Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Hoàn thiện hệ thống thù lao lao động tại CÔNG TY TNHH một THÀNH VIÊN kỹ THUẬT CÔNG NGHỆ SOMECO , giai đoạn 2015 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 65 trang )

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC ĐỒ THỊ
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.1: Mục đích, lý do .............................................................................................................. 1
1.1.1. Mục đích viết báo cáo: ................................................................................................ 1
1.1.2. Lý do chọn nghiệp vụ thực tập và đơn vị thực tập: .................................................... 1
1.2: Ý nghĩa, tầm quan trọng của báo cáo: ........................................................................... 2
1.3: Phạm vi nghiên cứu: ...................................................................................................... 2
1.4: Tên nghiệp vụ thực tập và kết cấu báo cáo .................................................................... 2
PHẦN 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ
THUẬT CÔNG NGHỆ SOMECO .................................................................................... 4
2.1 Giới thiệu khái quát về CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ SOMECO .................................................................................................................. 4
2.1.1. Tên doanh nghiệp, giám đốc, Kế toán trưởng hiện tại của doanh nghiệp .................. 4
2.1.2. Địa chỉ ......................................................................................................................... 4
2.1.3. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp: ................................................................................ 4
2.1.4. Loại hình doanh nghiệp: ............................................................................................. 4
2.1.5. Nhiệm vụ của doanh nghiệp ....................................................................................... 4
2.1.6. Lịch sử phát triển doanh nghiệp qua các thời kỳ: ....................................................... 5
2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ SOMECO ..................................................................................................... 7
2.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp. ............................................................. 7
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: .................................................................... 7
2.2.3. Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý doanh nghiệp:...... 10
2.3 Công nghệ sản xuất – kinh doanh ................................................................................. 10
2.3.1. Quy trình tổ chức sản xuất - kinh doanh ................................................................... 10


2.3.3. Tổ chức sản xuất: ...................................................................................................... 11
2.4. Khái quát hoạt động sản xuất – kinh doanh của CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ SOMECO ................................................................... 12
2.4.1. Đối tượng lao động ................................................................................................... 12
2.4.2. Lao động: .................................................................................................................. 16


BÁO CÁO THỰC TẬP

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

2.4.3. Vốn............................................................................................................................ 20
2.4.4. Khái quát kết quả kinh doanh của công ty: ............................................................... 23
PHẦN 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÙ LAO LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY
TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ SOMECO ......................... 27
3.1. Thực trạng hoạt động thù lao lao động tại doanh nghiệp: ........................................... 27
3.1.1. Hệ thống trả công lao động tại doanh nghiệp ........................................................... 27
3.1.2. Tình hình trả công tại doanh nghiệp ......................................................................... 32
3.1.3. Tình hình khuyến khích tài chính (thưởng) .............................................................. 43
3.2. Đánh giá công tác thù lao lao động tại doanh nghiệp .................................................. 43
3.2.1. Mặt tích cực .............................................................................................................. 43
3.2.2. Mặt hạn chế, bất cập: ................................................................................................ 44
3.2.3. Nguyên nhân ............................................................................................................. 45
PHẦN 4: XU HƯỚNG, TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY VÀ
KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THÙ LAO TẠI CÔNG TY
TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ SOMECO ......................... 47
4.1. Xu hướng, triển vọng phát triển của doanh nghiệp đến năm 2020 .............................. 47
4.1.1. Định hướng chung của doanh nghiệp đến năm 2020 .............................................. 47
4.1.2 Định hướng về công tác thù lao của doanh nghiệp đến năm 2020 ............................ 47
4.2. Khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác thù lao lao động tại doanh nghiệp ................ 48

4.2.1 Nâng cao trình độ của người cán bộ quản lý tiền lương. ........................................... 48
4.2.2 Hoàn thiện lại hình thức trả lương theo thời gian ...................................................... 49
PHẦN 5: KẾT LUẬN ....................................................................................................... 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 59


ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 : Bảng thống kê các trang thiết bị của doanh nghiệp
Bảng 2.2 : Bảng thống kê nguyên vật liệu của doanh nghiệp
Bảng 2.3 : Bảng cơ cấu lao động trong doanh nghiệp theo trình độ từ năm 2015-2019
Bảng 2.4 : Bảng cơ cấu lao động trong doanh nghiệp theo phòng ban từ năm 2015-2019
Bảng 2.5 : Bảng cơ cấu lao động trong doanh nghiệp theo độ tuổi từ năm 2015-2019
Bảng 2.6 : Bảng cơ cấu lao động trong doanh nghiệp theo giới tính từ năm 2015-2019
Bảng 2.7 : Bảng cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp giai đoạn 2015-2019 theo số tiền
Bảng 2.8 : Bảng cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp giai đoạn 2015-2019 theo tỷ trọng
Bảng 2.9: Bảng cơ cấu tài sản của doanh nghiệp giai đoạn 2015-2019 theo số tiền
Bảng 2.10: Bảng cơ cấu tài sản của doanh nghiệp giai đoạn 2015-2019 theo tỷ trọng
Bảng 2.11: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 20152019
Bảng 3.1 : Bảng hệ số mức lương của người quản lý công ty
Bảng 3.2 : Bảng mức lương tối thiểu của doanh nghiệp áp dụng từ 2015-2019
Bảng 3.3 : Bảng hệ số cấp bậc, chức vụ và hệ số năng suất
Bảng 3.4 : Bảng phụ cấp chức vụ, trách nhiệm, kiêm nhiệm trong doanh nghiệp
Bảng 3.5 : Bảng tổng hợp tiền lương của doanh nghiệp tháng 12/2019
Bảng 1

: Bảng tính tổng lương của lao động gián tiếp của công ty tháng 12/2019


Bảng 2

: Bảng tính lương hành chính của lao động gián tiếp của công ty tháng 12/2019

Bảng 3.6 : Bảng tính lương hành chính của lao động trực tiếp của công ty tháng 12/2019
Bảng 3.7 : Bảng tính tổng lương của lao động trực tiếp của công ty tháng 12/2019
Bảng 3.8: Bảng thống kê tiền thưởng của doanh nghiệp năm 2018-2019
Bảng 4.1 : Bảng điểm của các yếu tố thù lao
Bảng 4.2 : Bảng điểm đánh giá các nhân viên


ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP

DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 01: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp
Đồ thị 02: Quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Đồ thị 03: Biểu đồ số lượng lao động qua các năm 2015-2019


ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1: Mục đích, lý do
1.1.1. Mục đích viết báo cáo:


Qua quá trình học tập tại nhà trường và thực tập tại , CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ SOMECO, em đã tìm hiểu những kiến
thức về hoạt động kinh doanh, hoạt động về thù lao lao động, hoạt động
marketing,.. hỗ trợ công việc tương lai của bản thân. Vì vậy em thực hiện báo cáo
này nhằm củng cố lại những kiến thức lý thuyết và thực tiễn về công tác Thù lao lao
động tại Công ty.
Mục tiêu cụ thể của báo cáo dựa trên cơ sở tổng hợp cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
về thù lao lao động, vận dụng vào thực tế : Tìm hiểu mọi mặt hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty, tìm hiểu thực trạng về công tác thù lao lao động, phân tích
thực trạng công tác trả thù lao tại CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ
THUẬT CÔNG NGHỆ SOMECO từ năm 2015 đến năm 2019. Từ đó đưa ra một số
ý kiến đóng góp vào các giải pháp nhằm kích thích tinh thần làm việc của người lao
động trong chính sách thù lao lao động tại công ty.
1.1.2. Lý do chọn nghiệp vụ thực tập và đơn vị thực tập:

Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế từ thời kỳ bao cấp chuyển
sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, việc đảm bảo lợi ích cho
mỗi cá nhân là một vấn đề hết sức quan trọng. Việc đảm bảo thu nhập, đảm bảo về
những nhu cầu cả vật chất và tinh thần cho mỗi cá nhân để người lao động có thể
yên tâm làm việc, hòa nhập cộng đồng xã hội là một nhiệm vụ hết sức bức thiết đối
với mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, tác dụng và ý nghĩa của thù lao lao động một lần nữa
góp phần rất lớn trong việc phát triển kinh doanh nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Việc đảm bảo lợi ích vật chất cũng như tinh thần cho người lao động là một
nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Vì người lao động là tác nhân chủ
yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh, họ là người quyết định sự thành bại của mỗi
doanh nghiệp. Do vậy, để có thể tồn tại và phát triển thì cần phải có những biện
pháp khuyến khích người lao động trong công việc, để họ có thể phát huy hết năng
lực của mình công hiến cho doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp ngày càng phát
1



BÁO CÁO THỰC TẬP

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

triển hơn. Trong các nhân tố khuyến khích, thì thù lao lao động giữ vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy, khuyến khích người lao động và góp phần vào sự phát
triển của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để phát huy hết sức mạnh của thù lao lao động, đòi hỏi doanh
nghiệp phải xây dựng cho mình một hệ thống thù lao lao động thật phù hợp, và
tổchức thực hiện nó một cách ưu việt nhất, để làm sao thù lao thực sự trở thành đòn
bẩy quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh
các hình thức tiền lương, thì phải áp dụng với các chế độ khen thưởng, và các phúc
lợi hợp lý với khả năng cống hiến của người lao động cho doanh nghiệp.
Thấy được tầm quan trọng thù lao lao động, và những nhận biết về những
điểm còn hạn chế của công tác này tại CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ
THUẬT CÔNG NGHỆ SOMECO. Công ty có một chương trình khuyến khích tài
chính chưa thực sự linh hoạt, hay những điểm còn chưa tổt trong các quy định về
lương…nên tôi đã quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống thù lao lao động tại
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ SOMECO ,
giai đoạn 2015-2019 ” để làm báo cáo thực tập tốt nghiệp trong đợt thực tập này.
1.2: Ý nghĩa, tầm quan trọng của báo cáo:
Báo cáo thực tập này đã vận dụng kiến thức, lý thuyết phân tích, đánh giá thực
trạng nghiệp vụ thù lao lao động của đơn vị thực tập. Từ đó đánh giá và đưa ra ý
kiến để hoàn thiện, khắc phục hạn chế, bất cập trong nghiệp vụ thù lao doanh
nghiệp. Báo cáo đã góp phần nâng cao, hoàn thiện kiến thức kinh doanh,... hỗ trợ
cho công việc tương lai của em.
1.3: Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung: Nghiên cứu những vấn đề về hệ thống thù lao lao động tại
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ SOMECO.

- Phạm vi về không gian: Tại địa bàn thành phố Hà Nội
- Phạm vi về thời gian: Các số liệu liên quan về thù lao lao động tại công ty
trong giai đoạn 2015-2019.
1.4: Tên nghiệp vụ thực tập và kết cấu báo cáo
- Tên nghiệp vụ thực tập: “ Thù lao lao dộng”
2


BÁO CÁO THỰC TẬP

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

- Kết cấu báo cáo: Đề tài gồm 5 phần:
+ Phần 1: Mở đầu.
+ Phần 2: Khái quát chung về CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ
THUẬT CÔNG NGHỆ SOMECO .
+ Phần 3: Thực trạng công tác “ Thù lao lao động “ tại doanh nghiệp.
+ Phần 4: Xu hướng, triển vọng phát triển của doanh nghiệp đến năm 2020
và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác Thù lao lao động tại doanh nghiệp.
+ Phần 5: Kết luận
Vì thù lao lao động là một đề tài lớn liên quan đến nhiều vấn đề then chốt
của Kinh tế - Xã hội, do đó cần có sự nghiên cứu thực sự công phu và khoa học,
nhưng do trình độ kiến thức và thời gian có hạn nên bài viết không thể tránh khỏi
những thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô để
tôi hoàn thiện hơn báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.
Qua đây tác tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Phạm Thị Thanh Hương - Giảng
viên khoa Kinh tế đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tác giả trong suốt quá
trình thực tập, cũng như trong việc lựa chọn nghiệp vụ và hoàn thành báo cáo thực
tập tốt nghiệp.Chân thành cảm ơn lãnh đạo công ty đã nhiệt tình hướng dẫn, giải
thích, cung cấp các thông tin, số liệu liên quan giúp tôi hoàn thành báo cáo đúng

thời gian và nội dung quy định.

