Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TÌM HIỂU về điện TRỞ NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.97 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG
~~~~~~~

~~~~~~



BÁO CÁO MÔN AN TOÀN BỨC XẠ VÀ AN TOÀN ĐIỆN
Đề tài:
TÌM HIỂU VỀ ĐIỆN TRỞ NGƯỜI
Sinh viên thực hiện:
Lớp:
MSSV:
Giảng viên hướng dẫn: TS. PHẠM MẠNH HÙNG

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG
~~~~~~~

~~~~~~

BÁO CÁO MÔN AN TOÀN BỨC XẠ VÀ AN TOÀN ĐIỆN
Đề tài:
TÌM HIỂU VỀ ĐIỆN TRỞ NGƯỜI
Sinh viên thực hiện:
Lớp:
MSSV:


Giảng viên hướng dẫn: TS. PHẠM MẠNH HÙNG

MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................2
A. LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................3
1


B. NỘI DUNG.......................................................................................................4
1.1. Những khái niệm cơ bản của an toàn điện:.............................................4
1.2. Nội dung các câu hỏi và câu trả lời cho từng câu hỏi.............................5
1.2.1. Tự luận (2 câu).....................................................................................5
1.2.2. Trắc nghiệm (4 câu).............................................................................6
1.2.3. Ghép câu (4 câu)..................................................................................8
C. KẾT LUẬN....................................................................................................11
D. PHỤ LỤC.......................................................................................................12
I. Danh mục hình ảnh........................................................................................12
II. Danh mục bảng biểu.....................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................13

A. LỜI NÓI ĐẦU
Trong cuộc sống xã hội ngày nay, điện năng giữ một vai trò đặc biệt
quan trọng. Nó có mặt ở mọi nơi, dùng để thắp sáng, cung cấp năng lượng cho
2


máy móc, thiết bị hoạt động. Điện năng là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển
của các ngành công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Nhờ có điện mà cuộc sống
của con người trở nên văn minh, hiện đại hơn và điện đã trở thành một yếu tố
không thể thiếu trong cuộc sống con người.

Bên cạnh những lợi ích to lớn mà năng lượng điện mang lại, thì nó cũng
mang đến cho con người những nguy hiểm. Điện gây ra rất nhiều những tai nạn
nguy hiểm gây tổn hại trực tiếp đến cuộc sống của con người như: cháy nổ, giật
điện… Những thiệt hại cả về vật chất lẫn tinh thần của điện gây ra là rất lớn. Do
đó, bên cạnh việc sử dụng và khai thác triệt để những lợi ích mà điện mang lại
thì người sử dụng cũng phải có những kiến thức cần thiết cơ bản để phòng tránh
các tai nạn mà điện gây ra. Bài tiểu luận này, em xin trình bày một khía cạnh nhỏ
của an toàn điện: điện trở của con người, cụ thể là điện trở da.
Em đã may mắn khi được nhận tài liệu từ thầy và tài liệu tìm hiểu của bạn
Phó Thị Hà Anh trước đó để hoàn thành được bản báo cáo gồm các câu hỏi này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Mạnh Hùng và các tài liệu tham khảo của
các bạn và các anh chị khóa trước.

B. NỘI DUNG
3


1.1. Những khái niệm cơ bản của an toàn điện:
 Điện: là nguồn năng lượng cơ bản trong các xí nghiệp, công xưởng, từ
nông thôn đến thành thị, số người tiếp xúc với điện ngày càng nhiều.
 An toàn điện: là một trong những vấn đề quan trọng của công tác bảo hộ
lao động. Những nguyên nhân có thể gây ra tai nạn điện: thiếu hiểu biết
về an toàn điện và không tuân theo các quy tắc về an toàn điện.
 Người bị điện giật: là do tiếp xúc với mạch điện có điện áp hay nói cách
khác là do có dòng điện chạy qua cơ thể người.
 Dòng điện chạy qua cơ thể người sẽ gây ra các tác dụng:
o Tác dụng nhiệt: làm cháy bỏng thân thể, thần kinh, tim, não và các cơ
quan nội tạng khác gây ra các rối loạn nghiêm trọng về chức năng.
o Tác dụng điện phân: biểu hiện ở việc phân ly máu và các chất lỏng
hữu cơ dẫn đến phá hủy thành phần hóa lý của máu và các tế bào.

