Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

hoàn thiện hệ thống thù lao lao động của xí nghiệp giày da Ninh Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.75 KB, 34 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Mục Lục
A . Giới thiệu
B . Nội dung
Chương I. Tổng quan về thù lao lao động
I .Tầm quan trọng của thù lao lao động
1. Khái niệm
2. Các loại thù lao lao động
2.1. Thù lao cơ bản
2.2. Các khuyến khích
2.3. Các phúc lợi
3. Tầm quan trọng của thù lao lao động
3.1. Ý nghĩa của thù lao lao động với người lao động
3.2. Ý nghĩa của thù lao lao động với tổ chức
3.3. Ý nghĩa của thù lao lao động với xã hội
II. Giải pháp xây dựng hệ thống thù lao lao động hợp lý
1. Tại sao phải xây dựng hệ thống thù lao lao động hợp lý?
2. Xây dựng hệ thống thù lao hợp lý
Chương II. Hệ thống thù lao lao động của xí nghiệp giày da Ninh Giang
I.Thực trạng thù lao của xí nghiệp
1.Các khoản thù lao mà người lao động nhận được
2. Công tác trả công, trả lương của xí nghiệp
II. Ưu, nhược điểm của hệ thống thù lao của xí nghiệp
1. Ưu điểm
2. Nhược điểm
III. Giải pháp hoàn thiện hệ thống thù lao lao động của xí nghiệp giày da
Ninh Giang
1. Giải pháp của xí nghiệp
2. Ý kiến đóng góp của bản thân
A.Giới thiệu
1


Website: Email : Tel : 0918.775.368
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế mạnh mẽ
sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Công tác quản lý
kinh tế đang đứng trước yêu cầu và nội dung quản lý có tính chất mới mẻ, đa
dạng và phức tạp. Để quản lý tổ chức có hiệu quả cần coi trọng công tác
quản lý nhân lực vì con người là trung tâm của tổ chức. Mọi hoạt động của
tổ chức có thể thành công hay không đều phụ thuộc vào nguồn nhân lực
trong tổ chức đó.
Thù lao lao động chính là công cụ để tổ chức quản lý người lao động.
Thù lao ảnh hưởng rất lớn đến sự thực hiện công việc của người lao động,
chất lượng sản phẩm, hiệu quả hoạt động của tổ chức. Hệ thống thù lao lao
động là nhân tố quan trọng nhất để thu hút và gìn giữ lao động. Một hệ
thống thù lao hợp lý sẽ giúp tổ chức quản lý nguồn nhân lực đạt hiệu quả.
Chính bởi tầm quan trọng đó của thù lao lao động nên em quyết định
lựa chọn đề tài “ hoàn thiện hệ thống thù lao lao động của xí nghiệp giày
da Ninh Giang “.
Đối tượng được nghiên cứu trong đề tài này là hệ thống thù lao lao
động. Cụ thể là công tác trả công, trả lương trong tổ chức, các chương trình
khuyến khích và phúc lợi của tổ chức.
Đề tài này được nghiên cứu giới hạn trong phạm vi xí nghiệp giày da
Ninh Giang. Xí nghiệp giày da Ninh Giang đặt tại thị trấn Ninh Giang thuộc
thành phố Hải Dương.
Trong quá trình nghiên cứu em đã sử dụng kết hớp các phương pháp
bao gồm:
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp tính toán
Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm ba nội dung chính:
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368

1. Tổng quan về thù lao lao động
2. Phân tích thực trạng thù laolao động của xí nghiệp giày da Ninh Giang
3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống thù lao lao động của xí nghiệp giày da
Ninh Giang
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
B. Nội dung
Chương I. Tổng quan về thù lao lao động
I.Tầm quan trọng của thù lao lao động
1.Khái niệm
Hiểu theo nghĩa hẹp, thù lao lao động là tất cả các khoản mà người lao
động nhận được thông qua mối quan hệ thuê mướn giữa họ với tổ chức.
Hiểu theo nghĩa rộng, thù lao lao động ngoài yếu tố vật chất còn bao gồm
cả các yếu phi tài chính. Đó là các yếu tố thuộc nội dung công việc và môi trường
làm việc.
Nội dung công việc bao gồm:
• Mức độ hấp dẫn của công việc
• Mức độ thách thức của công việc
• Yêu cầu về trách nhiệm khi thực hiện công việc
• Tính ổn định của công việc
• Cơ hội được thăng tiến, đề bạt hoặc phát triển….
Môi trường làm việc gồm:
• Điều kiện làm việc thoải mái
• Chính sách hợp lý và công bằng của tổ chức
• Lịch làm việc linh hoạt
• Đồng nghiệp thân ái
• Giám sát viên ân cần, chu đáo
• Biểu tượng địa vị phù hợp….
2.Các loại thù lao lao động
4

