Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Hoàn thiện quy định pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.75 MB, 123 trang )

B ỏ G ỉ Á o r* v -

M|

Mi

LS
fiw

:•

'i.ííVỜNCt

tR

...

, o i o ■■■ - •
■: >

BỘ T ư PH Á P

%ì HỌCLÍIẠĩ H ắ .'SOI.

. . :•-Mí >,/mề:&ễ. . . . .

'1

r -i

.



' . - i . 'Y Ề A ' m ư u *

a ỉV H

HOÀN THIỆN |Ư Y ĐỊNH PiiÁP LL
KỀ CÁC HÌNH THÚC xử PHẠT VI PHẠM tù
r

\Ị' t
iv,<

•> V •*#»
I I ,4
.c% í\ < 47v>.

T x

*;



.

*

sl

-


'

\


HỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TR ƯỜN G ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN T R Ọ N G BÌNH

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
VỂ CÁC HÌNH THỨC xử PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Chuyên ngành : Lý luận N hà nuớc và pháp luật
M ã sô

: 5.05.01

LUẬN ÁN T H Ạ C s ĩ LUẬT H Ọ C

Người hướng dẫn khoa học: TS. T rầ n M inh Huơng
: Ẻ \*
R!
ỉr i
2fl'
HÀ NỘI - 2000


c lẦ Ọ


Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần
M inh tỉư ơ n q - Phó Chủ nhiệm Khoa Hành
chình - N hà nước Trường Đ ại học L u ậ t Hà
Nội, cúc thầy cô giáo, bạn bè ẩ&nq nghiệp
và p a dinh - nhữnq người đ ã giúp đ ỡ toi
hoàn thành luận án này.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Trọng Bình


MỤC LỤC

Trang
MỚ ĐẦU

1

Chương ỉ : KHÁI QUÁT VỂ VI PHẠM HÀNH CHÍNH, x ử PHẠT

8

VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH
THÀNH, PHÁT TRIỂN CÁC QUY ĐINH PHÁP LUẬT
VỀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH


1.1.

Khái niệm và cấu thành vi phạm hành chính

8

1.2.

Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính và các hình thírc xử

1$

phạt vi phạm hành chính

1.3.

Quá trình hình thành và phát triển các quy định pháp luật về

28

hình tlìức xử phạt vi phạm hành chính

Chương 2: THỰC TRẠNG VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ HOẠT

43

ĐỘNG ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC x ử PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG THỜI GIAN QUA

2.1. Tinh hình vi phạm hành chính

2.2.

Các quy dlíuiv pháp luật hiện hành vồ hình thức xử phạt vi

( 43
57

phạm hành chính và hoạt động áp dụng các hình thức xử
phạt vi phạm hành chính

c h ì t y ỉ : PHỈỈQMhtlMÚờHOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỂ HÌNH /

78

THỨC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

3.1.

Những bất cập trong quy định pháp luật về xử phạt vi phạm

78

hành chính và sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về hình
thức xử phạt vi phạm hành chính

3.2.

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật

91


về hình thức xử phạt vi phạm hành chính
KẾT LUẬN

114

DANH MUC TÀI LIÊU THAM KHẢO

1 16


M Ở ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Vi phạm hành chính cũng như mọi hành vi trái pháp luật khác đéu
là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến các quy tắc quán
lý nhà nước. Vì vậy, tăng cường công tác đấu tranh phòng và chống vi
phạm hành chính là một nội dung rất quan trọng của hoạt động quản lý nhà
nước, là một yêu cầu tâì yếu và cấp thiết của nhà nước và xã hội. Trong giai
đoạn hiện nay, đấl nước ta đang Irong tiến trình đổi mới với việc xây dựiiíì
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, bên cạnh
những chuyển biến tích cực, còn có những tác động tiêu cực. Trước tình
hình vi phạm hành chính ncày một gia tăng, đa dạng và phức tạp cả về số
lượng cũng như tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thì hoạt động
xử phạl vi phạm hành chính hơn bao giờ hết càng được coi là một trong
những biện pháp có hiệu quả trong việc xử lý vi phạm hành chính nhằm báo
vệ trật tự phấp luật, không ngùng tăng cường pháp chẽ xã hội chủ nghĩa.
Một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện có hiệu quả hoạt động
xử phạt vi phạm hành chính là không ngừng hoàn thiện hệ thông pháp luật
quy định về xử phạt vi phạm hành chính nói chung, về các hình thức xử

phạt vi phạm hành chính nói riêng. Với ý nghĩa đó, Nhà nước ta đã hết sức
quan tâm và thực tế đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về xử lý
vi phạm hành chính đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xử phạt vi phạm hành
chính..Trong đó phải kê đến một số văn bản quan trọng như: Điều lệ xử
phạl vi cảnh ban hành kèm theo Nghị định 143/CP ngày 27/5/1977 của Hội
đồng Chính phủ, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/1 1/1989
cua Hội đồng Nhà nước, đặc biệt là Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
được ủ y ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 6/7/1995 có hiệu lực thi
hành từ 1/8/1995. Pháp lệnh nàv được ban hành trên cơ sở lổng kết thực liền


thi hành Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1989, đồng thời có tính
đến các yêu cầu mới về tăng cường đấu tranh phòng chống vi phạm hành
chính trong điều kiện xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Đây là việc sửa đổi quan trọng nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp
luật vể xử lý vi phạm hành chính. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm
1995 đã khắc phục phần nào những tồn tại, hạn chế của Pháp lệnh xử phạt
vi phạm hành chính năm 1989 và tạo ra những chuẩn mực pháp lý chung đê
căn cứ vào đó Chính phủ ban hành các Nghị định về xử phạt hành chính
trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước cụ thể. Với quy định khá chặt chẽ
những vấn để cơ bản có tính nguyên tắc về xử phạt vi phạm hành chính,
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định về xử phạt hành
chính đã góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động xử phạt vi phạm hành
chính đồng thời hạn chế các tiêu cực nảy sinh.
Tuy nhiên, qua gần 5 năm thực hiện, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu khắc
phục. Có thể nêu một số tồn tại chủ yếu: Các quy định trong Pháp lệnh còn
thiếu hoặc quy định quá chung chung, không rõ ràng, chưa phù hợp, ihiếu
tính cụ thể lại không được hướng dẫn cụ thể nên dễ bị lạm dụng làm Irái.
Các hình thức, biện pháp xử phạt vi phạm hành chính còn nghèo nàn, chưa

