Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

thực trạng hoạt động quảng cáo tại công ty cổ phần traphaco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 57 trang )

Khoa kinh tế - Đại học Mở Hà Nội
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... 4
DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................ 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. 6
PHẦN 1: MỞ ĐẦU............................................................................................... 7
PHẦN 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO .. 9
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty CP Traphaco ....................................... 9
2.1.1. Khái quát về Công ty CP Traphaco ...................................................... 9
2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động ......................................................................... 9
2.1.3. Nhiệm vụ, chức năng ............................................................................ 9
2.1.4. Lịch sử phát triển của công ty qua các thời kỳ ................................... 10
2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP Traphaco ............................ 12
2.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ............................................................ 12
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận ............................................. 13
2.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất – kinh doanh của Công ty CP Traphaco . 15
2.3.1. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ........................ 15
2.3.2. Tổ chức sản xuất ................................................................................. 19
2.4. Khái quát hoạt động sản xuất – kinh doanh tại Traphaco .................. 20
2.4.1. Đối tượng lao động ............................................................................. 20
2.4.2. Lao động ............................................................................................. 21
2.4.3. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2015 - 2019 ......................................... 22
PHẦN 3: .............................................................................................................. 26
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
TRAPHACO ....................................................................................................... 26
3.1. Quảng cáo là gì?....................................................................................... 26
3.1.1. Các loại hình quảng cáo phổ biến ....................................................... 26
3.1.2. Vai trò và chức năng của quảng cáo ................................................... 28
3.2. Thực trạng hoạt động quảng cáo tại Công ty CP Traphaco ............... 32


3.2.1. Khái quát chung về hoạt động quảng cáo của Công ty CP Traphaco 32
3.2.2. Quy trình xây dựng quảng cáo tại Công ty CP Traphaco ................... 34
3.2.3. Thực trạng quảng cáo tại Công ty CP Traphaco ................................ 37
1


Khoa kinh tế - Đại học Mở Hà Nội

3.2.4. Phiếu điều tra khảo sát về các chương trình quảng cáo của Công ty . 40
3.3. Đánh giá chung hoạt động quảng cáo tại Công ty CP Traphaco ........ 43
3.3.1. Thành công của hoạt động quảng cáo tại Traphaco ........................... 43
3.3.2. Những hạn chế, bất cập ...................................................................... 45
3.3.3. Nguyên nhân ....................................................................................... 46
PHẦN 4: XU HƯỚNG, TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY VÀ
KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ THỰC TẬP TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO ................................................................ 47
4.1. Xu hướng, triển vọng phát triển của Công ty ....................................... 47
4.2. Khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quảng cáo tại Công ty
CP Traphaco ................................................................................................... 49
4.2.1. Thành lập riêng phòng Marketting – Quảng cáo ................................ 49
4.2.2. Tuyển dụng và đào tạo nhân sự chuyên môn về hoạt động quảng cáo
...................................................................................................................... 49
4.2.3. Tạo ứng dụng riêng trên điện thoại..................................................... 50
4.2.4. Sản xuất các sản phẩm trưng bày gắn thương hiệu Traphaco ............ 50
4.2.5. Tham gia và tổ chức các hoạt động cho người cao tuổi trên truyền hình
...................................................................................................................... 50
4.2.6. Tìm hiểu các thay đổi pháp luật trong quảng cáo ............................... 51
4.2.7. Tổ chức hội thảo, tri ân khách hàng ................................................... 51
4.2.8. Tích hợp quảng cáo với hoạt động hội chợ triển lãm ......................... 51
4.2.9. Phát huy sự sáng tạo của CBCNV ...................................................... 52

4.2.10. Duy trì và phát triển mối quan hệ giữa Công ty với các Công ty truyền
thông quảng cáo ............................................................................................ 52
PHẦN 5: KẾT LUẬN ........................................................................................ 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 55

2


Khoa kinh tế - Đại học Mở Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU
Bác Hồ từng viết rằng: "Trong cuộc sống có rất nhiều vấn đề cần quan tâm,
nếu thấy cái gì học cái ấy thì chúng ta chỉ thu được một mớ kiến thức hỗn tạp,
không tác dụng với chính người học và cũng không đủ thời gian để học, hiểu hết
tất cả. Do đó, ngoài việc học ở nhà trường theo chương trình quy định, chúng ta
phải căn cứ vào trình độ nhận thức, công việc đang đảm nhiệm và vị trí của bản
thân để lựa chọn những điều cơ bản, thiết thực, những vấn đề cần cho lĩnh vực
công tác đang đảm nhiệm hoặc nhu cầu của mình để học. Hơn nữa, vấn đề cốt lõi
nhất của việc học là để nâng cao hiểu biết và để áp dụng những kiến thức đó vào
làm việc, “học phải đi đối với hành”. Học mà không làm được, học mấy cũng vô
ích. Học những điều quá cao xa, không sát thực tế công việc chuyên môn của bản
thân vậy việc học đó cũng chỉ để “trang trí”, cho “oai” mà thôi".
Do đó, thực tập chính là cơ hội, là tiền đề giúp cho sinh viên có thể được
trải nghiệm tại một môi trường làm việc thực tế. Trong khoảng thời gian đó, các
sinh viên có thể nhận thức được thực tiễn ra sao, khác với lí luận trên trường lớp
như thế nào để mỗi sinh viên sẽ rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân không
chỉ về kiến thức chuyên môn mà còn cả về kĩ năng sống, kĩ năng làm việc, phong
thái, kỉ luật, thái độ, tác phong làm việc, sự nghiêm túc với nghề,.....Từ đó khi mỗi
sinh viên rời khỏi ghế giảng đường sẽ tự tin với những hành trang chuẩn bị bước
vào cuộc sống với những kiến thức được truyền đạt, chỉ dạy tận tình, vô cùng tâm

huyết với nghề của thầy cô trường Đại học Mở Hà Nội và học hỏi thêm kinh
nghiệm, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp của đồng nghiệp tại công ty thực tập. Tất
cả những gì đã học hỏi và được trau dồi trong suốt thời gian qua sẽ giúp em hoàn
thành tốt một bài báo cáo thực tập tốt nghiệp để khép lại những năm tháng được
ngồi trên ghế nhà trường, được bao bọc che chở từ phía thầy cô và ngôi nhà Đại
học Mở Hà Nội thân mến.

