Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG của một cá THỂ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.33 KB, 28 trang )

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG
CỦA MỘT CÁ THỂ


NỘI DUNG
1.

Khái niệm về tình trạng dinh dưỡng

2.

Các phương pháp nhân trắc học trong đánh giá tình
trạng dinh dưỡng: kỹ thuật, các chỉ số thường dùng,
nhận định kết quả.

3.

Áp dụng được phương pháp đánh giá tình trạng dinh
dưỡng ở trẻ em, lứa tuổi vị thành niên và người trưởng
thành.


I. KHÁI NIỆM VỀ
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG
• Là tập hợp các đặc điểm cấu trúc, các chỉ tiêu hoá sinh
và đặc điểm các chức phận của cơ thể phản ánh mức đáp
ứng nhu cầu dinh dưỡng.
• Tình trạng dinh dưỡng của các cá thể là kết quả của:
Cung cấp

Chuyển hóa/ Biến năng



(Ăn uống)

(Sử dụng)

• Dinh dưỡng ↔ Tình trạng sức khoẻ
Tình trạng dinh dưỡng


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
ĐỊNH LƯỢNG
• Nhân trắc học.
• Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống.
• Các thăm khám thực thể/dấu hiệu lâm sàng, đặc biệt chú ý
tới các triệu chứng thiếu dinh dưỡng kín đáo và rõ ràng.
• Các xét nghiệm CLS chủ yếu là hoá sinh ở dịch thể và các
chất bài tiết (máu, nước tiểu...) để phát hiện mức bão hoà
chất dinh dưỡng.
• Các kiểm nghiệm chức phận để xác định các rối loạn chức
phận do thiếu hụt dinh dưỡng.
• Đánh giá các yếu tố sinh thái liên quan đến tình trạng
dinh dưỡng và sức khoẻ.


II. PHƯƠNG PHÁP NHÂN TRẮC HỌC
• Nhân trắc học dinh dưỡng có mục đích đo các biến đổi về kích
thước và cấu trúc cơ thể theo tuổi và tình trạng dinh dưỡng.
• Ưu điểm:
+ Đơn giản, an toàn và có thể điều tra trên một mẫu lớn.
+ Trang thiết bị không đắt, dễ vận chuyển.

+ Có thể khai thác các dấu hiệu về tình trạng dinh dưỡng trong quá
khứ và xác định được mức độ suy dinh dưỡng.
• Nhược điểm:
+ Không đánh giá được sự thay đổi về tình trạng dinh dưỡng trong
giai đoạn ngắn
+ Không nhạy để xác định các thiếu hụt dinh dưỡng đặc hiệu.


2.1.Các kích thước thường sử dụng
Có thể chia ra nhóm kích thước nhân trắc sau đây:
• Khối lượng cơ thể, biểu hiện bằng cân nặng
• Các kích thước về độ dài, đặc hiệu là chiều cao.
• Cấu trúc cơ thể và các dự trữ về năng lượng và protein, thông qua các mô
mềm bề mặt: bề dày lớp mỡ dưới da…
-

Cân nặng
Chiều dài/ Chiều cao
Nếp gấp da ở: cơ tam đầu, nhị đầu, dưới xương bả vai, mạng sườn
Vòng cánh tay
Vòng đầu
Vòng ngực, vòng eo, vòng mông
Phần trăm mỡ của cơ thể…


2.2. KỸ THUẬT
♦CÂN NẶNG

• Thời điểm cân: buổi sáng < buổi chiều, giảm sau buổi lao động nặng
nhọc

→ Cân vào buổi sáng khi ngủ dậy, sau khi đã đi đại tiểu tiện và chưa ăn
uống gì.
→ Nếu không, cân vào những giờ thống nhất trong điều kiện tương tự
(trước bữa ăn, trước giờ lao động).
• Đặt cân: vị trí ổn định và bằng phẳng, chỉnh cân về vị trí cân bằng ở số 0.
• Kiểm tra cân: Hàng ngày, hai lần bằng cách dùng quả cân chuẩn để kiểm
soát độ chính xác, độ nhậy của cân.
• Đọc kết quả: Cân nặng được ghi với 1 hoặc 2 số lẻ tùy theo loại cân có độ
nhạy 100 hoặc 10g.
Thí dụ:
cân có độ nhạy 100g → ghi: 11,2 kg
cân có độ nhạy 10g → ghi: 11,20 kg


2.2. KỸ THUẬT
♦CÂN NẶNG
• Cân người lớn:
+ Nam giới chỉ mặc quần đùi, cởi trần, không
đi giày dép
+ Nữ giới mặc quần áo gọn nhất và phải trừ bớt
cân nặng trung bình của quần áo khi tính kết
quả.
Tư thế: đứng giữa bàn cân, không cử động,
mắt nhìn thẳng, trọng lượng bổ đều cả hai
chân.