đầy đủ, chưa đáp ứng được với tình hình vi phạm hành chính đa dạng, phức
tạp hiện nav. Các hình thức xử phạt cụ thể cũng thể hiện nhiều hạn chế:
Hình thức cảnh cáo ít được áp dụng, tính răn đe, giáo dục thấp. Hình thức
phạt tiền với việc phân chia thành các mức phạt tiền quá phức tạp, khó hiểu
và khó vận dụng cần phải tính toán lại cho đơn giản hơn, đồng thời quy
định mức phạt tiền hành chính tối thiểu, tối đa cho hợp lý vì mức tối đa của
hình thức phạt tiền là 100.000.000 đồng như hiện nay là quá thấp, không
phù hợp với các loại vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực quán lý hành
chính nhà nước, và so với các nước khác mức phạt như vậy là thấp hơn rất
nhiều lần. Đặc biệt, qua thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính đã chỉ ra


những bấl họp lý cân phải sửa đổi những quy định, các vấn đề có liên quan
đến áp dụng hình thức phạt tiền: Thẩm quyền xử phạt, mức tiền phạt cứa
các cơ quan người có thẩm quyền cần phải được nâng lên. Các hình thức xử
phạt bổ sung cần phải điều chỉnh để tránh tình trạng hình thức xử phạt bổ
sung lại cao hơn hình thức xử phạt chính. Đồng thời cần phải quy định thêm
một số hình thức xử phạt trước kia đã từng được quy định trong hệ thống
các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính như: Phạt lao động
công ích, phạt giam hành chính, v ề thủ tục xử phạt trong đó có thủ tục áp
dụng hình thức xử phạt: Thủ tục đơn giản, nơi thu tiền phạt, thủ tục cưỡng
chế thi hành quyết định xử phạt trong Pháp lệnh xủ’ lý vi phạm hành chính
năm 1995 có nhiều điểm bất hợp lý cần được sửa đổi để phù hợp với hoàn
cánh hiện nay, sao cho vừa bảo đảm yêu cầu ngăn ngừa hạn chế các hiện
tượng tiêu cực có thể xảy ra khi tiến hành xử phạt, vừa đon giản và thuận
tiện cho cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt và cả cho cá nhân, tố chức
trong việc chấp hành quyết định xử phạt.
Để khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên, không ngừng hoàn
thiện pháp luật quy định về xử phạt vi phạm hành chính nói chung, về các
hình thức xử phạt vi phạm hành chính nói riêng, nhằm nâng cao hiệu quả

đấu tranh phòng chống các vi phạm hành chính, tăng cường trật ụr, kỷ
cương và đáp ứng các yêu cầu mới của xã hội, việc sửa đổi Pháp lệnh xử lý
vi phạm hành chính đã được Quốc hội khóa X, tại kỳ họp thứ 2 đưa vào
trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 1999 - 2000. ủ y ban
thường vụ Quốc hội giao cho Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp cùng với tòa án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và các cơ
quan hữu quan khác nghiên cứu, soạn thảo dự án Pháp lệnh xử lý vi phạm
hành chính (sửa đổi).
Là giảng viên của Trường Đại học Luật Hà Nội, qua thực tiễn giảng
dạy môn Luật hành chính và tìm hiểu thực tế xử phạt vi phạm hành chính
tron 2: một số lĩnh vực, một số địa phương, cơ quan, đơn vị, tôi chọn đề tài:


'Hoàn thiện các quy định pháp luật vê các hình thức xử phạt vi phạm
h àn h chính" làm đề tài luận án cao học, m ong muốn góp phán nhỏ bé của
mình trong việc giải quyết nhiệm vụ trên, đồng thời để phục vụ cho công
tác giảng dạy và nghiên cứu của mình.
2. T ình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu về hoạt
động xử phạt vi phạm hành chính, về các chế tài hành chính, trong đó có đề
cập đến hệ thống các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và vấn đề hoàn
thiện pháp luật về hệ thống này, xin giới thiệu một số cồng trình của các tác
giả sau:
1. Một số vấn đề về phạt hành chính của Phạm Dũng - Hoàng Sao,
Nhà xuất bản Pháp lý, 1986.
2. C h ế tài hành chính lý luận và thực tiễn của Tiến sĩ Vũ Thư, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, 2000.
Trong các công trình nghiên cứu trên đây, các tác giá trên CO' sỏ' lý
luận và thực tiễn đã giới thiệu, phân tích, đánh giá về hoạt động xử lý vi
phạm hành chính nói chung, xử phạt vi phạm hành chính nói riêng. Đặc biệt

đã trình bày về hệ thống chế tài hành chính, quá trình hình thành và phát
triển của nó để từ đó đánh giá một cách khách quan những ưu điểm, những
tồn tại, những bất cập trong hệ thống chế tài xử phạt hành chính, đồng thời
nêu ra các giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, vì đề cập đến vấn đề xử lý vi
phạm hành chính, một phạm vi rộng hơn, nên các công trình nói trên đề cập
đến cả các hình thức, biện pháp xử lý khác nhu' các biện pháp khắc phục
hậu quả do vi phạm hành chính gây ra, quá trình tổ chức và thực hiện các
biện pháp pháp lý đảm bảo việc áp dụng đúng đắn chế tài hành chính chứ
không chuyên sâu nghiên cứu vấn đề hoàn thiện các quy định pháp luật vể
hình lliức xử phạt vi phạm hành chính.