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Cơ cấu thù lao lao động gồm ba thành phần; đó là thù lao cơ bản, các
khuyến khích, các phúc lợi.
2.1. thù lao cơ bản
Thù lao cơ bản là phần thù lao cố định mà người lao động nhận được một
cách thường kỳ dưới dạng tiền lương ( theo tuần, theo tháng ) hoặc là tiền công
theo giờ. Thù lao cơ bản được trả dựa trên cơ sở của loại công việc cụ thể, mức
độ thực hiện công việc, trình độ và thâm niên của người lao động.
Tiền công là số tiền trả cho người lao động tùy thuộc vào số lượng thời
gian làm việc thực tế ( giờ, ngày ), hay số lượng sản phẩm được sản xuất ra, hay
tùy thuộc vào khối lượng công việc đã hoàn thành. Tiền công thường được trả
cho công nhân sản xuất, các nhân viên bảo dưỡng máy móc thiết bị và nhân viên
văn phòng.
Tiền lương là số tiền trả cho người lao động một cách cố định và thường
xuyên theo một đơn vị thời gian ( tuần, tháng, năm ). Tiền lương thường được trả
cho các cán bộ quản lý và các nhân viên chuyên môn, kỹ thuật.
Tuy nhiên, trong thực tế hai thuật ngữ này thường được dùng lẫn lộn để chỉ
phần thù lao cơ bản, cố định mà người lao động được nhận trong tổ chức. Bởi bản
chất của tiền công và tiền lương chính là giá cả của sức lao động.
2.2. Các khuyến khích
Tư tưởng cho rằng những người lao động làm việc tích cực hơn và sản xuất
nhiều hơn cần phải được thù lao nhiều hơn được tán thành ở hầu hết các nước. Đa
số người lao động cũng quan niệm rằng họ cần phải được thù lao tương xứng và
các khoản thù lao đó cần phải phân phối công bằng. Nếu người lao động nhận
thấy thù lao không công bằng và tương xứng họ sẽ trở nên ít gắn bó với tổ chức
và không nhiệt tình trong công việc, họ sẽ tìm kiếm một cơ hội làm việc tại các tổ
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
chức khác. Chính vì vậy để động viên người lao động làm việc, ngoài tiền công
hay tiền lương trả cho họ thì các tổ chức cần có thêm các khuyến khích. Đó là

