Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Tuyển dụng và biên chế nhân lực tại công ty cổ phần thương mại nishu việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 51 trang )

MỤC LỤC
Danh mục bảng biểu........................................................................................................…i
Danh mục hình vẽ, sơ đồ....................................................................................................ii
Phần 1: Mở đầu …………………………...........…....………………..….…..….………1
1.1. Mục đích của báo cáo ……………….…………….............…………........….1
1.2. Lý do lựa chọn nghiệp vụ thực tập và đơn vị thực tập…….............….….…...1
1.3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của báo cáo. ……………….………….....................1
1.4. Phạm vi nghiên cứu của báo cáo.......................................................................2
1.5. Kết cấu của báo cáo……………....…..……………………...........…...…...…2
Phần 2: Giới thiệu về Công ty Cổ phần thương mại Nishu Việt Nam……...........…...…3
2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần thương mại Nishu Việt Nam...........................3
2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty................................................................4
2.3. Công nghệ sản xuất – kinh doanh của Công ty.................................................6
2.4. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.....................................9
Phần 3: Thực trạng hoạt động tuyển dụng và biên chế nhân lực tại Công ty Cổ phần
thương mại Nishu Việt Nam ………..................................……........................…...….16
3.1. Thực trạng hoạt động tuyển dụng và biên chế nhân lực tại Công ty Cổ phần
thương mại Nishu Việt Nam …………………………………..…........................…....16
3.2. Đánh giá hoạt động tuyển dụng và biên chế nhân lực ..........................….....33
Phần 4: Định hướng, triển vọng phát triển của Công ty đến năm 2025 và khuyến nghị
nhằm hoàn thiện hoạt động tuyển dụng và biên chế nhân lực tại Công ty Cổ phần
thương mại Nishu Việt Nam.........................………………….................................….35
4.1. Định hướng, triển vọng phát triển của Công ty Cổ phần thương mại Nishu
Việt Nam đến năm 2025.................................................................................................35
4.2. Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động tuyển dụng và biên chế nhân lực tại
Công ty Cổ phần thương mại Nishu Việt Nam…….....……..................................…...36
Phần 5: Kết luận………………...................…………...………..............……...……..45
Danh mục tài liệu tham khảo……………………...........………………..............…….46
Nhận xét của đơn vị thực tập…………………..............…………………...……….....47

2




DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Trình độ học vấn của lao động trong Công ty CPTM Nishu Việt Nam.........10
Bảng 2.2. Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh cúa Công ty CPTM Nishu Việt Nam giai
đoạn 2015-2019…………………..............…...............................…………………….13
Bảng 3.1. Nhu cầu tuyển dụng của công ty giai đoạn 2015-2019..................................23
Bảng 3.2. Số lượng ứng cử viên nộp hồ sơ giai đoạn 2015-2019…….……............….25
Biểu đồ 3.1. So sánh số ứng viên nộp hồ sơ..................................................................26
Bảng 3.3. Số lượng ứng viên được vào vòng phỏng vấn ban đầu …...............……….27
Bảng 3.4. Số lượng nhân viên thử việc giai đoạn 2015-2019........................................28
Bảng 3.5. Số lượng nhân viên được nhận vào làm chính thức giai đoạn 2015-2019….29
Bảng 3.6. Tình hình biên chế nhân lực giai đoạn 2015-2019.........................................30

i
3


DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần thương mại Nishu Việt Nam.................4
Hình 2.2. Dây chuyền sản xuất và kinh doanh của Công ty................. …………..…….6
Sơ đồ 3.1. Các bước trong quy trình tuyển dụng............................................................17
Sơ đồ 3.2. Qui trình tuyển dụng của công ty …….……...........................................….22

ii
4


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Mục đích của báo cáo

Báo cáo thực tập ghi lại toàn bộ quá trình thực tập với mục đích:
- Vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học để nghiên cứu, phân tích và xử lý các
vấn đề cụ thể thuộc lĩnh vực quản trị kinh doanh tại đơn vị thực tập;
- Tìm hiểu yêu cầu và môi trường làm việc của ngành quản trị kinh doanh để
chủ động thích nghi trong công việc thực tế sau này;
- Củng cố kiến thức thông qua việc tiếp cận, tìm hiểu thực tiễn hoạt động sản
xuất kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Củng cố kĩ năng thực hành cũng như phương pháp học tập, nghiên cứu cho
bản thân nhằm mục đích đạt chuẩn chất lượng đào tạo và đáp ứng yêu cầu xã hội;
- Rèn luyện tính tự chủ và tinh thần trách nhiệm trong công việc.
1.2. Lý do lựa chọn nghiệp vụ thực tập và đơn vị thực tập
Như chúng ta biết, trong mọi nguồn lực thì nguồn nhân lực là quan trọng nhất
trong một tổ chức. Nó mang đầy đủ thông tin, kỹ năng làm việc tổng thể. Nguồn nhân
lực đóng vai trò rất lớn trong việc thành bại của mỗi tổ chức. Đặc biệt là trong nền
kinh tế Việt Nam hiện nay khi mới chuyển từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường
thì nhu cầu về nguồn nhân lực lại càng là vấn đề bức xúc hơn bao giờ hết. Chỉ khi nào
các doanh nghiệp, công ty của Việt Nam có một nguồn nhân lực đủ mạnh thì mới có
thể tồn tại và phát triển trên thị trường, sau đó là hoà nhập vào kinh tế thế giới. Hoạt
động tuyển dụng và biên chế nhân lực sẽ có quyết định lớn đến chất lượng và sự phù
hợp của nhân viên. Nếu công tác này được làm tốt thì tổ chức sẽ có một cơ cấu tổ chức
hợp lý, đủ sức mạnh để tồn tại và phát triển.
Chính vì vậy với ngành học được đào tạo, qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ
phần thương mại Nishu Việt Nam, em quyết định lựa chọn nghiệp vụ thực tập là:
“Hoạt động tuyển dụng và biên chế nhân lực tại Công ty Cổ phần thương mại Nishu
Việt Nam” làm nội dung chính trong báo cáo thực tập.
1.3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của báo cáo

.

