Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận sơn trà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.6 KB, 38 trang )

L
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA LUẬT

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đề tài:
PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM
PHẠM SỨC KHỎE, TÍNH MẠNG CON NGƯỜI VÀ THỰC TIỄN ÁP
DỤNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN SƠN TRÀ.

Canh chỉnh văn bản lại cho đều 2 bên
Chương 2 phải có một mục viết về thực trạng pháp luật của vấn đề nghiên
cứu. Bài của em không có phần này, em cần bổ sung vào.
Chương 3 phải được 7 – 10 trang. Một chương không thể chỉ có 2,3 trang như
của em được

Sinh viên thực hiện
Lớp
Giảng viên hướng dẫn

: Hứa Kiều Phương Linh
: 42K13
: Ths. Đỗ Trần Hà Linh


Đề tài: Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con
người và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận Sơn Trà.

Đà Nẵng, Tháng 05 năm 2020


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bảo vệ quyền con người là mục tiêu cơ bản của nhân loại tiến bộ và được ra đời
sớm cùng với sự ra đời của Nhà Nước. Tuy không phải là quốc gia đầu tiên đề ra các
vấn đề về quyền cơ bản của con người, nhưng Việt Nam là một trong số ít các quốc gia
sớm tiếp cận về quyền con người và có nhiều nỗ lực để đạt được những kết quả tích
cực trong việc đảm bảo quyền con người 1. Nói đến quyền con người chúng ta không
thể không nhắc tới một trong những quyền cơ bản và quyền nhân thân quan trọng nhất
của con người đó là quyền được bảo vệ về sức khỏe và tính mạng con người. Bởi nó
được xem như một trong những tiêu chí để đánh giá sự tiến bộ văn minh của một Quốc
gia. Nhận thấy quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng là một quận đang phát triển về kinh
tế- xã hội, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần, tuy
vậy xã hội vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp về tình hình an ninh- xã hội, một trong
những vấn đề bảo vệ trật tự anh ninh xã hội đáng được quan tâm là việc bảo vệ và xử
lí hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng con người. Hiến Pháp năm 2013 đã quy
định: “Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ, không bị ai tước đoạt tính mạng
trái luật”2. Vì vậy mọi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng con người đều bị
đều bị trừng phạt nghiêm khắc, phải bồi thường những tổn thất, mất mát mà hành vi
của họ đã gây ra, bởi lẽ hành vi của họ không chỉ xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng
của người khác mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, tinh thần của gia đình nạn nhân. Xuất
phát từ tình hình trên, việc nghiên cứu, tìm hiểu các quy định của pháp luật về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng là một trong những
vấn đề có ý nghĩa pháp lý và thực tiễn sâu sắc nhằm bảo vệ quyền về sức khỏe, tính
mạng con người và xử lí nghiêm khắc, quy về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
hành vi xâm phạn đến sức khỏe, tính mạng, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn
thiện những quy định pháp lý phù hợp trên cơ sở thực tiễn, chính vì vậy em đã chọn đề
tài: “Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng
con người và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận Sơn Trà ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Sửa thành đối tượng nghiên cứu và viết lại nội
dung cho phù hợp vơi đề mục

Dựa trên các quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi
hành, giúp em nắm bắt kịp thời các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người, trên cơ sở đó đi sâu vào công việc
1 An Bình Minh(2018). Việt Nam không ngừng bảo đảm quyền con người cho mọi người dân. Tạp chí tài chínhCơ quan thông tin của bộ tài chính.
2 Điều 13 Hiến pháp 2013

Sinh viên: Hứa Kiều Phương Linh 42k13

Page 2


Đề tài: Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con
người và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận Sơn Trà.

thực tế của bản thân. Từ việc nghiên cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm
phạm đến sức khỏe, tính mạng con người cũng như việc áp dụng pháp luật vào thực
tiễn sẽ có những kiến nghị trong việc sửa đổi và tuyên truyền pháp luật có hiệu quả. Vì
vậy, cần tìm hiểu các quy định của các văn bản pháp luật hiện hành cũng như thực tiễn
áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con
người. Việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn sẽ xuất hiện những bất cập trong quy định
của pháp luật, từ đó có những kiến nghị phương hướng để ngày càng hoàn thiện các
quy định về trách nhiện bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con
người.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trọng tâm của bài viết sẽ nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người và tìm hiểu thực
trạng giải quyết những hành vi xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người của tòa án
nhân dân quận Sơn Trà. Từ đó sẽ đưa ra những kiến nghị, giải pháp làm hoàn thiện
những quy định về giải quyết bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến sức khỏe, tính
mạng con người.

4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về nhà nước và pháp luật, bài tốt nghiệpluận văn sử dụng phương pháp luận của Chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, những phương
pháp khoa học khác như: So sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê cũng được sử dụng để
giải quyết những vấn đề mà đề tài đã đặt ra.
Một số vụ án về “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính
mạng của con người” cũng được sử dụng có chọn lọc để bình luận và các số liệu thống
kê của Tòa án nhân dân quận Sơn Trà cũng được tham khảo để việc nghiên cứu được
toàn diện và sâu sắc hơn.
5. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài bao gồm Phần mở đầu, kết luận danh mục tham khảo, phụ lục
và nội dung của bài viết gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức
khỏe và tính mạng con người
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
xâm phạm sức khỏe và tính mạng con người tại tòa án nhân dân quận Sơn Trà
Chương 3: Kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do xâm phạm sức khỏe và tính mạng con người

Sinh viên: Hứa Kiều Phương Linh 42k13

Page 3


Đề tài: Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con
người và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận Sơn Trà.

NỘI DUNG
Chương 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI DO XÂM PHẠM SỨC KHỎE VÀ TÍNH MẠNG CON NGƯỜI
1.1.

Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm
sức khỏe và tính mạng con người
1.1.1. Khái Niệm
Nghĩa vụ của công dân là tuân theo Hhiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt cộng đồng.
Trên thực tế ngoài cuộc sống thường nhật đã và đang xảy ra những hành vi vi phạm
pháp luật từ nhiều nguyên nhân khác nhau đã xâm phạm đến quyền lợi và lợi ích của
người khác, gây ra những hậu quả, tổn thất về cả vật chất và tinh thần của người bị
thiệt hại và nghiêm trọng hơn là thiệt hại về tính mạng con người. Chính vì vậy, người
gây ra thiệt hại phải bù đắp những tổn thất từ hành vi vi phạm pháp luật của mình đã
gây ra cho người bị thiệt hại, để đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong
xã hội.
Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi
gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn hại về vật chất và tổn
hại về tinh thần cho bên xảy ra thiệt hại. Vậy ta có thể nói, người gây ra thiệt hại phải
có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại mình gây ra theo quy định của pháp luật
hiện hành.
Trước khi trách nhiệm bồi thường thiệt hại được điều chỉnh bởi những quy định
của pháp luật thì nó đã trải qua một quá trình phát triển với nhiều sự thay đổi qua từng
thời kì cho đến nay để ngày càng phù hợp với xã hội hiện nay 3. Chế định về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ra đời từ rất sớm và nó là một loại trách nhiệm pháp lí áp
dụng cho những hành vi vi phạm pháp luật, gây ra thiệt hại cho người khác, từ đó thực
hiện các biện pháp bồi thường thiệt hại xảy ra và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng
chế của nhà nước. Khi một cá nhân hoặc tổ chức bị xâm phạm bởi những hành vi trái
pháp luật thì pháp luật nước ta có nhiều phương thức khác nhau để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của họ. Khi hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại cho người khác thì lúc

đó phát sinh các mối quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại.
Hành vi xâm phạm đến sức khỏe tính mạng con người không chỉ bị truy cứu về
trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự mà còn phải bồi thường thiệt
hại được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản có liên quan điều chỉnh.
3 Nguyễn Minh Oanh(2010). Khái niệm chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phân loại trách nhiệm bồi
thường thiệt hại. Khoa Pháp luật dân sự, Đại học luật Hà Nội.

Sinh viên: Hứa Kiều Phương Linh 42k13

Page 4


Đề tài: Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con
người và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận Sơn Trà.

