Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.39 MB, 178 trang )


BỘ GIÁO D Ụ C VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PH Á P

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ THỊ CHÂU

XÁC LẬP, THỤC HIỆN VÀ CHẤM DÚT QUYỂN sở HỮU TÀI SẢN
CỦA CÔNG TY ĐÓI VỐN ở Nước TA

Chuyên ngành : Luật kinh tê
M ã số

: 5.05.15

LUẬN ÁN TIẾN S ĩ LUẬT HỌC
THƠVIỆN



i

N i f-'A, m O

í

Ú Ầ Í HA N - . '

ẨSSO


Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Hoàng Ngọc Thiết
2. TS. Trần Thị Hòa Bình

HÀ N Ộ I - 2001


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. C ấc s ố liệu nêu
trong luận án là trung thực. N hững kết luận
khoa học của luận án chưa từng được ai
công b ố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lê Thị Châu


M Ụ C LỤC

Trang
MỞ ĐẤU

5

Chương ỉ: MỘT s ố VẤN ĐỂ LÝ LUẬN c ơ BẢN VỂ QUYỂN

13


SỞ H ữ u TÀI SẢN CỦA CÔNG TY ĐỐI VỐN

1.1.

Quyền sở hữu tài sản của cóng ty đối vốn

12

ỉ .2.

Xác lập quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn

43

1.3.

Thưc hiên quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn

59

1.4.

Chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn

69

Chương 2: XÁC LẬP, THỰC HIỆN VÀ CHẤM DÚT QUYỂN SỞ

74


HỮU TÀI SẢN CỦA CÔNG TY Đối VỐN Ở VIỆT
NAM THEO LUẬT PHÁP HIỆN HÀNH

2.1.

Thực trạng pháp luậl Việt Nam về quyền sở hữu tài sản

74

của cổng ty đối vốn
2.2.

Thực trạng pháp luật Việt Nam về xác lập quyền sở hữu

84

tài sản của công ty dối vốn
2.3

Thực trạng pháp luật Việt Nam về thực hiện quyền sở

108

hữu tài sản của cồng ty đối vốn
2.4

Chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở

131


Việt Nam theo pháp luật hiện hành
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP IIOÀN THIỆN

141

PHÁP LUẬT VỀ Q UYỀ N s ở H ữ u TÀI SẢN CỦA

CÔNG TY ĐỐI VÔN Ở VIỆT NAM

3.1.

Cơ sở khách quan đòi hỏi việc hoàn thiện pháp luậl về

141

quyổn sở hữu lài sản của công ty đối vốn ở Việt Nam
3.2.

Một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật

148

về quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn
KẾT LUẬN

170

N HỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN Q U A N ĐẾN LUẬN ÁN ĐẢ ĐƯỢC

173


CÔNG HỐ
DANIỈ MỤC TẢI LIÉU TIỈ \ M K HẢO

174


5

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Công ty là kết quả của một trong những phương thức liên kết thông
qua con đường góp vốn của nhiều chủ đầu tư với mục đích tìm kiếm lợi
nhuận trong hoạt động kinh doanh. Thực tiễn ở nước ta, công ty đã và đang
trở thành loại hình thức doanh nghiệp phổ biến và ngày càng được ưa
chuộng trên thương trường kinh doanh. Chính từ vai trò, vị trí của công ty
trong đời sống kinh tế - xã hội đòi hỏi phải có sự điều chỉnh pháp luật tương
ứng đối với sự ra đời, tồn tại và phát triển của loại hình doanh nghiệp này.
Ngày 21/12/1990, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Luật Công ty và ngày 22/6/1994,
Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 5 đã sửa đổi một số điều khoản của Luật
Công ty ngày 21/12/1990.
Sự ra đời của Luật Công ty đã tạo ra những cơ sở pháp lý cho các
quan hệ liên kết, hùn vốn kinh doanh theo hình thức công ty. Đó là những
cơ sở pháp lý để bảo đảm an toàn cho người có vốn yên tâm góp vốn đầu tư
kinh doanh. Hơn tám năm thi hành Luật Công ty đã có gần 10.000 công ty
trách nhiệm hữu hạn, 223 công ty cổ phần được thanh lập và đi vào hoạt
động với tổng số vốn điều lệ lên đến 12 ngàn tỷ đồng, góp phần phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.

Mặc dù Luật Công ty đã qua một lần sửa đổi nhưng với tốc độ phát
triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường thì hệ thống pháp luật về công
ty đã bộc lộ những hạn chế, bất cập so với yêu cầu của thực tiễn hoạt động
công ty. Một trong những bất cập đó là việc điều chỉnh pháp luật đối với
quan hệ sở hữu tài sản của công ty đối vốn. Chẳng hạn, Điều 8 Luật công ty
1990 quy định: "Thành viên công ty có quyền sở hữu một phần tài sản của


6

công ty tương ứng phần vốn góp" là không chính xác, đã làm cho sự nhận
thức bị sai lệch trong quá trình áp dụng pháp luật về quan hệ giữa thành
viên và công ty đối với tài sản của công ty. Quy định đó, đã gây ra không ít
khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện và bảo vệ lợi ích của thành viên
tham gia công ty và hoạt động công ty. Tháo gỡ khó khăn vướng mắc này là
một trong những mục đích ra đời của Luật Doanh nghiệp - được Quốc hội
khóa X, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/6/1999 và có hiệu lực thi hành
ngày 01/01/2000. Sau một năm thi hành Luật Doanh nghiệp, gần 13.500
doanh nghiệp được thành lập, tạo thêm 300.000 chỗ lao động, huy động
khoảng 1 tỷ USD vốn nhàn rỗi trong dân vào kinh doanh.
Công ty đối vốn là những công ty mà sự liên kết chủ yếu dựa trên
phần vốn góp của các thành viên tham gia. Đặc điểm quan trọng nhất của
loại hình công ty này là công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của
công ty bằng tài sản của công ty. Các thành viên tham gia công ty chỉ chịu
trách nhiệm hữu han trong khoán vốn mà họ đã góp vào công ty. Công ty
đối vốn tồn tại dưới hai dạng cơ bản là công ty cổ phần và công ty trách
nhiệm hữu hạn. Trong những chế định pháp luật về công ty, quyền sở hữu
tài sản của công ty đối vốn là một trong những chế định trung tâm chi phối
toàn bộ quá ĩrình hình thành, tồn tại, phát triển và chấm dứt hoạt đông của
công ty đối vốn trên thực tế. Nghiên cứu chế định quyền sở hữu tài sản của

công ty đối vốn sẽ góp phần làm rõ các quy định của pháp luật điều chỉnh
các quan hệ liên kết, hùn vốn theo hình thức công ty đối vốn cũng như góp
phần xác lập một hệ thống hình thức pháp lý thích hợp về các mối quan hệ
trong nội bộ công ty, các quan hệ giữa công ty với bên thứ ba cả về lý luận
và thực tiễn của hoạt động công ty.
Nghiên cứu sự điều chỉnh pháp luật đối với quyền sở hữu tài sản của
công ty đối vốn không chỉ đặt ra đối với các nhà doanh nghiệp mà còn là
một nhu cầu cấp thiết đối với cơ quan có thẩm quyền tiến hành hệ thống