3. TVlục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, trình bày, phân tích minh họa và đánh giá vê
vi phạm hành chính, thực trạng vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành
chính, các quy định của pháp luật hiện hành và hình thức xử phạt vi phạm
hành chính của nước ta trong những năm qua, mục đích quan trọng mà đề
tài này hướng tới là hoàn thiện các quy định pháp luật về các hình thức xử
phạt vi phạm hành chính, một trong những nội dung cơ bản của Pháp lệnh
xử lý vi phạm hành chính. Kết quả nghiên cứu của đề tài này góp phần vào
việc khắc phục những tồn tại, hạn chế, những quy định không thống nhất,
chưa hợp lý, chưa đầy đủ của hệ thống các hình thức xử phạt vi phạm hành
chính, đồng thời thông qua đề tài này cũng đưa ra những ý kiến đóng gup
vào chương trình sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính do Bộ Tư
Pháp chủ trì, tiến tới ban hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính mới với
các hình thức xử phạt đa dạng, đầy đủ hơn quy định chặt chẽ, thống nhất đế
nâng cao hiệu quả trong đấu tranh phòng và chống các vi phạm hành chính,
tăng cường trật tự kỷ cương và đáp úng các yêu cầu mới của xã hội.
4. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
Vấn đề hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành

chính có nội dung rất rộng, khuôn khổ của đề tài luận án cao học không cho
phép giải quyết hết mọi vấn đề nên chúng tôi chỉ tập trung vào một trong số
nội dung cơ bản của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính là hệ thống các
hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Với giới hạn như vậy, chúng tôi chủ
yếu tập trung nghiên cứu, phân tích những nội dung sau đây:
• Vi phạm hành chính, thực trạng vi phạm hành chính và hoạtđộng
xứ phạt hành chính trong một số lĩnh vực ở nước ta;
• Quá trình hình thành và phát triển các quy định về hìnhthức xử
phạt vi phạm hành chính ở Việt Nam tù' năm 1945 đến nay;


• Các quy định pháp luật hiện hành về hình thức xử phạl vi phạm
hành chính, việc áp dụng các hình thức xử phạt trong một số lĩnh vực;
• Những bất cập trong quy định và áp dụng hình thức xử phạt vi
phạm hành chính và sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về hình thức xử

phạt vi phạm hành chính;
• Hoàn thiện quy định pháp luật vể hình thức xử phạt vi phạm hành
chính, một số giải pháp và kiến nghị.
5. Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài "Hoàn thiện quy định của pháp luật về các
hình thức xử phạt vi phạm hành chính" được tiến hành trên cơ sở phương
pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, có sử dụng các phương pháp phân
lích, so sánh và phương pháp thống kê số liệu, kết hợp phương pháp lổng
hợp dể làm rõ mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài. Việc trình bày
đề lài luận án với các phương pháp trên dựa trên quan điểm của Đảng và
Nhà nước vể hoàn thiện hệ thống pháp luật và xây dựng Nhà nước pháp
quyền Việt Nam.
6. Những đóng góp của đề tài
Đây là một trong số các công trình nghiên cứu về pháp luật hiện

hành về xử lý vi phạm hành chính, đặc biệt về hệ thống xử phạt các vi phạm
hành chính. Do vậv, việc trình bày các quy định pháp luật về các hình thức
xử phạt vi phạm hành chính, những bất cập, những tồn tại trong việc áp
dụng các hình thức xử phạt hành chính trong thực tiễn xử phạt, các biện
pháp nhảm hoàn thiện các quy định pháp luật về hình thức xử phạt trong
luận án sẽ góp thêm thông tin có giá trị cho các cơ quan đang tiến hành
soạn thảo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi), các cán bộ làm
công tác nghiên cứu, giảng dạy cũng như các CO' quan và người có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính, nhằm nâng cao hiệu quả xử phạt vi


phạm hành chính Irong thực tế và góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật
hiện hành về xử lý vi phạm hành chính ở Việt Nam.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm 3 chương.
Chương 1. Khái quát về vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành
chính và quá trình hình thành, phát triển các quy định pháp luật vớ hình
íhưc x ư p h ạ t vi phạm hành chính.
Chương 2: Thực trạnq vi phạm hành chính và hoại độn» áp dụnạ
các hình thức xử phạt vi phạm hành chính troiĩíị thời qian qua.
Chương 3: Hoàn thiện các quy định pháp luật vẻ' hình thức \ư phạt
vi phạm hành chính.


Chương I
KHÁI QUÁT VỂ VI PHẠM HÀNH CHÍNH, x ử PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỂ HÌNH THỨC x ử PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH


1.1. KHÁI NIỆM VÀ CẤU THÀNH VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Vi phạm hành chính là một phạm trù pháp lý có ý nghĩa quan trọng
trong thực tiễn của hoạt động hành pháp của nhà nước ta, được khoa học
luật hành chính nghiên cứu như một đối tượng, một nội dung cơ bản. Xét về
mặt lý luận vi phạm hành chính là một dạng cụ thể của vi phạm pháp luật,
đây là loại vi phạm trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Tuy không
nehiêin trọng như tội phạm hình sự song là vi phạm rất phổ biến xảy ra trên

mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, gây tác hại đến trật tự quản lý hành chính.
Việc đưa ra khái niệm vi phạm hành chính, một mặl nêu ra sự khác
biệt giữa vi phạm hành chính với các loại vi phạm pháp luật khác, đồng thời
xác định được những vi phạm hành chính cụ thể. Mặt khác thông qua đó để
xác định trách nhiệm hành chính cho các chủ thể vi phạm hành chính dưới
các hình thức xử phạt, các biện pháp xử lý hành chính khác v.v. Do đó
muốn xác định hành vi vi phạm hành chính cụ thể, đánh giá đúng tính châì,
mức độ xâm hại của nó để thông qua đó tiến hành truy cứu trách nhiệm
hành chính một cách nghiêm minh, có hiệu quả thì các cơ quan nhà nước,
cán bộ nhà nước có thẩm quyền phải có nhận thức một cách đầy đủ, đúng
đắn bản chất, đặc điểm của vi phạm hành chính. Hành vi vi phạm hành
chính từ trước đến nay đã được nhà nước quy định ở nhiều văn bản khác
nhau. Trong đó có một số văn bản đáng chú ý như:


Điều lệ xử phạt vi cảnh ban hành kèm theo Nghị định 143/CP

ngày 27/5/1977 cúa Hội đồng Chính phủ;





Pháp lệnh xử phạl vi phạm hành chính ngày 30/1 1/1989 có hiệu

lưc từ ngày 1/1/1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành.


Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6/7/1995 do Uy han

thường vụ Quốc hội ban hành; có hiệu lực thi hành từ 1/8/1995;
Tuy nhiên, chỉ Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính imày
30/11/1989 đưa ra định nghĩa: "Vi phạm hành chính là hành vi do cá
nhãn, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xàm phạm các quy tắc
quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định
của pháp luật phải bị xử phạt hành chính " (Điều 1).
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6/7/1995 thay ihê cho
Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/11/1989 định nghĩa vi phạm
hành chính một cách gián tiếp tại Điều 1 Khoản 2: 'X ửphạt vi phạm hành
chính được áp dụng đôi với cá nhàn, tổ chức có hành vi cô ý hoặc vô ý vi
phạm các quy tấc quản lý nhà nước mà chưa đến mức truy cứii trách nhiệm
hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính .
Hai định nghĩa về vi phạm hành chính trong hai văn bản nói trên,
tuy có khác nhau về sự diễn đạt, nhưng đều thống nhất các dấu hiệu pháp lý
cơ bản của vi phạm hành chính: tính xâm phạm các quy tắc quan ]ý nhà
nước, có lỗi, tính trái pháp luật hành chính và phải bị xử phạt hành chính.
Tính xâm hại các quy tắc quản lý nhà nước. Vi phạm hành chính
là ioại vi phạm xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại đến các quan hệ xã hội

hình thành trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Các quan hệ này được nhà nước
tác động, điều chỉnh bằng pháp luật. Mặc dù có nội dung đa dạng nhưng

các quan hộ xã hội trong quản lý nhà nưóc được sắp xếp, phân loại thành
những nhóm nhất định do các quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh,
tạo nên trật tự quản lý nhà nước, v ề mặt hình thức pháp lý, các trật tự này
được biểu hiện thành các quy tắc quản lý nhà nước. Tính xâm hại các quy
tắc quản lý nhà nước của hành vi vi phạm hành chính là khá năng làm tốn
hai đến các quan hệ xã hội được pháp luật quy định và bao vệ.


Tính có lỗi của vi phạm hành chính: Lỗi là dấu hiệu cơ bán, bắt
buộc phủi có trong mọi loại vi phạm hành chính do các cá nhân thực hiện. Lỗi
là Irạng thái tâm lý, thái độ của người vi phạm đối với hành vi vi phạm va
hậu qua của hành vi đó tại thời điểm thực hiện hành vi của mình. Hành vi
được thực hiện phải là kết quả của sự tự lựa chọn, tự quyết định của chủ thể
trong khi có đầy đủ điều kiện để lựa chọn, quyết định cách xử sự phù hợp với

yêu cầu của trật tự quản lý nhà nước. Nội dung của lỗi thể hiện ở sự nhận thức
của người vi phạm, do vậy nếu không thể nhận thức được tính xâm hại cho xã
hội của hành vi thì coi như không có lỗi và không có vi phạm hành chính.
tTính trái pháp luật hành chính của vi phạm hành chính thể hiện
ở chỗ, những hành vi do chủ thể thực hiện trái với các quy định của pháp
luậl hành chính điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực quán lý nhà
nước. Một người hoặc một tổ chức khi thực hiện hành vi trái pháp luậl
nhung không được ngành luật hành chính quy định và bảo vệ (thể hiện
trong các văn bản pháp luật quy định về hành vi vi phạm hành chính, xử
phạt vi phạm hành chính) thì không coi là trái pháp luật hành chính. Nói
một cách khác, hành VI xâm phạm nếu dược mô tả trong các vãn bản pháp
luật có quy định về hành vi vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính mới
được coi là có tính trái pháp luật hành chính. Trên cơ sở thừa nhận tính trái
pháp luật hành chính là một dấu hiệu của vi phạm hành chính, Pháp lệnh xử
lý vi phạm hành chính năm 1995 đã khẳng định tại Khoản 2 - Điều 3 "cá

nhân, lổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính
do pháp luật quy định".
Tính bị xử ph ạt hành chính là một dấu hiệu của vi phạm hành
chính. Đây là dấu hiệu vừa có tính quy kết kèm theo tính xâm hại và tính
trái pháp luật vừa được xem như thuộc tính của vi phạm hành chính. Tính
quy kết thể hiện ở chỗ, có vi phạm hành chính thì phải bị xử phạt hành
chính theo quy định của pháp luật. Còn nói đây là thuộc tính của vi phạm
hành chính vì hành vi vi phạm phái bị xử phạt mới được coi là vi phạm hành