3


BÁO CÁO THỰC TẬP

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

PHẦN 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ SOMECO
2.1 Giới thiệu khái quát về CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ
THUẬT CÔNG NGHỆ SOMECO
2.1.1. Tên doanh nghiệp, giám đốc, Kế toán trưởng hiện tại của doanh
nghiệp
- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ SOMECO.
- Tên quốc tế: SOMECO TECHNOLOGY ONE MEMBER COMPANY LIMITED
- Tên viết tắt: SOMECO TECH CO.,LTD
- Giám đốc công ty: Ông: Trần Tuấn Nam.
- Kế toán trưởng: Ông Nguyễn Văn Thạch.
2.1.2. Địa chỉ
Nhà số 10 TT33, KĐT Văn Phú, Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội, Vietnam.
2.1.3. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp:
- Ngày hoạt động: 11/06/2010
- Giấy phép kinh doanh: 0104755407
- Ngày cấp GPKD: 15/06/2010
- Quản lý bởi: Chi cục Thuế Quận Hà Đông, Hà Nội.
- Đại diện pháp luật: Trần Tuấn Nam.
- Điện thoại/Fax: 024.37834667

-Vốn điều lệ: 5tỷ VNĐ
2.1.4. Loại hình doanh nghiệp:
Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên ngoài NN.
2.1.5. Nhiệm vụ của doanh nghiệp
a. Ngành nghề chính: Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan
b. Mã ngành: 7110
c. Nhiệm vụ:
- Thiết kế đường dây tải điện và trạm biến áp đến 220KV, điện chiếu sáng công
trình dân dụng và công nghiệp.
- Thiết kế công trình thủy lợi, thủy điện và hạ tầng kỹ thuật.
4


BÁO CÁO THỰC TẬP

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

- Giám sát thi công xây dựng loại công trình thủy điện; lĩnh vực chuyên môn
giám sát: lắp đặt thiết bị, công nghệ điện.
- Giám sát thi công xây dựng loại công trình đường dây và trạm biến áp. Điện
dân dụng, điện công nghiệp; lĩnh vực chuyên môn giám sát: lắp thiết bị công
trình xây dựng- hoàn thiện.
- Giám sát thi công xây dựng loại công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ
thuật; lĩnh vực chuyên môn giám sát: xây dựng - hoàn thiện.
- Giám sát thi công xây dựng loại công trình đường dây và trạm biến áp. Điện
nông nghiệp; lĩnh vực chuyên môn giám sát: lắp thiết bị công trình xây dựng hoàn thiện.
- Giám sát thi công xây dựng loại công trình thủy điện, thủy lợi; lĩnh vực chuyên
môn giám sát: xây dựng - hoàn thiện.
- Giám sát thi công xây dựng loại công trình thủy điện, công nghiệp, hạ tầng kỹ
thuật; lĩnh vực chuyên môn giám sát: xây dựng - hoàn thiện

- Thử nghiệm không phá hủy: Kiểm tra các bộ phận và kết cấu bằng kỹ thuật
không phá hủy như chụp tia X, siêu âm, thẩm thấu, hạt từ tính và dòng xoáy
- Kiểm tra và phân tích kỹ thuật: Kiểm tra kỹ thuật hàn và mối hàn
2.1.6. Lịch sử phát triển doanh nghiệp qua các thời kỳ:
Công ty TNHH một thành viên kỹ thuật công nghệ SOMECO (gọi tắt là
Công ty
SOMECO TECH TECH) được thành lập theo quyết định số 34 QĐ/HĐQT ngày 29
tháng 04 năm 2010 của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần SOMECO Sông Đà,
giấy phép hoạt động kinh doanh số 0104755407 cấp ngày 15/06/2010 của Sở kế
hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội.
Sự ra đời của SOMECO TECH chính là một mắt xích để kép kín các công
đoạn của công nghệ sản xuất của SOMECO từ khâu thiết kế, đồng bộ sản phẩm, chế
tạo, cung cấp, lắp đặt thiết bị, thí nghiệm hiệu chỉnh đưa vào vận hành các công
trình. Sau mười năm hoạt động, đến nay công ty đã kiện toàn và ổn định được tổ
chức. Xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực xây lắp,
thí nghiệm hiệu chỉnh các công trình điện bên cạnh lực lượng kỹ sư trẻ khỏe nhiệt
huyết và các công nhân lành nghề từ các công trình Đường dây 110kV Sử Pán - Lào
5


BÁO CÁO THỰC TẬP

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Cai, Thủy điện Sử Pán 33MW 6,3/110kV, Nậm Khánh 12MW 6,3/110kV, Sông
Chảy 5 16MW 6,3/35kV, Nậm Chiến 200MW 15,75/220kV,...
Công ty đã đầu tư năng lực thiết bị và con người xây dựng được hai phòng
thí nghiệm Cao thế hóa dầu, Rơ le đo lường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC
17025: 2005.
Đặc biệt ngày 25/04/2011, Văn phòng Công nhận chất lượng (BOA) thuộc Bộ khoa