7

hóa pháp luật, cả đối với cán bộ quản lý kinh tế, các nhà khoa học v.v... Đề
tài "Xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sẩn của công ty đôi
vỏn ở nước tà ' được nghiên cứu nhằm đáp ứng một phần những yêu cầu mà
lý luận và thực tiễn đã và đang đặt ra.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên thế giới, công ty và việc nghiên cứu về công ty đã có từ lâu và
ở nhiều mức độ khác nhau. Ở nước ta, vấn đề "quyền sở hữu tài sản của
công ty đối vốn ỏ Việt Nam'' vẫn còn là vấn đề phức tạp và nan giải đối với
việc nghiên cứu về công ty cả về lý luận và thực tiễn.
Trong điều kiện nước ta mới bước sang nền kinh tế thị trường, hoạt
động công ty và nghiên cứu về công ty là một vấn đề còn nhiều mới mẻ. Vì
vậy, trong những phạm vi và mức độ nhất định cũng mới có một số công
trình khoa học của một số tác giả nghiên cứu về công ty dưới các giác độ
khác nhau về kinh tế, pháp lý... Chẳng hạn: "Luật thương mại Việt Nam dẫn
giải" của Lê Tài Triển - Sài Gòn i 972; Đề tài KX 03-13, Bộ Tư pháp: ''Pháp
luật kinh tế ở Việt Nam"\ Giáo trình Luật kinh tế của khoa Luật, trường Đại
học KHXH&NV năm 1998; Giáo trình Luật kinh tế của trường Đại học
Luật Hà Nội năm 1997; bài "Ảnh hưởng c h ế định quyền tài sản trong Bộ

Luật Dân sự đối với Luật Công ty hiện hành'' của tác giả Nguyễn Hoàng
Anh đăng trên Diễn đàn doanh nghiệp số 20, 21/1996; bài "Mối quan hệ
giữa cấu trúc vốn của công ty với sự hình thành và phát triển cúa thị trường
chứng khoán", bài viết "Công ty cổ phần cố phải ỉà giải pháp hoàn chỉnh"
của PGS.TS Lê Hồng Hạnh, Tạp chí Luật học, số 4, 5/1996; "Đánh giá tổng
kết luật công tỵ" của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tháng
4/1998; bài "Quyền tự chủ về vốn và tài sản của doanh nghiệp nhà nước"
của TS Nguyễn Như Phát, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3/1999; bài
"Về những điểm mới của Luật Doanh nghiệp'' của TS Trần Đình Hảo, Tạp
chí Nhà nước và pháp luật, số 8/1999; bài "Điều hành và giám sát công ty ở


8

M ỹ và Nhật Bản" của Nobuyuki Yasuda và Trần Thị Lệ Thủy, Tạp chí Nhà
nước và pháp luật, số 1/2000; bài "Thấy gì qua hơn 6 tháng thực hiện Luât
Doanh nghiệp" của TS Dương Đăng Huệ, Báo Pháp luật, chuyên đề tháng

8/ 2000 ...
Nội dung và kết quả nghiên cứu trong hầu hết các công trình nghiên
cứu trên cho thấy, các tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề chung
nhất mang tính nguyên tắc về công ty như thủ tục thành lập, điều hành quản
lý, quyền và nghĩa vụ của công ty, cấu trúc vốn trong hoạt động công ty...
Theo đó, vấn đề sở hữu tài sản của công ty đối vốn, ít nhiều đã được đề cập
trong những công trình này ở những phương diện chung nhất và dường như
chưa phải là trọng tâm nghiên cứu của các công trình đó hay là đối tượng
của các cuộc tranh luận khoa học. Ngay trong luận văn thạc sĩ luật học của
tác giả về đề tài "Quyền sở hữu tài sản của công ty", cũng mới chỉ là những
nghiên cứu luận giải bước đầu về mối quan hệ giữa sở hữu và chuyển dịch
§ở hữu của thành viên với công ty và giữa thành viên với thành viên đối với

khối tài sản mà họ góp vào công ty hoặc bước đầu nêu lên một số đặc điểm
của căn cứ xác lập quyền sở hữu của công ty đối vốn v.v... Luận văn cũng
đã chỉ ra những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu luận giải chi tiết hơn
và sâu hơn. Nói một cách khác, những khía cạnh chi tiết về sự điều chỉnh
pháp luật đối với việc xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản
của công ty đối vốn ở nước ta còn đang ở trạng thái "ngỏ", ở nhiều phương
diên cần có sự tiếp tục nghiên cứu luận giải của khoa học pháp lý.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm phân tích và luận giải cơ sở
lý luận và thực tiễn về quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nước ta xét
theo các căn cứ xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công
ty từ phương diện hình thành, tồn tại và chấm dứt hoạt động của công ty.


