Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

hệ thống nhận diện thương hiệu của vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI:

NHẬN DIỆN
THƯƠNG HIỆU
GVHD: Trần Văn Đạt
Môn: Quản trị thương hiệu

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 5 năm 2020

1


MỤC LỤC
NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
KHÁI NIỆM.......................................................................................................................................................... 6

I.
1.

Khái niệm về nhận diện thương hiệu:.............................................................................................................. 6
CÁC YẾU TỐ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU.................................................................................................... 6

II.
1.

Tên thương hiệu (Brand name)......................................................................................................................... 6

2.


Biểu tượng (Logo)............................................................................................................................................. 8

3.

Khẩu hiệu (Slogan)............................................................................................................................................ 9

4.

Màu sắc........................................................................................................................................................... 10

5.

Âm thanh......................................................................................................................................................... 17

6.

Bao bì............................................................................................................................................................... 18

III.

THIẾT LẬP HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU................................................................................18
1.

Khái niệm........................................................................................................................................................ 18

2.

Mục tiêu.......................................................................................................................................................... 19

3.


Tại sao doanh nghiệp cần có hệ thống nhận diện thương hiệu.....................................................................19
3.1.

Người tiêu dùng nhận biết và mua sản phẩm dễ dàng..........................................................................19

3.2.

Thuận lợi cho người bán hàng............................................................................................................... 19

3.3.

Tác động vào giá trị công ty................................................................................................................... 19

3.4.

Tạo lợi thế cạnh tranh............................................................................................................................ 20

3.5.

Giảm chi phí quảng cáo và khuyến mãi................................................................................................ 20

3.6.

Xây dựng niềm tin cho nhân viên.......................................................................................................... 20

4.

Có nên xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu........................................................................................20


5.

Quy trình xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu...................................................................................21

IV.

5.1.

Nghiên cứu – phân tích và lập chiến lược thương hiệu..........................................................................21

5.2.

Thiết kế................................................................................................................................................... 22

5.3.

Thực hiện công việc đăng ký bảo hộ hệ thống nhận diện.......................................................................22

5.4.

Áp dụng hệ thống nhận diện................................................................................................................... 22

QUY ĐỊNH HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU.................................................................................23
1.

Cách thể hiện đặc tính nhận diện thương hiệu nơi nơi, mọi chốn,...............................................................23

2.

Bảng hiệu, trang trí tại: văn phòng công ty, nhà máy, đại lý, cửa hàng, nhà phân phối, đại diện…...........23


3.

Đồng phục: tiếp tân, nhân viên, công nhân…................................................................................................ 24

5.

Sản phẩm: bao bì, nhãn mác, kiểu dáng, màu sắc,........................................................................................ 25

6.

Vật dụng quảng cáo: áo mưa, bút, máy tính, balo,........................................................................................ 25

7.

Phương tiệp của doanh nghiệp: xe hơi, máy móc thiết bị….........................................................................25

2


8.
Quảng cáo ngoài trời (pano, tường nhà cao tầng), phương tiện công cộng (xe bus, tàu điện,...), quảng cáo
trên báo chí, TV, internet,….................................................................................................................................... 26
9.

Sự kiện: hội nghị, hội thảo, lễ kỷ niệm, khởi công, khánh thành..................................................................27

10.
V.


Hoạt động tài trợ: văn hóa xã hội, thể dục thể thao,nghệ thuật,…...........................................................27

HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU CỦA VINAMILK.......................................................................28
1.

Tổng quan về Vinamilk.................................................................................................................................. 28

2.

Hệ thống nhận diện thương hiệu của Vinamilk............................................................................................. 28
2.1

Tên thương hiệu......................................................................................................................................... 28

2.2

Biểu tượng (logo)........................................................................................................................................ 28

2.3

Slogan.......................................................................................................................................................... 30

2.4

Màu sắc....................................................................................................................................................... 30

2.6

Bao bì.......................................................................................................................................................... 31


3


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Cách điệu tên biểu tượng.......................................................................................9
Hình 2: Kết hợp cả 2.........................................................................................................10
Hình 3: Logo gắn liền với tên gọi.....................................................................................10
Hình 4: Logo kết hợp tên gọi và hình tượng.....................................................................10
Hình 5: Màu sắc trong thiết kế logo..................................................................................11
Hình 6: Logo màu đỏ của Coca Cola................................................................................12
Hình 7: Các logo màu vàng..............................................................................................12
Hình 8: Logo màu xanh lá................................................................................................13
Hình 9: Các logo màu xanh dương...................................................................................14
Hình 10: Các logo màu đen..............................................................................................14
Hình 11: Logo màu cam của Fanta...................................................................................15
Hình 12: Logo màu tím của TP bank................................................................................15
Hình 13: Logo màu hồng..................................................................................................16
Hình 14: Các logo màu nâu..............................................................................................16
Hình 15: Logo màu trắng..................................................................................................17
Hình 16: Sự thay đổi của logo Starbucks..........................................................................24
Hình 17: Văn phòng Viettel..............................................................................................25
Hình 18: Đồng phục Mobifone.........................................................................................25
Hình 19: Mũ bảo hiểm của Vinaphone..............................................................................26
Hình 20: Xe của hãng taxi Mai LInh................................................................................26
Hình 21: Bảng quảng cáo ngoài trời của Heineken...........................................................27
Hình 22: Heniken quảng cáo trên mạng xã hội.................................................................27
Hình 23: Lễ khánh thành nhà máy Bus Thaco..................................................................28
Hình 24: Maccoffe tài trợ " Người ấy là ai"......................................................................28
Hình 25: Logo dạng ngang của Vinamilk.........................................................................30
Hình 26: Logo dạng đứng của VInamilk...........................................................................30

Hình 27: Xanh và trắng là hai màu sắc đi liền với Vinamilk.............................................31
Hình 28: Quảng cáo mắt sáng dáng cao............................................................................31
Hình 29: Bao bì Vinamilk.................................................................................................32

4


I.