• Cân trẻ em: nên cởi hết quần áo.
Trường hợp cháu quấy khóc:
CÂN TRẺ = CÂN MẸ &TRẺ - CÂN MẸ



2.2. KỸ THUẬT
♦ĐO CHIỀU CAO
• Đo chiều cao đứng (người lớn):
+ Chuẩn bị: đi chân không, đứng quay lưng vào thước đo. Lưu ý để
thước đo theo chiều thẳng đứng, vuông góc với mặt đất nằm ngang.
+ Tư thế: Gót chân, mông, vai và đầu theo một đường thẳng áp sát vào
thước đo đứng, mắt nhìn thẳng ra phía trước theo đường thẳng
nằm ngang, hai tay bỏ thõng theo hai bên mình.
+ Dùng thước vuông hoặc gỗ áp sát đỉnh đầu thẳng góc với thước đo.
+ Đọc kết quả: ghi số cm với 1 số lẻ.



2.2. KỸ THUẬT
♦ĐO CHIỀU CAO
• Đo chiều dài nằm (trẻ em):
+ Để thước trên mặt phẳng nằm ngang
+ Đặt bé nằm ngửa, một người giữ đầu để mắt nhìn thẳng lên trần
nhà, mảnh gỗ chỉ số 0 của thước áp sát đỉnh đầu. Một người ấn
thẳng đầu gối và đưa mảnh gỗ ngang thứ hai áp sát gót bàn
chân, lưu ý để gót chân sát mặt phẳng nằm ngang và bàn chân
thẳng đứng.
+ Đọc kết quả: ghi số cm với 1 số lẻ
Ví dụ: 53,2cm (độ nhạy 1mm).
 Lưu ý: so sánh kết quả với bảng phù hợp, vì cách đo chiều dài
nằm và chiều cao đứng có sai số khác nhau 1-2cm.


NGƯỜI ĐO


NGƯỜI PHỤ


2.2. KỸ THUẬT
♦ĐO BỀ DÀY LỚP MỠ DƯỚI DA
• Bề dày lớp mỡ dưới da (BDLMDD) được dùng như một số đo
trực tiếp sự béo trệ, ước lượng kích thước kho dự trữ mỡ dưới da
và từ đó cho phép ước lượng tổng số lượng mỡ của cơ thể.( BMI,
không thể dùng để phân biệt giữa sự thừa cân nặng bởi béo trệ,
sự nở nang cơ bắp với phù).
• Sự thay đổi trong phân bố lượng mỡ dưới da còn phụ thuộc vào
nòi giống, dân tộc và tuổi.
• Bề dày lớp mỡ dưới da được đo bằng compa chuyên dùng.


2.2. KỸ THUẬT
♦ĐO BỀ DÀY LỚP MỠ DƯỚI DA
Hiện nay thường dùng loại compa Harpenden, hai đầu compa là
2 mặt phẳng, tiết diện 1 cm2, có một áp lực kế gắn vào compa đảm
bảo khi compa kẹp vào da bao giờ cũng ở một áp lực không đổi
khoảng 10-20g/mm2



Đo bề dày lớp mỡ dưới da bằng compa Harpenden


2.2. KỸ THUẬT
♦ĐO BỀ DÀY LỚP MỠ DƯỚI DA

• Vị trí: Nếp gấp da cơ tam đầu
• Cách xác định : Điểm giữa cánh tay trên, tay
bên trái (giữa mỏm cùng vai và điểm trên lồi
cầu) trong tư thế tay buông thõng tự nhiên.
• Cách đo: điều tra viên dùng ngón cái và ngón
trỏ của tay véo da và tổ chức dưới da ở điểm
giữa mặt sau cánh tay, ngang mức đã đánh dấu.
Nâng nếp da khỏi mặt cơ thể khoảng 1 cm (trục
của nếp da trùng với trục của cánh tay). Đặt
mỏm compa vào để đo.
• Đọc kết quả: ghi lại với đơn vị mm


2.2. KỸ THUẬT
♦ĐO BỀ DÀY LỚP MỠ DƯỚI DA
• Vị trí: Nếp gấp da cơ nhị đầu
• Cách xác định : Điểm đo ngang mức
như với cơ tam đầu
Đo ở mặt trước cánh tay trái ngay trực
tiếp trên mặt cơ.
• Cách đo: Nếp gấp da được nâng khỏi
mặt cơ khoảng 1cm tại điểm đã xác định.
Đo như với cơ tam đầu
• Đọc kết quả: ghi lại với đơn vị mm


2.2. KỸ THUẬT
♦ĐO BỀ DÀY LỚP MỠ DƯỚI DA
• Vị trí: Nếp gấp da dưới xương bả vai
• Cách xác định : Điểm đo ngay trên đường

bờ chéo của xương bả vai. Ngay phía dưới
góc dưới xương bả vai (Ngang mức với
điểm đo ở cơ tam đầu gióng vào ở tư thế tay
buông thõng tự nhiên).
• Cách đo: Nếp gấp da được nâng lên với
trục của nó tạo thành một góc 45o so với
mặt phẳng ngang.
• Đo như với cơ tam đầu
• Đọc kết quả: ghi lại với đơn vị mm


