong văn kiện của Đảng và Nhà nước thường dùng cụm từ " tuyên truyền ,
qiủo LỈục pháp luật

Điều 112 , khoản 2 Hiến pháp năm 1992 quy định nhiệm

vụ của Chính phủ là : 'TỔ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền giáo dục Hiến
pháp vù Pháp luật

Trong nghiên cứu lý luận giáo dục pháp luật có thể thấy

khá nhiều cách phân định hình thức giáo dục pháp luật khác nhau . Ngay trong
giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật ở Việt Nam hiện nay cũng chưa có khái
niệm thống nhất về hình thức giáo dục pháp luật : Một số tác giả coi tuyên truyền
, phổ biến , giáo dục và đào tạo pháp luật và bốn hình thức của thông tin pháp lý

với mục đích chung là nâng cao ý thức pháp luật và văn hoá pháp lý của các tầng
lớp dân cư [13. Tr 347], nhưng đồng thời lại xác định các hình thức giáo dục
pháp luật là tuyên truyền phổ biến pháp luật , giáo dục pháp luật cho trẻ em và
giảng dạy môn pháp luật cho các trường không chuyên luật [13. Tr 355 ] ; các
tác giả khác đề cập đến thông tin , tuyên truyền và giải thích pháp luật , giảng
dạy pháp luật trong các trường học như các biện pháp để thực hiện công tác giáo
dục pháp luật . Chúng tôi ủng hộ quan điểm của PTS Trần Ngọc Đường và
Dương Thanh Mai trong tác phẩm "Bàn về giáo dục pháp lu ậ t" xuất phát từ quan
niệm của giáo dục học cho rằng hình thức giáo dục là các hình thức tổ chức hoạt
động phối hợp giữa chủ thể và đối tượng giáo dục và căn cứ vào tính đa dạng ,
đặc thù của chủ thể , đối tượng của giáo dục pháp luật có thể phân định hai nhóm
hình thức giáo dục pháp luật chính :
Nhóm các hình thức giáo dục có tính phổ biến và truyền thống được sử
dụng trong nhiều loại hình giáo dục :
+ Giáo dục pháp luật trong các nhà trường : Là hình thức tổ chức hoạt động
giáo dục trực tiếp giữa chủ thể chuyên nghiệp là giáo viên và đối tượng xác định
là học viên trong khuôn khổ nhà trường , bao gồm ba cấp độ nội dung như đã
phân tích ở mục trên : Dạy và học các nội dung pháp luật tối thiểu trong các
trường phổ thông , dạy và học các nội dung pháp luật gắn với yêu cầu ngành
nghề tại các trường Đại học , Trung học chuyên nghiệp và không chuyên luật ,
các trường Đảng , đoàn thể và cuối cùng là đào tạo các chuyên gia về luật tại các
cơ sớ đào tạo chuyên luật .
+ Giáo dục pháp luật truyền thông phổ cập bao gồm các hình thức tổ chức
hoạt động giáo dục do nhiều loại chủ thể chuyên và không chuyên nghiệp , tiến
hành với các nhóm đối tượng khác nhau trong phạm vi không gian , thời gian xác
định - nếu là giao tiếp trực tiếp ( như nói chuyện , giới thiệu các chủ đề pháp luật
tại một cơ sớ , địa bàn dân cư , sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật ...) hoặc không xác
15