KHÁI NIỆM

1.

Khái niệm về nhận diện thương hiệu:

Nhận diện thương hiệu là tất cả những gì có thể nhìn thấy và có thể tạo liên tưởng về
thương hiệu mà doanh nghiệp muốn xây dựng và gìn giữ trong tâm trí của khách hàng
mục tiêu. Nó phải được xây dựng trên cơ sở các thuộc tính của thương hiệu: Sản phẩm, tổ
chức, nhân sự và biểu tượng cho thương hiệu.
Vậy, hệ thống nhận dạng thương hiệu gồm tất cả các loại hình và cách thức mà thương
hiệu có thể tiếp cận với khách hàng như: Thiết kế tín chương, khẩu hiệu, nhạc hiệu, cốc
chén, bao bì, nhãn mác, bích chương, các mẫu quảng cáo, các vật phẩm hỗ trợ quảng cáo
(bích chương, biên mục, hiệu kỳ, áo mũ..). Ngoài ra còn có các phương tiện vận tải, bảng
hiệu công ty, các loại ấn phẩm công sở, hệ thống phân phối, chuỗi các cửa hàng và các
hình thức quảng cáo, sự kiện khác.
Là đặc điểm nhận dạng, giúp người dùng phân biệt được các thương hiệu khác nhau
(mặc dù cùng một chủng loại sản phẩm).
Nhận diện thương hiệu phản ánh cái mà thương hiệu hướng tới vfa là sự cam kết của
nhà sản xuất với khách hàng.
II.


CÁC YẾU TỐ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

1.

Tên thương hiệu (Brand name)
Tên thương hiệu là phần quan trọng nhất trong thương hiệu, do thể hiện bằng
ngôn ngữ nên được sử dụng rộng rãi và thường xuyên. Là từ hoặc cụm từ để khách hàng
xác định công ty, sản phẩm hay dịch vụ của công ty. Tên thương hiệu cần tỏ ra mạnh mẽ,
độc đáo, liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, làm lay động giác quan người khách
hàng, có khả năng thu hút sự quan tâm rộng rãi, đồng thời phải có âm sắc lôi cuốn.
Thông thường, tên thương hiệu được chia thành những nhóm sau:
Đặt tên thương hiệu theo người sáng lập
Nhiều công ty thường đặt tên theo tên người sáng lập như: Walt Disney, Toyota,
Honda...
 Ưu điểm của cách đặt tên này là dễ dàng bảo vệ thương hiệu khi có tranh chấp và
không tốn thời gian sáng tạo tên thương hiệu.
 Nhược điểm là tên thương hiệu gắn bó chặt chẽ với người sáng lập, gây khó khăn
nếu muốn chuyển quyền thương hiệu.
Đặt tên thương hiệu bằng mô tả
Ví dụ: thương hiệu Seven Eleven đặt tên theo giờ mở cửa của công ty. Theo thành
phần cấu tạo chính của sản phẩm: Coca Cola; theo công dụng: Clear..; Theo đặc tính nổi
trội: Gạch bông siêu bền..
 Ưu điểm cách đặt tên này chính là dùng từ mô tả ngắn gọn về thương hiệu làm tên
công ty. Phương pháp này truyền đạt trực tiếp bản chất của công ty.

5


 Nhược điểm đặt tên theo mô tả có thể gây khó khăn khi có tranh chấp sở hữu tên

thương hiệu.
Đặt tên thương hiệu bằng từ viết tắt
Ví dụ: BMW là viết tắt của Bayerische Motoren Werke (Tập đoàn ô tô của cùng
Bavaria).
Tên viết tắt được rút gọn của tên đầy đủ công ty hoặc viết tắt chiến lược kinh doanh.
 Ưu điểm việc rút ngắn tên giúp tên công ty trở nên ngắn gọn hơn, thuận tiện khi
giao dịch cùng khách hàng.
 Nhược điểm là khó nhớ, khó xây dựng nhận diện thương hiệu bằng tên này và khó
xin bản quyền tên thương hiệu.
Đặt tên thương hiệu theo tên gợi ý
Ví dụ: Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh Địa ốc Hưng Thịnh (thể hiện sự may mắn
thành đạt,); Bảo hiểm Bảo Việt (thể hiện sự uy tín tin cậy)…
 Ưu điểm dễ khiến khách hàng liên tưởng tới lĩnh vực kinh doanh của công ty.
 Nhược điểm là thật khó tìm thấy từ gợi ý chưa được dùng.
Đặt tên thương hiệu bằng hai từ ghép với nhau
Ví dụ :Lego là viết tắt của Leg Godt có nghĩa là chơi tốt
Tên thương hiệu tổng hợp nổi tiếng: Những tên thương hiệu như Facebook và RayBan
được tạo ra bằng cách ghép hai từ lại với nhau.
 Ưu điểm là cách đặt tên này khá dễ nhớ, gần như không có nhược điểm.
Đặt tên thương hiệu sáng tạo
 Ưu điểm của phương pháp đặt tên này khiến công ty trở nên nổi bật, độc đáo và dễ
dàng đăng ký bảo hộ tên thương hiệu.
 Nhược điểm là nếu bạn không cẩn thận, tên công ty sẽ trở nên ngớ ngẩn và vô
nghĩa.
Đặt tên thương hiệu theo liên kết
Ví dụ: Tên thương hiệu Nike đặt theo tên nữ thần chiến thắng Hy Lạp.
Cách đặt tên này sử dụng danh từ khiến khách hàng liên tưởng đến thương hiệu.
Phương pháp này khá được ưa chuộng trên thế giới vì dễ ghi nhớ tên thương hiệu.
 Ưu điểm là tên thương hiệu tạo liên kết cho khách hàng dễ liên tưởng, tên thương
hiệu trở nên hấp dẫn hơn.