chính. Thiêu thuộc tính này thì chưa đủ yếu lố đê coi là vi phạm hành
chính. Trong vi phạm hành chính, tính bị xử phạt hành chính phải được biếu
hiện thành nguy cơ của chủ thể vi phạm phải gánh chịu hình thức xử phạt
hành chính tương ứng. Nếu không có các hình thức xử phạt hành chính
tưong ứng được quy định cụ thể thì không có biểu hiện của tính bị xử phạt
hành chính, do vậy không tồn tại tính bị xử phạt vi phạm hành chính dẫn
đến không có vi phạm hành chính.
Các dấu hiệu trên đây của vi phạm hành chính có mối liên hệ hữu cơ
với nhau. Hành vi do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện có đầy đủ các dấu hiệu
đó mới được coi là vi phạm hành chính và bị xử phạt theo quy định của
pháp luậl.
• Cấu thành vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính là một dạng vi phạm pháp luật, do đó nó cũng
bao gồm các yếu tô cấu thành pháp lý là mặt khách quan, mặt chủ quan,
chủ thể, khách thể. Cấu thành vi phạm hành chính là tổng hợp các dấu hiệu
đặc trưng thể hiện đầy đủ tính xâm hại cho trật tự quản lý nhà nước của một
loại vi phạm hành chính và cần thiết cho việc xác định ranh giới giữa các
loại vi phạm hành chính với nhau. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính
nằm trong một thể thống nhất và được coi là "chất liệu" cơ bản cần và đủ
của một vi phạm hành chính, giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

1.1.1. M ặt khách quan của vi phạm hành chính
Mặt khách quan của vi phạm hành chính là tổng hợp các dấu hiệu
bên ngoài của vi phạm hành chính:
• Hành vi trái pháp luật;
• Tính nguy hiểm cho xã hội;
• Hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quá

• Một số dấu hiệu khác: công cụ, phương tiện, thời gian, địa điểm
vi phạm.


Vi phạm hành chính trước hết là hành vi, nó chỉ được thực hiện bởi
hành vi của con người. C.Mác viết "ngoài hành vi của mình ra tôi hoàn toàn
không tồn tại đối với pháp luật, hoàn toàn k h ôn g phải là đối tượng của n ó .....

Như vậy, những suy nghĩ, quan niệm, tư tưởng khi chưa thể hiện bằng hành
vi thì dù có nguy hiểm đến đâu cũng chưa phải là vi phạm pháp luật. Hành
vi có thể được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động. Song dù
có biểu hiện bằng hình thức nào thì hành vi chỉ được coi là trái pháp luật
khi hành vi đó thực hiện những việc mà pháp luật ngăn cấm hay không thực
hiện những việc mà pháp luật buộc phải làm do các chủ thể cúa vi phạm
hành chính thực hiện.
Hành vi trái pháp luật hành chính là dấu hiệu pháp lý cơ bản của vi
phạm hành chính, nhưng đây không phải là thuộc tính riêng của vi phạm
hành chính. Tội phạm cũng là hành vi trái pháp luật hành chính (ví dụ:
Đicu 206 - Bộ luật hình sự 1999 quy định tội tổ chức đua xe trái phép hoặc
Điều 207 - Bộ luật hình sự quy định tội đua xe trái phép), trong Điều 12
Nghị định 49/CP ngày 26/7/1995 của Chính Phủ quy định hành vi vi phạm
và xử lý vi phạm hành chính đối với người có hành vi đua xe máy, đua mô
tô trái phép, người tổ chức, người kích động đua xe trái phép.

Để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm trong trường hợp hai
loại hành vi cùng có chung khách thể người ta thường lấy tiêu chí là inh
nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
Có quan điểm cho rằng chỉ có tội phạm mới có tính nguy hiểm cho
xã hội, còn vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm pháp luật khác thì
không có tính chất đó, quan điểm này không đúng, bởi vì đã là hành vi trái
pháp luật, tức là xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ;
làm rối loạn,đe dọa sự phát triển bình thường các quan hệ đó. Do đó, bản
thân hành vi trái pháp luật đã thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội cua hành
vi. Mỗi vi phạm hành chính có thể không gây ra hậu qũả nghiêm trọng cho
( I ) c M ác - Ph. Ãnghen: Tuyên tập, Tập 1. Nxb Sự thật, Hà N ộ i, 1980. trang 19.


xã hội, nhưng vi phạm hành chính xảy ra rất phổ

biến, nếu cộng

lại sc íiây

hậu

cho xã hội nên

nhà nước

quả nghiêm trọng. Vì là hành vi nguy hiểm

quy định phái áp dụng đối với người vi phạm những biện pháp cưỡng chế
mang lính chất xử phạt. Như vậy hành vi vi phạm hành chính ít nguy hiểm
cho xã hội hơn so với tội phạm hình sự.

Hậu quá và mối quan hệ nhân quá:


Hậu quả của vi phạm hành chính là các quy tắc quản lý

nhà nước

bị hành vi vi phạm hành chính tác động tới, gây xâm \\Ạ\(hJa^r,Cf'ũÀJth/u < *v6ọ>' ôtù*c
tiG*ề(/}r*4 biỉĩ>yỊ)
• Qùan liệ nhân quả: giữa hành vi vi phạm hành chính và hậu quả
của vi phạm hành chính có mối liên hệ hĩm cơ, trong đó hậu quả của vi
phạm hành chính có tiền đề xuất hiện của nó là hành vi khách quan của vi
phạm hành chính.
Tuy nhiên, mặt khách quan của đa phần các cấu thành vi phạm
hành chính không bắt buộc phải có dấu hiệu hậu quả có hại của hành vi và
quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của nó, nói cách khác trong các
trường hợp này chỉ cần tồn tại dấu hiệu "hình thức" của nó (hành động hay
không hành động trái pháp luật) là đủ căn cứ để áp dụng biện pháp xử phạt