2.2. KỸ THUẬT
♦ĐO BỀ DÀY LỚP MỠ DƯỚI DA
• Vị trí: Nếp gấp da mạng sườn
• Cách xác định : Điểm đo ngay phía trên
mào chậu trái và ngay phía sau đường
nách giữa
• Cách đo: Nếp da được nâng lên với trục
song song với đường lõm da theo chiều
chếch vào trong, xuống dưới ở vùng đó.
• Đọc kết quả: ghi lại với đơn vị mm


2.2. KỸ THUẬT
♦ĐO VÒNG NGỰC
• Vòng ngực là một trong các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển, trạng
thái sức khỏe và đặc biệt là hệ hô hấp.
• Số đo vòng ngực là chu vi lồng ngực theo mặt phẳng ngang.
• Dụng cụ: thước dây, bản rộng, có độ co giãn thấp, chia độ tới 1 mm,
thường xuyên được kiểm tra lại với thước kim loại mẫu.

• Cách đo: người đứng thẳng, hai gót chụm lại, hai tay buông lỏng
không khép chặt vào sườn, mặt quay về phía đối diện người đo.
Vị trí đặt thước ở mép dưới quầng thâm của núm vú. Riêng với nữ
có tuyến vú phát triển, thước đặt trên vùng ngấn giữa bầu vú và cơ
ngực. Đo ở 3 trạng thái tĩnh, hít và thở ra hết sức.


2.2. KỸ THUẬT
• ĐO VÒNG EO        
Số đo vòng 2 được xác định ở phần eo thắt nhỏ
nhất. Vòng dây qua thắt lưng và đánh dấu số đo.

• ĐO VÒNG HÔNG                                            
Vòng hông ở dưới thắt lưng khoảng 8-10cm. Đo ở
phần nở nang nhất và giữ vòng dây trên mặt phẳng
song song với sàn nhà để số đo được chuẩn xác.


Ý nghĩa của việc nắm được các kỹ thuật và
phương pháp đo các chỉ số nhân trắc
• Giúp có các số liệu đồng nhất. 
• Loại trừ cao nhất các sai số có thể khắc phục.
• Giúp cho việc đánh giá và việc so sánh từng cá thể, quần thể có
mức chính xác cao nhất có thể 


2.3. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
Nhận định tình trạng dinh dưỡng ở:
• Trẻ em
• Trẻ vị thành niên

• Người lớn


NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG

Ở TRẺ EM
Chủ yếu dựa vào 3 chỉ tiêu sau:
• Cân nặng theo tuổi: phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng nói
chung, phản ánh tốc độ phát triển của đứa trẻ.
→ Chỉ tiêu chung, không mang giá trị đặc hiệu
• Chiều cao theo tuổi: thấp phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo
dài hoặc thuộc về quá khứ, làm cho đứa trẻ bị còi.
→ Đánh giá tác động dài hạn (để theo dõi ảnh hưởng của các thay
đổi về điều kiện kinh tế xã hội)
• Cân nặng theo chiều cao: thấp phản ánh tình trạng thiếu dinh
dưỡng ở thời kỳ hiện tại, gần đây, làm cho đứa trẻ ngừng lên cân
hoặc tụt cân nên bị còm.
→ Đánh giá tình trạng dinh dưỡng cấp tính (sử dụng trong các
đánh giá nhanh sau thiên tai, các can thiệp ngắn hạn.)


NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở

TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
• Ở trẻ vị thành niên (từ 11 đến 19 tuổi) :
- Chiều cao riêng rẽ để đánh giá chậm phát triển chiều cao như trẻ em
- Phối hợp giữa cân nặng với chiều cao (BMI) như người trưởng thành và
các kích thước khác.

• Từ năm 1995, theo qui ước của WHO: BMI được sử dụng để đánh

giá TTDD. Do đặc điểm cơ thể đang phát triển, chiều cao chưa ổn
định nên không thể dùng 1 ngưỡng BMI như người trưởng thành
mà BMI được tính theo giới và tuổi của trẻ.


NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG
Ở NGƯỜI LỚN
• Khó khăn hơn ở trẻ em.
• Cần phối hợp: Cân nặng, chiều cao với các kích thước khác.
• Khi dinh dưỡng hợp lý, cân nặng nói chung ổn định và duy trì
trong một giới hạn nhất định, ta gọi là cân nặng "nên có" hay
"thích hợp".
• Một số công thức tính cân nặng "nên có" (CNNC)
- Công thức Broca: CNNC (kg) = Cao (cm) - 100.
- Công thức Lorentz:
- Công thức Bongard:


×