9

Từ việc phân tích khái niệm, đặc điểm quyền sở hữu tài sản của
công ty đối vốn, luận án phân tích các căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản
của công ty đối vốn từ việc góp vốn, từ các khoản vay, từ lợi nhuận của
công ty và từ các nguồn khác.
Từ nghiên cứu nguồn gốc và căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản của
công ty đối vốn, luận án phân tích những nội dung và phương thức thực thi
quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn. Thông qua đó, luận án phân tích
để làm rõ ai là người thực thi quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn, mức
độ và phạm vi chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó.
Để nghiên cứu tổng quan quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn,
luận án cũng phân tích và luận giải những căn cứ pháp lý nhằm chấm dứt
quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn trong các trường hợp theo ý chí của
chủ sở hữu và trong các trường hợp giải thể và phá sản công ty đối vốn...
Thực hiện mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ nghiên cứu

sau đây:
- Nghiên cứu về mặt lý luận nguồn gốc, căn cứ xác lập, thực hiện và
chấm dứt quyền sở hữu tài sản của cồng ty đối vốn. Việc nghiên cứu này
phải xuất phát từ những đặc trưng pháp lý của các quan hệ liên kết, hùn
vốn theo hình thức công ty đối vốn. Từ đó rút ra những đặc điểm pháp
lý của phương thức chuyển dịch sở hữu và cơ chế thực thi quyền sở hữu
theo từng loại hình công ty đối vốn là công ty trách nhiệm hữu hạn và công
ty cổ phần.
- Nghiên cứu nội dung của pháp luật hiện hành ở Việt Nam về
quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn và việc vận dụng các quy định đó
trong thực tiễn, qua đó rút ra những điểm bất cập của pháp luật cần phải có
hướng hoàn thiện. Việc nghiên cứu này có so sánh với Luật Công ty năm
1990 của Việt Nam và pháp luật công ty của một số nước.


10

- Đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam đối
với việc xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối
vốn ở nước ta.
4. Đỗi tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là quyền sở hữu tài sản của công
ty đối vốn ở nước ta, cụ thể là sẽ nghiên cứu quá trình xác lập, thực hiện và
chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn.
- Phạm vi nghiên cứu của luận án: Luận án được nghiên cứu trong
phạm vi lý luận chung của quốc tế về quyền sở hữu tài sản của công ty đối
vốn và thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về loại hình quyền sở hữu
này. Quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn là một vấn đề phức tạp.
Nghiên cứu một cách đầy đủ về nó cần phải bao quát cả quá trình xác lập,
tliực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn dưới cả

giác độ kinh tế và pháp lý. Với mục đích nghiên cứu được đặt ra ở trên, luận
ấn giới hạn tập trung nghiên cứu những vân đề có tính nguycn tắc và chung
nhất về quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn như: các quan hệ xác lập,
thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn dưới giác độ
pháp lý về mặt lý luận và bước đau đối chiếu với thực tiễn điều chỉnh pháp
luật hiện hành về quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nước ta. Cụ thể,
luận án đề cập căn cứ xác lập, việc thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài
sản của công ty đối vốn theo Luật Doanh nghiệp 1999 và các luật liên quan
khác. Đó là việc xác lập, thực thi và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của
công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.
Tác giả của luận án cũng ý thức được rằng: trong khuôn khổ của
một luận án tiến sĩ luật học, không có điều kiện và không thể luận giải mọi
khía cạnh và phương diện về quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở
nước ta. Vì vậy có những vấn đề khác chẳng hạn như: vấn đề xác lập quyền
sở hữu tài sản của công ty đối vốn từ quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp


]1

nha nước, công ty đối vốn theo quy định của luật đầu tư nước ngoài v.v... là
những vấn đề đặc thù và phức tạp cần phải được tiếp tục nghiên cứu, luận
giai một cách chuyên biệt ở các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý
tiếp theo sau này.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm cơ
bản của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới nhằm xây dựng
và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế
thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Luận án vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhất là quan điểm về vai trò quyết định của

kii h tế đối với pháp luật và vai trò sáng tạo của pháp luật đối với sự phát
triến kinh tế. Đồng thời, tác giả đã đặc biệt chú ý đến việc vận dụng các
ph-Tơng pháp phân tích, tổng hợp so sánh, đối chiếu, diễn giải quy nạp... để
nghiên cứu nội dung luận án.
6. Những đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa thực tiễn của
luỉn án
Với mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra, nội dung của luận án sẽ đưa ra
nhĩng vấn đề mới sau:
- Lần đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận và
thưc tiễn điều chỉnh pháp luật về quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở
nư?c ta.
- Chỉ ra một số quy định bất cập trong các văn bản pháp luật thực
địrh của Việt Nam về quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn.
- Đưa ra một số kiến nghị về phương hướng và giải pháp nhằm hoàn
thiện pháp luật Việt Nam về căn cứ xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở
hữi tài sản của công ty đối vốn ở nước ta.


12

Tác giả luận án hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc nâng cao ý
thức pháp luật về một vấn đề mới là thực thi quyền sở hữu tài sản trong cơ
chế tổ chức và vận hành của công ty đối vốn trong nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam hiện nay. Đồng thời, trong quá trình hoàn thiện pháp luật về công
ty, sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu tài sản của công
ty đối vốn là nhằm đáp ứng yêu cầu linh hoạt và năng động cũng như bảo
đảm an toàn trong việc chuyển dịch quyền sở hữu tài sản của các chủ thể
kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.
7. Kết cấu của luận án
Từ cách đặt vấn đề, xác định mục đích và nhiệm vụ của đề tài như

trình bày ở trên, luận án được bố cục như sau: Ngoài mở đầu, kết luận và
danh mục tài liệu iham khảo, nội dung luận án được chia làm ba chương.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quyền sở hữu tài sản của
công ty đối vốn.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về xác lập, thực hiện và chấm dứt
quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở Việt Nam.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về
quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở Việt Nam.
Tác giả mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của các thầy giáo,
cô giáo và các bạn đồng nghiệp đối với bản luận án này để công trình
nghiên cứu được đầy đủ và toàn diện hơn.