định cụ thể ( nếu là giao tiếp qua phương tiện thông tin đại chúng , thông tin cổ
động , các loại hình văn hoá nghệ th u ậ t...).
- Nhóm các hình thức đặc thù của giáo dục pháp luật :
Tính đặc thù được quy định trước tiên bởi mối quan hệ biện chứng giữa tác
động của giáo dục pháp luật và tác động của thực tiễn pháp luật lên ý thức và
hành vi của công dân . Xuất phát từ nguyên tắc gắn liền giáo dục với thực tiễn ,
các nhà lý luận thực hành pháp luật đã nhìn thấy khả năng hình thành các hình
thức giáo dục pháp luật đặc thù , đó là việc định hướng giáo dục pháp luật , trong
các hoạt động lập pháp , hành pháp , tư pháp và việc tổ chức thực hiện các định
hướng đó nhằm hạn chế tác động tiêu cực và tăng cường tác động tích cực của
thực tiễn pháp luật đối với quá trình hình thành ý thức pháp luật của nhân dân .
Hình thức giáo dục này chủ yếu là do công chức Nhà nước thực hiện với vai
trò chủ đạo của các luật gia đang công tác tại các cơ quan pháp luật của Nhà
nước hoặc các luật sư đang hành nghề tại các tổ chức nghề nghiệp lu ậ t. Giáo dục
pháp luật qua hoạt động hành pháp và tư pháp thường mang tính cá thể hoá rõ rệt
cả về đối tượng , nội dung và biện pháp giáo dục vì nó thường gắn liền với việc
áp dụng các điều luật cụ thể hay thực hiện một quyền , nghĩa vụ pháp lý cụ thể
của người được giáo dục , do đó có tác động trực tiếp , sâu sắc lên ý thức , tình
cảm và hành vi của họ . Việc thừa nhận các hình thức giáo dục pháp luật đặc thù
này là một vấn đề lý luận quan trọng , góp phần tạo nên sự đổi mới cơ bản .trong
cách nghĩ , cách làm công tác giáo dục pháp luật trong quá trình đổi mới . Việc
giáo dục và giúp đỡ pháp luật cho nhân dân phải là một định hướng , một bộ
phận cấu thành trong hoạt động của từng cơ quan Nhà nước , tổ chức nghề
nghiệp - xã hội , nhờ đó sẽ huy động được các nguồn nhân lực , tài lực to lớn cho
công tác giáo dục pháp lu ậ t.

1.2.
Vai trò của Bộ đội biên phòng trong hoạt động giáo dục pháp luật
cho đồng bào khu vực biên g iớ i.
1.2.1. Vai trồ của giáo dục pháp luật ở khu vực biên giói hiện nay :

- Vai trò của giáo dục pháp luật xuất phát từ vai trò và giá trị xã hội của
pháp luật . Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội , là phương tiện
để mỗi người bảo về quyền và lợi ích họp pháp của mình thì giáo dạc pháp luật
giúp cho các cơ quan Nhà nước , viên chức Nhà nước và công dân biết sử dụng
phương tiện pháp luật mà đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số rất ít và hầu
nhu' ít biết đến sử dung phương tiện pháp luật thì giáo dục pháp luật càng đóng
vai trò quan trọng .

16


Giáo dục pháp luật có ý nghĩa trực tiếp , nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản
lý Nhà nước , quản lý xã hội . Bởi vì những tri thức pháp lý , tình cảm pháp luật
đúng đắn và hành vi hợp pháp chiếm vị trí hàng đầu trong việc sử dụng quyền lực
Nhà nước , tăng cường pháp chế , phát huy dân chủ , mở rộng khả năng , đổi mới
các quan hệ xã hội trong môi trường quản lý Nhà nước , khắc phục những tư
tướng ích kỷ , cục bộ , kích thích hành vi tự giác , xây dụng . Giáo dục pháp luật
tạo ra khả năng hình thành các điều kiện và nhân tố thuận lợi cho quá trình quản
lý Nhà nước , quản ]ý xã hội xuất hiện và củng cố những phẩm chất tích cực của
ý thức và hành vi quản lý , mặt khác tạo khả năng không tiếp nhận những hiện
tượng tiêu cực , chống đối pháp luật diễn ra trong quá trình quản lý .
Mấy năm qua do thành tựu bước đầu của sự nghiệp đổi mới đòi hỏi , trong
xã hội ta đã bước đầu xuất hiện nhu cẩu và lợi ích chung , sống và làm việc theo
Hiến pháp và pháp luật . Nhu cầu chẳng những xuất phát từ những đòi hỏi của
nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước , xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam ,
mà còn bắt nguồn từ đòi hỏi nâng cao văn hoá pháp lý cho mỗi người công dân .
Văn hoá pháp lý chỉ có thể hình thành và phát triển trên cơ sở giáo dục pháp luật
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đường biên giới trên đất liền
với Trung Quốc ở phía Bắc , với Lào , Cămpuchia ở phía Tây với tổng chiều dài
biên giới khoảng 4.600 km . Hiện nay Nhà nước ta tiến hành công tác quản lý