Bồi thường thiệt hại khi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng là một loại trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vì vậy khái niệm về bồi thường thiệt hại do xâm
phạm sức khỏe tính mạng con người mang đầy đủ những đặc trưng của khái niệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng và một số đặc trưng riêng phù hợp với tính chất, nội
dung pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng
con người.
Theo khoản 1 Điều 583 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Người nào có hành vi
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp
pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật
này, luật khác có liên quan quy định khác”. Như vậy, bồi thường thiệt hại là hình thức
trách nhiệm dân sự buộc bên gây ra thiệt hại từ hành vi trái pháp luật phải đền bù
những tổn thất gây ra về vật chất kể cả tinh thần cho bên bị thiệt hại. Điều kiện phát
sinh trách nhiệm bồi thường này là phải có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật và có
mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả xảy ra.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu như một loại trách nhiệm dân sự

khi người nào đó có hành vi xâm phạm đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người
khác gây ra thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà người đó đã gây
ra. Bên có hành vi trái pháp luật phải bồi thường cho bên bị thiệt hại. Theo quy định
tại Điều 274 Bộ luật Dân sự 2015, một trong những căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự
là “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” và tương ứng với căn cứ này là các quy định
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Chương XX, phần ba bộ luật
Dân sự 2015. Trách nhiệm được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ của bên gây thiệt hại phải
bồi thường cho bên bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng làm
phát sinh nghĩa vụ bồi thường và từ nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại tạo ra quan hệ
nghĩa vụ tương ứng. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là cơ sở pháp lý
mà dựa vào đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể xác định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại.
Bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người là khi một bên
có hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng người khác, gây ra
thiệt hại thì phải có nghĩa vụ bồi thường những tổn thất về vật chất và tinh thần cho
bên kia theo đúng quy định của pháp luật, dù cho giữa hai bên không có quan hệ hợp
đồng hoặc có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi gây ra thiệt hại không thuộc về nghĩa
vụ thực hiện hợp đồng đã kí.
Vậy Trách nhiệm bồi thường thiệt hại xâm phạm đến sức khỏe tính mạng của con
người ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi
thường tổn thất về những thiệt hại đã gây ra.
1.1.2. Đặc Điểm
Theo khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định thì: “Mọi người có quyền
bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân
Sinh viên: Hứa Kiều Phương Linh 42k13

Page 5


Đề tài: Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con

người và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận Sơn Trà.

phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào
khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
Theo Khoản 1 Điều 584, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Người nào có hành
vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích
hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ
luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người mang đầy đủ những đặc điểm của
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và một số đặc điểm riêng để phù hợp
với tính chất và nội dung khi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng con người. Về đặc
điểm chung bao gồm: Cơ sở phát sinh trách nhiệm; Điều kiện phát sinh trách nhiệm;
Về chủ thể chịu trách nhiệm và về mức bồi thường. Ngoài ra, trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng có một số đặc thù nhất định phù hợp
với tính chất, nội dung cụ thể là:
- Hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác là hành vi trái pháp luật,
quyền bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể là quyền nhân thân được pháp
luật dân sự ghi nhận, bảo vệ cho mỗi cá nhân, mọi chủ thể đều có nghĩa vụ phải tôn
trọng quyền đó, không ai có quyền xâm phạm. Do đó hành vi xâm phạm đến tính
mạng, sức khỏe của cá nhân là hành vi trái pháp luật, trừ những trường hợp ngoại lệ
theo quy định pháp luật.
- Thiệt hại xảy ra khi bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe bao gồm cả thiệt hại vật
chất và thiệt hại về tinh thần. Khác với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng khác, người gây thiệt hại thường chỉ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật
chất, người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe của
người khác phải chịu trách nhiệm cả vật chất lẫn tinh thần, cả thiệt hại trực tiếp hay
gián tiếp.
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe phát sinh
không cần yếu tố lỗi, căn cứ vào hành vi gây thiệt hại dù đó là lỗi cố ý hay vô ý mà
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe tính mạng.

Về mặt nguyên tắc thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe,
tính mạng của con người theo quy định của Bộ luật dân sự là những quy định bắt buộc
và được coi là nghĩa vụ quan trọng do pháp luật quy định.
1.1.3. Ý Nghĩa
Như vậy trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con
người mang tính nhân đạo, ý nghĩa xã hội sâu sắc. Chế định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do xâm phạm sức khỏe tính mạng góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
cho các chủ thể trong quan hệ xã hội, quy định các nguyên tắc bồi thường, căn cứ phát
sinh có vai trò quan trọng trong việc bảm đảm thực hiện những biện pháp khắc phục

Sinh viên: Hứa Kiều Phương Linh 42k13

Page 6


Đề tài: Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con
người và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận Sơn Trà.

thiệt hại kịp thời gây ra nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể trong các
quan hệ xã hội, góp phần bảo vệ sự công bằng trong xã hội.
Là chế định giúp pháp luật răn đe, giáo dục, ngăn ngừa xảy ra những hành vi trái
pháp luật, gây thiệt hại đối với sức khỏe và tính mạng của người khác thông qua
những biện pháp chế tài nghiêm khắc. Mọi hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đối với
sức khỏe, tính mạng của người khác thì đều phải bồi thường thiệt hại theo đúng quy
định của pháp luật. Điều này giúp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức con người,
biết quý trọng sức khỏe, tính mạng, bởi tính mạng con người là vô giá không gì có thể
bù đắp được trọn vẹn khi bị xâm phạm.
1.2. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng
bị xâm hại
1.2.1. Có thiệt hại xảy ra

Việc xảy ra thiệt hại là một yếu tố cấu thành của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng nói chung cũng như trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm
sức khỏe, tính mạng con người nói riêng. Thiệt hại xảy ra do vi phạm nghĩa vụ dân sự
về tài sản hoặc tinh thần là cơ sở phát sinh bồi thường thiệt hại.
Có thể chia thành hại lại thiệt hại sau đây:
Thiệt hại trực tiếp: là những thiệt hại xảy ra một cách khác quan, thực tế và có căn
cứ để xác định chắc chắn, bao gồm những hư hỏng về tài sản, các chi phí phát sinh
trong quá trình khắc phục, ngăn chặn những thiệt hại.
Thiệt hại gián tiếp: là những thiệt hại từ thu nhập thực tế của người bị thiệt hại và
lợi ích gắn liền với việc sử dụng, tài sản bị mất. Đổi với loại thiệt hại này nếu chỉ
mang tính giả định, không có cơ sở khoa học chắc chắn để xác định thì không được
đưa vào khoản thiệt hại để áp dụng trách nhiệm bồi thường.
Thiệt hại về tài sản là sự mất mát, hư hỏng hay ảnh hưởng lợi ích gắn liền với việc
sử dụng, khai thác tài sản đó, do đó phải bồi thường một khỏan chi phí hợp lí để bù
đắp tổn thất gây ra. Thiệt hại về tinh thần là những thiệt hại gây suy sụp tâm lí, tình
cảm của cá nhân. Đối với hành vi xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người trực tiếp
gây ra thiệt hại về tinh thần cho người bị xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng ngoài ra
còn để lại những mất mát, đau thương cho người thân của nạn nhân mà việc bồi
thường tổn thất không thể nào bù đắp được tất cả những nỗi đau để lại cho người thân
của họ. Để có cơ sở cho việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại, các thiệt hại do
xâm phạm đến sức khoẻ, tính mạng được xác định thành một khoản tiền cụ thể. Vì
vậy, thiệt hại là những tổn thất xảy ra được tính thành tiền bao gồm những mất mát, hư
hỏng, huỷ hoại về tài sản, nguồn thu nhập bị mất, chi phí nhàm ngăn chặn, khắc phục
những hậu quả xấu về tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tinh
thần. Tính mạng con người là vô giá không thể đong đếm được thành tiền, vậy nên
việc bồi thường thiệt hại sức khỏe, tính mạng ở đây chỉ là chi phí cho việc cứu chữa,
Sinh viên: Hứa Kiều Phương Linh 42k13

Page 7



Đề tài: Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con
người và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận Sơn Trà.

phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại và những chi phí phát sinh khác. Tùy vào
trường hợp cụ thể mà pháp luật Việt Nam có quy định khác nhau về mức bồi thường
thiệt hại. Từ đó, chủ thể bị thiệt hại phần nào được bù đắp về mặt tinh thần cho họ và
gia đình của họ.
Buộc người có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người khác đền bù
một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại và người thân thích
cua người bị hại là phù hợp về cả lý luận và thực tiễn, phù hợp với phong tục tập quán,
truền thống tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam.
1.2.2. Có hành vi gây thiệt hại
Hành vi gây thiệt hại là hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể là hành vi có ý thức của
con người trái quy định pháp luật gây thiệt hại đến các chủ thể được pháp luật bảo vệ.
Nếu hành vi đó pháp luật cho phép thực hiện thì khi có thiệt hại xảy ra, người thực
hiện hành vi đó không cần phải chịu bồi thường thiệt hại. Khi xác định hành vi gây
thiệt hại cho người bị thiệt hại để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì hành vi
đó là hành vi trái pháp luật, tức là những hành vi vi phạm những quy định của pháp
luật, làm những điều mà pháp luật cấm gây thiệt hại hoặc nguy cơ gây thiệt hại ảnh
hưởng đến lợi ích liên quan của người đó, ngoài ra còn là những hành vi thực hiện trái
với đạo đức xã hội cũng được coi là hành vi vi phạm pháp luật khi có thiệt hại xảy ra.
Hình thức của hành vi gây thiệt hại biểu diễn dưới dạng hành động hoặc không hành
động. Hành vi hành động là hành vi làm một việc mà pháp luật cấm. Còn hành vi
không hành động là khi chủ thể không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật bắt
buộc phải thực hiện. Dù là hành vi hành động hay hành vi không hành động thì nó
cũng là hành vi khách quan gây thiệt hại đến chủ thể khác. Các trường hợp như phòng
vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ hay chủ thể thực hiện hành vi không
nhận thức được hành vi của mình sự thì không phải là vi phạm pháp luật và không
phải chịu bồi thường thiệt hại.