hành chính. Trong một số trường hợp, thì hậu quả có hại lại là dấu hiệu bắl
buộc. Ví dụ: hành vi làm hư hại cây cối, thảm cỏ ở công viên, hư hại các
công trình kiến trúc văn hóa, nghệ thuật, di tích lịch sử, danh lam thắng
cảnh... hậu quả của hành vi được tính là cơ sở, là căn cứ để lựa chọn áp
dụng các biện pháp buộc khôi phục hoặc khắc phục, buộc bồi thường thiệt
hại v.v. Trong các trường hợp này thì nhất thiết phải xác định quan hệ giĩva
hành vi và thiệt hại mà nó gây ra.
Tóm lại, nếu như trong khoa học luật hình sự, những dấu hiệu bắt
buộc của mặt khách quan là: Hành vi trái pháp luật, tính nguy hiểm cho xã
hội của hành vi, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi \fà hậu quả, thì trong

khoa học luật hành chính hai dấu hiệu bắt buộc là: hành vi và tính nguy


hiếm cho xã hội, còn mối quan hệ nhân quả trong một số hành vi vi phạm
khôns, phải là dấu hiệu bắt buộc phải có của cấu thành vi phạm hành chính.
Ngoài ra, khi nghiên cứu mặt khách quan của vi phạm hành chính
trong một số trường hợp cần thiết còn phải xem xét một số dấu hiệu khác
như: thời qian, địa điểm, công cụ, phương tiện thực hiện hành vi. Những dấu

hiệu này mặc dù không phổ biến và không có ý nghĩa quyết định cho tất cá
các loại vi phạm hành chính nhung trong một số trường hợp nó lại là dấu hiệu
bắt buộc để xác định hành vi đó có phải là vi phạm hành chính hay không.
Ví dụ:
• Hành vi gây rối trật tự ở trong cơ quan, xí nghiệp, trụ sở các tổ
chức xã hội, khu dân cư hoặc nơi công cộng khác.
• Hành vi hút thuốc ở nơi quy định "Cấm hút thuốc".
1.1.2. M ặt chủ quan của vi phạm hành chính
Mặt chủ quan của vi phạm hành chính là dấu hiệu bên trong cúa vi
phạm hành chính, bao gồm các yếu tố: ỉỗi, mục đích và độnq cơ. Trong đó,
lồi là dấu hiệu cơ bán trong cấu thành của mọi vi phạm hành chính. Lỗi là
quan hệ tâm lý bên trong của cá nhân đối với vi phạm hay nói cách khác,
lỗi là thái độ tâm lý của người vi phạm, biểu hiện thái độ của người đó dối
với hành vi vi phạm pháp luật của mình.

Có hai hình thức lỗi: Cố ý và vô ý.
• Lỗi cố ý trong vi phạm hành chính thể hiện ỏ' chỗ người thực hiện
hành vi vi phạm nhận thức được tính chất hành vi của mình nhưng vẫn thực
hiện hoặc nhận thức được nghĩa vụ pháp lý bắt buộc nhung lại có ý thức xem
thường, mặc dù họ hoàn toàn có khả năng xử sự theo đúng nghĩa vụ đó.
• Lỗi vô ý trong vi phạm hành chính thể hiện ở chỗ người thực hiện

hành vi vi phạm không biết và không nhận thức được hành vi vi phạm của
mình là trái pháp luật, mặc dù cần phải biết và nhận thức được điều đó,
hoặc trường hợp một người thực hiện hành vi trái pháp luật do vô tình hoặc


thiếu thận trọng mà không thực hiện những nghĩa vụ pháp lý bắt buộc, mặc
dù họ có khá năng và điều kiện xử sự theo đúng nghĩa vụ đó.
Chúng ta biết rằng, lỗi là dấu hiệu bắt buộc của vi phạm hành chính
cũng như vi phạm pháp luật nói chung. Tuy nhiên việc xác định yếu tố lỗi
trong vi phạm hành chính so với tội phạm hình sụ' có sự khác nhau. Trong
xử lý vi phạm hành chính, với trình tự thủ tục giải quyết nhanh gọn và do
một hệ thống cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước có thẩm quyền tiến hành
trực tiếp, luật hành chính chỉ xem xét, căn cứ những hành vi vi phạm và
mức xử phạt theo các quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và
các Nghị định hướng dãn thi hành mà không phải "định" hành vi vi phạm
hành chính như "định tội" thông qua một hệ thống trình tự, thủ tục phức tạp
như trong luật hình sự; mặc dù theo khoa học pháp lý thì vãn cần thiết phai
phân chia lỗi một cách cụ thể để làm cơ sở, làm căn cứ áp dụng các biện
pháp xử lý phù hợp. Trong thực tế khi tiến hành truy cứu trách nhiệm hành
chính, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền chỉ căn cứ vào hành vi vi
phạm và căn cứ vào mức xử phạt tương ứng đã được ấn định trong các quy
định về xử phạt vi phạm hành chính.
- Mục đích, độnq cưtronq vi phạm hành chính:
Mục đích, động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc phải có trong
mặt chủ quan của mọi vi phạm hành chính. Mục đích của vi phạm hành
chính là cái "đích" trong ý thức của người vi phạm hành chính, được đặt ra
cho hành vi vi phạm đạt tới. Mục đích của vi phạm hành chính chỉ có ở
trong một số hành vi vi phạm hành chính nhất định, và những trường hợp
này đều có hình thức lỗi cố ý. Ví dụ: "Khai man, giả mạo hổ sơ để được cấp
giấy chứng minh hoặc giấy phép đi lại khác " (Điểm a, Khoản 3, Điều 10