3


Khoa kinh tế - Đại học Mở Hà Nội

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CP

: Cổ phần

GTVT

: Giao thông vận tải

CHXHCN

: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

CBCNV

: Cán bộ công nhân viên


4


Khoa kinh tế - Đại học Mở Hà Nội

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty ............................. 13
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ cơ cấu sản xuất chung của công ty ........................................... 18
Sơ đồ 3.1. Nguyên tắc 5M trong quảng cáo ......................................................... 32
Sơ đồ 3.2. Các bộ phận xây dựng quảng cáo trong công ty ................................. 34

5


Khoa kinh tế - Đại học Mở Hà Nội

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Các thiết bị, máy móc sản xuất sản phẩm của Traphaco ..................... 20
Bảng 2.2. Các nhà cung cấp nguyên liệu và dược liệu chính của Công ty .......... 21
Bảng 2.3. Tổng số lượng và tỷ lệ thôi việc trong kỳ báo cáo, theo nhóm tuổi, theo
giới tính và khu vực năm 2018............................................................................. 21
Bảng 2.4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 – 2019 ........... 23
Bảng 3.1. Chi phí của từng phương tiện quảng cáo tại Traphaco giai đoạn ........ 38
2017 - 2019 .......................................................................................................... 38
Bảng 3.2. Chi phí quảng cáo của Công ty giai đoạn 2015 – 2019 ....................... 39
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến khách hàng ............................ 42
Biểu đồ 3.1. Doanh thu một số Đông dược chủ lực ............................................. 44

6



Khoa kinh tế - Đại học Mở Hà Nội

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Theo học chuyên ngành Quản trị kinh doanh vì em nhận thấy rằng nền kinh
tế nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, việc giao lưu kinh tế rộng mở hơn bao giờ
hết, đây cũng chính là cơ hội nhưng cũng là thách thức. Trong sự phát triển của
mỗi quốc gia hiện nay, ngành Y Dược nắm một vai trò vô cùng quan trọng. Không
những đóng góp to lớn cho nền kinh tế mà ngành Y Dược còn góp phần củng cố
mặt đời sống nhân sinh cho quốc gia đó. Với một quốc gia khoẻ mạnh về thể chất
người lao động, quốc gia đó mới có chỗ dựa vững chắc để phát triển mạnh mẽ nền
kinh tế của mình. Hơn bao giờ hết, thuốc là một trong những yêu cầu quan trọng
trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Nên việc cung cấp đầy đủ về số
lượng, đảm bảo về chất lượng là trách nhiệm của ngành y tế nói chung trong đó
các nhà thuốc, công ty Dược và bệnh viện đóng vai trò quan trọng. Trong môi
trường kinh tế thị trường sôi nổi và luôn có sự cạnh tranh quyết liệt như hiện nay
muốn tồn tại và phát triển buộc các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh
doanh, marketting, các dịch vụ hậu mãi cho khách hàng của mình để tạo ra làn
sóng có tên tuổi, doanh thu cao, lợi nhuận tối đa và ngày càng có uy tín trên thị
trường thì mỗi doanh nghiệp cần có chiến lược chính doanh, marketting đúng đắn.
Quảng cáo là một phần không thể thiếu đối với những doanh nghiệp muốn doanh
thu đạt tới tối đa nhanh hơn, hiệu quả doanh thu sẽ thấy rõ khi có một chiến lược
quảng cáo tốt, logic, nắm bắt được như cầu mong muốn khách hàng đang muốn
hướng tới.
Nhận biết được tầm quan trọng cũng như lợi ích mà quảng cáo mang lại nên
em quyết định chọn nghiệp vụ “Quảng cáo” là đề tài nghiên cứu cho bài báo cáo
tốt nghiệp và chọn nơi thực tập tại Công ty Cổ phần Traphaco. Với ngành Dược,
thương hiệu thuốc “quốc dân” TRAPHACO luôn có chiến lược marketting chặt
chẽ và mang lại hiệu quả cực tốt về mảng truyền thông qua nhiều kênh, cách tiếp
cận tới người tiêu dùng cũng vô cùng tinh tế, hiệu quả, dễ gây ấn tượng. Việc thực

hiện báo cáo thực tập tốt nghiệp giúp em mở rộng và tư duy theo nhiều phương
hướng khác nhau, phân tích kỹ hơn được ưu điểm, nhược điểm của quảng cáo.
Qua một thời gian thực tập cùng với việc học tập ở trường em đã hoàn thành
báo cáo tổng hợp của mình. Báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 05 phần chính:
Phần 1: Lời mở đầu
7