học và công nghệ “ là thành viên của Tổ chức công nhận phòng thí nghiệm quốc tế
(ILAC) và Tổ chức công nhận phòng thí nghiệm châu Á - Thái Bình Dương
(APLAC)” cấp chứng chỉ công nhận phòng thí nghiệm hợp chuẩn với mã hiệu
VILAS 479.
Công ty xây dựng Phòng thử nghiệm không phá hủy (NDT) kiểm tra đánh
giá chất lượng sản phẩm cơ khí chế tạo như: Kiểm tra siêu âm, X-Quang, Chỉ thị
màu (PT), kiểm tra độ sạch, chiều dày sơn, … cho vật liệu kim loại, mối hàn kim
loại và các sản phẩm.
Cùng với sự phát triển và trưởng thành của Tổ hợp SOMECO Sông Đà đã
tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, điều hành: “Thiết kế, chế
tạo và lắp đặt đường ống áp lực, thiết bị cơ khí thuỷ công, kết cấu thép, cột cao,
bình bể dung tích lớn, các sản phẩm đúc và các thiết bị cơ khí cho các dự án thuỷ
điện, thuỷ lợi, nhà máy xi măng, các công trình công nghiệp, giao thông cũng như
thi công xây lắp đường dây và trạm biến thế đến 500KV”.
Ngày nay, Công ty TNHH một thành viên kỹ thuật công nghệ SOMECO có
đội ngũ cán bộ kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề. Cùng với sự phát triển của
đội ngũ CBCNV, Công ty TNHH một thành viên kỹ thuật công nghệ SOMECO liên
tục đầu tư nâng cao trình độ kỹ thuật, năng lực quản lý của cán bộ, kỹ sư cũng như
tay nghề của công nhân và năng lực xe máy, thiết bị. Nhiều khóa đào tạo nâng cao
trình độ và tay nghề đã được tổ chức cho CBCNV của Công ty. Hàng loạt các dự án
đầu tư nâng cao năng lực xe máy, thiết bị đã được thực hiện. Hiện tại, Công ty
TNHH một thành viên kỹ thuật công nghệ SOMECO có một lực lượng xe máy,
thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ các nước công nghiệp phát triển như: Nhật bản,
Hàn Quốc, EU, Mỹ,… Qua đó, Công ty TNHH một thành viên kỹ thuật công nghệ

6


ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI


BÁO CÁO THỰC TẬP

SOMECO luôn hoàn thành các công trình đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, kỹ
thuật, mỹ thuật và hiệu quả.
2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ
THUẬT CÔNG NGHỆ SOMECO
2.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp.
Bộ máy của công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến - chức năng theo sơ đồ:

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng Tổ
chức hành
chính

Phòng tài
chính kế toán

Phó giám đốc

Phòng Kĩ
thuật -Cơ
giới

Xưởng Cao
thể hóa dầu Rơ le đo
lường


Đội công
trình xây lắp

(Nguồn: Phòng Tố chức - Hành chính)
Đồ thị 01: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
a. Giám đốc Công ty
- Là người có quyền điều hành cao nhất trong Công ty, đồng thời là người chịu
trách nhiệm trước pháp luật, trước Công ty về mọi hoạt động của Công ty.
- Giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm cao nhất về kết quả sản xuất kinh
doanh về sử dụng vốn và các nguồn lực hiện có của Công ty.
- Quản lý chỉ đạo các đầu mối và bộ máy giúp việc, thực hiện nghĩa vụ báo cáo,
nghĩa vụ trích nộp, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng
sản phẩm, đơn giá tiền lương phù hợp với quy định chung của Nhà nước trình giám
đốc Công ty phê duyệt.

7


BÁO CÁO THỰC TẬP

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

b. Phó giám đốc Công ty:
- Là người giúp việc cho giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc, cấp trên và
pháp luật về những việc làm được phân công.
c. Phòng Tài chính – Kế toán
- Chịu trách nhiệm lo nguồn vốn và tổng hợp, ghi chép nhật ký chứng từ theo chế
độ hạch toán của đơn vị kinh tế phụ thuộc, theo phân cấp quản lý của công ty. Đồng
thời làm báo cáo đảm bảo về nguyên tắc tài chính giúp giám đốc Công ty quản lý sử

dụng tiền vốn có hiệu quả.
- Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty để lựa chọn hình thức tổ
chức bộ máy kế toán phù hợp, xây dựng trình tự từ khâu lập, duyệt và luân chuyển
chứng từ kế toán trong Công ty một cách khoa học, hợp lý theo đúng quy định của
Công ty và của Nhà nước. Tổ chức lập các sổ sách kế toán và báo cáo kế toán tài
chính thường xuyên và định kỳ kịp thời đúng chế độ.
- Phối hợp chặt với phòng Kỹ thuật – Cơ giới để thanh toán các công trình và tiêu
thụ sản phẩm. Có trách nhiệm đôn đốc các chủ hợp đồng hoặc khách hàng thu tiền
về tài khoản của Công ty với vòng quay nhanh nhất.
d. Phòng Tổ chức - Hành chính
- Tham mưu giúp giám đốc trong công tác tổ chức, quản lý lao động, bố trí, điều
động, đề bạt đào tạo và thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân
viên trong Công ty theo sự phân cấp của Công ty.
- Thực hiện chức năng hành chính là đầu mối tiếp nhận các công văn của cơ quan
quản lý cấp trên, và các đơn vị trực thuộc Công ty để trình giám đốc xem xét cho
hướng giải quyết và thông tin kịp thời tới các bộ phận chức năng có liên quan để
triển khai.
- Thực hiện công tác hành chính quản trị của Công ty, lưu giữ tài liệu, giữ gìn bí
mật theo đúng quy định của Nhà nước. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an toàn tài sản,
an ninh của Công ty.
e. Phòng Kỹ thuật – Cơ giới
- Có nhiệm vụ tham mưu giúp giám đốc Công ty trong việc xây dựng chiến lược
phát triển và xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty hàng tháng, hàng

