Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Những biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí tài nguyên khoáng sản ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.73 KB, 21 trang )

Báo cáo tiểu luận con người và môi trường

Mở đầu
Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú bao gồm: tài nguyên đất, tài nguyên nước,
tài nguyên biển, tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật, tài nguyên du lịch… Trong đó, tài
nguyên khoáng sản đóng một vai trò quan trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước.
Vấn đề được đặt ra với chúng ta - những chủ nhân tương lai của đất nước, là phải làm
sao để quản lý, sử dụng tài sử dụng tài sản quốc gia đạt hiệu quả tối ưu nhất. Muốn làm được
điều này, trước hết chúng ta cần phải hiểu mình đang có những tài nguyên gì, tiềm năng kinh
tế ra sao, đã và đang được sử dụng như thế nào…
Tiểu luận tìm hiểu về “Quản lí tài nguyên khoáng sản của Việt Nam” mong muốn
cung cấp những thông tin cơ bản nhất, thực tế nhất trữ lượng, tiềm năng kinh tế và tình hình
khai thác, sử dụng của tài nguyên khoáng sản của nước ta.

1


Báo cáo tiểu luận con người và môi trường

Mục lục
Mở đầu................................................................................................................................................1
Phần I: Khái niệm tài nguyên khoáng sản và phân loại khoáng sản ở Việt Nam..............3
I. Khái niệm........................................................................................................................... 3
II. Phân loại........................................................................................................................... 3
1. Nhóm khoáng sản năng lượng.............................................................................................3
2. Nhóm khoáng sản kim loại..................................................................................................4
3. Nhóm khoáng chất công nghiệp..........................................................................................5
4. Nhóm vật liệu xây dựng......................................................................................................5
Phần II: Hiện trạng khai thác tài nguyên khoáng sản ở nước ta...........................................6
I. Nhu cầu của cuộc sống đã tạo nên áp lực của việc khai thác khoáng sản.....................6


1. Nhu cầu về vật liệu xây dựng:.............................................................................................6
2. Nhu cầu xuất khẩu khoáng sản:...........................................................................................6
3. Nhu cầu giải quyết công ăn việc làm:.................................................................................6
4. Các nhu cầu khác:...............................................................................................................6
II. Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường...................................7
1. Ô nhiễm không khí.............................................................................................................. 7
2. Ô nhiễm nước mặt, nước ngầm...........................................................................................8
3. Ảnh hưởng đến môi trường đất.........................................................................................11
4. Mất rừng............................................................................................................................ 13
5. Ô nhiễm tiếng ồn............................................................................................................... 14
Phần 3: Những biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam........16

I. Nâng cao ý thức người dân.............................................................................................16
II. Biện pháp nâng cao khả năng quản lí của nhà nước...................................................16
1. Nâng cao hiệu quả quản lí của các cấp chính quyền..........................................................16
2. Thu hút nguồn đầu tư vào các dự án khai thác khoáng sản...............................................17
3. Nâng cao năng lực quản lí của đội ngũ cán bộ..................................................................18
Kết luận.............................................................................................................................................19

2


Báo cáo tiểu luận con người và môi trường

PHẦN I: KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN Ở VIỆT
NAM
I. Khái niệm
Khoáng sản là tích tụ vật chất trong tự nhiên có nguồn gốc hữu cơ hoặc vô cơ, chứa
trong lớp vỏ trái đất, trên mặt đất, dưới đáy biển hoặc hòa tan trong nước đại dương mà con
người có thể khai thác chúng nhằm đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống

Khoáng sản được sử dụng trực tiếp trong công nghiệp hoặc có thể lấy ra từ chúng kim
loại và khoáng chất dùng cho các ngành công nghiệp.
Khoáng sản có thể tồn tại ở trạng thái rắn (quặng, đá), lỏng (dầu, nước khoáng…)
hoặc khí (khí đốt).
II. Phân loại
Tài nguyên khoáng sản được phân loại dựa vào: + trạng thái vật lý
+ mục đích và công dụng
Vì vậy khả năng khai thác và sử dụng khoáng sản phụ thuộc vào trình độ kĩ thuật
công nghiệp và nhu cầu của con người
Việt Nam có trên 5000 mỏ và điểm khoáng sản với hơn 60 loại khoáng sản khác
nhau. Có thể chia ra khoáng sản nước ta thành 4 nhóm như sau:
1. Nhóm khoáng sản năng lượng
- Về dầu khí: Việt Nam có tiềm năng dầu khí đáng kể. Tiềm năng và trữ lượng dầu khí
có khả năng thu hồi của các bể trầm tích Đệ tam của Việt Nam khoảng 4,300 tỷ tấn
dầu quy đổi, trong đó trữ lượng phát hiện là 1,208 tỷ tấn và trữ lượng dầu khí có khả
năng thương mại là 814,7 triệu tấn dầu quy đổi. Đến ngày 2/9/2009 tập đoàn Dầu khí
quốc gia Việt Nam đã đạt mốc khai thác 300 triệu tấn dầu quy đổi. Với sản lượng khai
thác dầu khí hàng năm, hiện nay Việt Nam đứng hàng thứ ba ở Đông Nam Á sau
Indonesia và Malaysia.
- Về than khoáng: Việt Nam là nước có tiềm năng về than khoáng các loại. Than biến
chất thấp (lignit - á bitum) ở phần lục địa trong bể than sông Hồng tính đến chiều sâu
1700m có tài nguyên trữ lượng đạt 36,960 tỷ tấn.Nếu tính đến độ sâu 3500m thì dự
báo tổng tài nguyên than đạt đến 210 tỷ tấn.
+ Than biến chất trung bình (bitum) đã được phát hiện ở Thái Nguyên, vùng sông Đà
và vùng Nghệ Tĩnh với trữ lượng không lớn, chỉ đạt tổng tài nguyên gần 80 triệu tấn.
+ Than biến chất cao (anthracit) phân bố chủ yếu ở các bể than Quảng Ninh, Thái
Nguyên, sông Đà, Nông Sơn với tổng tài nguyên đạt trên 18 tỷ tấn. Bể than Quảng
3



Báo cáo tiểu luận con người và môi trường

-

-

Ninh là lớn nhất với trữ lượng đạt trên 3 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh đã được khai
thác từ hơn 100 năm nay phục vụ tốt cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Về Urani: Ở Việt Nam đã phát hiện nhiều tụ khoáng urani ở Đông Bắc Bộ, Trung
Trung Bộ và Tây Nguyên. Tổng tài nguyên urani ở Việt Nam được dự báo trên
218.000 tấn U308 có thể là nguồn nguyên liệu khoáng cho các nhà máy điện hạt nhân
trong tương lai.
Về Địa nhiệt: Việt Nam có nhiều nguồn nước nóng, ở phần đất liền có 264 nguồn có
nhiệt độ là 300 C trở lên. Các nguồn nước nóng chủ yếu được phân bố ở Tây Bắc,
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Ngoài ra nhờ khoan thăm dò, khai thác dầu khí chúng
ta cũng phát hiện được nhiều nguồn nước nóng ở dưới sâu thuộc Bể Sông Hồng và Bể
Cửu Long. Tiềm năng địa nhiệt của Việt Nam không lớn nhưng có thể coi là nguồn
năng lượng bổ sung cho các nguồn năng lượng truyền thống phục vụ cho nhu cầu
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

2. Nhóm khoáng sản kim loại
Việt Nam có nhiều loại như sắt, mangan, crôm, titan, đồng, chì, kẽm, cobalt, nickel,
nhôm, thiếc, vonfram, bismut, molybden, lithi, đất hiếm, vàng, bạc, platin, tantal-niobi v.v...
Trong số khoáng sản kim loại kể trên có các loại tài nguyên trữ lượng lớn tầm cỡ thế giới
như bauxit (quặng nhôm), đất hiếm, titan, wolfram, crôm v.v..
-

-

-


Bauxit: Có 2 loại chủ yếu là diaspor và gibsit.
+ Diaspor: Có nguồn gốc trầm tích phân bố ở Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hải
Dương và Nghệ An với tài nguyên trữ lượng không lớn chỉ đạt gần 200 triệu tấn.
+ Gibsit: Có nguồn gốc phong hoá từ đá bazan, phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên với
trữ lượng đạt gần 2,1 tỷ tấn (Sở Địa chất Mỹ năm 2010 đã công bố sách hàng hoá
khoáng sản thế giới và xếp bauxit Việt nam đứng hàng thứ 3 thế giới sau Guinea 7,4
tỷ tấn và Australia 6,2 tỷ tấn). Hiện bauxit đang được khai thác thử nghiệm để sản
xuất alumina ở Tân Rai, Lâm Đồng và Nhân Cơ, Đăk Nông.
Đất hiếm: Tập trung chủ yếu ở Tây Bắc Bộ với tổng tài nguyên trữ lượng đạt gần 10
triệu tấn đứng thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc (36 triệu tấn) và Mỹ (13 triệu tấn).
Quặng đất hiếm ở Việt Nam chưa được khai thác sử dụng.
Quặng titan (Ilmenit) ở Việt nam có 3 loại: Quặng gốc trong đá xâm nhập mafic,
quặng trong vỏ phong hoá và quặng sa khoáng ven biển.
+ Quặng titan gốc trong đá xâm nhập mafic ở Cây Châm, Phú Lương, Thái Nguyên
có trữ lượng 4,83 triệu tấn ilmenit và tài nguyên đạt 15 triệu tấn đang được khai thác.
+ Quặng ilmenit trong vỏ phong hoá và sa khoáng ở các huyện Phú Lương và Đại Từ
Thái Nguyên với tài nguyên dự báo đạt 2,5 triệu tấn.
+ Quặng titan sa khoáng ven biển phân bố rải rác từ Móng Cái đến Vũng Tàu. Đặc
biệt ở một số diện tích ven biển tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu
4