Nhà nước đối với biên giới , lãnh thổ trong bối cảnh trên các tuyến biên giới đất
liền còn tồn tại nhiều khu vực tranh chấp với các nước láng giềng . Công tác bảo
vệ an ninh trong khu vực biên giới còn nhiểu diễn biến phức tạp , nạn buôn lậu ,
trốn thuế , khai thác tài nguyên , ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng . Hệ
thống văn bản pháp luật về quản lý biên giới chưa đầy đủ , có nhiều văn bản đã
trở nên lạc hậu , chưa cụ thể hoá để điều chỉnh nhiều lĩnh vực công tác và hoạt
động cần thiết của Nhà nước . Công tác tuyên truyền , giáo dục , đào tạo pháp
luật về quản lý biên giới còn yếu kém và nhiều hạn chế .
Trong khu vực biên giới đất liền có khoảng 1.200.000 người, gồm nhiều dân
tộc khác nhau (biên giới Việt - Trung 27 dân tộc , biên giới Việt - Lào 26 dân
tộc, biên giới Việt Nam - Cămpuchia 11 dân tộc ). Trình độ dân trí thấp có
khoảng 70-90% mù chữ và mù chữ trở lại . Quan hệ hai bên biên giới có nơi
trong khu vực biên giới có 80% có quan hệ dân tộc thân tộc hai bên biên giới
[15].
Xuất phát từ thực trạng giáo dục pháp luật ở miền núi và vùng đồng bào dân
tộc thiểu số nói chung và khu vực biên giới nói riêng trong những năm qua và
công cuộc kháo sát , điều tra xã hội học của các ngành ở các địa phương , chúng
ta có thê nhận định : Việc giáo dục pháp liiBĩ'pháp luật ỏ' mién Tỉứrvà vùng dân


tộc thiếu số , khu vực biên giới là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát
triến kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta hiện nay . Điều không thể phủ nhận
được là nếu không giáo dục pháp luật để nâng cao dân trí pháp lý cho cán bộ ,
nhân dân các dân tộc thiểu số thì sẽ không thể đấu tranh tiến tới xoá hẳn các tệ
nạn xã hội như : nghiện hút , cờ bạc , tảo hôn , mê tín và các vi phạm pháp luật
về đất đai , bảo vệ phát triển rừng , bảo vệ và giữ vững biên giới Quốc gia
v.v...Đây là vấn đề nóng bỏng hiện nay ở vùng đổng bào dân tộc thiểu số nói
chung và khu vực khu vực biên giới nói riêng .
Đời sống văn hoá - xã hội - kinh tế - pháp lý của đồng bào dân tộc thiểu số
có những đặc điểm khác biệt khá xa so với vùng đồng bằng . Cho đến nay dù

