Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

bờ sông sài gòn tái sinh khu cảng lịch sử của thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.9 MB, 73 trang )

i

Lời cảm ơn
Đề tài “Bờ sông Sài Gòn: Tái sinh khu cảng lịch sử của thành phố Hồ Chí Minh” là
nội dung tác giả chọn để nghiên cứu và làm đồ án tốt nghiệp sau hơn bốn năm theo
học chương trình đại học chuyên ngành Quy hoạch đô thị tại trường đại học Tôn Đức
Thắng
Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đồ án này, lời đầu tiên tác giả xin
chân thành cảm ơn sâu sắc đến cô TS. Trịnh Tú Anh cùng giáo sư Ducksu Seo thuộc
Khoa Kỹ Thuật Công Trình. Cô và thầy đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tác giả
trong suốt quá trình nghiên cứu để tác giả hoàn thiện đồ án tốt nghiệp. Ngoài ra tác
giả xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Kỹ Thuật Công Trình đã đóng
góp những ý kiến quý báu cho đồ án.
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã hỗ trợ tác giả, giúp hoàn
thành đồ án tốt nghiệp này.
Trân trọng cảm ơn
TP. Hồ Chí Minh, ngày.... tháng....năm 2019.
Tác giả


ii

Lời cam đoan
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả dưới sự hướng
dẫn khoa học của cô Trịnh Tú Anh và thầy Ducksu Seo được hoàn thành tại trường
đại học Tôn Đức Thắng. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung
thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các
bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập
từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận
văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ
quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ


sự gian lận nào tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình.
Trường đại học Tôn Đức Thắng không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản
quyền do tác giả gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có).
TP. Hồ Chí Minh, ngày.... tháng....năm 2019
Tác giả


iii

Mục Lục
Lời cảm ơn ................................................................................................................... i
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii
Mục Lục .................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................. vi
Danh mục bảng biểu..................................................................................................vii
Danh mục hình ảnh ................................................................................................. viii
Chương 1. Giới thiệu chung ........................................................................................ 1
1.1. Chủ đề nghiên cứu và lý do chọn đề tài ............................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2
1.3. Phương pháp áp dụng trong đồ án và giới hạn phạm vi của đồ án ...................... 3
1.4. Cấu trúc của thuyết minh đồ án ........................................................................... 4
Chương 2. Giới thiệu chung và phân tích khu vực nghiên cứu .................................. 5
2.1. Thực trạng vấn đề của khu vực nghiên cứu ......................................................... 5
2.1.1. Giá trị của vị trí khu vực ................................................................................... 5
2.1.2. Vấn đề của khu vực ........................................................................................... 6
2.2. Phân tích thực địa ................................................................................................. 8
2.2.1. Phân tích mối liên hệ vùng ................................................................................ 8
2.2.2. Phân tích điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường ................................. 11
2.2.3. Phân tích khí hậu ............................................................................................. 12
2.2.4. Phân tích thủy văn ........................................................................................... 13

2.2.5. Phân tích giao thông khu vực .......................................................................... 15
2.2.6. Phân tích hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải .................................... 18
2.2.7. Phân tích sử dụng năng lượng và thông tin liên lạc ........................................ 19
2.2.8. Phân tích hình thái đô thị ................................................................................ 19
2.2.9. Phân tích hình thái kiến trúc cảnh quan và đường bờ sông ............................ 21
2.3. Phân tích S.W.O.T ............................................................................................. 22
2.4. Kết luận .............................................................................................................. 23


iv

Chương 3. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 24
3.1. Căn cứ pháp lý.................................................................................................... 24
3.2. Cơ sở lý thuyết nền ............................................................................................ 25
3.2.1. Hình ảnh của đô thị (Kevin Lynch) ................................................................ 25
3.2.2. Tái tạo bờ sông đô thị (urban waterfront regeneration) .................................. 25
3.3. Cơ sở thực tiễn: Bài học trong và ngoài nước................................................... 26
3.3.1. Kế hoạch tổng thể tái sinh khu vực ven biển Yokohama ................................ 26
3.3.2. Tái sinh thành phố cảng Santos Valongo ........................................................ 28
Chương 4. Hình thành ý tưởng ................................................................................. 30
4.1. Ý tưởng thiết kế. ................................................................................................. 30
4.2. Bố cục thiết kế .................................................................................................... 36
4.2.1. Phương án cơ cấu sử dụng đất 1 ..................................................................... 36
4.2.2. Phương án cơ cấu sử dụng đất 2 ..................................................................... 37
4.2.3. Phương án cơ cấu sử dụng đất 3 ..................................................................... 38
4.3. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất ............................................................... 39
4.4. Xác định các khu chức năng .............................................................................. 40
4.4.1. Công trình nhà ở .............................................................................................. 40
4.4.2. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật giao thông. .......................................................... 41
4.4.3. Bảng thống kê chi tiết sử dụng đất .................................................................. 41