Báo cáo tiểu luận con người và môi trường

có tiềm năng lớn, tài nguyên dự báo đạt hàng trăm triệu tấn. Ngoài khoáng vật
ilmenit, còn có các khoáng vật có giá trị kinh tế kỹ thuật là zircon và monazit. Một số
mỏ ilmenit ở Hà Tĩnh, Bình Định, Bình Thuận v.v.. đã được khai thác và xuất khẩu.

-


+ Quặng Wolfram tập trung chủ yếu ở tụ khoáng Đá Liền, Đại Từ, Thái Nguyên.
Công ty Tiberon Minerals đã tiến hành thăm dò xác định tài nguyên và trữ lượng đạt
110,2 triệu tấn quặng chứa 227.500 tấn WO3 , 8,5 triệu tấn CàF2, 191.800 tấn Cu, 20,8
tấn Au và 107.000 tấn Bi. Đây là vùng quặng rất đáng được quan tâm chú ý vì có tài
nguyên dự báo đáng kể.
Quặng crôm sa khoáng: Có giá trị kinh tế kỹ thuật được tìm thấy ở Cổ Định, Nông
Cống, Thanh Hoá với trữ lượng 22 triệu tấn đang được khai thác. Đi kèm crôm còn có
trữ lượng đáng kể của Nickel và Cobal ... cần được nghiên cứu sử dụng.

3. Nhóm khoáng chất công nghiệp
Việt Nam có nhiều loại khoáng chất công nghiệp như apatit, phosphorit, baryt, fluorit,
pyrit, serpentin, than bùn, sét gốm sứ, magnesit, dolomit, felspat, kaolin, pyrophylit, quartzit,
cát thuỷ tinh, disthen, silimanit, sét dẻo chịu lửa, diatomit, graphit, talc, atbest, muscovit,
vermiculit, bentonit, thạch anh tinh thể. Các khoáng chất công nghiệp ở Việt Nam đã được
đánh giá và nhiều mỏ đã được khai thác phục vụ cho các ngành nông, công nghiệp. Các mỏ
lớn đáng chú ý là apatit, baryt và graphit.
-

-

-

Apatit: Phân bố dọc bờ phải sông Hồng, từ biên giới Việt Trung ở phía Bắc đến vùng
Văn Bàn, dài trên 100 Km, rộng trung bình 1 Km, được đánh giá có tài nguyên đến
độ sâu 100m, là 2,5 tỷ tấn và trữ lượng đã được thăm dò đạt 900 triệu tấn.
Baryt: Phân bố chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam, thường đi kèm với quặng Pb-Zn và
đất hiếm. Tổng tài nguyên dự báo đạt 25 triệu tấn (trong tụ khoáng Đông Pao, Lai
Châu có 4 triệu tấn).
Graphit: Có ở Lào Cai, Yên Bái và Quảng Ngãi với tổng tài nguyên và trữ lượng đạt

gần 20 triệu tấn

4. Nhóm vật liệu xây dựng
Việt Nam có nhiều mỏ vật liệu xây dựng: sét gạch ngói, sét xi măng, puzzolan, cát sỏi, đá
vôi, đá hoa trắng, đá ốp lát, đá ong. Các mỏ vật liệu xây dựng đã và đang được khai thác
phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước.
Ngoài các loại khoáng sản kể trên, từ năm 1987 chúng ta đã phát hiện nhóm đá quý ruby,
saphia, peridot, ... nhưng trữ lượng không lớn. Riêng ruby ở Yên Bái và Nghệ An có chất
lượng cao được thế giới đánh giá đạt chất lượng quốc tế, tương đương với ruby nổi tiếng
của Myanmar.