8


BÁO CÁO THỰC TẬP

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI


quý, hàng năm, đồng thời theo dõi điều độ sản xuất đối với các đơn vị trong Công
ty, thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
- Tham mưu giúp giám đốc trong việc tìm kiếm công việc, lập và rà soát các chỉ tiêu
kinh tế kỹ thuật trình giám đốc xem xét để ký hợp đồng kinh tế và tiêu thụ sản
phẩm.
- Quản lý và kiểm tra việc thực hiện của các phân xưởng theo đúng các quy trình,
quy định, hướng dẫn đối với các thiết bị. Tổng hợp nhu cầu vật tư, phụ tùng thay
thế của các đơn vị sản xuất, lên kế hoạch dự trù vật tư thiết bị phụ tùng thay thế.
- Hàng tháng, quý tổng hợp, phân tích báo cáo Giám đốc Công ty, Công ty về việc
thực hiện định mức kinh tế kỹ thuật được giao. Trường hợp phát sinh vượt định
mức thì phải lập văn bản giải trình.
f. Đội công trình xây lắp
- Đội công trình là tổ chức sản xuất cơ bản của Công ty, là nơi điều hành trực tiếp
lao động thi công các công trình, là đầu mối quyết định trực tiếp về kỹ thuật, chất
lượng và tiến độ công trình, về an toàn lao động.
- Khi có hợp đồng giao khoán thi công xây lắp, các đội phải lập biện pháp thi công,
chuẩn bị nguồn vốn, vật tư thiết bị, nhân lực để đảm bảo việc thi công xây dựng
công trình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.
- Khi công trình hoàn thành, đội phải lập hồ sơ hoàn công đối với tất cả các công
trình do Công ty ký kết hợp đồng kinh tế với các chủ đầu tư và các công trình được
Công ty giao thực hiện. Kết hợp với Phòng KHKT tiến hành nghiệm thu bàn giao
công trình. Gửi các chứng từ liên quan về Phòng TCKT để thực hiện quyết toán
công trình.
g. Xưởng Cao thể hóa dầu - Rơ le đo lường
- Là nơi tổ chức thử nghiệm không phá hủy: Kiểm tra các bộ phận và kết cấu bằng
kỹ thuật không phá hủy như chụp tia X, siêu âm, thẩm thấu, hạt từ tính và dòng
xoáy
- Kiểm tra và phân tích kỹ thuật: Kiểm tra kỹ thuật hàn và mối hàn
- Chịu trách nhiệm về kết quả thí nghiệm và đưa ra các phân tích báo cáo phối hợp

với các cơ quan kiểm định chất lượng về điện cao thế, các thiết bị điện và kỹ thuật
MPA
9


ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP

2.2.3. Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý
doanh nghiệp:
Các phòng ban hoạt động độc lập và có chức năng nhiệm vụ riêng, chịu sự quản lý
trực tiếp của giám đốc có trách nhiệm hoạt động đúng lĩnh vực và báo cáo trực tiếp
cho giám đốc.
2.3 Công nghệ sản xuất – kinh doanh
2.3.1. Quy trình tổ chức sản xuất - kinh doanh
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ SOMECO có công tác tổ

chức thi công tiến hành dựa trên những tài liệu như thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi
công, biểu đồ tổ chức công nghệ cũng như tiêu chuẩn quy định mức chi phí của
công trình, hạng mục công trình...Sau khi kí hợp đồng kinh tế, công ty sẽ tiến hành
khảo sát địa chấn, địa hình và thủy văn hoặc tiến hành giao nhận mặt bằng, giám sát
thi công với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm theo các bước khái quát như sơ
đồ sau

:
( Nguồn: Phòng kĩ thuật – cơ giới)
Đồ thị 02 : Quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh của CÔNG TY TNHH
MỘT THÀNH VIÊN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ SOMECO
10



BÁO CÁO THỰC TẬP

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Thuyết minh quy trình trên:
Mỗi công trình đều có dự toán, thiết kế riêng, địa điểm thi công, thao tác khác nhau.
Do đó quy trình sản xuất kinh doanh của công ty là quá trình liên tục khép kín từ
giai đoạn thiết kế đến giai đoạn nghiệm thu, bàn giao công trình. Các giai đoạn thực
hiện được tiến hành tuần tự theo các bước sau:
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XDCB, là ngành sản xuất có những
đặc điểm riêng biệt khác với các ngành sản xuất khác, sản phẩm cuối cùng của
ngành xây dựng là các công trình, HMCT có quy mô lớn, kết cấu phức tạp nên quy
trình công nghệ cũng phức tạp và có nhiều điểm khác biệt.
Doanh nghiệp tiến hành phân công thi công theo từng đội xây lắp. Tuỳ theo
từng công trình, HMCT cụ thể mà phải thực hiện các công việc khác nhau nhưng
hầu hết đều tuân theo một quy trình chung:
 Mua hồ sơ và lập kế hoạch đấu thầu công trình: doanh nghiệp tiến hành tham
gia đấu thầu các công trình.
 Ký hợp đồng nhận thi công công trình: doanh nghiệp chính thức nhận thi
công công trình và tiến hành lên kế hoạch thực hiện công trình.
 Chuẩn bị thi công: xác định thời điểm thi công, chuẩn bị nguồn nhân lực như
kỹ sư, công nhân, ban điều hành, các loại thiết bị máy móc cần thiết cho thi công.
 Tiến hành thi công: thực hiện các quy trình của lĩnh vực xây dựng: đào
móng, đóng cọc, đóng cốp pha, đổ bê tông, xây, hoàn thiện,…
 Hoàn thành công trình: tiến hành nghiệm thu thanh toán về khối lượng thi
công, trên cơ sở đó phòng kế toán tiến hành thanh toán với nội bộ doanh nghiệp và
thanh toán quyết toán với chủ đầu tư.
 Thanh lý hợp đồng với chủ đầu tư.

2.3.3. Tổ chức sản xuất:
a. Loại hình sản xuất của doanh nghiệp:
Sản phẩm hoàn thành đơn chiếc, thời gian thi công dài, khi hoàn thành thì được tiêu
thụ ngay sau khi nghiệm thu không cần phải nhập kho như các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh. Giá của công trình được ấn định theo hợp đồng. Do đó tính chất
hàng hóa của sản phẩm không thể hiện rõ vì nó đã được ấn định giá cả, người mua,
người bán sản phẩm có trước khi xây dựng thông qua hợp đồng kinh tế.
11


ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP
b. Chu kì sản xuất và kết cấu của chu kì sản xuất:

Chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường của Công ty không quá 12 tháng.
2.4. Khái quát hoạt động sản xuất – kinh doanh của CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ SOMECO
2.4.1. Đối tượng lao động
a. Trang thiết bị:
Các trang thiết bị của công ty bao gồm: Máy móc thi công, công cụ dụng cụ hỗ trợ
xây lắp, phương tiện vận chuyển, thiết bị đo đạc,.... trong quá trình thi công công
trình công ty sẽ thuê thêm trang thiết bị nếu cần thiết. Tính đến ngày 20/01/2020
công ty Sử dụng các trang thiết bị:
Bảng 2.1: Bảng thống kê các trang thiết bị của doanh nghiệp