Như vậy, để xác định trách nhiệm bồi thường do hành vi gây thiệt hại gây ra cần
có những đặc điểm sau:
Một là, hành vi gây thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật: là hành vi nguy hiểm
cho xã hội, hành vi trái với quy định của pháp luật.
Hai là, hình thức của hành vi gây thiệt hại dạng hành động hoặc không hành động
của con người hoặc chủ thể sử dụng vượt quá quyền hạn cho phép gây ra thiệt hại. Các
tư tưởng, suy nghĩ chưa được thể hiện bằng hành vi bị pháp luật cấm thì chưa thể gọi
là vi phạm pháp luật.
Ba là, hành vi gây thiệt hại thể hiện thông qua ý chí và ý thức của người thực hiện
hành vi. Những hành vi gây hại đều được chủ thể thực hiện điều khiển và kiểm soát.
Đối với những người mất năng lực nhận thức, năng lực điều khiển hành vi của mình

Sinh viên: Hứa Kiều Phương Linh 42k13

Page 8


Đề tài: Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con
người và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận Sơn Trà.

tại thời điểm thực hiện hành vi xâm phạm đến sức khỏe tính mạng thì họ cũng không
có năng lực trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
1.2.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả xảy ra
Mối quan hệ nhân qua là sự liên hệ mật thiết giữa nguyên nhân và kết quả. Hành
vi vi phạm pháp luật là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại là hậu quả. Đối với trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường do sức khỏe
và tính mạng nói riêng thì hành vi trái pháp luật là nguyên nhân, còn thiệt hại là hậu
quả. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi vi phạm pháp luật đó vì nếu
không có hành vi thì sẽ không gây ra hậu quả đó. Nếu không xác định được mối quan
hệ giữa nguyên nhân và hậu quả của hành vi đó thì sẽ không xác định dược trách

nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra và không thể áp dụng những
biện pháp khắc phục thiệt hại theo quy định của pháp luật. Khi mối quan hệ nhân quả
được xác định thì lúc đó là có thể xác định được những thiệt hại phát sinh từ hành vi vi
phạm đó, từ đó làm cơ sở xác định mức bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.
Một hành vi trái pháp luật có thể gây một hoặc nhiều thiệt hại xảy ra kể cả về vật
chất hay là về tinh thần. Cũng có trường hợp thiệt hại gây ra do một hành vi trái pháp
luật khác xen vào gây ra không phải do hành vi thực tế ban đầu phát sinh thiệt hại.
Ví dụ: A đánh nhau với B, A khiến B bị thương tích ở đầu. Sau đó người dân xung
quanh B đến bệnh viện gần nhất để cứu chữa. B được đưa đến bệnh viện kịp thời nên
B có khả năng được cứu chữa cao. Nhưng do trong qua trình phẫu thuật, bác sĩ của
bệnh viện tất trách khiến B bị nhiễm trùng dẫn đến tử vong. Vậy nguyên nhân trực tiếp
hậu quả dẫn đến tử vong của B là do sự tất trách của bác sĩ, đây là hành vi trái pháp
luật và phải áp dụng quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại khi xâm phạm đến
tính mạng người khác.
Nguyên nhân là yếu tố quyết định còn điều kiện là yếu tố dẫn đến hậu quả, mối
quan hệ giữa hành vi gây thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng và thiệt hại xảy
ra có mối quan hệ tất yếu, nó theo một quy luật khách quan và không phụ thuộc vào ý
chí của con người.
Ngoài ra theo Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người nào có hành vi xâm
phạm tính mạng, sức khỏe người khác thì phải bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp do
sự kiện bất khả kháng, do lỗi hoàn toàn của bên bị hại hoặc trường hợp có thỏa thuận
khác, luật có quy định khác.
Theo bộ luật Dân sự 2005 thì gồm 4 căn cứ phát sinh xác định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi gây thiệt hại là trái
pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật và người
gây thiệt hại có lỗi. Tuy nhiên, nhiều quy định cụ thể trong chế định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại các quy định cũ đã phá vỡ trật tự không còn phù
hợp với 4 căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như: Quy định về bồi
Sinh viên: Hứa Kiều Phương Linh 42k13


Page 9


Đề tài: Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con
người và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận Sơn Trà.

thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, bồi thường thiệt hại do làm ô
nhiễm môi trường…lại không bắt buộc người gây thiệt hại phải có lỗi. Vậy nên đối với
Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định tại Điều 584 là thay đổi hướng tiếp cận về yếu tố lỗi;
Sự thay đổi của Điều luật mới này đã không xác định lỗi của người gây thiệt hại là căn
cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà sẽ chú trọng vào hành vi gây thiệt
hại, với yêu cầu chỉ cần chứng minh hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật là
đủ; loại bỏ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chịu trách nhiệm bồi thường
hoặc người gây thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng hoặc người bị thiệt hại có lỗi
hoàn toàn, trừ một số trường hợp do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định
khác 4.
Trong trường hợp tổn thất về tinh thần thì theo bộ luật dân sự có quy định, người
bị thiệt hại không có nghĩa vụ chứng minh. Còn người gây thiệt hại sẽ được miễn,
giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được người bị thiệt hại hoàn
toàn có lỗi hoặc có lỗi một phần.
1.3. Chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại
Khi xác định chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại Bộ luật Dân sự 2015 đã
quy định khái quát theo khoản 1 Điều 584: Người nào có hành vi xâm phạm đến sức
khỏe, tính mạng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải
bồi thường. Vậy có thể hiểu “người khác” ở đây bao quát gồm cá nhân, pháp nhân
hoặc chủ thế khác. Cùng với việc xác định căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại thì việc xác định chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
cũng vô cùng quan trọng. Khi một người có hành vi vi phạm pháp luật, trái với quy
định pháp luật thì phải bồi thường thiệt hại đã gây ra, trừ trường hợp luật này, luật
khác có quy định khác.

1.3.1. Pháp nhân
Đối với pháp nhân, có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
trường hợp người thuộc pháp nhân đang thực hiện nhiệm vụ theo dược giao. Nghĩa là,
pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự trong trường hợp nhân viên của pháp nhân
đang thực hiện quyền và nghĩa vụ do pháp nhân xác lập, nhân danh pháp nhân vào các
quan hệ giao dịch dân sự. Trong quan hệ giao dịch dân sự, pháp nhân có thể đại diện
cho pháp luật, đại diện cho Nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc là được xác lập
cho người đại diện và người được đại diện theo quy định của pháp luật. Khi pháp nhân
đã bồi thường thiệt hại thì pháp nhân có quyền yêu cầu người có lỗi hoàn trả lại một
khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Anh A là nhân viên cho Công ty cổ phần vận tải B. Trong quá trình vận
chuyển hàng hóa cho công ty anh A đã vượt đèn đỏ đâm phải chị C đang tham gia giao
thông trên đường. Hậu quả, Chị C bị tổn thương 40% sức khỏe và thiệt hại tài sản lên
đến 28 triệu đồng. A bị kết án 5 năm tù về tội vi phạm an toàn giao thông gây hậu quả
4 Kkhoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015

Sinh viên: Hứa Kiều Phương Linh 42k13

Page 10


Đề tài: Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con
người và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận Sơn Trà.

nghiêm trọng. tổng thiệt hại lên đến 97 triệu đồng. Vậy anh A lúc gây ra tai nạn trong
lúc làm nhiệm vụ nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về công ty cổ phần vận
tải B để đảm bảo tính kịp thời và toàn bộ khắc phục thiệt hại gây ra. Sau đó, công ty B
có quyền yêu cầu anh A hoàn trả lại một khoản tiền căn cứ vào mức độ lỗi và mức độ
thiệt hại cũng như hoàn cảnh tình hình kinh tế thực tế của anh .
Nếu trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao mà gây ra thiệt hại cho

người khác nhưng người gây ra thiệt hại không có lỗi thì họ không phải hoàn trả số
tiền mà pháp nhân đã bồi thường cho người bị thiệt hại.
Nếu thành viên của pháp nhân gây thiệt hại cho người khác vì tiến hành những
công việc ngoài nhiệm vụ hoặc có liên quan đến nhiệm vụ nhưng ngoài thời gian, địa
điểm, không liên quan đến nhiệm vụ được gia thì họ phải tự gánh chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại mà mình đã gây ra.
1.3.2.