13

Chương 1
MỘT SỐ VÂN ĐỂ LÝ LUẬN c ơ BẢN
VỂ QUYỂN SỞ HỮU TÀI SẢN CỦA CÔNG TY Đ ố i VỐN

1.1. QUYỂN SỞ H ữ ll TÀI SẢN CỦA CÔNG TY Đ ố i VỐN

1.1.1. Điều kiện kinh tê - xã hội chi phối sự ra đời của việc liên
kết hùn vốn và hình thành sở hữu tài sản của công ty đối vốn
Công ty nói chung và công ty đối vốn nói riêng ra đời, tổn tại và
phát triển trong những điều kiện lịch sử và kinh tế - xã hội nhất định. Lịch
sử phát triển của công ty gắn với lịch sử phát triển của các hoạt động
thương mại và sự phát triển của lực lượng sản xuất với những tiến bộ về kỹ
thuật và công nghệ ngày càng hiện đại.
Sự phát triển của các hoạt động thương mại đòi hỏi phải có sự liên
kết hùn vốn của các thương gia với nhau để buôn bán. Sự phát triển của lực

lượng sản xuất đến một mức độ nhất định đòi hỏi nhu cầu tích tụ và tập
trung tư bản lớn, theo Các Mác:
Tích lũy - tức là sự tăng dần tư bản nhờ tái sản xuất chuyển
từ hình thức vận động hình xoáy trôn ốc - là một phương thức hết
sức chậm chạp so với sự tập trung là cách chỉ cần thay đổi sự bô tri về
lực lượng của các bộ phận gộp thành tư bản xã hội. Nếu như cứ phải
chờ đến khỉ tích lũy làm cho s ố tư bản riêng lẻ lớn lên đến mức có thể
đảm đương được việc xây dựng đường sắt thì có lẽ đến ngày nay th ế
giới cũng vần chưa có đường sắt [8, tr. 119].
Sự phát triển của lực lượng sản xuất đòi hỏi tất yếu khách quan phải
tích lũy tư bản để tái sản xuất và mở rộng sản xuất. Cũng chính nhu cầu huy
động vốn cho hoạt động kinh doanh đã thúc đẩy các nhà tư bản phải tìm


14

đến những hình thức tổ chức kinh doanh mới "qua các công ty cổ phần, sự
tập trung đã thực hiện được việc đó trong nháy mắt" [8, tr. 119]. Công ty cổ
phần có khả năng thu hút vốn nhanh chóng và khả năng thanh khoản cao
nhầm đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và bảo đảm an toàn hoạt động kinh
doanh của nhà tư bản. Sự hùn vốn theo hình thức công ty chính là nhằm đáp
ứng yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế. Hơn nữa, nền kinh tế ngày càng phát
triển thì càng có nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực kinh doanh mới, tạo ra
những cơ hội và khả năng thu hút nhà đầu tư tìm đến những miền đất mới
để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn trong những ngành nghề mà họ đang tiến
hành hoạt động kinh doanh.
Sự liên kết hùn vốn theo những hình thức pháp lý nhất định cũng sẽ
giúp nhà tư bản đầu tư với các nhà tư bản khác trong nhiều ngành nghề,
nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự liên kết đó giúp các nhà tư bản tập trung được
trí tuệ, khả năng và kinh nghiệm để quản lý kinh doanh tốt hơn, sẽ phân tán

được những rủi ro có thể xảy ra.
Như vạy, chính nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đã đòi hỏi cần có
sự liên kết, hùn vốn. Đồng thời về mặt chủ quan, các nhà đầu tư muốn liên
kết, hùn vốn để chia sẻ những gánh nặng rủi ro (nếu có) trong hoạt động
kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Sự ra đời của những quan hệ
liên kết, hùn vốn đã đáp ứng được một phần nhu cầu khách quan của quá
trình huy động, bảo toàn và phát triển vốn trong hoạt động kinh doanh đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chính từ vai trò, vị trí cũng như sự
tồn tại và phát triển của các quan hệ liên kết, hùn vốn trên thương trường
đòi hỏi phải có những hình thức pháp lý thích hợp để điều chính các quan
hệ đó. Lúc này, các chủ sở hữu không chỉ tác động vào tài sản một cách
trực tiếp, mà còn thông qua người khác để khai thác lợi ích từ tài sản. Để
"không bỏ tất cả trứng vào một giỏ", họ có thể kinh doanh nhiều ngành
nghề khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc góp vốn, mua cổ phiếu,


15

mua trái phiếu ở nhiều công ty khác nhau giúp chủ sở hữu vốn khai thác
được khả năng sinh lời tối đa của đồng vốn, đồng thời phân tán được rủi ro
và bảo đảm an toàn đồng vốn của họ.
Theo các nhà nghiên cứu, để có hình thức tồn tại tương đối hoàn
thiện và đa dạng như ngày nay, những hình thức pháp lý đó đã trải qua quá
trình phát triển lâu dài. Những hình thức pháp lý của sự liên kết hùn vốn
xuất hiện sơ khai từ thời kỳ La Mã, được hoàn thiện dần ở châu Âu vào thế
kỷ XIII, tiến tới có mô hình hoàn chỉnh vào thế kỷ XVII và được phát triển
mạnh từ cuối thể kỷ XIX đến nay. Từ nhu cầu của các chủ sở hữu vốn, trên
thực tế của hoạt động kinh doanh đã xuất hiện nhiều loại liên kết. Mỗi một
loại liên kết đều phải đáp ứng việc khai thác lợi ích từ tài sản của chủ sở
hữu (tức khả nâng sinh lời từ đồng vốn). Sự sinh lời đó phải được pháp luật

thừa nhận và được bảo đảm an toàn về mặt pháp lý. Vì vậy, pháp luật phải
cú cơ chế điều chỉnh thích hợp đối với mỗi hình ihức liên kết. Ngay trong
luât La Mã, ngưừi ta đã thấy xuất hiện các chế định về liên kết hợp đồng, về
các quan hệ nợ nần giữa các thương gia, đặc biệt nội dung cơ bản của chế
định về sở hữu vẫn còn giá trị pháp lý cho đến ngày nay. Trong chế định về
liên kết "Luật La M ã chia thành hai loại liên kết khác nhau là Societas và
Universỉtas. Universitas là mô hình và các ý tưởng đ ể sinh ra lý thuyết về
pháp nhân" [36, tr. 113]. Trong giao dịch với bên thứ ba. Ưniversitas có
năng lực pháp lý độc lập, nó có tài sản riêng độc lập với tài sản của thành
viên, tự chịu trách nhiệm về những khoản nợ, tham gia tố tụng với tư cách
là nguyên đơn hoặc bị đơn, sự thay đổi thành viên không làm ảnh hưởng
đến địa vị pháp lý của Universitas. Ngược lại, Societas không phải là một
thực thể pháp lý độc lập, nó không có tài sản riêng, trong các quan hệ nợ
nần từng thành viên phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của mình và họ
cùng tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn. Do đó, "sự
thay đổi thành viên của Societas là lý do đ ể giải thểSocietas" [36, tr. 114].