- Hình thành kỹ năng đánh giá tình hình thực trạng của doanh nghiệp, từ đó đưa

ra một số biện pháp, khuyến nghị để hoàn thiện, khắc phục những hạn chế, bất cập
trong hoạt động tuyển dụng và biên chế nhân lực ở các doanh nghiệp hiện nay.
- Góp phần nâng cao, hoàn thiện kiến thức chuyên môn.
1


- Vận dụng kiến thức lý thuyết để phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh
doanh chung của doanh nghiệp.
- Xây dựng kỹ năng làm việc trong thực tiễn, bước đầu hình thành được tư duy,
văn hóa làm việc nơi công sở.
1.4. Phạm vi nghiên cứu của báo cáo
Nghiên cứu về hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng hoạt động tuyển dụng
và biên chế nhân lực tại Công ty Cổ phần thương mại Nishu Việt Nam. Số liệu sử
dụng trong báo cáo là các số liệu thu thập được trong giai đoạn 2015-2019.
1.5. Kết cấu của báo cáo
Nội dung của báo cáo được kết cấu thành 5 phần:
Phần 1: Mở đầu.
Phần 2: Giới thiệu về Công ty Cổ phần thương mại Nishu Việt Nam.
Phần 3: Thực trạng hoạt động tuyển dụng và biên chế nhân lực tại Công ty Cổ
phần thương mại Nishu Việt Nam.
Phần 4: Xu hướng, triển vọng phát triển của công ty đến năm 2025 và khuyến
nghị nhằm hoàn thiện hoạt động tuyển dụng và biên chế nhân lực tại Công ty Cổ phần
thương mại Nishu Việt Nam.
Phần 5: Kết luận.

2


PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI NISHU VIỆT NAM

2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần thương mại Nishu Việt Nam
2.1.1. Thông tin về Công ty
Tên công ty: Công ty Cổ phần thương mại Nishu Việt Nam.
Địa chỉ: Lô 109, TT3 Khu đô thị mới Mỹ Đình, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam
Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 5576550.
Mã số thuế: 0105928003.
Ngày cấp giấy phép: 28/06/2012.
Giấy phép kinh doanh: 0105928003.
Người đại diện pháp luật: Phạm Ngọc Lân.
Loại hình hoạt động: Công ty Cổ Phần.
2.1.2. Nhiệm vụ của Công ty
Công ty Cổ phần thương mại Nishu Việt Nam được thành lập từ tháng 6 năm
2012. Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là kinh doanh ổn áp STANDA, điều hòa
và các sản phẩm gia dụng khác. Sau hơn gần 8 năm hoạt động, công ty đã tạo được
chỗ đứng vững chắc trong thị trường thiết bị, hệ thống điện.
Các ngành nghề kinh doanh chính của công ty gồm:
- Sửa chữa thiết bị điện;
- Lắp đặt hệ thống điện;
- Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí;
- Lắp đặt hệ thống xây dựng khác;
- Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình;
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác;
- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng;
- Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và
bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác trong các cửa hàng chuyên doanh;
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.
2.1.3. Lịch sử hình thành, phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần Thương mại Nishu Việt Nam – là thành viên của Công ty Cổ
phần Tiêu chuẩn Việt( V- standa., JSC). V- standa., JSC được thành lập từ năm 1995,

3


là công ty chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm Điện lạnh – Điện gia dụng mang
thương hiệu Nishu bao gồm: Ổn áp, tủ đông, bình nước nóng, điều hòa… trên dây
chuyền công nghệ tiên tiến của Nhật Bản, Italy, Mỹ. Nhà máy sản xuất được xây dựng
trên diện tích đất trên 50.000m2 tại khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội.
Từ khi ra đời đến nay các dòng sản phẩm: Ổn áp – Tủ đông – Bình nước nóng –
Điều hòa của công ty Nishu đã khẳng được định vị thế trên thị trường, cạnh tranh với
sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng trên toàn cầu. Công ty luôn không ngừng đổi
mới về công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để phục vụ khách hàng
tốt nhất. “Đổi mới công nghệ – Chất lượng đi đầu – Giá cả bình ổn – Dịch vụ hậu mãi”
là phương châm làm việc của chúng tôi. Được sự ghi nhận từ nhiều các chuyên gia và
khách hàng, V- standa., JSC đã đạt được nhiều thành tích giải thưởng cao quý như:
Top 50 Sản phẩm Vàng & Dịch vụ vàng năm 2013, Danh hiệu Sản phẩm yêu thích
nhất do người tiêu dùng bình chọn năm 2006 =, Huy chương vàng Hội chợ Quốc tế
hàng công nghiệp Việt Nam 2001, Cúp vàng Thương hiệu mạnh Việt Nam năm
2011… Để phát tiếp tục phát huy sức mạnh đó, công ty đang chú trọng tăng cường đầu
tư thiết kế thêm nhiều mẫu mã sản phẩm và đẩy mạnh chất lượng dịch vụ chăm sóc
khách hàng với mục tiêu đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu sử dụng của khách hàng. Để
khẳng định rằng Nishu là một Thương hiệu uy tín trên thị trường. Trong bối cảnh hiện
nay, khi nhiều công ty thương mại nhập khẩu, gia công cung cấp hàng hóa kém chất
lượng với nhãn hiệu hoa mỹ và quảng cáo quá sự thật làm cho người tiêu dùng hoang
mang thì với xuất xứ hàng sản xuất tại Việt Nam, các sản phẩm của Nishu ra đời luôn
xứng đáng là lựa chọn hàng đầu của các cá nhân, tổ chức ở cả trong và ngoài nước.
2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
2.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
GIÁM ĐỐC

P. Kinh doanh


P. Kỹ thuật Bảo hành

P. Hành chính
nhân sự

Kho

P. Kế toán Tổng hợp

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần thương mại Nishu Việt Nam
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)
4


2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
* Giám đốc:
Giám đốc là người đứng đầu công ty, điều hành toàn diện các hoạt động của
doanh nghiệp. Giám đốc là người đưa ra quyết định về chiến lược phát triển, phương
hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty; đàm phán kí kết hợp đồng, quyết
định các vấn đề về hoạt động tài chính của công ty, nguồn vốn, tài sản, công nợ và
chịu trách nhiệm trước pháp luật Nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty.
* Phòng Kinh doanh:
Phòng Kinh doanh tham mưu giúp Giám đốc xây dựng kế hoạch chiến lược
tổng thể cho từng giai đoạn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của Công ty. Phòng Kinh
doanh có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát thị trường, chủ động tìm kiếm khách hàng
mới và quản lý việc sử dụng thương hiệu của Công ty. Bên cạnh đó, Phòng kinh doanh
phải quản lý, theo dõi các hợp đồng kinh tế. Phòng kinh doanh có vai trò góp phần mở
rộng thị trường, đem lại nhiều khách hàng tiềm năng và hợp đồng giá trị cho Công ty.