4.5. Đề xuất giải pháp cho thiết kế của khu vực ....................................................... 42
4.5.1. Đề xuất tổng thể .............................................................................................. 42
4.5.2. Đề xuất chi tiết ................................................................................................ 43
Chương 5. Xây dựng quy chế quản lý thiết kế đô thị ............................................... 49
5.1. Các cơ sở pháp lý về quy chế quản lý thiết kế đô thị ......................................... 49
5.1.1. Thiết kế đô thị trong đồ án thiết kế đô thị riêng .............................................. 49
5.1.2. Nguyên tắc và mục tiêu xây dựng quy định quản lý theo Thiết kế đô thị riêng
của khu vực nghiên cứu ............................................................................................ 49
5.2. Quy chế quản lý khu vực thiết kế....................................................................... 49
5.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng để đưa ra quy chế quản lý ........................................... 49


v

5.2.2. Nội dung quy chế quản lý ............................................................................... 50
Chương 6. Đánh giá và Kiến nghị............................................................................. 53
6.1. Đánh giá ............................................................................................................. 53
6.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 53
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 55
Phụ lục các bản vẽ A3 đính kèm ............................................................................... 56


vi

Danh mục các từ viết tắt
BXD

Bộ Xây dựng

CP


Chính Phủ

DAKT

Dự án khả thi

TKĐT

Thiết kế đô thị

TKCQ

Thiết kế cảnh quan

KVNC

Khu vực nghiên cứu

KDC

Khu dân cư

KDL

Khu du lịch



Nghị định


PLĐT

Phân loại đô thị

PT KT-XH

Phát triển kinh tế xã hội



Quyết định

QHCT

Quy hoạch chi tiết

QHPK

Quy hoạch phân khu

QHV

Quy hoạch vùng

QHXDMN

Quy hoạch xây dựng Miền Nam

TTg


Thủ Tướng

UBND

Ủy Ban Nhân Dân


vii

Danh mục bảng biểu

Hình

Tên

Trang

2.1

Mực nước thấp nhất sông Sài Gòn tại trạm Phú An

14

2.1

Mực nước cao nhất sông Sài Gòn tại trạm Phú An.

14


2.3

Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2012 theo đơn vị hành chính

20

2.4

Thống kê lao động theo độ tuổi 2006 - 2012

21

2.5

Phân tích SWOT

22

4.1

Bảng thống kê chi tiết sử dụng đất

42

5.1

Quy định khoảng lùi tối thiểu (m) của các công trình theo bề rộng

49


lộ giới đường và chiều cao xây dựng công trình


viii

Danh mục hình ảnh

Hình

Tên

Trang

1.1

Cảng Sài Gòn hiện tại

1

2.1

Vị trí khu vực nghiên cứu và thiết kế.

5

2.2

Thiếu yếu tố cộng đồng trong khu vực nghiên cứu

6


2.3

Thiếu yếu tố kết nối giao thông trong khu vực nghiên cứu

7

2.4

Không giữ được giá trị di sản của cảng Sài Gòn

8

2.5

Vị trí của tp. Hồ Chí Minh trong vùng trọng điểm kinh tế phía nam.

9

2.6

Vị trí của quận 4 với thành phố Hồ Chí Minh

10

2.7

Tuyến giao thông kết nối của quận 4 với các khu vực xung quanh

10


2.8

Mối liên hệ giữa khu đất với các khu vực xung quanh

11

2.9

Giao lộ giữa Nguyễn Tất Thành – Lê Văn Linh – Hoàng Diệu
vào giờ cao điểm.

16

2.10

Giao lộ giữa Nguyễn Tất Thành – Tồn Đản vào giờ cao điểm

16

2.11

Giao lộ giữa Nguyễn Tất Thành – Xóm Chiếu vào giờ cao điểm

17

2.12

Sơ đồ tuyến Metro, BRT và LRT tại quận 4 và lân cận


18

2.13

Đường bờ sông của khu vực nghiên cứu

22

3.1

Lý thuyết Hình ảnh của đô thị

26

3.2

Khu vực quảng trường kết hợp

27

3.3

Công viên Red Brick

27

3.4

Phối cảnh dự án tái sinh thành phố cảng Santos Valongo


28

3.5

Phối cảnh dự án tái sinh thành phố cảng Santos Valongo

29

3.6

Phối cảnh dự án tái sinh thành phố cảng Santos Valongo

29

4.1

Định hướng công trình ảnh hưởng bởi khí hậu khu vực

30

4.2

Định hướng công trình ảnh hưởng bởi khí hậu khu vực

31

4.3

Loại hình thương mại đa chức năng


31

4.4

Khoảng lùi công trình

31

4.5

Phân chia khu vực phát triển trong khu cảng

32


ix

Hình

Tên

Trang

4.6

Dải xanh dọc đường bờ sông kết hợp với các quảng trường.