 Nhược điểm thì là tên địa danh, nhận vật ngày càng hiếm, khó tìm tên chưa có chủ.
Đặt tên thương hiệu theo tên địa phương: Bút bi Bến Nghé, Cà phê Ban Mê, Kem
Tràng Tiền…
Đặt tên thương hiệu tên người kết hợp với địa phương: Hoàng Anh Gia Lai..
a. Các tiêu chí đặt tên thương hiệu
 Đơn giản và dễ đọc
Một cái tên đơn giản và dễ đọc sẽ dễ dàng lưu lại trong trí nhớ khách hàng. Tính đơn
giản sẽ giúp cho khách hàng dễ dàng và nhanh chóng nhận thức được về thương hiệu.
Tên ngắn gọn sẽ dễ gợi nhớ bởi nó dễ dàng được lưu trữ và giải mã trong tâm trí. Ví dụ,
kem đánh răng P/S, bột giặt OMO, nước tẩy Vim, mỹ phẩm DeBon, rượu X.O... qua nhiều
năm, các sản phẩm có tên gọi dài cũng đã được gọi một cách ngắn gọn như: bia
Helneken được gọi tắt là Ken, Vinataba được gọi là Vina, thuốc lá 555 được gọi là 3 số,
Coca-Cola được gọi tắt là Coke.

6


Dễ đọc (dễ phát âm, đánh vần) là một ưu điểm bởi nó có thể dễ dàng được truyền
miệng và tạo nên ấn tượng khó phai trong trí nhớ. Do dễ đọc, nó sẽ được gợi nhớ
trước tiên khi nghĩ đến loại sản phẩm đó. Dễ dọc sẽ giúp khách hàng cảm thấy tự
nhiên và thoải mái đọc tên thương hiệu khi mua sắm.
 Thân
thiện


ý
nghĩa
Tên thương hiệu sẽ trở nên rõ ràng và ấn tượng nếu nó được hình tượng hóa bởi sự
liên hệ tới một con người, địa danh, con vật hay một thứ gì đó cụ thể. Những cái tên loại
này đạt được hiệu quả cao, thí dụ như Apple (quả táo), bởi vì những vật thể cụ thể thường

được lưu trữ trong trí nhớ không chỉ dưới dạng từ ngữ mà nó còn được hình tượng hóa.
Sự nối kết này sẽ làm tăng nhận thức cũng như kéo dài trí nhớ về thương hiệu và về sản
phẩm.
 Khác biệt nổi trội và độc đáo
Ngoài những tiêu chí như đơn giản, dễ đọc, thân thiện và có ý nghĩa, tên thương hiệu
cần phải độc đáo và khác biệt, đây là một yếu tố quan trọng nhằm tăng sự nhận biết về
thương hiệu. Sự khác biệt của một tên thương hiệu có thể được xem như một lợi thế đối
với các thương hiệu cạnh tranh. Để có được một cái tên khác biệt và nổi trội, nhiều công
ty đã lựa chọn các chữ cái và kết hợp tạo thành một cái tên chưa từng được biết đến, kể
cả trong từ điển, thí dụ Xerox hoặc là Exxon chẳng hạn. Như đã nói ở trên, các tiêu chí
có thể xung đột nhau, do đó việc tạo ra một cái tên khác biệt đôi khi đồng nghĩa bởi việc
phải loại trừ một vài tiêu chí khác. Vấn đề của người thiết kế thương hiệu là làm sao tạo
ra được sự kết hợp tối ưu để thỏa mãn tối đa các yêu cầu của thương hiệu.
2. Biểu tượng (Logo)
Logo: là những yếu tố hình ảnh hay đồ họa đi kèm làm tăng khả năng nhận biết
thương hiệu. Logo có thể được thể hiện bằng những kiểu chữ khác biệt và được cách điệu,
nó cũng có thể là hình ảnh biểu trưng trừu tượng, thậm chí chẳng có ý nghĩa liên hệ gì
(ngoài sự liên tưởng đến sản phẩm, thương hiệu). Logo có thể chứa đựng và truyền tải
những thông điệp và ý nghĩa nhất định làm tăng nhận thức của công chúng về hình ảnh
của doanh nghiệp và được xem là một công cụ hữu hiệu nhằm tăng cường nhận biết về
thương hiệu và sự khác biệt hóa trong cạnh tranh.
Biểu tượng: biểu tượng của thương hiệu thường được sử dụng nhiều trong các chương
trình quảng cáo và khuyến mãi hoặc trong các hoạt động giới thiệu sản phẩm mới để tạo
sự chú ý sinh động, gợi nhớ và tạo sự khác biệt. Mục tiêu sử dụng biểu tượng thương hiệu
là để tạo thiện cảm của khách hàng đối với thương hiệu qua tính cách của người thật.

*Các phương án thiết kế biểu tượng
Sử dụng biểu tượng riêng biệt

7



Hình 1: Cách điệu tên biểu tượng

Hình 2: Kết hợp cả 2
*Các phương án thiết kế logo

Hình 3: Logo gắn liền với tên gọi

Hình 4: Logo kết hợp tên gọi và hình tượng

3.

Khẩu hiệu (Slogan)
Khẩu hiệu (Slogan): là một đoạn văn ngắn chứa đựng và truyền tải những thông tin
mang tính mô ta và thuyết phục về thương hiệu. Các khẩu hiệu thường được trình bày
cùng với tên thương hiệu, biểu tượng và thường được xuất hiện trên các mục quảng cáo,
nó cũng đóng một vai trò quan trọng trên bao bì sản phẩm và công cụ marketing.