16

Như vậy, trong nền kinh tế có những hình thức khác nhau để các chủ sở hữu
có thể hoặc là trực tiếp kinh doanh khai thác lợi ích từ tài sản của mình
hoặc là thông qua những hình thức liên kết giản đơn được điều chỉnh bằng
luật Dân sự. Sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi phải có các hình thức mới
cho các chủ sở hữu vốn và tài sản có thể chuyển giao và thông qua người
khác (cá nhân hoặc tổ chức) kinh doanh khai thác và mang lại lợi ích từ tài
sản cho chính mình. Quả thật "mỗi khi sự phát triển của công thương
nghiệp tạo ra những hình thức giao tiếp mới, chẳng hạn như công ty bảo
hiểm.v.v thì pháp luật buộc phải luôn luôn chấp nhận đó là những hình
thức mới của việc chiếm hữu" [10, tr. 93].

Đáp ứng đòi hỏi của hoạt động kinh doanh đã xuất hiện nhiều hình
thức pháp lý điều chỉnh sự liên kết giữa các chủ sở hữu vốn. Vào khoảng
thẻ kỷ thứ XIII ở châu Âu đã xuất hiện các loại hình công ty đối nhân trong
linn vực thương mại ở một vài thành phố. Các hội hợp tư (Commenda) là
tiền thân của công ty hợp vốn đơn giản và công ty nặc danh ngày nay, theo
đó những người góp vốn (Commendator) chuyển tiền hoặc hàng hóa cho
người kinh doanh (Tractato) để cùng tiến hành hoạt động kinh doanh. Sự
liên kết (Societar ỷratrum) giữa các thương gia trong hoạt động kinh doanh
đòi hỏi phải có hình thức pháp lý thích hợp điều chỉnh. Hình thức hợp danh
ra liời dựa trên cơ sở liên kết về nhân thân giữa các thành viên mà khởi thủy
của nó là kinh tế gia đình. Khi các thương gia chết, con cái của họ cùng
nhau tiếp tục kinh doanh và cùng bình đẳng với nhau. Với hình thức pháp lý
công ty hợp danh, tất cả các thành viên tham gia đều liên đới chịu trách
nh ệm vô hạn về các khoản nợ của công ty. Vì không có sự tách bạch tài
sảr đưa vào hợp danh với phần tài sản thuộc sở hữu của thành viên nên khi
thực hiện hành vi góp vốn, các thành viên hợp danh không nhất thiết làm
thỉ. tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty. Khi tiến hành kinh doanh
"thành viên công tỵ nhân danh công ty đ ể kinh doanh. Đ ể tham gia vào mô


17

hình công ty này, các thành viên phải có tư cách thương gia và phải ghi tên
vào sô thương m ại” [36, tr. 183]. Mặc dù công ty hợp danh là thực thể độc
lập nhưng các thành viên liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với các
khoản nợ của công ty. Vì vậy, sự phá sản của thành viên rất có thể là lý do
kéo theo sự phá sản của công ty, đây chính là hạn chế của mô hình hợp
danh, đặc biệt là đối với các hoạt động kinh tế đòi hỏi phải có sự huy động
vốn lớn hơn và sự tồn tại của thực thể kinh tế mang tính lâu dài. Khắc phục
hạn chế này, hình thức hợp vốn đơn giản xuất hiện. Đây là hình thức mà

thành viên tham gia được chia làm hai nhóm: nhóm thành viên góp vốn và
nhóm thành viên nhận vốn, trong đó nhóm thành viên góp vốn chịu trách
nhiệm hữu hạn, còn nhóm thành viên nhận vốn có ít nhất một thành viên
chịu trách nhiệm vô hạn (thành viên này phải có tư cách thương nhân). Tính
chịu trách nhiệm vô hạn cua thành viên nhận vốn tạo cho họ một địa vị
pháp lý ưu việt hơn các thành viên góp vốn. Họ có quyền quản lý công ty,
trực tiếp điều hành công ty và đại diện cho công ty trong các quan hệ với
bên ngoài.
Sư ra đời của hình thức hợp vốn đơn giản lúc đầu để đáp ứng nhu
cầu của những người có vốn, muốn kinh doanh kiếm lời song lại không
muốn xuất hiện với tư cách là một thương nhân trước công chúng. Mặt
khác, một số thương nhân muốn kinh doanh nhưng lại lo ngại tính chịu
trách nhiệm liên đới vô hạn của hình thức hợp danh. Theo các tác giả người
Pháp, mầm mống của hình thực hợp vốn đơn giản xuất hiện thịnh hành ở
một số tỉnh thuộc Italia do sự thúc đẩy của nhu cầu về thương mại hàng hải.
Năm 1673 ở Pháp đã có luật quy định về hình thức hợp vốn này.
Hiện nay trên thế giới, hình thức hợp vốn đơn giản ít tồn tại và
thông thường đó là công ty hợp danh cũ buộc phải chuyển sang hình thức
này khi có một thành viên qua đời nhằm tạo điều kiện cho người thừa kế
chưa thành niên trở thành người góp vốn vì các thành viên trong công ty


18

hợp danh phải là những thương nhân có đủ năng lực mà pháp luật quy định.
Ngoài hình thức hợp vốn đơn giản ở một số nước còn có công ty hợp vốn cổ
phần. Đây là loại hình hợp vốn mà các thành viên được chia thành hai
nhóm: 1) Nhóm của những người góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm về nợ
nần của công ty bằng số vốn đã góp, được hưởng phần lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh của công ty, tuy nhiên khác với các với thành viên góp