33

4.7


Đường bờ sông được bố trí các cảng cập nhỏ.

34

4.8

Áp dụng hình ảnh đô thị vào khu vực thiết kế.

35

4.9

Phương án cơ cấu sử dụng đất 1

36

4.10

Phương án cơ cấu sử dụng đất 2

37

4.11

Ý tưởng phương án cơ cấu sử dụng đất 3

38

4.12


Tổng mặt bằng sử dụng đất phương án 3

39

4.13

Bảng cơ cấu sử dụng đất phương án chọn

40

4.14

Bảng thống kê lượng cư dân tại khu vực nghiên cứu

40

4.15

Mặt bằng tổng thể thiết kế khu vực nghiên cứu

43

4.16

Nguyên tắc bố trí cây xanh

44

4.17


Sơ đồ hoạt động công viên ven sông

44

4.18

Sơ đồ bố trí không gian công cộng

45

4.19

Sơ đồ bố trí không gian cộng đồng trong các nhà kho của cảng Sài
Gòn

4.20

Không gian xung quanh các nhà kho tại cảng Sài Gòn sau khi
thiết kế

4.21

Vật liệu chủ đạo sử dụng cho sàn các khu vực trong khu vực
thiết kế.

46

46


47

4.22

Hành lang đi bộ ven sông trong khu vực

47

4.23

Hình thức kết nối bờ sông tại khu vực thiết kế

48

5.1

Quản lý mạng lưới giao thông nội bộ khu vực nghiên cứu

50

5.2

Quản lý mạng lưới giao thông nội bộ kết hợp phương tiện công
cộng

50

5.3

Quản lý tầng cao công trình tại khu vực thiết kế


51

5.4

Sử dụng các loại cây trong khu vực thiết kế

52


1

Chương 1. Giới thiệu chung
1.1. Chủ đề nghiên cứu và lý do chọn đề tài
Cảng Sài Gòn – một trong những bến cảng có bề dày lịch sử của Sài Gòn xưa và nay.
Bắt đầu từ năm 1863, cảng Sài Gòn là một điểm quan trọng của thành phố Sài Gòn
với sự hòa trộn giữa một trung tâm đầy năng lượng của miền Nam Việt Nam với một
nền văn hóa lớn – Pháp.
Sự phát triển của đô thị Sài Gòn và sự ra đời của các tàu có khối lượng vận chuyển
hàng hóa lớn vô tình khiến cảng trở nên lỗi thời và trở thành chướng ngại vật cho sự
phát triển của thành phố. Chính vì vậy, việc thay đổi sẽ trở thành vấn đề cấp thiết cho
đề tài nghiên cứu của tác giả. (Hình 1.1)

Hình 1.1. Cảng Sài Gòn hiện tại
Nguồn: Minh Châu, 2018

Là trung tâm của thành phố, nơi giao thoa của văn hóa, nơi ý tưởng được hình thành
và trao đổi và là điểm giải trí của cư dân thành phố, sông Sài Gòn cũng là một mốc
xích quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển khu vực này. Với ý tưởng tái sử dụng
những nhà kho, những công trình kiến trúc mang phong cách thuộc địa pháp và hạ



2

tầng cảng đã có sẵn, tác giả mong muốn đây là những cơ sở nền móng để phát triển
hòa hợp giữa di sản với thành phố hiện đai, đồng thời cũng tôn vinh những giá trị di
sản công nghiệp của khu đất trong hình hài của một đô thị hỗn hợp ven sông.
Bị lãng quên qua nhiều thế hệ con người Sài Gòn, bờ sông đã đang và sẽ kết nối giữa
thành phố và thiên nhiên với ý tưởng kết hợp không gian cộng đồng, không gian xanh
để tạo nên một phát triển bền vững không chỉ cho khu vực mà cho cả thành phố Sài
Gòn. Chính vì vậy, việc tổ chức kết hợp sẽ là một điểm nhấn cho bảo tồn giá trị di
sản cảng Sài Gòn.
Đứng trước quyết định nên giữ lại một di sản lịch sử của thành phố hay thay thế để
trở thành một phần của sự phát triển đô thị, tác giả mong muốn góp thêm chút sức
lực để có thêm sự lựa chọn cho việc quyết định trọn vẹn. Vì vậy, tác giả quyết định
nghiên cứu đề tài tốt nghiệp Thiết kế đô thị: Bờ sông Sài Gòn: Tái sinh khu cảng lịch
sử của thành phố Hồ Chí Minh.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Các mục tiêu nghiên cứu đều đưa đến một mục tiêu cơ bản là bảo tồn giá trị di sản và
phát triển hòa hợp giữa cảng Sài Gòn và thành phố Hồ Chí minh; định hướng tổ chức
không gian kiến trúc , cơ cấu chi tiết; định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật làm nển
tảng phát triển bền vững. Ngoài ra, các mục tiêu cụ thể cho viếc tái phát triển khu
cảng sẽ được đề cập dưới đây:
Dỡ bỏ rào cản và kết nối các khu dân cư lân cận tới bờ sống với những hành lang
cảnh quan, những tuyến đường dành cho người đi bộ và xe đạp; không bị cản trở tiếp
cận công cộng.
Khai thác lịch sử, tái phát triển giá trị di sản của địa điểm bằng cách tái sử dụng các
công trình kiến trúc hiện trạng của cảng như nhà kho, nhà điều hành trong việc tạo ra
các không gian ươm mầm sáng tạo, không gian cho thương mại dịch vụ nhỏ lẻ và các
văn hóa đặc sắc của Sài Gòn như cà phê hay đồ ăn hàng rong.