8


Các doanh nghiệp hiện đại muốn ghi lại dấu ấn trong tâm trí người tiêu dùng thường
có slogan rất độc đáo. Để có được một slogan hay, ngoài việc đầu tưu chất xám mà còn
phải nỗ lực đầu từ vào các chiến dịch quảng cáo liên tục dài hạn. Chính vì vây, để có được
một slogan để lại ấn tượng trong lòng người tiêu dùng thì slogan đó đã trở thành tài sản
vô giá được vun đắp bằng thời gian, trí lực của tập thể doanh nghiệp. Ví dụ như:
 VIETTEL: Hãy nói theo cách của bạn.
 Biti’s: Nâng niu bàn chân Việt.
 Vietnam Ariline: Sải cánh vươn cao.

 TH true MILK: Thật sự thiên nhiên.
 Nước mắm Chin-su: Ngon hảo hạng.
Tiêu chí thiết kế Slogan
Slogan phải có nội dung thể hiện được ý tưởng của doanh nghiệp, sự cam kết của
doanh nghiệp đối với khách hàng
Slogan ngắn gọn, dễ nhớ và gây ấn tượng khó quên đối với người tiêu dùng.
Phải có tính hấp dẫn và thẩm mỹ cao, chú ý đến sự phù hợp phong tục tập quán của
người tiêu dùng.
Phải dễ chuyển đổi sang ngôn ngữ khác.
4.
Màu sắc
Màu sắc có tác động rất mạnh đến cảm xúc của con người. “Khách hàng đặt các yếu tố
hình thức và màu sắc lên hàng đầu khi mua hàng" - Lời nhận định của Paula Scher càng
nhấn mạnh thêm ý nghĩa của màu sắc trong thiết kế nhấn diện thương hiệu.
Thêm vào đó, 85% khách hàng cho biết họ lấy màu sắc làm lý do chính khi mua một
sản phẩm nào đó. Vì thế, các doanh nghiệp chú trọng khi chọn màu sắc cho thương hiệu,
đừng chọn một màu sắc chỉ vì nó đẹp theo cảm quan mà không quan tâm việc đáp ứng
các tiêu chí marketing hay tính liên quan đến tính cách thương hiệu.

Hình 5: Màu sắc trong thiết kế logo

4.1 Màu đỏ

9


Màu đỏ có sức mạnh thu hút và là một trong những màu sắc phổ biến nhất. Nó thể
hiện vị thế dẫn đầu.
Màu đỏ nghĩa là “Dừng lại”. Màu đỏ cũng là hiện thân của tình yêu hay mùa giáng
sinh.

Những Công ty thức ăn nhanh như KFC, McDonald’s, Lotteria, Jollibee... thường sử
dụng màu đỏ, vì đó cũng là màu gợi lên cảm giác đói bụng.
Màu đỏ còn là màu thể hiện sự đam mê, niềm nhiệt huyết. Vậy nên, không phải ngẫu
nhiên mà các thương hiệu như Coca Cola, Toyota, Mishubishi...lại chọn đỏ là màu sắc
chủ đạo cho thương hiệu của mình.

Hình 6: Logo màu đỏ của Coca Cola
4.2 Màu vàng
Cả Đông và Tây đều coi màu vàng tượng trưng cho mặt trời.

Hình 7: Các logo màu vàng
Nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới sử dụng màu vàng Mc Donalds, Best Buy
(công ty bán lẻ thiết bị điện tử và thiết bị gia dụng), ...
Khi thực hiện thiết kế logo màu vàng người thiết kế hoặc bản thân khách hàng đều thể
hiện sự lạc quan, tích cực, nhẹ nhàng, ấm áp. Ở mức độ đậm nhạt khác nhau tùy người
cảm nhận, nhưng màu vàng còn thể hiện sự sáng tạo và sinh lực. Con mắt nhận ra màu
vàng trước tiên, vì thế sản phẩm có màu vàng sẽ bắt mắt người mua hàng khi đặt trên kệ
hàng cùng với các sản phẩm khác.

10


Tại Việt Nam, màu vàng là màu cờ và sắc áo, thể hiện tinh thần dân tộc thượng võ. Do
đó một số thương hiệu thiết kế logo màu vàng như Vingroup (biểu tượng chữ V màu
vàng), Vietnam Airline, …
Nói chung màu vàng không đóng vai trò trung tâm trong logo và ít được sử dụng để
làm nổi bật các tính năng quan trọng của logo. Màu vàng khá khó sử dụn, cho nên chúng
thường được làm nền và là yếu tố làm nổi bật màu sắc khác.
4.3 Màu xanh lá
Đại diện: sự tự tin, khỏe mạnh, đổi mới và phong phú.

Là màu của thiên nhiên trong lành, mang ý nghĩa sức khỏe, tươi mát, êm đềm và thanh
bình. Gam màu đậm có ý nghĩa khác với màu nhạt, màu xanh lá cây đậm nằm trong nhóm
màu cổ điển, tạo cảm giác ổn định, khỏe mạnh, khao khát, phát triển. Màu xanh nhạt cho
cảm giác ngon miệng, mát mẻ, sạch sẽ, phù hợp với ngành thực phẩm, du lịch, thời trang
trẻ, xây dựng, môi trường, mỹ phẩm chiết xuất từ thiên nhiên, y tế,…

Hình 8: Logo màu xanh lá
4.4 Màu xanh dương
Đại diện: tính chuyên nghiệp, tin tưởng, năng động, trẻ trung. Liên tưởng tới nước và
hòa bình.
Cho người nhìn cảm nhận về sự tin cậy, chắc chắn và tính bảo đảm, vững bền. Xanh
dương là màu của bầu trời và đại dương bao la phù hợp với ngành du lịch, điện tử, xây
dựng, thời trang và nước uống tinh khiết.