* Phòng Kỹ thuật - Bảo hành:
Phòng Kỹ thuật - Bảo hành có nhiệm vụ chính là quản lý, kiểm tra chất lượng
của các sản phẩm, tài sản vật tư của Công ty định kỳ theo các tiêu chuẩn phù hợp;
tham mưu cho Giám đốc về chất lượng các loại hàng hóa để đảm bảo Công ty lựa chọn
được nhà cung cấp phù hợp cũng như nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Phòng có
nhiệm vụ tiến hành lắp đặt, bảo dưỡng sản phẩm cho khách hàng, lắng nghe ý kiến từ
phía khách hàng về chất lượng sản phẩm từ đó đưa ra biện pháp giải quyết phù hợp.
* Phòng Hành chính nhân sự:
Phòng Hành chính nhân sự có nhiệm vụ xây dựng các văn bản liên quan đến
hoạt động của Công ty, quy trình làm việc cho từng phòng trong công ty, giao dịch
công tác hành chính với các cơ quan chức năng, lập chiến lược cho việc phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty, lập kế hoạch tuyển dụng và
biện pháp thực hiện kế hoạch tuyển dụng.
* Kho:
Kho là bộ phận thực hiện tiếp nhận, kiểm kê, bảo quản các loại hàng hóa, thiết
bị, máy móc; cung cấp thông tin một cách thường xuyên, chính xác về tình hình nhập xuất - tồn để phục vụ cho công tác quản lý về số lượng chất lượng hàng hóa.
5


* Phòng Kế toán - Tổng hợp:
Phòng Kế toán - Tổng hợp thực hiện nhiệm vụ chính về tài chính và kế toán. Về
lĩnh vực tài chính, phòng có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề tài chính
của Công ty, phân tích các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty. Về lĩnh vực kế toán, phòng có nhiệm vụ thực hiện đúng các quy
định của pháp luật về chế độ kế toán trong Công ty; ghi chép hạch toán đúng, đầy đủ
các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình kinh doanh của Công ty; lập
và nộp các báo cáo tài chính đúng và kịp thời cho các cơ quan thẩm quyền theo đúng
chế độ quy định của Nhà nước; tiến hành các thủ tục, thanh quyết toán các loại thuế
với cơ quan thuế; theo dõi, lập kế hoạch và thu hồi công nợ của khách hàng đầy đủ,
nhanh chóng bảo đảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty.

Ở Công ty Cổ phần thương mại Nishu Việt Nam, các phòng ban còn kiêm nhiều
công việc. Tuy có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt, nhưng các phòng ban luôn phối
hợp chặt chẽ với nhau để hướng tới lợi ích và sự phát triển của Công ty. Nhân viên
trong Công ty luôn có tinh thần trách nhiệm cao, sáng tạo, linh hoạt trong công việc đã
góp phần quan trọng khẳng định sự thành công của Công ty trong hiện tại và tương lai.
2.3. Công nghệ sản xuất – kinh doanh của Công ty
2.3.1. Dây chuyền sản xuất sản phẩm và kinh doanh
Sơ đồ dây chuyền sản xuất sản phẩm và kinh doanh như sau:
Lệnh sản xuất
từ phòng kinh
doanh

Tiêu chuẩn
định mức từ
phòng kỹ thuật

Xuất kho
nguyên vật liệu

Phân xưởng
sản xuất

Xuất kho theo
lệnh từ phòng
kế toán

Bộ phận kiểm
tra – Phòng kỹ
thuật


Nhập kho thành
phẩm

Hình 2.2. Dây chuyền sản xuất và kinh doanh của Công ty
Nguồn: Phòng Kinh doanh
6


Nội dung của các bước công việc trong dây chuyền sản xuất sản phẩm và kinh
doanh:
Sau khi ký kết hợp đồng với khách hàng hoặc nghiên cứu nhu cầu thị trường,
phòng kinh doanh lập kế hoạch sản xuất trong kỳ. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh
doanh về số luợng, chủng loại sản phẩm do phòng kinh doanh lập, phòng kỹ thuật xác
định định mức tiêu hao vật tư chuyển bộ phận kho để xuất kho nguyên liệu phục vụ
sản xuất. Nguyên phụ liệu để sản xuất ra các loại sản phẩm của Công ty bao gồm:
Đồng, hạt nhựa PVC, thép không gỉ...
Sau khi nguyên vật liệu được đưa vào xưởng sản xuất, tùy theo từng loại sản
phẩm mà phòng kinh doanh đã lập kế hoạch, bộ phận sản xuất lên kế hoạch sản xuất
để đảm bảo thời gian giao hàng đúng theo tiến độ. Trong quá trình sản xuất tại xưởng,
phòng kỹ thuật cũng tham gia với tư cách kiểm tra quy cách, chất lượng sản phẩm để
hạn chế thấp nhận lượng sản phẩm hỏng.
2.3.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
2.3.2.1. Đặc điểm về phương pháp sản xuất kinh doanh
Sản phẩm của Công ty CPTM Nishu Việt Nam là thiết bị điện như ổn áp, tủ
đông, bình nước nóng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dựa trên cơ sở
đánh giá nhu cầu của thị trường đối với các dòng sản phẩm của Công ty để sản xuất
hàng loạt. Cũng như bất kỳ một đơn vị sản xuất kinh doanh nào môi trường sản xuất
kinh doanh bên ngoài công ty CPTM Nishu Việt Nam bao gồm các nhà cung ứng
nguyên vật liệu, trang thiết bị máy móc, tập hợp khách hàng của công ty, các tổ chức
cạnh tranh.

2.3.2.2. Đặc điểm về mặt bằng, thông gió, ánh sáng
Mặt bằng xây dựng nhà xưởng trên diện tích 3.000 m2.
Nhà xưởng của Công ty sử dụng thông gió tự nhiên.
Thông gió tự nhiên có những đặc điểm sau:
- Lưu lượng không khí trao đổi lớn
- Kinh tế, tiết kiệm chi phí vì không tốn kém đường ống, quạt, điện.
- Không mất công bảo quản trang thiết bị, không phải quản lý vận hành.
- Phụ thuộc vào thiên nhiên, không chủ động đuợc quá trình thông gió, không
đưa khí tới một số nơi có nhu cầu.
- Khi có sự xâm nhập của vi trùng hay các chất hoá học, hệ thống thông gió tự
7