Tạo ra một bờ sông năng động, hấp dẫn với những tiện nghi công cộng và giải trí,
những cảnh quan khu vực ven sông với môi trường bản địa đặc trưng.


3

Tạo nơi giao thoa văn hóa đô thị Việt Nam, khuyến khích mọi người tiếp cận các cửa
hàng, quán cà phê hay những khu chợ thương mại tạo nên không gian giao thương,
sinh hoạt cộng đồng. Khuyến khích người dân đi bộ hoặc xe đạp thông qua các tuyến
đường đi bộ và xe đạp trải dọc khu cảng.
Kết nối với các khu vực dân cư hiện hữu lân cận trong nhiều tuyến như tuyến đường
bộ hay tuyến đường sông vào trong khu cảng.
Thiết kế các hình khối công trình phù hợp với địa hình cũng như điều kiện tự nhiên
của khu cảng, tôn trọng các cấu trúc lịch sử và cho phép tuyến hành lang ngắm cảnh
tiếp cận ra sông.
Tăng cường khả năng kết nối đa phương thức và giảm bớt tắc đường bằng cách tích
hợp các tuyến giao thông đường thủy như waterbus liên kết với các tuyến tàu điện
LRT, BRT và Metro.
1.3. Phương pháp áp dụng trong đồ án và giới hạn phạm vi của đồ án
Các phương pháp áp dụng trong đồ án được liệt kê dưới đây:
Phương pháp thu thập thông tin:
Tiếp cận, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như Internet, sách, báo… Đặc
biệt là thu thâp thông tin từ thực tế về trực quan, khảo sát từ dân cư hiện hữu.
Phương pháp tiếp cận hệ thống:
Tiếp cận hệ thống được sử dụng khi xem xét các hoạt động, các bước tiến hành thiết
kế đô thị; các lý thuyết, lý luận cơ bản và các cơ sở thực tiễn đã có trước đó, trong và
ngoài nước. Từ đó, đưa ra các ý tưởng cho việc tái phát triển khu cảng Sài Gòn
Phương pháp phân tích tổng hợp:
Phân tích và tổng hợp các thông tin đã thu thập được nhằm đưa ra thông tin thật sự
hữu ích cho các mục tiêu đã được đề ra trước đó

Giới hạn phạm vi báo cáo:
Về không gian, phạm vi nghiên cứu mở rộng: khu vực lận cận khu cảng Sài Gòn như
Thủ Thiêm hoặc quận 1 và quận 7; phạm vi nghiên cứu cụ thể: cảng Sài Gòn, quận
4, tp. Hồ Chí Minh.


4

Về thời gian, phù hợp với định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ
Chí Minh đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050.
1.4. Cấu trúc của thuyết minh đồ án
Bài báo cáo gồm 52 trang, chia thành 6 chương
Chương 1 Giới thiệu chung
Chương 2. Giới thiệu chung và phân tích khu vực nghiên cứu
Chương 3. Cơ sở lý luận
Chương 4. Hình thành ý tưởng
Chương 5. Xây dựng quy chế quản lý thiết kế đô th
Chương 6: Kết luận và Kiến nghị


5

Chương 2. Giới thiệu chung và phân tích khu vực nghiên cứu
2.1. Thực trạng vấn đề của khu vực nghiên cứu
2.1.1. Giá trị của vị trí khu vực
Năm 1863, Cảng Sài Gòn trở thành 1 đại diện cho sự phát triển của Việt Nam từ một
thuộc địa của Pháp đến một quốc gia độc lập, là mốc son cho lịch sử cho thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung. Bờ sông nhộn nhịp với các hoạt động
cảng, trở thành huyết mạch của thành phố, là nơi giao thoa của nhiều nguồn văn hóa
khác nhau và là nơi đầu tàu phát triển kinh tế của thành phố lúc bấy giờ. Khi đô thị

hiện đại phát triển quanh cảng và các tàu container lần đầu tiên xuất hiện khiến cảng
Sài Gòn trở nên lỗi thời, không đáp ứng kịp với sự phát triển của các khu vực xung
quanh. Chính vì vậy, việc đồng bộ sự phát triển cũng như giữ các giá trị lịch sử tại
cảng Sài Gòn đang là vấn đề cấp thiết hiện nay. (Hình 2.1)

Hình 2.1. Vị trí khu vực nghiên cứu và thiết kế.