STT

Loại MMTB


Nơi SX

A

Đo địa hình

1

Máy toàn đạc điện Nhật Bản

Năm sản
xuất

Giá trị còn lại
Số lượng

(ĐVT: %)

2012

2

60

2012

2

60


2012

2

60

Thụy Sỹ

2013

1

65

Nhật Bản

2014

4

70

Trung Quốc

2012

2

60


tử không gương
GPT 3003N của
hãng TOPCON
2

Máy đo GPS

Mỹ

Trimble R3
3

Máy toàn đạc điện Thụy Sỹ
tử Leica –
TC1000

4

Máy Thủy Chuẩn
Leica Na720

5

Máy phát điện
Honda EM 1000F

B

Đo địa chất


6

Máy khoan thăm
dò XY- 1A-4

12


ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP
Kinh Thám
7

Máy khoan thăm

Trung Quốc

2012

2

60

Nga

2012

3


60

Trung Quốc

2016

2

80

Anh

2017

2

80

Anh

2015

3

75

dò XJ100 -2
8

Máy khoan thăm

dò YKB 12/25

C

Thí nghiệm hiện
trường

9

Bộ xuyên tiêu
chuẩn

10

Máy kiểm định độ
gồ ghề

11

Máy đo dài
(Tripmetter)

C

Phương tiện vận
tải truyền dẫn

12

Máy ủi đất


Trung Quốc

2015

4

75

13

Xe cẩu tự hành

Hàn Quốc

2014

2

60

HUYNDAI
14

Xe tải SUZUKI

Nhật Bản

2016


2

70

15

Ô tô HUYNDAI

Hàn Quốc

2017

2

75

16

Ô tô trường hải

Việt Nam

2013

5

65

(Thaco)
D


Thiết bị dụng cụ
quản lý

17

Điện thoại bàn

Việt Nam

2010

8

60

18

Máy fax

Trung Quốc

2016

1

80

19


Máy tính để bàn

Trung Quốc

2014

17

70

2017

4

85

Việt Nam
20

Máy in

E

Máy móc thi

Hàn Quốc

13



ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP
công
21

Máy trộn bê tông
350l

22

Máy trộn vữa 180l

23

Máy vận thăng tải
trọng

24

Máy hàn điện 3
pha

25

Máy cắt đường
Atsphal

26


Máy đầm cóc
MIKASA

Trung Quốc

2012

2

Trung Quốc

2013

2

Liên xô

2018

1

Việt Nam

2012

3

Nhật Bản

2013


1

Nhật

2011

2

65

70
80

65

70

60

27

Máy đầm bàn

T. Quốc

2015

3


75

28

Máy đầm dùi

T. Quốc

2015

2

75

29

Ôtô tự đổ

Nga

2018

1

T.Quốc

2015

2


T.Quốc

2016

2

75

BOMAZ
30

Bơm nước chạy
điện 3 pha

31

Máy nén khí

F

Dụng cụ hỗ trợ

80

75

thi công
32

Dàn giáo


Trung quốc

2010

10

55

33

Pa lăng xích

Trung quốc

2019

1

90

(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán)
 Nhận xét:
- Trang thiết bị của công ty có chất lượng và độ bền khá tốt, có nguồn gốc rõ ràng,
giá trị vừa phải. Các trang thiết bị trên đều là các trang thiết bị thiết yếu trong lĩnh
vực xây dựng. Ngoài việc mua các trang thiết bị để thi công công trình, công ty còn
cho thuê ngoài.

14



ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP

- Công ty luôn tiến hành quản lý và bảo dưỡng trang thiết bị để giảm thiểu hao mòn
tài sản cố định, sự an toàn cho người lao động và công trình trong quá trình xây
dựng.
- Trong quá trình xây dựng công ty cũng tiến hành thuê thêm các trang thiết bị cần
thiết để đáp ứng yêu cầu thi công.
b. Nguyên vật liệu:
Bảng 2.2: Bảng thống kê nguyên vật liệu công ty cần dùng năm 2019
STT Nguyên vật liệu

ĐVT

Khối lượng

1

Băng báo hiệu cáp

m

5.000

2

Cát đen đổ nền




0.870

3

Biển chỉ dẫn cáp

Cái

1.500

4

ống nhựa xoắn

m

6.000

5

Xi măng

kg

15.550

6


Thép xây dựng

kg

13.000

7

Ống cấp thoát nước

m

950

8

Cát vàng

kg

1000

9

Dây đồng mềm tiết diện

m

10.000


10

Móc treo cáp

cái

3.200

11

Gạch ống

Viên

5.300

12

Cột bê tông ly tâm LT-8,5-190 S

Cột

2.000

13

Giá đỡ 1 cáp lên cột li tâm đơn

cái


3.000

14

Biển sơ đồ điện

cái

2.000

15

Sơn chống rỉ

kg

1.500

16

Vữa xây tô

kg

5.200

17

Mốc báo hiệu cáp


viên

9.000

18

Kẹp hãm cáp

cái

3.000

( Nguồn: Phòng tài chính - kế toán)
 Nhận xét
Công ty cố gắng không dự trữ nguyên vật liệu để tiết kiệm chi phí dự trữ và hao
mòn nguyên vật liệu.
15


ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP
2.4.2. Lao động:

a. Cơ cấu lao động trong doanh ngiệp theo tổng số lao động

Số lượng lao động

80
70

60

75
67
60

50

48

40

48

30
20
10
0
Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Tổng số lao động


Đồ thị 03 : Biểu đồ số lượng lao động qua các năm 2015-2019
(Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính)
 Nhận xét:
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ SOMECO có
số lượng lao động từ năm 2015-2019 dao động từ 67 đến 48 người. Năm 2015 có 67
người lao động nhưng đến năm 2019 giảm xuống chỉ còn 48 người lao động.
Lý do của sự biến động tổng số lao động do chính sách giảm biên chế của nhà nước
và một phần do đặc thù ngành xây dựng và thí nghiệm khó khăn, vất vả, áp lực lớn
đã khiến một bộ phận lao động đã nghỉ. Tuy nhiên năm 2018 và 2019 vẫn duy trì
tương đối ổn định với 48 lao động.
a. Cơ cấu lao động trong doanh ngiệp theo trình độ
Bảng 2.3: Bảng cơ cấu lao động trong doanh ngiệp theo trình độ
Chỉ tiêu
Trình độ
Trên đại học