nhiên hoạt động kém hiệu quả.
Trong những trường hợp cần thiết, Công ty còn sử dụng biện pháp thông gió
nhân tạo như dùng quạt làm mát, điều hoà không khí, hệ thống ống dẫn không khí và
các thiết bị điêù chỉnh hoặc hệ thống thông gió thổi- hút cục bộ.
Nhà xưởng công ty sử dụng ba loại chiếu sáng sau đây:
- Chiếu sáng tự nhiên: chiếu sáng bên qua cửa sổ, chiếu sáng bề mặt qua hệ
thống cửa mái và chiếu sáng hỗn hợp.
Mỗi loại chiếu sáng có hiệu quả khác nhau, chiếu sáng bề mặt có sự phân bố
ánh sáng đều hơn cả, chiếu sáng hỗn hợp là tốt nhất.
- Chiếu sáng nhân tạo: Công ty sử dụng chiếu sáng nhân tạo khi yêu cầu công
việc phải thực hiện vào buổi tối, buổi đêm hay những khu vực, vị trí mà ánh sáng tự
nhiên không lọt được vào, những quy trình đòi hỏi tính chính xác và tỉ mỉ cao.
2.3.2.3. Đặc điểm về an toàn lao động
Trong những năm gần đây, Công ty đã có nhiều cố gắng thực hiện các biện
pháp tổ chức và công nghệ nhằm cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa hạn chế tai
nạn lao động và bảo vệ sức khoẻ cho người lao động. Một trong những vấn đề quan
trọng để phòng ngừa tai nạn lao động là người lao động phải hiểu biết về an toàn - vệ

sinh lao động, các tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn - vệ sinh lao động và những biện
pháp an toàn cụ thể trong công việc của mình. Chính vì vậy, khi tuyển dụng lao động
vào làm việc, các Công ty nói chung và Công ty CPTM Nishu Việt Nam nói riêng xem
việc huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động cho họ là nhiệm vụ của Công ty.
Mục đích của công tác bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp khoa học kỹ
thuật, tổ chức kinh tế - xã hội để hạn chế, loại trừ các yếu tố nguy hiểm, độc hại, tạo
điều kiện thuận lợi cho người lao động để ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức
khoẻ, góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.
Công tác bảo hộ lao động là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, nó
mang nhiều ý nghĩa chính trị, xã hội và kinh tế lớn lao. Vì vậy Công ty luôn quan tâm
thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động là thể hiện quan điểm sản xuất đầy đủ, là điều
kiện bảo đảm sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Mỗi người lao động trong Công ty CPTM Nishu Việt Nam đều được trang bị
các kiến thức về nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động về an toàn lao động, vệ sinh
lao động theo quy định trong Bộ luật lao động.
8


Theo quy định đó, Công ty chỉ nhận lao động vào làm khi có đầy đủ các tiêu
chuẩn: Phải đủ 18 tuổi trở lên, có giấy chứng nhận bảo đảm sức khoẻ theo yêu cầu
ngành nghề do cơ quan y tế cấp, có giấy chứng nhận đã học tập và đã qua kiểm tra đạt
yêu cầu về an toàn lao động phù họp với ngành nghề do Giám đốc Công ty xác nhận,
phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy kỉ luật và an toàn lao động của xưởng sản xuất.
Hàng năm Công ty đều tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kì. Những người làm
việc trong điều kiện nguy hiểm, có yếu tố độc hại được kiểm tra thường xuyên 6 tháng
một lần. Phụ nữ có thai, có con nhỏ dưới 9 tháng, có bệnh như tim, huyết áp, thần
kinh, mắt kém, tai điếc,... không được làm việc nói trên.
Ngoài ra Công ty trang bị đầy đủ các loại phưong tiện bảo vệ cá nhân phù hợp
với điều kiện làm việc theo chế độ quy định. Cụ thể:
- Phương tiện bảo vệ mắt gồm các loại kính và tấm chắn, trong đó phổ biến là

kính trắng và kính lọc sáng.
- Phương tiện bảo vệ tay: tay là bộ phận dễ bị tổn thương trên cơ thể. Để đề
phòng chấn thương, Công ty đã trang bị cho công nhân các dụng cụ thủ công cầm tay
đảm bảo chất lượng tốt như găng tay, bao tay. Găng tay và bao tay được làm bằng vải
bò và vải bạt, găng tay cách điện là găng tay cao su.
- Phương tiện bảo vệ chân: gồm các kiểu giầy và ủng để chống tác động cơ học.
2.3.3. Loại hình sản xuất của doanh nghiệp
Loại hình sản xuất là sự mô tả cách sử dụng những phương tiện nhân lực và vật
chất để biến nguyên vật liệu thành sản phẩm cuối cùng.
Sản phẩm của Công ty được sản xuất theo phương pháp hàng loạt, dựa trên
đánh giá nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm của công ty.
2.4. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
2.4.1. Nguyên vật liệu
Theo công dụng kinh tế và tình hình sử dụng nguyên vật liệu thì toàn bộ nguyên
vật liệu ở Công ty được chia thành các loại như sau:
Nguyên vật liệu chính để sản xuất các thiết bị điện gia dụng gồm có tơn nhựa,
gioăng cao su, ống đồng, các vi mạch điện tử, máy nén, bộ phận cảm biền nhiệt.
Trong đó nguồn cung cầp nguyên vật liệu chủ yếu là nhập khẩu từ Nhật Bản
dùng đẻ tạo vỏ tủ đông, bình nóng lạnh,.. tạo hình dáng bên ngoài cho các thiết bị.
Các vi mạch điện tử dùng để điều hành hoạt động của thiết bị, các mức thay đổi
9


cho hoạt đông của thiết bị.
Nguyên vật liệu phụ
Bên cạnh đó trong quấ trình sản xuất còn dùng các nguyên vật liệu phụ như: khí
nén gas dùng trong cho hoạt động của tủ đông, xốp, nhựa, bao bì các loại,...
2.4.2. Lao động
Bảng 2.1. Trình độ học vấn của lao động trong công ty CPTM Nishu Việt Nam
Chỉ tiêu


Số lượng

Tỷ trọng (%)

Theo giới tính

69

100

Nam

30

43,47

Nữ

39

56,53

> 50 tuổi

0

0

>30 tuổi và <50

tuồi
<30 tuổi

45

65,22

24

34,78

Đại học

21

30,43

Cao đãng

15

21,75

Trung cấp

12

17,39

Bằng nghề


21

30,43

Theo độ tuổi

Theo trình độ

(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự)
Có thể thấy, nếu xét theo trình độ chuyên môn thì Công ty cỏ đội ngũ cán bộ cỏ
trình độ đại học là khá cao, chiếm tỷ trọng là 30,43% trên tống số lao động tại đơn vị
và nam các vị trí cao trong công ty. Độ tuổi lao động của nhân viên trong công ty cũng
còn trẻ và năng động. Điều này cho thấy chất lượng CBNV của Công ty được nâng
cao về chuyên môn, họ chính là những nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty. Công ty CPTM Nishu Việt Nam luôn coi việc phát triển
nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi. Ban lãnh đạo Công ty luôn tuyển dụng, đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ lao động trẻ, năng động, nhiệt huyết, bên cạnh đó các cán bộ đi trước
tiếp tục phát huy kinh nghiệm cùa mình.
Chế độ đãi ngộ
10