6

2.1.2. Vấn đề của khu vực
Là khu vực có tính phát triển cao, thương mại – dịch vụ, xã hội tại đây có tiềm năng
phát triển lớn. Tuy nhiên, khu vực có nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó có 3 vấn
đề chính cần có giải pháp khắc phục được phân tích dưới đây như sau:
Về yếu tố cộng đồng, khu vực đang thiếu sự kết nối cộng đồng, đặc biệt là không gian
sinh hoạt cộng đồng, hay không gian xanh để có thể kết nối cộng đồng với nhau.
Trong phần phân tích về hiện trạng đã đề cập tới, không gian cộng đồng trong khu
vực đang thiếu trầm trọng: công viên có quy mô nhỏ, chỉ tập trung ở 2 nói riêng biệt,
không đủ để phục vụ cho dân cư trong khu vực; Bờ sông không được tiếp cận do hoạt
động của cảng Sài Gòn; không có dải xanh liên tục để kết nối giữa khu vực và bờ
sông; Ngoài ra, không có yếu tố không gian để phát triển thói quen đi bộ và đi xe đạp
của người dân. (Hình 2.2)

Hình 2.2. Thiếu yếu tố cộng đồng trong khu vực nghiên cứu
Về yếu tố giao thông, theo định hướng, các tuyến Metro, BRT và LRT sẽ được đưa
vào sử dụng trong thành phố nhằm giải quyết các vấn đề về ùn tắc giao thông, giảm
thiểu tình trạng lưu lượng giao thông cao, quá tải. Tuy nhiên, tại khu vực nghiên cứu,
các tuyến Metro, BRT và LRT vẫn chưa có tính kết nối trong khu vực, cụ thể tuyến
Metro số 4A có các trạm đi qua quận 4 là trạm Tôn Đản và trạm Hoàng Diệu. Hai
trạm này không đủ bán kính phục vụ cho khu vực nghiên cứu. Tuyến LRT và BRT



7

vẫn chưa có quyết định xây dựng tuyến đi qua khu cảng. Lưu lượng giao thông tại
trục đường Nguyễn Tất Thành khá cao, điều này là thách thức lớn cho khu vực nghiên
cứu. (Hình 2.3)

Hình 2.3. Thiếu yếu tố kết nối giao thông trong khu vực nghiên cứu
Cuối cùng, về yếu tố lịch sử, cảng Sài Gòn được xem là dấu mốc son cho lịch sử. Nơi
đây chứng kiến biết bao thăng trầm, quá trình phát triển lớn mạnh của mảnh đất Sài
Gòn; là nơi đã đi sâu vào lòng người. Cùng với sự phát triển đô thị, cảng Sài Gòn vô
tình trở thành vật cản cho sự phát triển ấy. Dự án phát triển khu dân cư ven sông của
tập đoàn Vingroup tuy đáp ứng nhu cầu phát triển dân cư tại đây nhưng việc gìn giữ
lịch sử cho khu cảng trở nên khó khăn. Các công trinh kiến trúc cũ như thủy đài hay
các nhà kho của cảng có thể bị phá bỏ, không giữ được yếu tố lịch sử của cảng Sài
Gòn. (Hình 2.4)
Cảng Sài Gòn là một địa điểm nổi tiếng và quan trọng thành phố Hồ Chí Minh, gắn
liền với lịch sử phát triển. Tuy nhiên, qua các vấn đề của cảng hiện nay đã phân tích
ở trên, việc thiết kế lại một khu vực giải quyết được các vấn đề quan trọng như giảm
thiểu ùn tắc và kết nối giao thông công cộng, bảo tồn và tái sử dụng cảng, và tăng
tính kết nối cộng đồng tại khu vực là điều cần thiết và tất yếu. Chính vì những lý do
trên, tác giả mong muốn góp thêm chút sức lực của mình trong công cuộc phát triển
đất nước qua đề tài nghiên cứu thiết kế đô thị: Bờ sông Sài Gòn: Diện mạo mới của
khu cảng cũ tại thành phố Hồ Chí minh.