Khoa kinh tế - Đại học Mở Hà Nội

Phần 2: Giới thiệu về Công ty CP Traphaco
Phần 3: Thực trạng về quảng cáo của công ty
Phần 4: Xu hướng, triển vọng phát triển và khuyến nghị nhằm hoàn thiện
nghiệp vụ thực tập tại Công ty CP Traphaco.
Phần 5: Kết luận
Em xin cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tập để qua
đó giúp sinh viên có được phần nào đó cái nhìn mới hơn, sâu hơn về những kiến
thức được học trên lớp và được áp dụng, học hỏi thêm những kiến thức để làm nền
tảng cho công việc sau này.
Em cũng xin cảm ơn TS. Tăng Thị Hằng người đã giúp đỡ chúng em rất
nhiều trong quá trình hoàn thiện báo cáo thực tập tốt nghiệp, người đã đưa ra những
lời góp ý,chỉ dẫn tận tình trong suốt thời gian dài qua. Ngoài ra, em cũng xin chân
thành cảm ơn tập thể cán bộ và nhân viên Công ty cổ phần Traphaco đã tạo điều
kiện thuận lợi để em thực tập và hoàn thiện bản báo cáo thực tập tổng hợp của
mình. Mặc dù đã cố gắng hết khả năng của mình nhưng do trình độ kiến thức và
kinh nghiệm còn hạn chế, nên không tránh khỏi có những thiếu sót. Em rất mong
được sự nhận xét, đánh giá, đóng góp ý kiến của các thầy cô trong khoa để bài báo
cáo thực tập tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn.

8



Khoa kinh tế - Đại học Mở Hà Nội

PHẦN 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty CP Traphaco
2.1.1. Khái quát về Công ty CP Traphaco
Công ty Cổ phần Traphaco tiền thân là tổ sản xuất thuộc Ty Y tế Đường sắt
được thành lập ngày 28/11/1972, và chính thức hoạt động dưới hình thức công ty
cổ phần vào ngày 01/01/2000.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 058437 do Sở kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp lần đầu tiên vào ngày 24 tháng 12 năm 1999, đăng ký thay
đổi lần thứ 6 ngày 02 tháng 05 năm 2007.
Công ty Cổ phần Traphaco là doanh nghiệp dược lớn thứ 2 tại Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: TRAPHACO (Pharmaceutical & Medical stock
company)
Trụ sở chính của Công ty tại số 75 Yên Ninh, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
Địa chỉ giao dịch: Ngõ 15, Đường Ngọc Hồi, Phường Hoàng Liệt, Quận
Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
Email:
Điện thoại: 18006612 - Fax: (024) 36814910
2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động
Công ty Cổ phần Traphaco hoạt động trong các lĩnh vực sau:
- Thu mua, gieo trồng, chế biến dược liệu;
- Sản xuất kinh doanh dược phẩm, hóa chất và vật tư thiết bị y tế;
- Pha chế thuốc theo đơn;
- Tư vấn sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu làm thuốc, các sản phẩm
thuốc;
- Sản xuất, buôn bán mỹ phẩm;

- Sản xuất, buôn bán thực phẩm;
- Tư vấn dịch vụ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực
y, dược;
- Sản xuất, buôn bán rượu, bia, nước giải khát (không bao gồm kinh doanh
quán bar).
2.1.3. Nhiệm vụ, chức năng
9


Khoa kinh tế - Đại học Mở Hà Nội

- Nhiệm vụ chính của Công ty: Công ty CP Traphaco có nhiệm vụ sản
xuất, kinh doanh dược phẩm, tham gia cung ứng nhu cầu thuốc cho việc phòng và
khám chữa bệnh của toàn ngành giao thông vận tải và nhân dân. Ngành nghề kinh
doanh chính là sản phẩm thuốc, mỹ phẩm, kinh doanh dược phẩm, kinh doanh
trang thiết bị vật tư y tế, nuôi trồng và chế biến dược liệu.
Thực hiện khai thác thị trường, tham gia đàm phán ký kết hợp đồng, thiết
lập các mối quan hệ hợp tác với các công ty trong và ngoài nước. Theo phương
châm bình đẳng cùng có lợi.
Chuyên gia giám sát các khâu kỹ thuật của sản phẩm, quản lý cơ sở vật chất,
tài sản, trang thiết bị của Công ty.
- Chức năng: Thu thập nghiên cứu, phân tích các thông tin thị trường, các
hoạt động của Công ty để đưa ra các ý kiến điều chỉnh, bổ sung về chính sách phân
phối hàng hoá của Công ty trên thị trường nhằm mục đích tăng thu nhập và nâng
cao chất lượng sản phẩm. Tổ chức thực hiện các chính sách phân phối đã được
giám đốc phê duyệt.
2.1.4. Lịch sử phát triển của công ty qua các thời kỳ
Lịch sử Công ty CP Traphaco trải qua hơn 46 năm xây dựng và phát triển
có thể chia thành 4 thời kỳ như sau:
- Từ tháng 11 năm 1972 đến trước tháng 6 năm 1993:

Xuất phát từ một xưởng sản xuất thuốc thuộc Ty Y Tế Đường Sắt được
thành lập ngày 28/11/1972 với nhiệm vụ sản xuất thuốc phục vụ cho cán bộ công
nhân ngành đường sắt theo hình thức tự sản tự tiêu, quy mô nhỏ, cơ sở vật chất
nghèo nàn. Với chức năng chỉ phục vụ không kinh doanh song trong 20 năm đầu
mới thành lập Công ty không những hoàn thành kế hoạch được giao mà còn đạt
được một số thành tích đáng kể.
- Từ tháng 6 năm 1993 đến trước tháng 10 năm 1999:
Tháng 6 năm 1993, do có sự chuyển đổi nền kinh tế, xưởng được mở rộng
và thành lập xí nghiệp dược phẩm đường sắt, tên giao dịch: Traphaco. Công ty đã
chủ động về vốn và chuyển sang kinh doanh đảm bảo có lãi, thực hiện theo Nghị
định số 388/HDBT của Hội đồng Bộ trưởng với chức năng sản xuất thuốc và thu
mua dược liệu.