Chế độ đãi ngộ của công ty bao gồm:
- Lương:
+ Lương cơ bản;
+ Phụ cấp Chức danh;
+ Lương theo doanh số, hiệu quả công việc;
+ Phụ cấp cho những vị trí công việc đặc thù (lái xe, vì đi lại giao thông nguy
hiểm);

+ Chế độ xem xét tăng lương gắn liền với hiệu quả công việc và doanh thu.
- Thưởng:
+ Thưởng nhân các ngày lễ tết và các sự kiện đặc biệt cùa công ty;
+ Thường thành tích định kỳ và đột xuất cho cá nhân hoặc tập thể;
+ Thưởng sáng kiến cài tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Bảo hiểm: Bảo hiểm Xã hội, Y tế, Thất nghiệp theo quy định của nhà nước.
2.4.2. Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn từ năm
2015- 2019, có thể thấy tình hình sản xuất của công ty có nhiều biến động. Nhìn chung
tình hình kinh doanh năm 2018 có nhiều dấu hiệu khả quan hơn so với năm 2017 do sự
thay đổi về cách thức tổ chức, sự quản lý, điều hành hợp lý của ban lãnh đạo công ty
cùng với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể nhân viên trong công ty. Tuy nhiên sang đến
nãm 2019 tình hình sản xuất của công ty do có nhiều ảnh hưởng tác động từ nền kinh
tế thị trường nên dẫn đến lợi nhuận của công ty giảm so với năm 2018.
Về doanh thu
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nãm 2018 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 15.819.673.795 đồng
tương ứng tăng 43,45 %. Như vậy, doanh thu năm 2018 tăng 15.819.673.795 đồng so
với năm 2017 tương ứng tăng 43,45%. Nguyên nhân thứ nhất dẫn đến sự thay đổi này
là do công ty nắm bắt được nhu cầu thị trường cần được cung cấp các mặt hàng sử
dụng điện nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất. Mặt khác số đơn đặt hàng của
công ty trong năm 2018 nhiều và có giá trị cao hơn so với năm 2017. Sang năm 2019
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 4.315.130.240 đồng tương ứng giảm
8,26%. Nguyên nhân do giá nguyên vật liệu có xu hướng tăng, để tăng tính cạnh tranh
doanh nghiệp giảm giá sản phẩm. Bên cạnh đó, số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp
11


bán ra có xu hướng giảm dẫn đến việc doanh thu có chiều hướng đi xuống.
Công ty ngày càng chú trọng, tập trung cao vào khâu cung ứng dịch vụ, thực

hiện tốt các điều khoản cam kết trong hợp đồng, đảm bảo chữ tín trong kinh doanh.
Công ty nên tiếp tục phát huy và duy trì điểm mạnh này nhằm nâng cao uy tín, chất
lượng các mặt hàng dịch vụ, thu hút khách hàng tiềm năng.
Doanh thu từ các hoạt động tài chính
Doanh thu từ các hoạt động tài chính nãm 2017 là 8.273.891 đồng trong khi chỉ
tiêu này năm 2018 là 4.214.610 đồng, như vậy doanh thu từ các hoạt đông tài chính
giảm 4.059.281 đồng tương đương với mức giảm 49,06%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến sự sụt giảm này là do trong năm 2018 công ty đã rút một lượng tiền gửi không kỳ
hạn từ ngân hàng. Việc công ty cắt giảm lượng tiền gửi ngân hàng để hưởng khoản lãi
vay mà dùng tiền đó để chi trả cho khác hoạt động khác đã khiến cho doanh thu từ
hoạt động tài chính giảm so với năm 2017. Điều này làm cho các sản phẩm, dịch vụ
mà công ty cung cấp luôn đạt chất lượng nhưng đã làm cho công ty mất đi một phần
nguồn thu từ lãi suất tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng. Năm 2019, doanh thu từ các
hoạt động tài chính tiếp tục giảm xuống 2.701.873 đồng tương ứng giảm 35,89% so
với năm 2018. Đây là một mức giảm đáng lo ngại, ảnh hưởng chung đến tình hình
doanh thu và lợi nhuận của Công ty.
Về chi phí
Giá vốn bán hàng.
Năm 2018 là 50.451.862.638 đồng trong khi năm 2017 là 34.914.911.362 đồng.
Như vậy GVHB đã tăng lên một lượng là 15.536.951.276 đồng so với năm 2017 tương
ứng với tỷ lệ 44,50%. Sự tăng lên này là do có sự tăng lên về số lượng khách hàng, ký
thêm hợp đồng cung cấp dịch vụ vận tải và tăng lượng tiêu thụ hàng hóa kèm theo đó
là giá cả của các nguyên vật liệu đầu vào tăng cao theo tỉ lệ lạm phát. Tuy nhiên năm
2019 giảm 8,69% tương đương giảm 4.386.063.923 đồng so với năm 2018.

12


Bảng 2.2. Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh cúa Công ty CPTM Nishu Việt Nam giai đoạn 2015-2019
Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

24.693.727.491 29.759.492.361 36.407.918.900 52.227.592.695 47.912.462.455

2. Giá vốn bán hàng

23.297.403.614 28.292.148.276 34.914.911.362 50.451.862.638 46.065.798.715

3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.396.323.877
4. Doanh thu hoạt dộng tài chính

1.467.344.085 1.493.007.538

1.775.730.057

1.846.663.740

3.789.254


4.896.327

8.273.891

4.214.610

2.701.873

5. Chi phí tài chính

459.326.862

486.597.368

398.669.645

287.358.879

169.626.528

6. Chi phí quản lý kinh doanh

693.648.297

765.394.684

877.098.496

1.167.757.652


1.497.528.355

7. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

247.137.972

220.248.360

225.513.288

330.828.136

182.210.730

8. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

247.137.972

220.248.360

225.513.288

330.828.136

182.210.730

9. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

53.396.685


54.398.267

56.378.323

82.707.035

40.086.361

10. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

193.741.287

165.850.093

169.134.965

248.121.101

142.124.369

(Nguồn: Phòng Kế toán)