Cá nhân
Đối với người đủ 18 tuổi, chiếu theo quy định tại Khoản 1 Điều 586 BLDS :
Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. Người từ đủ
mười tám tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phải tự bồi thường thiệt hại
do họ gây ra. Điều này xuất phát từ “khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác
lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”. Họ phải chịu trách nhiệm do hành vi trái pháp
luật của họ bằng tài sản của chính họ. Tuy nhiên, trong điều kiện này, người đó có năn
lực hành vi dân sự đầy đủ nhưng lại không có khả năng chi trả các khoản bồi thường
thiệt hại bởi trên thức tế họ không có bất cứ nguồn thu nhập hợp pháp nào và không có
tài sản riêng để thực hiện trách nhiệm bồi thường. Đối với trường hợp này thông
thường trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ là gia đình của người gây ra thiệt hại về cả
phần bồi thường vật chất và tinh thần cho người bị thiệt hại.
Đối với người chưa đủ 15 tuổi và người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, cũng
được quy định rõ ràng tại Khoản 2 Điều 586 BLDS “Người chưa đủ mười lăm tuổi
gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản
của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản
riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định về Bồi
thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây
ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý. Người từ
đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài
sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần
còn thiếu bằng tài sản của mình”. Đối với người dưới 15 tuổi thì cha mẹ phải dùng tài

sản của mình để bồi thường, nếu tài sản của cha mẹ không đủ mà con có tài sản riêng
thì lấy tài sản của con để bồi thường. Đối với những người từ 15 đến dưới 18 tuổi thì
áp dụng ngược lại, lấy tài sản của con để bồi thường, cha mẹ chịu trách nhiệm bổ sung
phần còn thiếu.

Sinh viên: Hứa Kiều Phương Linh 42k13

Page 11


Đề tài: Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con
người và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận Sơn Trà.

Đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, Pháp luật quy định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của những người này tại Khoản 3 Điều 586 BLDS, cụ thể như sau: người
chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được
dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không
có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng
tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc
giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Những người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra thiệt hại
trong thời gian ở trường học, bệnh viện quản lí thì trường học, bệnh viện phải bồi
thường. Nếu các tổ chức nêu trên mà không có lỗi thì cha mẹ, người giám hộ phải bồi
thường.
Những quy định trên đây là rất phù hợp, bỡi trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
xam phạm sức khỏe tính mạng con người về nguyên tắc thì người phải chịu trách
nhiệm chính là chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến sức khỏe, tính
mạng con người, nhưng trong trường hợp những chủ thể trực tiếp gây thiệt hại đó

không có khả năng bồi thường thiệt hại đó do nhiều nguyên nguyên nhân khác nhau
thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngay lúc này lại quy về gia đình hay người giám
hộ,… của người gây ra thiệt hại để thực hiện kịp thời và toàn bộ trách nhiệm bồi
thường thiệt hại đảm bảo lợi ích hợp pháp của bên bị thiệt hại.
1.4.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại có nhiều sự thay đổi quy định tại Điều 585 Bộ luật
dân sự 2015 so với Điều 605 Bộ luật dân sự năm 2005:
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại luật Dân sự 2015 được mở rộng hơn
so với quy định về nguyên tắc bồi thường tại bộ luật dân sự 2005. Cụ thể, ngoài những
nguyên tắc quy định tại Điều 605 Bộ luật dân sự 2005 còn bổ sung thêm hai nguyên
tắc bồi thường thiệt hại ở khoản 4 và khoản 5. Về ý nghĩa áp dụng, tuy là bổ sung 2
quy định nhưng chỉ có một quy định mới hoàn toàn và một quy định làm rõ, cụ thể hơn
quy định cũ.

1.4.1.

Bên thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người
nhằm mục đích là bảo vệ quyền lợi của bên bị xâm phạm sức khỏe tính mạng con
người, khắc phục một cách tốt nhất những thiệt hại đã xảy ra. Vì vậy, việc bồi thường
thiệt hại phải thật kịp thời, nhanh chóng và toàn bộ. Các bên có thể thỏa thuận về mức
bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công
việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác. Cần phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức
bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo
Sinh viên: Hứa Kiều Phương Linh 42k13

Page 12



Đề tài: Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con
người và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận Sơn Trà.

đức xã hội. Theo quy định tại khoản 1 Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 thiệt hại được
bồi thường toàn bộ và kịp thời ở đây là những thiệt hại thực tế, tức là thiệt hại có thực
mà người bị thiệt hại phải chịu do hành vi trái pháp luật của mình.
Bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng sức khỏe được xác định theo nguyên
tắc: người thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, tùy theo trường hợp mà buộc
phải bồi thường thiệt hại về tinh thần cho họ.
Trường hợp một người có hành vi xâm phạm tính mạng và sức khỏe người khác
và gây thiệt hại nhưng không chịu bồi thường thì pháp luật sẽ áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời để buộc người đó bồi thường cho người bị thiệt hại.
Tùy từng trường hợp mà các chủ thuận thỏa thuận việc bồi thường cao hơn hay
thấp hơn mức thiệt hại xảy ra. Việc bồi thường là sự tự nguyện cam kết giữa các bên.
thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.
1.4.2. Bên thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc lỗi
vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình
Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường
thiệt hại nếu họ không có lỗi hoặc có lỗi vô ý gây thiệt hại và thiệt hại quá lớn so với
khả năng kinh tế của họ.
Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không có lỗi hoặc lỗi vô ý. Bởi lẽ có
những trường hợp một người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại mặc dù họ
thực sự không có lỗi. Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 đã quy định khi một
người gây thiệt hại do lỗi vô ý, thì phần thiệt hại xảy ra được giảm mức bồi thường
nếu hoàn cảnh kinh tế của họ khó khăn, để đảm tính công bằng cho việc thực thi pháp
luật thì không có lí do gì lại không thể xem xét giảm mức bồi thường thiệt hại trong
trường hợp họ không có lỗi. Ví dụ: Trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ
phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Đối với phần thiệt hại gây ra quá lớn so với khả năng kinh tế của mình thì theo
quy định tại khoản 2 Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 có sự thay đổi so với bộ luật Dân
sự 2005 ở điểm thay vì căn cứ vào thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế
trước mắt và lâu dài thì ở bộ luật Dân sự 2015 lại xem xét mức bồi thường thiệt hại
dựa trên khả năng kinh tế, điều này xác định rõ ràng và hợp lí hơn, bỡi lẽ chúng ta
không thể nào xác định chính xác thiệt hại đó là quá lớn hay không ở khoảng thời gian
cả trước mắt lẫn lâu dài, thực sự đó là điều khó khăn và khó có thể chính xác được.
Ví dụ như vụ án của Lê Văn Lâm có hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn và được ủy
ban nhân dân phường cấp sổ hộ nghèo. Vợ mất sớm, anh một mình nuôi ba mẹ già và
hai đứa con nhỏ đang tuổi ăn, tuổi học. Vào ngày 17/08/2018, anh Cảnh lái xe máy vô
tình va chạm với anh Mai Hùng đang chạy xe ngược chiều. Hậu quả xảy ra, anh Hùng
bị gãy chân phải đi bệnh viện cấp cứu. Sau khi chữa trị, thuốc men hết tổng chi phí là
25.000.000 đồng .
Sinh viên: Hứa Kiều Phương Linh 42k13

Page 13


Đề tài: Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con
người và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận Sơn Trà.

Việc xác định tình trạng, điều kiện kinh tế trước mắt của anh Lâm đặc biệt khó
khắn, anh Lâm không đủ khả năng thực hiện bồi thường toàn bộ số tiền ngay một lúc.
Nhưng người có lỗi thì phải chịu trách nhiệm về phần lỗi của mình đã gây ra. Dựa trên
tình hình kinh tế hiện tại tòa án xem xét ra quyết định giảm mức bồi thường thiệt hại
một cách công bằng cho hai bên chủ thể và đúng với quy định pháp luật.
Việc xem xét và ra quyết định giảm mức bồi thường thiệt hại thuộc thẩm quyền
của Tòa án.
1.4.3.


Khi mức bồi thường không phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc
bên gây ra thiệt hại có thể yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền
thay đổi mức bồi thường
Mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế là do sự thay đổi của tình hình
kinh tế-xã hội, sự thay đổi của giá cả thị trường mà mức bồi thường cũng thay đổi theo
hoặc có sự thay đổi về thu nhập kinh tế của người gây ra thiệt hại mà phải thay đổi
mức bồi thường thiệt hại để phụ hợp với điều kiện của người có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại.
Ví dụ: A đánh B bị thương. Tại thời điểm đó, hai bên thỏa thuận A sẽ bồi thường
cho B 20 triệu đồng trong vòng 4 tháng. Nhưng 2 tháng sau A bị bệnh thu nhập chính
của A không còn như trước và làm cho A khó có thể thực hiện nghĩa vụ bồi thường của
mình theo như thỏa thuận ban đầu được. Sau khi thỏa thuận, hai bên đã thống nhất
việc thay đổi mức bồi thường cho hợp lý.
1.4.4.

Bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường
thiệt hại do lỗi của mình gây ra
Hiện nay chưa có văn bản quy định pháp luật nào quy định về vấn đề bồi thường
thiệt hại do bên bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi hoặc có lỗi một phần. Trường hợp cả hai
bên đều cố ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe nhưng thiệt hại mà bên bị thiệt hại
gây ra cho bên gây hiện hại không lớn, còn thiệt hại của bên gây thiệt hại đã gây ra cho
bên bị thiệt hại lớn hơn. Vì vậy, trong khi xét xử án Tòa án sẽ xem xét, ước lượng tỉ lệ
% mức độ gây ra lỗi của bên bị thiệt hại rồi mới quyết định mức bồi thường thiệt hại.
Trường hợp thiệt hại hoàn toàn do người bị thiệt hại gây ra thì người gây thiệt hại
sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Ví dụ: A muốn tự tử nên chạy ra đường lao vào xe ô tô của B. Trường hợp này, B
không cần phải chịu trách nhiệm bồi thường, và A sé không được nhận khoảng bồi
thường nào cả
Trường hợp thiệt hại một phần do người bị thiệt hại gây ra, còn một phần do lỗi
của người gây thiệt hại thì người bị thiệt hại vẫn được bồi thường phần thiệt hại không

phải do lỗi của mình. Vậy người bị thiệt hại trong trường hợp này vẫn phải chịu trách
nhiệm tương ứng với mức độ lỗi của mình. Trong trường hợp này, mức độ lỗi được
xác định của mỗi bên thực hiện trách nhiệm bồi thường cho tương ứng với phần thiệt
Sinh viên: Hứa Kiều Phương Linh 42k13

Page 14


Đề tài: Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con
người và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận Sơn Trà.

hại gây ra. Vì người bị thiệt hại cũng có lỗi, và chính yếu tố lỗi của họ là nguyên nhân
dẫn đến phản ứng của bên gây ra thiệt hại và hậu quả thực tế xảy ra. Tuy nhiên, việc
xác định mức độ lỗi của người gây thiệt hại trong thực tiễn giải quyết án không phải
dễ, nhất là việc phân chia tỉ lệ % thiệt hại xảy ra.
Ví dụ như trường hợp: Phạm tội thuộc trường hợp tinh thần bị kích động do hành
vi trái pháp luật của người bị thiệt hại hoặc người khác gây ra hoặc thiệt hại xảy ra
thuộc trường hợp người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là các
tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại các điểm c, e khoản 1 Điều
51 Bộ luật Hình sự năm 2015 hoặc chỉ đơn thuần là người bị hại có lỗi, trong các vụ
án về giao thông hay khi Tòa án xét xử về tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” 5; “Tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội” 6.
Vì vậy, người bị thiệt hại vẫn được nhận mức bồi thường cho phần thiệt hại mà
không phải là lỗi của mình gây ra và người bị thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do phần lỗi của mình gây ra thiệt hại.
1.4.5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường thiệt hại
Trước đây, Bộ luật Dân sự 2005 không có quy định về trách nhiệm hạn chế thiệt
hại của chủ thể gây thiệt hại. Bộ luật Dân sự 2015 đã bổ sung nguyên tắc này vào

Khoản 5 Điều 585: “Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu
thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn
chế thiệt hại cho chính mình”. Nó là hợp lí khi người bị thiệt hại trong khả năng của
mình vẫn có thể hạn chế thiệt hại xảy ra cho chính mình nhưng họ đã không thực hiện
các biện pháp ngăn chặn mặc cho thiệt hại xảy ra, như vậy họ sẽ không thể yêu cầu bồi
thường phần thiệt hại xảy ra đó.
1.5. Hình thức bồi thường và mức bồi thường thiệt hại
1.5.1. Hình thức bồi thường thiệt hại
Hình thức bồi thường thiệt hại là hình thức thực hiện nghĩa vụ bắt buộc nhằm buộc
bên gây thiệt hại khắc phục những hậu quả, tổn thất bằng cách bồi thường những tổn
thất về tinh thần hay vật chất cho bên bị thiệt hại. Trong quan hệ pháp luật trách nhiệm
bồi thường do xâm phạm sức khỏe tính mạng về hình thức bồi thường do hai bên tự
thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Theo quy định pháp luật hiện hành, hình thức bồi thường thiệt hại có thể bằng
tiền, bằng hiện vật, hoặc thực hiện một công việc, có thể một lần hoặc nhiều lần trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.
5 Điều 135 Bộ luật hình sự 2015
6 Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015

Sinh viên: Hứa Kiều Phương Linh 42k13

Page 15


Đề tài: Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con
người và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận Sơn Trà.

Đối với trường hợp bồi thường do xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người thì
Tòa án thường áp dụng hình thức bồi thường bằng tiền. Để trả các khoản chi phí điều
trị, dưỡng bệnh, chi phí phẩu thuật, chi phí chăm sóc người bệnh,… cho người bị hại

và cho gia đình của họ. Có thể bồi thường một lần hay bồi thường nhiều lần tùy theo
từng trường hợp, theo điều kiện kinh tế của bên gây thiệt hại.
1.5.2. Mức bồi thường thiệt hại
Mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào thiệt hại thực tế xảy ra. Và thiệt hại này
sẽ được bồi thường toàn bộ và kịp thời để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất
cho người bị thiệt hại. Về cách thức và số lần bồi thường thiệt hại thì các bên có thể
thỏa thuận và cơ quan có thẩm quyền sẽ công nhận sự thỏa thuận đó. Ngoài mức bồi
thường thực tế thì người bị thiệt hại cũng nhận được từ người gây ra thiệt hại một
khoản tiền để bù đắp tổn thất về tình thần và mức bồi thường đó sẽ theo thỏa thuận
giữa hai bên. Nếu không thỏa thuận được thì sẽ theo ấn định đã được quy định theo
pháp luật hiện hành:
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm: Từ mức tối đa không quá ba mươi tháng
lương tối thiểu do Nhà nước quy định đến mức tối đa không quá năm mươi lần mức
lương cơ sở do Nhà nước ấn định.7
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm: Từ mức tối đa không quá sáu mươi tháng
lương tối thiểu do Nhà nước quy định đến mức tối đa không quá một trăm lần mức
lương cơ sở do Nhà nước quy định. 8
Có thể thấy mức bồi thường thiệt hại đã tăng so với quy định của Bộ luật Dân sự
2005 nhằm nâng cao tính răn đe của pháp luật từ đó nâng cao nhận thức về hành vi của
mình trong xã hội.
1.6.
Xác định thiệt hại khi sức khỏe và tính mạng bị xâm hại
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe tính mạng được quy định
tại Bộ luật Dân sự 2015 có nhiều sự thay đổi tiến bộ hơn so với 2005. Với sự thay đổi
ấy nhằm làm rõ ràng, giải quyết nhiều vướng mắc, bám sát vào thực tế giúp quá trình
áp dụng pháp luật trở nên dễ dàng hơn.
Mở rộng phạm vi bồi thường thiệt hại đối với việc cứu chữa người bị hại trước khi
chết bằng quy định người gây thiệt hại phải chịu toàn bộ những gì thuộc thiệt hại do
sức khỏe bị xâm phạm.
Nâng mức bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng

con người là một hình thức nhằm răn đe, tránh sự tái phạm, làm gương cho xã hội và
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại.
7 Khoản 2 Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015
8 Khoản 2 Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015

Sinh viên: Hứa Kiều Phương Linh 42k13

Page 16


Đề tài: Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con
người và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận Sơn Trà.