11


Hình 9: Các logo màu xanh dương
4.5 Màu đen
Đại diện: quyền lực, bí ấn, sang trọng và tinh tế.
Được sử dụng trong các thiết kế hướng đến các đối tượng cao cấp.
Thể hiện tính táo bạo, độc nhất, đặc trưng cho quyền uy và cổ điển. Màu đen tạo ra
kịch tính và sự tinh vi, phù hợp với các sản phẩm đắt tiền hoặc các ngành điện tử, nước
hoa, mỹ phẩm, thời trang.

Hình 10: Các logo màu đen
4.6 Màu cam
Được xuất hiện trên nhiều thiết kế logo của các nhãn hiệu thời trang trẻ, dịch vụ ăn
uống, màu của nền tường tại các trường học bởi khả năng kích thích sáng tạo, vui vẻ và
sự năng động. Màu cam tươi là màu của sức sống và sự an toàn.


12


Hình 11: Logo màu cam của Fanta

4.7 Màu tím
Tím đậm cho ta cảm giác tinh tế, bí ẩn, mạnh mẽ. Màu thích hợp để chọn làm thương
hiệu cho những sản phẩm thuộc loại mang tính sáng tạo. Pha trộn giữa màu đỏ và xanh,
màu tím kích thích điều huyền bí, sự tinh vi, sự coi trọng yếu tố tinh thần và màu tím
thường gắn liền với hoàng tộc. Màu tím nhạt kích thích niềm hoài cổ và tính đa cảm, làm
dịu tinh thần, trẻ trung.

Hình 12: Logo màu tím của TP bank

13


4.8 Màu hồng nhạt
Đại diện: ngây thơ, phụ nữ, nữ tính, mỹ phẩm.
Tạo cảm giác rẻ trung, mơ mộng, mềm mại, dễ thương tạo cảm giác nhẹ nhàng. Màu
hồng đậm mang sinh lực, sự trẻ trung, vui nhộn và sôi nổi. Màu hồng thích hợp cho các
sản phẩm không đắt tiền và có tính thời trang dành cho nữ và trẻ em.

Hình 13: Logo màu hồng
4.9 Màu nâu
Màu truyền thống toát lên vẻ mộc mạc, giản đơn, bền bỉ và ổn định, tạo cho người
nhìn cảm giác thân thiện, chân chất mà gần gũi. Màu nâu phù hợp với ngành dịch vụ café,
quán ăn, ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng và pháp luật.


Hình 14: Các logo màu nâu

14


4.10

Màu trắng

Đây là một màu sắc đơn giản, thể hiện sự trong trắng, tinh khiết. Những yếu tổ của
màu trắng rất thanh tao, nó tạo lên cảm giác cho người dùng một sự tin tưởng nhất định
về một doanh nghiệp trong sạch. Màu trắng được rất nhiều thương hiệu áp dụng vào, vì
nó rất dễ phối màu và nhận biết, nó cũng đem lại cảm giác tin cậy bằng cách khai thác sự
thuần khiết đơn giản.

Hình 15: Logo màu trắng

Kết luận: Trong quy luật cạnh tranh, bên cạnh những sản phẩm tốt, chất lượng dịch vụ
luôn làm hài lòng khách hàng. Thì một điều quan trọng nữa để thành công đó chính là
đem thương hiệu đến gần nhất với khách hàng. Có thể nói màu sắc thương hiệu là những
cá tính, bản sắc riêng biệt của mỗi thương hiệu giúp họ gây được sự chú ý trên thị trường
và tiếp cận được với khách hàng.
Lưu ý, câu chuyện về lựa chọn màu sắc trong thiết kế nhận diện thương hiệu không
dừng lại ở đó. Sống trong thời đại của hội nhập, chúng ta cần lưu ý sự khác biệt văn hóa
của mỗi quốc gia trước khi quyết định tấn công vào một thị trường mới, trong đó, màu sắc
là một yếu tố tối quan trọng.
Một số những “biến thể” về ý nghĩa các màu sắc được thể hiện khá rõ là nếu như ở
Bắc Mỹ, màu trắng là biểu tượng của sự trong trắng, thì ở Trung Quốc nó mang màu tang
tóc; trong khi ở Brazil, màu tím mới là hiện thân của cái chết.


15


Sự khác biệt về văn hóa màu sắc đó của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới
chắc chắn sẽ dẫn đến khó khăn trong việc duy trì sự nhất quán của hệ thống nhận diện
thương hiệu.
5.

Âm thanh
- Là yếu tố cấu thành của thương hiệu
- Có sức lôi cuốn làm cho quảng cáo trở nên lôi cuốn và sinh động
- Tăng cường nhận thức của khách hàng về thương hiệu
- Lan truyền nhanh và rộng trong công chúng

- Nhạc hiệu thường truyền tải những lợi ích của thương hiệu một cách gián tiếp, bổ
sung cho tên gọi, logo và slogan
Khi một đoạn nhạc trỗi dậy không cần nhìn hình ảnh khách hàng có thể đoán ra sản
phẩm. Tinh thần và giá trị của sản phẩm cũng từ đó thẩm thấu một cách tự nhiên vào cảm
quan của khách hàng.
Về mặt thị giác, người tiêu dùng có thể nhận diện thương hiệu bằng hình dáng logo,
màu sắc, thiết kế bao bì. Còn với âm nhạc, họ có thể liên tưởng tới thương hiệu qua thính
giác và sự liên tưởng này còn mạnh mẽ hơn thị giác rất nhiều vì nó được rung động từ sâu
thẳm trong tâm thức.
Khi sử dụng âm nhạc trong thương hiệu, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ từng dòng nhạc và
tính cách của những người thích nghe dòng nhạc đó để chọn những dòng nhạc phù hợp
với thương hiệu.
Ví dụ thực tiễn:
 Coca Cola chính là thương hiệu làm Music Marketing đầu tiên với bài "I'd like to
teach the world to sing" vào năm 1971, tạo nên cú hít vào thời đó. 9 năm sau, Micheal
Jackson mang bài hit nổi tiếng Billie Jean đến ngõ ý muốn bán cho Coca Cola với giá 5

triệu đô, Coca từ chối. Ông mang đến Pepsi, và tất nhiên, Pepsi đồng ý mua, và bài hát
Pepsi Generation trên nền nhạc Billie Jean ra đời (search từ khoá Micheal Pepsi
Generation).
Link quảng cáo: />
16