khoản thù lao ngoài tiền công hay tiền lương mà người lao động nhận được khi
hoàn thành tốt công việc được giao. Các khuyến khích có thể là tiền hoa hồng,
các loại tiền thưởng, phân chia năng suất hoặc phân chia lợi nhuận. Chúng ta có
thể chia các khuyến khích thành hai loại, khuyến khích tài chính và khuyến khích
phi tài chính.
Khuyến khích tài chính là các khoản phụ thêm ngoài tiền công và tiền
lương để trả cho người lao động thực hiện tốt hơn mức tiêu chuẩn.Mục đích của
các khuyến khích tài chính là tác động tới hành vi lao động, nhằm hoàn thiện sự
thực hiện công việc của người lao động, nâng cao năng suất lao động của họ. Hệ
thống khuyến khích tài chính được thiết kế nhằm hướng vào sự thực hiện công
việc của người lao động. Một tổ chức có thể sử dụng nhiều cách tiếp cận để thù
lao cho thực hiện công việc. Các chương trình khuyến khích có thể được thiết kế
để thù lao cho sự thực hiện công việc của cá nhân, của tổ, nhóm, của một nhà
máy hay bộ phận kinh doanh hoặc toàn bộ tổ chức. Tùy thuộc vào điều kiện cụ
thể của tổ chức mà chọn hình thức khuyến khích phù hợp. Với cá nhân có các
chương trình khuyến khích như: tăng lương tương xứng với sự thực hiện công
việc ( được nhiều công ty áp dụng kể cả ở Việt Nam ), tiền thưởng, phần thưởng.
Các chương trình khuyến khích tổ nhóm có thể là: các chế độ trả công khuyến
khích ( trả công theo sản phẩm tập thể, trả công khoán, trả công theo giờ tiêu
chuẩn ) , tiền thưởng cho các thành tích xuất sắc, phần thưởng. Với bộ phận kinh
doanh hoặc tổ chức thì khuyến khích tài chính có thể là sự phân chia năng suất,
phân chia lợi nhuận hoặc tiền thưởng.
Khuyến khích phi tài chính là các yếu tố thuộc nội dung làm việc, môi
trường làm việcnhư sự thân ái của đồng nghiệp, sự hấp dẫn của công việc…
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Những khuyến khích này sẽ tạo động lực cho người lao động hoàn thành tốt công
việc. Hình thức khuyến khích này rất tích cực, các tổ chức cần phát huy và
khuyến khích phi tài chính cũng là một trong các yếu tố tăng tính cạnh tranh của
tổ chức. Chính vì vậy, là một nhà quản lý cần phải chú trọng vấn đề này.

2.3. Các phúc lợi
Trong hầu hết các tổ chức, người quản lý đều nhận thấy sự cần thiết phải
cung cấp các loại bảo hiểm và các chương trình khác liên quan đến sức khỏe, sự
an toàn, các bảo hiểm và các lợi ích khác cho người lao động. Chính vì vậy ngoài
tiền công, tiền lương và các khuyến khích thì hệ thống thù lao lao động còn có
các phúc lợi. Đó là phần thù lao gián tiếp được trả cho người lao động dưới dạng
các hỗ trợ cuộc sống cho họ như: bảo hiểm sức khỏe, bảo đảm xã hội, tiền lương
hưu, tiền trả cho những ngày nghỉ : nghỉ lễ, nghỉ phép, nghỉ mát, nhà ở, các
chương trình giải trí, phương tiện đi lại và các phúc lợi khác gắn liền với các quan
hệ làm việc hoặc là các thành viên trong tổ chức. Các phúc lợi bao gồm tất cả các
khoản thù lao tài chính mà người lao động nhận được ngoài các khoản thù lao tài
chính trực tiếp. Tổ chức phải chi phí để cung cấp các phúc lợi, nhưng người lao
động luôn nhận được dưới dạng gián tiếp. Ví dụ tổ chức sẽ trả toàn bộ tiền mua
bảo hiểm sức khỏe cho người lao động. Người lao động không nhận được khoản
tiền đó nhưng họ sẽ nhận được toàn bộ những lợi ích mà chương trình bảo hiểm
sức khỏe đó mang lại.
Phúc lợi đảm bảo cuộc sống cho người lao động, góp phần nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Chính vì vậy, tổ chức khi xây dựng
hệ thống thù lao không thể không có các chương trình phúc lợi dành cho người
lao động. Người lao động muốn cống hiến cho tổ chức thì trước hết họ phải
yêntâm về cuộc sống gia đình và các chương trình phúc lợi sẽ đảm bảo tâm lý đó
cho người lao động.
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Phúc lợi bao gồm phúc lợi bắt buộc và phúc lợi tự nguyện. Phúc lợi bắt
buộc là một khoản phúc lợi tối thiểu mà các tổ chức phải đưa ra theo yều cầu của
pháp luật. Phúc lợi bắt buộc có thể là: các loại bảo đảm, bảo hiểm xã hội, trợ cấp
thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Ở Việt Nam, các phúc lợi bắt buộc bao gồm năm chế
độbảo hiểm xã hộicho người lao động: tự cấp ốm đau, tai nạn lao động hoặc bệnh
nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất. Theo điều 149 – Bộ luật lao động, và