5


Báo cáo tiểu luận con người và môi trường

PHẦN II: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ĐẾN
MÔI TRƯỜNG
I. Nhu cầu của cuộc sống đã tạo nên áp lực của việc khai thác khoáng sản
1. Nhu cầu về vật liệu xây dựng:
Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng của ngành Xây dựng có bước đột phá lớn.
đòi hỏi khối lượng lớn khoáng sản, vật liệu xây dựng để đáp ứng. Vì vậy, hàng loạt mỏ mới
với các quy mô vừa và nhỏ được mở ra trên khắp mọi miền đất nước.
2. Nhu cầu xuất khẩu khoáng sản:
Một số khoáng sản được khai thác chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu như: quặng
ilmenit, chì-kẽm, crôm, thiếc, mangan, quặng sắt... Sản phẩm xuất khẩu dưới dạng quặng
thô, quặng tinh hoặc đã được chế biến thành kim loại. Nhu cầu xuất khẩu quặng có xu hướng
gia tăng trong đó có than sạch. Chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và
một số nước khác.
3. Nhu cầu giải quyết công ăn việc làm:

Nước ta lực lượng lao động trẻ, khoẻ, phần lớn là lao động phổ thông, cần có việc
làm đang ngày càng gia tăng. Tài nguyên khoáng sản của nước ta phân bố trên diện rộng, đa
dạng, phong phú về chủng loại và nhu cầu đáp ứng cho thị trường ngày một tăng, nên một
bộ phận lớn lao động còn chưa có việc làm đã tham gia hoạt động khai thác khoáng sản.
4. Các nhu cầu khác:
Việc chuyển đổi cơ chế kinh tế bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường đã làm xuất
hiện nhiều thành phần kinh tế. Ngoài các doanh nghiệp nhà nước, còn có các thành phần
kinh tế khác. Trong số các doanh nghiệp được thành lập có nhiều doanh nghiệp đăng ký
ngành nghề kinh doanh liên quan đến hoạt động khoáng sản. Một lực lượng khác là các tổ
hợp kinh doanh, khai thác khoáng sản hình thành ở hầu hết các huyện, xã. Lực lượng này
chủ yếu tham gia kinh doanh, khai thác các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông
thường (đá, cát, sỏi...), hình thức khai thác rất linh hoạt, phong phú, theo mùa vụ…, để đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng nguyên liệu khoáng sản cho xây dựng tại địa phương.
Vì vậy, hiện nay việc khai thác và chế biến khoáng sản đang được tiến hành rộng rãi
ở các địa phương. Bên cạnh việc đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển của đất nước,
6


Báo cáo tiểu luận con người và môi trường

các hoạt động này cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm môi trường sống,.tác hại
đến sức khoẻ của con người và sự phát triển bền vững của đất nước.
II. Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, các hoạt động khai
thác khoáng sản đã và đang góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới đất nước. Ngành công
nghiệp khai thác mỏ đã và đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của Việt
Nam. Trong những năm qua, hoạt động khai khoáng sản đã đóng góp tới 5,6% GDP. Tuy
nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được, chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều
vấn đề về môi trường. Quá trình khai thác mỏ phục vụ cho lợi ích của mình, con người đã
làm thay đổi môi trường xung quanh. Yếu tố chính gây tác động đến môi trường là khai

trường của các mỏ, bãi thải, khí độc hại, bụi và nước thải...làm phá vỡ cân bằng điều kiện
sinh thái, đã được hình thành từ hàng chục triệu năm, gây ra sự ô nhiễm nặng nề đối với môi
trường và là vấn đề cấp bách mang tính chất xã hội và chính trị của cộng đồng.
1. Ô nhiễm không khí
Các hoạt động khai thác khoáng sản thường sinh ra bụi, nước thải, khí độc ( SO2,
CO2...) với khối lượng lớn, gây ô nhiễm không khí và nước.
Việc khai thác vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho sản xuất phân bón và hoá chất như
đá vôi cho nguyên liệu xi măng, đá xây dựng các loại, sét, cát sỏi, apatit, ... đã gây những tác
động xấu đến môi trường như làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước. Nhìn chung quy trình
khai thác đá còn lạc hậu, không có hệ thống thu bụi, nhiều khí hàm lượng bụi tại nơi làm
việc lớn gấp 9 lần với tiêu chuẩn cho phép.