 Vinamilk là doanh nghiệp sử dụng nhạc hiệu thành công trong quảng cáo “sữa tươi
nguyên chất 100%” vì đã chọn âm nhạc vui nhộn, hóm hỉnh, phù hợp với lứa tuổi trẻ
nhỏ, ca từ ngắn ngọn dễ nhớ, dễ lặp lại.
Link: /> Nhạc chuông Nokia
Link:
/>%20nokia&tbm=vid
Những đoạn quảng cáo Việt kinh điển của tuổi thơ
Link: />6.

Bao bì

Đối với cả nhà sản xuất và người tiêu dùng, bao bì sản phẩm phải đáp ứng các yêu cầu
sau:
 Xác định và thể hiện được thương hiệu
 Truyền tải thông tin mô tả và thuyết phục về sản phẩm
 Thuận tiện trong chuyên chở và bảo quản hàng hóa
 Thuận tiện trong tiêu dùng và bảo quản tại nhà
- Là thành tố quan trọng trong quảng cáo: trung bình 30 giây quảng cáo trên truyền
hình thì có tới 12 giây đưa hình ảnh bao bì sản phẩm
- Màu sắc in trên bao bì giúp khách hàng liên tưởng đến sản phẩm
III.

THIẾT LẬP HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU


1.

Khái niệm
Hệ thống nhận diện thương hiệu là thuật ngữ bao hàm những yếu tố gây trông thấy và

liên tưởng đến thương hiệu. Là tất cả các loại hình và cách thức mà thương hiệu có thể
tiếp cận với khách hàng như: logo công ty, khẩu hiệu, danh thiếp, phong bì, túi xách, bao
bì, nhãn mác, biển, băng rôn quảng cáo, các mẫu quảng cáo trên Media, các vật phẩm và

17


ấn phẩm hỗ trợ quảng cáo (tờ rơi, poster, catalog, dây cờ, áo, mũ…), các phương tiện vận
tải, bảng hiệu công ty, các loại ấn phẩm văn phòng, hệ thống phân phối, chuỗi các cửa
hàng và các hình thức PR, sự kiện khác…
2.

Mục tiêu
Tạo sự nhận biết, sự khác biệt, thể hiện cá tính đặc thù doanh nghiệp
Tác động đến nhận thức, tạo cảm giác về quy mô của doanh nghiệp là lớn, tính chuyên

nghiệp cao đối với khách hàng và công chúng.
Cách phục vụ, thái độ phục vụ khách hàng, quy trình làm việc khoa học bài bản mang
đậm bản sắc văn hoá của doanh nghiệp đó.
3.

Tại sao doanh nghiệp cần có hệ thống nhận diện thương hiệu
Hệ thống nhận diện thương hiệu là một công cụ để quảng bá thương hiệu hữu hiệu, nó


là một tài sản cần phải được chăm sóc, quản trị và đầu tư một cách sâu rộng và dài lâu.
3.1.

Người tiêu dùng nhận biết và mua sản phẩm dễ dàng

Một hệ thống nhận diện thương hiệu tốt sẽ mang tính thuyết phục và hấp dẫn cao, nó
giới thiệu một hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, khác biệt và dễ nhận biết đối với
người tiêu dùng, đó là điều tạo nên sự thành công. Hệ thống nhận diện thương hiệu còn
mang đến cho người tiêu dùng những giá trị cảm nhận về mặt lý tính (chất lượng tốt, mẫu
mã đẹp…) và cảm tính (chuyên nghiệp, có tính cách, đẳng cấp…), nó tạo một tâm lý
mong muốn được sở hữu sản phẩm.
3.2.

Thuận lợi cho người bán hàng

Sự nhất quán của hệ thống nhận diện thương hiệu và việc sử dụng đồng bộ các
phương tiện truyền thông sẽ làm cho mối quan hệ giữa mua và bán trở nên dễ dàng và gần
gũi hơn. Người tiêu dùng mua sản phẩm một cách chủ động, họ tự tin ra quyết định mua
hàng bởi vì họ tin vào thương hiệu cũng như những giá trị ưu việt mà thương hiệu mang
đến cho họ.

18


3.3.

Tác động vào giá trị công ty

Tạo cho cổ đông niềm tin, dễ dàng gọi vốn đầu tư, có nhiều thế mạnh trong việc nâng
cao và duy trì giá cổ phiếu. Danh tiếng của thương hiệu là một trong những tài sản giá trị

nhất của công ty. Thành công của một thương hiệu phụ thuộc rất lớn vào việc xây dựng
nhận thức cộng đồng, củng cố danh tiếng và tạo dựng những giá trị. Một hệt thống nhận
diện thương hiệu mạnh sẽ giúp xây dựng nhanh chóng tài sản thương hiệu thông qua sự
tăng trưởng về mặt nhận thức, sự hiểu biết, lòng trung thành của người tiêu dùng đối với
thương hiệu, nó làm cho giá trị thương hiệu tăng trưởng một cách bền vững.
3.4.

Tạo lợi thế cạnh tranh

Tạo được các thế mạnh khi thương lượng với nhà cung ứng, nhà phân phối về giá cả,
thanh toán, vận tải,…
3.5.