Nghị định 12/CP về việc ban hành điều lệ bảo hiểm xã hội, quỹ BHXH được hình
thành từ các nguồn:
• Người sử dụng lao động đóng 15% so với tổng quỹ tiền lương,
• Người lao động đóng 5%,
• Hỗ trợ của nhà nước,
• Tiền sinh lời của quỹ,
• Các nguồn khác.
Bên cạnh những phúc lợi bắt buộc thì các tổ chức cần xây dựng cho mình
một hệ thống phúc lợi tự nguyện. Phúc lợi tự nguyện là các phúc lợi mà các tổ
chức đưa ra, tùy thuộc vào khả năng kinh tế của họ và sự quan tâm của người
lãnh đạo ở đó. Phúc lợi tự nguyện bao gồm: các phúc lợi bảo hiểm, các phúc lợi
bảo đảm, phúc lợi cho lịch làm việc linh hoạt, tiền trả cho những thời gian không
làm việc và các loại dịch vụ cho người lao động.
• Thứ nhất, các phúc lợi bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm sức khỏe để trả
cho việc ngăn chặn bệnh tật như các chương trình thể dục thể thao giảm stress.
Bảo hiểm nhân thọ để trả cho gia đình người lao động khi người lao động qua
đời. Bảo hiểm mất khả năng lao động, trong một số công ty cung cấp loại bảo
hiểm này cho những người lao động bị mất khả năng lao động không liên quan tới
công việc họ đảm nhận.
• Thứ hai, các phúc lợi bảo đảmgồm: bảo đảm thu nhập là khoản tiền
trả cho người lao động bị mất việc làm do lý do về phái tổ chức. Bảo đảm hưu trí
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
là khoản tiền trả cho người lao động khi người lao động làm việc cho tổ chức đến
một độ tuổi nào đó phải nghỉ hưu.
• Thứ ba, tiền trả cho những thời gian không làm việc là những khoản
tiền trả cho những thời gian người lao động không làm việc do thỏa thuận ngoài
mức quy định của pháp luật như nghỉ phép, nghỉ giữa ca giải lao….
• Thứ tư, phúc lợi do lịch làm việc linh hoạt nhằm trợ giúp cho người
lao động do lịch làm việc linh hoạt như tổng số giờ làm việc trong ngày, hoặc số

ngày làm việc trong tuần ít hơn quy định.
• Thứ năm là các loại dịch vụ cho người lao động. Bao gồm dịch vụ tài
chính, là dịch vụ nhằm giúp đỡ tài chính cho người lao động và gia đình họ liên
quan trực tiếp đến tài chính của cá nhân họ. Có nhiều dịch vụ tài chính như, dịch
vụ giảm giá, hiệp hội tín dụng, mua cổ phần của công ty, các cửa hàng hay căng
tin bán giá rẻ cho người lao động. Ngoài các dịch vụ tài chính còn có các dịch vụ
xã hội. Đó là các chương trình trợ cấp về giáo dục, dịch vụ về nghề nghiệp như tư
vấn cho người lao động, phúc lợi chăm sóc y tế cho người lao động, thư viện và
phòng đọc cho nhân viên. Các dịch vụ giải trí như các chương trình thể thao, văn
hóa, các chương trình dã ngoại nhằm mở rộng quan hệ, mọi người hiểu biết nhau
nhiều hơn. Các dịch vụ chăm sóc người già và trẻ em giúp người lao động an tâm
làm việc. Dịch vụ nhà ở, giao thông đi lại giúp người lao động thuận lợi hơn trong
công việc.
3. Tầm quan trọng của thù lao lao động
Thù lao lao động là một yếu tố rất quan trọng, không chỉ với người lao
động, với tổ chức mà còn quan trọng với xã hội. Thực tế đã chứng minh rất rõ
điều này.
3.1. Ý nghĩa của thù lao lao động với người lao động
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thù lao lao động với mỗi người lao động giữ vai trò vô cùng quan trọng.
Bởi, thù lao là phần cơ bản nhất trong thu nhập của người lao động. Thu nhập của
người lao động chủ yếu là tiền công ( tiền lương ), nó giúp người lao động trang
trải các chi tiêu, sinh hoạt và các dịch vụ cần thiết.
Thù lao lao động còn ảnh hưởng đến địa vị của người lao động trong gia
đình, địa vị của họ trong tương quan với các bạn đồng nghiệp cũng như giá trị
tương đối của họ đối với tổ chức và đối với xã hội. Địa vị xã hội với nhiều người
rất quan trọng, nhu cầu quyền lực cũng là một trong những nhu cầu cần thiết của
con người. Không chỉ vậy, thù lao lao động còn tạo động lực học tập cho người
lao động. Thật vậy, muốn có được mức thù lao cao người lao động cần phải tích