o Tác dụng sinh lý: gây ra sự hưng phấn và kích thích các tổ chức sống
dẫn đến co rút các bắp thịt trong đó có tim và phổi. Kết quả là có thể
đưa đến phá hoại, thậm chí là ngừng hẳn hoạt động hô hấp và tuần
hoàn.
 Các nguyên nhân chủ yếu gây chết người bởi dòng điện thường là tim
phổi ngừng làm việc và sốc điện:
o Tim ngừng đập là trường hợp nguy hiểm nhất. Tác dụng của dòng điện
đến cơ tim có thể gây ra ngừng tim hoặc rung tim. Rung tim là hiện
tượng co rút nhanh và lộn xộn các sợi cơ tim làm cho các mạch máu
trong cơ thể bị ngừng hoạt động dẫn đến tim ngừng đập hoàn toàn.
o Ngừng thở thường xảy ra nhiều hơn so với ngừng tim. Người ta thấy
bắt đầu khó thở do sự co rút khi có dòng điện 20 - 25mA tần số 50Hz
chạy qua cơ thể. Nếu dòng điện tác dụng lâu thì sự co rút các cơ lồng
ngực mạnh thêm dẫn đến ngạt thở, dần dần nạn nhân mất ý thức, mất
cảm giác rồi ngạt thở, cuối cùng tim ngừng đập và chết lâm sàng.

4


o Sốc điện là phản ứng phản xạ thần kinh đặc biệt của cơ thể do sự hưng
phấn mạnh bởi tác dụng của dòng điện dẫn đến rối loạn nghiêm trọng
tuần hoàn, hô hấp và quá trình trao đổi chất. Tình trạng sốc điện kéo
dài độ vài chục phút cho đến một ngày đêm, nếu nạn nhân được cứu
chữa kịp thời thì có thể bình phục.
1.2. Nội dung các câu hỏi và câu trả lời cho từng câu hỏi
1.2.1. Tự luận (2 câu)
Câu hỏi 1: Nêu định nghĩa về điện trở cơ thể người?
 Trả lời:
Thân thể con người gồm có da, thịt, xương, máu… tạo thành và có
một tổng trở nào đó đối với dòng điện chạy qua người. Trong đó:

- Lớp da có điện trở lớn nhất, chủ yếu do lớp sừng dày khoảng
0,05 - 0,2 mm trên da quyết định.
- Xương có điện trở tương đối lớn.
- Thịt và máu có điện trở nhỏ.

Câu hỏi 2: Nêu các yếu tố chính ảnh hưởng đến điện trở người? Trị số
điện trở người được quy ước để tính toán về an toàn điện?
 Trả lời:
- Cơ thể người có điện trở thay đổi từ vài trăm đến vài trăm ngàn
Ohm (Ω). Ký hiệu Rng
- Điện trở người phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
+ Chiều dày lớp sừng của da.
+ Tình trạng da khô - ẩm, sạch - bẩn, lành lặn - trầy xước, …
+ Trạng thái và điều kiện tiếp xúc (thời gian, áp lực, diện tích, …).
+ Loại dòng điện và trị số dòng điện.
5


+ Yếu tố sinh lý.
+ Yếu tố môi trường.
- Điện trở người quy ước để tính toán về an toàn điện là 1000 Ω.
1.2.2. Trắc nghiệm (4 câu)
Câu hỏi 1: Có mấy cách đo lường chính cho đáp ứng điện da?
A.
B.
C.
D.