Đảng và Nhà nước cũng như nhiều cấp , ngành từ Trung ương đến địa phương đã
có rất nhiều cố gắng , tập chung đầu tư khá lớn công sức tiền của để phát triển
kinh tế xã hội miền núi và vùng dân tộc thiểu sô , song thực tế ở vùng cao , vùng
biên giới kinh tế vẫn còn trong trạng thái tự cung tự cấp , có nơi còn đói ăn đến
8,9 tháng trong một năm , công cụ sản xuất còn thô sơ lạc hậu , chưa có điều
kiện và khả năng phát triển khoa học kỹ thuật vào sản x u ấ t. Dân trí còn thấp ( có
xã có tới 93% mù chữ ) . Nhiều văn bản pháp luật quan trọng , liên quan trực tiếp
đến cuộc sống hàng ngày của đồng bào dân tộc thiểu số nhưng họ không được
biết đến . Nguyên nhân có nhiều nhưng nguyên Ìihân cơ bản là không biết chữ ,
không biết tiếng phổ thông nên không đọc , không nghe được các văn bản pháp
lu ậ t, do vậy dẫn đến mù pháp luật là tất yếu .
Mặt khác việc giáo dục pháp luật ở vùng đổng bào dân tộc những năm qua
chưa được quan tâm đúng mức , không có cán bộ làm công tác phổ biến giáo dục
pháp luật chuyên nghiệp , kinh phí phương tiện phục vụ cho công tác này hầu
như không có . Vì vậy chất lượng giáo dục pháp luật còn rất hạn chế . Phương
p h á p , nội dung giáo dục pháp luật còn nghèo nàn , tuyên truyền qua phương tiện
thông tin đại chúng thì dân không đọc được , không nghe được . Do vậy công tác
giáo dục pháp luật chủ yếu ở khu vực biên giới chỉ là qua các cán bộ trong các
ngành phổ biến để phục vụ cho nhiệm vụ của mình , chưa xuất phát từ phía đồng
bào . Do vậy muốn phát triển được kinh tế xã hội ở miền núi , vùng dân tộc thiểu
số vùig biên giới không thể không chú ý đến công tác giáo dục pháp lu ậ t.
- Vai trò của giáo dục pháp luật đối với việc bảo vệ biên giới Quốc gia :
Điều I Pháp lệnh Bộ đội biên phòng 1997 tại đoạn 1 : "Xây dựng và bão vệ
hiển ịiới quốc gia lù nhiệm vụ của Nhà nước Cộng hoủ xã hội chủ niỊÌìĩa Việt
Nam lủ lìiịỉũa vụ của toàn (lân ", tại Điều 4 Pháp lệnh này còn quy định : "Co'
quan Nhà nước , Mật trận T ổ quốc Việt Nam và các tổ chức thanh viên , đơn vị
vũ trtHỊị nhân dủiì , tổ ch ức kinh t ế , tổ chức \ ã hội vù mọi công dân có trácỉì
18



nhiệm xây dựnẹ và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia và góp phẩn xây
dựng Bộ đội biên phồng vững mạnh
Biên giới quốc gia có hai chức năng cơ bản không mâu thuẫn nhau : hàng
rào pháp lý và không gian hợp tác . Sự phát triển thế giới ngày nay làm cho quan
niệm về biên giới và cách quản lý biên giới cũng thay đổi . Trong thời kỳ chiến
tranh lạnh , khi mà xu thế chung trong quan hệ quốc tế là đối đầu thì quốc gia
luôn phải tìm cách đối phó với các hoạt động xâm lược từ bên ngoài . Lúc này
biên giới có chức năng chủ yếu là hàng rào phân cách chủ quyền lãnh thổ với
biểu hiện rõ nét là tính bất biến , tính bất khả xâm phạm đã được quy định trong
pháp luật quốc tế . Thế giới ngày nay đang trải qua những biến động cơ bản .
Loài người đang đứng trước những vấn đề sống còn như bảo vệ thiên nhiên ,
chống ô nhiễm môi trường , chống bệnh hiểm nghèo , lạc hậu , chinh phục đại
dương và vũ trụ ... không có một nước nào có thể độc lập giải quyết được vấn đề
có tính toàn cầu thời đại đó . Cũng là điều lôgích khi tất cả các nước , không
phân biệt giầu nghèo , chủng tộc , chế độ chính trị xã hội ... hợp tác chặt chẽ với
nhau vì lợi ích chung của cả nhân loại .
Chính vì vậy trong quan niệm về biên giới và cách quản lý biên giới phải
nắm vững chức năng thứ hai của biên giới là chức năng hợp tác trên nhiều lĩnh
vực với tất cả các nước , đặc biệt là các nước láng giềng .
Các vấn đề về biên giới lãnh thổ phải được giải quyết bằng đàm phán
thương lượng giữa các nước hữu quan trên cơ sở bình đẳng , tôn trọng độc lập
chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau , phù hợp với luật pháp và thực tiễn
quốc t ế .
Muốn quản lý tốt biên giới quốc gia thì lực lượng chuyên trách bảo vệ biên
giới và nhân dân khu vực biên giới cần nắm vững những vấn đề sau :
+ Nắm vững cơ sở pháp luật quốc tế về biên giới :
Trước hết phải nắm vững những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại
về biên giới quốc gia , đó là nguyên tắc về tính bất khả xâm phạm biên giới ,
quốc gia này không thể vượt biên giới xâm phạm chủ quyền của quốc gia khác.
Và nguyên tắc tính bất biến của đường biên giới : Sự ổn định quốc gia có