8

Hình 2.4. Không giữ được giá trị di sản của cảng Sài Gòn

2.2. Phân tích thực địa
2.2.1. Phân tích mối liên hệ vùng
Về vị trí thành phố Hồ Chí Minh trong vùng kinh tế trong điểm phía Nam, thành phố
Hồ Chí Minh có tọa độ 10o10’-10o38’ Bắc và 106o54’ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình
Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông
Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang
Nằm ở miền Nam Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730km theo
đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50km theo đường chim bay. Với
vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối
giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh
trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế. (Hình 2.5).
Về vị trí của Quận 4, Quận 4 là một trong những quận trung tâm của thành phố, có
hình dạng như một cù lao tam giác, với tổng diện tích 417,08 ha, xung quanh Quận 4
đều là sông và kênh rạch, cụ thể là về phía Đông Bắc là sông Sài Gòn, bờ bên kia
là quận 2.


9

Hình 2.5. Vị trí của tp. Hồ Chí Minh trong vùng trọng điểm kinh tế phía nam.
Phía Tây Bắc là Rạch Bến Nghé , bờ bên kia là quận 1 và quận 5.
Phía Nam là Kênh Tẻ, bờ bên kia là quận 7 và quận 8.
Tọa độ địa lý của Quận 4 từ 10o44’52” đến 10o46’03” vĩ độ bắc và từ 106o41’26” đến
106o43’29” kinh độ đông.
Ranh giới hành chính của Quận 4 được giới hạn bởi các hướng như phía Tây Bắc là
rạch Bến Nghé, giáp với quận 1 và quận 5 dài hơn 2km (nối liền với Quận 4 qua các
cầu Nguyễn Văn Cừ, cầu Ông Lãnh, cầu Calmet, cầu Khánh Hội); Phía đông bắc là
sông Sài Gòn giáp với khu đô thị mới Thủ Thiêm – quận 2 dài hơn 2km; Phía nam là
Kênh Tẻ, giáp với khu đô thị Phú Mỹ Hưng – quận 7 và quận 8 dài hơn 4km (nối liền
với Quận 4 qua các cầu Kênh Tẻ, cầu Tân Thuận 1 và 2).



10

Hình 2.6. Vị trí của quận 4 với thành phố Hồ Chí Minh
Với vai trò là nơi kết nối giao thông cũng như có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời,
Quận 4 là nơi hội tụ những yếu tố có thể phát triển bền vững, mang lại lợi ích về kinh
tế, văn hóa, nhân lực cho thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận. (Hình 2.6.
và 2.7)

Hình 2.7. Tuyến giao thông kết nối của quận 4 với các khu vực xung quanh.
Về vị trí của khu vực nghiên cứu, trong vòng bán kính 2km: Khu cảng tiếp giáp với
sông Sài Gòn; đường Nguyễn Tất Thành, quận 4; Quận 7 với cầu Tân Thuận 1 và cầu
Tân Thuận 2 là 2 điểm kết nối; Ngoài ra, các công trình công cộng hay không gian


11

cộng đồng có ảnh hưởng tới khu cảng như phố đi bộ Nguyễn Huệ, bến Bạch
Đằng…và các khu vực có định hướng phát triển như Thủ Thiêm.
Trong vòng bán kính 4km: Các không gian cộng đồng có sức ảnh hưởng đến khu
cảng bao gồm: Thảo Cầm Viên, công viên 23/9,… được kết nối bởi tuyến đường bộ
và tuyến bus đường sông. Ngoài ra, các công trình tiêu biểu như tòa nhà Bitexco cũng
có sức ảnh hưởng khá lớn đối với khu đất
Tròng vòng bán kính 10km: Các công trình trọng điểm ảnh hưởng đến khu đát như
tòa nhà Landmark 81, Vinhome Central Park…
Mối liên hệ vùng của khu đất lập quy hoạch với các vùng lân cận được thể hiện thông
qua hình 2.8

Hình 2.8. Mối liên hệ giữa khu đất với các khu vực xung quanh.

2.2.2. Phân tích điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường
Về địa hình, địa hình khu vực tương đối bằng phẳng và thấp, có cao độ trung bình so
với mực nước biển từ 0.50 – 2.00m, bị phân cách bởi hệ thống kênh rạch tự nhiên
(rạch Cầu Dừa, rạch Cầu Chông, Rạch Bến Nghé, Kênh Tẻ, sông Sài Gòn) và các
đầm trũng.