10


Khoa kinh tế - Đại học Mở Hà Nội

Tháng 8 năm 1993, Sở y tế Đường sắt được chuyển sang Bộ GTVT quản
lý, xí nghiệp được dược phẩm đường sắt được đổi tên thành xí nghiệp dược
Traphaco trực thuộc Sở y tế GTVT theo quyết định số 1087QD/TCCB – LĐ.
Tháng 6 năm 1994, từ xí nghiệp dược Traphaco được Bộ GTVT quyết định
thành lập công ty dược Traphaco với chức năng, nhiệm vụ:
+ Thu mua dược liệu và sản xuất thuốc chữa bệnh.
+ Sản xuất và kinh doanh thiết bị y tế.
+ Đáp ứng thuốc cho nhu cầu phòng và chữa bệnh của cán bộ công nhân
viên ngành GTVT và nhân dân, với mục tiêu đảm bảo kinh doanh có lãi.
Tháng 5 năm 1997 theo quyết định số 535 QĐ/ TCCB – LĐ của Bộ GTVT,
công ty dược Traphaco được đổi tên thành Công ty dược và thiết bị vật tư y tế
Traphaco Từ khi đổi tên thành Công ty dược và thiết bị vật tư y tế Traphaco, công

ty phải đối mặt với nhiều thử thách trong bối cảnh nền kinh tế có sự quản lý của
Nhà nước. Công ty bước đầu rất khó khăn về vốn và máy móc kỹ thuật cũ kĩ, đồng
thời phải cạnh tranh trên nền kinh tế với các công ty lớn khác có uy tín lâu như: Xí
nghiệp dược phẩm TWI, Công ty dược Hậu Giang,…
- Từ tháng 10 năm 1999 đến trước tháng 7 năm 2011:
Cho đến tháng 10 năm 1999, nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả
của việc cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, cũng
như nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác. Công ty dược và thiết bị vật tư y tế
Traphaco đã tiến hành cổ phần hoá, với 45% vốn Nhà nước theo QĐ2566/1999
của Bộ GTVT. Lúc này Công ty được mang tên Công ty CP Dược và Thiết bị vật
tư y tế GTVT. Thời kỳ này, công ty đã có thay đổi mạnh bạo về mặt chiến lược,
đặc biệt là định hướng phát triển chủ yếu tập trung vào nhóm thuốc y học cổ truyền.
- Từ tháng 7 năm 2011 đến nay:
Công ty đổi tên thành Công ty CP Traphaco với mục đích kinh doanh đa
ngành nghề, gia tăng cơ hội sử dụng các sản phẩm của công ty. Mục đích đổi tên
có rất nhiều ý nghĩa với công ty và phù hợp với xu hướng hội nhập hiện nay.
Có thể nói rằng qua hơn 45 năm tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh,
Công ty CP Traphaco đã có nhiều biến đổi. Biến đổi cả về tên tuổi, quy mô đến
hình thức hoạt động. Đó là do sự tồn tại của hai cơ chế: Kế hoạch hoá tập trung và
cơ chế thị trường.
11


Khoa kinh tế - Đại học Mở Hà Nội

Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây, do không được tự chủ trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Công ty được Nhà nước bao cấp cả về
giá lẫn số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ. Vì vậy, cũng như nhiều doanh
nghiệp Nhà nước cùng thời khác, Công ty chưa phát huy được hết sức mạnh của
mình dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh trong thời gian này chưa cao.

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển năng lực sản xuất
xã hội. Công ty cũng đã không ngừng biến đổi để theo kịp tốc độ đó. Việc xây
dựng kế hoạch được tự chủ, dựa trên cơ sở nghiên cứu rõ thị trường cộng với việc
chú trọng đầu tư vào nguồn nhân lực, marketting,… công ty đã có những bước tiến
vượt bậc. Đặc biệt là với tác dụng của việc cổ phần hoá, Công ty đã thực sự khởi
sắc, Traphaco trở thành một thương hiệu Dược nổi tiếng, sản phẩm của Công ty
được rất nhiều người yêu mến và tin dùng. Trong những năm vừa qua, Công ty
cũng liên tục nhận được sự khen ngợi và các danh hiệu cao quý từ Nhà nước và
công chúng:
- Năm 2000 được tặng “Huân chương lao động hạng ba” của Chủ tịch nước
CHXHCN Việt Nam.
- Năm 2005 đạt danh hiệu “Doanh nghiệp vì sự tiến bộ của phụ nữ” – giải
thưởng Kovalevskaia cho tập thể khoa học nữ Traphaco.
- Năm 1998 – 2007, 10 năm liền đạt danh hiệu “ Hàng Việt Nam chất lượng
cao” do người tiêu dùng bình chọn.
- Từ năm 2003 – 2007: Đạt giải thưởng “Sao vàng đất Việt”.
- Năm 2007:
+ Được tặng “ Huân chương lao động hạng nhì” của Chủ tịch nước
CHXHCN Việt Nam, “Huân chương lao động hạng ba” của Chủ tịch nước
CHXHCN Việt Nam cho đoàn công ty.
+ Doanh nghiệp dược duy nhất được trao tặng “ Cúp vàng Techmart”
- Top 10 nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam 2017
- Giải Vàng chất lượng Quốc gia năm 2018
- Giải thưởng Top 10 Sao vàng Đất Việt 2018
- ...............................................
2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP Traphaco
2.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
12



Khoa kinh tế - Đại học Mở Hà Nội

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
- Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, đây
là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty có quyền và nghĩa vụ sau:
+ Quyết định loại cổ phần và số cổ phần được chào bán của từng loại, quyết
định mức lợi tức hàng năm của từng loại cổ phần.
+ Quyết định bổ sung, sửa đổi điều lệ Công ty, trừ trường hợp điều chỉnh
vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền
chào bán tại điều lệ Công ty.
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty,có toàn quyền nhân danh
Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty
như quyết định chiến lược phát triển Công ty, quyết định phương án đầu tư,….(Trừ
những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông).
- Ban kiểm soát: Chức năng kiểm tra tính hợp lý và hợp pháp trong quản
lý, điều hành hoạt động kinh doanh trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài
chính, thường xuyên thông báo với hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham
khảo ý kiến của hội đồng quản trị khi trình báo các báo cáo kết luận và kiến nghị
lên đại hội đồng cổ đông.
13