Hình 1: Khai thác đá ở Bà Rịa – Vũng Tàu
7


Báo cáo tiểu luận con người và môi trường

Hình 2 Bụi làm ô
nhiễm môi trường do xí nghiệp chì-kẽm Chợ Điền( Bắc Kạn)khai thác

Hình 3: Hoạt động sản xuất của Công ty CP sản xuất gang Hoa Trung gây ô nhiễm môi
trường .
2. Ô nhiễm nước mặt, nước ngầm
Tác động hoá học của hoạt động khai thác khoáng sản tới nguồn nước: Sự phá vỡ cấu
trúc của đất đá chứa quặng khi tiến hành đào bới và khoan nổ sẽ thúc đẩy các quá trình hoà
tan, rửa lũa các thành phần chứa trong quặng và đất đá, quá trình tháo khô mỏ, đổ các chất
thải vào nguồn nước, chất thải rắn, bụi thải không được quản lý, xử lý chặt chẽ, tham gia vào
thành phần nước mưa, nước chảy tràn cung cấp cho nguồn nước tự nhiên,... là những tác
8



Báo cáo tiểu luận con người và môi trường

động hoá học làm thay đổi tính chất vật lý và thành phần hoá học của nguồn nước xung
quanh các khu mỏ.
Quá trình đào xới, vận chuyển đất đá và quặng làm địa hình khu khai trường bị hạ
thấp, ngược lại, quá trình đổ chất thải rắn làm địa hình bãi thải tâng cao. Những thay đổi này
sẽ dẫn đến những biến đổi về điều kiện thuỷ văn, các yếu tố của dòng chảy trong khu mỏ
như: thay đổi khả năng thu, thoát nước, hướng và vận tốc dòng chảy mặt, chế độ thuỷ văn
của các dòng chảy như mực nước, lưu lượng, v.v.... Sự tích tụ chất thải rắn do tuyển rửa
quặng trong các lòng hồ, kênh mương tưới tiêu có thể làm thay đổi lưu lượng dòng chảy,
dung tích chứa nước, biến đổi chất lượng nguồn nước.
Nước ở các mỏ than thường có hàm lượng các ion kim loại nặng, á kim, các hợp chất
hữu cơ, các nguyên tố phóng xạ... cao hơn so với nước mặt và nước biển khu vực đối chứng
và cao hơn TCVN từ 1-3 lần. Đặc biệt là khu vực từ Quảng Yên đến Cửa Ông (Quảng
Ninh).
Trong các mỏ thiếc sa khoáng, biểu hiện chính của ô nhiễm hoá học là làm đục nước
bởi bùn - sét lơ lửng, tăng hàm lượng các ion sắt và một số khoáng vật nặng.
Việc khai thác và tuyển quặng vàng phải dùng đến thuốc tuyển chứa Hg, ngoài ra, các
nguyên tố kim loại nặng như asen, antimoan, các loại quặng sunfua, có thể rửa lũa hoà tan
vào nước. Vì vậy, ô nhiễm hoá học do khai thác và tuyển quặng vàng là nguy cơ đáng lo
ngại đối với nguồn nước sinh hoạt và nước nông nghiệp. Tại những khu vực này, nước
thường bị nhiễm bẩn bởi bùn sét, một số kim loại nặng và hợp chất độc như Hg, As, Pb v.v...
mà nguyên nhân chính là do nước thải, chất thải rắn không được xử lý đổ bừa bãi ra khai
trường và khu vực tuyển quặng.

Hình 4: Nguồn nước đang dần cạn kiệt vì khai thác than ở Hòa Bình

9



Báo cáo tiểu luận con người và môi trường

Hình 5: Hoạt động khai thác vàng sa khoáng làm ô nhiễm nghiêm trọng
môi trường nước
Ngoài ra hiện tượng tràn dầu trên biển cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường
nước mặt và hệ sinh thái biển. Tràn dầu là sự giải phóng hydrocarbon dầu mỏ lỏng vào môi
trường do các hoạt động của con người. Tràn dầu thường xảy ra trong các hoạt động tìm
kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, phân phối và tàng trữ dầu khí và các sản
phẩm của chúng. Ví dụ, các hiện tượng rò rỉ, phụt dầu, vỡ đường ống, vỡ bể chứa, tai nạn
đâm va gây thủng tàu, đắm tàu, sự cố tại các dàn khoan dầu khí, cơ sở lọc hoá dầu v.v... làm
cho dầu thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sinh thái và thiệt hại đến
các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các hoạt động có liên quan đến khai thác và sử dụng các
dạng tài nguyên thuỷ sản.

10


Báo cáo tiểu luận con người và môi trường

Hình 6: Giàn khoan khai thác dầu khí trên Biển Đông

3. Ảnh hưởng đến môi trường đất
Khai thác khoáng sản là quá trình con người bằng phương pháp khai thác lộ thiên
hoặc hầm lò đưa khoáng sản từ lòng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Các hình thức
khai thác bao gồm: khai thác thủ công, khai thác quy mô nhỏ và khai thác quy mô vừa. Bất
cứ hình thức khai thác khoáng sản nào cũng dẫn đến sự suy thoái môi trường. Nghiêm trọng
nhất là khai thác ở các vùng mỏ, đặc biệt là hoạt động của các mỏ khai thác than, quặng và
vật liệu xây dựng. Năm 2006 các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản

Việt Nam đã thải vào môi trường tới 182,6 triệu m3 đất đá và khoảng 70 triệu m3 nước thải
từ mỏ.