12

Do có địa hình thấp nên có ảnh hưởng của thủy triều hoặc mưa lớn, tuy nhiên kết cấu
hạ tầng của cảng đã được gia cố từ thời thực dân Pháp nên không xảy ra hiện tượng
ngập nước tại đây.
Về địa chất công trình,theo kết quả của bản đồ phân vùng địa kỹ thuật tỷ lệ 1/50.000
trong khuôn khổ dự án biên hội bản đồ địa chất công trình thành phố Hồ Chí Minh tỷ
lệ 1/50.000 do Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh chủ trì cùng nhóm
tác giả (Bùi Trần Vượng và nnk, 2010), khu đất cảng có địa chất thuộc loại trầm tích

Holocen có nguồn gốc sông, biển với thành phần cấu tạo là cát bột, sét bột dày
từ 5 – 8 m, sức chịu tải R = 0,7 - 1,0 kg/cm2. Do có cấu tạo bề mặt yếu nên khi
thực hiện các dự án xây dựng sẽ gặp khó khăn, cần chú trọng đến việc gia cố
nền móng.
2.2.3. Phân tích khí hậu
Do khu vực nằm trong Quận 4 thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất
xích đạo nên có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng

12 đến tháng 4 năm sau, với đặc điểm chính như sau:
Về chế độ nhiệt tại khu vưc, nhiệt độ cao và điều hòa trong năm, trung bình cả năm
khoảng 280C, cao nhất đạt 300C (tháng 4) thấp nhất là 25,80C (tháng 12). Lượng bức
xạ dồi dào (trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm) nhưng có sự khác biệt về cấu trúc
mùa. Mùa khô có bức xạ mặt trời cao, thời kỳ có bức xạ cao vào tháng 4 và 5 (đạt

400 - 500 cal/cm2/ngày). Mùa mưa có bức xạ mặt trời thấp hơn, cường độ bức xạ cao
nhất đạt 300 - 400 cal/cm2/ngày.
Về nắng trong khu vực, số giờ nắng cả năm là 1.892 giờ, tháng 5 có số giờ nắng nhiều
nhất 204 giờ (6 - 7 giờ/ngày), tháng 11 có số giờ nắng ít nhất 136 giờ (4 - 5 giờ/ngày).
-Độ ẩm không khí: Trung bình đạt 76%, nhìn chung không ổn định và có sự biến
thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 8 (mùa mưa) lên đến 82%, thấp nhất vào tháng 2
(mùa khô) là 70%, Sự chênh lệch độ ẩm không khí giữa 2 mùa khoảng 10 - 15%.


13

Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm đạt 1.321 mm, đây là một trong vài khu vực
của Thành phố được hưởng sự thông thoáng, ẩm mát quanh năm. Song lượng mưa
phân bố không đều, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 11.
Về hướng gió, khu vực nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió mùa chủ
yếu: từ Biển Đông thổi vào theo hướng đông nam - tây bắc (chủ yếu từ tháng 2 đến
tháng 4); thổi theo hướng tây nam - đông bắc (chủ yếu từ tháng 06 đến tháng 10).
Ngoài ra còn có hướng gió từ phương bắc thổi về, thịnh hành vào tháng 11, 12 và
tháng 01.
Bão rất ít xảy ra, thường chỉ ảnh hưởng bão từ xa hay áp thấp nhiệt đới gây giông và
mưa nhiều. Mưa lớn dễ gây lụt lội.
2.2.4. Phân tích thủy văn
Khu đất nghiên cứu được bao bọc bởi Sông Sài Gòn, một phần Kênh Tẻ và một phần
rạch Bến Nghé. Sông Sài Gòn nằm ở phía đông bắc, chiều dài đoạn sông chảy trong
phạm vi quận khoảng 2.300m, lòng sông rộng từ 200-300m, chiều sâu từ 10-20m,
nước sông chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật chiều.
Kênh Tẻ nằm ở phía nam của quận 4, chiều dài đoạn kênh chảy trong phạm vi quận
khoảng 4.400m, lòng kênh rộng từ 100-150m, chiều sâu từ 6-8m, nước ở kênh Tẻ
cũng chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật chiều.
Rạch Bến Nghé nằm ở phía tây bắc của quận 4, chiều dài chảy trong phạm vi của

quận khoảng 2.300m, lòng kênh rộng từ 80-100m, chiều sâu từ 4-6m. Cũng giống
như kênh Tẻ, nước rạch Bến Nghé cũng chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều.
Theo các số liệu quan trắc tại trạm Phú An, mực nước cao nhất (Hmax) và mực nước
thấp nhất (Hmin) tương ứng với từng tháng trong các năm được thống kê từ năm 2005
đến năm 2011 được ghi lại qua bảng 2.1 và bảng 2.2 cho ta thấy mực nước cao nhất
và thấp nhất trên sông Sài Gòn tại trạm Phú An của từng tháng có xu thế tăng dần do
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.