chủ quyền là một yếu tố hàng đầu đảm bảo vững chắc của các quan hệ quốc tế .
Sự ổn định đó của lãnh thổ quốc gia làm nảy sinh tính bất biến biên giới . Ý
nghĩa của tính bất biến biên giới là không thể dùng vũ lực đặt lại vấn đề biên giới
hiện hành với nước khác .
+ Nám vững lịch sử và sự hình thành đường biên giới pháp lý :

19


Lực lượng chuyên trách quản lý bảo vệ biên giới , các ngành , các cấp ,
nhân dân và đặc biệt là nhân dân trong khu vực biên giới cần nắm vững lịch sử
hình thành đường biên giới, Hiệp định , Hiệp nghị xác định đường biên giới quốc
gia . Những văn kiện có giá trị như Hiệp ước vế hoạch định biên giới , các sơ đồ ,
bản đổ về phân giới của các mốc được ký kết giữa hai Chính phủ hay đại diện hai
Chính phủ . Hổ sơ về việc xác định từng cột mốc , còn nhân dân khu vực biên
giới phải nắm vững các dấu hiệu đường biên , hệ thống mốc giới , giới hạn đồi
núi , vùng đất , sông suối biên giới ...
+ Nắm vững những quy định của Nhà nước ta về biên giới và những quy
định song phương về biên giới của Nhà nước .
Để quản lý bảo vệ tốt biên giới quốc gia cần nắm vững các quy định của
Nhà nước về cư trú trong khu vực biên giới , hai bên biên giới , về hải quan , thuế
khoá , y tế , phòng dịch , tiền tệ , văn hoá phẩm trong vùng biên giới .
Hiện tại cần nắm vững các quy chế khu vực biên giới , Hiệp định về quy
chế biên giới giữa các nước hữu quan ...
+ Xử lý các sự kiện biên giới đúng pháp lý , đúng thủ tục :
Trong vùng biên giới thường có hai loại sự kiện xẩy ra : Sự kiện về biên giới
và sự kiện về lãnh thổ ( tranh chấp về lãnh thổ ).
Những sự kiện biên giới thường liên quan đến diện tích nhỏ , còn những sự
kiện lãnh thổ là vế những diện tích lớn . Những sự kiện lãnh thổ rõ ràng là thuộc
Nhà nước giải quyết . Nên ở đây chỉ đề cập các vấn đề sự kiện biên giới . Các sự