2
3

4
5

 Trả lời:
Chọn đáp án: A. 2.
Giải thích: Có 2 cách đo lường chính cho đáp ứng điện da. Phương
pháp tứ nhất là đo ngoài cơ thể (exosomatic) do dòng được sử dụng
trong phương pháp này được đưa từ bên ngoài. Phương pháp thứ 2, ít
được sử dụng hơn, là đo trong cơ thể (endosomatic) do nguồn điện áp
bên trong.
Câu hỏi 2: Các nhà nghiên cứu cũng phân biệt phép đo lường là thuộc
lớp nền (tonic-trương lực) (L) hay loại đáp ứng (R) biến thiên theo thời
gian (phasic-pha). Các ý tưởng đơn giản này dẫn tới một loạt phép đo
lường cụ thể được mô tả bởi 3 chữ cái viết tắt. Cho biết EDA là viết tắt
của phép đo lường nào?
A.
B.
C.
D.

Đáp ứng điện da.
Trở kháng da.
Hoạt động điện da.
Mức độ điện da.

 Trả lời:
Chọn đáp án: C. Hoạt động điện da.
Giải thích: EDA là viết tắt của cụm từ Electrodermal Activity
(Hoạt động điện da). Còn lại A. đáp ứng điện da có viết tắt là EDR
6



(Electrodermal Response), B. Trở kháng da có viết tắt là SRL (Skin
Resistance Level), D. Mức độ điện da có viết tắt là EDL
(Electrodermal Level).
Câu hỏi 3: Phép đo lường Hoạt động điện da (EDA) được đo lường tốt
nhất tại vị trí nào?
A.
B.
C.
D.

Bàn chân.
Gan bàn tay.
Cổ tay.
Trước bụng.

 Trả lời:
Chọn đáp án: B. Gan bàn tay.
Giải thích: Vấn đề liên quan đến độ dẫn giữa các điện cực da, thường
đặt tại bề mặt lòng bàn tay nảy sinh do sự liên quan của tuyến mồ hôi
trong việc đo lường. Do hoạt động của tuyến mồ hôi-được điều khiển
bởi hoạt động của dây thần kinh giao cảm, việc đo lường này được
xem như cách thức lý tưởng để giám sát hệ thần kinh tự trị
(autonomic nervous system).
Câu hỏi 4: Mạch dưới đây mô tả đơn giản hóa Hệ thống điện da hãy
lựa chọn Đúng/Sai của mỗi câu sau?

7



A. R5 là trở kháng của lớp sừng.
B. R1 la trở kháng của lớp sừng.
C. R1 và R2 biểu diễn trở kháng với dòng chảy qua các ống mồ hôi
nằm lần lượt ở lớp biểu bì và hạ bì.
D. E3 là điện thế lớp sừng.
E. E1 là điện thế lớp sừng.
 Trả lời:
A. Đúng.
B. Sai, R1 là trở kháng với dòng chảy qua các ống mồ hôi nằm lần
lượt ở lớp biểu bì và hạ bì.
C. Đúng.
D. Đúng.
E. Sai, E1 và R4 biểu diễn đường vào các ống mồ hôi thông qua vách
ống mồ hôi trong lớp hạ bì. E3 mới là điện thế lớp sừng.
1.2.3. Ghép câu (4 câu)

8


Câu hỏi 1: Ghép các cụm từ viết tắt tương ứng với cụm từ mang ý nghĩa
đầy đủ sau?
Viết tắt
1. EDA

A.

2. SCL
3. SRR


B.
C.

4. EDL
5. SCR

D.
E.

Ý nghĩa
Skin Resistance Response (Đáp ứng trở
kháng da)
Electrodermal Activity (Hoạt động điện da)
Skin Conductance Response (Đáp ứng độ
dẫn da)
Skin Conductance Level (Độ dẫn của da)
Electrodermal Level (Mức độ điện da)

 Trả lời:
1–B
2–D
3–A
4–E
5 – C.