13


Chi phí tài chính
Trong năm 2018 chi phí tài chính của công ty là 287.358.879 đồng, trong khi
năm 2017 khoản mục này là 398.669.645 đồng như vậy chi phí tài chính năm 2018
giảm 117.310.766 đồng so với năm 2017 tương ứng với mức giảm 29,43%. Nguyên

nhân của việc giảm xuống đáng kể của khoản chi phí tài chính này là do công ty đã trả
hết một phần gốc vay của các khoản vay ngắn hạn, khiến cho khoản chi phí phải trả
cho lãi vay ngắn hạn này giảm, nhờ đó chi phí tài chính đã giảm đi 29,43%. Sang đến
năm 2019 chi phí tài chính giảm 111.732.351 đồng tương ứng giảm 39,71% so với
năm 2018. Nguyên nhân là trong năm do điều kiện nền kinh tế trong nước bão hòa vì
vậy Công ty hạn chế cho khách hàng hưởng chiết khấu thanh toán nên đã giảm được
chi phí tài chính. Đây là một tín hiệu tốt trong giai đoạn khó khăn này. Tuy nhiên
Công ty cũng nên cân nhắc để sao cho hợp lý nhằm giữ được các khách hàng tiềm
năng đối tác tin cậy nhằm nâng cao uy tín và vị thế cạnh tranh.
Chi phí quản lý kinh doanh
Chi phi quản lý kinh doanh của năm 2018 là 1.167.757.652 đồng tăng một
lượng là 290.659.156 đồng so với năm 2017, tương ứng với ti lệ tăng 33,14%. Nguyên
nhân dẫn tới sự thay đổi này là do công ty đã thuê thêm văn phòng đại diện và thuê
thêm nhân viên quản lý văn phòng. Ngoài ra, lương nhân viên điều chinh tăng lương
theo Nghị định của chính phủ do đồng tiền ngày càng mất giá, tăng lương tùy theo
từng vùng (mức lương của năm 2018 cao hơn so hơn với năm 2017 khoảng từ 250.000
đồng đến 300.000 đồng) dẫn đến chi phí nhân công tăng. Chính vì lẽ đó, sang đến năm
2019 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 329.770.703 đồng tương ứng tăng 28,24%,
điều này cho thấy trong các năm này công ty có mua thêm các thiết bị phục vụ đồ
dùng văn phòng, các khoản chi bằng tiền để phục vụ cho hoạt động quản lý doanh
nghiệp như: chi phí tiếp khách, chi phí kiểm toán, công tác phí, tổ chức hội họp. Bên
cạnh đó, công ty còn phải trả các loại chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bộ phận
doanh nghiệp: điện - nước tăng, tiền thuê nhà làm văn phòng. Trong quá trình hoạt
động kinh doanh có những giai đoạn cần phải đầu tư phát triển, hoàn thiện công tác tổ
chức và quản lý, vì vậy công ty cần có những chiến lược sử dụng chi phí sao cho hợp
lí để giảm mức chi phí này như: cắt giảm một số chi phí mua ngoài, tài liệu kĩ thuật,
công tác phí, chi phí tố chức hội nghị.
Lợi nhuận sau thuế của Công ty
14



Lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu mà mọi doanh nghiệp đều mong muốn ở
mức tối đa. Nhìn vào bảng, có thể thấy lợi nhuận của công ty đã có sự thay đổi. Trong
đó năm 2018 cùng với sự thành công trong việc mang lại doanh thu từ việc bán hàng
và cung cấp dịch vụ, sự quản lý tốt các khoản chi phí quản lý kinh doanh đã mang lại
sự tăng trưởng nhanh về tổng lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm
2018 tăng 78.986.136 đồng so với năm 2017, tương ứng tăng 40,46%. Sang đến năm
2019 thì lợi nhuận sau thuế này lại giảm đi 105.996.732 đồng tương ứng giảm 42,72%.
Nguyên nhân có sự sụt giảm này là do trong năm 2019 tốc độ tăng của các các khoản
thu nhập chậm hơn tốc độ tăng của các khoản chi phí. Đồng thời trong năm các khoản
chi phí tăng cao dẫn đến việc lợi nhuận sau thuế của công ty âm. Đây là dấu hiệu cho
thấy tình hình của công ty bị ảnh hưởng và công ty nên xem xét thay đổi chính sách
nhằm phát huy tối đa năng lực của doanh nghiệp và mang lại lợi nhuận cao trong
những năm tới.

15


PHẦN 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TUYỂN DỤNG VÀ BIÊN CHẾ NHÂN
LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI NISHU VIỆT NAM
3.1. Thực trạng hoạt động tuyển dụng và biên chế nhân lực tại Công ty Cổ phần
thương mại Nishu Việt Nam
3.1.1. Khái quát chung về công tác tuyển dụng và biên chế nhân lực tại doanh
nghiệp
Trong doanh nghiệp, bộ phận thực hiện nhiệm vụ tuyển dụng và biên chế nhân
lực là phòng hành chính nhân sự. Khi doanh nghiệp cần tuyển chọn tăng thêm người
lao động để phù hợp với nhu cầu sản xuát kinh doanh, phòng hành chính nhân sự sẽ có
trách nhiệm thông báo đầy đủ, công khai các điều kiện tuyển dụng, quyền lợi và trách
nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình làm việc, giấy
khám sức khỏe, sơ yếu lý lịch, văn bằng chứng chỉ có liên quan. Phòng hành chính

nhân sự xét nếu thấy phù hợp sẽ soạn thảo hợp đồng lao động đệ trình lên Giám đốc.
3.1.1.1. Quy trình tuyển dụng
Muốn làm tốt công tác tuyển dụng thì trước tiên doanh nghiệp cần phải phải có
một quy trình tuyển dụng khoa học và hợp lý để có thể sàng lọc được những ứng viên
phù hợp nhất với yêu cầu của công việc.
Mỗi doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình một quy trình tuyển dụng riêng,
phù hợp với đặc điểm của công ty mình. Tuy nhiên, quy trình tuyển dụng của doanh
nghiệp thường có những bước cơ bản như trong sơ đồ 3.1. Cụ thể gồm:
Bước 1: Lập kế hoạch tuyển dụng
Lập kế hoạch tuyển dụng là một trong những công đoạn quan trọng trong quy
trình tuyển dụng.
Doanh nghiệp cần xác định rõ số lượng nhân viên cần tuyển, các vị trí cần
tuyển và các tiêu chuẩn cần đặt ra cho từng vị trí cần tuyển (thông qua bản mô tả công
việc, bản tiêu chuẩn công việc,...).
- Tuyển dụng theo kế hoạch hàng năm: tùy theo chính sách, các mục tiêu, kế
hoạch kinh doanh hằng năm mà doanh nghiệp lập kế hoạch tuyển dụng nhân viên cho
từng năm.
- Tuyển dụng khi có thay đổi bất thường: khi tổ chức, doanh nghiệp có sự biến
động nhân sự bất thường như người lao động bất ngờ xin nghỉ việc mà không thể
thông báo trước cho tổ chức; hoặc khi tổ chức nhận được những hợp đồng mới,...
16


Sơ đồ 3.1. Các bước trong quy trình tuyển dụng
(Nguồn: Trần Kim Dung, 2012)
Bước 2: Chuẩn bị tuyển dụng.
Trong bước chuẩn bị, cần thiết phải:
Thành lập Hội đồng tuyển dụng, quy định rõ về số lượng, thành phần và quyền
hạn của hội đồng tuyển dụng. Nghiên cứu kỹ cá loại văn bản, quy định của Nhà nước
và tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến tuyển dụng.