Hình 7:Khai thác Bô-xít lộ thiên sẽ tàn phá thảm động thực vật và gây xói mòn

11


Báo cáo tiểu luận con người và môi trường

Hoạt động khai thác khoáng sản là một trong những nguyên nhân làm giảm độ che
phủ do rừng cây bị chặt hạ, lớp phủ thực vật bị suy giảm. Hoạt động khai thác khoáng sản
cũng làm cho thực vật, động vật bị giảm số lượng hoặc tuyệt chủng do các điều kiện sinh
sống ở rừng cây, đồng cỏ và sông nước xấu đi. Một số loài thực vật bị giảm số lượng, động
vật phải di cư sang nơi khác.
Bãi thải, thải các chất thải rắn như cát, đá, sỏi, bùn ra đất nông nghiệp, thải nước từ các
hệ tuyển làm ô nhiễm đất nông nghiệp và giảm sút năng suất cây trồng (Bảng 2).

Bảng 1: Mức độ ô nhiễm đất nông nghiệp do khai thác mỏ
Do đặc thù của khai thác mỏ là một hoạt động công nghiệp không giống các hoạt
động công nghiệp khác về nhiều mặt, như phải di dời một khối lượng lớn đất đá ra khỏi lòng
đất tạo nên một khoảng trống rất lớn và rất sâu. Một khối lượng lớn chất thải rắn được hình
thành do những vật liệu có ích thường chỉ chiếm một phần nhỏ của khối lượng quặng được
khai thác, dẫn đến khối lượng đất đá thải vượt khối lượng quặng nằm trong lòng đất. Chất
thải rắn, không sử dụng được cho các mục đích khác, đã tạo nên trên bề mặt đất địa hình
mấp mô, xen kẽ giữa các hố sâu và các đống đất, đá. Đặc biệt ở những khu vực khai thác
"thổ phỉ", tình hình còn khó khăn hơn nhiều. Một số diện tích đất xung quanh các bãi thải
quặng có thể bị bồi lấp do sạt lở, xói mòn của đất đá từ các bãi thải, gây thoái hoá lớp đất
12



Báo cáo tiểu luận con người và môi trường

mặt. Việc đổ bỏ đất đá thải tạo tiền đề cho mưa lũ bồi lấp các sông suối, các thung lũng và
đồng ruộng phía chân bãi thải và các khu vực lân cận. Khi có mưa lớn thường gây ra các
dòng bùn di chuyển xuống vùng thấp, vùng đất canh tác, gây tác hại tới hoa màu, ruộng
vườn, nhà cửa, vào mùa mưa lũ thường gây ra lũ bùn đá, gây thiệt hại tới môi trường kinh tế
và môi trường xã hội.
Các đống cuội, đá thải trong quá trình khai thác vàng, khai thác cát từ lòng sông đã
ngăn cản, làm thay đổi dòng chảy, gây sự xói lở đất bờ sông, đê điều, gây úng lụt cục bộ.

Hình 8: Khai thác cát trái phép (Tuy Phước- Bình Định)
4. Mất rừng
Quá trình khai thác khoáng sản thường qua ba bước: mở cửa mỏ, khai thác và đóng
cửa mỏ. Như vậy, tất cả các công đoạn khai thác đều tác động đến tài nguyên và môi trường
đất. Hơn nữa, công nghệ khai thác hiện nay chưa hợp lý, đặc biệt các mỏ kim loại và các khu
mỏ đang khai thác hầu hết nằm ở vùng núi và trung du. Vì vậy, việc khai thác khoáng sản
trước hết tác động đến rừng và đất rừng xung quanh vùng mỏ gây ra các hiện tượng xói
mòn, lũ lụt, sạt lở đất....
Khai thác khoáng sản đã làm thu hẹp đáng kể diện tích đất nông, lâm nghiệp và ảnh
hưởng đến sản xuất như: chiếm dụng đất nông, lâm nghiệp để làm khai trường (Bảng 2)

13


Báo cáo tiểu luận con người và môi trường

Bảng 2. Diện tích rừng và đất rừng bị thu hẹp, thoái hoá ở một số mỏ

5. Ô nhiễm tiếng ồn

Người dân sống trong khu vực hoạt động của các mỏ khai thác khoáng sản phải chịu
cảnh ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn do hoạt động vận chuyển, khoan đất, đổ thải đất đá từ nhiều
năm nay...