vốn trong công ty hợp vốn đơn giản, ở đây việc góp vốn của họ không còn
đơn giản nữa mà đã được thể hiện dưới hình thức các cổ phần. Người sở hữu
cổ phần là các cổ đông. Vì thế có thể coi đây là một dạng công ty "hybride"
(Irộn lẫn giữa công ty đối nhân và công ty cổ phần). 2) Nhóm còn lại hay ít
nhất còn một thành viên (thành viên nhận vốn) phải chịu trách nhiệm vô
hạn về các khoản nợ của công ty. Chính vì đặc điểm trộn lẫn này mà công
ty hợp vốn theo cổ phần có những đặc điểm của cả công ty đối nhân và
công ty cổ phần.
Sự liên kết về vốn ra đời muộn hơn vào khoảng đầư thế kỷ XVII.
Hình thức hợp vốn là tiền đề làm xuất hiện công ty đối vốn. Đây là loại
hình công ty trong đó mối quan hệ của các thành viên được xác định dựa
vào tỷ lệ vốn góp. Lúc đầu có thể góp vốn theo tỷ lệ xác đinh, nhưng về sau
sẽ có nhiều thang bậc khác nhau. Những người góp vốn với tỷ lệ cao sẽ
được hưởng phần lớn hơn lợi nhuận của công ty. Do vậy, cần phải có mô
hình tổ chức quản lý với những thang, bậc khác nhau về quyền lực tạo lập
từ việc góp vốn và nhu cầu của các thành viên tham gia công ty. Với các
quy định của Dân luật truyền thống về quyền sở hữu và tài sản đã trở nên
hạn hẹp. Chẳng hạn đối với tài sản, chủ sỏ' hữu sẽ trực tiếp khai thác lợi ích
thông qua việc thực hiện ba quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.
Sự điều chỉnh này không thể thỏa mãn được nhu cầu của chủ sở hữu góp
vốn để thành lập một tổ chức kinh tế và thông qua tổ chức đó để khai thác
lợi ích từ tài sản góp vốn của mình. Cần phải có một cơ chế điều chỉnh sao


19

cho lợi ích của tổ chức kinh tế phù hợp với lợi ích của các chủ sở hữu tham
gia góp vốn. Vấn đề đặt ra là sau khi góp vốn, chuyển giao quyền sở hữu tài
sản cho công ty, các thành viên được xác lập quyền lực nào đối với công ty
và từ thời điểm nào? theo hình thức nào? và ở mức độ nào? Vượt lên trên sự

điều chỉnh chật hẹp của dân luật và xuất phát từ những nguyên tắc của dân
luật truyền thống, Luật Công ty ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi
kinh tế xã hội ấy.
Luật công ty hiện đại ra đời cùng với thời kỳ tự do hóa tư sản nhằm
đáp ứng đòi hỏi của hoạt động kinh doanh. Các thành viên tham gia công ty
có thể thỏa thuận cơ chế kiểm soát, điều hành quản lý công ty. Mục đích
đạt ra đối với cơ chế kiểm soát, điều hành quản lý công ty là nhằm đảm bảo
rằng số vốn được góp của họ bỏ ra sẽ có khả năng sinh lời, sẽ được bảo đảm
an toàn pháp lý và trong những trường hợp cần thiết họ sẽ lựa chọn mô hình
hội vốn theo hình thức công ty cổ phần để có khả năng chuyển đổi linh hoạt
(khả năng thanh khoản) đáp ứng nhu cầu của chỉ) sở hữu tài sản. Những
người có vốn và tài sản sẽ cân nhắc các ưu thế và hạn chế của các hình thức
pháp lý khác nhau về công ty để lựa chọn một hình thức phù hợp. Chẳng
hạn, họ chọn mô hình công ty đối vốn vì đây là một thực thể pháp lý được
giới hạn sự rủi ro tài chính của chủ sở hữu trên số vốn đã đầu tư. Hoặc
những người hội vốn muốn tự định ra cơ chế quyền lực thì thành viên hội
vốn phải là những người quen biết nhau, hiểu được khả năng, kinh nghiệm
của nhau và số lượng thành viên tham gia thường ít. Họ sẽ thỏa thuận và
phân công nhau đảm nhiệm việc quản lý và điều hành công ty. Do đó, mô
hình công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ là phù hợp với họ. Hoặc, trong trường
hợp nhu cầu kinh doanh cần hội vốn công cộng thì các chủ sở hữu vốn sẽ
lựa chọn mô hình công ty cổ phần. Căn cứ vào ưu thế và hạn chế của hội
vốn công cộng mà cấu trúc quyền lực trong công ty cổ phần khác với công
ty trách nhiệm hữu hạn. Trước hết, hội vốn công cộng cho phép công khai


20

huy động vốn bằng cách bán cổ phiếu cho dân cư và công khai vay vốn
bằng cách phát hành trái phiếu. Trong số những người mua bán cổ phiếu

(trái phiếu) sẽ có những người không hiểu biết về kinh doanh, vì vậy để họ
tin tưởng việc đầu tư vốn của họ được bảo đảm an toàn và có khả nãng sinh
lời thì phải có cơ chế để các thành viên lựa chọn trong số họ những người
có khả nãng, có uy tín để bầu vào bộ máy quản lý và điều hành công ty.
Hơn nữa, để đáp ứng tính linh hoạt của hoạt động kinh doanh và sự mềm
dẻo trong việc sử dụng vốn, người hội vốn đã thỏa thuận mức độ quyền lực
đối với từng loại cổ phần. Ví dụ, sở hữu cổ phiếu ưu đãi biểu quyết có nhiều
quyền lực trong quản lý điều hành hơn so với cổ phiếu ưu đãi cổ tức hoặc
cổ phiếu phổ thông. Như vậy, lựa chọn mô hình công ty trách nhiệm hữu
hạn hay công ty cổ phần là việc của chu sở hữu vốn và tài sản. Mức độ điều
chỉnh của pháp luật cũng tùy thuộc vào tính chất hội vốn mà đưa ra những
quy phạm tùy nghi, quy phạm hướng dẫn hay quy phạm mệnh lệnh. Chẳng
hạn, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình công ty mà sự hình
thành ngoài yếu tố hội vốn, các thành viên còn quan tâm đến việc trực tiếp
điều hành, quản lý công ty. Vì vậy, công ty trách nhiệm hữu hạn không
phải điều chỉnh bởi nhiều quy định pháp luật có tính chất bắt buộc như
công ty cổ phần. Khác với công ty trách nhiệm hữu hạn, sự ra đời của công
ty cổ phần từ nhu cầu hội vốn công cộng. Việc công khai gọi vốn trong
công chúng dễ tạo ra sự lạm dụng hoạt động công ty để lừa đảo, đầu cơ, để
thâu tóm quyền lực v.v... Vì vậy, mức độ điều chỉnh của pháp luật đối với
công ty này ngay từ quá trình thành lập đã phải ràng buộc bởi những quy
định mang tính bắt buộc, ví dụ quy định tư cách của sáng lập viên, quy định
về điều kiện gọi vốn hoặc quy định tổ chức quyền lực trong công ty. Theo
quy định của pháp luật một số nước, cơ chế quyền lực này sẽ quyết định về
tổ chức và cấu trúc quyền lực công ty, các công ty hoạt động theo luật tư và
chịu rất ít sự giám sát của nhà nước. Ngay Bộ Luật Thương mại (Code de