Câu hỏi 2: Ghép các cụm từ viết tắt tương ứng với cụm từ mang ý nghĩa
đầy đủ sau?
Viết tắt
1. EDR


A.

2.
3.
4.
5.

B.
C.
D.
E.

SPL
SRL
SPR
EDA

Ý nghĩa
Skin Potential Response (Đáp ứng điện thế
da)
Electrodermal Activity (Hoạt động điện da)
Skin Potential Level (Điện thế của da)
Electrodermal Response (Đáp ứng điện da)
Skin Resistance Level (Trở kháng da)

 Trả lời:
1–D
2–C
3–E
9



4–A
5 – B.
Câu hỏi 3: Ghép đôi mức ảnh hưởng của dòng điện 60 Hz sau đối với
giật vĩ mô?
1.
2.
3.
4.
5.

Mức ảnh hưởng
Ngưỡng cảm nhận
Mức gây giật
Phá hủy hệ hô hấp và rung
tâm thất – dẫn đến tử vong
Phá hủy – cháy các mô, tế bào
Dòng thả lỏng

Ngưỡng dòng điện
A. >1 A
B. 1-10 mA
C. 5 mA
D. 10 mA
E. <100 mA (18-22 mA)

 Trả lời:
1–B
2–C

3–E
4–A
5 – D.

Câu hỏi 4: Ghép các khái niệm và nội dung tương ứng của nó?
1.
2.
3.
4.
5.

Ngưỡng cảm nhận.
Dòng thả lỏng.
Hiện tượng rung tâm thất.
Bỏng và tổn thương thực thể.
Cơn co tim duy trì.

A. Thường thì tại các điểm đầu vào của dòng điện trên da nóng lên và
gây ra bỏng. Các mô não và mô thần kinh khác mất tất cả khả năng
kích thích khi có dòng điện lớn chạy qua. Ngoài ra, những dòng điện
quá lớn có thể gây ra các cơn co cơ có khả năng bóc va ra khỏi
xương.
10


B. Nếu dòng điện đủ kích thích chỉ một phần của cơ tim thì sự lan truyền
các hoạt động điện trong cơ tim sẽ bị rối loạn. Một khi hoạt động
trong tâm thất rối loạn không thể kiểm soát nổi thì chức năng bơm
của tim sẽ dừng và tử vong sẽ xảy ra trong khoảng thời gian rất ngắn.
C. Khi dòng điện đủ lớn thì toàn bộ cơ tim bị co. Mặc dù tìm ngừng đập

trong quá trình dòng điện được duy trì nhưng nhịp bình thường sẽ
phát sinh trở lại khi dòng điện được ngắt. Dòng tối thiểu để co cơ tim
hoàn toàn nằm trong vùng từ 1A tới 6A.
D. Là dòng điện tối đa mà con người có thể rút lui một cách chủ động.
E. Là dòng điện nhỏ nhất khi người ta có thể phát hiện được cảm giác
râm ran như kiến bò trên da.
 Trả lời:
1–E
2–D
3–B
4–A
5 – C.

C. KẾT LUẬN
Sau khi đọc tài liệu và hoàn thành các câu hỏi cũng như đưa ra đáp án, en
thấy hiểu hơn rất nhiều về an toàn điện trong cuộc sống cũng như về chủ đề mà
em làm là Điện trở người, hay nói cách khác là điện trở trên da người.

11


Em xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Mạnh Hùng đã hướng dẫn và đưa ra
những tài liệu của các thầy cô, anh chị và các bạn để em có thể tham khảo và
hoàn thành được bài báo cáo này.

D. PHỤ LỤC
I. Danh mục hình ảnh

12



II. Danh mục bảng biểu

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] />Q2MWJyUllPT3FIa1hVTUlFS05zT2I1ZUFpcGJuZDF6TlU
[2] />[3] Slide An toàn điện trong y tế - Nguyễn Thái Hà, BM Công nghệ Điện tử

14



×