Giảm chi phí quảng cáo và khuyến mãi

Hệ thống tạo ra ấn tượng tốt về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thông qua tính
chuyên nghiệp, thống nhất và cộng hưởng sẽ tạo ra hình ảnh một thương hiệu lớn mạnh,
giá trị đối với khách hàng và công chúng. Thiết lập hệ thống tốt thì sẽ giảm bớt được các
chi phí cho quảng bá thương hiệu.
3.6.

Xây dựng niềm tin cho nhân viên

Khi làm việc cho một thương hiệu công ty được nhiều người biết đến, có uy tín trên
thị trường thì sẽ tiếp thêm động lực cho nhân viên trong công ty làm việc đam mê, hiệu
quả hơn trong công việc và gia tăng sự gắn bó, lòng trung thành của nhân viên.
4.

Có nên xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu
Không có hệ thống nhận diện thương hiệu thì doanh nghiệp vẫn kinh doanh bình


thường và rất nhiều công ty cũng đang suy nghĩ như vậy.
Tuy nhiên khách hàng sẽ có những cảm nhận không tích cực về công ty và điều đó sẽ
ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Theo một cách logic, những công ty đã hiểu sự cần thiết

19


và đầu tư được hình ảnh nhận diện tốt, chuyên nghiệp thì phần lớn những công ty đó có
sản phẩm và hoạt động kinh doanh tốt hơn so với đối thủ của họ.
Không có nghĩa là đầu tư xây dựng nhận diện thương hiệu đẹp thì ” tự nhiên” sản
phẩm sẽ tốt lên, mà sự đầu tư đó thể hiện tầm nhìn và sự hiểu biết của doanh nghiệp đó.
Với những tư duy như vậy thì hẳn nhiên họ cũng tư duy được trong các lĩnh vực khác
trong công ty của họ. Hơn nữa, việc phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu đa dạng sẽ
giúp khách hàng ghi nhớ tốt hơn về thương hiệu, sản phẩm của công ty. Giúp khách hàng
nhận ra và nhớ đến khi cần.
Hình ảnh chuyên nghiệp của công ty thông qua hệ thống nhận diện cũng làm cho đội
ngũ cảm thấy tự hào hơn, trung thành hơn và muốn phấn đấu xây dựng thương hiệu của
bạn nhiều hơn.
5.

Quy trình xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu

5.1.

Nghiên cứu – phân tích và lập chiến lược thương hiệu

Một dự án xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu luôn bắt đầu bằng những nghiên
cứu về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và khách hàng từ đó những ý tưởng sáng tạo
được hình thành, như:

- Thuộc tính thương hiệu: bao gồm tên gọi, biểu tượng (logo), màu sắc đặc trưng, kiểu
chữ, bố cục và các yếu tố khác.
- Lợi ích thương hiệu: bao gồm cả lợi ích lý tính và cảm tính mà thương hiệu mang
đến cho người tiêu dùng.
- Niềm tin thương hiệu: là những lý do mà người tiêu dùng có thể tin tưởng rằng
thương hiệu có thể mang đến những lợi ích nói trên.
- Tính cách thương hiệu: là tính cách, vẻ ngoài của thương hiệu.
- Tính chất thương hiệu: tóm tắt yếu tố tạo nên sự khác biệt, thường được sử dụng như
khẩu quyết tiếp thị.

20


Tóm lại ở bước này là định hướng chiến lược của dự án. Tất cả những ý tưởng, hình
ảnh, thông điệp,… đều xoay quanh định hướng này cho đến khi dự án hoàn tất..
5.2.

Thiết kế

Những thiết kế cơ bản hoàn tất sẽ được thuyết trình với khách hàng và sẽ được điều
chỉnh để chọn ra mẫu thích hợp nhất. Mẫu được chọn là xuất phát điểm cho việc triển
khai toàn bộ những hạng mục thiết kế của dự án.
5.3.

Thực hiện công việc đăng ký bảo hộ hệ thống nhận diện

Tiến hành đăng ký bảo hộ cho hệ thống nhận diện thương hiệu để đảm bảo được tính
độc nhất vô nhị, tính bản quyền, không bị trùng lặp với bất cứ thương hiệu nào trước đó.
5.4.


Áp dụng hệ thống nhận diện

Toàn bộ hạng mục thiết kế của dự án được thiết kế theo từng nhóm cơ bản. Các thiết
kế hoàn tất bao gồm tất cả những yếu tố thiết kế về kiểu dáng, màu sắc, chất liệu và cả
những tư vấn cho khách hàng trong việc đưa vào sản xuất thực tế. Hỗ trợ khách hàng
trong việc chọn lựa nhà cung ứng và giám sát trong quá trình sản xuất.
Ví dụ:
Schultz ( người tạo ra thành công cho Starbucks ngày nay) đã tạo ra một văn hóa
trong mọi cửa hàng mà ngày nay chúng ta được biết đến: “Trải nghiệm Starbucks”. Bước
vào cửa hàng Starbucks, khách hàng sẽ trải nghiệm một cảm giác đa chiều với không khí
thân hữu của biểu tượng màu xanh lá, thưởng thức hương vị cà phê ấm nóng trong nền
nhạc du dương nhẹ nhàng. Mọi khía cạnh đều được suy xét thấu đáo và được sao chép
giống hệt như nhau ở khắp các quán cà phê Starbucks trên toàn thế giới.
Starbucks đặc biệt coi trọng việc thiết kế hình ảnh thương hiệu và cho đó là một phần
quyết định sự khác biệt của thương hiệu. Họ thiết kế tem dán cho từng loại cà phê riêng.
Mỗi loại tem gợi lên những khía cạnh văn hoá khác nhau của từng nước, khắc hoạ hệ thực
vật bản xứ, hay miêu tả tâm trạng cụ thể mà loại cà phê đó mang lại. Những thiết kế con
21