Khoa kinh tế - Đại học Mở Hà Nội

- Giám đốc Công ty: là người chịu trách nhiệm chính và có quyền cao nhất
về công việc sản xuất kinh doanh. Giám đốc là chủ tài khoản, thực hiện trả lương
cho cán bộ công nhân viên.
- Phòng tổ chức hành chính: Nhiệm vụ chính là bố trí, sắp xếp đội ngũ

cán bộ. Đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn cán bộ công nhân viên, xử lý, giải quyết
các chế độ của Nhà nước.
- Phòng Kinh doanh: Là một phòng quan trọng của Công ty có nhiệm vụ
tổ chức thực hiện việc mua, bán hàng đảm bảo việc cung ứng vật tư và sản phẩm
đưa ra thị trường, dự báo cung cầu, tham gia lập kế hoạch sản xuất, thu nhập lưu
trữ và xử lý, báo cáo thông tin cho các bộ phận khác.
- Phòng Tài chính – Kế toán: Có chức năng và nhiệm vụ sau:
+ Phản ánh, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một cách đầy đủ kịp thời, chính
xác.
+ Thu thập, phân loại, xử lý, tổng hợp số liệu về hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty nhằm xác định, cung cấp những thông tin cần thiết cho các đối
tượng khác.
+ Thực hiện phân tích tình hình tài chính, đề xuất các biện pháp cho ban
lãnh đạo Công ty để có đường lối phát triển đúng đắn, đạt hiệu quả cao nhất trong
công tác quản trị doanh nghiệp.
- Phòng đảm bảo chất lượng: Nhiệm vụ chính của phòng là theo dõi, giám
sát và kiểm tra chất lượng đầu vào, quá trình sản xuất và sản phẩm được sản xuất
ra.
- Phòng nghiên cứu phát triển: Làm công tác nghiên cứu phát triển sản
xuất, nghiên cứu thị trường.
- Phòng kiểm tra chất lượng: Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm
trước khi xuất dùng.
- Phòng Kế hoạch: Lập kế hoạch sản xuất, lên lệnh sản xuất và cung ứng
các nguyên liệu đầu vào, kế hoạch phát triển, quảng bá sản phẩm, định hướng cho
các chiến dịch, chiến lược quảng cáo cho các dự án của công ty.
- Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh: Tại đây Công ty CP Traphaco
đã lập một văn phòng đại diện để giải quyết các vấn đề liên quan đến các tỉnh phía
14



Khoa kinh tế - Đại học Mở Hà Nội

Nam, thu thập thông tin của khách hàng, cung cấp và phân phối hàng hoá cho
khách hàng.
Cũng như nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh khác. Bộ máy quản lý của Công
ty không được tổ chức theo hình thức chế độ một thủ trưởng. Giám đốc là người
chịu trách nhiệm trước Công ty về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty. Để phụ giúp giám đốc có các phó giám đốc trực tiếp giao nhiệm vụ phụ trách
các văn phòng, các hoạt động sản xuất kinh doanh của Traphaco, đồng thời chịu
trách nhiệm trước giám đốc về các công việc mà giám đốc giao cho. Ban giám đốc
trực tiếp điều hành các phòng ban, phòng kế hoạch, phòng tổ chức, hàng chính,
phòng kế toán tài chính, phòng kinh doanh… Để thực hiện tốt công tác sản xuất
kinh doanh, Công ty CP Traphaco luôn coi trọng công tác tổ chức sắp xếp bộ máy
lãnh đạo, mô hình quản lý, nhằm tránh sự chồng chéo, cồng kềnh, làm giảm kinh
doanh của Công ty. Với cách bố trí quản lý giúp Traphaco thống nhất từ công tác
quản lý kết hợp với công tác tổ chức điều hành sản xuất giữa các phòng ban và
phân xưởng đã gặt hái đạt được nhiều thành tích trong sản xuất với kết quả cao,
doanh thu đạt tối đa.
2.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất – kinh doanh của Công ty CP Traphaco
2.3.1. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Traphaco luôn là một trong những doanh nghiệp đi đầu về công nghệ kỹ
thuật sản xuất sản phẩm, điều này giúp Công ty tạo nhiều sản phẩm và tăng tính
cạnh tranh bởi nó tác động mạnh tới chi phí sản xuất sản phẩm và năng xuất lao
động. Do vậy, bằng cách trực tiếp, gián tiếp các sản phẩm dược liệu của Traphaco
được nghiên cứu bằng tri thức mới và công nghệ tiên tiến.
Công ty đã nghiên cứu ứng dụng thành công nghệ mới cho nhiều dạng bào
chế như: viên nén, viên bao đường, viên nang cứng, viên nang mềm,… Hiện nay
Traphaco đang sử dụng các quy trình sản xuất sử dụng công nghệ hiện đại phù hợp
với tiêu chuẩn GPs của WHO, tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và ISO 14000. Traphaco

cũng là doanh nghiệp dược phẩm miền bắc đầu tiên đạt tiêu chuẩn GMP ASEAN.
Đặc biệt, Traphaco luôn chú trọng áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động bán
hàng, sản xuất sản phẩm làm cho sản phẩm ngày càng đa dạng, giá cả hợp lý, thông
tin sản phẩm càng ngày càng được quảng cáo trên thông tin đại chúng như tivi,