Về Những bất cập trong quy định về trách nhiệm bồi thường do xâm phạm đến
sức khỏe, tính mạng con người:
Quy định về mức bồi thường thiệt hại về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm giữa
Bộ BLDS năm 2015 và Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 có sự
khác nhau dẫn đến vướng mắc trong công tác xét xử. Cụ thể là tại khoản 2 Điều 591
BLDS năm 2015 quy định “Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên
thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị
xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”; khoản 4
Điều 27 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 quy định mức bồi
thường cao hơn nhiều: “Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết
được xác định là 360 tháng lương cơ sở. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì không
áp dụng bồi thường thiệt hại về tinh thần quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều
này”.Việc xác định trách nhiệm bồi thường sẽ khó khăn khi có sự khác nhau giữa quy
định của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017 với Bộ luật dân sựu 2015
như trong một vụ án có cả tổ chức, cá nhân và cả nhà nước cùng có trách nhiệm liên
đới sẽ rất khó khăn để xác định mức bồi thường thiệt hại phân bổ trách nhiệm thiệt hại.
Ngoài ra còn gây cho tòa án sẽ khó khăn trong việc chọn luật áp dụng trong trường

hợp vụ án có một bên là cơ quan nhà nước thì phía cá nhân, tổ chức bị thiệt hại thường
yêu cầu áp dụng Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước để được hưởng mức bồi
thường lớn.
Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 quy định toàn bộ thiệt hại phát sinh do sức khỏe bị
xâm phạm là một phần của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp tính
mạng bị xâm phạm trong giai đoạn người bị thiệt hại được cứu chữa sẽ làm phát sinh
yêu cầu bù đắp về tổn thất tinh thần 02 lần, một lần là khoản tổn thất tinh thần của
người bị thiệt hại sức khỏe khi còn sống và một lần là khoản tổn thất tinh thần của
người thân thích của người bị thiệt hại khi chết. Nhưng để phân biệt, ấn định thiệt hại
tổn thất trong trường hợp này hết sức khó khăn, bởi lẽ người bị thiệt hại về tính mạng
nghiêm trọng thì đa phần không xác định được nhận thức, cảm xúc, biểu hiện của họ
để chứng minh họ bị “tổn thất tinh thần” do bị tổn hại sức khỏe và sau đó thì họ chết,
lúc đó không có cơ sở đối chứng, tìm hiểu, chứng minh nữa. 9
Ngoài ra, điều luật mới chưa quy định rõ chủ thể nào nhận khoản thiệt hại khi
người bị thiệt hại đang cứu chữa, nếu là chính người bị thiệt hại nhận thì khoản tiền đó
có liên quan đến chế định thừa kế hay không, quyền lợi của vợ, chồng hoặc người trực
tiếp bỏ tiền ra cứu chữa được xử lý như thế nào cho đảm bảo tính khách quan, công
bằng và giải quyết dứt điểm quan hệ tranh chấp.
Pháp luật có tính khách quan, phản ánh đúng nhu cầu của xã hội, xuất phát từ cuộc
sống thực tế, quá trình xây dựng pháp luật phải phản ánh được những yêu cầu khách
9 Nguyễn Văn Dũng(2018). Bàn về chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định tại Bộ
luật Dân sự 2015.

Sinh viên: Hứa Kiều Phương Linh 42k13

Page 17


Đề tài: Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con
người và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận Sơn Trà.


quan về sự cần thiết phải điều chỉnh bằng phắp luật dối với các quan hệ xa hội nhất
định10. Vì vậy việc giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại là hợp lí, theo đúng với quy
định của pháp luật, vẫn đảm bảo được quyền và lợi ích của người bị hại.
Trong quá trình xét xử không phải trường hợp nào người gây ra thiệt hại cũng phải
bồi thường thiệt hại mình gây ra. Trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành, trường hợp
một người có hành vi tự vệ chính đáng để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản
thân ngăn không cho người khác xâm phạm đến mình. Hành vi chính đáng ở đây là
“hành vi của con người vì bảo vệ quyền hặc lợi ích chính đáng của mình, của người
khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần
thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên” 11. Nhưng việc phân biệt
được hành động phòng vệ chính đáng đang còn nhiều bất cập trong quá trình điều tra
việc phân biệt đó có phải là hành vi phòng vệ chính đáng hay không vẫn là một vấn đề
gây nhiều tranh cãi.
1.6.1. Thiệt hại khi sức khỏe bị xâm hại
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị
xâm phạm phải bồi thường theo khoản 1 điều 590 Bộ luật dân sự 2015 và phải đền bù
một khoản khác để bù đắp về tinh thần cho người bị thiệt hại.
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng
bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập
thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng
mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị
thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần
phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc
chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
Thứ nhất, chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng hồi phục sức khỏe và chức

năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại:
Chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, hồi phục sức khỏe và chức năng giảm sút bao gồm
tiền thuê các phương tiện đi lại để đưa người bị thiệt hại đến nơi khám chữa bệnh, tiền
10 Hà Thị Thanh Vân(2005). Mối quan hệ giữa chính sách và pháp luật. Viện nghiên cứu lập pháp thuộc ủy ban
thường vụ quốc hội.
11 Điều 22 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Sinh viên: Hứa Kiều Phương Linh 42k13

Page 18


Đề tài: Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con
người và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận Sơn Trà.

thuốc, tiền chụp phim, xét nghiệm, truyền máu, xét nghiệm,… dưới sự hướng dẫn của
bác sĩ điều trị.
Chi phí phẩu thuật thẩm mỹ, chi phí giải phẩu, chi phí gắn chân giả, tay giả, hoặc
hư tổn do các vụ cháy nổ, do axit gây ra… để hỗ trợ phần nào phần cơ thể hoặc chức
năng của phần cơ thể bị giảm sút của họ.
Chi phí hợp lý là chi phí cần thiết, cấp bách cho việc cứu chữa, chữa trị cho người
bị thiệt hại. Việc bên bị thiệt hại có yêu cầu bồi thường quá đáng hoặc không liên quan
gì đến việc chữa trị bệnh thì bên gây thiệt hại có quyền không bồi thường những khoản
không liên quan ấy.
Ví dụ: A điều khiển phương tiện tham gia giao thông đụng trúng B khiến B bị gãy
chân. Có thể chữa trị trong nước với chi phí chữa trị là 20 triệu. Nhưng gia đình A
muốn đưa A ra nước ngoài chữa trị với con số lên đến vài trăm triệu thì những chi phí
này là chi phí không hợp lý.
Thứ hai, Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu
nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp

dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
Thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút là phần thu nhập bị mất đi của người bị
thiệt hại trước khi sức khỏe bị xâm phạm và không thể lấy lại phần thu nhập đó. Thu
nhập thực tế sẽ là căn cứ để bồi thường thiệt hại sẽ được tính như sau:
Nếu trước đó thu nhập thực tế của người bị thiệt hại là có việc làm nhưng không
được ổn định thì người bị thiệt hại có quyền yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường
khoản thu nhập chênh lệch trước và sau khi sức khỏe bị xâm phạm.
Ví dụ: trước khi sức khỏe của người bị thiệt hại mất hoặc giảm sút thì họ có thu
nhập 200.000 đồng/ ngày. Sau khi hành vi vi phạm luật gây ra thiệt hại làm sức khỏe
họ giảm sút chỉ kiếm được 100.000 đồng/ ngày. Vì vậy, người gây thiệt hại sẽ có trách
nhiệm bồi thường 100.000 đồng/ ngày cho người bị thiệt hại.
Nếu trước khi sức khỏe của người bị thiệt hại bị xâm phạm, người bị thiệt hại
không có thu nhập ổn định, hoặc thu nhập đó khó xác định thì áp dụng mức thu nhập
trung bình của người lao động cùng loại và nhân với thời gian chữa trị.
Nếu trước khi sức khỏe của người bị thiệt hại bị xâm phạm, họ có thu nhập đầy đủ
và ổn định thì ta sẽ căn cứ vào mức tiền lương, tiền công của tháng liền kề đó trước
khi họ bị xâm phạm rồi nhân với thời gian chữa trị.
Trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì thời điểm
bồi thường được tính từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi chết,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo khoản 1 điều 593 Bộ luật dân sự 2015.
Sinh viên: Hứa Kiều Phương Linh 42k13

Page 19


Đề tài: Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con
người và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận Sơn Trà.

Thứ ba, Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người
bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần

phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc
chăm sóc người bị thiệt hại:
Chi phí cho người thân chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị là thu
nhập thực tế của người chăm sóc người bị thiệt hại bị mất đi do quá trình nghỉ làm để
chăm sóc người bị thiệt hại.
Thường thì chi phí hợp lý bồi thường cho người thân chăm sóc sẽ là một người.
Trong trường hợp đặc biệt như người bị thiệt hại không thể cử động được phải nằm
một chỗ,… cần đến nhiều người chăm sóc thì chi phí bồi thường không được vượt quá
hai người. Nếu người bị thiệt hại mất hết khả năng lao động và cần có người thân
thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc
người bị thiệt hại và khoản tiền cấp dưỡng cho những người bị thiệt hại có nghĩa vụ
phải cấp dưỡng. Ngoài ra, phải bồi thừng một khoản để bồi đắp tinh thần cho người bị
thiệt hại và gia đình của họ. Pháp luật quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
xâm phạm sức khỏe con người tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015, quy định về trách
nhiệm của người gây thiệt hại bồi thường cho người bị thiệt hại những chi phí trong
quá trình người bị thiệt hại bị xâm phạm đến sức khỏe như: Chi phí cho việc cứu chữa,
bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút, khoản thu nhập thực tế
bị mất hoặc bị giảm sút.
Để xác định mức bồi thường cho người bị thiệt hại một cách hợp lý nhất, Tòa án
sẽ dựa trên chứng cứ mà người bị thiệt hại cung cấp, yêu cầu bồi thường của người bị
thiệt hại, lỗi của các bên trong quá trình xảy ra vụ án. Từ đó đưa ra quyết định công
bằng và đúng đắn nhất. Để giải quyết các tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại
do sức khỏe bị xâm phạm tại Khoản 1, Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định
cụ thể các thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm làm căn cứ để Tòa án giải quyết khi dó
tranh chấp phát sinh.
Việc xác định mức độ bồi thường thiệt hại về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm
là một vấn đề rất khó để xác định hiện nay. Vì vậy, để xác định mức bồi thường thiệt
hại cần dựa vào hành vi xâm phạm của người gây thiệt hại và hoàn cảnh gia đình, điều
kiện kinh tế của người bị thiệt hại.
Nếu mức bồi thường tổn thất về tinh thần cả hai bên không thỏa thuận được thì

mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức
lương cơ sở do Nhà nước quy định. Theo Nghị quyết 99/2015 về dự toán ngân sách
nhà nước 2016 là 1.210.000 đồng và được áp dụng kể từ ngày 01/5/2016.
1.6.2.