Hình 9: Hoạt động khai thác quặng Apatit nằm trên địa bàn thành phố Lào Cai
14


Báo cáo tiểu luận con người và môi trường

Hình 10: Hoạt động chở quặng đã khiến người dân vùng mỏ liên tục phải hít bụi
đường hàng ngày

Tóm lại: Các hoạt động khai thác khoáng sản đã gây ra nhiều tác động xấu đến môi
trường xung quanh, nhưng có thể nói gọn lại trong một số tác động chính như sau: sử dụng
chưa thực sự có hiệu quả các nguồn khoáng sản tự nhiên; tác động đến cảnh quan và hình
thái môi trường; tích tụ hoặc phát tán chất thải rắn; làm ảnh hưởng đến nguồn nước, ô
nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất; làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học; gây
tiếng ồn và chấn động; sự cố môi trường; tác động đến công nghiệp nói chung; tác động
đến kinh tế - xã hội; gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và an toàn của người lao động

15


Báo cáo tiểu luận con người và môi trường

PHẦN III: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
KHOÁNG SẢN Ở VIỆT NAM

I. Nâng cao ý thức người dân

Nhằm tăng cường hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản yêu cầu các
cấp, các ngành và các địa phương tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các nghị quyết của Đảng,
pháp luật của Nhà nước về khoáng sản đến người dân, các tổ chức có liên quan để nâng cao
nhận thức, ý thức trách nhiệm.
Đối với các tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác phải thực hiện nghiêm các quy
định của pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan trong quá trình khai thác
tuân thủ thiết kế mỏ, quy trình trong hoạt động khoáng sản, bảo đảm an toàn lao động, vệ
sinh lao động và bảo vệ môi trường. Thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy
định của pháp luật và bảo đảm quyền lợi của nhân dân địa phương có khoáng sản được khai
thác. Bồi thường thiệt hại (nếu có) do hoạt động khai thác gây ra. Bảo vệ khoáng sản trên
diện tích được cấp phép; khai thác hợp lý, tiết kiệm, tận thu tối đa khoáng sản; chấp hành
quy định về quản lý hành chính, thực hiện đúng cam kết về thời gian khai thác để đảm bảo
an ninh trật tự tại địa phương. Trong quá trình khai thác phải cắm mốc giới và thả phao định
vị xác định rõ danh giới điểm mỏ khoáng sản được cấp phép; chấp hành các quy định về an
toàn giao thông đường thủy; các phương tiện vận chuyển phải được đăng ký, đăng kiểm
đúng quy định.
II. Biện pháp nâng cao khả năng quản lí của nhà nước
1.Nâng cao hiệu quả quản lí của các cấp chính quyền
Ủy ban nhân dân các cấp, đặc biệt là Ủy ban nhân dân cấp xã, thực hiện đúng thẩm
quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định của pháp luật. Thường
16


Báo cáo tiểu luận con người và môi trường

xuyên tổ chức kiểm tra, xử lý kiên quyết, triệt để các trường hợp khai thác khoáng sản trái
phép; mua, bán, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp; đẩy mạnh
tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về khoáng sản trong cán bộ, nhân dân địa
phương.
Thực hiện nghiêm chỉnh việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn. Phối

hợp thực hiện tốt việc quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và các lĩnh vực khác với các
xã, huyện và tỉnh bạn; khuyến khích thành lập các tổ, cụm các địa phương giáp ranh trong
việc thực hiện quản lý chung, thường xuyên trao đổi thông tin, tổng kết đánh giá tình hình cụ
thể.
Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân lập hồ sơ xin thăm dò, khai thác, khai thác tận thu,
đóng cửa mỏ và thực hiện các quy định khác theo quy định của pháp luật Khoáng sản. Tăng
cường các biện pháp kiểm tra quản lý thu thuế, phí, lệ phí về hoạt động khai thác, kinh
doanh, vận chuyển tài nguyên khoáng sản; xây dựng cơ chế điều tiết khoản thu từ hoạt động
khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương có hoạt động khoáng sản,
đồng thời hướng dẫn quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khoáng sản
theo quy định tại Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chính phủ về phí bảo vệ
môi trường đối với khai thác khoáng sản.
Tuyên truyền phổ biến pháp luật về khoáng sản trên các phương tiện thông tin đại
chúng như: Báo, Đài phát thanh, truyền hình, tạp chí trung ương và địa phương; phối hợp
các sở, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội tuyên truyền về Tài nguyên và Môi trường
nói chung, khoáng sản nói riêng trên địa bàn tỉnh góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp
hành pháp luật về khoáng sản của tổ chức, cá nhân; tập trung viết bài đưa tin hoặc đặt theo
chuyên mục, chuyên đề biểu dương những điển hình tốt, phê phán những hành vi vi phạm
pháp luật về các hoạt động quản lý, thăm dò, khai thác, vận chuyển, kinh doanh khoáng sản
trên địa bàn tỉnh.
Một số luật và nghị định về khai thác khoáng sản:
- Nghị định số: Số 15/2012 NĐ-CP về Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật
khoáng sản.
- Luật khoáng sản: Luật số 60/2012 QH12
- Điều 23 Luật khoáng sản về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép khai thác
khoáng sản
- Nghị định quy định về quyền đấu giá khai thác khoáng sản: Số 22/2012 NĐ-CP
17