Nghị định 49/CP ngày 15/8/1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực an ninh trật tự).
Động cơ vi phạm hành chính được hiểu là động lực bên trong thúc
đẩy nmrời vi phạm hành chính thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Trừ


những vi phạm hành chính với lỗi cố ý, có dộng cơ, mục đích rõ rệt, còn
phấn lớn các vi phạm hành chính có động cơ, mục đích không rõ nét. Trong
các trường hợp này vi phạm hành chính chủ yếu do thiếu thận trọng, vô tình
hay coi nhẹ các nghĩa vụ pháp lý mà vi phạm ở mức độ nhỏ và trên thực lẽ
thiệt hại không đáng kể. Do vậy động cơ, mục đích vi phạm hành chính không
được coi là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của mọi vi phạm hành chính.
1.1.3. Khách thê của vi phạm hành chính
Trong định nghĩa vi phạm hành chính ở Điều 1 Pháp lệnh xử phạt vi
phạm hành chính 1989 và Khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính 1995, khách thể của vi phạm hành chính được phản ánh là "các quy
tắc quán lý nhà nước" ta thấy không chỉ rõ khách thể của vi phạm. Các cá
nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý của
nhà nước không trực tiếp chỉ khách thể vi phạm mà là chỉ tính chất trái pháp
luật của hành vi. Hơn nữa, "quy tắc quản lý nhà nước"có thể được hiểu theo
những nghĩa khác nhau: Có thể đó còn là nội quy, qui chế của cơ quan và
khi vi phạm bị xử lý kỷ luật và trong trường hợp này đó là hành vi vi phạm
kỷ luật chứ không phải là vi phạm hành chính.
Như vậy, khách thể của vi phạm hành chính là cái mà vi phạm xâm
hại. Đó không phải là qui tắc quản lý nhà nước mà là quan hệ xã hội được
các qui tắc đó (tức luật hành chính) bảo vệ.
Các loại quan hệ xã hội bị vi phạm hành chính xâm hại (khách thể
của vi phạm hành chính) rất đa dạng, đó là: trật tự nhà nước và xã hội, sỏ'
hữu xã hội chủ nghĩa, quyền lợi ích hợp pháp của công dân. Ví dụ: các quan
hệ trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thúy, quan

hệ trong lĩnh vực môi trường, đất đai, đê điều, xuất nhập cảnh v.v.
Khách thể của vi phạm hành chính được chia thành các loại sau:


Khách thể chunq-. Đó là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh

vực quản lý nha nước, hay nói cách khác là trật tự quản lý nhà nước nói chung.

ì


• Khách thê loại: Là những quan hệ xã hội, có cùng hoặc gần lính
chất với nhau trong từng lĩnh vực nhất định của quán lý nhà nước. Các quan
hệ này được phát sinh trong cùng một lĩnh vực hoạt động quán lý nhà nước,
do vậy chúng có mối liên hệ với nhau, gắn liền với từng phạm vi quán lý
nhà nước.
• Khách thể trực tiếp: là quan hệ xã hội cụ thể được pháp luật quy
định và bảo vệ bị chính hành vi vi phạm hành chính xâm hại tới. Ví dụ:
Trong điểm b Khoản 1 Điều 20 Nghị định 49/CP ngày 15/8/1996 của Chính
phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, hành vi
"không khai báo hoặc che giấu, giúp đỡ người khác đi lại, cư trứ, hành nghề
trái phép ở khu vực biên giới".
1.1.4. Chủ thể của vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện do vậy
chú thể của vi phạm hành chính là những cá nhân, tổ chức có năng lực chịu
trách nhiệm hành chính.
Cá nhận thưc hiên hành vi có dấu hiêu vi pham hành chính là chủ
thể vi phạm hành chính khi có năng lực chịu trách nhiệm hành chính.
Điều 5 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 1995 quy định cá nhân
là chủ thể vi phạm hành chính bao gồm các đối tượng sau:



Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chịu trách

nhiệm hành chính đối với hành vi vi phạm do cố ý. Những người ở độ tuổi
này bắt đầu có năng lực chịu trách nhiệm hành chính, họ chỉ chịu trách
nhiệm hành chính khi thực hiện vi phạm hành chính với lỗi cố ý. Những
người trong độ tuổi này là người có năng lực trách nhiệm hành chính chưa
đẩy đủ. Những người tù' đủ 16 tuổi trở lên là những người có năng lực trách
nhiệm hành chính đầy đủ.
• Chủ thể vi phạm hành chính còn là quân nhân tại ngũ, quân nhân

dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện và những người thuộc lực lượng 1


công an nhân dân; những người nước ngoài (trừ những người dược hướng
quyển ưu đãi; miễn trừ ngoại giao) nếu đủ tuổi trên mà thực hiện hành vi vi
phạm hành chính trên lãnh thổ nước ta và vùng đặc quyền kinh tế; vùng tiếp

giáp lãnh hải thì bị truy cứu trách nhiệm hành chính như công dân Việt Nam.
• Những chủ thể là cá nhân trên phải có năng lực trách nhiệm hành
chính, tức là không mắc các chứng bệnh tâm thần, rối loạn hoạt động thần
kinh chức năng đến mức mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
• Các chủ thể vi phạm hành chính là tổ chức bao gồm: cơ quan nhà

nước, tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế, cơ quan, tổ chức nước ngoài nếu vi
phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam, vùng đặc quyền kinh tế thì bị xử
phạt như cơ quan, tổ chức Việt Nam (trừ tổ chức được hưởng quyển ưu đãi,
. miễn trừ ngoại giao).
Tóm lại, theo luật hành chính Việt Nam chủ thể vi phạm hành chính

bao gồm cá nhân, tổ chức. Như vậy khác với luật hình sự, chủ thể của tội
phạm chỉ có thể là con người cụ thể.
1.2.