Số lượng(người)
Tỷ trọng ( %)
Cao đẳng,
Số lượng(người)
Đại học
Tỷ trọng (%)
Tổng số CBCNV

Năm
2015
7
10.448
60
89.552

67

2016
2017
2018
2019
9
12
12
12
15
16
25
25
51
63
36
36
85
84
75
75
60
75
48
48
(Nguồn: Phòng Tổ chức – hành chính)
16



ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP
 Nhận xét:

Lao động của Công ty chủ yếu đã qua đào tạo, cụ thể số lượng lao động có trình độ
đại học cao đẳng là trên 75% trong tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty. Lao
động có trình độ trên đại học đã có sự tăng trưởng từ năm 2015 là 7 lao động tương
ứng với 10,448% đến năm 2019 đã tăng lên có 12 người lao động, chiếm 25%.
Công ty có nguồn lực tương đối, phù hợp với công việc ngành của mình. Với đội
ngũ nhân viên trình độ chuyên môn cao, khả năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ
tiên tiến nhất, cùng với đó là sự cống hiến và đam mê với nghề cao với số nhân sự
đủ để đảm bảo cho công việc của Công ty.
b. Cơ cấu lao động trong doanh ngiệp theo Phòng ban
Bảng 2.4: Bảng cơ cấu lao động trong doanh ngiệp theo phòng ban
Chỉ tiêu

Năm

Phòng ban

2015

2016

2017

2018

2019


Ban giám đốc

Số lượng(người) 3

3

3

3

3

Phòng TC-HC

Tỷ trọng ( %)
4.4776
Số lượng(người) 3

5
3

4
4

6.25
4

6.25
4


Phòng KT- CG

Tỷ trọng (%)
4.4776
Số lượng(người) 8

5
9

5.3333
8

8.3333 8.3333
6
6

Phòng TC-KT

Tỷ trọng ( %)
11.94
Số lượng(người) 3

15
3

10.667
3

12.5

3

12.5
3

4.4776
20

5
21

4
23

6.25
12

6.25
12

29.851

35

30.667

25

25


1

1

1

1

1

Tỷ trọng (%)
1.4925
Số lượng(người) 29

1.6667
20

1.3333
33

2.0833 2.0833
20
20

Tỷ trọng ( %)

33.333
60

44

75

41.667 41.667
48
48

Tỷ trọng (%)
Bộ phận xưởng Số lượng(người)
Cao thế - Hóa
Tỷ trọng ( %)
dầu
Và Rơ le đo
lường
Lái xe
Số lượng(người)
Đội thi công
xây lắp
Tổng số CBCNV

43.284
67

(Nguồn: Phòng Tổ chức – hành chính)
17


ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP
 Nhận xét:


Với đặc thù của công ty liên quan đến ngành xây dựng và thí nghiệm điện cao thế.
Cơ cấu lao động trong các bộ phận thì bộ phận xưởng và đội thi công có số lao động
nhiều nhất, chiếm tỷ trọng phần lớn trong tổng số lao động của công ty.
Bộ phận xưởng Cao thế- hóa dầu và Rơ le đo lường năm 2015 có 20 người đến năm
2019 có 12 người, giảm 8 người. Năm 2019 tỷ trọng giảm xuống 4,851% so với
năm 2015: Năm 2015 có tỷ trọng là 29,851% đến năm 2019 có tỷ trọng là 25%
Đội thi công xây lắp năm 2015 có 29 người lao động đến năm 2019 có 20 người lao
động, có tỷ trọng nhiều nhất trong các bộ phận. Tuy nhiên năm 2019 tỷ trọng vẫn
giảm nhẹ so với 2015 : năm 2015 có tỷ trọng 42,284% và năm 2019 có tỷ trọng
41,667%
c. Cơ cấu lao động trong doanh ngiệp theo độ tuổi
Bảng 2.5: Bảng cơ cấu lao động trong doanh ngiệp theo độ tuổi
Chỉ tiêu

Năm

Độ tuổi
Dưới 30 tuổi
31-40 tuổi
41-55 tuổi

2015

2016

2017

2018


2019

Số lượng(người) 24

24

28

Tỷ trọng (%)

40

37.333 37.5

37.5

Số lượng(người) 20

20

25

20

Tỷ trọng ( %)

33.333 33.333 41.667 41.667

35.821


29.851

18

20

18

Số lượng(người) 23

16

Tỷ trọng (%)

34.328

26.667 29.333 20.833 20.833

67

60

Tổng số CBCNV

22

75

10


48

10

48

(Nguồn: Phòng Tổ chức – hành chính)
 Nhận xét:
Từ năm 2015 đến năm 2019, lao động của Công ty có xu hướng giảm, từ 67 người
xuống 48 người
+ Độ tuổi dưới 30 từ 2015 đến 2019 có số người lao động giảm nhẹ : 2015 có 24
người ứng với 35.821% và 2019 là 18 người ứng với 37,5%, tuy nhiên 2019 có tỷ
trọng cao hơn 2015 là 1,679%
+ Tuổi từ 31đến 40 tuổi năm có sự biến động: Năm 2015, 2016 có 20 người lao
động nhưng đến năm 2017 đã tăng lên 25 người lao động, tuy nhiên 2018,2019 số
18


ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP

lao động lại duy trì ổn định ở 20 người lao động. Tuy nhiên tỷ trọng của độ tuổi này
năm 2019 đã tăng so với 2015 từ 2015 chiếm 29,851% thì đến 2019 đã tăng lên
41,667%.
+ Về độ tuổi từ 41 đến 55 tuổi giảm mạnh, số lượng người lao động năm 2015 là 23
người tương ứng với 34,328% đến năm 2019 giảm xuống còn 10 người chiếm
20,833%. Điều này chứng tỏ Công ty luôn tuyển chọn và đào tạo những lao động
trẻ và dày dặn kinh nghiệm. Nguồn nhân lực trẻ tuổi có sức khỏe tốt, có sự nhanh
nhạy, nhạy bén có thể nhanh chóng tiếp thu các kiến thức mới về kinh doanh, công

nghệ, từ đó giúp hoạt động kinh doanh của Công ty phát triển hơn.
d. Cơ cấu lao động trong doanh ngiệp theo giới tính
Bảng 2.6: Bảng cơ cấu lao động trong doanh ngiệp theo giới tính
Chỉ tiêu
Giới tính
Nam