cực học hỏi để nâng cao năng lực. Người lao động phải không ngừng trau dồi
kiến thức để nâng cao giá trị của họ với tổ chức thông qua sự đóng góp của họ
cho tổ chức.
Tầm quan trọng của thù lao lao động với người lao động còn thể hiện ở
những ảnh hưởng của thù lao lao động tới việc chọn nghề, chọn việc của người
lao động.
Thông thường những ngành nghề, những công việc có khả năng được trả
mức lương cao như: kinh doanh, kế toán, tài chính ngân hàng, bưu chính viễn
thông, lĩnh vực dầu khí, lĩnh vực xây dựng thì thu hút đông đảo người lao động
tham gia nộp đơn và chọn việc làm. Do đó, tiền lương là một nhân tố quan trọng
cả cho lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn việc làm và lựa chọn lĩnh vực lao
động.Những công việc phải trả thù lao để người lao động đảm bảo cuộc sống của
mình, chi phí sinh hoạt ở địa phương về nhà ở, đi lại, ăn uống, giải trí… được
trang trải đầy đủ. Có như vậy người lao động mới lựa chọn công việc đó. Những
công việc có mức lương khởi điểm cao cũng rất hấp dẫn người lao động. Mỗi tổ
chức khác nhau đưa ra mức lương khởi điểm khác nhau. Có tổ chức đưa ra mức
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
lương khởi điểm cao nhưng số lượng người được tăng lương hàng năm lại rất hạn
chế. Một số tổ chức khác xây dựng mức lương khởi điểm thấp nhưng lại có các
kế hoạch khuyến khích và tiền thưởng cho người lao động. Một số tổ chức khác
lại vừa trả lương bằng tiền mặt đồng thời lại có phúc lợi cho người lao động bằng
hiện vật và cung cấp bảo hiểm tài chính dài hạn cho người lao động.
Thù lao lao động còn cho thấy sự hài lòng của công việc. Độ lớn của thù
lao mà người lao động nhận được sẽ làm cho họ hài lòng hoặc không hài lòng về
công việc. Sự hài lòng về tiền lương có ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng công việc
cũng như sự thuyên chuyển của nhân viên. Thù lao lao động là yếu tố người lao
động cân nhắc có gắn bó lâu dài với tổ chức hay không.
Thù lao lao động giúp người lao động lựa chọn nơi làm việc. những tổ chức
trả thù lao cao sẽ được người lao động lựa chọn nhiều hơn.

Không chỉ ảnh hưởng tới chọn nghề, chọn việc, chọn nơi làm việc hay sự
hài lòng của công việc mà thù lao lao động còn ảnh hưởng tới kết quả thực hiện
công việc của người lao động. Lý thuyết và thực tế cho thấy không có mối quan
hệ phù hợp tuyệt đối hoàn toàn giữa sự hài lòng công việc và kết quả thực hiện
công việc, cá biệt có trường hợp người lao động không hài lòng với công việc
nhưng cố gắng đạt năng suất cao. Mặc dù vậy cần khẳng định rằng sự hài lòng
công việc do tiền lương nhận được chi phối có ảnh hưởng quyết định tỉ lệ thuận
đến kết quả thực hiện công việc. Tiền lương nhận được càng cao thường dẫn đến
kết quả thực hiện càng tốt và ngược lại. Do vậy, tiền lương sẽ động viện người
lao động nếu người lao động tin chắc rằng hoàn thành công việc tốt sẽ được tiền
lương cao hơn và ngược lại. Các tổ chức phải nhấn mạnh tầm quan trọng của
quan hệ giữa tiền lương và sự hoàn thành công việc. Đặc biệt, những hậu quả tiêu
cực của mối quan hệ giữa thực hiện tốt công việc và trả lương cao phải được giảm
thiểu.
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Ngoài ra, thù lao lao động còn ảnh hưởng tới việc sử dụng ngày công, giờ
công của người lao động. Tiền công hay tiền lương nhận được sẽ quyết định đến
sự có mặt hay vắng mặt trong công tác của người lao động. Sự vắng mặt là một
cách phản ứng của người lao động với mức tiền lương không phù hợp. Khi nghỉ
việc hoặc đến muộn hoặc về sớm người lao động thương đưa ra các lý do như ốm
đau…Nhưng thực chất nguyên nhân là do vấn đề thù lao của doanh nghiệp.
3.2. Ý nghĩa của thù lao lao động với tổ chức
Thù lao lao động không chỉ có ý nghĩa to lớn với người lao động mà nó còn
mang ý nghĩa quan trọng với tổ chức.
Thù lao lao động là một phần quan trọng trong chi phí sản xuất của tổ
chức, tăng tiền công sẽ ảnh hưởng tới chi phí, giá cả và khả năng cạnh tranh của
sản phẩm của công ty trên thị trường.
Thù lao lao động còn là công cụ để duy trì , gìn giữ và thu hút những người
lao động giỏi, có khả năng phù hợp với công việc của tổ chức. Một tổ chức có