kiện biên giới có thể chia làm ba loại :
+ Tranh chấp về chủ quyền về một mảnh đất nào đó ( một bên nhận là của
mình ).
+ Tranh chấp vế phân giới : hai bên hiểu khác nhau về hướng đi của biên
giới , thông thường là giữa hai mốc . Hoặc ở một nơi mà địa hình không rõ ràng .
+ Sự kiện về quản lý biên giới : như vi phạm quy chế biên giới , quy chế
khu vực biên giới v.v...
Những người làm công tác quản lý biên giới phải biết phân loại sự kiện biên
giới . Nêu là sự kiện quản lý biên giới thì thuộc địa phương và ngành chuyên
môn giải quyết . Còn các sự kiện tranh chấp vể lãnh thổ hoặc hướng đi đường
biên giới thì thuộc việc Nhà nước cấp Trung ương giải quyết .
Bộ đội biên phòng là lực lượng nòng cốt chuyên trách quán lý bảo vệ biên
giới do vây phái giáo dục cho nhân dân có ý thức cánh giác giũ' nguyên hiện
trường , báo cho cơ quan có trách nhiệm đến để xử lý các sự kiện biên giới .

20


Đồng thời giáo dục cho nhân dân ý thức bảo vệ biên giới quốc gia . Sẵn sàng
tham gia bảo vệ biên giới lãnh thổ nếu được huy động .
Những tri thức cần thiết về biên giới quốc gia , quan hệ hai bên biên giới
trong các văn bản pháp luật quốc gia và quốc tế không thể tự đi vào cán bộ ,
chính quyền , nhân dân khu vực biên giới nếu không có vai trò giáo dục pháp
luật . Do vậy có thể kết luận rằng giáo dục pháp luật có vai trò vô cùng quan
trọng trong việc thực hiện hai chức năng của biên giới là hàng rào pháp lý ngăn
cách chủ quyền , không gian hợp tác với các nước trước hết là các quốc gia láng
giềng .

1.2.2.
Những đặc thù của cồng tác giáo dục pháp luật do chủ thể Bộ đội

biên phòng tiến hành đối vói đồng bào khu vực biên giói :
-

Bộ đội biên phòng không phải là chủ thể giáo dục pháp luật chuyên nghiệp

mà hoạt động giáo dục pháp luật thông qua chức năng nghề nghiệp của mình là
"làm nòng cốt chuyên trách quản lý bảo vệ chủ quyền , toàn vẹn lãnh thổ , an
ninh trật ỉ ự biên giới quốc gia trên đất liền ...".Thông qua chức năng nhiệm vụ
cụ thể của Bộ đội biên phòng để thực hiện hoạt động định hướng giáo dục pháp
luật cho nhân dân khu vực biên giới .
+ Bộ đội biên phòng có nhiệm vụ quản lý , bảo vệ đường biên giói quốc gia,
hệ thống dấu hiệu mốc quốc giới , đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm
lãnh thổ biên giới , vượt biên , vượt biển , nhập cư , cư trú trái phép , khai thác
trộm tài nguyên và những hành vi khác xâm phạm đến chủ quyền , lợi ích quốc
gia , an ninh trật tự , gây hại đến môi trường khu vực biên giới , chủ trì phối hợp
với các ngành , địa phương trong hoạt động quản lý bảo vệ biên giới quốc gia và
duy trì an ninh trật tự ở khu vực biên giới trên đất liền , các hải đảo , vùng biển
và các cửa khẩu [ Điều 5 Pháp lệnh Bộ đội biên phòng ].
+ Từ Điều 6 đến Điều 16 Pháp lệnh về Bộ đội biên phòng quy định thẩm
quyền kiếm tra việc thực hiện pháp luật về biên giới quốc gia , sử dụng lực lượng
thích hợp đê bảo vệ biên giới , phối hợp với các lực lượng đứng chân ở vùng biên
giới . Vận động nhân dân khu vực biên giới thực hiện chính sách dân tộc , tôn
giáo của Đảng và Nhà nước . Xây dựng cơ sở chính trị , phát triển kinh tế xã hội ,
văn hoá , giáo dục , xây dựng nền biên phòng toàn dân , thế trận biên phòng toàn
dân và thế trận an ninh nhân dân ở khu vực biên giới . Bộ đội biên phòng được
quyền xứ lý vi phạm hành chính theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính , được
quyền điều tra tố tụng hình sự , quyền bố trí sử dụng lực lượng thích họp theo
quy định cứa pháp luật .
+Như vậy mặc dù Bộ đội biên phòng không phải là chủ thể giáo dục pháp
liicật chuyên nghiệp, nhưng nhiệm vụ của Bộ đội biên phòng làm nòng cốt chuyên