tem có màu sắc rất bắt mắt và hình ảnh độc đáo, trở thành các dấu hiệu thị giác mạnh mẽ,
có khả năng gợi cảm hứng ngay khi mua sản phẩm về nhà, như một nét tính cách riêng
chỉ có ở Starbucks.
Ngoài ra, ông còn mở một loạt quán cà phê ngay trong những khu vực nội ô vốn đã
đầy nghẹt các quán cà phê đủ loại, thay vì mở một cửa hiệu khổng lồ ở ngay trung tâm.
Đưa ra giải pháp tiết giảm chi phí bằng cách mua hàng nhiều để hưởng chiết khấu lớn của
Starbucks. Ông sử dụng chính các cửa hàng Starbucks - hệ thống phân phối chính của
mình - để quảng cáo thương hiệu.
Việc mở ra thật nhiều quán trong một khu vực nhất định cũng mang lại hiệu quả tương
tự quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Ý tưởng của Schultz là Starbucks phải có

mặt ở khắp nơi, trở thành một phần trong bức tranh chung về cuộc sống và một phần
trong nhận thức của con người. Chính chiến lược này đã giúp làm tăng nhận biết của
người tiêu dùng về thương hiệu và thúc đẩy doanh số. Đưa Starbucks trở nên nổi tiếng và
thành công như bây giờ.

Hình 16: Sự thay đổi của logo Starbucks
IV.

QUY ĐỊNH HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
1. Cách thể hiện đặc tính nhận diện thương hiệu nơi nơi, mọi chốn,..
2. Bảng hiệu, trang trí tại: văn phòng công ty, nhà máy, đại lý, cửa hàng, nhà
phân phối, đại diện…

Việc dùng bảng hiệu, kết hợp với trang trí văn phòng không chỉ mang tính chất mỹ
quan nơi làm việc mà đó còn là cách thể hiện bộ mặt doanh nghiệp với đối tác khách hàng
khi tới công ty tham quan hay kí kết hợp đồng.

22


Hình 17: Văn phòng Viettel
3. Đồng phục: tiếp tân, nhân viên, công nhân…
Đồng phục giúp doanh nghiệp được nhận diện ở mọi nơi như một lời khẳng định về sự
chuyên nghiệp và quy mô của doanh nghiệp đó. Đồng phục của từng doanh nghiệp được
thiết kế với kiểu dáng và màu sắc đặc trưng riêng, qua đó thể hiện được tính chất ngành
nghề công việc của doanh nghiệp. Bộ đồng phục xuất hiện ở bất cứ đâu như một cách
quản bá rộng rãi đến mọi người, giúp mọi người biết đến và nhớ đến thương hiệu đó hơn.
Không chỉ thể hiện sự nhận diện thương hiệu ở mọi nơi, đồng phục còn nói lên tinh thần
và thông điệp mà doanh nghiệp đang có thông qua ý nghĩa của màu sắc, logo và slogan.


Hình 18: Đồng phục Mobifone
4. Giấy tiêu đề, danh thiếp, kẹp hồ sơ form mẫu, ấn bảng, hóa đơn, hướng dẫn,...
Quan tâm từng chi tiết nhỏ cũng thể hiện tính chuyên nghiệp của công ty, qua đó cũng
là một hình thức quảng bá thương hiệu công ty đến nhiều người hơn.

23


5. Sản phẩm: bao bì, nhãn mác, kiểu dáng, màu sắc,..
Với các sản phẩm làm ra trước khi nói về chất lượng điều đầu tiên muốn thu hút khách
hàng thì sản phẩm phải có bao bì bắt mắt, kiểu dáng đặc biệt gây sự chú ý cho khách
hàng.
6. Vật dụng quảng cáo: áo mưa, bút, máy tính, balo,...
Các sản phẩm này thường được tặng kèm khi mua sản phẩm hoặc phát miễn phí, đây
cũng là một hình thức mang lại 2 lợi ích cho công ty vừa tri ân khách hàng sử dụng sản
phẩm và khi khách hàng sử dụng cũng là một hình thức quảng cáo thương hiệu cho công
ty.

Hình 19: Mũ bảo hiểm của Vinaphone
7.

Phương tiệp của doanh nghiệp: xe hơi, máy móc thiết bị…

Hình 20: Xe của hãng taxi Mai LInh

24


8.
Quảng cáo ngoài trời (pano, tường nhà cao tầng), phương tiện công cộng (xe

bus, tàu điện,...), quảng cáo trên báo chí, TV, internet,…
Khi quảng cáo ngoài trời, hình ảnh doanh nghiệp của bạn luôn “đập” vào mắt khách
hàng, từ ngày này qua ngày khác, tạo thành thói quen trong tâm trí khách hàng. Một khi
thương hiệu trở thành thói quen của khách hàng thì thương hiệu ấy bao giờ cũng là sự lựa
chọn hàng đầu của khách hàng.
Đây được xem như là giải pháp xây dựng thương hiệu cực kỳ hiệu quả cho doanh
nghiệp. Nếu so với loại hình quảng cáo bằng TVC trên sóng truyền hình, quảng cáo qua
báo chí, hay quảng cáo trên mạng internet thì quảng cáo của bạn chỉ xuất hiện theo một
tần suất nhất định, nhưng lại chiếm kinh phí vô cùng đắt đỏ. Những tấm bảng biển quảng
cáo ngoài trời có hiệu suất hiển thị tối đa, 24/7, và không bao giờ “tắt”, bất kể là ngay hay
đêm, ban đêm có hệ thống đèn led soi sáng để bảng quảng cáo của bạn luôn nổi bật.

Hình 21: Bảng quảng cáo ngoài trời của Heineken

Hình 22: Heniken quảng cáo trên mạng xã hội

25


×