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Theo khoản 1 Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
Sinh viên: Hứa Kiều Phương Linh 42k13

Page 20


Đề tài: Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con
người và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận Sơn Trà.

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
Thứ nhất, chi phí hợp lý cho việc chữa trị, bồi dưỡng và chăm sóc người bị thiệt
hại trước lúc chết là những khoản chi phí hợp lý phát sinh khi người bị thiệt hại chưa
chết ngay. Chi phí chữa trị cho người bị thiệt hại trước khi chết được xác định giống
với chi phí cứu chữa cho người bị thiệt hại khi sức khỏe bị xâm hại.
Thứ hai, chi phí hợp lý cho việc mai tang: Thường thì tùy thuộc vào phong tục, tập
quán của mỗi vùng miền khác nhau. Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: mua
quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, hương, nến, thuê xe tang, vòng
hoa, … và các chi phí khác về chôn cất, bảo quản sát, hỏa táng nạn nhân. Trong đó,
không bao gồm chi phí cúng tế, ăn uống,…
Thứ ba, Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp

dưỡng: Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có
nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế
đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp
dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng, tương ứng đó. Đối với những người mà
người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại
bị xâm phạm tính mạng, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng
hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu
thiết yếu của người được bồi thường.
Theo khoản 2 điều 593 Bộ luật dân sự 2015 thì: “Trường hợp người bị thiệt hại
chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng
tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết …”.
Đối với trường hợp tại điểm a, khoản 2, điều 593 của Bộ luật dân sự 2015 thì
người chưa thành niên hoặc là người đã thành thai là con của người bị thiệt hại sau khi
sinh ra sẽ được cấp dưỡng đến khi đủ 18 tuổi. Nếu nó từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18
tuổi đã có thu nhập riêng thì có thể tự nuôi sống bản thân. Nghĩa vụ cấp dưỡng phải
hợp lý và phù hợp với thu nhập và khả năng chi trả thực tế của người gây thiệt hại.
Đối với trường hợp tại điểm b, khoản 2 điều này thì người thành niên nhưng đã
không còn khả năng lao động và không có khả năng tự nuôi sống được bản thân thì sẽ
được hưởng tiền cấp dưỡng đến lúc chết.
Đối với trường hợp tính mạng bị xâm phạm thì nếu các bên không thể thỏa thuận
được, thì mức bồi thường tối đa không vượt quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà
Sinh viên: Hứa Kiều Phương Linh 42k13

Page 21


Đề tài: Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con
người và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận Sơn Trà.

nước quy định cho một người có tính mạng bị xâm phạm. Hiện tại mức lương cơ sở là

1.390.000 đồng quy định tại nghị định 78/2018/NĐ-CP.
Khoản 2 Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Người được hưởng khoản bồi
đắp về tinh thần này phải là người thân thích với người bị hại, thuộc hàng thừa kế thứ
nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của
người bị thiệt hại. Nếu không có những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì người
được hưởng khoản này sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại.
Tức là người xâm phạm đến tính mạng của người khác không chỉ bồi thường những
tổn thất cho người trực tiếp bị xâm phạm về tính mạng mà còn phải bồi thường một
khoản bồi thường tổn thất tinh thần hợp lí cho những người thân thích với người bị
thiệt hại bởi họ chính là người mất đi người thân nhất.
Hành vi xâm phạm đến tính mạng của con người thì người gây thiệt hại không chỉ
chịu trách nhiệm Dân sự mà còn phải chịu trách nhiệm Hình sự. Khi bị xâm phạm đến
tính mạng, có thể gửi đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại đến cơ quan cảnh sát điều tra
hoặc trong trường hợp cơ quan cảnh sát điều tra không khởi tố vụ án,có thể gửi đơn
kiện đến Tòa án yêu cầu bồi thường đối với người bị xâm phạm về tính mạng.
Thực tế cũng cho thấy, phần thiệt hại về tinh thần khi xâm phạm đến tính mạng
con người là rất khó xác định, vậy nên để đưa ra quyết định mức bồi thường thiệt hại
về tinh thần là vô cùng khó, phải chăng cũng chỉ là những mức bồi thường với ấn định
chung chung, rập khuôn có sẵn từ trước. Vì vậy, nên không phải quyết định nào của
Tòa án cũng nhận được sự đồng ý từ phía người bị hại và gia đình người bị hại. Có
nhiều vụ án không đồng ý với quyết định của Tòa án, cho rằng mức bồi thường mà tòa
án phán quyết không thỏa đáng với những gì mà người gây thiệt hại phải gánh chịu,
nên người bị hại và gia đình người bị hại đã làm đơn kháng cáo. Không thể tránh khỏi
nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này, bởi khoản tiền đền bù về tinh thần cũng chỉ để
xoa dịu đi nỗi đau nhất thời chứ không thể nào giúp cho người bị thiệt hại về tính
mạng có thể sống lại được. Một số trường hợp thực tế có thể thấy, vì những hành vi
trái pháp luật xâm phạm đến sức khỏe, tính nạng như thế mà để lại những thương tích
không thể nào chữa trị được, khiến người bị hại phải chịu những khiếm khuyết về cơ
thể, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống mưu sinh cũng như nỗi đau tinh thần trong họ
khó có thể xoa dịu được. Vì vậy mức bồi thường không thể xác định chính xác dẫn đến

sự lúng túng, không thống nhất khi xét xử của Tòa án trong việc xác định mức độ thiệt
hại và mức bồi thường tương ứng.
Ví dụ như vụ án của chị Trần Tuyết Mai. Vào lúc 21h20 phút 27/05/2018, chị Mai
ra quán nước chị Tân gần nhà mua nước uống thì xảy ra tranh chấp với chị Vũ Thị
Loan. Chị Mai đã dùng những lời lẽ, hành động sỉ nhục chị Loan. Tranh cãi một lúc
không xong, trong lúc tức giận, chị Mai đã vào nhà chị Tân, lấy con dao ra chém vào
tay của chị Loan khiến chị bị thương và phải vào viện cấp cứu may lại 5 mũi. Theo
giám định pháp y của Thành phố Đà Nẵng thì chị Loan bị tỷ lệ thương tật là 13%.
Sinh viên: Hứa Kiều Phương Linh 42k13

Page 22


Đề tài: Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con
người và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận Sơn Trà.

Qua xem xét chứng cứ, điều tra vụ việc, Tòa án quyết định : buộc chị Trần Tuyết
Mai bồi thường thiệt hại cho chị Vũ Thị Loan là 15.000.000 đồng, trong đó có
2.500.000 đồng là khoản bồi đắp về mặt tinh thần cho chị Loan. Không đồng ý với
quyết định của Tòa án, chị Ly đã làm đơn kháng cáo.
Ví dụ như vụ án của anh Lê Văn Tiến. Anh Tiến làm nghề lái xe tải đã nhiều
năm.Tối ngày 15/06/2018 vào lúc 1h sang, anh Tiến có lái xe chở hàng đi từ sài gòn
đến Đà Nẵng, vì lúc này trời còn tối và vắng người qua lại nên anh chạy vượt quá tốc
độ cho phép. Đến đoạn ngã tư, vô tình gặp anh Trần Tuấn Tú đang chạy đến. Hai xe va
vào nhau và hai bên đôi co, xảy ra tranh chấp. Sau một lúc cãi nhau, vì quá tức giận
nên anh Tiến đã vào trong xe kiếm một thanh gỗ dài ra đánh vào người anh Tú khiến
anh Tú bị thương nặng. Theo kết quả của giám định pháp y thì tỷ lệ thương tật của anh
Tú là 22%.
Sau khi xem xét tài liệu, hồ sơ chứng cứ vụ án. Tòa án ra quyết định yêu cầu anh
Lê Văn Tiến phải bồi thường thiệt hại cho anh Trần Tuấn Tú là 41.000.000 đồng.