21


trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc
gia... Nhung do địa hình biên giới nước ta chủ yếu là vùng rừng núi, nơi cư trú
của đồng bào dân tộc thiểu số, với mối quan hệ dân tộc, thân tộc hai bên biên
giới rất phong phú, đa dạng...
Do vậy không thể sử dụng các phương tiện kỹ thuật, phát quang biên giới,
làm dải phân cách, dải dấu vết

V.V..

để bảo vệ biên giới mà phải xây dựng phòng

tuyến nhân dân, nền biên phòng toàn dân để quản lý, bảo vệ biên giới. Thực tiễn
quản lý bảo vệ biên giới đã chỉ ra rằng khi nào chính quyền và nhân dân đoàn kết
thống nhất, đổng bào các dân tộc đoàn kết một lòng với chính quyền trung ương
thì “phên dậu” không bị chọc thủng và biên giới được giữ vững. Một điều có ý
nghĩa vô cùng quan trọng trong vận động quần chúng bảo vệ biên giới là phải
biết kết hợp chặt chẽ giữa pháp luật với phong tục tập quán của nhân dan khu vực
biên giới, làm cho cả pháp luật và phong tục tập quán của đồng bào khu vực biên
giới trở thành phương tiện hữu hiệu trong đấu tranh chống lấn chiếm biên giới,
trong giải quyết các quan hệ phức tạp nảy sinh trên biên giới và liên quan đến cư
dân hai bên biên giới, có như vậy hiệu quả quản lý bảo vệ biên giới mới được
nâng cao, ngược lại nếu sự kết hợp này không tốt sẽ hạn chế hiệu quả quản lý,
bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.
Những đặc thù về mục đích giáo dục pháp luật cho đổng bào khu vực biên
giới của Bộ đội biên phòng:
+ Mục đích tổng quát của giáo dục pháp luật cho đồng bào khu vực biên
giới của chủ thể Bộ đội biên phòng là: Nâng cao văn hoá pháp lý cho đồng bào

khu vực biên giới. Nhưng như chúng ta đã biết đồng bào khu vực biên giới có
những đặc điểm tâm lý, văn hoá khác khá xa so với đồng bào miền xuôi và đồng
bào dân tộc thiểu số ở miền núi ở khu vực khác, đó là: Trình độ dân trí thấp, hầu
như không biết đến một nền công lý chung của cả nước mà họ chỉ biết đến nền
công lý thực dụng, đó là phong tục tập quán của bản làng và cao hơn nữa là luật
tục, một tập quán mang tính ước lệ pháp luật và nền công lý thực dụng của bản
làng. Hiện nay tuy đất nước đã đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính
sách pháp luật nhằm phát triển văn hoá, nâng cao dân trí nói chung và dân trí
pháp lý nói riêng, nhưng nhìn chung hệ thống pháp luật của chúng ta chưa hoàn
thiện đến mức cụ thể cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng biên giới, nhiều văn
bản chỉ ghi: “Đối với vùng đổng bào dân tộc thiểu số thì uỷ ban thường vụ Quốc
hội hoặc Chính phủ quy định cụ thể” , nhưng hệ thống văn bản quy định cụ thể
lại quá chậm, không đổng bộ, do vậy rất khó thực hiện ở khu vực miền núi nói
chung và khu vực biên giới nói riêng. Mặt khác do trình độ dân trí pháp lý thấp,

22


×