21


Commerce) Pháp năm 1807 đã thể chế các quan điểm tự do hóa trong kinh
doanh. Việc thành lập công ty xuất phát từ lợi ích của nhà đầu tư, nhà nước
chỉ thừa nhận sự ra đời của công ty khi có những điều kiện hợp lệ. Song để
bảo vệ lợi ích của thành viên góp vốn và an toàn của hoạt động kinh doanh,
về sau nhiều nước ở châu Âu ban hành luật Thương mại quy định việc
ihành lập công ty cần giấy phép của Nhà nước. Đến năm 1870, hầu hết các
nước đều bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép thành lập công ty. Công dân hoàn
toàn có quyền tự do thành lập và hoạt động công ty. Nhà nước chỉ đưa ra
một số quy định bắt buộc. Ví dụ: công ty có nghĩa vụ đăng ký tại tòa án
trước khi hoạt động, tòa án căn cứ vào lời khai của người thành lập công ty
và kết quả thẩm định của các chuyên gia kiểm toán độc lập để đăng ký theo
các quy định của pháp luật. Do sự tự do hóa hoạt động kinh doanh nên đã
xảy ra nhiều vụ lừa đảo lớn trong công chúng. Vì vậy, nhà nước đã hoàn
thiện thêm các quy phạm bắt buộc để hạn chế lừa đảo trong kinh doanh
(heo hình thức công ty đối vốn.
Như vậy, xuất phát từ tính chất iiên kết và đặc điểm hội vốn mà xuất
hiện công ty đối vốn là loại hình công ty thỏa mãn đa dạng lợi ích và nhu
cầu của thành viên góp vốn, đồng thời nó phải đáp ứng được tính linh hoạt,
sự mềm dẻo trong quá trình sử dụng vốn của họ. Chính nhu cầu này đòi hỏi
sự điều chỉnh của pháp luật phải "hình thức hóa" ở những mức độ khác
nhau, để bảo đảm quyền lợi cho các chủ sở hữu vốn và tài sản, đồng thời
bảo đảm hoạt động của một thực thể pháp lý được thừa nhận có tư cách độc
lập tham gia vào thương trường kinh doanh là công ty đối vốn.
Quá trình phát triển của lịch sử về sự liên kết, hùn vốn và sự ra đời
của công ty đã cho thấy luật công ty thuộc về luật tư, sự phát triển của nó
gắn liền với lịch sử phát triển thương mại. Nhà nước ngày càng hạn chế sự
can thiệp trực tiếp vào hoạt động của công ty, không duy trì chế độ cấp giấy
phép thành lập hay giấy phép hoạt động mà chỉ quy định các công ty chỉ có



22

nghĩa vụ đăng ký để được ghi tên vào danh bạ thương mại. Hầu hết luật
pháp các nước đều thừa nhận tư cách pháp lý của công ty đối vốn từ thời
điểm thực hiện xong thủ tục đăng ký kinh doanh và được cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh. Từ thời điểm này, công ty có tư cách pháp nhân,
có tài sản riêng tách bạch với tài sản của các thành viên tham gia công ty.
Các thành viên chỉ chịu trách nhiệm bằng phần vốn tham gia vào công ty,
còn công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản thuộc
sở hữu của công ty. Vậy quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn là gì?
1.1.2. Khái niệm quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn
Quyền sở hữu được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật shi
nhận, điều chỉnh và bảo vệ trạng thái chiếm hữu của cải vật chất của những
chủ thể nhất định. Công ty đối vốn là một pháp nhân, là một trong những
chủ sở hữu tài sản được pháp luật ghi nhận. Vì vậy, quyền sở hữu tài sản
công ty đối vốn là tổng hợp các quy phạm pháp luật ghi nhận, diều chỉnh
VÙ bảo vệ trạng thái chiếm hữu những tài sản thuộc cồng tỵ. Việc ghi nhạn,
điều chỉnh và bảo vệ trạng thái chiếm hữu tài sản của công ty nhằm: thứ
nhất, xác nhận khả năng sở hữu tài sản và xác nhận về mặt pháp lý trạng
thái thực tế của công ty trong việc chiếm hữu các tài sản của mình; thứ hai,
pháp luật xác định quyền hạn của công ty trong việc chiếm hữu, sử dụng và
định đoạt đối với tài sản; thứ ba, pháp luật xác định những biện pháp bảo vệ
quyền sở hữu tài sản của công ty trước những chủ thể khác. Hiểu theo nghĩa
Khách quan như trên thì quyền sở hữu tài sản của công ty thuộc đối tượng
điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau như Luật Nhà nước, Luật Hành
chính, Luật Dân sự, Luật Tài chính, Ngân hàng, Luật Đất đai. Ví dụ luật
Nhà nước công nhận và bảo vệ về hình thức sở hữu của tổ chức (công ty một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân). Luật Dân sự quy định căn cứ xác
lập và chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của pháp nhân (công ty đối
vốn là một pháp nhân) và quy định các quyền năng của chủ sở hữu và



23

những người khác đối với tài sản. Những ngành luật khác như luật Đất đai,
luật Tài chính, Ngân hàng, luật Công ty quy định các phương thức xác lập,
thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối với các loại tài
sản cụ thể; luật Dân sự, luật Hành chính, luật Hình sự quy định các biện
pháp bảo vệ quyền sở hữu tài sản của công ty.
Theo Đại từ điển kinh tế thị trường của Viện nghiên cứu và phổ biến
tri thức bách khoa thì "quyền sở hữu là một loại trong vật quyền dân luật,
chỉ quyên chiếm hữu, quyền sử dụng, thu lợi, phân xử vật sở hữu của mình
vá loại bỏ sự can thiệp của người khác, của chủ th ể dân sự trong phạm vi
quy định của pháp luật" [17, tr. 1952]. Theo khái niệm này, thì quyền sở hữu
tài sản của công ty là một loại vật quyền theo đó công ty có quyền chiếm
hữu, sử dụng, thu lợi và phân xử (định đoạt) tài sản của công ty. Vì vậy,
"quyền sở hữu tài sản của công tỵ mang những đặc trưng chung của vật
quyền" [17, tr. 1951] và còn có những đặc trưng riêng như: 1) Công ty có
toàn quyền chi phối tài sản của công ty thông qua các quyền năng chiếm
hữu, sử dụng, thu lợi và định đoạt đối với tài sản; 2) Quyền sở hữu tài sản
của công ty là cơ sở để công ty thực hiện quyền sử dụng và quyền đảm bảo
tài sản; 3) Quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn là loại vật quyền có
tính chất năng động, quyền năng của nó có thể tách ra và trở về với công ty
trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Theo khái niệm trên thì quyền sở hữu tài sản của công ty chỉ được
hiểu với nội dung đồng nghĩa với quyền năng của chủ sở hữu (công ty với
tư cách là chủ sở hữu). Vấn đề hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận là: với ba
quyền năng: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt liệu đã đủ với chủ sở hữu chưa?
Với ba quyền năng đó có thể chứng tỏ đặc điểm pháp lý của quyền chủ sở
hữu và phân biệt nó với quyền năng của những chủ thể khác không? Vấn đề
là trong lý luận cũng như trong thực tiễn, trong nhiều trường hợp các chủ