14

Bảng 2.1. Mực nước thấp nhất sông Sài Gòn tại trạm Phú An
Tháng/năm

Năm 2005

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Tháng 1

-1,94

-1,83


-1,65

-1,75

-1,70

Tháng 2

-2,12

-1.70

-1,80

-1,94

-1,47

Tháng 3

-1,80

-1,80

-1,78

-1,66

-1,45


Tháng 4

-2,10

-1,92

-1,80

-1,63

-1,77

Tháng 5

-2,28

-2,08

-2,06

-2,06

-2,05

Tháng 6

-2,50

-2,27


-2,27

-2,11

-2,27

Tháng 7

-2,56

-2,33

-2,21

-2,22

-2,16

Tháng 8

-2,39

-2,06

-2,13

-2,18

-2,11


Tháng 9

-2,18

-2,20

-1,80

-1,99

-1,91

Tháng 10

-1,72

-1,64

-1,80

-1,71

-1,69

Tháng 11

-1,86

-1,72


-1,63

-1,61

-1,52

Tháng 12

-1,83

-1,72

-1,80

-1,65

-1,47

Nguồn: Cục Thống Kê TP. Hồ Chí Minh, 2015.

Bảng 2.2. Mực nước cao nhất sông Sài Gòn tại trạm Phú An
Tháng/năm

Năm 2005

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010


Năm 2011

Tháng 1

1,42

1,41

1,54

1,47

1,45

Tháng 2

1,32

1,43

1,43

1,44

1,47

Tháng 3

1,13


1,37

1,39

1,42

1,40

Tháng 4

1,13

1,28

1,37

1,32

1,29

Tháng 5

0,99

1,25

1,26

1,29


1,19

Tháng 6

1,03

1,23

1,17

1,18

1,12

Tháng 7

1,04

1,16

1,28

1,25

1,13

Tháng 8

1,17


1,27

1,37

1,35

1,34

Tháng 9

1,33

1,32

1,37

1,35

1,50

Tháng 10

1,39

1,48

1,42

1,49


1,57

Tháng 11

1,41

1,54

1,56

1,55

1,58


15

Tháng/năm

Năm 2005

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011


Tháng 12

1,35

1,55

1,46

1,49

1,59

Nguồn: Cục Thống Kê TP. Hồ Chí Minh, 2015.

2.2.5. Phân tích giao thông khu vực
Đối với hệ thống giao thông, có 2 loại giao thông cần được chú ý tới trong khu vực,
đó là giao thông đường bộ và giao thông đường thủy, trong đó mạng lưới giao thông
đường bộ tại khu đất được chính quyền đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng
nhu cầu đi lại của người dân. Ngoài mở rộng đường trục chính Nguyễn Tất Thành
xuyên suốt khu vực, kết nối với quận 1 và quận 7 ra, thì theo định hướng, cầu Thủ
Thiêm 3 sẽ được xây dựng và kết nối quận 4 với bán đảo Thủ Thiêm, với điểm bắt
đầu là đường Hoàng Diệu. Các hệ thống cầu được nối với các quận khác có ảnh hưởng
tới khu đất cảng như: cầu Khánh Hội (nối với quận 1), cầu Tân Thuận 1 và 2 (nối với
quận 7 và ngược lại). Trong đó, Hệ thống đường thủy có tuyến sông Sài Gòn, một
phần Kênh Tẻ và rạch Bến Nghé phục vụ cho cảng Nhà Rồng – Khánh Hội, cảng Tôn
Thất Thuyết và các xí nghiệp vận tải đường thủy, phục vụ cho vận chuyển hàng hóa,
hành khách của thành phố và cả nước. Ngoài ra, các tuyến xe bus đường sông được
đưa vào hoạt động cũng là một lợi thế cho khu vực nhằm phát triển đa dạng loại hình
phương tiện công cộng nhằm giảm tải ùn tắc hiện nay trên địa bàn.
Hiện tại, trên sông Sài Gòn có rất nhiều loại phương tiện giao thông vận tải đường

thủy, đặc biệt là các tàu có trọng tải hàng hóa lớn như container, các tàu mang tính
thương mại – dịch vụ du lịch như tàu Elisa… Đối với lưu lượng giao thông, lưu lượng
giao thông trong khu vực đặc biệt đông vào các giờ cao điểm, tập trung tại đường
Nguyễn Tất Thành.
Do nhu cầu đi lại giữa các quận với nhau, cùng với lưu lượng giao thông từ các nhánh
đường đổ ra càng khiến đường Nguyễn Tất Thành chịu áp lực giao thông lớn. (Xem
hình 2.9, 2.10 và 2.11)


16

Hình 2.9. Giao lộ giữa Nguyễn Tất Thành – Lê Văn Linh – Hoàng Diệu
vào giờ cao điểm.

Hình 2.10. Giao lộ giữa Nguyễn Tất Thành – Tôn Đản vào giờ cao điểm.


×