mức thù lao hấp dẫn sẽ thu hút được người lao động về tổ chức. Thực tế cho thấy
những công ty trả lương cao như : các công ty xây dựng , dầu khí, viễn
thông….được người lao động rất chuộng, họ đều có mong muốn được vào làm
việctại tổ chức có thù lao cao. Tổ chức có thể trả lương thấp nhưng có chế độ
khen thưởng cao, phúc lợi xã hội tốt.
Hệ thống thù lao lao động của công ty còn là công cụ để quản lý chiến lược
nguồn nhân lực và có ảnh hưởng đến các chức năng khác của quản lý nguồn nhân
lực. Các hoạt động đào tạo phát triển, kế hoạch hóa nguồn nhân lực, tuyển mộ
tuyển chọn đều liên quan tới hệ thống thù lao của doanh nghiệp. Khi tổ chức
quyết định thù lao cao thì các chương trình đào tạo và tuyển mộ, tuyển chọn sẽ
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
được họ quan tâm, chú trọng hơn rất nhiều.Tổ chức sẽ tuyển chọn thật kỹ lưỡng
để được người lao động làm việc hiệu quả xứng đáng với thù lao họ bỏ ra.
Để xem xét tầm quan trọng của thù laolao động với tổ chức chúng ta phải
phân tích ảnh hưởng của thù lao lao động tới hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Tiền lương đóng vai trò là đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động và sẽ ảnh
hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp, việc làm, hài lòng công việc, vắng mặt,
thuyên chuyển. Sự ảnh hưởng này không giống nhau giữa những người lao động
vì phụ thuộc vào : tuổi, giới tính, thu nhập, tình trạng gia đình, trình độ giáo dục
và các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội khác. Hơn thế nữa, thù lao lao động có quan
hệ chặt chẽ, biện chứng với hiệu quả hoạt động của tổ chức. Tiền lương càng cao,
sự hài lòng về công việc của người lao động càng được tăng cường, giảm lãng phí
giờ công, ngày công, người lao động gắn bó với tổ chức, giảm thuyên chuyển lao
động, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
tổ chức. Một khi mục tiêu của tổ chức đạt được lại có điều kiện nâng cao mức
sống vật chất và tinh thần của người lao động, tạo động lực kích thích người lao
động.
Là một người quản lý, để tăng cường hiệu quả hoạt động của tổ chức chúng
ta phải xây dựng hệ thống thù lao linh hoạt. mềm dẻo nhằm thích ứng với đa dạng

hóa lực lượng lao động. Tập trung trả thù lao cao hơn cho người lao động hoàn
thành công việc xuất sắc, có kiến thức, kỹ năng cao.
3.3. Ý nghĩa của thù lao lao động với xã hội
Tiền công có thể ảnh hưởng quan trọng tới các nhóm xã hội và các tổ chức
khác nhau trong xã hội. Tiền công cao hơn giúp cho con người lao động có sức
mua cao hơn, điều đó làm tăng sự thịnh vượng của cộng đồng nhưng mặt khác có
thể dẫn tới tăng giả cả và làm giảm mức sống của những người có thu nhập không
13

×