15


Khoa kinh tế - Đại học Mở Hà Nội

báo chí, internet,… sản phẩm càng được nhiều người biết tới và quan tâm nhiều
hơn.
Hiện tại, Công ty CP Traphaco có 8 phân xưởng chính có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau, trong đó mỗi phân xưởng có chức năng và nhiệm vụ riêng:
- Phân xưởng thuốc tân dược: Dùng để sản xuất các loại thuốc dạng viên
nén, viên nang, viên bao đường, bao phim theo tiêu chuẩn GMP ASEAN (Asean
Good Manufacturing Practise) được áp dụng trong ngành dược.
- Phân xưởng thuốc cổ truyền: Dùng để sản xuất các loại thuốc cổ truyền.
- Phân xưởng thuốc kem, mỡ: Dùng để sản xuất các loại thuốc mỡ, kem ở
dạng tuýp.
- Phân xưởng thực nghiệm: nghiên cứu sản xuất các loại sản phẩm mới, qua
quá trình kiểm nghiệm,sau khi hoàn thành sẽ chuyển sang sản xuất chính thức loại
sản phẩm hoàn chỉnh, đưa ra thị trường tiêu thụ.
- Phân xưởng thuốc nước: Sản xuất các loại thuốc ở dạng nước như: thuốc
nhỏ mũi, nước cất,…
- Phân xưởng thuốc tra mắt: Là nơi sản xuất các loại thuốc để chữa trị các
bệnh về mắt.
- Phân xưởng bào chế dược liệu: Nhiệm vụ của phân xưởng này là bào chế
các loại dược liệu từ dạng thô sang dạng tinh.


16


Khoa kinh tế - Đại học Mở Hà Nội

Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Traphaco là quy trình giản đơn,
khép kín từ khẩu đầu đến khâu cuối cùng. Mỗi phân xưởng sản xuất theo một dây
chuyền công nghệ khép kín gồm 3 giao đoạn sau:
- Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: Căn cứ vào lệnh sản xuất mà tổ trưởng tổ pha
chế có nhiệm vụ chuẩn bị đầy đủ các thủ tục như: Viết phiếu lĩnh vật tư, vào kho
lĩnh vật tư có sự giám sát của kỹ thuật viên nằm tại phân xưởng sản xuất. Chuẩn
bị dụng cụ , trang bị bảo hộ cho công nhân sản xuất.
- Giai đoạn sản xuất: Tổ trưởng tổ sản xuất, kỹ thuật viên phải trực tiếp giám
sát các công việc pha chế đầu tiên mà công nhân bắt đầu làm, cần thiết có thể chia
thành các mẻ nhỏ sau đó trộn đều theo lô. Khi pha chế xong, kỹ thuật viên kiểm
tra bán thành phẩm, nếu đạt tiêu chuẩn ngành quy định thì công việc mới được
sang giai đoạn tiếp theo.
- Giai đoạn kiểm nghiệm, nhập kho thành phẩm: sau khi được chuyển về tổ
đóng gói sẽ được kiểm nghiệm thành phẩm và có phiếu kiểm nghiệm mới tiến hành
đóng gói nhập kho thành phẩm.

17


Khoa kinh tế - Đại học Mở Hà Nội

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ cơ cấu sản xuất chung của công ty

Lệnh sản xuất


Nguyên liệu, phụ liệu đã qua
kiểm tra đạt tiêu chuẩn
Xuất nguyên liệu,
phụ liệu

Kiểm soát, kiểm nghiệm bán
thành phẩm, giám sát thực
hiện quy trình kỹ thuật
Sản xuất, pha chế

Kiểm nghiệm thành phẩm

Đóng gói

Nhập kho

18


Khoa kinh tế - Đại học Mở Hà Nội

2.3.2. Tổ chức sản xuất
a. Loại hình sản suất
- Chủ yếu việc sản xuất tập trung sản xuất của Công ty là sản xuất với số lượng
lớn và liên tục để đáp ứng nhu cầu cung cấp sản phẩm dược ra thị trường tiêu thụ.
Với ba phân xưởng và năm dây chuyền sản xuất thuốc viên, thuốc nhỏ mắt - mũi
và thuốc nước - siro, công suất của nhà máy Traphaco Hưng Yên đạt 1,2 tỉ đơn vị
sản phẩm/năm với toàn bộ nhà máy chỉ có 130 lao động.
- Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp thay vì lựa chọn những thiết kế nhà xưởng nhỏ,
đã lựa chọn mô hình nhà xưởng lớn hơn nhằm sản xuất với quy mô lớn. Hình thức

này có những ưu điểm nhất định, tuy nhiên bất kỳ mô hình sản xuất nào cũng có
mặt hạn chế và mô hình sản xuất quy mô lớn cũng vậy. Việc sản xuất hàng loạt
hay sản xuất số lượng lớn có những ưu, nhược điểm sau:
* Ưu điểm:
+ Sử dụng máy móc chuyên dụng, hiện đại giúp tăng năng suất.
+ Có sự phân công lao động, tăng hiệu suất công việc.
+ Tiết kiệm chi phí sản xuất.
+ Dễ dàng trong việc vay vốn.
* Nhược điểm:
+ Thiếu sự giám sát.
+ Cần vốn lớn.
+ Máy móc dễ hư, không ổn định.
Tuy nhiên, có thể thấy hiệu quả về sản xuất tại Công ty CP Traphaco vẫn
luôn giữ ở mức ổn định và kiểm soát được lượng cung, cầu hàng hoá ra thị trường
tiêu dùng. Đảm bảo chất lượng sản phẩm và xây dựng uy tín trong người tiêu dùng.
b. Chu kỳ sản xuất và kết cấu của chu kỳ sản xuất
- Chu kỳ sản xuất là một chỉ tiêu khá quan trọng cần được xác định. Chu kỳ sản
xuất biểu hiện trình độ kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất. Chu kỳ sản xuất càng
ngắn biểu hiện trình độ sử dụng hiệu quả các máy móc thiết bị, diện tích sản xuất.
Chu kì sản xuất có thể dài hoặc ngắn, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chu kì
sản xuất càng kéo dài thì càng bất lợi vì đọng vốn, nhỡ thời cơ…nên trong sản xuất
cần thiết phải tìm cách rút ngắn chu kì sản xuất.