Nữ

Năm
2015

2016

2017

2018

2019

Số lượng (người)

51

44

57

36


36

Tỷ trọng(%)

76.119

73.333

76

75

75

Số lượng (người)

16

16

18

12

12

Tỷ trọng(%)

23.881


26.667

24

25

25

67

60

75

48

48

Tổng CBCNV

(Nguồn: Phòng Tổ chức – hành chính)
 Nhận xét:
Vì làm bên lĩnh vực xây dựng nên công ty tập trung lao động chủ yếu bên kỹ thuật,
thi công công trình với tính chất đặc thù là vất vả, phức tạp. Từ đó dẫn đến tỷ lệ lao
động nam trên tổng lao động chiếm 76,119% (năm 2015), 73,333%( năm 2016),
76% (năm 2017), 75% (năm 2018), 75% (năm 2019).. Các lao động nữ chiếm tỷ lệ
ít hơn chủ yếu làm bên văn phòng như kế toán, hành chính,....

19



ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP
2.4.3. Vốn
a. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp:

Bảng 2.7: Bảng cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp giai đoạn 2015-2019 theo
số tiền
(Đơn vị tính:1000VNĐ)

Chỉ tiêu
a,Nợ phải trả
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
b,Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu
Nguồn kinh phí và quỹ khác
Tổng nguồn vốn

Năm
2015
51,066,574
51,066,574
1,435,739
1,435,739
52,502,313

2016
46,007,319

46,007,319
1,498,542
1,498,542
47,505,861

2017
90,192,974
90,192,974
(1,019,062)
(1,019,062)
89,173,912

2018
82,219,718
82,219,718
(8,671,440)
(8,671,440)
73,548,278

2019
78,641,731
78,641,731
(11,776,070)
(11,776,070)
66,865,661

(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán)
Bảng 2.8: Bảng cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp giai đoạn 2015-2019 theo tỷ
trọng
( Đơn vị tính: %)


Chỉ tiêu
a,Nợ phải trả
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
b,Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu
Nguồn kinh phí và quỹ khác
Tổng nguồn vốn

2015
97.27
97.27
2.73
2.73
100

2016
96.85
96.85
3.15
3.15
100

Năm
2017
101.14
101.14
(1.14)
(1.14)

100

2018
111.79
111.79
(11.79)
(11.79)
100

2019
117.61
117.61
(17.61)
(17.61)
100

(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán)
 Nhận xét:
- Dựa vào 2 bảng cơ cấu nguồn vốn ta thấy nợ phải trả chiếm tỷ trọng nhiều hơn so
với vốn chủ sở hữu. Trong đó:

20


ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP

+ Tỷ trọng nợ phải trả là tỉ số đánh giá mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính để hỗ trợ
cho tài sản. Có nghĩa cứ 100 đồng tài sản thì có 97,27 đồng(2015); 96,85 đồng

(2016);101,14 đồng( 2017); 111,79 đồng (2018); 117,61 đồng (2019) đồng nợ phải
trả.Từ năm 2015-2016 tỷ trọng nợ phải trả giảm nhưng đến năm 2017 tỷ trọng tăng
đột ngột và tiếp tục đến 2109 tăng dần đều lên 117,61%( tăng 20,76 %) so với năm
2016..mặc dù tỷ trọng này có sự thay đổi không đồng đều nhưng luôn ở mức cao.
Từ đó ta có thể thấy công ty đang sử dụng tối ưu hóa chỉ tiêu này.
+ Tỷ trọng vốn chủ sở hữu là tỉ số đánh giá khả năng tự chủ của một doanh nghiệp
trong việc đầu tư tài sản. Dựa vào bảng cơ cấu nguồn vốn ta thấy luôn ở mức rất
thấp và có sự thay đổi từ 2015 là 2,73% và năm 2019 đã giảm xuống mức -17,61% .
Điều này cho thấy công ty chưa tự chủ được tài chính trong việc hoạt động kinh
doanh
Công ty đang bị phụ thuộc vào nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài, nhưng số nợ phải trả
tăng lên cũng làm cho tổng nguồn vốn tăng lên. Việc này đi đôi với việc công ty
phải đối mặt với những rủi ro về tài chính và rất dễ bị gây bất ổn trong những năm
tiếp theo.
b. Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp:
Bảng 2.9 : Bảng cơ cấu tài sản của doanh nghiệp giai đoạn 2015-2019 theo số
tiền
(Đơn vị tính: 1000VNĐ)
Chỉ tiêu

Năm

2015
a,Tài sản ngắn hạn
46,191,864
Tiền và các khoản tương đương tiền 330,954
Đầu tư tài chính ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn
35,718,918
Hàng tồn kho

7,400,620
tài sản ngắn hạn khác
2,741,372
b,Tài sản dài hạn
Các khoản phải thu dài hạn
tài sản cố định
Bất động sản đầu tư
Tài sản dang dở dài hạn
Đầu tư tài chính dài hạn
Tài sản dài hạn khác
Tổng tài sản

2016
42,350,430
858,587
33,269,859
3,714,862
4,507,122

2017
85,355,505
469,756
67,368,855
16,947,795
542,099

2018
71,087,546
298,943
55,503,833

15,284,771
-

2019
65,636,434
207,538
43,380,542
22,036,438
11,916

6,310,449
18,000
6,105,960
186,489

5,155,430
18,000
4,867,341
270,089

3,818,407
18,000
3,606,659
193,748

2,460,732
18,000
2,415,379
27,353


1,229,227
48,000
1,178,491
2,736

52,502,313

47,505,860

89,173,912

73,548,278

66,865,661

21


×