Xác định tiêu chuẩn tuyển chọn: Tiêu chuẩn tuyển chọn cần được hiểu ở ba
khía cạnh: tiêu chuẩn chung đối với doanh nghiệp, đối với phòng ban hoặc bộ phận cơ
sở và đối với cá nhân thực hiện công việc. Tiêu chuẩn đối với cá nhân thực hiện công
việc là những tiêu chuẩn được liệt kê trong bảng tiêu chuẩn công việc.
17


Bước 3: Thông báo tuyển dụng
Các doanh nghiệp có thể áp dụng một hoặc kết hợp các hình thức thông báo
tuyển dụng sau:
- Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, TV,..
- Thông qua các trung tâm dịch vụ lao động.
- Thông báo trước cổng cơ quan, doanh nghiệp.
Thông báo nên ngắn gọn, rõ ràng, chi tiết và đầy đủ các thông tin cơ bản cho
ứng viên như yêu cầu về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, khả năng ngoại ngữ,
khả năng tin học, tuổi đời, sức khỏe,...
Bước 4: Thu nhận, nghiên cứu hồ sơ
Tất cả mọi hồ sơ xin việc phải ghi vào sổ xin việc, có phân loại chi tiết để tiện
cho việc sử dụng sau này. Hiện nay, một bộ hồ sơ xin việc theo mẫu của Nhà nước
được thống nhất gồm những giấy tờ sau:
- Đơn xin tuyển dụng;
- Bản khai lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương;
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
- Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn.
Tuy nhiên, trong xu thế chuyên nghiệp hóa hoạt động tuyển dụng, các doanh
nghiệp nên có bộ mẫu hồ sơ riêng cho từng loại ứng viên ở các chức vụ khác nhau.
Nghiên cứu hồ sơ có thể loại bớt một số ứng viên hoàn toàn không phù hợp với tiêu
chuẩn công việc. Do đó, làm giảm bớt chi phí tuyển dụng.
Bước 5: Phỏng vấn sơ bộ
Phỏng vấn sơ bộ thường chỉ kéo dài 5-10 phút, nhằm loại bỏ ngay những ứng

viên không đạt tiêu chuẩn hoặc yếu kém rõ rệt hơn so với những ứng viên khác mà khi
nghiên cứu hồ sơ chưa phát hiện ra.
Bước 6: Kiểm tra, trắc nghiệm
Mục đích là để lựa chọn được những ứng viên xuất sắc nhất. Các bài kiểm tra,
sát hạch thường được sử dụng để đánh giá ứng viên về những kiến thức cơ bản và khả
năng thực hành. Hình thức trắc nghiệm được áp dụng để đánh giá ứng viên về một số
khả năng đặc biệt như trí nhớ, mức độ khéo léo của bàn tay,..
Bước 7: Phỏng vấn sâu
Lần phỏng vấn này được sử dụng để tìm hiểu, đánh giá các ứng viên trên nhiều
18


phương diện như kinh nghiệm, trình độ, các đặc điểm cá nhân và những phẩm chất
thích hợp cho công việc.
Bước 8: Xác minh điều tra
Những ứng viên có triển vọng tốt thường được tiến hành xác minh, điều tra
nhằm làm sáng tỏ thêm những điều mà nhà tuyển dụng chưa rõ. Thông qua tiếp xúc
với đồng nghiệp cũ, bạn bè, thầy cô hoặc với lãnh đạo cũ của ứng viên (theo địa chỉ
ghi trong hồ sơ xin việc), công tác xác minh điều tra sẽ cho biết thêm về trình độ, kinh
nghiệm, tính cách của ứng viên hoặc nguồn gốc, lý lịch gia đình của ứng viên nếu vị
trí tuyển dụng đòi hỏi tính an ninh cao.
Bước 9: Khám sức khỏe
Khám sức khỏe nhằm đảm bảo ứng viên có đủ điều kiện về thể chất phù hợp
với công việc. Vì nhận một người không đủ sức khỏe vào làm việc, không những
không có lợi về mặt chất lượng vận hành công việc và hiệu quả kinh tế, mà còn có thế
gây ra nhiều phiền phức về mặt pháp lý cho doanh nghiệp.
Bước 10: Ra quyết định tuyển dụng
Đây là khâu qua trọng nhất trong quy trình tuyển dụng. Để đưa ra quyết định
loại bỏ hoặc tuyển chọn ứng viên một cách chính xác, cần xem xét một cách có hệ
thống các thông tin về ứng viên, phát triển bản tóm tắt thông tin về ứng viên và phải

xem xét ứng viên làm được gì và muốn làm như thế nào. Vì theo Sherman &
Bohlander (2011), kết quả thực hiện công việc phụ thuộc chặt chẽ vào hai yếu tố này.
Bước 11: Đánh giá hiệu quả công tác tuyển dụng
Sau khi thực hiện công tác tuyển dụng, cần thiết phải đánh giá lại quy trình
tuyển dụng để xác định hiệu quả mà công tác tuyển dụng đem lại. Khi tiến hành phân
tích, đánh giá, doanh nghiệp cần chú ý thu thập các số liệu sau:
- Chi phí cho hoạt động tuyển dụng, chi phí để tuyển được một người lao động.
Chi phí này bao gồm tất cả các khoản chi cho các hoạt động quảng cáo, thuê dịch vụ,
đăng thông tin,...
- Tỉ lệ lao động tuyển được so với nhu cầu cần tuyển.
- Lượng ứng viên tiếp nhận và từ chối đối với một vị trí ở cùng một mức lương.
- Kết quả thực hiện công việc của nhân viên mới được tuyển.
- Số lượng nhân viên mới bỏ việc.
Nên lưu ý phân tích hiệu quả của các nguồn tuyển dụng khác nhau (quảng cáo,
19


giới thiệu của nhân viên,.). Mỗi nguồn tuyển chọn thường sẽ có một kết quả khác nhau
về mức độ thành công của các ứng viên và các chi phí tuyển dụng đối với một nhân
viên. Những phân tích như vậy sẽ giúp doanh nghiệp đề ra các chính sách và biện pháp
tương ứng nâng cao hiệu quả hoạt động tuyển dụng trong tương lai.
3.1.1.2. Biên chế nhân lực
Theo Giáo trình Quản trị nhân lực - Đại học Kinh tế quốc dân 2007, “Nhân viên
biên chế là người đã thi công chức vào một cơ quan và trở thành cán bộ công nhân
viên chức thuộc biên chế cơ quan đó. Họ được hưởng đầy dủ các quyền lợi và cả chế
độ đãi ngộ mà nhân viên hợp đồng có thê không được hưởng”.
Công tác biên chế nhân lực tốt sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân được những lao
động giỏi, những ứng viên có tài, có kinh nghiệm giúp công ty phát triển.
Các hoạt động định hướng đối với người lao động khi biên chế mới bao gồm
các thông tin sau:

- Chế độ làm việc hàng ngày;
- Các công việc hàng ngày và các cách thức thực hiện công việc;
- Tiền công và phương thức trả công;
- Tiền thưởng, các phúc lợi và dịch vụ;
- Các nội qui về kỉ luật lao động, an toàn lao động;
- Các phương tiện phục vụ sinh hoạt, thông tin y tế;
- Lịch sử và truyền thống doanh nghiệp;
- Các giá trị cơ bản của doanh nghiệp.
Biên chế nội bộ doanh nghiệp bao gồm: thuyên chuyển, đề bạt, xuống chức.
* Thuyên chuyển:
Là việc chuyển người lao động tử công việc này sang công việc khác hoặc từ vị
trí này sang vị trí khác. Hình thức này cũng có thể được đề xuất từ phía doanh nghiệp
cũng có thể được đề xuất từ phía lao động.
Ngoài ra nếu xét về mặt thời gian có 2 loại thuyên chuyển:
- Thuyên chuyển lâu dài: thuyên chuyển trong một thời gian dài để đáp ứng nhu
cầu sản xuất, nhu cầu sửa chữa sai sót trong bố trí lao động.
- Thuyên chuyển tạm thời: thuyên chuyên trong một thời gian ngắn để điều hòa
lao động, tận dụng lao động tạm thời.
* Đề bạt:
20


Là đưa người lao động vào một vị trí mới có tiền lương cao hơn, uy tín và trách
nhiệm hơn, điều kiện làm việc tốt hơn và có cơ hội phát triển nhiều hơn. Các hoạt
động đề bạt đem lại hiệu quả, tác dụng tích cực nếu được tổ chức và quản lý tốt. Chính
vì vậy doanh nghiệp cần có các chính sách hợp lý, khuyến khích sự phát triển cá nhân.
* Xuống chức:
Là đưa người lao động đến một vị trí việc làm có cương vị và tiền lương thâp
hơn, có trách nhiệm và cơ hội ít hơn. Việc xuống chức thường là kết quả của việc giảm
biên chế hay kỉ luật hoặc sửa chữa việc bố trí lao động không hợp lý trước đó. Xuống

chức phải được thông báo công khai với tình hình thực hiện.
3.1.2. Tình hình tuyển dụng nhân lực tại Công ty CPTM Nishu Việt Nam
3.1.2.1. Chính sách tuyển dụng
- Đối với cán bộ quản lý: ưu tiên con em cán bộ công nhân viên có bằng cấp
được tuyển dụng thẳng vào công ty, sẽ được bố trí công việc phù hợp. Đối với cán bộ
chủ chốt sẽ được đề bạt, thăng cấp từ chính cán bộ trong công ty. Còn nhân viên khác
khi cần thiết sẽ tuyển thẳng từ các nguồn bên ngoài, ưu tiên người có kinh nghiệm.
- Đối với công nhân: tổ chức tuyển dụng rộng rãi
Có thể nói hoạt động tuyển dụng là hoạt động quan trọng với bất kỳ tổ chức
nào. Một tổ chức có công tác tuyển dụng tốt bước đầu có một đội ngũ nhân lực tốt, đáp
ứng được nhu cầu của công việc tuy nhiên đây là một công việc phức tạp nó phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố của môi trường bên trong hoặc môi trường bên ngoài của tổ chức.
Vì vậy không có quy trình chung cho các tổ chức mà tùy thuộc vào từng điều kiện và
mục tiêu của tổ chức mà có các quy trình riêng. Việc tuyển chọn số người lao động
vào biên chế qua các năm của công ty tương đối ít vì nguồn nhân lực của công ty hầu
như ít biến động nhưng số lượng lao động tạm thời mà công ty thuê là tương đối lớn.
Để có nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu đòi hỏi với hoạt động kinh doanh
của công ty, giúp công ty đạt được những mục tiêu, chiến lược kinh doanh trước tiên
phụ thuộc vào công tác tuyển dụng. Như vậy nếu các hoạt động tuyển dụng có cơ sở
khoa học, và thực tiễn qua đó lựa chọn được nhũng người có đủ phẩm chất năng lực
cần thiết đáp ứng được nhu cầu công việc. Mỗi doanh nghiệp tùy thuộc vào tính chất,
năng lực sẵn có sẽ tiến hành theo qui trình tuyển dụng và biên chế nhân lực phù hợp.
- Hình thức tuyển dụng của công ty: thi tuyển trực tiếp
Yêu cầu với các ứng viên khi tham gia vào quá trình tuyển dụng:
21


Việc tuyển dụng nhân sự cho các bộ phận do Giám đốc xét duyệt tuyển dụng
theo yêu cầu của công việc. Nhưng số người không vượt quá số người ghi trên bảng
nhân sự. Người tuyển dụng phải là công dân Việt Nam có sức khỏe đầy đủ.

Yêu cầu chung đối với các ứng viên tham gia tuyển dụng:
- Nam không quá 35 tuổi, nữ không quá 35 tuổi hoặc chưa đủ 18 tuổi theo pháp
định thực tế.
- Trình độ học vấn: tốt nghiệp THPT (đối với lao động trực tiếp) hoặc tốt
nghiệp các trường trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc trên đại học theo yêu cầu của vị
trí tuyển dụng.
- Nhanh nhẹn,trung thực, có tinh thần trách nhiệm cao.
- Không có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc triệu chứng của những bệnh đó.
- Những người tâm thần không bình thường hoặc thân thể có khuyết tật không
thể đảm nhận công việc.
- Những người phạm pháp do tham ô công quĩ, đang bị truy nã, chờ tòa án xét
xử, bị án treo hoặc nghiện ngập sẽ không được tuyển dụng.
3.1.2.2. Qui trình tuyển dụng
Xác định công việc và nhu cầu tuyển dụng
Thông báo tuyển dụng
Tiếp nhận và nghiên cứu hồ sơ

Phỏng vấn kiểm tra tay nghề
Tiếp nhận thử việc và ra quyết định

Hội nhập nhân viên mới
Sơ đồ 3.2. Qui trình tuyển dụng của công ty
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)
Phòng Hành chính nhân sự đã xây dựng cho công ty một qui trình tuyển dụng
riêng, gồm các bước được mô tả như trong sơ đồ 3.2. Các bước cụ thể như sau:
22


×