Báo cáo tiểu luận con người và môi trường

2. Thu hút nguồn đầu tư vào các dự án khai thác khoáng sản
Xây dựng cơ chế thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào công tác điều tra cơ bản
địa chất về khoáng sản. Khuyến khích đầu tư các dự án khai thác, chế biến khoáng sản có
công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường; sử dụng triệt để và tiết kiệm khoáng sản. Có
cơ chế ưu đãi việc nghiên cứu, phát hiện các công dụng mới của các loại khoáng sản và ứng
dụng vào sản xuất.
Hạn chế và tiến tới sớm chấm dứt tình trạng đầu tư khai thác khoáng sản manh mún,
nhỏ lẻ, kém hiệu quả, đặc biệt là tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh.
Có quy định cụ thể, chặt chẽ hơn về điều kiện đối với tổ chức tham gia thăm dò, khai thác,
chế biến từng loại khoáng sản, đặc biệt là quản lý tốt về khoáng sản có giá trị như: than,
vàng, đồng, Nikel…
Xây dựng cơ chế đấu giá quyền khai thác khoáng sản, bảo đảm lợi ích của Nhà nước
phù hợp với đặc điểm của từng loại khoáng sản. Điều chỉnh kịp thời, hợp lý các loại thuế
liên quan đến hoạt động khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản, tăng thu ngân sách nhà
nước; có cơ chế thu hồi kinh phí Nhà nước đã đầu tư cho công tác điều tra, thăm dò khoáng
sản.
Áp dụng quy định mức ký quỹ bảo đảm phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai
trong từng thời kỳ để bảo đảm trách nhiệm của các tổ chức khai thác khoáng sản. Thực hiện
có hiệu quả công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, đẩy mạnh kinh tế hóa ngành Tài nguyên
và Môi trường phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn trên địa bàn tỉnh; kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội với bảo
vệ tài nguyên, môi trường để phát triển bền vững.
3. Nâng cao năng lực quản lí của đội ngũ cán bộ
Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; công tác đào tạo, bồi dưỡng về
trình độ chuyên môn, lý luận chính trị cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước
về tài nguyên khoáng sản.

18



Báo cáo tiểu luận con người và môi trường

Bổ sung biên chế làm công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản cho Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh và các huyện có khoáng sản tập trung, đáp ứng được yêu cầu,
nhiệm vụ được giao.
Thường xuyên lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động đến môi trường.

Kết luận
Hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta đã và đang gây nhiều tác động xấu đến
môi trường xung quanh. Việc khai thác và sử dụng không hợp lý dẫn tới việc lãng phí
tài nguyên, không tận dụng triệt để được hết lợi ích kinh tế. Những hoạt động này
đang phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái được hình thành từ hàng chục triệu năm, gây
ô nhiễm nặng nề đối với môi trường, trở thành vấn đề cấp bách mang tính chính trị và
xã hội của cộng đồng một cách sâu sắc.
Vì vậy, chúng ta cần có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai
thác tài nguyên khoáng sản ở nước ta. Cần tuyên truyền, giáo dục cho người dân biết
được lợi ích to lớn của nguồn tài nguyên khoáng sản. Để mọi người có ý thức trong
việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản. Cần nâng cao hiệu quả quản
lý của nhà nước, thu hút vốn đầu tư nâng cấp công nghệ khai thác và sử dụng tài
nguyên khoáng sản để tạo nguồn lực kinh tế cho đất nước

19


Báo cáo tiểu luận con người và môi trường

Tài liệu tham khảo
1.

2. Các chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Tài liệu hỗ trợ giáo viên
THPT Quảng Ninh)
3. />4. />5. />6. />7. />
20



×