19


Khoa kinh tế - Đại học Mở Hà Nội

- Mỗi sản phẩm đều có chu kì sản sản suất khác nhau vì Traphaco sản xuất nhiều
sản phẩm dược có nguyên liệu đầu vào khác nhau và công dụng khác nhau. Chu

kỳ sản xuất của thành phẩm sản xuất là quy trình diễn biến về lượng và chất từ
nguyên vật liệu đầu vào cho tới giai đoạn thành phẩm hoàn thành. Trung bình chu
kỳ sản xuất một sản phẩm từ 6 tháng đến 12 tháng.
- Kết cấu của chu kỳ sản xuất như sau:
Đầu vào (nguyên liệu sản xuất) => Quá trình sản xuất => Đầu ra (thành phẩm)
2.4. Khái quát hoạt động sản xuất – kinh doanh tại Traphaco
2.4.1. Đối tượng lao động
a. Trang thiết bị
Bảng 2.1. Các thiết bị, máy móc sản xuất sản phẩm của Traphaco
STT

Tên thiết bị, máy móc

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Máy in phun Willet SI MK2

Máy dập viên ZP 33B
Máy lọc hút chân không
Máy đo độ ổn định viên thuốc - KBWF240
Máy in phun Domino
Máy ép vỉ cứng UHLMAN
Dây chuyền nang mềm
Máy rót bột tự động Model PF - 45
Máy đóng hộp bán tự động
Máy trộn cao tốc Model HSM -100
Máy tách nang
Máy khử ẩm MUNTERS Model ML 1350
Hệ thống chưng cất đạm VELP
Máy quang phổ hồng ngoại Avatar 370F1- IR
..............................

Số
lượng
4
3
2
1
1
2
1
2
2
3
1
1
1

1

Nước sản
xuất
Mỹ
Trung Quốc
Nhật Bản
Đức
Anh
Đức
Hàn Quốc
Đài Loan
Đài Loan
Việt Nam
Ấn Độ
Đức
Italy
Mỹ

(Nguồn: Traphaco)
b. Nguyên vật liệu
- Với thế mạnh về Đông dược, phần lớn nguyên liệu sản xuất thuốc của Công ty là
dược liệu trồng trong nước (90%). Phần còn lại (10%) nguyên liệu dùng cho sản
xuất thuốc Tân dược được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà sản xuất hoặc phân phối
nguyên liệu dược phẩm có thương hiệu và uy tín trên thế giới như: Anh, Thuỵ Sĩ,
Đức,… Bên cạnh đó, Công ty cũng có nhiều nhà cung ứng ở thị trường Châu Á
như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,…
20



Khoa kinh tế - Đại học Mở Hà Nội

Bảng 2.2. Các nhà cung cấp nguyên liệu và dược liệu chính của Công ty
Nguyên liệu, dược
liệu
Nguyên liệu, dược
STT liệu
1 Cao Đinh lăng
2 Cao Actiso
3 Cao Actiso
4 Cao Actiso
5 Cao Biển súc
6 Cao chè dây
7 Cao Hà thủ ô
8 Ginkgo Biloba ext
9 Piracetam
10 Nifedipin
11 Nifedipin
12 Vinpocetin
13 Serratiopeptidase
14 Nhóm Vitamin

Nhà sản xuất

STT

Nước sản xuất

Nhà sản xuất
Nước sản xuất

Công ty CP Dược Bình Lục
Việt Nam
Công ty Liên doanh BV Pharma Việt Nam
Công ty TRAPHACO Sapa
Việt Nam
Công ty CP Dược Lâm Đồng
Việt Nam
Công ty Dược liệu TW2
Việt Nam
Công ty TRAPHACO Sapa
Việt Nam
Công ty CP Dược Bình Lục
Việt Nam
Pizhou Futong Biochemicals
Trung Quốc
Jingdezhen Kamenzi
Trung Quốc
Andenex - Chemie
Đức
Chemo
Thuỵ Sĩ
Linnea
Thuỵ Sĩ
Yuhan
Hàn Quốc
DSM
Thuỵ Sĩ
(Nguồn: )

c. Năng lượng

- Năng lượng là nhu cầu thiết yếu cho doanh nghiệp sản xuất, Traphaco thấy rằng
việc sử dụng năng lượng có tác động quan trọng đến sự phát triển của công ty cũng
như sự phát triển bền vững của xã hội. Công ty sử dụng khí Gas và dầu DO phục
vụ 2 mục đích chính đó là nấu ăn, làm các sản phẩm thử nghiệm và chạy máy phát
điện khi có sự cố về điện hoặc thông báo mất điện từ cơ quan quản lý. Doanh
nghiệp chủ yếu sử dụng điện năng để phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Loại nhiên
liệu được sử dụng là:
+ Nhiên liệu không tái tạo: Gas, dầu DO
+ Nhiên liệu tái tạo: điện
2.4.2. Lao động
Bảng 2.3. Tổng số lượng và tỷ lệ thôi việc trong kỳ báo cáo, theo nhóm tuổi, theo
giới tính và khu vực năm 2018