KHÁI NIỆM XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ CÁC HÌNH

THÚC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

1.2.1. Khái niệm xủ p h ạt vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính cũng như mọi vi phạm pháp luật khác đều là
các hành vi trái pháp luật gây nguy hiểm cho xã hội. Nó trực tiếp xâm hại
đến những quy tắc quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến những quyền và lợi ích hợp pháp của
các tổ chức và cá nhân. Vì lẽ đó xử lý vi phạm hành chính là một trong
những nội dung rất quan trọng của hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Xử lý vi phạm hành chính bao gồm nhiều hoạt động khác nhau do các cơ
quan nhà nước, các cán bộ nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào quy định
của pháp luật tiến hành, đó là:


• Áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính;
• Áp dụng các biện pháp khác (các biện pháp khắc phục hậu quá
do vi phạm hành chính gây ra);
• Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác;
• Áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và báo
đảm việc xử lý vi phạm hành chính;
• Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạl vi
phạm hành chính.
Trong các hoạt động trên thì hoạt động xử phạt vi phạm hành chính
là mộl trong những hoạt động quan trọng nhất, có ý nghĩa to lớn trong đấu

tranh phòng chống vi phạm hành chính, có tác dụng trực tiếp củng cố, tăng.,

cường trật tự quản lý nhà nước. Thực chất xử phạt hành chính là việc áp
dụng các chế tài hành chính có tính chất trừng phạt do cơ quan, người có
thẩm quyền tiến hành đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính theo quy
định của pháp luật.
Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính có những đặc điểm CO' bán
sau đây:
-

Thứ nhất: Xử phạt vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có

vi phạm hành chính xảy ra. Cơ sỏ' để xử phạt vi phạm hành chính là vi phạm
hành chính, có nghĩa là không có vi phạm hành chính thì không xử phạt
hành chính.
Khoản 2, Điều 3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định" cá
nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính
do pháp luật quy định".
Như vậy, để thực hiện hoạt động xử phạt vi phạm hành chính, trước
hết đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền xử phạt phải xem xét đã có vi phạm
hành chính xảy ra hay chưa, hành vi vi phạm đó đã được quy định trong các


văn bán pháp luật có quy định về xử phạt hành chính hay không, tính chai,
mức độ nguy hiểm của hành vi...
Một điều cần chú ý, pháp luật quy định một sô quy tắc quán lý nhà
nước có tính chất bắt buộc chung mà nếu vi phạm nó có thể phải chịu trách
nhiệm hình sự và trong một số trường hợp nếu vi phạm nhiều lần hoặc tái
phạm thì không xử phạt hành chính mà xử lý về hình sự. Như vậy, trong các
trường hợp này, nếu vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì không tiến hành xử

phạt hành chính mà sẽ chuyển hồ sơ vi phạm hành chính để truy cứu trách
nhiệm hình sự (Điều 53 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính).
- Thứ hai: Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động cưỡng c h ế nhà

nuớc mang tính quyền lực nhà nước. Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính
là việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính thuộc cưỡng chế
hành chính mà cưỡng chế hành chính là một dạng cưỡng chế nhà nước. Xcl
ở góc độ pháp lý, cưỡng chế là một thuộc tính của quyền lực nhà nước. Nhà
nước ban hành các văn bản pháp luật quy định các hình thức, biện pháp
cưỡng chế có tính bắt buộc phải thi hành. Như vậy, tính quyền lực nhà nước
là lính cưỡng chế thể hiện trong việc xử phạt vi phạm hành chính chí do các
cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước có thẩm quyén tiến hành. Chỉ có những
cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước được nhà nước trao thẩm quyền xử phạt
hành chính quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (từ Điều 26
đến Điều 35) mới có quyền quyết định xử phạt.
Xử phạt hành chính là việc áp dụng các hình thức xử phạt đã dược
pháp luật quy định đối với đối tượng vi phạm hành chính, buộc họ phải
chấp hành vô điều kiện, phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý nhất định, hay

nói cách khác buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi trước nhà
nước. Xử phạt hành chính có tác dụng đình chỉ và ngăn chặn vi phạm hành
chính, bảo đảm trật tự quản lý nhà nước.
- Thứ ba: Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính được thể hiện bằng
quyết định xử phạt hành chính của cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước có


í hám quyền. Hoạt động xử phạt hành chính có thể tiến hành qua nliiéu
khâu, nhiều giai đoạn, bằng nhiều hành vi khác nhau nhưng kết quá cua hoại

động này phải được thể hiện bằng quyết định xử phạt. Như vậy quyết định

xử phạt là căn cứ pháp lý ghi nhận chính thức vi phạm hành chính đã xảy ra
và việc áp dụng các hình thức tác động đối với các chủ thể thực hiện vi
phạm đó. Do đó, để tiến hành xử phạt phải có các hoạt động đình chỉ hành
vi vi phạm, lập biên bản vi phạm (trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn
giản) v.v. và cuối cùng ra quyết định xử phạt hành chính. Quyết định xử
phạt hành chính là hình thức thể hiện ý chí của nhà nước và thái độ phản ứng
trước hành vi vi phạm hành chính về mức cưỡng chế đối với chủ thể vi phạm.
-

Thư tư: Hoạt động xử phạt hành chính phải được thực hiện trong

khuôn khổ của pháp luật và tuân theo trình tự, thủ tục lìành chính. Khi tiến
hành hoạt động xử phạt hành chính, cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước có
thẩm quyền xử phạt đều phải tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy
định-lrình tự, thủ tục hành chính chứ không phải là trình tự, thủ tục tư pháp.
Xử phạt hành chính được áp dụng theo trình tự do các quy phạm thủ lục của
luật hành chính quy định (trình tự hành chính). Việc áp dụng trình tự này đơn
giản hơn so với trình tự áp dụng cưỡng ehế hình sự và cưỡng chế kỷ luật.
Từ việc nghiên cứu các đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính ta
có thể định nghĩa xử phạt vi phạm hành chính như sau:
X ử phạt vi phạm hành chính là hoạt động cưỡng chê hành chính
mang tính quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước, cán bộ nhà
nước có thẩm quyển tiến hành áp dụng các chê tài hành chính nhằm
mục đích trừng phạt đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
*

theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
1.2.2. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
Để thực hiện hoạt động xử phạt vi phạm hành chính, bên cạnh việc
quy định về hành vi vi phạm hành chính, đối tượng bị xử phạt, thẩm quyền,