thể khác không phải là chủ sở hữu cũng có những quyền năng đó, không


24

chỉ từng quyền năng riêng biệt mà kể cả tập hợp ba quyền năng nêu trên.
Tôi đổng ý với quan điểm cho rằng, "tự bản thản quyền năng trong mọi
trường hợp chưa đủ đê khái quát nội dung quyền sở liữu. Hơn nữa, s ẽ là sai
lấm liêu COI đó là khả năng đúng duy nhất đ ể th ể hiện quyền hạn của chủ s ỏ

hưu" [56, tr. 24]. Ngay trong luật La Mã cổ đại cũng không quy định quyền
của chủ sở hữu "đóng kín" ở ba quyền năng nêu trên. Cùng với quyền sở
hữu, thời bấy giờ trong luật La Mã đã quy định quyền chiếm hữu, quyền sử
dụng là những loại vật quyển hoàn toàn độc lập.
Tiếp nhận hạt nhân hợp lý của luật La Mã, pháp luật của các nước
như Pháp, Đức, Nhật Bản... quy định về quyền sở hữu tư nhân thiêng liêng,
luyệt đối và quy định về các loại vật quyền của các chủ thể khác nhau
(quyền sử dụng, quyền địa dịch...). Chẳng hạn Điều 344 Bộ luật dân sự
Pháp quy định "Quyền sỏ hữu là quyền thụ hưởng và định đoạt tài sản một
cách tuyệt đối với điều kiện không được sử dụng quyền này trái với quy
định của pháp Iuât. Pháp luật Anh, M ỹ cũng liệt kê ì ì quyển nâng của chủ
sỏ hữu" [56, tr. 24]. Ngoài ra, trên thực tế khả năng kếí hợp các loại quyền
năng trên sẽ còn nhiều phương án với cùng một tài sản. Vậy, quyền sở hữu
có những đặc điểm riêng để phân biệt nó với các loại vật quyền khác. Cũng
như đặc điểm pháp lý của quyền sở hữu nói chung, quyền sở hữu tài sản của
công ty đối vốn không phải chỉ thể hiện ở số lượng ba quyền năng của chủ
sở hữu, hoặc ở nội dung ba quyền năng, mà còn thể hiện ở bản chất của
những quyền năng đó. Trên thực tế, nội dung các quyền chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt luôn gắn liền với chủ sở hữu, nó cũng có thể tách rời khi
nền kinh tế phát triển đến một trình độ nhất định. Sự tách rời nội dung của

quyền sở hữu trải qua một quá trình, ban đầu khi nền kinh tế còn ở trình độ
thấp, chủ sở hữu tài sản là người chiếm hữu, người sử dụng, người định đoạt
tài sản một cách trực tiếp. Khi nền kinh tế phát triển, đặc biệt trong thời kỳ
sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa, nhà tư bản với tư cách là người chiếm


25

hữu tư bản đồng thời cũng là người chủ kinh doanh, thì lúc này các quyền
năng của quyền sở hữu có thể gắn liền với chủ sở hữu, nó cũng có thể tách
rời chủ sở hữu. Ví dụ người sở hữu tài sản sử dụng tài sản của mình để trực
liếp kinh doanh hoặc thông qua người khác kinh doanh. Trong những trường
hợp như vậy, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tách rời
nhau. Theo Mác, lúc này "Tư bản sở hữu tách rời tư bản hoạt động, hay tư
bản hoạt động tách rời tư bản chức năng". Trong quá trình phát triển của
nền sản xuất hàng hóa, quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất là tiền đề làm
phát sinh, tồn tại quan hệ hàng hóa tiền tệ; nó quy định địa vị của con người
trong xã hội có giai cấp; nó cũng là tiêu chí để đánh giá sự tiến bộ của xã
hội. Sự biến đổi của quan hệ sở hữu vừa là kết quả, vừa là điều kiện cho sự
phát triển của lực lượng sản xuất, vừa là hình thức xã hội để thúc đẩy hoặc
kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Vì vậy, bất cứ một sự thay
đổi nào của quan hệ sở hữu đều là kết quả tất yếu, khách quan tạo nên lực
lượng sản xuất mới.
Từ nhận thức như vậy, tôi đồng ý với quan điểm cho rằng, theo
nghĩa chủ quan ''quyền sở hữu là khả năng đặc biệt tối đa của chủ sỏ hữu
làm chủ hoàn toàn về mặt kinh tế đối với tài sản của mình, th ể hiện quyền
chiếm giữ, sử dung và định đoạt tài sản của mình theo sự xét đoán của
riêng mình, nghĩa là thưc. hiện bất kỳ hành vi nào đối với tài sản đó mà
không trái với quy định của pháp luật" [56, tr. 25]. Khái niệm này đã nêu rõ
đặc trưng của quyền sở hữu không chỉ ở trạng thái tĩnh mà còn nêu được

"động thái" của việc thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu. Từ những
vấn đề phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm: quyền sở hữu tài sản của
công ty là khả năng đặc biệt tối đa của công ty làm chủ hoàn toàn về mặt
kinh tế đối với tài sản của mình, công ty có quyền chiếm giữ, sử dụng và
định đoạt tài sán của công ty và thực hiện các giao dịch đối với tài sản vì
lợi ích của công tỵ và không trái với các quy định của pháp luật. Để tìm


×