21


Khoa kinh tế - Đại học Mở Hà Nội

(Nguồn: />- Sự đa dạng của cấp quản lý và nhân viên năm 2018:
+ Nam giới: 50%
+ Nữ giới: 21%
+ Nhóm tuổi dưới 30: 32%
+ Nhóm tuổi từ 30-50: 36%
+ Nhóm tuổi trên 50: 14%
(Nguồn: />Khác với các ngành nghề kinh doanh khác, do tính chất của lĩnh vực sản
xuất kinh doanh dược phẩm là chăm sóc và chữa bệnh cho con người nên nó không
chỉ đòi hỏi đội ngũ cán bộ công nhân viên phải có tri thức đa ngành mà còn phải
có tính nhân đạo sâu sắc. Do đó, chiến lược đầu tư phát triển nguồn nhân lực luôn
được các cấp lãnh đạo Công ty coi trọng. Hằng năm, Traphaco thu hút rất nhiều
dược sỹ đại học và trên đại học. Đội ngũ này liên tục được đào tạo và đào tạo lại

với ngân sách chiếm 0,5% doanh thu. Ngoài các dược sỹ, Traphaco còn có một đội
ngũ kỹ sư, cử nhân kinh tế, luật, mỹ thuật,… và đội ngũ công nhân với trình độ
chuyên môn vững vàng.
2.4.3. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2015 - 2019

22


nam-2019)

Bảng 2.4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 – 2019

(Nguồn: />
(Đơn vị tính: Đồng)

Khoa kinh tế - Đại học Mở Hà Nội

23


Khoa kinh tế - Đại học Mở Hà Nội

Bảng số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoan 2015 –
2019 cho thấy công ty đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất vào các năm 2016 và
2017. Cụ thể:
Năm 2016, lợi nhuận sau thuế đạt 228.226.092.980 đồng, tăng
24.558.670.958 đồng so với năm 2015 (tương ứng với tỷ lệ tăng 12,06%). Kết quả
này đạt được là do, so với năm 2015, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ năm 2016 tăng 24.332.382.007 đồng (tương ứng với tỷ lệ tăng 1,23%),
doanh thu tài chính năm 2016 có mức tăng vọt 6.379.746.318 đồng (tương ứng với

tỷ lệ tăng 70,83%), giá vốn hàng bán năm 2016 giảm 61.103.683.619 đồng (tương
ứng với tỷ lệ giảm 5,74%). Cùng với sự gia tăng về doanh thu thì chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2016 đều tăng lên, tuy nhiên mức tăng và tốc
độ tăng của các khoản chi phí thấp hơn mức tăng và tốc độ tăng của các khoản
doanh thu làm cho lợi nhuận trước thuế và sau thuế của năm 2016 đều tăng lên. Tỷ
suất sinh lời của doanh thu năm 2016 đạt 11,42%.
So với năm 2016, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm
2017 giảm 125.401.921.192 đồng (tương ứng với tỷ lệ giảm 6,25%), doanh thu tài
chính năm 2017 giảm mạnh 11.768.227.864 đồng (tương ứng với tỷ lệ giảm
76,48%). Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2017 vẫn tiếp tục
tăng với tỷ lệ tăng lần lượt là 8,48% và 17,57%. Mặc dù các khoản doanh thu sụt
giảm, các khoản chi phí hoạt động tăng lên, nhưng năm 2017 vẫn mang lại kết quả
kinh doanh tốt cho công ty, thậm chí tốt hơn năm 2016 là do giá vốn hàng bán năm
2017 giảm sâu tới 173.869.364.136 đồng (tương ứng với tỷ lệ giảm 17,32%), đặc
biệt chi phí tài chính được cắt giảm gần như toàn bộ (tỷ lệ giảm 96,5%) làm cho
lợi nhuận sau thuế năm 2017 đạt 260.417.369.821 đồng, tăng 32.191.276.841 đồng
so với năm 2016 (tương ứng với tỷ lệ tăng 14,10%). Tỷ suất sinh lời của doanh thu
năm 2017 đạt 13,92%.
Bước sang năm 2018, nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại và tiềm ẩn
nhiều yếu tố khó lường, căng thẳng thương mại giữa các cường quốc kinh tế không
ngừng leo thang và diễn biến phức tạp cũng đã tác động đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Thêm vào đó, việc đẩy mạnh đầu tư
vào nhà máy tân dược với kỳ vọng sẽ đem lại hiệu quả cao nhưng thực tế không
như mong đợi khiến cho kết quả kinh doanh năm 2018 của công ty bị suy giảm
24


Khoa kinh tế - Đại học Mở Hà Nội

nghiêm trọng. Cụ thể, so với năm 2017, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp

dịch vụ giảm 72.092.190.635 đồng (tương ứng với tỷ lệ giảm 3,85%), nhưng giá
vốn lại tăng 33.875.182.313 đồng (tương ứng với tỷ lê tăng 4,08%) làm cho lợi
nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 105.967.372.948 đồng. Trong
điều kiện suy giảm doanh thu, công ty cũng đã thực hiện các biện pháp cắt giảm
chi phí bán hàng, chi phí bán hàng năm 2018 đã giảm 18.007.443.793 đồng (tương
ứng với tỷ lệ giảm 3,58%. Nhưng điều này cũng không hạn chế được tác động của
chi phí tài chính, mà trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay với tốc độ tăng chóng mặt
372,45% (tương ứng với 9.620.768.771 đồng), khiến cho lợi nhuận sau thuế năm
2018 giảm gần 33% so với năm 2017, chỉ đạt mức 174.773.496.962 đồng.
Thị trường kênh bán hàng nhà thuốc tăng trưởng chậm, trong khi đây là
kênh chiếm 92% doanh thu của công ty. Ngoài ra, do thông tư đấu thầu thuốc chậm
ban hành so với dự kiến, thời điểm áp dụng tới cuối năm 2019, nên Công ty không
tận dụng được các lợi thế làm cho kết quả kinh doanh năm 2019 của công ty cũng
không khả quan hơn năm 2018, lợi nhuận sau thuế cũng chỉ đạt 170.592.226.504
đồng (giảm 2,39% so với năm 2018).

25


×