Trong đó, có 15.000.000 đồng là tiền bồi thường về tinh thần cho anh Tú.
Từ hai vụ án trên, ta có thể thấy tỷ lệ thương tích của hai vụ trên không chênh lệch
nhiều lắm. Chị Vũ Thị Loan thì tỷ lệ thương tật là 13%, còn anh Trần Tuấn Tú thì tỷ lệ
thương tật là 22% . Phần chênh lệch không lớn lắm nhưng mức bồi thường thiệt hại thì
khá xa nhau. Tổn thất tinh thần với mức bồi thường là 2.500.000 đồng, còn một vụ là
bồi thường 15.000.000 đồng. Mặc dù khi quyết định mức bồi thường thiệt hại, Tòa án
phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau và trong đó tỷ lệ thương tích chỉ chiếm một phần
nhỏ, nhưng trong cả hai bản án trên, Tòa án đã không đánh giá được mức độ tổn thất
về tinh thần nên việc quyết định mức độ về tinh thần vẫn nặng về tính chủ quan của
người đánh giá đó.
Vì vậy, khi ra quyết định cho một bản án, ngoài việc Tòa án phải thu thập chứng
cứ, tài liệu hồ sơ đầy đủ thì còn phải phân tích, đánh giá mức độ tổn thương tinh thần
của người bị hại trong vụ án và phải thật công bằng khi ra phán quyết.
Theo như Bộ luật dân sự 2015 có quy định thì ngoài việc buộc người gây thiệt hại
phải chấm dứt hành vi trái pháp luật, xin lỗi cải chính công khai thì còn phải bồi đắp
một khoản tiền tổn thất tinh thần cho người bị hại. Những mất mát to lớn về thân thể,
tinh thần, những tổn thương sâu sắc. Tòa án sẽ căn cứ dựa trên mức thiệt hại thực tế
xảy ra của người bị thiệt hại và mức độ gây ra lỗi của người gây thiệt hại căn cứ để xác
minh thiệt hại và xác định mức bồi thường cho hợp lý.
1.7. Thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa
án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời
hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

Sinh viên: Hứa Kiều Phương Linh 42k13

Page 23


Đề tài: Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con

người và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận Sơn Trà.

Theo quy định tại Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015 thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi
thường thiệt hại là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết
quyền, lời ích hợp pháp của mình bị xâm hại.
So với bộ luật 2005 thì Bộ luật Dân sự 2015 đã có sự thay đổi cả về khoảng thời
gian khởi kiện và kể cả thời điểm để tính thời hiệu. Bởi khi áp dụng vào thực tiễn thì
phát sinh vướng mắc, do căn cứ để xác định thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị
xâm phạm gây bất lợi cho các trường hợp chủ thể có quyền và lợi ích bị xâm phạm lại
không có quyền khởi kiện do chưa đủ tuổi hay không có năng lực trách nhiệm Dân sự.
Vì vậy, khi Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện kể từ ngày người có
quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm để
đảm bảo quyền khởi kiện của người có quyền yêu cầu trong trường hợp người bị thiệt
hại đang bị thương tích quá nặng hoặc mất khả năng nhận thức hành vi không có điều
kiện tự khởi kiện đòi lại quyền lợi của mình để phục vụ cho việc chữa trị, giải quyết
vấn đề khó khăn do ảnh hưởng từ thiệt hại mà người khác đã gây ra cho mình. Không
những vậy còn đảm bảo quyền khởi kiện của người có quyền yêu cầu trong trường hợp
họ biết được hoặc phải biết thiệt hại xảy ra sau thời điểm thiệt hại thực tế đã xảy ra,
khoảng thời gian từ thời điểm quyền và lợi ích bị xâm phạm đến thời điểm người có
quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích bị xâm phạm không tính vào thời
hiệu khởi kiện.
1.8. Trường hợp không phải bồi thường thiệt hại
Theo nguyên tắc được quy định tại Khoản 4 Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015: “Việc
xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích
quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”. Cho
nên mọi hành vi gây thiệt hại cho những chủ thể được pháp luật bảo vệ đều không
được pháp luật thừa nhận. Nhưng đối với hành vi chủ động phòng vệ, cá nhân tự bảo
vệ mình hoặc chủ động ngăn chặn các hành vi trái pháp luật gây nguy hại đến bản thân
thì pháp luật coi những hành động chống trả trong chừng mực nhất định đó là phòng
vệ chính đáng. Mà theo quy định hiện hành tại Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy

định: “ Phòng vệ chính đáng là hành vi con người vì bảo vệ quyền và lợi ích hợp chính
đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà
chống trả lại một cách cần thiết người có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng
vệ chính đáng không phải là tội phạm”. Hành vi chống trả đó chỉ là để bảo vệ bản thân
một cách chính đáng nên không phải bồi thường thiệt hại. Song đối với thiệt hại xảy
ra trong phạm vi yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người bị thiệt hại vẫn được bồi
thường. Tuy nhiên, người chịu trách nhiệm không bồi thường thiệt hại phải là người
gây thiệt hại mà là người gây ra tình thế cấp thiết. Nhưng ngược lại nếu hành vi chống
trả phòng vệ của người đó vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì những thiệt hại
gây ra vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chỉ phải bồi thường phần thiệt
hại vượt quá giới hạn phòng vệ gây ra.

Sinh viên: Hứa Kiều Phương Linh 42k13

Page 24


Đề tài: Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con
người và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận Sơn Trà.

Chương 2.
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM SỨC KHỎE VÀ TÍNH MẠNG CON
NGƯỜI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN SƠN TRÀ
2.1. Tổng quan điều kiện kinh tế- xã hội
Về vị trí của quận Sơn Trà: Ba mặt giáp sông, biển; phía Bắc và Đông giáp Biển
Đông; phía Tây giáp Vũng Thùng và sông Hàn; phía Nam giáp quận Ngũ Hành Sơn.
Quận Sơn Trà có diện tích: 59,32 km², chiếm 4,62% diện tích toàn thành phố Đà Nẵng
với dân số tính đến năm 2018 là 173.455 người. Quận Sơn Trà gồm 7 đơn vị hành
chính cấp phường: Thọ quang, Mân Thái, phước Mỹ, An Hải Bắc, An Hải Đông, An

Hải Tây và phường Nại Hiên Đông.12
Quận Sơn Trà là quận có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế, là địa bàn quan trọng
về quốc phòng- an ninh, có cảng Tiên Sa là cửu khẩu quan hệ kinh tế quốc tế không
chỉ của thành phố Đà Nẵng mà của cả khu vực, có bờ biển đẹp nên là khu vực phát
triển du lịch, nhiều dự án khu nghỉ dưỡng được xây dựng. Sơn Trà có điều kiện thuận
lợi trong việc giao lưu kinh tế và pháp triển du lịch dựa trên du lịch sinh thái và du lịch
biển. Khu vực tập trung các cơ sở quốc phòng, có vị trí chiến lược an ninh khu vực và
quốc gia quan trọng. Trên địa bàn quận có một số di tích lịch sử, lễ hội văn hóa truyền
thống như: Nghinh ông, Cầu Ngư, thống chế Thoại Ngọc Hầu, đình làng An Hải- Anh
Hải Tây.
Về kinh tế, quận Sơn Trà tiếp tục phát triển, cơ cấu kinh tế của quận tiếp tục
chuyển dịch theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp. Tính đến cuối năm
2019, tỷ trọng dịch vụ chiếm 67,63%, Công nghiệp - Xây dựng chiếm 26,41%, Nông
nghiệp chiếm 5,96%, thu nhập bình quân/người ước đạt 77,04 triệu đồng. Các hoạt
động sản xuất, kinh doanh được triển khai theo kế hoạch, tổng giá trị sản xuất thực
hiện 7.194 tỷ đồng 13. Cùng với sự phát triển kinh tế là sự phát triển và nhu cầu cuộc
sống xã hội ngày càng tăng theo, cũng vì lẽ đó phải trú trọng tăng cường bảo vệ an
ninh xã hội để Sơn Trà phát triển về nhiều mặt đảm bả sự phát triển tốt nhất.
Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn cũng rất được quan tâm và trú trọng. Lực
lượng công an phải tiếp thực hiện, đẩy mạnh công tác phòng, chống, ngăn chặn và đẩy
lùi tội phạm trên địa bàn quận Sơn Trà. Phát huy hiệu quả phong trào Toàn dân bảo vệ
an ninh Tổ quốc. Công tác đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội phải được
12 Quận Sơn Trà. Cổng thông tin Điện tử Thành phố Đà nẵng
13 Ngô Huyền(2020). Sơn trà phải tăng cường công tác quản lí môi trường, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
Cổng thông tin điện tử thành phố Đà nẵng.

Sinh viên: Hứa Kiều Phương Linh 42k13

Page 25



×